Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

29 Tháng Giêng 202018:00(Xem: 5234)
Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý NGHĨA TRỌNG ĐẠI CỦA
THỦ BẢN KINH PHẬT VIẾT TRÊN VỎ CÂY BÔ-LA Ở GANDHARA


Vũ Thế Ngọc


Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan. Nhưng phải cho đến tháng Chín năm 1994, sau khi loạn quân Taliban phá hủy hai ngôi tượng đại Phật ở Bamiyan Gandhāra, một vị khách vô danh mới gửi ba khạp đất nung chứa 27 cuộn kinh Phật viết bằng văn tự Kharosthi trên vỏ cây bhoja-patra cho Thư viện Anh Quốc, giới nghiên cứu Phật giáo mới khám phá ra sự quan trọng của các thủ bản này. Liên thủ Thư viện Anh và Đại học Washington nhanh chóng thành lậpDự án Nghiên cứu Nguyên cảo Kinh văn Phật giáo Thời Sơ khai” (The Bristish Library/ University of Washington Early Buddhist Manuscripts Poject - EBMP) với mục đích nghiên cứu nguồn văn liệu cổ quí báu viết bằng văn tự Kharosthi này. Không chỉ nghiên cứu và xuất bản, EBMP còn đào tạo cả một lớp nghiên cứu sinh và hậu tiến sĩ để sửa soạn tiếp nối cho một chương trình nghiên cứu dài hạn. Sau hai mươi năm hoạt động, EBMP đã trở nên một địa chỉ uy tín mà các học giả thế giới có thể cộng tác và chia sẻ nỗ lực nghiên cứu về nguyên cảo Phật giáo cổ đại. Đầu tiên là cùng chia sẻ nguồn tài liệu về kinh Phật ở Gandhāra viết bằng cổ tự Kharosthi mà nhiều năm trước đã tản mác khắp thế giới. Tổng kết, ngoài Sưu tập Thư viện Anh, hiện nay chúng ta đang có năm sưu tập khác mở cửa cho các học giả nghiên cứu là:

1.Sưu tập Senior

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở GandharaAncient Buddhist Scrolls from Gandhara -
The British Library Kharosthi Fragments
(Gandharan Buddhist Texts)

The Senior Collection là sưu tập của nhà nghiên cứu người Anh tên là Robert Senior. So với Sưu tập Thư viện Anh thì sưu tập này tuy cũng là bằng vỏ cây bu-lô và bỏ trong khạp đất nung, nhưng mới hơn. Salomon cho biết nó được viết muộn hơn sưu tập Thư viện Luân Đôn đôi chút (nghĩa là vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất)1 . Tuy nhiên điểm tốt của sưu tập này là thay vì gồm nhiều đoạn kinh, Sưu tập Senior gồm nguyên vẹn kinh.

Senior có hơn 20 văn bản vỏ cây ngôn ngữ Gandhāra cũng viết bằng văn tự Kharosthi bỏ trong khạp đất nung và có lẽ được chôn trong cổ tự gần với Sưu tập Thư viện Anh. Salomon giới thiệu “Trong khi Sưu tập Thư viện Anh viết bằng nhiều lối văn tự do và do nhiều người viết thì Sưu tập Senior dường như chỉ dùng một bút pháp vì chỉ do một người viết. Nếu Sưu tập Thư viện Anh bị phân chia thành nhiều mảng văn và dường như không hoàn toàn, thì văn bản Senior cho thấy đã hoàn hảo trước khi đem chôn giấu”2 .

Cuối cùng và quan trọng nhất là Salomon báo cáo rằng phần lớn các văn liệu trong Senior giống như đã có trong kinh điển Tương ưng bộ (Saṃyutta Nikāya) của Theravāda và Tạp A-hàm của Hán tạng. Điều này cho thấy giả thuyết Tạp A-hàm của Hán tạng không dịch từ Sanskrit như nhiều người nghĩ trước đây mà từ ngôn ngữ địa phương gọi là Gandhārī Prākrit (nên nhớ văn tự Brahmi và Kharosthi được dùng để viết ngôn ngữ phổ thông Prākrit vùng Gandhāra (gọi là Gandhārī Prākrit) trước rồi sau đó mới được dùng để viết Sanskrit - suy ra nhiều văn bản Hán tạng có thể cổ hơn Pāli và Sanskrit vì Pāli cùng thời với Sanskrit nhưng sau thời vua A-dục (trị vì 272-236 B.C.) người ta mới dùng văn tự Kharosthi và Brahmi để viết Sanskrit và Pāli3 .

2. Sưu tập Schøyen

The Schøyen Collection nguyên là một sưu tập của Martin Schøyen vốn là một nhà sưu tầm người Thụy Điển gồm một số kinh Phật viết trên vỏ cây, lá bối và da thuộc được định niên đại từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ tám, xuất thổ từ các hang động vùng Bamiyan Gandhāra. Số kinh Phật này Schøyen mua được phần lớn, phần còn lại do các nhà sưu tầm khác người Nhật mua được. Ngôn ngữ của kinh là tiếng phổ thông Gandhāra (Gandhārī Prākrit) nhưng còn có thêm một phần kinh văn hệ Sanskrit thuộc Phật giáo Đại thừa. Đa phần sưu tập này viết bằng chữ Brahmi chỉ có một phần viết bằng chữ Kharosthi (chữ Brahmi cùng thời với chữ Kharosthi và là tiền thân của chữ Tất-đàn/ Siddham) 4 .

Phần đặc biệt của sưu tập Schøyen là trong những phần viết bằng văn tự Kharosthi được nhận diện thuộc về Pháp Tạng bộ (Dharmaguptaka) viết về giáo pháp Lục Ba-la-mật (ṣādpāramitā) là giáo pháp căn bản của hàng Bồ-tát của Phật giáo Đại thừa5 . Hiện nay các tông môn Đại thừa đang học Tứ phần luật (四分律) - do Phật-đà-da-xá và Trúc Phật Niệm dịch - thì đó cũng là kinh điển của Pháp Tạng bộ.

3. Sưu tập của Đại học Washington

Sau khi thành lập “Dự án Nghiên cứu Nguyên cảo Kinh văn Phật giáo Thời Sơ khai” (EBMP), Đại học Washington cũng cố gắng tìm mua thêm tài liệu cổ thư tịch Phật giáo cho dự án này. Đến năm 2002 Thư viện Đại học Washington cũng mua được một sưu tập kinh Phật viết trên vỏ cây bu-lô viết vào khoảng thế kỷ thứ nhất đến thứ hai. Đây là kinh luận của các tự viện thuộc thời kỳ truyền thống 18 bộ phái. Nội dung sưu tập này là các luận thảo của A-tỳ-đàm giảng về Khổ (Duhkha) trong Tứ diệu đế.

4. Sưu tập của Thư viện Quốc hội


Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara 1A portion of the Gandhara scroll
from the Library of Congress.

Năm 2003, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Library of Congress) cũng mua được một cuộn kinh Phật bằng vỏ cây bu-lô nhưng đã bị bẻ nhỏ, bỏ trong một hộp đựng bút máy cho nên đã mất phần đầu và phần cuối mà chỉ còn độ 80 phần trăm nội dung - tài liệu được bẻ nhỏ chắc để giấu trong thời gian khu vực Gandhāra đang là một thị trường chợ đen của những nhà khảo cổ quốc tế lẫn với giới kinh doanh đồ cổ và các người đào trộm đồ cổ. Đây là bộ kinh có tên là Bahubuddha Sutra, một kinh giống như “kinh Đại sự” (Mahāvastu) nói về tiền kiếp của Đức Phật cũng như đường lối tu tập Thập địa Bồ-tát thuộc kinh điển Xuất Thế bộ (Lokattara-vāda) một trong 18 bộ phái của thời kỳ A-tỳ-đàm. Nội dung thủ cảo là giới thiệu về lịch sử các giáo luật của Luật tạng (Vinaya). Phần còn lại là các phần giống như tiểu kinh Bản sinh (Jātaka) 6 giảng về Nghiệp (Karma) và các tiền kiếp của Đức Phật có trong Tiểu bộtiểu kinh Thí dụ (Avadana). Đây là kinh quan trọng coi như gạch nối Tiểu thừaĐại thừa.

5. Sưu tập “Split”

Một sưu tập kinh Phật viết trên vỏ cây bu-lô bằng văn tự Khagosthi rất quan trọng khác gọi là “Split Collection”. Đây là một tập hợp kinh Phật quan trọng liên quan đến sơ kỳ Phật giáo Đại thừa nhưng chưa được thu thập toàn vẹn vì một số phần hãy còn ở trong tay một vài cá nhân sưu tầm chưa biết tên. Theo Harry Falk7 người duy nhất viết về sưu tập này thì tài liệu này từng được thấy ở Peshawar Gandhāra vào năm 2004 nhưng sau đó mất dấu người sở hữu ngoài phần có được thuộc về cơ quan chính quyền. Cứ theo Falk thì sưu tập này được tìm thấy ở trong một hang đá vùng Gandhāra, biên giới Pakistan và Afghanistan.

Năm 2012 Harry Falk và Seishi Karashima lấy từ sưu tập này, biên tập và cho xuất bản thủ bản quyển kinh Bát-nhã rất quen thuộc của Đại thừa là “Bát-nhã Bát thiên tụng” (Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā Sūtra) 8 . Theo chứng nghiệm carbon thì thủ bản kinh này được chép rất sớm, khoảng năm 75, và như thế sẽ là bản kinh Bát-nhã cổ nhất mà chúng ta có thể thấy được. Nội dung của nó tương tự với bản Hán dịch của Chi-lâu-ca-sấm (Lokaksema)9 dịch khoảng năm 180. So sánh bản kinh vỏ cây này với bản kinh Sanskrit truyền thống quen thuộc có trong các Đại tạng thì chúng ta có thể thấy rằng bản kinh truyền thống chỉ là bản dịch của kinh này vì bằng chứng là có nhiều từ và cách biểu tỏ trong bản truyền thống không có trong ngôn ngữ Gandhāra. Và thủ bản viết trên vỏ cây này lại là bản chép lại từ một văn bản sớm hơn nữa, có thể từ thế kỷ thứ hai trước dương lịch.

Các sưu tập Kharosthi đã khai thác

Đến đây chúng ta cũng cần nhắc lại những sưu tập về văn tự Kharosthi nổi tiếng trong quá khứ nhưng có niên đại muộn hơn sáu sưu tập mà chúng ta giới thiệu ở trên. Thứ nhất là sưu tập kinh điển Bát-nhã được khám phá ở Gilgit, Gandhāra (Gilgit Buddhist Manuscripts) do Raghu Vira và Lokesh Chandra biên tập xuất bản thời 1959-197410, đã được Edward Conze giới thiệu trong “The Gilgit Manuscript of the Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā” (series Orientale Roma XXVI, Ismeo Rome 1960)11 và tôi đã lặp lại trong các nghiên cứu về Long Thọ. Thứ hai là thủ bản kinh Pháp cú (Dhammapada) của ngôn ngữ phổ thông Gandhāra (Gandhārī Prākrit) cũng viết bằng văn tự Kharosthi. Bản kinh Pháp cú này rất quan trọng và chịu số phận khá long đong nên cũng cần vắn tắt ở đây. Trước hết một phần thủ cảo “Gandhārī Dharmapada” được nhà du hành người Pháp là Dutreuit de Rhins tìm thấy vào năm 1892. Cũng trong khoảng thời gian này viên lãnh sự người Nga cũng mua được một số mảnh khác. Trải qua rất nhiều nghiên cứu riêng biệt, đến thập niên 1960 giáo sư Sanskrit của Đại học London là John Borough mới tổng hợp cả hai văn bản và cho xuất bản dưới tên là The Gandhārī Dharmapada cũng do Oxford University xuất bản năm 1962.

Giá trị thủ bản kinh Phật ở Gandhara

Sau hai mươi năm hoạt động, giáo sư Richard Salomon đã điều hành xuất sắc tổ chức “Dự án Nghiên cứu Nguyên cảo Kinh văn Phật giáo Thời Sơ khai” (EBMP). Là một nhà nghiên cứu, Richard Salomon và các cộng sự đã công bố những tác phẩm nghiên cứu kinh điển quan trọng về chủ đề này lấy từ EBMP. Là một nhà quản trị giỏi, Salomon đã điều hành một trung tâm có tầm vóc quốc tế một cách thành công, vừa về liên hệ chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu khắp thế giới, vừa có các quan hệ tốt với các mạnh thường quân và tài trợ cho chương trình. Quan trọng nhất là ông cũng có viễn kiến nhìn xa vào tương lai, để không quên nhiệm vụ đào tạo những chuyên gia kế thừa cho một ngành học thuật hết sức độc đáo nhưng cũng rất giới hạnnghiên cứu về văn bản cổ Phật giáo bằng chữ Kharosthi. Trong hai mươi năm, Salomon cũng đã đào tạo được hai lớp sinh viên tiến sĩhậu tiến sĩ chuẩn bị cho tương lai ấy12. Năm 1999 Salomon cho xuất bản quyển sách đầu tiên giới thiệu tổng quát về mục đíchchương trình hoạt động có tên là “Ancient Buddhist Scrolls from Gandhāra: The British Library Kharoṣṭhī Fragments”. Hai mươi năm sau (năm 2018) Salomon cho giới thiệu quyển thứ hai, tường trình thành tựu sau hai mươi năm miệt mài làm việc “The Buddhist Literature of Ancient Gandhāra: An Introduction with Selected Translations”. Sách được đại đa số độc giả lẫn giới nghiên cứu nhiệt liệt hoan nghênhtán thán thành quả tốt đẹp của chương trình EBMP. Tuy nhiên vẫn có những phê bình. Không phải là những phê bình cá nhân hay về nội dung có vấn đề của các tác phẩm đã được xuất bản. Mà đây có thể còn còn là phê bình của những người quá thiện chí đòi hỏi EBMP phải làm nhiều và sâu hơn nữa. Sự phê bình của những người dù thán phục nhưng vẫn phê phán vì không thấy được sự quan trọng của nhiều vấn đề khó khăn của những nhà nghiên cứu trong cuộc. Ở đây chúng ta có thể đặt lại câu hỏi và tìm cách trả lời một cách tích cực hơn. Đó là đề tài “Sự quan trọng của đề án nguyên cảo kinh Phật Gandhāra” để trả lời phê phán mà có lẽ hàm ngụ rằng Salomon đặt trọng tâm vào việc dịch thuật mà không đặc biệt quan tâm về tầm mức quan trọng của đề án.

Tôi cần nói ngay ở đây rằng vấn đề không phải là sai lầm hay là trách nhiệm của Salomon. Ông đã làm nhiệm vụ của ông, như một người làm bếp, món ăn đã làm xong. Ăn như thế nào, thêm gia vị nào hay ăn cùng với thứ gì là phần của người sử dụng các tài liệu mà ông và các cộng sự đã hoàn thành. Tuy nhiên tôi nghĩ Salomon và những nhà nghiên cứu cộng sự sẽ không dừng lại công việc của những người sưu tầm cổ vật. Họ biết sự quan trọng đó và sớm muộn cũng tiến đến vấn đề khai thác sâu hơn và rộng hơn.

Trước hết, hầu như tất cả các nhà nghiên cứu về Phật giáo Đại thừa đều cho rằng không có tài liệu về giai đoạn khởi phát của kinh điển Đại thừa. Cho đến thế kỷ XX thì giới nghiên cứu đã thấy được mối liên hệ giữa Tiểu thừaĐại thừa trong một số kinh. Luận án năm 1962 của Hòa thượng Thích Minh ChâuSo sánh kinh Trung Bộ A-hàm Hán ngữ và kinh Trung bộ Pāli” (The Chinese Madhyana Āgama and the Pāli Majjhima Nikāya: A Comparative Study); rồi nghiên cứu của học giả Analayo “Nghiên cứu tỷ giảo Trung bộ kinh” (A Comparative Study of the Majjhima-nikaya) năm 2011; cả hai bộ sách Tạp A-hàm Hội biên hay Nguyên thủy Phật giáo Thánh điển chi Tập thành của Pháp sư Ấn Thuận và luận văn của tôi về sự liên hệ giữa kinh Bát-nhã và A-tì-đàm (Abhidharma and the Prajñā-pāramitā Sūtras)13 chính là đại biểu điển hình cho hướng nghiên cứu tỷ giảo văn bản.

Tuy nhiên, ngày nay với các thủ bản chữ Kharosthi này thì chúng ta lần đầu tiên có những chứng cứ văn liệu cụ thể để chứng minh rằng một số kinh luận Phật giáo Hán tạng đã được dịch thẳng từ văn bản Kharosthi chứ không phải thông qua từ Sanskrit (Phạn ngữ). Cho nên ở đây sự quan trọng trong việc khai thác các tài liệu văn bản Kharosthi sẽ giúp cho chúng ta nghiên cứu sâu hơn những nghiên cứu của Thích Minh Châu, Analayo và Ấn Thuận về ba lãnh vực có tính liên hoàn: (1) Nghiên cứu văn liệu Phật giáo “tiền Sanskrit” nghĩa là vào những văn kiện, thủ cảo đầu tiên của kinh Phật được viết xuống bằng văn tự trước cả khi dùng để viết Sanskrit hay Pāli14; (2) Nghiên cứu những bản kinh Hán tự dịch thẳng từ văn tự Kharosthi (hay qua ngôn ngữ truyền khẩu có trước thời văn tự); (3) Nghiên cứu sự phát triển của kinh điển Phật giáo Đại thừa (trên văn tự cụ thể khác hơn là lý luận hay huyền thoại hoặc đức tin như trước đây). Ba bước nghiên cứu này tôi nghĩ Salomon và các nhà nghiên cứu Phật học không phải không nghĩ đến.

Cũng nên chú ý ở đây, như đã giới thiệu, ngoài Sưu tập Thư viện Anh còn có nhiều sưu tập khác về văn liệu Gandhāra đang nằm rải rác tại nhiều thư viện và bảo tàng viện lớn trên khắp thế giới như sáu sưu tập mà tôi vừa giới thiệu ở trên (trong các sưu tầm này vừa có những thủ cảo còn sớm hơn Sưu tập Thư viện Anh, vừa có liên quan nhiều hơn với kinh điển Đại thừa). Cho nên học giả quốc tế hiện nay không chỉ giới hạn trong Sưu tập Thư viện Anh đang được Đại học Washington tập trung nghiên cứu mà còn nghiên cứu các sưu tập khác như có thể thấy trong hai tường trình “Kharosthi Manuscript Fragments in the Pelliot Collection, Bibliotheque Nationale de France” (Những phần của văn bản Kharosthi có trong Sưu tập Pelliot ở Thư viện Quốc gia Pháp ) của Salomon đăng trong Bulletin d’ Études Indiennes 16, 1998 và “Fragments of a Gandhāri Version of the Mahaparinirvana Sutra in the Schøyen Collection” (Những phần của thủ cảo Gandhāra kinh Đại Bát-niết-bàn có trong Sưu tập Schøyen) của Mark Allon và Salomon có in trong volume 1 của tuyển tập Buddhist Manuscripts in the Schøyen Collection, Oslo Hemles Publishing. Cho nên dù tôi chưa được đọc nội dung, nhưng đọc tên các sách sẽ được xuất bản của GBT như Mahāyāna Sūtras in Gāndhārī in the Schøyen Collection: The Bodhisattvapiṭaka- and Sarvapuṇyasamuccaya-sūtras (Kinh Đại thừa ở Gandhāra trong Sưu tập Schøyen); The Gāndhārī Bahubuddha-sūtra: The Library of Congress Scroll (Kinh Chư-Phật trong Sưu tập Gandhāra của Thư viện Quốc hội) thì thấy rằng có lẽ họ đang đi theo đường hướng ba bước nghiên cứu mà tôi vừa phác họa ở trên.

(*) Xin nhắc lại kinh Phật Sanskrit và kinh Phật Pāli chỉ xuất hiện sau thời gian kinh Phật Māgadhī được viết bằng văn tự Kharosthi, điển hình như thời vua A-dục (làm vua 268-232 trước dương lịch) người ta chưa viết kinh Phật bằng văn tự. Chữ trên các Trụ Pháp của vua A-dục (Edicts of Asoka) có hai điểm quan trọng là: Thứ nhất, chữ Kharosthi hay chữ Brahmi trên Trụ Pháp dùng để viết ngôn ngữ Māgadhī chứ không phải viết ngôn ngữ Sanskrit. Thứ hai, các Trụ Pháp dù có dùng một hai danh từ Phật giáo (như “ưu bà tắc” upāsaka) và có nhắc đến tên Đức Phật “Thích-ca Mâu-ni” nhưng chưa bao giờ nói đến giáo lý Phật giáo hay nhắc đến kinh Phật. Từ triều đại Quí Sương (50-300) người ta mới thường dùng văn tự để viết kinh Phật Sanskrit. Cho nên giáo sư Salomon, trong tuyên bố chương trình nghiên cứu về “văn liệu kinh Phật thời tối cổ” (EBMP) của Đại học Washington kết luận “Sự thật, văn bản đầu tiên kinh Phật được giao truyền ra ngoài Ấn Độ chính là những cuộn vỏ cây giống như những tài liệu mà EBMP đang nghiên cứu”15.

Tóm lại, cho rằng Salomon hay các học giả cộng sự không chú ý nghiên cứu về tầm quan trọng của các thủ bản Kharosthi thì chỉ là các phê bình quá sớm của những người ao ước muốn được biết rõ về nguồn gốc kinh bản Phật điển Đại thừa mà tôi đã trình bày trong sách “Kinh Phật: Nguồn gốc và Phát triển”.

Chú thích:
1. Salomon, Richard),  “The Senior Manuscripts: Another Collection of Gandhāran Buddhist Scrolls”,  Journal of the American Oriental Society,  123, 2003, tr.78. 2. Ibid.
3. Xem phần viết về ngôn ngữ Kharosthi và Brahmi.
4. Chữ Brahmi cùng thời với chữ Kharosthi và là tiền thân của chữ Tất-đàn (Siddham). Kinh luận Phạn văn của Cưu-ma-la-thập (344-413) dùng thường viết bằng Brahmi, kinh luận Huyền Trang (601-664) mang về thường là Phạn văn viết bằng chữ Tất-đàn.
5. Olivelle, Patrick,  Between the Empires: Society in India 300 BCE to 400 CE,  Oxford University Press, 2006, tr.356.
6. Chú thích về Jataka, Thượng Tọa bộ xem Trường bộ kinh Digha Nikāya (DN 19), Trung bộ kinh Majjhima Nikāya (MN 26, MN 36). Đại Chúng bộ (Mahāsāṃghika) xem chú giảng về Mahāvastu.
7. Falk, Harry, “The ‘Split’ Collection of Kharoṣṭhī Text”. Annual Report of the International Research Institute for Advanced Buddhology XIV (2011), tr.13-23 (Có thể xem online).
8. Falk, Harry và Seishi Karashima, “A fi rst century Prajñāpāramitā manuscript from Gandhāra - parivarta 1” (Texts from the Split Collection 1).  Annual Report of the International Research Institute for Advanced Buddhology XV (2012), tr.19-61 (Có thể xem online).
9. Chi-lâu-ca-sấm là Lâu-ca-sấm (Lokaraksa) người Nguyệt Chi (Scythian) là nhân vật trung tâm khi nghiên cứu về giai đoạn sơ khởi của Đại thừa trong nghiên cứu của tôi về sự liên hệ giữa kinh Bát-nhã và A-tỳ-đàm (Abhidharma and the Prajñāpāramitā Sūtras).
10. Sách tái bản và bổ sung năm 1995 gồm 3 tập lớn do Satguru, Delhi xuất bản.
11. Aṣṭasāhasrikā Prajñā-pāramitā “Bát-nhã Bát thiên tụng 8.000 kệ” tức là Tiểu phẩm Bátnhã Ba-la-mật-đa kinh 小品般若波羅蜜多經 do Chilâu-ca-sấm (Lokaksha) dịch từ năm 180 dưới tên là Đạo hành Bát-nhã kinh (T.227), La-thập (Kumārajīva) dịch lại năm 402, Huyền Trang dịch lại năm 660.
12. Và còn tạo nên một “phong trào học thuật” mang tên là “Câu lạc bộ văn học Gandhara Kharosthi” đang soạn bộ từ điển chuyên ngành gọi là “Từ điển Kharosthi”.
13. Bản tiếng Việt chưa xuất bản.
14. Xin nhắc lại Sanskrit và Pāli đều là “ngôn ngữ nói” (speaking languages) chứ không phải “văn tự” (written languages). Ngày trước khi muốn viết Sanskrit hay Pāli người ta phải dùng văn tự Kharosthi hay Brahmi - ngày nay dùng văn tự Devanāgari.
15. “In fact, the fi rst Buddhist books to travel outside of India must have been Gandhāran birch bark scrolls very similar to the ones the EBMP is now studying”. The University of Washington - Early Buddhist Manuscripts Project.

Vũ Thế Ngọc
Văn Hóa Phật Giáo số 336 ngày 01-01-2020 


Xem thêm:
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm được xem như buổi bình minh của Phật Giáo ra công chúng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11002)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
(Xem: 10886)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
(Xem: 13328)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
(Xem: 11749)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
(Xem: 13641)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
(Xem: 11868)
“Ta là cái gì?” “Ta ở đâu?” “Ta từ đâu đến?” “Ta đi về đâu?” Tất cả chỉ là một vấn đề duy nhất, mà cách hỏi khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn lại.
(Xem: 11136)
Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna.
(Xem: 12157)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
(Xem: 12371)
Ở đây, có sự sai biệt nhau trên bình diện mê, nên có Tục đế - Đệ nhất nghĩa đế - Niết bàn. Nhưng khi ngộ thì chính ba cái sai biệt đó không khác nhau.
(Xem: 20554)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
(Xem: 12387)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
(Xem: 12410)
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.
(Xem: 11673)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 11545)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 22369)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
(Xem: 13531)
Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thôngBát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp...
(Xem: 29595)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
(Xem: 11520)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
(Xem: 16687)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
(Xem: 11955)
Tinh thần hòa hiệp đoàn kết là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, là tinh thần của một hội chúng biết tôn trọng ý niệm tự tồn và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 16792)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 12036)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
(Xem: 17887)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
(Xem: 12604)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
(Xem: 13122)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
(Xem: 14710)
Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo pháp chữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vô lượng để chữa trị có ngần ấy cơ bệnh do ba độc phiền não sinh ra.
(Xem: 22565)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 10545)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
(Xem: 14010)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 13847)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...
(Xem: 13665)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
(Xem: 13828)
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu...
(Xem: 13877)
Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định.
(Xem: 14792)
Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủytài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 13799)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
(Xem: 18381)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thânPháp thân, Báo thânỨng thân. Cách bài trí các tượng Phậtchánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
(Xem: 22748)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 15367)
Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
(Xem: 17287)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 22361)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
(Xem: 14222)
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
(Xem: 12540)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11123)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 17722)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 13168)
Chúng ta tin vào Phật phải tin vào pháp và phải tin vào Tăng, tin vào Kinh, tin vào nhân quả. Tất cả những việc nầy đều tạo chúng ta có một sức mạnh tự thân...
(Xem: 13077)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
(Xem: 18764)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 17151)
Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát.
(Xem: 13465)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
(Xem: 12874)
Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo.
(Xem: 14669)
Không biến cố nào có thể xảy ra nếu trước đó không xảy ra nguyên nhân của nó. Khi hiểu nguyên nhân, con người có thể ngăn chận biến cố...
(Xem: 14616)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
(Xem: 15815)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
(Xem: 13465)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
(Xem: 27389)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
(Xem: 13199)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát.
(Xem: 16659)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21338)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18776)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23039)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant