Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Mùa Xuân Và Phẩm Tùng-địa-dũng-xuất Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

16 Tháng Hai 202119:23(Xem: 5940)
Mùa Xuân Và Phẩm Tùng-địa-dũng-xuất Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

 Mùa Xuân Và Phẩm Tùng-địa-dũng-xuất
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Huệ Trân

Sống Đẹp

 

             Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi không hết lời trong hai mươi tám phẩm, hoàn tất Bổn Kinh. Đoá hoa đó rất khó thấy, khó gặp vì hoa chỉ nở khi đủ thuận duyên về mọi phương diện. Phải đúng thời, đúng nơi và người dự thính phải tương đối có đủ sự kính tin và trí tuệ thì hoa kia mới nở.

            Khi xưa, tại Pháp Hội Linh Sơn trên núi Linh Thứu trước đại chúng muôn nghìn Trời, Người, đủ mọi thành phần câu hội mà Ngài Xá Lợi Phất, đại diện chúng hội, phải ba lần thành khẩn cầu xin mới được Đức Thế Tôn chấp thuận giảng nói những phương tiện bí yếu thượng thừa của Chư Phật.  

            Sau lần thuyết giảng đó, muôn người, muôn loài, tâm đủ khẩn thiết và đức tin ngồi lại tham dự, đều tuỳ căn cơ mình mà lãnh hội ý kinh, tin nhận mà đạt vô biên phước lành; trong khi năm ngàn người, đứng lên xá Đức Thế Tôn rồi cùng nhau xuống núi. Họ nghĩ rằng những pháp được nghe Phật dạy trước đây, họ đã biết, đã hành, và tin rằng như vậy đã đủ để được giải thoát, không phải biết thêm pháp nào thâm sâu hơn nữa !

 

Vạn hữu cứ lặng thầm chuyển hoá, xã hội muôn loài cứ tuỳ thuận đổi thay nhưng những lời từ kim khẩu Đức Thế Tôn chỉ dạy trên đỉnh núi Thứu khi xưa thì dường như ngày càng rõ nét trong xã hội muôn loài.

            Những hành giả chí thành trì tụng Diệu Pháp Liên Hoa đều có thể cảm nhận phần nào, sự thị hiện của Chư Phật, Chư Bồ Tát ở từng phẩm, suốt hai mươi tám phẩm, với những lời Đức Thế Tôn chỉ dạy trong Tôn Kinh.

            Những pháp sư giảng Kinh Đại Thừa thường nhắc đại chúng là muốn thâm nhập nghĩa kinh, phải học bằng tinh thần Bản-Môn (bình diện tuyệt đối) mới tránh khởi ý nghi, vốn là  chướng ngại khi bước vào thế giới Đại Thừa.

            Trong thế giới Tích- Môn (bình diện tương đối), chúng sanhĐức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng xương, bằng thịt, có xuất xứ, dòng dõi rõ ràng; nhưng sau khi Ngài đạt tìm được đạo cả, hướng dẫn chúng sanh giác ngộ, thoát khỏi tù ngục vô minh thì đồng thời chúng ta cũng có một Đức Thế Tôn trong thế giới Bản-Môn vì Ngài đã vượt ra ngoài không gianthời gian.

Vì thế, nếu chúng ta dùng ý niệm của giới hạn bình thường, sẽ khó chấp nhận được những gì không còn ở trong thế giới bình thường.

Khoa học giải thích thế nào về nhục thân Lục Tổ Huệ Năng vẫn còn nguyên vẹn trong thế kiết già, sau hơn một năm Ngài viên tịch?

Nói sao cho hợp lý về sự tái sanh của các vị Lạt Ma khi những sự việc cụ thể cho thấy nơi những vị được nhận ra là vị tái sanh, đều phù hợp với những gì thân thuộc để lại, từ vị tiền kiếp?

Những người được xem là “thần đồng” về các bộ môn khác nhau, có tình cờ chỉ là những trí tuệ quá xuất sắc không, hay đây là nối tiếp những dở dang ở kiếp nào?

Rất nhiều hiện tượng nhân loại đã thấy là có thật nhưng lý trí không giải thích được, để rồi chỉ còn niềm tin vào sự nhiệm mầu.

 

            Với Diệu Pháp Liên Hoa, sau “phẩm Tựa” giới thiệu cảnh trí Pháp Hội Linh Sơn trên núi Linh Thứu thì “phẩm Phương Tiện” kế tiếp được coi là cương lĩnh của kinh Diệu Pháp Liên Hoa vì trong phẩm này, Đức Thế Tôn  ân cần nhắc nhở thính chúng, đây là những bí yếu cực kỳ thâm diệu của các Đức Như Lai, không thể chỉ suy lường phân biệt mà có thể hiểu được. Nhưng với đại bi tâm của các Đức Như Lai là Khai, Thị, Ngộ, Nhập, Phật tri kiến cho chúng sanh vô minh nên các Ngài đã lập ra vô số phương tiện, vô lượng nhân duyên, thí dụ, mà diễn nói các pháp.   

Hành giả biết căn cơ còn yếu kém nên thường tự nhắc phải lắng tâm, tĩnh lặng, kính tin, trước khi đọc tụng Diệu Pháp Liên Hoa mới có cơ may thâm nhập được phần nào ý kinh.

Hôm nay, sau công phu sáng, khi thiền hành quanh khu chung cư, hành gỉa sửng sốt khi thấy hoa vàng rực rỡ trên những bờ cỏ ven con suối nhân tạo.

Đây là hoa thuỷ tiên, loài hoa hiến tặng hương sắc khi mùa Xuân tới. Đây không phải lần đầu được chiêm ngưỡng, nhưng sao phút giây này hành giả không thể dằn được niềm xôn xao cực kỳ rúng động trước thảm hoa vàng tươi vừa bừng nở từ lòng đất!

Hôm qua, cũng thiền lộ này mà không thấy gì. Có lẽ nụ hoa tuy nhú lên nhưng cỏ xanh và lá xanh che khuất; và bây giờ, ánh nắng ban mai như chiếc đũa thần gõ nhẹ để  muôn nụ nở hoa! Ngàn đoá hoa vàng tươi từ lòng đất vừa thoắt vượt lên, cùng bừng nở, như chưa từng có chu kỳ của hạt mầm, của kết nụ !

Hành giả không biết đã đứng lặng bao lâu trước muôn hoa, với niềm xúc động mỗi lúc mỗi dâng cao …. Tới sát na mà trái tim không còn sức ôm giữ cảm xúc là lúc thâm tâm oà vỡ âm thanh sấm sét của 4 chữ “Tùng Địa Dũng Xuất”!

Hành giả ngồi xuống bên bờ suối, nghe tự đáy lòng thổn thức thầm niệm: Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh

Niềm xúc động cực kỳ khi bất chợt nhìn thấy ngàn hoa, đã vừa được giải toả.

Thì ra đây là hình ảnh tương đồng với phẩm “Tùng Địa Dũng Xuất” trong kinh Diệu Pháp Liên Hoahành giả đang trì tụng. Trong phẩm thứ 15 này, ngoài bí yếu thâm sâu qua hành trạng các Đức Như Lai từ vô lượng kiếp, đây còn là một hoạ phẩm vô cùng linh độngrực rỡ sắc mầu.

Khi các vị đại Bồ Tát ở cõi nước khắp muôn phương tới dự pháp hội, nghe Đức Thế Tôn nghiêm minh xác định Diệu Pháp Liên Hoa là tạng bí yếu của các Đức Như Lai, hết lòng gìn giữ, chẳng vọng tuyên nói nếu không hội đủ duyên lành, các vị Đại Bồ Tát bèn chắp tay làm lễ, bạch Đức Thế Tôn, xin được nhận trọng trách rộng nói kinh này, sau khi Đức Phật diệt độ.

Nghe thế, Đức Thế Tôn đã trấn an các vị đại Bồ Tát là các vị không cần bận tâm hộ trì Pháp Hoa Kinh vì đã có chúng đại Bồ Tát, số đông bằng sáu muôn số cát sông Hằng vẫn thường hằng gìn giữhộ trì tôn kinh này rồi.

Khi Đức Thế Tôn vừa dứt lời thì tam thiên đại thiên thế giới cõi ta-bà, đều rúng nứt. Đồng thời, từ dưới lòng đất, vô lượng muôn ức vị Bồ Tát vọt ra. Thân các Ngài đều sắc vàng rực rỡ, đủ 32 tướng tốt cùng ánh sáng toả chiếu khắp muôn phương. Đại chúng dự hội chưa từng được thấy cảnh huy hoàng bi tráng như vậy; lại còn được nghe thuyết giảng đây chính là các đệ tửĐức Thế Tôn đã giáo hoá từ vô lượng vô biên tiền kiếp.

Đây cũng là phẩm mà người đọc tụng phải đặt hết thân tâm vào thế giới Bản Môn, để cùng với thính chúng tại pháp hội Linh Sơn khi xưa, tin lời xác quyết của Đức Thế Tôn, tin nơi thọ mệnh vô sanh bất diệt của các Đức Như Lai mà nhận được sự thị hiện của vô biên vị Bồ Tát Tùng-Địa-Dũng-Xuất, như từ dưới đất chợt bước ra với đại bi tâm là dùng mọi phương tiện, tuỳ duyên ban vui cứu khổ chúng sanh.

Từ khai sinh lập địa, nhân gian cõi Ta-bà như chưa từng dứt tạo nghiệp nhưng đồng thời vẫn từng được giải nghiệp; như chưa từng dứt khổ nhưng đồng thời vẫn từng được cứu khổ. Bằng không thì nhân gian, vạn hữu này đã không thể tồn tại.

Do đâu nghiệp không dứt tạo, khổ không dứt mang mà vẫn tồn tại?

Ôi, phải chăng vô lượng vô biên Bồ Tát Tùng-Địa-Dũng-Xuất, đệ tử của Đức Thế Tôn chưa từng vắng mặt gia hộ?

 

Kiểm điểm bao tai hoạ từ quốc độ này tới quốc độ kia, từ thiên tai này tới nhân tai kia, không nơi nào mà khi nguy nan không có những trái tim mở rộng, những bàn tay đưa ra để cưu mang, ôm ấp kẻ hoạn nạn.

Bồ Tát tuỳ duyên, như hạnh Quan Âm mà hoà đồng cứu giúp.

Hạnh phúc thay, khi cảm nhận được, để thấy thân phận con người không quá cô đơn, vì Chư Bồ Tát luôn thị hiện nơi cùng khổ.

 

than cayNhững hàng cây trụi lá mùa thu, những thân gỗ khẳng khiu mùa đông vẫn dũng mãnh đứng đó vì phải chăng chúng biết, rồi mùa Xuân sẽ tới !

quả thật, mùa Xuân đang tới.  

Muôn đoá thuỷ tiên từ dưới lòng đất vọt lên, mang thông điệp của năng lực, của sự che chở, sự gia hộ từ vô lượng Bồ Tát Tùng-Địa-Dũng-Xuất trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa tới chúng sanh khổ luỵ.

Trong dòng lệ của những còn, mất, hơn, thua, năm cũ, vạn hữu đang cùng đón Xuân mới với chung niềm tin yêu, hy vọng

 

Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát

Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát

Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát

 

 

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – Thuỷ tiên đầu Xuân)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1254)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1619)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 1741)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1306)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 997)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1306)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 1792)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1358)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1460)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1287)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2588)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1280)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1305)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1588)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1565)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1529)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1364)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2511)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1513)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1499)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1282)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1332)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1497)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1452)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1334)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1305)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1415)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2067)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1443)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1410)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1513)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1748)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1428)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1298)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1570)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1307)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1602)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2216)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1375)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 1850)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1576)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1665)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1518)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1858)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1566)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1354)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1631)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1487)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1450)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(Xem: 1242)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(Xem: 1167)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(Xem: 1208)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(Xem: 1433)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(Xem: 1546)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1524)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 958)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1406)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1416)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1554)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1799)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant