Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Cầu Siêu Truyền Thống Nam Truyền

31 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 14946)
Kinh Cầu Siêu Truyền Thống Nam Truyền

CẨM NANG CƯ SĨ
Tâm Diệu
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2008

PHỤ LỤC
NGHI THỨC CẦU SIÊU 
THEO TRUYỀN THỐNG NAM TRUYỀN
(Trích Nghi Thức Tụng Niệm do Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam tu chính 18-1-1998 Tự Viện Liên Hoa, Irving, 
Texas USA ấn hành 2002)

Ðây là khoá lễ tụng cho người quá vãng. Sử dụng trong các trường hợp cầu siêu, tang lễ, giỗ kỵ... Nội dung kinh văn có mục đích soi sáng nội tâm thấu rõ chân tướng vạn pháp, hồi hướng phước lành cho chư vị hương linh, khuyến tấn tu tập cho thân nhân hiện tiền

Dâng Hương 
[Chủ lễ xướng] 

Trước Tam Bảo uy linh tối thượng 
Ðèn trầm hương tâm nguyện chí thành 
Cầu cho pháp giới chúng sanh 
Khắp cùng ba cõi muôn phần phước duyên 
Mãi tấn hóa trên đường thiện nghiệp 
Mãi vun bồi hạnh phúc vô dư 
Liên hoa nở khắp biển từ 
Trần sa vô nhiễm huyễn hư đoạn lìa (lạy) 

Kỳ Nguyện 

Hôm nay đệ tử chúng con chí thành đảnh lễ Tam Bảo vô thượng tôn Phật, vi diệu Chánh Pháp, thánh đức Tăng Già

Chúng con thành tâm cúng dường Tam Bảo, thiết lễ kỳ siêu độ, hồi hướng công đức đến hương linh …. Cùng tất cả thân nhân quá vãng cảm nhận Phật ân đức, ngộ Chánh Pháp nhiệm mầu, khởi lòng tịnh tín, thượng hưởng phước lành, vãng sanh cảnh giới an lạc

Chúng con nguyện trọn đời y lời Phật dạy, lánh xa điều ác, tu tập hạnh lành, thanh tịnh tâm ý. Trước báo đền thâm ân hoá độ, đáp nghĩa nặng sinh thành, sau vun bồi duyên lành giải thoát, lợi lạc chúng sanh

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (lạy) 

Dâng Hoa 
[Ðại chúng cùng tụng] 

Pūjemi buddhaṃ kusumenanena 
Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ 
Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me 
Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ. 
Pūjemi dhammam ... 
Pūjemi sangham ... 
Dâng hoa cúng dường Phật 
Bậc thương xót muôn loài 
Dâng hoa cúng dường Pháp 
Ðạo nhiệm mầu cứu khổ 
Dâng hoa cúng dường Tăng 
Ruộng phước không gì bằng 
Hoa tươi đẹp sẽ tàn 
Thân giả hợp sẽ tan 
Nguyện tu mau chứng đạt
Quả chân thường giải thoát (lạy) 

Lễ Tam Thế Tam Bảo 
[Đại chúng cùng tụng] 

Nam mô thập phương tam thế Phật Bảo 
Nam mô thập phương tam thế Pháp Bảo 
Nam mô thập phương tam thế Tăng Bảo (lạy) 

Thỉnh Chư Thiên 

Ðạo tràng thanh tịnh bồ đề 
Mười phương thiên chúng hội về nghe kinh 
Pháp mầu diệt tận vô minh 
Pháp mầu cứu khổ sinh linh vạn loài 
Từ dục giới vân đài sáu cõi 
Ðến thiên cung sắc giới hữu hình 
Duyên xưa đã tạo nghiệp lành 
Kết thành phúc quả thiện sanh đến giờ 
Ngự khắp chốn bến bờ đồng ruộng 
Hoặc hư không châu quận thị phường 
Non xanh rừng rậm đất bằng 
Hoặc nơi quán cảnh xóm làng gần xa 
Xin đồng thỉnh dạ xoa chư chúng 
Càn thát bà long chủng nơi nơi 
Miếu đền thành quách lâu đời 
Sông hồ hoang đảo biển khơi trùng trùng 
Pháp vi diệu nghìn thân nan ngộ 
Phước nhân thiên muôn thuở khó cầu 
Ngày tàn tháng lụn qua mau 
Ðắm say trần cảnh vùi đầu tử sinh 
Ðây là giờ chuyển kinh vô thượng 
Ðây là giờ đọc tụng pháp âm 
Lời vàng lý nghĩa cao thâm 
Xin chư hiền giả lắng tâm thọ trì (lạy) 

Xưng Tán 

Namo tassa bhagavato arahato 
sammāsambuddhassa 
Namo tassa bhagavato arahato 
sammāsambuddhassa 
Namo tassa bhagavato arahato 
sammāsambuddhassa 

Cúi đầu đảnh lễ đấng Từ Tôn 
Bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường 
Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh 
Làm lành lánh dữ lợi quần sanh (lạy) 

Tam Qui 

Buddham saranam gacchāmi 
Dhammam saranam gacchāmi 
Sangham saranam gacchāmi 
Dutiyampi buddham saranam gacchāmi 
Dutiyampi dhammam saranam gacchāmi 
Dutiyampi sangham saranam gacchāmi 
Tatiyampi buddham saranam gacchāmi 
Tatiyampi dhammam saranam gacchāmi 
Tatiyampi sangham saranam gacchāmi 
Ðệ tử qui y Phật 
đấng Thiên Nhơn Ðiều Ngự 
bi trí vẹn toàn 
Ðệ tử qui y Pháp 
đạo chuyển mê khai ngộ 
ly khổ đắc lạc 
Ðệ tử qui y Tăng 
bậc hoằng trì Chánh Pháp 
vô thượng phước điền 
Lần thứ hai đệ tử qui y 
Phật Pháp Tăng Tam Bảo 
Lần thứ ba đệ tử qui y 
Phật Pháp Tăng Tam Bảo (lạy) 

Lễ Phật Bảo 

Cội bồ đề trang nghiêm thiền tịnh 
Thắng thiên ma vạn chướng trùng trùng 
Con xin lạy đấng Ðại Hùng 
Rọi vô biên trí tận cùng thế gian 
Từ quá khứ vô vàn Phật hiện 
Ở tương lai vô lượng Phật thành 
Hiện tiền chư Phật độ sanh 
Con xin kính lễ tâm minh nguyện cầu 
Hồng danh Phật nhiệm mầu Ứng Cúng 
Chánh Biến Tri Minh Hạnh đủ đầy 
Ðức ân Thiện Thệ cao dày 
Bậc Thế Gian Giải chỉ bày lý chân 
Vô Thượng Sĩ pháp âm tịnh diệu 
Bậc Trượng Phu Ðiều Ngự độ sanh 
Thiên Nhân Sư đấng cha lành 
Phật Ðà toàn giác Thế Tôn trong đời 
Phật là nơi nương nhờ tối thượng 
Cho chúng con vô lượng an lành 
Qui y Phật Bảo từ ân 
Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên 
Gieo năm vóc trọn niềm sám hối 
Những sở hành lầm lỗi vô minh 
Từ thân khẩu ý khởi sanh 
Ngưỡng mong Phật Bảo đức lành từ dung (lạy) 

Lễ Pháp Bảo 

Bát thánh đạo con đường chánh giác 
Ðưa chúng sanh vượt thoát trầm luân 
Chân truyền diệu pháp thánh nhân 
Con xin tịnh ý nghiêm thân thực hành 
Từ quá khứ vô vàn Diệu Pháp 
Ở tương lai vô lượng Pháp mầu 
Hiện tiền Phật Pháp thâm sâu 
Thuyền từ phương tiện bắc cầu độ sanh 
Pháp vi diệu cha lành khéo dạy 
Lìa danh ngôn giác ngộ hiện tiền 
Vượt thời gian chứng vô biên 
Sát na đại ngộ hoát nhiên liễu tường 
Ðạo vô thượng đến rồi thấy rõ 
Hướng thượng tâm thoát ngõ vọng trần 
Trí nhân tự ngộ giả chân 
Diệu thường tịnh lạc Pháp ân nhiệm mầu 
Pháp là nơi nương nhờ tối thượng 
Cho chúng con vô lượng an lành 
Qui y Pháp Bảo chánh chân 
Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên 
Gieo năm vóc trọn niềm sám hối 
Những sở hành lầm lỗi vô minh 
Từ thân khẩu ý khởi sanh 
Ngưỡng mong Pháp Bảo đức lành từ dung (lạy) 

Lễ Tăng Bảo 

Hoà hợp chúng Tăng Già thanh tịnh 
Ðức vô song tứ thánh sa môn 
Thừa hành di giáo Thế Tôn 
Ðời đời tương tục bốn phương phổ hoằng 
Từ quá khứ vô vàn Tăng Chúng 
ở tương lai vô lượng thánh hiền 
Hiện tiền Tăng Bảo phước điền 
Con xin kính lễ gieo duyên Niết bàn 
Bậc diệu hạnh thinh văn Thích Tử 
Bậc trực hạnh pháp lữ thiền gia 
Bậc như lý hạnh Tăng Già 
Bậc chơn chánh hạnh dưới toà Thế Tôn 
Thành đạo quả bốn đôi tám chúng 
Ðệ tử Phật ứng cúng tôn nghiêm 
Cung nghinh kính lễ một niềm 
Thánh chúng vô thượng phước điền thế gian 
Tăng là nơi nương nhờ tối thượng 
Cho chúng con vô lượng an lành 
Qui y Tăng Bảo tịnh thanh 
Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên 
Gieo năm vóc trọn niềm sám hối 
Những sở hành lầm lỗi vô minh 
Từ thân khẩu ý khởi sanh 
Ngưỡng mong Tăng Bảo đức lành từ dung (lạy) 

Lễ Phật Tích 

Ngàn xưa lưu dấu Cha Lành 
Bảo tháp Xá lợi kim thân Phật Ðà 
Bồ đề khắp cõi ta bà 
Nhất tâm kính lễ hương hoa cúng dường (lạy) 

Kinh Vô Ngã Tướng 

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ngự tại vườn Lộc Giả, gần thành Ba Ra Na Si. Ðức Phật giảng cho năm thầy Tỳ kheo nghe như vầy

Này các Tỳ kheo, sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩnvô ngã, không phải là của ta. Này các Tỳ kheo, nếu các uẩn thật là của ta, thì chúng không bị đau khổ. Lại nữa, người đời có thể nói xin cho các uẩn của ta như thế này hoặc đừng như thế kia. Này các Tỳ kheo, các uẩn thật là vô ngã nên hằng bị đau khổ. Lại nữa, người đời không có thể nói xin cho các uẩn của ta như thế này hoặc đừng như thế kia. 

Này các Tỳ kheo, các ngươi cho sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩnthường hay vô thường? 

Bạch đức Thế Tôn, các uẩn là vô thường

Vật chi vô thường, vật ấy là khổ hay vui? 

Bạch đức Thế Tôn, vật ấy là khổ. 

Vật chi vô thường là khổ, có sự biến hoại theo lẽ thường, thì nên cho vật ấy là của ta, là ta, là tự ngã của ta chăng? 

Bạch đức Thế Tôn, chẳng nên. 

Này các Tỳ kheo, cho nên sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn nào dù trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô thiển,vi tế, hạ liệt, thù thắng, gần hoặc xa, các uẩn ấy chỉ là uẩn thôi. Các ngươi nên nhận thức chân lý ấy bằng chánh trí đúng theo thực tướng như vầy: đó chẳng phải là của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải là tự ngã của ta. 

Này các Tỳ kheo, bậc thinh văn được nghe và thấy như thế rồi, liền sanh tâm nhàm chán đối với sắc, đối với thọ, đối với tưởng, đối với hành, đối với thức. Do nhàm chán vị ấy ly tham. Do ly tham, tâm được giải thoát. Khi tâm được giải thoát vị ấy chứng đắc tuệ giải thoát và biết rõ sự sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm và không còn tái sanh nữa. 

Ðức Phật thuyết giảng như vậy, năm thầy Tỳ kheo hoan hỷ tín thọ. Khi đức Phật giảng dạy kinh này, thì tâm của năm thầy Tỳ kheo được giải thoát các vi tế phiền não không còn chấp thủ nữa. (lạy) 

Kinh Hồi Hướng Vong Linh 

Duyên khởi 
Vua Pa Sê Na Đi 
Nằm mộng thấy thân nhân 
Bị khổ quả đói lạnh 
Ðến bạch hỏi Thế Tôn 
Ðức Ðiều Ngự bi mẫn 
Chỉ dạy cách tạo phước 
Hồi hướng các vong linh 
Thoát ly mọi khổ ách 
Chánh kinh 

Các hương linh quá vãng 
Thường đến nhà quyến thuộc 
Ðứng ngoài vách tựa cửa 
Ngã đường hay cổng thành 
Trông chờ hưởng phước thí 
Nhưng vì kém phước duyên 
Hương linh bị quên lảng 
Thân nhân tạo phước lành 
Do công đức bố thí 
Nên phát nguyện bằng lời 
I đăng vô nhá tí năng hô tú 
Sú khí ta hon tú nha tá dô 
Nguyện thân nhân quá vãng 
Thượng hưởng công đức nầy 
Ðược thọ sanh lạc cảnh 
Những thân nhân quá vãng 
Vân tập các đạo tràng 
Nhận được phước hồi hướng 
Thường thốt lời cảm kích 
Mong ân nhân của mình 
Ðược trường thọ phúc lạc 
Người đã tạo công đức 
Chắc chắn được quả lành 
Chúng sanh trong cảnh khổ 
Không có các sinh kế 
Trồng trọt hoặc chăn nuôi 
Bán buôn hay trao đổi 
Chúng sanh cảnh giới này 
Hằng mong đợi phước báu 
Do thân nhân hồi hướng 
Như nước trên gò cao 
Chảy xuống vùng đất thấp 
Phước lành đã hồi hướng 
Có diệu năng cứu khổ 
Như trăm sông tuôn chảy 
Cùng hướng về đại dương 
Nguyện công đức đã tạo 
Thấu đến chư hương linh 
Khi người nhớ ân trước 
Do tình nghĩa thân bằng 
Do tương duyên quyến thuộc 
Hãy cúng dường trai Tăng 
Hồi hướng phước đã tạo 
Sự khổ sầu thương cảm 
Trước tử biệt sanh ly 
Không có lợi ích gì 
Cho thân nhân quá vãng 
Cách trai Tăng hợp đạo 
Gọi Ðắc Khi Na Ða Ná(Dakkhinādāna) 
Cúng dường vô phân biệt 
Ðến đại chúng Tăng Già 
Bậc phạm hạnh giới đức 
Bậc vô thượng phước điền 
Ðược vô lượng công đức 
thắng duyên tế độ 
Hương linh trong cảnh khổ 
Do thiện sự đã làm 
Do hồi hướng đã nguyện 
Do Tăng lực đã cầu 
Xin tựu thành phúc quả (lạy) 

Kệ Tỉnh Thức 

Lẽ tử sanh xưa nay thường sự 
Khổ biệt ly muôn thuở đương nhiên 
Khách hồng trần trăm nỗi đảo điên 
Bậc thiện trí vượt ngoài hệ lụy 
Cuộc trầm luân khởi từ vô thủy 
Nước mắt nhiều hơn bốn đại dương 
Ðã bao đời dâu bể tang thương 
Xương trắng trải phủ đầy đại địa 
Dù một kiếp trọn vui không dễ 
Những phù du hưng phế đổi thay 
Tuổi thanh xuân gẫm có bao ngày 
Già đau chết hỏi ai tránh khỏi 
Kìa bao cuộc thăng trầm danh lợi 
Những nhục vinh kết nối liền nhau 
Khi qua rồi còn lại niềm đau 
Gió đời thổi phàm tâm xao động 
Kìa yêu thương buồn vui huyễn mộng 
Tình thân nhân bằng hữu phu thê 
Thương phải xa ghét phải gần kề 
Ai trọn kiếp không điều ngang trái 
Kìa sự nghiệp bạc vàng của cải 
Ðổ mồ hôi nước mắt dựng xây 
Vật ở đời tay lại qua tay 
Buông tất cả khi tàn hơi thở 
Kìa kiến chấp hữu vô ngã sở 
Bao tị hiềm cùng chuyện can qua 
Lắm đổi dời trong mỗi sát na 
Hạnh phúc đó não phiền cũng đó 
Người trí hiểu căn nguyên thống khổ 
Tìm hướng đi thoát ngõ quẩn quanh 
Ngược dòng mê chánh đạo thực hành 
Chứng thánh quả đoạn mầm sanh tử 
Nương Phật Ðà chí tôn chí thánh 
Nương Pháp mầu đại hạnh đại duyên 
Nương Tăng Già vô thượng phước điền 
Nguyện uy đức cao dầy tiếp độ 
Nam mô Phật Pháp Tăng Tam Bảo 
Nam mô Phật Pháp Tăng Tam Bảo 
Nam mô Phật Pháp Tăng Tam Bảo (lạy) 

Hương Linh Qui Y 

Hương linh qui y Phật 
đấng Thiên Nhơn Ðiều Ngự 
bi trí vẹn toàn 
Hương linh qui y Pháp 
đạo chuyển mê khai ngộ 
ly khổ đắc lạc 
Hương linh qui y Tăng 
bậc hoằng trì Chánh Pháp 
vô thượng phước điền 
Lần thứ hai hương linh qui y 
Phật Pháp Tăng Tam Bảo 
Lần thứ ba hương linh qui y 
Phật Pháp Tăng Tam Bảo (lạy) 

Kinh Chúc Nguyện 

Nguyện phước lành sung mãn 
Hồi hướng các thân nhân 
Như muôn sông ra biển 
Xin tất cả nguyện lành 
Ðược kíp thời viên đắc 
Xin ý thiện tâm thành 
Thường trong sáng chiếu diệu 
Như trăng tỏ ngày rằm 
Như ma ni ngọc báu 
Cầu uy đức Phật Bảo 
Cầu uy đức Pháp Bảo 
Cầu uy đức Tăng Bảo 
Cầu chư thiên gia hộ 
Tất cả điều phúc lành 
Luôn tựu thành như nguyện (lạy) 

Từ Bi Nguyện 

Nguyện cầu tám hướng mười phương 
Chúng sanh muôn loại hãy thường an vui 
Dứt trừ oan trái nhiều đời 
Bao nhiêu đau khổ đến hồi duyên tan 
Hại nhau chỉ chuốc lầm than 
Mê si điên đảo vô vàn lệ châu 
Chúng sanh vô bệnh sống lâu 
Nguyện cho thành tựu phước sâu đức dày 
Nguyện cho an lạc từ nay 
Dứt trừ thống khổ đắng cay oán hờn 
Dứt trừ kinh sợ tai ương 
Bao nhiêu phiền não đoạn trường vĩnh ly 
Nguyện cầu Tam Bảo chứng tri 
Sống đời thanh tịnh từ bi vẹn toàn (lạy) 

Hồi Hướng Công Đức 

Con xin hồi hướng phước lành 
Khắp cùng pháp giới chúng sanh gội nhuần 
Mẹ cha thầy tổ thân nhân 
Hiện tiền quá vãng trọn phần phước duyên 
Cầu xin hộ pháp chư thiên 
Phát tâm hoan hỷ báo truyền gần xa 
Cầu cho mưa thuận gió hoà 
Pháp luân thường chuyển nhà nhà an khương 
Chúng sanh ba cõi sáu đường 
Do nhờ thực phẩm bảo tồn mạng căn 
Nghiệp lành từ khẩu ý thân 
Hoá thành phúc quả tùy nhân sở cầu (lạy) 

Phổ Nguyện 
[Đại chúng cùng tụng] 

Nguyện công đức đã làm 
Kết duyên lành giải thoát 
Ðệ tử và chúng sanh 
Ðồng viên thành chánh giác (lạy) 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1642)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1573)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1495)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 1077)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1465)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1411)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1333)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1378)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1709)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 1969)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1434)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 1093)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1428)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 2017)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1470)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1551)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1389)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2902)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1375)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1408)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1721)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1680)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1631)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1476)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2640)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1603)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1613)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1404)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1423)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1616)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1560)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1443)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1427)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1518)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2202)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1545)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1509)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1620)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1836)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1532)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1410)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1667)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1421)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1696)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2378)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1470)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 1951)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1680)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1759)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1617)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1955)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1683)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1440)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1728)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1582)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1548)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(Xem: 1337)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(Xem: 1254)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(Xem: 1297)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(Xem: 1525)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant