Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quan Điểm Chân NhưPhật Tánh Trong Tác Phẩm Tham Đồ Hiển Quyết Của Thiền Sư Viên Chiếu

04 Tháng Tám 202108:18(Xem: 2643)
Quan Điểm Chân Như – Phật Tánh Trong Tác Phẩm Tham Đồ Hiển Quyết Của Thiền Sư Viên Chiếu
Quan Điểm Chân NhưPhật Tánh Trong Tác Phẩm
Tham Đồ Hiển Quyết Của Thiền Sư Viên Chiếu

Thích Nữ
Trung Ý

Con Đường Chư Phật Đã Dạy

Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được. Có Phật tánh chỉ là tiền đề dẫn đến thành Phật, song để nhận ra và quay trở về với Phật tánh thì không phải ai cũng có thể làm được.

Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất. Không những là bậc chân tu ngộ đạo, Thiền sư còn có tài văn chương xuất chúng. Tất cả những tác phẩm của Ngài trước tác và để lại cho đến nay chỉ còn “Tham đồ hiển quyết”, tác phẩm kết tinh từ những hương thơm cỏ lạ, khoe sắc giữa vườn văn học Thiền tông Việt Nam.

Hành trạng của Thiền sư Viên Chiếu

Theo Thiền uyển tập anh, Thiền sư Viên Chiếu (圓照) (999-1091) họ Mai, tên Trực, người Long Đàm, Phúc Đường (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội). Ngài là con người anh của Thái hậu Linh Cảm nhà Lý, ngay từ nhỏ đã thông minh hiếu học. Sau xuất giathọ giáo với Thiền sư Định Hương núi Ba Tiêu, rất tinh thông pháp Tam quán trong kinh Viên Giác, thâm đắc ngôn ngữ tam muội, thuyết giảng lưu loát, người đến học rất đông(1). Sau khi chứng đạo, Thiền sư trụ trì chùa Cát Tường tại Thăng Long. Tham đồ hiển quyết là một tác phẩm viết theo thể tài thoại đầu thiền ngữ. Tức là thiền sinh đặt ra câu hỏi về những vấn đề nan giải như chân như, Phật tánh, hay các vấn đề khác nữa. Tất cả được sư kiến giải bằng hình ảnh thi ca đơn giảnvô cùng thâm thúy.

Thiền sư Viên Chiếu vận dụng tinh tế những hiện tượng nghịch lý của cuộc sống hiện thực, nhằm đả thông sự trực ngộ của người hỏi. Ngài kéo tâm phóng đãng, bay bổng, miên viễn của người học đạo trở về với thực tại, nhìn sâu vào bản chất, bản thể tự tánh thanh tịnh của mỗi người. Thiền học của Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến “tâm”: “Chú trọng đến chữ tâm, khai thác tận cùng các yếu tố thuộc về tâm chứ không đơn thuần chỉ là tìm hiểu để khai thác mặt tâm lý xã hội” (2).

Thoại đầu thiền ngữ

Tư duy thiền học tức là lối tư duy thiên về trực cảm, trực giác tâm linh. Chính nhờ khả năng trực cảm ấy, con người trực ngộ bản thể của các pháp. Khi người học trò đặt câu hỏi: “Thanh thanh thúy trúc tận chân như. Như hà thị chân như dụng? (Xanh xanh trúc biếc thảy đều chân như. Thế nào là cái dụng của chân như?), Sư đáp:

赠君千里 远

笑 把 盛 茶

“Tặng quân thiên lý viễn
Tiếu bả nhất âu trà” (3).
(Tặng người nghìn dặm xa
Cười xách một bình trà).

Đôi khi việc học đạo không đòi hỏi những điều quá cao siêu, thần bí, mà chỉ là sự cảm nhận từ những việc đơn giản, nhẹ nhàng nhưng thật sâu sắc. Bản thể của vạn pháp được Thiền sư lý giải nhẹ nhàng như việc một người đi xa nghìn dặm được ân cần cười tặng một bình trà. Đối với người học trò, bản thể chân như có mặt trong tất cả khóm trúc xanh xanh kia, nhưng vẫn chưa hiểu thế nào là dụng của chân như. Dụng là khái niệm của Phật giáo Đại Thừa chỉ tác dụng giáo hóa thế gian.

Thiền sư Viên Chiếu giải quyết vấn đề bản thể chân như của các pháp một cách đơn giản nhưng vô cùng thiện xảo, hướng tâm người học trò trở lại với thế giới hiện thực. Chân như không ở đâu xa mà vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống, nơi hàng trúc xanh xanh kia. Điều này nói lên rằng trong mỗi con người đều có bản thể chân như thanh tịnh, chỉ những ai dụng công tu tập, quét sạch lớp bụi vô minh mới nhận ra. Dụng của chân như giống như một ấm trà vui vẻ tặng cho người đi đường xa, giúp thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trên đường. Hành giả muốn cảm nhận tác dụng thật sự của chân như, cần có một công phu hành trì tu tập miên mật, sống với tâm thế tự tại an nhiên. Giống như việc người khách phương xa thưởng thức một tách trà, y bỏ qua những phân biệt đối đãi về loại trà hay cách thức pha trà, mới cảm nhận được trọn vẹn hương vị của nó. Vị Tăng lại hỏi: “Nhậm ma tức không lai hà ích?” (Thế nào là uổng công đến mà không ích gì?), Sư liền đáp rằng:

谁识东啊去。

途中载白头。

“Thùy thức Đông a khứ
Đồ trung tái bạch đầu” (4).
(Ai hay đi đến gò Đông
đầu mà vẫn ruỗi rong giữa đường).

Bên trên đã khai tâm trí của người học trò về bản thể của các pháp hiện hữu, dụng của chân như Phật tánh đều tồn tại trong mỗi người chứ không phải riêng cá nhân nào. Chân như là sẵn có trong mỗi chúng sanh, ai ai cũng có thể tánh thanh tịnh, điều này khiến người học trò cho đó là điều bình thường hiển nhiên, vậy mới nói là uổng công đến mà không lợi ích gì. Tuy nhiên, người ấy lại quên rằng không phải ai cũng có thể nhận ra sự có mặt của chơn tâm thường trụ nơi chính bản thân mình.

Thiền sư Viên Chiếu chuyên trì kinh Viên Giác, vì vậy quan niệm về bản thể chân như cũng có ảnh hưởng tư tưởng của bản kinh này. Bản thể trong kinh Viên Giác chính là Viên giác diệu tâm Như Lai: “Tất cả chúng sanhmọi vật huyễn hóa đều sanh từ Viên giác diệu tâm Như Lai. Ví như hoa đốm trong hư không từ hư không mà có, hoa đốm tuy diệt mà tánh hư không không hoại. Tâm huyễn của chúng sanh lại y nơi pháp huyễn mà diệt. Pháp huyễn tâm huyễn diệt hết thì tánh giác bất động” (5).

Như vậy, bản thể là cái bất động còn biểu hiện của sự vật hiện tượng trên thế giới này chỉ là tướng của bản thể mà thôi. Hình tướng phân biệt có thể khác nhau nhưng bản thể thì đều bình đẳng như nhau. Bản thểthanh tịnh, bình đẳng, bất động nhưng liệu rằng dễ dàng nhận biết như việc chính mình không biết người chủ của mình là ai, cũng như không nhận ra bản thể chân như thì dù có rong ruỗi đi tìm sự giải thoát đến bạc đầu vẫn không tìm ra. Người tham vấn cứ thế lại hỏi một câu khác: “Nhất thiết chúng sanh, giai ngôn thị Phật. Thử lý vị minh, thỉnh sư thùy thị” (Hết thảy chúng sanh, nói mình là Phật. Chưa thấu ngọn ngành, xin thầy dìu dắt). Sư đáp:

劝君且务农桑去。

莫学他人待兔劳。

“Khuyến quân thả vụ nông tang khứ
Mạc học tha nhân đãi thố lao” (6).
(Khuyên người gắng việc nông tang
Học người chờ thỏ bên đường uổng công)

Sau 49 ngày thiền định dưới cội Bồ-đề, Đức Phật đã xác chứng rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, tức là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có khả năng thành Phật. Điều đó cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt để bước trên con đường tu tập theo giáo lý Đức Phật đã dạy. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai”. Như vậy, chúng ta không còn chút nghi ngờ gì nữa về Phật tánh sẵn có trong mỗi người, chỉ là Đức Phật đã nhận ragiác ngộ hoàn toàn còn chúng ta tuy sẵn có nhưng vì vô minh phiền não che lấp nên không thể hiển lộ được bản tánh giác ngộ ấy. Ý hết thảy chúng sanh đều nói mình là Phật có lẽ là nói đến Phật nhân trong mỗi con người chứ không phải Phật quả, vì từ nhân trở thành quả đòi hỏi phải trải qua quá trình công phu tu tập hành trì. Hay nói cách khác, tất cả chúng sanh đều có sẵn Phật nhân, là hạt giống thiện lành, nếu biết tu tập theo đúng chánh đạo, hành đúng Chánh pháp, tất cả chúng sanh đều có khả năng giác ngộ, giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, trở thành một vị Phật.

Thiền sư với kinh nghiệm chứng ngộ của mình đã khuyên học trò quay về làm những việc đồng áng thường nhật của nông phu. Ngài dùng điển tích rút từ “Thiên Ngũ đố” trong Hàn Phi Tử, kể về một người làm nông nước Tống gặp một con thỏ chạy vấp phải một gốc cây mà chết. Anh đem về làm thịt ăn. Hôm sau ra đồng, bỏ cả cày bừa, đến gốc cây ngồi đợi một con thỏ khác, nhưng cuối cùng vẫn không có con thỏ khác, ngược lại còn bị người nước Tống chê cười (7). Truyện ngụ ý rằng, chúng ta đừng phí sức trông chờ vào những sự ăn may, việc xảy ra một lần nên nghĩ sẽ luôn luôn diễn ra như thế nên trông chờ, đó là sự trông chờ hoài công.

Nắm bắt được tâm tư suy nghĩ của học trò, Thiền sư lo sợ đệ tử sẽ rơi vào tự mãn khi chấp vào câu nói “Hết thảy chúng sanh đều là Phật”, chưa chứng mà cho đã chứng sinh ra tâm lý ỷ lại, không cần tu tập, không cầu giải thoát. Cho nên Ngài mới khuyên hãy làm những việc bình thường với tâm sáng suốt tĩnh lặng, tức là “bình thường tâm thị đạo”. Đừng tìm kiếm Phật ở đâu xa xôi, Phật hiện hữu trong tâm mình, tâm thanh tịnh sáng suốt đó chính là tâm Phật. Dù làm những công việc đồng áng thường ngày trồng rau, hái trái nhưng với tâm không vọng động, không phiền não chấp trước thì đó là tâm chư Phật hiện hữu. Ngược lại, không chịu tinh tấn tu hành theo lời Phật dạy sao có thể tiến bước trên con đường giác ngộ, đạt đến Niết-bàn được. Như anh chàng ôm cây ngồi đợi thỏ, chỉ hoài công phí sức. Tăng lại thưa: “Hạnh mông sư hiển quyết, chung bất hướng tha cầu” (Ơn thầy chỉ rõ trước sau, chung quy khỏi phải tìm đâu thêm phiền). Sư đáp:

可怜遭一噎。

饥坐却忘餐。

“Khả lân tao nhất yết
Cơ tọa khước vong san” (8).
(Thương thay từng nghẹn một đôi lần
Đói lả ngồi ngây chẳng dám ăn).

Người học trò khi được Thiền sư dạy như thế, cho là đã ngộ rồi không cần đi tìm cầu ở nơi khác. Thiền sư khai ngộ bằng hình ảnh một người đói lả ngồi trước thức ăn mà chưa dám ăn, thật đáng thương. Chỉ ý của Thiền sư muốn nói đến những vị nghe rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tỏ ra tự mãn không muốn tìm cầu, không thực hành các thiện pháp, mà muốn thành Phật. Như thế thật không khác gì người đói, đói công phu tu tập theo giáo pháp Như Lai mà khao khát thành Phật. Thiền sư giảng đến đây, người học trò thốt lên rằng: “Kỷ niên đa tích năng trung bảo, kim nhật đương trường địch diện khan” (Của báu bao năm công góp nhặt, đến nay nhìn trước mắt rành rành). Sư đáp:

祇待中秋月。

却遭云雨侵。

“Chỉ đãi trung thu nguyệt
Khước tao vân vũ xâm” (9).
(Những đợi trăng trung thu
Nào hay khuất mây mù).

Nhiều năm bao công góp nhặt của báu, ngày nay trước mắt thấy rõ ràng. Câu này người học trò hỏi mà dường như không hỏi. Nghe qua câu nói của người học trò, tưởng chừng y đã ngộ, tự nhận ra chơn tâm Phật tánh trong chính mình. Nhưng Thiền sư Viên Chiếu lại nói: “Chờ mãi trăng Trung thu để thấy trăng tròn sáng nhất, nào ngờ bị mây mưa che khuất”. Nghĩa là, người học trò đã biết nơi mỗi người đều có Phật tánh thanh tịnh song chưa sáng tỏ mà bị mây vô minh che khuất, thật đáng buồn thay. Chân như Phật tính sáng suốt, thanh tịnh, tịch tĩnh, không có trong ngoài trước sau. Do đó, Thiền sư biết người học trò tâm chưa sáng nên dùng hình ảnh ví dụ khác để khai tâm mở trí.

笑他徒抱柱。

溺死向中流。

“Tiếu tha đồ bao trụ
Nịch tử hướng trung lưu” (10).
(Cười ai vịn cột cầu
Chết đuối dưới dòng sâu).

Thiền sư lại dẫn một điển tích văn học Trung Quốc, kể về anh chàng tên Vi Sinh hẹn gặp người yêu dưới cột cầu. Người con gái không đến. Chờ mãi, nước lên, Vi Sinh giữ lời hứa không bỏ chỗ hẹn, ôm cột cầu mà chết đuối (11). Ngài mượn câu chuyện để dạy cho người học trò rằng, chúng ta nhận biết Phật tánh tồn tại trong mỗi người nhưng không đồng nghĩa thành Phật. Chúng sanh ai ai cũng có Phật tánh nhưng không phải ai cũng đều thành Phật. Muốn giác ngộ thành Phật phải gia công hành trì tu tập, ngược lại nếu chấp vào như anh chàng Vi Sinh kia, thật uổng công vô ích. Nếu chấp vào Phật tánh sẵn có rồi không tu tập, không thực hành thiền định, không thực hành Chánh pháp, mong thành Phật thì quyết không có lẽ đó. Người học trò lại hỏi: “Nhậm ma tức thành Phật đa dã?” (Như thế nào là nhiều người thành Phật, ý nghĩa câu đó thế nào?). Sư đáp:

祖龙驱自止。

徐福远徒劳。

“Tổ Long khu tự chỉ
Từ Phúc viễn đồ lao” (12).
(Đường xa Từ Phúc nhọc lòng
Nữa chừng rong ruổi Tổ Long phải dừng).

Người học trò thắc mắc vì sao lại nhiều người thành Phật? Vì theo lời Phật dạy là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật. Thắc mắc đó được Thiền sư lý giải bằng cách dẫn câu chuyện của Tần Thủy Hoàng (Tổ Long) sai đạo sĩ Từ Phúc đi ra biển tìm cỏ trường sinh. Từ Phúc dẫn ba nghìn đồng nam, ba nghìn đồng nữ đi tìm nhưng mãi không thấy trở về. Còn Tần Thủy Hoàng vẫn ở tại quê hương của mình.

Tuy nói là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng không phải ai cũng có thể quay trở về với Phật tánh của chính mình. Từ Phúc dụ cho người mê, cứ đi tìm cái không thật, để rồi không trở về cố hương của mình. Còn Tổ Long dụ cho người giác, tuy có sai Từ Phúc đi tìm thuốc trường nhưng vẫn ở tại quê hương. Tánh giác của mỗi người như nhau, nhưng khác nhau vì người mê thì không biết quay lại với Phật tánh của mình, mãi phiêu lưu trong biển sanh tử, còn người giác tự biết quay trở lại với tánh giác của mình. Như vậy, sao có thể nói là nhiều người thành Phật.

Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được. Có Phật tánh chỉ là tiền đề dẫn đến thành Phật, song để nhận ra và quay trở về với Phật tánh thì không phải ai cũng có thể làm được. Những lời dạy của Thiền sư Viên Chiếu về chân như, Phật tánh xuất phát từ sự thật chứng sâu xa về thiền chỉ. Tuy giống nhau về bản chất giác ngộ nhưng để đạt đến thành Phật, còn tùy vào căn cơ tu tập của mỗi chúng sanh.

Chú thích:

1.Ngô Đức Thọ – Nguyễn Thúy Nga (dịch và chú giải) (2014), Thiền uyển tập anh, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.48.

2.Nguyễn Công Lý (2016), Văn học Phật giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, tái bản lần 3, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, tr.320.

3.Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.274-275.

4.Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.275.

5.Thích Nhật Quang (2019), Kinh Viên Giác giảng giải, Nxb Hồng Đức, tr.106-107.

6.Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.277.

7.Dẫn lại Lê Mạnh Thát (2002), Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam, tập 3, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.402.

8.Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.277.

9.Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.277.

10.Viện Văn học (1977), Thơ Văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.277.

11.Viện Văn học (1977), Thơ Văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.292.

12.Viện Văn học (1977), Thơ Văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.278.

Tài liệu tham khảo:

1.Ngô Đức Thọ – Nguyễn Thúy Nga (dịch và chú giải) (2014), Thiền uyển tập anh, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

2.Nguyễn Công Lý (2016), Văn học Phật giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, tái bản lần 3, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.

3. Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Thích Nhật Quang (2019), Kinh Viên Giác giảng giải, Nxb Hồng Đức.

5. Lê Mạnh Thát (2002), Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam, tập 3, Nxb TP.HCM.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1618)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1540)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1485)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 1069)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1456)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1399)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1310)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1361)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1697)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 1912)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1425)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 1086)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1418)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 1981)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1447)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1541)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1376)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2837)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1367)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1401)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1703)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1660)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1622)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1458)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2619)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1599)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1598)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1397)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1415)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1599)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1537)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1437)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1415)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1503)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2175)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1528)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1475)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1592)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1816)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1505)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1375)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1645)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1385)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1670)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2351)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1442)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 1932)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1656)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1728)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1598)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1924)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1653)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1415)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1713)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1566)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1524)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(Xem: 1311)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(Xem: 1239)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(Xem: 1279)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(Xem: 1512)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant