Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiết 2: Chủ nghĩa quân phiệt và Thiền

13 Tháng Tư 201100:00(Xem: 10875)
Tiết 2: Chủ nghĩa quân phiệt và Thiền

LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN
Biên dịch: Nguyễn Nam Trân - Bản Thảo 2009

Chương 5 
Thiền Nhật Bản cận hiện đại

Tiết 2 - Chủ nghĩa quân phiệt và Thiền 

Trận thế chiến thứ nhất (1914-1918) 
và cuộc đại khủng hoảng kinh tế (1929) 

Năm 1914, biến cố ở Sarajevo đã châm ngòi lửa chiến tranh, cuốn cả Âu Châu vào thảm họa của trận thế chiến thứ nhất (1914-1918). Vì đã ký kết một hiệp ước liên minh với Anh, Nhật cũng nhảy vào vòng chiến và thu hết những quyền lợi mà Đức từng có ở châu Á. Thế rồi, trong khi mọi cặp mắt đổ vào châu Âu, Nhật thừa thế đòi hỏi Trung Hoa Dân Quốc, lúc ấy là một nước cộng hòa non trẻ, phải thỏa mãn 20 điều đòi hỏi của họ (nhị thập cá điều yêu cầu) và mưu toan bành trướng thế lực trên đại lục (1915). 

Nhờ có cuộc đại chiến bên trời Tây mà Nhật Bản hầu như độc chiếm thị trường Trung Quốc và có những hoạt động mạnh mẽ chưa từng thấy trong mọi lãnh vực từ đóng tàu, vận tải đường biển, điện lực, luyện thép, kỹ nghệ hóa học, kỹ nghệ tơ sợi. Đặc biệt họ phát triển kỷ nghệ nặng về hóa học, gia tăng con số công nhân và tập trung dân chúng về các vùng đô thị.Nhờ sự phồn vinh đó mà từ một nước đi vay nợ, Nhật trở thành một nước chủ nợ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật lại trở thành nhân viên thường nhiệm của hội đồng hội Quốc Liên và xác định được vị trí quan trọng của mình trên trường ngoại giao. Thế nhưng dần dần liệt cường bắt đầu có thái độ cảnh giác đối với Nhật, nhân vì Trung Quốc lên tiếng phản kháng nên Nhật Bản cũng phải chuyển qua một thái độ ngoại giao nhân nhượng và cắt bớt quân bị. 

Giữa khi Âu Châu đang ở giữa thế chiến thứ hai, nhờ hoàn cảnh kinh tế sung túc, tư tưởng chủ nghĩa dân chủ phổ biến khắp thế giới. Ngay ở Nhật cũng có những nhà tư tưởng thuyết vè chủ nghĩa dân chủ như Yoshino Sakuzô (Cát Dã Tác Tạo, 1878-1933) [3] hay Minobe Tatsukichi (Mỹ Nùng Bộ, Đạt Cát, 1873-1948) [4], người đề xướng thuyết xem thiên hoàng chỉ có một chức vụ tượng trưng. Nhờ sự phát triển của ngành báo chí, đòi hỏi tự do ngôn luận được bùng lên, cao trào muốn thực hiện phổ thông đầu phiếu và chính trị nghị hội lan rộng. Đến năm 1918 thì thể chế chính trị chính đảng đã bắt đầu với Hara Takashi [5] (Nguyên Kính, 1856-1921). 

Nhiều cuộc vận độngtính cách xã hội như của giới lao động, nông dân, phụ nữ, giải phóng burakumin (tức thành phần làm những nghề hạ tiện bị khinh miệt trong xã hội) cũng như những cuộc vận động xã hội chủ nghĩaquốc gia chủ nghĩa xảy ra liến tiếp. Đến năm 1922, Đảng Cộng Sản Nhật dựa trên tư tưởng Mác-xít đã được thành lập, và từ đó hệ tư tưởng này đã ảnh hưởng đến các lãnh vực như học vấn, văn hóaxã hội

Thế nhưng kể từ những năm 1920 trở đi, kinh tế Nhật Bản đang hồi hưng thịnh bỗng đổi chiều và rơi vào tình cảnh đình trệ. Trước tiên, năm 1920, lần đầu tiên từ sau thế chiến, thị trường chứng khoán trụt giá không kìm nỗi, đến năm 1927 thêm cuộc khủng hoảng tài chính rồi đến năm 1929, cuộc sụp đổ kinh tế ở Mỹ đã lan đến Nhật, gây ra cuộc khủng hoảng đời Shôwa. Trong lúc những cuộc khủng hoảng không ngừng tiếp diễn, thì các xí nghiệp bị lôi kéo bởi khuynh hướng độc chiếm và tập trung. Các tập đoàn gọi là "tứ đại tài phiệt" (Mitsui, Mitsubishi, Yasuda và Sumitomo) và "ngũ đại ngân hàng" (Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Yasuda, Daiichi) thành hình. Lại nữa, cuộc động đất lớn vùng Kantô tức vùng chung quanh Tôkyô (Kantô daishinsai, 1923) còn làm cho tình hình xã hội đã bất an còn bất an thêm. 

Trong hoàn cảnh như thế, năm 1925, cuộc phổ thông đầu phiếu đã được thực hiện song song với việc ban hành một đạo luật duy trì trị an. Điều đó có nghĩa là sự kiểm soát các phần tử xã hội, cộng sản và vô chính phủ sẽ chặt chẽ hơn trước. Nền dân chủ gọi là "dân chủ thời Taishô" ( niên hiệu từ 1912-26) đã bị kềm kẹp. 

Năm 1931, quân đoàn Kantô (Kantôgun) [6] phê phán chính sách hòa hoản của chính phủ. Họ còn tỏ ra coi thường nội các và dàn cảnh biến cố Mãn Châu (Manshuu jihen). Năm 1932, quân Quan Đông đã đưa vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Tuyên Thống Đế Phổ Nghi (1906-1967) lên ngôi và lập ra Mãn Châu Quốc. Chính phủ Inukai Tsuyoshi (Khuyễn Dưỡng Nghị) bị lật đổ trong biến cố ngày 15 tháng 5 [7] làm cho chính trị chính đảng đi đến hồi chung cuộc.Nhân vì Hội Quốc Liên không nhìn nhận Mãn Châu Quốc, Nhật bèn rút ra khỏi tổ chức này và từ đó càng bị cô lập trên trường quốc tế. 

Năm 1936, nổ ra biến cố Ni.niroku [8]. Cùng năm đó, hiệp ước phòng vệ hổ tương Nhật-Đức đã được ký kết (qua năm sau minh ước 3 nước Nhật Đức Ý lại được phê chuẩn, sự kết hợp của 3 nước phe trục càng thêm gắn bó. Năm 1937, biến cố ở Lư Câu Kiều (ngoại ô phía nam Bắc Kinh) làm cho cuộc chiến tranh Nhật Trung bùng nổ. Năm 1937, lệnh tổng động viên toàn quốc được ban bố. Từ đó chính phủ ban hành nhiều đạo luật để ép giá cả, hạn chế việc cung cấp gạo, tổ chức những đoàn thể yêu nước gọi là "báo quốc hội" trong hãng xưởng. 

Năm 1939, quân Đức tấn công Ba Lan, khơi ngòi lửa chiến tranh ở Âu Châu. Năm 1941, Nhật tuyên chiến với Mỹ và chiến cuộc bùng nổ trên toàn thế giới (đệ nhị thế chiến). Lúc đầu 3 nước phe Trục chiếm thượng phong nhưng lần hồi tình huống đã đảo ngược, thành ra bất lợi cho họ. Năm 1943, Ý đầu hàng, năm 1945, đến lượt Đức và Nhật hàng phục, quân Đồng Minh giành được thắng lợi

Từ khi xảy ra biến cố Mãn Châu (cuộc đánh bom ở Liễu Điều Hồ, 1931), quyền phát ngôn của giới quân sự Nhật Bản tăng mạnh. Họ thần thánh hóa thiên hoàng, đả phá chủ nghĩa tư bản, chính trị chính đảng cũng như lập trường ngoại giao hòa hoản với thế giới. Thế rồi, giữa cao trào chủ nghĩa quốc gia cực đoan, họ siết chặt mọi quyền tự do dân chủ như ngôn luận, học vấn, tư tưởng. Đối tượng của sự đàn áp này không những trong vòng những ai có khuynh hướng cộng sản và xã hội mà lan rộng ra cả những thành phần ủng hộ chế độ tự do nữa. Liên tiếp xảy ra vụ Takikawa (1933) [9], vụ "Thiên Hoàng chỉ đóng vai trò tượng trưng" (1935) [10], vụ Yanaihara (1937) [11], vụ "Mặt trận nhân dân" [12] (1938), vụ Kawai Eijirô (1937-38) [[13] cũng như việc cấm phát hành tác phẩm của Tsuda Sôkichi (1873-1961) [14] vào năm 1940. Nhân đó mà trong nhóm những người theo chủ nghĩa xã hội và cộng sản không chịu nổi áp lực đã thấy xuất hiện những phần tử "hồi chánh" (tenkô =chuyển hướng) để tiến lại gần với chủ nghĩa quốc gia cực đoan

Thiền trong thời kỳ dân chủ năm Taishô (1912-1926) 

Quảng thời gian ngắn ngủi này là lúc Nhật Bản hưởng được tự do dân chủ có tên là Taishô demokurashi hay thời kỳ dân chủ đời Thiên Hoàng Taishô. Không khí dân chủ đã giúp cho học vấn được phát triển, kể cả Phật giáo học, bắt đầu với việc biên soạn, chú thích tư liệu cơ sở và in ấn kinh sách. Những sách vở được in từ cuối thời Meiji, đáng kể hơn cả có Đại Nhật Bản Hiệu Đính Đại Tạng Kinh (gọi là Tạng Kinh Manji [15], 1902-1905), Đại Nhật Bản Hiệu Đính Tục Tạng Kinh (Tục Tạng Manji), Đại Nhật Bản Phật Giáo Toàn Thư (1912-1922), Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh (Đại Chính Tạng, 1924-34), Vọng Nguyệt Phật Giáo Đại Toàn Thư (1906-1937), Chức Điền Phật Giáo Đại Toàn Thư (1917) [16]... Sau giai đoạn đó, Ono Genmyô (Tiểu Dã Huyền Diệu, 1883-1939) đã bắt đầu xuất bản một phần bộ Phật Thư Giải Thuyết Đại Từ Điển (1933-78). Cũng đừng quên rằng trước các bộ sách trên, đã có bộ Đại Nhật Bản Hiệu Đính Súc Khắc Đại Tạng Kinh (Súc Chế Tạng Kinh) đã ra đời giữa năm 1880 và 1885. Đáng ghi chú hơn nữa là việc biên tập các bộ sách này không chỉ giới hạn với một lập trường tông phái nào đó mà mở rộng tầm nhìn ra toàn thể Phật giáo. Đặc tính đó ta còn có thể nhìn thấy qua việc thành lập một hiệp hội thống nhất mang tên Nhật Bản Phật Giáo Học Hội năm 1928. 

Tuy nhiên, không phải vì thế mà các tông phái không phát hành song song thư tịch của họ. Liên quan đến Thiền Tông, chúng ta nhận thấy có các bộ sách lớn và tiêu biểu như Quốc Dịch Thiền Tông Tùng Thư (1919-1921) [17] của tổ chức Quốc Dịch Thiền Tông Tùng Thư San Hành Hội, Quốc Dịch Thiền Học Đại Thành (1929-30) của Quốc Dịch Thiền Học Đại Thành Biên Soạn Hội, Tào Động Tông Toàn Thư (1929-1938) của Tào Động Tông San Hành Hội, Trạch Am Hòa Thượng Toàn Tập (1928-30) của Trạch Am Hòa Thượng (Takuan) Hòa Thượng Toàn Tập Biên Tập Hội, Thiền Tông Mục Lục (1928) của thư viện trường Đại Học Komazawa. Công việc xuất bản này nhắm mục đích không gì khác hơn là phổ biến tư tưởng Thiền cho đông đảo đại chúng

Về những thành quả nghiên cứu về mặt học vấn đạt được trong giai đoạn này, thì có những nghiên cứu lịch sử Phật giáo như một tổng thể của nhóm Murakami Senshô (Thôn Thượng Chuyên Tinh, 1851-1929), người chủ trương tạp chí Phật Giáo Sử Lâm (1894) hay nghiên cứu về Thiền Tông Ấn Độ, Trung QuốcNhật Bản (1919) của Kohô Chisan (Cô Phong Trí Xán, 1879-1967), Thiền Học Tư Tưởng Sử (1923-25) của Nukariya Kaiten (Hốt Hoạt Cốc). Hơn nữa, về lĩnh vực văn học thì hai quyển Ngũ Sơn Văn Học Tiểu Sử (1906) và Ngũ Sơn Văn Học Toàn Tập (1906-1915) của Kamimura Kankô (Thượng Thôn Quang Quan, 1873-1926) cũng là hai tác phẩm đánh dấu được thời đại này. Khi học vấn hưng thịnh như vậy sẽ thôi thúc các tạp chí chuyên môn ra đời, cho đến ngày nay nhiều tạp chí vẫn còn tiếp tục hoạt động như tờ Phật Giáo Nghiên Cứu (bắt đầu từ 1925) , Kỷ Yếu Nghiên Cứu của Đại Học Komazawa (bắt đầu từ 1931, tuy có đổi tên). Ngoài ra tờ Đại Thừa Thiềnđộc giả là tầng lớp đại chúng, ra đời năm 1924 và còn được tiếp tục phát hành mãi đến bây giờ. 

Một khi đã có sự tiến triển trong học vấn, sẽ không thể tránh những vấn đề đẻ ra từ sự khác biệt giữa tông học xưa nay vẫn theo lề lối cũ và nặng màu sắc tín ngưỡng, và học vấn sử dụng phương pháp luận du nhập từ phương Tây. Do đó, trong giới Phật giáo, chủ yếu là tông Tào Động, mọi người đổ xô tìm hiểu xem nên dùng phương pháp luận nào cho việc nghiên cứu tư tưởng. Tuy cuối đời Meiji đã có tác phẩm Phê Phán Giải Thích Thiền Học Tân Luận (1907) của thiền sư Nukariya Kaiten (Hốt Hoạt Cốc) nhưng thời này lại có thêm "Phương pháp và tư liệu cơ sở để nghiên cứu Thiền học" (1918) của Okada Gihô (Cương Điền Nghi Pháp, 1882-1961), "Nhân bàn về việc nghiên cứu Phật giáo trên quan điểm tôn giáo học" đăng trong Niên báo của Phật Giáo Học Hội vào tháng 2/1930) của Etô Sokuô (Vệ Đằng, Tức Ứng, 1888-1958) nữa. Theo ý kiến của họ, những công trình nghiên cứu về Phật giáo từ đó đã sử dụng các kiến thức của sử học, đạo đức học, tâm lý học, triết họctôn giáo học. Điều này cho ta thấy giới nghiên cứu Phật giáo như đã đáp lời kêu gọi của những nhà trí thứcquan tâm đến Thiền họcđại biểu làNishida Kitarô và Suzuki Daisetsu. 

Thế nhưng việc tu hành dựa lên những kiến thức học vấn như thế, có thể giúp cho người đi tu tìm được sự giác ngộ như lối tuxưa nay hay không? Đó vẫn còn nghi vấn rất lớn. Giữa một học giả như Nukariya Kaiten (Hốt Hoạt Cốc, Khoái Thiên) và một nhà thực hành như Harada Sogaku (Nguyên Điền, Tổ Nhạc, 1871-1961) đã có những điều không đồng ý. Đó là nguyên nhân khiến cho khi Nukariya mất, phái Tào Động chia thành hai phe và tranh cãi với nhau trong nhiều năm (cuộc tranh luận "tin thế nào cho đúng" hay Chính Tín Luận Tranh, 1928-1934). 

Vì là người cùng chung giáo đoàn, Okada và Etô muốn đứng ra để hòa giải hai cách nhìn đối lập đó nhưng việc đã làm cho sự quan tâm đến tư tưởng Thiền trở thành cao trào không do hai ông mà do học giả Watsuji Tetsurô (Hòa "Thập" [18] Triết Lang, 1889-1960) một người thứ ba, nói về một đề tài không dính dáng gì đến giáo đoàn. Watsuji đã viết quyển sách nhan đề Sa Môn Đạo Nguyên (trong bộ Nhật Bản Tinh Thần Sử Nghiên Cứu, 1926). Tác giả đã chứng minh rằng một người như Dôgen, chẳng qua là ông tổ của một tông phái (Tào Động Nhật Bản) thế mà đã có ảnh hưởng bao trùm lên toàn bộ lịch sử tư tưởng Nhật Bản. Từ đó, phong trào nghiên cứu về Dôgen đã trở nên rầm rộ

Cũng trong thời đại này, người trên thực tế hoạt động nhiều nhất có lẽ là tăng tông Lâm Tế Yamamoto Genbô (Sơn Bản, Huyền Phong, 1866-1961). Ông trải qua một thơ ấu quá khổ đau nên hầu như mù chữ. Từ cuộc sống như thế, nhân cách của ông có sức cảm hóa lòng người cho nên dù mang tư tưởng nào hay thuộc hạng người nào, họ đều mến mộ ông. Ông đã phục hưng hai chùa Ryuutakuji (Long Trạch Tự ở thành phố Mishima vùng Shizuoka) và Shôinji (Tùng Âm Tự của thành phố Numazu bên cạnh), nơi ngày xưa Hakuin đã sống. Năm 1936 lại lập biệt viện của Myôshinji (Diệu Tâm Tự) ở Tân Kinh (tức Trường Xuân) thuộc Mãn Châu. Thế nhưng càng có uy tín trong xã hội chừng nào, ông càng bị lôi cuốn vào guồng máy của nó chừng nấy. Trong những biến cố mở màn cho vụ đảo chính mang tên là Ni.niroku như các cuộc ám sát Bộ trưởng Tài Chánh Inoue Junnosuke cũng như vụ ám sát chủ nhân tập đoàn Mitsui là Dan Takuma do tổ chức cực hữu "uống máu ăn thề" Ketsumeidan (Huyết Minh Đoàn, 1932), nhân vì chủ phạm Inoue Nisshô (Tỉnh Thượng, Nhật Chiêu, 1886-1967) có thời đi tu dưới sự chỉ đạo của Yamamoto nên ông bị gọi ra tòa làm chứng. Thêm một lần nữa, trong vụ án sĩ quan Aizawa Saburô trong lúc làm việc đã chém chết Thiếu tướng Nagata Tetsuzan (vụ án Aizawa, 1935) [19] trong khi thừa hành công vụ nên Yamomoto phải ra trước vành móng ngựa làm chứng lần thứ hai. 

Ngoài ra, trong thời gian này, tông Lâm Tế có một tác phẩm đã làm chấn động tùng lâm. Đó là Hiện Đại Tương Tự Thiền Bình Luận của một người có bút hiệu là Hama Hôô (Phá Ma Pháp Vương) mà tên thật không ai biết. Nó nhằm tung ra trước công luận những lời giải thích về các công án đã truyền trong mật thất của trường phái Hakuin. 

Mặt khác, tông Tào Động lúc đó cũng có những nhà thực hànhhoạt động xuất sắc như Harada Sogaku (Nguyên Điền Tổ Nhạc) và Sawaki Kôdô (Trạch Mộc Hưng Đạo, 1880-1965) và có thể việc làm của hai ông mới là nét đặc sắc của Tào Động thời ấy. 

Harada lúc đầu đã theo học Oka Sôtan (Khưu, Tông Đàm) và Akino Kôdô (Thu Dã, Hiếu Đạo) nhưng thất vọng nên mới sang học Lâm Tế và đạt được thể nghiệm kiến tính với thầy mới là Toyoda Dokutan (Phong Điền, Độc Đam (Trạm)). Vì lý do đó Harada đã đem công án Thiền vào tông Tào Động và đứng trên quan điểm coi việc đạt được giác ngộ (satori) là điều không thể thiếu được để tranh cãi với lập trường cổ điển mà nhóm theo Nukariya Kaiten (Hốt Hoạt Cốc) bênh vực. Harada về Obama (tỉnh Fukui) mở đạo tràng ở Hasshinji (Phát Tâm Tự) để dạy đàn hậu tiến. Đương thời, trong vòng tông Tào Động, người ta đã tuyệt vọng về khả năng tu chứng của tông phái mình. Do đó một nhân vật Tào Động giữ địa vị cao như Watanabe Genshuu (Độ Biên, Huyền Tông, 1869-1963) chùa Sôjiji (Tổng Trì Tự) đã khuyên học trò mình tìm đến tăng đường Lâm Tế mà học Thiền. Về phần Harada, ông đã qui tụ chung quanh mình nhiều nhà tu hành có tiếng như Iida Tôin (Phạn Điền Đảng Ẩn, 1863-1937), Imanari Kakuzen (Kim Thành, Giác Thiền, 1871-1961) và Yasutani Hakuin (An Cốc , Bạch Vân). Nhân vì Harada hết sức tự tin về thể nghiệm giác ngộ của chính mình cho nên quay sang phê phán cả tổ của tông là Dôgen vì ông này xem thường việc kiến tính, đến độ giải thích rằng Dôgen mới chỉ làm được một công việc còn dang dở (Đạo Nguyên Thiền Sư Vị Hoàn Thành Phẩm). Đành rằng về sau, dưới áp lực của tông môn, Harada phải rút lại thuyết của mình trước công chúng nhưng nói chung, trên cơ bản, ông vẫn không chịu xê dịch một ly lập trường cũ. Các đệ tử của ông như Imanari (Kim Thành) và Yasutani (An Cốc) cứ y như thế mà kế thừa quan điểm của thầy. Cho nên dù mang tiếng là tông Tào Động, nơi tăng đường của các ông, vẫn xem việc học tập "khán thoại thiền" là chuyện đương nhiên. 

Còn như Sawaki Kôdô (Trạch Mộc, Hưng Đạo) thì lập trường của ông là bảo vệ cho kỳ được truyền thống shikantaza (chỉ quản đả tọa) tức "chỉ ngồi xuống mà thiền" cố hữu của Tào Động. Sawaki được gọi là yadonashi Kôdô tức "Kôdô, người truyền giáo không nhà" (vô túc Hưng Đạo). Ông là thương binh trong trận Nhật Nga, được giải ngũ, trở về tu hành nhưng sống cuộc đời rày đây mai đó trên toàn quốc như một "ngôi chùa di động" (di động tùng lâm). Ông chỉ đạo tham thiền cho nhiều đồ đệ và được mọi người kính mến. Tuy nhiên khi nói về quãng đời lính tráng cũ, ông có lúc tự phụ là trong trận Nhật Nga đã giết người không gớm tay cho nên tư tưởng của ông e rằng không có nhiều tính chất tôn giáo mà chỉ là một mảng ý thức hệ. 

Ngoài hai ông, trong tông Tào Động còn phải kể đến Arai Sekizen (Tân Tỉnh, Thạch Thiền, 1864-1927) đã truyền giáoĐài Loan, Hawai và Mỹ, Taneda Santoka (Chủng Điền, Sơn Đầu Hỏa, 1882-1940) xuất thân từ một ngôi chùa Tào Động, đã sống đời phiêu bạt và làm thơ haiku, cũng như Kawaguchi Ekai (Hà Khẩu Huệ Hải, 1866-1945), người tông Hoàng Bá, đã hai lần thám hiểm nhiều năm ở Tây Tạng ( 1897-1903 và 1904-1915), sau hoàn tục

Thiền thời lâm chiến 

Từ khi có biến cố Mãn Châu, giáo đoàn Thiền Tông đã đi trên con đường hợp tác với nỗ lực chiến tranh của nhà nước. Năm 1939, đạo luật về tổ chức tôn giáo được ban hành và có hiệu lực từ năm 1940. Theo chính sách thống nhất "nhất tông nhất phái" được đề ra, tông Lâm Tế lại hợp nhất để trở thành một phái. Các giáo đoàn Thiền Tông cũng có chân trong một tổ chức gọi là Phật Giáo Liên Hợp Hội (sau đó phát triển thành Đại Nhật Bản Phật Giáo Hội vào năm 1941) và tham gia vào Phật Giáo Hộ Quốc Đoàn. Năm 1944 khi tổ chức Đại Nhật Bản Chiến Thì Tôn Giáo Báo Quốc Hội với mục đích nhất nguyên hóa các tôn giáo ra đời, họ lại cũng tham gia vào đó nữa. 

Trong tình huống như vậy, tất nhiên nẩy ra nhu cầu điều chỉnh tư tưởng xưa nay của tông môn và cả phương thức hành động. Các tăng sĩ và các nhà tôn giáo học có nhiệm vụ nghiên cứu cho tôn giáo một tư duy đặc biệt trong thời chiến. Do đó mà có những người như thầy trò Yamazaki Ekishuu (Sơn Kỳ Ích Châu, 1882-1961) và Sugimoto Gorô (Sam Bản Ngũ Lang, 1900-1937) đề xướng lối tu gọi là Kôdôzen (Hoàng Đạo Thiền ) dựa trên tư tưởng hoàng đạo coi thiên hoàngtrung tâm (Thiên Hoàng Tông). Trong tác phẩm Taigi (Đại Nghĩa, 1938), Sugimoto đã viết "Muốn thấu triệt Taigi là gì, trước tiên phải đi sâu vào giáo nghĩa của Thiền và dứt bỏ việc chấp vào ngã" và "việc tổng hợp chư tông chư học và đưa nhân loại đến cứu rỗi chỉ có thể tìm thấy nơi một vị thần độc nhất tức là thiên hoàng", rõ ràngý hướng muốn hợp nhất tư tưởng thiền với tư tưởng tôn quân. Ảnh hưởng của Taigi rất lớn. Cùng một thời điểm và soạn theo một mục đích có những cuốn sách kiểu Kojiki to Dôgen, Shinran (Cổ Sự Ký và Đạo Nguyên với Thân Loan, 1941) của Imanari Kakuzen (Giác Thiền). 

Cũng trong giai đoạn này, Hội biên soạn toàn tập của Bạch Ẩn Hòa Thượng (Hakuin) đã cho xuất bản toàn tập của ông gồm 8 quyển (1934-35) cũng như Thường Tế Đại Sư Toàn Tập (1937) do Kohô Chisan (Cô Phong Trí Xán) biên tập. Thời này còn có nhiều công trình giá trị về mặt nghiên cứu có tính học thuật nhất là về phương diện sử học. Chẳng hạn liên quan đến Trung Quốc thì có cuốn Đệ Nhị Thiền Tông Sử Nghiên Cứu (1941) và Đệ Tam Thiền Tông Sử Nghiên Cứu (1943) của Ui Hakuju (Vũ Tỉnh Bá Thọ, 1882-1963) [20], Nghiên Cứu về Đạt Ma (1942) của Matsumoto Bunzaburô (Tùng Bản Văn Tam Lang, 1869-1944). Liên quan đến Nhật Bản phải nhắc tới Nhật Bản Phật Giáo Sử (1944-45) của Tsuji Zennosuke ("Thập" Thiện Chi Trợ, 1877-1955), Lịch sử Nam Thiền Tự (1936) của Sakurai Keiyuu (Anh Tỉnh, Cảnh Hùng, 1909-1991), Lịch sử Tổng Trì Tự (1938) của Kuriyama Taion (Lật Sơn, Thái Âm, 1860-1937), Công cuộc phát triển về địa phương của Thiền Tông (1942) của Suzuki Taizan (Linh Mộc , Thái Sơn, 1907-1996) vv...Ngoài ra, Thiền Tư Tưởng Sử Nghiên Cứu - Đệ Nhất (1943) trong đó Suzuki Daisetsu đánh giá lại thiền tăng đời Edo là Bankei Yôtaku cũng là một tác phẩm ra đời trong giai đoạn này. 

Một đặc sắc trong việc nghiên cứu học vấn của thời kỳ này là việc điều tra thực địa những di tích Phật giáoTrung Quốc. Nó nằm trong bối cảnh thời điểm Nhật Bản muốn bành trướng thế lựcđại lục. Nhiều kết quả đã được đem ra công bố như hai cuốn Chi Na Phật Giáo Sử Tích (1930) và Chi Na Phật Giáo Sử Tích Điều Tra Ký (1938) của Tokiwa Daijô (Thường Bàn, Đại Định, 1870-1945), cuốn Bồ Đề Đạt Ma Tung Sơn Sử Tích Đại Quan (1932) của Washio Junkyô (Tựu Vĩ, Thuận Kính, 1868-1941). Đó là những tác phẩm tiêu biểu chứ hãy còn nhiều báo cáo khác đã được đăng tải trong các tạp chí và học báo của Nhật Hoa Nghiên Cứu Hội khoảng năm 1936-1942. Những bài viết này nói nhiều đến di tích Phật giáo và văn bia liên quan đến Thiền Tông, dĩ nhiên đã ảnh hưởng tới việc nghiên cứu về Thiền Tông nói chung. Cũng cần nhắc lại là trước đó, Triều Tiên Tổng Đốc Phủ [21], cơ quan hành chánh Nhật cai trị Triều Tiên, đã công bố Triều Tiên Kim Thạch Tổng Lãm (1919-23), một văn kiện đóng vai trò tương tự cho trường hợp của Triều Tiên

Tuy nhiên, những sử liệu này nếu đặt bên cạnh sự khám phá các văn bản Đôn Hoàng thì không đáng kể gì. Có đến trên phân nửa các văn bản Đôn Hoàng nói về Phật giáo, nhất là trong đó đầy những chứng tích của sách vở về Thiền Tông buổi đầu mà trước kia, hậu thế đã để cho mai một

Những người đi đầu trong việc nghiên cứu các văn bản Đôn Hoàng là Yabuki Keiki (Thất Xuy, Khánh Huy, 1879-1939) với tác phẩm Minh Sa Dư Vận (1930) và Minh Sa Dư Vận Giải Thuyết (1933) cũng như học giả Trung QuốcHồ Thích (1891-1962) với Thần Hội Hòa Thượng Di Tập (1930). Sau đó đến lượt Suzuki Daisetsu với Đôn Hoàng Xuất Thổ Thần Hội Lục (1932) và Thiếu Thất Dật Thư (1935). Thêm vào đó, còn có học giả Triều Tiên là Kim Cửu Kinh (năm sinh và mất không rõ) đã soạn bốn quyển Khương Viên Tùng Thư (1934), và Cổ Dật Bộ (1932) liên quan đến những phần thất thoát trong bộ Đại Tạng Kinh tân tu vào năm Tai shô. Ui Hakuju cũng xuất bản Thiền Tông Sử Nghiên Cứu vào năm 1939. 

Về các văn bản Đôn Hoàng 

Đầu thế kỷ 20, có một người đạo sĩ họ Vương, sống và truyền giáo ở vùng hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng (thuộc tỉnh Cam Túc), ngẫu nhiên phát hiện một căn phòng bằng đá bị phong kín năm trong hang số 17 của khu này. Trong căn phòng đó, có nhiều văn bản sách vở cổ xưa (cũng có một số là sao chép lại) kể từ đời Nam Bắc Triều cho đến Tống sơ. Khi tin tức đó được tiết lộ ra thì vào năm 1907 đã có một đoàn thám hiểu người Âu đã đến và đem đi mất những phần quan trọng. Triều đình nhà Thanh sau mới nhận ra, đã cấp tốc cho bảo quản phần còn lại và chuyển về Bắc Kinh. Trong khoảng thời gian đó, trong dân gian có lưu hành một số văn bản khác hình như do Vương đạo sĩ đã lén giữ lại. Về sau, người Nhật và người Nga còn mang thêm một số về nước (nhưng phải nói là không thiếu gì đồ giả). Vì những lý do trên cho nên di sản văn hóa Đôn Hoàng, một cuộc khám phá vĩ đại của thế kỷ, thành ra chia năm xẻ bảy và giờ đây, được giữ lại ở nhiều nơi trên thế giới. Những nơi chính là: 

1) Thư Viện Hoàng Gia ở London (Anh) có một số do đoàn thám hiểm của Stein mang về năm 1907. 

2) Thư Viện Quốc Lập ở Paris có một số do đoàn thám hiểm của Pelliot mang về năm 1908. 

3) Bảo Tàng Viện Hermitage ở St Peterbourg do Oltenbourg (phiên âm) đem về năm 1914. 

4) Bảo Tàng Viện Bắc Kinh. Ngoài thư tịch về Phật giáo chiếm đa số còn có sách vở Đạo giáo, các Hán tịch khác, kể cả công văn và hộ tịch. 

Những khám pháĐôn Hoàngảnh hưởng rất lớn đối với toàn thể khoa Trung Quốc Học vì nó còn lưu lại phần nào những sách vở đã thất lạc hay giữ được hình trạng nguyên thủy của một số tác phẩm. Về sự nghiệp nghiên cứu Thiền Tông, nhất là về lịch sử Thiền Tông buổi đầu, nó cũng đóng một vai trò không nhỏ nếu không nói là khiến người ta phải đặt lại toàn bộ vấn đề. Xin đơn cử một số văn bản Đôn Hoàng quan trọng: Lục Tổ Đàn Kinh, các tác phẩm của Hà Trạch Thần Hội (684-758) như Bồ Đề Đạt Ma Nam Tông Định Thị Phi Luận, Nam Dương Hòa Thượng Đốn Giáo Giải Thuyết Thiền Môn Trực Liễu Tính Đàn Ngữ, Nam Dương Hòa Thượng Vấn Đáp Tạp Trưng Nghĩa, các cuốn đăng sử của Bắc tông như Lăng Già Sư Tư KýTruyền Pháp Bảo Ký và các tác phẩm cương yếu của Ngưu Đầu Tông như Tuyệt Quán Luận

Sự phát hiện và giới thiệu những tác phẩm của Thiền Tông buổi đầu này đã khơi gợi lên sự hứng thú đối với các ấn bản hoặc sao bản các kinh sách ngày xưa được truyền qua Triều TiênNhật Bản. Nhà nghiên cứu Suzuki Daisetsu đã ấn hành Hưng Thánh Tự Bản Pháp Bảo Đàn KinhĐại Thừa Tự Bản Pháp Bảo Đàn Kinh (1933, 1940). Việc này đã làm giúp cho việc nghiên cứu lịch sử Thiền Tông buổi đầu bước được một bước dài. Dựa trên những tư liệu mới này, sau chiến tranh, Suzuki còn tiếp tục chỉ đạo nghiên cứuthành quả đã được tom góp lại trong Thiền Tư Tưởng Sử Nghiên Cứu . Đệ Nhị (1951) và Thiền Tư Tưởng Sử Nghiên Cứu. Đệ Tam (1968). 

Khi việc nghiên cứu gặp được thuận lợi như thế thì về mặt chế độ, tư tưởng lại bị khống chế. Hoạt động của các thiền tăng trong giai đoạn chiến tranh không có gì đáng nhắc lại. Họa chăng là trong những tác phẩm của giới trí thức đương thời, ta thấy họ đã dựa vào Thiền như cơ sở tinh thần để đối địch với thời cuộc

Khi tình hình càng ngày càng đi vào chỗ tối tăm, khuynh hướng dựa vào tư tưởng nhà Thiền để tìm một căn cước (identity), một dân tộc tính cho con người Nhật Bản, được phát triển mạnh. Ta có thể thấy điều đó tiềm ẩn trong "Chữ Vô của Phương Đông" (Đông Dương Đích Vô) (1939) của Hisamatsu Shin.ichi (Cửu Tùng Chân Nhất, 1939), "Thiền và văn hóa Nhật Bản" (1940) và "Tính linh [22] của Nhật Bản" (1944) do Suzuki Daisetsu, những tác phẩm được nhiều người đọc. Cũng trong giai đoạn này, Wada Toshihiko (Hòa Điền, Lợi Ngạn, 1885-1967) đã soạn "Bài Giảng Về Thiền" (Zen no Kôza, 1937-39) gồm 6 quyển, Nagasaka Kineo (Trường Phản, Kim Hùng, 1886-1973) viết 8 quyển với nhan đề "Thiền" (Zen, 1941-42), cho thấy các bài giảng về Thiền có tính học thuật thi nhau ra đời như để hô ứng với hiện tượng tìm về dân tộc tính đó. Ngoài ra, sự quan tâm đối với Dôgen lại bùng lên. Akiyama Hanji (Thu Sơn, Phạm Nhị, năm sinh và mất không rõ) đã viết và cho xuất bản "Nghiên cứu về Đạo Nguyên" (1935) cũng như Tanabe Hajime (1885-1962) với "Triết học sử quan của Chính Pháp Nhãn Tạng" (1939). Về phía phái Tào Động, cũng có "Đạo Nguyên thiền sư trong vai trò tông tổ" (1944) do Etô Sokuô (Vệ Đằng Tức Ứng, 1888-1958) chấp bút. 

blank
Nishida Kitarô (chống cằm) 

và Suzuki Daisetsu thời trẻ.

Suzuki Daisetsu (Linh Mộc Đại Chuyết

Ông quê ở Kanazawa (tỉnh Ishikawa) ven biển Nhật Bản, tên thật là Teitarô (Trinh Thái Lang). Daisetsu là đạo hiệu do Shaku Sôen (Thích, Tông Diễn) đặt cho. Sinh trong một gia đình y sĩ, ông đang học cao trung thì bỏ nửa chừng đi dạy Anh văn. Năm 22 tuổi lên Tôkyô theo học ở trường chuyên môn tiền thân Đại học Waseda rồi trúng tuyển vào Đại học đế quốc Tôkyô. Ông thường đến hỏi đạo các danh sư như Imakita Kôsen (Kim Bắc Hồng Xuyên) hay Shaku Sôen. Năm 1897 sang Mỹ làm nhân viên biên tập cho nhà xuất bản Open Court. Trong thời gian ấy, dịch Đại Thừa Khởi Tín Luận sang tiếng Anh (1900) và xuất bản cuốn Đại Thừa Phật Giáo Khái Luận bằng tiếng Anh. Năm 1909, ông về nước và tiếp tục nghiên cứu về Thiền, dạy ở các đại học như Tôkyô, Gasshuuin và Ôtani. Năm 1921, sáng lập tạp chí Eastern Buddhist. Ông chơi thân với người đồng hươngtriết gia Nishida Kitarô. Sau chiến tranh (1945), ông về Kamakura mở văn khố Matsugaoka, lâu lâu sang Mỹ một lần, và qua những trứ tác bằng tiếng Anh, giới thiệu tư tưởng Thiền Tông với thế giới. Trong thời gian ấy, ông tham gia đại hội lần thứ 2 về Triết Học Đông Tây (1949) ở Đại học Hawai và có dịp thảo luận về Thiền với học giả Hồ Thích (1891-1962). Từ 1950 đến 1958, ông lưu trú ở Mỹ, giảng dạy về Thiền ở các trường Yale, Hawai, Harvard và Princeton. Năm 1949, ông trở thành hội viên của Nhật Bản Học Sĩ Hội [23] và được trao tăng huân chương văn hóa. Viết rất nhiều nhưng trứ tác cơ bản vẫn là bộ Thiền Tư Tưởng Sử Nghiên Cứu (1943-68), "Thiền và văn hóa Nhật Bản", Tính Linh của Nhật Bản", tất cả thu góp lại trong Suzuki Daisetsu Toàn Tập gồm 30 quyển cộng thêm 2 quyển đặc biệt (1968-71). 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15573)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 23023)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14049)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 12976)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 55103)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 9164)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14440)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14161)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 14201)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 13881)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 36316)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19874)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 18165)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 19208)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19141)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 20280)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 17635)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 31525)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15934)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 15017)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 14679)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46171)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35935)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 21048)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 21595)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 23396)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34377)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19484)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18945)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22940)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20182)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18363)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19839)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19527)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33411)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34477)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54517)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37719)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21130)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17875)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63641)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17379)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49655)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 27436)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20276)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 23030)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18891)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16324)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17912)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20934)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17361)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14467)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16864)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16370)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 15995)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17465)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 21978)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15100)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13504)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14363)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15385)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 14984)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12696)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13348)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27396)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12514)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13188)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 14484)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 16233)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 12403)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15416)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12866)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12200)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13197)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21644)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11277)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 22723)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 15082)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14945)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46180)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 22448)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 14574)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12618)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18900)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14730)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43856)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 56969)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13834)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 47482)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13651)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14573)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 29007)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33309)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38376)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 15397)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 31229)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 12525)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40388)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43414)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 46660)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant