Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

1. Yếu Điểm Của Tọa Thiền

11 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12619)
1. Yếu Điểm Của Tọa Thiền

THIỀN TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008

Chương ba: 
Tông Chỉ, Giáo NghĩaThánh Điển 

IV. Tông Chỉ, Giáo NghĩaThánh Điển

IV.1 Yếu Điểm Của Tọa Thiền

Yếu điểm của việc Tọa Thiền căn cứ theo “Tọa Thiền Dụng Tâm Ký”.

IV.1.1 Tào Động Tông Là Tông Tọa Thiền

Tào Động Tông là Tông Tọa Thiền cho nên Tăng lữ, Đàn Tín Đồ và những ai mang tâm nguyện vào cửa Tào Động phải cung kính Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, đấng Giáo ChủLịch Đại Tổ Sư, và tin rằng từ Phật cho đến chư vị Tổ Sư có một sự truyền thừa liên tục, thuần nhất với Phật tâm (chơn tâm) và truyền thống, tiêu biểuCao Tổ Thiền Sư Đạo NguyênThái Tổ Thiền Sư Oánh Sơn, cho nên phải vững tin và tuân thủ những lời giáo huấn và sống với Tông Chỉ, như Chỉ Quán Đả Tọa (chỉ chuyên tâm ngồi thiền), Tức Tâm Thị Phật (cung cách ngồi thiền và tâm sống động như Đức Phật đang sống). Trong “Tào Động Tông Tông Chế” phần “Tào Động Tông Tông Hiến” ghi thật rõ ràng: “Bổn Tông luôn tôn trọng Chánh pháp, do Phật Tổ truyền nhau; Pháp chỉ quán đả tọa, tức tâm thị Phật đương nhiên là sự truyền thừa và là Tông Chỉ”.

Bởi tọa thiềnTông Chỉ của Tông Tào Động, cho nên căn bản sinh hoạt của Tông là hành thiền, thực tập tự giác như Phật, sống và sinh hoạt thực tiển như Đức Phật. Mỗi ngày ít nhất phải ngồi thiền 3 thời.

IV.1.2 Thiền Và Lịch Sử

Thiền, tiếng Sanskrit là Dhyana, tiếng Pàli là Jana, có từ thời Ấn Độ cổ đại, người Trung Hoa dịch là Thiền Na, gọi tắt là Thiền, nghĩa là tập trung tư tưởng vào một chỗ, tư duy thâm sâu và yên tĩnh quán tưởng. Tiếng Sanskrit còn gọi là Samadhi, dịch âm là Tam Muội, còn dịch là Định, chỉ cho trạng thái tâm an tĩnh, tâm đang an định. Trước đây chữ Định giống như chữ Thiền, về sau hợp chung lại gọi là Thiền Định.

Theo nghĩa đơn thuần chữ Hán, Thiền nghĩa là các vị Thần trên trời hay các vị Thần ở cửa sông hay Thần đất đai, khi cử hành tế lễ gọi là “Phong Thiền. Khi Thiên Tử truyền ban địa vị cho ai, gọi là “Thiền Nhượng”. Chữ “Thị Thiên” nghĩa là chỉ ra đơn lẽ, công bình. Theo Phật Giáo Thiền là tập trung tâm, suy nghĩ thâm sâu, an tịnh quán tưởng, ngoài ra không còn nghĩa khác, song ngày nay khi dùng chữ Thiền, cảm nhận như đã mất đi ý nghĩa nguyên thỉ rồi.

Tại Ấn, Thiền có trước thời Phật, là pháp môn tu của ông Uất Đầu Lam Phất (Udraka Ramaputra). Khi Đức Thích Tôn từ bỏ Pháp Minh Tưởng, pháp tu thời Ấn Độ cổ đại, vì nhận thấy có nhiều khuyết điểm ngay từ ban đầu của pháp môn ấy và khám phá ra một pháp môn mới chính là Thiền Phật Giáo.
Tổ Đạt Ma Đại Sư mang pháp môn Tọa Thiền truyền thống từ thời Phật truyền sang Trung Hoa trở thành Thiền của Ngài Đạt Ma Đại Sư, phát huy mạnh mẽ, đặc sắc. Về sau phát triển về phương Nam, được Lục Tổ Huệ Năng xiển dương đặc tính siêu việt của Thiền phù hợp với căn cơ trình độ mọi nguời và hình thành một phái riêng biệt gọi là Thiền Tông

Trong lịch sử Trung Hoa, Thiền Tông phát triển càng ngày càng rộng lớn, tùy theo đời sống tu tập của từng vị Tổ quảng bá và lưu lại ảnh hình, về sau Thiền truyền sang Triều Tiên và các nước thuộc bán đảo Đông Dương (gồm Việt Nam và các nước khác). Thiền Tông Trung Hoa gọi là “Ngũ Gia Thất Tông”, bắt đầu hệ thống từ Thiền Sư Huệ Năng, đến Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất tại Giang Tây, Thiền Sư Thạch Đầu Hy ThiênHồ Nam, tượng của Tổ Sư nầy được thờ tại Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự. Môn sinh của Thiền Sư Mã TổQuy Sơn Linh Hựu Thiền Sư , đệ tử của Linh HựuNgưỡng Sơn Huệ Hạc Thiền Sư thuộc Quy Ngưỡng Tông. Rồi Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền lập ra Lâm Tế Tông. Từ hệ mạch Thiền Sư Thạch Đầu, Thiền Sư Động Sơn Lương Giới cùng với Đệ Tử, Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch lập ra Tào Động Tông. Thiền Sư Vân Môn Văn Yển thành Vân Môn Tông. Thiền Sư Pháp Nhãn Văn Ích hình thành Pháp Nhãn Tông, tất cả gọi là 5 nhà của Thiền Tông.

Về sau, Tông Lâm Tế chia hai: Thiền Sư Hoàng Long Huệ NamThiền Sư Dương Kỳ Phương Hội trở thành Hoàng Long PháiDương Kỳ Phái, tất cả hợp lại thành Ngũ Gia Thất Tông.

Như trên đã trình bày, Thiền Sư Đạo Nguyên ở Nhật thuộc phái Hoàng Long, Thiền Lâm Tế của Thiền Sư Vinh Tây , đệ tử học đạo với Hòa Thượng Minh Toàn. Khi sang Trung Hoa chủ yếu tu học theo Thiền Lâm Tế. Nhưng về sau học theo Thiền Sư Như Tịnh , thuần túy chánh thống của pháp hệ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới, cho nên từ đó Thiền Tào Động truyền sang Nhật Bản.

IV.1.3 Truyền Thống Của Tào Động Tông

Thiền Sư Đạo Nguyên chính là Thỉ Tổ của Tông Tào Động truyền thốngNhật Bản. Căn cứ theo biểu đồ của lịch sử Đại Tổ Sư , thứ tự như sau:
Bảy vị Phật trong quá khứ. Phật trong hiện tạiThích Ca Mâu Ni Phật và các vị Tổ truyền thừa:

1. Ma Ha Ca Diếp
2. A Nan Đà
3. Thương Na Hòa Tu
4. Ưu Ba Cúc Đa
5. Đề Đa Ca
6. Di Già Ca
7. Ba Tu Mật
8. Phật Đà Nan Đề
9. Phục Đà Mật Đa
10. Bà Phiếu Thấp Phược (Hiếp Tôn Giả)
11. Phú Na Dạ Xà
12. A Na Bồ Đề (Mã Minh)
13. Ca Tì Ma La
14. Na Già Phạt Lặc Thụ Na (Long Thọ)
15. Ca Na Đề Bà
16. La Hầu La Đa
17. Tăng Già Nan Đề
18. Già Da Xá Đa
19. Cưu Ma La Đa
20. Xà Dạ Đa
21. Bà Tu Bàn Đầu
22. Ma Noa La
23. Hạc Lặc Na
24. Sư Tử Bồ Đề 
25. Bà Xá Tư Đa
26. Bất Như Mật Đa
27. Bát Nhã Đa La 
28. Bồ Đề Đạt Ma, Sơ Tổ Trung Quốc (cho đến đây là những vị Tổ Sư người Ấn Độ)
29. Thái Tổ Huệ Khả
30. Giám Trí Tăng Xán
31. Đại Y Đạo Tín
32. Đại Mãn Hoằng Nhẫn
33. Đại Giám Huệ Năng
34. Thanh Nguyên Hành Tư
35. Thạch Đầu Hy Giá
36. Dược Sơn Duy Nghiêm
37. Vân Nham Đàm Thịnh
38. Động Sơn Lương Giới
39. Vân Cư Đạo Ưng
40. Đồng An Đạo Phủ
41. Đồng An Quán Chí 
42. Lương Sơn Duyên Quán
43. Đại Dương Cảnh Huyền
44. Đầu Tử Nghĩa Thanh
45. Phù Dung Đạo Giai
46. Đan Hà Tử Thuần
47. Trường Lô Thanh Liễu
48. Thiên Đồng Tông Giác
49. Tuyết Đậu Trí Giám
50. Thiên Đồng Như Tịnh (cho đến đây là những Thiền Sư Trung Quốc)
51. Vĩnh Bình Đạo Nguyên 
52. Cô Vân Hoài Tráng
53. Triệt Thông Nghĩa Giới
54. Oánh Sơn Thiệu Cẩn.

Tại đây chia hai:
 Minh Phong Tố Triết (từ đây xuống dưới lượt bớt) 
 Nga Sơn Thiều Thạc (từ đây xuống dưới lượt bớt).

IV.1.4 Thiền Có Nghĩa Là Tọa Thiền 

Khi Thiền Sư Đạo Nguyên từ Trung Hoa về lại Nhật, tiếng nói đầu tiên, được ghi trong sách “Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi”, là tuyên bố: “Tọa Thiền là việc tốt đẹp“. Ngài cũng giảng về pháp môn tọa Thiền thích hợp từng cá nhân để “thân tâm tự nhiên thoát lạc và bổn lai diện mục hiện tiền”. Ngài còn dạy “Chỉ quán tham thiền biện đạo” là những đề tài khi Tọa Thiền chú tâm để thân tâm rốt ráo an định, thống nhất, điều hòa, nhất là dung hòa với trong thực tế chính mình. Cho nên tham thiền mới có thể tiến tu theo con đường Phật Đạo được.

Vả lại, Thiền Sư Đạo Nguyên nói rằng: “Tham thiền cũng chính là tọa thiền” vì Ngài chú trọng pháp môn hành trì Thiền Tọa hơn là nói về Thiền. Ngồi thể hiện bằng động tác như ngồi là rõ biết một cách đích xác về chính mình . Hơn nữa Thiền Sư Đạo Nguyên quan tâm ngồi của tọa Thiền, tham Thiền tức là Tọa Thiền còn Tham Thiền của Tông Lâm Tế, nhận lãnh công án từ Sư Gia, tham cứu một cách công phunhập thất độc tham.

IV.1.5 Chỉ Quán Đả TọaTức Tâm Thị Phật

Trong “Chánh Pháp Nhãn Tạng”, phần “Tam Muội Vương Tam Muội” tham thiền được giải thích rằng: “Thân ngồi kiết già phu tọa, tâm cũng phải kiết già phu tọa, để cuối cùng thân tâm thoát lạc kiết già phu tọa”. Ngồi bằng thân thể, ngồi bằng tâm nghĩa là toàn thân và linh thức đều ngồi. “Ngày đêm chỉ quán phu tọa, lúc vào cũng Tam Muội Vương Tam Muội” nghĩa là ngày đêm lúc nào cũng Tọa Thiền, mà Tọa Thiềnchỉ quán đả tọa như thế thôi.

Phật dạy: “Ngồi thiền để thân tâm giải thoátan lạc. Khi chỉ quán đả tọa thì không cần đốt hương, lễ bái, niệm Phật, tu sám, xem Kinh v.v...
Đôi khi, Thiền Sư Đạo Nguyên dùng ngôn ngữ của Thiền Sư Như Tịnh, bổn sư Ngài dẫn chứng khi thuyết giảng về Tọa Thiền như là tham thiền để thân tâm được giải thoátan lạc, mà Chỉ Quán Đả Tọa có khả năng làm cho thân tâm giải thoát an lạc trước nhất, khi đó những pháp môn tu hành khác như thiêu hương, lễ bái, niệm Phật, tu sám, xem kinh v.v... không còn cần thiết nữa. Một khi thành tựu Thiền Chỉ Quán Đả Tọa, sẽ biết một cách rõ ràng “Tức Tâm Thị Phật” “tâm nầy là tâm Phật”.

Thế nhưng dù “Tức Tâm Thị Phật” nhưng không được gọi là Phật, cũng chẳng phải là linh hồn trường cửu bất diệt ngoài nhục thân nầy, bởi vì tâm còn bị phiền não nhiễm ôtâm không ngoài tinh thầnvật chất của xác thịt nầy. Trong “Chánh Pháp Nhãn Tạng”, phần “Tức Tâm Thị Phật” Thiền Sư Đạo Nguyên lý giải về sự hiểu lầm “Tức Tâm Thị Phật” như sau:

Trước tiên “tâm chẳng nhiễm ô là tâm Phật” nghĩa là tâm không bị phiền não nhiễm ô khuấy động chính là tâm Phật. Tiếp đến “tâm nầy chánh truyền, nhứt tâm nhứt thiết pháp; nhứt thiết pháp nhứt tâm”. Tâm nầy tồn tại ở tất cả mọi nơi và trong tất cả mọi nơi đều có tâm nầy có thể gọi Pháp, sự vật, sự tồn tại. Nhứt tâm và nhứt thiết pháp. Nhứt thiết pháp và nhứt tâm nghĩa là tất cả là một, nếu gọi bình thườngtinh thần, tâm, linh hồn, tâm linh, v.v... và các tác dụng tinh thần, tâm lý v.v.. ., không phải Tùng (từ) Tâm Thị Phật, mà là Tức Tâm Thị Phật, Ta và Đại Vũ Trụ, tâm và vật là một (nhất như), thân tâm nhứt thể như thế, đó là Tức Tâm Thị Phật.

Kế đến “Tức Tâm Thị Phật“ là phát tâm tu hành chứng đắc quả vị Bồ Đề giác ngộ, viên mãn con đường Niết Bàn của chư Phật”. Đạo lý Tức Tâm Thị Phật như thế, là sự thật tuyệt đối. Nói cách khác, không có tính cách nhất định về quan niệm, tất nhiên phát tâm rồi tu hành, khai, thị, ngộ, nhập rất cụ thể và thực tiển, biểu hiện hoàn toàn rất cụ thể trên thân tâm. Nếu chẳng phát tâm, chẳng tu hành, không khai ngộ, chắc chắn rằng sẽ không thể nghiệm “Tức Tâm Thị Phật”, không thể gọi là chư Phật được.

Như thế, “Đức Thích Ca Mâu Ni đã thành Phật, chính Ngài trở thành Tức Tâm Thị Phật. Chư Phật trong quá khứ, trong hiện tại và trong vị lai phải thành Phật như Đức Thích Ca Mâu Ni vậy, mới gọi là Tức Tâm Thị Phật”. Nói Chư Phật là bao gồm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và nhiều vị Phật khác, gọi chung là Thích Tôn, mà Thích Tôn là “Tức Tâm Thị Phật“, vượt qua khỏi giới hạn của thời gian quá khứ, hiện tạivị lai, vượt qua ý niệm không gian, không còn lãnh vực Đông, Tây, Nam, Bắc. Tất cả chư Phật khi thành Phật trở thành Đức Thích Tôn, vị Phật “Tức Tâm Thị Phật”.

Như trước đã trình bày, phải thực hành Chỉ Quán Đả Tọa mới lãnh hội Thích Tôn, mới có thể nói rằng nối thẳng trực ngộ.

IV.1.6 Tọa Thiền Dụng Tâm

Những điểm quan trọng của tác phẩm “Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi”, do Thiền Sư Đạo Nguyên biên soạn như Tọa Thiền phải dụng tâm và tường thật tỉ mĩ v.v... đều ghi lại đầy đủ và trân trọng trong tác phẩm “Tọa Thiền Dụng Tâm Ký” của Thiền Sư Oánh Sơn, có thể nói rằng một tác phẩm giải thích, hướng dẫn phương pháp Tọa Thiền thông dụng, thực tế và hiếm thấy. Bởi mọi nguời biết tác phẩm “Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi” hơn “Tọa Thiền Dụng Tâm Ký”, cho nên “Tọa Thiền Dụng Tâm Ký” được giới thiệugiải thích những điểm quan trọng việc Tọa Thiền, chánh truyền từ Phật đến Tổ đến hôm nay.

IV.1.7 Tọa Thiền Nghĩa Là Gì?

Tựa đề “Tọa Thiền Dụng Tâm Ký” giải thích từ văn chữ Hán như sau: “Tọa Thiền khai sáng tâm địa, làm cho con người trở nên chánh trực và an trụ vào tự thân, còn gọi là bổn lai diện mục, bổn địa phong quang và làm cho thân tâm được giải thoát an lạc”. Tọa Thiền làm cho tâm được sáng sủa và an trụ. Tâm sáng suốt rõ biết và tự chiếu linh nhiên, chỉ cho chơn tâm thanh tịnh sáng tỏ, vượt khỏi thị phi, thiện ác. Như người đi tìm quê hương khác, qua lại đó đây không cần thiết nữa, bây giờ chúng ta hãy về nhà ngồi yên và lưu trú lại lâu dài.

IV.1.8 Cách Dụng Tâm Thứ Nhất

Phát tâm chân thành, quyết tâm đoạn trừ vô minh (những sự mê vọng của mình), xem việc Tọa Thiền là quan trọng và cần thiết, bỏ hết mọi ngoại duyên, tinh tấn tọa Thiền, không còn gì khác hơn dụng tâm, quyết định và không còn do dự.

IV.1.8.1 Điều Tâm

Điều lưu ý là khi Tọa Thiền đầu tiên điều tâm, tiếp đến điều thân và cuối cùng điều hơi thở.
Trước tiên là Điều Tâm, nghĩa là bắt đầu điều chỉnh tâm mình khi Tọa Thiền. Quan trọng và cần thiếtbuông xả không vướng mắc vào những vấn đề như: kỹ thuật, học nghệ, y học, ca múa, kỹ nhạc, tranh luận, luận nghị, danh dự, lợi hại v.v... ngay cả chẳng dính mắc vào văn chương, học thuật v.v...

IV.1.8.2 Điều Thân

Tiếp theo Điều Thân, không được dùng y phục áo quần sặc sỡ hay bẩn thiểu, phải mặc áo quần sạch sẽ. Ngay cả việc ăn uống, ngủ nghỉ phải đầy đủ, nhưng không được ăn quá no, phải ăn vừa bụng (khoảng 8 phần 10) để dễ tiêu hóa, không ăn những món ăn không thích hợp với cơ thể, không ăn thức ăn ngon, không ăn thức cay nồng, mè, khoai v.v...

IV.1.8.3 Điều Tức (Điều Hòa Hơi Thở)

Cuối cùng điều hơi thở.

Tọa Thiền không được ngồi dựa lưng vào tường, hoặc ngồi trên ghế dựa, nơi gió nhiều, chỗ cao v.v... Điều hòa hơi thở cần thiết làm cho thân thể không nóng quá mà cũng không lạnh quá, không khí chung quanh không khô quá, không tốt cho thân thể, cảm thấy khó chịu, bực dọc, hôn trầm, rơi vào chỗ hoang tưởng, khiến thần kinh quá nhạy. Nếu khó thể điều hòa hơi thở, phải làm cho trung hòa lại. Để điều hòa hơi thở trở lại, thỉnh thoảng mở miệng ra, hơi thở dài cứ thở dài, hơi thở ngắn cứ thở ngắn, từ từ hơi thở sẽ quân bình.
Khi bịnh khó điều hơi thở được, có thể có cảm giác hôn trầm, không yên tỉnh, động đậy, khó chịu, có thể nhìn ra bên ngoài, hoặc nhìn vào bên trong thân thể của mình, hay ngắm Phật, Bồ Tát, hay thả hồn tư duy về sự tốt đẹp; hay tư duy ý nghĩa câu Kinh v.v... đại loại như thế, song không thể gọi là điều hòa hơi thở được.

Chỗ an tâm – Khi hơi thở không thể điều hòa được, hãy mang tâm mình lên để nơi hai chân thử xem. Khi tâm lắng xuống, mang lên để nơi giữa hai chân mày, như khi tâm tán loạn, tư duy mũi có thẳng với đan điền (lỗ rốn) không? Bình thường Tọa Thiền, phải để tâm mình phía bên trái. Tọa Thiền lâu không điều hòa hơi thở được, đừng lo lắng. Ngữ lục chư Tổ Sư dạy vì nhìn quá nhiều hay đọc sách quá nhiều tâm không an, thân tâm mệt mõi, nguyên nhân phát sinh ra bệnh.

IV.1.8.4 Ngoại Cảnh Chung Quanh Khi Ngồi Thiền

Lúc ngồi thiền, không nên ngồi những khi có nạn lửa cháy, nước lụt, gió bão, trộm cướp v.v...không nên ở những nơi gần biển, tửu quán, phòng dâm, đàn bà góa chồng, nơi đàn bà tụ họp, phường hát múa, những người quyền lực như Vua tôi, Đại Thần; những người tham danh lợi; những kẻ ham hý luận v.v... Không nên ngồi chỗ quá sáng, quá tối, quá lạnh, quá nóng v.v... Không nên gần gũi kẻ lãng du, kỹ nữ v.v... phải ở trong Tăng Đường, nơi có những Thiện Tri Thức, nơi thâm sơn u cốc, nơi trong sạch, thích hợp, thanh tịnh, không có gió, lửa, mưa, sương, vào mùa Đông phải ấm, mùa Hè phải mát.

Đạo tràng ngồi thiền phải lau chùi sạch sẽ, thường dâng cúng hoa hương lên Phật, Bồ Tát hay La Hán, khởi tâm từ bi, tưởng nhớ công đức của tất cả chúng sanh. Khi Tọa Thiền đã thành thục rồi, bất cứ hoàn cảnh nào cũng không chi phối người ngồi Thiền, khi đó việc nơi chốn trở nên không cần thiết chọn lựa nữa.

IV.1.8.5 Nội Dung Của Việc Tọa Thiền

Thật sự, Tọa Thiền để khai mở tâm địa, an trụ vào bổn phận (chính mình) và đi vào cửa chánh của Phật Đạo, mà những điều đó liên hệ với tư tưởng của Phật Giáo.

Tọa Thiền và Giáo – Hạnh – Chứng:

Giáo là lý luận Phật Giáo. Hạnh là những điều thực tiển. Chứng là kết quả của Giáo và Hạnh. Tông Phái nào cũng phải nói về Giáo, Hạnh và Chứng nầy. Giáo là dạy phải bỏ những điều ác và tu những việc lành. Hạnh có nghĩa là phải nổ lực thực hiện. Còn Chứng là giác ngộ. Từ Giáo đến Hạnh rồi từ Hạnh đến Chứng luôn tiến hành như thế.

Thật là sai nếu suy nghĩ một cách nông cạn về Tọa Thiền chánh truyền. Thật ra, Giáo là những lời dạy chơn chánh của Phật Tổ. Hành là thực hành những điều thâm diệu của Phật Tổ và Chứng là chứng được “Tam Muội Vương Tam Muội”, “bản hữu đại giác”. Từ đây Giáo, Hạnh và Chứng được thành lập. Bên trong tư duy như thế, bên ngoài tinh tấn hành Thiền gọi là Tọa Thiền.
Tọa Thiền và Giới, Định, Huệ:

Giới là sinh hoạtgiới hạn. Định là tâm yên tỉnh và Huệ là thâm nhậptư duy sâu xa về Giới và Định. Thực hành Giới sẽ được Định và thực hành Định sẽ có Huệ. Thế nhưng, việc chánh truyền của Tọa Thiền là nơi chốn ngồi thiềnthực hành Giới, Định và Huệ.

Giới còn có nghĩa là tâm địa vô tướng. Định có nghĩa là có tướng định khi nhập vào Đại Định. Huệ có nghĩa là tướng huệ - Đại Huệ. Theo ý nghĩa nầy, Tọa Thiền phải tu Giới, Định và Huệ vậy.

Như thế, ngoài Giáo, Hạnh và Chứng ra còn có Giới, Định và Huệ nữa. Đây chính là những điểm căn bản của tư tưởng Phật Giáo.

IV.1.9 Phương Pháp Ngồi ThiềnTính Cách Cụ Thể

Khi ngồi Thiền, theo nguyên tắc phải đắp y (Cà Sa), ngồi trên bồ đoàn (đường kính 38,19 cm, chu vi 119,97 cm) và 2 chân phải ngồi tréo với nhau và xương sống phải thẳng xuống chỗ ngồi.

Phương pháp ngồi gồm có Kiết-già phu tọa và Bán-già phu tọa. Bây giờ sẽ nói về Kiết-già phu tọa.

Đầu tiên lấy chân phải để lên bên trái, lấy chân trái để lên trên chân phải. Còn y phục thì nên mặc cho rộng một chút.

Tay phải để lên chân trái và tay trái để lên trên chân phải. Hai ngón tay cái của hai bàn tay đâu lại với nhau. Hai tay đặt ngang nơi vị trí của rốn mình.
Ngồi ngay thẳng, không được nghiêng bên trái, không được nghiêng bên phải, không được ngã phía trước và cũng không được ngã về phía sau. Tai, vai, mũi, lỗ rốn phải tương đối thẳng tắp.

Lưỡi đưa lên hàm trên, miệng ngậm lại, lấy hơi thở từ lỗ mũi. Môi và răng khít nhau. Mắt không được mở hoàn toàn, cũng không được nhắm hoàn toàn.

Hãy điều chỉnh dáng ngồi như thế, miệng có thể mở một đôi lần để cho không khí ra. Đoạn phía nửa thân hình bên trên dao động 7 hay 8 lần từ trái qua phải, từ ít đến nhiều. Rồi từ từ động tác ấy dừng lại và ngay ở điểm trung tâm là được.

Phương pháp chánh của Hành Thiền (Tọa Thiền) là “phi tư lượng”, nghĩa là phải lìa xa tất cả những phân biệt suy nghĩ, mà Theo Chỉ Quán Đả Tọa, tham thiền là một pháp môn đại an lạc, tu hành bất nhiễm ô vậy.

Nếu khi muốn xả Thiền, trước tiên phải đưa hai tay lên cao, rồi lại để lên đầu gối và dao động nửa thân trên bảy hay tám lần từ nhẹ đến mạnh, từ trái sang phải, mở miệng, thở ra và mở chân ra. Hai tay chống xuống mặt đất, từ từ đứng dậy, rồi bắt đầu đi chầm chậm.

IV.1.10 Khi Buồn Ngủ Thì Phải Làm Sao?

Tọa Thiềncảm thấy buồn ngủ, nên dao động thân thể, mở mắt ra và dán tâm vào giữa hai lông mày, lau mắt và xoa bóp thân thể, đi kinh hành một hơi thở nửa bước, rửa mặt làm cho đầu lạnh, đọc lời tựa của Bồ Tát Giới Kinh, tự thệ với mình v.v... cũng có nhiều phương pháp khác nữa có thể tự mình suy nghĩ lấy.

IV.1.11 Khi Tán Loạn Thì Phái Làm Sao?

Lúc tâm tán loạn, không kèm chế được, hãy dùng tâm ấy đặt thẳng nơi sống mũi và đan điền. Hoặc thở hơi ra và thử đếm số lần. Nếu không trị được, hãy dùng công phu để nghiên tầm công án. Thực hành như thế vẫn không được, dừng hít thở, dụi hai mắt và luyện tập công phu khác để xem sao?

IV.1.12 Cảnh Địa Của Việc Tọa Thiền

Thiền Sư Thạch Sương Khánh Chư , hành giả tu Thiền ở Trung Hoa, đời Đường chỉ rõ phải hướng về cảnh địa “Thất Khứ”. Thất Khứ được giải thích như sau:
Hưu Khứ: nghĩa là hãy dừng những suy nghĩ phân biệttính cách bình thường lại.
Hiết Khứ: phải buông hết, từ từ làm cho thân thể an lạc.
Lãnh Tưu Tưu Địa Khứ: tức là buông xả mọi việc, đừng giữ lại nữa, như nước ao lạnh xua tan nhiệt khí phiền não, không còn bị phiền não thiêu đốt nữa.
Nhứt Niệm Vạn Niên Khứ: thu về một hơi thở. Khi Tọa Thiền triệt để vượt ra khỏi thời gian.
Hàn Than Khô Mộc Khứ: không còn bị những sự vật cảnh tượng ảnh hưởng. Tâm sáng suốt khi ngồi thiền.
Cổ Miếu Hương Lô Khứ: nghĩa là đạt được cảnh giới Định (cổ miếu) và Huệ (hương lô).
Nhứt Điều Bạch Luyện Khứ: Trắng và đẹp như thớ gân và mềm như lụa trắng. Dù ở bất cứ nơi đâu, ánh sáng của việc Tọa Thiền vẫn làm cho tâm thuần khiết an lạcthanh tịnh.

III.2 Thất Đường Già Lam

III.2.1 Sự Thay Đổi Kiến Trúc Của Tự Viện

Già Lam, nguyên ngữ bằng tiếng Sanscrit cổ, Ấn Độ là Shangarama, còn gọi là Tinh Xá, Chùa, Tự Viện. Kiến trúc Tự Viện Nhật Bản ảnh hưởng trực tiếp từ bán đảo Triều Tiên, gián tiếp từ Trung Hoa. Từ thời Bình An (Heian), mỹ thuật kiến trúc Nhật Bản mô phỏng theo hai dạng mỹ thuật kiến trúc Triều Tiên có từ thời Phi Điểu, và mỹ thuật Trung Hoa từ thời nhà Đường. Đến thời Kamakura, lối kiến trúc đó bị loại bỏ đi thay bằng lối kiến trúc thời Tống (Trung Hoa) hòa với lối kiến trúc thời Thất Đinh. Đến thời Đào Sơn mỹ thuật kiến trúc trở nên đẹp vô cùng, tạo nên phong cách mỹ thuật đặc biệt của thời đại nầy. Còn thời đại Giang Hộ (Edo), lại theo phong cách đơn giản, hiện đạiđộc lập, theo lối phong cách Âu Châu.

Kiến trúc Chùa, đặc biệt vào thời Kamakura thể hiện trọn vẹn phong cách Thiền ảnh hưởng mô thức Trung Hoa thời Đường, còn gọi là phong cách Thiền Tông, có nhiều điểm giống Lâm Tế Tông, Hoàng Bích Tông, Tào Động Tông, hẳn nhiên cũng không thiếu nhiều điểm khác biệt đặc thù.

III.2.2 Già Lam Của Tào Động Tông Là Nơi Chính Để Tu Hành

Thiền Sư Đạo Nguyên phối hợp những phiên bản Tự Viện Trung QuốcẤn Độ, suy nghĩ kiến tạo đạo tràng trang nghiêm của Tông Tào Động. Chùa Vĩnh Bình kiến tạo mô phỏng theo Chùa Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức ở tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa (bây giờ gọi là Thiên Đồng Tự). Tông Tào Động vẫn sử dụng từ “Thất Đường Già Lam“ có lẽ từ thời Giang Hộ (Edo), không có căn cứ nào chỉ cho nguyên thỉ của chữ nầy. Song cũng có thuyết cho rằng Tông Tào Động gọi là Thất Đường Già Lam cho những ngôi Chùa đầy đủ 7 gian như: Sơn Môn, Phật Điện, Pháp Đường, Khố Viện, Tăng Đường, Dục Thất và Đông Ty. Ngoài ra, Chùa còn có tháp 3 tầng, tháp 5 tầng hay Đa Bảo Tháp, Xá Lợi Tháp v.v... những tháp nầy không gồm chung trong Thất Đường Già Lam. Chùa Thiền hay đặc biệt là Chùa của Tào Động Tông không có Tháp, nếu có, tháp được xây sau hoặc là xây với lý do nào đó, còn Chùa thuộc Tông Pháp Tướng và Tông Chơn Ngôn có xây tháp. 

Hình thức Thất Đường Già Lam của Tông Tào Động theo thứ tự từ bên ngoài đi vào là: Sơn Môn, Phật Điện, Pháp Đường, bên mặt là Khố Viện, trước có Dục Thất (phòng tắm rửa), bên trái là Tăng Đường, trước có Đông Ty (nhà vệ sinh). Tất cả đều có hành lang bao bọc xung quanh trở thành một hình vuông vức. Ngoài Thất Đường còn có những tòa nhà liên quan được xây dựng thêm. Càng về sau, ở những ngôi chùa nhỏ Thất Đường đơn giản chỉ còn Bổn Đường (Chánh Điện), Khố Lý (nhà kho), Khai Sơn Đường (Chỗ Thờ Tổ), Vị Bia Đường (nơi thờ vong). Cũng có nhiều hình thức biến dạng khác như thêm lầu chuông hay cổng tam quan, song chỉ là những trường hợp riêng biệt mà thôi. Nói chung các chùa đều giống nhau như thế, bởi trước nhất phải hợp với khả năng cho nên phải đơn giản, sẽ giải thích rõ về Thất Đường Già Lam dưới đây.

III.2.3 Sơ Lược Về Thất Đường Già Lam

Sơn Môn vừa chỉ cho cổng chính vào Chùa, vừa chỉ cho thế giới thanh tịnh, không có phiền não khổ đau. Cổng chùa thường có ba cửa, cửa lớn ở chính giữa, hai cửa nhỏ ở hai bên, còn gọi là Cổng Tam Quan, cũng gọi là Tam Môn. Ngoài ra, còn có những tên khác là: Quán Mộc Môn, Dược Y Môn, Anh Môn, Nhị Trọng Môn v.v... Tông Tào Động thường dùng Anh Môn và Nhị Trọng Môn. Ở phần hai bên trước cổng, thường an trí các vị Nhơn Vương. Trên Anh Môn (lầu) thường đặt tượng Phật, Bồ Tát hay các vị La Hán. Trên cao, treo một Phạn Chung (Đại Hồng Chung). Nếu chùa lớn, ngoài Sơn Môn còn có Tổng Môn (chỉ có một cửa ra vào), Tam Tùy Quan, Đống Môn, Dược Y Môn và Sắc Sứ Môn còn gọi là Hương Đường Môn.

Điện Phật còn gọi là Đại Hùng Phong Điện, Đại Hùng Điện, Đại Điện v.v... tọa lạc ngay chính giữa, trong đó có Tu Di Đàn thờ Đức Bổn Tôn Thích Ca Mâu Ni ngay trung tâm, hai bên trái phải của Phật, mỗi bên an trí một tượng Bồ Tát. Đa phần, thờ Đức Phật Thích Ca ở giữa (vị khai Tổ của Phật Giáo). Tôn Giả Ca Diếp trưởng tử Phật, Sơ Tổ Thiền Tông. Tôn Giả A Nan đệ tử thị giả của Đức Phật Thích Ca, vị Tổ Sư thứ hai, thị giả hầu Phật được nghe nhiều lời giảng nhất. Ngoài ra, còn thờ Tam Tôn Phật: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (biểu hiện Đức Phật trong hiện tại), Đức A Di Đà Như Lai (biểu hiện Đức Phật trong quá khứ). Đức Di Lặc Như Lai (biểu hiện Đức Phật trong tương lai). Tam Tôn Phật cũng còn được hiểu là: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Văn Thù (biểu trưng cho trí tuệ Phật) và Bồ Tát Phổ Hiền (biểu trưng hạnh nguyện Phật). Phía đông của Phật Điện (từ ngoài nhìn vào phía bên mặt) thờ Đàn Thổ Địa hay thờ Bồ Tát Chiêu Bảo Thất Lang Đại Quyền Tu Lý. Phía Tây (phía trái từ ngoài nhìn vào) là Tổ Sư Đàn, thờ Sơ Tổ Đạt Ma. Thông thường bàn thờ làm bằng gạch hay đá, có chỗ để bày dâng lễ cúng. Đặc biệt, phần nghi lễ được tổ chức tại Phật Điện.

Pháp Đường là nơi vị Trụ Trì thuyết Pháp cho Tăng sĩ đang tu tập. Khi thuyết Pháp vị Trụ Trì được cung kính như đại diện chư Phật, chư vị Tổ Sưtrách nhiệm truyền trao giáo Pháp cho thính chúng, cho nên trong Pháp Đường không thiết tượng Phật nào cả. Tại Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự, có đặt tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát biểu trưng tâm từ bi bao la của Phật, một lý do khác, như đã trình bày ở trước, ở Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự, Tổ Đường chính là Pháp Đường, nơi đó là Đại Tổ Đường được xem là một Đạo Tràng thuyết pháp của Tổ khai sơn Thiền Sư Oánh Sơn. Giữa Tổ ĐườngPháp Đường cũng còn có ý nghĩatôn trọng giữ gìn lời giáo huấn của Tổ. Tại Đại Tổ Đường nầy, đàn trên cao ở chính giữa, thờ tượng Tổ khai sơn Thiền Sư Oánh Sơn, hai bên trái phải thờ Thiền Sư Đạo Nguyên, Cao Tổ và thờ Thiền Sư Nga Sơn Chiêu Thạc, vị Tổ thứ hai của Tổng Trì Tự. Ngoài ra, các tượng của chư vị Tổ Sư cũng được thờ tại đây. Tại Pháp Đường thường có những thời Kinh sáng, trưa, tối và hầu như tất cả nghi lễ quan trọng đều cử hành tại đây.

Khố Viện hay Khố Lý thờ tượng Vi Đà Thiên và tượng Đại Hắc Thiên còn gọi là Đài Hương Tích, vừa là nơi chứa thực phẩm cho chư Tăng thường trụ và khách Tăng, vừa là nơi thâu nhận thực phẩm cúng dường, cũng là chỗ xay thóc.

Dục Thất, nhà tắm, có thờ tượng Tôn Giả Bạt Đà Bà La. Trong Chùa, Tăng Đường, Đông Ty và Dục Thất là ba nơi cần phải giữ thật trang nghiêm yên tĩnh, tuyệt đối cấm không được cười đùa, nói chuyện riêng tư, không được tạo ra âm thanh ồn ào. Ngay cả, tắm rửa kỳ cọ thân thể cho thanh tịnh cũng quan trọng như những việc tu hành khác.

Tăng Đường có nơi gọi là Vân Đường, cũng còn gọi là Tuyển Phật Trường, mà những chữ nầy được treo ngay ở chính giữa. Thông thường người ta còn gọi nơi nầy là Tọa Thiền Đường nhưng Tông Tào Động không gọi là Tọa Thiền Đường vì gọi như thế nghĩa là phân biệt chỗ hành thiền khác với nơi ăn uống. Tăng Đường là nơi mà chư Thánh Tăng và chư Bồ Tát thường lui tới, vốn gọi là Thánh Tăng Đường. Trong Thất Đường Già Lam của Tông Tào Động cũng có những nơi quan trọng biểu trưng hiện hữu của Thần Thánh, cũng có thể gọi là nhiệm mầu thiêng liêng, mà tuyệt đối không ai, cả người trong Chùa lẫn người ở ngoài tự ý vào được.

Đồng thời, Tăng Đường chia làm hai phần, bên ngoài là nơi dùng cơm, uống nước của chư Tăng, bên trong còn gọi là Nội Đường hay Đường Nội thờ chư vị Thánh Tăng như Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Quan Thế Âm, cũng có Chùa thờ Tôn Giả Kiều Trần Như, trên cái Trang ngay chính giữa. Bên dưới thiết kế những chỗ ngồi thiền, gọi là Trường Liên Sàng, là những cái đơn cao chừng một mét, rộng chừng một chiếc chiếu (Tatami), để ngồi Thiền mặt hướng vào tường hoặc cửa sổ. 

Còn có những cái Đơn khác gọi là Hàm Quỹ, mặt bằng độ chừng 30 cm làm bằng gỗ, bên trong Hàm Quỹ (cái rương) đựng y áo và bình bát, phía dưới trải ra làm chỗ nghỉ, còn gọi là Tịnh Duyên, bởi vì chỗ nầy, vật nầy cũng dùng để làm nơi ăn uống. Tịnh Duyên có ý là ăn uống trong sạch thanh tịnh. Ngay cả ở bên ngoài cũng có kê những chiếc Đơn như thế. 

Bên ngoài còn có những giá treo chuông gọi là Tăng Đường Chuông, Ngoại Đường Chuông và có cả Pháp Cổ (trống) cũng như những pháp cụ khác để báo hiệu khi cần thiết. Những việc như đọc sách, viết lách, cạo tóc, khâu vá v.v.., đều thực hiện trong liêu chúng. Mô hình liêu chúng là giữa liêu đặt tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, hoặc tượng Hư Không Tạng Bồ Tát, chỉ có Hàm Quỹ (cái rương) và Tịnh Duyên (chỗ ăn) và liêu chúng gần Tăng Đường.
Đông Ty là Tiện Sở (cầu xí) cũng còn gọi là Tây Tịnh, nhưng chữ nầy bây giờ không còn dùng đến nữa, ở nơi nầy thường để tượng Điểu Sô Sa Ma Minh Vương.

III.2.4 Trường Hợp Những Tự Viện Thông Thường

Tóm lại, các vấn đề xây dựng như thế nào, ai xây, xây ở đâu, khi nào của các chùa thuộc Tông Tào Động lệ thuộc vào vấn đề xã hội địa phương và nguyện vọng của mọi người nữa. Thật ra, mỗi chùa có mỗi điều kiện, mỗi tính cách và mỗi mục đích khác nhau, không thể phán đoán chung chung được, tuy nhiên, có thể phân loại ra như sau:

Thứ nhất, Tu Hành Tự là tự viện như một đạo tràng dùng để tu tậptọa thiền. Những tự viện nầy vốn có liên hệ với Tông Tào Động từ xưa, như Lưỡng Đại Bổn Sơn, mà dù cho chùa ấy có gì đặc biệt đi chăng nữa, thì vấn đề căn bản vẫn là chỗ để tu hành theo Tông Tào Động 

Thứ hai, Bồ Đề Tựtự viện để lễ báiphụng thờ Ngài Hoằng Pháp Đại Sư, Ngài Quan Thế Âm, Thất Phước Thần, Linh Trường, thường thấy nơi các chùa thuộc Tông Pháp Tướng, Tông Hoa Nghiêm, Tông Thiên Thai, Tông Chơn Ngôn v.v... về sau dù đã đổi sang Tông Tào Động nhưng vẫn còn giữ tôn phong cũ.

Thứ ba, Kỳ Thọ Tự là chùa thờ Đức Quan Âm, Ngài Dược Sư, Ngài Địa Tạng, Ngài Bất Động, các vị Tổ Sư, Thần Lúa, Thiên Cẩu v.v... vì nhu cầu của mọi người đến tự viện lễ bái cầu nguyện.

Thứ tư, Quán Quan Tự là chùa lịch sử danh lam thắng cảnh, gần gũi mọi ngườicảnh trí đẹp, được nhiều người tới lui vãn cảnh.

Tuy nhiên, trừ Lưỡng Đại Bổn Sơn và những tự viện lớn, còn các chùa thuộc Tông Tào Động về hình thức căn bản là những Già Lam theo mô hình: Sơn Môn, Bổn Đường, Khai Sơn Đường, Vị Bi Đường, Khố Lý, Chung Lầu, Tọa Thiền Đường v.v... mà chúng ta lần luợt tiếp xúc với những phần nầy.

Sơn Môn thờ tượng Nhân Vương, trên lầu cao thờ tượng Phật, Bồ Tát, nhưng cũng có nơi không có, bởi vì những chùa nhỏ nhiều khi không có Sơn Môn (cửa ra vào) nữa, đôi khi chỉ khắc tên chùa trên phiến đá thay cho cổng tam quan.

Bổn Đường cũng còn gọi là Phật Điện hay Pháp Đường, bên trong thờ Bổn Tôn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc thờ Tam Tôn, song chính giữa vẫn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế nhưng, tùy theo sự thành lập của tự viện, có những đặc thù riêng, không phải hoàn toàn giống nhau, có chùa thờ Đức A Di Đà Như Lai, Đại Nhật Như Lai, Dược Sư Như Lai v.v... có chùa thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Bất Động Minh Vương, Biện Tài Thiên và cũng còn nhiều tượng khác nữa. Tựu trung vẫn là hình tượng chư Phật và chư Bồ Tát mà ở đây có thể rõ thêm rằng đó là đặc trưng Phật tánh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rộng lớn bao la như thế.

Trên bốn bức tường chung quanh Bổn Tôn trong Chánh Điện thường có 18 vị A La Hán. Hai bên tả hữu của Bổn Tôn thường thờ tượng Chiêu Bảo Thất Lang Đại Quyền Tu Lý Bồ Tát và tượng Đạt Ma Đại Sư. Sau Chánh Điện ngăn ra hai bên phải trái thờ linh vị của Tín Đồ Phật Tử.

Tại Bổn Đường (Chánh Điện) sáng, trưa, tối đều có tụng Kinh, nơi đây thường cử hành những nghi lễ cầu an, cầu siêu, thuyết pháp, lễ hằng thuận v.v...

Khai Sơn Đường tiếp giáp sau Bổn Đường, ở giữa thờ Ngài Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư hay Thái Tổ Oánh Sơn Thiền Sư. Ngoài hai vị Tổ Sư, còn thờ tượng bằng gỗ của vị Hòa Thượng khai sơn chùa ấy nữa. Hai bên phải trái thờ tượng của các vị Trụ Trì, linh vị của những người sáng lập chùa, nơi đây cũng thờ linh vị Tín Đồ nữa, miễn sao ở giữa có nơi làm lễ là được. Phía trước còn bàn kinh, có gối để lạy, có chuông mõ hai bên.

Vị Bi Đường là nơi linh vị Tín Đồ. Thông thường có thể thờ ở phía sau Chánh Điện hay Khai Sơn Đường, nhưng tùy địa phương Vị Bi Đường được xây riêng một nơi biệt lập bên ngoài Bổn Đường hay Khai Sơn Đường. Ở giữa, thờ tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Mỗi gia đình có mỗi bàn thờ nhỏ và tự quản lý, cúng dường và tự mỗi gia đình đến chùa chăm sóc lấy.

Khố Lý được xây dựng ở bên phải Chánh Điện và mặt hướng về Chánh Điện. Nơi đây gồm có hành lang, phòng tiếp lễ vật, phòng khách, phòng ở của vị Trụ Trì, phòng ở của gia đình Trụ Trì, phòng sinh hoạt, phòng chuẩn bị, phòng ăn, phòng tắm, nhà vệ sinh v.v... Tùy theo chùa, Khố Lý lớn hay nhỏ, có chùa Khố Lý còn lớn hơn Chánh Điện nữa.

Tọa Thiền Đường được xây dựng phía bên trái hướng về Chánh Điện, đối diện tương xứng với khố lý. Cũng tùy điều kiện đất đai, đôi khi được thiết lập ngay tầng dưới của Khai Sơn Đường, những chùa không có Tọa Thiền Đường, có thể dùng Chánh Điện hay Khai Sơn Đường thay thế.

Lầu Chuông được thiết kế ở một góc vườn. Mỗi sáng tối thỉnh chuông nhứt định vào một thời điểm nào đó. Chùa nào không có lầu chuông, thường treo chuông bên ngoài cửa hay bên trong Chánh Điện.

Ngoài ra, trong vườn còn xây những nơi như: Đại Sư Đường, Trấn Thủ Đường, Đạo Hà Đường (nơi thờ Thần Lúa), Thần Xã, Sáng Khố v.v...

III.2.5 Công Việc Của Các Vị Tăng

Già Lam không phải chỉ thờ Phật, mà với người sống, nơi đây là những Đạo Tràng tu hành để thành Thánh, thành Phật. Già Lam của các chùa tu Thiền, như đề cập ở trên, được tổ chức theo thể thức sinh hoạt cộng đồng với mục đích tu hành. Riêng Thiền Tông, đặc biệt Tào Động Tông, có sự phối trí khác biệt. Chư Tăng ở chùa tu hành, tất cả nhất định phải phân công công việc để làm, không ai không làm việc, những công việc từ thời Lưỡng Tổ Đại Sư cho đến bây giờ vẫn thế. Được gọi là người tu, việc đầu tiên ở chùa, phải có khả năng làm việc hiệu quả. Không những chỉ riêng người tu ở chùa Tu Hành Tự, mà cho tất cả những tự viện lấy chùa Tu Hành Tự làm căn bản. Chư Tăng trong chùa phải làm việc được giải thích như sau:

Trụ Chức nghĩa là viết tắc của Chức Trụ Trì, người có trách nhiệm lớn lao đối với chùa. Với tư cách là “Tôn Giáo Pháp Nhơn” đại biểu cho chùa đó. Nếu chùa lớn, cũng còn xưng là Sơn Chủ thay cho Trụ Trì, đôi khi thay đổi gọi là Đường Đầu Hòa Thượng, mà thông thường gọi là Phương Trượng, Đường Đầu hoặc Hòa Thượng. Có nơi gọi vị Trụ Trì là Ojutsusan và Hòa Thượng là Ossan.

Quản Thủ là Chức Vụ của hai đại Bổn Sơn, cũng còn gọi là Quản Thủ Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự và Quản Thủ Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự. Ở hai Đại Bổn Sơn còn có vị Phó Quản Thủ, vị thứ hai sau Quản Thủ nữa.

Tây Đường là nơi ở của những vị Cao Đức do vị Trụ Trì cung thỉnh đến để chỉ đạo các Phật sự, bình thường vị Tăng nầy đứng sau vị Trụ Chức.

Giám Viện nghĩa là người thay thế vị Trụ Trì, làm Tổng Quản quán sát tất cả những công việc và mọi vấn đề hành chánh của chùa. Trước đây, vị nầy đứng đầu trong bảng Lục Hòa, mà có nơi gọi là Giám Tự. Ngoài ra còn có Phó Giám Viện thay thế việc điều hành mỗi khi vị Giám Viện vắng mặt .

Hậu Đường là chỗ hành trì của vị Tăng trực tiếp chỉ đạo.

Đơn Đầu là ngôi vị thứ hai của vị Tăng ở Hậu Đường đang hành trì và trực tiếp chỉ đạo

Phó Tự là vị Tăng lo việc chi tiêu của chùa, lo trọn một trong 6 phép hòa kính.

Tri Khố là vị Tăng lo quản lý thức ăn, tiền bạc và giúp đỡ cho vị phó Trụ Trì.

Duy Na là người giúp đỡ cho vị Hậu Đường và Đơn Đầu, chỉ đạo và hướng dẫn chư Tăng tu hành, quản lý Tăng Đường, tụng khai Kinhhồi hướng mỗi thời tụng Kinh, giữ vững kỷ cương một trong 6 phép hòa kính, tuy nhiên, có chùa xem đây là việc của vị Giám Tự.

Duyệt Chúng là vị giúp đỡ cho Duy Na, phần vụ thủ mõ.

Đường Hành cũng là nhiệm vụ của Duy NaDuyệt Chúng, phải gõ khánh, tụng khai Kinhhồi hướng trong mỗi thời công phu tụng Kinh.

Điển Tọa là vị Tăng lo việc ăn uống vâng giữ một trong 6 phép lục hòa.

Phó Điển còn gọi là Phạn Đầu, vị Tăng hổ trợ giúp việc cho Điển Tọa.

Trực Tế là vị Tăng chuyên lo việc chấp tác, trùng tu sửa chữa Già Lam, chữa đường sá, cũng là người vâng giữ một trong 6 phép lục hòa.

Tri Khách là vị Tăng lo việc tiếp đón khách.

Thị Chơn là vị Tăng chăm sóc chỗ thờ Tổ Khai Sơn.

Cúng Chơn là vị Tăng giúp đỡ Thị Chơn, cũng gọi là Truyền Cúng.
Tri Điện là vị Tăng quản lý Phật ĐiệnPháp Đường. Người phụ tá gọi là Diện Hạnh.

Thượng Sự là vị Tăng lo việc thư ký, bảo quản văn thơ giấy tờ.

Tri Dục cũng còn gọi là Dục Chủ, vị Tăng quản lý nhà tắm.

Thị Cục Trưởng là vị Tăng thân cận, chăm lo và giúp đỡ vị Trụ Trì. Ở hai Đại Bổn Sơn những vị nầy hổ trợ vị Quản Thủ.

Thị Giả là vị Tăng thân cận hầu hạ vị Trụ TrìChư Tôn Đức đến thăm chùa. Có 5 loại Thị Giả chánh thức như:

Thiêu Hương Thị Giả, là người có trách nhiệm lo việc hương đăngdâng hương cho vị Trụ Trì, mỗi khi có lễ.

Thư Trạng Thị Giả là vị lo vấn đề thư từ cho vị Trụ Trì.
 Thỉnh Khách Thị Giả là vị Tăng lo ứng đối tiếp đãi khách của vị Trụ Trì.

Y Bát Thị Giả là vị Tăng lo Pháp Y cho vị Trụ Trì.

Thang Dược Thị Giả là vị Tăng lo thức ăn và thuốc men cho vị Trụ Trì

Thông thường chỉ hai hay ba vị kiêm nhiệm luôn.

Thị Thánh nghĩa là Thị Giả của chư Thánh Tăng thờ tại Tăng Đường (như Ngài Văn Thù Bồ Tát), lo việc cúng dường nước hoặc trà nóng lên Bồ Tát.
Giảng Sư nghĩa là vị Thầy thường giảng nghĩathuyết pháp cho Chư TăngTín Đồ.

Tạng Chủ tức là vị quản lý tạng Kinh và điện thờ có nhiều bảo vật.

Tịnh Đầu là vị Tăng quản lý Đông Ty (nhà xí).

Tấu Giả là vị Tăng có trách nhiệm thông tin cho khách hoặc những liêu xá, khi có những việc cần thiết.

Thủ Tọađịa vị cao nhất của chư Tăng, còn gọi là Thượng Tọa.

Thư Ký nguyên là chức vụ Thị Giả Thư Trạng, phụ trách những công việc phụ giúp vị Thủ Tọa liêu, thường ngồi ở vị trí thứ hai sau Thượng Tọa.

Biện Sự là vị Tăng còn trẻ luôn ở bên vị Thư Ký, Thủ Tọa, nơi liêu Thủ Tọa.

Hành Giả là vị Tăng còn đang tu học, gần gũi thân cận, làm các công việc.
Ngoài ra, ở Điện Đường, Điện Ty, Đường Ty, Phật Điện, Pháp Đường khi có lễ, vị thỉnh chuông gọi là Chung Ty, vị lo công việc trong Tăng Đường gọi là Trực Đường, vị lo việc dọn dẹp gọi là Thanh Tảo Đương Phiên v.v... nhiều lắm không thể ghi chi tiết ra đây hết. Vả lại, còn có khá nhiều công việc như xuất bản, bố giáo, và nhiều việc không cần có chức vụ ở Lưỡng Bổn Sơn nữa, song tùy theo tính chất quy mô hay đơn giản của chùa, tùy theo địa phương, tùy theo xã hội mà công việc có thể tùy nghi sửa đổi thêm hay bớt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31574)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
(Xem: 10504)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(Xem: 11207)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(Xem: 12716)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(Xem: 10793)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(Xem: 16610)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 10792)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(Xem: 22934)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 11996)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(Xem: 11473)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(Xem: 10668)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
(Xem: 12311)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11185)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10001)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 10315)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11897)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10684)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12349)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9789)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 11243)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 13823)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9571)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12607)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9681)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10439)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10537)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 10295)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9883)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 11036)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 11992)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10132)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10775)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9531)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 9882)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8757)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9487)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14502)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8763)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 12538)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 10402)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 9057)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10543)
Tất cả những giáo lý về con đường Ati Dzogchen có thể xếp vào ba chủ đề : Nền Tảng, Con Đường, và Quả.
(Xem: 9320)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8778)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10493)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9171)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8346)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 12008)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9687)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10206)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10218)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19105)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 9380)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8962)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9570)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9008)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 14730)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10072)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 8338)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8933)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8956)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8728)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9350)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 14564)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 9023)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8748)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 9024)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 10510)
Ngài nhận một bó cỏ Cát tường (Kusa) từ người nông dân chăn trâu tên Svastika, rồi trải cỏ làm tòa ngồi và tuyên thệ: “Nếu ta không tìm ra Chân lý tối thượng, ta quyết không rời khỏi nơi này”
(Xem: 8624)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9982)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 24253)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 10153)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11005)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 8987)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9453)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 7994)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9229)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 15326)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10320)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 9560)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara.
(Xem: 17427)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 21359)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 12147)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 10223)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19210)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 25998)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 7960)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.
(Xem: 14734)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10617)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11339)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 9524)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 18625)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 12338)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng
(Xem: 11861)
Ta đã có được thân người hy hữu khó tìm, cùng với các tự dothuận lợi đầy ý nghĩa. Ta đã gặp được giáo huấn hiếm có của Đức Phật.
(Xem: 10728)
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
(Xem: 13323)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim...
(Xem: 9970)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa...
(Xem: 9258)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 9364)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 15853)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant