Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tư Tưởng Duy Tâm Trong Kinh Lăng-già

Thursday, May 16, 202416:55(View: 955)
Tư Tưởng Duy Tâm Trong Kinh Lăng-già
Tư Tưởng Duy Tâm Trong Kinh Lăng-già 

Thích Nguyên Sĩ

hinh phat 12



1. DẪN NHẬP

Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923) được ghi chép như sau:
Nanjō. 375:
इत्यार्यसद्धर्मलङ्कावतारो नाम महायानसूत्रं सगाथकं समाप्तमिति॥
ityāryasaddharmalaṅkāvatāro nāma mahāyānasūtraṃ sagāthakaṃ samāptamiti ||
(Kết thúc chương chỉnh cú của bản kinh đại thừa tên là Thể nhập chánh pháp Lankā) [1].

Tư tưởng cốt lõi của Kinh Lăng-già chính là đạo lý duy tâm(cittamātra), toàn bộ nội dung của bản kinh tập trung vào việc giải thích ý nghĩa của tâm và duy tâmđồng thời trình bày, phê phán mọi vấn đề của Phật giáo và ngoài Phật giáo dưới ánh sáng của tư tưởng này. Kinh vận dụng nguyên lý duyên khởi để xem xét các vấn đề trong cuộc sống của thế gian và xuất thế gian, qua hệ thống nhận thức gọi là tâm-ý-thức (cittamanovijñāna). Đây là giáo lý căn bản của trường phái Du-già (yogācāravāda) thể hiện qua năm yếu tố của nhận thức gồm danh (nāma), tướng (nimitta), biến kế (saṃkalpa), chánh trí (samyajjñāna) và chân như (tathatā).

Kinh Lăng-già một mặt xác định vai trò của nhận thức trong việc hiển thị thông tin về đời sống con người, cũng như duy trì và tiếp diễn dòng tương tục của đời sống ấy qua những hoạt động của nó. Mặt khác, kinh cũng cho thấy khả năng tích cực của nhận thức trong việc tự chuyển hóa mình, tùy thuận với chân như, tức tánh viễn ly danh tướng do nó biểu hiện, bản chất tuyệt đối của mọi pháp duyên khởi, để thể hiện đời sống giải thoát, đem lại an lạc vĩnh viễnlợi ích thánh thiện cho mình và người.

Giáo lý về Duy tâm đúng ra sẽ có hai nội dung chính gồm: tâm là gì và duy tâm là thế nào. Trong phần tâm là gì, sẽ gồm chức năng vận hànhtrạng thái vận hành và lãnh vực vận hành của tám thức. Tuy nhiên vì giới hạn cho phép, vì thế người viết chỉ khảo sát vào ý nghĩa về duy tâm(cittamātra). Ý nghĩa về duy tâm có hai phương diện là phương diện thường nghiệm và phương diện siêu nghiệm.

2.1. PHƯƠNG DIỆN THƯỜNG NGHIỆM
Tâm là một hệ thống phản ảnh thông tin về mọi sự vật tiếp nhận, mà nó còn sử dụng thông tin ấy để tái hiện hình ảnh của sự vật qua nguyên lý duyên sinh. Những gì biểu hiện ở trong tâm đó là danh (nāma) và tướng (nimitta), khi y tha khởi (paratantra-svabhāva) hoạt động cho ra ấn tượng về sự vật; vikalpa hoạt động, tâm dấy lên danh và tướng; bộ ba gồm căn-trần-thức (trisamgati) tạo ra xúc (sparśa) và nó sẽ phát sanh ra nhận thức (tưởng) cùng với tâm lý (thọ) của con người, tức là tướng được kí hiệu bằng một tên gọi (danh). Cấu trúc nhận thức (vikalpa) cho chúng ta biết danh, tướng và sự vật; danh và tướng đó do hệ thống căn-cảnh-thức biểu hiện ra, chính chúng không phải là sự vật.

Vì vậy, những gì được chúng ta gọi là nhận biết chỉ là thông tin biểu hiện ở trong tâm, hệ thốngnhận thức này là sự tập hợp của duyên khởi được biểu hiện ra bằng hai tướng gọi là sở tướng (lakṣya-tướng phần) và năng tướng (lakṣaṇa/vikalpa-kiến phần). Trong đó, những gì được nhận biết gọi là sở tướng và chủ thể nhận biết đối tượng là năng tướng. Ấn tượng về hai phần này chỉ cho đối tượng và chủ thể nhận thức còn riêng về sự vật thì bản thân nó không có hai phần này.

Đức Phật xác định rằng, kiến thức về tồn tại không phải chính bản thân nó tồn tại, tất cả những gì con người nhận biết về tồn tại như một hiện hữu cá biệt (svabhāva) cùng hình tướng và tính chấtcủa nó (lakṣaṇa), chúng chỉ là những ấn tượng tồn tại ảnh hiện trong hệ thống nhận thức, đó là những kiến thức đều do tự tâm biểu hiện. Như vậy, về mặt nhận thức, những gì con người ghi nhậnvề mọi sự vật, chúng chỉ là những thông tin kiến thức về các sự vật ấy, chứ không phải chính bản thân sự vật. Lăng-già xác định ý nghĩa này qua định cú svacittadṛṣyamātrāḥ sarvadharmāḥ (mọi pháp chỉ là cái được tự tâm biểu hiện) và nó chỉ là tâm.

N.62:
svacittadṛśyagocarānabhijñā bāhyacittadṛśyagocarābhiniviṣṭāḥ | te saṃsāragaticakre punar mahāmate caṃkramyante || punar aparaṃ mahāmate anutpannān sarvadharmānatītānāgatapratyutpannās tathāgatā bhāṣante | tat kasya hetoḥ? yaduta svacittadṛśyabhāvābhāvāt sadasator utpattivirahitatvān mahāmate anutpannāḥ sarvabhāvāḥ
“Tham đắm cái ngoại cảnh mà vốn là cảnh giới hiện trong tự tâm, này Đại Huệ! họ lại lăn lóc trong vòng quay của những lối mòn sanh tử. Tham đắm cái ngoại cảnh mà vốn là cảnh giới hiện trong tự tâm. Này Đại Huệ! họ lại lăn lóc trong vòng quay của những lối mòn sanh tử. Lại nữa, Đại Huệ! Chư vị Như lai trong quá khứ hiện tại và vị lai đều nói hết thảy mọi pháp là vô sanh. Tại sao? này Đại Huệ, đó là vì, không có một thể tồn tại nào của những cái do tự tâm biểu hiện, không có một sự phát sinh nào từ có hoặc không, nên hết thảy mọi pháp đều vô sanh” [2].

N.112:
kṛdṛṣṭilakṣaṇapatitāśayānāṃsvacittadṛśyamātrānavadhāriṇāṃ hetupratyayakriyotpattilakṣaṇābhiniviṣṭhānāṃ nivāraṇārthaṃ māyāsvapnasvabhāvalakṣaṇān sarvadharmān deśayāmi| ete bālapṛthagjanāḥ kudṛṣṭilakṣaṇāśayābhiniviṣṭā ātmānaṃ paraṃ ca sarvadharmā yathābhūtāvasthānadarśanādvisaṃvādayiṣyanti | tatra yathābhūtāvasthānadarśanaṃ mahāmate sarvadharmāṇāṃ yaduta svacittadṛśyamātrāvatāraḥ
“Có tâm trí bị đọa lạc trong các hình thức ác kiến, không hiểu chúng chỉ là những sở kiến hiện trong tự tâm, mà chỉ cho họ thấy hình tướng tự tính của hết thảy các pháp đều như huyễn mộng, để họ xa lìa những hình tướng tự tính của sự vật, ngăn chặn họ tham đắm các hình tướng hoạt động và sanh khởi của nhân duyên. Những kẻ phàm phu này một khi tâm trí tham đắm thiết kế các hình tướngbằng ác kiến, họ sẽ vì không thấy được trạng thái chân thật của hết thảy các pháp mà tự lừa dối mình và ngưới khác. Ở đây, này Đại Huệ! Thấy được trạng thái chân thật của hết thảy các pháp tức là hiểu rằng chúng chỉ là những sở kiến hiện trong tự tâm” [3].

Tham chiếu Triṃśikā-v.17 of Vasubandhu:
vijñānapariṇāmo ’yaṃ vikalpo yad vikalpyate |

tena tan nāsti tenedaṃ sarvaṃ vijñaptimātrakam || 17 ||
玄奘 T31n1586_p61a2-3.
是諸識轉變 分別所分別
由此彼皆無 故一切唯識
“Sự chuyển biến của thức này là cấu trúc nhận thức. Cái gì được cấu trúc bởi nó cái đó không có thật, tất cả cái này chỉ là hiển thị của thức”.

Về mặt tái hiện, những hoạt động của tâm khi bị thúc đẩy bởi khát vọng hạnh phúc và sinh tồn theo một ngã kiến do mạt-na thủ trước, chúng sẽ chuyển biến các dữ liệu được lưu trữ trong A-lại-da thành một định mệnh và đường đi của con ngườiCuộc đời là một mô hình do tâm tái hiện, ý nghĩanày được Lăng-già mô tả qua cú nghĩa tribhavacittamātra (ba cõi chỉ là tâm).

N.208:
mama tu mahāmate na nityā nānityā | tat kasya hetoḥ? Yaduta bāhyabhāvānabhyupagamātribhavacittamātropadeśādvicitralakṣaṇānupadeśān na pravartate na nivartate mahābhūtasaṃniveśaviśeṣaḥ | na bhūtabhautikatvādvikalpasya dvidhā pravartate grāhyagrāhakālakṣaṇatā | vikalpasya pravṛttidvayaparijñānādbāhyabhāvābhāvadṛṣṭivigamāt svacittamātrāvabodhādvikalpo (N.209) vikalpābhisaṃskāreṇa pravartate nānabhisaṃskurvataḥ |
“Này Đại Huệ, đối với Như lai, các pháp chẳng phải thường hay vô thường. Tại sao? Vì rằng Như Lai không nắm bắt ngoại cảnhNhư lai dạy ba cõi chỉ là tự tâm, không dạy các thứ hình tướng sai biệt, nên sự sai biệt giữa các hiện tượng của các đại chủng không khởi lên, không biến mất, sự nhận biết rằng chủ thể và đối tượng của cấu trúc nhận thức không khởi lên theo hai phần từ tính chất đại chủng và các sản phẩm do đại chủng tạo ra. Nhờ hiểu rõ hiểu rõ hai phần biểu hiện ấy của cấu trúc nhận thức, nhờ viễn ly cái thấy có không đối với ngoại cảnh, và nhờ giác ngộ trạng thái chỉ là tự tâm, nên cấu trúc nhận thức phát khởi bằng chủ ý cấu trúc, chứ không phải do vô ý” [4].

Tùy theo ý chấp thủ ấn tượng sắc hoặc thọ nào là tự ngã của mình, khối năng lượng tới hạn, được tích lũy trong hệ thống nhận thức qua hoạt động, nó chuyển hiện thành định mệnh tương ứng trong các con đường; và các con đường này thường gọi là ba cõisáu đường hay chín hữu. Kinh Lăng-già mô tả sự chuyển hiện này là tâm hiện thành thân thể tài sản và trú xứ, không những thế, bằng năng lực tái hiện kiến thức, tâm tiếp tục tái hiện những cảnh đời được định hướng bởi sự chấp thủkiến thức về tự ngã của nó, trong dòng lưu chuyển bất tận của vòng quay sanh tử và tử sanh. Nghĩa này được xác định qua định cú dehabhogapratiṣṭhānaṃ cittamātram (thân thểtài sản, và trụ xứ chỉ là tâm).

N. 62:
|dehabhogapratiṣṭhāgatisvabhāvalakṣaṇaṃ mahāmate ālayavijñānaṃ grāhyagrāhakalakṣaṇena pravartamānaṃ bālā utpādasthitibhaṅgadṛṣṭidvayapatitāśayā utpādaṃ sarvabhāvānāṃ sadasator vikalpayanti | 
“Đại Huệ! Thân thể tài sản và trú xứ chính là tự thể và hình tướng ở trong các cõi, hiện hành bởi hình tướng năng thủ và sở thủ của thức A-lại-da. Nhưng các phàm phu, những kẻ có đầu óc bị đọa lạc vào hai mặt của các quan điểm về sanh trú diệt, họ cho nó là sự phát sinh từ tính có hoặc không của tất cả các pháp” [5].

N.70:
samāropāpavādo hi cittamātre na vidyate |
dehabhogapratiṣṭhābhaṃ ye cittaṃ nābhijānate |
samāropāpavādeṣu te caranty avipaścitaḥ || 2.135 ||
“ở trong duy tâm
không hề có sự
áp đặt, bác bỏ.
Những ai mù quáng
không hiểu rõ tâm
là cái hiển hiện
thân thể tài sản,
cũng như trú xứ
họ đi lạc vào
cái sự áp đặt
hoặc sự bác bỏ”//135// [6].

Tham chiếu Triṃśikā-v.2b,3.19 of Vasubandhu:
tatrālayākhyaṃ vijñānaṃ vipākaḥ sarvabījakam || 2 ||

asaṃviditakopādisthānavijñaptikaṃ ca tat |
sadā sparśamanaskāravitsañjñācetanānvitam || 3 ||
karmaṇo vāsanā grāhadvayavāsanayā saha |
kṣīṇe pūrvavipāke ’nyadvipākaṃ janayanti tat || 19 ||
玄奘 T31n1586
初阿頼耶識 異熟一切種 (p_60b4, kệ 2b)
不可知執受 處了常與觸
作意受想思 相應唯捨受 (p_60b5-6, kệ 3)
由諸業習氣 二取習氣倶
前異熟既盡 復生餘異熟 (p_61a10-11, kệ 19)

“Trong đó, dị thục là thức có tên là a-lại-da, nhất thiết chủng (cái chứa hạt giống của tất cả) (2b). Và nó là cái có tiềm năng tiếp nhận và duy trì không thể biết, và liễu biệt xứ không thể biết. Thường tương ưng với xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư (3). Khi dị thục trước diệt mất thì các tập khí của nghiệp cùng với nhị thủ tập khí khiến sinh ra dị thục khác đó” (19).

2.2. PHƯƠNG DIỆN SIÊU NGHIỆM
Lăng-già cho thấy, tâm vốn là pháp duyên sinh mà bản chất thực sự của nó luôn luôn viễn ly mọi ấn tượngngôn ngữ và tâm sở mà nó biểu hiện. Nếu tùy thuận với sự thật này, con người không nhận lầm thông tin là sự vật, biết năng tướng và sở tưởng chỉ là hình ảnh do tự tâm biểu hiện. Nơi đây họ không vướng mắckhông chấp thủ chúng, họ vượt qua mọi tâm hành và ngôn ngữ (ngôn ngữđạo đoạn-tâm hành xứ diệt), để thể nhập vào trạng thái chân thật của tâm. Lăng-già gọi trạng tháinày là Duy tâm (cittamātra), đó là trạng thái của bình yên và sáng suốt, cội nguồn của giải thoát và tuệ giácDuy tâm trong nghĩa này còn được gọi là tâm nhất cảnh tánh (ekāgratā), vô tướngvô phân biệtviên thành thật tánhvô sanhtánh khôngNhư Lai tạng. Nó là trạng thái vô tưởngvắng lặng và sáng suốt của tâm, nền tảng cho đời sống giải thoát. Tự thân thể nhập trạng thái chân thậtnày là siêu thoát khỏi dòng sinh tử của thế gianchứng nghiệm Niết bàn, phát huy tuệ giác, và từ bi.

N.88:
|punar aparaṃ mahāmate svacittadṛśyamātrānusāritvād vividhavicitralakṣaṇabāhyabhāvābhāvād vāgvikalpaḥ paramārthaṃ na vikalpayati |tasmāt tarhi mahāmate vāgvicitravikalparahitena te bhavitavyam || 
“Lại nữa Đại Huệ, vì đệ nhất nghĩa là trạng thái chân thật của các pháp chỉ do tự tâm biểu hiện, trạng thái không có đủ thứ hình tướng sai biệt được xem là những thực thể tồn tại ngoài tâm, nên ngôn ngữ và tư duy không mô tả được đệ nhất nghĩa. Do đó, Đại Huệ! ông nên viễn ly ngôn ngữ và đủ thức tư duy sai biệt” [7].

N.169: kathaṃ hy abhāvo bhāvānāṃ kurute samatāṃ katham || 3.56 ||
yadā cittaṃ na jānāti bāhyamādhyātmikaṃ calam |
tadā tu kurute nāśaṃ samatācittadarśanam || 3.57 ||
punar api mahāmatir āha| yatpunaridamuktaṃ yadā tvālambyamarthaṃ nopalabhate jñānaṃ tadā vijñaptimātravyavasthānaṃ bhavati| vijñapter grahyābhāvād grāhakasya apy agrahaṇam bhavati |
Trạng thái bình đẳng (56)?
Khi nào tự tâm
Không còn nhận thấy
sự xao động nào
trong tâm ngoài cảnh,
bấy giờ nó sẽ
biến sự lắng diệt
trở thành trạng thái
của sự bình đẳng
nội tâm biểu hiện(57) 

Bồ tát Đại Huệ lại hỏi: Đức Thế tôn đã dạy điều này: “Khi trí không nắm bắt đối tượng sở duyên thì nó an trú trong duy thức, vì không có sở thủ của thức nên năng thủ không còn nắm bắt” [8].

Tham chiếu Triṃsikā-v. 28
yadālambanaṃ vijñānaṃ naivopalabhate tadā |

sthitaṃ vijñānamātratve grāhyābhāve tadagrahāt || 28 ||
玄奘 T31n1586_61b14-15.
若時於所縁智都無所得
爾時住唯識 離二取相故
Chỉ khi nào trí không nắm bắt sở duyên, bấy giờ nó trụ trong duy thức tánh, trạng thái không tồn tạisở thủ, vì không còn nhận thức sai lầm về nó. (28)

Đoạn: “yadā tvālambyamarthaṃ nopalabhate jñānaṃ tadā vijñaptimātravyavasthānaṃ bhavati vijñapter grahyābhāvād grāhakasya apy agrahaṇam bhavati” của Lăng-già rất giống tụng triṃsikā 28 Vasubandhu không những về ý nghĩa mà còn cả cách dùng từ.

N. 170:
bhagavān āha| na hi tan mahāmate evamajñānaṃ bhavati | jñānam eva tan mahāmate, nājñānam | na caitatsaṃdhāyoktaṃ mayā| yadā tvālambyamarthaṃ nopalabhate jñānaṃ tadā vijñaptimātravyavasthānaṃ bhavatīti | kiṃ tu svacittadṛśyamātrāvabodhāt sadasator bāhyabhāvābhāvājjñānam apy arthaṃ nopalabhate | tadanupalambhājjñānajñeyayor apravṛttiḥ | vimokṣatrayānugamāj jñānasyāpyanupalabdhiḥ| 
“Đức Thế tôn dạy: Đại Huệ: Cái trí như Như lai đã nói hẳn không thể là sự vô tri. Nó chính là trí tuệchứ không phải sự vô triNhư lai không có ẩn ý gì khi nói điều này: “Khi trí không nắm bắt đối tượng sở duyên thì nó an trú trong duy thức”. Nhưng vì biết rõ đối tượng sở duyên chỉ là sở kiến hiện trong tự tâm, vì không hề có sự thể ấy ở bên ngoài, nên trí cũng không nắm bắt đối tượng cho là có hay không. Nhờ không vin vào nó, nên năng tri và sở tri không phát khởi. Nhờ tùy thuận với ba giải thoát, nên trí tuệ không có sự nắm bắt” [9].

Tham chiếu Triṃsikā-v. 29
acitto ’nupalambho ’sau jñānaṃ lokottaraṃ ca tat |
āśrayasya parāvṛttir dvidhā dauṣṭhulyahānitaḥ || 29 ||
玄奘 T31n1586_61b18-19.
無得不思議是出世間智
捨二麁重故 便證得轉依
Điều này là vô tâm, vô đắc và đó là trí xuất thế gian. Nhờ xả bỏ hai thứ thô trọng, nên có sự chuyển y. (29)

Trên mặt siêu nghiệm thể nhập chân tướng (jātilakṣaṇā) của thức, Lăng-già gọi đây là chuyển y(āsrayaparavṛitti), tức là chuyển trạng thái thác loạn của tâm bị ô nhiễm bởi chướng ngại phiền nãovà sở tri chướngtrở về trạng thái trong sáng chân thật của nó. Nhân tố để khởi động quá trình này chính là mạt-na, tùy thuận chân tướng của tâm, nó không nắm bắt ấn tượng sở duyên hiện trong tự tâm như là thực thể cá biệt tồn tại ngoài tâm. Bấy giờ, cả năng tướng và sở tướng không còn tồn tại, mạt-na hiện chứng trạng thái vô tướng của tâm và được gọi là vô phân biệt trí (nirvikalpajñāna), hay bình đẳng tánh trí (samatājñāna). Nhờ năng lực tịnh hóa và sự định hướng chân thật của vô phân biệt trí, các tập khí ô nhiễm thuộc nhận thức (sở tri) và tâm lý (phiền não) được lưu trữ từ vô thỉ bị loại bỏ, tâm an trú trong trạng thái chân thật của nó mà phát huy trí lực hiển thị ảnh tượng như huyễn của mọi pháp, trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh để đạt đến quả vị Phật.

N.42:
|mahākaruṇopāyakauśalyānābhogagatena mahāmate prayogena sarvasattvamāyāpratibimbasamatayā anārabdhapratyayatayā adhyātmabāhyaviṣayavimuktatayā cittabāhyādarśanatayā animittādhiṣṭhānānugatā anupūrveṇa bhūmikramasamādhiviṣayānugamanatayā traidhātukasvacittatayā adhimuktitaḥ prativibhāvayamānā māyopamasamādhiṃ pratilabhante | 
“Đại Huệ! Khi công hạnh đạt đến mức tự nhiên nhờ thành thạo các phương tiện của đại bi, họ tùy thuận với sự an trú trong vô tướng, bằng trạng thái xem chúng sanh như huyễn, như ảnh, không nắm bắt các duyên, trạng thái thấy ngoại cảnh là tự tâmthanh thoát với các sự kiện ở trong cũng như ngoài tâm, rồi dần dần thấu hiểu một cách xác tín ba cõi chỉ là tự tâm, bằng cách thuận hành cảnh giới thiền định cảnh giới trong từng cấp bậc của các quả vị Bồ-tát và đạt được chánh định như huyễn” [10].

3. LỜI KẾT
Đạo lý duy tâm như được trình bày ở trên cho thấy, Lăng-già không xem tâm là một nguyên tố vật chất hay tinh thần tạo ra vũ trụDuy tâm (cittamātra) là từ viết tắc của hợp từ bahuvrīhi “Duy tự tâmsở kiến (svacittadṛṣyamātra)” nghĩa là, “chỉ là những cái được tự tâm nhìn thấy” hay “chỉ là những cái được biểu hiện trong tự tâm”. Trong đó, ta thấy rằng tự tâm (svacitta) chỉ cho hệ thống nhận thức của mỗi người, gồm ba trạng thái chuyển tướng (pravṛttilakṣaṇa), nghiệp tướng(karmalakṣaṇa), và chân tướng (jatilakṣaṇa); với hai chức năng gồm hiện thức (khyātivijñāna) và phân biệt sự thức (vastuprativikalpavijñāna). Định nghĩa này cho thấy tâm không phải là một tự thể cá biệt (svabhāva), một bản nguyên (prakṛti), linh hồn (pudgala) hay bản ngã (ātman) sinh ra mọi pháp như những người theo thuyết duy tâm tuyệt đối (absolute idealism) đã nhào nặn và tưởng tượng ra.

Như trên đã đề cập, tùy theo ý chấp thủ ấn tượng sắc hoặc thọ nào là tự ngã của mình, khối năng lượng được tích lũy trong hệ thống nhận thức qua hoạt động của nó, chuyển hiện thành định mệnhtương ứng trong các con đường tương ứng gọi là ba cõisáu đường hay chín hữu. Lăng-già mô tảsự chuyển hiện này là tâm hiện thành thân thể tài sản và trú xứ, không những thế, bằng năng lựctái hiện kiến thức, tâm tiếp tục tái hiện những cảnh đời được định hưởng bởi sự chấp thủ kiến thứcvề tự ngã của nó trong dòng lưu chuyển bất tận của sanh tửTùy theo cách thức con người xử lý những gì mà hệ thống nhận thức đã ghi nhận, thì nó sẽ biểu hiện và tác thành cuộc sống như thế đó. Vai trò trong việc định hình cùng tác thành đời sống, được Lăng-già xác định và mô tả rất rõ, những ý nghĩa này được người viết ghi chú và cước dẫn đầy đủ ở các mục trên.

Chú thích:
Tỳ kheo Thích Nguyên Sĩ, Tăng sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, khóa XV, khoa Phật học Sanskrit.
[1] Dẫn theo bản Devanāgarī biên tập bởi Nanjō. Phiên âm ký hiệu la-tinh theo nguồn Sanskrit Buddhist Canon. Bản Việt Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già (1), Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023; tr.599.
[2] Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già (1), Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023; tr.83-84.
[3] Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già (1), Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023; tr.135.
[4] Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già (1), Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023; tr.254.
[5] Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già (1), Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023; tr.84.
[6] Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già (1), Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023; tr.92.
[7] Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già (1), Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023; tr.109.
[8] Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già (1), Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023; tr.205.
[9] Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già (1), Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023; tr.206.
[10] Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già (1), Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023; tr.63.

Tài liệu tham khảo:
The Laṅkāvatārasūtra, edited by Bunyiu Nanjio, 1923, Kyoto (梵文入楞伽經, 南絛文雄校訂, 大谷大學. v. 1).
1. Saddharma-laṅkāvatārasūtra, edited by P.L. Vaidya. — Mithila Insttitute of PostGraduate Studies and Research in Sanskrit Learning, 1963. — (Buddhist Sanskrit texts; no. 3).
2. Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già, Nguyên Giác dịch & lược giải. Nxb. Hồng Đức 2023.
3. Taishō Shinshū Daizōkyō 大正新脩大藏經.
4. https://www2.hf.uio.no/polyglotta/index.php?page=fulltext&vid=236&view=fulltext

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 92)
Pháp Lục hòa là pháp được đức Đạo sư nói ra để dạy cho các đệ tử xuất gia của Ngài lấy đó làm nền tảng căn bản cho nếp sống cộng đồng Tăng đoàn
(View: 131)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha
(View: 125)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người
(View: 212)
Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô.
(View: 168)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh.
(View: 262)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến. Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này.
(View: 216)
Phẩm này tiếng Phạn Sadāparibhūta. Sadā là thường, mọi lúc, mọi thời gian; Paribhūta là không khinh thường.
(View: 280)
Ngày xưa, ở thành Xá-vệ có một vị trưởng giả giàu có, tiền tài châu báu vô lượng. Ông thường thứ tự thỉnh các vị sa-môn đến nhà cúng dường.
(View: 550)
Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa.
(View: 467)
Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ(zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia.
(View: 431)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(View: 444)
Không có một chỗ nào để trụ trong giáo pháp Trung đạo. Tâm không có chỗ trụ thì không tự giải quyết được gì vì không có nơi để tập trung, nắm níu.
(View: 392)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 353)
Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana).
(View: 448)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngụcthiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngụcđịa ngục.
(View: 662)
Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo phápĐức Phật thuyết giảng.
(View: 479)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 464)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 623)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 718)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 556)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 634)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 808)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 794)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 835)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệđức hạnh,
(View: 694)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 1024)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 841)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 803)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 781)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 893)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 799)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 1232)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 835)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 859)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 1130)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 962)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 857)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 930)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 898)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 996)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 1143)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 1228)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 897)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 1000)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 1099)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1362)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 1062)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 1154)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1368)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1219)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1199)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1378)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1521)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1845)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1661)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1564)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1437)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM