Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Góp Thêm Vài Nguồn Gốc Tư Liệu Về Bản Diễn Kệ Kinh Vô Ngã Tướng Của Ni Trưởng Huỳnh Liên

29 Tháng Năm 202215:20(Xem: 1904)
Góp Thêm Vài Nguồn Gốc Tư Liệu Về Bản Diễn Kệ Kinh Vô Ngã Tướng Của Ni Trưởng Huỳnh Liên

Góp Thêm Vài Nguồn Gốc Tư Liệu Về Bản Diễn Kệ
Kinh Vô Ngã Tướng Của Ni Trưởng Huỳnh Liên

Chúc Phú

sen chua1

 

Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đời và đạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì trong số những tác phẩm, dịch phẩm của Ni trưởng có bản diễn kệ của bài Kinh Vô ngã tướng.[1] Đặc biệt, bản diễn kệ này hiện đã được đưa vào Nghi thức tụng niệm chính thức của hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam.[2]
Trong khuôn khổ Hội thảo về Ni trưởng Huỳnh Liên - những đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừachúng tôi xin góp thêm vài cơ sở tư liệu cũng như ghi nhận một vài điểm đặc thù xoay quanh bản diễn kệ nêu trên của Ni trưởng Huỳnh Liên.

1. Về nội dung, cơ sở tư liệu và thực tiễn vận dụng

1.1. Về nội dung và cơ sở tư liệu

Sau bài Kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkappavattana Sutta), Kinh Vô ngã tướng (Anattalakkhaṇa Sutta) là bài kinh quan trọng thứ hai được Đức Phật thuyết cho năm anh em A-nhã Kiều-trần-như (Añña Koṇḍañña) nên cũng còn gọi là Nhóm năm vị (Pañcavaggiya). Bài kinh này xuất hiện trong Kinh Tương ưng bộ (S.22.59-III.66) và nhiều nơi khác. Để tiện theo dõichúng tôi xin dẫn lại bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Thích Minh Châu:
Kinh Vô ngã tướng[3]
Một thời Thế Tôn ở Bārānasī (Ba-la-nại), tại Isīpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.
Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. “Thưa vâng bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế TônThế Tôn nói như sau:
- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: “Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”
Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: “Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”
Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các thọ như sau: “Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!”
Và này các Tỷ-kheo, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: “Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!”
Tưởng là vô ngã…
Các hành là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: “Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!”
Và này các Tỷ-kheo, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: “Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!”
Thức là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được các thức như sau: “Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!”
Và này các Tỷ-kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: “Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!”
Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Thọ… Tưởng… Các hành…
Thức là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứvị laihiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
Phàm thọ gì…
Phàm tưởng gì…
Phàm các hành gì…
Phàm thức gì quá khứvị laihiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Đa văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với các hành, yểm ly đối với thức. Do yểm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ-kheo hoan hỷtín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Kinh Vô ngã tướng (Anattalakkhaṇa Sutta) là một bài kinh có những cơ sở nguồn cội vững chắc, được nhiều tông phái Phật giáo viện dẫn và đề cập. Cụ thểbài kinh này xuất hiện trong một số tác phẩm kinh, luật sau:
  1. Kinh Tạp A-hàmTạp,  雜 (T.02. 099.33. 0007b22-0007c12); Tạp, 雜 (T.02. 099.34. 0007c13-0008a04).
  2. Phật thuyết Ngũ uẩn giai không kinh 佛說五蘊皆空經 (T.02. 102. 0499c08).
  3. Trong Luật tạng của Hóa Địa bộ (化地部), ở phần “Thọ giới pháp” (受戒法) thuộc tác phẩm Di-sa-tắc-hòa-ê Ngũ phần luật 彌沙塞部和醯五分律 (T.22. 1421.15. 0104b08-0105a24) .
  4. Trong Luật tạng của Pháp Tạng bộ (法藏部), ở phần “Thọ giới kiền-độ” (受戒揵度), thuộc tác phẩm Tứ phần luật 四分律 (T.22. 1428.32. 0787c13-0789b04).
  5. Trong Luật tạng của Thượng Tọa bộ (Theravāda), ở chương “Trọng yếu” (Mahākhandhaka) thuộc Đại phẩm (Mahāvagga).
  6. Trong tác phẩm Tiểu diễn giải (Cūḷaniddesa), ở mục “Giải thích câu hỏi của thanh niên Mogharāja”  (Mogharājamāṇavapucchāniddesa).
  7. Trong tác phẩm Đại sự (Mahāvastu) của Thuyết Xuất Thế bộ (說出世部, Lokottaravāda).
Ngoài ra, trong những năm gần đây, giới khảo cổ đã tiếp cận một tư liệu lịch sử quan trọng liên quan đến Kinh Vô ngã tướng, đó là một phiến đoạn của bản kinh này được ghi chép bằng mẫu tự Kharosṭṭhi, thuộc ngôn ngữ Gāndhārī có niên đại khoảng thế kỷ thứ hai.[4]
Như vậyKinh Vô ngã tướng là một bài kinh quan trọng, được các bộ phái Phật giáo gìn giữtruyền thừa và ghi xuống bằng văn bản rất sớm trong lịch sử biên tập kinh điểnĐặc biệt, nội dung bài kinh đã khái quát cô đọng ba đặc tướng giáo pháp của Đức Phật, đó là Vô ngã (anattā), Vô thường (anicca) và Khổ đau (dukkha). Ba đặc tướng này cũng tương đồng như những vần kệ được ghi lại trong Kinh Pháp cú (Dhammapada, 277-279):
“Sabbe saṅkhārā aniccā”ti, yadā paññāya passati; Atha nibbindati dukkhe,esa maggo visuddhiyā.
“Sabbe saṅkhārā dukkhā”ti, yadā paññāya passati; Atha nibbindati dukkhe,esa maggo visuddhiyā.
“Sabbe dhammā anattā’ti, yadā paññāya passati; Atha nibbindati dukkhe,esa maggo visuddhiyā.
(277. "Tất cả hành vô thường. Với Tuệ quán thấy vậy. Đau khổ được nhàm chán. Chính con đường thanh tịnh.”
278. "Tất cả hành khổ đau. Với Tuệ quán thấy vậy. Đau khổ được nhàm chán. Chính con đường thanh tịnh.”
279. "Tất cả pháp vô ngã. Với Tuệ quán thấy vậy. Đau khổ được nhàm chán. Chính con đường thanh tịnh.” (HT.Thích Minh Châu dịch).
Với tính chất khái quát, cô đọng, thế nên ba đặc tướng, ba tính chất quan trọng này đã được Đức Phật khéo léo vận dụng trong nhiều hoàn cảnh thực tiễn khác nhau. Đặc biệt, trong một số trường hợp đã được dùng để khai thị cho các vị Tỷ-kheo hoặc cho các vị cư sĩ đang lâm trọng bệnh, được ghi lại trong nhiều bài kinh thuộc Tương ưng bộ (Saṁyutta Nikāya).

1.2. Về thực tiễn vận dụng

Có nhiều bài kinh trong Tương ưng bộ ghi nhận về ba đặc tướng của giáo pháp được Đức Phật dùng để khai thị cho các Tỷ-kheo hoặc các vị cư sĩ khi các vị này bị bệnh, bị đau đớn, bị trọng bệnh (ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno). Bước đầu khảo sát Tương ưng bộ, có thể kể đến những kinh như: Kinh Vakkali (S.22.87-III.124); Kinh Assaji (S.22.88-III.126); Kinh Khemaka (S.22.89-III.127-132); Kinh Dīghāvu (S.55.3-V.345-34); Kinh Anāthapiṇḍika thứ nhất (S.55.26-V.380). Nhân đây, chúng tôi xin lược trích Kinh Vakkali (S.22.87-III.124) qua bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu như là một minh chứng về sự vận dụng linh hoạt này:
 Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
Lúc bấy giờ, Tôn giả Vakkali trú tại nhà một thợ gốm, đang bị bệnh, đau đớntrầm trọng.
Rồi Tôn giả Vakkali gọi những người thị giả:
- Đến đây, các Hiền giả! Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: “Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Vakkali bị bệnh, đau đớntrầm trọng; (Vakkali) cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: ‘Lành thay, bạch Thế TônThế Tôn vì lòng từ mẫn hãy đi đến Tỷ-kheo Vakkali.’”
[Phật dạy]:
- Này Vakkali, ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, là khổ hay là lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15-16) - Do vậy, ở đây... thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
Bên cạnh những tư liệu thuộc văn hệ Pāli vừa nêu, trong tư liệu Hán tạng, cụ thể là bộ Thanh quy của ngài Bách Trượng (百丈, 720-814), cũng ghi nhận rằng, khi một vị trụ trì viên tịch, ngoài những nghi lễ cần thiết thì cần phải tụng kệ Vô thường. Theo Thanh quy hướng dẫn, “Tất cả những Phật sự [trong tang lễ] đều nên miễn giảm, chỉ nên tụng bài kệ Vô thường, giống như lễ tang của một vị Tăng thông thường, không nên phung phí tài vật của thường trụ và cũng không nên làm phiền nhọc đại chúng.[5]
Đối với thể thức tang nghi Tăng sĩ ở một số nước Nam Á, theo ghi chép của ngài Nghĩa Tịnh (義淨, 635-713) trong Nam Hải ký quy nội pháp truyện thì trong pháp thức lễ tang của hàng Tỷ-kheo có tụng bài kinh Vô thường:
Như vậy, theo lời Phật dạy, Tỷ-kheo viên tịchquán sát và biết rõ [vị ấy] đã chết hoàn toàn thì trong ngày đó khiêng [di thể] đến nơi hỏa táng rồi nhanh chóng dùng lửa hỏa thiêu. Trong lúc hỏa táng, bạn bè thân hữu đều vì người mất mà ngồi một bên, hoặc kết cỏ để làm tòa, hoặc dùng đất làm đàn tế, hoặc bày biện gạch đá để có chỗ tôn trí di vật. Thỉnh một vị có năng lực tụng một đoạn hoặc một trang kinh Vô thường, chớ [tụng] quá lâu khiến chúng mỏi mệt, (kinh này có ghi kèm trên phần Biệt lục), sau đó mỗi người đều niệm vô thường rồi trở về trụ xứ.[6]
Ở đây, việc tụng “Kệ vô thường” hoặc “Kinh vô thường” trong tang lễ được ghi nhận trong nhiều tác phẩm kinh, luật. Đặc biệt, trong những dịch phẩm của ngài Nghĩa Tịnh có bản kinh “Vô thường”, gọi đủ là “Phật thuyết vô thường kinh”[7], bản kinh này trong nội dung có liên hệ một phần với Kinh Vô ngã tướngVấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập trong một chuyên khảo khác.
 Có thể nói, những liên hệ mở rộng ở trên đã góp phần lý giải vì sao Kinh vô ngã tướng được uyển chuyển vận dụng trong pháp sự tang nghi của nhiều truyền thống Phật giáo mà ở đây là trong Nghi thức tụng niệm của Phật giáo Khất sĩ Việt Nam.

2. Tính chất quan trọng, đặc thù trong việc chuyển thể kinh điển sang thi kệ và thực tế việc chuyển thể này trong quá khứ cũng như hiện tại

Trước hết, nếu căn cứ vào chín thể tài kinh điển theo quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy hay mười hai thể tài theo Phật giáo Đại thừa thì bài Kinh vô ngã tướng thuộc thể loại Khế kinh (契經), cũng gọi là Trường hàng (長行), nói theo ngôn ngữ hiện đại thì thuộc về thể loại văn xuôi. Trong văn học nói chung và đặc thù kinh điển nói riêng, từ thể tài văn chương này khi được chuyển sang một dạng thể tài văn chương khác, mà ở đây là từ thể Trường hàng được chuyển sang dạng Kệ tụng đòi hỏi phải có sự cẩn trọng và nghiêm túc, vì có những liên hệ đến giới luật và cả trong thực tiễn truyền thừa kinh điển nói chung.
2.1. Việc chuyển thể tài kinh điển sang dạng có niêm luật theo quy định giới luật

Theo Cullavagga, có hai vị Tỷ-kheo tên là Yameḷu và Tekula vốn xuất thân từ dòng dõi Bà-la-môn giỏi về văn chương, đã đến cầu thỉnh Đức Phật rằng:
 - Bạch Ngài, hiện nay các Tỷ-kheo có tên gọi khác nhau, có dòng dõi khác nhau, có giai cấp khác nhau, có gia tộc khác nhau đã xuất gia. Các vị ấy đang làm hỏng lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính họ. Bạch Ngài, hãy để chúng con hoán chuyển lời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm luật (chandaso).
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: …(như trên)…
- Này những kẻ rồ dại kia, vì sao các ngươi lại nói như vầy: “Bạch Ngài, hãy để chúng con hoán chuyển lời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm luật”? Này những kẻ rồ dại kia, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin,… (như trên)…
Sau khi khiển trách, Ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các Tỷ-kheo rằng:
- Này các Tỷ-kheo, không nên hoán chuyển lời dạy của chư Phật sang dạng có niêm luật; vị nào hoán chuyển thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các Tỷ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)[8].
Theo nghiên cứu của Étienne Lamotte,[9] có sáu bản Luật tạng cùng đề cập đến câu chuyện này, tức là quy định không cho phép chuyển lời Phật dạy sang dạng có niêm luật.
Về quan điểm này, theo chúng tôi, có lẽ Đức Phật đã đặc biệt nhấn mạnh rằng, nếu chuyển lời Phật từ thể văn xuôi sang dạng kệ tụng có niêm luật thì dễ xảy ra tình trạng gò câu, bớt chữ, thế nên nghĩa lý dễ bị hiểu nhầm.
Một trong những trường hợp bất cập từng xảy ra theo quan điểm vừa nêu, đó là cách hiểu về cụm từ “Chiên đàn hải ngạn” (栴檀海岸) như là một loại chiên-đàn mọc bên bờ biển trong bài kệ Tán hương (香讚).[10] Thực ra, theo Diệu pháp liên hoa kinh 妙法蓮華經 (T.09. 0262.6. 0053b02), gọi cho đầy đủ là Hải thử ngạn chiên đàn (海此岸栴檀). Khảo về nguyên tác Sanskrit của bản kinh này thì cụm từ vừa nêu nằm trong Dược Vương Bồ-tát bổn sự phẩm (藥王菩薩本事品, Bhaiṣajyarājapūrvayogaparivartaḥ) với nguyên tác Uragasāracandana (उरगसारचन्दन). Đại Phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh 大方廣佛華嚴經 (T.09. 0278.59 0778a20) dịch âm là Ưu-đà-già-sa-la chiên đàn (憂陀伽娑羅栴檀). Căn cứ vào Đà-la-ni tập kinh 陀羅尼集經 (T.18. 0901.1. 0789a09), thì đây là một trong tám loại hương, gồm Uất kim, Trầm thủy, Tô hợp, Huân lục, Hải thử ngạn chiên đànNgưu đầu chiên đànXạ hương và Long não, đó gọi là tám loại hương.[11]
Với lược khảo trên đã phần nào cho thấy dễ phát sinh những bất cập khi chuyển thể kinh điển từ thể Trường hàng sang dạng Kệ tụngTuy nhiên, khảo về lịch sử phiên dịch kinh điển trong quá khứ cũng như hiện tại, việc chuyển thể này đã từng được các nhà dịch kinh có thẩm quyền vận dụng và đã có những đóng góp nhất định.

2.2. Thực tiễn việc chuyển thể kinh điển từ văn xuôi sang kệ tụng trong quá khứ cũng như hiện tại.

Trong kinh điển Hán tạng và Nikāya,  có lẽ vị đầu tiên dùng thể kệ tụng để tán thán Phật, Pháp và Tăng là nhạc thần Bàn-già-dực (般遮翼),[12] cũng gọi là Nhạc thần Ngũ Kế (五髻, Pañcasikha)[13] với bài kệ tụng ca ngợi tình yêu, ca ngợi giáo pháp đi vào lòng người. Tương tựTương ưng bộ đã tập hợp những bài kệ tụng tán thán Tam bảo và những nhân duyên liên quan của Tỷ-kheo Vaṅgīsa thành một tuyển tập nhỏ, gọi là Tương ưng Vangīsa (Vaṅgīsasaṃyutta). Tuy nhiên, cả hai trường hợp này chỉ dựa theo hoàn cảnh thực tế để diễn kệ mà chưa phải là diễn kệ từ những bài kinh.
Có thể nói, dựa trên nên nội dung kinh để chuyển thể kệ tụng là một dạng thức của Phạm-bối. Phạm-bối, Phạn ngữ ghi là Bhāsa (भास), vốn chỉ cho một thể kịch thơ (dramatic poet)[14] trong văn chương Ấn Độ cổ đại.[15] Theo Phật Quang đại từ điển,[16] Phạm-bối là dùng lời ca và điệu nhạc để tụng kinh, tán vịnh, ca tụng ân đức của Phật. Cũng có khi được gọi là Thanh-bối, Tán-bối, Kinh-bối, Phạm-khúc, Phạm-phóng, Thanh-minh… lược xưng là Phạm-bối.
Ở Trung Hoa, sử liệu tương truyền rằng, Trần Tư Vương Tào Thực (陳思王曹植, 192-232) là con thứ của Tào Tháo (曹操, 155-220), vốn là một thi nhân, trong một lần dạo chơi núi Ngư (漁山), nghe trong không gian âm thanh Phạm-tán, nên sau đó đã soạn văn, chế âm, dựa vào kinh Thái tử thụy ứng bổn khởi, mà tạo ra Phạm-bối.[17] Sau sáng tác mang tính khởi đầu của Trần Tư Vương, Ưu-bà-tắc Chi Khiêm (優婆塞支謙) cũng là người thứ hai đã dựa trên Kinh Vô lượng thọ và Trung bổn khởi, để sáng tác nên Bồ-tát liên cú Phạm-bối (菩薩連句梵唄) theo thể tam khế thanh (thể kệ tụng ba chữ).[18]
Theo dòng chảy lịch sử, để Phật pháp dễ dàng lan tỏa vào quần chúng, nhất là trong giai đoạn mà trình độ dân trí cũng như kiến thức Phật học còn bị giới hạn như ở Việt Nam đầu và giữa thế kỷ XX, đã có nhiều nhà phiên dịch đã mạnh dạn diễn kệ những bài kinh vốn từ thể Trường hàng. Trong số đó có thể kể đến như Kinh A Di Đà theo thể thơ lục bát của HT.Thích Khánh Anh (1895-1961), ở chùa Phước Hậu, Tam Bình, Vĩnh Long; Kinh Diệu pháp liên hoaphẩm Phổ môn theo thể thơ song thất lục bát của cố HT.Thích Từ Bạch, ở chùa An Phú, Quận 8, Sài gòn… Hòa cùng xu thế này, có nhiều tác giả đã nỗ lực diễn thơ kinh điển Phật giáo mà ở đây là bản diễn kệ Kinh Vô ngã tướng của Ni trưởng Huỳnh Liên.

3. Vài nhận định ban đầu thay lời kết luận về bản diễn kệ Kinh Vô ngã tướng của Ni trưởng Huỳnh Liên

Do mục tiêu chủ yếu của bài viết là tập trung vào việc cung cấp những tư liệu mang tính cội nguồn của bài Kinh Vô ngã tướng, cũng như những mở rộng liên quan; thế nên việc khảo sát, đánh giá nội dung bản diễn kệ Kinh Vô ngã tướng của Ni trưởng Huỳnh Liên không phải là trọng tâm của đề tài. Mặc dù vậy, trong khuôn khổ bước đầu, người viết có những nhận định và đề xuất sơ bộ như sau:
Thứ nhất, bản diễn kệ Kinh Vô ngã tướng đã chuyển tải khá đầy đủ những khái niệm, những mệnh đề then chốt so với nguyên tác của bản kinh. Để dễ hình dungchúng tôi xin lược trích một vài đoạn kinh Tương ưng bộ từ nguyên tác Pāli, bản dịch của HT.Thích Minh Châu và bản diễn kệ theo bảng đối chiếu sau:

Anattalakkhaṇa Sutta (S.22.59-III.66)

Kinh Vô ngã tướng (Hòa thượng Thích Minh Châu dịch)

Kinh Vô ngã tướng (Ni trưởng Huỳnh Liên diễn kệ)

Rūpaṁ, bhikkhave, anattā

Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã.

Dạy năm vị Tỷ-kheo.

 Rằng sắc thân vô ngã.

Yasmā ca kho, bhikkhave, rūpaṁ anattā, tasmā rūpaṁ ābādhāya saṁvattati, na ca labbhati rūpe: ‘evaṁ me rūpaṁ hotu, evaṁ me rūpaṁ mā ahosī’ti.

Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: “Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này.

Vì sắc thân vô ngã

Nên thường chịu khổ đau

Vì sắc thân vô ngã

Cho nên không thể có

Xin thân được thế này

Xin thân đừng thế nọ.

 

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, rūpaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti?

“Aniccaṁ, bhante”.

Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

Này Tỷ-kheo các bậc

Thân thường hay vô thường?

Thân vô thườngbạch Phật.

 

Yaṁ kiñci viññāṇaṁ atītā­nāga­ta­pa­c­cu­p­pa­n­naṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā hīnaṁ vā paṇītaṁ vā yaṁ dūre santike vā, sabbaṁ viññāṇaṁ: ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ

Phàm thức gì quá khứvị laihiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.

Thức thô, tế, quý, tiện

Thức bên trong, bên ngoài

Thức tam thế cận, viễn

Cũng chỉ là thức thôi. 

Các Thầy dùng tuệ trí

Xem thức theo chơn lý

Đó chẳng phải là ta

Của ta, thân ta vậy!

 

 
Thứ hai, bản diễn kệ đã lựa chọn thể tài ngũ ngôn tứ tuyệt để chuyển thể, từ ngữ giản dị, vần điệu hài hòa, dễ dàng tụng đọc. Chính vì việc dễ dàng tụng đọc, thế nên trong nghi thức tụng niệm ở một vài chùa đơn lẻ hiện đang sử dụng bản diễn kệ này. Về sự đóng góp của thơ ca thông qua hình thức thi kệ, nói như nhà nghiên cứu văn họcđồng thời là đệ tử nhà Phật,[19] tên là Lưu Hiệp (劉勰, 465-522), trong tác phẩm Văn tâm điêu long (文心雕龍), khi đề cập đến thể văn chương tụng, tán (頌贊)[20]: Ở trong bốn thể thì tụng là cái cao nhất. Tụng là chứa đựng. Nó dùng để ca ngợi cái đức lớn và thuật lại các hình dung… Tụng là những bài ca chính thức của tôn miếu chứ không phải thứ thơ ca vịnh thông thường lúc yến tiệc.[21]
Thứ ba, về phương diện hạn chế, trong một số đoạn, bản diễn kệ Kinh Vô ngã tướng có một vài từ, ngữ dường như đi hơi xa so với nguyên tác. Chẳng hạn như thay chữ sắc (rūpa) bằng chữ thân; bổ sung cụm từ bổn ngã vốn không có trong nguyên tác, xin nêu dẫn lại theo bảng sau:

Kinh Tương ưng bộ (S.22.59-III.66)

Diễn kệ Kinh Vô ngã tướng

Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này

Xin thân được thế này

Xin thân đừng thế nọ.

Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ-kheo hoan hỷtín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

 

Phật giảng kinh vừa dứt

Năm Tỷ-kheo hỷ hoan

Bổn ngã không còn chấp

Lậu hoặc thảy tiêu tan

 

 
 
Theo chúng tôi, nếu như những trường hợp vừa nêu được gia tâm, chăm chút và hoàn thiện thì đây là một bản diễn kệ Kinh Vô ngã tướng vừa trung thành với nguyên tác vừa tạo nên nhiều xúc cảm chân thực trong khi trì tụng.

[1] Ni giới Hệ phái Khất sĩNi trưởng Huỳnh Liên - cuộc đời và đạo nghiệp, NXB.Hồng Đức, 2016, tr.138-141.

[2] Hệ phái Khất sĩNghi thức tụng niệm, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr.147.

[3] Anattalakkhaṇa Sutta.

[4] Allon, Mark (2020)  “A Gandhari Saṃyukta-āgama Version of the ‘Discourse on Not-self’ (Pāli: Anattalakkhaṇa-sutta, Sanskrit: Anātmalakṣaṇa-sūtra)” in Dhammadinnā, ed. Research on the Saṃyukta-āgama. Dharma Drum Institute of Liberal Arts Research Series, pp.201-258. Taipei: Dharma Drum Publishing Co.

[5] Sắc tu Bách Trượng thanh quy 勅修百丈清規 (T.48. 2025.3. 1127b06): 一切佛事並免但舉無常偈同亡僧津送毋費常住毋勞大眾.

[6] Nam Hải ký quy nội pháp truyện 南海寄歸內法傳 (T.54. 2125.2. 0216c06-0216c11): 然依佛教苾芻亡者觀知決死當日舁向燒處尋即以火焚之當燒之時親友咸萃在一邊坐或結草為座或聚土作臺或置甎石以充坐物令一能者誦無常經半紙一紙勿令疲久(其經別錄附上) 然後各念無常還歸住處.

[7] Phật thuyết vô thường kinh 佛說無常經 (T.17. 0801. 0745b07-0747a15).

[8] Cullavagga (Tiểu phẩm), chương “Các tiểu sự” (khuddakavatthukkhandhakaṃ), tụng phẩm thứ ba, đoạn 180, bản dịch tiếng Việt của Tỷ-kheo Indacanda.

[9] Lamotte, Étienne.,  History of Indian Buddhism. Paris: Institut Orientaliste Louvain-La-Neuve, 1988, p.555.

[10]  Nguyên tác: Chiên đàn hải ngạn. Lô nhiệt danh hương. Da-du mẫu tử lưỡng vô ương. Hỏa nội đắc thanh lươngChí tâm kim tương. Nhất chú biến thập phương. (栴檀海岸. 爐爇名香. 耶輸母子兩無殃.火內得清涼. 至心今將.一炷遍十方). Xem thêm, Pháp hoa kinh tam đại bộ bổ chú 法華經三大部補注 (X.28. 586.11. 0354c05).

[11] 八種香謂欝金沈水蘇合薰陸海此岸栴檀牛頭栴檀麝香龍腦香是八種香.

[12] Xem, Thích-đề-hoàn-nhân vấn kinh  釋提桓因問經 (T.01. 0014. 0062b28).

[13] Xem, Thích vấn kinh 釋問經 (T.02. 0026. 134. 0632c28).

[14] M.Monier-Williams, A Sanskrit English Dictionary. Springfield, VA: Nataraj Books, 2014, p.756.

[15] T.R.S. Sharma. Ancient Indian Literature: Vedic Sanskrit and Pāli, Vol 2. Delhi: Sahitya Akademi, 2004, p.263.

[16] Phật Quang đại từ điển, tập 4, Sa-môn Thích Quảng Độ dịch, Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc, xuất bản, 2000, tr.4032-4034.

[17] Xem, Cao Tăng truyện 高僧傳 (T.50. 2059.13. 0415a13); Phật Tổ thống kỷ 佛祖統紀 (T.49 2035.35. 0331c03).

[18] Lịch đại Tam bảo ký 歷代三寶紀 (T. 49. 2034.5. 0058c14-0059a17).

[19]  Lưu Hiệp (劉勰) làm quan Thông sự xá nhân (通事舍人) dưới triều Lương Vũ Đế (梁武帝, 464-549), vào năm Đại Đồng thứ tư (538) phát nguyện xuất gia, được vua Lương Vũ Đế ân ban tên là Tuệ Địa (慧地). Xem tại, Phật Tố thống kỷ (T.49. 2035.37. 0351a26).

[20] Nguyên tác: 劉勰, 文心雕龍, (頌,贊第九), 四始之至,頌居其極. 頌者,容也,所以美盛德而述形容也…斯乃宗廟之正歌,非宴饗之常詠也.

[21] Lưu HiệpVăn tâm điêu long, Phan Ngọc dịch, NXB.Lao Động, 2007, tr.51.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2674)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người,
(Xem: 6152)
Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề.
(Xem: 3066)
Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
(Xem: 3114)
Nếu tỉnh thức, bạn có thể tự đặt mọi câu hỏi. Năng lực của trí tuệ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho mọi vấn đề mình đang gặp mỗi ngày.
(Xem: 3316)
Từ xưa đến nay tình ái luôn là thứ dễ làm con người mù quángsi mê.
(Xem: 3247)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 3307)
Thịnh suy nào cũng không quan trọng bằng nội tâm ta có dính mắc hay không, vì dính mắc đó là nguồn gốc luân hồi.
(Xem: 4570)
Hạnh phúc là khát vọng của nhân loại muôn đời, một trong “tiêu chí” có tính phổ quát nhất vượt hết thảy các gián cách về văn hóa, dân tộc và biên giới không gianthời gian.
(Xem: 2737)
Phân hóa là một hiện tượng tất yếu trong cuộc sống. Phân hóa để tăng trưởng, phân hóa để phát triển, phân hóa để hủy diệt, phân hóa để biến thái…
(Xem: 5230)
Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê.
(Xem: 3883)
Cuộc sống trôi nhanh về phía cái chết, như điệu nhảy của vũ công, tia chớp trên bầu trời, hay dòng thác đổ
(Xem: 3852)
Bốn chân líchân lí về khổ, về nguồn gốc, về diệt tận và về đạo lộ.
(Xem: 3213)
Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
(Xem: 4152)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ.
(Xem: 5058)
Thế giớichúng ta đang sống là thế giới của dục vọng. Mọi chúng sanh được sinh ra và tồn tại như là một sự kết hợp của những dục vọng.
(Xem: 3523)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọnhận thức của mỗi người.
(Xem: 6758)
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có một dòng tộc huyết thống, người đời thì có huyết thống gia đình, người xuất gia thì có huyết thống tâm linh.
(Xem: 3971)
Trong kinh Phật dạy, “cái khổ lớn nhất của con người không phải do thiếu ăn, thiếu mặc, làm con trâu, con bò, kéo cày, kéo xe, chưa chắc là khổ;
(Xem: 3229)
Nói “thời chiến” nơi đây là nói về thời Đệ Nhị Thế Chiến. Có một phần chưa được khảo sát tận tường, chưa được biết rộng rãi trong lịch sử Đạo Phật tại Hoa Kỳ: đó là một thời chiến tranh trong thế kỷ 20
(Xem: 3110)
Con người luôn luôn bị cái tôi và cái của tôi thống trị, do đó đời sống của nó bị giới hạnđè nặng bởi cái tôi và cái của tôi.
(Xem: 2972)
Bà La Môn Giáo là một Đạo giáoxuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử.
(Xem: 5879)
Tưởng tri, thức tri và tuệ tri được đức Phật chỉ ra nhằm mục đích phân biệt rõ các cấp độ nhận thức về sự vật hiện tượng.
(Xem: 4644)
Đức Phật không phải là một nhà chính trị theo nghĩa cổ điển, càng không phải là một nhà cách mạng hiểu theo phong cách của chữ nghĩa hôm nay.
(Xem: 3508)
Cái gì chưa biết, gặp lần đầu thấy cũng lạ. Cái gì chưa học, gặp lần đầu thấy cũng lạ. Cái gì chưa biết nói, học nói lần đầu thấy cũng lạ...
(Xem: 2905)
Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thậ ….
(Xem: 3319)
Thời nào cũng vậy, xã hội luôn có những biến đổi và khủng hoảng, chính sự đổi thay giúp điều mới mẻ ra đời hoặc phải diệt vong, như một hệ quả duyên khởi.
(Xem: 4437)
Tại Việt Nam, đại đa số các Chùa Bắc Tông đều có Tổ đường để phụng thờ chư liệt vị Tổ sư, Tổ khai sơn ngôi chùa đó và chư hiền Thánh Tăng.
(Xem: 5736)
Phật cũng nhắn nhủ: “Quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác.
(Xem: 6648)
Ở cấp độ đầu tiên của tu tập, trong bản chất con người, việc dâm dục sẽ bắt nguồn cho việc luân hồi (saṃsāric),
(Xem: 3735)
Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao?
(Xem: 4543)
Phật Giáo - Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống - Đức Đạt Lai Lạc Ma đời thứ 14, Ni sư Thubten Chodren
(Xem: 4621)
Nhận thức luận trongTriết học cổ điển Ấn-độ và trongTriết học Phật giáo - Gs Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 3981)
Kinh Phật dạy có nhiều cách giải nghiệp. Sau đây là trích dịch một số kinh liên hệ tới nghiệp và giải nghiệp.
(Xem: 3413)
Hoàng đế A Dục chấp nhậnquốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phươngcuối cùng trở thành tôn giáoảnh hưởng nhất trên thế giới.
(Xem: 4644)
Sự kiện cho kinh này, nói ngắn gọn, theo luận thư, là vì: thành phố Vesali bị nạn dịch, gây chết chóc, đặc biệt với người nghèo. Vì xác chết nằm la liệt, các vong hung dữ bắt đầu quậy phá thành phố...
(Xem: 6071)
Nhiều Phật tử tuy nói là tu theo Đại thừa nhưng thật ra rất ít người biết rõ tông chỉ của Đại thừa hoặc chỉ biết sơ sài, nên việc tu hành không đạt được kết quả.
(Xem: 5851)
Trong các kinh điển có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng chữ Niết Bàn (Nirvana) không ngoài những nghĩa Viên tịch (hoàn toàn vắng lặng),
(Xem: 3647)
Nói đến giáo dục chính là xu hướng vươn lên của con người trong lý tính duyên sinh, nhằm đạt thành chân - thiện - mỹ cho cuộc sống chung cùng
(Xem: 4696)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ.
(Xem: 4466)
àm thế nào để các lậu hoặc đoạn tận lập tức? Nghĩa là, không cần trải qua thời gian. Cũng không cần tu Tứ niệm xứ hay Tứ thiền bát định.
(Xem: 4545)
Các pháp không tự sinh Cũng không do cái khác sinh. Không do sự kết hợp cũng chẳng nhân nào sinh. Tất cả đều vô sinh.
(Xem: 4278)
Tới cuối kinh này, Đức Phật dạy về pháp Niết Bàn tức khắc, ngay trong hiện tại, giải thoát ngay ở đây và bây giờ.
(Xem: 4603)
Tôn giáo nào cũng có những nhà truyền giáo, phát nguyện rao giảng những điều mà họ tin là mang đến hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 8232)
Ấn-độ là một bán đảo lớn ở phía Nam Châu Á. Phía Đông-Nam giáp với Ấn-độ dương (Indian Ocean), phía Tây-Nam giáp với biển Á-rập ( Arabian Sea).
(Xem: 3933)
Nguyên bản: The Inner Structure, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D., Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5730)
Thái tử Siddharta Gautama là người đầu tiên đã nghĩ rằng Ngài đã đạt được Giác ngộ. Ngài đã trở thành vị Phật lịch sử. Rồi Ngài đã đem những điều mình giác ngộgiáo hoá cho chúng sanh.
(Xem: 5220)
Căn Bản Hành Thiền - Bình Anson biên dịch 2018
(Xem: 6864)
Luận Duy thức tam thập tụng này được viết với mục đích khiến cho những ai có sự mê lầm ở trong nhân vô ngãpháp vô ngã mà phát sinh ...
(Xem: 6186)
Ba địa mỗi địa mười, Năm phiền não, năm kiến, Năm xúc, năm căn, pháp, Sáu: sáu thân tương ưng.
(Xem: 6003)
Bất cứ sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại;thuộc nội phần hay ngoại phần, thô hay tế, hạ liệt hay thắng diệu, xa hay gần, mà dồn chung lại, tổng hợp thành một khối. Gọi chung là sắc uẩn.
(Xem: 5818)
Kính lễ Nhất thiết trí, Vầng Phật nhật vô cấu, Lời sáng phá tâm ám Nơi nhân thiên, ác thú.
(Xem: 6311)
Trong cách nghĩ truyền thống, Tứ Thánh đế (Cattāri Ariyasaccāni) được xem là bài pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển pháp luân độ năm anh em Kiều-trần-như.
(Xem: 6801)
Suốt kinh Pháp hội Pháp giới Thể tánh Vô phân biệt, Bồ tát Văn-thù-sư-lợi là người thuyết pháp chính, Đức Phật chỉ ấn khả và thọ ký...
(Xem: 4982)
An cư” là từ không còn xa lạ đối với tín đồ Phật giáo; tuy nó không có nghĩa “an cư lạc nghiệp” của đạo Nho, nhưng khía cạnh nào đó, “lạc nghiệp” mang nghĩa...
(Xem: 5582)
Trung luận, còn gọi là Trung quán luận, bốn quyển, Bồ-tát Long Thọ trước tác kệ tụng, ngài Thanh Mục làm Thích luận, được dịch ra chữ Hán ...
(Xem: 6402)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào?
(Xem: 3796)
Trước tiên là về duyên khởi của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Theo truyền thuyết, Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.
(Xem: 5429)
Phật và chúng sinh thật ra vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy.
(Xem: 10479)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 6082)
Cúng dườngnuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant