Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

17-Tu trong mọi hoàn cảnh

27 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 11629)
17-Tu trong mọi hoàn cảnh


BƯỚC ÐẦU HỌC PHẬT 

Hòa thượng Thích Thanh Từ
Phật Lịch 2541-1998

Tu trong mọi hoàn cảnh

Có nhiều người nghĩ rằng, tu là phần riêng của những kẻ rảnh rang nhàn hạ, những người thừa của thừa tiền, còn mình làm đầu tắt mặt tối, cơm không đủ no áo không đủ ấm, có thì giờ đâu mà nói chuyện tu. Hoặc có những người nghĩ, tu là việc của những kẻ thiếu phước bần hàn, cô quả, tật nguyền, nhờ tu họ được an ủi bớt khổ, còn ta phước nhiều của lắm, thân quyến đầy đàn, đẹp đẽ sang trọng mà tu làm gì. Lại có người nghĩ, tu là việc của những kẻ tội lỗi ác độc, bởi họ tạo nhiều tội lỗi nên phải tu để chuộc tội, còn tôi hiền lành có làm gì hại ai đâu mà tu. Bởi có những quan niệm này, nên người ta không màng không nghĩ đến tu. Họ đâu biết rằng, mọi chúng ta trong tâm niệm có cả xấu lẫn tốt, nếu thả nổi mặc tình niệm xấu hoành hành, là sống theo bản năng, mất hết tư cách của con người và sẽ gây tội lỗi ngập trời. Ðể hạn chế tâm niệm xấu, khiến nó tiêu mòn, khởi dậy tâm niệm tốt, khiến nó tăng trưởng, đây là việc làm của người tu. Có giảm tâm niệm xấu, tăng tâm niệm tốt, người này mới đủ tư cách con người và làm nhiều việc tốt đẹp với mọi người chung quanh. Thế là, có hoàn cảnh nào mà chẳng nên tu?

Có những người bận lo sinh kế gia đình, tửng bưng sáng đã có mặt ở chợ, đến sẩm tối mới về tới nhà, rồi lo ăn uống giặt giũ cho con cái là tối mò, có rảnh lúc nào đâu mà tu? Nếu bảo những người này phải tụng kinh, phải lần chuỗi niệm Phật, chắc hẳn không thế nào làm được. Nhưng tu ở đây là, bỏ ý nghĩ xấu, nuôi dưỡng ý nghĩ tốt, bỏ lời nói dữ, nói lời nói lành, dừng những hành động ác, tạo những hành động thiện, có mất thì giờ chút nào mà tu không được. Trái lại, chính khi buôn bán làm ăn ấy, chúng taý nghĩ tốt, thốt lời nói lành, có hành động thiện, người khách hàng mến thương, khiến khách mua hàng càng lúc càng đông, việc làm ăn dễ phát đạt. Ví như cô bán hàng có khách đến mua, giá món hàng một ngàn đồng, cô nói một ngàn hai, chờ khách trả một ngàn là cô bán. Song trớ trêu, người khách không trả một ngàn, mà trả ba trăm. Trường hợp này, nếu cô bán hàng không biết tu thì nổi giận quát tháo ầm ĩ, gây ra cuộc cãi vã ồn ào. Ngược lại, cô bán hàng biết tu, chỉ cần cười, nói nhẹ nhàng "trả chưa tới giá, bán không được". Mọi việc êm ái, không ai thiệt thòi gì, mai kia người khách ấy còn có thể đến gian hàng này mua hàng. Trước những cảnh bất như ý, chúng ta biết kềm hãm sự nóng giận, biết lựa lời ôn hòa để đáp, biết giữ thái độ bình tĩnh, là khéo tu. Ở giữa chợ, mỗi ngày sự bất như ý diễn ra liên tục, nên tu hành là điều tối cần cho người sống trong hoàn cảnh này. Vì thế người xưa nói: "Nhất tu thị, nhị tu sơn."

Nếu là người nông phu làm nghề ruộng khi vác cuốc ra đồng, chúng ta nghĩ "cần mẫn làm cho lúa trúng, để có cơm cho gia đình mình ăn, vơi ra giúp đồng bào mình cùng có cơm ăn". Quan niệm ấy là ý nghĩ lành, đó là tu. Thấy thửa ruộng bên cạnh tốt hơn ruộng mình, không có tâm đố kỵ, mà lòng mừng thầm bạn mình được lúa trúng, gia đình ấm no..., mình gắng học hỏi theo cách làm ăn ấy, đây là tâm niệm của người biết tu. Lại, khi làm việc đắp bờ cuốc ruộng, trong tâm vừa nảy ra niệm xấu, ta liền diệt trừ, trong tâm nảy ra niệm tốt, ta liền khơi dậy cho nó tăng trưởng, ấy là tu, một cuốc là một câu niệm Phật, hoặc một cuốc tận kim cang địa ấy là tu.

Là học trò bận việc học hành, công phu tu không hề chướng ngại. Khi cắp sách đi học, em nghĩ "ta cố gắng học cho giỏi, để mai kia giúp cha mẹ khi tuổi già, có tài để góp công mình xây dựng quê hương tốt đẹp hơn", đó là em tu. Thầy giáo, cô giáo nhọc sức giảng dạy bài vở, em lắng nghe và cố học thuộc, vì thương sợ thầy cô buồn, đấy là em biết tu. Bạn bè trong lớp có những trò học giỏi hơn em, em không ganh tỵ, trái lại còn kính phục để bắt chước theo, ấy là tâm niệm người tu. Người tu là người biết phục thiện, mỗi khi có lỗi lầm bị rầy, bị phạt, biết lỗi sửa ngay, không oán hờn trách móc. Có những đứa học hành thua kém và thiếu phương tiện hơn em, em thương mến hướng dẫn và giúp đỡ nó, là em khéo tu. Xã hội ngày mai sáng sủa hơn, tốt đẹp hơn, chính nhờ những mầm non biết tu. 

TU TRONG CẢNH NGHÈO KHÓ

Chúng ta nghèo tiền nghèo của chớ đâu có nghèo ý nghĩ, lời nói, hành động. Chuyển hóa ý nghĩ xấu thành tốt, lời nói dữ thành hiền, hành động ác thành thiện là tu. Việc này đâu đòi có tiền có của, nhàn rỗi mới làm được. Chính trong cuộc sống vất vả nghèo nàn của chúng ta cần thiết phải có nó. Như có người nghèo khó vất vảlòng tốt, lời nói hiền hòa, hành động lương thiện, khiến mọi người thương mến giúp đỡ, nhờ đó mọi khó khăn giảm bớt đi. Ngược lại, nếu ở trong cảnh khó khăn mà ý ngang ngạnh, lời nói hung dữ, hành động bạo ngược, khiến ai nghe thấy cũng ghét cũng lánh xa, nhờ điều gì họ cũng không giúp, thì khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hơn nữa, tâm hồn trong sáng, lời nói hiền hòa, hành động thanh cao, dù chúng ta sống trong cảnh nghèo vẫn thấy êm đềm hạnh phúc. Chồng biết nhường vợ, vợ biết kính chồng, con hiếu thuận cha mẹ, cha mẹ thương yêu con cái, gọi là cuộc sống hạt muối cắn hai, thật là lý tưởng biết bao. 

TU TRONG CẢNH BỆNH HOẠN

Bình thường người ta cho khi bệnh hoạnchướng ngại tu hành, đây cũng là quan niệm sai lầm về việc tu. Nếu thấy tụng kinh, tọa thiền mới là tu, khi bệnh hoạn tụng kinh không nổi, tọa thiền không được, đó là chướng ngại tu. Song tu cốt ngăn ngừa phiền não, chiến thắng vọng tưởng, dù có tụng kinh tọa thiền, không tụng kinh tọa thiền đều tu được. Nếu có người bệnh nặng không đi đứng được, nằm một chỗ, khi ấy nằm nhiếp tâm niệm Phật, niệm chí tử, chẳng buồn nghĩ đến ai, lo việc gì, chỉ một bề niệm Phật thôi. Ðây là tu đại tinh tấn theo pháp môn Tịnh độ, đâu có chướng ngại gì. Hoặc có người bệnh, không niệm Phật mà thích quán chiếu, liền quán thân này thấy nó là gốc khổ đau, là tướng vô thường, là hiện tượng nhớp nhúa, là không có chủ, nương thân bệnh quán chiếu tường tận như vậy, thấy được tướng thật của thân, đây là pháp trí tuệ sẽ gần với Niết-bàn, là tu thiền. Khổ nỗi, người Phật tử bình thường tinh tấn tu hành, gặp lúc bệnh hoạn lại thối chuyển, sanh phiền não với con cháu, đây là việc đáng tiếc. Khi mạnh chúng ta tu, để khi yếu bệnh có đủ đạo lực tiếp tục, vì lúc này là lúc gần với tử thần, là phút chiến đấu cuối cùng, nếu ngang đây mà dừng, mà hướng đi chiều khác, thật là một việc hoài công vô ích. Bởi vậy nên, Phật tử chúng ta phải thấy khi bệnh là cơ hội tốt, dồn hết tâm lực vào sự tu, chuyên tâm không lơi niệm, được vậy là gần với Phật, gần Niết-bàn, mới mong thoát khỏi khổ luân hồi muôn kiếp. 

TU TRONG CẢNH TẠI GIA

Có một số Phật tử nghĩ rằng, ở tại gia phiền rộn khó tu, được xuất gia rảnh rang tu hành mới giải thoát. Quan niệm này cũng không đúng. Nếu thấy tại gia là nhiều việc, vào chùa chắc gì ít việc? Người xưa nói: "Ca-sa vị trước hiềm đa sự, trước dĩ ca-sa sự cánh đa." (Ca-sa chưa mặc than nhiều việc, được mặc ca-sa việc lại nhiều.) Câu này thật là chua chát đối với người tu. Ðây quả là sợ ông táo gặp ông lò, chạy ô mồ mắc ô mả. Chúng ta đâu không nghe quí thầy trụ trì thường than: "Trụ trì làm dâu trăm họ." Thế là ít việc hay nhiều việc, phiền rộn hay rảnh rang. Yếu điểm tu hành là hiểu đạo, vững lòng tin. Ðủ hai điểm này, ở tại gia hay xuất gia đều tu được. Nếu không đủ hai điểm này, dù ở chùa chưa chắc đã tu được. Chúng ta phải khéo linh động trong mọi hoàn cảnh, đừng đòi hỏi phải cảnh thế ấy tu mới được. Sự đòi hỏi đó là cái cớ để chúng ta không tu. Vì có những người không thể tạo được hoàn cảnh như ý. Có những Phật tử nam cũng như nữ, con cái đầy đàn đầy đống mà cứ nằng nặc đòi xuất gia, quăng đại cho người ở nhà làm sao thì làm. Nếu thỏa mãn nguyện vọng, vào chùa một lúc, gặp khi gia đình thiếu thốn, con cái nheo nhóc, nóng lòng rồi gởi ca-sa cho chùa trở về nhà. Ðây là việc làm nông nổi. 

CHỨNG MINH MỌI HOÀN CẢNH ÐỀU TU ÐƯỢC

Ngày xưa, đời Ðường ở Trung Hoa có gia đình ông Bàng Long Uẩn, vẫn làm cư sĩ tại gia, mà tu đến được chỗ sanh tử tự tại. Trong giới học Phật từ trước đến nay vẫn ngưỡng mộ công đức tu hành của gia đình ông. Như trong bài sám tu Tịnh độ đã đọc buổi tối, có câu "in như thiền định họ Bàng thuở xưa..." Ông Bàng Long Uẩn trước theo Nho học, sau nghiên cứu Phật thấy thích thú, ông tìm đến tham vấn các thiền sư. Ban đầu, ông đến hỏi Thiền sư Hy Thiên (Thạch Ðầu): "Người không cùng muôn pháp làm bạn là người gì?" Hy Thiên liền bụm miệng ông. Ngay đây ông được ngộ. Sau ông đến tham vấn Mã Tổ (Ðạo Nhất), cũng đem câu ấy ra hỏi. Mã Tổ bảo: "Ông hớp một ngụm cạn hết sông Tây Giang, ta sẽ vì ông nói." Ông càng tin sâu hơn.

Gia đìng ông, hai ông bà và một con trai, một con gái. Ông cất nhà gần chân núi, mỗi ngày chẻ tre đan sáo, cô con gái gánh ra chợ bán. Sống đạm bạc qua ngày để tu hành. Một hôm, trong nhà cùng ngồi bàn việc đạo, ông nói: "Nan nan nan, thập tạ du ma thọ thượng thang." (Khó khó khó, mười tạ dầu mè trên cây vuốt.) Bà đáp: "Dị dị dị, bách thảo thượng đầu Tổ sư ý." (Dễ dễ dễ, trên đầu trăm cỏ ý Tổ sư.) Cô con gái tên Linh Chiếu đáp: "Dã bất dị, dã bất nan, cơ lai khiết phạn, khốn lai thùy." (Cũng chẳng dễ, cũng chẳng khó, đói đến thì ăn mệt ngủ khò.) Với cái nhìn của ông, thấy sự tu hành thật khó khăn vô kể, giống như người trèo lên cây cao mà bị thoa dầu, trèo lên tuột xuống, không có chỗ để bám. Trái lại, bà thấy việc tu rất dễ, vì nhìn ở đâu cũng thấy ý Tổ sư tràn khắp. Cô Linh Chiếu dung hòa, không nói khó, không nói dễ, khó dễ là hai bên, vượt qua hai bên (nhị kiến) tâm sẽ thanh tịnh thản nhiên, khi ấy chỉ đói đến thì ăn, mệt đến thì ngủ. Câu nói của cô Linh Chiếu dễ bị người sau hiểu lầm, người ta nghĩ rằng tu thiền là đói ăn mệt ngủ, rồi sống theo bản năng, thật là tai họa, chủ yếu cô nói là, khi nào tâm ta không còn mắc kẹt hai bên, khó dễ, tốt xấu, hơn thua, hay dở..., mới đến chỗ đói ăn mệt ngủ.

Lại, ông có làm bài kệ nói sự đoàn tụ của gia đình ông như sau:

Hữu nam bất thú
Hữu nữ bất giá
Ðại gia đoàn biến đầu
Cộng thuyết vô sanh thoại.
Dịch:
Có con trai không cưới vợ
Có con gái không gả chồng
Cả nhà cùng sum họp
Ðồng bàn lời vô sanh.
Về già, một hôm ông lên ngựa giữa ngồi chuẩn bị tịch, bảo Linh Chiếu: "Con ra sân xem đúng ngọ vô cho cha hay." Cô Linh Chiếu ra xem trở vào thưa: "Gần đúng ngọ, mặt trời bị nguyệt thực, cha ra xem." Ông ra sân xem, trở vào, thấy Linh Chiếu lên ngựa giữa ngồi kiết già tịch. Ông nói: "Con gái ta lanh lợi quá!" Lo mai táng Linh Chiếu xong, ông báo tin cho thân hữu hay sắp tịch. Hôm ấy bạn bè tụ hội, ông nằm gối đầu trên đầu gối Châu Mục Công, nhắm mắt thị tịch. Tin này đến bà Long Uẩn, bà ra đồng cho con trai hay, người con trai đang đánh trâu cày ruộng, bà bảo: "Con ơi! Ông già vô tri và con bé ngu si đã bỏ mình đi rồi." Người con trai thưa: "Vậy hở mẹ!" Liền đứng thẳng tịch. Bà nói: "Thằng ngu si này cũng đi nữa." Bà lo mai táng con trai xong, lên núi tịch. Ðây là hiện tượng sanh tử tự tại của gia đình ông Bàng Long Uẩn. Ông Long Uẩn đan sáo, cô Linh Chiếu bán sáo ngoài chợ, con trai ông cuốc cày ngoài ruộng, bà Long Uẩn ở nhà nấu cơm, đều tu hành đắc lực đến sanh tử tự tại. Tại sao chúng ta lại đổ tại hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ, tu không được?

Ðến đời Trần ở Việt Nam, vua Trần Thánh Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ, một ông vua, một ông quan vẫn tu hành đắc lực. Chúng ta ôn lại câu chuyện sau đây. Nhân ngày làm tuần cho Hoàng thái hậu, vua Thánh Tông thỉnh các bậc tôn túc đến dự trai, trong đó có Tuệ Trung Thượng sĩ. Nhà vua yêu cầu các Ngài trình bài kệ ngắn để thấy chỗ kiến giải của các ngài, qua nhiều bài kệ, nhà vua không hài lòng bèn trao giấy bút cho Thượng sĩ. Thượng sĩ viết một mạch:

Kiến giải trình kiến giải
Tợ niết mục tác quái
Niết mục tác quái liễu
Minh minh thường tự tại.
Dịch:
Kiến giải trình kiến giải
Như dụi mắt thấy quái
Dụi mắt thấy quái rồi
Rõ ràng thường tự tại.
Nhà vua đọc xong, liền phê tiếp ở sau:
Minh minh thường tự tại
Diệc niết mục tác quái
Kiến quái bất kiến quái
Kỳ quái tất tự hoại.
Dịch:
Rõ ràng thường tự tại
Cũng dụi mắt thấy quái
Thấy quái chẳng thấy quái
Quái ấy ắt tự hoại. 
Kiến giải của chúng ta không thật, giống như dụi mắt trong hư không có những đốm hoa. Khi con mắt bình thường trở lại thì những đốm hoa không còn. Những đốm hoa mất đi, ấy là con mắt sáng. Tâm chúng ta bị kiến giải che mờ, một khi kiến giải lặng mất, lúc ấy mới là tâm chân thật sáng suốt. Vua Thánh Tông và Thượng sĩ chỗ thấy như nhau, khác nhau chỉ đối ngược ý trước sau mà thôi. Thượng sĩ nói con mắt dụi thấy hoa đốm, khi hết lòa con mắt trước đã sáng rỡ. Thánh Tông nói con mắt trước đã sáng rõ, do dụi nên thấy hoa đốm, chính khi thấy hoa đốm, biết là không thật thì hoa đốm tự mất, trở lại con mắt sáng như trước.

Vua Thánh Tông đau nặng, Thượng sĩ biên thơ hỏi thăm. Vua trả lời bằng hai câu thơ:

Viêm viêm thử khí hạn thông thân
Vị tằng uyển ngã nương sanh khố.
Dịch:
Hừng hực hơi nóng toát mồ hôi
Chiếc khố mẹ sanh chưa từng ướt.
Thượng sĩ bệnh sơ sài, Ngài kê một giường gỗ nằm tại Dưỡng Chân Trang. Ngài nằm nghiêng bên phải theo phép cát tường, mắt nhắm lại, người hầu và thê thiếp khóc rống lên. Ngài mở mắt ngồi dậy, sai lấy nước rửa tay súc miệng, liền quở nhẹ rằng:
"-Sống chết là lẽ thường, buồn thảm luyến tiếc chi, làm não chân tánh ta".
Nói xong, Ngài nằm xuống yên lặng mà tịch.

Một ông vua khi sắp chết, thấy thân tứ đại tan rã đau đớn, song còn một cái chưa bao giờ tan rã, đây là "chiếc khố mẹ sanh". Một ông quan sống trong cảnh thê thiếp tôi tớ đầy nhà, mà vẫn nhẹ nhàng thanh thản ra đi, trước mọi người khóc than luyến tiếc. Nếu vì bận rộn khó tu, ai bận rộn hơn một ông vua, nhất là ông vua vì dân vì nước trước cuộc xâm lăng của phương Bắc. Ai bị ràng buộc hơn một ông quan, có đủ thê thiếp tôi tớ đầy nhà. Những vị này tu được, chúng ta không còn lý do gì thối thác khó tu.

Tóm lại, chúng tacon người chưa có ai toàn hảo, cần phải biết tu để chận đứng những điều xấu dở xuất phát từ ba nghiệp của mình. Ðồng thời chúng ta khéo nuôi dưỡng những hành động tốt đẹp từ thân miệng ý phát ra. Dừng ác nuôi thiện là điều không thể thiếu, nơi con người muốn vươn lên. Khước từ tu hành, là chúng ta khước từ sự tiến bộ, là khước từ mọi đẹp đẽ cao quí, khước từ sự an vui hạnh phúc. Nếu ai quyết chí vươn lên, muốn sống cuộc đời an lạc, muốn gia đình hạnh phúc, muốn xứ sở huy hoàng, tu là chủ yếu thực hiện những điều mong muốn ấy.




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4976)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 4363)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4648)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4695)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5851)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3289)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5254)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2916)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4125)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5278)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4259)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3317)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6356)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5323)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4615)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6226)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 6098)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3880)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 6030)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4635)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4780)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3381)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6271)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4938)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3536)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3463)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5659)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4227)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 5974)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5232)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3662)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3749)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3703)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3524)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5359)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 4001)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4354)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5814)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3118)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3060)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3849)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4846)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3563)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 3032)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4563)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4713)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3428)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 3981)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4720)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3560)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3600)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5124)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4151)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3286)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 2993)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 3032)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3099)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3094)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3466)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 3995)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant