Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thích Nhuận Thịnh: Đi vào A-tỳ-đạt-ma

12 Tháng Mười 202216:01(Xem: 1541)
Thích Nhuận Thịnh: Đi vào A-tỳ-đạt-ma
Thích Nhuận Thịnh: Đi vào A-tỳ-đạt-ma

ThayTueSy-Pix-780x470

༄༅༅། །རྒྱ་གར་སྐད་དུ། པྲ་ཀ་ར་ཎ་ཨ་བྷི་དྷརྨྨ་ཨ་བ་ཏཱ་ར་ནཱ་མ། བོད་སྐད་དུ། རབ་ཏུ་བྱེད་པ་ཆོས་མངོན་པ་ལ་འཇུག་པ་ཞེས་བྱ་བ།

Nguyên điển Ấn ngữ: Prakaraṇa-Abhidharma avatāra-nāma
Tạng ngữ: Rab tu byed pa chos mngon pa la ‘jug pa zhes bya ba

Việt ngữ: Phẩm tên Đi vào A-tỳ-đạt-ma
Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh dịch và chú

འཇམ་དཔལ་གཞོན་ནུར་གྱུར་པ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།
Mañjuśrīkumārabhūtāya namaḥ
Kính lễ đức vương tử Văn-thù-sư-lợi

I. Tựa quy kính

།ལྷ་མིའི་སྙིང་གི་མུན་པ་ངན་སོང་རྩ༑
།གསུང་གི་འོད་ཟེར་དག་གིས་གང་གིས་བཅོམ།
།ཐམས་ཅད་མཁྱེན་ཉིད་དཀྱིལ་འཁོར་དྲི་མེད་པ།
།སངས་རྒྱས་ཉི་མ་དེ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།

Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.

།གང་དག་ཆོས་མངོན་ཚུལ་གྱིས་ཆོས་རྣམས་ཀྱི།
།མཚན་ཉིད་རྣམས་ལ་རྨོངས་པ་དྲུངས་ཕྱུང་ཞིང་།
།ཐམས་ཅད་མཁྱེན་པའི་བཀའ་ཡི་གནས་གྱུར་པ།
།དེ་དག་ལ་ནི་མགོ་བོས་བདག་ཕྱག་འཚལ།

Con xin đê đầu kính lễ A-tỳ-đạt-ma – kho tàng lời dạy của bậc Nhất thiết trí. Nhờ phương pháp chân chánh của A-tỳ-đạt-ma nên nhổ lên được sự mê hoặc về các đặc tướng của các pháp.

།བློ་ཞན་རྣམས་ཀྱིས་མ་ལེགས་བཤད་པ་ཡི།
།མུན་པས་ཐུབ་པའི་གསུང་ནི་ཁེབས་པ་ལ།
།གང་གི་སྒྲོན་མས་གསལ་བར་མཛད་པ་ཡི།
།སྒྲོན་མ་མཛད་པ་དེ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།

Vì lời dạy của bậc Mâu-ni bị che khuất bởi bóng tối của những lời sai lầm của những kẻ có huệ yếu kém nên phải làm ngọn đèn chói sáng [A-tỳ-đạt-ma] chiếu soi [bóng tối ấy]. Con xin cúi đầu đảnh lễ những vị đã sáng tác ra ngọn đèn ấy [các Luận sư A-tỳ-đạt-ma].

II. Mục đích tạo luận

།ལ་ལ་དག་ནི་ཐུབ་པའི་དབང་པོའི་གསུང་རབ་མཐའ་དག་གི་དོན་དང་། ཚིག་གཟུང་བའི་སྐལ་བ་ ཡོད་པའི་ངང་ཚུལ་ཅན་དགེ་བ་དག་ཡིན་དུ་ཟིན་ཀྱང་། འཕྲལ་གྱི་བྱ་བ་ལ་ཐོགས་པས་མ་ཐོབ་ པའི་ཉམས་པས་ཡོངས་སུ་ཉམས་པར་འགྱུར་བ་དང་། ཤེས་རབ་ཞན་པ་ལ་ལ་དག་ཆོས་མངོན་ པ་ཀླགས་པའི་ཐོས་པ་ཙམ་གྱིས་སྐྲག་པར་འགྱུར་ལ། དེ་དག་རྟག་ཏུ་ཁོང་དུ་ཆུད་པར་འདོད་པ་ ཡང་ཡོད་དེ། དེ་བས་ན་དེ་དག་དགའ་བར་བྱ་བའི་ཕྱིར། བདག་གིས་ཆོས་མངོན་པའི་མཚན་ ཉིད་ཀྱི་རྒྱ་མཚོ་ལ་འཇུག་པ་འདི་བརྩམ་མོ།

Một số người khéo giữ giới mà có sự thông minh nắm bắt được ý nghĩangôn từ tất cả lời dạy của đức vua Năng Nhân[1] nhưng bị ngăn trở bởi gia nghiệp[2] nên bị thoái lui hoặc thoái lui hoàn toàn, vì thế không đắc được [A-tỳ-đạt-ma]. Và, những người có huệ yếu kém thì sanh sợ hãi bởi chỉ nghe đến sự thù thắng của A-tỳ-đạt-ma.[3] Những người ấy cũng có sự hằng mong mỏi hiểu rõ[4] nội dung [của A-tỳ-đạt-ma], vì vậy, nhằm tạo sự hoan hỉ cho những người ấy nên tôi sẽ trình bày ‘Lối vào đại dương đặc tướng của A-tỳ-đạt-ma’ này.

III. Nội dung

III.1. Phạm trù tổng quát lời Phật dạy

།འདི་ལྟར་བདེ་བར་གཤེགས་པ་རྣམས་ཀྱི་དངོས་པོ་བརྒྱད་དེ། གཟུགས་དང་ཚོར་བ་དང་འདུ་ ཤེས་དང་། འདུ་བྱེད་རྣམས་དང་། རྣམ་པར་ཤེས་པ་དང་། ནམ་མཁའ་དང་། སོ་སོར་བརྟགས་ པ་མ་ཡིན་པས་འགོག་པ་དང་། སོ་སོར་བརྟགས་པས་འགོག་པའོ།

Đó là, có 8 sự thể của các đức Thiện Thệ:[5] sắc,[6] thọ,[7] tưởng,[8] các hành,[9] thức,[10] hư không,[11] phi trạch diệt,[12] trạch diệt.[13]

III.2. Giải thích các sự thể

III.2.1. Sắc

།དེ་ལ་གཟུགས་ནི་རྣམ་པ་གཉིས་ཏེ་འབྱུང་བ་དང་འབྱུང་བ་ལས་གྱུར་པའི་གཟུགས་སོ། །[14]

Ở đây, sắc có 2 loại: (1) chủng loại[15] và (2) sắc được hình thành từ chủng loại.[16]

(1) Chủng loại

འབྱུང་བ་དག་ནི་བཞི་སྟེ་ས་དང་ཆུ་དང་མེ་དང་རླུང་གི་ཁམས་རྣམས་སོ།[17]

Các chủng loại [đại chủng] gồm 4 thứ: địa giới,[18] thủy giới,[19] hỏa giới,[20] phong giới.[21]

།ཁམས་དག་ནི་རང་དང་སྤྱིའི་མཚན་འཛིན་པ་དང་། རྒྱུར་བྱས་པའི་གཟུགས་ཐམས་ཅད་འཛིན་པའི་ཕྱིར་རོ།

Các giới, vì nó cái là duy trì[22] tự tướng[23] và cộng tướng,[24] và duy trì tất cả các sắc bị chấp thọ.[25]

།དེ་དག་གི་རང་བཞིན་ནི་སྲ་བ་དང་གཤེར་བ་དང་ཚ་བ་དང་གཡོ་བ་ཉིད་དག་གོ། །ལས་ནི་རྟེན་པ་དང་སྦྱོར་བ་དང་སྨིན་པ་ར་བྱེད་པ་དང་བསྐྱོད་པ་དག་སྟེ། གྲངས་ཇི་ལྟ་བ་བཞིན་ ནོ། །དེ་དག་ནི་ཆེན་པོ་ཡང་ཡིན་ལ་འབྱུང་བར་འགྱུར་བས་ན་འབྱུང་བ་ཆེན་པོ་དག་སྟེ།

Tính chất của chúng là cứng,[26] ẩm ướt,[27] nóng,[28] động.[29]

Công dụng của chúng là làm chỗ y cứ,[30] liên kết,[31] làm chín muồi,[32] khiến hành động.[33] Theo thứ tự như vậy.

Chúng là các chủng loại lớn[34] bởi chúng hình thành nên chủng loại cũng lớn.

ནམ་མཁའ་ནི་འབྱུང་བ་ཆེན་པོ་མ་ཡིན་ནོ། །དེ་དག་ནི་རྒྱུར་བྱས་པའི་གཟུགས་ལ་ཁྱབ་པའི་ཕྱིར་རོ། །མི་དགོས་པ་དང་མི་ནུས་པའི་ཕྱིར་ བཞི་ཁོ་ན་སྟེ་ཁྲིའི་རྐང་པ་བཞིན་ནོ།

Hư không chẳng phải là chủng loại lớn. Bởi vì chúng phổ biến khắp[35] trong sắc được hình thành từ chủng loại ấy.[36] Vì chúng không cần và không có công dụng,[37] giống như chiếc giường chỉ có 4 chân.[38]

(2) Sắc được hình thành từ chủng loại
།འབྱུང་བ་ལས་གྱུར་པ་ནི་མིག་དང་རྣ་བ་དང་སྣ་དང་ལྕེ་དང་ལུས་དང་། གཟུགས་དང་སྒྲ་དང་ དྲི་དང་རོ་དང་རེག་བྱའི་ཕྱོགས་གཅིག་དང་རྣམ་པར་རིག་བྱེད་མ་ཡིན་པའོ།

Được hình thành từ chủng loại là mắt,[39] tai,[40] mũi,[41] lưỡi,[42] thân,[43] sắc, thanh,[44] hương,[45] vị,[46] một phần của xúc,[47] cái không biểu hiện.[48]

།འབྱུང་བ་དག་ལས་འབྱུང་བས་ན་འབྱུང་བ་ལས་གྱུར་པ་སྟེ་འབྱུང་བ་ལ་བརྟེན་པའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ།[49]

Do những thứ được hình thành từ chủng loại ấy được hình thành từ các chủng loại nên chúng là cái làm đối tượng y cứ vào chủng loại.

།དེ་ལ་མིག་ནི་མིག་གི་རྣམ་པར་ཤེས་པའི་རྟེན་ལྟ་བུ་གཟུགས་ལ་ལྟ་བའི་བྱ་བ་ཅན་གཟུགས་ པའོ།

Ở đây, mắt là sở y của nhãn thức,[50] cũng như nó là sắc mà có khả năng làm nhận thấy được sắc.[51]

།འདིས་ནི་རྣ་བ་དང་སྣ་དང་ལྕེ་དང་ལུས་ཀྱི་དབང་པོ་རྣམས་ཀྱང་སོ་སོར་བསྟན་ཏོ།།

Theo đây, các căn gồm tai, mũi, lưỡi, thân cũng được nói chi tiết như thế.

གཟུགས་ནི་རྣམ་པ་གཉིས་ཏེ་ཁ་དོག་གི་བདག་ཉིད་དང་། དབྱིབས་ཀྱི་བདག་ཉིད་དེ། ཇི་སྐད་ དུ་བཅོམ་ལྡན་འདས་ཀྱིས་ཁ་དོག་ངན་པ་དང་དབྱིབས་ངན་པར་འགྱུར་རོ་ཞེས་གསུངས་པ་ལྟ་ བུའོ།

Sắc có 2 loại: chính nó thuộc biểu lộ[52] và chính nó thuộc hình dạng.[53] Như đức Thế tôn đã nói rằng có biểu lộ xấu,[54] có hình dạng xấu.[55]

།དེ་ལ་ཁ་དོག་གི་གཟུགས་ནི་རྣམ་པ་བཅུ་གཉིས་ཏེ། སྔོན་པོ་དང་སེར་པོ་དང་། དམར་པོ་དང་། དཀར་པོ་དང་། སྤྲིན་དང་དུ་བ་དང་། རྡུལ་དང་། ཁུག་རྣ་དང་། གྲིབ་མ་དང་། ཉི་མ་དང་། སྣང་ བ་དང་མུན་པའོ།

Ở đây, sắc thuộc biểu hiện gồm 12 thứ: xanh,[56] vàng,[57] đỏ,[58] trắng,[59] mây,[60] khói,[61] bụi,[62] sương mù,[63] ảnh,[64] ánh sáng,[65] chiếu sáng,[66] bóng tối.[67]

།དབྱིབས་ནི་རྣམ་པ་བརྒྱད་དེ་རིང་པོ་དང་། ཐུང་ངུ་དང་། ལྷམ་པ་དང་། དཀྱིལ་འཁོར་དང་། ཕྱ་ ལེ་བ་དང་། ཕྱ་ལེ་བ་མ་ཡིན་པ་དང་། སྒང་དང་གཤོང་ངོ་།

Sắc thuộc hình dạng gồm 8 thứ: dài,[68] ngắn,[69] vuông,[70] tròn,[71] bằng phẳng,[72] không bằng phẳng,[73] cao,[74] thấp.[75]

།དེ་ལ་ཁུག་རྣ་ནི་ལྷོ་བུར་རོ།[76] །སྣང་བ་ནི་ཟླ་བ་དང་སྐར་མ་དང་མེ་དང་སྨན་དང་ནོར་བུ་རྣམས་ཀྱི་འོད་དོ།[77] །གྲིབ་མ་ནི་གང་ན་གཟུགས་དག་སྣང་བའོ། །དེ་ལས་བཟློག་པ་ནི་མུན་པའོ། །ལྷམ་པ་ནི་གྲུ་བཞིའོ། །དཀྱིལ་འཁོར་ནི་ཟླུམ་པོའོ། །ཕྱ་ལེ་བ་ནི་དབྱིབས་མཉམ་པའོ། །ཕྱ་ལེ་བ་མ་ཡིན་པ་ནི་དབྱིབས་མི་མཉམ་པའོ། །ལྷག་མ་ནི་བརྡ་ཕྲད་པར་བླ་བས་མ་བཤད་དོ། །རྣམ་པ་ ཉི་ཤུ་པོ་འདི་དག་མིག་གི་རྣམ་པར་ཤེས་པ་དང་། དེས་དྲངས་པའི་ཡིད་ཀྱི་རྣམ་པར་ཤེས་པས་རྣམ་པར་རིག་གོ།

Ở đây, sương mù là hơi nước.[78] Chiếu sáng là ánh sáng[79] của mặt trăng,[80] ngôi sao,[81] ngọn lửa,[82] thuốc,[83] ngọc quí.[84] Ảnh là sự phản chiếu[85] của các sắc ở nơi nào đó. Trái ngược[86] với thứ ấy là bóng tối. Vuông là cái có 4 góc.[87] Tròn là cái có hình cầu.[88] Bằng phẳng là hình dạng như nhau.[89] Không bằng phẳng là hình dạng không như nhau.[90] Các thứ còn lại thì có thể hiểu được[91] nên không trình bày. Hai mươi loại này đều là [đối tượng] của nhãn thức, và bởi nó dẫn dắt[92] cho sự nhận biết[93] của ý thức.[94]

III.2.2. Thanh

།སྒྲ་ནི་ཟིན་པ་དང་མ་ཟིན་པའི་འབྱུང་བ་ཆེན་པོའི་བྱེ་བྲག་གིས་རྣམ་པ་གཉིས་སོ།[95] །དེ་ལ་ལུས་སུ་གཏོགས་པ་རྣམས་ནི་ཟིན་པ་དག་སྟེ་སེམས་པ་དང་བཅས་པའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ། །བཟློག་པ་ནི་མ་ཟིན་པ་དག་གོ།[96] །གང་སྔ་མས་བསྐྱེད་པ་དེ་ནི་ཟིན་པའི་འབྱུང་བ་ཆེན་པོའི་རྒྱུ་ལས་བྱུང་ བ་སྟེ། འདི་ལྟ་སྟེ་ལག་པ་དང་སྨྲ་བའི་སྒྲའོ། །གང་ཕྱི་མས་བསྐྱེད་པ་དེ་ནི་མ་ཟིན་པའི་འབྱུང་བ་ཆེན་པོའི་རྒྱུ་ལས་བྱུང་བ་སྟེ། འདི་ལྟ་སྟེ་རླུང་དང་ནགས་ཚལ་དང་འབབ་ཆུའི་སྒྲ་སྟེ། སེམས་ཅན་དུ་སྟོན་པ་དང་། སེམས་ཅན་དུ་སྟོན་པ་མ་ཡིན་པ་རྣམ་པ་བཞིའོ། །འདི་ལྟ་སྟེ་སྨྲ་བའི་སྒྲ་ནི་སེམས་ཅན་དུ་སྟོན་པའོ། །ལྷག་མ་ནི་སེམས་ཅན་དུ་སྟོན་པ་མ་ཡིན་པའོ། །གཞན་ཡང་སྤྲུལ་པའི་སྨྲ་བའི་སྒྲ་ནི་སེམས་ཅན་དུ་སྟོན་པའོ། །ལྷག་མ་ནི་སེམས་ཅན་དུ་སྟོན་པ་མ་ཡིན་པའོ། །དེ་ཡང་ཡིད་དུ་འོང་བ་དང་ཡིད་དུ་མི་འོང་བའི་བྱེ་བྲག་གིས་རྣམ་པ་བརྒྱད་དུ་འགྱུར་རོ། །རྣམ་པ་བརྒྱད་པོ་དེ་ ཡང་རྣ་བའི་རྣམ་པར་ཤེས་པ་དང་དེས་དྲངས་པའི་ཡིད་ཀྱི་རྣམ་པར་ཤེས་པས་རྣམ་པར་རིག་ གོ།

Thanh có hai loại bởi sai biệt[97] của đại chủng có nắm bắt[98] hay không có nắm bắt. Ở đây, những âm thanh nào được bao hàm[99] trong thân[100] thì những âm thanh đó là có nắm bắt, vì những âm thanh đó là đối tượng của tâm và tương ưng với tâm. Ngược lại, đó là những âm thanh không có nắm bắt. Âm thành nào được sanh ra[101] trước[102] thì âm thanh đó đạt được từ nhân của đại chủng có nắm bắt, chẳng hạn như, âm thanh của bàn tay[103] và lời nói.[104] Âm thanh nào nào được sanh ra sau[105] thì cái đó đạt được từ nhân của đại chủng không có nắm bắt, chẳng hạn như âm thanh của gió, rừng,[106] dòng suối.[107] Âm thanh thuộc chúng sanhâm thanh không phải là thuộc chúng sanh thì có 4 thứ, chẳng hạn như âm thanh của lời nói [ngôn ngữ] là âm thanh thuộc chúng sanh; những âm thanh còn lại thì không phải là âm thành thuộc chúng sanh. Thêm nữa, âm của âm thanh được biến hóa ra là âm thanh thuộc chúng sanh; những âm thanh còn lại thì không phải là âm thành thuộc chúng sanh. Nó cũng sẽ là 8 loại bởi sai biệt về khả ý[108] hay không khả ý.[109] Tám thứ ấy cũng là đối tượng của nhĩ thức và dẫn dắt cho sự nhận biết bởi ý thức.

III.2.3. Hương

།དྲི་ནི་རྣམ་པ་གསུམ་སྟེ་དྲི་ཞིམ་པ་དང་དྲི་ང་བ་དང་དྲི་མཉམ་པའོ། །དྲི་ཞིམ་པ་ནི་དབང་པོའི་འབྱུང་བ་ཆེན་པོ་རྒྱས་པར་བྱེད་པའོ། །དེ་ལས་བཟློག་པ་ནི་དྲི་ང་བའོ།[110] །གཉི་ག་ལས་བཟློག་པ་ནི་དྲི་མཉམ་པ་སྟེ་རྣམ་པ་གསུམ་པོ་འདི་ཡང་སྣའི་རྣམ་པར་ཤེས་པ་དང་དེས་དྲངས་པའི་ཡིད་ཀྱི་རྣམ་པར་ཤེས་པས་རྣམ་པར་རིག་གོ།

Hương có 3 loại, gồm hương thơm,[111] mùi hôi,[112] mùi trung tính.[113] Hương thơm là thứ làm tăng trưởng[114] đại chủng của căn;[115] ngược lại thứ đó là mùi hôi. Ngược cả hai loại kia là mùi trung tính. Cả 3 thứ này đều là đối tượng của tị thức, và dẫn dắt cho sự nhận biết bởi ý thức.

III.2.4. Vị

།རོ་ནི་མངར་བ་དང་སྐྱུར་བ་དང་། ལན་ཚ་དང་ཁ་བ་དང་ཚ་བ་དང་བསྐ་བའི་བྱེ་བྲག་གིས་རྣམ་ པ་དྲུག་སྟེ། དྲུག་པོ་དེ་དག་ཀྱང་ལྕེའི་རྣམ་པར་ཤེས་པ་དང་དེས་དྲངས་པའི་ཡིད་ཀྱི་རྣམ་པར་ཤེས་ པས་རྣམ་པར་རིག་གོ།།

Vị có 6 thứ bởi sai biệt, gồm ngọt,[116] chua,[117] mặn,[118] đắng,[119] cay,[120] nhạt.[121] Sáu thứ này cũng là đối tượng của thiệt thức, và dẫn dắt cho sự nhận biết bởi ý thức.

III.2.5. Xúc

རེག་བྱའི་ཕྱོགས་གཅིག་ནི་རྣམ་པ་བདུན་ཏེ། འཇམ་པ་ཉིད་དང་། རྩུབ་པ་ཉིད་དང་ལྕི་བ་ཉིད་ དང་ཡང་བ་ཉིད་དང་། གྲང་བ་དང་བཀྲེས་པ་དང་སྐོམ་པ་འོ། །དེ་ལ་འཇམ་པ་ནི་མཉེན་པ་སྟེ་རེག་ཏུ་མི་བཟོད་པའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ། །རྩུབ་པ་ནི་རུད་རུད་པོའོ། །ལྕི་བ་ནི་གང་གིས་སྲང་གི་མགོ་དམའ་བར་འགྱུར་བའོ། །ཡང་བ་ནི་དེ་ལས་བཟློག་པའོ། །གྲང་བ་ནི་གང་གིས་ཉན་པས་ཚ་བ་འདོད་པའོ། །བཀྲེས་པ་ནི་ཟས་འདོད་པའི་རྒྱུའོ། །སྐོམ་པ་ནི་འཐུང་འདོད་པའི་རྒྱུའོ། །རྒྱུ་ ལ་འབྲས་བུ་གདགས་པར་བྱ་སྟེ། ཇི་སྐད་དུ་སངས་རྒྱས་རྣམས་ནི་འབྱུང་བ་བདེ་ཞེས་བྱ་བ་ལ་སོགས་པ་ལྟ་བུའོ། །འབྱུང་བ་ཆེན་པོ་འདུས་པ་མེ་དང་ཆུའི་ཤས་ཆེ་ན་འཇམ་པའོ། །ས་དང་རླུང་ གི་ཤས་ཆེ་ན་རྩུབ་པའོ། །ས་དང་ཆུའི་ཤས་ཆེ་ན་ལྕི་བའོ། །མེ་དང་རླུང་གི་ཤས་ཆེ་ན་ཡང་བའོ། །ཆུ་དང་རླུང་གི་ཤས་ཆེ་ན་གྲང་བའོ། །རླུང་གི་ཤས་ཆེ་ན་བཀྲེས་པའོ། །མེའི་ཁམས་ཀྱི་ཤས་ཆེ་ ན་སྐོམ་པའོ། །བདུན་པོ་དེ་དག་དང་འབྱུང་བ་ཆེན་པོ་བཞི་རྣམས་ནི་ལུས་ཀྱི་རྣམ་པར་ཤེས་པ་དང་། དེས་དྲངས་པའི་ཡིད་ཀྱི་རྣམ་པར་ཤེས་པས་རྣམ་པར་རིག་གོ།

Một phần của xúc là gồm 7 thứ, đó là: tánh nhẵn,[122] tánh nhám,[123] tánh nặng,[124] tánh nhẹ,[125] lạnh,[126] đói,[127] khát.[128] Ở đây, nhẵn là mịn màng,[129] là đối tượng của xúc không cần chịu đựng.[130] Nhám là sự thô cứng.[131] Nặng là cái khiến cho cái cân[132] đi cao xuống thấp bởi nó. Nhẹ là cái ngược lại với nặng. Lạnh là làm cho muốn cái nóng[133] thích hợp. Đói là khiến cho muốn thức ăn.[134] Khát là khiến cho muốn uống.[135] Những tên gọi đó là đặt nên tên gọi của quả[136] theo nhân,[137] ví như nói rằng ‘chư Phật ra đời là sự kiện vui mừng’, v.v. Nếu trong khối đại chủng ấy có nhiều[138] nước và lửa thì có nhẵn; có nhiều đất và gió thì nhám; nhiều đất và nước thì nặng; nhiều lửa và gió thì nhẹ; nhiều nước và gió thì lạnh; nhiều gió thì đói; nhiều hỏa giới thì khát. Bảy loại này và 4 đại chủng là đối tượng của thân thức, và do đó, chúng dẫn dắt cho sự nhận thiết của ý thức.

III.2.6. Vô biểu

།སེམས་དང་སེམས་ལས་བྱུང་བའི་འབྱུང་བ་རྣམ་པ་ཐ་དད་པ་དག་གིས་གཞན་ལ་རིག་པར་བྱེད་པས་ན་རྣམ་པར་རིག་བྱེད་དོ། །དེ་བཞིན་དུ་གཞན་ལ་རིག་པར་མི་བྱེད་པས་རྣམ་པར་རིག་བྱེད་མ་ ཡིན་པ་སྟེ་བྲམ་ཟེ་མ་ཡིན་ནོ་ཞེས་བྱ་བ་བཞིན་དུ་དེ་དང་འདྲ་བ་ལ་མ་ཡིན་པར་བརྗོད་དོ།

Nếu cái nào khiến biểu hiện[139] cái khác bằng các loại khác nhau sự sanh khởi của tâm và tâm sở[140] thì cái đó là biểu. Giống như vậy, cái không làm biểu hiện cái khác thì là vô biểu, giống như nói kẻ ấy không phải là bà-la-môn,[141] nó không ở trong đồng loại bà-la-môn.[142]

།དེའི་མཚན་ཉིད་ནི་རྣམ་པར་རིག་བྱེད་དང་སེམས་དང་འབྱུང་བ་ཆེན་པོའི་བྱེ་བྲག་གིས་འཕངས་པ་རྣམ་པར་མ་གཡེངས་པ་དང་། དེ་མ་ཡིན་པའི་སེམས་དང་སེམས་མེད་པ་ཡང་རུང་སྟེ། གང་ དགེ་བ་དང་མི་དགེ་བའི་གཟུགས་ཀྱི་རྒྱུན་དགེ་སློང་ལ་སོགས་པ་རྣམ་པར་གཞག་པའི་རྒྱུ་བསྩགས་པ་མ་ཡིན་པ་དེ་ནི་རྣམ་པར་རིག་བྱེད་མ་ཡིན་པའོ། །དེ་མེད་དུ་ཟིན་ན་དགེ་སློང་ལ་སོགས་པར་ གཞག་པ་མེད་པར་འགྱུར་ཏེ། བཅོམ་ལྡན་འདས་ཀྱིས་ཀྱང་རྫས་ལས་བྱུང་བའི་བསོད་ནམས་བྱ་ བའི་གཞི་དག་ལས་བསོད་ནམས་རྟག་པར་རྒྱུན་དུ་མངོན་པར་འཕེལ་ལོ་ཞེས་གསུངས་སོ།

Đặc tướng[143] của nó là biểu hiện và được sự không tán loạn[144] thúc đẩy[145] do sai biệt của tâm và đại chủng, và ngoài ra,[146] nó cũng tương ưng[147] với những tâm khác[148] và không có tâm.[149] Cái nhân[150] không phải là tích lũy[151] cho sự thiết lập[152] nên vị tỳ-kheo, v.v., thuộc sắc thiện và bất thiện[153] ấy là vô biểu. Nếu nó không nắm bắt thì sẽ không thể thiết lập nên vị tỳ-kheo, v.v. Cũng như đức Thế tôn nói rằng sự luôn luôn tăng trưởng đặc biệt của phước nghiệp trên cơ sở loại phước nghiệp từ chủng loại thật vật.[154]

།དེ་ཡང་སྡོམ་པ་དང་སྡོམ་པ་མ་ཡིན་པ་དང་། གཉིག་ལས་བཟློག་པས་བསྡུས་པའི་ཕྱིར་རྣམ་པ་ གསུམ་མོ།[155]

Thêm nữa, vì nó được quy nạp thành 3 loại, gồm luật nghi,[156] bất luật nghi,[157] và trái ngược với cả 2 loại kia.

Luật nghi

།སྡོམ་པ་ཡང་སོ་སོར་ཐར་པ་དང་བསམ་གཏན་དང་། ཟག་པ་མེད་པའི་བྱེ་བྲག་གིས་རྣམ་པ་ གསུམ་མོ།[158]

Do sự sai biệt nên luật nghi cũng có 3 loại là biệt giải thoát,[159] tĩnh lự,[160] vô lậu.[161]

(1) Luật nghi biệt giải thoát

།སོ་སོར་ཐར་པའི་སྡོམ་པ་ནི། དགེ་སློང་དང་དགེ་སློང་མ་དང་། དགེ་ཚུལ་བ་དང་། དགེ་ཚུལ་མ་ དང་། དགེ་བསྙེན་དང་དགེ་བསྙེན་མ་དང་། དུས་ཁྲིམས་པའི་སྡོམ་པའི་བྱེ་བྲག་གིས་རྣམ་པ་ བརྒྱད་དེ། དེ་ནི་འདོད་པར་གཏོགས་པ་ཁོ་ནའོ།

Do sự sai biệt nên luật nghi của biệt giải thoát được quy nạp thành 8 loại: luật nghi tỳ-kheo,[162] luật nghi tỳ-kheo-ni,[163] [thức-xoa-ma-na],[164] luật nghi sa-di,[165] luật nghi sa-di-ni,[166] luật nghi ưu-bà-tắc,[167] luật nghi ưu-bà-di,[168] và luật nghi giữ giớithời hạn. Nó chỉ thuộc trong Dục.[169]

(2) Luật nghi tĩnh lự

།བསམ་གཏན་གྱི་སྡོམ་པ་ནི་ཏིང་ངེ་འཛིན་གྱི་རྗེས་སུ་འབྲང་བའི་གཟུགས་ཏེ་གཟུགས་སུ་གཏོགས་པ་ཁོ་ནའོ།

Luật nghi thuộc tĩnh lự là sắc đi theo sự vận hành của định [đẳng trì], chỉ thuộc Sắc.[170]

(3) Luật nghi vô lậu

།ཟག་པ་མེད་པའི་སྡོམ་པ་ཡང་ཟག་པ་མེད་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་གྱི་རྗེས་སུ་འབྲང་བའི་གཟུགས་ཏེ་མི་ལྡན་པ་ཉིད་དོ།

Luật nghi thuộc vô lậu cũng là sắc đi theo sự vận hành của định vô lậu, tính chất của nó không có sự hệ thuộc.[171]

Bất luật nghi

།སྡོམ་པ་མ་ཡིན་པ་ནི་རི་དྭགས་ཀྱི་རྔོན་པ་དང་བྱ་བ་དང་ཉ་བ་དང་བཙོན་སྲུང་དང་། བ་གླང་འཛིན་པ་དང་གསོད་པའི་གཤེད་མ་ལ་སོགས་པའི་རྒྱུད་ལ་གང་མི་དགེ་བའི་གཟུགས་ཀྱི་རྒྱུན་ཡོད་པའོ།

Bất luật nghi là người truyền thống nghề săn bắn[172] nai,[173] trộm cắp, cai ngục,[174] dắt bò,[175] giết mổ,[176] đao phủ,[177] v.v., là người có dòng tương tục của sắc bất thiện.

Không phải luật nghi cũng không phải không luật nghi

།སྡོམ་པ་མ་ཡིན་མི་སྡོམ་པ་ཡང་མ་ཡིན་པ་ནི་གཙུག་ལག་ཁང་དང་མཆོད་རྟེན་དང་དགེ་འདུན་གྱི་ཀུན་དགའ་ར་བ་བྱེད་པ་དང་མཆོད་རྟེན་ལ་ཕྱག་བྱ་བ་དང་བདུག་པ་གསོལ་བ་ལ་སོགས་པ་ཡི་དམ་དུ་འཛིན་པ་དང་། ཁུ་ཚུར་དང་ཐལ་ལྕག་ལ་སོགས་པ་ལས་བྱུང་བ། དགེ་བ་དང་མི་དགེ་ བའི་གཟུགས་ཀྱི་རྒྱུན་གང་ཡིན་པའོ། །རྣམ་པར་རིག་བྱེད་མ་ཡིན་པ་སྐད་ཅིག་པ་ཡིན་ཡང་ རིགས་སྨོས་པས་ན་དེ་སྐད་དུ་བརྗོད་དོ།

Không phải luật nghi cũng không phải không luật nghi là lập chùa,[178] tháp,[179] tinh xá[180] cho chư Tăng, lễ bái[181] tháp, đốt hương,[182] hiến cúng,[183] v.v., phát nguyện,[184] việc nắm tay lại,[185] vỗ tay,[186] v.v., sự tương tục ấy của sắc thiện và bất thiệnvô biểu, là thứ có tánh sát-na, nếu nói theo chủng loại thì cũng có thể nói nó là vô biểu.

Đắc và xả các luật nghi

(1) Luật nghi biệt giải thoát

།སོ་སོར་ཐར་པའི་སྡོམ་པ་འཐོབ་པ་ནི་ཡང་དག་པར་བླངས་པས་སོ། །བདུན་པོ་ནི་ཇི་སྲིད་འཚོའི་ བར་དུའོ། །བརྒྱད་པ་ནི་ཞག་གཅིག་པའོ། །བདུན་པོའི་བཏང་བ་ནི་བསླབ་པ་ཕུལ་བ་དང་། ཤི་
འཕོས་པ་དང་། དགེ་བའི་རྩ་བ་ཆད་པ་དང་། མཚན་གཉིས་སྐྱེས་པས་སོ། །བརྒྱད་པའི་ནི་ དེ་རྣམས་ཉིད་དང་། མཚན་མོ་འདས་པས་སོ།

Sự đắc[187] luật nghi biệt giải thoátlãnh thọ hoàn toàn. Bảy [loại trước trong 8 loại luật nghi biệt giải thoát] là [thọ trì] trọn đời.[188] Loại thứ tám là [thọ trì] một ngày. Sự xả[189] của 7 loại là từ bỏ học xứ,[190] chết,[191] đứt thiện căn,[192] người phát sanh cả 2 đặc tướng.[193] Luật nghi thứ 8 là những nguyên nhân trên, và đã qua một đêm.

(2) Luật nghi tĩnh lự

།གཟུགས་ན་སྤྱོད་པའི་སེམས་ཐོབ་པས་བསམ་གཏན་གྱི་སྡོམ་པ་འཐོབ་སྟེ་སེམས་དང་འབྲེལ་པས་ན་དེ་ཉིད་བཏང་བས་དེ་གཏོང་ངོ་།

Đắc luật nghi tĩnh lự bằng cách đắc tâm vận hành trong Sắc,[194] và nếu do từ bỏ sự tương ưng với tâm ấy thì do đó luật nghi tĩnh lự chấm dứt.[195]

(3) Luật nghi vô lậu

།ཟག་པ་མེད་པའི་སྡོམ་པ་ཡང་དེ་བཞིན་ནོ།

Luật nghi vô lậu cũng giống như thế.

Đắc và xả bất luật nghi

།བྱེད་པ་དང་ཁས་བླངས་པས་རྔོན་པ་ཡིན་པ་འཐོབ་པོ། །རྒྱུན་ཆད་པ་ནི་སྡོམ་པ་ཡང་དག་པར་ གཟུང་བ་དང་། མཚན་གཉིས་སྐྱེས་པ་དང་ཤི་བ་དང་། ཆོས་ཉིད་འཐོབ་པ་གཟུགས་ན་སྤྱོད་པའི་ དགེ་བའི་སེམས་འཐོབ་པས་སོ༑

Sự săn bắn là bằng hành động và thu hoạch,[196] đó là đắc. Sự chấm dứt [bất luật nghi] là khi thọ trì chân chánh,[197] phát sanh cả 2 đặc tướng, chết, đạt được pháp tánh, do đạt được tâm thiện vận hành trong Dục.

Không phải luật nghi cũng không phải không luật nghi

།རྣམ་པར་རིག་བྱེད་མ་ཡིན་པ་སར་མ་འཐོབ་པ་ནི། ཉོན་མོངས་པ་དང་དད་པ་དྲག་པོའི་ཤུགས་ཀྱིས་ཁུ་ཚུར་དང་ཐལ་ལྕག་ལ་སོགས་པའི་བྱ་བ་བྱེད་པ་དང་། གང་ཡང་བཅོམ་ལྡན་འདས་ལ་ དཀྱིལ་འཁོར་མ་བྱས་པར་ཟན་མི་བཟའོ་ཞེས་བྱ་བ་ལ་སོགས་པའི་ཡི་དམ་འཛིན་པ་དང་། གཙུག་ལག་ཁང་ལ་སོགས་པ་ཕུལ་བས་སོ། །རྒྱུན་ཆད་པ་ནི་སློང་བར་བྱེད་པ་དེ་དག་ཉིད་བཏང་བས་ སོ།

Sự không đạt được vô biểu ở trong vị trí: phiền não[198] và thực hiện hành động quả nắm tay bằng niềm tin[199] mạnh mẽ,[200] và vỗ tay, v.v. Người suy nghĩ quyết liệt rằng nếu không tạo mạn-đà-la [cúng dường] đức Thế tôn thì không nấu để ăn, và cúng dường tinh xá, v.v. Cắt đứt hoàn toàn là hành động xin từ bỏ chính những thứ ấy, vô biểu sắc không phải là những hành động này.

Vô biểu và 5 căn

མིག་ལ་སོགས་པའི་དབང་པོ་ལྔ་རྣམས་ནི་རྣམ་པར་ཤེས་པའི་སྤྱོད་ཡུལ་ཉིད་དེ་གཟུགས་ཀྱི་དངོས་པོ་འདི་སྙེད་དོ། །འདིའི་མཚན་ཉིད་ནི་རྣམ་པ་གསུམ་སྟེ། རང་གི་སྤྱི་དང་ཕྱོགས་ཀྱི་སྤྱི་དང་ཟད་ པར་གྱི་སྤྱིའོ། །དེ་ལ་རང་གི་སྤྱི་ནི་གཟུགས་པའོ། །དེ་ལ་གཟུགས་སུ་རུང་བས་ན་གཟུགས་ ཞེས་བྱ་སྟེ་གཞིག་པར་འགྱུར་བ་ཞེས་བྱ་བའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ། །ཇི་སྐད་དུ་ཆོས་ཀྱི་རྗེས་ཀྱང་ དགེ་སློང་དག་གཟུགས་པ་གཟུགས་སུ་རུང་བས། དེའི་ཕྱིར་གཟུགས་ཉེ་བར་ལེན་པའི་ཕུང་པོ་ ཞེས་གསུངས་པ་ལྟ་བུའོ༑ །ཅིས་གཟུགས་པར་འགྱུར་ཞེ་ན། ལག་པ་དང་བོང་བ་དང་དབྱིག་ པས་རེག་པ་དག་གིས་སོ། །དཔེར་ན་མགྱོགས་པར་འགྲོ་བས་རྟའོ། །འགྲོ་བས་ན་བ་ལང་ངོ་ ཞེས་བྱ་བ་ལྟ་བུ་ལ་སོགས་པའོ། །ཕྱོགས་ཀྱི་སྤྱི་ནི་མི་རྟག་པ་ཉིད་དང་སྡུག་བསྔལ་བ་ཉིད་དོ། །ཟད་པར་གྱི་སྤྱི་ནི་སྟོང་པ་དང་བདག་མེད་པ་ཉིད་དེ༑ ཕྱོགས་འདིས་ཆོས་ཐམས་ཅད་ཀྱི་མཚན་ ཉིད་གསུམ་ཅི་རིགས་སུ་མངོན་པར་བརྟག་གོ། །གཟུགས་ཀྱི་དངོས་པོའོ།

Năm căn[201] gồm mắt, v.v., là thật vật này thuộc sắc ấy là môi trường hoạt động của thức. Đặc tướng của nó có 3 loại: tính chất chung[202] của chính nó, tính chất chung một phần,[203] tính chất chung phổ biến.[204] Ở đây, tính chất chung của chính nó là sắc. Ở đây, khi sắc mà thích hợp được gọi là sắc thì nó phải có ý nghĩa của cái được gọi là biến đổi hủy hoại.[205] Giống như đức Pháp vương cũng nói rằng: Này các tỳ-kheo! Sắc mà thích hợp được gọi là sắc, bởi vì nó là uẩn bị chấp trước là sắc. Sắc bị biến hoại bởi cái gì? Đó là bởi tiếp xúc với các thứ như bàn tay, viên đá, gậy. Hay ví dụ được gọi là ngựa bởi nó chạy nhanh, hay được gọi là con bò vì nó đi được, v.v. Tính chất chung một phần là tánh chất vô thường, khổ. Tính chất chung phổ biến là không và tánh chất vô ngã. Bằng một phần này, đặc tướng của tất cả pháp được đặc biệt phân tích thành 3 loại như vậy. Những sự thể này thuộc sắc.

Thọ

།ཚོར་བ་ནི་མྱོང་བ་རྣམ་པ་གསུམ་སྟེ་བདེ་བ་དང་སྡུག་བསྔལ་བ་དང་བདེ་བ་ཡང་མ་ཡིན་སྡུག་བསྔལ་བ་ཡང་མ་ཡིན་པ་སྟེ། གསུམ་ཚོར་བར་གྱུར་པའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ།

Thọ[206] là sự cảm nghiệm,[207] gồm 3 loại: lạc,[208] khổ và chẳng phải lạc cũng chẳng phải khổ. Đối tượng nào là cái phát sanh 3 loại thọ?

།འདོད་པ་དང་མི་འདོད་པ་དང་གཉི་ག་ལས་བཟློག་པ་སྟེ་རེག་པའི་སྐྱེ་གནས་ཅན་ལུས་དང་སེམས་ཀྱི་གནས་སྐབས་ཀྱི་བྱེ་བྲག་སིམ་པ་དང་གདུང་བ་དང་གཉི་ག་ལས་བཟློག་པ་སྟེ། སྲིད་པའི་ རྒྱུ་ནི་ཚོར་བ་ཞེས་བྱའོ། །ཇི་སྐད་དུ་བཅོམ་ལྡན་འདས་ཀྱིས་ཀྱང་རེག་པའི་རྐྱེན་གྱིས་ཚོར་བ། ཚོར་ བའི་རྐྱེན་གྱིས་སྲེད་པ་ཞེས་གསུངས་པ་ལྟ་བུའོ།

Dục, chẳng phải dục, và thứ trái ngược với cả hai; khoái cảm,[209] lo lắng,[210] và trái ngược với cả hai có được do sự sai biệt về phần vị[211] của thân và tâm mà phát khởi từ xúc. Cái nhân của khả năng[212] ấy được gọi là thọ. Như đức Thế tôn cũng đã nói rằng thọ là do có xúc làm điều kiện,[213] hữu là do có thọ làm điều kiện.

།དེ་ཡང་རྣམ་པར་ཤེས་པའི་བྱེ་བྲག་གིས་རྣམ་པ་དྲུག་སྟེ། མིག་གི་འདུས་ཏེ་རེག་པ་ལས་སྐྱེས་ པ་དང་། རྣ་བ་དང་སྣ་དང་ལྕེ་དང་ལུས་དང་ཡིད་ཀྱི་འདུས་ཏེ་རེག་པ་ལས་སྐྱེས་པའོ།

Nó cũng có 6 loại bởi sự sai biệt của thức. Loại phát sanh từ sự tiếp xúc trọn vẹn của mắt,[214] phát sanh từ sự tiếp xúc trọn vẹn của tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

།དེ་ཡང་རྣམ་པ་གཉིས་ཏེ་ལུས་ཀྱི་དང་སེམས་ཀྱིའོ། །དེ་ལ་རྣམ་པར་ཤེས་པ་ལྔ་དང་ལྷན་ཅིག་སྐྱེས་པ་ནི་ལུས་ཀྱིའོ། །ཅིག་ཤོས་ནི་སེམས་ཀྱིའོ། །དབང་པོའི་བྱེ་བྲག་གིས་རྣམ་པ་ལྔ་སྟེ། བདེ་ བའི་དབང་པོ་དང་སྡུག་བསྔལ་གྱི་དབང་པོ་དང་། ཡིད་བདེ་བའི་དབང་པོ་དང་ཡིད་མི་བདེ་བའི་དབང་པོ་དང་བཏང་སྙོམས་ཀྱི་དབང་པོའོ། །དེ་ལ་ལུས་ཀྱི་སིམ་པ་གང་ཡིན་པ་དང་། བསམ་ གཏན་གསུམ་པ་ལས་སྐྱེས་པའི་ཡིད་ཀྱི་སིམ་པ་གང་ཡིན་པ་དེ་ནི་བདེ་བའི་དབང་པོ་སྟེ་ཕམ་པར་བྱེད་པའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ། །གང་ལུས་ཀྱི་སིམ་པ་མ་ཡིན་པ་དེ་ནི་སྡུག་བསྔལ་གྱི་དབང་པོ་སྟེ་ གནོད་པར་བྱེད་པའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ། །བསམ་གཏན་གསུམ་པ་མ་གཏོགས་པ་འོག་མའི་ཡིད་ཀྱི་སིམ་པ་གང་ཡིན་པ་དེ་ནི་ཡིད་བདེ་བའི་དབང་པོའོ། །དེ་ལས་བཟློག་པ་ནི་ཡིད་མི་བདེ་བའི་ དབང་པོའོ། །གང་ལུས་དང་སེམས་ཀྱི་སིམ་པ་ཡང་མ་ཡིན་མི་སིམ་པ་ཡང་མ་ཡིན་པ་དེ་ནི་བཏང་སྙོམས་ཀྱི་དབང་པོའོ། །ཚོར་བའི་དབང་པོའོ།

Nó cũng có 2 loại, thọ thuộc thân và thọ thuộc tâm. Ở đây, thọ phát sanh cùng với 5 thức là thọ thuộc thân, thứ còn lại là thọ thuộc tâm. Có 5 loại thọ do sự sai biệt của căn: lạc căn, khổ căn, ý lạc căn, ý bất lạc căn, và trung tính[215] căn. Ở đây, cái là khoái cảm của thân, cái là khoái cảm của ý mà sanh từ tĩnh lự thứ 3,[216] nó là lạc căn, nó là đối tượng chinh phục.[217] Thứ thọ không phải là khoái cảm mà thuộc thân ấy là khổ căn, nó là đối tượng tổn hại.[218] Trừ[219] tĩnh lự thứ 3 ra, khoái cảm của ý thuộc bậc thấp,[220] nó là ý lạc căn. Ở đây, trái ngược với nó là bất lạc ý căn. Thứ chẳng phải khoái cảm cũng chẳng phải không là khoái cảm của thân và ý là trung tính căn. [Trên đây] là thọ căn.

Tưởng

།མཚན་མ་དང་མིང་དང་དོན་དང་བརྡ་ཞེས་པའི་འདུ་ཤེས་ཏེ། སྔོན་པོ་དང་། སེར་པོ་དང་། རིང་ པོ་དང་། ཐུང་ངུ་དང་། དུང་དང་། རྔ་དང་། པདྨ་དང་། སྣ་མའི་མེ་ཏོག་དང་། ཨུཏྤ་ལའི་དྲི་དང་། ཁ་བ་དང་ལན་ཚྭ་དང་། འཇམ་པ་དང་རྩུབ་པ་དང་། བུད་མེད་དང་སྐྱེས་པ་ལ་སོགས་པའི་མཚན་ མ་དང་། མིང་དང་དོན་གཅིག་ཏུ་ཤེས་པའི་ཆོས་གང་ཡིན་པ་དེ་ནི་རྣམ་པར་རྟོག་པའི་རྒྱུ་སྟེ། འདུ་ཤེས་ཞེས་བྱའོ། །དེ་ཡང་རྣམ་པར་ཤེས་པའི་བྱེ་བྲག་གིས་ཚོར་བ་བཞིན་དུ་རྣམ་པ་དྲུག་གོ། །ཡང་ཆུང་ངུ་དང་ཆེན་པོར་གྱུར་པ་དང་ཚད་མེད་པ་དང་རྣམ་པ་གསུམ་སྟེ། དེ་ལ་ཡུལ་ཆུང་ངུ་ལ་དམིགས་པ་ནི་ཆུང་ངུའོ། །རི་རབ་ལ་སོགས་པ་ལ་དམིགས་པ་ནི་ཆེན་པོར་གྱུར་པའོ། །ནམ་མཁའ་མཐའ་ཡས་སྐྱེ་མཆེད་ལ་སོགས་པ་དག་ལ་ནི་ཚད་མེད་པའོ། །འདུ་ཤེས་ཀྱི་དངོས་པོའོ། །

Tưởng[221] thuộc về thứ được gọi là dấu hiệu,[222] tên gọi,[223] ý nghĩa,[224] biểu thị.[225] màu xanh,[226] vàng,[227] dài,[228] ngắn,[229] [âm thanh của] vỏ ốc,[230] [âm thanh của] chiếc trống,[231] [hương] sen hồng,[232] hoa xạ hương,[233] hương hoa sen xanh,[234] vị đắng,[235] vị mặn,[236] mịn màng,[237] thô ráp,[238] đặc tướng của phụ nữ[239] và đàn ông,[240] v.v., hễ pháp nào là cái được biết bằng một hay nhiều tên và nghĩa thì pháp ấy là cái nhân của sự phân biệt.[241] Nó được gọi là tưởng. Giống như thọ, do sự sai biệt của thức nên tưởng cũng có 6 loại. Nó cũng có 3 loại là nhỏ,[242] trở thành lớn, rồi vô lượng.[243] Ở đây, một đối tượng[244] ở trong không gian[245] nhỏ thì nó là nhỏ, đối tượng ở trong núi Tu-di,[246] v.v., thì nó trở thành lớn, đối tượng ở trong không vô biên xứ,[247] v.v., thì nó là vô lượng. [Trên đây] là tưởng cú nghĩa.

Hành

འདུ་བྱེད་ཀྱི་ཕུང་པོ་ནི་རྣམ་པ་གཉིས་ཏེ་མཚུངས་པར་ལྡན་པ་ཡིན་པའོ། །དེ་ལ་མཚུངས་པར་ལྡན་ པ་ནི་སེམས་པ་དང་རེག་པ་དང་ཡིད་ལ་བྱེད་པ་དང་། འདུན་པ་དང་མོས་པ་དང་དད་པ་དང་ བརྩོན་འགྲུས་དང་། དྲན་པ་དང་ཏིང་ངེ་འཛིན་དང་། ཤེས་རབ་དང་རྟོག་པ་དང་དཔྱོད་པ་དང་ བག་ཡོད་པ་དང་བག་མེད་པ་དང་སྐྱོ་བ་དང་རབ་ཏུ་དགའ་བ་དང་། ཤིན་ཏུ་སྦྱངས་པ་དང་རྣམ་ པར་མི་འཚེ་བ་དང་། ངོ་ཚ་ཤེས་པ་དང་ཁྲེལ་ཡོད་པ་བཏང་སྙོམས་དང་དགེ་བའི་རྩ་བ་རྣམས་ དང་། མི་དགེ་བའི་རྩ་བ་རྣམས་དང་། ཀུན་དུ་སྦྱོར་བ་རྣམས་དང་། འཆིང་བ་རྣམས་དང་། ཕྲ་ རྒྱས་རྣམས་དང་། ཉེ་བའི་ཉོན་མོངས་པ་རྣམས་དང་། ཀུན་ནས་དཀྲིས་ཏེ་འདུག་པ་རྣམས་ དང་། ཟག་པ་རྣམས་དང་། ཆུ་བོ་རྣམས་དང་། སྦྱོར་བ་རྣམས་དང་། ལེན་པ་རྣམས་དང་། སྡུད་ པ་རྣམས་དང་། སྒྲིབ་པ་རྣམས་དང་། ཤེས་པ་རྣམས་དང་བཟོད་པ་རྣམས་སོ། །དེ་ལ་གནས་ དང་། དམིགས་པ་དང་། རྣམ་པ་དང་དུས་དང་རྫས་མཚུངས་པ་ཉིད་དེ། མཚུངས་པ་ལྔ་དག་ གིས་སེམས་དང་མཚུངས་པར་ལྡན་པས་དེ་བས་ན་མཚུངས་པར་ལྡན་པ་དག་ཅེས་བྱའོ།

Hành uẩn[248] có 2 loại.

(a) Tương ưng đồng nhất:[249] ở đây, tương ưng đồng nhất là tư, xúc, tác ý, dục, thắng giải, niềm tin, tinh tấn, niệm, tĩnh lự, huệ, tầm, tứ, bất phóng dật, phóng dật, yếm, hân hoan, khinh an, bất hại, tàm, quí, xả, thiện căn, bất thiện căn, vô ký căn, kết, phược, tùy phiền não, trú hoàn toàn trong triền, lậu, bộc lưu, ách, thủ, tập hợp, che lấp, trí, nhẫn. Ở đây, có sở y,[250] đối tượng, chủng loại,[251] thời gian,[252] tương ưng.[253] Bởi sự tương ưng đồng nhất với tâm bằng 5 sự tương ưng ấy nên gọi là sự tương ưng đồng nhất.

།བཟློག་པ་ནི་ལྡན་པ་མ་ཡིན་པ་དག་སྟེ། འདི་ལྟ་སྟེ། འཐོབ་པ་དང་འཐོབ་པ་མེད་པ་དང་། འདུ་ ཤེས་མེད་པའི་སྙོམས་པར་འཇུག་པ་དང་། འགོག་པའི་སྙོམས་པར་འཇུག་པ་དང་། འདུ་ཤེས་ མེད་པ་དང་། སྲོག་གི་དབང་པོ་དང་། སྐལ་བ་འདྲ་བ་དང་། སྐྱེ་བ་དང་རྒ་བ་དང་། གནས་པ་ དང་མི་རྟག་པ་ཉིད་དང་། མིང་གི་ཚོགས་རྣམས་དང་། ཚིག་གི་ཚོགས་རྣམས་དང་། ཡི་གེའི་ ཚོགས་རྣམས་ཏེ།

(b) Trái ngược với nó là bất tương ưng: đó là: đắc, phi đắc, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng, mạng căn, đồng phần, sanh, lão, trụ, vô thường, danh thân, cú thân, văn thân.

དེ་གཉིས་བསྡུས་ནས་འདུ་བྱེད་ཀྱི་ཕུང་པོ་ཞེས་བྱའོ། །དེ་བས་ན་དྲང་སྲོང་ཆེན་པོས་ཀྱང་འདུ་བྱེད་ ཀྱི་ཕུང་པོ་ནི་ཆུ་ཤིང་གི་ཕུང་པོ་ལྟ་བུའོ་ཞེས་གསུངས་སོ།

Vì gộp chung cả 2 thứ ấy nên gọi là hành uẩn. Do đó, bậc Đại Tiên[254] cũng đã nói rằng hành uẩn giống như sự tập hợp của cây chuối.[255]

།དེ་ལ་སེམས་པ་ནི་སེམས་མངོན་པར་འདུ་བྱེད་པ་ཡིད་ཀྱི་ལས་ཏེ་སེམས་ཀུན་དུ་གཡོའོ་ཞེས་བྱ་བའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ། །དེ་ཡང་དགེ་བ་དང་མི་དགེ་བ་དང་ལུང་དུ་མི་སྟོན་པའི་བྱེ་བྲག་གིས་ རྣམ་པ་གསུམ་མོ།[256]

Ở đây, tư là tác dụng[257] của ý, là hành động[258] của tâm; nó là thứ có ý nghĩa được gọi là sự vận hành khắp nơi của tâm. Do sự sai biệt nên nó cũng có 3 loại: thiện, bất thiện, vô ký.

Xúc

།རེག་པ་ནི་ཡུལ་དང་དབང་པོ་དང་རྣམ་པར་ཤེས་པ་ལས་བྱུང་བའི་སེམས་ཡུལ་ལ་རེག་པར་བྱེད་པ་སྟེ་སེམས་ལས་བྱུང་བའི་ཆོས་འཚོ་བར་བྱེད་པའི་མཚན་ཉིད་དོ།[259] །དེ་ཡང་བདེ་བ་ལ་ སོགས་པ་མྱོང་བར་འགྱུར་བའི་བྱེ་བྲག་གིས་རྣམ་པ་གསུམ་མོ།

Xúc là sự tương tác trong tâm mà phát sanh từ cảnh, căn và thức; đặc tính của nó là làm tăng trưởng[260] pháp của tâm sở. Do sự sai biệt nên nó cũng có[261] 3 loại: thiện, v.v.

Tác ý

།ཡིད་ལ་བྱེད་པ་ནི་སེམས་ཀྱི་འཇུག་པ་གང་སེམས་ཡུལ་རྣམས་ལ་གཏོད་པ་སྟེ། སྔོན་མྱོང་བ་ལ་སོགས་པ་སེམས་པ་ཞེས་བྱ་བའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ། །དེ་ཡང་རྣམ་པ་གསུམ་སྟེ། སློབ་པའི་དང་མི་སློབ་པའི་དང་སློབ་པ་ཡང་མ་ཡིན་མི་སློབ་པ་ཡང་མ་ཡིན་པའོ། །དེ་ལ་འཕགས་པའི་གང་ཟག་བདུན་གྱི་རྒྱུད་ལས་བྱུང་བ་དྲི་མ་མེད་པ་ནི་སློབ་པའོ། །དགྲ་བཅོམ་པའི་རྒྱུད་ལས་བྱུང་བ་ནི་མི་སློབ་པའོ། །ཟག་པ་དང་བཅས་པ་ནི་སློབ་པ་ཡང་མ་ཡིན་མི་སློབ་པ་ཡང་མ་ཡིན་པའོ།

Tác ý là sự vận hành[262] của tâm, khiến chuyên chú vào những đối tượng của tâm. Nó là cái có ý nghĩa được gọi là sự tư về kinh nghiệm trước đó,[263] v.v. Nó cũng có 3 loại: thuộc học,[264] thuộc vô học,[265] thuộc chẳng phải học cũng chẳng phải vô học. Ở đây, loại không còn cáu bẩn[266] phát sanh từ sự tương tục của 7 hạng người[267] thuộc bậc Thánh là học. Loại không còn cáu bẩn phát sanh từ sự tương tục của bậc A-la-hán[268] là vô học. Có sự lậu[269] chẳng phải học cũng chẳng phải vô học.

Dục

།འདུན་པ་ནི་བྱེད་འདོད་པའི་བརྩོན་འགྲུས་ཀྱི་ཡན་ལག་ཏུ་གྱུར་པ་སྟེ། འདི་ཞེས་བྱ་བ་བྱའོ་སྙམ་པ་ གང་ལས་བྱུང་བའོ།[270]
Dục[271] trở thành chi phần của sự nỗ lực mong muốn hành động. Được gọi như vậy là thứ phát sanh từ sự hi vọng phải làm.

Thắng giải

།མོས་པ་ནི་སེམས་ཡུལ་རྣམས་ལ་མོས་པ་སྟེ་ཡུལ་ལ་མ་ཞུམ་པ་ཞེས་བྱ་བའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ།

Thắng giải[272] là hiểu rõ tất cả cảnh của tâm, nó là thứ được gọi là không sợ hãi[273] cảnh.

Tín

།དད་པ་ནི་སེམས་དང་བ་སྟེ་དཀོན་མཆོག་གསུམ་དང་རྒྱུ་དང་འབྲས་བུར་འབྲེལ་པ་ལ་མངོན་པར་ཡིད་ཆེས་པའི་རྣམ་པ་སེམས་ཀྱི་རྙོག་པ་སེལ་བར་བྱེད་པའི་ཆོས་སྟོན་ཏེ། དཔེར་ན་ཆུ་དང་བར་ བྱེད་པའི་ནོར་བུ་མཚོའི་ནང་དུ་བཅུག་ན། རྫབ་ཀྱི་རྙོག་པ་ཐམས་ཅད་བསྩལ་ནས་ཆུ་གསལ་བར་ བྱེད་པ་དེ་བཞིན་དུ། དད་པའི་ནོར་བུ་སེམས་ཀྱི་མཚོ་ལས་བྱུང་བས་ཀྱང་སེམས་ཀྱི་རྙོག་པ་ཐམས་ ཅད་བསལ་ནས་སངས་རྒྱས་རྣམས་ཀྱི་བྱང་ཆུབ་དང་། ཆོས་ཀྱི་ལེགས་པར་གསུངས་པ་ཉིད་ དང་། དགེ་འདུན་གྱི་ལེགས་པར་སྒྲུབ་པ་ཉིད་དང་། འདི་ལས་ཕྱི་རོལ་ཏུ་གྱུར་པ་ཐམས་ཅད་ འཁྲུལ་པར་བྱེད་དེ། རྟེན་ཅིང་འབྲེལ་པར་འབྱུང་བའི་ཆོས་ཉིད་ལ་མངོན་པར་དད་པའོ།

Tín[274] là tâm trong sạch.[275] Nó là thái độ[276] tin tưởng hoàn toàn[277] vào Tam bảo,[278] vào sự tương thuộc[279] giữa nhân và quả,[280] vào việc thuyết Pháp nhằm trừ bỏ[281] cấu uế[282] của tâm. Ví như việc đặt viên ngọc làm nước trong sạch[283] vào cái hồ thì nước được trong sạch vì tất cả dơ bẩn của bùn đất[284] đều bị lắng đi. Cũng như vậy, vì trừ đi tất cả cáu bẩn của tâm bằng viên ngọc của niềm tin xuất hiện từ hồ tâm thì đạt được niềm tin sâu sắc về bồ-đề của chư Phật,[285] về sự thuyết khéo léo về Pháp,[286] về sự thành tựu tốt đẹp của Tăng đoàn.[287] Do đó, biết rằng tất cả kẻ ngoại đạo[288] đều mê mờ. Tin sâu sắc về pháp tánh duyên khởi.[289]

Tấn

།བརྩོན་འགྲུས་ནི་དགེ་བ་དང་མི་དགེ་བའི་ཆོས་སྐྱེད་པ་དང་འགོག་པ་སྤྲོ་བ་སྟེ། འཁོར་བའི་འདམ་དུ་བྱིང་བའི་སེམས་མངོན་པར་འབྱུང་བའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ།

Tấn là sự vui vẻ làm phát sanh hay diệt đi pháp thiệnbất thiện. Nó là thứ có ý nghĩa rằng tâm thoát khỏi[290] vũng lầy sanh tử.

Niệm

།དྲན་པ་ནི་སེམས་ཀྱི་མངོན་པར་བརྗོད་པ་ཉིད་དེ། བྱས་པ་དང་། བྱ་བ་དང་། བྱེད་པའི་ལས་མ་ བརྗེད་ཅེས་བྱ་བའི་ཐ་ཚིག་གོ།

Niệm[291] là hoàn toàn nói[292] về tâm. Tương đương với nói rằng không quên[293] nghiệp đã làm,[294] sẽ làm,[295] đang làm.[296]

Định

།ཏིང་ངེ་འཛིན་ནི་སེམས་རྩེ་གཅིག་པ་སྟེ༑ སེམས་སྤྲེའུ་ལྟ་བུ་དམིགས་པ་གཅིག་ལ་འཇུག་ཅེས་བྱ་ བའི་དོན་གང་ཡིན་པ་སྟེ། དཔེར་ན་སྦྲུལ་འོད་མའི་སྦུབས་སུ་བཅུག་ན་གྱ་གྱུར་མི་འགྱུར་བ་དེ་བཞིན་དུ། སེམས་ཏིང་ངེ་འཛིན་གྱི་སྦུབས་སུ་བཅུག་ནས་དྲང་སྲོང་འགྲོའོ་ཞེས་བྱེ་བྲག་ཏུ་སྨྲ་བ་རྣམས་སོ།

Định là chuyên tâm vào một điểm.[297] Nó cũng như việc được gọi là khiến con khỉ tâm đi vào một đối tượng. Các nhà Tỳ-bà-sa[298] đã nói rằng ví như nếu bắt con rắn[299] bỏ vào cái giỏ rồi đậy nắp lại thì phải nằm cuộn tròn không thay đổi được, cũng vậy, các bậc tiên nhân xưa nhờ đặt ở trong cái giỏ định tâm cũng như vậy.

Huệ

།ཤིས་རབ་ནི་ཆོས་རབ་ཏུ་རྣམ་པར་འབྱེད་པ་སྟེ། ཆོས་རྣམ་པ་བརྒྱད་པོ་དེ་དག་གི་སྡུད་པ་དང་མཚུངས་པར་ལྡན་པ་དང་། རྒྱུ་དང་རྐྱེན་དང་འབྲས་བུ་དང་རང་དང་སྤྱིའི་མཚན་ཉིད་ལ་ཇི་ལྟར་ མཐུན་མཐུན་དུ་རྟོག་པའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ།

Huệ là sự thẩm định[300] pháp. Nó là cái có ý nghĩa phân biệt tùy thuận theo sự tùy thuận 8 pháp: sự tập hợp,[301] tương ưng đồng nhất, nhân, duyên,[302] quả, tự tướngcộng tướng.

Tầm

།རྟོག་པ་ནི་སེམས་རྩིང་བའི་མཚན་ཉིད་དེ། གཉིས་སུ་ན་རྟོག་པ་ཞེས་ཀྱང་བྱ་སྟེ། འདུ་ཤེས་ཀྱི་ རླུང་གིས་བསྐྱེད་ན། འཇུག་པ་རྣམ་པར་ཤེས་པ་རྩིང་བའི་ཚོགས་ལྔ་འཇུག་པའི་རྒྱུའི་ཆོས་སོ།

Tầm[303] là đặc tướng của tâm thô.[304] Cả 2 đều được gọi là sự phân biệt. Nếu phát sanh bởi gió tưởng thì nó là pháp thuộc nhân vận hành theo 5 hợp thể thức thô ấy vận hành.

Tứ

།དཔྱོད་པ་ནི་སེམས་ཞིབ་པ་ཉིད་ཀྱི་མཚན་ཉིད་དེ། ཡིད་ཀྱི་རྣམ་པར་ཤེས་པའི་འཇུག་པ་དང་མཐུན་པའི་ཆོས་སོ།

Tứ[305] là đặc tướng có tánh vi tế của tâm. Nó là pháp tùy thuận và chuyển vận với ý thức.

Phóng dật

།བག་མེད་པ་ནི་དགེ་བའི་ཆོས་རྣམས་མི་བསྒོམ་པ་སྟེ། མི་འཇུག་པ་ཞེས་བྱ་བའི་དོན་གང་ཡིན་ པའོ།

Phóng dật[306] là không tu tập[307] thiện pháp. Nó có nghĩa là không vận hành.

Bất phóng dật

།བག་ཡོད་པ་ནི་དགེ་བའི་ཆོས་རྣམས་བསྒོམ་པ་སྟེ༑ བག་མེད་པ་ལས་ཕྱིར་འཇིལ་བའི་ཆོས་ སོ།

Bất phóng dật[308] là tu tập các thiện pháp. Bởi vì nó là pháp làm tiêu trừ phóng dật.

Yếm

།སྐྱོ་བ་ནི་འཁོར་བའི་ཉེས་པ་ལ་རྟོག་པས་འདོད་ཆགས་དང་བྲལ་བ་དང་། མཐུན་པའི་ཆོས་ཡིད་ འབྱུང་བའི་མཚན་ཉིད་དེ། སེམས་ལས་བྱུང་བའི་ཆོས་གང་བྱུང་ན་འཁོར་བ་ལ་སེམས་སྐྱོ་བར་འགྱུར་བ་དང་། གང་དང་ལྡན་པས་ཡིད་འབྱུང་བས་ཡིད་ལ་བྱེད་པ་ཞེས་བྱའོ།

Yếm[309] là tư duy muốn thoát khỏi sự sai lầm của sanh tử. Nó là đặc tướng của tâm đạt được sự tùy thuận pháp. Nếu sanh khởi pháp tâm sở nào thì chuyển thành tâm sợ hãi luân hồi và nó được gọi là kết hợp với tác ý bởi sự chán bỏ.

Hân

།མཆོག་ཏུ་དགའ་བ་ནི་མགུ་བ་དང་། རབ་ཏུ་དགའ་བ་སྟེ། དགེ་བའི་སེམས་ལ་གནོད་པ་ལས་འབྱུང་བར་གཉེན་པོ་ཚོལ་བ་ཅན་ནོ། །དེ་རྙེད་ནས་དེ་ལ་ཡིད་ཚིམ་པ་དེ་གང་ཡིན་པ་དེ་ནི་མཆོག་ ཏུ་དགའ་བའོ།

Hân[310] là sự thỏa lòng[311] và vui cùng cực.[312] Nó có sự tìm cách đối trị[313] sự tổn hại[314] phát sanh đối với tâm thiện. Do đắc được nó nên ở đây, nó là sự thỏa ý, nó chính là hân.

Khinh an

།ཤིན་ཏུ་སྦྱངས་པ་ནི་སེམས་ལས་སུ་རུང་བ་ཉིད་དོ།

Khinh an[315] là trạng thái thích hợp[316] với hành động của tâm.

Bất hại

།རྣམ་པར་མི་འཚེ་བ་ནི། གཞན་ལ་གནོད་པ་བྱེད་པ་ལ་མངོན་པར་དགའ་བ་དང་མི་མཐུན་པའི་སེམས་བཟང་པོ་ཉིད་དོ། །གང་གི་དབང་གིས་གཞན་ལ་རྣམ་པར་ཐོ་མི་འཚམས་པའོ།[317]

Bất hại[318] là tính chất tâm hiền thiện[319] không tùy thuận với sự vui thích làm tổn hại kẻ khác. Sự không ưa thích làm tổn hại kẻ khác là do lực của nó.

Tàm

།ངོ་ཚ་ཤེས་པ་ནི་རིགས་པ་ལ་གཞོལ་བ། བདག་དང་ཆོས་ཀྱི་དབང་དུ་བྱས་པ་ལས་བྱུང་བ༑ སྲེད་ པའི་རྒྱུ་མཐུན་པ་དང་མི་མཐུན་པའི་སེམས་ཀྱི་དབང་སྟེ། གང་གི་དབང་གིས་ཡོན་ཏན་རྣམས་ དང་། ཡོན་ཏན་ཅན་རྣམས་ལ་གུས་པ་དང་བཅས་པར་གནས་པའོ།

Tàm[320] là có khuynh hướng[321] về lẽ phải.[322] Nó phát sanh từ lực tác động của ngã và pháp, là lực của tâm không tùy thuận với sự tùy thuận cái nhân của dục. Nó là chỗ trụ cho các phẩm đức[323] sanh bởi lực của nó, và có sự kính ngưỡng[324] đối với người có các phẩm đức.

Quí

།ཁྲེལ་ཡོད་པ་ནི་ཡོན་ཏན་ལ་གོམས་པར་བྱེད་པ་སྔོན་དུ་གཏོང་བ་གཏི་མུག་གི་རྒྱུ་མཐུན་པའི་དགྲར་གྱུར་པས་ཆོས་ངན་པ་ལ་སྨོད་པ་སྟེ། གང་ཡོད་ན་ཁ་ན་མ་ཐོ་བ་ལ་འཇིགས་པར་ལྟ་བ་ཡིན་ནོ།

Quí[325] là thực thi sự phải tu tập công đức làm đầu tiên, quở trách pháp thấp kém[326] sanh khởi từ kẻ địch của sự tùy thuận cái nhân si.[327] Hễ có nó thì thấy sợ hãi[328] đối với tội lỗi.[329]

Xả

།བཏང་སྙོམས་ནི་མི་རིགས་པ་སེལ་བ་དང་། རིགས་པ་ལ་འཇུག་པར་བྱེད་པ་ལ་བཏང་སྙོམས་སུ་ བྱེད་པ་སྟེ། དེ་ཡོད་པས་སེམས་དེ་མི་རིགས་པ་ཡང་མི་སེལ། རིགས་པ་ལ་ཡང་མི་འཇུག་པར་ སྲང་འཛིན་པའི་རིགས་པས་མཉམ་པ་ཉིད་དུ་གནས་པའོ།

Xả[330] là từ bỏ sự trái lẽ phải, và thực hiện xả bỏ hành động theo lẽ phải. Bởi có nó nên tâm ấy cũng không phải từ bỏ sự trái lẽ phải, cũng không thuận theo lẽ phải, ở nơi trạng thái bình đẳng, như lẽ phải của cái cân nắm giữ.

Thiện căn

།དགེ་བའི་རྩ་བ་ནི་གསུམ་སྟེ། མ་ཆགས་པ་དང་ཞེ་སྡང་མེད་པ་དང་གཏི་མུག་མེད་པའོ། །དེ་ལ་མ་ཆགས་པ་ནི་ཆགས་པར་གྱུར་པའི་གཉེན་པོའི་ཆོས་སོ། །ཞེ་སྡང་མེད་པ་ནི་ཁོང་ཁྲོ་བ་དང་མི་ མཐུན་པའི་ཆོས་སོ། །གཏི་མུག་མེད་པ་ནི་ཤེས་རབ་ཀྱི་རང་བཞིན་ཏེ་མི་ཤེས་པ་དང་མི་མཐུན་ པའི་ཆོས་སོ། །དེ་དག་ནི་བདག་ཉིད་ཀྱིས་ཀྱང་དགེ་ལ། དགེ་བ་གཞན་རྣམས་ཀྱི་རྩ་བར་ཡང་ གྱུར་པས་ན། དེའི་ཕྱིར་དགེ་བའི་རྩ་བ་རྣམས་ཏེ། སྲིད་པ་ཡིད་དུ་འོང་བ་དང་ཐར་པའི་མྱུ་གུ་མངོན་པར་སྒྲུབ་པར་བྱེད་པས། བདེ་བའི་དོན་ནི་དགེ་བའི་དོན་ཏོ། །ཡང་ན་གཟུགས་བཟང་པོ་མངོན་པར་གྲུབ་པར་བྱེད་པས་ལེགས་པར་ལོབས་པའི་དོན་ཏེ། རི་མོ་མཁན་ལེགས་པར་ ལོབས་པ་བཞིན་ནོ།

Thiện căn[331] có 3 loại: không tham,[332] không sân,[333] không si.[334] Ở đây, không tham là pháp đối trị có tham, không sân là pháp không tùy thuận sự giận dữ,[335] không si là tự tánh[336] của huệ, là pháp không tùy thuận vô minh. Có khi chúng là thiện bởi chính nó, cũng do có phát sanh từ những thiện căn khác, vì vậy có nhiều thiện căn. Bởi khiến thành tựu mầm mống[337] có khả ái[338] và giải thoát[339] nên ý nghĩa của lạc là ý nghĩa của thiện. Lại nữa, nó có nghĩa thói quen khéo léo khiến thành tựu[340] sắc tốt đẹp, ví như thói quen của người họa sĩ[341] giỏi.

Bất thiện căn

།མི་དགེ་བའི་རྩ་བ་ནི་གསུམ་སྟེ། དེ་དག་ཉིད་ཀྱི་མི་མཐུན་པའི་ཕྱོགས་སུ་གྱུར་པ། ཆགས་པ་དང་ཞེ་སྡང་དང་གཏི་མུག་གོ། །དེ་ལ་འདོད་པར་གཏོགས་པའི་སྲིད་པ་རྣམ་པ་ལྔ་ནི་ཆགས་པའོ། །ཁོང་ཁྲོ་བ་ལྔ་ནི་ཞེ་སྡང་ངོ་། །འཇིག་ཚོགས་དང་མཐར་འཛིན་པ་དང་ལྡན་པའི་གཏི་མུག་མ་གཏོགས་པ་གཞན་འདོད་པར་གཏོགས་པའི་མ་རིག་པ་རྣམ་པ་སུམ་ཅུ་རྩ་བཞི་པོ་གང་ཡིན་པ་དེ་ནི་གཏི་མུག་གོ། །དེ་དག་ནི་བདག་ཉིད་ཀྱིས་ཀྱང་མི་དགེ་ལ། མི་དགེ་བ་གཞན་རྣམས་ཀྱི་རྩ་བར་ ཡང་གྱུར་པས་ན་དེའི་ཕྱིར་མི་དགེ་བའི་རྩ་བ་རྣམས་ཏེ། སྲིད་པ་ཡིད་དུ་མི་འོང་བའི་མྱུ་གུ་མངོན་པར་འགྲུབ་པར་བྱེད་པས་མི་བདེ་བའི་དོན་ནི་མི་དགེ་བའི་དོན་ཏོ། །ཡང་ན་གཟུགས་བཟང་པོ་མ་ཡིན་པ་མངོན་པར་འགྲུབ་པར་བྱེད་པས། མ་ལོབས་པའི་དོན་དེ་སྔ་མ་ལས་བཟློག་པའོ།

Bất thiện căn có 3 loại, chúng là sự tương phản[342] với thiện căn. Chúng gồm: tham,[343] sân,[344] si.[345] Ở đây, có 5 loại thuộc cõi Dục là tham. Năm thứ giận dữ là sân. Ngoại trừ, thân kiến,[346] biên chấp[347] không bao gồm trong si, 34 thứ vô minh thuộc cõi Dục ấy đều là si. Có khi chúng cũng là bất thiện bởi chính nó, cũng có khi phát sanh từ những bất thiện căn khác, vì vậy có nhiều căn bất thiện. Ý nghĩa của sự bất lạc khiến thành tựu mầm mống cho việc có thứ không khả ái ấy là ý nghĩa của bất thiện. Lại nữa, nó khiến thành tựu sắc không tốt đẹp, không phải là ý nghĩa của thói quen ấy làm ngăn trở[348] nghiệp trước đây.

Vô ký căn

།ལུང་དུ་མི་སྟོན་པའི་རྩ་བ་ནི་བཞི་སྟེ། སྲེད་པ་དང་ལྟ་བ་དང་ང་རྒྱལ་དང་མ་རིག་པ་ཞེས་བྱ་བ་ རྣམས་སོ། །དེ་ལ་དང་པོ་ནི་གཟུགས་དང་། གཟུགས་མེད་པར་གཏོགས་པའི་སྲེད་པ་རྣམ་པ་ བཅུའོ། །གཉིས་པ་ནི་དེ་ན་ཡོད་པ་ཉིད་ཀྱི་ལྟ་བ་ཉི་ཤུ་རྩ་བཞི་དང་འདོད་པར་གཏོགས་པའི་འཇིག་ ཚོགས་ལ་ལྟ་བ་དང་། མཐར་འཛིན་པར་ལྟ་བ་གཉིས་སོ། །གསུམ་པ་ནི་དེར་གཏོགས་པ་ཉིད་ཀྱི་ང་རྒྱལ་རྣམ་པ་བཅུའོ། །བཞི་པ་ནི་དེ་ན་ཡོད་པའི་མ་རིག་པ་ཉིད་དང་། འདི་ན་ཡོད་པའི་ འཇིག་ཚོགས་དང་། མཐར་འཛིན་པར་ལྟ་བ་དང་ལྡན་པའི་མ་རིག་པ་གཉིས་སོ། །བཞི་པོ་དེ་དག་ནི་ལུང་དུ་མི་སྟོན་པའི་རྩ་བ་རྣམས་སུ་འདོད་དོ༑ །བསམ་གཏན་གསུམ་གྱི་ཕྱིར་ཏེ། འདི་ལྟར་ བསམ་གཏན་པ་གསུམ་ནི། སྲེད་པ་དང་ལྟ་བ་དང་ང་རྒྱལ་གྱི་ཤས་ཆེ་བའི་བསམ་གཏན་པ་སྟེ། དེ་དག་ནི་མ་རིག་པའི་དབང་གིས་འབྱུང་ངོ་། །དགེ་བ་དང་མི་དགེ་བའི་དོན་དུ་ལུང་བསྟན་དུ་མེད་པ་དང་། ཡིད་དུ་འོང་བ་དང་ཡིད་དུ་མི་འོང་བའི་འབྲས་བུ་མངོན་པར་འགྲུབ་པར་མི་བྱེད་པ་སྟེ། དེ་དག་ནི་རྩ་བ་ཡང་ཡིན་ལ་ལུང་དུ་མི་སྟོན་པ་གཞན་རྣམས་ཀྱི་རྩ་བར་ཡང་གྱུར་པས་ལུང་དུ་མི་ སྟོན་པ་རྣམས་སོ།

Vô ký căn có 4 loại, gồm: ái,[349] kiến,[350] mạn,[351] vô minh.[352] Ở đây, cái đầu tiên là 10 loại ái bao gồm trong Sắc và Vô sắc. Thứ 2 là 24 kiến tồn tại trong ấy [Sắc và Vô sắc]; thân kiếnbiên chấp kiến thuộc về Dục. Thứ 3 là 10 thứ mạn thuộc trong ấy [Sắc và Vô sắc]. Thứ 4 là vô minh tồn tại trong ấy [Sắc và Vô sắc]. Trong đây [Dục], cả hai thân kiếnbiên chấp kiến đều có vô minh. Bốn thứ này được chấp nhậnvô ký căn. Thêm nữa, chúng cũng có trong ba tĩnh lự. Như vậy, ba tĩnh lựtĩnh lự có ái, kiến, mạn mạnh mẽ.[353] Chúng đều phát sanh từ lực của vô minh. Không thể khẳng định chúng là nghĩa của thiện và bất thiện, và chúng không thể khiến thành tựu cái quả khả ái và không khả ái. Chúng là vô ký bởi căn, cũng là vô ký bởi là căn của cái khác.

Kết

Tổng thuyết

།ཀུན་དུ་སྦྱོར་བ་ནི་རྣམ་པ་དགུ་སྟེ། རྗེས་སུ་ཆགས་པ་དང་ཁོང་ཁྲོ་བ་དང་ང་རྒྱལ་དང་མ་རིག་པ་དང་། ལྟ་བ་དང་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་དང་། ཐེ་ཚོམ་དང་ཕྲག་དོག་དང་། སེར་སྣ་ཞེས་བྱ་བ་རྣམས་སོ།

Kết[354] có 9 loại, gồm: ái, nhuế, mạn, vô minh, kiến, thủ, nghi, tật, xan.

Ái

།དེ་ལ་ཁམས་གསུམ་པའི་འདོད་ཆགས། ཆགས་པའི་མཚན་ཉིད་རྒྱ་སྐྱེགས་ཞུ་བ་འབྱར་བ་ལྟ་ བུའི་ཆོས་ཀྱི་རྗེས་སུ་མ་ཆགས་པ་སྟེ། རྗེས་སུ་ཆགས་པ་ཉིད་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བས་རྗེས་སུ་ཆགས་པའི་ ཀུན་དུ་སྦྱོར་བའོ། །

Ở đây, tham[355] thuộc 3 cõi. Đặc tướng của ái không phải là ái của pháp giống như sự dung hòa dính chặt của loại thuốc nhuộm màu hồng.[356] Tính chất của ái[357] là sự buộc chặt nên gọi là ái kết.

Nhuế

སེམས་ཅན་རྣམས་ལ་ཀུན་ནས་མནར་སེམས། གནོད་སེམས་ཀྱི་མཚན་ཉིད་རྩ་བའི་ས་བོན་ལྟ་ བུའི་ཆོས་ནི་ཁོང་ཁྲོ་བ་སྟེ། ཁྲོ་བ་ཉིད་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བས་ཁོང་ཁྲོ་བའི་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བའོ།

Pháp của tâm muốn tổn hại[358] các chúng sanh, đặc tướng của tâm sân[359] giống như hạt giống căn bản ấy là nhuế.[360] Tính chất của nhuế là sự buộc chặt nên gọi là nhuế kết.

7 loại mạn

Định nghĩa

།བདག་དང་གཞན་ལ་དམིགས་ནས་སེམས་ཁེངས་པའི་མཚན་ཉིད་སྐྱེས་བུ་རེངས་པ་ལྟ་བུའི་ཆོས་ནི་ང་རྒྱལ་ལོ།

Pháp giống như là người ương ngạnh[361] có đặc tướng của tâm kiêu ngạo từ đối tượng ở trong tự ngã và kẻ khác ấy được gọi là mạn.

།དེ་ཡང་རྣམ་པ་བདུན་ཏེ། ང་རྒྱལ་དང་ཆེ་བའི་ང་རྒྱལ་དང་། ང་རྒྱལ་ལས་ཀྱང་ང་རྒྱལ་དང་། ངའོ་སྙམ་པའི་ང་རྒྱལ་དང་། མངོན་པའི་ང་རྒྱལ་དང་། ཅུང་ཟད་སྙམ་པའི་ང་རྒྱལ་དང་། ལོག་ པའི་ང་རྒྱལ་ལོ།

Nó cũng có 7 loại: mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, ti mạn, tà mạn.

Mạn

།དེ་ལ་ང་རྒྱལ་ནི་ཆུང་ངུ་བས་བདག་རུས་དང་རིགས་དང་གཟུགས་དང་། ནོར་དང་ཐོས་པ་དང་། ཚུལ་ཁྲིམས་དང་། བཟོ་ལ་སོགས་པ་དག་གིས་བྱེ་བྲག་ཏུ་འཕགས་པ་འམ། རུས་ལ་སོགས་པ་འདྲ་བ་དང་མཚུངས་སོ་སྙམ་པ་དེའི་རྒྱུ་ལས་བྱུང་བའི་སེམས་དེ་ནི་ང་རྒྱལ་ཞེས་བྱའོ།

Ở đây, mạn là tâm khởi lên ý nghĩ từ cái nhân rằng so với kẻ thấp hơn,[362] mình cao cả sai biệt về chủng tộc,[363] vị trí xã hội,[364] dung mạo, tài sản,[365] học tập,[366] trì giới,[367] nghề nghiệp,[368] v.v.; hoặc chủng tộc, v.v., bằng nhau[369] và tương đồng[370] mà cho rằng mình cao cả hơn thì đó là mạn.

Quá mạn

།ཆེ་བའི་ང་རྒྱལ་ནི་མཚུངས་པ་བས་བདག་རུས་ལ་སོགས་པ་དག་གིས་བྱེ་བྲག་ཏུ་འཕགས་པའམ། ཆེ་བ་དང་མཚུངས་སོ་སྙམ་པ་དེས་དྲངས་པའི་སེམས་ཁེངས་པ་ནི་ཆེ་བའི་ང་རྒྱལ་ལོ།

Quá mạn[371] là đối với kẻ tương đồng mình về chủng tộc, v.v., mà tâm ương ngạnh nghĩ rằng mình cao cả sai biệt; hoặc thấy mình tương đồng với kẻ lớn hơn, đó là quá mạn.

Mạn quá mạn

།ང་རྒྱལ་ལས་ཀྱང་ང་རྒྱལ་ནི་ཆེ་བ་བས་ཀྱང་བདག་ཆེས་ཆེ་ལོ་སྙམ་པ་དེས་དྲངས་པའི་སེམས་ཁེངས་པའོ།

Mạn quá mạn[372] là tâm ương ngạnh bị dẫn dắt bởi ý nghĩ rằng mình cũng lớn hơn kẻ lớn khác.

Ngã mạn

།ངའོ་སྙམ་པའི་ང་རྒྱལ་ནི་བདག་ཏུ་ལྟ་བའི་རྗེས་ལས་བྱུང་བའི་སེམས་ཁེངས་པའོ།

Ngã mạn[373] là tâm ương ngạnh phát sanh sau khi có ngã kiến.

Tăng thượng mạn

།མངོན་པའི་ང་རྒྱལ་ནི་རྒྱུན་དུ་ཞུགས་པའི་འབྲས་བུ་ལ་སོགས་པ་གོང་མའི་ཁྱད་པར་ཐོབ་པར་བྱ་བ་མ་ཐོབ་པ་བདག་གིས་ཐོབ་པོ་སྙམ་པ་དེའི་རྒྱུ་ལས་བྱུང་བའི་སེམས་ཀྱི་རློམ་སེམས་སོ།

Tăng thượng mạn[374] là chưa đắc sự đắc thù thắng tối thượng về quả Dự lưu,[375] v.v., mà nghĩ rằng mình đã đắc nên tâm kiêu ngạo thuộc tâm phát sanh từ cái nhân ấy.

Ti mạn

།ཅུང་ཟད་སྙམ་པའི་ང་རྒྱལ་ནི་རིགས་ལ་སོགས་པ་ཁྱད་ཆེས་འཕགས་པ་བས་བདག་ཅུང་ཟད་ ཅིག་གིས་ཆུང་བར་ལྟ་ཞིང་དེས་རློམ་སེམས་པའོ།

Ti mạn[376] là mình cao quý tột bậc về địa vị, v.v., nhưng tư duy tự mãn thấy rằng mình nhỏ hơn vì ít hơn họ.

Tà mạn

།ལོག་པའི་ང་རྒྱལ་ནི་ཡོན་ཏན་མ་ཡིན་པ་དང་ལྡན་ཡང་བདག་ཡོན་ཏན་དང་ལྡན་པར་ལྟ་ཞིང་དེས་རློམ་སེམས་པའོ།

Tà mạn[377] là mình không có phẩm đức nhưng nghĩ kiêu ngạo thấy rằng mình có phẩm đức.

།ང་རྒྱལ་བདུན་པོ་འདི་དག་ནི་ང་རྒྱལ་གྱི་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བ་ཞེས་བྱའོ།

Bảy loại mạn này được gọi là mạn kết.

Vô minh kết

།མ་རིག་པ་ཞེས་བྱ་བ་ནི་ཁམས་གསུམ་པའི་མི་ཤེས་པ་མི་རྟོགས་པའི་མཚན་ཉིད་ལོང་བ་ལྟ་བུ་སྟེ།རིག་པའི་གཉེན་པོ་ནི་མ་རིག་པ་ཞེས་བྱའོ། །དགག་པ་ནི་གཉེན་པོ་ལ་གཞག་པའི་ཕྱིར། །མི་ མཛའ་བ་དང་མི་བདེན་པ་ལ་སོགས་པ་བཞིན་ནོ། །མ་རིག་པ་ཉིད་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བས་ན་མ་རིག་ པའི་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བའོ།[378]

Thứ được gọi vô minh[379] là không biết về 3 cõi, đặc tướng của nó là không hiểu rõ, giống như kẻ mù.[380] Nó tương phản với minh nên được gọi là vô minh. Vì sự bác bỏ[381] là thiết lập[382] trong tương phản, giống như không phải bạn, không phải người chân thật, v.v. Vì tính chất vô minh là sự buộc chặt nên gọi là vô minh kết.

Kiến kết

།འཇིག་ཚོགས་དང་མཐར་འཛིན་པ་དང་ལོག་པར་ལྟ་བ་གསུམ་ནི་ལྟ་བའི་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བའོ།

Ba kiến gồm thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến là thuộc kiến kết.

Thân kiến

།དེ་ལ་ཉེ་བར་ལེན་པའི་ཕུང་པོ་ལྔ་པོ་བདག་མེད་པ་བདག་གི་མེད་པ་རྣམས་ལ། བདག་དང་ བདག་གི་ཚུལ་གྱིས་ཞུགས་པ། ཉོན་མོངས་པ་ཅན་གྱི་བློ་ནི་འཇིག་ཚོགས་ལ་ལྟ་བའོ། །དེ་ནི་ འཇིག་པ་ཡང་ཡིན་ལ་ཚོགས་ཀྱང་ཡིན་པས་འཇིག་ཚོགས་སོ། །དེ་ལྟ་བས་ན་འཇིག་ཚོགས་ལ་ ལྟ་བའོ།

Ở đây, 5 thủ uẩn[383] không có ngã[384] và không có ngã sở[385] nhưng [chúng sanh] phóng chiếu[386] bằng hình thức[387] của ngã và ngã sở hữu. Huệ[388] bị sự nhiễm ô này là thân kiến. Nó là thân bởi nó vừa là sự hoại diệt,[389] vừa là sự tập hợp.[390] Vì lý do đó gọi là thân kiến.

Biên chấp kiến

།ཆད་པ་མ་ཡིན་རྟག་པ་མ་ཡིན་པ་དེ་དག་ཉིད་ལ། ཆད་པ་དང་རྟག་པའི་ཚུལ་གྱིས་ཞུགས་པ་ ཉོན་མོངས་པ་ཅན་གྱི་བློ་ནི་མཐར་འཛིན་པར་ལྟ་སྟེ། མཐའ་གཉིས་སུ་ཞུགས་པའི་ཕྱིར་རོ།

Ở trong chúng không có sự đoạn diệt[391] và không có sự thường hằng.[392] Huệ mà bị nhiễm ô do phóng chiếu bằng hình thức của đoạn diệtthường hằng ấy là biên chấp kiến.

Tà kiến

།ལས་མེད་དོ་ལས་ཀྱི་འབྲས་བུ་མེད་དོ། །ཐར་པ་མེད་དོ། །དེ་ཐོབ་པར་བྱེད་པའི་ལམ་ཡང་མེད་དོ་སྙམ་དུ་དེ་ལྟར་དངོས་པོ་ཡང་ཡང་དག་པར་འཇིག་པར་ཞུགས་པ་ཉོན་མོངས་པ་ཅན་གྱི་བློ་གང་ཡིན་པ་དེ་ནི་ལོག་པར་ལྟ་བའོ༑

Vì phóng chiếu cả hai bên nên nghĩ rằng không có nghiệp và không có kết quả của nghiệp, không có giải thoát,[393] cũng không có con đường khiến giải thoát, do đó cũng bác bỏ hoàn toàn rằng không có sự thể. Loại huệ bị nhiễm ô bởi sự phóng chiếu ấy được gọi là tà kiến.

།ལྟ་བ་གསུམ་པོ་དེ་དག་ནི་ལྟ་བའི་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བའོ།

Ba loại kiến ấy được gọi là kiến kết.

Thủ

།མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་གཉིས་སོ། །ལྟ་བ་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་དང་ཚུལ་ཁྲིམས་དང་བརྟུལ་ཞུགས་ མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་ནི། མཆོག་ཏུ་འཛིན་པའི་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བའོ།

Thủ[394] có 2 loại: kiến thủ và thủ giới cấm thủ, là sự buộc chặt của thủ.

Kiến thủ

།དེ་ལ་ལྟ་བ་མཆོག་མ་ཡིན་པ་དེ་དག་དང་། ཉེ་བར་ལེན་པའི་ཕུང་པོ་ལྔ་པོ་མཆོག་མ་ཡིན་པ་ རྣམས་ལ། མཆོག་སྙམ་དུ་མཆོག་འཛིན་པའི་བློའི་བྱེ་བྲག་གང་ཡིན་པ་དེ་ནི་ལྟ་བ་མཆོག་ཏུ་འཛིན་ པ་སྟེ། རྟོགས་པ་ཞེས་བྱ་བའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ།

Ở đây, đối với những thứ kiến không phải là vượt trội[395] và 5 thủ uẩn không phải là vượt trội nhưng nghĩ là vượt trội, thứ có sai biệt mà huệ chấp về sự vượt trội ấy là thủ kiến. Nó có ý nghĩa là sự nhận thức.

Thủ giới cấm thủ

།ཚུལ་ཁྲིམས་ནི་འཆལ་བའི་ཚུལ་ཁྲིམས་སྤངས་པའོ། །བརྟུལ་ཞུགས་ནི་ཁྱི་དང་རི་དྭགས་དང་། བ་ལང་གི་བརྟུལ་ཞུགས་དང་། གཅེར་བུ་དང་ཐལ་བའི་ནང་ན་ཉལ་བ་དང་། སྐྲ་འབལ་བ་དང་ འབབ་སྟེགས་སུ་འཁྲུ་བ་དང་། འབྲས་བུ་དང་རྩ་བ་ཟ་བ་དང་རལ་བ་ཐོགས་པ་ལ་སོགས་པ་སྟེ། དག་པའི་བདག་ཉིད་མ་ཡིན་པ། དེ་གཉི་ག་ལ་དག་པར་ཡིད་ཆེས་པའི་བློའི་བྱེ་བྲག །བྲམ་ཟེ་ཆོ་ ག་ཅན་གཙང་སྦྲ་འདོད་པ་ལྟ་བུའི་ཆོས་གང་ཡིན་པ་དེ་ནི། ཚུལ་ཁྲིམས་དང་བརྟུལ་ཞུགས་མཆོག་ ཏུ་འཛིན་པའོ། །

Giới là sự từ bỏ[396] giới đã vi phạm.[397] Cấm giới[398] là giữ giới theo hành vi của chó,[399] nai,[400] bò,[401] lõa thể,[402] nằm ngủ trên than nóng, nhổ tóc, tắm bằng cách lặn sâu xuống nước,[403] ăn quả và rễ, nhặt đồ hư thối[404] để ăn, v.v. Cả hai thứ giới cấm đó không làm chính mình được thanh tịnh. Có sự sai biệt của huệ do tin tưởng vào sự thanh tịnh của cả hai thứ ấy nên nó là pháp mà như mong muốn làm trong sạch của nhà bà-la-môn có nghi quỹ. Đây là thủ của giới cấm thủ.

མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་གཉིས་པོ་དེ་དག་ནི་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པའི་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བའོ།

Hai loại thủ này là thủ kết.

Nghi

།ཐེ་ཚོམ་ནི་སྡུག་བསྔལ་དང་ཀུན་འབྱུང་བ་དང་། འགོག་པ་དང་ལམ་ཞེས་བྱ་བ་བདེན་པ་རྣམས་ ལ་ཡིད་གཉིས་ཟ་བ། ལམ་ཁ་བྲག་དང་རྩ་མི་འདྲ་བའི་ཆོས་ཡིན་ཏེ། འདི་སྡུག་བསྔལ་ཡིན་ནམ་ འདི་སྡུག་བསྔལ་མ་ཡིན་སྙམ་པ་ལ་སོགས་པའོ། །ཐེ་ཚོམ་ཉིད་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བས། ཐེ་ཚོམ་གྱི་ཀུན་ དུ་སྦྱོར་བའོ།

Nghi[405] là phát sanh[406] hoài nghi[407] về các Đế[408] gồm Khổ,[409] Tập,[410] Diệt,[411] Đạo,[412] là pháp giống như [sự do dự của] người đi đến con đường nhiều nhánh và ngả rẽ. Suy nghĩ đây là Khổ hay đây không phải là Khổ, v.v. Bởi vì tính chất của nghi là sự buộc chặt nên gọi là nghi kết.

Tật

།ཕྲག་དོག་ནི་ཕ་རོལ་དུ་འབྱོར་བ་ལ་མི་བཟོད་པ་སྟེ། ཕ་རོལ་པོ་ནོར་དང་ལྡན་ནམ་མཁའ་ནས་ བཀུར་བ་རྣམས་ལ། སེམས་ཁོང་ནས་འཁྲུག་པ་ཞེས་བྱ་བའི་དོན་གང་ཡིན་པའོ། །ཕྲག་དོག་ཉིད་ ཀུན་དུ་སྦྱོར་བས་ཕྲག་དོག་གི་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བའོ།

Tật[413] là không chấp nhận được[414] đối với sự thành tựu[415] của kẻ khác. Nó là ý nghĩa rằng đối với những sự cung phụng[416] từ người giàu như hư không khác có được,[417] tâm sanh xung đột[418] từ bên trong. Tánh chất của tật là sự buộc chặt nên gọi là tật kết.

Xan

།དངོས་པོ་འདི་བདག་ལས་གཞན་ལ་མི་གཏོང་ངོ་སྙམ་པའི་སེམས་ཀྱིས་ཀུན་དུ་འཛིན་པ་གང་ཡིན་པ་དེ་ན་སེར་སྣ་སྟེ། དེ་ཉིད་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བས་སེར་སྣའི་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བའོ།

Thứ mà chấp toàn diện bởi tâm duy nghĩ rằng vật thể[419] này từ ta không đi đến [không cho][420] kẻ khác ấy là xan.[421] Tánh chất ấy là sự buộc chặt nên gọi là xan kết.

Kết luận

།ཀུན་དུ་སྦྱོར་བའི་དོན་ནི་འཆིང་བའི་དོན་ཏེ། ཇི་སྐད་དུ་འཇིག་རྟེན་མགོན་པོས་ཀྱང་། མིག་ གཟུགས་རྣམས་ལ་ཀུན་དུ་མི་སྦྱོར་ལ། གཟུགས་རྣམས་ཀྱང་མིག་ལ་མ་ཡིན་མོད་ཀྱི། དེ་ལ་ འདོད་པ་ལ་འདོད་ཆགས་གང་ཡིན་པ་དེ་ནི་འདིར་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བ་སྟེ། དཔེར་ན་བ་ལང་ནག་པོ་ ཡང་བ་ལང་དཀར་པོ་ལ་ཀུན་དུ་མི་སྦྱོར་ལ། བ་ལང་དཀར་པོ་ཡང་བ་ལང་ནག་པོ་ལ་མ་ཡིན་ནོ་ ཞེས་རྒྱ་ཆེར་གསུངས་པ་ལྟ་བུའོ།

Ý nghĩa của kết là ý nghĩa của trói buộc.[422] Như đấng Bảo hộ thế gian[423] cũng đã nói: “Không phải nhãn trói buộc các sắc, cũng không phải các sắc trói buộc nhãn, nhưng ở đây, dục tham[424] chính là sự trói buộc này. Ví như không phải con bò đen trói buộc con bò trắng, cũng không phải con bò trắng trói buộc con bò đen,” và nói chi tiết.

།ཀུན་དུ་སྦྱོར་བ་རྣམས་ནི་འཆིང་བའི་དོན་ཡིན་ལ། ཀུན་དུ་སྦྱོར་བ་གང་དག་ཡིན་པ་དེ་དག་འཆིང་ བ་ལ་ཡང་ཡིན་མོད་ཀྱི་འོན་ཀྱང་གཙོ་བོར་གྱུར་པའི་ཕྱིར། དེ་བཞིན་གཤེགས་པས་མདོ་ལས། འདོད་ཆགས་ནི་འཆིང་བ། ཞེ་སྡང་ནི་འཆིང་བ། གཏི་མུག་ནི་འཆིང་བ་ཞེས་འཆིང་བ་གསུམ་ གསུངས་ཏེ། དེ་དག་གི་མཚན་ཉིད་ནི་བཤད་ཟིན་ཏོ།

Trong ý nghĩa của kết là ý nghĩa của trói buộc, những thứ kết ấy là cũng là sự trói buộc, nhưng vì là điểm quan trọng[425] nên trong Kinh, đức Như lai đã nói rằng “Có 3 thứ trói buộc: tham là sự trói buộc, sân là sự trói buộc, si là sự trói buộc.” Đặc tướng của chúng thì đã được giải thích ở trên.

Tùy miên

།ཕྲ་རྒྱས་ནི་བདུན་ཏེ། འདོད་པ་ལ་འདོད་ཆགས་དང་། ཁོང་ཁྲོ་བ་དང་། སྲིད་པའི་འདོད་ཆགས་དང་། ང་རྒྱལ་དང་མ་རིག་པ་དང་ལྟ་བ་དང་ཐེ་ཚོམ་གྱི་ཕྲ་རྒྱས་སོ། །དེ་རྣམས་ཀྱི་མཚན་ཉིད་ནི་ཀུན་དུ་སྦྱོར་བ་བསམ་པའི་སྐབས་སུ་བཤད་ཟིན་ཏོ། །ཁམས་དང་ཚུལ་དང་རྣམ་པའི་བྱེ་བྲག་དེ་དབྱེ་བར་བྱའོ།

Tùy miên[426] có 7 loại: tùy miên của dục tham, tùy miên của sân, tùy miên của dục hữu,[427] tùy miên của mạn, tùy miên của vô minh, tùy miên của kiến, tùy miên của nghi. Đặc tướng của chúng đã được giải thích trong tiết suy tư về kết. Cần phải phân chia chúng theo sự sai biệt của giới, hình dáng, loại.

Tùy miên của dục tham

།དེ་ལ་འདོད་པ་རྣམས་ལ་འདོད་ཆགས་ནི་འདོད་པའི་འདོད་ཆགས་སོ། །དེ་ཉིད་ཕྲ་རྒྱས་ཡིན་པས་འདོད་པ་ལ་འདོད་ཆགས་ཀྱི་ཕྲ་རྒྱས་སོ། །དེ་ལ་འདོད་པར་གཏོགས་པའི་འདོད་ཆགས་ སྡུག་བསྔལ་དང་ཀུན་འབྱུང་བ་དང་འགོག་པ་དང་ལམ་མཐོང་བ་དང་། བསྒོམ་པས་སྤང་བར་བྱ་བ་ནི་འདོད་པ་ལ་འདོད་ཆགས་ཀྱི་ཕྲ་རྒྱས་སོ།

Ở đây, dục tham các thứ dục nên gọi là dục tham của Dục. Bởi tánh chất của nó là tùy miên nên gọi là tùy miên của dục tham về dục. Ở đây, khi thấy được Khổ, Tập, Diệt, Đạo thì đoạn diệt được dục tham thuộc về Dục bằng sự tu tập. Đó là tùy miên của dục tham về dục.

Tùy miên của sân

།སྡུག་བསྔལ་ལ་སོགས་པ་མཐོང་བ་དང་། བསྒོམ་པས་སྤང་བར་བྱ་བའི་ཁོང་ཁྲོ་བ་ལྔ་ནི་ཁོང་ཁྲོ་ བའི་ཕྲ་རྒྱས་སོ།

Khi thấy được Khổ, v.v., 5 thứ sân bị đoạn diệt bằng sự tu tập. Đó là tùy miên của sân.

Tùy miên của dục hữu

།གཟུགས་དང་གཟུགས་མེད་པའི་འདོད་ཆགས་བཅུ་པོ་སྡུག་བསྔལ་ལ་སོགས་པ་མཐོང་བ་དང་། བསྒོམ་པས་སྤང་བར་བྱ་བ་ནི་སྲིད་པའི་འདོད་ཆགས་ཀྱི་ཕྲ་རྒྱས་སོ། །ནང་དུ་བལྟས་པར་གྱུར་པ་དང་བསམ་གཏན་དང་གཟུགས་མེད་པ་རྣམས་ལ་ཐར་པར་འདུ་ཤེས་པ་བཟློག་པའི་ཕྱིར་ཁམས་གཉིས་ནས་སྐྱེད་པའི་འདོད་ཆགས་སོ་ཞེས་བདེ་བར་གཤེགས་པས་གསུངས་སོ།

Khi thấy được Khổ, v.v., thì đoạn diệt được 10 thứ dục tham thuộc Sắc và Vô sắc bằng sự tu tập. Đó là tùy miên thuộc dục tham về hữu. Do sự chuyển biến bằng cách nhìn vào bên trong[428] và ngăn chặn[429] cái tưởng về sự giải thoát khỏi tĩnh lựVô sắc nên đấng Thiện Thệ[430] đã nói rằng “dục tham được sanh từ hai giới [Sắc giớiVô sắc giới].

Tùy miên của mạn

།དེ་བཞིན་དུ་ཁམས་གསུམ་པའི་ང་རྒྱལ་བཅོ་ལྔ། སྡུག་བསྔལ་ལ་སོགས་པ་མཐོང་བ་དང་བསྒོམ་ པས་སྤང་བར་བྱ་བ་ནི་ང་རྒྱལ་གྱི་ཕྲ་རྒྱས་སོ།

Cũng giống như vậy, khi thấy được Khổ, v.v., thì đoạn trừ 15 loại mạn thuộc 3 giới. Đó là tùy miên của mạn.

Tùy miên của vô minh

།མ་རིག་པའི་ཕྲ་རྒྱས་ཀྱང་དེ་བཞིན་དུ་ཁོང་དུ་ཆུད་པར་བྱའོ།

Tùy miên của vô minh cũng được hiểu như vậy.

Tùy miên của kiến

།ཁམས་གསུམ་པའི་ལྟ་བ་སུམ་ཅུ་རྩ་དྲུག་པོ་དག་ནི་ལྟ་བའི་ཕྲ་རྒྱས་ཏེ། དེ་ལས་འདོད་པར་ གཏོགས་པའི་འཇིག་ཚོགས་ལ་ལྟ་བ་དང་། མཐར་འཛིན་པར་ལྟ་བ་དང་། སྡུག་བསྔལ་མཐོང་ བས་སྤང་བར་བྱ་བའི་ལོག་པར་ལྟ་བ་དང་། ལྟ་བ་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་དང་། ཚུལ་ཁྲིམས་དང་ བརྟུལ་ཞུགས་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་དང་། རྒྱུ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་བའི་ལོག་པར་ལྟ་བ་དང་། ལྟ་ བ་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་དང་། འགོག་པ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་བའི་ལོག་པར་ལྟ་བ་དང་། ལྟ་བ་ མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་དང་། ལམ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་བའི་ལོག་པར་ལྟ་བ་དང་། ལྟ་བ་མཆོག་ཏུ་ འཛིན་པ་དང་། ཚུལ་ཁྲིམས་དང་བརྟུལ་ཞུགས་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་དེ་དག་ནི་ལྟ་བ་བཅུ་གཉིས་ སོ། །གཟུགས་དང་གཟུགས་མེད་པ་ཡང་དེ་བཞིན་ཏེ། ལྟ་བ་སུམ་ཅུ་རྩ་དྲུག་པོ་དེ་དག་ནི་ལྟ་བའི་ ཕྲ་རྒྱས་སོ།

Ba mươi sáu loại kiến thuộc 3 giới là tùy miên của kiến. Đó là thân kiến, biên chấp kiến thuộc về Dục. Thấy Khổ thì sẽ đoạn trừ được tà kiến, kiến thủ, thủ giới cấm thủ. Thấy nhân [Tập] thì sẽ bị đoạn trừ được tà kiến, kiến thủ. Thấy Diệt thì sẽ bị đoạn trừ được tà kiến, kiến thủ. Thấy Đạo thì sẽ bị đoạn trừ được tà kiến, kiến thủ, thủ giới cấm thủ. Đó là 12 kiến. Sắc và Vô sắc cũng giống như vậy. Ba mươi sáu kiến ấy là tùy miên của kiến.

Tùy miên của nghi

།ཁམས་ཀྱི་ཐེ་ཚོམ་བཅུ་གཉིས་ནི། ཐེ་ཚོམ་གྱི་ཕྲ་རྒྱས་ཏེ། དེ་ལ་འདོད་པར་གཏོགས་པ་སྡུག་ བསྔལ་ལ་སོགས་པ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་བ་བཞི་དང་། དེ་བཞིན་དུ་གཟུགས་དང་གཟུགས་ མེད་པ་དག་གོ།

Mười hai loại nghi thuộc giới là tùy miên của nghi. Ở đây, có 4 thứ thuộc về Dục sẽ bị đoạn trừ do thấy được Khổ, v.v. Cũng vậy, với Sắc và Vô sắc.

།འདོད་པ་ལ་འདོད་ཆགས་དང་། ཁོང་ཁྲོ་བའི་ཕྲ་རྒྱས་དག་ནི་རྣམ་པ་ཐ་དད་པ་ཉིད་དེ། ཁམས་ཀྱིས་མ་ཡིན་ཚུལ་གྱིས་མ་ཡིན་ནོ། །སྲིད་པའི་འདོད་ཆགས་ཀྱི་ཕྲ་རྒྱས་ན། ཁམས་དང་རྣམ་ པ་སྟེ་ཚུལ་གྱིས་མ་ཡིན་ནོ། །ང་རྒྱལ་དང་། མ་རིག་པ་དང་། ཐེ་ཚོམ་གྱི་ཕྲ་རྒྱས་ཀྱང་ཁམས་དང་ རྣམ་པ་སྟེ་ཚུལ་གྱིས་མ་ཡིན་ནོ། །ལྟ་བའི་ཕྲ་རྒྱས་ནི་ཁམས་དང་རྣམ་པ་དང་ཚུལ་གྱི་བྱེ་བྲག་གིས་ ཐ་དད་དོ། །དེ་ལ་ལྟ་བ་རྣམས་ཀྱི་ཁམས་དང་རྣམ་པའི་བྱེ་བྲག་ནི་བཤད་ཟིན་ཏོ། །ཚུལ་གྱི་བྱེ་བྲག་ནི་མ་བཤད་དེ་དེ་བརྗོད་པར་བྱའོ། །དེ་ལ་བདག་དང་བདག་གི་ཚུལ་གྱིས་ཞུགས་པ་ནི་འཇིག་ཚོགས་ལ་ལྟ་བའོ། །ཆད་པ་དང་རྟག་པའི་ཚུལ་གྱིས་ཞུགས་པ་ནི་མཐར་འཛིན་པར་ལྟ་བའོ། །མེད་པའི་ཚུལ་གྱིས་ལྟ་བ་ནི་ལོག་པར་ལྟ་བའོ། །མཆོག་གི་ཚུལ་གྱིས་ཞུགས་པ་ནི་ལྟ་བ་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པའོ། །དག་པའི་ཚུལ་གྱིས་ཞུགས་པ་ནི་ཚུལ་ཁྲིམས་དང་བརྟུལ་ཞུགས་མཆོག་ཏུ་འཛིན་ པའོ།

Tùy miên của dục tham và sân ở trong Dục là khác nhau[431] về loại chứ không phải khác vì bởi giới hay bởi hình dáng. Nếu là tùy miên thuộc dục tham về hữu thì khác nhau về giới và loại chứ không phải bởi hình dáng. Tùy miên của mạn, vô minh, và nghi cũng khác nhau về giới và loại chứ không phải bởi hình dáng. Tùy miên của kiến là khác nhau bởi sự sai biệt của giới, loại, hình dáng. Ở đây, sự sai biệt của giới và loại của các kiến đã giải thích rồi. Sự sai biệt của hình dáng thì không cần giải thích ở đây, nó sẽ được trình bày sau. Ở đây, sự phóng chiếu bởi hình dáng của ngã và ngã sở hữu là thân kiến. Sự phóng chiếu bởi hình dáng của đoạn và thường là biên chấp kiến. Thấy bằng hình dáng của sự không có gì cả ấy là tà kiến. Sự phóng chiếu bằng hính dáng của sự vượt trộikiến thủ. Sự phóng chiếu bằng hình dáng của sự thanh tịnh là thủ giới cấm thủ.

Nghĩa của tùy miên

།ཕྲ་རྒྱས་ཀྱི་དོན་ནི་ཕྲ་བའི་དོན་ཏོ། །ཡང་ན་ལུས་དང་སེམས་ཀྱི་རྒྱུན་གྱི་རྗེས་སུ་བསྙགས་པ་སྟེ། ཆུ་ན་རྒྱུ་བས་ནམ་མཁའ་ལ་རྒྱུ་བའི་གྲིབ་མ་བསྙགས་པ་ལྟ་བུའི་ཕྱིར་ཕྲ་རྒྱས་སོ། །ཡང་ན་རྗེས་སུ་ཞུགས་པ་སྟེ་ཏིལ་རྣམས་ཏིལ་མར་ལྟ་བུའི་ཕྱིར་ཕྲ་རྒྱས་སོ། །ཡང་ན་ཉེ་བར་ལེན་པའི་ཕུང་པོ་ལྔ་རྣམས་ལ་དམིགས་པ་དང་ལྡན་པ་གཉིས་ཀྱིས་རྒྱས་པར་འགྱུར་བས་ཕྲ་རྒྱས་སོ། །ཅིའི་ཕྱིར་རྒྱས་ པར་འགྱུར་ཞེས་བྱ་ཞེ་ན། དམིགས་པ་དང་ལྡན་པ་གཉིས་ཀྱིས་བརྟག་པར་འགྱུར་ཞེས་བྱ་བའི་ཐ་ཚིག་གོ། །

Nghĩa của tùy miên là nghĩa của vi tế.[432] Lại nữa, y miên có nghĩa là sự truy đuổi theo của dòng tương tục thân và tâm, vì nó giống như sự truy đuổi theo ảo ảnh[433] lưu động[434] trong không gian do sự lưu động của nước. Lại nữa, tùy miên cũng có nghĩa là sự thâm nhập, giống như dầu vừng[435] của những hạt vừng.[436] Lại nữa, vì tùy miên bởi sự vận hành hoàn toàn do 2 sở duyên tương ưng với 5 thủ uẩn nên gọi là sự vận hành hoàn toàn; khi đó, ý nghĩa của từ ‘tùy miên’ được gọi là sự vận hành phân biệt do 2 sở duyên tương ưng.

དེ་ལྟར་ཕྲ་རྒྱས་བདུན་པོ། ཁམས་དང་ཚུལ་དང་། རྣམ་པའི་བྱེ་བྲག་གིས་ཐ་དད་པ་དེ་དག་དགུ་ ཅུ་རྩ་བརྒྱད་དུ་འགྱུར་ཏེ། འདོད་པ་ན་སྡུག་བསྔལ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་བ་བཅུ་སྟེ། འཇིག་ ཚོགས་ལ་ལྟ་བ་དང་། མཐར་འཛིན་པར་ལྟ་བ་དང་། ལོག་པར་ལྟ་བ་དང་། ལྟ་བ་མཆོག་ཏུ་འཛིན་ པ་དང་། ཚུལ་ཁྲིམས་དང་བརྟུལ་ཞུགས་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་དང་། ཐེ་ཚོམ་དང་འདོད་ཆགས་དང་ཁོང་ཁྲོ་བ་དང་ང་རྒྱལ་དང་མ་རིག་པའོ། །ཀུན་འབྱུང་བ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་བ་བདུན་ཏེ། དེ་དག་གི་ནང་ནས་འཇིག་ཚོགས་ལ་ལྟ་བ་དང་།མཐར་འཛིན་པར་ལྟ་བ་དང་། ཚུལ་ཁྲིམས་དང་བརྟུལ་ཞུགས་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་མ་གཏོགས་པ་རྣམས་སོ། །འགོག་པ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་ བ་བདུན་ཏེ་དེ་དག་ཉིད་དོ། །ལམ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་བ་བརྒྱད་དེ་བདུན་པོ་དེ་དག་ཉིད་དང་ ། ཚུལ་ཁྲིམས་དང་བརྟུལ་ཞུགས་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པའོ། །བསྒོམ་པས་སྤང་བར་བྱ་བ་བཞི་སྟེ། ལྟ་བ་རྣམས་དང་། ཐེ་ཚོམ་མ་གཏོགས་སོ། །དེ་ལྟར་དེ་དག་ནི་འདོད་པར་གཏོགས་པའི་ཕྲ་རྒྱས་སུམ་ཅུ་རྩ་དྲུག་གོ། །གཟུགས་ཀྱི་ཁམས་རྣམས་ན་ནི་དེ་དག་ཉིད་ལས་ཁོང་ཁྲོ་བ་ལྔ་མ་གཏོག ས་སོ། །གཟུགས་མེད་པ་རྣམས་ན་ཡང་དེ་བཞིན་ཏེ། དེ་དག་ནི་དགུ་བཅུ་རྩ་བརྒྱད་ཡིན་ནོ།

Như vậy, 7 loại tùy miên ấy khác nhau bởi sai biệt về giới, hình dáng, loại nên trở thành 98 thứ.[437] Đó là, 10 thứ sẽ bị đoạn trừ do thấy được Khổ trong Dục, gồm: thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, thân kiến, thủ giới cấm thủ, nghi, dục tham, sân, mạn, vô minh. Bảy thứ sẽ bị đoạn trừ do thấy được Tập, gồm: trong số [10 thứ trên] trừ thân kiến, biên chấp kiến, thủ giới cấm thủ. Chính 7 thứ ấy cũng sẽ bị đoạn trừ do thấy được Diệt. Có 8 thứ sẽ bị đoạn trừ do thấy được Đạo, gồm: 7 thứ ấy và thủ giới cấm thủ. Có 4 thứ sẽ bị đoạn trừ do tu tập, gồm: trừ các kiến và nghi ra. Như vậy, chúng là 36 tùy miên thuộc Dục. Nếu là những loại thuộc Sắc giới thì trừ 5 thứ sân từ chính chúng. Nếu là những loại thuộc Vô sắc giới thì cũng như vậy. Chúng là 98 thứ.

།དེ་ལ་དེ་དག་གཅིག་ཏུ་བསྡུས་ན་བརྒྱད་ཅུ་རྩ་བརྒྱད་ནི་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་བའོ། །བཅུ་ནི་བསྒོམ་པས་སྤང་བར་བྱ་བའོ། །ཁམས་ཁམས་ཀྱི་སྡུག་བསྔལ་དང་རྒྱུ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་ བའི་ལྟ་བ་དང་། ཐེ་ཚོམ་དང་དགུ་དང་དེ་དང་ལྡན་པའི་མ་རིག་པ་དང་། མ་འདྲེས་པའི་མ་རིག་ པ་དང་། དེ་དག་ནི་ཀུན་དུ་འགྲོ་བ་ཞེས་བྱའོ། །ལྷག་མ་རྣམས་ནི་ཀུན་དུ་འགྲོ་བ་མ་ཡིན་པ་ཞེས་ བྱའོ། །དེ་བཞིན་དུ་འགོག་པ་དང་། ལམ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་བའི་ལོག་པར་ལྟ་བ་དང་། ཐེ་ ཚོམ་དང་། དེ་དང་ལྡན་པའི་མ་རིག་པ་དང་། མ་འདྲེས་པའི་མ་རིག་པ་དང་། དེ་དག་ནི་ཟག་པ་ མེད་པ་ལ་དམིགས་པ་སྟེ། འགོག་པ་དང་། ལམ་ལ་དམིགས་པ་དང་། དེ་གཉིས་ཀྱང་ཟག་པ་མེད་པའི་ཕྱིར་རོ། །ལྷག་མ་རྣམས་ནི་ཟག་པ་དང་བཅས་པ་ལ་དམིགས་པའོ། །དེ་ལ་གང་དག་ཟག་པ་དང་བཅས་པ་ལ་དམིགས་པ་དེ་དག་ནི་དམིགས་པ་དང་ལྡན་པ་གཉིས་ཀྱིས་རྒྱས་པར་འགྱུར་རོ། །གང་ཟག་པ་མེད་པ་ལ་དམིགས་པ་དེ་དག་ནི་ལྡན་པ་སྟེ་རང་གི་ཚོགས་རྣམས་སོ། །དེ་ བཞིན་དུ་ཁམས་ཁམས་ཀྱི་འགོག་པ་མཐོང་བས་སྤང་བར་བྱ་བའི་ལོག་པར་ལྟ་བ་དང་། ཐེ་ཚོམ་ དང་དེ་དང་ལྡན་པའི་མ་རིག་པ་དང་། མ་རིག་པ་འབའ་ཞིག་དང་། དེ་དག་ནི་འདུས་མ་བྱས་ལ་ དམིགས་པའོ། །ལྷག་མ་རྣམས་ནི་འདུས་བྱས་ལ་དམིགས་པའོ།

Ở đây, nếu tóm lược chúng thành một thì 88 tùy miên sẽ bị đoạn trừ do thấy, 10 tùy miên sẽ bị đoạn trừ do tu tập. Trong mỗi một giới, kiến, nghi, và 9 thứ khác, chúng tương ưng với vô minh, và bất cộng[438] với vô minh sẽ bị đoạn trừ do thấy Khổ và nhân [Tập]. Chúng được gọi là biến hành.[439] Những thứ còn lại được gọi là chẳng phải biến hành. Giống như vậy, tà kiến và nghi, vô minh tương ưng với nó và bất cộng với vô minh sẽ bị đoạn trừ do thấy Diệt và Đạo. Chúng là sở duyên trong vô lậu; là sở duyên trong Diệt và Đạo, vì cả 2 cũng là vô lậu. Những thứ còn lại là sở duyên trong hữu lậuđồng loại với nó. Ở đây, những thứ là sở duyên trong hữu lậuđồng loại với nó là sự chuyển vận hoàn toàn bởi 2 thứ tương ưng với sở duyên. Những sở duyên ở trong vô lậutương ưng với chính chúng. Giống như vậy, tà kiến, nghi, vô minh tương ưng với nó, và chỉ có[440] vô minh trong mỗi giới sẽ bị đoạn trừ do thấy được Diệt. Chúng là sở duyên trong vô vi,[441] còn lại là sở duyên trong hữu vi.[442]

།དེ་དག་བྱུང་བའི་གོ་རིམས་ནི་དང་པོ་ཁོ་ནར། མ་རིག་པ་དང་ལྡན་པས་སེམས་ཅན་བདེན་པ་རྣམས་རྨོངས་ཏེ། དེ་རྣམས་སྡུག་བསྔལ་ནས་ལམ་གྱི་བར་དག་མི་འདོད་དོ། །དེ་གླེན་པ་རྣམས་ཡང་དག་པ་དང་། ལོག་པའི་ཕྱོགས་གཉིས་ཐོས་ནས་འདི་སྡུག་བསྔལ་ཡིན་ནམ། སྡུག་བསྔལ་ མ་ཡིན་སྙམ་པ་ལ་སོགས་པའི་ཐེ་ཚོམ་སྐྱེའོ།

Quá trình[443] phát sanh của chúng là: đầu tiên chỉ có chúng sanh tương ưng với vô minh nên không hiểu rõ[444] các Đế. Đó là chúng không muốn Đạo thoát khổ. Những kẻ ngu si ấy vì nghe được hai phẩm loại[445] chánh[446] và tà này nên phát sanh nghi ngờ suy nghĩ rằng đây là Khổ hay không phải là Khổ, v.v.

།དེ་ནས་དམ་པའི་བློས་དམ་པ་མ་ཡིན་པ་དང་། བསྙེན་ནས་ལོག་པར་ཐོས་པ་དང་། ལོག་པར་ སེམས་པས་ལོག་པར་ངེས་པར་འབྱུང་སྟེ། སྦྱིན་པ་མེད་དོ། །མཆོད་སྦྱིན་མེད་དོ་སྙམ་པ་ལ སོགས་པའོ།

Từ đó phát sanh tâm chánh và bất chánh, nghe điều tà từ người thân cận, quyết định[447] tà do tư duy tà, v.v. Suy nghĩ rằng không có bố thí, không có tế tự,[448] v.v.

།དེ་ནས་ལོག་པར་ལྟ་བ་ལས་འཇིག་ཚོགས་ལ་ལྟ་བ་འབྱུང་སྟེ་དེས་ཉེ་བར་ལེན་པའི་ཕུང་པོ་ལྔ་པོ་རྣམས་ལ་སྡུག་བསྔལ་བསལ་བར་བདག་ཏུ་མངོན་པར་ཞེན་ཏོ། །དེ་ལས་མཐར་འཛིན་པར་ལྟ་བ་ འབྱུང་སྟེ། དེས་བདག་ཆད་པའམ་རྟག་པར་མཐའ་གཉིས་བཟུང་བའི་ཕྱིར་རོ།

Từ đó, thân kiến phát sanh từ tà kiến, do đó trừ bỏ[449] khổ đối với 5 thủ uẩn nhưng tham luyến hoàn toàn vào tự ngã. Biên chấp kiến phát sanh từ nó; vì nó nên chấp hai bên rằng tự ngã hoặc đoạn, hoặc thường.

།མཐར་འཛིན་པ་ལས་ཚུལ་ཁྲིམས་དང་། བརྟུལ་ཞུགས་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་འབྱུང་ངོ་། །མཐར་ འཛིན་པ་གང་ཡིན་པ་དེ་ཉིད་ཀྱིས་དག་པར་ཡིད་ཆེས་སོ།

Giới cấmgiới cấm thủ phát sanh từ biên chấp. Biên chấp ấy được tin tưởng là cái làm cho thanh tịnh.

།དེ་ལས་ཀྱང་ལྟ་བ་མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་འབྱུང་ངོ་། །གང་གིས་དག་པར་ཡིད་ཆེས་པ་དེ་ལ་མཆོག་ཏུ་འཛིན་ཏོ། །དེའི་འོག་ཏུ་རང་གི་ལྟ་བ་ལ་འདོད་ཆགས་སྐྱེའོ། །ལྟ་བ་དེ་ཉིད་ཀྱིས་ཀྱང་རློམ་ སེམས་སུ་བྱེད་ཅིང་ཕ་རོལ་གྱི་ལྟ་བ་ལའམ། རང་གི་རྒྱུད་ཀྱིས་སྔོན་བཟུང་བ་ལས་བཏང་བ་དག་ལ་ཞེ་སྡང་སྐྱེས་ཏེ། དེ་དག་གི་གོ་་རིམས་ནི་དེ་ལྟའོ།

Từ nó cũng sanh ra kiến thủ. Thứ được tin tưởng rằng sự thanh tịnh là nhờ nó thì đó là kiến thủ. Sau đó,[450] phát sanh dục tham đối với chính thứ kiến ấy. Hoặc khiến kiêu ngạo[451] đối với kẻ khác cũng do chính thứ kiến ấy; hoặc sanh sân đối với những sự thoát khỏi chấp trước đây do sự tương tục của chính nó. Quá trình của chúng là như vậy.

།ཉོན་མོངས་པ་རེ་རེ་ཡང་རྒྱུ་གསུམ་གསུམ་ལས་སྐྱེས་ཏེ། གལ་ཏེ་ཕྲ་རྒྱས་མ་སྤངས་པ་དང་། ཚུལ་བཞིན་མ་ཡིན་པ་ཡིད་ལ་བྱེད་པ་དང་། ཡུལ་ཉེ་བར་གནས་པར་གྱུར་ན། རྒྱུ་དང་ཡུལ་དང་ སྦྱོར་བའི་སྟོབས་དེ་དག་ལས་ཉོན་མོངས་པ་སྐྱེའོ། །དེ་དག་ནི་ལུས་དང་སེམས་ཀྱི་རྒྱུད་ཉོན་ མོངས་པར་བྱེད་པས་ཉོན་མོངས་པ་རྣམས་ཞེས་བྱ་སྟེ། ཉོན་མོངས་པ་རྣམས་གང་ཡིན་པ་དེ་དག་ནི་ཉེ་བའི་ཉོན་མོངས་པ་ཡང་ཡིན་ནོ། །གང་དག་དེ་རྣམས་ལས་གཞན་པ་སེམས་ལས་བྱུང་བའི་ཆོས་ཉོན་མོངས་པ་ཅན་འདུ་བྱེད་ཀྱི་ཕུང་པོར་བསྡུས་པ་དེ་དག་ནི་ཉེ་བའི་ཉོན་མོངས་པ་ཉིད་དོ།

Phiền não cũng luôn luôn có 3 nhân và sanh ra từ 3 nhân ấy. Đó là khi không trừ bỏ tùy miên, tác ý không đúng như lý,[452] có cảnh đang trụ.[453] Phiền não phát sanh từ những lực của nhân, cảnh và sự liên kết ấy. Chúng được gọi là các phiền não bởi khiến phiền não trong sự tương tục của thân và tâm. Các phiền não ấy cũng chính là tùy phiền não.[454] Những thứ nào được quy vào hành uẩn mà có pháp nhiễm ô của tâm sở khác với chúng thì những thứ ấy là tùy phiền não.

Tùy phiền não

།དེ་དག་ཀྱང་གང་ཞེ་ན་སྒྱུ་དང་། རྒྱགས་པ་དང་། རྣམ་པར་འཚེ་བ་དང་། དུས་ཆེ་བ་དང་། ཁོན་ དུ་འཛིན་པ་དང་། གཡོ་ལ་སོགས་པ་རྣམ་པ་དུ་མ་རྒྱུད་ལས་འབྱུང་བ་རྣམས་སོ།

Chúng cũng là gì? Chúng là những thứ sanh khởi từ sự tương tục của các loại: cuống, kiêu, hại, não, hận, siểm, v.v.

Cuống

།དེ་ལ་སྒྱུ་ནི་ཕ་རོལ་ལ་སླུ་བའོ།

Ở đây, cuống[455] là lừa đảo[456] kẻ khác.

Kiêu

།རྒྱགས་པ་ནི་གཟུགས་དང་ལང་ཚོ་དང་། རིགས་དང་ཚུལ་ཁྲིམས་དང་མང་དུ་ཐོས་པ་ལ་སོགས་ པ་རང་གི་ཆོས་རྣམས་ལ་ཆགས་ཏེ། གཞན་ལ་མི་ལྟོས་པར་སེམས་ཡོངས་སུ་གཏུགས་པའོ།[457]

Kiêu[458] là tham luyến các pháp của chính mình như dung sắc, tuổi trẻ, chủng tộc, giới luật, trình độ,[459] v.v. nên tâm ngạo nghễ[460] không đoái hoài kẻ khác.

Hại

།རྣམ་པར་འཚེ་བ་ནི་ལག་པ་དང་བོང་བ་དང་དབྱིག་པས་བརྡེག་པ་དང་། ཚིག་རྩུབ་པོས་ཕ་རོལ་ ལ་རྣམ་པར་ཐོ་འཚམས་པའོ།

Hại[461] là gây đau khổ[462] cho kẻ khác bằng cách dùng tay,[463] nắm đất,[464] gậy[465] đánh đập,[466] và lời thô tháo.[467]

Não

།དུས་ཆེ་བ་ནི་ཁ་ན་མ་ཐོ་བ་དང་བཅས་པའི་དངོས་པོ་མང་དུ་འཛིན་པ་སྟེ། དེའི་དབང་གིས་རིགས་པར་བསྒོ་བ་མི་འཛིན་པ་འོ།

Não[468] là nắm giữ nhiều điều mang tánh tội lỗi một cách ngoan cố nên không chấp nhận lời khuyên bảo[469] đúng đắn.

Hận

།ཁོན་དུ་འཛིན་པ་ནི་ཀུན་དུ་མནར་སེམས་ཀྱི་དངོས་པོ་མང་དུ་བྱེད་པའོ།

Hận[470] là khiến làm nhiều việc với tâm luôn có bức hai.[471]

Siểm

།གཡོ་ནི་སེམས་གྱ་གྱུ་བ་སྟེ། དེའི་དབང་གིས་གཞན་ནས་གཞན་བརྒྱུད་ཅིང་གུང་དུ་འདྲེན་ཏེ་ གསལ་བར་མི་རྟོགས་པར་བྱེད་པའོ།

Siểm[472] là tâm dối trá.[473] Nó dẫn dắt [sự việc] tuyên truyền theo thứ tự từ kẻ này đến kẻ khác nữa bằng lực của nó, khiến kẻ khác không hiểu được rõ ràng.

།དེ་ལ་དེ་དག་གི་ནང་ནས་སྒྱུ་དང་རྒྱགས་པ་གཉིས་ནི་འདོད་ཆགས་ཀྱི་རྒྱུ་མཐུན་པས་འདོད་ ཆགས་ཀྱི་རྗེས་སུ་འགྲོ་བ་སྟེ། འདོད་ཆགས་ཀྱི་རིགས་ལ་རྟེན་ཅེས་བྱ་བའི་ཐ་ཚིག་གོ། །ཁོན་དུ་འཛིན་པ་དང་རྣམ་པར་འཚེ་བ་ནི་ཁོང་ཁྲོ་བའི་རྗེས་སུ་འགྲོ་བའོ། །དུས་ཆེ་བ་ནི་ལྟ་བ་བསྙེམས་ པའི་རྒྱུ་མཐུན་པའོ། །གཡོ་ནི་ལོག་པར་ལྟ་བའི་རྒྱུ་མཐུན་པ་སྟེ་གྱ་གྱུ་བ་ཇི་ལྟ་བུ་ཞེ་ན། སྡིག་པ་ ཅན་གྱི་ལྟ་བའོ་ཞེས་ཚིགས་སུ་བཅད་པ་ལས་འབྱུང་ངོ་།

Ở đây, cả 2 thứ cuống và kiêu ở trong số ấy là đi theo[474] dục tham do cùng loại[475] với dục tham, tương đương với nói rằng chúng y vào chủng tánh của dục tham. Cả 2 thứ hận và hại là đi theo sân. Não là cùng loại với kiến thủ. Siểm là cùng loại với tà kiến, như diễn tả từ bài kệ rằng “Sự dối trá thì như thế nào? Nó là ác kiến[476]

Triền

ཀུན་ནས་དཀྲིས་ཏེ་འདུག་པ་ནི་བཅུ་སྟེ། རྨུགས་པ་དང་། གཉིད་དང་། རྒོད་པ་དང་། འགྱོད་པ་དང་། ཕྲག་དོག་དང་། སེར་སྣ་དང་། ངོ་ཚ་མེད་པ་དང་། ཁྲེལ་མེད་པ་དང་། ཁྲོ་བ་དང་འཆབ་ པའོ།

Triền[477] có 10 loại: hôn trầm, thụy miên, trạo cử, ố tác, tật, xan, vô tàm, vô quí, phẫn, phú.

Hôn trầm

།དེ་ལ་རྨུགས་པ་ནི་ལུས་དང་སེམས་ལས་སུ་མི་རུང་བ་སྟེ། སློང་བ་ཞེས་བྱ་བའི་ཐ་ཚིག་གོ།

Ở đây, hôn trầm[478] là sự không thể[479] hành động của thân và tâm; tương đương với nói là sự uể oải.[480]

Thụy miên

།གཉིད་ནི་ལུས་དང་སེམས་འཛིན་མི་ནུས་པ་དང་། སེམས་སྡུད་པ་སྟེ་དེ་ཡང་ཉོན་མོངས་པ་ཅན་ ཉིད་ཡིན་པས་ཀུན་ནས་དཀྲིས་ཏེ་འདུག་པའོ།[481]

Thụy miên[482] là sự không có khả năng[483] nhận thức[484] của thân và tâm, và sự nắm bắt của tâm. Nó cũng có bị bao vây hoàn toàn bởi phiền não.

Trạo cử

།རྒོད་པ་ནི་སེམས་མ་ཞི་བའོ།

Trạo cử[485] là tâm không an tĩnh.[486]

[Còn nữa]


[1] ཐུབ་པའི་དབང་པོ Munīndra, vua Năng Nhân, tức đức Phật.

[2] འཕྲལ་གྱི་བྱ་བ་ iti-kartavyatā, bổn phận phải làm, tức người cư sĩ có bổn phận lo cho gia nghiệp. Ht. 事業 sự nghiệp.

[3] ཆོས་མངོན་པ་ Abhidharma, 阿毘達磨, Ht. 對法 Đối pháp

[4] ཁོང་དུ་ཆུད་པ་ prativedha, adhigam. Ht. 解了心 giải liễu tâm, nhưng theo mạch văn là họ muốn hiểu rõ A-tỳ-đạt-ma.

[5] Ht. 善逝宗有八句義, tông của đức Thiện Thệ có 8 cú nghĩa [8 chủ đề, 8 phạm trù]; དངོས་པོ་ bhāva, vastu, dravya, padārtha.

[6] གཟུགས་ rūpa, 色 sắc.

[7] ཚོར་བ་ vedanā, 受 thọ.

[8] འདུ་ཤེས་ saṃjñā, 想 tưởng

[9] འདུ་བྱེད་རྣམས་ saṃskārāḥ, các hành, Ht. 行 hành

[10] རྣམ་པར་ཤེས་པ་ vijñāna, 識 thức

[11] ནམ་མཁའ་ ākāśa, 虛空

[12] སོ་སོར་བརྟགས་པ་མ་ཡིན་པས་འགོག་པ་ a-pratisaṃkhyā-nirodha, 非擇滅

[13] སོ་སོར་བརྟགས་པས་འགོག་པ་ pratisaṃkhyā-nirodha, 擇滅. Bản Ht. ghi trạch diệt trước phi trạch diệt. Sau đoạn này, Ht thêm: 此總 攝一切義 tám sự thể này tổng quát hết mọi nghĩa.

[14] Cf.: Psk: rūpaṃ katamat / yat kiñcid rūpaṃ sarvaṃ taccatvāri mahābhūtāni catvāri ca mahābhūtānyupādāya // 2 // “Sắc là gì? Bất kỳ loại sắc nào thì tất cả chúng đều là 4 đại chủng và nhờ vào 4 đại chủng.”

[15] འབྱུང་བ་ bhūta, Ht. 大種 đại chủng.

[16] འབྱུང་བ་ལས་གྱུར་པ་ bhautika, Ht. 所造色

[17] Cf.: Psk: “katamāni catvāri mahābhūtāni / pṛthivī dhātuḥ abdhātuḥ tejodhātuḥ-vāyudhātuśca // 3 //” “Bốn đại chủng là những gì? Địa giới, thủy giới, hỏa giớiphong giới.”

[18] ས་གི་ཁམས་ pṛthivīdhātu 地界

[19] ཆུ་གི་ཁམས་ abdhātu 水界

[20] མེ་གི་ཁམས་ tejodhātu 火界

[21] རླུང་གི་ཁམས་ vāyudhātu 風界

[22] འཛིན་པ་ upadhāraṇa, 取,執持 Ht. 能持

[23] རང་མཚན་ svalakṣaṇa 自相

[24] སྤྱིའི་མཚན་ sāmānyalakṣaṇa 自相

[25] རྒྱུར་བྱས་པའི་གཟུགས་ upādāya-rūpa, Ht. 所造色

[26] སྲ་བ་ khara, dṛḍha 堅

[27] གཤེར་བ་ sneha, drava 濕

[28] ཚ་བ་ uṣṇa, kaṭuka 煖, 熱

[29] གཡོ་བ cala, niścala 動

[30] རྟེན་པ niśraya, pratiṣṭha. Ht. 持 trì

[31] སྦྱོར་བ prayoga. Ht. 攝 nhiếp

[32] སྨིན་པ་ vipāka, pakva, paripāka. Ht. 熟 thục

[33] བྱེད་པ་བསྐྱོད་པ karaṇa-prerita. Ht. 長 trưởng

[34] འབྱུང་བ་ཆེན་པོ་ mahābhūta 大種

[35] ཁྱབ་པ་ vyāpin, vyāpana, phổ biến, biến mãn, sung mãn.

[36] Ht. thêm: 能生自果是種義故 vì chúng có khả năng sanh ra quả của chính nó có nghĩa là ‘chủng’.

[37] ནུས་པ་ śakti.

[38] Ht.: 如是大種唯有四者。更無用故。無堪能故。如床座 足。Như vậy đại chủng chỉ có 4 thứ, lại vì vô dụng, không có khả năng chịu đựng, giống như chân giường tòa.

[39] མིག་ cakṣus, 眼 nhãn, eye

[40] རྣ་བ་ śrotra, 耳 nhĩ, ear

[41] སྣ་ ghrāṇa, 鼻 tị, nose

[42] ལྕེ་ jihvā, 舌 thiệt, tongue

[43] ལུས་ kāya, 身 thân, body, skin

[44] སྒྲ་ śabda, ghoṣa, 聲 thanh, sound, term

[45] དྲི་ gandha, 香 hương, smell, odor

[46] རོ་ rasa, 味 vị, taste

[47] རེག་བྱ་ sparśa, spraṣṭavya, 觸 xúc, tangible

[48] རྣམ་པར་རིག་བྱེད་མ་ཡིན་པ avijñapti, 無表 vô biểu, non-information, im-perceptible

[49] Ht.: 於大種有故名所造即是依止大種起義。Có trong đại chủng nên được gọi là sở tạo, tức có nghĩa là cái nhờ vào đại chủng mà khởi.

[50] མིག་གི་རྣམ་པར་ཤེས་པ་ cakṣur-vijñāna, 眼識 eye consciousness

[51] Ht. 此中眼者。謂眼識所依。以見色為用淨色為體 Ở đây, mắt là sở y của nhãn thức, lấy sự nhận thấy sắc làm tác dụng, có tịnh sắc làm thể.

[52] ཁ་དོག་ varṇa, 顯 hiển, color

[53] དབྱིབས་ saṃsthāna, 形 hình, shape

[54] ཁ་དོག་ངན་པ་ durvarṇa, vivarṇa, 惡顯, bad color

[55] དབྱིབས་ངན་པ་ hīna-saṃsthāna, 惡形, bad shape

[56] སྔོན་པོ་ nīla, 青 thanh, blue

[57] སེར་པོ་ pīta, 黃 hoàng, yellow

[58] དམར་པོ་ lohita, 赤 xích, red

[59] དཀར་པོ་ avadāta, śkula, 白 bạch, white

[60] སྤྲིན་ megha, 雲 vân, cloud

[61] དུ་བ་ dhūma, 煙 yên, smoke

[62] རྡུལ་ raja, 塵 trần, atom, dust

[63] ཁུག་རྣ་ mahikā, 霧 vụ, fog

[64] གྲིབ་མ་ cchāyā, 影 ảnh, shadow

[65] ཉི་མ་ ātapa, 光 quang, sunshine

[66] སྣང་བ avabhāsa, āloka, 明 minh, appear, light

[67] མུན་པ andhakāra, tamas, 闇 ám, darkness

[68] རིང་པོ་ dīrgha, 長 trường, long

[69] ཐུང་ངུ་ hrasva, 短 đoản, short

[70] ལྷམ་པ་ vṛtta, 方 phương, square

[71] དཀྱིལ་འཁོར་ parimaṇḍala, 圓 viên, circle, sphere

[72] ཕྱ་ལེ་བ་ śāta, 平 bình, level, Ht. 正 chánh

[73] ཕྱ་ལེ་བ་མ་ཡིན་པ་ viśāta, 不平 bất bình, non-level, Ht. 不正 bất chánh

[74] སྒང་ / མཐོན་པོ་ unnata, 高 cao, high, tall

[75] གཤོང་བ་ / དམའ་བ་ avanata, hīna, 下 hạ, low

[76] Sau đoạn này, Ht. thêm: 日焰名光 Ánh mặt trời gọi là ‘quang’. Akbh: “ātapaḥ sūryaprabhā.”

[77] Ht. thêm: 電等 điện đẳng [tia sét], v.v… Akbh: “ālokaḥ candratārakāgnyoṣadhimaṇīnāṃ prabhā.”

[78] ལྷོ་བུར་ Ht. 地水氣 hơi nước trên mặt đất, haze, mist

[79] འོད་ avabhāsa, prabhāsa, light; shine; brightness

[80] ཟླ་བ་ candra, 月nguyệt, moon

[81] སྐར་མ་ tāraka, 星 tinh, star

[82] མེ་ agni, tejas, 火 hỏa, fire

[83] སྨན་ bhaiṣajya, auṣadha, 藥 dược, drug, medicine

[84] ནོར་བུ་ maṇi, 寶珠 bảo châu, jewel

[85] སྣང་བ་ avabhāsa, appear, illuminate, appearance

[86] བཟློག་པ་ viparryaya, oppose, reverse

[87] གྲུ་བཞི་ catur-aśra, 畟方, four-cornered

[88] ཟླུམ་པོ parimaṇḍala, 圓形, 球形, round; spherical

[89] མཉམ་པ་ sama, equal; similar; alike; same, self-identification. Ht. 形平等名正 hình dạng bằng nhau gọi là chánh

[90] Ht. 形不平等名不正 hình dạng không bằng nhau gọi là bất chánh

[91] བརྡ་ཕྲད་པ gamaka, vijñeya, receive understanding. Ht. 餘色易了 故今不釋 vì các sắc còn lại dễ biết rõ nên nay không giải thích.

[92] དྲངས་པ་ abhyuddhṛta, āhṛta, induce; cited; cite; induced; lead; draw; pull; conduct

[93] རྣམ་པར་རིག་ vijñapti, vijñapta, 了別 liễu biệt, knowledge; know

[94] ཡིད་ཀྱི་རྣམ་པར་ཤེས་པ mano-vijñāna, 意識 ý thức, mental conscious-ness

[95] Ht: 聲有二種。謂有執受及無執受。大種為因有差別故 Thanh có 2 loại, đó là có chấp thọ và không có chấp thọ, vì đại chủng làm nhân nên có sai biệt.

[96] Ht: 墮自體者名有執受。是有覺義。與此相違名無執受。

[97] བྱེ་བྲག་ bheda, viśeṣa, 差別 sai biệt, difference; distinguished.

[98] ཟིན་པ་ upātta, grahaṇa, 執受 chấp thọ, grasp; hold

[99] གཏོགས་པ་ paryāpanna, 包括 bao quát, to include

[100] ལུས་ kāya, thân chính là tự thể, hay chính là bản thân đại chủng.

[101] བསྐྱེད་པ་ saṃjanayati, prasavanti, utpatti, utpāda, utpādayati, utpādita, upādayāti, jananī, (√jan): janayanti, generate, produce, engender

[102] སྔ་མ་ pūrva, purima, 前 tiền, former, earlier, prior, early

[103] ལག་པ་ pāṇi, 手 thủ, hand; arm; arms

[104] སྨྲ་བ་ vādin, abhibhāṣin, 語 ngữ, word, speech, speak, say

[105] ཕྱི་མ་ paścima, uttara 後 hậu, later

[106] ནགས་ཚལ་ vana, vanas-pati, 林 lâm, forest, grove

[107] འབབ་ཆུ་ prasravaṇa, waterfall, cataract, mountain stream,

[108] ཡིད་དུ་འོང་བ darśanīya, manaāpa, kamanīya, mano-jñā, 可意 khả ý, [mind to-come], attractive, charming, pleasant, pleasing

[109] ཡིད་དུ་མི་འོང་བ་ amanaāpa, 不可意 bất khả ý, [mind-to-not-come], unattractive, not handsome, not charming

[110] Ht: 若能損害諸根大種名惡香 nếu làm tổn hại đại chủng của các căn thì gọi là hương xấu.

[111] དྲི་ཞིམ་པ་ sugandha, 好香 hảo hương, fragrant odor, sweet-smelling

[112] དྲི་ང་བ་ durgandha, āma-gandha, 惡香 ố hương, bad smell

[113] དྲི་མཉམ་པ་ sama-gandha, 平等香 bình đẳng hương, equal odor

[114] རྒྱས་པར་བྱེད་པ་ prathana, 長養 trưởng dưỡng, make bigger, augment, increase,

[115] དབང་པོ indriya, 根 căn, sense faculty, sense power

[116] མངར་བ་ madhura, 甘 cam, sweet

[117] སྐྱུར་བ་ āmla, 酸 toan, sour

[118] ལན་ཚ་ lavaṇa, 醎 hàm, salt

[119] ཁ་བ་ tikta, 苦 khổ, bitter

[120] ཚ་བ་ kaṭuka, 辛 tân, pungent, hot

[121] བསྐ་བ kaṣāya, 淡 đạm, insipid

[122] འཇམ་པ་ཉིད་ ślakṣṇatva, 滑性 hoạt tánh, smoothness

[123] རྩུབ་པ་ཉིད་ karkaśatva, 澁性 sáp tánh, roughness

[124] ལྕི་བ་ཉིད་ gurutva, 重性 trọng tánh, heavy, weighty

[125] ཡང་བ་ཉིད་ laghutva, 輕性 khinh tánh, lightness

[126] གྲང་བ་ śīta, 冷 lãnh, cold; cool

[127] བཀྲེས་པ jighatsā, bubhukṣita, 飢 cơ, hunger; hungry

[128] སྐོམ་པ་ pipāsā, 渴 khát, thirst

[129] མཉེན་པ་ mṛdu, 柔軟 nhu nhuyến, soft

[130] བཟོད་པ་ kṣānti, 忍 nhẫn, bear, endure, resist, be patient. Ht. 柔軟名滑,是意觸義 sự mịn màng gọi là nhẵn, là nghĩa [đối tượng] của ý xúc. Theo ý nghĩa của bản Tib., tánh nhẵn là cái không gây ra cảm giác phải chịu đựng, khó chịu, v.v…

[131] རུད་རུད་པོ་ paruṣatā, 麁強 thô cường, rough

[132] སྲང་ tulā, 秤 xứng, balance

[133] ཚ་བ་, uṣṇa, 熱 nhiệt, 煖 noãn, hot, warm

[134] ཟས་ bhojana, 食 thực, food.

[135] འཐུང་ abhilāṣakṛt, 飲 ẩm, drink

[136] འབྲས་བུ་ phalatva, phala, 果 quả, effect, result, fruit

[137] རྒྱུ་ hetu, 因 nhân, cause

[138] ཤས་ཆེ་བ་ utsadatā (aty-), atiriktatara, very strong; powerful; much, many, a good deal. Ht. 增

[139] རྣམ་པར་རིག་བྱེད་ vijñapti, vijñāpana, reveal; revelatory

[140] སེམས་དང་སེམས་ལས་བྱུང་བ tâm và cái sanh khởi từ tâm (tâm sở), citta và caitasika

[141] བྲམ་ཟེ་ Brāhmaṇa

[142] Ht.: 此於相似立遮止言。如於剎帝利等說非婆羅門等。

[143] མཚན་ཉིད་ lakṣaṇa, definition, characteristic, mark, sign

[144] རྣམ་པར་མ་གཡེངས་པ་ avikṣipta, avikṣepa, 不散亂 bất tán loạn, Cf.: “།རྣམ་པར་མ་གཡེངས་པ་ཞེས་བྱ་བ་ནི་དགེ་བའི་སེམས་ཞེས་བྱ་བའི་ཐ་ཚིག་གོ།” Sat, p. 1399. “Bất tán loạn là tương đương với tâm thiện.”

[145] འཕངས་པ་ ākṣipta, 牽 khiên, 牽引 khiên dẫn, 所引 sở dẫn, 引發 dẫn phát, tow, act of towing

[146] དེ་མ་ཡིན་པ tad-anyatra, tad-anya, anyathā

[147] རུང་བ་ yogya, yogyatā, yuktatva, kalpika, suitable, fit, possible

[148] Cf.: “།དེ་མ་ཡིན་པའི་སེམས་ཞེས་བྱ་བ་ནི་མི་དགེ་བ་དང་། ལུང་དུ་མ་བསྟན་པའི་སེམས་ཏེ། དེ་ལས་
གཞན་པའི་སེམས་གང་ཡིན་པ་ནི་རྣམ་པར་རིག་བྱེད་ཀུན་དུ་སློང་བ་ལས་གང་གཞན་དུ་གྱུར་པའོ།” Sat, p. 1399. “Tâm khác là tâm bất thiện và tâm vô ký. Tâm khác với nó [không tán loạn] thì sẽ đổi khác với toàn bộ sự biểu hiện khởi lên ấy.”

[149] Cf.: “།སེམས་མེད་པ་ཞེས་བྱ་བ་ནི་འགོག་པ་དང་འདུ་ཤེས་མེད་པའི་སྙོམས་པར་འཇུག་པ་ལ་གནས་ པའོ།” “Không có tâm là trụ trong diệt tận định (nirodha-samāpatti) và vô tưởng định (a-saā-samāpatti).”

[150] Cf.: “།རྒྱུ་ནི་རྒྱུན་དུ་འབྱུང་བའོ། །གཟུགས་སྨོས་པ་ནི་ཐོབ་པའི་རྒྱུན་གསལ་བའི་ཕྱིར་རོ། །དགེ་སློང་ལ་ སོགས་པའི་རྣམ་པར་གཞག་པའི་རྒྱུ་ཞེས་བྱ་བ་ནི་དགེ་སློང་ལ་སོགས་པར་བསྟན་པའི་རྒྱུ་མཚན་ནོ། །དེ་བས་ན་ འབྲས་བུས་རྣམ་པར་རིག་བྱེད་མ་ཡིན་པ་ཡོད་པར་བསྒྲུབ་པོ།” Sat, p. 1399. “Cái nhân là cái sanh khởi liên tục. Nói nó là sắc, bởi vì nó là sự biểu lộ liên tục của sự đắc [giới]. Cái nhân thiết lập nên vị tỳ-kheo, v.v., ấy là dấu hiệu mà được gọi là tỳ-kheo, v.v. Vì vậy, chứng minh được có vô biểu sắc bằng quả đó.”

[151] བསྩགས་པ་ saṃnicaya, upacita, 積集 tích tập, 積累 tích lũy collect, gather, accumulate

[152] རྣམ་པར་གཞག་པ vyavasthāna, posit, establish, abide

[153] Cf.: “།དགེ་བ་དང་མི་དགེ་བ་ཞེས་བྱ་བ་་འདིས་ནི་ལུང་དུ་མ་བསྟན་པ་བཀག་གོ། །དགེ་བ་ནི་སོ་སོར་ཐར་ པའི་སྡོམ་པ་ལ་སོགས་པའོ། །མི་དགེ་བ་ནི་སྡོམ་པ་མ་ཡིན་པ་ལ་སོགས་པའོ།” Sat, p. 1399. “Bởi thiện và bất thiện ấy không phải là vô ký. Thiện là luật nghi của biệt giải thoát [prātimokṣa-saṃvara], v.v. Bất thiện không phải là luật nghi, v.v.”

[154] Cf.: “།རྫས་ལས་བྱུང་བ་ཞེས་བྱ་བ་ནི་རྫས་བཏང་བའི་རྒྱུ་ལས་བྱུང་བའི་བསོད་ནམས་ལ་རྫས་ལས་བྱུང་བ་ ཞེས་བྱ་སྟེ། རྫས་ལས་བྱུང་བ་གཙུག་ལག་ཁང་ལ་སོགས་པ་ཕུལ་བ་ལ་སོགས་པ་དེ་དག་ལས་སོ། །བསོད་ནམས་ ཞེས་བྱ་བ་ནི་དགེ་བ་ལ་བྱའོ། །བསོད་ནམས་ཉིད་ཀྱི་བྱ་བ་ནི་བསོད་ནམས་བྱ་བ་སྟེ། དེའི་གནས་ནི་བསོད་ནམས་བྱ་ བའི་གཞིའོ། །དེ་དག་ལ་རྟག་པར་རྒྱུན་དུ་ཞེས་བྱ་བ་ལ། རྟག་པ་ནི་ཉི་མ་རེ་རེ་འོ། །རྒྱུན་དུ་ནི་རྒྱུན་མི་འཆད་པའོ། །དེ་ལ་སེམས་ལ་སོགས་པ་རྟག་པར་རྒྱུན་དུ་དགེ་བའི་རྗེས་སུ་འབྲང་བ་མེད་པའི་ཕྱིར་བསོད་ནམས་ཀྱི་སྒྲ་ནི་རྣམ་པར་རིག་བྱེད་མ་ཡིན་པ་ཉིད་གཟུང་བར་ཁོང་དུ་ཆུད་པར་བྱའོ།” Sat, pp. 1399-1400. “Chủng loại thật vật, được gọi là chủng loại thật vật là đối với phước đứcsanh khởi từ cái nhân bố thí vật chất. Phước đức là làm thiện. Việc làm có tánh chất phước đức là làm phước đức. Chỗ trụ của nó là cơ sở của sự làm phước đức. Ở đây, nói luôn luôn tăng trưởng trong họ, thì luôn luôn là hằng ngày, tăng trưởng là tăng không gián đoạn. Ở đây, cần phải biết rằng tâm, v.v., vì không có sự đi theo của cái luôn luôn tăng trưởng ấy nên cái gọi là phước đức ấy duy trì tự thể vô biểu sắc.”

[155] Cf.: “saṃvaraśca, asaṃvaraśca, tābhyāṃ cetaro naivasaṃvaro nāsaṃvaraḥ| dauḥśīlyaprasarasya saṃvaraṇaṃ saṃrodhaḥ saṃvaraḥ|” Akbh, p. 477. “།སྡོམ་པ་དང་སྡོམ་པ་མ་ཡིན་པ་དང་གཉིས་ཀ་ལས་བཟློག་པས་བསྡུས་ པའི་ཕྱིར་ཞེས་བྱ་བ་ནི་སྡོམ་པ་ལ་སོགས་པའི་རང་བཞིན་གྱི་ཕྱིར་རོ་ཞེས་བྱ་བའི་ཐ་ཚིག་གོ།” Sat, 1400. “Nói ‘vì nó được quy nạp thành 3 loại, gồm luật nghi, bất luật nghi, và và trái ngược với cả 2 loại kia’ là tương đồng với nói rằng vì bản chất của luật nghi, v.v.

[156] སྡོམ་པ་ saṃvara, 律儀 luật nghi, discipline

[157] སྡོམ་པ་མ་ཡིན་པ་ asaṃvara, 不律儀 bất luật nghi, bad discipline

[158] Cf.: “tatra punaḥ saṃvaraḥ prātimokṣākhyo dhyānajo ’nāsra-vastathā||”

[159] སོ་སོར་ཐར་པ་ prātimokṣa, 別解脫 biệt giải thoát, individual liberation

[160] བསམ་གཏན dhyāna, 靜慮 tĩnh lự, concentration, meditation

[161] ཟག་པ་མེད་པ anāsrava, 無漏 vô lậu, uncontaminated, without outflows

[162] དགེ་སློང་ bhikṣu, dịch âm: 比丘 tỳ-kheo hoặc 苾芻 bí-sô, monk.

[163] དགེ་སློང་མ་ bhikṣuṇī, dịch âm: 比丘尼 tỳ-kheo-ni, 苾芻尼 bí-sô-ni, nun

[164] Bản Tib. thiếu, དགེ་སློབ་མ་, śikṣamāṇā, dịch âm 式叉摩那, dịch nghĩa 正學 chánh học.

[165] དགེ་ཚུལ་བ (người hướng thiện nam), śrāmaṇera, dịch âm 沙彌 sa-di, dịch nghĩa 勤策 cần sách, novice monastic. Cf.: “།དགེ་ཚུལ་བ་ནི་ དགེ་སྦྱོང་གི་ཕྱོགས་སོ།” Sat, p. 1400. “Sa-di là người hướng về đời sống xuất gia [śrāmaṇa – sa-môn].”

[166] དགེ་ཚུལ་མ (người hướng thiện nam), śrāmaṇerī, 沙彌尼 sa-di-ni, 勤策女 cần sách nữ, novice nun

[167] དགེ་བསྙེན་ upāsaka, 優婆塞 ưu-bà-tắc, 近事男 cận sự nam, layperson with vows

[168] དགེ་བསྙེན་མ་ upāsikā 優婆夷 ưu-bà-di, 近事女 cận sự nữ, female approacher to virtue, laywoman

[169] Cf.: “།དེ་ནི་འདོད་པར་གཏོགས་པ་ཁོ་ནའོ་ཞེས་བྱ་བ་ནི་འདོད་པའི་ཁམས་སུ་གཏོགས་པའོ། །གཏོགས་ པ་ནི་མི་ལྡན་པ་མ་ཡིན་པ་སྟེ། འདོད་པ་ན་སྤྱོད་པའི་སྲེད་པས་བདག་གིར་བྱས་ཞེས་བྱ་བའི་ཐ་ཚིག་གོ།” Sat, p. 1400. “Nói nó chỉ thuộc trong Dục là thuộc về Dục giới [Kāma-dhātu]. Thuộc tức là không phải không có. Trong Dục, tương đương với nói rằng chính mình muốn [tṛṣṇā] thực hành [carya].”

[170] Cf.: “།ཏིང་ངེ་འཛིན་གྱི་རྗེས་སུ་འབྲང་བ་ཞེས་བྱ་བ་ལ་ཏིང་ངེ་འཛིན་ནི་མི་ལྕོགས་པ་མེད་པ་དང་། བསམ་ གཏན་ཁྱད་པར་ཅན་དང་། བསམ་གཏན་བཞི་པོ་དག་གོ། །རྗེས་སུ་འབྲང་བ་ནི་གནས་པ་དང་འགོག་པ་གཅིག་ པས་རྗེས་སུ་འབྲང་བའོ། །གཟུགས་ཏེ་ཞེས་བྱ་བ་ནི་རྣམ་པར་རིག་བྱེད་མ་ཡིན་པའི་གཟུགས་ཏེ། རྣམ་པ་བདུན་ སྤངས་པའི་མཚན་ཉིད་འབྱུང་བ་ཆེན་པོ་ཐ་མི་དད་པའི་རྒྱུ་ལས་བྱུང་བ་དང་། སྦྱོར་བ་དང་མཇུག་སྤངས་པ་དང་། །དངོས་ཀྱི་ལས་ཀྱི་ལམ་གྱིས་བསྡུས་པའོ། །དེ་ཡང་གཟུགས་སུ་གཏོགས་པ་ཁོ་ནའོ་ཞེས་བྱ་བ་ནི་གཟུགས་ཀྱི་ ཁམས་སུ་གཏོགས་པ་ཉིད་དོ་ཞེས་བྱ་བའི་ཐ་ཚིག་གོ། ” Sat, pp. 1401. “Trong ‘đi theo sự vận hành của định’ thì định là không thể không đạt đến, và có loại thiền đặc biệt, và 4 thứ thiền [catvāri dhyānāni]. Đi theođi theo bằng cách đồng nhất giữa trụ và diệt. Được gọi là sắc chính là sắc thuộc vô biểu. Đặc tướng của xả ly 7 loại ấy: sanh khởi từ cái nhân hòa hợp của đại chủng, liên kếtcuối cùng xả ly, quy nạp bằng phương pháp hành chân chánh. Nói nó chỉ thuộc Sắc là tương đương với nói thuộc về Sắc giới.

[171] མི་ལྡན་པ་ visaṃyukta, vaidhurya, 不繫 bất hệ, not having; not possessing. །ཟག་པ་མེད་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་གྱི་རྗེས་སུ་འབྲང་བ་ཞེས་བྱ་བ་ནི་མི་ལྕོགས་པ་མེད་པ་ལ་སོགས་ པ་ས་དྲུག་པོ་དེ་དག་ཏུ་འཕགས་པ་རྣམས་ཀྱི་ཟག་པ་མེད་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་དང་ལྷན་ཅིག་འབྱུང་བའི་གཟུགས་སོ། །དེ་ཡང་སྡུག་བསྔལ་ལ་ཆོས་ཤེས་པའི་བཟོད་པའི་སྐད་ཅིག་ནས་བཟུང་སྟེ་མི་སྐྱེ་བ་ཤེས་པའི་བར་དུའོ། །འདི་ནི་ ཁམས་སུ་ལྟུང་བ་མ་ཡིན་པའི་ཕྱིར་ས་བཏང་བས་བཏང་བ་མ་ཡིན་ཏེ། ཁམས་ནི་སྲེད་པས་ཡོངས་སུ་བཅད་པའོ༑ །མི་ལྡན་པ་ཉིད་དོ་ཞེས་བྱ་བ་ནི་འདོད་ཆགས་ལ་སོགས་པས་བདག་གིར་མ་བྱས་ཞེས་བྱ་བའི་ཐ་ཚིག་གོ། Sat, p. 1401. “Đi theo sự vận hành của định vô lậu là không phải không đạt đến, v.v., là sắc sanh khởi cùng với sự vận hành của định vô lậu của các bậc Thánh giả thuộc sáu địa. Nó cũng giác ngộ từ sát-na thuộc nhẫn pháp trí đối với khổ cho đến khi giác ngộ vô sanh. Đây không phải là sự xả ly bằng xả ly địa, bởi vì không phải là đọa lạc vào trong cõi đó. Cõi đó cắt đứt hoàn toàn dục [tṛṣṇā]. Nói không có sự hệ thuộc là tương đương với nói rằng chính mình không còn tham muốn [rāga], v.v.”

[172] རི་དྭགས་ mṛga, 鹿 lộc, deer. Ở đây là thú rừng nói chung.

[173] རྔོན་པ་ niṣāda, 獵人 lạp nhân, hunter

[174] བཙོན་སྲུང་ bandhana-pālaka, 典獄 điển ngục, jailer, warden

[175] བ་གླང་ go, 牛 ngưu, ox, cow

[176] གསོད་པ་ prāṇāpahārin, to kill, slay

[177] གཤེད་མ་ vadhya-ghāta, executioner, hangman

[178] གཙུག་ལག་ཁང vihāra, 寺 tự, sanctuary, monastery, temple, pagodo

[179] མཆོད་རྟེན་ stūpa, caitya, 窣堵波 túy-đổ-ba, 塔 tháp, reliquary; basis for worship

[180] ཀུན་དགའ་ར་བ་ ārāma, phiên âm 邏摩, pleasure grove

[181] ཕྱག་བྱ་བ་ praṇāma, sāmīcī, vandana, to salute, prostrate, pay homage

[182] བདུག་པ་ dhūpa, 燒香 thiêu hương, fumigate, burn incense,

[183] གསོལ་བ་ adhyeṣaṇā, Ht. 散華讚誦願 rải hoa, tán tụng, cầu nguyện

[184] ཡི་དམ་དུ་འཛིན་པ་ iṣṭa-grāhaka

[185] ཁུ་ཚུར་ muṣṭi, 捶打 chủy đả, fist, clenched hand

[186] ཐལ་ལྕག་, slap

[187] འཐོབ་པ་ pratilambha, prāpti, adhigama, labhate, 得 đắc, will get; will attain, get, attain, obtain, reach

[188] ཇི་སྲིད་འཚོ་བའི་བར་ yāvajjīva, 終生chung sanh, 盡壽 tận thọ, as long as life lasts.

[189] བཏང་བ་ tyakta, 捨 xả, 棄捨 khí xả, 捨離 xả ly, cast away, let go; let loose

[190] བསླབ་པ་ śikṣā, 學處 học xứ, moral rule.

[191] ཤི་འཕོས་པ་ cyuta, 命盡 mạng tận, deceased, dead.

[192] དགེ་བའི་རྩ་བ་ kuśala-mūla, 善根 thiện căn, roots of virtue.

[193] མཚན་གཉིས་སྐྱེས་པ ubhayavyañjanaka, 二相者 nhị tướng giả, 二根者 nhị căn giả, 二形 nhị hình, two sexual organs, androgyne; androgynous.

[194] Ht. 由捨色界善心故捨

[195] གཏོང་ mukta, utsṛjati, tiraskṛtya, choritva, tyajati, cast away, let go, let loose.

[196] བླངས་པ abhyupagata, 受得 thọ đắc, upagata, be approached

[197] ཡང་དག་པར་གཟུང་བ་ samādāpayitum. Ở đây là thọ luật nghi.

[198] ཉོན་མོངས་པ་ kleśa, 煩惱 phiền não, afflicted, affliction

[199] དད་པ་ prasāda, śraddhā, 信 tín, 信奉 tín phụng, 信仰 tín ngưỡng, faith; devotion

[200] དྲག་པོ་ tīvra, pragāḍha, ugra, 猛利 mãnh lợi, hard, heavy, fierce, strong

[201] དབང་པོ་ལྔ་རྣམས་ pañcendriyatva, 五根 ngũ căn, five sense powers

[202] སྤྱི་ sāmānya, 共同 cộng đồng, 總共 tổng cộng, 全面 toàn diện, 共相 cộng tướng, generality, general, universal.

[203] ཕྱོགས་ pakṣa, pakṣya, 分 phần, portion, class

[204] ཟད་པ kṣaya, kṣīṇa, utsarga, kṣa, kṣata, saṃkṣaya, ktṛsna, vyaya, 完畢 hoàn tất, 窮盡 cùng tận, 普遍 phổ biến, use up; consume; subsume; extinguish

[205] གཞིག་པ་ vibhāvanā, vināśa, break down, breaking down; destruction

[206] ཚོར་བ་ vedanā, 受 thọ, feeling

[207] མྱོང་བ་ anubhava, anubhūta, 領納 lãnh nạp, to taste, experience

[208] བདེ་བ་ sukha, bliss; 樂 lạc, pleasure; happiness

[209] སིམ་པ་ sāta, 歡 hoan, melt, dissolve, refresh, prosperity, be well

[210] གདུང་བ་ dāha, 慼 thích, tormented, mortify

[211] གནས་སྐབས་ avasthā, daśā. avasthāna, 分位 phần vị, 階段 giai đoạn, state, level, status, period, temporary, condition

[212] སྲིད་པ་ bhava, 可能 khả năng, be possible, occur

[213] རྐྱེན་ pratyaya, 緣 duyên, condition, cause, minor cause, factor, reason

[214] མིག་གི་འདུས་ཏེ་རེག་པ་ cakṣu-saṃsparśa, 眼觸 nhãn xúc, eye-contact

[215] བཏང་སྙོམས་ upekṣā, 捨 xả, equanimity, neutral feeling, neglect. Ht. 謂樂根苦根喜根憂根捨根 đó là: lạc căn, khổ căn, hỉ căn, ưu căn, xả căn.

[216] བསམ་གཏན་གསུམ་པ tritīyadhyāna, 第三靜慮 đệ tam tĩnh lự, third concentration

[217] ཕམ་པར་བྱེད་པ་ defeat, vanquish, to defeat. Ht. 悅是攝益義 sự an vui có nghĩa là nắm giữ và làm tăng thêm.

[218] གནོད་པར་བྱེད་པ upaghāta, harmer, harm, injure, damage

[219] མ་གཏོགས་པ་ vinirmukta, not including, not included within, not included among, except

[220] འོག་མ་ uttara, lower

[221] འདུ་ཤེས་ saṃjñā, 想 tưởng, discrimination, perception, notion, mental associations

[222] མཚན་མ་ nimitta, 假合相 giả hợp tướng, character, sign, mark,

[223] མིང་ nāma, 名 danh, name, designation, term

[224] དོན་ artha, 義 nghĩa, meaning; object; function; fact; purpose

[225] བརྡ་ saṃketa, 符號 phù hiệu, 記號 ký hiệu, 表示 biểu thị, terminology, term, agreed symbol, conventional symbol, verbal expresion, written sign, verbal sign

[226] སྔོན་པོ་ nīla, 青 thanh, blue

[227] སེར་པོ་ pīta, 黃 hoàng, yellow

[228] རིང་པོ་ dīrgha, 長 trường, long, far

[229] ཐུང་ངུ་ hrasva, 短 đoản, short

[230] དུང་ śaṃkha, 螺 loa, conch-shell, shell

[231] རྔ་ tūrya, 鼓 cổ, drum

[232] པདྨ་ padma, 黄蓮 hoàng liên, lotus, pink lotus

[233] སྣ་མའི་མེ་ཏོག་ sumanā, jātikusuma, 沈麝 trầm xạ, jasmine flower

[234] ཨུཏྤ་ལ / བརླབས་ཡས་ utpala, 青蓮 thanh liên, blue lotus

[235] ཁ་བ་ tikta, 苦 khổ, bitter

[236] ལན་ཚྭ་ lavaṇa, 鹹 hàm, salt

[237] འཇམ་པ་ mṛdu, ślakṣṇa, 軟 nhuyễn, softness, soft, smoothness

[238] རྩུབ་པ་ karkaśā, 堅 kiên, roughness

[239] བུད་མེད་ strī, 女 nữ, woman, women

[240] སྐྱེས་པ་ puruṣa, 男 nam, man, male person

[241] རྣམ་པར་རྟོག་པ་ vikalpa, ideation, think, conceptualize, discriminate

[242] ཆུང་ངུ་ alpa, small

[243] ཚད་མེད་པ་ apramāṇa, immeasurable; infinite

[244] དམིགས་པ་ ālambana, 緣 duyên, object of observation; object of awareness

[245] ཡུལ་ deśa, viṣaya, object, place, area

[246] རི་རབ་ Sumeru, Mount Sumeru

[247] ནམ་མཁའ་མཐའ་ཡས་སྐྱེ་མཆེད་ ākāśānantyāyatana, 空無邊處 Không vô biên xứ, sense-field of limitless space,

[248] འདུ་བྱེད་ཀྱི་ཕུང་པོ་ saṃskāra-skandha, 行蘊 hành uẩn, aggregate of formations

[249] མཚུངས་པར་ལྡན་པ་ saṃprayukta, saṃprayoga, having/ possessing association, associational, having the same kind

[250] གནས་ āśraya, bhavana, sthāna, sthita, niśraya, 所依 sở y, abide, dwell, source, state, situation, remain, last, stay, place, abode

[251] རྣམ་པ་ kāraṇa, prakāra, ākāra, kind, type, aspect, form

[252] དུས་ kāla, time, occasion, period (of time)

[253] རྫས་མཚུངས་པ་ 同物 đồng vật, 相應 tương ưng, similar substances

[254] དྲང་སྲོང་ཆེན་པོ་ Mahā-Ṛṣi, 大仙, chỉ cho đức Phật.

[255] ཆུ་ཤིང་ kadalī, 芭蕉 ba tiêu, plantain. Cf.: “saṅkhārā kadalūpamā” S.3.143.

[256] Cf.: “cetanā cittābhisaṃskāro manaskarma|” Akbh, Psk: “cetanā katamā | guṇato doṣato ‘nubhayataścittābhisaṃskāro manaskarma |”

[257] ལས་ karma, action, act, deed, work, activities

[258] མངོན་པར་འདུ་བྱེད་པ་ abhisaṃskāra, abhisaṃskaraṇa, abhisaṃskāraṇa, 用力 dụng lực, 行動 hành động, 造作 tạo tác, manifestly constructs, compose, means of composition

[259] Cf.: “sparśa indriyaviṣayavijñānasannipātajā spṛṣṭiḥ|” Akbh, p.

[260] འཚོ་བར་བྱེད་པ་ jīvikā, 養活 dưỡng hoạt, 長養 trưởng dưỡng, nourish

[261] མྱོང་བར་འགྱུར་བ་ pratisaṃvedayate, pratyanubhavati

[262] འཇུག་པ་ pravartate, pravṛtti, produce, productive, arising, find satisfaction, strides forth, entrance, descent, depart, descend

[263] མྱོང་བ་ anubhava, anubhūta, to taste, experience, undergo, enjoy

[264] སློབ་པ་ śikṣā, śaikṣa, learner, to learn, teach, train in, one (still) in training

[265] མི་སློབ་པ་ aśaikṣa, no more learning, non-learner, Arhat, not necessary to train again, already disciplined

[266] དྲི་མ་མེད་པ་ nirmala, 無垢 vô cấu, spotless. Ht. 無漏 vô lậu

[267] གང་ཟག་ pudgala, person, individual

[268] དགྲ་བཅོམ་པ་ Arhat, 阿羅漢 A-la-hán, Foe Destroyer, Enemy Killer

[269] ཟག་པ་དང་བཅས་པ་ āsrava, 有漏 hữu lậu, contaminated, contaminated thing, contamination, outflows, state with outflows

[270] Cf.: “chandaḥ kartṛkāmatā|” Psk: “chandaḥ katamaḥ | abhiprete vastunyabhilāṣaḥ |”

[271] འདུན་པ་ chanda, 欲 dục, aspiration, desire-to-do, will-power

[272] མོས་པ་ adhimokṣa, adhimukti, adhimucyate, abhilāṣa, adhi-mukta, adhimucyanā, 勝解 thắng giải, 了解 liễu giải, 明解 minh giải, imagination, faith, inclined towards, prefer, zeal, imagine

[273] མ་ཞུམ་པ་ anavalīnatā, anadhyāpanna, anavalīna, alīna, non-discouragement, non-slackness, not having violated, uncowed

[274] དད་པ་ śraddhā, 信 tín, faith, devotion

[275] དང་བ་ prasanna, prasāda, 澄淨 trừng tịnh, clear; pure

[276] རྣམ་པ་ ākāra; prakāra, ākāratā, ākṛti, bheda, gati, vidhi, aspect, subjective aspect, representation, kind, type, form

[277] མངོན་པར་ཡིད་ཆེས་པའི་རྣམ་པ་ abhisaṃpratyaya, 深解 thâm giải, 深信解 thâm tín giải, 心決了tâm quyết liễu, to believe, clear and certain. to belief clear and certain

[278] དཀོན་མཆོག་གསུམ་ triratna; triśaraṇa, 三寶 Tam bảo, Three Jewels

[279] འབྲེལ་པ་ saṃbaddha, saṃbandha, sahita, 相屬 tương thuộc, 相聯 tương liên, 相關 tương quan, join, relate, connect, become connected, relation, related, relationship

[280] རྒྱུ་དང་འབྲས་བུ་ hetu-phala, 因果 nhân quả, cause and effect

[281] སེལ་བ་ apoha, apakarṣayati, apakarṣaṇa, apakarṣika, apaha, praṇodana, vinīta, 消除 tiêu trừ, 消滅 tiêu diệt, exclusion, clear away, remove, throw off, eliminate, avoid

[282] རྙོག་པ་ kāluṣya, kaluṣa, 垢穢 cấu uế, 汚穢 ô uế, 穢濁 uế trược, sully, dirty, mess

[283] ཆུ་དང་བར་བྱེད་པའི་ནོར་བུ་ jala-prasādapraṇayana-maṇi, 清水珠 thanh thủy châu

[284] རྫབ་ jambāla, 汚泥 ô nê, mud, mire

[285] སངས་རྒྱས་རྣམས་ཀྱི་བྱང་ཆུབ་ Buddhānāṃ bodhim

[286] ལེགས་པ་ kalyāṇa, 善 thiện, good, well, beautiful, proper, excellent

[287] དགེ་འདུན་ Saṃgha, spiritual community; assembly; aspirants to virtue

[288] ཕྱི་རོལ་པ་ tīrthika, 外道 ngoại đạo, Non-Buddhist

[289] རྟེན་ཅིང་འབྲེལ་པར་འབྱུང་བའི་ཆོས་ཉིད་ pratītya-samutpanna-dharmatā

[290] མངོན་པར་འབྱུང་བ་ abhiniḥkramaṇa, niṣkrāmati, abhiniṣkrāmana, manifestly arise, manifestly emerge, emerge from, leave home; depart, go off, come out of; leave

[291] དྲན་པ་ smṛti, 念 niệm, mindfulness, memory, recollection

[292] མངོན་པར་བརྗོད་པ་ abhilāpa, abhivadati, abhidyotana, express; manifestly express/verbalize

[293] མ་བརྗེད་ asaṃpramoṣa, non-forgetfulness

[294] བྱས་པ་ kṛta, that which has been created/produced

[295] བྱ་བ་ kartavya, future of བྱེད་པ་

[296] བྱེད་པ karoti, do, act, perform

[297] རྩེ་མོ་ agra, mūrdhan, mūrdhāna, śekhara, śikhara, mūrdhagata, 尖端 tiêm đoan, 頂點 đảnh điểm, peak, point, top, summit, highest, foremost

[298] བྱེ་བྲག་ཏུ་སྨྲ་བ་རྣམས་ Vaibhasikas, 毘婆沙者

[299] སྦྲུལ་ nāga, snake

[300] རབ་ཏུ་རྣམ་པར་འབྱེད་པ་ pravicaya, pravibhāvyamāna (nirūpyamāṇa) thoroughly differentiate, thorough, differentiation, thoroughly separate, thoroughly open, investigation

[301] སྡུད་པ་ saṃgraha, saṃgrāhaka, 攝 nhiếp, collect, collection, include, inclusion, compendium

[302] རྐྱེན་ pratyaya, 緣 duyên, condition, cause, minor cause, factor, reason

[303] རྟོག་པ་ vitarka, 尋 tầm, conception, conceptualization, conceptuality

[304] རྩིང་བ / རྩུབ་པ་ karkaśā, 堅 kiên, 麤 thô, roughness, harsh

[305] དཔྱོད་པ་ vicāra, 伺 tứ, analysis, analyze, investigate, examine, cut, cutting, discrimination

[306] བག་མེད་པ་ pramatta, pramāda, 放逸 phóng dật, non-conscient-iousness, carelessness

[307] བསྒོམ་པ་ bhāvanā, 修 tu, cultivation, development, practice

[308] བག་ཡོད་པ་ apramatta, apramāda, 不放逸 bất phóng dật, conscient-iousness, aware, conscientious, conscious

[309] སྐྱོ་བ་ udvega, nirvinna, nirveda, udvigna (-cittena), khidyati, kheda, nirvartate, nirvid, parikheda, bhajyati, saṃvega, 厭 yểm, discouragement, sorrow, grief, weariness

[310] མཆོག་ཏུ་དགའ་བ་, prāmodya, 欣 hân, supremely happy

[311] མགུ་བ་ udagra, dhṛti, 滿意 mãn ý, 喜悅 hỉ duyệt, 高興 cao hứng, please, make happy; gladden

[312] རབ་ཏུ་དགའ་བ་ pramuditā, prāmodya, pramoda, abhipramudita, surata, 極喜 cực hỉ, 歡喜 hoan hỉ, very joyful

[313] གཉེན་པོ་ pratipakṣa, pratipakṣatva, vipakṣa, 對治 đối trị, 制止 chế chỉ, 相反 tương phản, prātipakṣika, antidote, counteragents

[314] གནོད་པ་ upakāra, bādhana, vyāpada, upaghāta, 損害 tổn hại, 傷 害 thương hại, harmer, damage, harm

[315] ཤིན་ཏུ་སྦྱངས་པ་ praśrarabdhi, 輕安 khinh an, pliancy, flexibility

[316] རུང་བ་ yogya, yogyatā, yuktatva, yujyate, nīyata, anucchavika, 堪 任 kham nhậm, suitable, fit, possible

[317] Psk: “avihiṃsā katamā | vihiṃsāpratipakṣaḥ karuṇā |”

[318] རྣམ་པར་མི་འཚེ་བ་avihiṃsā, aviheṭha 不害 bất hại, non-harmfulness

[319] བཟང་པོ་ bhadra, praṇīta, praśasta, śubha, śobhana, 善良 thiện lương, good, right, nice

[320] ངོ་ཚ་ཤེས་པ་ hrī, 慚 tàm, shame

[321] གཞོལ་བ་ nimna, 隨順 tùy thuận, 傾向 khuynh hướng, 歸向 quy hướng, 趣向 thú hướng, inclined to; low-lying; gap

[322] རིགས་པ་ nyāya, yukti, yukta, pratirūpa, arha, pramāṇa, 合理 hợp lý, 道理 đạo lý, 正理 chánh lý, reasoning, logic, proper, suitable, suitability

[323] ཡོན་ཏན་ guṇa, guṇānta, 功德 công đức, 德 đức, quality, good qualities, good quality, virtue, attainment

[324] གུས་པ་ gaurava, ādara, bahu-māna, bhajati, 恭敬 cung kính, 恭謹 cung cẩn, respect, devotion, humility, be intent on

[325] ཁྲེལ་ཡོད་པ་ apatrāpya, 愧 quí, embarrasment,

[326] ངན་པ་ hīna, 劣 liệt, bad; excrement

[327] གཏི་མུག་ moha, 癡 si, bewilderment; delusion; ignorance; obscuration; mental darkness

[328] འཇིགས་པ་ bhaya, bhīta, bhīru, 畏懼 úy cụ, 怖 bố, fright, frighten, fear

[329] ཁ་ན་མ་ཐོ་བ་ avadya, 罪 tội, 罪過 tội quá, unseemliness, fault, blemish, blame

[330] བཏང་སྙོམས་ upekṣā, upekṣya, samupekṣa, 捨 xả, equanimity, indifference, neutral feeling, neglect

[331] དགེ་བའི་རྩ་བ་ kuśalamūla, kuśala-dharma, 善根 thiện căn, virtuous root, wholesome root, roots of virtue

[332] མ་ཆགས་པ་ alobha, vairāga, asakta, asakti, 無貪 vô tham, non-attachment, unattached.

[333] ཞེ་སྡང་མེད་པ་ adveṣa, 無瞋 vô sân, non-hatred.

[334] གཏི་མུག་མེད་པ་ amoha, 無癡 vô si, nonbewilderment, non-ignorance. Cf.: Psk: “amohaḥ katamaḥ | mohapratipakṣo yathā-bhūtasampratipattiḥ |”

[335] ཁོང་ཁྲོ་བ་ pratighāta, pratigha, 瞋 sân, anger

[336] རང་བཞིན་ svabhāva, prakṛti, 自性 tự tánh, nature, own-being, inherent existence

[337] མྱུ་གུ་ aṅkura, stamba, viṭapam, 芽 nha, sprout

[338] ཡིད་དུ་འོང་བ་ darśanīya, manaāpa, kamanīya, mano-jñā, attractive, handsome, charming

[339] ཐར་པ་ mokṣa, nirmokṣa, vimokṣa, 解脫 giải thoát, liberation, emancipation, freedom

[340] མངོན་པར་གྲུབ་པ་ abhinirvṛtti, 成就 thành tựu, 完成 hoàn thành, well accomplished/ finished/ established, fully established

[341] རི་མོ་མཁན་ citra-kara, 畫師 họa sư, artist, painter

[342] མི་མཐུན་པའི་ཕྱོགས་ vipakṣa, vipakṣatā, viruddha, 反面 phản diện, 背反 bội phản, 相反 tương phản, discordances

[343] ཆགས་པ rāga, 貪 tham, lubdha, attachment. Cf.: Psk: “rāgaḥ katamaḥ | pañcasūpādānaskandheṣu sneho ‘dhyavasānam”

[344] ཞེ་སྡང་ dveṣa, 瞋 sân, anger; hatred; rage, aversion.

[345] གཏི་མུག་ moha, 癡 si bewilderment; delusion; ignorance; obscuration. Cf.: Psk: “”

[346] འཇིག་ཚོགས་ sat-kāyadṛṣṭi, 有身見 hữu thân kiến, view of the transitory; view of the transitory collection [as a real I and mine]

[347] མཐར་འཛིན་པ་ antagrāhadṛṣṭi, 邊執見 biên chấp kiến, view holding to an extreme

[348] བཟློག་པ་ viparītam, anavanirvṛtta, vinivṛtti, nirvṛtta, nivāraṇa, āvṛtti, viparyaya, reverse, reversing, stop, turn around, oppose, overcome, reversed, overturned

[349] སྲེད་པ་ tṛṣṇā, 愛 ái, attachment, craving

[350] ལྟ་བ་ dṛṣṭi, 見 kiến, [bad] view

[351] ང་རྒྱལ་ māna, manyanā, adhimāna, abhimāna, 慢 mạn, [I-victor], pride; I-principle, egocentricity, conceit, (vain) conceitedness; minding

[352] མ་རིག་པ་ 無明 Cf.: Psk: “avidyā katamā | karmaphala-satya-ratneṣvajñānam | sā punaḥ sahajā parikalpitā ca |”

[353] ཤས་ཆེ་བ་ utsadatā, atiriktatara, very strong, powerful, much, many, a good deal

[354] ཀུན་དུ་སྦྱོར་བ་ / ཀུན་སྦྱོར་ saṃyojana, 結 kết, entanglement

[355] འདོད་ཆགས་ rāga, tṛṣṇā, 貪 tham, [desire-attachment], desire

[356] རྒྱ་སྐྱེགས་ lākṣā: một loại nguyên liệu thuốc nhuộm màu hồng, chiết xuất từ loại cây cùng tên; phiên âm là la-xoa, la-sai, lạc-xoa.

[357] རྗེས་སུ་ཆགས་པ་ anunaya, 愛 ái, desire, become

[358] ཀུན་ནས་མནར་སེམས āghāta-cittatā, 損害心 tổn hại tâm, vindictive attitude, a hostile attitude

[359] གནོད་སེམས་ vyāpāda, 惡意 ác ý, 恨心 hận tâm, harmful intent, harmfulness

[360] ཁོང་ཁྲོ་བ་ pratigha, pratighāta, 恚 nhuế, anger, resisting, impact, aversion. Cf.: Psk: pratighaḥ katamaḥ | sattveṣvāghātaḥ |”

[361] རེངས་པ་ stambhitatva, 硬化 ngạnh hóa, 僵化 cương hóa, be stiff with fright

[362] ཆུང་ངུ་ alpa, alpa-mātra, parītta, pratanu, mṛdvī, antaśas, mṛdu, small, low-grade, lesser, minor, lower

[363] རུས་ gotra, jāti, saṃkalikā, 族姓 chủng tánh, bone, lineage, family

[364] རིགས་ gotra, kula, jāti, jāta, dhātu, dhātuka, yukta-rūpa, yuktā, varṇa, 位 vị, type, kind, lineage, reasoning, feasible, suitable, social stratum, class, caste

[365] ནོར་ dhana, vitta, 財 tài, wealth

[366] ཐོས་པ་ śravaṇa, śrava, 多聞 đa văn, hearing, hear, understand, to hear, heard, learning, listening

[367] ཚུལ་ཁྲིམས་ śīla, 戒 giới, ethics, morality

[368] བཟོ་ śilpa, to make, manufacture, make, do, create, work

[369] འདྲ་བ་ sadṛśa, sādṛśya, similar, same, similarity, likeness, like

[370] མཚུངས་ sama, samāna, similar, like, equal

[371] ཆེ་བའི་ང་རྒྱལ་ atimāna, 過慢 quá mạn, pride of greatness

[372] ང་རྒྱལ་ལས་ཀྱང་ང་རྒྱལ་ mānātimāna, 慢過慢 mạn quá mạn, pride beyond pride

[373] ངའོ་སྙམ་པའི་ང་རྒྱལ་ asmimāna, 我慢 ngã mạn, pride of thinking “I”, self-conceit

[374] མངོན་པའི་ང་རྒྱལ་ abhimāna, 增上慢 tăng thượng mạn, manifest pride, pride of conceit, great pride, presumption

[375] རྒྱུན་དུ་ཞུགས་པའི་འབྲས་བུ་ srota-āpatti-phala, 預流果 Dự lưu quả, fruit of Stream Entry

[376] ཅུང་ཟད་སྙམ་པའི་ང་རྒྱལ་ ūnamāna, 卑慢 ti mạn, self abasement

[377] ལོག་པའི་ང་རྒྱལ་ mithyāmāna, 邪慢 tà mạn, erroneous pride, false pride

[378] “avidyā katamā | karmaphalasatyaratneṣvajñānam | sā punaḥ sahajā parikalpitā ca |”

[379] མ་རིག་པ་ avidyā, 無明 vô minh, ignorance

[380] ལོང་བ་ / ལྡོངས་པ་ andha, 盲瞽者 manh cổ giả, blind

[381] དགག་པ་ pratiṣedha, 遮遣 già khiển, 破除 phá trừ, negation, refutation

[382] གཞག་པ་ sthāpanīya, prajñapta, vyavasthā, 建立 kiến lập, 安立 an lập, posit, establish, established

[383] ཉེ་བར་ལེན་པའི་ཕུང་པོ་ལྔ་ pañcopādāna-skandha, 五取蘊 ngũ thủ uẩn, the five appropriated aggregates

[384] བདག་མེད་པ་ nairātmya, 無我 vô ngã, selflessness, selfless, without a self, absence of self, is nothing of itself

[385] བདག་གི་བ་ ātmīya, ātmiyaṃ, 我所 ngã sở, mine, the “mine”; བདག་གི་མེད་པ་ a-mama, 無我所 vô ngã sở, no [conception of] mine

[386] ཞུགས་པ་ āpanna, pratipanna, abhiprasthita, anupraviṣṭa, pravṛtta, approacher, enter, go into, approach, engage in, set out. Ht. 執 chấp

[387] ཚུལ་ naya, vidhi, vṛtta, mode, manner; fashion

[388] བློ་ buddhi, mati, 慧 huệ, awareness, knowledge, cognition

[389] འཇིག་པ་ naṣṭa, bhaṅga, disintegrating, destruction

[390] ཚོགས་ gaṇa, saṃgha. saṃbhāra, 聚 tụ, 集合體 tập hợp thể, collection, stock, assembly, gathering, group

[391] ཆད་པ་ uccheda, 斷 đoạn, cut off, annihilation, nullification

[392] རྟག་པ་ nityatva, nitya, śāśvata, sātatya, 常 thường, permanent, permanent phenomenon

[393] ཐར་པ་ mokṣa, 解脫 giải thoát, liberation

[394] མཆོག་ཏུ་འཛིན་པ་ parāmarṣa, 取 thủ, judgement, misconstrue, seize, remember, consideration

[395] མཆོག་ uttama, agra, 殊勝 thù thắng, 最上 tối thượng, supreme, best, superior

[396] སྤངས་པ་ prahāṇa, prahīṇa, varjita, 捨離 xả ly, 斷滅 đoạn diệt, abandon, give up, eliminate, dispel

[397] འཆལ་བ་ duḥśīla, 違犯 vi phạm, 敗壞 bại hoại, faulty

[398] བརྟུལ་ཞུགས་ vrata, 禁戒 cấm giới, 禁行 cấm hành, conduct, modes of conduct

[399] ཁྱི་ kukkura, 狗 cẩu, dog

[400] རི་དྭགས་ mṛga, 鹿 lộc, deer

[401] བ་ལང་ go, gopa, 黃牛 hoàng ngưu, ox, cow, cow and bull

[402] གཅེར་བུ་ nagna, 露形 lộ hình, naked

[403] Ht. 諸河池中數數澡浴 luôn luôn tắm rửa trong các sông hồ

[404] རལ་བ་ vipanna, 腐敗 hủ bại, 敗壞 bại hoại, lost

[405] ཐེ་ཚོམ་ vicikitsā, vicikitsatā, saṃśaya, saṃdeha, saṃdigdha, 疑 nghi, doubt, qualm, suspicion

[406] ཟ་བ་ 發生 phát sanh, 產生 sản sanh,

[407] ཡིད་གཉིས་ vimati, 猶豫 do dự, 懷疑 hoài nghi, doubt, two-pointed mind

[408] བདེན་པ་ satya, 諦 đế, truth, reality

[409] སྡུག་བསྔལ་ duḥkha, 苦 khổ, suffering, pain

[410] ཀུན་འབྱུང་བ་ samudaya, 集 tập, source, origination

[411] འགོག་པ་ nirodha, 滅 diệt, cessation, stopping

[412] ལམ་ mārga, 道 đạo, path

[413] ཕྲག་དོག་ īrṣyā, 嫉 tật, envy, jealousy

[414] མི་བཟོད་པ་ akṣānti, tīvra, asahamāna, 不忍 bất nhẫn, 容忍 dung nhẫn, not allowable, unable to endure

[415] འབྱོར་བ་ saṃpanna, saṃpatti, samṛddhi, vibhutva, vibhūti, śliṣṭa, aupayika, saṃpad, 到達 đáo đạt, 收到 thu đáo, fortune, treasure, acquisitions, accomplish, succeed, affluence

[416] བཀུར་བ་ stobha, 供奉 cúng phụng, 承侍 thừa thị, 尊敬 tôn kính, eulogy

[417] Người giàu có thì của báu nhiều, ánh sáng của các châu báu ấy tỏa khắp hư không.

[418] འཁྲུག་པ་ upāyāsa, kṣobha, vikṣipta, 錯亂 thác loạn, 散亂 tán loạn, 爭鬥 tranh đấu, 衝突 xung đột, be disturbed/angry/agitated, fight, despair, misery, rage, anger

[419] དངོས་པོ་ bhāva, vastu, 物質 vật chất, 物資 vật tư, 財物 tài vật, thing

[420] མི་གཏོང་ atyāga, 勿至 vật chí, not give/send/cast away

[421] སེར་སྣ་ mātsarya, matsaritva, matsara, 慳 xan, miserly, miserli-ness

[422] འཆིང་བ་ bandhana, 縛 phược, bonds, bondage, binding

[423] འཇིག་རྟེན་མགོན་པོ་ Lokanātha, Protector of the world

[424] འདོད་པ་ལ་འདོད་ཆགས kāma-rāga, 欲貪dục tham, carnal desire

[425] གཙོ་བོར་ pradhāna, prādhānya, śreṣṭha, pramukha, prāmukhya, main, chief, principal

[426] ཕྲ་རྒྱས་/ བག་ལ་ཉལ་བ་ anuśaya, vāsanā, 隨眠 tùy miên, dormancies, latencies

[427] སྲིད་པའི་འདོད་ཆགས་ bhavarāga, 有貪 hữu tham, attachment of existence/ to becoming

[428] ནང་དུ་བལྟས་པར་གྱུར་པ་ antarmukhapravṛtta, 內觀轉 nội quán chuyển, 內門轉 nội môn chuyển

[429] བཟློག་པ viparītam, anavanirvṛtta, nirvṛtta, nivāraṇa, 阻擋 trở đáng, 遮攔 già lan, reverse, reversing, stop, turn around, oppose, overcome

[430] བདེ་བར་གཤེགས་པ་ Sugata

[431] ཐ་དད་པ་ nānātva, anānātva, bhinna, different, various

[432] ཕྲ་བ་ / ཕྲ་མོ་ sūkṣma, 微細 vi tế, subtle, smaller, thin

[433] གྲིབ་མ་ cchāyā, chāyā, 影 ảnh, 影子 ảnh tử, 陰影 âm ảnh, shadow

[434] རྒྱུ་བ་ car, pracāra, cāra, pravartate, cāraṇa, 走去遊行流働move, movement

[435] ཏིལ་མར་ sesame oil

[436] ཏིལ་ tila, 麻 ma, 胡麻 hồ ma, sesame

[437] Bản Tib. chép nhầm thành བརྒྱད་ཅུ་རྩ་བརྒྱད་ – 88.

[438] མ་འདྲེས་པ āveṇika, 不共 bất cộng, unmixed, unshared

[439] ཀུན་དུ་འགྲོ་བ་ sarvatraga, 遍行 biến hành, pervading everything, extending everywhere

[440] འབའ་ཞིག་ kevalam, kevala, 單獨 đơn độc, 唯一 duy nhất, 單純 đơn thuần, only, sole, alone, soley

[441] འདུས་མ་བྱས་ asaṃskṛta, 無為 vô vi, uncompounded, uncondition-ed; not effected, free from conditions

[442] འདུས་བྱས་ saṃskṛta, 有為 hữu vi, compounded, compounded thing, compounded phenomenon, caused phenomenon, product

[443] གོ་རིམས་ / གོ་རིམ་ krama, anukrama, ānupūrvī, 次第 thứ đệ, 次序 thứ tự, 等第 đẳng đệ, 過程 quá trình, order, gradation, series, levels, arrangement

[444] རྨོངས་ moha, vimoha, saṃmoha, 迷惑 mê hoặc, 糊塗 hồ đồ, 不解 bất giải, obscuration, delusion, confusion, ignorance, dullness

[445] ཕྱོགས་ pakṣa, digbhāga, 種類 chủng loại, 部分 bộ phận, 方面 phương diện, party, portion, bias, quarter, side, faction

[446] ཡང་དག་པ་ samyaktva, tattva, bhūta, saṃśuddhi, correct, very pure, real, complete, reality, righteousness

[447] ངེས་པ་ niyata, niyama, niyatim, 決定 quyết định, ascertain, determine, certain

[448] མཆོད་སྦྱིན་ yajña, yajñadatta, 祠祀 từ tự, sacrifice

[449] བསལ་བ་ nivṛtti, parihāra, vyudāsa, hāni, utkṣipati, nirghātana, clear away, remove, throw off, eradicate, separate

[450] དེའི་འོག་ཏུ་ punar eva, tatas, after that

[451] རློམ་སེམས་ abhimanyati, mananā, manana, manyanā, manyanu, manyamānatā, mental conceit, conceited mind, feel conceited, feel superior to, mental attitude

[452] ཚུལ་བཞིན་མ་ཡིན་པ་ཡིད་ལ་བྱེད་པ་ a-yoniśo-manaskāra, 非理作意 phi lý tác ý, 不正思惟 bất chánh tư duy, 不如理作意 bất như lý tác ý, incorrect attention

[453] ཡུལ་ཉེ་བར་གནས་པ་ pratyupasthite viṣaye, 境界現前 cảnh giới hiện tiền

[454] ཉེ་བའི་ཉོན་མོངས་པ་ upakleśa, secondary affliction; secondary afflict-ive emotion

[455] སྒྱུ་ māyā, 誑 cuống, deceit

[456] སླུ་བ་ 引誘 dẫn dụ, 欺騙 khi biển, to deceive, deceptive

[457] Psk: madaḥ katamaḥ | svasampattau raktasyoddharṣaścetasaḥ paryādānam |

[458] རྒྱགས་པ་ mada, 憍 kiêu, haughtiness

[459] མང་དུ་ཐོས་པ་ bahuśruta, bāhuśrutya, bahuśrutya, 多聞 đa văn, very learned, has heard much, to learn much

[460] ཡོངས་སུ་གཏུགས་པ་ paryupayoga, paryādatte, 傲逸 ngạo dật, 倨傲 cứ ngạo, the state of being able to overlook differences

[461] རྣམ་པར་འཚེ་བ་ vihiṃsā, 害 hại, harmfulness

[462] རྣམ་པར་ཐོ་འཚམས་པ viheṭhana, 損惱 tổn não, 譏誚 cơ tiếu, attempt to hurt, intent upon hurting

[463] ལག་པ་ pāṇi, 手 thủ, hand, arm, arms

[464] བོང་བ་ loṣṭa, 塊 khối, 團 đoàn, 土塊 thổ khối, clod (of earth), grit

[465] དབྱིག་པ་ daṇḍa, 棍 côn, 杖 trượng, clubs, stick

[466] བརྡེག་པ་ prahāra, tāḍanā, hana, 打 đả, 捶 chủy, beat, blow, belabo-ring with, blows, strike

[467] ཚིག་རྩུབ་པོ་ paiśunya, 粗言 thô ngôn, harsh speech

[468] དུས་ཆེ་བ་ / འཚིག་པ་ pradāśa, 惱 não, spite, contentiousness

[469] བསྒོ་བ་ ajñā, ājñā, viniyoga, 敎誡 giáo giới, 諫誡 gián giới, to remonstrate, to warn not to do something

[470] ཁོན་དུ་འཛིན་པ་ upanāha, 恨 hận, resentment, malice

[471] ཀུན་དུ་མནར་བ་ paribhūta, paribhūtatā, 逼害 bức hại, 逼迫 bức bách, 惱損 não tổn, harm, torture, torment, humbled, humiliation

[472] གཡོ་ śāṭhya, 諂 siểm, dissimulation

[473] གྱ་གྱུ་བ་ kuṭila, 曲 khúc, 欺詐 khi trá, 虛僞 hư ngụy, 彎曲 loan khúc, deceptive, unstable

[474] རྗེས་སུ་འགྲོ་བ་ anvaya, anugama, 隨行 tùy hành, 隨從 tùy tùng, following, concomitance, forward concomitance

[475] རྒྱུ་མཐུན་པ་ niṣyanda, 同類因 đồng loại nhân, 等流 đẳng lưu, causally concordant, concordant causes

[476] སྡིག་པ་ཅན་ pāpaka, pāpika, 惡 ác, sinful.

[477] ཀུན་ནས་དཀྲིས་པ་ / ཀུན་དཀྲིས་ paryavasthāna, 纏 triền, entanglement, thorough entanglement

[478] རྨུགས་པ་ sthyāna, styāna, 惛沈 hôm trầm, lethargy, obscuration, sloth, torpor, laziness

[479] མི་རུང་བ་ ayoga, na yujyate, 無可以 vô khả dĩ, 無合適 vô hợp thích, 不相宜 bất tương nghi, 不堪能 bất kham năng, 不堪任 bất kham nhiệm, unsuitable

[480] Bản Tib. སློང་བ་, nay theo nghĩa sửa lại thành བློང་བ་ staimitya, Ht. 昧重 muội trọng, 蒙昧 mông muội, unclear understanding, depression

[481] Psk: “middhaṃ katamat | asvatantravrttiścetaso ‘bhisaṅkṣepaḥ |”

[482] གཉིད་ middha, nidrā, supta, 睡眠 thụy miên, sleep, sloth

[483] མི་ནུས་པ་ aśakya, apratibala, na śakya, 無能力 vô năng lực, 無功用 vô công dụng, unable, not able, cannot

[484] འཛིན་ grahīṣyati, gṛhṇāti, grahaṇa, grāha, grāhaka, parigṛhṇāti, upādatta, nigūḍha, 取 thủ, 認定 nhận định, 認識 nhận thức, verb: hold, bear, grasp, apprehend, conceive, identify; noun: apprehension, apprehender, conception, conceiver

[485] རྒོད་པ་ auddhatya, uddhata, hasan, 掉舉 trạo cử, excitement, desirous excitement, wildness

[486] མ་ཞི་བ་ aśānta, 不寂靜 bất tịch tĩnh, not pacified, not peaceful, non-pacification

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13055)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
(Xem: 27011)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 32840)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 31642)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32564)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 13007)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
(Xem: 12140)
Lời dạy của đức Phậtpháp môn phương tiện, chứ không phải là chân lý. Vì vậy, học Phật là học pháp môn để tu tập, để chuyển hóa tâm thức, lời nói...
(Xem: 17493)
Không gian nhận thức bị giới hạn, vì thế nó hữu hạn. Khi bạn ngồi trong lớp học, không gian nhận thức bị bao bọc bởi các bức vách, nền nhà và trần nhà.
(Xem: 18716)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 12566)
Trong kinh Phật có dạy: Chúng ta phải cố gắng tu không thể chần chờ, bởi vì đâu có ai bảo đảm mình sống đến tám mươi tuổi mới chết. Trẻ có cái chết của trẻ...
(Xem: 11766)
Ý thứcvọng tưởng, là những mảnh vụn của tâm thể, là những áng mây đen che mờ mặt trăng tuệ giác, là những lượn sóng dấy động trên mặt biển chân tâm thanh tịnh...
(Xem: 13114)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
(Xem: 12195)
Trong đời sống chúng ta ai cũng có bản năng tự nhiên mong được hạnh phúc và thoát được đau khổ. Mong cầu được sung sướng là điều chính yếu của tất cả mọi người.
(Xem: 12485)
Khi ta cố chấp vào một sự việc thì tế bào thần kinh không có sự ráp nối dồi dào, khiến ta không nhận biết được những dữ kiện khác của sự thật. Ta trở thành người mù sờ voi...
(Xem: 11628)
Bằng Đạo Pháp, Phật mở ra cho ta một thế giới êm ả, an bìnhhạnh phúc, thay vì bước vào ta lại bước ra. Cái cánh cửa của thế giới đó ta không thấy...
(Xem: 11982)
Tôn chỉ Phật giáochí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
(Xem: 10595)
Chúng ta tu Phật, nên biết nhân quả là một giáo lý căn bản của đạo Phật, không thể nào hiểu lơ là hay sơ sài, mà phải hiểu cho tường tận mới khỏi những ngờ vực.
(Xem: 10928)
Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sanh mê tín dị đoan.
(Xem: 28315)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 11164)
Ðạo Phật đã thấm sâu, đâm chồi, mọc rễ và lớn mạnh qua các lãnh vực văn hóa, gia đình, xã hội, nghệ thuật, kiến trúc... để hòa quyện thành nếp sống tâm linh tối thượng.
(Xem: 11358)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộvô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
(Xem: 13584)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
(Xem: 11037)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Namhiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo đưọc các vua chúa ủng hộ...
(Xem: 11431)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
(Xem: 10895)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
(Xem: 11180)
Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng phápĐức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
(Xem: 26342)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 12384)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
(Xem: 14880)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
(Xem: 11051)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
(Xem: 20324)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 12352)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
(Xem: 11468)
Trước khi nói đến lộ trình của sự tạo nghiệp, cũng cần đề cập đến câu “nhất thiết duy tâm tạo” trong tư tưởng kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo để thấy rõ bản chất của nghiệp...
(Xem: 10757)
Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc càng gia tăng chừng đó. Niết-bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng tiến...
(Xem: 23904)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 11838)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch: Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp"...
(Xem: 12287)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
(Xem: 12821)
Là đóa hoa ưu tú, tinh ba của dân tộc, là bậc kiệt xuất anh tài của Phật Giáo Việt Nam, sử gia Lê Mạnh Thát đã khai quật những nguồn tài liệu vô cùng quý giá...
(Xem: 11036)
Phong trào phục hưng đạt được động lực khi một số người con của đất nước trở thành những Tăng sĩ Phật giáophục sinh lại sự quang vinh cổ thời của Tăng già.
(Xem: 38710)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 10529)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
(Xem: 12186)
Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh...
(Xem: 17696)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 25024)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 10540)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
(Xem: 10746)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
(Xem: 12040)
Trước tiên đề cập vấn đề trên, có lẽ cũng nên xác định lại niên đại đản sinh của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) và niên đại nhập diệt của đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni).
(Xem: 11303)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
(Xem: 11578)
Tam pháp ấn và lý Tứ đế thì tương ứng nhau: chư hành vô thườngKhổ đế; nhân sanh khổ ở nơi không biết chư pháp vô ngã, là Tập đế; Niết bàn tịch tĩnhDiệt đế...
(Xem: 14733)
Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
(Xem: 21434)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
(Xem: 9892)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
(Xem: 11258)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
(Xem: 27352)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 11175)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
(Xem: 11829)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
(Xem: 11004)
Chân dung toàn cảnh về Học phái Phật giáo cho chúng ta cái nhìn mà qua đó Phân kỳ Phật giáo có thể chia làm 3 thời kỳ, đó là Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Phát triển...
(Xem: 14300)
Đàn tràng chẩn tế cũng gọi là Trai đàn vì lấy sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho cô hồn, ngạ quỷ được ân triêm công đức.
(Xem: 11471)
Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốt hay Phật xá lợi. Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng...
(Xem: 12636)
Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant