Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

20-Chấp là gốc của đấu tranh

27 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 11440)
20-Chấp là gốc của đấu tranh


BƯỚC ÐẦU HỌC PHẬT 

Hòa thượng Thích Thanh Từ
Phật Lịch 2541-1998

Chấp là gốc của đấu tranh 

Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả. Biết là mình khổ mà không biết cái khổ ấy xuất phát từ nguyên nhân gì. Khi khổ đến, người ta chỉ biết kêu Phật kêu trời than vắn thở dài, cam chịu bất lực. Người học Phật không chấp nhận như vậy, mà phải phăng tìm tận cội rễ thử xem nó phát xuất từ đâu. Không một kết quả nào xảy ra mà không có nguyên nhân. Vậy khổ từ nguyên nhân nào tạo ra? Chính "cố chấp" là nguyên nhân đấu tranh và đau khổ. Hết cố chấp là hết đấu tranh, hết đau khổ. Chúng ta đọc đoạn kinh Phú-lâu-na sau này thì thấy rõ.

ÐẠI Ý KINH PHÚ-LÂU-NA

Thế Tôn ở nước Xá-vệ (Savathi) vườn Thái tử Kỳ-đà (Jetavana) tịnh xá ông Cấp Cô Ðộc (Anathapindika), tôn giả Phú-lâu-na (Punna) đến xin Phật dạy pháp tu tóm gọn để vào rừng tinh tấn tu hành. Phật dạy: Nếu mắt thấy sắc đuổi theo chấp chặtđau khổ. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý duyên pháp đuổi theo chấp chặtđau khổ (xa Niết-bàn). Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng cho đến ý duyên pháp không đuổi theo không chấp chặt là hết đau khổ (gần Niết-bàn). Phật hỏi Phú-lâu-na: Sau khi hiểu rồi, ông đến chỗ nào tu? Phú-lâu-na bạch: Con đến nước Du-na ở phương Tây tu. Phật bảo: Dân xứ ấy hung hăng bạo ngược, họ sẽ mắng nhiếc nhục mạ ông, ông nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện chưa dùng tay đánh đập con. Phật bảo: Chúng dùng tay đánh đập ông, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện không lấy đất đá ném con. Phật bảo: Chúng lấy đất đá ném ông, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: con nghĩ, chúng còn hiền thiện chưa dùng cây, gậy đánh đập con. Phật bảo: Chúng dùng cây, gậy đánh đập ông, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện chưa lấy dao bén đâm chém con. Phật bảo: Chúng lấy dao bén đâm chém ông, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng thật hiền thiện chưa giết con chết. Phật bảo: Chúng giết ông chết, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng thật hiền thiện đã giúp con giải thoát thân ô uế khổ đau này. Phật bảo: Ông nên đến đó độ những người chưa được độ.

Phú-lâu-na đến xứ ấy an cư ba tháng chứng được Tam minh và độ được năm trăm cư sĩ nam, năm trăm cư sĩ nữ.

GIẢI RỘNG PHÁP TU

Mắt thấy sắc đuổi theo chấp chặtđau khổ, tại sao? Vì con mắt chúng ta nhìn sự vật không có cái thấy đồng nhất, do còn thói quen huân tập lâu đời của mỗi người cộng thêm vào trong đó, nên thấy có sai biệt. Thấy sai biệt mà mỗi người đều cho mình thấy đúng sự thật thì sự cãi vã không thể tránh khỏi. Có cãi vã là có buồn khổ, nên chấp chặtđau khổ. Ví như năm cô đi chợ cùng vào hàng vải. Có một loại vải mà nhuộm đủ năm màu, năm cô nhìn qua mỗi cô thích mỗi màu khác nhau. Cô thích màu xanh cho màu xanh là đẹp, cô thích màu hồng cho màu hồng là đẹp... Nếu mỗi cô đều khẳng định màu mình thích là đẹp tuyệt, các màu khác không thể sánh được, sẽ có trận cãi vã nổi lên chăng? Hẳn không tránh khỏi. Cãi vã là nhân giận hờn thù địch, đưa đến kết quả đau khổ. Ai có thể đứng ra phân giải màu nào đẹp hơn màu nào. Chân lý sẽ đi về đâu? Chúng ta khéo biết mỗi người có cái thấy khác nhau, chỉ có cái đẹp riêng của mỗi người, không có cái đẹp chung cho tất cả, thông cảm nhau, đừng cãi vã vô ích, đây là biết sống không gây đau khổ. Nếu thấy sắc liền đuổi theo là nhiễm ái, có nhiễm ái là có bảo thủ. Ái, thủ là nhân sanh tử đau khổ ở đời vị lai. Chính ái thủ cũng là nhân đấu tranh ngay trong hiện tại. Ta thấy sắc đẹp ấy ta thích, người khác thấy đẹp cũng thích. Nếu ta được thì người mất, ai cũng muốn được thì phải đấu tranh, có đấu tranh là có đau khổ. Bởi đấu tranh nên phiền não, đây là nhân xa Niết-bàn.

Tai nghe tiếng đuổi theo chấp chặtđau khổ, tại sao? Tai chúng ta nghe tiếng cũng không đồng nhau. Bởi mỗi người do huân tập sai biệt cao thấp, nên có nhận định khác nhau. Ví như cùng nghe một bài pháp, mà có kẻ khen hay có người chê dở, hoặc người khen đoạn này, kẻ khen đoạn khác. Như cùng nghe một bản nhạc, người tài tử chuyên nghiệp chê nhạc không hay, người mới bập bẹ vài nốt nhạc khen bản nhạc rất hay. Cái nghe của chúng ta còn tùy thuộc chỗ huân tậpđánh giá khác nhau. Nếu bảo cái nghe của ta là chân lý, cái nghe của người khác cũng nhận là chân lý. Hai chân lýsai biệt nhất định phải tranh cãi. Ðã tranh cãi thì đi đến khổ đau. Nên nói chấp chặtđau khổ. Thế mà người đời nói: "Cái gì tai nghe mắt thấy mới là sự thật." Tai nghe tiếng mà chạy theo tiếng cũng là đau khổ. Vì tiếng có hay dở, có tốt có xấu, có khen có chê. Nếu nghe khen ta mừng, nghe chê ta giận, nghe hay ta thích, nghe dở ta bực, đây là gốc phiền não, là nhân đau khổ, cũng là xa Niết-bàn.

Mũi ngửi mùi đuổi theo chấp chặtđau khổ, tại sao? Mũi chúng ta cùng ngửi một thứ mùi, mà kẻ khen thơm người chê hôi, tùy thuộc sự huân tập khác nhau. Ví như một trái sầu riêng, người quen ăn nói là thơm, người chưa từng ăn nói là hôi. Hai người đồng ngửi được mùi sầu riêng, mà hai người nhận định trái nhau. Như vậy, thơm là chân lý, hôi là chân lý? Nếu ai cũng cho mình là chân lý thì khó tránh khỏi một trận cãi vã. Lại nữa, như mùi nước mắm biển, người quen ăn khen thơm, người không quen ăn chê hôi. Làm sao đánh giá đúng sự thật của nó. Chúng ta quen thói, mình nói thơm bị người khác chê hôi là nổi giận. Nhân đấu tranh từ đây phát khởi, quả đau khổ nhân đó mà thành. Nếu chúng ta phóng tâm chạy theo mùi thơm, dễ bị chúng phỉnh gạt, đi đến chỗ sa đọa. Ðây cũng là tâm ái nhiễm, sanh ra bảo thủ, tạo thành nhân sanh tử đau khổđời sau.

Lưỡi nếm vị đuổi theo chấp chặtđau khổ, tại sao? Lưỡi chúng ta nếm vị cũng không nhất định giống nhau, tùy thuộc chỗ huân tập riêng của mỗi người. Chính chúng ta cũng thừa nhận mỗi người có khẩu vị khác nhau. Nếu mỗi người chấp chặt khẩu vị của mình là đúng thì sự tranh cãi không có ngày dừng. Ví như người quen ăn mặn khi nấu canh nếm thử rất vừa ăn, múc bưng lên bàn gặp người quen ăn lạt nếm thử liền chê mặn. Cả hai đều nếm đến vị canh, một bên bảo vừa ăn, một bên chê mặn. Chân lý về bên nào? Nếu mời người thứ ba nếm thử, người này quen ăn mặn thì đồng ý với người ăn mặn, quen ăn lạt thì đồng ý với người ăn lạt. Nếu chấp theo cái lưỡi của mình thì sự cãi vã không tránh khỏi. Có những thức ăn người chồng thích người vợ không thích, người cha ưa, con không ưa. Chúng ta khẳng định theo khẩu vị mình bắt mọi người phải theo thì họ bực bội. Bực bội thì mầm đấu tranh dễ bùng nổ. Chính đây là gốc đau khổ. Người chạy theo vị ngon đòi thỏa mãn cái lưỡi, họ phải nhọc nhằn không có ngày cùng. Anh thợ mộc làm mỗi ngày được năm ngàn đồng (5.000đ tiền VN), hai bữa ăn đòi phải ngon, chắc anh không còn dư đồng nào để giải quyết những nhu cầu khác, và anh sẽ không có ngày nào được nghỉ. Thích thức ăn ngon là ái nhiễm vị, có ái nhiễm thì có bảo thủ, ái thủ là nhân sanh tử đau khổđời sau, là xa Niết-bàn.

Thân xúc chạm đuổi theo chấp chặtđau khổ, tại sao? Thân xúc chạm cảm giác không giống nhau, tùy cơ thể mỗi người. Một người mập (béo), một người ốm (gầy) ở chung nhau một căn phòng. Khí hậu khoảng mười tám độ C, người mập (béo) cảm thấy mát, người ốm (gầy) phát run. Người ốm lại đóng kín cửa sổ, người mập bực bội mở toác ra. Thế là, sự ẩu đả phải đến. Bởi chấp chặt vào cảm giác riêng mình, nên dễ nổ ra sự chống đối. Ở chung mà chống đối nhau là phiền não, là khổ đau. Hơn nữa, đuổi theo xúc dục là nhân tan nát gia đình, là mầm trầm luân khổ hải.

Ý duyên pháp trần đuổi theo chấp chặtđau khổ, tại sao? Pháp trầnbóng dáng ngoại cảnh do huân tập in sâu vào ý căn (não bộ) mà thành. Ý y cứ những bóng dáng sẵn có ấy, nhận định mọi sự việc xảy ra, giống như người mang một thứ kiếng màu nhìn cảnh vật. Bởi sự huân tập từ mỗi gia đình, hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên sự nhận định của mỗi người cũng khác nhau, như mỗi người mang một thứ kiếng màu. Chấp chặt nhận định riêng tư của mình, bắt mọi người phải giống như vậy, là không thể được. Cho nên sự đấu tranh cãi vã xảy ra thường nhật, vì chỗ không đồng ý nhau. Vợ chồng cãi vã đến ly dị cũng vì không đồng ý. Anh em chống đối nhau đến tình cốt nhục phải phân ly, cũng vì không đồng ý. Cha có thể từ con, cũng vì con không giống ý mình... Vợ chồng làm sao đồng ý nhau được? Vì vợ quen nếp nội trợ, giao thiệp với phái nữ, còn chồng hoạt động bên ngoài, phần lớn tiếp xúc phái nam, sự huân tập hai bên khác nhau quá nhiều, làm gì có nhận định giống nhau như một được. Thế mà đòi mọi việc phải đồng ý nhau, có chỗ bất đồng liền sanh sự, quả là điều không hợp lý. Cha và con lại khó đồng ý nhau. Vì cha được học hỏi huân tập hoàn cảnh khác, con được học hỏi huân tập một hoàn cảnh khác. Nếu con giống hệt cha là con đã lạc hậu, vì sống lùi lại hai ba thập kỷ. Hiểu như vậy, chúng ta muốn được cuộc sống vui hòa, cần phải thông cảm nhau và xả cái chấp riêng biệt của mình, mới đem lại đời sống an lành hạnh phúc.

Nếu ý đuổi theo pháp trầnloạn động điên đảo, là phiền lụy khổ đau. Muốn tâm an định, ý dừng lại không chạy theo pháp trần, lúc ấy là hết khổ, gần Niết-bàn.

Trên đây là nói rộng pháp tu ngài Phú-lâu-na nhận được một cách đơn giản nơi đức Phật. Ứng dụng pháp tu này chỉ trong vòng ba tháng Ngài chứng được Tam minh và độ được hàng ngàn cư sĩ.

LÝ DO NÀO NGÀI TU CHỨNG NHANH CHÓNG

a) Khéo ứng dụng pháp tu. - Do Ngài khéo ứng dụng pháp tu đúng như thật nên kết quả nhanh. Sáu căn là cội nguồn tội lỗi, cũng chính sáu căn là gốc giải thoát. Cho nên mê lầm sáu căn là "lục tặc" (sáu đứa giặc), tỉnh giác sáu căn là "lục thông" (sáu pháp thần thông). Chúng ta tu mà không nắm được cội rễ này, cứ xoay quanh hình thức bên ngoài, nên tu cả đời mà ít thấy tiến bộ. Vì tu mà vẫn thấy thị phi, vẫn tranh hơn thiệt... làm sao hết phiền não, nên càng tu càng xa Niết-bàn.

b) Tâm can đảm không sợ hiểm nguy. -Sau khi Phật hỏi ông định đến đâu yên tu, Ngài thưa đến phương Tây nước Du-na. Phật liền cảnh cáo dân xứ ấy hung hăng bạo ngược..., Ngài vẫn không chút nao núng và bạch một cách thoải mái với Phật. Phật thấy ý chí vững chãi và tâm hiền hòa bao dung của Ngài, nên đồng ý cho đi. Chính Phật cũng thấy trước là Ngài sẽ thành công, nên bảo "ông nên đến đó độ những người chưa được độ". Nếu chỉ riêng ý chí kiên cường xem thường họa hoạn cũng chưa đủ cho Ngài sớm đắc đạo, còn nhờ tâm đại hỉ xả dù gặp cảnh nào vẫn thấy người ta còn tốt. Mặc người đối xử cách nào, Ngài vẫn không ôm một chút oán hờn thù giận. Ngược lại, chúng ta thì sao? Gan dạ xông pha vào chốn hiểm nguy đã không có, ai chạm đến bản ngã thì hận thù không thể tha. Vậy chừng nào chúng ta mới đắc đạo?

KINH PHẠM VÕNG CŨNG ÐỒNG Ý TRÊN

Trong kinh Phạm Võng mỗi khi kết thúc kiến chấp của ngoại đạo, đức Phật đều nói: "Chỉ Như Lai biết rõ chỗ lầm chấp đó và biết nhiều hơn nữa họ đã tin như thế nào, chấp như thế nào, có báo ứng như thế nào, nhưng Như Lai không hề để ý chấp trước nên được giải thoát tịch diệt. Như Lai biết rõ sự sanh khởi và tận diệt của thọ, biết sự ái nhiễmtội lỗi của thọ, biết sự thoát ly các thọ và đem trí tuệ quán sát bình đẳngđược giải thoát hoàn toàn." (Kinh Phạm Võng. trường A-hàm tr. 261 H.T. Trí Ðức dịch.)

Qua đoạn kinh trên, chúng ta thấy Phật biết tất cả chỗ chấp của ngoại đạo và biết nhiều hơn, song Phật không chấp trước nên được giải thoát tịch diệt. Ðây là Phật đánh giá đầy đủ biết chấp là triền phược trầm luân, biết tất cả mà không chấpgiải thoát tịch diệt. Ðến đoạn sau, Phật biết rõ sự sanh khởi và diệt tận của thọ cho đến biết sự thoát ly các thọ... Chữ thọ ở đây là sáu căn tiếp xúc sáu trần là xúc có cảm thọ là thọ, ái nhiễm là ái, tội lỗi là thủ, tạo thành đau khổ đời này và nhân sanh tử đời sau. Do Phật dùng trí tuệ quán sát bình đẳng các thọ, dù thọ lạc, thọ khổ... bản chất nó là duyên hợp hư dối, vô thường không lâu bền nên không ái nhiễmgiải thoát

Lại một đoạn khác, Phật nói: "Các đạo sĩ và Bà-la-môn sở dĩ chủ trương thế gian thường trú cho đến chủ trương chúng sanh hiện tại Niết-bàn, cũng bởi họ dựa vào sự xúc đối phân biệt của sáu giác quan, nếu không xúc đối thời cũng không thể có các chủ trương...

Nếu vị Tỳ-kheo nào đối với sáu xúc đối của sáu giác quan biết được một cách đúng đắn như thật về sự phát khởi, sự diệt tận, sự nhiễm ái, sự tội lỗi, và sự thoát ly nó, thì sẽ vượt ra ngoài vòng các kiến chấp sai lầm trên." (Trường A-hàm tr 269 H.T Trí Ðức dịch). Ngoại đạo do sáu căn tiếp xúc sáu trần cảm thọ thế nào chấp cứng thế ấy, cho cái ta nhận được là chân lý, khác với cái nhận của ta đều sai lầm. Bởi chấp như vậy nên kẻ này cãi vã kẻ kia, nhóm này chống đối nhóm khác. Sự cãi vã chống đối ấy rốt cuộc không đi đến đâu, chỉ ôm ấp phiền não thù hận. Vì cái cảm nhận của họ là cục bộ, là phiến diện, làm sao giải quyết thỏa mãn được cái toàn diện. Chỉ có những người qua sự xúc đối, có cảm nhận, biết rõ bản thân nó do duyên hợp sanh khởi, rồi vô thường hoại diệt, ái nhiễm nó sẽ tạo nghiệp đau khổ, gỡ bỏ nó sẽ thoát ly ngoài vòng kiến chấp, được giải thoát Niết-bàn. 

Cũng kinh Trường A-hàm, Phật có thí dụrờ voi. Câu chuyện thế này: Một hôm nhà vua ngự tại triều muốn thử nghiệm những người mù. Vua sai các quan tìm một số người mù dẫn đến trước sân triều và dẫn một con voi đến. Công việc ổn định xong, nhà vua và quần thần ra trước sân triều dự cuộc thử nghiệm. Vua bảo một vị quan sắp đặt những người mù đứng hai hàng, khoảng giữa là chỗ con voi đứng. Xong xuôi, vị quan bảo những người mù rằng: Trước các người là một con voi, hãy tiến đến rờ xem, rờ rồi diễn tả hình dáng con voi cho nhà vua và bá quan nghe, ai diễn tả đúng được hậu thưởng. Sau khi ào vào mò rờ, người chụp được cái chân nói con voi giống cây cột, người rờ nhằm cái bụng nói con voi giống cái trống, người chụp được cái đuôi nói con voi giống chổi chà..., mỗi người trình bày con voi mỗi cách. Chính vì mình sờ tới nắm được nên khẳng định con voi như thế, người khác cũng sờ tới nắm được cũng khẳng định chỗ biết của mình. Vì mỗi người đều chấp chặt vào chỗ xúc chạm riêng mình nên không ai chịu nghe ai, nổ ra một cuộc cãi vã ồn náo. Những người mù yêu cầu nhà vua và bá quan phân giải xem ai đúng. Trường hợp này, vua và quan là người mắt sáng thấy rõ con voi, sẽ đáp thế nào? Chỉ có cách nói rằng "các anh đều đúng cũng đều không đúng". Những người mù có thỏa mãn chăng? Hẳn họ lên án những vị này "ba phải". Bởi vì sự việc hoặc đúng, hoặc sai, không thể có vừa phải vừa sai được. Song nhà vua và bá quan thấy rõ toàn bộ con voi, làm sao chấp nhận một bộ phận con voi là toàn thể được, cũng không thể phủ nhận một bộ phận con voi không dính dáng gì đến con voi. Những người mù ví dụ chúng ta chỉ xúc chạm một phần chân lý rồi chấp chặt vào đó tranh cãi nhau. Nhà vua và bá quan thí dụ đức Phật và các vị Bồ-tát đã giác ngộ thấy chân lý viên mãn nên không chấp, cũng không về hùa với một phe nhóm nào. Bởi vậy nên đức Phật gọi là Nhất thiết tríNhất thiết chủng trí, tức là Trí biết tất cả và Trí biết tất cả loại. Cho nên đức Phật nói "Như Lai biết tất cả mà không chấp trước được giải thoát tịch diệt." Ngược lại, chúng ta sống trong mù tối quen rồi, chụp được điều gì hay liền cho là cứu kính, tuyên bố cho mọi người biết, nếu có ai thấy khác chúng ta, liền bảo họ nói bậy là sai lầm. Do đó mà sự tranh cãi càng ngày càng tăng, khổ đau càng ngày càng nhiều. Nếu chúng ta biết, cái thấy của mình chỉ là một góc một cạnh chân lý, nếu có ai thấy khác cũng là một góc một cạnh chân lý khác, chúng ta và họ "đều một phần đúng", bổ túc cho nhau là hay, chống đối nhau là dở. Thế gian này, mọi người đều có cái nhìn như vậy thì sống an lạc vô biên.

Trong kinh Phật nói về tôn trọng chân lýbảo vệ chân lý rằng: "Nếu ai nói vấn đề này tôi thấy như thế là đúng, đây là cái thấy của tôi." Người này biết tôn trọng chân lý. Ngược lại, "nếu ai nói vấn đề này tôi thấy như thế là đúng, người nào thấy như tôi là phải, thấy khác tôi là sai là bậy." Người này không biết tôn trọng chân lýbảo vệ chân lý. Hầu hết chúng ta đều đứng về hàng ngũ với người sau, người không biết tôn trọng chân lý. Vì thế chúng ta bao giờ cũng thấy mình phải, mọi người đều sai, đây là cái bệnh muôn đời của chúng ta.

KINH KIM CANG BÁT-NHÃ TINH THẦN CŨNG TƯƠNG TỢ

Hai câu hỏi chủ yếu của toàn quyển kinh Kim Cang do tôn giả Tu-bồ-đề hỏi Phật là: "Nếu có người thiện nam thiện nữ phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm sao an trụ tâm? Làm sao hàng phục tâm?" Phật trả lời câu an trụ tâm rằng: "Nếu có người thiện nam thiện nữ phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng nên dấy tâm trụ nơi sắc, chẳng nên dấy tâm trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp; nên không có chỗ trụ mà sanh tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác." Quả là Phật dạy chúng ta tu cầu thành Phật, khi sáu căn tiếp xúc sáu trần đừng khởi tâm chấp trước sáu trần, chính cái không chấp trước đó là Phật. Ở kinh A-hàm, Phật nói "Như Lai biết tất cả mà không chấp trước". Ở kinh này, Phật nói "cái không chấp trước đó là Phật". Bởi vì có giác ngộ viên mãn mới không chấp trước, chính chỗ không chấp trước là tâm an trụ. Vì thế Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng tới câu này liền phát ngộ kêu lên "Ðâu ngờ tánh mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờ tánh mình đầy đủ tất cả! Ðâu ngờ tánh mình không sanh không diệt!..." Lục Tổ không chỉ thấy sáu căn không dính mắc sáu trần thành giải thoát tịch diệt, mà còn thấy khi sáu căn không dính mắc sáu trần, tánh thanh tịnh sẵn có của mình hiện rõ ràng, tánh này đầy đủ tất cả, tánh này không sanh không diệt... Thế là, Ngài nhảy vọt vào pháp thân, không còn giải thoát như Nhị thừa. Ðến đây chúng ta thấy rõ cả hệ A-hàm đến hệ Bát-nhã đều chỉ chỗ chủ yếu tu hành được giải thoát, được thành Phật gốc từ không cho sáu căn chấp trước với sáu trần. Thành giải thoát hay thành trầm luân cũng chỉ là sáu căn không dính mắc sáu trần hay sáu căn kẹt chặt sáu trần. Người học đạo giải thoát phải hiểu rõ điều này.

KINH LĂNG NGHIÊM CŨNG ÐỒNG TINH THẦN NÀY

Trong kinh Lăng nghiêm, A-nan sau khi nghe Phật dạy nghĩa quyết định thứ hai, khởi nghi vấn: "... Xin nguyện đức Đại Từ thương xót kẻ chìm đắm, chính nơi thân tâm hiện nay, chỉ cho chúng tôi thế nào gút, do đâu mà cởi, cũng khiến cho chúng sanh khổ não vị lai được khỏi luân hồi, không sa vào ba cõi..."

Khi bấy giờ, ông A-nan và cả đại chúng đều nghe các đức Như Lai mười phương, số như vi trần, tuy khác miệng nhưng đồng một lời, bảo A-nan rằng: "Hay thay cho A-nan! Ông muốn biết cái câu sinh vô minh là cái đầu gút, khiến ông phải luân hồi sanh tử, thì nó chính là sáu căn của ông, chớ không phải vật gì khác; ông lại muốn biết tính vô thượng Bồ-đề, khiến ông chóng chứng đạo quả an vui, giải thoát, vắng lặng, diệu thường, thì cũng chính là sáu căn của ông, chớ không phải vật gì khác." (Kinh Lăng Nghiêm tr. 51, Tâm Minh dịch.)

Ở đây không chỉ đức Phật Thích-ca mà cả mười phương chư Phật đồng nói sáu căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc giải thoát. Vô minh là cái mê chấp của sáu căn, nó lôi chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử. Vô thượng Bồ-đề là cái tỉnh giác của sáu căn, nó đưa chúng ta đến chỗ an lạc giải thoát... Thấy được chỗ căn bản này, sự tu hành của chúng ta, có nơi y cứ vững chắc, chúng ta không còn ngờ vực gì trên bước đường tầm đạo giải thoát.

Ngài A-nan tuy nghe như vậy vẫn còn ngờ, cúi đầu bạch Phật: "Làm sao cái khiến cho tôi bị luân hồi, sống chết hay được an vui, diệu thường, cũng đều là sáu căn, chớ không phải vật gì khác?"

Phật bảo A-nan: "Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiếnkiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là vô lậu chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác." (Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457, Tâm Minh dịch)

Ðoạn này Phật nói rõ căn trần thức đều hư dối không thật như hoa đốm trong hư không, như bó lau dựng nương vào nhau mà không có chủ. Cái không thật, không chủ ấy, mà chấp thấy biết của sáu căn là thật, là gốc vô minh. Ðã là vô minh thì đi trong luân hồi sanh tử. Nếu thấy biết mà không chấp tướng thấy biết là vô lậu chân tịnh Niết-bàn. Bởi vì từ cái gốc không thật có sanh ra ngọn ngành hoa quả cũng đều không thật. Không thật chấp là thật tức vô minh. Không thật biết không thậtgiác ngộ. Vô minh thì luân hồi, giác ngộ thì giải thoát. Chỉ y cứ sáu căn, mê thì luân hồi, giác thì giải thoát, không còn pháp gì khác nữa.

CHẤP LÀ SI MÊ

Cuộc đời là một dòng trôi chảy linh động, không dừng ở một phút giây nào, không đứng mãi ở một vị trí nào. Thế mà, chúng ta cố giữ nó còn mãi và nguyên vẹn với chúng ta. Quan niệm cố giữ là gốc từ si mê, bởi vì không thấy được lẽ thật. Như thân này là vô thường sanh già bệnh chết, mà chúng ta có chịu già, chịu bệnh, chịu chết đâu? Chúng ta muốn trẻ mãi, muốn khỏe luôn, muốn sống hoài. Song muốn mà không được trở thành đau khổ. Cho nên nói già khổ, bệnh khổ, chết khổ. Nếu chúng ta thấy rõ luật vô thường như thế, không mong muốn cố giữ, thì khi già, bệnh, chết đến có khổ chăng? Họa chăng có khổ là khổ vì thân bại hoại thôi, chớ không có khổ do tâm cố giữ mà không được. Vì thế, người thấy rõ lẽ này không chấp trước là bớt khổ năm mươi phần trăm (50 %).

Ðến cái bệnh muôn đời của chúng ta là chấp cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm, cái suy nghĩ của mình lúc nào cũng đúng. Ta một bề chấp cứng cái thấy cho đến cái suy nghĩ của mình là đúng, khác đi là sai, người cũng một bề chấp cứng như vậy, mà hai cái thấy và suy nghĩ đều khác nhau, chắc chắn sẽ nổ ra trận đấu khẩu, đấu khẩu mà không giải quyết được, trận đấu võ ắt phải đến. Nhỏ thì chuyện rắc rối giữa cá nhân với cá nhân, lớn hơn giữa gia đình với gia đình, lớn nữa giữa quốc gia với quốc gia. Ngòi đấu tranh đã châm lên, thì lửa đau khổ sẽ lan khắp. Chính vì không suốt thấu lẽ thật, nên sẽ sanh ra chấp chặt. Cái chấp chặt ấy vốn từ si mê mà ra. Do đó, đạo Phật chủ trương lấy ánh sáng giác ngộ, phá tan đêm tối si mê, là cứu khổ chúng sanh. Cái cứu khổ này không có hình tướng, nên không thấy cụ thể, song cái lợi ích sâu xa bền bỉ của nó không thể đánh giá đến được. Người đời chỉ thấy cái gì cụ thể, cho là thiết thực, không thấy cụ thể cho là huyền hoặc. Như một gia đình nghèo khổ khốn đốn, người chồng là cột trụ trong nhà đi đạp xích lô, mỗi ngày được năm ba ngàn, anh mắc phải cái bệnh ghiền rượu. Chiều nào anh cũng phải ngồi quán, số tiền kiếm được của anh đã mất hết hai phần trong quán. Vợ con anh chỉ còn một số quá nhỏ, nên phải khốn đốn. Chúng ta thấy thương, mỗi ngày đến giúp vài lít gạo, thử hỏi chúng ta giúp đến bao giờ gia đình này hết khốn đốn? Chỉ cách duy nhất, chúng ta phải khéo khuyên ông chồng nhà ấy bỏ rượu. Một khi ông thức tỉnh chịu bỏ rượu, gia đình ấy sẽ bớt khốn đốn lâu dài. Lời khuyên để ông chịu bỏ rượu không có gì cụ thể, mà kết quả không thể lường được. Chính vì cứu khổ chúng sanh, đức Phật vạch trần cho chúng ta thấy cái mê chấpđau khổ, là trầm luân. Một khi chúng ta thức tỉnh bỏ được mê chấpan lạc vĩnh viễn

Tóm lại, trên đây đã trình bày đầy đủ cội gốc của đau khổ trầm luân và cội gốc của giải thoát Niết-bàn. Chủ động của hai lối đi xuống và lên là sáu căn. Mê muội y cứ vào sự thấy biết của sáu căn mà chấp chặt, là đau khổ trầm luân. Sáng suốt thấy rõ sự thấy biết của sáu căn là giới hạn là góc cạnh, không chấp trước là an lạc giải thoát. Con đường tu của chúng ta thật là đơn giản, chỉ ở sáu căn giác và mê mà được vui hay chịu khổ. Không tìm cái vui ở phương trời nào, cũng không chạy trốn cái khổ ở núi non gì. Chuyển hướng sáu căn không chạy theo không dính mắc sáu trần là thật sự giải thoát. Có vị tăng hỏi thiền sư: "Thế nào là giải thoát?" Thiền sư trả lời: "Căn trần không dính nhau là giải thoát." Câu này vừa là đơn giản vừa là thực tế. Dính mắc là bị trói buộc, là mất tự do. Không dính mắc là tự dogiải thoát, thật không có gì lạ cả. Hơn nữa căn trần là tướng duyên hợp không thật. Nếu thấy căn trần duyên hợp như huyễn hóa, là phá được chấp ngã (căn), chấp pháp (trần), mới là hoàn toàn giải thoát.







 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 30369)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30636)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21000)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20184)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19411)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24365)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30640)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15667)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27769)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19752)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15556)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23214)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23543)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17505)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15674)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21853)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 37968)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22102)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23219)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21320)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28403)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32523)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25154)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34657)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22925)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27690)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31278)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13589)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25147)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27789)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22069)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20720)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22206)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27096)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24120)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21877)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14701)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23130)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24002)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21084)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14187)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19919)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22486)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14059)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28017)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22797)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28181)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 10972)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28486)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31550)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26153)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14923)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28026)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7415)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25332)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20692)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21112)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12224)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11896)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12792)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant