Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Bàn Về Khái Niệm Con Đường Độc Nhất – Ekāyana Magga Trong Kinh Điển Pāli

19 Tháng Tư 202215:17(Xem: 2456)
Bàn Về Khái Niệm Con Đường Độc Nhất – Ekāyana Magga Trong Kinh Điển Pāli

Bàn Về Khái Niệm Con Đường Độc Nhất
– Ekāyana Magga Trong Kinh Điển Pāli


Chúc Phú

tam linh 

Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là một khái niệm thu hút nhiều sự quan tâm của học giới từ phương Tây[1] cho đến phương Đông[2].

Ở Việt Namcụ thể là trong bản dịch tiếng Việt kinh tạng Nikāya của hòa thượng Thích Minh Châu thì khái niệm con đường độc nhất xuất hiện trong hai trường hợp. Thứ nhất, trong những bài kinh liên quan đến pháp tu Tứ niệm xứ (cattāro satipaṭṭhānā). Thứ hai, ở những bài kinh nhằm chỉ cho Bát thánh đạo (ariya aṭṭhaṅgika magga).

Trong khi đó, lời dạy của Đức Phật vốn là thống nhất, dù ở bất cứ truyền thống Phật giáo nào. Cụ thể, theo kinh Trung Bộ, lời dạy của Đức Phật ban đầu cũng thiện, giữa cũng thiện và sau cuối cũng thiện[3]. Hoặc văn vẻ hơn như câu kinh Tập (Sn 171): Sự thật chỉ có một, không sự thật thứ hai[4]. Nói theo kinh điển Hán tạng là Phật nói một lời không hề sai khác (佛一言無有異)[5]. Sự tồn tại cả hai con đường độc nhất trong cùng một truyền thống kinh điển là điều quá đỗi đặc thù.

Từ những trường hợp chứng đắc Thánh quả được ghi nhận trong kinh điển Phật giáo như: do quán bất tịnh, do trực ngộ thường, do tu thân hành niệm, do thực hành về niệm chết…đã cho thấy rằng, có nhiều con đường cùng xuôi về Niết-bàn[6]. Những lời dạy tương tự của Đức Phật trong kinh điển Hán tạng cũng được tìm thấy từ bài kinh Tam tụ (三聚經)[7].

Do vậy, việc khảo lại những bản kinh xuất hiện cụm từ con đường độc nhất, từ kinh tạng Nikāya và những khi cần thiết chúng tôi sẽ đối chiếu sang Hán tạng, cũng như ý kiến của các bậc chú giải kinh điển, và cả những liên hệ về từ nguyên… nhằm góp phần minh định sự chân xác trong lời dạy của Đức Phật, là chủ đích của bài khảo luận này.

1.   Khái niệm con đường độc nhất liên quan đến Tứ niệm xứ - từ Hán tạng đến Nikāya .

1.1 Kinh điển Nikāya

Kinh Trường Bộ

Trong kinh Trường Bộ, khái niệm con đường độc nhất xuất hiện trong kinh Đại niệm xứ (mahāsatipaṭṭhānā sutta). Kinh ghi:

Tôi nghe như vậy.

Một thời, Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammāssadhamma (Kiềm-ma-sắt-đàm) - đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các vị Tỷ kheo: "Này các Tỷ kheo." Các Tỷ kheo trả lời Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn." Thế Tôn nói như sau:

- Này các Tỷ kheođây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bidiệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Đó là Bốn niệm xứ[8].

Kinh Trung Bộ

Kinh Niệm xứ (satipaṭṭhānā sutta), thứ 10. Kinh ghi:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (Kiềm-ma-sắt-đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn.

Thế Tôn thuyết như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu nãodiệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh tríchứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn niệm xứ[9].

Kinh Tương Ưng.

Có nhiều bài kinh trong chương ba, thuộc Tương Ưng niệm xứ ghi nhận về con đường độc nhất. Như kinh (S.v,141), (S.v,167), (S.v,185). Ở đây, kinh (S.v,141) ghi:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Vesāli, tại rừng Ambapāli.

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế TônThế Tôn nói như sau:

 - Có con đường độc nhất này, này các Tỷ-kheo, khiến cho các loài hữu tình được thanh tịnhvượt qua được sầu bichấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ[10].

Như vậy đã có nhiều bài kinh trong kinh tạng Nikāya ở bản dịch Tiếng Việt chuyên chở cụm từ con đường độc nhất. Qua khảo sát ban đầu, cụm từ này nhằm chỉ cho pháp hành Tứ niệm xứ vả cả Bát thánh đạoĐể lý giải tại sao cụm từ này xuất hiện trong kinh tạng Nikāya, nên chăng thử đối khảo các bài kinh tương đương thuộc kinh văn Hán tạng.

1.2 Những bản kinh tương đương trong Hán tạng.

Thứ nhất, do vì bản kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường Bộ không có kinh tương đương trong Hán tạng nên chúng tôi đối chiếu bản kinh Niệm xứ số 10 trong Trung Bộ với kinh Niệm xứ số 98 thuộc Trung A-hàm.

Kinh Niệm xứ số 98 ghi:

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con đường[11] tịnh hóa chúng sanhvượt qua lo sợ, diệt trừ khổ nãochấm dứt kêu khóc, chứng đắc Chánh pháp. Đó là Bốn niệm xứ[12].

Như vậy, sự khác biệt giữa hai bản dịch kể trên là:

Đây là con đường độc nhất/ Có một con đường (有一道).

Thứ haitương tự như trên, bản kinh Tương Ưng (S.v,167) và bản tương đương trong Hán tạng cũng ghi nhận cách chuyển dịch khác biệt. Để độc giả tiện hình dungchúng tôi xin được đối chiếu nguyên văn hai bản kinh này.

Kinh Phạm Thiên (S.v,167), ghi:

Một thời Thế Tôn trú ở Uruvelā, trên bờ sông Neranjarā, tại cây bàng ajapāla, sau khi mới giác ngộ.

Trong khi Thế Tôn độc cư Thiền tịnhtâm niệm tư tưởng như sau được khởi lên: "Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanhvượt qua sầu bichấm dứt khổ đau, chứng đạt chánh lý (nāya), chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ[13].

Kinh Tạp-A-hàm, quyển 44, số 1189, ghi:

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở dưới gốc cây bồ-đề, bên sông Ni-liên-thiền, tại tụ lạc Uất-bề-la, thành đạo chưa bao lâu.

Bấy giờ, Thế Tônmột mình yên tĩnh tư duy như vầy:

“Có nhất thừa đạo (有一乘道) có thể làm cho chúng sanh thanh tịnh, thoát mọi ưu bidiệt trừ khổ não và được pháp chân như. Đó là bốn Niệm xứ. (HT. Thích Đức thắng, dịch)

Như vậy, sự khác biệt giữa hai bản dịch là:

Đây là con đường độc nhất/ Có nhất thừa đạo (有一乘道)

Từ những trường hợp đối khảo nêu trên cho thấy, chỉ riêng cụm từ con đường độc nhất trong kinh tạng Nikāya qua bản dịch tiếng Việt, đã cho thấy những phương cách chuyển dịch khác biệt so với bản kinh tương đương ở Hán tạng, và ngay cả nguyên tác từ Hán tạng cho đến Nikāya.

 Vậy thực ra, khái niệm con đường độc nhất được chuyển ngữ từ cơ sở nào? Và các nhà chú giải kinh điển đã có những lý giải ra sao về cụm từ đó? Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần tiếp theo.

2.   Vấn đề từ nguyên và quan điểm của các nhà chú giải về thuật ngữ con đường độc nhất.

Trong kinh tạng Nikāya Tiếng Việt, cụm từ con đường độc nhất được chuyển dịch từ nguyên tác ekāyana magga. Điều kỳ thú là cả Pāli hay Sanskrit đều trùng nhau ở thuật ngữ này. Magga là con đường, kinh văn Hán tạng thường dịch là đạo (道). Vấn đề còn lại là chữ ekāyana.

Về phương diện lịch sửthuật ngữ ekāyana xuất hiện rất sớm trong cổ thư Bṛhadāraṇyaka Upaniṣhad (II.4.11)[14]. Trong cổ thư này, thuật ngữ ekāyana được hiểu là hội tụnền tảng, nhờ đó, dựa vào đây…Đoạn văn sau sẽ cho thấy điều đó.

sa yathā sarvāsām apām samudra ekāyanam, evaṁ sarveṣāṁ sparśānām tvag ekāyanam, evaṁ sarveṣām sarveṣāṁ gandhānāṁ nāsike ekāyanam, evaṁ sarveṣāṁ rasānāṁ jihvā ekāyanam, evaṁ sarveṣāṁ rῡpāṇāṁ cakṣur ekāyanam, evaṁ sarveṣām sarveṣāṁ śabdānāṁ śrotram ekāyanam, evaṁ sarveṣāṁ saṁkalpānāṁ mana ekāyanam, evaṁ sarvāṣāṁ vidyānāṁ hṛdayam ekāyanam, evaṁ sarvāṣāṁ karmaṇāṁ hastāv ekāyanam, evaṁ sarvāṣāṁ ānandānām upastha ekāyanam, evaṁ sarveṣām sarveṣāṁ visargāṇām pāyur ekāyanam, evaṁ sarveṣāṁ adhvanām pādav ekāyanam, evaṁ sarveṣāṁ vedānāṁ vāg ekāyanam[15].

Dịch nghĩa:

Cũng như đại dương là nơi hội tụ của bao dòng nước. Như làn da là nơi cảm thức mọi sự xúc chạm. Như cái lưỡi là chỗ nhận biết các mùi vị khác nhau. Như lỗ mũi có chức năng ngửi được các mùi hương. Như con mắt dùng để phân định các màu sắc. Như lỗ tai dùng để nghe mọi thứ âm thanh. Như tâm thức là nền tảng của tư duy, cảm thụ. Như con tim là cội nguồn của kiến thức và sáng tạo. Như đôi tay là chỗ dựa cho mọi năng lực tạo tác. Như cơ quan sinh dục là cội nguồn của những lạc thú. Như các giống loài được khởi sinh từ sự đùm bọc, chở che. Như mọi cuộc lữ hành đều dựa vào bước chân đầu tiên. Như lời nói là cơ sở của tất cả kinh điển Vệ-đà.

Với sự lặp lại tới 13 lần trong một đoạn văn, dường như thuật ngữ ekāyana đã được các nhà chú giải kinh điển quan tâm khi có những lý giải gần tương đồng với căn nguyên của thuật ngữ này.

Trước hết, theo ngài Bhadantācariya Buddhaghoṣa trong bản chú giải kinh Niệm xứ (Satipaṭṭhānasuttavaṇṇanā), thì thuật ngữ ekāyana có thể được hiểu theo năm nghĩa.

Thứ nhất, trực tiếp, không có ngã rẽ (ekāyano - na dvidhā).

Thứ hai, độc bộ, viễn ly (vūpakaṭṭhena).

Thứ ba, thuộc về đấng tối thắng (ekassāti seṭṭhassa).

Thứ tư, con đường độc nhất (ekamaggo).

Thứ năm, dẫn đến sự tốt đẹp (gacchati pavattatīti attho)[16].

Trong kinh tạng Nikāya, cả năm nghĩa của cụm từ ekāyana magga đều được sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau. Do giới hạn của đề tài, nên chúng tôi không chỉ ra từng trường hợp cụ thể.

Trên một phương diện khác, với các nhà dịch thuật và chú giải Hán tạng, thuật ngữ ekāyana magga thường được dịch theo năm xu hướng sau.

Thứ nhất, trong giai đoạn sơ kỳ, nhiều bản kinh Tạp-A-hàm đã được dịch nhưng không rõ người dịch. Trong số đó có bản kinh mang số 102 thuộc quyển năm với nội dung ghi nhận về Tứ niệm xứBản kinh này tương đương bản kinh tạp A-hàm số 1189, với dịch ngữ: duy hữu nhất đạo, năng tịnh chúng sanh (唯有一道,能淨眾生): chỉ có một con đường, có thể làm thanh tịnh chúng sanh.

Thứ haihữu nhất nhập đạotịnh chúng sanh hạnh (有一入道,淨眾生行): có con đường nhất tâm, làm sạch hoặc nghiệp của chúng sanh. Ngay ở những dòng đầu, bài kinh đã định nghĩa: thế nào gọi là nhất nhập? Do vì chuyên chúnhất tâm nên gọi là nhất nhập (云何名為一入?所謂專一心,是謂一入)[17]. Đây là tựa đề của phẩm thứ mười hai của kinh Tăng-nhất-a-hàm (增壹阿含經) và nội dung đề cập đến con đường Bát thánh đạo (賢聖八品道).

Thứ bahữu nhất đạo tịnh chúng sanh (有一道淨眾生): có một con đường làm thanh tịnh chúng sanh. Chữ Tịnh (淨) ở đây đóng vai trò là động từ, nghĩa là làm cho sạch. Dịch ngữ này do ngài Cù-đàm-tăng-già-đề-bà (瞿曇僧伽提婆) sử dụng trong bản kinh Niệm xứ (念處經), thuộc Trung-A-hàmtương ứng với bản kinh Tứ niệm xứ (satipaṭṭhānā sutta), thuộc Trung Bộ.

Thứ tưhữu nhất thừa đạo năng tịnh chúng sanh (有一乘道能淨眾生): có một con đường khiến chúng sanh có thể thanh tịnh. Theo từ điển Khang Hy ( 康熙字典)[18], chữ Thừa (乘) ở đây là động từ, còn mang nghĩa Trị (治), nghĩa là khiến cho, sửa sang. Dịch ngữ này do ngài Cầu-na-bạt-đà-la (求那跋陀羅: 394-468) sử dụng trong bản kinh Tạp-A-hàm, quyển bốn mươi bốn, kinh số 1189, chuyên chở nội dung Tứ niệm xứ như bản kinh Phạm Thiên (S.v,167) thuộc kinh Tương Ưng Bộ.

Thứ nămnhất thú đạo (一趣道): một con đường cao đẹp. Dịch ngữ này được hai ngài Trúc-phật-niệm (竺佛念)[19] và ngài Huyền Tráng (玄奘: 602-664) sử dụng trong nhiều tác phẩm kinh điển quan trọng. Đặc biệt, trong luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa (阿毘達磨大毘婆沙論)[20] , ngài Huyền Tráng đã dịch lại phần đầu kinh Tứ niệm xứ. Không những vậy, tác phẩm luận tạng nổi tiếng này còn lý giải 12 nghĩa của cụm từ Nhất thú đạo.

 Luận ghi:

Như khế kinh nói: Có một con đường cao đẹp có thể làm cho chúng sanh thanh tịnh, gọi là Tứ niệm trụ (四念住).

Vì sao gọi đó là con đường cao đẹp?

  1. Vì siêu việt chúng sanh giới (一界)[21].
  2. Vì xuôi về niết bàn (一趣)[22].
  3. Vì giải thoát hữu lậu (一生)[23]
  4. Vì thông đạt giải thoát (一諦)[24]
  5. Vì hướng đến cứu cánh (究竟)
  6. Vì chỉ có một đường (但有一道)
  7. Vì không có nơi đi đến khác (無異趣)
  8. Vì không trở lại (不退還).
  9. Vì đạt giải thoát bất thoái (不退解脫)
  10. Vì ngược lại với năm đường ác (背五趣).
  11. Vì đối trị ngoại đạodị học (對治異道)
  12. Vì vượt thoát mọi tù hãmcung môn (解脫宮門)[25].

Như vậy, với thuật ngũ ekāyana magga, ngoại trừ một tác giả vô danh trong kinh Biệt dịch Tạp-A-hàm sử dụng dịch ngữ chỉ có con đường này (唯有一道) thì phần lớn các tác giả hữu danh như Cầu-na-bạt-đà-la, dịch giả của bộ Tạp-A-hàm; Cù-đàm-tăng-già-đề-bà, dịch giả của bộ Trung-A-hàm. Đặc biệt với hai ngài Trúc-phật-niệm, dịch giả của bộ Trường-A-hàm và ngài Huyền Tráng, tác giả nổi danh với hàng trăm tác phẩm mà trong đó có tác phẩm luận tạng A-tỳ-đạt-ma-Đại-tỳ-bà-sa (阿毘達磨大毘婆沙論), đã vận dụng nhiều nghĩa tích cực và thuận hợp theo từng ngữ cảnh, nhằm chuyển dịch thuật ngữ ekāyana magga. Nói chính xác, khi chuyển dịch thuật ngữ ekāyana magga sang Hán tạng, các nhà phiên dịch kinh điển Bắc truyền hữu danh nêu trên, đã không dùng từ nào mang nghĩa là con đường độc nhất.

Có thể nói, khái niệm con đường độc nhất không chỉ có mặt trong những bài kinh chuyên chở nội dung Tứ niệm xứ, mà chúng còn xuất hiện trong bài kinh nói về  Bát thánh đạo ở những bản dịch Tiếng Việt. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau.

3.   Về bài kinh cho rằng Bát thánh đạo là con đường độc đạo.

Trong kinh tạng Nikāya, quan điểm Bát thánh đạo là con đường độc đạo xuất hiện ở bản dịch Tiếng Việt của hòa thượng Thích Minh Châu, trong bài kinh Māgandiya số 75 thuộc Trung Bộ. Trong bản kinh tương đương ở Hán tạng, kinh Tu-nhàn-đề (鬚閑提), số 153 thuộc Trung-A-hàmBản kinh này cũng được hòa thượng Tuệ Sỹ chuyển dịch mang nghĩa gần tương đương. Để dễ dàng khảo xét, chúng tôi xin được đối chiếu hai bản dịch kèm nguyên tác Pāli và cả Hán văn:

Kinh Māgandiya, số 75

Không bệnh, lợi tối thắng,
Niết-bàn, lạc tối thắng,
Bát chánh là độc đạo,
An ổn và bất tử.
(HT. Minh Châu, dịch)[26]

Kinh Man[27]-nhàn-đề, số 153

Không bệnh, lợi bậc nhất,
Niết-bàn, lạc tối thượng,
Chỉ con đường Bát chánh,
Đến an ổn cam lồ
(HT. Thích Tuệ Sỹ, dịch)[28]

Nguyên tác Pāli:

 Ārogyaparamā lābhā,
nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ;
Aṭṭhaṅgiko ca maggānaṃ,
khemaṃ amatagāmina’’nti[29].

Nguyên văn Hán tạng:

無病第一利
涅槃第一樂,
諸道八正道,
住安隱甘露[30]

Từ bảng đối chiếu trên đây, điều dễ dàng nhận thấy là trong nguyên tác Pāli không có một chữ nào mang nghĩa là độc đạo cả.

Đặc biệt, riêng với bản dịch của hòa thượng Tuệ Sỹ, ở cụm từ chư đạo bát chánh đạo (諸道八正道), được hòa thượng chuyển dịch: chỉ con đường Bát chánh. Theo chúng tôi, cách dịch này dễ tạo nên sự ngộ nhận.

Theo từ điển Khang Hy (康熙字典)[31] trong nghĩa thứ hai, chữ chư (諸) đóng vai trò đại từ bất định chỉ số đếm. Do đó, câu kinh chư đạo bát chánh đạo, trú an ẩn cam lồ (諸道八正道./ 住安隱甘露) cần được hiểu là: trong tất cả các con đườngbát chánh đạo là con đường đưa tới sự an ổnbất tử.

Như vậy từ nguyên bản Pāli và cả Hán tạng, câu kệ trong kinh Māgandiya và cả bản tương đương ở Hán tạng không hề mang nghĩa là độc đạo hoặc nghĩa gần như thế.

Để bổ sung cho quan điểm này, việc khảo sát thêm một trường hợp trong kinh Pháp Cú là cần thiết.

Trong kinh Pháp Cú, ở câu 273, hòa thượng Thích Minh Châu dịch là:

Tám ngành, đường thù thắng,
Bốn đế, lý thù thắng.
Ly tham, pháp thù thắng,
Giữa các loài hai chân,
Pháp nhãn, người thù thắng[32].

Nguyên tác Pāli:

Maggānaṭṭhaṅgiko seṭṭho,
Saccānaṃ caturo padā;
Virāgo seṭṭho dhammānaṃ,
Dvipadānañca cakkhumā[33].

Ở đây, khi dùng chữ thù thắnghòa thượng Thích Minh Châu đã dịch sát cụm từ seṭṭho. Câu tương tự trong kinh Pháp Cú ở tạng Bắc truyền cũng mang nghĩa tương đồng: Bánh chánh đạo là con đường tối thượng (八直最上道)[34].

Và như vậy, trong kinh Pháp Cú ở Hán tạng hay ở tạng Nikāya, Bát thánh đạo được xem là thù thắngtối thượng chứ không hề mang nghĩa là con đường độc đạo.

4.    Nhận định.

Có ba tâm thế khi Đức Phật thuyết pháp. Thứ nhất là nói với chính mình, kinh gọi là tự thuyết. Thứ hai là nói với chúng ngoại đạo và thứ ba là nói với chúng đệ tửTùy theo từng ngữ cảnh mà tâm thế thuyết pháp của Ngài có khác nhau.

Trong vấn đề xác lập và nhấn mạnh con đường do Ngài tự thân chứng ngộ, nhất là đối với ngoại đạo dị họcĐức Phật xác quyết chỉ có con đường này, chứ không thể có con đường nào khác. Ngoài giáo pháp của Đức Phật ra, cụ thể là các pháp hành mà trong đó có Tứ niệm xứBát chánh đạo… thì không thể tìm thấy các thánh quả Sa-môn[35]. Tính chất duy nhất, độc nhất được hiểu theo nghĩa này.

Trong năm nghĩa của thuật ngữ ekāyana magga do tôn giả Bhadantācariya Buddhaghoṣa chú giải, và mười hai nghĩa liên quan đến thuật ngữ này trong A-tỳ-đạt-ma-Đại-tỳ-bà-sa (阿毘達磨大毘婆沙論), chỉ nêu bày một nghĩa nhằm xác lập đây là con đường độc nhất. Đáng chú ý là, trong những bản dịch Hán tạng của những tác gia nổi tiếng như Cầu-na-bạt-đà-la, Cù-đàm-tăng-già-đề-bà, Trúc-phật-niệm và ngài Huyền Tráng, thuật ngữ ekāyana magga thường được phiên dịch như một lối đi dẫn đến nhiều kết quả tối thắng.

Cần phải thấy, Đức Phật đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, trong Pháp và Luật này có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những châu báu này, như Bốn niệm xứBốn chánh cầnBốn như ý túc, Năm căn, Năm lựcBảy giác chiThánh đạo tám ngành[36]. Ngài chưa từng tuyên bố loại châu báu này hơn loại châu báu kia, hoặc pháp hành này hơn pháp hành kia. Ở đây, việc chuyển dịch cụm từ ekāyana magga với ý nghĩa xác quyết rằng, Tứ niệm xứ hay Bát thánh đạo là con đường độc đạo, duy nhất là chưa sát nghĩa.



[1] Anālayo. Satipaṭṭhāna: The direct path to realization. Malaysia, Selangor: Buddhist wisdom centrer. 2006.

[2] Xem, 溫宗堃, 四念住如何是唯一之道 - 再探“ekāyana magga”之語意. 本文發表於《福嚴佛學研究》第六期1-22頁,2011年四月出版. Xem thêm bài viết của tác giả Bình Anson, Con đường duy nhất? Xem tại, https://thuvienhoasen.org/a28480/con-duong-duy-nhat-

[3] Kinh Trung Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch,  kinh Brahmayu, số 91; kinh Canki, số 95, NXB. Tôn giáo, 2012, tr,161 -203.

[4] Kinh Tập, kinh Những vấn đề nhỏ bé (Sn 171), câu 884. Xem tại, kinh Tiểu Bộ, tập 1, Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.511.

[5] 大正藏第 14 冊 No. 0461 佛說文殊師利現寶藏經, 卷下

[6] Jataka No. 248. Xem, Kinh Tiểu Bộ, tập 4, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.69.

[7] 大正藏第 01 冊 No. 0001 長阿含經, 卷第十, 三聚經

[8] Kinh Trường Bộ, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, tr. 445.

[9] Kinh Trung Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2012, tr.85.

[10] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, tr. 556.

[11]Nhất đạo 一道; No.125(12.1): Nhất nhập đạo. Pāli ekayāno maggo, con đường độc đạo. (Chú thích của dịch giả Tuệ Sỹ)

[12] Tiểu tạng kinhTrung A-hàm, tập 2, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB. Phương Đông, 2009, tr. 1016.

[13] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, tr.579-580.

[14] Bṛhadāraṇyaka Upaniṣhad. Swami Krishnananda ed. Ashram. Rishikesh, India: The Divine Life Society Sivananda, 1983.

[15] Ibid.p. 212.

[16] Xem tại: http://www.tipitaka.org/romn/

[17]大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第五, 壹入道品,一

[18] Xem tại, http://www.zdic.net

[19] Xem tại, 大正藏第 16 冊 No. 0656 菩薩瓔珞經, 卷第三

[20]大正藏第 27 冊 No. 1545 阿毘達磨大毘婆沙論, 卷第一百八十八

[21] 大正藏第 02 冊 No. 0120 央掘魔羅經, 卷第四,  一切眾生界是一界故

[22]大正藏第 42 冊 No. 1828 瑜伽論記, 第十九,  涅槃名第一趣也

[23]大正藏第 01 冊 No. 0001 長阿含經, 卷第九, 十上經. Nguyên văn: 云何一生法?謂有漏解脫

[24]大正藏第 12 冊 No. 0374 大般涅槃經, 卷第二十. Nguyên văn:  如來語一味,猶如大海水,是名第一諦.

[25]大正藏第 27 冊 No. 1545 阿毘達磨大毘婆沙論, 卷第一百八十八, 見蘊第八中念住納息第一之二

[26] Kinh Trung Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2012, tr.622

[27] Các bản Hán đều in là Tu nhàn đề 鬚閑提. Nhầm tự dạng 鬚 và 鬘. Ở đây, phỏng theo phiên âm từ Phạn mà sửa lại. Pāli: M.75 Māgandiyasuttaṃ. (Chú thích của dịch giả Tuệ Sỹ)

[28] Tiểu tạng kinhTrung A-hàm, tập 3, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB. Phương Đông, 2009, tr.1601

[29] Xem tại: http://palikanon.com/pali/majjhima/maj075.htm

[30]大正藏第 01 冊 No. 0026 中阿含經, 卷第三十八, 鬚閑提經.

[31] Xem tại http://www.zdic.net

[32] Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 80.

[33] Xem tại: http://www.palikanon.com/pali/khuddaka/dhp/dhp4.html

[34]大正藏第 04 冊 No. 0210 法句經, 卷下, 道行品.

[35] Kinh Trung Bộ, tập 1, Tiểu kinh sư tử hống, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2012, tr.95. Xem thêm, Kinh Trường Bộ, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 335-336.

[36] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.329; Kinh Phật tự thuyết (Ud.51). Xem, Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.168.
Chúc Phú
(Thư Viện Hoa Sen)

Bài đọc thêm:
-Vài Lời Ghi Chú Khi Dịch Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác (kinh Niệm Xứ) (Dịch giả: Hoang Phong)
-Satipaṭṭhāna Con Đường Thẳng Tới Chứng Ngộ & Nghiên Cứu Đối Chiếu với các bộ A Hàm
-Con Đường Độc Nhất Đi Đến Niết Bàn (Như Không)

-Con đường duy nhất? (Bính Anson)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 71)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 145)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 167)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 223)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 151)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 203)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 189)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 222)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 237)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 318)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 559)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 422)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 435)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 530)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 719)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 767)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 801)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 806)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 696)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 685)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 686)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 794)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 816)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 911)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 682)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 583)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 686)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 804)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 685)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 693)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 789)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 812)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 794)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 838)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 864)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 855)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1043)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 916)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1578)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1023)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1172)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 921)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1175)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1089)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1096)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1236)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1507)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1941)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1054)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1318)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1066)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 920)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1043)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1079)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1496)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1247)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1259)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 991)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1152)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant