DẪN NHẬP
Đạo Phật ngay từ khi xuất hiện tại Ấn Độ đã để lại vô vàn những điều lợi ích. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sữ, đạo Phật vẫn tồn tại cho đến hôm nay và đã lan truyền qua nhiều nước trên thế giới. Có những thời gian đạo Phật cũng gặp những biến cố tang thương, nhiều lớp người đã xả bỏ tấm thân vô thường để mong cho chân lý của Đức Phật mãi trường tồn trên thế gian này.
Từ khi Đức Thế Tôn chuyển pháp luân lần đầu tiên tại vườn Nai (Migadaya) với bài pháp Tứ Thánh đế, điều đó là mốc son lịch sử khởi đầu cho công cuộc hoằng dương chánh pháp của Ngài và cho mãi về sau những đệ tử chân chánh của ngài luôn luôn ghi nhớ. Vì đó là bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật mà chính bài pháp ấy là nền tảng cho hệ thống giáo lý của đạo Phật. Từ bài pháp ấy mà không biết bao nhiêu người từ phân thận phàm phu đã trở nên một bậc thánh.
Trong cuộc đời Đức Phật cĩ thể nĩi sự hình thnh Tăng đoàn là một bước ngoặc quan trọng. Vì sự hình thnh Tăng đoàn đ tiếp độ rất nhiều người từ cc giai cấp khc nhau trong x hội Ấn Độ lc bấy giờ. Nhiều vị trở thành đệ tử xuất gia của Đức Phật đ tu hnh chứng đước quả vị. Điều đáng nói là từ Tăng đoàn mà chánh pháp được lan truyền rộng ri đến mọi người. Từ đó đến nay các hàng đệ tử của Ngi tri qua bao thế hệ đ truyền bá sang các nước trn thế giới. Ngày nay Tăng đoàn đ cĩ mặt nhiều nước trn thế giới nhưng sự hình thnh Tăng đoàn thời Đức Phật vẫn để lại dấu ấn lịch sử su sắc hơn đối với hàng đệ tử của Ngi.
Về phương pháp nghiên cứu người viết bài này dùng phương pháp mô tả-phân tích, phương pháp tham khảo những tài liệu của các vị tiền bối để viết lại những điểm chính trong sự hình thnh Tăng đoàn thời Đức Phật, bên cạnh đó cũng sử dụng những phương pháp khác để hỗ trợ cho bài viết thêm sinh động, linh hoạt.
Trong cuộc đời Đức Phật có thể nói từ khi Ngài thành lập Tăng đoàn đã đánh dấu một móc son quan trọng trên công cuộc hoằng pháp lợi sanh. Chính ví sự hình thành Tăng đoàn đã xuất hiện các bậc A-la-hán tuyệt vời. Các vị vừa là tấm gương mô về sự hành trì giới hạnh và đức độ mà còn là phước điền cho chúng sanh gieo trồng cội phúc. Nhờ có Tăng đoàn mà giáo chánh pháp lan truyền rộng khắp và cũng chính từ đó mà giáo pháp của Đức Phật lan rộng khắp nơi cho đến bây giờ. Nếu không có Tăng đoàn thì giáo lý của Phật không thể đến được với chúng sanh một cách thuận tiện.
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức Phật và Tăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo mầu lám cho chân lý của Ngài còn mãi trường tồn cho đến hôm nay. Ngày nay Tăng đoàn đã phát triển mạnh mẽ không những chỉ hạnh hẹp trong một quốc gia mà đã có mặt trên toàn thế giới.
NỘI DUNG
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ ẤN ĐỘ THỜI ĐỨC PHẬT
1.1. TÔN GIÁO
Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Nơi đây là nền văn minh ở thượng lưu hai con sông lớn là Indus (sông Ấn) và sông Gange (sông Hằng). Tại đây đã hình thành một nền văn minh nông nghiệp phát triển. Chính vì văn minh nông nghiệp nên Ấn Độ là một nước một nền văn hóa nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như các quan điểm thần bí về vũ trụ. Dân tộc Aryan Ấn Độ cư trú ở vùng Punjab nagys một phồn thịnh , nhất là về mặt tư tưởng thì rất phát đạt. Vì thế dân tộc này đã chế tác được bộ kinh điển đầu tiên, tức là kinh điển Rig Veda. Họ chia xã hội thành bốn đẳng cấp: Bà-la-môn (Brahmana – tăng lữ), Sát-đế-lợi (Shastriya – vương tộc, chiến sĩ), Phệ-xá (Vaisya – thứ dân, công nông thương) và Thủ-đà-la (Sadra – nô lệ, lao động cấp thấp), trong đó đẳng cấp Bà-la-môn là giai cấp thống trị. Việc giai cấp Bà-la-môn được đề cao và được hưởng mọi quyền lợi và sự ưu đãi trong xã hội đã tạo nhiều xu hướng triết lý hay cách hành đạo khác nhau và thậm chí còn chống bác lẫn nhau. Một xã hội rối rem với nhiều đẳng cấp và nhiều giáo phái đã làm cho những người dân thuộc giai cấp Phệ-xá và Thủ-đà-la vô cùng khốn đốn. Nhiều tư tưởng phản Vệ-đà và đặc biệt là sự hình thành của Lục sư ngoại đạo:
1. Purana Kasapa (Phú-lan-na Ca-diếp), theo chủ nghĩa Hoài nghi.
2. Makkhali Gosala (Mạt-già-lê Câu-xá-la), theo chủ nghĩa Tất nhiên luận, tin tưởng vào sự giải thoát tất yếu, tối hậu của con người.
3. Ajita Kesakambali (A-kỳ-đa Kê-sa-khâm-bà-la), theo chủ nghĩa Duy vật luận thuần túy và chủ nghĩa Khoái lạc cực đoan.
4. Pukudha Kaccayana (Phù-đa-na Ca-chiên-diên), chủ trương Tâm thường hằng, bất diệt.
5. Sanjaya Bellathiputta (Tân-nặc-da Tỳ-la-nê-tư), chủ trương theo Cảm hứng, trực giác tùy thời.
6. Nigantha Nataputta (Ni-kiền-tử Nhã-đề-tử), tức Ma-ha-vi-đề, giáo chủ Kỳ-na giáo, chủ trương khổ hạnh, có luân hồi, nghiệp quả. Học thuyết rất có uy tín, có một số điểm tương đồng với đạo Phật.
1.2. CHÍNH TRỊ
Không những là nơi có nhiều tư tưởng tôn giáo khác nhau mà Ấn Độ trong thời đại Đức Thích Ca cũng có nền chính trị chính thể quân chủ chuyên chế. Có hai nước còn tồn tại chế đô cộng hòa của thời cổ đại là Kosala (Kiều-tát-la) và Magadha (Ma-kiệt-đà). Nước Kosala ở phía Bắc Ấn Độ, đô thị là Sravatsti (Xá-vệ) và nước Magadha ở phía Nam sông Gange, đô thị là Rajagrha (Vương-xá). Hai nước này là trung tâm điểm của nền văn minh Ấn Độ, có nền kinh tế phát triển và đông dân cư. Phía Đông Bắc có nhiều dòng họ đóng đô chung quanh, gây thành trạng thái quần hùng các cứ lúc bấy giờ. Dòng họ của Đức Phật là Sakya (Thích Ca tộc), đóng đô ở Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ), vùng này hiện nay bị ranh giới Ấn Độ-Nepal chia cắt, thời ấy tiếp giáp quốc độ Kosala về đông bắc và là một nước chư hầu của đế quốc này. Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, (2000), tr. 34 – 35.
Cộng hòa Malla rất rộng có đến hai vua thống trị ở Pàvà và Kusinàrà. Kusinàra được miêu tả là nơi chốn không quan trọng nhưng chính nơi đây bậc Đạo sư đã viên tịch trong Niết-bàn tối hậu. Sđd, tr. 35. Cộng hòa Licchavrì với thủ đô Vesàli (Tỳ-xá-ly) và cộng hòa Videha (Vi-đề-ha) với thủ đô Mitthilà (Mi-thi-la) đã gia nhập liên bang Vajji (Bạt-kỳ), có một thời liên kết vài bộ tộc khác nữa. Ngoài các nước quân chủ và cộng hòa còn có các bộ tộc quan trong là Koliyas (Câu-ly), ở phía đông nam cộng hòa Sakya, thủ đô là Ràmagàma (hay Koliyanagara). Xa hơn nữa có bộ tộc Moriyas, thủ đô là Pipphalivana, tiếp giáp bộ tộc Koliya, mãi đến tận phía đông. Cuối cùng là dòng họ Kàlamas, thủ đô Kesaputta, nằm trong góc hướng về phía tây giữa sông Ghafgra và sông Hằng. Sđd, tr. 36. Dù có nhiều vương quốc, cộng hòa, bộ tộc nhưng cuộc sống rất hòa bình. Bất cứ ai cũng có thể tự do vượt qua biên giới chung giữa các chính thể khác nhau ấy. Nhưng không phải vì thế mà xã hội không có những mâu thuẫn.
1.3. XÃ HỘI
Thời cổ đại dân tộc Ấn Độ rất tôn trọng nghi thức tế tự , kính thần. Lúc đầu họ đặt ra người gia trưởng hoặc tộc trưởng giữ việc tế lễ, gọi là chức ty lễ. Dần dần chức ty lễ trở thành chuyên môn nên được thay thế bằng tăng lữ (Bà-la-môn). Giai cấp tăng lữ coi việc tế tự chiếm địa vị tối cao. Bốn giai cấp theo chế đô tế tập, cha truyền con nối nên giai cấp nô lệ cứ phải đời đời làm nô lệ tạo thành một tổ chức xã hội bất công. Sự phân chia giai cấp đã tạo nên phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo. Người nghèo không được học hành, không được tham gia những nghi lễ quan trọng, không cá sự phấn đấu vì có phấn đấu cũng không thể vượt qua ranh giưới của giai cấp. Chính vì vậy mà họ đã phải sống an phận trong nghèo khổ, cơ cực.
Vào đúng giai đoạn ấy, ngoài các vị thần đầy quyền năng được chấp nhận theo truyền thống tín ngưỡng thì chưa có một người thực sự, con người của lịc sử, cao cả mà gần gũi với mọi người. Một con người đầy tình thương yêu đồng loại đã xuất hiện. Vị ấy không dặt thêm những học thuyết, những tư tưởng mới mà chỉ dung nạp, hòa hợp lại với sự tu tập tự thân chứng ngộ những chân lý và đưa ra con đường cứu khổ cho con người. Sau khi thành đạo vô thượng Chánh đẳng giác, Ngài đã vì hạnh nguyện đô sanh mà thuyết pháp và đặc biệt là sự thành lập Tăng đoàn để duy trì mạng mạch chánh pháp. Đó chính là Đức Thích Ca, bậc A-la-hán Chánh đẳng giác.
2. SỰ HÌNH THÀNH TĂNG ĐOÀN THỜI ĐỨC PHẬT
2.1. SỰ HÌNH THÀNH TĂNG ĐOÀN
2.1.1. Năm vị đệ tử đầu tiên
Sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ-đề, Đức Phật có ý định nhập Niết-bàn vì giáo lý của ngài chứng được thậm thâm vi diệu mà căn cơ của chúng sanh còn thấp kém, khó có thể giác ngộ nhanh chóng như ngài được. Lúc bấy giờ Brahma đã thỉnh cầu Đức Phật trụ thế để thuyết pháp độ sanh. Vì lòng tưởng đến chúng sanh còn chìm đắm trong bể khổ nên ngài đã ở lại thế gian để thuyết pháp. Ngài liền nghĩ ngay đến hai vị thầy của mình là ông Àvàla Kàlàma và ông Uddka Ramaputta nhưng Brahma đã báo với Đức Phật là cả hai ông đã qua đời cách nay không lâu. Ngài liền nghĩ ngay đến năm người bạn của mình lúc còn tu khổ hạnh là nhóm ông Annata Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt-đề-ly), Vappa (Thập-lực-ca-diếp), Assaji (A-thấp-bà-trí) và Mahanama (Ma-nam-câu-lợi), họ có thể khai ngộ được giáo pháp của ngài nên ngài đã đến Lộc Uyển là nơi họ tu hành để thuyết pháp; nội dung của bài thuyết pháp là Tứ Thánh đế.
“Trong khoảnh khắc này, mười nghìn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và một hào quang vô lượng , quảng đại phát chiếu ra ở đời, vượt quá uy lực chư Thiên” Hoà thượng Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ kinh V, chương 12, phẩm II, kinh Chuyển Pháp Luân, tr. 611.. Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp Tứ Thánh đế, thành kiến mê lầm tan vỡ, trí tuệ siêu thoát xuất hiện, năm vị này được ngộ đạo, chứng nhập quả vị A-la-hán. Đó là năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật Thích Ca. Như vậy, Tam bảo được hình thành từ đây: Phật bảo là Đức Phật Thích Ca, Pháp bảo là bài pháp Tứ đế và tăng bảo là nhóm Kiều Trần Như.
Khi Đức Phật thành đạo, đi giáo hóa chúng sanh trong hình ảnh một vị Sa-môn, người ta gọi Ngài là Đại Sa-môn (Maha Samana) và gọi các đệ tử của Ngài là các Sa-môn Thích tử (Sakyaputtaya Samana). Còn các đệ tử tu sĩ của Đức Phật thì tự gọi là Bhikkhu (Tỳ-kheo), là Khất sĩ, với đời sống không nhà, không gia đình.
2.1.2. Cảm hóa Yasa và các bạn hữu của Yasa
Từ vườn Nai, Đức Phật đi đến Benares (Ba-la-nại), nơi đây Ngài đã giáo hóa cho một người thanh niên là Yasa (Da-xá), nam tử của một thương nhân hào phú, chủ tịch một nghiệp đoàn ở Benares, chủ thương nhân buôn bán tơ lụa. Yasa là một thanh niên được nuông chìu mọi mặt quá thỏa mãn với cuộc sống truy hoan nên tâm chàng trở nên trống rỗng . Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, (2000), tr. 174.. Chàng chán ngán đời sống gia đình đầy xa hoa, nhìn thấy vẻ chán chường cuộc sống thế tục ở thanh niên này, Đức Phật bèn thuyết cho chàng một bài pháp “thuận thứ” Sđd, tr. 175, là các vấn đề dể hiểu như bố thí, trì giới, cõi Thiên và sự bất lợi của dục lạc. Chàng đắc “Pháp nhãn vô trần ly cấu” tức là thấy “bất cứ vật gì chịu quy luật sanh khởi đều phải chịu quy luật hoại diệt”. Chẳng bao lâu khi trở thành đệ tử xuất gia Yasa đã chứng quả A-la-hán.
Bốn người bạn nữa của Tôn giả Yasa cũng trong hàng trưởng giả là Vimàla (Tỳ-ma-la), Subahu (Tu-bà-hầu), Purnajit (Phú-lan-ca-na) và Gavampati (Già-bà-bạt-đề) cũng xin đến quy y, nghe pháp của Phật đều chứng quả A-la-hán. Bấy giờ, giáo đoàn ngoài Đức Phật còn có mười vị A-la-hán. Cũng tại Benares, Đức Phật đã đọ thêm vài chục vị nữa, những vị này ở các nước lân cận, đều là bạn bè thân thích của Tôn giả Yasa, hoặc các vị A-la-hán mới đắc quả. Khi giáo đoàn có được sáu mươi vị A-la-hán, Ngài đã dạy các vị đệ tử hãy đi giáo hóa mỗi người một nơi, chớ đi hai người chung một đường với nhau, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích cho chư thiên và loài người mà đem chánh pháp rao giảng khắp nơi. Như vậy, là khi đệ tử của ngài có sáu mươi vị A-la-hán đi giáo hóa chúng sanh đã hình thành nên Tăng đoàn.
Với sứ mênh hoằng pháp mà chủ trương là thành lập Tăng đoàn đã được thực hiện, hẳn nhiên các đệ tử tại gia của Phật cũng rất quan trọng. Phải kể đến là hai thương gia mà Phật đã gặp tại Uruvela là đệ tử đầu tiên nhưng người xin quy y và thọ giới tu tại gia chính là cha mẹ của Yasa. Những cư sĩ tại gia là một lực lượng không thể thiếu. Trong sự tiếp độ của Phật cũng phương tiện cho trẻ em được gia nhập Tăng đoàn. Đó là trường hợp của Rahula (La-hầu-la) làm cho vua Tịnh Phạn vô cùng ngạc nhiên vì Ruhula quá nhỏ tuổi so với các vị đệ tử trong Tăng đoàn. Trên tinh thần để tránh những phiền phức về sau nên Phật đã đưa ra một số quy định không cho phép một số trường hợp gia nhập Tăng đoàn (áp dụng cho cả Tăng và Ni), hay còn gọi là mười ba già nạn.
2.2. SỰ HÌNH THÀNH CÁC TINH XÁ
2.2.1. Veluvana (Trúc Lâm tinh xá)
Trong những năm đầu, Đức Phật và hàng đệ tử xuất gia của ngài là những du tăng và sống bằng cách khất thực và thường cư trú qua đêm ở những gốc cây trong những khu rừng nhỏ. Cũng có các vị Tỳ-kheo là nơi trú thân bằng những túp lều lá hay cư trú trong những hang động. Đến năm thứ ba sau ngày Đức Phật thành đạo, số đệ tử xuất gia, tại gia của ngài đã đông đảo và chiếm được sự ưu ái của quần chúng. Vua Bimbisara nước Magadha đã xin quy y Phật và hiến cúng rừng Veluvana (Trúc Lâm) trong đó nhà vua cho xây cất đầy đủ tiện nghi để dùng làm tinh xá, gồm giảng đường, phòng ốc, vật dụng đủ thứ cho Phật cùng giáo đoàn tới cả một ngàn người. Đây là trú xứ đầu tiên, mở đầu một giai đoạn của việc cư trú định cư. Đến tháng Vesakhà (khoảng tháng 4 – 5 âm lịch) là vào mùa mưa, Đức Phật và chư tăng đến an cư mùa hạ thứ hai ở nơi đây.
2.2.2. Jìvàkàràma (Kỳ Bạt tinh xá)
Uy tín của Phật và Tăng đoàn ngày càng cao, nhiều người đến xin quy y thọ giới tu hành. Những gia chủ khá giả cũng tìm hiểu giáo pháp và biết được lợi lạc của giáo pháp đem lại, nhiều người đã hiến cúng phần đất của mình để xây dựng tinh xá cho Phật cùng chư Tăng. Nhiều tinh xá đã mọc lên, trong sồ đó phải kể đến là Jivakarama (tinh xá Kỳ Bạt), tại ngoại ô thành Rajagadha (Vương-xá), người dâng cúng tinh xá này là Jivaka, một nhà y học, giải phẩu lừng danh thời Đức Phật.
3.2.3. Jetavanàràma (Kỳ Viên tịnh xá)
Tinh xá Kỳ Viên (Jetavanarama), ở Savathi, tinh xá này là trưởng giả Anthapindika (Cấp Cô Độc) hiến cúng mảnh vườn mà ông mua được tử nơi thái tử Kỳ-đà và cây của thái tử Kỳ-đà hiến cúng. Vì vậy, mọi người thường gọi là Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên. Sau đó trưởng giả cho xây cất một số tinh xá đồ sộ với đủ loại phòng ốc, giảng đường, bếp, nhà kho, nhà vệ sinh, chỗ đi dạo, giếng lộ thiên, giếng có nắp, bãi tắm, phòng tắm, hồ… Có thể nói tinh xá Ký Viên là tinh xá lớn nhất thời bây giờ, cũng chính nơi đây Đức Thế Tôn đã an cư 25 mùa hạ và nhiều bài pháp quan trọng được ngài thuyết ở nơi này.
2.2.4. Ghositàràma (Cù Sư La tinh xá)
Tinh sá này tại Kosambi, do trưởng giả Ghosita cùng hai người bạn đồng sự là Kukkuta và Pavariya xây cất. Có lẽ tinh xá này được xây cất lớn nhất và vững bền nhất. Tinh xá này là trú xứ liên tục của chư Tỳ-kheo tới hơn một ngàn năm sau mới bị phá hủy do quân Hung tràn vào xâm chiếm Kosambi. Khi xưa nơi đây cũng là nơi Đức Phật đã thuyế nhiều phần kinh quan trọng.
Ngoài những tinh xá đã nêu trên còn có những tinh xá lớn nhỏ khác rãi rác khắp nơi trên vùng Ấn Độ như Ambapali – Vana , Markathrada ở Vesali; Udambari-Karama ở trên sông Sappini, Kukkutarama, Pavaxikanivana đều ở Kosambi; Nigrodharama (Ni-câu-đà) ở Kapilavatthu; Isipatana (Lộc Uyển) ở Baranasi … Các tinh xá này ngày nay chỉ còn có tên gọi, môt số khác còn lại nền đất cũ, đôi chút vết tích kiến trúc mà các nhà khảo cổ đã ghi lại được dấu tích. Khi xưa chính tại những tinh xá này mà chư tăng được tề tựu bên nhau tu hành. San những tháng an cư kiết hạ nhiều vị đã chứng đạo quả, và cũng chính nơi đó đã xuất thân các bậc thánh xuất chúng đã giáo hóa chúng sanh, đem nhiều lợi lạc cho chư thiên và loài người.
2.3. SỰ HÌNH THÀNH NI ĐOÀN
2.3.1. Tỳ kheo ni đầu tiên
Năm 524 trước Tây lịch . Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, (2000), tr. 271., tức năm thứ sáu sau khi Phật thành đạo, Vua Tịnh Phạn băng hà. Phật bàn với vương tộc đưa Mahanama anh ruột của Tôn giả Anurudha lên làm vua. Thu xếp việc triều chính xong Phật cùng chúng đệ tử đến rừng Nirodha, ngoại thành Kapilavatthu. Bà Pajapati (Ma-ha-Ba-xà-ba-đề) đến cầu xin Phật cho phái nữ được xuất giatu hành, sống đời sống không gia đình. Sau ba lần từ chối lời thỉnh cầu của di mẫu, Phật cùng Tăng chúng trở về Vesaly. Bà đã dẫn 500 thể nữ thuộc dòng họ Sakya, tự cạo bỏ tóc, khoát y vàng đến Vesaly xin được xuất gia. Cuối cùng, do Tôn giả Ananda năn nỉ giúp, Đức Phật mới chấp nhận lời thỉnh cầu của bà và nêu ra “Bát kỉnh pháp”, nội dung nhằm đề cao tính chất cao trọng của Tăng đoàn trong việc hướng dẫn giáo dục Ni đoàn mà suốt đời một Tỳ-kheo ni phải tôn trọng. Như vậy, bà Mahapajapati là đệ tử ni đầu tiên của Đức Phật.
2.3.2. Nội dung “Bát kỉnh pháp”
1. Tỳ-kheo ni phải y chỉ chúng Tỳ-kheo mà cầu thọ giới Cụ túc.
2. Tỳ-kheo ni cứ mỗi nữa tháng phải đến trú sở của chúng Tỳ-kheo mà làm lễ thỉnh thầy giáo thọ.
3. Tỳ-kheo ni mỗi năm một lần kiết họ an cư. Nếu trong vùng khoogn có chúng Tỳ-kheo nào thì tuyệt đối không được phép tự lập kiết hạ riêng.
4. Tỳ-kheo ni không được cử tội hay nói lỗi lầm của Tỳ-kheo. Ngược lại, Tỳ-kheo có quyền nói lỗi lầm của Tỳ-kheo ni.
5. Tỳ-kheo ni nếu lỡ phạm tội Tăng tàng phải tự mình xin sám hối trước hai bộ chúng Tỳ-kheo và tỳ-kheo ni trong kỳ Bố tát gần nhất.
6. Tỳ-kheo ni dù đã thọ giới Cụ túc lâu một trăm năm, nhưng đói với Tỳ-kheo mới thọ giới vẫn phải cung kính đảnh lễ chắp tay vái chào.
7. Tỳ-kheo ni sau mùa an cư phải đến trước tỳ-kheo xin chỉ những việc bất xứng ý của mình, bất luận việc ấy đã được hoặc mắt thấy, tai nghe hay ngờ vực.
8. Tỳ-kheop ni có điều gì can hỏi Tỳ-kheo mà nếu vì một cớ nào đó tỳ-kheo không đáp, không được hỏi gặn thêm (Luật Tứ Phần: Ni không được phỉ báng Tăng). Cao Hữu Đính, Phật và thánh chúng, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, (PL. 2538 - DL. 1994), tr.82 -83.
Di mẫu Pajapati và nữ giới dòng họ Sakya hoan hỷ chấp nhận tám pháp trên. Từ đó giáo đoàn Tỳ-kheo ni được thành lập do Mahapajapati lãnh đạo và giáo dục cùng với sự hỗ trợ của chư Tăng, sự tổ chức huấn luyện khéo léo của Mahapajapati, Ni đoàn lớn mạnh nhanh chóng. Nhiều Tỳ-kheo ni đắc quả A-la-hán, nhiều vị rất được uy tín đối với quần chúng nhân dân và triều đình. Ta có thể tìm thấy các trường hợp chứng quả và để lại những bài kệ kỳ thú của các vị trong bộ Therigatha (Trưởng lão Ni kệ).
3. GIỚI LUẬT VÀ SINH HOẠT CỦA TĂNG GIÀ
3.1. SỰ HÌNH THÀNH GIỚI BỔN PÀTIMOKKHA
Tăng đoàn mỗi ngày một đông nhưng hầu hết đều thánh thiện. Mãi đến năm thứ mười ba, trong giáo hội có Tỳ-kheo Tu-đề-na mất phạm hạnh, Đức Phật mới chế giới để làm thành trì bảo vệ tư cách của chúng tăng. Trong tăng đoàn còn có nhóm Lục quần Tỳ-kheo thường làm mất đoàn kết và phạm nhiều lỗi lầm, tùy theo tội nặng nhẹ mà Đức Phật tuần tự chế nên những giới cấm, quy định những điều luật cho đời sống xuất gia. Bộ Pàtimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa) của Tăng gồm 225 hay 227 giới, Ni 311 giới (theo Theravada hay Nam truyền) và Tăng gồm 250 giới, Ni 348 hay 350 giới (theo Màhayàna hay Bắc truyền), 10 giới cho Sa- di và Sa-di- ni (theo Bắc truyền). Như vậy, theo tinh thần giới luật mà Đức Phật đã chế nhằm để ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra gay ảnh hưởng đến nếp sống thanh tịnh của tăng đoàn và cũng để bảo vệ cho từng cá nhân mà bước tiến trên con đường tu tập.
3.2. SINH HOẠT CỦA TĂNG GIÀ
3.2.1. Thời biểu mỗi ngày
Buổi sáng, sau khi kinh hành, Đức Phật và các Tỳ-kheo đi khất thực. Các vị đi khắp các nẽo đường, theo thứ tự từng nhà, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn để nhận thực phẩm cúng dường của các gia chủ. Trong luật định không cho phép các Tỳ-kheo vào thôn xóm quá sớm hay quá muộn chỉ trừ trường hợp có gia chủ thỉnh mời nhưng phải tác bạch với chúng tăng. Các thầy thường dùng thời giờ trước và sau buổi khất thực để ghé vào đau đó thuyết pháp. Khất thực xong, các vị trở về trú xứ hay một nơi nào đó nghỉ chân và dùng bữa ăn độc nhất trong ngày. Sau bữa ăn, các vị thu dọn mọi thứ, nghỉ ngơi một chốc lát tại một gốc cây lớn hay một căn nhà trống để tọa thiền. Gần đến xế chiều, các vị trở lại trú xứ nghe Phật hoặc các Trưởng lão thuyết pháp. Sau thời pháp các vị thường bàn bạc với nhau về giáo lý và kinh nghiệm tu tập. Vào buổi tối, xen giữa từng canh, các vị ngủ rồi lại thức dậy tọa thiền và đi kinh hành. Tính ra, các vị chỉ ngủ khoảng bốn, năm giờ trong một ngày, thời gian còn lại dành cho việc tu tập. Nội dung tu tập bao gồm Giới - Định – Tuệ.
3.2.2. Bố tát (Uposatha)
Bố tát được hiểu như là một buổi lễ tổ chức định kỳ một tháng hai lần vào ngày Hắc nhật (mồng một) và Bạch nhật (ngày rằm), qua đó các Tỳ-kheo tụ hợp lại để đọc những giáo lý chính như: Tứ Đế, Duyên khởi, Vô Ngã…, nhưng về sau khi giới bổn được hình thành thì chư tăng đã tụ họp lại để đọc tụng giới bổn rồi tự xét mình có vi phạm điều gì sám hối. Ngày Bố tát, theo phương thức của Phật chế, là để un đúc cuộc sống tịnh hạnh của chư tăng, xây dựng sự đoàn kết trong cộng đồng Tăng-già, thể hiện rõ tính chất nến tảng của Giới học trong Tam học Giới Định Tuệ.
3.2.3. An cư (Vassavasa)
Mùa an cư của Phật giáo là thời gian để các Tỳ-kheo sống hòa hợp tịnh thú, tu học, thảo luận giáo pháp và thực hành thiền định. Lễ này được áp dụng vào ba tháng mùa mưa, bắt đầu từ ngày trăng tròn tháng Sravana (khoảng vào ngày 15 tháng 5 âm lịch). Trong thời gian này chư tăng hạn chế việ đi lại để tránh dẫm đạp côn trùng và vì tháng mưa việc khất thực cũng khó khăn nên chư tăng trú xứ tại một nơi gia tâm tu học. Dù có an cư sớm hay muộn thì thời gian an cư phải tròn ba tháng. Cũng nhờ có ba tháng an cư này mà nhiều vị đã chứng các thánh quả trong tứ quả Thanh văn.
3.2.4. Tự tứ (Pavàràna)
Tự tứ là buổi lễ được tổ chức vào ngày cuối cùng của mùa an cư kiết hạ. Ngày đó, một Tỳ-kheo thỉnh cầu các vị Tỳ-kheo khác nêu lên những lỗi lầm của mình để mình sám hối trước các vị ấy. Như vậy, là hình thức tập thể phê bình một cá nhân và cá nhân nhận khuyết điểm, tỏ ra sự hối tiếc về những lỗi lầm của mình. Đây là cách sinh hoạt đặc biệt trong cộng đồng Tăng-già thời Đức Phật và mãi đến ngày hôm nay.
3.2.5. Thọ y Ca-thi-na (Kathina)
Việc thọ y ca-thi-na được thực hiện sau ngày Tự tứ, chấm dứt một mùa an cư. Các Tỳ-kheo theo ba tháng an cư, thăng tiến trong đường tu tập, xứng đáng được thọ nhận một y mới là y ca-thi-na, ngoài ba y theo luật định (uất-đa-la-tăng (y thượng), an-đà-hội (y hạ), và tăng-già-lê (y ngoài cùng). Thích Chơn Thiện, Tăng già thời Đức Phật, NXB Tôn giáo, tr.149. Đức Phật dạy, sau mỗi mùa an cư, các Tỳ-kheo nen thọ y ca-thi-na để được năm điều lợi ích:
1. Ngoài ba y, các Tỳ-kheo được cất chứa vải, y quá mười ngày để chuẩn bị dùng vải hay y ấy để may y hay thọ y mới, tức là y ca-thi-na.
2. Không cần phải mang một lúc ba y như luật định.
3. Được phép thọ thực tại nhiều nhà thí chủ, miễn là không quá ngọ.
4. Được thọ thực riêng tứng nhóm từ bốn vị trở lên.
5. Được vào thôn xóm trước hay sau bữa ăn không cần báo trước cho một Tỳ-kheo khác.
Phật chế ra việc thọ y ca-thi-na là để các Tỳ-kheo được thọ nhận năm điều thuận lợi , nhằm nới rộng một số điều luật, chứng tỏ giới luật không phải cứng nhắc. Sđd, tr.150.
Các hình thức và nội dung sinh hoạt có khi mang những nét rườm rà, phức tạp; nhưng nhìn sâu hơn, tất cả biểu hiện một nếp sống bần hàn, thanh tịnh, hòa hợp, tinh cần; vừa là kết quả, vừa là sự chuẩn bị tăng trưởng của Giới, Định, Tuệ để đưa đến giải thoát.
4. THÁNH QUẢ TU CHỨNG CỦA TĂNG GIÀ
4.1. TỨ QUẢ THANH VĂN
Trong xã hội Ấn Độ lúc bây giờ có nhiều tôn giáo nhiều giáo phái nhưng chỉ có các vị để tử Phật thực hành con đường bát chánh đã thật sự có kết quả. Đó là Tứ quả Thanh văn, tùy theo số chi phần kiết sử được đoạn trừ mà hành giả lần lượt chứng đắc các thánh vị.
4.1.1. Tu-đà-hoàn (Sotapatti): Chứng quả này gọi là Tu-đà-hoàn (Sotàpanna) hay Sơ quả, vị đã đoạn trừ ba hạ phần kiết sử: Thân kiến, nghi, giới câm thủ. Quả Tu-đà-hoàn còn được gọi là Nhập lưu (dự vào dòng Thánh) hay Thất lai, có nghĩa là còn tái sanh nhiều nhất là bảy lần nữa để gọt sạch những phiền não trong tâm thức sau đó mới có thể chứng A-la-hán.
4.1.2. Tư-đà-hàm (Sakadagami): Quả này là Tư-đà-hàm (Sakadagamin), hay còn gọi là Nhất lai, vị này đã đoạn trừ được ba hạ phần kiết sử đầu và làm muội lược hai kiết sử tham và sân, sẽ còn một lần sanh tử nữa để tu tập mới chứng quả A-la-hán.
4.1.3. A-na-hàm (Anagami): Chứng quả này được gọi là A-na-hàm (Anagamin), vị này đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham, sân). A-na-hàm còn được gọi là Bất lai, có nghĩa là không còn trở lại cõi người nữa mà tái sanh ở cõi Sắc giới hay Vô sắc giới, từ đó tu hành và đạt quả tối thắng.
4.1.4. A-la-hán (Arahat): Chứng quả này hành giả được gọi là A-la-hán (Arahat), vị đã đoạn trừ hoàn toàn mười kiết sử là năm hạ phần kiết sử nói trên và năm thượng phần kiết sử (hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cử, vô minh), hữu ái: thích hiện hữu, thích cõi Sắc; vô hữu ái: muốn không hiện hữu, muốn ở cõi Vô sắc; mạn: lòng kiêu mạn, chấp thấy có chứng đắc; trạo cử: mối xao động, bối rối; vô minh: còn mê mờ vì do còn năm thượng phần kiết sử ngăn che. Vị A-la-hán còn được gọi là Vô sanh (hay Bất sinh: không còn tái sanh, chấm dứt luân hồi) là sự chứng ngộ rốt ráo, Niết-bàn.
Đức Phật và các vị A-la-hán thường diễn tả sự chấm dứt luân hồi bằng câu cảm hứng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc cần làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống, từ đây không còn trở lại trạng thái này nữa”. Không còn trở lại trạng thái này nữa tức là không còn tái sanh, mà không tái sanh có nghĩa là đã giải thoát, mà giải thoát chính là Niết-bàn.
4.2. TAM MINH – LỤC THÔNG
Đức Phật luôn đề cao các vị A-la-hán. Chính ngài đã nhiều lần tuyên bố rằng A-la-hán là quả vị rốt ráo, tối hậu, giải thoát, tâm thường an lạc, chứng nhập Niết-bàn. Ngài cũng tuyên bố rằng các đệ tử của Ngài có thể có những năng lực lớn như Tam minh, Lục thông … là những thần thông và trí tuệ mà ngài chứng đạt dưới cội Bồ-đề.
4.2.1. Tam minh
Ở Phật thì gọi là Tam đạt, ở A-la-hán gọi là Tam minh Phân viện nghiên cứu Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, 2004, tr. 1112.. Trí pháp rõ ràng phân minh thì gọi là Minh. Còn gọi là Trí minh hoặc Trí chứng minh vì nhận biết mọi sự rõ ràng, phân minh. Tam minh gồm:
- Túc mạnh minh: thấy, biết rõ tất cả khoảng đời quá khứ của mình trong tam giới như sanh ở đâu, làm hạnh nghiệp gì…
- Thiên nhãn minh: thấy, biết được tất cả bản thể của vũ trụ và nguyên nhân cấu tạo của nó.
- Lậu tận minh: biết rõ nguồn gốc của đau khổ và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
4.2.2. Lục thông
Trong đạo Phật, vị hành giả tu hành đắc quả A-la-hán, dút trừ phiền não, giải thoát thì được sáu phép thần thông. Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr.246.
- Thiên nhãn thông: là nhãn lực soi thấy khắp muôn loài trong thế giới bao la hiện tại.
- Thiên nhĩ thông: là nhĩ lực nghe khắp mọi nơi, đủ cả tiếng tăm của con người và các loài khác.
- Tha tâm thông: là tâm lực biết được tâm niệm, sở cầu của người khác.
- Túc mạng thông: là trí lực hat biết các kiếp trước của mình.
- Thần túc thông: Có hai nghĩa: một là được thần thông tự tại như ý muốn, hai là trong giây lát muốn đi đâu liền được như ý muốn, không bị sự vật hữu hình làm chướng ngại.
- Lậu tận thông: là được trí tuệ sáng suốt, không còn bị phiền não trói buột, nghĩa là giải thoát sanh tử. Chỉ có các vị A-la-hán, các vị Độc giác mới chứng được, còn ba quả thánh đầu thì không thể đạt được.
Như vậy, các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni tu hành theo Đức Phật đều có thể đắc được các thánh quả, tùy theo căn cơ và công phu hành trì. Các thánh quả là một minh chứng cho sự tu hành đúng theo chánh pháp chứ không phải chỉ là lời nói xuông . Công phu tu tập phải trải qua sự tinh tấn hành trì thiền quán và sự nổ lực của chính bản thân hành giả thì mới được vậy. Đó là kết quả của sự giáo hóa của Đức Phật và căn cơ của chư vị Tỳ kheo trong tăng đoàn.
KẾT LUẬN
1. Ảnh hưởng của Tăng đoàn đối với tư tưởng bình đẳng giai cấp
Có thể nói sự hình thành Tăng đoàn thời bây giờ đã để lai một tiếng vang cho xã hội Ấn Độ. Với lòng từ bi thương tưởng đến chúng sanh Đức Phật đã không vội vàng nhập Niết-bàn ở lại thế gian hoằng dương chánh pháp. Đức Thế Tôn đã tiếp đô nhiều hạng người từ nhiều giai cấp trong xã hội như giai cấp Sát-đế-lợi, giai cấp Bà-la-môn, cho đến những người cùng đinh trong xã hội. Không ít người thuộc giai cấp thấp kém, hèn hạ, sau khi quy y Phật pháp không chỉ trở thành những nhân cách tiêu biểu được tôn trọng và kính ngưỡng. Những nhân vật đặc biệt như Angulimala, trước kia đã là tên giết người khét tiếng nhưng sau khi trở thành Tỳ-kheo cũng được vua Ba-tư-nặc tôn kính cúng dường. Như Sunita là người quét dọn vệ sinh, Svàti là người thợ chài lưới, Nanda là kẻ chăn bò, Upàli là thợ hớt tóc, Ambapàlì là kỷ nữ, Vimalà là cô gái điếm, Pùrna là con của người đàn bà nô lệ, Chàpa là con người thợ săn, đó là những tấm gương tiêu biểu để nói lên tinh thần bình đẳng giai cấp trong xã hội của đạo Phật.
2. Ảnh hưởng của Tăng đoàn đối với tư tưởng bình đẳng giới tính
Một ảnh hưởng lớn của Tăng đoàn Phật giáo là cuộc cách mạng về giới tính, trong thời điểm đó không biết bao nhiêu quốc gia trên thế giới đã có vô vàn bất công, áp bức, kì thị về giới tính mà nhất là tư tưởng “trọng nam kinh nữ”. Vậy mà Đức Phật đã chấp nhận cho người nữ xuất gia dù biết rằng với thể trạng và tính cách của người nữ rất khó khăn khi phải thực hành đời sống Phạm hạnh. Ngài đã đưa ra Bát Kỉnh Pháp để cho người nữ, vì trong hoàn cảnh ấy người nữ đầu tiên xin xuất gia chính là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề, bà chính là hoàng hậu của vua Tịnh-phạn và là Di mẫu của Phật. Đức Phật không phải vì trọng nam kinh nữ mà đưa ra Bát Kỉnh Pháp mà Ngài đã phương tiện để tránh những rắc rối trong việc truyền bá chánh pháp sau này. Vả lại khi người nữ xuất gia, tu tập thì cũng có thể chứng quả như người nam. Nếu không nhận nữ giới vào Tăng đoàn thì sẽ bỏ qua những vị nữ giới rất giỏi và có khả năng chứng quả A-la-hán.
Một xã hội đầy dãy sự bất công, chúng sanh vô minh và nghiệp chướng mê mờ, nên việc hoằng hóa bao gồm cả việc tạo dựng một xã hội tốt đẹp, những con người đạo đức, với nếp sống lành mạnh, hướng đến chủ trương xây dựng một xã hội lý tưởng theo tinh thần hòa bình, an vui, bất bạo động, không hận thù, đó là sống theo tinh thần tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả đúng theo lời Phật dạy. Lối sống ấy không chỉ áp dụng cho người dân trong xã hội thời Đức Phật mà cho đến tận bây giờ nó vẫn là khuôn vàng thước ngọc lý tưởng cho nhân loại cho mỗi thời kỳ xã hội, nhất là thời đại hôm nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ kinh V, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
2. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Trung Bộ kinh I, II và III, Hoc viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
3. Thích Trí Tịnh dịch, Tăng già thời Đức Phật, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
4. Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, NXB Tôn Giáo, 2002
5. . Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
6. Hòa thượng Thích Trí Quang dịch, Luật Sa Di và Sa Di Ni, 1996.
7. Thích Viên Giác, Phật học cơ bản, NXB Tôn Giáo 2003.
8. Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lich sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
9. Phân viện nghiên cứu Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, 2004.
10. Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
11. Cao Hữu Đính, Phật và thánh chúng, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh
12. Thích Phước Chí, Tài liệu chuyên đề Thành lập Tăng đoàn.
13. Thích Nữ Hương Nhũ, Tài liệu chuyên đề Thành lập Tăng đoàn.
Thích Pháp Như
DẪN NHẬP
Đạo Phật ngay từ khi xuất hiện tại Ấn Độ đã để lại vô vàn những điều lợi ích. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sữ, đạo Phật vẫn tồn tại cho đến hôm nay và đã lan truyền qua nhiều nước trên thế giới. Có những thời gian đạo Phật cũng gặp những biến cố tang thương, nhiều lớp người đã xả bỏ tấm thân vô thường để mong cho chân lý của Đức Phật mãi trường tồn trên thế gian này.
Từ khi Đức Thế Tôn chuyển pháp luân lần đầu tiên tại vườn Nai (Migadaya) với bài pháp Tứ Thánh đế, điều đó là mốc son lịch sử khởi đầu cho công cuộc hoằng dương chánh pháp của Ngài và cho mãi về sau những đệ tử chân chánh của ngài luôn luôn ghi nhớ. Vì đó là bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật mà chính bài pháp ấy là nền tảng cho hệ thống giáo lý của đạo Phật. Từ bài pháp ấy mà không biết bao nhiêu người từ phân thận phàm phu đã trở nên một bậc thánh.
Trong cuộc đời Đức Phật cĩ thể nĩi sự hình thnh Tăng đoàn là một bước ngoặc quan trọng. Vì sự hình thnh Tăng đoàn đ tiếp độ rất nhiều người từ cc giai cấp khc nhau trong x hội Ấn Độ lc bấy giờ. Nhiều vị trở thành đệ tử xuất gia của Đức Phật đ tu hnh chứng đước quả vị. Điều đáng nói là từ Tăng đoàn mà chánh pháp được lan truyền rộng ri đến mọi người. Từ đó đến nay các hàng đệ tử của Ngi tri qua bao thế hệ đ truyền bá sang các nước trn thế giới. Ngày nay Tăng đoàn đ cĩ mặt nhiều nước trn thế giới nhưng sự hình thnh Tăng đoàn thời Đức Phật vẫn để lại dấu ấn lịch sử su sắc hơn đối với hàng đệ tử của Ngi.
Về phương pháp nghiên cứu người viết bài này dùng phương pháp mô tả-phân tích, phương pháp tham khảo những tài liệu của các vị tiền bối để viết lại những điểm chính trong sự hình thnh Tăng đoàn thời Đức Phật, bên cạnh đó cũng sử dụng những phương pháp khác để hỗ trợ cho bài viết thêm sinh động, linh hoạt.
Trong cuộc đời Đức Phật có thể nói từ khi Ngài thành lập Tăng đoàn đã đánh dấu một móc son quan trọng trên công cuộc hoằng pháp lợi sanh. Chính ví sự hình thành Tăng đoàn đã xuất hiện các bậc A-la-hán tuyệt vời. Các vị vừa là tấm gương mô về sự hành trì giới hạnh và đức độ mà còn là phước điền cho chúng sanh gieo trồng cội phúc. Nhờ có Tăng đoàn mà giáo chánh pháp lan truyền rộng khắp và cũng chính từ đó mà giáo pháp của Đức Phật lan rộng khắp nơi cho đến bây giờ. Nếu không có Tăng đoàn thì giáo lý của Phật không thể đến được với chúng sanh một cách thuận tiện.
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức Phật và Tăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo mầu lám cho chân lý của Ngài còn mãi trường tồn cho đến hôm nay. Ngày nay Tăng đoàn đã phát triển mạnh mẽ không những chỉ hạnh hẹp trong một quốc gia mà đã có mặt trên toàn thế giới.
NỘI DUNG
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ ẤN ĐỘ THỜI ĐỨC PHẬT
1.1. TÔN GIÁO
Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Nơi đây là nền văn minh ở thượng lưu hai con sông lớn là Indus (sông Ấn) và sông Gange (sông Hằng). Tại đây đã hình thành một nền văn minh nông nghiệp phát triển. Chính vì văn minh nông nghiệp nên Ấn Độ là một nước một nền văn hóa nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như các quan điểm thần bí về vũ trụ. Dân tộc Aryan Ấn Độ cư trú ở vùng Punjab nagys một phồn thịnh , nhất là về mặt tư tưởng thì rất phát đạt. Vì thế dân tộc này đã chế tác được bộ kinh điển đầu tiên, tức là kinh điển Rig Veda. Họ chia xã hội thành bốn đẳng cấp: Bà-la-môn (Brahmana – tăng lữ), Sát-đế-lợi (Shastriya – vương tộc, chiến sĩ), Phệ-xá (Vaisya – thứ dân, công nông thương) và Thủ-đà-la (Sadra – nô lệ, lao động cấp thấp), trong đó đẳng cấp Bà-la-môn là giai cấp thống trị. Việc giai cấp Bà-la-môn được đề cao và được hưởng mọi quyền lợi và sự ưu đãi trong xã hội đã tạo nhiều xu hướng triết lý hay cách hành đạo khác nhau và thậm chí còn chống bác lẫn nhau. Một xã hội rối rem với nhiều đẳng cấp và nhiều giáo phái đã làm cho những người dân thuộc giai cấp Phệ-xá và Thủ-đà-la vô cùng khốn đốn. Nhiều tư tưởng phản Vệ-đà và đặc biệt là sự hình thành của Lục sư ngoại đạo:
1. Purana Kasapa (Phú-lan-na Ca-diếp), theo chủ nghĩa Hoài nghi.
2. Makkhali Gosala (Mạt-già-lê Câu-xá-la), theo chủ nghĩa Tất nhiên luận, tin tưởng vào sự giải thoát tất yếu, tối hậu của con người.
3. Ajita Kesakambali (A-kỳ-đa Kê-sa-khâm-bà-la), theo chủ nghĩa Duy vật luận thuần túy và chủ nghĩa Khoái lạc cực đoan.
4. Pukudha Kaccayana (Phù-đa-na Ca-chiên-diên), chủ trương Tâm thường hằng, bất diệt.
5. Sanjaya Bellathiputta (Tân-nặc-da Tỳ-la-nê-tư), chủ trương theo Cảm hứng, trực giác tùy thời.
6. Nigantha Nataputta (Ni-kiền-tử Nhã-đề-tử), tức Ma-ha-vi-đề, giáo chủ Kỳ-na giáo, chủ trương khổ hạnh, có luân hồi, nghiệp quả. Học thuyết rất có uy tín, có một số điểm tương đồng với đạo Phật.
1.2. CHÍNH TRỊ
Không những là nơi có nhiều tư tưởng tôn giáo khác nhau mà Ấn Độ trong thời đại Đức Thích Ca cũng có nền chính trị chính thể quân chủ chuyên chế. Có hai nước còn tồn tại chế đô cộng hòa của thời cổ đại là Kosala (Kiều-tát-la) và Magadha (Ma-kiệt-đà). Nước Kosala ở phía Bắc Ấn Độ, đô thị là Sravatsti (Xá-vệ) và nước Magadha ở phía Nam sông Gange, đô thị là Rajagrha (Vương-xá). Hai nước này là trung tâm điểm của nền văn minh Ấn Độ, có nền kinh tế phát triển và đông dân cư. Phía Đông Bắc có nhiều dòng họ đóng đô chung quanh, gây thành trạng thái quần hùng các cứ lúc bấy giờ. Dòng họ của Đức Phật là Sakya (Thích Ca tộc), đóng đô ở Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ), vùng này hiện nay bị ranh giới Ấn Độ-Nepal chia cắt, thời ấy tiếp giáp quốc độ Kosala về đông bắc và là một nước chư hầu của đế quốc này. Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, (2000), tr. 34 – 35.
Cộng hòa Malla rất rộng có đến hai vua thống trị ở Pàvà và Kusinàrà. Kusinàra được miêu tả là nơi chốn không quan trọng nhưng chính nơi đây bậc Đạo sư đã viên tịch trong Niết-bàn tối hậu. Sđd, tr. 35. Cộng hòa Licchavrì với thủ đô Vesàli (Tỳ-xá-ly) và cộng hòa Videha (Vi-đề-ha) với thủ đô Mitthilà (Mi-thi-la) đã gia nhập liên bang Vajji (Bạt-kỳ), có một thời liên kết vài bộ tộc khác nữa. Ngoài các nước quân chủ và cộng hòa còn có các bộ tộc quan trong là Koliyas (Câu-ly), ở phía đông nam cộng hòa Sakya, thủ đô là Ràmagàma (hay Koliyanagara). Xa hơn nữa có bộ tộc Moriyas, thủ đô là Pipphalivana, tiếp giáp bộ tộc Koliya, mãi đến tận phía đông. Cuối cùng là dòng họ Kàlamas, thủ đô Kesaputta, nằm trong góc hướng về phía tây giữa sông Ghafgra và sông Hằng. Sđd, tr. 36. Dù có nhiều vương quốc, cộng hòa, bộ tộc nhưng cuộc sống rất hòa bình. Bất cứ ai cũng có thể tự do vượt qua biên giới chung giữa các chính thể khác nhau ấy. Nhưng không phải vì thế mà xã hội không có những mâu thuẫn.
1.3. XÃ HỘI
Thời cổ đại dân tộc Ấn Độ rất tôn trọng nghi thức tế tự , kính thần. Lúc đầu họ đặt ra người gia trưởng hoặc tộc trưởng giữ việc tế lễ, gọi là chức ty lễ. Dần dần chức ty lễ trở thành chuyên môn nên được thay thế bằng tăng lữ (Bà-la-môn). Giai cấp tăng lữ coi việc tế tự chiếm địa vị tối cao. Bốn giai cấp theo chế đô tế tập, cha truyền con nối nên giai cấp nô lệ cứ phải đời đời làm nô lệ tạo thành một tổ chức xã hội bất công. Sự phân chia giai cấp đã tạo nên phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo. Người nghèo không được học hành, không được tham gia những nghi lễ quan trọng, không cá sự phấn đấu vì có phấn đấu cũng không thể vượt qua ranh giưới của giai cấp. Chính vì vậy mà họ đã phải sống an phận trong nghèo khổ, cơ cực.
Vào đúng giai đoạn ấy, ngoài các vị thần đầy quyền năng được chấp nhận theo truyền thống tín ngưỡng thì chưa có một người thực sự, con người của lịc sử, cao cả mà gần gũi với mọi người. Một con người đầy tình thương yêu đồng loại đã xuất hiện. Vị ấy không dặt thêm những học thuyết, những tư tưởng mới mà chỉ dung nạp, hòa hợp lại với sự tu tập tự thân chứng ngộ những chân lý và đưa ra con đường cứu khổ cho con người. Sau khi thành đạo vô thượng Chánh đẳng giác, Ngài đã vì hạnh nguyện đô sanh mà thuyết pháp và đặc biệt là sự thành lập Tăng đoàn để duy trì mạng mạch chánh pháp. Đó chính là Đức Thích Ca, bậc A-la-hán Chánh đẳng giác.
2. SỰ HÌNH THÀNH TĂNG ĐOÀN THỜI ĐỨC PHẬT
2.1. SỰ HÌNH THÀNH TĂNG ĐOÀN
2.1.1. Năm vị đệ tử đầu tiên
Sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ-đề, Đức Phật có ý định nhập Niết-bàn vì giáo lý của ngài chứng được thậm thâm vi diệu mà căn cơ của chúng sanh còn thấp kém, khó có thể giác ngộ nhanh chóng như ngài được. Lúc bấy giờ Brahma đã thỉnh cầu Đức Phật trụ thế để thuyết pháp độ sanh. Vì lòng tưởng đến chúng sanh còn chìm đắm trong bể khổ nên ngài đã ở lại thế gian để thuyết pháp. Ngài liền nghĩ ngay đến hai vị thầy của mình là ông Àvàla Kàlàma và ông Uddka Ramaputta nhưng Brahma đã báo với Đức Phật là cả hai ông đã qua đời cách nay không lâu. Ngài liền nghĩ ngay đến năm người bạn của mình lúc còn tu khổ hạnh là nhóm ông Annata Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt-đề-ly), Vappa (Thập-lực-ca-diếp), Assaji (A-thấp-bà-trí) và Mahanama (Ma-nam-câu-lợi), họ có thể khai ngộ được giáo pháp của ngài nên ngài đã đến Lộc Uyển là nơi họ tu hành để thuyết pháp; nội dung của bài thuyết pháp là Tứ Thánh đế.
“Trong khoảnh khắc này, mười nghìn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và một hào quang vô lượng , quảng đại phát chiếu ra ở đời, vượt quá uy lực chư Thiên” Hoà thượng Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ kinh V, chương 12, phẩm II, kinh Chuyển Pháp Luân, tr. 611.. Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp Tứ Thánh đế, thành kiến mê lầm tan vỡ, trí tuệ siêu thoát xuất hiện, năm vị này được ngộ đạo, chứng nhập quả vị A-la-hán. Đó là năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật Thích Ca. Như vậy, Tam bảo được hình thành từ đây: Phật bảo là Đức Phật Thích Ca, Pháp bảo là bài pháp Tứ đế và tăng bảo là nhóm Kiều Trần Như.
Khi Đức Phật thành đạo, đi giáo hóa chúng sanh trong hình ảnh một vị Sa-môn, người ta gọi Ngài là Đại Sa-môn (Maha Samana) và gọi các đệ tử của Ngài là các Sa-môn Thích tử (Sakyaputtaya Samana). Còn các đệ tử tu sĩ của Đức Phật thì tự gọi là Bhikkhu (Tỳ-kheo), là Khất sĩ, với đời sống không nhà, không gia đình.
2.1.2. Cảm hóa Yasa và các bạn hữu của Yasa
Từ vườn Nai, Đức Phật đi đến Benares (Ba-la-nại), nơi đây Ngài đã giáo hóa cho một người thanh niên là Yasa (Da-xá), nam tử của một thương nhân hào phú, chủ tịch một nghiệp đoàn ở Benares, chủ thương nhân buôn bán tơ lụa. Yasa là một thanh niên được nuông chìu mọi mặt quá thỏa mãn với cuộc sống truy hoan nên tâm chàng trở nên trống rỗng . Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, (2000), tr. 174.. Chàng chán ngán đời sống gia đình đầy xa hoa, nhìn thấy vẻ chán chường cuộc sống thế tục ở thanh niên này, Đức Phật bèn thuyết cho chàng một bài pháp “thuận thứ” Sđd, tr. 175, là các vấn đề dể hiểu như bố thí, trì giới, cõi Thiên và sự bất lợi của dục lạc. Chàng đắc “Pháp nhãn vô trần ly cấu” tức là thấy “bất cứ vật gì chịu quy luật sanh khởi đều phải chịu quy luật hoại diệt”. Chẳng bao lâu khi trở thành đệ tử xuất gia Yasa đã chứng quả A-la-hán.
Bốn người bạn nữa của Tôn giả Yasa cũng trong hàng trưởng giả là Vimàla (Tỳ-ma-la), Subahu (Tu-bà-hầu), Purnajit (Phú-lan-ca-na) và Gavampati (Già-bà-bạt-đề) cũng xin đến quy y, nghe pháp của Phật đều chứng quả A-la-hán. Bấy giờ, giáo đoàn ngoài Đức Phật còn có mười vị A-la-hán. Cũng tại Benares, Đức Phật đã đọ thêm vài chục vị nữa, những vị này ở các nước lân cận, đều là bạn bè thân thích của Tôn giả Yasa, hoặc các vị A-la-hán mới đắc quả. Khi giáo đoàn có được sáu mươi vị A-la-hán, Ngài đã dạy các vị đệ tử hãy đi giáo hóa mỗi người một nơi, chớ đi hai người chung một đường với nhau, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích cho chư thiên và loài người mà đem chánh pháp rao giảng khắp nơi. Như vậy, là khi đệ tử của ngài có sáu mươi vị A-la-hán đi giáo hóa chúng sanh đã hình thành nên Tăng đoàn.
Với sứ mênh hoằng pháp mà chủ trương là thành lập Tăng đoàn đã được thực hiện, hẳn nhiên các đệ tử tại gia của Phật cũng rất quan trọng. Phải kể đến là hai thương gia mà Phật đã gặp tại Uruvela là đệ tử đầu tiên nhưng người xin quy y và thọ giới tu tại gia chính là cha mẹ của Yasa. Những cư sĩ tại gia là một lực lượng không thể thiếu. Trong sự tiếp độ của Phật cũng phương tiện cho trẻ em được gia nhập Tăng đoàn. Đó là trường hợp của Rahula (La-hầu-la) làm cho vua Tịnh Phạn vô cùng ngạc nhiên vì Ruhula quá nhỏ tuổi so với các vị đệ tử trong Tăng đoàn. Trên tinh thần để tránh những phiền phức về sau nên Phật đã đưa ra một số quy định không cho phép một số trường hợp gia nhập Tăng đoàn (áp dụng cho cả Tăng và Ni), hay còn gọi là mười ba già nạn.
2.2. SỰ HÌNH THÀNH CÁC TINH XÁ
2.2.1. Veluvana (Trúc Lâm tinh xá)
Trong những năm đầu, Đức Phật và hàng đệ tử xuất gia của ngài là những du tăng và sống bằng cách khất thực và thường cư trú qua đêm ở những gốc cây trong những khu rừng nhỏ. Cũng có các vị Tỳ-kheo là nơi trú thân bằng những túp lều lá hay cư trú trong những hang động. Đến năm thứ ba sau ngày Đức Phật thành đạo, số đệ tử xuất gia, tại gia của ngài đã đông đảo và chiếm được sự ưu ái của quần chúng. Vua Bimbisara nước Magadha đã xin quy y Phật và hiến cúng rừng Veluvana (Trúc Lâm) trong đó nhà vua cho xây cất đầy đủ tiện nghi để dùng làm tinh xá, gồm giảng đường, phòng ốc, vật dụng đủ thứ cho Phật cùng giáo đoàn tới cả một ngàn người. Đây là trú xứ đầu tiên, mở đầu một giai đoạn của việc cư trú định cư. Đến tháng Vesakhà (khoảng tháng 4 – 5 âm lịch) là vào mùa mưa, Đức Phật và chư tăng đến an cư mùa hạ thứ hai ở nơi đây.
2.2.2. Jìvàkàràma (Kỳ Bạt tinh xá)
Uy tín của Phật và Tăng đoàn ngày càng cao, nhiều người đến xin quy y thọ giới tu hành. Những gia chủ khá giả cũng tìm hiểu giáo pháp và biết được lợi lạc của giáo pháp đem lại, nhiều người đã hiến cúng phần đất của mình để xây dựng tinh xá cho Phật cùng chư Tăng. Nhiều tinh xá đã mọc lên, trong sồ đó phải kể đến là Jivakarama (tinh xá Kỳ Bạt), tại ngoại ô thành Rajagadha (Vương-xá), người dâng cúng tinh xá này là Jivaka, một nhà y học, giải phẩu lừng danh thời Đức Phật.
3.2.3. Jetavanàràma (Kỳ Viên tịnh xá)
Tinh xá Kỳ Viên (Jetavanarama), ở Savathi, tinh xá này là trưởng giả Anthapindika (Cấp Cô Độc) hiến cúng mảnh vườn mà ông mua được tử nơi thái tử Kỳ-đà và cây của thái tử Kỳ-đà hiến cúng. Vì vậy, mọi người thường gọi là Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên. Sau đó trưởng giả cho xây cất một số tinh xá đồ sộ với đủ loại phòng ốc, giảng đường, bếp, nhà kho, nhà vệ sinh, chỗ đi dạo, giếng lộ thiên, giếng có nắp, bãi tắm, phòng tắm, hồ… Có thể nói tinh xá Ký Viên là tinh xá lớn nhất thời bây giờ, cũng chính nơi đây Đức Thế Tôn đã an cư 25 mùa hạ và nhiều bài pháp quan trọng được ngài thuyết ở nơi này.
2.2.4. Ghositàràma (Cù Sư La tinh xá)
Tinh sá này tại Kosambi, do trưởng giả Ghosita cùng hai người bạn đồng sự là Kukkuta và Pavariya xây cất. Có lẽ tinh xá này được xây cất lớn nhất và vững bền nhất. Tinh xá này là trú xứ liên tục của chư Tỳ-kheo tới hơn một ngàn năm sau mới bị phá hủy do quân Hung tràn vào xâm chiếm Kosambi. Khi xưa nơi đây cũng là nơi Đức Phật đã thuyế nhiều phần kinh quan trọng.
Ngoài những tinh xá đã nêu trên còn có những tinh xá lớn nhỏ khác rãi rác khắp nơi trên vùng Ấn Độ như Ambapali – Vana , Markathrada ở Vesali; Udambari-Karama ở trên sông Sappini, Kukkutarama, Pavaxikanivana đều ở Kosambi; Nigrodharama (Ni-câu-đà) ở Kapilavatthu; Isipatana (Lộc Uyển) ở Baranasi … Các tinh xá này ngày nay chỉ còn có tên gọi, môt số khác còn lại nền đất cũ, đôi chút vết tích kiến trúc mà các nhà khảo cổ đã ghi lại được dấu tích. Khi xưa chính tại những tinh xá này mà chư tăng được tề tựu bên nhau tu hành. San những tháng an cư kiết hạ nhiều vị đã chứng đạo quả, và cũng chính nơi đó đã xuất thân các bậc thánh xuất chúng đã giáo hóa chúng sanh, đem nhiều lợi lạc cho chư thiên và loài người.
2.3. SỰ HÌNH THÀNH NI ĐOÀN
2.3.1. Tỳ kheo ni đầu tiên
Năm 524 trước Tây lịch . Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, (2000), tr. 271., tức năm thứ sáu sau khi Phật thành đạo, Vua Tịnh Phạn băng hà. Phật bàn với vương tộc đưa Mahanama anh ruột của Tôn giả Anurudha lên làm vua. Thu xếp việc triều chính xong Phật cùng chúng đệ tử đến rừng Nirodha, ngoại thành Kapilavatthu. Bà Pajapati (Ma-ha-Ba-xà-ba-đề) đến cầu xin Phật cho phái nữ được xuất giatu hành, sống đời sống không gia đình. Sau ba lần từ chối lời thỉnh cầu của di mẫu, Phật cùng Tăng chúng trở về Vesaly. Bà đã dẫn 500 thể nữ thuộc dòng họ Sakya, tự cạo bỏ tóc, khoát y vàng đến Vesaly xin được xuất gia. Cuối cùng, do Tôn giả Ananda năn nỉ giúp, Đức Phật mới chấp nhận lời thỉnh cầu của bà và nêu ra “Bát kỉnh pháp”, nội dung nhằm đề cao tính chất cao trọng của Tăng đoàn trong việc hướng dẫn giáo dục Ni đoàn mà suốt đời một Tỳ-kheo ni phải tôn trọng. Như vậy, bà Mahapajapati là đệ tử ni đầu tiên của Đức Phật.
2.3.2. Nội dung “Bát kỉnh pháp”
1. Tỳ-kheo ni phải y chỉ chúng Tỳ-kheo mà cầu thọ giới Cụ túc.
2. Tỳ-kheo ni cứ mỗi nữa tháng phải đến trú sở của chúng Tỳ-kheo mà làm lễ thỉnh thầy giáo thọ.
3. Tỳ-kheo ni mỗi năm một lần kiết họ an cư. Nếu trong vùng khoogn có chúng Tỳ-kheo nào thì tuyệt đối không được phép tự lập kiết hạ riêng.
4. Tỳ-kheo ni không được cử tội hay nói lỗi lầm của Tỳ-kheo. Ngược lại, Tỳ-kheo có quyền nói lỗi lầm của Tỳ-kheo ni.
5. Tỳ-kheo ni nếu lỡ phạm tội Tăng tàng phải tự mình xin sám hối trước hai bộ chúng Tỳ-kheo và tỳ-kheo ni trong kỳ Bố tát gần nhất.
6. Tỳ-kheo ni dù đã thọ giới Cụ túc lâu một trăm năm, nhưng đói với Tỳ-kheo mới thọ giới vẫn phải cung kính đảnh lễ chắp tay vái chào.
7. Tỳ-kheo ni sau mùa an cư phải đến trước tỳ-kheo xin chỉ những việc bất xứng ý của mình, bất luận việc ấy đã được hoặc mắt thấy, tai nghe hay ngờ vực.
8. Tỳ-kheop ni có điều gì can hỏi Tỳ-kheo mà nếu vì một cớ nào đó tỳ-kheo không đáp, không được hỏi gặn thêm (Luật Tứ Phần: Ni không được phỉ báng Tăng). Cao Hữu Đính, Phật và thánh chúng, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, (PL. 2538 - DL. 1994), tr.82 -83.
Di mẫu Pajapati và nữ giới dòng họ Sakya hoan hỷ chấp nhận tám pháp trên. Từ đó giáo đoàn Tỳ-kheo ni được thành lập do Mahapajapati lãnh đạo và giáo dục cùng với sự hỗ trợ của chư Tăng, sự tổ chức huấn luyện khéo léo của Mahapajapati, Ni đoàn lớn mạnh nhanh chóng. Nhiều Tỳ-kheo ni đắc quả A-la-hán, nhiều vị rất được uy tín đối với quần chúng nhân dân và triều đình. Ta có thể tìm thấy các trường hợp chứng quả và để lại những bài kệ kỳ thú của các vị trong bộ Therigatha (Trưởng lão Ni kệ).
3. GIỚI LUẬT VÀ SINH HOẠT CỦA TĂNG GIÀ
3.1. SỰ HÌNH THÀNH GIỚI BỔN PÀTIMOKKHA
Tăng đoàn mỗi ngày một đông nhưng hầu hết đều thánh thiện. Mãi đến năm thứ mười ba, trong giáo hội có Tỳ-kheo Tu-đề-na mất phạm hạnh, Đức Phật mới chế giới để làm thành trì bảo vệ tư cách của chúng tăng. Trong tăng đoàn còn có nhóm Lục quần Tỳ-kheo thường làm mất đoàn kết và phạm nhiều lỗi lầm, tùy theo tội nặng nhẹ mà Đức Phật tuần tự chế nên những giới cấm, quy định những điều luật cho đời sống xuất gia. Bộ Pàtimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa) của Tăng gồm 225 hay 227 giới, Ni 311 giới (theo Theravada hay Nam truyền) và Tăng gồm 250 giới, Ni 348 hay 350 giới (theo Màhayàna hay Bắc truyền), 10 giới cho Sa- di và Sa-di- ni (theo Bắc truyền). Như vậy, theo tinh thần giới luật mà Đức Phật đã chế nhằm để ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra gay ảnh hưởng đến nếp sống thanh tịnh của tăng đoàn và cũng để bảo vệ cho từng cá nhân mà bước tiến trên con đường tu tập.
3.2. SINH HOẠT CỦA TĂNG GIÀ
3.2.1. Thời biểu mỗi ngày
Buổi sáng, sau khi kinh hành, Đức Phật và các Tỳ-kheo đi khất thực. Các vị đi khắp các nẽo đường, theo thứ tự từng nhà, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn để nhận thực phẩm cúng dường của các gia chủ. Trong luật định không cho phép các Tỳ-kheo vào thôn xóm quá sớm hay quá muộn chỉ trừ trường hợp có gia chủ thỉnh mời nhưng phải tác bạch với chúng tăng. Các thầy thường dùng thời giờ trước và sau buổi khất thực để ghé vào đau đó thuyết pháp. Khất thực xong, các vị trở về trú xứ hay một nơi nào đó nghỉ chân và dùng bữa ăn độc nhất trong ngày. Sau bữa ăn, các vị thu dọn mọi thứ, nghỉ ngơi một chốc lát tại một gốc cây lớn hay một căn nhà trống để tọa thiền. Gần đến xế chiều, các vị trở lại trú xứ nghe Phật hoặc các Trưởng lão thuyết pháp. Sau thời pháp các vị thường bàn bạc với nhau về giáo lý và kinh nghiệm tu tập. Vào buổi tối, xen giữa từng canh, các vị ngủ rồi lại thức dậy tọa thiền và đi kinh hành. Tính ra, các vị chỉ ngủ khoảng bốn, năm giờ trong một ngày, thời gian còn lại dành cho việc tu tập. Nội dung tu tập bao gồm Giới - Định – Tuệ.
3.2.2. Bố tát (Uposatha)
Bố tát được hiểu như là một buổi lễ tổ chức định kỳ một tháng hai lần vào ngày Hắc nhật (mồng một) và Bạch nhật (ngày rằm), qua đó các Tỳ-kheo tụ hợp lại để đọc những giáo lý chính như: Tứ Đế, Duyên khởi, Vô Ngã…, nhưng về sau khi giới bổn được hình thành thì chư tăng đã tụ họp lại để đọc tụng giới bổn rồi tự xét mình có vi phạm điều gì sám hối. Ngày Bố tát, theo phương thức của Phật chế, là để un đúc cuộc sống tịnh hạnh của chư tăng, xây dựng sự đoàn kết trong cộng đồng Tăng-già, thể hiện rõ tính chất nến tảng của Giới học trong Tam học Giới Định Tuệ.
3.2.3. An cư (Vassavasa)
Mùa an cư của Phật giáo là thời gian để các Tỳ-kheo sống hòa hợp tịnh thú, tu học, thảo luận giáo pháp và thực hành thiền định. Lễ này được áp dụng vào ba tháng mùa mưa, bắt đầu từ ngày trăng tròn tháng Sravana (khoảng vào ngày 15 tháng 5 âm lịch). Trong thời gian này chư tăng hạn chế việ đi lại để tránh dẫm đạp côn trùng và vì tháng mưa việc khất thực cũng khó khăn nên chư tăng trú xứ tại một nơi gia tâm tu học. Dù có an cư sớm hay muộn thì thời gian an cư phải tròn ba tháng. Cũng nhờ có ba tháng an cư này mà nhiều vị đã chứng các thánh quả trong tứ quả Thanh văn.
3.2.4. Tự tứ (Pavàràna)
Tự tứ là buổi lễ được tổ chức vào ngày cuối cùng của mùa an cư kiết hạ. Ngày đó, một Tỳ-kheo thỉnh cầu các vị Tỳ-kheo khác nêu lên những lỗi lầm của mình để mình sám hối trước các vị ấy. Như vậy, là hình thức tập thể phê bình một cá nhân và cá nhân nhận khuyết điểm, tỏ ra sự hối tiếc về những lỗi lầm của mình. Đây là cách sinh hoạt đặc biệt trong cộng đồng Tăng-già thời Đức Phật và mãi đến ngày hôm nay.
3.2.5. Thọ y Ca-thi-na (Kathina)
Việc thọ y ca-thi-na được thực hiện sau ngày Tự tứ, chấm dứt một mùa an cư. Các Tỳ-kheo theo ba tháng an cư, thăng tiến trong đường tu tập, xứng đáng được thọ nhận một y mới là y ca-thi-na, ngoài ba y theo luật định (uất-đa-la-tăng (y thượng), an-đà-hội (y hạ), và tăng-già-lê (y ngoài cùng). Thích Chơn Thiện, Tăng già thời Đức Phật, NXB Tôn giáo, tr.149. Đức Phật dạy, sau mỗi mùa an cư, các Tỳ-kheo nen thọ y ca-thi-na để được năm điều lợi ích:
1. Ngoài ba y, các Tỳ-kheo được cất chứa vải, y quá mười ngày để chuẩn bị dùng vải hay y ấy để may y hay thọ y mới, tức là y ca-thi-na.
2. Không cần phải mang một lúc ba y như luật định.
3. Được phép thọ thực tại nhiều nhà thí chủ, miễn là không quá ngọ.
4. Được thọ thực riêng tứng nhóm từ bốn vị trở lên.
5. Được vào thôn xóm trước hay sau bữa ăn không cần báo trước cho một Tỳ-kheo khác.
Phật chế ra việc thọ y ca-thi-na là để các Tỳ-kheo được thọ nhận năm điều thuận lợi , nhằm nới rộng một số điều luật, chứng tỏ giới luật không phải cứng nhắc. Sđd, tr.150.
Các hình thức và nội dung sinh hoạt có khi mang những nét rườm rà, phức tạp; nhưng nhìn sâu hơn, tất cả biểu hiện một nếp sống bần hàn, thanh tịnh, hòa hợp, tinh cần; vừa là kết quả, vừa là sự chuẩn bị tăng trưởng của Giới, Định, Tuệ để đưa đến giải thoát.
4. THÁNH QUẢ TU CHỨNG CỦA TĂNG GIÀ
4.1. TỨ QUẢ THANH VĂN
Trong xã hội Ấn Độ lúc bây giờ có nhiều tôn giáo nhiều giáo phái nhưng chỉ có các vị để tử Phật thực hành con đường bát chánh đã thật sự có kết quả. Đó là Tứ quả Thanh văn, tùy theo số chi phần kiết sử được đoạn trừ mà hành giả lần lượt chứng đắc các thánh vị.
4.1.1. Tu-đà-hoàn (Sotapatti): Chứng quả này gọi là Tu-đà-hoàn (Sotàpanna) hay Sơ quả, vị đã đoạn trừ ba hạ phần kiết sử: Thân kiến, nghi, giới câm thủ. Quả Tu-đà-hoàn còn được gọi là Nhập lưu (dự vào dòng Thánh) hay Thất lai, có nghĩa là còn tái sanh nhiều nhất là bảy lần nữa để gọt sạch những phiền não trong tâm thức sau đó mới có thể chứng A-la-hán.
4.1.2. Tư-đà-hàm (Sakadagami): Quả này là Tư-đà-hàm (Sakadagamin), hay còn gọi là Nhất lai, vị này đã đoạn trừ được ba hạ phần kiết sử đầu và làm muội lược hai kiết sử tham và sân, sẽ còn một lần sanh tử nữa để tu tập mới chứng quả A-la-hán.
4.1.3. A-na-hàm (Anagami): Chứng quả này được gọi là A-na-hàm (Anagamin), vị này đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham, sân). A-na-hàm còn được gọi là Bất lai, có nghĩa là không còn trở lại cõi người nữa mà tái sanh ở cõi Sắc giới hay Vô sắc giới, từ đó tu hành và đạt quả tối thắng.
4.1.4. A-la-hán (Arahat): Chứng quả này hành giả được gọi là A-la-hán (Arahat), vị đã đoạn trừ hoàn toàn mười kiết sử là năm hạ phần kiết sử nói trên và năm thượng phần kiết sử (hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cử, vô minh), hữu ái: thích hiện hữu, thích cõi Sắc; vô hữu ái: muốn không hiện hữu, muốn ở cõi Vô sắc; mạn: lòng kiêu mạn, chấp thấy có chứng đắc; trạo cử: mối xao động, bối rối; vô minh: còn mê mờ vì do còn năm thượng phần kiết sử ngăn che. Vị A-la-hán còn được gọi là Vô sanh (hay Bất sinh: không còn tái sanh, chấm dứt luân hồi) là sự chứng ngộ rốt ráo, Niết-bàn.
Đức Phật và các vị A-la-hán thường diễn tả sự chấm dứt luân hồi bằng câu cảm hứng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc cần làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống, từ đây không còn trở lại trạng thái này nữa”. Không còn trở lại trạng thái này nữa tức là không còn tái sanh, mà không tái sanh có nghĩa là đã giải thoát, mà giải thoát chính là Niết-bàn.
4.2. TAM MINH – LỤC THÔNG
Đức Phật luôn đề cao các vị A-la-hán. Chính ngài đã nhiều lần tuyên bố rằng A-la-hán là quả vị rốt ráo, tối hậu, giải thoát, tâm thường an lạc, chứng nhập Niết-bàn. Ngài cũng tuyên bố rằng các đệ tử của Ngài có thể có những năng lực lớn như Tam minh, Lục thông … là những thần thông và trí tuệ mà ngài chứng đạt dưới cội Bồ-đề.
4.2.1. Tam minh
Ở Phật thì gọi là Tam đạt, ở A-la-hán gọi là Tam minh Phân viện nghiên cứu Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, 2004, tr. 1112.. Trí pháp rõ ràng phân minh thì gọi là Minh. Còn gọi là Trí minh hoặc Trí chứng minh vì nhận biết mọi sự rõ ràng, phân minh. Tam minh gồm:
- Túc mạnh minh: thấy, biết rõ tất cả khoảng đời quá khứ của mình trong tam giới như sanh ở đâu, làm hạnh nghiệp gì…
- Thiên nhãn minh: thấy, biết được tất cả bản thể của vũ trụ và nguyên nhân cấu tạo của nó.
- Lậu tận minh: biết rõ nguồn gốc của đau khổ và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
4.2.2. Lục thông
Trong đạo Phật, vị hành giả tu hành đắc quả A-la-hán, dút trừ phiền não, giải thoát thì được sáu phép thần thông. Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr.246.
- Thiên nhãn thông: là nhãn lực soi thấy khắp muôn loài trong thế giới bao la hiện tại.
- Thiên nhĩ thông: là nhĩ lực nghe khắp mọi nơi, đủ cả tiếng tăm của con người và các loài khác.
- Tha tâm thông: là tâm lực biết được tâm niệm, sở cầu của người khác.
- Túc mạng thông: là trí lực hat biết các kiếp trước của mình.
- Thần túc thông: Có hai nghĩa: một là được thần thông tự tại như ý muốn, hai là trong giây lát muốn đi đâu liền được như ý muốn, không bị sự vật hữu hình làm chướng ngại.
- Lậu tận thông: là được trí tuệ sáng suốt, không còn bị phiền não trói buột, nghĩa là giải thoát sanh tử. Chỉ có các vị A-la-hán, các vị Độc giác mới chứng được, còn ba quả thánh đầu thì không thể đạt được.
Như vậy, các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni tu hành theo Đức Phật đều có thể đắc được các thánh quả, tùy theo căn cơ và công phu hành trì. Các thánh quả là một minh chứng cho sự tu hành đúng theo chánh pháp chứ không phải chỉ là lời nói xuông . Công phu tu tập phải trải qua sự tinh tấn hành trì thiền quán và sự nổ lực của chính bản thân hành giả thì mới được vậy. Đó là kết quả của sự giáo hóa của Đức Phật và căn cơ của chư vị Tỳ kheo trong tăng đoàn.
KẾT LUẬN
1. Ảnh hưởng của Tăng đoàn đối với tư tưởng bình đẳng giai cấp
Có thể nói sự hình thành Tăng đoàn thời bây giờ đã để lai một tiếng vang cho xã hội Ấn Độ. Với lòng từ bi thương tưởng đến chúng sanh Đức Phật đã không vội vàng nhập Niết-bàn ở lại thế gian hoằng dương chánh pháp. Đức Thế Tôn đã tiếp đô nhiều hạng người từ nhiều giai cấp trong xã hội như giai cấp Sát-đế-lợi, giai cấp Bà-la-môn, cho đến những người cùng đinh trong xã hội. Không ít người thuộc giai cấp thấp kém, hèn hạ, sau khi quy y Phật pháp không chỉ trở thành những nhân cách tiêu biểu được tôn trọng và kính ngưỡng. Những nhân vật đặc biệt như Angulimala, trước kia đã là tên giết người khét tiếng nhưng sau khi trở thành Tỳ-kheo cũng được vua Ba-tư-nặc tôn kính cúng dường. Như Sunita là người quét dọn vệ sinh, Svàti là người thợ chài lưới, Nanda là kẻ chăn bò, Upàli là thợ hớt tóc, Ambapàlì là kỷ nữ, Vimalà là cô gái điếm, Pùrna là con của người đàn bà nô lệ, Chàpa là con người thợ săn, đó là những tấm gương tiêu biểu để nói lên tinh thần bình đẳng giai cấp trong xã hội của đạo Phật.
2. Ảnh hưởng của Tăng đoàn đối với tư tưởng bình đẳng giới tính
Một ảnh hưởng lớn của Tăng đoàn Phật giáo là cuộc cách mạng về giới tính, trong thời điểm đó không biết bao nhiêu quốc gia trên thế giới đã có vô vàn bất công, áp bức, kì thị về giới tính mà nhất là tư tưởng “trọng nam kinh nữ”. Vậy mà Đức Phật đã chấp nhận cho người nữ xuất gia dù biết rằng với thể trạng và tính cách của người nữ rất khó khăn khi phải thực hành đời sống Phạm hạnh. Ngài đã đưa ra Bát Kỉnh Pháp để cho người nữ, vì trong hoàn cảnh ấy người nữ đầu tiên xin xuất gia chính là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề, bà chính là hoàng hậu của vua Tịnh-phạn và là Di mẫu của Phật. Đức Phật không phải vì trọng nam kinh nữ mà đưa ra Bát Kỉnh Pháp mà Ngài đã phương tiện để tránh những rắc rối trong việc truyền bá chánh pháp sau này. Vả lại khi người nữ xuất gia, tu tập thì cũng có thể chứng quả như người nam. Nếu không nhận nữ giới vào Tăng đoàn thì sẽ bỏ qua những vị nữ giới rất giỏi và có khả năng chứng quả A-la-hán.
Một xã hội đầy dãy sự bất công, chúng sanh vô minh và nghiệp chướng mê mờ, nên việc hoằng hóa bao gồm cả việc tạo dựng một xã hội tốt đẹp, những con người đạo đức, với nếp sống lành mạnh, hướng đến chủ trương xây dựng một xã hội lý tưởng theo tinh thần hòa bình, an vui, bất bạo động, không hận thù, đó là sống theo tinh thần tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả đúng theo lời Phật dạy. Lối sống ấy không chỉ áp dụng cho người dân trong xã hội thời Đức Phật mà cho đến tận bây giờ nó vẫn là khuôn vàng thước ngọc lý tưởng cho nhân loại cho mỗi thời kỳ xã hội, nhất là thời đại hôm nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ kinh V, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
2. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Trung Bộ kinh I, II và III, Hoc viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
3. Thích Trí Tịnh dịch, Tăng già thời Đức Phật, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
4. Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, NXB Tôn Giáo, 2002
5. . Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
6. Hòa thượng Thích Trí Quang dịch, Luật Sa Di và Sa Di Ni, 1996.
7. Thích Viên Giác, Phật học cơ bản, NXB Tôn Giáo 2003.
8. Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lich sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
9. Phân viện nghiên cứu Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, 2004.
10. Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
11. Cao Hữu Đính, Phật và thánh chúng, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh
12. Thích Phước Chí, Tài liệu chuyên đề Thành lập Tăng đoàn.
13. Thích Nữ Hương Nhũ, Tài liệu chuyên đề Thành lập Tăng đoàn.
- Tag :
- Thích Pháp Như