Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tổng Quan Về Định Học

03 Tháng Mười Hai 201907:43(Xem: 4259)
Tổng Quan Về Định Học

Tổng Quan Về Định Học 

Thích Trung Định

 
Cầu An

Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ . Nằm ở chi phần thứ hai, định học là kết quả do thực hành giới học đem lại và là nhân của tuệ học. Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ . Trên con đường thực tập tâm linh theo Phật giáo, nếu thiếu chi phần này thì kết quả thực tập sẽ không thà nh tựu trọn vẹn. Bở i mỗ i chi phầ n trong đó sẽ hỗ trợ cho nhau, chú ng nằ m trong mộ t chỉ nh thể thố ng nhấ t, bấ t phân; bao hà m trọ n vẹ n đạ o lộ đi đế n giá c ngộ giả i thoá t. Do vậ y, hà nh giả tu họ c sẽ phả i thự c hà nh trọ n vẹ n về giớ i họ c, về đị nh họ c và về tuệ họ c. Trong kinh Đại Bát Niết-bàn, Đức Phật nói rõ về mố i quan hệ nà y: “Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu”1 .

Ý nghĩa thuật ngữ

Thuật ngữ samādhi được dịch qua tiếng Anh là concentration (thiền định), là yếu tố quan trọng nhất về kỹ thuật thực hành. Nó có gốc saṃ-ā-dhā nghĩa là đặt lại với nhau, tập trung tâm ý, tức đề cập đến một trạng thái của sự nhất tâm hay chuyên chú tâm. Trong một ý nghĩa kỹ thuật, thiền định bao gồm cả trạng thái của tâm và phương pháp thực hành để tạo nên trạng thái đó2 . Tất cả những vấn đề này mặc dù khác nhau về hình thứcsự thể hiện, nhưng nó cũng có trong một ý nghĩa của thiền định đó là sự nhất tâm. Trong bản sớ giải bộ Pháp tụ (Dhammasangani) có tên là Atthasālinī Ngài Phật Âm (Buddhaghosa Thera) định nghĩa về thiền như sau: “Tâm trí tập trung lại một chỗ, gọi là nhất tâm, do đó gọi là thiền định”3 . Với nguyên nghĩa của từ saṃ-ā-dhā là “đưa hoặc đặt lại với nhau”, thuật ngữ này được dùng để chỉ một trạng thái tập trung tinh thần, thường là kết quả của một số kỹ thuật hoặc hành thiền cụ thể.

Từ điển Pāli-English Dictionary của T.W. Rhys Davids và William Stede cũng khẳng định, thuật ngữ Samādhi có gốc là ‘saṃ+ā+dhā’, nghĩa là tập trung, gom lại, thu thập lại, tập trung tâm ý, và thiền định; đồng thời với việc thực hành chánh mạng, là một điều kiện cần thiết để đạt được trí tuệ cao hơn và đạt được giải thoát4 .

Trong Kinh tạng, samādhi được định nghĩa là sự nhất tâm (citta ekagata), định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với tính nghiêm ngặt của thuật ngữ tâm lý trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Vi Diệu Pháp xem nhất tâm như một tâm sở riêng biệt có mặt trong mọi tâm. Nó là một biến hành tâm sở với nhiệm vụ hợp nhất tâm trên đối tượng của nó, bảo đảm rằng mỗi tâm chỉ nắm bắt một đối tượng duy nhất mà thôi. Khi nhất tâm vượt qua sự ổn định căn bản của tâm trên một đối tượng để đem lại cho tâm một mức độ kiên cố và không tán loạn nào đó thì được xếp dưới danh mục samādhi (định). Có lẽ vì vậy mà bộ Pháp tụ (Dhammasangani) đồng hóa các loại nhất tâm này với một chuỗi các từ đồng nghĩa bao gồm tịnh chỉ (samatha), định căn (samādhindriya), định lực (samādhibala). Từ quan niệm tâm lý nghiêm ngặt này, samādhi (định) có thể hiện diện trong các tâm bất thiện cũng như thiện và vô ký. Trong hình thức bất thiện nó được gọi là “tà định” (micchā-samādhi), trong hình thức thiện gọi là “chánh định” (sammāsamādhi).

Danh từ samādhi tùy theo ngữ cảnh để dịch. Nếu được dùng trong nghĩa chánh định (samma samadhi), một trong tám chi phần của Bát Chánh đạo, thì chữ nầy có liên quan đến các tầng thiền-na, và thường được xem như cùng nghĩa với samatha-bhāvana, dịch là Thiền an chỉ, hay Thiền chỉ (samatha). Nếu được dùng trong nghĩa tam vô lậu học Giới, Định, Tuệ, thì nó có nghĩa là bao gồm ba chi: Chánh tinh tấn (Right eff ort), Chánh niệm (Right mindfulness), Chánh định (Right concentration) của Bát Chánh đạo.

Thuật ngữ samādhi được phiên âm phổ biến theo tiếng Trung Quốc bao gồm những cụm từ như Tammuội, Tam-ma-địa hoặc Tam-ma-đề, cũng như các bản dịch của từ ngữ theo nghĩa đen như định. Bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập thường sử dụng Tam-muội trong khi bản dịch của ngài Huyền Trangxu hướng sử dụng từ Định.

Bên cạnh thuật ngữ thường dùng samādhi, trong từ vựng kỹ thuật về thiền cũng còn sử dụng hai thuật ngữ phổ biến đó là Jhāna (theo Skt là dhyāna) và Bhavana. Luận sư Phật âm đã truy nguyên từ Pāḷi Jhāna (Skt. Dhyāna) đến hai hình thức có gốc động từ. Một là động từ jhāyati với nghĩa tư duy hay tĩnh lự, có nguồn gốc chính xác theo từ nguyên. Ngoài ra, ngài còn đưa thêm một từ phái sanh nữa của jhāna dù hơi có vẻ khôi hài, song với ý định làm sáng tỏ nhiệm vụ của nó hơn là giới thiệu gốc động từ. Từ phái sinh này được theo dấu từ chữ jhāna đến động từ jhāpeti với nghĩa thiêu đốt, lý do là vì nó thiêu đốt các pháp đối nghịch, nên gọi làjhāna. Lời giải thích thứ hai này hàm ý rằng “jhāna thiêu đốt hay thiêu hủy các phiền não”, yếu tố ngăn cản sự phát triển định và tuệ trong tâm5 . Trong ý nghĩa này, nhà bình luận về thiền-na nổi tiếng Ācariya Mahānāma viết rằng: “Những ai đã an trụ vào các tầng thiền na, thì sẽ đốt cháy hết các đam mê dục vọng. Do đó, vị ấy hoàn toàn đoạn trừ hết thảy chúng trong tâm, và đạt được các trạng thái thiền-na, nên, thiền-na được hiểu theo nghĩa là đốt cháy”.

Theo Mahāthera Paravahera Vajirañāṇa, từ jhāna có ý nghĩa rộng hơn từ samādhi. Nó ngụ ý chủ yếu là chiêm nghiệm (contemplation) hay thiền định (meditation), thuật ngữ này sử dụng trong Phật học không chỉ mang ý nghĩa phát triển tinh thần rộng lớn mà còn là quá trình chuyển đổi các trạng thái ý thức thấp hơn sang các trạng thái cao hơn, từ các tầng thiền Sắc giới đến Vô sắc giới, rồi từ Vô sở hữu xứ đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và cuối cùng đạt đến đỉnh cao trong sự tiến bộ đời sống tâm linh. Theo cách sử dụng có tính kinh điển mang tính luận giải thì từ jhāna có hai ý nghĩa có thể. Một mặt, nó có nghĩa là quán chiếu đến một đối tượng nhất định, hoặc quán sát một cách chặt chẽ về đặc điểm của các sự vật hiện tượng. Mặt khác, nó có nghĩa là loại bỏ những triền cái hoặc những tâm ý bất thiện làm chướng ngại thánh đạo. Trong cách sử dụng thứ hai, từ jhāna được giải thích bởi các nhà bình luận Phật giáo với động từ jhāpeti, (đốt). Tuy nhiên, ngày nay, từ jhāna được chấp nhận rộng rãi hơn theo nghĩa cũ, nghĩa là thiền định, và cả thuật ngữ Pāli là jhāna tương đương của tiếng Phạn, dhyāna, được sử dụng để biểu thị trong hệ thống thiền định Phật giáo6 .

Từ jhāna có liên quan chặt chẽ với từ samādhi với nghĩa thông thường là tập trung tâm ý. Samādhi xuất phát từ gốc nguyên thủy sam +ā +dhā, nghĩa là thu thập hay tập hợp lại, do đó đề xuất tập trung hay thống nhất tâm. Do đó Samādhi được miêu tả ngắn gọn như các trạng thái ly các dục và các bất thiện pháp, tâm ý trở nên lành mạnh7 .

Thuật ngữ tiếng Phạn thường hay nhắc đến nhất khi nói đến thiền là dhyana, thuật ngữ này được người Trung Quốc thời sơ khai phiên âm là thiền-na và người Nhật gọi là thiền Zen. Theo Matsumoto, các thuật ngữ dhyana và samahita (nhập định hay nhập tam-ma-địa) đã xuất hiện trong các văn bản thuộc văn hệ Upanishads trước khi Phật giáo sử dụng. Đây là trạng thái thiền định khi Đức Phật còn là Thái tử, trong một buổi lễ hạ điền cùng vua cha và các thân tộc dòng họ Thích-ca, Thái tử Tất-đạt-đa ngồi dưới gốc cây Hồng táo, tâm bắt đầu ly dục, ly các bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Sau này dưới cây Bồđề tại Bodhgaya, Đức Phật nhớ lại trạng thái thiền này và thực hiện cho đến khi đạt được giác ngộ.

Trong ý nghĩa hẹp, dhyana được sử dụng thường xuyên để đề cập cụ thể đến các cấp độ khác nhau từ Sơ thiền đến Tứ thiềnTứ không định. Một bậc thiền có một trạng thái tâm tương ứng. Trong một ý nghĩa rộng lớn hơn này, thiền được nói là bao gồm cả thiền chỉ (samatha) và thiền quán (vipassana), tức pháp thiền làm an chỉ tâm, chuyên chủ tâm và pháp thiền kia là thực tập quán chiếu sâu vào hoặc nhận định về bản chất của sự tồn tại8 .

Thuật ngữ bhāvana cũng được dịch là thiền định. Danh từ này có nguồn gốc từ ngữ căn bhii. Có thể dịch chữ bhāvana là tu thiền, tu tâm, luyện tâm, lọc tâm, dưỡng tâm. Theo ngài Phật Âm, nó xuất phát từ ngữ căn bhā, có nghĩa là được hay để trở thành nhằm hỗ trợ yêu cầu của mình mà bhāvana có thể được hiểu như là một sự tiến triển, phát triển tâm linh, sự tu tâm, luyện tâm.

Trong Phật giáo, bhavana có thể nói đến bất kỳ hình thức tu tập, thực tập dhyani. Gần đây, ngài Walpola Rahula đã lập luận rằng thiền Phật giáo phải được hiểu theo nghĩa bhavana rộng hơn là dhyana. Theo ngài, thiền định là một danh từ chưa lột tả được nguyên ngữ bhāvanā, có nghĩa sự đào luyện tâm linh. Bhāvanā trong Phật giáo nói đúng ra là một sự đào luyện tâm linh trong ý nghĩa toàn vẹn nhất về mặt ngữ nghĩa của danh từ. Nó nhằm mục đích tẩy sạch tâm tưởng hết những ô nhiễm, những thứ làm tâm dao động như ý tưởng về dâm dục, sân hận, ác độc, biếng nhác, phiền não, bất an, hoài nghi; và đào luyện những đức tính như tập trung, chú ý, thông minh, ý chí, nghị lực, khả năng phân tích, niềm tin, hoan hỷ, an tịnh, để cuối cùng đưa đến trí tuệ cao cả thấy rõ thật chất của mọi sự vật, và thật chứng chân lý tối hậu, Niết-bàn.

Nghiên cứu từ điển Phật học Trung Hoa cho thấy thiền là phiên âm của dhyana, trong khi định là một giải thích của samādhi. Thiền là một yếu tố trong định, hoặc samādhi, trong đó bao gồm cả nền tảng của thiền định là tập trung, trừu tượng, đạt đến mức cuối cùngvượt qua cảm xúc hay suy nghĩ; do đó mà hai từ thiền định được sử dụng chặt chẽ với nhau. Tiến sĩ Muller, một học giả Phật giáo Bắc tông, tác giả quyển Tự điển Thuật ngữ Phật học Đông Á (Dictionary of East Asian Buddhist Terms), cũng cùng quan điểm như vậy, Thiền Định là tiếng ghép đôi, từ việc phiên âm chữ Phạn là Thiền và ý nghĩa theo chữ Hán là Định, có nghĩa là quay nhìn vào bên trong, với trạng thái tĩnh lặng.

Như vậy, chúng ta nên dùng trong ý nghĩa trọn vẹn nhất đó là thiền định, nó bao gồm cả Samādhi và dhyana và bhavana để nói đến thiền định Phật giáo; như vậy mới bao hàm toàn bộ ý nghĩa của Thiền định được mô tả trong Kinh tạ ng.

Ý nghĩa về thiền định

Tóm lại, thiền định có nghĩa là tư duy hay tĩnh-lự, là chuyên chú tâm vào một đối tượng duy nhất để đạt được trạng thái nhất tâm. Thiền định được chỉ định trong giai đoạn thứ hai của Con đường Thanh tịnh, bao gồm nghĩa đennghĩa bóng. Nghĩa đen, nó có nghĩa là cố định vững chắc, do đó chúng ta có thể định nghĩa theo nghĩa hẹp nhất và độc nhất của nó về cơ bản là tập trung tâm ý lành mạnh vào một đối tượng duy nhất. Và theo nghĩa rộng nhất của nó theo truyền thống bao gồm: chánh niệm; sự mãn nguyện; sự giải thoát khỏi những triền cái; bài tập sơ bộ cho sự phát triển của nhất tâm; sự chuyên chú, nhất tâm; các trạng thái thiền từ Sơ thiền đến Tứ thiền, đến Tứ không định.

Bộ Pháp tụ thuộc tạng A-tỳ-đạt-ma định nghĩa sự nhất tâm như sau: “Tính ổn định, tính vững chắc, và sự kiên định của trí tuệ, sự vắng mặt của tâm tán loạn và phân tâm, tâm chuyên chú, sự an tịnh, định lựcchú tâm, và cuối cùngchánh định”.

Thanh tịnh đạo luận định nghĩa: “Định với nghĩa là tập trung. Tập trung là gì? Đó là sự xoay quanh của tâm và tâm sở một cách đều đặn, chánh đáng vào một đối tượng duy nhất. Bởi vậy, đấy là trạng thái nhờ đó tâm và tâm sở ở trong tình trạng quân bình, chánh đáng, và đặt hết vào một đối tượng duy nhất, không phân tán hay xao lãng. Đặc tính của Định là không phân tán. Bản chất hay nhiệm vụ của nó là loại trừ phân tán. Tướng của nó là không tán loạn, nhân gần của nó là lạc, do câu “nhờ lạc, tâm vị ấy được định”9 .

Phật giáo Nguyên thủy định nghĩa thiền định hay thiền chỉmục đích chế ngự năm chướng ngại của định gọi là năm triền cái và làm cho tâm an trú, thuộc ba chi phần định trong Bát Thánh đạo tương ứng với ba mức độ định khác nhau:

a) Chánh tinh tấn: An trú nhờ cố gắng giữ nhất tâm trên đối tượng sơ tướng10 và thô tướng11. An trú này gọi là chuẩn bị định.

b) Chánh niệm: An trú nhờ duy trì nhất tâm trên đối tượng quang tướng12. An trú này gọi là cận hành định hay tịnh thuộc dục giới định.

c) Chánh định: An trú nhờ nhất tâm bất động trên đối tượng quang tướng. An trú này được gọi là an chỉ định hay định sắc giớiđịnh vô sắc giới.

Kinh A-ma-trú (bản kinh số 3, Ambaṭṭha sutta, thuộc Trường bộ) giới thiệu các vấn đề tương ứngGiới Định và Tuệ; theo đó Định sẽ bao gồm (a) Phòng hộ sáu giác quan, (b) Chánh niệm, (c) sự thỏa mãn, (d) sự giải phóng khỏi năm triền cái, (e) bốn tầng thiền.

Thành tựu bốn tầng thiền được Đức Phật gọi đó là chánh định: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sinh, không tầm không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Đây gọi là chánh định”.

Pháp bảo đàn kinh định nghĩa Tọa Thiền là : “Bên ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là tọa, bên trong thấy tự tánh chẳng động gọi là thiền. Ngoài lìa tướng tức Thiền, trong chẳng loạn tức Định, ngoại Thiền nội Định gọi là thiền định. Ngoài lìa tướng nghĩa là khi thấy tướng nhưng không dính mắc vào tướng, tức là khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần tâm không dính mắc, hay rong ruổi chạy theo tìm kiếm. Bên trong tự tánh chẳng động, tức nội tâm an trú, vắng bặt các tạp niệm, do vậy tâm chuyên nhất, đó là định”.

Ngài Khương Tăng Hội trong bài tựa kinh An ban thủ ý định nghĩa Thiền là loại trừ và đốt cháy. Loại trừ và đốt cháy ở đây là loại trừ những cấu uế trong tâm, những phiền não, tập khí và nội kết trong tâm. Thiền là làm cho tâm ngay thẳng lại, làm cho ý chuyên nhất lại. Tập hợp tất cả những điều lành. Dùng những điều lành ấy để loại trừ những uế ác còn dính mắc trong tâm. Uế ác đó là năm sự ngăn che, gọi là Ngũ triền cái, đó là Tham dục, Sân hận, Thùy miên, Trạo hốiNghi ngờ.

Như vậy, có thể nói định học là mộ t phạ m trù rộ ng lớ n trên con đườ ng thự c tậ p tâm linh trong Phậ t giá o. Thiề n đị nh đượ c xem là trá i tim củ a Phậ t giá o, vì nế u không có thự c tậ p thiề n đị nh thì sẽ không đạ t đượ c mụ c tiêu cuố i cù ng đó là trí tuệ vô lậ u giả i thoá t. Ngà y nay, khi Phậ t giá o phá t triể n rộ ng lớ n, cá c trườ ng phá i thiề n đượ c phá t triể n. Thiề n chỉ , thiề n quá n, thiề n Tứ niệ m xứ , thiề n quá n niệ m hơi thở và thiề n từ bi đượ c á p dụ ng thự c tậ p rộ ng rã i. Trong đó , thiề n chá nh niệ m đã trở thà nh mộ t dò ng thiề n thiế t yế u trong xu hướ ng thờ i hiệ n đạ i. Thiề n đị nh giú p giả i quyết nhiều vấ n đề cấ p thiế t như: giả m stress, buông thư, an trú và tị nh lạ c, giú p tá i cấ u trú c và thiết lập cơ chế tâm, mang lại an lạc giải thoát trong đời sống.

 

Ghi chú :
1. Kinh Đại Bát Niết-bàn; Trường bộ kinh; Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
2&3. Mahāthera Paravahera Vajirañāṇa; Buddhist Meditation in Theory and Practice; Colombo; MD. Gunasena & Co. Ltd., 1962.
4. T.W. Rhys Davids & W. Stede (ed.), Pali-English Dictionary; Munshhiram Manoharlal; New Delhi; 2001.
5. Henepola Gunaratana; A Critical Analysis of the Jhanas in Theravāda Buddhist Meditation; The American University; Washington; 1980.
6. Original author, Paravahera Vajirañāza Mahā Thera; new edition revised and edited by Allan R. Bomhard; Buddhist Meditation In Theory and Practice, A General Exposition According to the Pāli Canon of the Theravādin School; Charleston Buddhist Fellowship; 2010 (2554).
7. Harcharn Singh Sobti; Vipassanā The Buddhist way; EBL Delhi; 2003.
8. Peter N. Gregory; Traditions of Meditation in Chinese Buddhism; University of Hawaii Press; 1986.
9. Thích nữ Trí Hải (dịch) Thanh tịnh đạo luận; chùa Pháp Vân ấn hành.
10. Sơ tướng: là hiện vật được tạo ra hay có sẵn trong thiên nhiên được hành giả dùng làm đối tượng thiền định. Ví dụ như một hình tròn màu xanh (được tạo ra) hay ngọn lá xanh (thiên nhiên) mà hành giả dùng để tập chú với mục đích định tâm.
11. Thô tướng: sau khi tập chú tâm với tưởng đủ mạnh để sao chép sơ tướng thành hình ảnh tương tự bên trong gọi là thô tướng hay tợ tướng, bấy giờ hành giả tạm thời bỏ sơ tướng bên ngoài để tập chú vào thô tướng bên trong.
12. Quang tướng: nếu chú tâm trên thô tướng đúng mức tướng này sẽ phát ra ánh sáng nên được gọi là quang tướng. Quang tướng là sắc do tưởng sinh, vì vậy, thiền lấy sắc tưởng này làm đối tượng để đạt được an chỉ định được gọi là thiền sắc giới hay thiền hữu sắc.

Thích Trung Định
Văn Hóa Phật Giáo số 332 ngày 1-11-2019
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13111)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17275)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21509)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13112)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14299)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12709)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13534)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28439)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23249)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34163)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28731)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32030)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11234)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 11903)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26129)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17242)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14428)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34302)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13021)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12193)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13299)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40354)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26789)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14372)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13146)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13358)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12419)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13029)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12201)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11683)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12472)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17550)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12110)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12644)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18331)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14166)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 12885)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11214)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12042)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13381)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10744)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 10990)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10192)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28715)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25079)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26752)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25578)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18545)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 22864)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34327)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 31985)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30232)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30485)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 20852)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20095)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19291)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24280)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30482)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15582)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27613)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant