Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Luận Giải Bài Ca Ngợi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

20 Tháng Bảy 202117:43(Xem: 2836)
Luận Giải Bài Ca Ngợi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

Luận Giải Bài Ca Ngợi  Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

Nguyên bản: The Praise to Manjushri
Luận giải: Geshe Rabten/ Dharamsala, Ấn Độ/ June, 1975.

Anh dịch: Gonsar Rinpoche.
Biên tập: Sandra Smith và Ven. Gyalten Lekden/ March, 2013.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Bồ-tát Tịch Thiên Và Tác Phẩm Nhập Bồ-tát Hạnh

CA NGỢI BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI


Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát!
Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
Ngài giữ trong tim một bộ kinh biểu tượng của việc thấy tất cả mọi thứ như chúng là,
Người dạy trong sáu mươi cách, với lòng từ bi yêu thương của một từ thân với đứa con duy nhất,
Đến tất cả các tạo vật bị giam trong tù ngục của luân hồi,
Bối rối trong bóng tối của si mê, tràn ngập bởi khổ đau của họ.
Ngài tuyên dương giáo pháp như rồng sấm sét đánh thức chúng con khỏi ngất ngây của vọng tưởng
giải thoát chúng con khỏi xiềng xích sắt thép nghiệp chướng của chúng con,
Người vung thanh gươm trí tuệ chặt khổ đau xuống bất cứ khi nào mầm móng của nó xuất hiện,
Xua tan bóng tối của của tất cả mọi si mê;

Ngài, thân thể lộng lẫy và rực rỡ với một trăm mười hai dấu ấn của một Đức Phật,
Người đã hoàn thành những giai tầng đạt được những hoàn thiện cao nhất của một vị Bồ tát,
Người đã thanh tịnh từ lúc khởi đầu.
Hỡi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, chúng con đảnh lễ ngài.
OM A RA PA TSA NA DHI
Với sự chiếu sáng của trí tuệ ngài, hỡi đấng từ bi,
Hãy soi sáng bóng tối bao phủ tâm thức chúng con
Hãy soi sáng sự thông minhtrí tuệ của chúng con
Vì thế chúng con có thể đạt được hiểu biết thâm nhập vào trong những lời Đức Phật và những luận giải về chúng.

Nguyên Bản Tạng Âm
Gang-lo-ma
La ma dang gön po jé tsün jam päi yang la chak tsäl lo
Gang gi lo drö drip nyi trin drel nyi tar nam dak rap sel wä
Ji nyé dön kün ji zhin zik chir nyi kyi tuk kar lek bam dzin
Gang dak si pä tsön rar ma rik mün tom duk ngel gyi zir wä
Dro tsok kün la bu chik tar tsé yän lak druk chü yang dän sung
Druk tar cher drok nyön mong nyi long lä kyi chak drok dröl dzä ching
Ma rik mün sel duk ngäl nyu gu ji nyé chö dzé rel dri nam
Dö nä dak ching sa chü tar sön yön tän lhün dzok gyel sä tu bö ku
Chu trak chu dang chu nyi gyän trä dak lö mün sel jam päi yang la dü

OM A RA PA TSA NA DHI

Tsé dän khyö kyi khyen rap ö zer gyi
Dak lö ti muk mün pa rap säl nä
Ka dang tän chö zhung luk tok pa yi
Lo drö pop päi nang wa tsäl du söl
 

***

LUẬN GIẢI

Theo truyền thống của những đạo sư giáo huấn truyền khẩu, như giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì Lời Ca Ngợi Bồ tát Văn Thù (Gang-lo-ma ) được sáng tác bởi 100 vị Đại Thành Tựu Ấn Độ đã tập hợp lại với nhau. Tự riêng mỗi người quyết định nói một bài kệ để ca ngợi Bồ tát Văn Thù, khi ấy đang gia hộ tâm trí của họ. 99 người đã viết cùng lời ca ngợi, vốn được biết như Gang-lo-ma. Vị thứ 100 viết hơi khác, vốn trở thành lời ca ngợi bổ sung cho Gang-lo-ma gọi là Sheja-kha-yingpa. Điều này rất, rất nổi tiếng và được lập lại bởi ngài Vidyakokila the Younger (Avadhutipa). Văn bản ngày nay; gần như thất truyền; nó cực kỳ hiếm hoi và là điều gì đó mà nhiều người đang tìm kiếm, bởi vì nó là lời cầu nguyện rất rất quan trọng đối với Bồ tát Văn Thù Sư Lợi.

Mặc dù văn bản bắt đầu với “Con lễ phủ phục đến đạo sưBồ tát Văn Thù Sư Lợi,”[1] nhưng trong sự quán tưởng, trong tâm thức ta, không nên riêng biệt. Không có bất cứ sự chia cách nào giữa đạo sưBồ tát Văn Thù Sư Lợi, cho nên bất cứ khi nào ta thấy Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, thì ta thấy đạo sư. Không nên có sự phân chia. Điều này rất quan trọng. Trong một số thực hành, bất cứ khi nào từ đạo sư (lama) được đề cập - cho dù một bổn tôn được để cập và quán tưởng, hay cho dù mặt trời được sử dụng, thí dụ thế, không có gì khác biệt. Đôi khi thay gì dùng mặt trời, người ta dùng mặt trăng, nhưng đó là giống nhau, biểu lộ sự trong sáng, hay sự hoàn toàn tan biến những chướng ngại vật chất và tinh thần.

Ji nyé dön kün có nghĩa là “bất cứ điều gì con có thể thấy” hay “bất cứ điều gì có thể được nhận thức”, và liên hệ đến lẽ thật quy ước (thế đế). Mọi thứ mà có thể khai triển trên trình độ quy ước là được nhận thức bởi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi.

Ji zhin zik có nghĩa là “lẽ thật tuyệt đối” (chân đế) - không chỉ là sự thấu hiểu khía cạnh quy ước của việc mọi thứ xuất hiện đến chúng ta như thế nào, kiểu mẫu tồn tại thông thường - mà là việc thấy thực tại tuyệt đối. Kiểu mẫu chân thật của sự tồn tại hay lẽ thật tuyệt đối được thấu hiểu bởi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi.

Ji-zhin zik cũng liên hệ “đạo sư tuyệt đối.” Ta nên thấy là không có sự khác biệt giữa Bồ tát Văn Thù Sư Lợiđạo sư, theo mật điển cũng như kinh điển. Không có quan điểm khác biệt và không có khác nhau trong những truyền thống. Tất cả những truyền thống của Phật giáo đều đồng ý về điều này.

Gang gi lo-drö có nghĩa là “trí tuệ của bậc (hiền thánh) “, liên hệ đến Bồ tát Văn Thù Sư Lợi giống như mặt trời giữa không gian trống trải không có bất cứ chướng ngại và che phủ của mây. Nếu có những đám mây, những tia nắng mặt trời không thể chiếu trực tiếp đến chúng ta; có những sự chướng ngại. Trí tuệ của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi sạch không hai loại chướng ngại: chướng ngại của những cảm xúc quấy rầy (phiền não chướng), những chướng ngại với tri thức (sở tri chướng). Ngài có tự do khỏi những vọng tưởng thông thường và thuộc bản năng, và ngài có những phẩm chất chân thật của một bậc giác ngộ.

Không có gì khác nhau cho dù mặt trời hay mặt trăng được sử dụng để trình bày lẽ thật; ngài có trí tuệ thấu hiểu những chân lý nhị nguyên. Để biểu thị đại trí tuệ siêu việt trống không mọi chướng ngại, vốn không thể thấy trong bất cứ hình tướng vật lý nào, ngài cầm một quyển kinh trên tay trái tại trái tim ngài. Cầm quyền kinh tại trái tim biểu thị rằng ngài có những phẩm chất tinh thần này. Những phẩm chất vật lý có thể biểu hiện bằng những dấu hiệu cùng những biểu tượng, và bằng những gì ngài làm, qua những hành vi từ bi; nhưng để biểu thị những phẩm chất tâm lý của ngài như thế nào, thì ngài cầm một quyển kinh, biểu thị trí tuệ của việc thông hiểu hai trình độ của lẽ thật.

Những phẩm chất căn bản của những bậc giác ngộtrí tuệ, từ binăng lực. Bên cạnh là phẩm chất từ bi. Gang-dag liên hệ đến chúng sanh. Si-pa tsön-rar có nghĩa là “trong ngục tù của luân hồi.” Điều này liên hệ đặc biệt đến hai loại chướng ngại: chấp trước vào sự tồn tại thật sự của các hiện tượng (pháp chấp) và chấp trước vào sự tồn tại thật sự của cá nhân ( ngã chấp). Hai loại chấp thủ này là những gì ngăn trở chúng ta vượt ra khỏi luân hồi. Chúng ta bị ngăn trở chỉ vì hai loại sai lầm chính này của tâm thức - ngã chấppháp chấp, tự ngã sai lầm và những thứ như vậy. Đây là những gì được liên hệ đến như ngục tù của luân hồi.

Ma-rig mün-thom có nghĩa là “hoàn toàn bị quay cuồng bởi si mê “. Nguyên nhân sự quay cuồng của chúng ta là hai loại chấp trước này. Bằng sự quay cuồng này chúng ta làm nhiều thứ sai phạm và không phân biệt được giữa tiêu cựctích cực. Qua làm nhiều việc tiêu cực hơn, hầu như chúng ta bị say bởi khổ đau. Hơn thế nữa “bị tràn ngập (bởi đau khổ),” zir-wa có nghĩa là say[2].

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi có lòng đại từ bi - giống như cha mẹ với đứa con duy nhất - đối với chúng sanh bị sự quay cuồng này về hai phẩm chất căn bản sai lạc hay những lỗi lầm của tâm thức. Bu-chik có nghĩa là “đứa con duy nhất”. Lòng từ bi của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đối với chúng sanh giống như cha mẹ đối với đứa con duy nhất. Cha mẹ dành mọi sự chú ý và yêu thương cho đứa con đó, cho nên nó trở thành một món vật báu và một sự tập trung của từ thân. Thật sự lòng từ bi của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng và giải thích bằng bất cứ phương tiện hay thí dụ nào. Mặc dù thí dụ về tình thương của từ thân cho đứa con duy nhất là điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể sử dụng, nhưng nó khá giới hạn. Đôi khi sự chăm sóc và tình thương là cho thái độ tự yêu mến - cho chính chúng ta.

Lòng từ bi không thể tưởng tượng được của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi được biểu hiện bằng druk tar cher drok, có nghĩa “tiếng rống của rồng sấm sét.” Ngài làm giáo pháp được biết qua một khoảng cách vĩ đại với một âm thanh to lớn. Đây là một biểu hiện cho sự quan tâm ân cầnlòng từ bi của ngài cho chúng sanh. Cung cách tột cùng của việc làm lợi ích cho chúng sanh không phải là cải thiện phẩm chất của đời sống vật chất, mà là cải thiện phẩm chất tâm linh của họ.

Nyön mong nyi long có nghĩa là “chúng ta được đánh thức khỏi giấc ngủ của si mê,”[3] giống như chuông báo thức làm chúng ta hoàn toàn tỉnh giấc khỏi cơn ngủ say. Lời dạy của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi giống như tiếng rống của rồng sấm sét, làm xáo trộn hoàn toàn giấc ngủ của si mê. Đôi khi chúng ta ngủ trong khi hành thiền, và chúng ta cần được đánh thức.

Lä kyi chak drok có nghĩa là “gông cùm của nghiệp chướng.”[4] Chúng ta bị ràng buộc và giam cầm đối với những hành động trước đây của chính chúng ta, vì vậy những gì chúng ta làm bây giờ hầu như đã bị quyết định. Những hoạt động như sấm sét của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi cắt mối ràng buộc của của nghiệp thức si mê của chúng ta.

Có nhiều thứ chúng ta không thể tự làm cho chúng ta bởi vì chúng ta đã tạo nên những quy luật nhất định cho chính chúng ta - những quy định của vọng tưởng. Chúng ta có thể xem điều này như nghiệp chướng vốn ngăn trở chúng ta làm nhiều thứ mà chúng ta thích làm. Chúng ta phải vượt qua những loại hành vi này vốn giữ chúng ta rất giới hạngiam hãm trong một quan điểm hẹp hòi. Một khi chúng ta phá vỡ những thứ này, thì chúng ta sẽ thoát khỏi việc tích lũy hay hình thành thêm những nghiệp thức.

Những hành động của chúng ta là những giới hạn của chúng ta, giống như còng tay và xiềng chân của một tù nhân. Khi một tù nhân bị xiềng sắt ngang chân, người ấy không thể đi đâu được. Chúng ta đã tạo nên những thứ này trong chính tâm thức của chúng ta, nhưng hành vi tích cực của chúng ta có thể ngăn chúng ta khỏi tích lũy thêm những nghiệp chướng. Đây là bằng phương tiện của sự tự kiểm soát, nó thường được quyết định bởi chúng ta. Chúng ta không nên cho phép loại tương tục của những hành vi quá khứ quyết định tương lai chúng ta.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi cầm thanh gươm trí tuệ, biểu thị năng lực của ngài. Đây là một biểu thị lòng từ bi của ngài, vốn cắt sự ràng buộc của hành viràng buộc của si mêvọng tưởng của chúng sanh. Đây không phải điều gì đó mà ngài không có phương tiện để làm; ngài có nhiều năng lực để làm việc này, như được biểu thị bằng thanh gươm trong tay phải của ngài.


Dö nä dak có nghĩa là “thuần khiết ngay từ đầu.” Điều này liên hệ đến tướng trạng tối hậu của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi. Tướng trạng diễn giải của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi có thể là Bồ tát vốn không thanh tịnh ngay lúc đầu, mà là người phải hành động và tịnh hoá chính mình. Tuy nhiên, tướng trạng tối hậu là biểu hiện của trí tuệ Phật. Phương diện này của Văn Thù Sư Lợithuần khiết ngay từ đầu.

“Ngài là bậc thuần khiết ngay từ đầu và đã trải qua mười giai tầng và đã đạt đến quả Phật, tuy nhiên đã tự biểu hiện như con trai của chư Phật.”[5]

Gyal-sä tu-wö-ku có nghĩa là “con trai của Đức Phật, người có thể làm được nhiều việc.”[6] Điều này giải thích năng lực của thành tựu, của biểu hiện phù hợp với nhu cầu của chúng sanh - đôi khi như một vị Vua giác ngộ, đôi khi như một hoàng tử của Đức Phật, một vị Bồ tát.

Khi những phẩm chất trí tuệ, từ bi, và năng lực của Đức Phật được diễn tả, thì trí tuệ là phẩm chất của tâm thức ngài, và từ bi được diễn tả bằng sự biểu hiện của nó - là giáo huấn, phẩm chất lời nói của ngài. Rồi thì có năng lực vật lý của ngài; những phẩm chất của thân thể ngài.

Chu trak chu có nghĩa là “mười lần mười” và dang chu nyi là “cộng mười hai.” Điều này biểu thị cho 112 thuộc tính vật lý của Đức Phật; 80 tướng phụ và 32 tướng chính. Đây như là những trang nghiêm tự nhiên của một bậc giác ngộ, vốn không phải là gánh nặng. Những trang sức bạc và vàng có sức nặng vô kể; chúng có thể trông xinh xắn nhưng ta có thể mệt mỏi vì sức nặng của chúng và sự săn sóc ta phải có.

Dak lö mün sel jam päi yang la dü có nghĩa là “con chào đón Đức Văn Thù Sư Lợi với lòng tôn kính sâu sắc của thân thể, lời nói và tâm ý, bậc sẽ loại trừ bóng tối của tâm thức con.”[7] Bây giờ là nói về những phẩm chất trí tuệ, từ binăng lực của Đức Phật, và những phẩm chất của thân thể, lời nói và tâm ý. Chúng ta ca ngợi Văn Thù Sư Lợi chỉ bằng việc biểu hiện những phẩm chất đa dạng này.

có nghĩa là “đi xuống, cong xuống, cúi xuống.” Việc này giống như một cây có nhiều trái sẽ kéo cành cây xuống - điều này gọi là . Khi ta chú ý những phẩm chất nào đó ở một người, rồi thì tính tự hào và kiêu hãnh trở nên bị cúi xuống. Ta không còn cảm thấy rằng ta lớn, nhưng ta thấy điều gì đấy ở chính ta trong người nào đấy; điều gì đấy mà ta có thể đúng là tự nhiên trở thành. Ta chỉ cúi đầu: đây là việc tất cả sự sùng mộ và tôn kính được thể hiện như thế nào.

Tại chỗ này mật ngôn OM AH RA PA TSA NA DHI nên được trì tụng khoảng một trăm lần. Nếu ta tụng mật ngôn này hàng ngày kết hợp với lời cầu nguyện này; nếu ta thật sự tập trung, sau đó trí tuệ có thể tiến bộ trong một tháng. Trong một tháng ta có thể cảm nhận sự khác biệt trong trí thông minh của ta, và trí tuệ của ta thật sự mở rộng. Đây là đại mật ngôn của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi.

Sau khi tụng mật ngôn có lời cầu nguyện kết luận.[8]

Một người rất sáng láng chưa bao giờ học hỏi bất cứ vị thầy nào có lẽ có thể thông hiểu bất cứ bài bản nào người ấy cầm đọc, nhưng đó có thể chỉ là một sự thấu hiểu nông cạn. Người ấy chỉ thấu hiểu những gì có trong quyền sách, không phải những ý nghĩa thật sự sâu xa tiềm ẩn hoàn toàn. Chắc chắn trí tuệ rất đặc biệtcần thiết cho việc này, giống như năng lực của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, sự truyền trao của dòng truyền thừa, năng lực của đạo sư và những thứ như vậy.

Đây là sự thực hành hàng ngày mà chúng ta nên làm tại nhà. Việc đầu tiên chúng ta nên làm sau khi thức dậy là súc miệng, rồi thì trì tụng lời cầu nguyện đến Văn Thù Sư Lợimật ngôn này. Việc này là cực kỳ Lợi lạc; nó sẽ làm nên một sự khác biệt lớn lao cho một ngày của chúng ta và cho chúng ta trí tuệ lớn. Nó có thể hổ trợ, nó có thể làm nên một sự một sự khác biệt hoàn toàn lớn lao.

Sau đó thật tốt để thực hiện một sự cúng dường mạn đà la đến Văn Thù Sư Lợi bằng các câu kệ này:

“Trong một nơi trang nghiêm với bông hoa và những hoàn cảnh xinh đẹp, trên bề mặt lớn này, trái đất, chúng con quán tưởng tất cả những lục địa, mặt trờimặt trăng. Cùng với tài sản, thân thể, lời nói và tâm ý của chúng con, chúng con xin cúng dường đến ngài.”

Đó là một sự thực hành thánh thiện để làm một sự cúng dường mạn đà la ngắn gọn. Có hai cách để tụng câu kệ này, vì những sự quán tưởng có hơi khác nhau. Sang-gyä zhing-la có nghĩa là ta đem cả vũ trụthực hiện sự cúng dường đến một nơi khác - đến một cõi tịnh độ khác nơi chư Phật đang ngự trị. Khi ta nói zhing-du, thì ta quán tưởng chính nơi ta đang đứng bây giờ như một cõi tịnh độ và cúng dường nó đến những đối tượng quy y. Cho nên nếu thấy đánh vần như zhing-la hay zhing-du thì không phải sai, nhưng là một sự quán tưởng khác.

Về Văn Thù Sư Lợi

Tổ Sư Je Tsongkhapa nói về Bồ tát Văn Thù Sư Lợi “Giống như voi mong muốn dòng sông, thì con cũng mong muốn những phẩm chất thánh thiện của ngài.” Trong một thế giới hệ khác, có cùng dòng suối tâm như Văn Thù Sư Lợi. Đức Phật ngự trị là Dawa Kunzik,[9] vị Vua Của Âm Thanh Rồng. Văn Thù Sư Lợi là một trong bốn hoàng đế thời luân khi đó, và có một gia đình lớn công việc chỉ là săn sóc Đức Phật và những đệ tử của Phật. Ông thực hành liên tục việc cúng dường, năm này qua năm khác, nhưng không biết hồi hướng công đức như thế nào. Một âm thanh từ không trung nói rằng ông nên hồi hướng công đức cho sự giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Văn Thù Sư Lợi đã đi đến Đức Phật với một nhóm đông đảo và Đức Phật nói rằng năng lực công đức của ông sẽ thành tựu cho những gì ông mong ướchồi hướng. Ngài khuyên vị vua phát tâm Bồ đề và thọ Bồ tát giới. Ông vua thực hiện những sự cúng dường công phu và đã mạnh mẽ nguyện tiêu trừ thái độ vị kỷ, vì ông có thể không bao giờ hưởng được những kết quả nếu ông thấy mình lừa dối những chúng sanh khác bằng việc có thái độ vị kỷ.

Nhiều người cùng thọ giới Bồ tát vào lúc ấy. Chỉ một người sót lại là Tathagata Sa-lha, bổn tôn của trái đất, vị vẫn ở dưới trái đất theo thệ nguyện Bồ tát của ông. Tất cả những vị khác đã đi đến những thế giới khác.

Chính Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là bậc sẽ làm tất cả chư Phật của thế giới hệ này thọ giới Bồ tát. Ngài tên là Chö-gyäl-tsän, (Banner of Dharma), Biểu Pháp. Ngài trở thành đạo sư của 100 Đức Phật nguyện ước. Văn Thù Sư Lợitừ phụ của tất cả chư Phật sẽ thành. Ngài luôn luôn nói năng như một vị Bồ tát và những biểu hiện của ngài là những gì của một Bồ tát, nhưng ngài thật sự là một Đức Phật toàn giác. Ngài đã thành tựu giác ngộ nhiều lần để làm những gương mẫu, xuyên qua mười hai hành vi[10]. Khi ngài đạt được giác ngộ, chính là trong vũ trụ này, vài lần ở phương nam.

Có một cõi tịnh độ của Văn Thù Sư Lợi nhưng rất khó để sanh vào. Thậm chí nếu tất cả chư Bồ tát cầu nguyện để sanh về cõi ấy, thì chỉ có 16 vị có thể sanh về đó được. Chỉ có những vị Bồ tát trong cõi tịnh độ này; ngay cả những vị a la hán cũng không thể đến đó được. Không có khổ đau hay thiếu tự do, cho nên có tiến trình nhanh chóng. Chính Đức Phật ngự trị, Kunzik, sẽ chăm sóc chúng ta và giảng dạy giáo huấn cho chúng ta. Để được đến đó cần phải tu trì sự thực hành của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, sự thực hành dawa-para(?), và có tâm Bồ đề.

Văn Thù Sư Lợi phải được quán tưởng như một Đức Phật, nhưng toàn màu vàng. Tay trái ngài là thủ ấn giáo hoá và tay phải là thủ ấn vô uý. Ngài phải được quán tưởng như cao hàng dặm. Làm nhiều bức hoạ hay tượng Bồ tát Văn Thù Sư Lợi. Chúng ta không cần thỉnh cầu ngài; chỉ hiện diện ở đấy, ngài sẽ giải quyết tất cả những yêu cầurắc rối của chúng ta. Hãy thành tâm đến Văn Thù Sư Lợi giống như thành tâm đến tất cả các bổn tôn của hiển giáomật giáo. Tốt nhất là trì niệm danh hiệu của Văn Thù Sư Lợi hơn là của tất cả chư Phật.

Vào thời Văn Thù, có một vị vua đã giết cha mình bằng cách đánh ông ta trong cơn giận dữ. Vua tràn ngập sự hối hận, và Đức Phật hiện tại đã đến gặp vua và nói rằng Bồ tát Văn Thù Sư Lợi có thể giải quyết vấn đề, mặc dù bản thân ngài không thể. Mahakashek và Văn Thù Sư Lợi mỗi người đến với 499 đệ tử. Nhà vua chuẩn bị lễ vậtthức ăn cho 1.000 người, nhưng 100.000 hóa thân của Văn Thù Sư Lợi đã đến. Nhà vua thất vọng vì không có đủ lễ vật để cúng dường. Hơn nữa, ông không có đủ bát, vì vậy Văn Thù Sư Lợi đã bày ra những chiếc bát khất thực trước những hóa thân của ngài. Nhà vua muốn dâng y phục cho Văn Thù, nhưng Văn Thù, người có các hình dạng khác nhau, biến thành ánh sáng và nói: "Ông là hình vuông, hình tròn, hình tam giác hay cái gì khác?" Vì vậy, ông đã dùng phương tiện dạy nhà vua để thiền định về sự trống rỗng.

Văn Thù là cha, là phương pháp, bồ đề tâm, và mẹ, là trí tuệ hiểu biết tánh không. Danh hiệu của Văn Thù Sư Lợiuy lực hơn các vị Phật khác, không phải vì phẩm chất giác ngộ, mà vì sự khác biệt về khả năng mở rộng của lời thệ nguyện được coi như một Bồ tát.

Hầu hết các hiền giả[11] Ấn Độ đều có Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là vị bổn tôn chính của họ. Ví dụ, Bồ tát Văn Thù Sư Lợibạn thân nhất và là cố vấn của Tổ sư Tsongkhapa. Văn Thù không phân biệt thời điểm xuất hiện; điều này phụ thuộc vào sự nhiệt tình của người đệ tử, như trong câu chuyện về Vô Trước[12] và con chó

***
Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, June 30, 2021

 



[1] “đạo sư/Lạt ma” có thể được coi là một đối tượng ca ngợi và “Văn Thù bảo hộ” là đối tượng ca ngợi khác, do đó Geshe Rabten nhận xét rằng cả hai không thể tách rời.

[2] Zir-wa thường được dịch là "đau khổ", nhưng trong lời cầu nguyện FPMT ở trên, nó được dịch là "tràn ngập (bởi đau khổ)." Việc áp dụng nghĩa “say” cho thuật ngữ này phải là một cách thay thế hoặc truyền khẩu.

[3] Khác với bản dịch FPMT; cả hai đều đúng.

[4] Khác với bản dịch FPMT; cả hai đều đúng.

[5] Thập địa Bồ tát

[6] Điều này có nghĩa là “con trai chính của đấng chinh phục”, là một cách nói tục ngữ để chỉ bồ tát. Đây là một cách diễn giải, không phải là một bản dịch theo nghĩa đen

[7] Khác với bản dịch FPMT. Đây là một cách diễn giải, không phải là một bản dịch theo nghĩa đen. Những lời nói rằng, "Với Văn Thù, người xóa bỏ bóng tối của tâm trí con, con cúi xuống."

[8] Bản dịch của Lạt ma Thubten Yeshe về lời cầu nguyện này:

Bồ tát  Văn Thù từ bi nhất:

Với lòng tốt của ngài, xin vui lòng
Xua tan Bóng tối vô minh của con,

Qua ánh sáng lộng lẫy của ngài

Của sự trí tuệ hiểu biết

Để con có thể lãnh hội đầy đủ tất cả

Kinh điển của Đức Phật và những hiền giả Đại thừa '

Các bài bình luận, bằng cách tiếp nhận sự can đảm

Tầm nhìn của sự hiểu biết trí tuệ tri thức.

[9] Đây là dự đoán đúng nhất, tuy nhiên, “Dawa Kunzik” thậm chí không gần nghĩa với “Vua của âm thanh của rồng”, vì vậy có thể hai người này là các thực thể riêng biệt.

[10] ĐẠI CA NGỢI MƯỜI HAI HÀNH VI CỦA ĐỨC PHẬT

 

[11] pandit

[12] Cuộc Đời Của Tổ Sư Asanga 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4644)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4691)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5849)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3284)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5251)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2915)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4120)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5277)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4258)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3314)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6355)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5316)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4614)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6219)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 6096)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3872)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 6025)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4627)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4775)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3378)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6269)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4933)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3532)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3459)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5651)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4222)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 5972)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5227)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3661)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3745)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3701)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3520)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5358)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 3996)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4349)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5813)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3115)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3056)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3845)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4840)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3560)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 3028)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4560)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4711)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3427)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 3976)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4717)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3558)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3596)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5122)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4144)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3283)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 2987)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 3028)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3096)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3090)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3465)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 3993)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
(Xem: 5159)
Buông xả là một sự thực tập quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như con đường giải thoát của chúng ta.
(Xem: 2654)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant