Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 66: Bốn núi bao quanh

12 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 13494)
Chương 66: Bốn núi bao quanh


Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

14.

Chương 66

BỐN NÚI BAO QUANH

Một buổi sáng tinh sương, đại đức Moggallana tìm đến Bụt, hai mắt ướt đẫm, Bụt hỏi duyên cớ. Đại đức thưa:

- Thế Tôn, trong giờ thiền tọa đầu hôm qua, con đã nghĩ đến mẹ của con, và con đã dùng định lực để quán chiếu về nỗi nhớ niềm thương của con đối với mẹ. Con biết là trong thời niên thiếu đã có đôi lần con làm cho mẹ con buồn, nhưng con cũng biết đó không phải là nguyên do của nỗi buồn thấm thía của con. Nỗi buồn thấm thía của con phát sinh từ ý nghĩ là con không làm được gì để giúp mẹ con lúc bà còn sống, và con cũng không làm được gì để giúp mẹ con sau khi bà đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, nghiệp chướng của mẹ con rất nặng. Hồi sinh tiền, bà đã từng tạo ra nhiều ác nghiệp. Con biết rằng bây giờ những ác nghiệp ấy vẫn còn theo đuổitiếp tục làm cho mẹ con khổ đau. Trong giờ thiền định con thấy hình ảnh này, con thấy con đi thăm mẹ con ở một nơi thật tối tăm, ẩm thấp. Mẹ con than đói, bà gầy ốm như một bóng ma. Con lấy cơm trong bình bát dâng lên, mẹ con bốc cơm ăn, nhưng khi mẹ con đưa cơm vào tới miệng thì cơm ấy biến thành than hồng, mẹ con không thể nuốt được, phải nhả ra. Thế Tôn, hình ảnh đó con không thể nào quên được. Con không biết làm cách gì để cho nghiệp chướng của mẹ con được tiêu trừ và thân cho tâm thân của mẹ con được nhẹ nhàng, siêu thoát.

Bụt hỏi:

- Hồi sinh tiền, mẹ của thầy đã tạo những nghiệp ác nào?

- Bạch Thế Tôn, hồi sinh tiền, mẹ con đã không chịu sống theo chánh mạng. Nghề nghiệp của bà buộc bà phải sát hại rất nhiều sinh mạng của các loài hữu tình. Mẹ con lại là người không biết biết tu theo chánh ngữ. Bà đã gây nhiều khổ đau cho kẻ khác vì những lời nói của bà. Bà bứng cây sống, trồng cây chết. Con không dám kể hết chi tiết về những ác nghiệp của bà để Thế Tôn nghe, nhưng quả thật mẹ con đã sống ngược lại với tất cả năm giới quý báuThế Tôn đã dạy. Thế Tôn, nếu con có thể chịu khổ đau thay thế để đổi nghiệp quả của mẹ con, thì con sẵn sàng chấp nhận. Xin Thế Tôn, đem lòng từ bi xót thương mẹ conchỉ bảo cho con.

Bụt nói:

- Moggallana, tôi rất cảm động về tấm lòng hiếu thảo của thầy đối với mẹ. Công ơn cha mẹ như trời như biển: làm con phải luôn luôn nhớ tới công ơn ấy, ngày cũng như đêm. Gặp thời không có Bụt và không có các bậc thánh hiền, phụng sự cha mẹ tức là phụng sự Bụt và các bậc thánh hiền. Moggallana, thầy đã cố gắng để chuyển hóa mẹ thầy khi bà còn sống, thầy lại còn lo lắng để chuyển nghiệp cho mẹ thầy khi bà đã chết, điều đó chứng tỏ thầy là một người rất có hiếu đối với cha mẹ. Tôi rất mừng vì điểm đó.

Moggallana! Điều căn bản nhất mà mình có thể làm để báo hiếu cha mẹ là sống một đời sống đẹp đẽ, hạnh phúcđức hạnh. Như vậy là vừa đền đáp được công ơn sinh dưỡng vừa đền đáp lại kỳ vọng của cha mẹ nơi con cái. Trường hợp của thầy là một trường hợp thành công. Đời sống của thầy là một đời sống có an lạc, có hạnh phúc, có đạo hạnh; đời sống của thầy là một đời sống gương mẫu, thầy đã và đang hóa độ được bao nhiêu người, giúp họ đi về con đường chánh. Nếu đem đời sốngcông đức ấy mà hồi hướngchú nguyện cho mẹ thì chắc chắn hành nghiệp của mẹ thầy sẽ được chuyển biết một cách đáng kể.

Moggallana! Tôi sẽ chỉ cho thầy một phương pháp mầu nhiệm và hữu hiệu để giúp mẹ. Đến ngày tự tứ mãn khóa an cư mùa mưa, thầy nên thỉnh cầu toàn thể đại chúng họp lực chú nguyện cho mẹ thầy. Nên biết trong đại chúng có nhiều vị khất sĩ đạo đứcđức hạnh rất lớn. Nếu thầy phối hợp đạo lựcđức hạnh của thầy với đạo lựcđức hạnh của tất cả các vị ấy thì sức chú nguyện sẽ hùng mạnh vô cùng và nhờ nhân duyên đó, nghiệp chướng của mẹ thầy sẽ tiêu tan và bà sẽ có cơ hội và đi vào con đường chánh pháp.

- Tôi nghĩ là trong đại chúng có thể cũng có những vị có tâm trạng như thầy, vì vậy ta nên tuyên bố điều này ra trong đại chúng. Thầy hãy bàn với thầy Sariputta, để từ nay cứ đến ngày tự tứ thì ta có thể tổ chức một lễ chú nguyện, chú nguyện để hộ niệm cho các bậc cha mẹ đã mất và cả cho những người làm cha mẹ còn sống. Như vậy cũng là để đồng thời giáo dục người trẻ về đạo hiếu đối với cha mẹtổ tiên.

Moggallana! Người đời thường chỉ biết tiếc thương cha mẹ khi cha mẹ đã qua đời. Trong ánh sáng của đạo tỉnh thức, có cha có mẹ là một hạnh phúc lớn. Cha mẹ là những nguồn vui lớn cho con cái. Con cái phải biết trân quý thời gian sống với cha mẹ, được thấy cha mẹ hàng ngày, được đem niềm vui hàng ngày cho cha mẹ.

Ngay trong khi cha mẹ con sống và sau khi cha mẹ quá vãng, những hành động từ ái cần được thể hiện để gây niềm vui cho cha mẹhồi hướng công đức cho cha mẹ. Giúp người nghèo khổ và bệnh tật, thăm viếngủy lạo những người cô đơn, phóng thích tù nhân và những loài vật sắp bị sát hại, chẩn tế, trồng cây ... đều là những hành động phát xuất từ tâm từ bi có thể chuyển đổi được tình trạng hiện tại và gây niềm vui cho cha mẹ. Trong ngày tự tứ của tăng đoàn khất sĩ, chúng ta nên khuyến khích mọi người làm những việc như thế.

Đại đức Moggallana vui mừng lạy ta Bụt.

Chiều hôm ấy, đi thiền hành tới cổng tu viện Trúc Lâm, Bụt thấy xa giá của vua Pasenadi cũng vừa dừng lại trước cổng. Vua đi thăm Bụt. Hai người còn đang đứng ở cổng tu viện để chuyện trò thì có bảy vị du sĩ phái Nigantha đi ngang qua. Họ là những người tu khổ hạnh, lõa hình, tóc và râu không cạo, móng tay móng chân để dài không cắt. Trông thấy họ, vua Pasenadi xin lỗi Bụt và đi ra chào đón các vị du sĩ. Vua lạy xuống cung kính trước bảy vị du sĩ, và nói:

- Thưa các vị cao đức, trẫm là Pasenadi, vua nước Kosala.

Vua lạy và nói ba lần như thế, rồi mời chào họ và trở về với Bụt. Đợi họ đi khuất, vua hỏi:

- Bạch Thế Tôn, theo Thế Tôn thì trong bảy vị du sĩ đó có vị nào chứng quả A la hán chưa? Học có vị nào đang đi trên con đường đến quả vị ấy?

Bụt đáp:

- Đại vương, ngài sống cuộc sống vương giả và thân cận với giới chính trị nhiều hơn giới đạo sĩ nên ngài khó mà biết được ai là người đã giải thoát và ai chưa giải thoát. Đại vưong, gặp gỡ đôi ba lần và nhìn vào bề ngoài của một vị đạo sĩ thì khó mà biết được họ có giác ngộ hay không. Chỉ khi nào ta sống bên họ và có thì giờ nhận xét họ ta mới biết được họ có giải thoát hay không có giải thoát. Đi lâu mới biết đường dài; thân cận lâu ngày với một người, sống vói người ấy trong những hoàn cảnh khó khăn, nghe người ấy nói năng đàm luận ... ta mới thấy được mức độ trí tuệ, đức hạnh và sự chứng đắc của người ấy.

Vua biểu đồng tình vời Bụt:

- Bạch Thế Tôn, con cũng thấy như thế. Mỗi khi con gửi các thám tử đi do thám tình hình các nơi, những người này thường phải hóa trang để cho người ta không nhận ra được họ. Con nhớ là khi những thám tử này về cung trình diện, chính con cũng không nhận ra được họ. Con tưởng họ là những người không quen. Chỉ khi nào họ lột bỏ những đồ hóa trang, đi tắm, rửa mặt và mặc áo quần của chính họ vào thì con mới nhận ra được họ. Thế Tôn! Thế Tôn nói rất đúng. Ta không thể nhận ra được đức hạnh, trí tuệ và sự chứng đắc của một người nếu ta không có được cơ hội để biết về người ấy một cách chín chắn.

Bụt mời vua đi bộ về phía tịnh thất của người.

Vào đến tịnh thất, Bụt bảo thầy Ananda bắc ghế trước sân mời vua ngồi. Sau khi an tọa, vua bạch với Bụt:

- Thế Tôn, con đã bảy mươi tuổi rồi. Con nghĩ là con phải để nhiều thì giờ hơn vào việc tu học của con, Con phải tập ngồi thiềnđi thiền hành nhiều hơn trước. Thế Tôn, công việc triều chính quá bận rộn, nhiều lúc ngồi nghe Bụt giảng mà con cũng ngủ gục. Con lấy làm xấu hổ quá. Bạch Thế Tôn, con lại có cái tật ăn nhiều. Con nhớ có một buổi trưa ăn no quá, tới chùa con buồn ngủ chi lạ. Con ra ngoài sân tu viện đi thiền hành cho bớt buồn ngủ mà cũng vẫn buồn ngủ như thường. Hôm đó con vừa đi vừa ngủ gục, đến nổi gặp Thế Tôn cho nên cũng không thấy, và con đã vấp vào Thế Tôn, Thế Tôn có nhớ việc này không?

Bụt cười:

- Tôi có nhớ, đại vương! Đại vương ăn ít thôi, thì thân tâm sẽ nhẹ nhàng, và công việc chính trị cũng như công phu tu tập cũng sẽ có phẩm chất hơn. Nếu muốn thành công trong việc này, đại vương nên nhờ hoàng hậu Malika hay công chúa Vajiri chăm sóc về thực phẩm hàng ngày cho đại vương, về phẩm cũng như về lượng.

Vua chắp tay lĩnh giáo. Bụt nói:

- Đại vương nên để thêm thì giờ mà lo về sức khỏe và sự tu tập của mình. Bây giờ tuổi đại vương đã cao; nếu không lo tu tập, thì đại vương không còn nhiều thì giờ nữa. Đại vương! Ví dụ có một người hộ vệ thân tín của đại vương từ phương Đông trở về báo cáo với đại vương là có một hòn núi vĩ đại cao gần bằng mặt trời đang tiến dần từ phương Đông tới; và trên đường đi trái núi ấy nghiến nát tất cả những sinh vật nào nó gặp dưới chân. Đại vương đang lo lắng thì một người thân tín của đại vương từ phương Tây về báo cáo rằng từ phương Tây cũng có một trái núi vĩ đại như thế đang tiến tới, rồi những người thân tín của đại vương từ phương Bắc và phương Nam cũng về báo cáo là có hai hòn núi vĩ đại từ các phương trời ấy đang từ từ tiến tới phía đại vương, ngọn núi nào cũng nghiến nát dưới chân mình tất cả những sinh vật trên đường đi.

Đại vương biết là bốn ngọn núi từ bốn phưong đang áp tới và mạng sống của đại vương sẽ không thể kéo dài. Đại vương không còn nhiều thì giờ. Vậy đại vương sẽ làm gì trong tình trạng ấy?

Vua ngẫm nghĩ rồi nhìn vào mặt Bụt:

- Bạch Thế Tôn, trẫm nghĩ trong trường hợp ấy thì chỉ có một việc đáng làm mà thôi. Đó là sống những ngày còn lại thật xứng đáng, thật trầm tĩnh, đúng theo chánh pháp.

Bụt khen:

- Hay lắm, đại vương! Tôi xin nói để đại vương biết: bốn ngọn núi ấy là bốn ngọn núi của sinh lão bệnh tử. Cái già và và cái chết là những ngọn núi vây hãm chúng ta và đang từ từ tiến tới.

Vua chắp tay:

- Bạch Thế Tôn, biết được cái già cái chết đang vây quanh và tiến tới, con nghĩ chỉ có một cách là đem những ngày tháng còn lại để sống theo chánh pháp, sống thật trầm tĩnh, làm tất cả những việc thiện nào có thể làm, và xây dựng cho các thế hệ tương lai.

Vua đứng dậy làm lễ Bụt và ra về.

Mùa mưa năm nay, các đạo sĩBà la môn đủ các giáo phái về Savatthi đông lắm. Các buổi thuyết giảng của họ được tổ chức khắp nơi, và dân chúng thủ đô thỉnh thoảng được mời tới dự những cuộc đàm luận giữa những vị đại diện của các giáo phái. Những chủ thuyết khác nhau có dịp được trình bày. Trong giới môn đệ của Bụt cũng có nhiều vị đi dự những cuộc đàm luận này. Họ về chùa kể cho Bụt và các thầy nghe những điều họ nghe và thấy. Họ nói không có vấn đề siêu hình nào mà các vị đạo sĩ lại không đặt ra, và vị nào cũng tự nhận thuyết của mình là đúng, thuyết của kẻ khác là sai. Ban đầu thì họ chỉ tranh luận nhẹ nhàng, nhưng rốt cuộc phần lớn đều nổi nóng và cuối cùng người ta bắt đầu nói nặng với nhau và lên án nhau bằng những lời lẽ thật cay độc.

Bụt kể cho môn đệ chuyện ngụ ngôn sau đây:

- Ngày xưa có một vua thật ngộ nghĩnh. Ông cho mời những người mù trong xứ đến, những người mù từ khi mới được sinh ra. Vua cho dắt tới một con voi. Vua bảo những người này sờ voi và cho biết con voi như thế nào. Có người sờ chân voi, nói voi giống cái cột nhà. Có người sờ đuôi voi, nói voi giống cái phất trần. Có người sờ tai voi, nói voi giống cái rổ. Có người sờ ngà voi, nói voi giống như một cái cọc. Có người sờ bụng voi, nói voi giống cái bồ chứa thóc. Có người sờ đầu voi, nói voi giống như cái lu nước. Ngồi lại với nhau, những người mù này không ai đồng ý với ai về hình thù của con voi. Họ cãi nhau kịch liệt. Ông vua thấy thế rất lấy làm thích thú.

Các vị, những gì quý vị thấy và nghe chỉ là một phần của sự thật. Nếu ta cho đó là toàn thể sự thật tức là ta bóp méo sự thật. Người tu học phải có tâm khiêm nhượng, biết rằng cái thấy cái hiểu của mình còn nhỏ bé, và mình cần phải nổ lực học hỏithực tập tinh tiến thêm mãi. Người tu học phải có tâm cởi mở, biết rằng nếu cố chấp vào tri kiến hiện tại, cho đó là chân lý tuyệt đối, thì mình sẽ bị kẹt và sẽ đánh mất cơ hội tiếp xúc với chân lý của thực tại mầu nhiệm. Khiêm nhượng và cởi mở là hai điều kiện thiết yếu của sự tiến thủ.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7312)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên.
(Xem: 4493)
Nhà nghiên cứu phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học,
(Xem: 4540)
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô số thế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
(Xem: 7276)
Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó.
(Xem: 2941)
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
(Xem: 12174)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 3974)
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
(Xem: 3787)
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
(Xem: 4172)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(Xem: 3660)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(Xem: 5016)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(Xem: 6634)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 3976)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 4090)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 5309)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 3772)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 4509)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 3532)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 3912)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 4377)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 5378)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 3832)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 3917)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 3850)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 4799)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 4494)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4232)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 3810)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 4611)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4170)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 6076)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 4582)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 4927)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4141)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 4792)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 5638)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 3600)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 4011)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 4572)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 5256)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3123)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 4729)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 4516)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4263)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 4719)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 4477)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 4581)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 7193)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5177)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 4979)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 4568)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 5587)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 5244)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4141)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 5985)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 4699)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 4853)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 5458)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 5597)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 5790)
Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant