Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Danh, Tướng, Vọng Tưởng Phân Biệt, Chánh Trí, Như Như.

Sunday, July 28, 202419:22(View: 360)
Danh, Tướng, Vọng Tưởng Phân Biệt, Chánh Trí, Như Như.

Danh, Tướng, Vọng Tưởng Phân Biệt, Chánh Trí, Như Như.

Nguyễn Thế Đăng


sen vang 1
 

Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệtchánh trínhư như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh, quyển 16 số 672, in 2009).

Bấy giờ đại Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật rằng: 

Bạch Thế Tôn! Xin nói cho con các tướng sai biệt của năm pháp, ba tự tánh, tám thức, hai vô ngã. Con cùng các đại Bồ tát khéo biết chúng rồi, tiệm (dần) tu các địa, đầy đủ các pháp Phật, cho đến quả vị tự chứng của Như Lai

Phật dạy: Hãy nghe kỹ, ta sẽ nói cho ông. Đại Huệ! Năm pháp, ba tự tánh, tám thức, hai vô ngã là: danh, tướng, phân biệtchánh trínhư như.

Nếu người tu hành quán sát pháp này thì nhập vào cảnh giới tự chứng của Như Laixa lìa các kiến thường đoạn, hữu vô… đắc tam muội hiện pháp lạc rất sâu. Đại Huệ! Người phàm phu không biết năm pháp, ba tự tánh, tám thức, hai vô ngã, nơi tâm hiện thấy có ngoại vật mà khởi phân biệtThánh nhân thì không như thế”. 

Sanh tử khổ đau mà người phàm phu đang kinh nghiệm là do “nơi tâm hiện thấy có ngoại vậtmà khởi phân biệt”. Thấy có ngoại vật là có sự phân chia thành đối tượng ngăn cách với chủ thể. Từ đó mà khởi ra vô vàn phân biệt để tạo thành một thực tại phân mảnh, đây là cuộc đờisanh tử.

Trong khi đó, thực tại thì không có sự phân cách giữa chủ thể và đối tượng. Điều này kinh nói là “hai vô ngã”, chủ thể không có ngã và đối tượng không có ngã. Nghĩa là không có chủ thể và đối tượng.

Tám thức là năm thức giác quaný thứcthức mạt na tức là thức chấp ngã, và thức thứ tám là a lại da, tức tạng thức. Do hoạt động phân biệt của tám thức này mà thấy có ra sanh tử.

Vì không biết sự hoạt động của tâm là “duy tâm ảnh hiện”, nên có sự phân cách giữa ta và người, ta với thiên nhiên, ta với thế giới. Kinh Lăng Già nói:

Thân, tài sản, nhà cửa
Đều duy tâm ảnh hiện
Phàm phu không thể biết
Khởi thấy có, thấy không.
Cảnh giới chỉ là tâm
Lìa tâm không thể đắc.

Để biết hoạt động của tâm, phải biết năm pháp, ba tự tánh, tám thức, hai vô ngã. Những cái này sẽ được kinh giảng giải tiếp sau.

Đại Huệ bạch Phật: Do sao không biết mà khởi phân biệt? 

Phật dạy: Phàm phu không biết danh là giả lập, tâm theo đó lưu động, thấy thảy thảy tướng, vọng tưởng tôi và cái của tôi, dính nhiễm với sắc, che chướng thánh trí, khởi tham, sân, si. 

Tạo tác các nghiệp như tằm nhả kén, vọng tưởng tự trói, sa vào các nẻo của biển lớn sanh tử, như bánh xe kéo nước, tuần hoàn không dứt. Không biết các pháp như huyễn, như ảoảnh, như trăng trong nước, do tự tâm hiện, do phân biệt hư vọng mà khởi, lìa chủ thể nắm giữ và đối tượng được nắm giữ cùng sanh trụ diệt, cho rằng từ Tự tại thiênthời gianvi trần, vị thần tối cao mà sanh, theo danh tướng mà trôi lăn”.

Do không biết danh, tướng, vọng tưởngchánh trínhư như, nên khởi phân biệtĐi vào tâm phân biệt là đi vào mê mờ, tạo ra sanh tử. Cho nên cần phải biết cái gì và cơ chế nào tạo ra sanh tử hư vọng.

Danh là tên, để chỉ sự vật, đặc tính và sự hoạt động của sự vật. Danh là giả lập, tạm thời, để chỉ sự vật. Cùng với ý thức phát triển của con người, danh cũng phát triển theo, từ cụ thểbước sang lãnh vực trừu tượng: có và không, hiện hữu và không hiện hữu, hữu hạn và vô hạn…

Tướng là hình tướng, màu sắc, hình dạng, đặc tính, tạo thành cái được gọi là sự vật. Tướng hay sự vật là những cái hợp tạo, do những nguyên nhân (nhân) và điều kiện (duyên) hợp thành, nên không có bản chất, dễ dàng biến đổi, không thường còn. Điều này từ thường dùng trong đạo Phật là duyên khởiduyên sanh.

Danh và tướng chỉ là những sự thật quy ướctương đối (thế đế), là những phương tiện để sống cuộc sống trong thế giới vật chất. Nhưng bằng sự bám nắm, nắm giữ của mình, con người dần dần cho đó là những sự thật tuyệt đốitối hậu (chân đế). Danh thay thế cho sự vật, và tướng là những sự vật cứng đặc, không thay đổi, có bản chất thường còn.

Đưa vào quán sátdanh tướng là không có thực thể, do những nhân duyên tạm thời hòa hợpmà thành, không có bản chất, không có tự tánhvô tự tánh, “do phân biệt hư vọng mà khởi, lìa chủ thể nắm giữ và đối tượng được nắm giữ.”

Suy nghĩ của con người có được là dựa vào danh tướng. Không có danh tướng thì không thể có suy nghĩ. Và danh tướng đã hạn hẹp, phân biệt, chia cắt cho nên suy nghĩ cũng hạn hẹp, phân biệt, chia cắt. Khi đã lọt vào quyền lực của danh tướng thì một câu nói, nói về một điều không thật, cũng có thể làm người ta giận dữ, đưa đến tranh cãi, chiến đấu, chiến tranh. Thế giới trở thành phân mảnh, chia cắt là do hoạt động của ý thức phân mảnh, chia cắt.

Danh tướng tạo ra sự phân biệt trong tâm. “Tâm theo danh tướng mà lưu động, thấy thảy thảy tướng, vọng tưởng ra cái tôi và cái của tôi… khởi tham, sân, si”, như thế là sự chuyển động của thức phân biệt, tạo thành thế giới phân mảnh, chia cắt, xung đột nhau.

Ý thức phân biệt chuyển động mãi như thế, “theo danh tướng mà trôi lăn”, thế giới sanh tử do vậy chẳng bao giờ dứt.

Cho nên để chấm dứt, cắt đứt “dòng tâm theo đó lưu động”, cái tạo ra sanh tử tương tục, “các vọng tưởng tự trói như tằm nhả kén, như bánh xe kéo nước, tuần hoàn không dứt”, thì phải biết rằng chạy theo danh tướng là chạy theo sanh tử khổ đau. Biết thực chất của danh tướng là không có bản chất, không có tự tánh, “như huyễn, như ảo ảnh, như trăng trong nước, do tự tâm hiện”, là con đường thoát ra khỏi mê lầm do mình tự tạo.

Đại Huệ! Trong đó tướng là do thức con mắt thấy, gọi đó là sắc. Do thức tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà có thì gọi là thanh, hương, vị, xúc, pháp. Những cái như vậy ta gọi là tướng. 

Phân biệt là lập ra các danh để biểu thị các tướng, nghĩa là voi, ngựa, xe, đi bộ, nam, nữ… các danh để biểu thị tướng của chúng. Sự như vậy quyết định cho là không thể khác, đó gọi là phân biệt”.

Cái do thức của các giác quan kinh nghiệm, gọi là tướng. Tướng do thức của các giác quankinh nghiệm thì bị giới hạn, vì các giác quan thì giới hạn. Hơn nữa, thức và tướng đều không có bản chất, do hợp tạo, giả hợpduyên sanh nên không có tự tánh.

Trên các tướng bề ngoài khác biệt ấy (nhưng bên trong thì không khác biệt vì không có bản chất) mà lập ra các danh cố định để biểu thị chúng thì gọi là phân biệt. Trong bản dịch đầu tiên kinh này của ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch chữ “phân biệt” này là “vọng tưởng”. Cả hai chữ đều cùng một ý nghĩa.

Phân biệt là phân biệt trên danh tướng vốn không có bản chất nên phân biệt là hư vọng, là vọng tưởng. Và thức hoạt động trên danh tướng hư vọng, nên thức là vọng tưởng.

Thế giới con người đang kinh nghiệm là thế giới của danh tướng do thức dệt thành, nên thế giới ấy là vọng tưởng hư vọng

Chánh trí là quán thấy danh tướng hỗ tương làm khách, thức tâm không khởi, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng sa vào chỗ ngoại đạoNhị thừa, đó gọi là chánh trí

Đại Huệ! Đại Bồ tát dùng chánh trí ấy quán sát danh tướng, chẳng phải hữu chẳng phải vô, xa lìa ác kiến nhị biên tăng giảm. Danh tướng và thức vốn xưa nay không khởi, ta gọi pháp ấy là Như Như”.

Khi quán thấy danh tướng vốn không có bản chấthỗ tương với nhau làm khách thể, khách thể đối tượng này “như huyễn, như ảo ảnh, như trăng trong nước, do tự tâm hiện, do phân biệt hư vọng mà khởi” thì thức tâm không khởi. Thức tâm không khởi tức là chủ thể khôngkhởi. Không có chủ thể và đối tượng (“hai vô ngã”), đây là chánh trí.

Chánh trí là quán thấy không có danh tướng đối tượng, và không có chủ thể thức tâm.

Khi sự quán thấy này của chánh trí thành tựu, thì danh tướng đối tượng và thức chủ thể “vốn xưa nay không khởi, gọi là Như Như”. Danh tướng đối tượng và thức chủ thể vốn xưa naykhông khởi, nghĩa là hai thứ do phân biệt ấy xưa nay chưa từng có. Đây là Như Như hay Chân Như.

Đại Huệ! Đại Bồ tát trụ như như rồi, được ‘vô chiếu hiện cảnh’, lên Hoan Hỷ địa, lìa các nẻo xấu ngoại đạo, vào pháp xuất thếthuần thục pháp tướng, biết tất cả pháp giống như huyễn…, chứng pháp hạnh của tự thánh trí, lìa kiến đoán định, như vậy lần lượt cho đếnPháp vân địa

Đến Pháp vân địa rồi, khai mở đầy đủ các lực tam muội tự tại thần thông mà thành Phật. Thành Như Lai rồi thì vì chúng sanhhiện thân khắp cả như trăng trong nước, tùy theo ưa muốn của chúng sanh mà thuyết pháp. Thân ấy thanh tịnh, lìa tâm, ý, thức, mang giáp thệ nguyện rộng lớn, thành tựu đầy đủ mười nguyện vô tận. Đó gọi là những kết quả có được của đại Bồ tát nhập vào Như Như”.

Khi nhờ chánh tríBồ tát nhập vào và trụ Như Như hay Chân Như. Vị ấy vào sơ địa Hoan Hỷ địa, địa đầu tiên của mười địa Pháp thân Chân Như.

“Vô chiếu hiện cảnh” là không có cảnh được chiếu hiện đối lập với tâm.

Thuần thục với pháp tướng, với thật tướng Như Như như vậy, biết tất cả pháp giống như huyễn như mộng, vị ấy tu bằng chánh trí quán chiếu cái giả là thức biến hiện cảnh danh tướng và cái thật là Như Như. Thấy Như Như thì trụ Như Như, gọi là trụ vào địa. Như thế cái thấy danh tướng càng ngày càng biến mất và cái thấy Như Như chiếm chỗ cho đến lúc hoàn toàn. Cái thấy hư vọng danh tướng càng biến mất thì thế giới sanh tử hư vọng càng biến mất, thế giới thanh tịnh Như Như càng hiện raLần lượt vượt qua các địa, cho đến địa thứ Mười Pháp vân địa. Vượt lên Pháp vân địa là thành Phật. Đây là kết quả của việc nhập vào và an trụ Pháp thân Như Như.

“Thị hiện khắp cả như trăng trong nước, thuyết pháp cho chúng sanh”. Từ Bồ tát Sơ địa lên đến quả vị Phật, không những tu trí huệ thấy các pháp là như huyễn, mà đi cùng trí huệ là đại bi và nguyện hạnh cứu giúp chúng sanhThành Phật là đầy đủ trí huệđại bi và hạnh nguyện.

Trái với niềm tin sai lầm của một số người cho rằng “giải thoát” là yên nghỉ, không làm gì cả. Càng lên các địa cao thì hoạt động cứu giúp chúng sanh càng sâu rộngcho đến thành Phậtthì hoạt động khắp cả, “thị hiện khắp cả như trăng trong nước, thuyết pháp cho chúng sanh”.

Bấy giờ đại Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật rằng: 

Bạch Thế Tôn! Ba tự tánh đều vào trong năm pháp, hay mỗi cái có tướng riêng của nó? 

Phật dạy: Đại Huệ! Ba tự tánh, tám thức, hai vô ngã, đều vào trong năm pháp. Trong đó, danh và tướng là tánh vọng kế, vì y vào tánh duyên khởi và phân biệt tâm và tâm sởđồng thời khởi lên với danh tướng. Tánh duyên khởi là như mặt trời với ánh sáng. Chánh trí như như thì chẳng thể hoại, đó là tánh viên thành thật. 

Đại Huệ! Khi sanh bám nắm với những cái do tự tâm hiện, có tám thứ thức phân biệt khởi lên. Các tướng sai biệt ấy đều không thật, chỉ là tánh vọng kế. Nếu có thể lìa bỏ hai thứ ngã chấpthì trí hai vô ngã tức thời sanh trưởng. 

Đại Huệ! Thanh VănDuyên GiácBồ tátNhư Lai, các địa thứ lớp của tự chứng thánh trí, tất cả Phật pháp đều gồm trong năm pháp này”.

Ba tự tánh là tánh vọng kế, tánh duyên khởi và tánh viên thành thật.

Nói ngắn gọn, tánh vọng kế (vọng: hư vọng, kế: tính toán, phân biệt) là bám vào danh tướngvà phân biệt mà không biết chúng là hư vọngnhư huyễn, như mộng. Tánh duyên khởi là tin rằng các pháp là do duyên khởi, có thật, mà không biết rằng, “danh tướng và thức vốn xưa nay không khởi, gọi là Như Như”. Tánh viên thành thật chính là Như Như.

Càng lên các địa cao hơn thì tánh vọng kế biến mất, tánh duyên khởi trở thành tánh viên thành thật. Toàn bộ vũ trụ trở thành thật tướng Như Như.

Con đường Nhị thừaBồ tát cho đến Như Lai, các địa thứ lớp, cho đến tất cả các pháp môncủa Phật pháp đều gồm trong năm pháp này. Đây là kết luận, năm pháp bao trùm tất cả Phật pháp nghĩa là bao trùm tất cả mọi tông phái. Các tông phái có thể khác nhau ở điểm xuất phát vì nhấn mạnh vào vài điểm khác nhau, nhưng tất cả phải đồng quy về Chánh trí và Như Như.

Lại nữa, Đại Huệ! Trong năm pháp là tướng, danh, phân biệtnhư nhưchánh trí, thì tướng là thấy hình trạng của sắc, thanh… mỗi mỗi khác nhau. Dựa vào các tướng kia mà lập ra danh như cái bình, cái đó là như vậy, không khác, đó gọi là danh. Đặt ra các danh để biểu thị các tướng tâm và tâm sở, đó gọi là phân biệt. Danh kia tướng kia rốt ráo không có gì, chỉ là vọng tâm đắp đổi phân biệtQuán sát như vậy cho đến cái biết diệt mất, đó gọi là như như

Đại Huệ! Tướng như như là chân thật quyết địnhcăn bản rốt ráotự tánh có thể đắc. Ta cùng chư Phật tùy thuận chứng nhập như thật tướng ấy mà khai thị diễn nói. Nếu có thể tùy thuậnhiểu ngộ, lìa đoạn, lìa thường, chẳng sanh phân biệt, nhập vào tự chứng, ra khỏi cảnh giớingoại đạo và Nhị thừa đó gọi là chánh trí

Đại Huệ! Năm pháp, ba tự tánh, tám thức và hai vô ngã, tất cả Phật pháp đều gồm hết trong ấy. Đại Huệ! Trong những pháp ấy ông nên dùng tự trí thiện xảo mà thông đạt và khuyến khích người khác thông đạtThông đạt rồi thì tâm quyết định không chuyển theo người khác”.

Đoạn kinh này tóm tắt lại về năm pháp. Trong đó hai lần nhắc đến “tùy thuận”: chư Phật thì “tùy thuận chứng ngộ”, các hành giả thì “tùy thuận hiểu ngộ”.

Tùy thuận là thiền địnhthiền quán và hạnh để tương ưng với chánh tríThiền địnhthiền quán và hạnh, đó là “dùng tự trí thiện xảo mà thông đạt và khuyến khích người khác thông đạt”. Thông đạt là thấu hiểu, nhập vào “như thật tướng, tướng như như”, đây là trí huệ. “Khuyến khích người khác thông đạt” là đại biCon đường Bồ tát luôn luôn bao gồm trí huệvà đại bi.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nói bài kệ

Năm pháp, ba tự tánh
Cùng với tám thứ thức
Hai loại pháp vô ngã
Gồm khắp hết Đại thừa.
Danh tướng và phân biệt
Gồm trong hai tự tánh
Chánh trí và như như
Tức là viên thành tánh”. 

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 3227)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(View: 2372)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(View: 2346)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(View: 2364)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(View: 2384)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(View: 2606)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(View: 2764)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(View: 2475)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(View: 2545)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(View: 2312)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(View: 2334)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(View: 2835)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(View: 2801)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(View: 5250)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(View: 2992)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(View: 3889)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(View: 2929)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(View: 2433)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(View: 2216)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(View: 3756)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(View: 2825)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(View: 3481)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
(View: 3224)
Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền trôi giữa biển, trong đêm tối. Sự nhỏ nhoi của con thuyền...
(View: 2482)
Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có những thế giới nhiễm ô của chúng sanh? Làm gì để “chuyển biến” thế giới nhiễm ô thành thế giới thanh tịnh?
(View: 3539)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(View: 3093)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(View: 4055)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(View: 3816)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(View: 4567)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(View: 4199)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(View: 4665)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
(View: 2735)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(View: 3971)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(View: 4670)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(View: 4417)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(View: 3273)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(View: 3787)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(View: 3891)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(View: 5048)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(View: 4308)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(View: 5246)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(View: 4539)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(View: 3543)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(View: 4197)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(View: 4347)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(View: 3662)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(View: 4020)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(View: 4879)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(View: 4165)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(View: 2793)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(View: 3015)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(View: 3456)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(View: 3131)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(View: 4998)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(View: 5377)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(View: 3279)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(View: 6220)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(View: 3252)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(View: 3788)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(View: 4865)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant