Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Linh Hồn & Nghiệp Thức, Nghiệp Nào Đi Tái Sanh?

Saturday, October 19, 202418:04(View: 525)
Linh Hồn & Nghiệp Thức, Nghiệp Nào Đi Tái Sanh?

Linh Hồn & Nghiệp Thức, Nghiệp Nào Đi Tái Sanh


Tâm Tịnh 

thien 1



HỎI

Dạ bác ơi, hoan hỉ cho con thắc mắc với : Như 1 người sống hiền hoặc ác ở kiếp này là do nghiệp lực chi phối hay là tập tánh của linh hồn này vốn có ạ, ví dụ như 1 người hiền ở kiếp này thì kiếp sau có hiền như vậy nữa không ạ hay kiếp này sống hiền kiếp sau nghiệp lực lại chi phối thành 1 con ngườikhác ạ, con chưa hiểu rõ, mong bác giảng cho con được hiểu với ạ. Nam Mô A Di Đà Phật.

ĐÁP

Đây là câu hỏi hay, cũng là vấn đề khó biện giải bằng thức tri và tưởng tri của một người học Phật, ngoài trừ Bậc Tuệ Tri Mọi Pháp, Bậc Toàn ThiệnToàn GiácThế Gian GiảiVô Thượng Sỹ, Điệu Ngự, Trượng PhuThiên Nhân Sư, Phật, Thế Tônmới có thể làm cho vấn đề sáng tỏ, làm cho khai thị, làm cho khai ngộ, làm cho minh hiển"như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc... " (Tương Ưng Bà-la-môn). Vì thế, trước thời khắc nhập vô dư niết bànĐức Phật đã ân cần để lại lời di giáo cho bốn chúng đệ tử cùng chư thiên, như đã được ghi lại trong Thánh Điển Pali trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, mà quý Phật tử Chân Chánh nào cũng đều khắc cốt ghi tâm trên con đường tu học"Pháp và luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào điều gì khác.” (Tương Ưng Bộ. 22. Kinh Đại Bát Niết Bàn). Hoặc như chân ngôn trong Tương Ưng Kiến như sau:

Đối với chúng con, bạch Thế Tôncác pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựaLành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy nói cho chúng con ý nghĩa của lời dạy ấy. Sau khi nghe lời dạy của Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì(Tương Ưng Bộ Samyutta Nikàya. Tương Ưng Kiến. I. Phẩm Dự Lưu)

Vì thế, những kiến giải sau đây về những gì con hiền thân hỏi đều dựa vào Lời Phật dạy sẽ giúp con có cái nhìn chân thậtđúng đắn vì thuận theo Diệu Pháp, và không chống trái Như Lai và các Bậc Thánh.

Câu hỏi con có 2 vấn đề 1) Nghiệp lực và tập tánh của linh hồn 2) nghiệp thức nào dẫn đi tái sanh của một người, một hữu tình.

Thứ nhất Đạo Phật không có thuyết về linh hồn mà thuyết về nghiệp, nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp không thiện không ác từ thân khẩu ý, và sự thừa tự nghiệp mà hữu tình làm như được ghi lại trong Trưởng Lão Tăng KệTiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya, Thánh Điển Pali như bốn câu kệ sau:

Người nào làm nghiệp gì,
Nghiệp thiện hay nghiệp ác,
Họ thừa tự nghiệp ấy,
Loại nghiệp họ đang làm.

(Tiểu Bộ KinhTrưởng Lão Tăng Kệ. Chương Hai Kệ. Phẩm hai: Kệ 144. Jotidàra (Thera. 20)

Như vậy, không phải linh hồn. Thế thì, cái gì dẫn đi tái sanh? câu trả lời xác đáng, chính là nghiệp thứcVấn đề này được Đức Phật giảng rất rõ và chi tiết trong Tương Ưng Nhân Duyên, thuộc Tương Ưng Bộ Samyutta Nikàya, mà cụ thể là Định Lý Duyên Khởi trong Thập Nhị Nhân DuyênDo Vô Minh, dẫn đến Hành (ý hành, khẩu hành, thân hành), Hành sanh Thức (còn gọi là Nghiệp Thức). Thức này trong Tương Ưng Nhân Duyên nói cụ thể là thức đi tái sanhđi vào trong bụng mẹ, do duyên Thức mà dẫn đến Danh Sắc (tức là ngũ uẩnDanhlà Thọ Tưởng Hành Thức và Sắc là Sắc thân tứ đại) vv. Như vậy, tất cả Hành từ thân khẩu ý(do Vô Minh làm duyên) được lưu lại trong tạng thức, (nghiệp) thức này dẫn đi tái sanh. Chính vì thế, Phật và chư Thánh dạy: chúng sanh thừa tự nghiệp (thiện hay ác, không thiện không ác từ thân khẩu ý sanh ra), la duyên dẫn đi tái sanh.

Vấn đề thứ hai nghiệp nào đi tái sanh, nghiệp thiện hay nghiệp ác, nghiệp không thiện không ác hay cả ba loại nghiệp này, nghiệp trong hiện tại hay nghiệp của các kiếp trước, hoặc cả nghiệp hiện tại và nghiệp kiếp trước (tất cả đều lưu lại trong tạng thức, sau khi xả bỏ sắc thân), thức dẫn đi tái sanh. Thức nào dẫn đi tái sanh, thì không ai biết, không thể nghĩ bàn ngoại trừ Đức Phật mới biết rõ. Điều này đã được Thế Tôn xác quyết trong Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp có 04 điều không thể nghĩ bàn, nếu ai bàn luận sẽ đưa đến cuồng loạn và thống khổ., như Phật ngôn dưới dây: Trong bốn điều này có quả dị thục của nghiệp (chẳng hạn một người làm thiện, thời sẽ sanh quả thiện: khi nào sanh quả thiện thì không thể hý luậnđược, quả thiện trổ ra như thế nào, không ai biết được ngoại trừ Thế TônDị là biến đổiThục là thành thụcthành quả: tức là khi thành quả sẽ có sự thay đổi, biến đổi tùy theonhững nhân duyên (kiếp hiện tại, tương lai, hay quá khứ)

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, gọi các Tỷ kheo: Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn?

Phật giới của các Đức Phật, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Thiền giới của người ngồi thiền, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Tâm tư thế giới, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời người suy nghĩcó thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương IV, phẩm Không hý luận, phần Không thể nghĩ đến được, VNCPHVN ấn hành 1996, tr 706).

Nói về Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp và Thọ sanh của hữu tình với Thiện Nghiệp và Ác Nghiệpmà họ đã làm và thừa tự, Thế Tôn xác quyết trong Trung Bộ Kinh Majjihima Nikàya Kinh số 136 Đại Nghiệp Phận Biệt đại loại có ý ngắn gọn như sau:

Trên đời này có 4 hạng người:

1) Hạng người chuyên làm ác, sinh về cõi ác

2) Hạng người chuyên làm ác, sinh về cõi lành (cõi trờicõi người)

3) Hạng người chuyên làm thiện, sinh về cõi lành (cõi trờicõi người)

4) Hạng người chuyên làm thiện, sinh về cõi ác.

Này Ananda, có bốn loại người này có mặt ở đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này Ananda, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Nhưng ở đây, này Ananda, có người sát sanh,... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thúThiên giới, cõi đời này.

Ở đây, này Ananda, có người từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói ác khẩutừ bỏ nói lời phù phiếmtừ bỏtham dụctừ bỏ sân tâm, có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thúThiên giới, cõi đời này.

Nhưng ở đây, này Ananda, có người từ bỏ sát sanh,... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Tại sao có sự việc trái nghịch như vậy? Chẳng hạn, một người chuyên làm thiện ở kiếp hiện tại, sau khi mạng chung, người ấy sanh về cõi dữ, đọa xứ, địa ngục. Đoạn kinh văn được trích từ Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt cho thấy việc này có lẽ vì nghiệp ác tạo ra đau khổ của người ấy đã được người ấy thực hiện trước đó, hoặc nghiệp ác tạo ra đau khổ của người ấy đã được người ấy thực hiện sau đó, hoặc một tà kiến ​​đã được chấp nhận và chấp chặt ngay lúc lâm chung., nên tái sanh vào ác đạo, như đoạn trích dẫn dưới đây...:

Ở đây, này Ananda, người nào sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thúThiên giới, cõi đời này... Hoặc là một thiện nghiệpđưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm lúc trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giáclạc thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thúThiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Ở đây, này Ananda, người nào từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục... Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm từ trước, hay một ác nghiệpđưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

(Có thể theo link để đọc toàn bộ bài kinh số 136 Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt-Trung Bộ Kinh: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung136.htm).

Như vậy, cận tử nghiệp là phút giây quan trọng, vì cho dẫu người làm thiện cả đời, đến lúc mạng chung mà khởi niệm bất thiện và chấp chặt tà kiến đó, sẽ đưa đến chỗ thọ sanh khônglành; hoặc do nghiệp lực (nghiệp ác được làm từ trước trong đời, hoặc từ những kiếp sống trước đang chờ duyên thành thục) Vì thế, việc có mặt của thiện tri thức trong giây phút lâm chung là rất quan trọng vì trợ duyên cho người sắp mất giữ vững Chánh Kiếnđặc biệt đối với hành giả Tịnh Độ, giữ vững câu Phật hiệu, và niềm tin vững vàng vào sự lai nghinh của A Di Đà Phật về Miền Cực Lạc Tây Phương.

Lưu ý nhân duyên tuyên thuyết đại nghiệp phân biệt của Thế Tôn là vì một du sỹ ngoại đạoPotaliputta đến vấn hỏi tôn giả Samiddhi mà không được tôn giả giải thích rõ ràngĐể ý kỹ, Đức Phật tuyên bố trên thế gian này có 4 loại hạng người (nói chung không phân biệt). Tuy nhiên, đối với Phật tử chân chánh của Thế Tôn, sinh ra từ miệng của Như Lai, do Pháp sanh ra, do Pháp tạo ra, với một niềm tin nhất tâm hướng về Như Lai và Pháp của Như Lai không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ về Như Lai, và Pháp của Như Lai, tin bất độngvào Tam Bảo và ngũ giới trong sạch (thân & khẩu trong sạch), thời sẽ thoát tái sanh về ác đạo, như lời Phật dạy trong Pali Tạng và Hán Tạng.

Có thể theo link sau để tham khảo bài kết tập lời Phật dạy từ tạng kinh Pali sẽ hiểu rõ vấn đềnày, khiến cho những Phật tử nào có niềm tin vững vàng vào Tam Bảo và Ngũ Giới trong sạch (thân, khẩu trong sạch: trí rõ biết thân, khẩu không làm điều ác), thì sẽ vui như hội trăng rằm quanh năm: xem: https://phatgiaonguyenthuy.com/article/nghien-cuu-phat-hoc/thanh-tuu-long-tin-vao-tam-bao-va-ngu-gioi.html

Hoặc với lòng tin chân thật vào Thế Tôn, tin tuyệt đối vào Đại Nguyện Bi Trí viên mãn của A Di Đà PhậtCảnh giới Tây Phương Cực Lạc, và sự lai nghinh của Ngài đối với những hành giả niệm Phật hoặc bất kể ai với bất kỳ căn lành nào với chí tâmchí nguyện sanh vế cõi Ngài, thời sẽ được toại nguyện.. như bài kết tập lời Phật dạy về Mười Lợi Ích Khi Tin Phật Chân Thật từ Pali Tạng cho đến Hán Tạng (trên Website: Viện Nghiên Cứu Phật Học như sau: https://vncphathoc.com/dai-tang-kinh-viet-nam/dai-tang-nam-truyen/muoi-loi-ich-khi-tin-phat-chan-that.html

Hy vọng những chia sẻ ngắn gọn Chánh Pháp của Thé Tôn giúp con nắm bắt được vấn đềmà con hiền thân nghi vấn.

Trong tâm từ

Bác Tiến (Tâm Tịnh)

Nguyện đem công đức này
Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh Cực Lạc Tây Phương

Ps. Bác xin chia sẻ bài Pháp này đến nhiều đạo hữu gần xa, trên các trang Phật giáo nhé con thân.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 2120)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(View: 2453)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(View: 2426)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(View: 2260)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(View: 2104)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(View: 3348)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(View: 2225)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(View: 2211)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(View: 2037)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(View: 2001)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 2314)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(View: 2167)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(View: 2032)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(View: 2129)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(View: 2171)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(View: 2964)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(View: 2157)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(View: 2153)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(View: 2344)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(View: 2466)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(View: 2240)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(View: 2054)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(View: 2258)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(View: 2014)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(View: 2405)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(View: 3263)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(View: 2072)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(View: 2614)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(View: 2302)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(View: 2503)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(View: 2304)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(View: 2666)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(View: 2305)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(View: 2135)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(View: 2463)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(View: 2173)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(View: 2240)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(View: 2036)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(View: 1831)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(View: 1873)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(View: 2249)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(View: 2439)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(View: 2225)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(View: 1481)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(View: 2185)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(View: 1992)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(View: 2284)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(View: 2671)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(View: 2254)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(View: 2010)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(View: 1888)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(View: 2277)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(View: 1689)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(View: 1870)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(View: 1863)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(View: 2341)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(View: 2359)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(View: 4540)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(View: 2484)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM