Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Gieo Trồng Phước Đức

21 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 21939)
Gieo Trồng Phước Đức

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay

GIEO TRỒNG PHƯỚC ĐỨC
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin


Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng và thật lớn lao, bởi họ vừa phải lo làm lụng nuôi sống bản thân, gia đình, cha mẹ, anh em, vợ con, phải lo đóng góp cho xã hội, lại còn thêm trách nhiệm hộ trì Tam bảo, giúp đỡ chư Tăng, Ni có điều kiện, thời gian học hỏi, tu hành.
blank
MỤC LỤC

Đôi lời tâm sự
Gieo trồng phước đức
Đức Phật làm phước
Đức Phật làm phước độ đệ tử bệnh
Bà già bán cái nghèo
Bố thí tuỳ duyên
Bố thí với tâm thành
Tài thí, nội thí
Nhân quả như hình với bóng
Thực hành pháp thí
Vì pháp quên mình được ngộ đạo
Cúng dường được phước
Bố thí không bị năm nhà cuốn trôi
Phước đức và công đức
Khi công tử chê tiền
Cúng dường chứng quả A-na-hàm
Bố thí cúng dường trong sạch
Chúc mừng không trong sạch
Bố thí Ba la mật
Cúng dường Tam bảo

ĐÔI LỜI TÂM SỰ


Kính thưa các thiện hữu tri thức, các bạn gần xa,

Sau khi vấp ngã và thất bại ê chề với quan niệm sai lầm: chết là hết, không có nhân quả, nghiệp báo, không có đời sau, chúng tôi may mắn có được người mẹ giúp đỡ làm mới lại cuộc đời.

Nhờ nhân duyên từ người mẹ, tôi mới gặp được Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) và Phật pháp đã cứu đời tôi. Nếu khôngTam Bảo thì kiếp sống của tôi trở nên vô dụng, cũng nhờ phúc duyên nhiều đời, nhiều kiếp còn sót lại như rùa mù trăm năm trôi lăn trong biển cả gặp được bọng cây, thật hy hữu và nhiệm mầu. Nếu không gặp Phật pháp thì tôi làm gì có được ngày hôm nay để sẻ chia cùng các bạn một chút trải nghiệm cuộc đời.

Với lòng biết ơn Tam bảo vô hạn, tôi quyết tâm thay đổi cuộc đời. Trong thời gian tu học tại Thiền viện Thiền Chiếu, ân sư đã giúp tôi có cách nhìn khác hơn: mọi việc đều có thể thay đổi, không một cái gì trên thế gian này là bất biến, là cố định cả..

Để làm mới chính mình, tôi phát tâm đi vào đời bằng những việc làm thiết thực qua những chuyến từ thiện tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng… Có lần, sau khi chia sẻ bài pháp thoại ngắn, chúng tôi phát quà cho hai trăm gia đình nghèo. Chúng tôi hết sức khâm phục và quý kính trước tấm lòng nhân ái của một phụ nữ nghèo có sáu đứa con đang chịu đói mấy ngày, ấy thế mà tinh thần cao thượng của bà đã giúp cho một gia đình hàng xóm vượt qua cái chết trong tầm tay.

Chúng tôi đã đến thăm bà mẹ và sáu đứa con ấy, chồng bà bị chết trong cơn lũ lụt, nhà cửa, tài sản bị cuốn trôi hết. Cuộc sống của gia đình hiện đang nhờ vào sự giúp đỡ của chính quyền và của những tấm lòng hảo tâm. Cả bảy mẹ con cùng sống trong túp lều nhỏ chờ cứu trợ, có lúc mấy đứa trẻ run lên bần bật vì đói.

Nhìn những khuôn mặt thiếu ăn, hốc hác, xám xịt, chúng tôi thêm xúc động nghẹn ngào. Người mẹ vui vẻ nhận phần quà từ tay chúng tôi rồi lặng lẽ chia ra làm hai, một phần để lại ở lều, còn phần kia bà nhanh chân mang đến cho một gia đình hàng xóm nào đó. Chỉ trong chốc lát bà quay về với vẻ mặt hớn hở, mãn nguyện bà nói: 

- Nhà con diễm phúc được thầy và phái đoàn đến tận nơi giúp đỡ, tuy nhiên trong làng còn nhiều gia đình rất khó khăn chưa được ai giúp, vì vậy con phải san sẻ cho họ chút đỉnh để qua cơn nguy kịch.

Nghe bà nói đến đây tôi sực nhớ đến câu ca dao:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Đúng là tình làng nghĩa xóm của người Việt Nam tuy đơn sơ nhưng thấm đậm tình người. Một miếng khi đói bằng gói khi no, đang thiếu thốn khó khăn mà mở lòng san sẻ là điều rất đáng quý trong cuộc đời.

Người có tiền dư, bạc hậu đem ra giúp đỡ người khác là chuyện dễ làm, còn người đang thiếu thốn khó khăn, mà sẵn sàng chia sẻ một nửa của mình cho người khác không phải là người tầm thường. Hành động đó chính là người có tâm Bồ-tát cao thượng. Tuy đơn giản như vậy, nhưng không phải người nào cũng làm được. Trong lúc mình đang thiếu thốn, khó khăn, con cái còn đói rách, được quà cứu trợ, đáng lẽ mình hưởng trọn vẹn lại chia sẻ một nửa cho người có cùng cảnh ngộ như mình không phải là chuyện dễ làm.

Chứng kiến cảnh tượng tận mắt như thế, lòng tôi se thắt lại. Đau thương, mất mát, buồn tủi, khổ sầu diễn ra trước mặt làm cho tim tôi đau nhói. Nhớ lại người mẹ của tôi lúc bệnh nặng, tôi về thăm bà mỗi ngày để động viên, an ủi, dù sao gia đình tôi vẫn còn có phước hơn nhiều người trong hoàn cảnh hiện tại.

Cuộc sống vốn có nhiều khía cạnh, buồn, thương, giận, ghét, khổ, vui, được, mất, hơn, thua và biết bao điều khó khăn đang thử thách cuộc sống, bên cạnh biết bao nỗi lo âu, sợ hãi, thất vọng, luôn chiếm đoạt tâm hồn con người. Chúng ta hãy dũng cảm để vượt qua chính mình, không có gì là cố định, không có gì là mãi mãi, ước mơhoài bảo về tương lai con người có thể làm được, chỉ cần ta tự tin, tự so sánh với các bậc vĩ nhân, Bồ tát và chư Phật, ta có thể vượt qua và vươn lên đỉnh cao của con người và sống tốt hơn với mọi người. Cuộc sống này ai cũng ước mơ, mong muốn được trưởng thành để đóng góp một chút gì đó cho gia đìnhtha nhân.

Người mù ước mơ được sáng mắt để thấy sự thật cuộc đời; chú bé mồ côi ước mơ một ngày nào đó được vòng tay âu yếm của mẹ; người thất nghiệp ước mơ có được việc làm và người tàn tật ước mơ được đi lại bình thường như bao người khác… Tóm lại, ai cũng ước mơ được sống trong an vui và hạnh phúc.

Thật ra, cuộc sống không cho ta dễ dàng thực hiện những ước mơ, nếu người đó không có ý chí, lập trường kiên định thì mơ ước cũng chỉ là ước mơ mà thôi. Khi gặp khó khăn, người thiếu niềm tin ở chính mình sẽ gục ngã trước biến động của cuộc đời. Người có nhân cách lớn khi gặp khó khăn chướng ngại sẽ không chùn bước trước hoàn cảnh, họ luôn dũng cảm tìm cách tháo gỡẩn nhẫn chờ đợi với quan niệm sáng suốt: “Tất cả khó khăn chỉ là thử thách đối với con người.”

Ai cũng có ước mơ đáng quý và trân trọng với bao niềm hy vọng vô biên để gây dựng niềm tin cho chính mình. Những khó khăn trở ngại chỉ là thử thách trong cuộc hành trình đến đỉnh cao của niềm vui, an lạchạnh phúc.

Những thất vọng, lo lắng, sợ hãi, bất an, buồn chán luôn đến với người yếu đuối, bạc nhược, phó thác cuộc đời cho số phận. Họ luôn mặc cảm, tự ti, chờ sự trợ giúp của các thần linh hay đấng quyền năng nào đó để rồi suốt đời sống trong hiềm hận và khổ đau. Họ không biết rằng mọi sự nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo ra, không ai có quyền sắp đặt hay định đoạt cuộc sống của mình. Người không đủ niềm tin, tuyệt vọng, trốn chạy cuộc đời bằng cách quyên sinh, bởi họ than oán, trách móc số phận để rồi chịu gục ngã trong các cơn giông tố cuộc đời.

Trong đêm tối của vô minh, chúng ta hãy thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ để vượt qua những khó khăn, bế tắc cuộc đời, đừng để cuộc sống trôi qua một cách vô ích. Ta không mãi đắm chìm trong quá khứthất vọng ở tương lai, mà ta phải sống trọn vẹn ngay tại đây và bây giờ bằng tất cả tấm lòng chân thật với nhiệt huyết làm mới cuộc đời. Mọi việc sẽ không có ý nghĩagiá trị khi ta chấp nhận có số phận an bài, buông xuôi cuộc sống theo dòng đời nghiệt ngã.

Ai cũng có thể làm mới chính mình bằng sự quyết tâm, dũng cảm, ý chí, thì mới có thể biến ước mơ của mình thành sự thật. Như người phụ nữ vừa kể ở trên, đáng để cho chúng ta tôn kính và khâm phục tấm lòng bao dung đầy tình nghĩa, sẵn lòng chia sẻ với người trong lúc mình đang rất thiếu thốn, khó khăn. Chúng ta phải học ở người phụ nữ ấy sự hy sinh cao cả, biết chia sẻ một cách chân thành, không vì mình mà bỏ qua việc làm tốt.

Khác với hành động của bà Thanh Đề trong thời đức Phật còn tại thế, khi bà nhận được bát cơm của tôn giả Mục-kiền-liên, bà che bát cơm để bốc ăn, vì sợ người khác nhìn thấy đến xin. Nghiệt ngã thay, bà vừa bốc cơm đưa vào miệng, cơm bỗng hóa thành lửa, không thể ăn được. Đó là quả báo từ lòng tham lam, ích kỷ, thói quen xấu của bà đã huân tập từ nhiều đời, nhiều kiếp mà bà phải chịu như vậy.

So sánh giữa hai mẫu chuyện xưa và nay để mỗi người chúng ta ý thức trách nhiệm, bổn phận của đời sống con người qua lời Phật dạy, sự sống trên thế gian này từ con người cho đến muôn loài, muôn vật đều phải cưu mang, nương tựa lẫn nhau, không có cái gì tách rời nhau mà có thể tồn tại và phát triển được. Đạo Phât dạy chúng ta phải biết thương yêu cảm thông và chia sẻ nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha.

Chúng ta đừng tự hạ thấp giá trị bản thân mình, mà phải so sánh với người cao thượng, với bậc vĩ nhân hay nhà đạo đức suốt đời vì lợi ích tha nhân. Đừng bao giờ nản lòng thất chí khi ta còn có thể làm được điều gì đó cho đến khi mọi thứ thật sự chấm dứt, không còn hoạt động được nữa. 

Không quá sợ sệt, lo lắng về tương lai, mà ngay trong giờ phút hiện tại, ta phải bình tĩnh, sáng suốt trước mọi vấn đề. Mấy ai trong cuộc đời này không từng nếm trải mùi vị của đau khổ? Khổ đau và hạnh phúc luôn song hành bên nhau, nếu ta biết nắm lấy hạnh phúc thì khổ đau không có mặt. Hãy cố gắng học hỏihành trì theo lời Phật dạy, ta sẽ thành công, đừng sợ phải đối mặt với khó khăn, nghịch cảnh và những điều không được hài lòng, như ý, nó như để ta thử thách, rèn luyện ý chí, sức chịu đựng thêm vững vàngtrưởng thành hơn. Sau cơn mưa trời lại sáng bóng tối sẽ bị xua tan khi trời quang, mưa tạnh dù khi ấy mặt trời vừa mới ló dạng.

Qua nhiều chuyến đi từ thiện vùng sâu, vùng xa, chúng tôi được chứng kiến, mắt thấy tai nghe nhiều sự hy sinh cao thượng để giúp người, cứu đời. Ấn tượng nhất là nghĩa cử cao đẹp của người phụ nữ nghèo, chồng chết trong cơn lũ lụt để lại sáu con thơ dại, đói khát nhiều ngày mà đã không ngần ngại chia sớt nửa phần quà ít ỏi của mình cho người đồng cảnh ngộ. Người sẵn lòng giúp người hoạn nạn, khó khăn trong khi hoàn cảnh của mình cũng khó khăn thiếu thốn, đó là người tốt thực sự. Người tốt thì trong hoàn cảnh nào, dù khó khăn cách mấy, họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cho người hoạn nạn, khốn khổ như mình.

Bồ-tát luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau, chúng ta đừng nên mặc cảm tự ti, phó mặc cuộc sống cho số phận an bày mà vô tình giết chết quãng đời còn lại. Hãy tự mình đứng dậy sau khi vấp ngã, biết mình có lỗi thì cố tâm sám hối, làm mới lại chính mình. Biết sai thì ta sửa sai, bậc Thánh hiền vẫn còn có sai sót huống hồ chúng ta là những phàm phu tục tử, làm sao không có lỗi lầm.

Điều quan trọng là ta có dám buông bỏ các thói quen không tốt để làm mới cuộc đời hay không? Xin thưa, nếu vững lòng tin vào khả năng của mình, không có gì không thể làm được, chỉ sợ ta không can đảm, thiếu nghị lực, chán nản hay thối chí bỏ cuộc nửa chừng mà thôi.

Nơi đây,

Chúng tôi xin ghi lại một vài trải nghiệm trong cuộc đời tu tập của mình. Tuy thành công còn rất nhỏ bé, nhưng chúng tôi mong được chia sẻ với những ai đồng cảnh ngộ.

 Xin chúc các bạn bình tĩnh đối đầu với mọi khó khăn, vượt qua nghịch cảnh để từng bước trở về với thế giới tâm linh của mình.

Kính ghi,

Chùa Giác Ngộ, tháng 12 năm 2008
THÍCH ĐẠT MA PHỔ GIÁC

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15583)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27622)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19667)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15457)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23090)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23372)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17392)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15588)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21710)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 37788)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 21895)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23077)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21175)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28284)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32388)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25016)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34549)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22785)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27540)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31148)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13513)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 24947)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27633)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 20645)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22132)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 26941)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 23988)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21749)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14631)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 22986)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 23879)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 20944)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14087)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19807)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22355)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 13968)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 27898)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22672)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28050)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 10904)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28367)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31417)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26003)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14815)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 27942)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7314)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25205)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20625)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21024)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12159)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11819)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12709)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
(Xem: 26481)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 12974)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
(Xem: 26870)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 31467)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32403)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 12912)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
(Xem: 12059)
Lời dạy của đức Phậtpháp môn phương tiện, chứ không phải là chân lý. Vì vậy, học Phật là học pháp môn để tu tập, để chuyển hóa tâm thức, lời nói...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant