Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quán Thế Âm - Tiếng Nói Của Thực Tại

25 Tháng Tám 202020:38(Xem: 3831)
Quán Thế Âm - Tiếng Nói Của Thực Tại

                                                                       Quán Thế Âm - Tiếng Nói Của Thực Tại
                               
                                                                                              Thích Trung Định

Quán Thế Âm

            Hôm nay ngày 19 tháng 6 năm Canh Tý, ngày vía của Bồ tát Quán Thế Âm, trong lúc cả thế giới đang chống chọi với nạn dịch Covid 19, chúng tôi muốn giới thiệu bài viết về hạnh nguyện cứu khổ độ sanh của vị Bồ tát lân mẫn với chúng sanh hữu tình nhất. Nguyện cho tai qua nạn khỏi, dịch bệnh tiêu trừ, thế giới hòa bình chúng sanh an lạc. Cầu nguyện Bồ tát Quán Thế Âm ừ bi lân mẫn cứu độ chúng sanh, mang lại bình an cho nhân loại.


Quán Thế Âm
tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara (trong đó Avalokita nghĩa là được quan sát được nhìn thấy, và Isvara là vị thần, là bậc thầy, bậc siêu nhân). Khi tách biệt ý nghĩa của mỗi từ thì hoàn toàn rõ ràng nhưng khi xem xét chúng trong hình thức từ ghép, ý nghĩa trở nên khá trừu tượng. Một số giải thích tiêu biểu sau đây được bộ Bách Khoa Phật giáo đề cập là “đấng tối thượngchúng ta nhìn thấy”, “vị chúa tể về cái nhìn”, vị chúa tể được thấy hay được biểu hiện, hay “có thể thấy khắp nơi”.[1]  

Theo học giả Kenneth KS Chen, thuật ngữ Avalokitésvara bao gồm hai phần “avalo”quá khứ phân từ ở thể thụ động với ý nghĩa là được thấy và “isvara” nghĩa là “vị chúa tể” ghép cả hai từ có nghĩa “vị chúa tể có cái nhìn từ ái”. Một giải thích khác, thuật ngữ Avalokitésvara là “Vị chúa tể nhìn xuống” ở đó thành phần sau cùng của danh hiệu được cho là “isvara” tức “Người nghe âm thanh của cuộc đời”.[2]

Như vậy nghĩa từ Quán Thế Âm (Avalokitésvara):

-    Quán: nghĩa là quán xét, thấy nghe, biết đối tượng rõ ràng.

-    Thế: là cõi đời, cõi hữu tình thế gian.

-    Âm: là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ mọi nơi đau khổ phát xuất. Vậy nghĩa từ Avalokitésvara là vị lắng nghe tiếng kêu cầu của chúng sanh đau khổ trong cuộc đờicứu độ.

Ý Nghĩa “Quán Thế Âm” theo phẩm Phổ Môn

Nghĩa là: cầm nhành dương Ngài rưới nước cam lồ lên khắp cả, trừ nhiệt não, Ngài làm cho mọi người đều được tẩm trong dòng suối thanh lương. Nghe tiếng kêu mà cứu khổ cho tứ sanh, Ngài thuyết pháp để độ thoát lục đạo. Sẵn tâm niệm từ bi kiên cố, đủ dáng vẽ tự tại trang nghiêm, không ai cầu mà chẳng ứng không nguyện nào mà chẳng thành.

Như trong phẩm Phổ Môn Đức Phật bảo Vô Tận Ý rằng: “Thiện nam tử, nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ tát này, một lòng xưng danh Quán Thế Âm Bồ tát tức thời xem xét tiếng tăm kia đều được giải thoát”.

Sở dĩ tên là Quán Thế Âm ấy là vì vị Bồ tát này năng xem thấy nơi thế gian tất cả tiếng của chúng sanh bị khổ não, cầu cứu vớt mới đem thí cho cứu vớt, khiến đều được giải thoát nên hiệu là Quán Thế Âm. Hơn nữa, vì thế gian phàm phu có ba khổ, tám khổ và vô lượng các khổ, cho đến khổ biến từ phiền não Quán Thế Âm Bồ tát quán tiếng tăm trì danh cầu cứu khổ kia liền được giải thoát. Bồ tát Quán Thế Âm không khổ não nào chẳng cứu vớt, không cõi nước nào chẳng hiện thân. Trí năng quán của Bồ tát cùng với cảnh sở quán thế giới chúng sanh Duy thị là nhất tâm nên gọi là Quán Thế Âm.

Lại nữa Bồ tát Quán Thế Âm là vị tu hành đã nhiều kiếp theo hạnh đại bi cứu khổ chúng sanh, theo tiếng kêu đau khổ của người đời mà cứu giúp nên gọi là Quán Thế Âm. Từ kiếp xa xưa ngài gặp đức Quán Âm Như Lai giáo hoá tu được phép “Nhĩ căn viên thông” nghĩa là từ theo tánh nghe, nghe tiếng của từ tâm, ngộ được tánh nghe, nghe khắp suốt cả mười phương, không nhiễm không trược. Đức Quán Âm Như Lai thọ ký cho ngài đồng hiệu là Quán Thế Âm.

Bồ tát Quán Thế Âm đã thành Phật trong quá khứ hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ngài thị hiện làm Bồ tát vì muốn cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Bồ tát quán thấy Phật và chúng sanh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tánh duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộchúng sanh thì còn mê. Chúng sanh không tự biết mìnhPhật tánhchân tâm bất diệt của mình, chúng sanh nhận lầm thân ngũ uẩn bất tịnh, giả hợp, sanh diệt này là thật, là bản ngã, chúng sanh nhận đối tượng sắc trần làm vật sở hữu của ngã. Từ đó có ta có người, có cái chẳng phải ta đối đãi phân biệt, vì phân biệt nên có vô số phiền não gây ra. Bồ tát Quán Thế Âm là hiên thân của đức từ bi rộng lớn. Ngài phát đại thệ nguyện cứu độ chúng sanh không mỏi mệt. Ngài thương chúng sanh như huyết mạch, xương tuỷ của chính mình. Vì thế Bồ tát Quán Thế Âm không nỡ nhìn thấy chúng sanh chìm đắm trong đau khổ nên Ngài ra tay tế độ bằng cách hoá hiện nhiều thân như, khi làm bạn, khi làm thầy, chỉ cho chúng sanh biết thân tâm hiện có của ta đây là giả tạm, là vô thườngvô ngã, là hư hoại, là không thực, cái bản thể sáng suốt, thanh tịnh hiện hữu không phải nơi thân tướng và giả tướng, nhưng mỗi chúng sanh có đủ nội tâm của chính mình. Hãy định tâm quán chiếu để trở về với nó. Bồ tát Quán Thế Âmhiện thân của chân lý của vũ trụ. Ngài có khả năng quán sát và lắng nghe mọi biến cố trong vũ trụ bao la, khắp trong vũ trụ không có hình ảnh nào Ngài không thấy, không có tiếng kêu nào Ngài không nghe, không có âm thanh nào Ngài không hiểu, không có tâm niệm nào Ngài không thông, không có thế giới nào Ngài không đến, không có thời gian nào Ngài không qua. Ngài là tất cả, tất cả là Ngài. Vì thế, xưng niệm danh hiệu đức Bồ tát Quán Thế Âm là một phương pháp thiền quán tập trung tinh thần.

Bồ tát Quán Thế Âmhiện thân của từ bi nên khi hướng về Ngài niệm danh hiệu Ngài phải niệm dưới dạng niệm tâm mới giao cảm với Ngài. Chánh niệm đến lúc hành giả đồng hạnh với Quan Âm, thân hành giả hiện thành thân Quan Âm. Dùng được thân Quan Âm trang nghiêm cho thân mình thì việc ác không thể đến với hành giả. Thế giới an lành của Bồ tát lần lần mở ra cho hành giả hoặc hành giả chuyển đổi được hoàn cảnh xấu thành tốt. Ví dụ bị lửa đốt cháy, hành giả chánh niệm Quan Âm, lửa không đốt được. Nhưng hành giả phải niệm bằng tâm niệm, niệm đến chỗ vô niệm, niệm mà thức không còn biết nóng, dụ như xác thân có bị cháy thì cũng cháy ngũ uẩn thân và hành giả sẽ chứng được pháp thân. Vì thế khi gặp nạn hành giả phải trụ tâm chánh niệm Quan Âm Ngài đều gia hộ cho thoát khỏi tai nạn. Nhưng hành giả phải cầu đúng, nghĩa là đồng hạnh đồng nguyện với Quan Âm.

Trong kinh Pháp Hoanhấn mạnh hai lần rằng Bồ tát Quán Thế Âm là vị Bồ tát hay đem sự không sợ hãi ban tặng cho chúng sanh “Thị Bồ tát năng dĩ vô uý thí ư chúng sanh” hay ban cho sự không sợ hải “năng thí vô uý”. Trong bản chữ Phạn thì có sự khác biệt quan trọng trong lúc niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, thay vì niệm “ Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”. Thì bản chữ Phạn lại nhấn mạnh “kẻ ban tặng sự an toàn, sự không sợ hãi”[3], hay Nam mô Vô uý thí Quán Thế Âm Bồ tát Ma ha tát. Chúng ta thấy rằng dù xưng danh hiệu “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát” (theo Hán dịch), hay xưng danh hiệu đầy đủ theo nguyên bản Phạn “Namo, Namas Tasmai Abhayamdadàya valokitesvaràya Bodhisattvàya mahasattvàyati”. Sự xưng danh hiệu này là tất cả nội dung bí mật sâu thẳm toàn thể Phẩm Phổ Môn. Thế nên chỉ cần xưng danh Quán Thế Âm Bồ tát với tất cả trọn vẹn tâm hồn nhất, (nhất tâm xưng danh Quán Thế Âm Bồ tát thì sẽ được sức mạnh huyền bí của tình thương toàn diện, vì sự gọi tên (xưng danh) là một cái gì huyền bí nhất trong thể tánh con người. Sự gọi tên là suối nguồi vô tận của tất cả tình thương, chỉ cần gọi tên Quán Thế Âm Bồ tátđánh thức dậy tất cả tinh tuý tự lực và bi lực huyền diệu, có thể phá vỡ tất cả những tai nạn, mọi nghịch cảnh, mọi mâu thuẫn, mọi tranh chấp, mọi đau khổ phiền lụy và tất cả mọi sự sợ hãi về thể xác và tinh thần của con người. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Ngài Văn Thù ca ngợi Bồ tát Quán Thế Âm trong bài kệ “Được sức mạnh tự tại, vĩ đại và ban bố sự không sợ hãi cho tất cả chúng sanh”[4].

Tóm lại, Quán Thế Âm là đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả Thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền.

Quán Thế Âm: Danh hiệu của tình thương bao la không bờ bến, bao la rộng khắp cõi hư không.

Quán Thế Âm: Gắn liền với tim óc với nhân loại, của muôn loại chúng sanh. Với Quán Thế Âm nơi nào có khổ đau nơi đó có Quán Thế Âm, nơi đó được giải trừ tất cả khổ đau và tại nạn”.[5]

Quán Tiếng Cứu Khổ:

Dẫn kinh:

“ Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức oai thần của Bồ tát này vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi xưng danh hiệu Bồ tát này liền được chỗ cạn. Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc ,lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu các thứ báu nên vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tấp nơi nước quỷ la sát, trong đó nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát thời các người kia điều được thoát khỏi nạn quỷ la sát”.15

Đoạn kinh này giải thích xưng danh Quán Thế Âm Bồ tát được thoát khỏi bảy tai nạn. Bảy tai nạn này điều là tai biến của khí thế gian khởi lên, và có thể hiểu trên hai chiều kích sự và lý.

¨ Về sự: 7 nạn

-  Nạn lửa: Nếu người dù vào trong lửa mà niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, sẽ khiến lửa mất chức năng thiêu đốt.

-  Nạn nước: Nếu có trăm ngàn muôn ức chúng sanh bị nước lớn làm ngập, hoặc sông hồ tràn ngập làm đắm chìm trăm họ, hoặc giả qua biển rủi rơi xuống nước trôi, nhưng nhờ sức niệm danh hiệu Bồ Tát mà được an lành.

Tương tự, với nạn la sát, nạn dao gậy, gông cùm tù ngục, …nếu nhất tâm xưng niệm Quán Thế Âm thời thoát được tai nạn.

¨    Về Lý:

-   Nạn lửa: chỉ cho tánh “thấy biết” vì tánh thấy biết trái ý hay sanh tánh nóng nảy như lửa. Cho nên về lửa có: lửa giận tức, lửa dâm dục, lửa bất mãn, bất bình, lửa hận não nung đốt tâm can.

-  Nạn nước: chỉ cho tánh “nghe biết” vì nếu nghe tiếng đàn giọng huyễn dễ bị cuốn trôi, nhận chìm trong nhục dục đau khổ, tánh luyến ái nặng nề cũng được ám chỉ một hình thức cuốn trôi, nhận chìm của nước.

-  Nạn quỷ la sát: Ám chỉ những kẻ độc ác, hung bạo, giết người.

-   Nạn dao gậy: Ví cho sức tác hại của sáu căn xúc đối với sáu trần sanh ra sự đau khổ như cắt, như đánh.

-   Nạn ma quỷ: Chỉ sự cám dỗ của tham, sân, si, mạn, nghi, giải, đãi, thuỳ miên, phóng dật, hôn trầm.

-   Nạn gông cùm xiềng xích: Biểu trưng cho sự mê mờ tối tăm vì những thứ đó làm cho con người mất tự do tự tại, kìm hảm sức phát triển về thể xác lần tinh thần.

-  Nạn giặc cướp: Ám chỉ những hành động sai quấy tội lỗi. Do đó mất sạch công đức lành, ví như bị giặc cướp hết sạch của cải.[6]

Với từ lực vô biên, thí tâm rộng lớn Bồ tát Quán Thế Âm chẳng những tầm thanh cứu khổ, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi 7 nạn trên, mà còn đem pháp vô uý để giúp chúng sanh thoát nỗi sợ hãi, trở về với tâm bất loạn. Tầng tâm thức bất loạn của người cầu cứu chính là tầng tâm thức của Bồ tát Quán Thế Âm. Cho nên, khi âm thanh cầu cứu niệm danh hiệu Ngài ở trạng thái nhất tâm bất loạn, thì Ngài liền cảm ứng ngay. Vì thế, niệm danh hiệu Quán Thế Âm là “niệm” tiếng lòng thanh tịnh, tiếng nói mầu nhiệm của tâm mình. Nếu ai biết quy hướng thì “vọng tưởng hư minh” không còn là áng mây che mờ tánh giác, lúc đó tâm nguyện của người đó sẽ tiếp nhận năng lực mầu nhiệm của Ngài, và mọi triền phược trong và ngoài  đều sẽ được hoá giải.

Như vậy, đứng về mặt sự tướng thì có bảy nạn, chẳng hạn như có biển sâu, có ác quỷ... Nếu chúng ta đi biển, không may gặp nạn như thế, hãy nhất tâm niệm Quán Thế Âm thì sóng gió sẽ không làm ta chìm đắm. Điều này là một sự thật, bởi vì khi nhất tâm niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm ngoài sự linh ứng chúng ta còn bình tỉnh không hoảng sợ trước những tai hoạ, lúc đó ta biết làm gì và không nên làm gì để quay về bến bờ bình yên.

Nhưng đứng về mặt lý tính thì chẳng cần đi ra biển. Biển ngự trị ngay trong tâm thức của mỗi chúng ta, khi những đợt sóng, dấy khởi dữ dội là những mong muốn tham vọng bủa vây khiến tâm hồn ta xáo động, vui, buồn, được, mất ngay lúc này dấy khởi, cũng như cá rồng, quỷ dữ gào thét phun những nọc độc nhận chìm mọi ý tưởng thánh thiện của chúng ta, và cũng là biển, nhưng khi sóng lặng, gió yên thì tâm hồn ta bình thản hiền hòa bao dung như lòng đại dương mênh mông, nơi đây thâu nhiếp mọi công đức lành và trở về với biển tâm thanh tịnh, sáng suốt thì mọi sóng gió từ biển động lòng  người không thể nhận chìm chúng ta được.

Tóm lại, bảy nạn kia dù đứng về mặt sự hay lý đi chăng nữa thì khi niệm Quán Thế Âm cốt yếu là tâm được định nhất. Với tâm ngoài vong cả thế giới lục trần, trong vong cả sanh mạng, năng sở đều vong, thời Quán Âm trong tự tâm tự nhiên hiển hiện liền được cứu nạn.

Quán Tâm Cứu Khổ:

“Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ tát liền được ly dục; nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát liền được lìa lòng giận; nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát liền được lìa ngu si. Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ tát có những sức oai thần lớn nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sanh cần phải thường niệm nhớ nơi lòng”

Đoạn kinh này ý nói giải trừ ba độc (tham, sân, si) nơi ý nghiệpphiền não trong tự tâm. Vì vậy đức Phật dạy “thị cố chúng sanh thường ưng tâm niệm”. Vậy tâm niệm gì? Tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm. Tại sao phải tâm niệm? Vì chỉ có tâm niệm mới đúng với nghĩa niệm Quán Âm chứ không phải “ý niệm” lại cũng không phải “miệng niệm”, tâm niệm, mà phải “thường ưng niệm”. Tại sao tâm niệm luôn luôn niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm lại được giải trừ ba độc? Vì:

§ Tâm thường quán niệm bất tịnh thì giải trừ được tham dục

§ Tâm thường quán niệm từ bi thì giải được sân hận.

§ Tâm thường quán niệm trí tuệ rộng lớn thì giải được si mê.

Tham, sân, si, theo Đạo Phật, là ba thứ làm căn cội cho mọi tệ lậu của con ngườicuộc đời. Để đoạn trừ ba căn cội này, Phổ Môn đề xuất: hãy tin vào Bồ tát Quán Thế Âm, hãy đem tất cả bản thân mình quy y, gởi gắm vào Bồ tát Quán Thế Âm, vì Bồ tát Quán Thế Âmhiện thân của từ bitrí tuệ. Qui y với ngài là un đúc giống từ bitrí tuệ vào tâm thức chúng ta và cũng là một phương pháp khai thác những năng lực tiềm tàng trong tâm để cứu khổ, trừ mê, diệt tai nạn. Giây phút nào chúng ta hướng về từ bi, trí tuệ là giây phút ấy diệt trừ ma quân. Vì vậy chúng ta hãy thường niệm danh hiệu Ngài để tự hoàn thiện, trưởng dưỡng những phẩm tính tốt đẹp trong tâm thức của chính mình, đồng thời nhận ra bản chất của cuộc sống. Khi chúng ta đã phát triển năng lực tu tập thì tất cả những vọng tưởng nhơ nhiễm, xấu ác trong tâm không có chỗ sanh khởi, nhất định sẽ thoát khỏi những cạm bẩy của bọn tà ma yêu quái, thoát khỏi những niệm bất thiện có trong tâm hồn. Vì rằng! Tâm là cội gốc của muôn pháp, một niệm khởi lên sẽ tác thành nghiệp báo. Cho nên những tư tưởng bất thiện, những hành vi bất chánh đều là những yêu ma hiện hành trong tâm thức. Tâm thức của chúng ta nếu không nghe tiếng lòng thanh tịnh của Quán Thế Âm thì mặc sức tung hoành buông thả, do vậy những cám dỗ thầm kín bên trong, ta cố gắng đoạn trừ và cả những cạm bẩy bên ngoài, ta cũng nên xa lánh. Có như vậy thì Bồ tát Quán Thế Âm mới thể nhập vào cuộc sống của chúng ta. Khi tâm chúng ta không còn tham, sân, si thì Tâm, Phật và Chúng sanh đều cùng một thể tánh thanh tịnh sáng suốt. Tây phương Cực lạccảnh giới Tịnh độ của Phật A Di Đà, cũng chỉ cho mảnh đất tâm thanh tịnh “Tâm địa nhược không, Tuệ nhựt tự chiếu” ( khi tâm địa rỗng rang sáng suốt, thì mặt trời trí tuệ sẽ rọi chiếu khắp hang cùng ngõ hẻm, đó chính là Phật A di Đà tiếp dẫn). Bồ tát Quán Thế Âm là vị trợ lực tiếp dẫn chúng sanh, đây chính là biểu tượng từ bitrí tuệ.

Quán sắc cứu khổ:

“Nếu có người nữ, muốn cầu con trai,  lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ tát, liền sanh con trai phước đức trí tuệ, muốn cầu con gái, liền sanh con gái có tướng xinh đẹp, vì trước đã trồng cội phước đức nên được mọi người kính mến. Vô tận ý! Quán Thế Âm Bồ tát có sức thù thắng như thế. Nếu có chúng sanh nào cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ tát thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát”.

Quán Thế Âm Bồ tát, vị cứu khổ chúng sanh. Ngài không chỉ có tình thương quãng đại, mà còn có tuệ giác vô tận. Ngài dẫn dắt chúng sanh vượt bể ái, nguồn mê, đi về bến giác.Với hạnh nguyện độ tận chúng sanh nên Ngài không trụ Niết bàn không lìa sanh tử, ra vào tự tại nơi tam giới để hoá độ quần mê. Ngài phát nguyệncõi Ta bà tối tăm này để cứu khổ mỗi khi nghe tiếng kêu cầu của chúng sanh.

                       “Nguyện soi sáng trần gian bằng tuệ giác

                       Nguyện cứu đời bằng sữa ngọt yêu thương

                       Mang hành trang lục độ để lên đường

                       Đi gieo rắc ánh vàng cho tất cả”.[7]

Đó chính là mục đích chính mà Bồ tát Quán Thế Âm xuất hiện ở cõi đời ngũ trược ác thế này. Vì thế nếu có người nữ muốn cầu sinh con trai, con gái đều sinh được con trai con gái. Nếu y theo Phật pháp mà nói sanh con trai, gái là làm tăng thêm phiền não. Nhưng y theo pháp thế gian, lại chú trọng việc nối tiếp dòng dõi. Lòng từ bi đức Quán Thế Âm nên cũng thị hiện để thoả mãn cho hai nguyện vọng khẩn cầu kia. Nhưng muốn thoả mãn hai điều ấy tất phải lễ bái cúng dường Quán Thế Âm. Vì lễ bái cúng dườngthân nghiệp cung kính của chúng sanh, Bồ tátthiên nhãn thông, nên đều biết đều thấy chỗ sở cầu nơi tâm chúng sanh, cho nên mới làm thoả mãn mong muốn của chúng sanh. Nhưng phải đem thân thể cung kính lễ bái, miệng xưng niệm danh hiệu và trong tâm ý quán tưởng dung nhan của Bồ tát cũng tức là ba nghiệp cúng dường vậy. Như năng cung kính kiền thành cúng dường Quán Thế Âm Bồ tát, tức Ngài ban cho một nam nhi cả phước huệ đầy đủ, vì sao gọi là một nam nhi phước huệ đầy đủ? Vì người đó kiếp trước biết niệm Phật, hiểu đạo lý cho nên đời nay có trí huệ, và kiếp trước hay bố thí, hay phóng sanh, đời nay có phước lộc. Vì vậy nếu có người nữ nào thành khẩn tha thiết nhất tâm niệm Quán Thế Âm chắc chắn sanh được nam nhi tuấn tú phước đứctrí huệ đầy đủ. Lại nữa nếu có người nữ nào muốn cầu con gái thì sanh con gái có tướng xinh đẹp, mọi người đều kính mến.

Nhưng y theo Phật pháp mà nói “Thế gian vạn pháp đều là huyễn hoá. Con cái xinh đẹp là trả nợ đời, mà con cái xấu xí là đòi nợ tiền khiên. Nhiều hay ít con cái tức là ít hay nhiều phiền não. Người tu hành cho việc có con cái là sợi dây buộc lụy”.[8] Thuyết này với thế gian pháp thì trái ngược nhau Bồ tát Quán Thế Âm chẳng những làm thoả mãn nguyện cầu nam nữ trong thế gian mà còn làm thoả mãn những người học Phật nguyện cầu pháp môn nam nữ nữa. Nam tiêu biểu trí tuệ, nữ tiêu biểu thiền định. Như vậy thành tâm đảnh lễ đức Quán Thế Âm cũng là một hình thức để khai mở năng lực cứu khổ tự thân ở trong tâm mình, vì khi đảnh lễnăm vóc gieo xuống đất và một lòng chí thành cung kính đó là đang trụ trong trạng thái của Thiền định, và nhờ Thiền định nên Trí tuệ phát sanh; vì sao phải đảnh lễ Bồ tát Quán Thế Âm vì muốn có Trí tuệ. Có trí tuệgiải quyết được tất cả mọi lo âu, phiền muộn, và đau khổ. Không có trí tuệ thì không đào bứng được gốc rễ vô minh, vòng trói buộclưu đày của con người cũng không do đâu giải quyết được. Muốn giải quyết gốc rễ khổ đau là tự mình quán chiếu, tự mình nỗ lực theo ba môn, Giới Định Tụê. Giới thể thanh tịnh, định lực kiên cố thì trí tuệ phát sanh. Có trí tuệgiải quyết được tất cả. Thành tựu trí tuệthành tựu cơ nghiệp giải thoát.

Vì vậy việc cầu con trai thông minh tuấn tú cầu con gái thuần hậu đoan trang với ý nghĩa thâm diệu: cầu con trai là thiết lập chánh tâm, thiền quán để thành tựu trí tuệ. Cầu con gái là quyết chí tu học tinh tấn, sống phạm hạnh để phát triển và khai mở từ bi tâm. Hai đức tính trí huệtừ bi tâm đầy đủ thì si mê và thù hận không còn. Bồ tát Quán Thế Âmtrí tuệ siêu việt, có lòng từ bi rộng lớn và hiện hữu khắp mọi nơi trong thế gian. Nếu ta biết lắng lòng thanh tịnh, buông bỏ tạp niệm, tập trung năng lực về một mối để tư duy thì ta có thể tiếp xúc được với năng lực của Bồ tát Quán Thế Âm.Vì người cầu nguyện và đối tượng cầu nguyện tuy hai mà một, ví như năng lực của dòng điện cao thế được phân chia qua trục phối điện để đưa vào nhà thắp sáng các ngọn đèn. Các bóng đèn với dòng điện cao thế tuy khác nhau nhưng có sự tương quan rất mật thiết. Dòng điện có sẵn, nhưng không có trụ phối điện, không có giây tiếp điện và bóng đèn thì ánh sáng không phát hiện. Cũng thế năng lực mầu nhiệm của Bồ tát Quán Thế Âm hiện diện khắp nơi, ta phải biết tạo lập phương pháp thích ứng để tiếp nhận năng lực mầu nhiệm của Ngài, nhằm hoá giải những triền phược trong ta và ngoài ta. Người cầu nguyện có sự cảm ứng với Bồ tát Quán Thế Âm là người có chánh tâm, thành ý và thiết tha hướng tâm về một đối tượng để quán niệm. Tâm ta khi tập trung và trở thành nhất tâm thì sẽ thông đạt thể tánh mầu nhiệm của muôn pháp. Đức Quán Thế Âm Bồ táthiện thân của từ bi, mà từ bi là cái thể tánh uyên nguyên của vũ trụ. Cái thể tánh ấy có đủ diệu dụng, có đủ công năng mang lại sự tốt lành, bình an cho muôn loài. Do đó, hể ai có ý thức thiết lập chánh niệm, khai mở động cơ tâm linh để tiếp xúc với tha lực mầu nhiệm kia bằng sự cầu nguyện, xưng danh hiệu đấng đại từ đại bi đúng pháp thì sẽ toại ý mong cầu.  

Ghi chú:

 [1] Viên Trí, Khái Niệm về Bồ tát Quán Thế Âm,  NXBTG Hà Nội, tr. 169

[2] Sđd, tr. 171.

[3] Phạm Công Thiện, Hành trạng Bồ tát Quán Thế Âm, tr. 3.

[4] Sđd, tr. 7

[5] HT Thích Huyền Tôn, Công Hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm, tr 1.

15 Thích Trí Nghiêm, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng diễn lục, tr. 698.

[6] Pháp sư Thích Từ thông, Pháp Hoa Thâm Nghĩa Đề Cương, tr. 323.

[7] Thích Nữ  Minh Triều, Mười hai lời nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm, Nxb, TG, Hà Nội, 2002, tr.10.

[8] Thích Trí Nghiêm, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Quán Thế Âm Bồ tát Phổ Môn giảng lục, tr. 122.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13175)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19334)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24580)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15717)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37799)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13456)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13063)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17150)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13179)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17360)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21605)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13199)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14366)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12781)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13638)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28555)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23362)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34345)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28846)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32153)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11307)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 11991)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26253)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17347)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14507)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34439)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13102)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12265)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13387)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40490)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26897)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14442)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13218)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13439)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12506)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13113)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12290)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11769)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12549)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17647)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12184)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12728)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18423)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14277)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 12975)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11307)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12128)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13443)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10822)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11060)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10267)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28853)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25230)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26830)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25726)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18642)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 22978)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34496)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32118)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30357)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant