LƯỢC
SỬ PHẬT GIÁO
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
CHƯƠNG IV: MỘT NGÀN NĂM CUỐI
Khảo cổ học đã cho thấy chính là trong thời gian cai trị của triều đại Anawrahta (1044–1283) mà Đại thừa đã phát triển mạnh mẽ nhất, song song với Thượng tọa bộ6 được ưa chuộng rộng rãi hơn. Nhiều pho tượng các vị thánh thuộc Đại thừa đã có từ thời đó. Kinh văn Đại thừa được tìm thấy trong các tự viện vào khoảng thế kỷ 15, và các bức họa Tan-tra không sao nhầm lẫn được vẫn có thể nhìn thấy trên các bức tường của những ngôi đền gần Pagan, trước hết là theo phong cách Bengal, và về sau là phong cách Nepal.
Các tăng sĩ Ari chắc chắn là không thích những người Thượng tọa bộ ở đây, bởi vì những người này ăn thịt, uống rượu, dùng bùa chú để giải tội, giết súc vật để tế lễ và mê đắm ái dục. Nhưng mặc dù vậy, họ vẫn tiếp tục tồn tại cho đến cuối thế kỷ 18.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của triều đình vẫn dành cho Thượng tọa bộ, và trước khi bị người Mông Cổ tàn phá năm 1287 thì Pagan vẫn là một trung tâm văn hóa Phật giáo rất lớn. Suốt trong 3 thế kỷ, trung tâm này đã chứng kiến một trong những sự bộc phát của lòng mộ đạo, giống như chúng ta từng thấy ở Trung Hoa, Triều Tiên và Tây Tạng. Trên một dải đất dài 12 kilomét đã có đến 9.000 ngôi chùa và đền thờ, trong đó nổi tiếng nhất là đền Ananda thuộc thế kỷ 11. Trên những mặt phẳng được tráng men trên tường, có 547 câu chuyện về tiền thân đức Phật được miêu tả bằng hình vẽ.
Sau khi triều đình trung ương bị sụp đổ, suốt trong 500 năm Miến Điện bị phân chia thành những lãnh địa nhỏ, chiến tranh triền miên. Nhưng truyền thống Thượng tọa bộ vẫn được duy trì, mặc dù không được huy hoàng như trước. Cuối thế kỷ 15 là sự thành công rực rỡ cuối cùng của trường phái Tích Lan, khi vua Dhammaceti của xứ Pegu lại mang trở về một loạt những kinh điển giá trị từ Tích Lan.
Năm 1752, Miến Điện lại được thống nhất. Sau năm 1852, triều đình nhiệt thành ủng hộ cho Tăng-già và một hội đồng tiến hành kết tập kinh điển ở Mandalay từ năm 1868 cho đến năm 1871, nhằm chỉnh sửa những sai sót về mặt văn bản trong Đại tạng kinh, sau đó mang khắc tất cả lên trên 729 phiến đá cẩm thạch.
Người Anh đến Miến Điện vào năm 1885, đã gây nhiều thiệt hại cho Tăng-già qua việc hủy bỏ quyền lực giáo hội trung ương. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tăng sĩ đã đóng một vai trò nổi bật. Trong những năm gần đây, đã có những nỗ lực để kết hợp Phật giáo với chủ nghĩa Mác. Và cũng có một phương pháp thiền định mới đã được cổ xúy, kết hợp áp dụng công phu theo Mật giáo, được cho là dẫn đến những kết quả nhanh chóng hơn.
Phật giáo Miến Điện nghiêng về việc duy trì tính chính thống của Thượng tọa bộ, và không có một đóng góp sáng tạo nào cho tư tưởng Phật giáo. Những cuộc tranh luận luôn được giới hạn ở tính hình thức của Luật tạng, và nền văn học mở rộng bao gồm cả những tác phẩm về ngữ pháp, thiên văn học và y học, các bản sớ giải và những chuyện mô phỏng theo tiền thân đức Phật. Có 37 vị thần, được gọi là Nat, thường được cầu khấn rộng rãi để mong các vị ban phúc cho, nhưng muốn có nhiều công đức thì phải góp sức xây dựng chùa chiền, và kết quả là chùa được xây dựng khắp nơi trong nước.
Tăng-già không sống cách biệt với dân chúng. Các tự viện, đền thờ đều được xây cất gần những trung tâm dân cư để cư sĩ dễ dàng tìm đến. Mỗi cư sĩ đều có một thời gian sống trong chùa, và được chư tăng truyền dạy cho một số kiến thức. Có 85% dân số theo Phật giáo, trong một thời gian dài đã được biết đến với sự nổi bật về trình độ học vấn cao. Phật giáo là một lực lượng khai hóa vĩ đại trong đời sống của dân tộc Miến Điện, đã giúp làm giảm nhẹ những xung đột sắc tộc, nuôi dưỡng một đời sống xã hội dân chủ bằng cách giảm thiểu đến mức thấp nhất tầm quan trọng của sự giàu có và giai cấp, mang đến rất nhiều vẻ đẹp và kiến thức. Và quan trọng hơn hết, Phật giáo đã tạo ra một dân tộc đặc biệt vui tính, lịch sự và dễ mến.
Trong thời kỳ này, Phật giáo Tiểu thừa phát triển tương tự ở Thái Lan và Đông Dương. Những người Thái sống ở Trung Hoa đã mang về quê hương một hình thức Phật giáo nào đó, nhưng trong thế kỷ 14 thì Thượng tọa bộ của Tích Lan được thiết lập. Những vùng thủ đô, trước là Ayuthia (1330-1767) và sau là Bangkok (sau năm 1770) đều là những đô thị Phật giáo rộng lớn, nguy nga, với những kiến trúc tôn giáo đồ sộ và các tượng Phật to lớn.
Phật giáo là quốc giáo. Toàn bộ nền văn hóa bản địa gắn liền với Phật giáo, và nhà vua là một vị hộ pháp, không những bằng lời nói mà bằng cả việc làm. Truyền thống được tuân theo nghiêm ngặt, và việc tụng tán những đoạn kinh văn bằng tiếng Pli rất được chú trọng. Giống như ở Miến Điện, những lời cầu khấn không trực tiếp hướng về đức Phật, mà là qua các vị thần bản địa và thần cây cối.
Trong khi vào thế kỷ 11 Mật tông vẫn còn hưng thịnh ở Kam-pu-chia,1 thì sau năm 1300, do áp lực của người Thái, Thượng tọa bộ của Tiểu thừa đã dần dần thay thế cho tông này, và vào thế kỷ 15, Phật giáo chính thống của Tích Lan được du nhập. Cũng tại đây, việc giáo dục do chư tăng đảm nhận, và Phật giáo đã tự chứng tỏ được một ảnh hưởng hướng thượng và hoàn thiện, đã tạo ra được một dân tộc hiền hòa, nhân từ và vị tha. Các vị thổ thần, được gọi là Neaca-ta, cũng giữ một vai trò nhất định, và có sự pha trộn những ảnh hưởng từ Trung Hoa (chẳng hạn như sự hiện diện của Mi-lei-fo2 trong các đền chùa) và từ Ấn Độ (chẳng hạn như sự hiện diện của Nagas,3 Garudas4 và thần Shiva bốn mặt trong các công trình kiến trúc).
Lịch sử Phật giáo ở Lào bao trùm trong huyền thoại. Dường như Phật giáo đã được những người di cư Khmer mang đến vào khoảng thế kỷ 14, và hiện nay là hình thức Phật giáo Thái Lan với sự chú trọng nhiều hơn đến việc thờ Long thần.
Cuối cùng là Việt Nam, độc lập từ năm 1000,5 chịu ảnh hưởng một phần của Trung Hoa về mặt văn hóa, và Đại thừa đã tồn tại ở đây trong một thời gian dài.
Tại Indonesia, Phật giáo Mật tông tồn tại cho đến khi bị Hồi giáo đàn áp: ở Sumatra là cuối thế kỷ 14, còn ở Java thì từ thế kỷ 15 trở đi. Sự sụp đổ cuối cùng của Mật tông ở đây được dẫn trước bởi việc suy giảm dần dần ảnh hưởng của của đạo Hindu đối với nền văn hóa, và việc tái khẳng định những yếu tố gần gũi hơn với văn hóa bản địa. Hình thức Mật tông chiếm ưu thế trong thời kỳ này là một hình thức cực đoan, bắt buộc thực hành 5 giới cấm,1 lìa bỏ ái dục, và xem đức Phật Đại Nhật là vị Phật từ nguyên thủy. Bộ phái này kết hợp biểu tượng Thời luân với sự sùng bái Shiva Bhairava thành hình tượng Phật-Shiva.2 Và để phù hợp với truyền thống bản địa, bộ phái này chủ yếu nhắm đến việc siêu độ cho linh hồn người chết. Một số tác phẩm điêu khắc đẹp nhất của Phật giáo được thực hiện ở Java dưới triều đại Singhasari (1222-1292), trình bày các vị vua của triều đại này được điêu khắc thành những pho tượng phỏng theo như là các vị Phật Bất Không, Phật Bất Động .v.v... và các vị hoàng hậu thì giống như là nữ thần Bát-nhã.v.v...
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
CHƯƠNG IV: MỘT NGÀN NĂM CUỐI
(TỪ NĂM 1000 ĐẾN NĂM 1978)
4. ĐÔNG NAM Á
Vào đầu thời kỳ này, Phật giáo Miến Điện đã thay đổi tính cách, và kể từ đó hướng sự phát triển của mình theo Phật giáo Tích Lan. Năm 1057 vua Anawrahta5 xứ Pagan chinh phục Thaton để chiếm lấy Đại tạng kinh tiếng Pli và ngọc xá-lợi được cất giữ ở đó. Rồi ông cho thỉnh chư tăng và Đại tạng kinh từ Tích Lan về, và sử biên niên ghi rõ rằng nhà vua đã trục xuất những tăng sĩ Ari thuộc Kim cang thừa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bằng chứng cho thấy về sự tồn tại của Đại thừa sau thời điểm đó.Khảo cổ học đã cho thấy chính là trong thời gian cai trị của triều đại Anawrahta (1044–1283) mà Đại thừa đã phát triển mạnh mẽ nhất, song song với Thượng tọa bộ6 được ưa chuộng rộng rãi hơn. Nhiều pho tượng các vị thánh thuộc Đại thừa đã có từ thời đó. Kinh văn Đại thừa được tìm thấy trong các tự viện vào khoảng thế kỷ 15, và các bức họa Tan-tra không sao nhầm lẫn được vẫn có thể nhìn thấy trên các bức tường của những ngôi đền gần Pagan, trước hết là theo phong cách Bengal, và về sau là phong cách Nepal.
Các tăng sĩ Ari chắc chắn là không thích những người Thượng tọa bộ ở đây, bởi vì những người này ăn thịt, uống rượu, dùng bùa chú để giải tội, giết súc vật để tế lễ và mê đắm ái dục. Nhưng mặc dù vậy, họ vẫn tiếp tục tồn tại cho đến cuối thế kỷ 18.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của triều đình vẫn dành cho Thượng tọa bộ, và trước khi bị người Mông Cổ tàn phá năm 1287 thì Pagan vẫn là một trung tâm văn hóa Phật giáo rất lớn. Suốt trong 3 thế kỷ, trung tâm này đã chứng kiến một trong những sự bộc phát của lòng mộ đạo, giống như chúng ta từng thấy ở Trung Hoa, Triều Tiên và Tây Tạng. Trên một dải đất dài 12 kilomét đã có đến 9.000 ngôi chùa và đền thờ, trong đó nổi tiếng nhất là đền Ananda thuộc thế kỷ 11. Trên những mặt phẳng được tráng men trên tường, có 547 câu chuyện về tiền thân đức Phật được miêu tả bằng hình vẽ.
Sau khi triều đình trung ương bị sụp đổ, suốt trong 500 năm Miến Điện bị phân chia thành những lãnh địa nhỏ, chiến tranh triền miên. Nhưng truyền thống Thượng tọa bộ vẫn được duy trì, mặc dù không được huy hoàng như trước. Cuối thế kỷ 15 là sự thành công rực rỡ cuối cùng của trường phái Tích Lan, khi vua Dhammaceti của xứ Pegu lại mang trở về một loạt những kinh điển giá trị từ Tích Lan.
Năm 1752, Miến Điện lại được thống nhất. Sau năm 1852, triều đình nhiệt thành ủng hộ cho Tăng-già và một hội đồng tiến hành kết tập kinh điển ở Mandalay từ năm 1868 cho đến năm 1871, nhằm chỉnh sửa những sai sót về mặt văn bản trong Đại tạng kinh, sau đó mang khắc tất cả lên trên 729 phiến đá cẩm thạch.
Người Anh đến Miến Điện vào năm 1885, đã gây nhiều thiệt hại cho Tăng-già qua việc hủy bỏ quyền lực giáo hội trung ương. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tăng sĩ đã đóng một vai trò nổi bật. Trong những năm gần đây, đã có những nỗ lực để kết hợp Phật giáo với chủ nghĩa Mác. Và cũng có một phương pháp thiền định mới đã được cổ xúy, kết hợp áp dụng công phu theo Mật giáo, được cho là dẫn đến những kết quả nhanh chóng hơn.
Phật giáo Miến Điện nghiêng về việc duy trì tính chính thống của Thượng tọa bộ, và không có một đóng góp sáng tạo nào cho tư tưởng Phật giáo. Những cuộc tranh luận luôn được giới hạn ở tính hình thức của Luật tạng, và nền văn học mở rộng bao gồm cả những tác phẩm về ngữ pháp, thiên văn học và y học, các bản sớ giải và những chuyện mô phỏng theo tiền thân đức Phật. Có 37 vị thần, được gọi là Nat, thường được cầu khấn rộng rãi để mong các vị ban phúc cho, nhưng muốn có nhiều công đức thì phải góp sức xây dựng chùa chiền, và kết quả là chùa được xây dựng khắp nơi trong nước.
Tăng-già không sống cách biệt với dân chúng. Các tự viện, đền thờ đều được xây cất gần những trung tâm dân cư để cư sĩ dễ dàng tìm đến. Mỗi cư sĩ đều có một thời gian sống trong chùa, và được chư tăng truyền dạy cho một số kiến thức. Có 85% dân số theo Phật giáo, trong một thời gian dài đã được biết đến với sự nổi bật về trình độ học vấn cao. Phật giáo là một lực lượng khai hóa vĩ đại trong đời sống của dân tộc Miến Điện, đã giúp làm giảm nhẹ những xung đột sắc tộc, nuôi dưỡng một đời sống xã hội dân chủ bằng cách giảm thiểu đến mức thấp nhất tầm quan trọng của sự giàu có và giai cấp, mang đến rất nhiều vẻ đẹp và kiến thức. Và quan trọng hơn hết, Phật giáo đã tạo ra một dân tộc đặc biệt vui tính, lịch sự và dễ mến.
Trong thời kỳ này, Phật giáo Tiểu thừa phát triển tương tự ở Thái Lan và Đông Dương. Những người Thái sống ở Trung Hoa đã mang về quê hương một hình thức Phật giáo nào đó, nhưng trong thế kỷ 14 thì Thượng tọa bộ của Tích Lan được thiết lập. Những vùng thủ đô, trước là Ayuthia (1330-1767) và sau là Bangkok (sau năm 1770) đều là những đô thị Phật giáo rộng lớn, nguy nga, với những kiến trúc tôn giáo đồ sộ và các tượng Phật to lớn.
Phật giáo là quốc giáo. Toàn bộ nền văn hóa bản địa gắn liền với Phật giáo, và nhà vua là một vị hộ pháp, không những bằng lời nói mà bằng cả việc làm. Truyền thống được tuân theo nghiêm ngặt, và việc tụng tán những đoạn kinh văn bằng tiếng Pli rất được chú trọng. Giống như ở Miến Điện, những lời cầu khấn không trực tiếp hướng về đức Phật, mà là qua các vị thần bản địa và thần cây cối.
Trong khi vào thế kỷ 11 Mật tông vẫn còn hưng thịnh ở Kam-pu-chia,1 thì sau năm 1300, do áp lực của người Thái, Thượng tọa bộ của Tiểu thừa đã dần dần thay thế cho tông này, và vào thế kỷ 15, Phật giáo chính thống của Tích Lan được du nhập. Cũng tại đây, việc giáo dục do chư tăng đảm nhận, và Phật giáo đã tự chứng tỏ được một ảnh hưởng hướng thượng và hoàn thiện, đã tạo ra được một dân tộc hiền hòa, nhân từ và vị tha. Các vị thổ thần, được gọi là Neaca-ta, cũng giữ một vai trò nhất định, và có sự pha trộn những ảnh hưởng từ Trung Hoa (chẳng hạn như sự hiện diện của Mi-lei-fo2 trong các đền chùa) và từ Ấn Độ (chẳng hạn như sự hiện diện của Nagas,3 Garudas4 và thần Shiva bốn mặt trong các công trình kiến trúc).
Lịch sử Phật giáo ở Lào bao trùm trong huyền thoại. Dường như Phật giáo đã được những người di cư Khmer mang đến vào khoảng thế kỷ 14, và hiện nay là hình thức Phật giáo Thái Lan với sự chú trọng nhiều hơn đến việc thờ Long thần.
Cuối cùng là Việt Nam, độc lập từ năm 1000,5 chịu ảnh hưởng một phần của Trung Hoa về mặt văn hóa, và Đại thừa đã tồn tại ở đây trong một thời gian dài.
Tại Indonesia, Phật giáo Mật tông tồn tại cho đến khi bị Hồi giáo đàn áp: ở Sumatra là cuối thế kỷ 14, còn ở Java thì từ thế kỷ 15 trở đi. Sự sụp đổ cuối cùng của Mật tông ở đây được dẫn trước bởi việc suy giảm dần dần ảnh hưởng của của đạo Hindu đối với nền văn hóa, và việc tái khẳng định những yếu tố gần gũi hơn với văn hóa bản địa. Hình thức Mật tông chiếm ưu thế trong thời kỳ này là một hình thức cực đoan, bắt buộc thực hành 5 giới cấm,1 lìa bỏ ái dục, và xem đức Phật Đại Nhật là vị Phật từ nguyên thủy. Bộ phái này kết hợp biểu tượng Thời luân với sự sùng bái Shiva Bhairava thành hình tượng Phật-Shiva.2 Và để phù hợp với truyền thống bản địa, bộ phái này chủ yếu nhắm đến việc siêu độ cho linh hồn người chết. Một số tác phẩm điêu khắc đẹp nhất của Phật giáo được thực hiện ở Java dưới triều đại Singhasari (1222-1292), trình bày các vị vua của triều đại này được điêu khắc thành những pho tượng phỏng theo như là các vị Phật Bất Không, Phật Bất Động .v.v... và các vị hoàng hậu thì giống như là nữ thần Bát-nhã.v.v...
Send comment