Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 3: Mớ cỏ Kusa

12 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 14685)
Chương 3: Mớ cỏ Kusa


Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

1.

 

Chương 3


Mớ cỏ Kusa

Tối hôm đó trước khi đi ngủ, Svastika ngồi trước gốc tre ôn lại những gì đã xảy ra trong thời gian mấy tháng được gặp Bụt trong rừng để chiều mai kể lại cho thầy Ananda và chú Rahula nghe. Chú có cảm tưởng chú không có chuyện gì nhiều để kể. Hồi đó chú mười một tuổi. Mẹ chú vừa mất, chú phải chăm sóc ba đứa em. Em gái út của chú là bé Bhima chỉ đựơc có mấy tháng, Bhima không có sữa uống. Hồi đó Svastika đã được ông Rambhul trong xóm giao cho công việc chăn trâu. Hồi đó đàn trâu chỉ có bốn con và một con trâu nghé. Mỗi ngày Svastika đã lén vắt sữa trâu cho em uống. Nó chăm sóc bầy trâu rất cẩn thận vì biết rằng nếu nó không được giữ trâu cho ông Rambhul thì các em nó sẽ đói. Từ ngày ba nó mất, căn nhà chưa lợp lại lần nào. Mái tranh đã nát, hễ trời mưa lớn là nhà dột, và thằng Rupka phải đi lấy mấy cái chậu sành đã mẻ ngoài hiên vào để hứng nước dột. Bé Bala mới có sáu tuổi mà đã phải học nấu cơm, ẵm em và đi nhặt củi ngoài rừng. Có khi nó phải ẵm em ra rừng, để vừa giữ em vừa nhặt củi. Còn nhỏ tuổi nhưng bé Bala đã biết nhồi bột làm bánh Chappati cho cả nhà. Mấy anh em ít khi có đủ tiền để mua bột cà – ri. Có khi lùa trâu về chuồng, đi ngang qua nhà bếp ông Rambhul nghe mùi cà ri bốc lên thơm lừng, Svastika chảy cả nước miếng. Từ ngỳa ba chúng nó mất ít có khi nào chúng nó được ăn bánh chappati cuốn hoặc chấm trong nước ca ri nấu thịt đâu. Áo quàn của đứa nào cũng tơi tả. Svastika chỉ vận có một cái xà rông khi đi chăn trâu. Hôm nào trời lạnh lắm nó mới quấn thêm tam vải màu nâu lên người. Tấm vải đã bạc màu và mốc thếch nhưng nó quý lắm, Svastika phải tìm những nơi có đủ cỏ cho trâu ăn. Nó biết hễ trâu tới nhà mà bụng còn lép là nó sẽ bị ông Ramhul đánh mắng. Một buổi ciều lùa trâu về, Svastika phải gánh theo một gánh cỏ tươi để cho trâu ăn. Đàn trâu ăn cỏ suốt đêm. Vào những hôm có nhiều muỗi, Svastika còn phải đốt lửa in khói để đuổi muỗi cho trâu trước khi ra về. Ông Rambhul trả lương cho nó bằng bạo, bột mì và muối, cứ ba hôm một lần. Có hôm đi chăn trâu về, Svastika đem đươc về cho Bala vài ba con cá mà nó câu được ở bờ rông Neranjara.

Một buổi chều sau khi đã tắm xong cho trâu và đã cắt cỏ được đầy gánh, Svastika định vào rừng ngồi chơi một lát trước khi lùa trâu về chuồng. Để bầy trâu ăn ở cửa rừng. Svastika đi tìm một gốc cây để ngồi tựa lưng. Bỗng dưng nó thấy một người đang ngồi yên lặng dưới gốc một cây pippala thật lớn về phía trước, cách nó chừng hai chục sải tay. Svastika ngạc nhiên đứng lại nhìn. Nó chưa bao giờ thấy có ai ngồi đẹp như vậy. Người ấy ngồi lưng rất thẳng, chân xếp tréo vào nhau, dáng vững chải và hùng mạnh. Mắt người ấy như là đang nhắm lại, và hai tay người ấy đang vào nhau đặt thoải mái phía giữa. Người ấy ăn mặc rất giản dị: một tấm vải màu vàng nhạt một đầu quấn phía dưới và một đầu phủ lên vai. Toàn thân người ấy tỏa chiếu một cái gì vừa thanh thoát, vừa trầm hùng và vừa an bình. Chỉ cần nhìn người ấy người ta cũng đã cảm thấy khỏe khoắn trong mình. Tự nhiên Svastika cảm thấy một thứ tình cảm nẩy sinh trong nó và làm rung động trái tim nó. Nó không hiểu tại sao nó có cảm tình ngay với một người khi mà nó cũng chưa biết người đó là ai. Nó đứng trân trân nhìn ngắm người ấy một hồi lâu, không dám cử động.

Một lát sau người ấy mở mắt. Nhưng người ấy vẫn không trông thấy Svastika. Người ấy dao động thân thể, rồi tháo chân ra để xoa bóp. Rồi người ấy từ từ đứng dậy và bắt đầu đi từng bước chầm chầm. Vì đi về phía bên kia cho nên người ấy vẫn chưa thấy được em bé chăn trâu. Svastika vẫn đứng lặng yên nhìn người ấy đi những bước chân vững chãi, trầm lặng và nhẹ nhàng trên lối mòn của khu rừng. Đi được bảy tám bước người ấy quay trở lại, và người ấy nhận ra sự có mặt của Svastika.

Thấy em bé, người ấy mỉm cười. Nụ cười thật hiền hậu và bao dung. Chưa bao giờ Svastika thấy ai cười với mình như thế. Như bị một sức hút lôi kéo, Svastika chạy về phía người ấy. Nhưng khi còn cách người ấy chừng bốn bước, Svastika ngừng lại. Nó nhớ là nó không được quyền đụng chạm vào những người thuộc giai cấp trên.

Svastika thuộc về giới ngoại cấp, nghĩa là không thuộc giai cấp nào trong bốn giai cấp của xã hội cả. Nó đã từng nghe ba nó nói rằng giai cấp Bà la môn (brahmana) là giai cấp cao quý nhất trong xã hội. Những người trong giai cấp này phần lớn là những giáo sĩ thông hiểu kinh Vệ Đà biết đọc kinh, biết cúng tế, có thể tiếp xúcvới thần linh. Khi Phạm Thiên tạo ra loài người thì Bà la môn được sinh ra từ miệng Ngài. Những người thuộc giai cấp Sát đế lợi (Ksatriya) là những người có quyền bính chính trị và quân sự, họ đã được sinh ra từ hai tay của Phạm Thiên. Những người thuộc giai cấp Phệ xà (Vaisya) là những người trong giới buôn bán, trồng tỉa, chăn nuôi và tiểu công nghệ, họ đã được sinh ra từ bắp đùi của Phạm Thiên. Còn những người thuộc giai cấp Thủ đà (sudra) là những người đã sinh ra từ hai bàn chân của Phạm Thiên. Họ thuộc về giai cấp nghèo nhất, phải làm những nghề cực nhọc mà người trong ba giai cấp trên không làm. Giai cấp ấy là giai cấp thấp nhất rồi mà gia đình Svastika lại thuộc vào một tình trạng thấp kém hơn nữa. Gia đình Svastika ở vào hạng ngoại cấp, nghĩa là không thuộc vào giai cấp nào cả. Nhưng người như Svastika phải làm nhà ở một khu riêng biệt bên ngoài làng. Nghề nghiệp của họ chỉ là những nghề nghiệp thấp kém như đổ phân, đắp đường, nuôi heo, giữ trâu, cày ruộng. Ai sinh ra ở giai cấp nào thì phải chấp nhận hoàn cảnh của mình. Thần linh đã dạy như vạy và kinh điển cũng dạy như vậy.

Những người thuộc giới ngoại cấp như Svastika mà nếu lỡ lầm đụng phải một người thuộc giai cấp cao thì có thể bị trừng phạt nặng. Trong làng Uruvela đã có người bị đánh bầm tím thân thể vì đã lỡ tay đụng nhầm một người Bà la môn. Lỡ tay đụng phải một người Bà la môn hay một người Sác đế lợi tức là làm ô nhiễm người ấy, và người ấy phải về ăn chay, nằm đấtsám hối nhiều tuần lễ mới được trong sạch trở lại. Mỗi khi lùa trâu về chuồng, Svastika phải cẩn thận lắm. Nó không bao giờ dám tới gần một người nào trong cái xã hội caô quý, dù trên đường đi hay là trong sân nhà ông Rambhul. Nhiều lúc Svastika thấy con trâu còn có may mắn hơn mình. Một người Bà la môn có thể đụng tới con trâu mà không bị ô uế, nhưng nếu người ấy đụng nhầm Svastika là ong ta phải về sám hối cả hai ba tuần lễ. Dù mình không đụng người ta mà người ta đụng nhầm minh thì mình cũng có thể bị đánh đập tàn nhẫn.

Hiện đứng trước Svastika là một người thật dễ thương nhưng theo kiểu cách của người đó thì chắc chắn ông ta không phải là người cùng đẳng cấp với Svastika rồi. Nụ cười ông ấy hiền hậu như thế và cái nhìn của người ấy bao dung như thế thì chắc hẳn người ấy sẽ chẳng nở đánh đập Svastika đâu, dù Svastika có lỡ đụng nhầm. Nhưng Svastika nghĩ rằng nếu lỡ đụng nhầm người ấy thì sẽ làm người ấy ô nhiễm, tội nghiệp. Cho nên nó vội ngừng lại khi khoảng cách giữa hai người chỉ còn ba bước. Thấy Svastika không bước tới, người ấy lại bước gần Svastika. Svastika tự khắc lui một bước, để tránh sự đụng chạm. Nhưng người ấy nhanh nhẹn lắm. Chỉ trong một chớp mắt ông ta đã tóm được Svastika. Tay trái người ấy ôm ngang vai Svastika còn tay phải người ấy xoa lên đầu nó. Svastika đứng yên, ngoài má nó, chưa có ai xoa đầu nó một cách âu yếm như thế bao giờ. Tuy nhiên nó vẫn còn sợ

- Em đừng sợ người ấy nói, giọng nhỏ nhẹthân mật.

Svastika rất yên tâm khi nghe người ấy nói. Nó ngửng đầu lên thì lại gặp cái nhìn bao dung và nụ cười hiền hậu của người ấy. Ngập ngừng một lát nó nói:

- Chú dễ thương lắm

Người ấy lấy tay nâng cằm nó lên và nhìn vào mắt nó:

- Em cũng dễ thương lắm. Nhà em ở gần đây phải không?

Svastika không trả lời. Nó nắm lấy bàn tay trái của người đó trong hai bàn tay của nó. Nó hỏi cái câu hỏi đang nằm trong đầu nó:

- Con nắm tay chú như thế này thì chú bị ô nhiễm rồi phải không?

Người ấy cười và lắc đầu:

- Không đâu, em. Em là con người, tôi cũng là con người. Em không làm ô nhiễm tôi đâu. Đừng có nghe lời người ta nói.

Người ấy cầm tay Svastika đi ra phía cửa rừng. Đàn trâu của Svastika còn đó. Gánh ỏ tươi của Svastika cũng còn đó. Người ấy nhìn Svastika hỏi:

- Em chăn những con trâu này phải không? Và đây là gánh cỏ mà em đã cắt cho trâu ăn, phải không? Em tên là gì? Nhà ở gần đây không?

Svastika lễ phép thưa:

- Dạ đây là trâu của con chăn. Bốn con này và con nghé này nữa. Đây là cỏ của con mới cắt. Con tên là Svastika. Nhà con bên kia sông, ở cuối làng Uruvela. Thưa chú, còn chú tên gì, và nhà chú ở đâu, chú nói cho con nghe được không?

Người ấy ôn tồn đáp:

- Được chứ. Chú tên là Siddhatta. Nhà chú ở xa lắm. Hiện giờ chú ở tạm trong rừng này.

- Chú là sa môn, phải không?

Người ấy gật đầu. Svastika biết rằng sa môn là những người tu, thường hay cư trú trong núi.

Hai người mới quen nhau, mới trao đổi với nhau có vài câu chuyện mà Svastika đã có cảm tưởng là mình đã rất thân với người bạn mới này.

Trong làng Uruvela, nó chưa thấy có ai đối xử với nó một cách thân ái như thế hay nói chuyện với nó một cách ôn tồn như thế. Nó cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng lên trong lòng. Nó muốn bày tỏ nỗi hân hoan của nó. Nó nghĩ giá nó có một cái gì để làm quà tặng cho người này thì hay biết bao. Trong túi nó không có một đồng tiền, cũng không có một cục đường phèn, biết lấy gì làm quà tặng. Nhưng Svastika có can đảm nói ra những gì mình đang nghĩ.

- Thưa chú, con muốn tặng chú một món quà, nhưng con không có gì trong người con hết.

Siddhatta nhìn Svastika rồi mỉm cười nói:

- Có chứ, em có một thứ mà nếu em làm quà cho tôi thì tôi thích lắm.

Svastika ngơ ngác:

- Con có gì đâu?

Siddhatta chỉ gánh cỏ:

- Cỏ của em cắt cho trâu ăn mềm và thơm lắm. Nếu em cho tôi vài nắm để tôi trải dưới gốc cây làm nệm ngồi thì tôi sẽ sung sướng biết bao.

Mắt Svastika sáng lên. Nó chạy tới gánh cỏ, cúi xuống ôm lấy một ôm đầy trong hai vòng tay nhỏ. Rồi nó trử về dâng ôm cỏ cho Siddhatta:

- Cỏ Kusa này con mới cắt bên bờ sông. Con xin biếu chú. Lát nữa con sẽ ra bờ sông cắt thêm cho đầy gánh.

Siddhatta chắp tay cung kính nhận bó cỏ từ tay em bé. Ông nói:

- Em rất dễ thương, tôi cám ơn em. Thôi bây giờ em ra bờ sông cắt cỏ thêm cho đầy gánh đi, rồi về kẻo muộn. Chiều mai nếu có dịp em ghé vào rừng thăm tôi nhé.

Bé Svastika cúi đầu chào. Nó đứng đợi cho Siddhatta ôm bó cỏ đi khuất vào rừng rồi mới tới gỡ lưỡi liềm gài trên chiếc đòn xóc đặt nghiêng trên gánh xỏ và bước ra phía bờ sông.

Nó thấy ấm áp trong lòng. Trời đầu mùa Hạ, cỏ Kusa còn non và lưỡi liềm của Svastika còn sắt nên cắt rất ngọt. Chẳng mấy chốc mà Svastika đã cắt được đầy một ôm lớn.

Svastika lùa trâu về. Sông Neranjara có một khúc rất cạn gần đó, Svastika cho trâu lội qua khúc ấy. Con nghé con còn lưu luyến đám cỏ non bên bờ sông, Svastika phải tới lùa nó chạy theo đàn trâu. Gánh cỏ trên vai không có gì là nặng, Svastika lội qua sông cùng một lượt với bầy trâu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 46)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 138)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 165)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 218)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 147)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 199)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 181)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 218)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 232)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 316)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 557)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 421)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 433)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 529)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 717)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 765)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 787)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 797)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 693)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 671)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 681)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 791)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 812)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 906)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 674)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 581)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 679)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 801)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 685)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 690)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 786)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 810)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 793)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 837)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 864)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 851)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1039)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 916)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1577)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1023)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1172)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 920)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1173)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1085)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1081)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1228)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1506)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1937)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1053)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1313)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1059)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 914)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1038)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1074)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1495)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1231)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1252)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 989)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1147)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant