Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phân Tích Những Nguyên Nhân Đưa Đến Sự Ra Đời Của Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa

02 Tháng Mười Một 202018:41(Xem: 7123)
Phân Tích Những Nguyên Nhân Đưa Đến Sự Ra Đời Của Phật Giáo Nguyên Thủy Và Phật Giáo Đại Thừa
Phân Tích Những Nguyên Nhân Đưa Đến Sự Ra Đời Của
Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa 


Thích Đồng Quảng

Đức Phật Cũng Cạo Tóc Như Những Tỳ-kheo Khác

A. DẪN NHẬP

Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó. Nó không thể tồn tại một cách độc lập khi không có những nguyên nhân, nhân tố cấu thành tạo nên một cái gì đó, một vật gì đó, một pháp nào đó hay tôn giáo nào đó…vì thế Phật giáo không đi ra ngoài những mục đích này. Ngược dòng thời gian trở về xứ Ấn Độ cổ đại, chúng ta thử nhìn lại quá trình ngữ cảnh đang tiếp diễn của nhân chủng, văn hóa, chính trị, triết học,…xã hội Ấn Độ cổ đại thời tiền Phật giáo đã xảy ra như thế nào và nguyên nhân vì sao đạo Phật ra đời?.

Như chúng ta đã biết, xã hội Ấn Độ lúc này là một nước đa sắc tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo, đa ngôn ngữ…chế độ áp đặt thần quyền, xã hội phân chia con người qua 4 giai cấp cao nhất là Bà-la-môn và thấp nhất là Thủ-đà-la, từ đó cuộc sống con người bất bình đẳng do sự phân chia giai cấp. Sự áp bức chèn ép của giai cấp trên đối với giai cấp dưới đã gây ra biết bao điều thống khổ. Vì thế con người bị lệ thuộc và bị bóc lột của những giai cấp cao thống trị và hơn thế nữa con người nô lệ thần thánh, xã hội rối bời không trật tự…từ đó họ mong nuốn có một tôn giáo mới, một con người mới… nhằm cải thiện, xóa bỏ giai cấp, không lệ thuộc thần thánh đưa con người sống với chính con người của mình… Trong bối cảnh đầy hơn thua tranh chấp, đầy dẫy sự bất công ấy và để đáp ứng những nhu cầu cần thiết vô cùng quan trọng lúc bấy giờ, từ đó đạo Phật ra đời với mục đích chỉ rõ sự thật về con ngườicuộc đời này, Ngài đã tuyên bố với nhân loại rằng: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn”, đây là cuộc cách mạng quan trọng đánh đổi chế độ áp bức lúc bấy giờ và từ đó được đại đa số nhân dân Ấn Độ ủng hộ. Thấy được tầm quan trọng sự ra đời của đạo Phật nên người viết chọn cho mình “Phân tích những nguyên nhân đưa đến sự ra đời của Phật giáo Nguyên ThủyPhật giáo Đại Thừa” để làm tiêu đề cho bài tiểu luận học kỳ này.

Để cho bài tiểu luận sâu sắc và phong phú, người viết tổng hợp nhiều ngồn tài liệu chính có liên quan và nhất là sách và bài giảng của giảng viên tại lớp, song cũng phân tích, lập luận, chứng minh để làm sáng tỏ mạnh đề. Đây là bài tiểu luận còn đang nghiên cứu nên không tránh khỏi những sai sót kính mong trên các thiện tri thức và giảng viên góp ý cho bài tiểu luận lần sau được tốt đẹp hơn.

B. NỘI DUNG

1. Khái quát lịch sử xã hội Ấn Độ thời tiền Phật giáo
Khoảng 3000 đến 2700 Tr. CN tại Ấn Độ các nhà khảo cổ đã tìm ra vùng đất có nền văn minh cổ nhất của lịch sử loài người. Họ nhận thấy Harappà và Mohenjo Dàro là hai thành phố lớn và trọng yếu của nền văn minh Indus, trải dài theo hướng Đông đến thung lũng sông Hằng Hà và theo hướng Đông Nam đến Gujarat. Vì hai thành phố này nằm gần Indus một trong những sông nhánh, khai thác nguồn nước của toàn bộ con sông để làm nông nghiệp nên được gọi là nền văn minh nông nghiệp ở thời đại đồ đồng.

Về nhân chủng thì các nhà khảo cổ vẫn chưa xát định chính xát ai là giống dân đầu tiên vì “Ấn Độ có hàng trăm chủng tộc nên có nhiều giống dân mang dậm nhiều màu sắc văn hóa, ngôn ngữ và có nền văn minh rất cao” nhưng các học giả cho rằng giống người Dravidiens thuộc chủng tộc Malano-Indien là tổ tiên của sắc tộc Tamils và một số dân tộc ở miền Nam Ấn Độ ngày nay và có thể nói họ là dân bản địa. Vào khoản thời gian 1600 Tr. CN đã sảy ra một cuộc xung đột giữa giống dân Dravidiens là dân bản địa và giống dân Aryan là du mộc, giống dân du mộc này rất thiện chiến, họ sống bằng nghề săn bắt hái lượm nên sống nay đây mai đó không cố định, đội quân hùng mạnh, khi họ tràn xuống dọc sông Hằng theo dãy núi Himalayas và thấy vùng đất nơi đây màu mỡ, phì nhiêu, phong phú dễ sinh sống từ đó họ đánh tan giống dân bản địa và định cư nhưng họ bị đồng hóa về văn hóa, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ địa phương và họ dần dần dung hợp hai nền văn hóa tạo nên các bộ tộc, hình thành nên các tiểu ban, tổ chức lại các nghành nghề, đô thị hóa từ thành thị cho đến nông thôn từ đó quốc gia ngày càng tiến bộ tạo nên sự phát triển lớn trong xã hội mở ra thời kỳ mới trong xã hội Ấn Độ.

Về văn học các nhà học giả cho rằng họ phát triển về mặt tư tưởng và chế tác ra kinh Vedas được chia 4 giai đoạn: “giai đoạn thứ nhất từ 2000-1100 Tr. CN, giai đoạn thứ hai từ 1100-800 Tr. CN, giai đoạn thứ ba từ 800-500 Tr. CN và giai đoạn thứ tư 500 Tr. CN và trở về sau. Đây cũng chưa chính xác vì ngày nay có nhiều khuynh hướng khác nhau và họ đưa ra dòng văn học Vedas này xuất hiện sớm nhất khoản từ 1400-1200 Tr. CN, tức 200 khi dân tộc Aryan định cư tại Ấn Độ” , ngoài ra các học giả cho rằng kinh điển Vedas không phải chỉ riêng của giống dân Aryans và mà sản phẩm trí tuệ pha trộn giữa các yếu tố văn hóa Aryans và Non-Aryans. Tư tưởng Bràhmanas sưu tập vào khoảng cuối thế kỷ X Tr. CN. Đây là tư tưởng biểu lộ sự thông thái của các vị tu sĩ và cũng là bộ tư tưởng phản ánh tinh thần thời đại, trong đó tất cả hình thái sinh hoạt tri thức đều tập trung vào việc cúng tế, miêu tả, định rỏ các loại nghi lễ, thảo luận giá trị, bàn luậnsuy đoán về nguồn gốc và ý nghĩa của chúng.

Văn minh văn hóa ở các quốc gia Trung Ương đã phát triển rực rỡ nhưng đến thế kỷ thứ VII, VI Tr. TL thì có vẻ như khựng lại vì “Bà-la-môn giáo lấy Vedas làm căn bản, đã thiết lập một trật tự chặt chẽ gồm bốn đẳng cấp: Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, Tỳ-xá-da và Thủ-đà-la” . Nhưng điểm lưu ý ở đây nói thì lấy kinh Vedas làm căn bảngiai cấp nào cũng tụng đọc nhưng thực tế thì chỉ có “ba giai cấp trên được phép tụng đọc thôi còn giai cấp Thủ-đà-la thì không được tụng đọc” . Bốn đẳng cấp trên tuy nhằm phân chia chặt chẽ ở mặt thực hiện tôn giáo nhưng rõ ràngảnh hưởng đến bình diện kinh tế, chính trị, xã hội… nhất là ở thời điểm mà ý thức tư tưởng tôn giáo đang phát triển cao độ. Đặc biệt trong việc thực hành tôn giáo, tế lễ là đặc quyền của đẳng cấp Bà-la-môn, kế đến là sự lãnh đạo, điều hành quốc gia của đẳng cấp Sát-đế-lợi là động lực đẩy mạnh sự phát triển quốc gia lúc khởi đầu và huy động mọi hoạt động trong quá trình phát triển quốc gia. Sự phân chia đẳng cấp như thế, nhằm mục đích thiết lập một xã hội trật tự có tính vĩnh viễn và đem đến thái bình, hạnh phúc cho con ngườiquan niệm của họ đều là do nghiệp lực chi phối, tức là họ sinh ra trong giai cấp Bà-la-môn hay giai cấp Thủ-đà-la thì đó là nghiệp quá khứ tạo nên và họ an nhiên tuân thủ những kỹ luật và luôn làm việc thiện để mong đạt được giải thoát hoàn toàn hợp nhất với Bràhma vậy. Song song đó với chế độ đẳng cấp, tư tưởng Bràhma phân chia cuộc sống con người theo các chuẩn mực đạo đức qua 4 giai đoạn, gọi là thuyết Tứ Hành Kỳ gồm:
– “Phạn hành kỳ tức là từ 6-12 tuổi là học kinh điển Vedas với các vị thầy
– Gia trú kỳ: thời kỳ lập gia đình, láy vợ sinh con và làm các nghề trong xã hội
– Lâm thế kỳ: thời kỳ việc nhà đã xong, vào rừng ẩn cư, tu tập khổ hạnhthiền định
Độn thế kỳ: thời kỳ hóa đạo, sống đời sống khất sĩ mong cầu đạo giải thoát”.

Như vậy, có thể nói rằng con người lúc này sống trong môi trường với một xã hội đầy những bất công, chế độ độc quyền bảo thủ ép bức, phân chia giai cấp đã chi phối tư tưởng con người khiến cho xã hội ngày càng trở nên phức tạp, thêm vào đó là xát sinh những con vật để tế lễ các vị thần khiến cho con người ghê sợ, con người không có quyền tự do, bình đẳng và làm chủ bản thân mà thây vào đó luôn lo sợ trên là Thần ngự trị tinh thần, dưới là bị bóc lột sự phân chia giai cấp ấy từ đó họ mong muốn, khát khao có một tôn giáo ra đời cứu độ cho họ thoát những sức ép đòi quyền tự do bình đẳng làm chủ bản thân, để đáp ứng nhu cầu đó với tinh thần từ bi cứu khổđạo Phật ra đời sau đó.
2. Nguyên nhân sự ra đời của Phật giáo Nguyên Thủy
Vào thế kỷ thứ VI Tr. CN thời điểm này khắp trên thế giới có sự khủng hoảng về niềm tin tôn giáo, lúc này thì trăm hoa đua nở xuất hiện nhiều bậc triết gia, giáo chủ như“Trung Hoa thì có Lão Tử, Khổng Tử, ở Hy Lạp có Pythagoras, Parmanides…, Iran có Zathathu-sta, ở Ần Độ có đức Phật và 6 vị đạo sư lớn khác” … Những vị này đã đặc nền móng cho tư tưởng triết học cả Đông lẫn Tây phương. Lúc này tôn giáo nào cũng đưa ra những học thuyết thu phục lòng người nhằm mục đích níu kéo tín đồ và cổ súy tôn giáo của mình. Đây là phát triển về triết học, tư tưởng tri thức của nhân loại và lúc này con người phân vân không biết phải tin theo tín ngưỡng tôn giáo nào cho đúng. Tôn giáo nào cũng cũng đưa ra những triết lý bắt buộc con người phải tuân thủ, phải nên làm cái này không nên làm cái kia. Chính vì lý do đó nên vì sao con người thời đại cần có tôn giáo, con người mới đưa ra nền triết học mới để thây thế những tư tưởng triết học cũ, được cho là lạc hậu, bảo thủ, phân biệt đẳng cấp, bóc lộc nô lệ…và khát khao đó đã sinh ra một nền triết học mới đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người xã hội Ấn đương thời“xã hội Ấn Độ cho ra đời các dòng tư tưởng phi Bà-la-môn, bao gồm Phật giáo được xem là động lực chống đối hệ thống triết học Samhità và Bràhma đang thống trị, bảo thủ, lạc hậu như tín ngưỡng cúng tế sinh vật, sự bất công trong xã hội, sự phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, kỳ thị giới tính” . Lúc này phi Bà-la-môn cho ra đời dòng tư tưởng triết học được cho là cởi mở, vượt ra ngoài những gì mà Bà-la-môn đã áp đặc thống trị từ nhiều năm qua, nhưng cũng không đáp ứng nhu cầu của con người xã hội đương thời duy chỉ có Phật giáo hầu như chiếm vị trí vô cùng to lớn, chiếm ưu thế hơn các dòng tôn giáo này và con người, xã hội Ấn Độ lúc này đều đồng tình ủng hộ, tin tưởng, tu tập thực hành theo giáo lý Phật giáo, họ xem như món ăn tinh thần không thể thiếu nên ông “Max Weber nhà xã hội học người Đức không kìm nổi niềm tự hào và xúc động nói rằng: Phật giáo là sản phẩm của nền văn hóa đô thị” là vậy.

Về địa dư có thể nói chính trị, văn hóa, tôn giáo, tư tưởng…vào thời này giai cấp Khattiya chi phối thống trị và khoanh vùng quyền lực của giai cấp Bràhmana trong các lãnh vựt xã hội và “đất nước được chia thành 16 quốc gia gồm 4 quốc lớn và 12 tiểu quốc với hai hệ thống hành chánh và quân chủ cộng hòa, 4 nước lớn gồm: Ma-kiệt đà do Vua Tần-bà-sa-la và con là A-xà-thế trị vì, Kiều-tát-la của Vua Ba-tư-nặc với kinh đô là Xá-vệ sau chuyển về Vidùdabha…và 12 nước nhỏ là Angà, Kàsi, Vajjì…” . Ban đầu giới quý tộc là người nắm quyền làm chủ cai trị xã hội Ấn và giai cấp Bà-la-môn không phục từ đó đã sảy ra cuộc đấu tranh về tư tưởng giữa hai giai cấp chính quyền và tôn giáo. Tôn giáo thì họ cho ra đời những luồn tư tưởng triết lý về những tôn phái như Duy vật, chủ nghĩa hoài nghi, hưởng thọ dục lạc…và hơn thế nữa là sự bùng nổ triết lý Atman là tiểu ngã thây thế cho triết lý đại ngã của Brahma, siển dương giáo lý của mình và như thế từ đây đã cho ra đời một tư tưởng triết lý mới mang tính nhân bản, nhân văn, nhân đạo hay nói khác hơn đề cao vai trò con người hơn là lệ thuộc thần thánh, con người tự có trách nhiệm với bản thân hơn, tự mình tu tập không phụ thuộc vào nghi lễ mang tính hình thức và không khuất phục các vị thần linh tối cao nào như lúc trước nữa. Đây là sự ra đời của phong trào tự do tư tưởng triết học.

Về nhân chủng sau khi chủng người Aryans định cư tại India một tiến trình đồng hóa và dung hợp giữa hai nền văn minh nên sự pha trộn giữa người Dravidiens là giống dân bản địa và Aryans đã xảy ra. Một giống người mới hình thành Ấn Âu và từ đó tạo ra “10 bộ tộc lớn có vị trí quan trọng trong xã hội như Sakỳa, Bhagagas of Sumsumana Hill…” . Khi đã hình thành và những bộ tộc này đã cùng nhau xây dựng hòa bình, phát triển xã hội đất nước lên một tầng cao mới và lúc này văn hóa bắt đầu thây đổi về phong tục tập quán, lễ nghi, ngôn ngữ, họ bắt đầu không thỏa mãn với tôn giáo Vedas và nên tạo ra Prakirt, trở thành triết lý sống mới trong xã hội đương thời.

Trong giai đoạn này phát triển mạnh về nông nghiệp chuyển qua giai đoạn đồ sắt vào việc canh tác với công cụ thô sơ như búa rìa liềm…từ đây gia tăng sản xuất, canh tác…phát triển mạnh và tư tưởng tư hữu bất động sản, địa chủ ra đời cùng các nghành tiểu thủ công nghiệp, mậu dịch, tiền tệ cũng được hình thành, ở đây trao đổi mua bán rất nhộn nhịp và họ trở nên giàu có, bùng nổ tư tưởng phân biệt chủ tớ…tạo ra sự bất công trong xã hội, song song đó ngành thương mại ở các vùng có nông công nghiệp cũng phát triển cao. Từ đó họ định cư phát triển thành thị hóa và trở thành trung tâm của nền văn hóa. Lúc này trung tâm Phật giáo được xây dựng vào các thành phố chính ở trung tâm quyền lực của mỗi quốc gia. Như thế bắt đầu từ đây làn sóng giai cấp tranh đấu đòi quyền bình đẳng, kiếm tìm một trật tự mới cho xã hội manh nha ngấm ngầm phát triển. Cho nên “Học giả G.S. Ghurye và N. Dutt cho rằng trên bình diện triết lý xã hội, đây là cuộc xung độttranh giành địa vị của hai gia cấp thượng tần là Khattiya và bràhmana lại cũng có nhiều ý kiến khác như sự bùng nổ của triết lý tự ngã thây cho tư tưởng đại ngã. Nhưng thực tế thì đây là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong hệ thống triết học Ấn Độ đã đánh dấu một thời kỳ vàng son mang hệ thống triết lý nhân bản nhân văn” . Và sau thời gian này thì các trường phái phi Bà-la-môn ra đời được chia thành 3 nhóm chính. “Nhóm thứ nhất tin rằng mọi sự vật trong đời xảy ra đều ngang ước muốn của đấng sáng tạo, thường đế, được gọi là Thần Ý Luận. Nhóm thứ hai: mọi việc đều do nghiệp quá khứ quyết định: Định Mệnh Luận. Nhóm thứ ba: mọi việc xả ra đều do tình cờ: Ngẫu Nhiên Luận” . Ba nhóm này cho rằng mình tu tập thiền định có thể an tịnh tâm hồn và họ còn quan niệm tu tập khổ hạnh ép xác nhằm chấm dứt khổ đâu, chế ngự cấu uế nhằm để kiểm soát tâm…trong khi đó đức Phật đưa ra con đường trung đạo, ngài không khuyến khích con người tu khổ hạnh ép xác và hưởng thọ dục lạc, ngài khuyên con người hãy từ bỏ hai cực đoan này, ngài ví như sợi dây đàn nếu căn quá thì âm thanh hay nhưng sẽ đứt, giùn quá thì âm thanh không hay. Cũng vậy hai chủ nghĩa cực đoan tiêu cực không đưa con người đến an lạc giải thoát mà ngược lại làm cho con người đâu khổ, chấp chặc để rồi đọa lạc trong luân hồi. Do đó, ở đây chúng ta có thể khẳng định rằng: đức Phật là một người đại giác ngộ và ngài đi ngược chiều với phần đông các tôn giáo khác, khi khai quang con đường trung đạotruyền bá giáo lý lấy nhân bản làm trung tâm, thay vì giáo điều lấy thần linh làm trụ cột. Ngài chú trọng hướng nội và đặc con người làm trung tâm nhằm vào sự giải thoát từng cá nhân, giáo pháp phải được tự mình chứng ngộ, con người có quyền làm chủ bản thân, không ai có quyền áp đặc, thây đổi số phận mình vì “con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, là thai tạng” vậy.

Như vậy, ở đây con người không có quyền làm chủ bản thân mà phải dựa vào thần thánh nếu muốn giải thoát cứu cánh trong tương lai thì phải thực hànhtuân thủ theo những quy định của Bà-la-môn. Có thể nói tổ chức xã hội theo hệ thống Bà-la-môn do trí tuệ, kỹ năng lãnh đạo quyền lực đã ổn định đời sống, nâng cao sản xuất, tạo một bước tiến dài, một bước ngoặt mới trong lịch sử Ấn. Nhưng khi đất nước đã lớn mạnh cơ sở hạ tầng đã phát triển cao thì cái kiến trúc thượng tầng đã có dấu hiệu không kham nổi vai trò lãnh đạo của mình. Như thế sinh khí của đất nước bấy giờ hầu như đã suy giảm. Các tế lễ, nghi thức tôn giáo… sự lệ thuộc về thánh thần sinh hoạt hằng ngày của người dân vào Bà-la-môn giáo quá nhiều, tất cả thành ra bó buộc, đơn điệu, buồn tẻ. Đã đến lúc các quốc gia muốn tiến hơn nữa, phải đón nhận một tư tưởng lãnh đạo khác, hoặc đã đến lúc Bà-la-môn giáo muốn tiếp tục đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, phải chuyển biến thành một hệ thống mới, thực tiễn mang tính chất nhân bản nhân văn hơn và vị ấy không ai ngoài đức Phật. Ngài là một vị thái tử tên Siddhattha, lập gia đình lúc 16 tuổi và vợ Ngài tên là Yásoddharà có một đứa con tên là Rùhura, Ngài là giòng họ Gotama, Vương tộc Sakya thuộc đẳng cấp Shatiya, cha Ngài là Vua Suddhodana và mẹ là Hoàng Hậu Mayadevì, Ngài sinh vào ngày 15 tháng 4 năm 623 BC tại vườn Lumbini phía Đông thành Kapilavatthu, nước Kapilavatthu. Ngài xuất gia năm 19 tuổi, tu tập khổ hạnh 5 năm và tham cầu học đạo với các luận sư nổi tiếng như Alara Kalama và Uddaka Ramaputta …trong suốt 6 năm nhưng sau đó Ngài nhận thấy giáo pháp đó chưa đưa đến cho con người giải thoát an lạc, chấm dứt khổ đâu và luân hồi nên Ngài vào rừng ẩn cư tu tập thiền định trong 49 ngày đêm tư duy Ngài đã chứng đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác lúc đó Ngài được 30 tuổi, từ đó Ngài quay bánh xe pháp hóa độ chúng sanh và Ngài nhập diệt tại rừng Ta-la, hưởng thọ 80 tuổi.

Như thế, ngoài các vị Thần đầy quyền năng được chấp nhận theo truyền thống tín ngưỡng, chưa có một con người thực sự, con người lịch sử, cao cả mà gần gũi với mọi người, người ấy giác ngộ chân lý có khả năng đặt lại vấn đề để giải quyết và từ đó giải quyết mọi rối rắm của tư tưởng lúc bấy giờ. Vị ấy không phải là đấng sáng tạo, không độc quyền giữ chân lý, không mang lại cái gì mới lạ với thực tại, không đặt thêm tư tưởng, học thuyết. Vị ấy chỉ dung nạp, dung hóa, hòa hợp. Vị ấy bắt đầu bằng thực tại, thực hiệnthành tựu trong thực tại bằng một sự việc rất thực là cứu khổ, giải thoát cho con người. Đó là tôn giáo thật sự mà con người đương thời mong cầu vậy.

Tóm lại: Phật giáo Nguyên Thủy hay đạo Phật ra đời là do hoàn cảnh nhu cầu thích ứng của con người, xã hội Ấn Độ đương thời đưa đến. Lúc này họ bị lệ thuộc vào các vị Thần, các luồng tư tưởng triết học của các tôn giáo quá cao siêu khiến con người xã hội mông lung, mơ hồ, ai cũng muốn đưa ra những tư tưởng triết lý nhằm thu hút lãnh đạo tinh thần của con người và hơn thế nữa bị phân chia giai cấp nên tạo ra những bất công, bóc lột sức lao động, chèn ép, nô lệ…con người thiếu vắng sự tự do, bất bình đẳng, mất thăng bằng trong cuộc sống từ đó con người xã hội đương thời họ khát khao mong ướt có một điều gì đó có thể đưa họ giải thoátPhật giáo đã đáp ứng những nguyện vọng đó đưa ra nền tư tưởng sống mới mang tính thích nghi hơn phù hợp hơn là lệ thuộc vào Thần… và không còn bị chi phối bởi giai cấp xã hội đương thời, bất bình đẳng nữa thây vào đó là sự tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng theo ý mình, tự do giữa con người với con người không còn phân biệt, con người có quyền làm chủ vận mệnh không lệ thuộc vào các Thần đương thời nhưng Phật giáo Nguyên Thủy ra đời làm chủ đạo một thời gian và không lau sau đó do nhu cầu phát triển của xã hội, sự đòi hỏi cung cầu quá nhiều khiến cho Phật Nguyên Thủy không đáp ứng sự cần thiết đó nên đã đánh mất quyền làm chủ của mình và muốn duy trì Phật giáo phát triển thì phải có sự thây đổi về tư tưởng, phương pháp hành đạo sao cho phù hợp đáp ứng theo thời đại và như thế làn sóng sau làm nền tảng cho làn sóng trước và Phật giáo Bộ Phái ra đời sau đó.
3. Nguyên nhân ra đời của Phật giáo Bộ Phái hay Phật giáo Tiểu Thừa
3.1. Định nghĩa về Tiểu Thừa
Tiếng Phạn là “Hīnayāna, Trung Hoa dịch Tiểu là nhỏ, Thừa là thặng, xe, cổ xe nhỏ, chuyên vận tải” , có nghĩa là cỗ xe nhỏ chỉ chuyên chở ít người, không như xe lớn.
Khi nói đến nguyên nhân ra đời của Phật giáo Bộ Phái hay Phật giáo Tiểu Thừa thì có nhiều nguyên nhân nhưng ở đây đưa ra 8 nguyên nhân chính yếu để chúng ta thấy rằng: Đây là những hiện tượng, mầm móng, nền tảng cho ra đời của Phật giáo Bộ Phái hay Phật giáo Tiểu Thừa trong xã hội đương thời.
3.2. Kosambi
Nhà học giả Ấn N.Dutt cho rằng: Bất hòa đầu tiên sảy ra trong lịch sử Tăng đoàn Phật giáo có mối xung đột giữa hai nhóm Tỳ Kheo tại thị trấn Kosambi do trưởng lão Dhammadhara thông đạt về Kinh và trưởng lão Vinayadhara thông hiểu về Luật. Nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẩn đó là do Dhammadhara vô ý vi phạm lỗi nhỏ nhưng được các Tỳ Kheo tha thứ. Tuy nhiên Vinayadhara đem bàn tán phê bìnhchỉ trích giữa chúng đệ tử của mình nên làm tổn thương lòng kính trọng giữa người đệ tử xuất gia với Dhammadhara vì thế nên chia rẽ giữa hai nhóm Tỳ Kheo này” . Như vậy thời gian này trong Tăng đoàn Phật giáo có sự bất hòa trong nội bộ giữa chúng xuất gia. Đây là sự tranh cãi trong Tăng đoàn, chia thành hai nhóm, thời gian này đức Phật ở Kosambi nhưng Ngài không can thiệp được nên Ngài vào rừng. Sau đó hai chúng Tỳ Kheo này thấy được lỗi của mình đến đức Phật sám hối nên trở lại sống lục hòa và cũng trong thời gian này chúng tại gia đệ tử của hai chúng Tỳ Kheo này cũng chia rẽ. Do vậy, tuy không thể nói là phá sự hòa hợp Tăng nhưng đây cũng là mầm móng sanh khởi, rạn nứt, chia rẽ trong nội bộ Tăng đoàn Phật giáo lúc bấy giờ. Đây là nguyên nhân thứ nhất.
3.3. Devadatta
Devadatta cho rằng cần phải giữ giới thật nghiêm khắc, đó mới thật sự Sa-môn thích tử, ông yên cầu đức Phật và chúng Tỳ Kheo thêm 5 điều giới là: “phải sống trong rừng, chỉ sống bằng thực phẩm do tín đồ bố thí, y hậu của Tỳ Kheo phải may bằng giẻ rách lượm từ những đống rác, luôn ngủ dưới gốc cây và không được phép ngũ dưới mái che, không được ăn thịt cá” . Lúc này đức PhậtTăng đoàn không chấp nhận nên Devadatta bất mãn, dẫn đệ của mình bỏ vào rừng và sau một thời gian đức Phật bảo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đến thuyết phục và từ đó họ trở về gia nhập vào Tăng đoàn. Ngoài ra ông còn đòi quyền lãnh đạo Tăng đoàn nhưng đức Phật nói rằng: ta từ xưa giờ chưa bao giờ lãnh đạo Tăng đoàn thì láy gì trao cho ông, từ đó Devadatta bất mãn. Như vậy, tuy không phải nói là phá hòa hợp Tăng nhưng đây cũng là được xem mầm móng, nền tảng đưa đến sự chia rẽ trong Tăng đoàn. Đây là nguyên nhân thứ hai.


3.4. Kết tập Kinh điển lần thứ nhất
Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn khoản ba tháng có Tỳ Kheo Subhadda vui mừng nói rằng: “Thôi đủ rồi thưa các ngài, đừng có than khóc thảm thiết nữa! Nay chúng ta đã thoát khỏi sự kiềm chế của đại Sa-Môn. Chúng ta sẽ không còn bị đại Sa-môn làm bực mình bằng việc nói rằng cái này hợp với các ngươi hay cái này không hợp với các ngươi. Nhưng nay chúng ta có thể làm bất cứ gì chúng ta thích và những gì không thích chúng ta sẽ làm…” . Ngài Ca-diếp khi nghe nghe được vô cùng lo lắng về sự chia rẽ trong hàng ngũ Tăng đoàn nên triệu tập 500 vị A-la-hán, lúc này được 499 vị còn thiếu ngài A-nan vì chưa dứt các lậu hoặc và phải chờ A-nan dứt lậu hoặc sau đó mới kết tập kinh điển, cuộc kết tập tại hang động Sattapanna trên núi Vebhàra trong thành Rajagaha, vua A-xà-thế ủng hộ. Lúc này A-nan cũng vừa đắc quả vị A-la-hán nên đại hội bắt đầu khai mạc. A-nan trùng tuyên kinh tạng. Còn Upàli trùng tuyên về giới luật. Như vậy, kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất này với mục đích là ổn định Tăng đoànquần chúng tín đồ. Ngoài ra còn có “Tỳ Kheo Puràna dẫn 500 vị Tỳ Kheo đến sau khi đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất kết thúc và đưa ra 8 điều giới liên quan đến vấn đề thực phẩm vào trong Luật tạng nhưng Ngài Ca-diếp và đại chúng từ chối” . Điều này khiến ông và 500 vị Tỳ kheo bực tức. Nhưng do ông và 500 vị Tỳ Kheo đến trể nên không nghe rỏ và ông cho rằng những gì được kết tập có nhiều sai trái là không đúng lời Phật dạy, nên ông đưa thêm 8 điều giới nhưng hội chúng lại không đồng ý và ông cùng 500 vị Tỳ Kheo từ bỏ Tăng đoàn vào rừng. Đây là nguyên nhân thứ ba đưa đến những hiện tượng chia rẽ trong Tăng đoàn Phật giáo về sau.
3.5. Không có người lãnh đạo
Tăng đoàn là một quần thể tu tập sống dựa trên một nguyên tắc, tính kỷ luật chung. Nghĩa là có người lãnh đạo. Nhưng đạo Phật dựa trên tinh thần tự giác của mỗi thành viên Tăng mà thực hành những lời Phật dạy, nên khi đức Phật nhập diệt thì Ngài A-nan thưa đức Phật rằng: sau khi Ngài nhập diệt chúng con biết nương tựa vào ai để tu tập? đức Phật nói rằng: “Hãy nương tựa mình và nương tựa nơi pháp…tự mình làm chổ nương tựa cho chính mình, chứ không cầu tìm ai khác” . Nhưng trong Tăng đoàn lúc này thường đặt mình dưới sự chỉ dạy của một bậc trưởng lão lãnh đạo tinh thầntu tập liễu đạt hay tâm đắc một pháp môn nào đó như Ngài Upàli chuyên về luật, Ngài Xá-lợi-phất chuyên về tu tập trí tuệ…nên tiếp nhận đồ chúngtruyền đạt cái sở đắc của mình từ đó đồ chúng tôn sùng và họ có sự phân tranh, so sánh cho rằng mình tu pháp môn này giải thoát hơn pháp môn kia tốt hơn…nên trong giới tu sĩcư sĩ không thống nhất về đường hướng tu tập và nảy sanh sự tranh cãi, mâu thuẫn. Đây là điểm then chốt khiến cho giới tu sĩcư sĩ Phật giáo tạo ra sự chia rẽ và đây cũng là nguyên nhân thứ tư đưa đến chia rẽ và phân phái trong Phật giáo.
3.6. Chuyên môn hóa các văn bản Bali
Khi nói đến Bali là chúng ta nói đến ngôn ngữ mà sau này được sử dụng phổ cập, phổ thông nhất sau khi được hàng đệ tử đức Phật đi truyền đạo…vào thời gian này thì có các ngài A-nan, Upàli…hay một nhóm Tỳ Kheo nào đó được giao nhiệm vụ tụng lại những lời Phật dạy và những vị này thông tam tạng kinh điển. Cho nên“vào thời Ấn Độ cổ đại việc tụng đọc giáo lý và ghi nhớ từng loại kinh, luật, luận được giao phó cho từng nhóm Tỳ Kheo chuyên môn hóa tụng đọc. Đây là sự khởi nguyên của các hình dung từ như Dìghabhànạka tức người tụng đọc kinh Trường bộ, majjhimabhànạka tức người tụng về Trung bộ…hay Suttantikas tức bậc thầy về kinh tạng, Vinayadharas tức bậc thầy về luật tạng, Màtikadhàra tức người thiện xảo về luận tạng” . Và những vị trưỡng lão cho rằng mình tụng những bộ Kinh này là số một và không còn ai hơn mình nữa, họ bảo thủ, họ cố chấp, như thế trong nội bộ đồ chúng của các vị trưỡng lão ấy sảy ra sự tranh cãi. Do đó đây cũng là nguyên nhân thứ năm đưa đến sự chia rẽ trong Phật giáo. Đó là chuyện của những vị thông tam tạng Phật giáo đã sãy ra ở xã hội Ấn Độ cổ.
Ngày nay ở những nước như Miến Điện có những vị thông cả tam tạng kinh điển như Ngài “Tipitakadhara, Tipitakadhara Tipitakakovida, Maha Tipitakakawida, Dhammabhandāgārika” và họ được kính quý như quốc bảo vậy. Cho nên ngày nay việc tụng thông cả tam tạng Phật giáo không có gì lấy làm lạ vậy.
3.7. Bậc Thầy danh tiếng
Trong hàng Tăng đoàn thời đức Phật lúc bấy giờ có nhiều vị trưỡng lão tu tậpchứng đắc quả vị như “ tôn giả Xá-lợi-phất ca ngợi là bậc đại trí tuệ, tôn giả Upali là bậc thầy về giới luật…” . Cho nên mỗi khi có người muốn xuất gia thì đức Phật xem căn cơ trình độ chủng tánh của đối tượng đó nên chỉ định cho phép họ được thâu nhận ai làm thầy xuất gia cho mình, vì thế việt làm này gián tiếp tạo sự phân loại, tranh giành đồ chúng cho riêng mình của các vị trưỡng lão. Đây là khuynh hướng cũng là yếu tố thứ sáu tạo ra sự chia rẽ và thành lập các bộ phái Phật giáo sau này.
3.8. Đề cao những khuynh hướng
“Một vài khuynh hướng đề cao trí tuệ, thiền định và xem nhẹ việc nghiêm trì giới luật như trường hợp Devadatta hay cuộc đối thoại giữa Ưu-ba-ly. Tín đồ của Nigantha Nataputta cũng là nguyên nhân chính tạo ra việc tranh cãi về giới luật đưa đến sự ra đời của một số bộ phái. Ví dụ Mahàsanghika. Theo Andre Bareau nguồn lợi kinh tế tại các khu vật như Vesali, Kosambi…đưa đến hiện tượng “cát cứ lãnh địa” để tạo nguồn cung cấp lợi dưỡng lương thực lâu dài, đây là nguyên nhân chính đưa đến sự phân phái, song song đó cũng có những bất đồng của nhóm tỳ kheo thiếu phẩm hạnh như Bàhiyo đệ tử tôn giả Anurudha ”. Như chúng ta đã biết người tu tập cái quan trọng là giới định tuệ, trong ba yếu tố không thể tách rời. Nhưng căn cứ ở trên chúng ta thấy rằng: khi tu tậptrí tuệ và đưa đến thiền định nhưng không giữ giới mà xem nhẹ giới bổn thì sẽ gây ra những ngộ nhận không tốt của các bộ phái khác. Cho nên trong ba yếu tố này quan trọng và không thể thiếu vậy. Dù có tu tập pháp môn nào đi nữa nhưng không hành trì giới định tuệ thì xem như rắng mất đầu, đạo đức suy đồi, mất tư cách phẩm hạnh của vị Tỳ Kheo. Vì thế đừng vì lợi dưỡng trước mắt mà đánh mất tư chất của người tu. Đây cũng được xem là nguyên nhân thứ bảy và cũng là nền tảng mở đường ra đời của các bộ phái trong Phật giáo vậy.
3.9. Hiện tượng các cứ lãnh địa cho nguồn lợi kinh tế
Để duy trì đời sống Tăng đoàn và một phần đáp ứng nhu cầu con người đương thời, đòi hỏi họ mở ra các phương tiện, phương hướng nhằm để thích ứng, thích nghi và vô tình làm cho Tăng đoàn bội thu, quá nhiều lợi dưỡng, Tăng đoàn lúc này chỉ lo mở mang các lãnh địa và tạo nguồn lợi kinh tế mà lơ là việc tu tập thiền định, rèn luyện phẩm hạnh đạo đức, không quan tâm hướng dẫn tín đồ đi đúng con đường chân lý. Từ đó một số tín đồ họ thấy trong Tăng đoàn không còn chuyên tâm tu tập thiền định…đưa đến giải thoát mà thây vào đó là làm lợi ích, lợi dưỡng cá nhân và tô bồi bản thân nên họ bất mãn và tự mình thành lập các đạo tràng tụng niệm, lo chùa chiền…thây vì những việc làm này của chư Tăng nhưng giờ đây họ thế cho chư Tăng. Đây là nguyên nhân thứ tám đưa đến sự phân chia, trong Tăng đoàn Phật giáo và cũng là mầm móng sinh khởi chia rẽ vậy.
Tóm lại: Khi quốc gia phát triển lên tầm cao mới bên cạnh đó nhu cầu con người đòi hỏi quá nhiều, khiến cho Phật giáo Nguyên Thủy không làm tốt vai trò của mình và cho ra đời Phật giáo Bộ Phái để đáp ứng những nhu cầu thích ứng đó, nhưng vào thời này Phật giáo Bộ Phái lại quá chú trọng vào các về vấn đề chuyên môn hóa như phiên dịch kinh điển, cho ra đời hai học thuyết thượng tọa bộđại chúng bộ, hai trường phái này có những tư tưởng, kinh nghiệm, đường hướng và quan niệm tu tập bất đồng tức là các vị tu sĩ lớn tuổi có tư tưởng bảo thủ, cố hữu chấp chặc những gì được xem là truyền thống rồi đi vào rừng sâu ẩn cư tu tập và họ quan niệm tự độ mình trước sau đó mới độ người rồi truyền bá chánh pháp, còn các vị tu sĩ trẻ tuổi có những tư tưởng phóng khoáng, nắm bắt thời đại họ quan niệm về đường hướng tu tập khác hơn tức là vừa tự độ vừa độ tha thể hiện tinh thần nhập thế, đem giáo lý để hóa độ chúng sanh thể hiện tâm hạnh của vị Bồ Tát đi vào đời cứu khổ ban vui cho nhân loại. Như vậy họ vừa xem trọng giới xuất giatại gia vừa thể hiện tinh thần nhập thế đưa con người ngang hàng với Phật và Bồ Tát, con người chính mình là Phật là Bồ Tát nếu như biết tu tập và hai trường phái này trở nên đối lập nhau, hơn thế nữa Phật giáo Bộ Phái quá xem trọng người xuất gia còn đối với quần chúng tín đồ phật tử tại gia lại lơ là không quan tâm chính vì thế nên không thể tiếp xúc trực tiếp để duy trì và hướng dẫn đạo cho họ. Ngoài ra các tôn giáo khác thừa cơ hội này siển dương giáo lý của mình khiến cho Phật giáo có nguy cơ suy tàn và như vậy Phật giáo chịu nhiều sức ép của nhiều phía tác động vào và thêm vào đó những xu hướng tiến bộ của đất nước và tinh thần hoạt động vượt bậc không ngừng của thời đại, Bộ phái Phật giáo đã không có được sự thích ứng thỏa đáng, từ đó đòi hỏi một khuynh hướng tư tưởng mới của Phật giáo ra đời gọi là Phật giáo Đại Thừa sau này.
4. Nguyên nhân ra đời của Phật giáo Đại Thừa
4.1. Định nghĩa
Đại Thừa là gì: Tiếng Phạn là “Mahāyāna, dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na. Dịch Nghĩa: Đại là lớn Thừa là Thặng, xe, vận tải” . Đại Thừa là thừa giả vận chuyển chi nghĩa nhưng cũng được hiểu cỗ xe lớn chở được nhiều người, vận chuyển được nhiều.
4.2. Tín ngưỡng thần Bhati
Vào thời gian này xã hội Ấn Độ đang bị tín ngưỡng thần Visnu và thần Civa nghị trị. Do đó sau thời đại này Phật giáo bắt đầu bước vào thời đại khủng hoảng niềm tin và đưa đến chuyển biếnchuyển biến này do bên ngoài tác động mạnh hơn bên trong, vì khi Phật giáo bị tước quyền lãnh đạo xã hội thì Phật giáo bắt đầu tùy nghi thích ứng để giữa tín đồ và như thế muốn giữ tín đồ nên Phật giáo phải đáp ứng nhu cầu con người xã hội đó. Đây là Phật giáo chuyển biến về mặt tư tưởng. Cũng trong thời đại này là tín ngưỡng thờ cúng bắt đầu phục hưng trở lại, lúc này xã hội Ấn Độ đã nằm dưới quyền lãnh đạo của Hindu giáo là đạo đa thần giáo mà một trong những đặc điểm đa thần giáothờ cúng và cũng có niềm tin. Vì vậy Phật giáo cũng chuyển biến trong giáo lý của mình. Cho nên nhà học giả Winternits nói rằng: “It was under the influence of the bhakti doctrine of Bhagavad-gita,…that Mahayana Buddhism was developed” . Nghĩa là dưới sự ảnh hưởng của giáo lý tín ngưỡng của Bhagavad-gita mà Phật giáo Đại Thừa phát triển. Như vậy Đại Thừa phát triển là do sức ép, ảnh hưởng của tín ngưỡng Bhati đạo Hindu. Cho nên Đại Thừa ra đời để thích nghi với hoàn cảnh xã hội đương thời để đưa Phật giáo vào đời. Đây là sự chuyển biến mới trong giáo lý Phật giáo.
4.3. Phật Đà luận
nghiên cứu về đức Phật, về nhân cách con người thật của đức Phật. Trong Nguyên Thủy Phật giáo không đề cập đức Phật có máy thân mà chỉ nói Phật là giải thoát hoàn toàn, nghĩa là vô thượng chánh đẳng chánh giác không hề nhắc đến pháp thân hay hóa thân… Nhưng qua thời kỳ Phật giáo bộ phái thì đức Phật có hai thân là sắc thânpháp thân đây là bất đồng của hai hệ phái về cách luận giải về Phật thân. Như vậy quan điểm Phật thân này chỉ Mahàsanghika đại chúng bộ quan niệm mà thôi, quan niệm này xuất hiện khoản 200 năm sau mới có. Cho nên “sự xuất hiện của Ngài chỉ là hư cấu nhằm thuận theo cuộc đời nhưng trong thực tế Ngài đã thành tựu tất cả sự toàn thiện trong vô lượng kiếp khi còn là Bồ Tát” . Lúc này đưa đức Phật lên như một vị thần có quyền năng ban phướcgiáng họa như một đối tượng để cầu nguyện, van xin. Vì lúc này là Ấn Độ đa thần nên họ phải quan niệm như vậy. Ngoài ra sự tranh luận trong các Bộ Phái Phật giáo nên đưa đến Phật nhị thân hay Phật tam thân, đây là chủ trương của Phật giáo Bộ Phái. Còn“Theravada, Sarvastivada thì quan niệm rằng đức Phật là một con người chứng ngộ toàn giáctrở thành bậc toàn tri tại Bodhgaya và Ngài cũng bị vô thường chi phối giống như chúng sanh khác” . Như vậy, có hai lý do nội tại và ngoại tại thứ nhứt là Phật Đà luận thứ hai đa thần cho nên khái niệm Bồ Tát bắt đầu chuyển đổi, nguồn cội của việc được cứu vớt là sự cầu nguyện lòng từ bi cứu độ của chư Phật, từ đó hình thành lý tưởng nhân vật có lý tưởng thây thế cho chư Phật thực thi lòng từ bi là Bồ Tát. Trong Nguyên Thủy chỉ nói Bồ Tát Sĩ-Đạt-Tha còn Phật giáo Bộ Phái thì có vô số Bồ Tátđáp ứng nhu cầu của xã hội Ấn Độ đương thời, xã hội đang bị đạo Hindu và Kỳ Na giáo đa thần ngự trị. Mà Bồ Tát là “Theo Har Dayal, their class of saints (Buddhisattva) chiefly by personifying the different virtues and attributes of Gautama’s personality” . Nghĩa là các vị Bồ Tát là nhân cách hóa những đức hạnh và những thuộc tính khác nhau về nhân cách của đức Phật là vậy.
4.4. Khủng bố của triều đại Sunga và cuộc phục hưng của đạo Hindu
Thời gian này triều đại khổng tước bị sụp đổ năm 184 Tr.CN và không còn ai ủng hộ, triều đại Sunga được xây dựng do ông vua “Pusyamitra (187-151-BC) là tín đồ của Bà-la-môn hay đạo Hindu ngày nay gọi Vedas giáo nên ghét và chống đối đạo Phật, khi ông lên nắm quyền và ông lập ra triều đại Sunga và phục hưng vào thế kỷ II” . Trong lúc này Phật giáo Bộ Phái sảy ra cuộc chiến nội bộ, tranh cãi về Kinh, luật, luận tạng nên bỏ bê tiếp Tăng độ chúng và quần chúng tín đồ bị chia rẽ thêm vào đó là sức ép của ông vua đạo Hindu do tự hằng thành lập ra triều đại Sunga. Đạo Phật lúc này bị khủng hoảng niềm tin tôn giáo và cực kỳ khó khăn trong lịch sử Phật giáo tại Ấn Độ trong vấn đề truyền bá giáo pháp và giữ tín đồ. Vì vậy phải tìm cách phục hưng và đấu tranh cho đời sống của mình và lúc này những vị thần của đạo Hindu được Phật giáo tôn thờ.
4.5. Ảnh hưởng của nhiều truyền thống khác nhau ( Har Dayal )
Ngoài tín ngưỡng đa thần giáoẤn Độ thì Phật giáo còn ảnh hưởng tín ngưỡng tôn giáo ở các nước lân cận của Trung Á như nước Ắ-Rập vì tôn giáo này mạnh và tương tác qua lại với văn hóa tín ngưỡng tôn giáo Ấn Độ tại đây tạo ra tín ngưỡng đa thần giáo và “Sùng bái giáo phái Sunworship vào thế kỷ 3 Tr. CN tín ngưỡng Ba-tư, trong đó có nhiều vị Phật giống tín ngưỡng thần mặt trời “Dipakana ( Nhiên Đăng ) hay Vairocara ( Đại Nhật ) hay Amitabha” . Cho nên đạo Phật chịu sự ảnh hưởng và vây mượn tín ngưỡng đa thần giáo này mà ngày nay chúng ta tụng kinh có Phật Nhiên Đăng, Phật Di Đà…đây là do tác động chịu sự ảnh hưởng của xã hội đương thời vậy.
4.6. Phát triển trong nội bộ Phật giáo
Không những Phật giáo bị tác động bên ngoài mà bên trong có những xung đột tranh đấu nội bộ và những yếu tố bất đồng đó là sự suy yếu của lý tưởng A-la-hán. Như chúng ta đã biết, giai đoạn này là giai đoạn chư Tăng tập trung nghiên cứu bàn luận kinh điểnchúng tại gia bị lãng quên nên sau khi đức Phật nhập diệt khoản 200 năm thì quần chúng phật tử tách rời diễn đàn Phật giáo và đạo Hindu phục hưng chiếm vị trí thống lãnh xã hội Ấn. Từ đó Tăng đoàn vừa bị sức ép của đạo Hindu vừa sức ép của phật tử cho nên các vị lãnh đạo Phật giáo làm cho chánh pháp chuyển động mở đầu cuộc phục hưngthế gian hóa sáng tạo ra các vị Bồ Tát như Văn Thù, Quan Âm…giống như các vị thần Hindu để phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng đa thần lúc bấy giờ. “Lúc này Đại Thừa chủ trương rằng bất cứ ai chỉ cần phát tâm bồ đề có thể dự vào hàng Bồ Tát và người đó không nhất thiết xuất giatrái lại những người cư sĩ mang nhiều chức vụ chỉ cần phát tâm niệm trên cầu đạo giác ngộ dưới hóa độ chúng sanh đều có thề trở thành Phật, Bố Tát” . Đó là nét đặc sắc của Phật giáo Đại Thừa. Song song đó sáng tạo ra giáo lý thích nghi cho quần chúng như các chùa chúng ta thường hay làm đó là tụng Kinh Pháp Hoa, Kinh Di Dà…đó là lý do thích nghi xã hội thời đó nên cho ra nhiều tín ngưỡngsáng tác ra các kinh tụng cho phù hợp ngôn ngữ văn hóa quốc gia đó. Khi Phật giáo được phát triển mạnh và truyền bá Phật giáo đến các bộ tộc, vào các vùng sâu vùng xa nên đã sản sinh ra các loại “văn học Jataka và Avadana, Jataka” nói về 543 câu chuyện tiền thân của đức Phật trong “kinh Bổn Sanh lúc này các vị tu sĩ thuyết giảng về tiền thân đức Phật nhằm để giáo hóa chúng sanhsáng tạo ra những câu chuyện bằng cách tán dương công đức Phật” vì thế Phật giáo đưa ra cho phù hợp và được gọi là Phật giáo Đại Thừa cho đến ngày nay.
Tóm lại: Phật giáo Bộ Phái ra đời là vì nhu cầu cuộc sống con người đương thời đòi hỏi cung cầu quá nhiều và hơn thế nữa xã hội Ấn Độ lúc này đã phát triển vượt trội, có thể nói đây là sự phát triển về các lãnh vựt như kinh tế, văn hóa, chính trị, các triết gia tư tưởng,…và nơi đây trở thành trung tâm hưng thịnh của quốc gia. Do đó Phật giáo Bộ Phái hình thành và phát triển một thời gian nhưng không lau sau đó họ không kham nỗi vai trò lãnh đạo và sản sinh ra một luồn tư tưởng mới, một lối sống thuần nhất, thuần khiết mang tính nhân bản nhân văn phù hợp với con người, phù hợp với thời đại và luôn đáp ứng, thích ứng, bắt kịp những nhu cầu cần thiếtxã hội đúng như con người mong muốn và như thế một luồng tư tưởng sống động, không lạc hậu, không cố hữu, không tự kêu, không chấp thủ, không rập khuôn, không gì là truyền thống,…luôn luôn sống hòa bình, bình đẳng đem đến sự an lạc hạnh phúc cho con người…biết vận dụng những tư tưởng hay vào cuộc sống thường nhật mà không có tôn giáo nào có thể làm được điều đó và Phật giáo Đại Thừa ra đời phát triển một cách lớn mạnh lan rộng không những chỉ ở Ấn Độ và qua các nước lân cận và không những vào thời đó mà hiện tại tương lai và mãi mãi về sau Phật giáo Đại Thừa vẫn phat triển một cách vượt trội.

C. KẾT LUẬN

Nếu như khôngPhật Giáo Nguyên Thủy thì không có Phật giáo Bộ Phái và cũng không có Phật Giáo Đại Thừa, hay nói khác hơn Phật Giáo Nguyên Thủy đã đặt viên đá đầu tiên để hình thành Phật giáo Bộ PháiPhật Giáo Đại Thừa sau này. Đây là sự liên hệ mật thiết với nhau như lời của HT T Quảng Độ nói: “ Phật giáo cũng như cái cây có ba phần chính: phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật giáo và phần ngọn cây là Đại Thừa Phật giáo” . Chính vì thế khi một ai đó nghiên cứu chưa sâu dẫn đến ngộ nhận cho rằng Phật giáo Nam Tôn là Tiểu Thừa còn Phật giáo Bắc Tôn là Đại Thừa đó là một nhận định sai lầm lớn. Vì thế danh từ Tiểu Thừa dùng không đúng không phù hợp mà thây vào đó là tên gọi Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền. Như vậy những ai cố hữu cứ khăng khăng giữ nguyên chất cái gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Bộ Phái thì khó đưa đạo Phật phát triển và đáp ứng nhu cầu, thích nghi của xã hội đang từng ngày càng phát triển nhưng nói như vậy là không có nghĩa chê bai, phỉ bán Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Bộ Phái mà mỗi thời đại đều hữu ích khác nhau, đều có những nét đặc thù riêng nhưng chung quy lại thì Phật giáo ra đời vì sự an lạc con người nói riêng và cho tất cả chúng sanh nói chung mà thôi. Cho nên chúng ta không thể phủ nhận bộ phái này phù hợp hơn bộ phái kia rồi chê bai, đánh đổi…đó là một sự sai lầm khi nhìn nhận về Tôn giáo mà mình đang tôn thờ. Tuy nhiên chúng ta lại một lần nữa phải thừa nhận rằng sự chuyển mình của Phật Giáo Đại Thừaphù hợp với xã hội, phù hợp với nhu cầu thiết yếu, mang tính thích nghi của con người, của từng thời đại, phù hợp với quốc độ, không bị lạc hậu, cứng ngắt, còn ngược lại chúng ta bảo thủ những gì mà được xem là thước đo, khuôn mẫu, rập khuôn…thì đó là sự lạc hậu, tẻ nhạt, bảo thủ, cố chấp, đơn điệu không biết tiếp thu những cái mới, những văn hóa mới… để hòa nhập thì không đưa Phật giáo phát triển mà ngược lại là dậm chân tại chổ, Phật giáo lụi tàn, giống như cây khô chết đứng, chỉ có danh xưng không thật, không còn tác dụng hay nói khác đi là đạo Phật không còn tồn tại trên thế gian này nữa mà thây vào đó là một Tôn Giáo khác biết cởi mỡ, biết vận dụng những triết lý sống là lẽ đương nhiên. Chính vì thế bảo thủ đồng nghĩa là tự sát nên muốn duy trì đạo Phật thì phải dùng những phương tiện để phù hợp nhưng Phật giáo không vì vậy mà bị đồng hóa bởi thế gian, như vậy mới đem Phật giáo vào đời giáo hóa chúng sanhduy trì được mạng mạch Phật pháp hay nói khác hơn ở đâu có con người thì ở đó có đạo Phật.

Có thể nói Phật giáo đã trải qua nhiều cuộc cải cách từ Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Bộ Phái cho đến Phật giáo Đại Thừa là một bước phát triển dài cải cách mạnh mẽ nhằm để duy trì bảo tồn phát huy tinh thần bất ly thế gian của đạo Phật, nói lên được tinh thần của đạo Phật là đạo như thật, đạo của con người nếu rời khỏi thế gian này thì đạo Phật không tồn tại, đạo và đời song hành. Đạo Phật không cố hữu hay rập khuôn, thước đo, không có gì là khuôn mẫu, thước tất, cố định mà Phật phápbất định pháp. Như thế đạo Phật luôn chuyển mình, uyển chuyển một cách khôn khéo để phù hợp với nhu cầu cần thiết của con người về tín ngưỡng tâm linh và hơn thế nữa đạo Phật ra đời nhằm để giải quyết những khó khăn, đau khổ về cuộc sống nhân sinh này và chỉ cho con người thấy được lẽ thật, chân lý nguồn cội của vạn hữu vũ trụ có mặt trên cuộc đời này là do duyên sinh, vô ngã nên không thật có từ đó con người biết nương tựa thực hành những lời Phật dạy vào trong cuộc sống của mình và vượt qua khổ đâu đến bờ an lạc giải thoát.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1617)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 1740)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1304)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 995)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1304)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 1789)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1355)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1458)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1286)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2581)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1279)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1304)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1584)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1565)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1529)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1364)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2503)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1511)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1499)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1282)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1331)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1495)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1450)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1334)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1302)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1415)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2067)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1442)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1409)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1503)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1747)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1427)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1290)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1566)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1307)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1598)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2208)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1374)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 1849)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1576)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1664)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1517)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1856)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1566)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1353)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1628)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1484)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1448)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(Xem: 1242)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(Xem: 1165)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(Xem: 1208)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(Xem: 1433)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(Xem: 1543)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1516)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 957)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1404)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1416)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1553)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1798)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1404)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant