Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

2. Ngày tháng già nua

26 Tháng Ba 201100:00(Xem: 7096)
2. Ngày tháng già nua

CẢM NIỆM VỀ MẸ
(Kính dâng mẹ cụ bà Nguyễn thị Sáu)
Hư Thân Huỳnh Trung Chánh

Ngày tháng già nua

Vào mỗi mùa Vu Lan, tôi thường viết những truyện ngắn tưởng tượng về những bà mẹ, còn nhắc về người mẹ thật của tôi, tôi chỉ viết một lần trong tùy bút Tản mạn về Cần Thơ, để ghi lại quãng thời ấu thơ hạnh phúc nhất đời, một năm học duy nhất mà tôi được sống ấm êm trong vòng tay của mẹ.

Tôi mất cha khi vừa tròm trèm sáu tuổi. Thuở đó, tình hình an ninh kém cõi, thương ông bà ngoại tôi sống đơn chiếc, mẹ tôi dẫn con cô gái út về quê nhà tại Cao Lãnh chăm sóc ông bà. Phần hai đứa con trai, bà gởi mỗi đứa một nơi - thường là các bà dì - để ăn nhờ ở đậu đi học. Tôi quen thui thủi sống môt mình từ lúc mới tập tễnh học lớp một, mỗi năm chỉ gặp mẹ tối đa hai lần, còn anh em có khi hằng mấy năm trời vẫn chưa thấy mặt nhau, nhưng càng xa nhau thì chúng tôi càng thương mẹ, thương anh thương em.

Sau năm 1975, anh em chúng tôi đùm bọc dắt dìu nhau, đưa mẹ đi vượt biên. Em gái tôi đã lập gia đình tại Thụy Sĩ từ lâu, còn hai anh em tôi, tuy đồng định cư tại Hoa Kỳ, nhưng mỗi đứa lập nghiệp một phương, phương Đông và Tây cách nhau hàng ngàn dậm khiến cho bà mẹ, sống với đứa nầy thì nhớ đứa kia, đi qua lại hụt cả hơí! 

Mẹ tôi năm nay đã ngoài 88 tuổi, những năm gần đây chân bà đã yếu, phải lần vách hay nương gậy mà đi, nhưng may mắnvẫn có thể lo việc vệ sinh và tắm rửa một mình. Được như vậy, là nhờ anh tôi rất hiếu thảo và chu đáo chăm sóc. Cả nhà giữ một chế độ ăn uống kiêng cữ đặc biệt với những thức ăn toàn loại phẩm chất dinh dưỡng khỏe mạnh, ngoài ra, anh cũng cho bà giữ thời khóa vận động chân tay nghiêm nhặt. Chương trình vận động tay chân của bà mỗi ngày 3 lần, mỗi lần gồm có 3 mục : a. tập bốn động tác khí công cải tiến nhẹ, mỗi động tác 10 lần, b. đi bộ (lần vách đi) 10 vòng, c. lái xe (nương theo loại khung có hai bánh xe đẩy đi) 10 vòng. Mẹ tôi vốn dễ dãi và bền bĩ chịu đựng, nên dù bà mệt mỏi chán ngán vận động lắm, nhưng vẫn chiều ý con cái gắng sức mà tập, bà chỉ lầm thầm thở than : “Hồi nhỏ mình tập nó đi, bây giờ nó bắt mình tập đi, đúng là bị quả báo!” Lòng dạ tôi mềm yếu, mỗi khi được ủy thác trông chừngvận động, theo dõi bà chừng nửa chương trình, khi thấy chân tay bà lết bết, hơi thở phì phò, mặt mày buồn hiu, tôi thương quá, lánh đi nơi khác để cho bà tùy ý muốn làm sao thì làm. Tôi biết mình yếu ớt như vậy là hơi phụ lòng anh tôi, nhưng quả thật tôi không thể cố gắng nổi. Mẹ tôi mà sống với tôi, chắc chắn là tôi sẽ không nỡ ép bà vận động, và như vậy có lẽ bà đã ngồi liệt một chỗ từ lâu rồi.

Mấy năm nay, chân yếu không còn đủ sức đi lại chia sẽ thời gian với các con, mẹ tôi thường trực sống với anh tôi, và hằng năm tôi đến thăm bà đôi lần, mỗi lần lưu lại một hoặc hai tháng cho anh tôi thoải mái đi nghỉ hè, và tôi cũng thoải mái có được những giờ phút riêng tư hủ hỉ với mẹ. Ông anh tôi tính siêu cẩn thận, lần nào cũng vậy anh dặn dò nhắc tới nhắc lui hàng trăm lần thời dụng biểu và những điều cần thiết cho việc săn sóc mẹ, tuy vậy anh vẫn chưa hài lòng, nên trước khi đi anh còn trao cho chiếc cẩm nang, để mở ra xem xét lại từng mục kẻo quên.

May mắn là về phương diện thực đơn thì tôi không bị ràng buộc quá đáng. Lần nào, bà xã tôi cũng ưu ái chuẩn bị cho tôi một va li thức ăn đặc biệt, gồm toàn những món ăn có thể thiếu tiêu chuẩn bổ dưỡng, nhưng rất hợp khẩu vị của bà : tôm kho tàu, cá kèo kho, mắm chưng... Những món ăn nầy gợi cho mẹ tôi nhớ lại hình ảnh quê hương xa xưa, nhất là khoảng thời gian trẻ trung khi mới về nhà chồng. Lần nào cũng vậy, mẹ tôi, mắt sáng ngời gắp con cá kèo, giẻ miếng tôm đỏ au hay vít miếng mắm vào chén cơm, rồi cười cười nhắc nhở : “Ở Cổ Chiên mình, cá kèo đầy dẫy ở ven sông, người ta chê cá kèo, lòng tong, lục chốt không ăn, nhưng bây giờ, thì nó là món ăn hiếm có con há!”..., “Mắm lóc, nội con làm cả lu ăn suốt năm chẳng hết”, “Ừ! Tôm càng ở Cổ Chiên mình nhiều lắm! thằng Xê nhảy xuống sông lặn một hơi, trồi lên hai tay cầm hai con. Còn vào mùa dở chà thì tôm càng nhiều quá ăn không xuể, mình phải phơi khô, phải kho tàu như vầy nè để ăn được nhiều ngày...”

Lúc sau nầy, mẹ tôi lẩm cẩm quên trước quên sau, chỉ có khoảng thời gian ấu thờithời gian mới lập gia đình theo chồng về Cổ Chiên là còn nhớ rất rõ. Tôi biết bà thích chuyện xa xưa, nên mỗi khi bà nhắc nhở đến Cổ Chiên tôi thường nói đùa : “Đằng đó, ở Cổ Chiên có cá sấu không...?” Đây là câu đầu tiên mà mẹ tôi ấp úng hỏi trổng cha tôi trong ngày lễ coi mắt khoảng 70 năm về trước, tới giờ nầy mà khi nghe nhắc lại bà vẫn còn sung sướng vừa thẹn thùng như một thiếu nữ đang xuân. Bà cười hì hì : “Ai biết gì đâu, nghe xứ Cổ Chiên lạ hoắc, tưởng chỗ cọp beo, cá sấu gì ở chớ!”

Năm xưa, nội tôi được người mai mối hướng dẫn đến nhà ngoại tôi để xin kết nghĩa xuôi gia. Sau khi bàn luậncân nhắc tuổi tác các con gái gia chủ, nội bỗng ngỏ ý chọn mẹ tôi làm dâu, mặc dù trước đó người mai mối không hề đề cập gì về mẹ tôi cả. Mẹ tôi đang lúi húi phụ giúp người nhà chuẩn bị bếp núc đãi khách, bỗng bị bà ngoại ra lệnh cấp tốc chỉnh trang lại y phục, bưng nước trà mời khách. Mẹ tôi ơ hờ theo lệnh ngoại. Mẹ vừa trở xuống bếp chừng 10 phút, thì cha mẹ hai bên đã long trọng tác thành đôi lứa. Khi ngoại thông báo cho mẹ quyết định nầy, mẹ tôi chưng hửng chẳng biết người chồng tương lai của mình mặt mũi ra sao nữa, nhưng phận làm con cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó! mẹ tôi đâu dám hó hé gì. Sau đó, ngoại mới sắp xếp cho hai đứa nhỏ được trò chuyện riêng. Mẹ ngồi trước mặt cha tôi, thẹn thùng, sợ sệt, bối rối ngổn ngang, cúi gầm mặt chẳng dám ngẩng nhìn, ba hỏi câu nào thì trả lời trổng trổng câu đó. Sau cùng, bậm gan lắm bà mới hỏi câu đầu tiên mà tôi lập lại để ghẹo bà ở trên.
Quê ngoại tôi tại Hòa An, Cao Lãnh thuộc vùng nước ngọt, xóm làng gần gũi, vườn cây trái xanh um, còn quê nội tôi là một cù lao nhỏ, nằm ở vàm sông Cổ Chiên, tuy thuộc quận châu thành tỉnh Trà Vinh, nhưng vị trí sát biển nên nước lợ mặn quanh năm cây ăn trái hiếm hoi, xóm làng thưa thớt. Ngoại tôi tin tưởng ông mai, một nhà giáo đứng đắn trong vùng nên không dò xét kỹ, cứ đinh ninh Cổ Chiên thuộc quận châu thành phải là chốn thị tứ, chừng đưa con gái về nhà chồng, thấy cảnh hoang vắng đìu hiu, toàn là ruộng lúa chen lẫn với rừng dừa nước, ngoại xót thương con gái đã khóc ròng, trong khi mẹ tôi lại tỏ vẻ bình thản. Có thể là bà đã phải gắng gượng đè nén tiếng nức nở để tránh gây khổ đau thêm cho Ông Bà ngoại chăng?

Khi tôi nghe mẹ kể đến chuyện nầy, tôi thường ghẹo bà : “Má vừa gặp ba đã thương tức khắc, thương quá xá cỡ rồi! ba sống ở đâu thì quyết chí theo ở đó, hùm beo cá sấu còn chẳng sợ huống gì rừng lá! phải không má?” Mẹ tôi dễ tánh nên tôi mới dám “cà rỡn” với bà, tuy là lời nói giỡn nhưng nó lại phản ảnh khá chính xác mối tình yêu tha thiết thâm trọng hy hữu của bà dành cho chồng. Có lần bà chị họ tôi nghe tôi nói câu nầy, cười hề hề theo kiểu “biết rồi! khổ lắm! nói mãi!” rồi lên tiếng : “Còn phải nói gì nữa! Nếu mợ không thương cậu sâu đậm, thì làm sao chịu nỗi cảnh trung trinh góa bụa thờ chồng được?” Thật ra, chuyện mà tôi muốn nói ở đây là tình yêu của mẹ tôi trải qua những năm tháng dài mù mịt - cha chết khi mẹ mới 29 tuổi, tính ra đã 60 năm rồi -, mà vẫn còn sâu đậm tha thiết như thời trẻ trung mới là hy hữu, mới là đặc biệt. Cho nên, dù tuổi đã kề cận 90, quên trước quên sau, mà khi nhắc đến thời gian chung sống với chồng tại Cổ Chiên thì bà có thể thuật linh hoạt hàng trăm thứ chuyện, từ sinh hoạt linh tinh giỗ Tết cúng kiến, chuyện làm dâu, em chồng, cho đến chuyện bà con lối xóm, ông câu, ông nói liệu, chuyện lúa thóc, tôm cua..., chẳng chuyện nào bà quên cả. Mà hể câu chuyện nào liên quan đến chồng, thì giọng nói của bà lúc đó tức thời biến đổi thành tha thiết trang trọng, tình nghĩa tràn đầy. Một hôm bà nói nhỏ với tôi : “Má có bài thơ nầy viết về ba, con nên ghi lại kỹ niệm”. Rồi bà chậm chậm đọc cho tôi chép trọn bài thơ ba mươi hai câu. Tôi xin trích ra bốn câu kết như sau : 

Anh hãy chờ em chốn cữu tuyền
Cùng nhau dìu dắt đến cung thiên

Nơi miền Tiên cảnh lòng vui thỏa

Đây chốn nghìn thu giấc ngủ yên.

Bài thơ thương nhớ chồng mong tái ngộ với chồng ở suối vàng nầy bà sáng tác vào năm 44 tuổi mà đến khi 88 tuổi bà vẫn còn nhớ rõ, đúng là mối tình chung thủy vĩnh viễn không phai. (Điều kỳ lạ là bà đã sáng tác hơn trăm bài thơ, tôi đánh máy in thành tập để bà tặng thân hữu, nhưng bà quên tuốt luốt không nhớ bài nào khác, kể cả chuyện in sách nữa.) 

Mấy ngày qua, mỗi khi tôi rót nước cam cho bà, bà đều tươi cười nói : “Ở Cổ Chiên mình làm gì có cam, ba con phải mua cam tận chợ Trà Vinh để vắt nước đó!” Đây là mẩu chuyện mới nghe lần đầu, nhưng tôi ơ hờ chẳng để ý. Chừng nghe liên tiếp vài mươi lần, tôi quan sát kỹ thái độ vui tươi của bà khi nói ra câu đó thì mới hiểu ra. Ở lứa tuổi mẹ tôi, vợ chồng thương yêu chiều chuộng nhau là việc phải dấu kín, do đó, bà chẳng hề nhắc nhở chuyện nầy với ai. Và bây giờ, đợi đến hơn 60 mươi năm sau bà mới dám thổ lộ cho tôi nghe, mà niềm hạnh phúc được chồng cưng “mua cam tận chợ Trà Vinh về vắt nước” vẫn còn miên man trong lòng. (Tôi nghĩ một bà vợ dẫu được ông chồng đổi cả sự nghiệp để mua hột xoàn dâng tặng, chưa chắc đã hạnh phúc bằng mẹ tôi được ly nước cam ngày xưa của ba tôi đâu!) 

Mẹ tôi hay quên, nhưng đầu óc vẫn còn sáng suốt, bà thường nhìn cái già nua lọm khọm của mình với nụ cười hóm hỉnh. Bà tự chọc quê sức khỏe yếu ớt mình là “không nghe lời”, là “sanh tật”, nên thường cười hề hà than : “Cái tay bữa nay không chịu nghe lời má rồi con ạ!...” hoặc : “Độ rày, má già nên hay sanh tật quá!” 

Mẹ tôi quả thật có rất nhiều tật, mà đối với tôi thì tật nào cũng đáng quý và dễ thương vô cùng. Tật lâu đời và lớn nhất của bà là tật tận tụy hi sinh cho mọi người mà chẳng hề kể lể thở than. Sau năm 1945, vùng quê Cao Lãnh kém an ninh, hoa lợi lúa ruộng suy giảm, khả năng thuê mướn người giúp đỡ khó khăn, trong khi ông bà ngoại lại già yếu, bệnh hoạn liên miên. Mẹ tôi có bảy chị em gái, nhưng chẳng ai có điều kiệnthiện chí để về quê chăm sóc cha mẹ già, nên bà đành hi sinh lãnh nhiệm vụ nầy ròng rã hàng mười mấy năm trời mà chẳng hề được chị em nào gánh vác cho một tháng. Trong thời điểm nầy, phải kể đến những lúc cực kỳ gian khổ, khi bà ngoại bị nằm liệt hơn 3 năm, ông ngoại cũng không xê dịch trong 6 tháng, một mình mẹ tôi ngày đêm túi bụi lo cơm nước, lo đút từng miếng cơm, từng ngụm nước, nài nĩ từng viên thuốc, lo việc tiêu tiểu, tắm rửa, lại phải bù đầu chăm sóc nhà cửa ruộng vườn, chắt mót từng nải chuối, buồng cau... để có thêm hoa lợi. Mẹ tôi cực khổ dường ấy, nhưng luôn luôn cắn răng chịu đựng, chẳng một lời thở than, cũng chẳng hề dựa vào công lao của mình để suy bì, hay trách cứ nặng nhẹ chị em nào cả. Thuở nhỏ, tôi rất ấm ức “tật” nầy, nên càm ràm : “Má cực khổ phải nói ra cho mấy dì biết, nếu không, ai cũng tưởng má sung sướng lắm!”, mẹ tôi cười hỉ xả rồi thôi. Mẹ bền bĩ phụng dưỡng ngoại, cho đến khi ông bà lần lượt từ trần, thì mới lặng lẽ về Saigon chung sống với các con, để lại nhà cửa ruộng vườn của ngoại cho bà chị gánh vác.

Với anh em chúng tôi cũng vậy, bà trọn đời xả thân tận tụy phục vụ, thương yêu chăm sóc, mà cũng chẳng bao giờ kể lể công ơn hay thở than mỏi mệt. Đến khi lũ cháu ra đời, tánh bà cũng chẳng khác, khi có cơ hội thì bà tức thời thương yêu chí thiết, chiều chuộng hết mình, chăm sóc nâng niu từng li từng tí. Các con tôi một mực thương quí nội và thường nhắc lại những ngày sống chung, được nội thăm dò nhu cầu từng đứa để lăng xăng phục vụ, hay cặm cụi làm đủ loại bánh, gọt sẵn đủ loại trái cây để nài nĩ, dụ dỗ chúng ăn. Thời còn ở Việt Nam, em gái tôi xuất ngoại giao hai con gái bé bỏng cho ngoại nuôi giữ mấy năm trời, bà sẵn sàng dang tay đùm bọc, tâng tiu như bảo vật. Đến khi anh tôi vượt biên còn kẹt lại đứa con gái mới lên 4 tuổi, cũng yên tâm phú thác cho bà nhận lãnh. Cháu bé bất ngờ bị đau sốt xuất huyết nặng phải đưa vào bệnh viện Triều Châu cứu cấp. Thời đó, thuốc Tây khan hiếm, bác sĩ ngụy chỉ còn mấy móng, dịch sốt xuất huyết hoành hành dữ dội khiến tỷ lệ trẻ em tử vong rất cao, vì vậy bệnh viện Triều Châu đông nghẹt bệnh nhân, cháu bé còn có chỗ nằm, mẹ tôi phải ngồi chầm chập canh chừng cháu không phải một hai giờ mà là suốt bốn ngày đêm. Lúc đó, hàng ngày tôi bị buộc phải đi học tập thật chuyên cần, sáu giờ chiều mới có thể đến thay thế cho bà đôi giờ để bà tắm rửa tạm nghỉ ngơi lấy sức mà thôi. Sau khi mạng sống của cháu được cứu vãn thì mẹ tôi cũng gần hụt hơi. Tôi biết nếu mẹ tôi lơ là một chút thì mạng sống của cháu khó an toàn. Thời gian sau, tôi đưa mẹ và cháu đi vượt biên thành công, mẹ tôi bàn giao cháu cho anh tôi với nụ cười, và tánh nào tật ấy, bà không hề kể lể những nỗi nhọc nhằn của mình. Anh có nghe chuyện cháu đau thì bất quá nghĩ rằng đó là chỉ chuyện ấm đầu, sổ mũi, uống một viên aspirine là xong, chớ đâu tưởng tượng hoàn cảnh thập tử nhất sanh của cháu ngày đó.

Giờ đây, tuổi ngày càng cao thì mẹ tôi - theo nguyên văn từ ngữ bà xử dụng - lại càng sanh tật nhiều thứ lắm. Tật hay quên, tật chân tay yếu ớt, tật mắt kém đọc viết khó khăn... Vì sợ bà sanh tật thình lình, nên anh em chúng tôi thay phiên nhau trông chừng bà ngày đêm, nhất là lúc bà tắm, sợ bà sanh tật té nên túc trực ở ngoài nghe ngóng. Bà tắm xong, chúng tôi xấy tóc, gỡ đầu cho bà, kẻo bà sanh tật cảm lạnh thì nguy. Một hôm sau khi gỡ tóc cho mẹ, sẵn thấy có đôi vớ, tôi mang cho bà. Tôi bỗng ngẩn người, khi nhìn thấy móng chân của bà dài ngoằn, có móng như bấu vào thịt. Thì ra, tuy bà còn có thể tự cắt móng tay, nhưng bà đã “sanh tật” không thể cúi xuống để cắt móng chân được. Tôi săn sóc mẹ mà không để ý điều nầy, nên vừa xót xa vừa xấu hỗ, lên tiếng hỏi bà : “Sao má không bảo tụi con cắt móng chân cho má?” Bà cười hồn nhiên : “Mấy người giàu sang, ăn không ngồi rồi, để móng tay móng chân năm nầy tháng nọ, mà có sao đâu?”

Mấy hôm trước, tôi túc trực bên ngoài khi bà tắm, nhưng chờ khá lâu vẫn không nghe xối nước. Việc tắm rửa của bà kéo dài là chuyện rất bình thường vì lẽ nội cái việc lụm khụm cỗi đồ ra và bận đồ vào cũng tốn rất nhiều sức lựcthời giờ rồi. Tôi lên tiếng hỏi dọ vài lần thì bà trả lời bình thường, mà tiếng nước vẫn im bặt một cách lạ lùng. Hơn hai giờ sau, bà mới mở cửa bước ra, mặt hơi giận, lầm bầm : “Bữa nay, sao cái chân sanh tật cụt ngủn hà! bước vào bồn tắm hoài không được, nên đâu có tắm!”. Bồn tắm cao, tôi biết mẹ phải khó khăn mới dở chân lên vừa đủ để bước vào, nhưng vẫn làm lơ cho bà có cơ hội cố gắng vận động tối đa. Tôi an ủi : “Chuyện đó dễ mà, để ngày mai con sắp xếp lại, rồi má sẽ bước vào bồn tắm dễ ợt hà!” Lâu lắm rồi tôi mới thấy mẹ tôi lộ vẻ buồn, bà than : “Sao má sống lâu quá vậy? Má đâu muốn sống dai như vậy, con ạ!”. Tôi an ủi mẹ theo tinh thần đạo Chúa của bà : “Mình đâu có thể mong muốn chuyện gì được má! Chúa bảo sống đến đâu thì mình sống đến đó thôi, phải không má?”. “Ưà!”. Tuy bà “ừa”, nhưng nhận thấy bà vẫn chưa vui, tôi giả giọng con nít lên tiếng : “Má nó chết, thì ai nuôi nó! hu hu!”, nhờ vậy mẹ tôi cười tươi lên. (Nguyên thuở mẹ còn ấu thơ, chừng năm sáu tuổi, một hôm bà chứng kiến bầy chó vật con gà mẹ chết. Bà khóc sướt mướt, vỗ mãi không nín và cứ thắc mắc hỏi ngoại : “Má nó chết thì ai nuôi nó!” Ngoại bực mình quá nói : “Má nó chết thì mầy nuôi nó!”. Vậy mà mẹ tôi đồng ý, nín khóc, rồi mỗi ngày đứng ra “chít chiu” săn sóc đám gà con cho đến khi chúng lớn thành gà giò. Chuyện nầy là một trong những chuyện hiếm hoi tại Cao Lãnh mà mẹ tôi kể lại. Một hôm mẹ tôi và dì Năm - một bà 88, một bà 90 tuổi - được con cháu sắp xếp cho điện thoại thăm nhau, hai bà đều lẫn lộn, chuyện người nầy nhớ thì kẻ kia quên, nói năng huyên thuyên mà trớt qướt chẳng hiểu nhau, thế nhưng vừa nhắc đến vụ “Mẹ nó chết, ai nuôi nó”, hai bà rộn ràng tranh kể lại cho nhau nghe và đồng hớn hở vui cười.)

Ngày hôm sau, tôi nhấc cái ghế đặt sát bồn tắm, bà ngồi trên ghế dở chân bỏ qua bồn, rồi đứng dậy tắm dễ dàng, nên mẹ tôi rất hài lòng. Tật “chân cụt” lần nầy thì giải quyết được, nhưng chắc chắn bà còn sanh tật dài dài, và đó là điều khiến cho tôi lo lắng triền miên. Hồi tôi đang học lớp năm, có lần tôi bị nổi dời trên háng, mẹ tôi bảo tôi cỡi quần ra để bà xức thuốc. Tôi mắc cỡ còn vùng vằng thì bà nạt đùa: “Tao là má mầy, tao sanh mầy ra mà mắc cỡ nỗi gì”. Hôm qua, tôi đã nhắc lại chuyện nầy cho mẹ tôi nghe, để chuẩn bị, có ngày nào đó, tôi phải săn sóc mẹ, mà mẹ mắc cỡ thì tôi sẽ lập lại tương tợ như vầy : ‘Con là con của má! từ bụng má chui ra, mà má mắc cỡ nỗi gì!”

Mấy năm trước, tôi có viết truyện ngắn tựa đề “Lấy chồng xa xứ”, theo đó, người con gái sau khi hiểu được công ơn cha mẹ như trời như biển sức mình không thể báo đền chữ hiếu, bèn cất tiếng thở than qua điệu ru em :

Cha mẹ ơi! sanh con là gái
Biết chừng nào trả ngãi mẹ cha

Chừng nào cho cá hóa rồng

Đền ơn cha mẹ, ẫm bồng thuở xưa.

Thật ra, tôi đã viết bài nầy cho chính tôi, và đây là tiếng than của tôi khi nghĩ đến sự hiếu dưỡng nan giải của mình đối với mẹ. Bạn đọc có thể chế diễu tôi : “Cha nầy, đàn ông mà mượn giọng đàn bà tâm sự thì yếu quá! tệ quá!”. Các anh các chị biết không? tôi nghĩ rằng vì tôi là đàn ông nên sự tình mới trở nên tồi tệ. Giả dụ tôi là đàn bà, thì tôi có thể chăm sóc mẹ chu đáo những chuyện thân mật: tắm rửa, thay quần áo... thì tốt đẹp cho mẹ con tôi biết là bao nhiêu. 

Suffolk, VA mùa Vu Lan 2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19412)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựuthành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
(Xem: 18525)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
(Xem: 16046)
Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
(Xem: 29862)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 25455)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
(Xem: 21602)
Trong Mật thừa, chính nhờ đạo sư mà bạn tiến tới giác ngộ. Vị thầy gốc tối thắng giới thiệu bạn đến trạng thái thiên bẩm của trí tuệ, chỉ nó ra cho bạn.
(Xem: 17805)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận chớ không nhất thiết chỉ có Đạt Ma tông... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 20810)
Thấu hiểu luật nhân quả sẽ giúp chúng ta luôn đi đúng đường, luôn tỉnh giác về chính mình, những hành động mà mình đang tạo tác và con đường mình đang đi.
(Xem: 26314)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
(Xem: 33319)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 52135)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 22869)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23404)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 39635)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 21789)
Đời sau dài hơn đời này, vì thế hãy bảo vệ kho tàng đức hạnh của con để cung cấp cho tương lai. Khi con chết, con sẽ bỏ lại tất cả; chớ tham luyến bất kỳ điều gì.
(Xem: 22373)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 6835)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22721)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 69795)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 43999)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 23060)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữ và Đạt tâm... Thích Giác Nguyên
(Xem: 35027)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 44083)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42903)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44409)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 24906)
"An cư để nuôi lớn tình thương cứu giúp muôn loài, Kiết hạ để nghiêm trì tịnh giới giải thoát tự thân..." HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 24351)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39199)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 39224)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 17250)
Một vị thầy đầy đủ năng lực được gọi là “bậc trì giữ Kim Cương sở hữu ba giới nguyện.” Ngài sở hữu những phẩm tánh hoàn hảo được trao cho bên ngoài với các biệt giới giải thoát...
(Xem: 18027)
Tôn giáophương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
(Xem: 19248)
Bài tụng giảng về tất cả các pháp đều phát xuất từ một Nguồn (Source), cũng như cành, lá, hoa, trái của một cây đều từ một gốc mà ra.
(Xem: 35648)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 24207)
Chúng ta ai cũng có tánh Phật nhưng chưa phải Phật quả. Phật tánh không rời mình, nhưng ta còn mê, còn quên nên làm chúng sanh.
(Xem: 19581)
Trước khi kiến lập những rào cản thể chất, ta cần phải vượt qua những rào cản tinh thần. Bạn phải cảm thấy thực sự an lạc, dù đang ở bất kỳ đâu. Bạn phải biết khoan dungchấp nhận.
(Xem: 20397)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
(Xem: 18296)
Trong mùa an cư, chẳng những chư Tăng Ni có điều kiện thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tăng trưởng Giới Định Tuệ...
(Xem: 18987)
Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánhgiải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
(Xem: 18933)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
(Xem: 17466)
Khi chúng ta áp dụng các giáo lý của đức Phật, chúng ta tiến hành theo ba bước hay giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta nghiên cứu giáo lý, học chúng một cách kĩ lưỡng.
(Xem: 19307)
“Ta có Chánh Pháp Nhãn TạngNiết Bàn Diệu Tâm, nay trao truyền cho ông Ca Diếp”. Thích Đức Trí
(Xem: 30825)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 19176)
Giáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua.
(Xem: 20507)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19537)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
(Xem: 19758)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
(Xem: 29812)
Rạng ngời một đóa kỳ hoa Vô cùng huyền diệu tinh ba khôn lường Linh Đàm phổ hóa tứ phương
(Xem: 17826)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
(Xem: 19384)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bitrí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
(Xem: 19867)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 58756)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 24400)
Nếu chúng ta phát triển một trái tim tốt lành, rồi thì cho dù là trên lãnh vực của khoa học, văn hóa hay chính trị, hãy nhớ là động cơ thì rất rất quan trọng...
(Xem: 23507)
Phật đản sanh nhân thế hân hoan mừng vui vì Phật là chân, là thiện, là an lạc. Phật hiền thiện an lạc nên ai nghĩ tưởng đến Phật tức là an lạc trong lòng.
(Xem: 39752)
Chùa Phật Đà - San Diego, California tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL.2556 ngày 5/6/2012
(Xem: 26705)
Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon - Văn Công Hưng dịch
(Xem: 40756)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 22855)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
(Xem: 22912)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất...
(Xem: 21583)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thươngtrí tuệ soi sáng nhân gian...
(Xem: 18605)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 22586)
Vui thay Đức Phật ra đời chỉ con người mọi việc đều xuất phát từ duyên khởi rồi dẫn tới nhân quả. Một chiếc lá rụng ở đây biết đâu là ngọn gió từ ngoài biển...
(Xem: 21068)
Phật dạy bỏ gánh nặng thì qua được đường hiểm ba cõi, diệt vô minh thì được chân minh, nhổ mũi tên tà, đoạn dứt khát ái...
(Xem: 19204)
Lâm Tỳ Ni ngày Thế Tôn đản sanh thật huy hoàng, tráng lệ. Trên trời, chư thiên trỗi nhạc, tung hoa. Mặt đất rúng động. Chim chóc ca hát. Cây cối nở hoa. Lòng người vô cùng hoan hỷ.
(Xem: 20927)
Trở lại lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Thế Tôn, vị thầy của nhân thiên đã xuất hiện giữa Trung Ấn Độ để sau này trở thành một bậc Vĩ Nhân...
(Xem: 20324)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
(Xem: 30548)
Ngài là một bậc đại giác thị hiện giữa cuộc đời một con người bằng xương bằng thịt cho mắt trần chúng ta thấy được. Ngài đủ ba mươi hai tướng tốt...
(Xem: 20176)
Đức Phật Thích Ca là nhân vật lịch sử, cuộc đời Ngài có vô vàn điều phi thường. Mà vĩ đại nhất là, Ngài đã chứng ngộ giải thoát, và đem pháp ấy truyền dạy cho chúng sanh.
(Xem: 17458)
Bậc đại Thánh ứng hiệnthế gian với đại nguyện chấm dứt sanh tử luân hồi từ đây, đồng thời dạy chúng sanh cách giải quyết khổ đau trong ba cõi.
(Xem: 16582)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
(Xem: 16845)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản...
(Xem: 14952)
Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2556 - 2012 của Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 14831)
Tự do là điều có thể. Chúng ta không phải bị nhốt trong đau khổ. Có con đường để thoát khổ. Và con đường đó không gì khác là thực hành bát chánh đạo.
(Xem: 22860)
Trần gian cung phụng Đản sanh Mỗi Tâm mỗi Bụt viên thành truyện xưa Quản chi tạt gió xan mưa...
(Xem: 16038)
Với tinh thần Bi-Trí-Dũng con người có thể hoàn thiện cuộc sống này và từ từ biến nó thành “niết bàn tại thế” mà không cần phải tìm kiếm Thiên Đường ảo vọng...
(Xem: 16200)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
(Xem: 15246)
Nói chung, sự hiện thân của đức Từ Phụ Thích Ca làm cho thế giới đang rưng rưng lệ bỗng hóa thành nụ cười rạng ngời trên khuôn mặt của vạn hữu.
(Xem: 26097)
Bao la biển rộng sông dài. Tháng Tư ấm đậm tình người Việt Nam Lũy tre hiện mái chùa làng...
(Xem: 17187)
Tướng chữ 卍 vạn là phù hiệu của điềm lành được xưng là "Cát Tường Hải Vân" hoặc là "Cát Tường Hỷ Thí".
(Xem: 15784)
Đại lễ Phật đản 2508-1964 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nguyên Ly
(Xem: 19764)
Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum - Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
(Xem: 17667)
Hoa sen giải thoát đầu tiên là nhãn thức, giờ đây đã thành tựu rõ rệt, mà một khi một căn thức được giải thoát thì các căn thức còn lại sẽ được giải thoát.
(Xem: 14674)
Vào ngày thứ ba, trong một thông điệp nhân ngày lễ Phật Đản của Phật Giáo (Lễ Vesak), một vị Hồng Y Thiên Chúa Giáo La Mã đã ca ngợi Phật Giáo...
(Xem: 14730)
Hình ảnh Bồ Tát sơ sinh đứng trên quả địa cầu thật có nhiều ý nghĩa: Bồ Tát vào đời với nguyện lực khai sáng cho đời và hoàn thiện Ba La Mật...
(Xem: 19120)
Bởi con đã có được thân người quý giá này, với những tự dothuận duyên Xin hãy cho con thành tựu các giáo lý quan trọng nhất!
(Xem: 15108)
Nguyện cầu tất cả các nguy hại và bao động ở mảnh đất tuyết này Nhanh chóng được an dịu và xua tan hoàn toàn Nguyện cầu Bồ đề tâm cao quý tối thượng...
(Xem: 33038)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(Xem: 17485)
Xuyên qua không gianthời gian Chúa tể quyền lực của khẩu và hiện thân của trí tuệ, Đức Văn Thù tôn quý Xin hãy ngự mãi trên bông sen trong tâm con...
(Xem: 19124)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
(Xem: 21814)
Lumbini…! Sáng nao bình minh xanh lấp lánh Rừng cây reo, chim muôn cành xào xạc Khấp khởi nắng vàng, rộn rã nghìn hoa
(Xem: 22995)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
(Xem: 16617)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
(Xem: 16465)
Để hoàn thiện việc thực hànhtrở thành một con người tâm linh chân chính, chúng ta cần có một sự tiếp cận bất bộ phái hay không thiên vị vào các truyền thống Phật giáo.
(Xem: 16504)
Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạnglợi lạc của chúng sinh.
(Xem: 22980)
Điều làm Phật giáo trở nên đặc biệt, và khác với tất cả những tôn giáo khác, là một sự thật rằng đây là phương pháp giúp ta có thể kết nối được với bản thể của mình.
(Xem: 26362)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 12738)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
(Xem: 29506)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27707)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 25903)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 18455)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant