Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Ngũ Cú Thuyết (五句說) Trong Kinh Trung A- Hàm Đến Năm Thể Tài Trong Kinh Điển Bà-la-môn.

06 Tháng Mười 201905:11(Xem: 4640)
Từ Ngũ Cú Thuyết (五句說) Trong Kinh Trung A- Hàm Đến Năm Thể Tài Trong Kinh Điển Bà-la-môn.

TỪ NGŨ CÚ THUYẾT (五句說) TRONG KINH TRUNG A- HÀM
ĐẾN NĂM THỂ TÀI TRONG KINH ĐIỂN BÀ-LA-MÔN.

Chúc Phú

Từ Ngũ Cú Thuyết
 

Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện. Theo Cao Tăng truyện quyển thứ nhất, bản kinh Trung A-Hàm đầu tiên do ngài Tăng-già-bạt-trừng (僧伽跋澄) tuyên đọc Phạn văn, ngài Đàm-ma-nan-đề (曇摩難提) viết ra chữ Phạn[1].

 Vào năm sau (384), Thái thú Vũ Oai Triệu Chánh (武威太守趙正) lại cầu thỉnh ngài Đàm-ma-nan-đề dịch Trung A-Hàm. Bản dịch Trung A-Hàm này phần lớn đã thất lạc và chỉ còn vài phiến đoạn trong Đại tạng kinh chữ Hán. Do vì bản dịch đầu tiên này còn nhiều điều cần bổ chính, nên hơn mười năm sau, vào niên hiệu Long An thứ hai (398) [2], bản kinh Trung A-Hàm lại được trùng dịch. Lúc này, ngài Tăng-già-đề-bà (僧伽提婆) tự mình tuyên đọc Phạn văn rồi dịch sang chữ Hán[3]. Đây là bản 61 quyển hiện được thu lục vào Đại tạng kinh Đại chánh tân tu mang số hiệu T0026, là để bản của bản dịch Tiếng Việt kinh Trung A-Hàm.

Dẫn xuất như vậy để thấy rằng, để bản Trung A-Hàm được kế thừa từ những nguồn khác nhau, chúng vừa được giữ gìn theo trí nhớ, vừa được ghi lại từ trí nhớ và tổng hợp cả hai yếu tố nêu trên. Và do vậy, trong toàn bộ nội dung kinh Trung A-Hàm, đã xuất hiện nhiều cú ngữ đặc thù, cô động đến mức khó có thể lý giải trọn vẹn. Ngũ cú thuyết (五句說) là một trường hợp như vậy.
1.    Ngũ cú thuyết trong kinh Trung A-Hàm.

Thành cú Ngũ cú thuyết (五句說) có nguyên tác như sau:

Nhân, duyên, chánh, văn và hí, gọi là Ngũ cú thuyết. (因, 緣, 正, 文,戲).

Trong kinh Trung A-Hàm, Ngũ cú thuyết xuất hiện trong một số bản kinh sau:

-        Kinh Tỳ-bà-lăng-kỳ (鞞婆陵耆), số 63.
-        Kinh Phạm-chí A-nhiếp-hòa (梵志阿攝惒), số 151.
-        Kinh Đầu-na (頭那) số 158.
-        Kinh A-lan-na (阿蘭那), số 160.
-        Kinh Phạm-ma (梵摩), số 161.

Tuy chỉ xuất hiện ở năm bản kinh trong toàn bộ 222 kinh Trung A-Hàm, thế nhưng nếu như chỉ căn cứ vào nghĩa của từng chữ thì không thể lý giải đầy đủ nghĩa của Ngũ cú thuyết này. Do vậy, nhằm góp phần giải mã tồn nghi nêu trên, chúng tôi sẽ lần lượt tham chiếu Ngũ cú thuyết hoặc tên gọi tương đương trong hai nguồn kinh điển chủ yếu, từ Hán tạng cho đến Nikāya.
2.    Ngũ cú thuyết trong kinh văn Hán tạng.

Có hai nguồn thư tịch quan trong trong kinh văn Hán tạng đề cập đến Ngũ cú thuyết nhưng được định danh với tên gọi khác nhau.

Thứ nhất, theo kinh Tạp A-Hàm, số 886, gọi là Ngũ chủng ký (五種記). Kinh ghi:

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Bà-la-môn:

-Thế nào gọi là ba minh của Bà-la-môn?

Bà-la-môn bạch Phật rằng:

-Thưa Cù-đàm, cha mẹ Bà-la-môn đều thuần chủng, không có các tì vết, cha mẹ bảy đời truyền nối mà không bị người chê bai, cha truyền con nối, luôn làm sư trưởng, biện tài đầy đủ; đọc tụng các kinh điển, định danh tự vạn vật, tính sai khác của vạn vật; phép tắc chữ nghĩalịch sử xưa nay, năm pháp thức này đều phải thông đạt và dung sắc đoan chánh. Thưa Cù-đàm, đó gọi là ba minh của Bà-la-môn.

Nguyên tác:

爾時,世尊告婆羅門言:云何名為婆羅門三明?

婆羅門白佛言:‘瞿曇!婆羅門父母具相,無諸瑕穢,父母七世相承,無諸譏論,世世相承,常為師長,辯才具足;誦諸經典、物類名字、萬物差品、字類分合、歷世本末,此,悉皆通達,容色端正。是名,瞿曇!婆羅門三明.[4]

Như vậy, Ngũ chủng ký (五種記) theo kinh Tạp A-Hàm là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để hợp thành ba minh của Bà-la-môn. Ở đây, năm pháp thức đó là: đọc tụng các kinh điển, định danh tự vạn vật, tính sai khác của vạn vật; phép tắc của chữ nghĩalịch sử xưa nay.

Thứ hai, theo kinh Phật thuyết Bạch y kim tràng nhị Bà-la-môn duyên khởi (白衣金幢二婆羅門緣起經) gọi là Ngũ chủng ký luận (五種記論). Kinh ghi:

Lúc ấy Thế Tôn bảo hai vị Bà-la-môn Bạch yKim tràng:

-Các ông nên biết! Những Bà-la-môn tự cho rằng mình thông đạt ba minh nên xưng là chủng tộc tối thượng, dòng họ thanh tịnh, giữ lửa thờ trời, được sanh trong dòng tộc ưu thắng, cha mẹ đều thanh tịnh, dòng dõi thuần lương cho đến bảy đời, cha mẹ thanh cao, tôn quý; chủng tộc thù thắng, không tạo tội lỗi, không bị phỉ báng. Được như vậy đều nhờ chủng tộc thanh tịnh. Hơn nữa, phải thông suốt tường tận năm loại ký luận, bao gồm:

1. Các lý luận căn bản[5] và pháp rốt ráo của ba bộ Vệ-đà[6].
2. Định danh các vật
3. Cai-tra-bà-na (該吒婆那)
4. Văn tự, câu cú và chương tiết.
5. Ngôn ngữ kỳ diệu của hý tiếu.

Nguyên tác

爾時,世尊告白衣金幢二婆羅門言: ‘汝等當知,諸婆羅門,自謂了達三明,名稱上族,種姓清淨,從事火天勝族中生,父淨母淨,善生善種,乃至七世,父母尊高,種族殊勝,無罪無謗,是等皆因種姓淨故.又謂洞達明了五種記論,一本母法等究竟三明,二諸物定名,三該吒婆那,四文字章句,[7].

Trong Ngũ chủng ký luận (五種記論) của bản kinh này có cụm từ Cai-tra-bà-na (該吒婆那) được phiên âm từ chữ Phạn nên không hiểu đó là gì. Điều này, sau khi tham chiếu các nguồn thư tịch ở Nikāya, chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này.
3.    Ngũ cú thuyết trong kinh tạng Nikāya.

Trong kinh tạng Nikāya, Ngũ cú thuyết được gọi là Năm thể tài (pañcamānaṃ). Cú ngữ này xuất hiện rải rác trong cả ba bộ Nikāya. Để tiện theo dõi, chúng tôi lần lượt dẫn lại kinh văn, các đoạn trích dịch sau đều do HT. Thích Minh Châu dịch.
1.     Kinh Trường Bộ, kinh Chủng Đức (D.4)

Lại Tôn giả Sonadanda là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giảilịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về Thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân.
2.     Kinh Trung Bộ, kinh Brahmāyu (M.91)

 Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị.

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Brahmayu trú tại Mithila (Di-tát-la) già yếu, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã gần mãn cuộc đời, tuổi đã đến một trăm hai mươi, một vị đọc tụng Thánh điển, chấp trì chú thuật, tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữvăn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Đại nhân tướng.
3.     Kinh Tăng Chi Bộ.

Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của các vị đại nhân. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn diễn tả ba minh các vị Bà-la-môn. (A.3.58).

Thưa Tôn giả Gotama, nếu có ai nói một cách chân chánh, vị ấy phải nói rằng: "Vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giảilịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị Đại nhân. (A.5. 192)
4.     Nguyên tác của Năm thể tài (pañcamānaṃ).

Như vậy, trong ba bộ Nikāya vừa dẫn ở trên, Năm thể tài (pañcamānaṃ) trong bản dịch Việt gần như giống nhau tuyệt đối, chỉ khác biệt ở một vài từ đồng nghĩa. Cơ sở của sự giống nhau đó dựa trên cú ngữ Pāli:

sanighaṇḍukeṭubhānaṃ sākkharappabhedānaṃ itihāsapañcamānaṃ

Ở đây:

sanighaṇḍu: từ vựng, ngữ vựng.
keṭubhānaṃ: nghi quỹ, nghi thức.
sākkhara: âm vị học, ngữ nguyên.
pabhedāna: phân tích ngữ âm, chú giải.
itihāsa: cổ truyện, sử truyện.

Năm thể tài này được áp dụng nhuần nhuyễn trên ba bộ Vệ-đà (tiṇṇaṃ vedānaṃ pāragū). Nói cách khác, muốn tiếp cận nghiên cứu, tụng đọc và giảng thuyết ba bộ Vệ-đà theo quan điểm của Bà-la-môn là phải am tường Năm thể tài (pañcamānaṃ) cơ bản này.

Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng để lý giải một vài trường hợp chưa rõ nghĩa trong một số bản kinh chữ Hán, mà cụ thể ở đây là Ngũ cú thuyết (五句說) trong kinh Trung A-Hàm.
5.     Đối chiếu Năm thể tài (pañcamānaṃ) trong Nikāya và các cú ngữ tương đương trong kinh văn Hán tạng.
     1.   Kinh Tạp A-Hàm

Theo kinh Tạp A-Hàm, Ngũ chủng ký (五種記)  bao gồm:

Đọc tụng các kinh điển, định danh tự vạn vật, phẩm tính sai khác của vạn vật; phép tắc chữ nghĩalịch sử xưa nay.

(誦諸經典、物類名字、萬物差品、字類分合、歷世本末,此).

So sánh:
1. Đọc tụng các kinh điển, (誦諸經典), tương đồng với từ vựng, ngữ vựng (sanighaṇḍu), cần phải thông thuộc trong ba bộ Vệ-đà (tiṇṇaṃ vedānaṃ pāragū).
2. Định danh tự vạn vật (物類名字), tương đồng với nghi quỹ, nghi thức (keṭubhānaṃ).
3. Phẩm tính sai khác của vạn vật (萬物差品), tương đồng với âm vị học, ngữ nguyên (sākkhara).
4. Phép tắc chữ nghĩa (字類分合) tương đồng với phân tích ngữ âm, chú giải (pabhedāna).
5. Lịch sử xưa nay (歷世本末) tương đồng với cổ truyện, sử truyện (itihāsa).
     2.   Kinh Phật thuyết Bạch y kim tràng nhị Bà-la-môn duyên khởi (白衣金幢二婆羅門緣起經).

Trong bản kinh này, gọi là Ngũ chủng lý luận (五種記論), bao gồm:

1. Các lý luận căn bản và pháp rốt ráo của ba bộ Vệ-đà.
2. Định danh các vật
3. Cai-tra-bà-na (該吒婆那)
4. Văn tự, câu cú và chương tiết.
5. Ngôn ngữ kỳ diệu của hý tiếu.

So sánh
1. Các lý luận căn bản và pháp rốt ráo của ba bộ Vệ-đà (一本母法等究竟三明) tương đồng với từ vựng, ngữ vựng (sanighaṇḍu), cần phải thông thuộc trong ba bộ Vệ-đà (tiṇṇaṃ vedānaṃ pāragū)

2. Định danh các vật (諸物定名) tương đồng với âm vị học, ngữ nguyên (sākkhara).
3. Cai-tra-bà-na (該吒婆那). Cụm từ này là được phiên âm từ Phạn ngữ. Theo chúng tôi, đó là sự phiên âm từ chữ keṭubhānaṃ, tức là nghi quỹ, nghi thức.
4. Văn tự, câu cú và chương tiết (文字章句) tương  đương với phân tích ngữ âm, chú giải (pabhedāna).
5. Ngôn ngữ kỳ diệu của hý tiếu (). Cần lưu ý rằng, lịch sử của Ấn Độ cổ đại nói chung được thể hiện dưới dạng trường ca, tán ca. Trường ca là một thể loại văn chương gắn liền với hý khúc. Do vậy, yếu tố thứ năm này tương đồng với cổ truyện, sử truyện (itihāsa).

     3. Kinh Trung A Hàm

Trong kinh Trung A-Hàm, thành cú Ngũ cú thuyết (五句說), gồm:

Nhân, duyên, chánh, văn và hí. (因, 緣, 正, 文,戲).

So sánh
1. Nhân (因): là căn nguyên, là những lý luận căn bản của kinh điển Vệ-đà. Tương tự như cụm từ bổn mẫu pháp (本母法)của kinh Phật thuyết Bạch y kim tràng nhị Bà-la-môn duyên khởi vừa dẫn ở trên. Như vậy, Nhân (因) tương đương với từ vựng, ngữ vựng (sanighaṇḍu), cần phải thông thuộc trong ba bộ Vệ-đà (tiṇṇaṃ vedānaṃ pāragū).

2. Duyên (緣): theo từ nguyên, là yếu tố phụ nhưng có tác dụng bổ trợ hoặc làm cho đẹp thêm, khác biệt thêm. Đơn cử như câu: áo thuần lụa trắng, quần không viền lai ( 常衣大練,裙不加緣)[8]. Cụ thể hơn, trong Đại đường Tây-vức-ký, ngài Huyền Tráng ghi: Về quy cách ba y, bộ phái vâng giữ không đồng, hoặc đường biên rộng, hẹp; hoặc đường viền, nhỏ, to. (三衣裁製,部埶不同,或緣有寬狹,或葉有小大)[9]. Như vậy, duyên (緣) ở đây mang nghĩa phân tích, chú giải (pabhedāna).
3. Chánh (正): Ngoài những nghĩa thông thường, chữ chánh (正) ở đây còn mang nghĩa là tiêu chuẩn, chuẩn tắc (標准,准則). Ở nghĩa này sẽ tương đống với chữ keṭubhānaṃ, tức là nghi quỹ, nghi thức.
4. Văn (文): có nghĩa câu, chữ văn chương (文辭,詞句). Ở nghĩa này, Văn (文) hoàn toàn tương đồng với sākkhara, tức ngữ nguyên.
5. Hí (戲): tức hí kịch (戲劇), nghĩa là diễn lại sự tích cũ, gọi là vở kịch, vở tuồng. Ở nghĩa này, Hí (戲) tương đồng với chữ itihāsa, nghĩa là cổ truyện, s truyện.
6. Nhận địnhđề xuất.
Như vậy, Ngũ cú thuyết (五句說) trong kinh Trung A-Hàm là năm thể tài (pañcamānaṃ) mà một vị Bà-la-môn cần phải tinh thông mới được gọi là Bà-la-môn thông đạt tam minh. Do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, thế nên khi dịch sang Hán ngữ thì năm thể tài này được diễn đạt khác nhau, tùy theo từng bộ kinh, tùy theo kiến thức, quan điểm của từng nhà phiên dịch.

Ở đây, từ những đối chiếu và phân tích ở trên, thành cú Ngũ cú thuyết (五句說) trong kinh Trung A-Hàm bao gồm: nhân, duyên, chánh, văn và hí. (因,緣,正,文,戲), chúng tôi kính đề nghị chuyển dịch là:

Căn nguyên, chú giải, nghi quỹ, văn chươngcổ sử.

 



[1] 大正新脩大藏經第 50 冊 No. 2059《高僧傳》, 卷第一. Nguyên văn:跋[14]證口誦經本。T50n2059_p0328b08║外國沙門曇摩難提筆受為梵文

[2] 大正新脩大藏經第 55 冊 No. 2145《出三藏記集》, 卷第二.

[3] 大正新脩大藏經第 50 冊 No. 2059《高僧傳》, 卷第一. Nguyên văn: 提婆乃於般若臺。T50n2059_p0329a12║手執梵文口宣晉語

[4] 大正新脩大藏經第 2 冊 No. 99. 雜阿含經, 卷第三十一.[1]

[5] 大正新脩大藏經第 54 冊 No. 2131 翻譯名義集, : 梵語摩怛理迦。此云. 能生妙T54n2131_p1110c23║慧. 妙慧因論而生. 故展轉翻為論也. Tham chiếu, Hiển dương Thánh giáo, quyển 12: hết thảy sách vở, toán thuật, văn thơ và luận lý đều xuất phát từ bổn mẫu (世間一切書算詩論皆有T31n1602_p0538c24║).

[6] Nguyên tác tam minh (三明). Một cách gọi khác chỉ cho ba bộ Vệ-đà.

[7] 大正新脩大藏經第 1 冊 No. 10, 白衣金幢二婆羅門緣起經, 卷上.

[8] 後漢書,皇后紀上, 明德馬皇后.

[9] 大正新脩大藏經第 51 冊 No. 2087 大唐西域記, 卷第二

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8947)
Chánh Ngoa Tập (Uốn nắn những điều sai ngoa) trích từ bộ Vân Thê Pháp Vựng, Đời Minh, chùa Vân Thê ở Cổ Hàng, Sa-môn Châu Hoằng soạn, Như Hòa dịch.
(Xem: 26112)
Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Tập 1 và 2; HT Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên
(Xem: 13794)
Các tác phẩm Phật giáo viết bằng Buddhist Hybrid Sanskrit xuất hiện sau khi Pāṇini đã hoàn thành việc chuẩn hóa tiếng Phạn vào khoảng đầu thế kỷ thứ 4 trước dương lịch.
(Xem: 27954)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 19842)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
(Xem: 7761)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
(Xem: 7608)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứhiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
(Xem: 7463)
Khái quát trên đủ thấy Ðại Tạng kinh Hán văn là một bảo vật vô giá của Phật giáo và chung cho cả nền văn hóa thế giới... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 8023)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 9740)
Trên thực tế, tất cả giáo huấn của Đức Phật đều nhằm giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Phương pháp tiếp cận thật sự rất hợp lýthực tiễn.
(Xem: 22720)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 16915)
Khi Đức Phật ra đời, Ngài đã chỉ bày rõ ràng, cặn kẽ cho người xuất gia cũng như người tại gia ở từng địa hạt một của tâm linh... HT Thích Như Điển
(Xem: 8545)
Đức Phật A Di Đà không tự làm cho tội của chúng sanh tự tiêu hủy, mà cảnh giới của Ngài là nơi những chúng sanh ấy có thể nương nào đó để tồn tạitiến tu thêm nữa... HT Thích Như Điển
(Xem: 10387)
Phương pháp chuyển hóa tâm thức của Đạo Phật không chỉ là một vấn đề niềm tin mà cũng là một niềm tin đạt đến được qua thiền phân tích... Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Xem: 10560)
Sau khi dạy cho chúng ta hiểu khổ là gì và nguồn gốc của khổ, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường diệt khổ, tức là Bát Chánh Đạo...
(Xem: 11252)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần TàiThổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
(Xem: 9887)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
(Xem: 10549)
Muốn được giải thoát, trước hết chúng ta phải quan sát sự vật một cách thật cặn kẽ để có thể biết được và hiểu rõ bản chất thật sự của chúng.
(Xem: 12693)
Ý niệm về kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa song hành với ý niệm về hai sự thật: Sự Thật Tương ĐốiSự Thật Tuyệt Đối.
(Xem: 8796)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
(Xem: 19853)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20812)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21361)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13427)
Phật pháp ẩn tàng trong tất cả sự sự vật vật, và con đường giác ngộNhư Lai tuyên thuyết vốn dành cho tất cả chúng sinh có duyên được tiếp cận với đạo Phật.
(Xem: 10555)
Biết thân là huyễn mộng còn khó vứt bỏ huống hồ người chẳng giải ngộ. Nương vào lời Phật mà hành, tự ta mới có thể chuyển mệnh...
(Xem: 9532)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh...
(Xem: 26752)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
(Xem: 10737)
Những Tỷ-kheo trong hội chúng bậc Thánh rõ biết “Đây là khổ”. Vì thấy rõ khổ nên nhàm chán, viễn ly, không tham danh vọng...
(Xem: 12111)
Trung quán tông luận phá mọi kiến giải về Thực tướng, không phải để phủ nhận Thực tướng mà để đưa đến Prajña (trí tuệ Bát-nhã)...
(Xem: 30880)
Đây là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch...
(Xem: 14119)
Người Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia đều không thể sống buông thả, phóng dật. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức đời người là vốn quý, cuộc sống lại có hạn.
(Xem: 11134)
Môn Nhân minh học Phật giáo dạy chúng ta tư duy đúng đắn để có nhận thức đúng đắn, là chìa khóa của mọi thành công ở đời.
(Xem: 11086)
Ý thức sâu sắc của người Phật tử đối với tầm quan trọng thực tiễn của hiện tại khiến cho họ năng động hơn, tỉnh táo hơn, làm việc hết mình trong hiện tại.
(Xem: 11236)
Đạo Phật nhắc nhủ chúng ta, muốn giác ngộgiải thoát, đi theo con đường Phật chỉ bày thì phải đi, phải tu, chứ không thể nói suông được.
(Xem: 11627)
Tất cả Phật tử chúng ta hãy sống thiện như những cái cây có bộ rễ toàn hút những chất ngọt trong đất. Nhất định đời sống chúng ta sẽ an lạc hạnh phúc.
(Xem: 12725)
Để dạy Vô ngãVô phân biệt trong khi hành động theo cách phân biệt kỳ thị là không phù hợp lời nói với hành động.
(Xem: 24033)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 14904)
Hiện tại là giờ phút duy nhất mà mình có thể chọc thủng được bức màn thương đau, bức màn vô minh để có thể tiếp xúc được ngay với an lạc, với hạnh phúc, với tuệ giác.
(Xem: 11627)
Góp duyên để người xuất gia hoàn thành sứ mạng thiêng liêng đồng nghĩa với hạnh nguyện hộ pháp.
(Xem: 20245)
Nếu ai bị ái làm khổ thân mà diệt được thì gọi là cứu cánh, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh an ổn, cứu cánh vô dư (Niết-Bàn).
(Xem: 10603)
Trong các thứ hạnh phúc, được thực tập và sống theo lời Phật dạy là an vui, hạnh phúc lớn nhất. Nhờ đó, ta có được bình yên, hạnh phúc thật sự...
(Xem: 10373)
Muốn vô hiệu hóa cơn giận, trước khi nó bộc phát, Phật dạy ta hãy thường xuyên quán chiếu, xem xét sâu vào nội tâm để ta luôn tỉnh giác từng tâm niệm của mình.
(Xem: 12264)
Xin hãy đọc Kinh điển với tâm sáng suốt thanh tịnh, không vội tin chắc vào bất kỳ điều gì, mà phải nỗ lực thông qua sự hành trì thực nghiệm...
(Xem: 11486)
Sự thật về mọi sự là vô thường, khổ, vô tự tánh, vô ngã, giả hợp, như mộng, như huyễn được đạo Phật gọi là chân lý tuyệt đối, tối hậu (chân đế).
(Xem: 14282)
Cùng với chánh niệm thường trực, tàm và quý chính là hai nhân tố vô cùng quan trọng để mỗi người tự răn nhắc mình hướng thượng và thăng hoa.
(Xem: 11941)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
(Xem: 24602)
Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc...
(Xem: 12337)
Chúng ta phải cố gắng loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực và phát triển những cảm xúc tích cực - vô hạn lượng - đặc biệt trong sự thực hành Phật Giáo...
(Xem: 22257)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
(Xem: 12549)
Đối với nhà Phật cho là con người ai cũng có Phật tánh, mà có Phật tánh tức là có tánh tốt.
(Xem: 12714)
Có thể nói, sự hiểu biết đúng đắn thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật sẽ tạo cho mỗi người một ý thức trách nhiệm rất cao đối với cá nhân mình và xã hội.
(Xem: 12620)
Đã là người đệ tử thì chúng ta phải tin và hành theo lời dạy của Phật, đó mới đúng là người đệ tử chân chánh, biết tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa trọn vẹn.
(Xem: 16808)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống...
(Xem: 13737)
Bất cứ một hiện tượng nào được phát sinh ra cũng đều phải nhờ vào một sự kết hợp của nhiều nguyên nhân và nhiều điều kiện...
(Xem: 13029)
Cách tốt nhất để vượt thắng những điều không may, hay những thứ xui xẻo hãy tự mình làm nên những công đứcthiền quán về tánh không...
(Xem: 13484)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly...
(Xem: 12567)
Với người xuất gia, phẩm vị được khẳng định ở giới hạnh chứ không phải ở tuổi tác. Có thể đầu xanh tuổi trẻ nhưng vẫn được tôn trọng cung kính...
(Xem: 14467)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
(Xem: 38440)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 14634)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant