CỬA THIỀN
HÉ MỞ
Thượng
Toạ Thích Thông Phương
THIỀN
CON ĐƯỜNG KHAI PHÓNG TÂM LINH
I.
MỞ MẮT TUỆ THẤY ĐÚNG NHƯ THẬT: TA LÀ GÌ?
Con
người lâu nay bị đóng khung trong sự lầm lẫn bởi cái TA
ảo tưởng, nên chỗ thấy biết luôn bị đóng kín trong ấy.
Thiền, giúp người mở sáng mắt tuệ, thấy đúng như thật
“Ta là gì?” để cởi mở tình chấp sai lầm ấy, chính
đây là điểm then chốt của Thiền. Chưa thấu rõ được
chỗ này, dù người tu hành cao siêu đến đâu vẫn bị đóng
khung trong chỗ thấy biết lầm lẫn. Thử hỏi, chúng ta đang
sống đây, là Ai sống? Chính TA là chủ của cuộc sống, nhưng
hỏi: ‘TA là gì?” dễ trả lời cho chính xác chăng? Bảo
cái thân mấy chục kí-lô này là Ta ư? Lầm to rồi! Hiện
nay người ta có thể thay tim, thay thận, truyền máu v.v…,
khi đó gọi là tim ta, thận ta, máu ta được sao? Rõ ràng thân
này như một cái máy, nên có thể thay những bộ phận trong
đó. Hoặc tay, chân này khi bị tai nạn, bác sĩ cưa bỏ, quăng
ra ngoài thì gọi đó là gì? Ta là cái bị quăng đó sao? Chửi
nó, nó có giận được chăng?
Đây
là một lẽ thật rất rõ ràng, chúng ta phải thấy đúng như
thật nó là nó, mới gọi đó là trí tuệ. Trái lại, nếu
cứ một bề đóng khung trong cái xác máu mủ này, bám chặt
vào tướng mập ốm, đen trắng đây mà nhận càn cho là TA,
đó là mê lầm, là điên đảo. Danh từ điên đảo nhà Phật
dùng rất chính xác, tức chỉ cho cái thấy lộn ngược, nhìn
đảo lộn sự thật. Đó là một sự sống đóng khung trong
ảo tưởng lầm lẫn của người trên thế gian này.
Tiến
đến, về TÂM, chúng ta cũng đang sống đóng khung trong cái
Ngã tưởng, tưởng có một cái TA đi theo trong mọi sự thấy
biết, cho nên chúng ta nhìn sự vật cũng luôn luôn méo mó
theo cái KHUÔN mang nhãn hiệu cái TA ấy. Cùng là một con suối,
người thì thấy đẹp, người thì thấy xấu, tại vì sao?
Vì trong đầu của mỗi người có chứa sẵn một cái khuôn
của quá khứ. Khi thấy con suối liền lôi cái khuôn đó ra
để đo. Nếu nó không bằng cái khuôn đó thì cho là xấu.
Nếu nó hơn cái khuôn đó thì cho là đẹp. Nhưng suối vẫn
là suối thôi, nó không tự nói đẹp, nói xấu gì. Đó là
chúng ta nhìn con suối qua lăng kính của một cái TA, rất nguy
hiểm!
Với
cái khuôn đó, dù một chân lý rất hay, rất xác thật nhưng
lại do người mình không ưa, người đối nghịch với mình
nói ra thì sao? Hẳn mình sẽ bịt tai không muốn nghe, hoặc
nghe bằng sự khinh rẻ! Như vậy, tại vì cái lý ấy vốn
không đúng hay vì mình đã có thành kiến trong đầu rồi?
Cho thấy, chúng ta thường nhìn tất cả với cái khuôn sẵn
trong đầu ấy, cái gì trái với cái khuôn ấy là sai, là dở!
Quả tang là chúng ta đang sống đóng khung trong cái TA nhỏ
hẹp, do đó không thể thấy được chân lý.
Với
tinh thần của nhà thiền, không thể chấp nhận kiểu thấy
như thế. Bởi vì, chân lý mà còn có chia ra chân lý của tôi,
chân lý của anh, chân lý của chị, thì không phải là chân
lý toàn vẹn rồi, nếu có thì chỉ là chân lý góc cạnh thôi.
Nếu chúng ta cứ nhìn sự vật với một cái TA đóng khung
như thế, hẳn là luôn quay lưng với chân lý. Như chuyện Triệu
Châu véo bà Ni.
Có
bà Ni đến hỏi Hòa thượng Triệu Châu:
- Thế
nào là ý sâu kín?
Sư
lấy tay véo bà.
Bà
nói:
- Hòa
thượng còn có cái ấy sao?
Sư
bảo:
- Chính
ngươi còn có cái ấy.
Bà
Ni hỏi ý sâu kín, là chỗ ngôn ngữ không thể nói tới được.
Triệu Châu véo bà, ngay đó nếu tâm rỗng rang chưa có cái
khuôn gì, tức thầm cảm nhận ý sâu kín đó rồi! Chỗ đó,
ngôn ngữ làm sao nói đến được? Đáng tiếc thay! Bà Ni theo
cái khuôn suy nghĩ của thường tình thế tục, nghĩ tưởng
Sư có tình ý gì, bèn thành tâm vẫn đục nghĩ bậy, do đó
mờ mất ánh sáng chân thật kia! Vì vậy, Triệu Châu bảo:
“Chính ngươi còn có cái ấy”. Đây là một kinh nghiệm
cho người học Thiền. Học thiền hay đến với thiền bằng
cái TÂM chứa sẵn cái khuôn chết cứng trong đầu thì không
bao giờ thấu hiểu được thiền; trái lại còn xuyên tạc
thiền là khác. Chẳng hạn như câu chuyện của Ngài Triệu
Châu với bà Ni trên đây, nếu người mang tâm niệm nam nữ
trong đầu, khi nghe đến đó liền phê phán Thiền sư quá thô
tục. Không ngờ, chính Thiền sư thô tục hay tâm mình đang
nghĩ thô tục? Đây là điểm cần thấu rõ!
II.
DÁM NHÌN THẲNG SỰ THẬT
Vì
thiền là mở sáng lẽ thật cho người thấy, nên người học
thiền cũng phải nhìn thẳng sự thật, mới thấy được lẽ
thật, mới thoát ra sự mê lầm. Từ vô lượng kiếp đến
nay, chúng ta vì sống trái lẽ thật nên đi mãi trong sanh tử
khổ đau. Thân giả hợp, không phải thật ta, lại chấp cứng
là ta, rồi nhốt mình trong cái ta tưởng tượng đó mà tạo
thành muôn ngàn tội lỗi! Bao nhiêu phiền não tham sân, vui
buồn, đấu tranh chết chóc hại nhau cũng vì cái TA ảo tưởng
này.
Người
giác ngộ, phải nhìn thẳng vào bản chất thật của nó, nó
vô thường tạm bợ, nó nhơ nhớp không phải ta, thấy đúng
như thật nó là vô thường tạm bợ, là nhơ nhớp không phải
ta. Thế gian thường chúc nhau sống lâu trăm tuổi, là đã
nói lên điều gì? Nếu thế gian thực là hạnh phúc, thân
này thực là bền bĩ sống lâu rồi thì đâu cần chúc làm
gì cho thừa? Bởi bản chất nó là không bền, là không hoàn
toàn hạnh phúc như ý, cho nên mới chúc, tức hy vọng được
như vậy! Rồi thường ngày mọi người dùng xà bông thơm,
dầu thơm là để làm gì? Nếu bản chất nó thật thơm sạch
rồi, cần dùng những thứ đó làm chi? Muốn mở mắt thật,
phải sẵn sàng nhìn thẳng lẽ thật như thế.
Song
với người nghiên cứu Phật pháp một chiều, nghe nói thế
bèn cho là đạo Phật bi quan yếm thế, nói như vậy khiến
cho người yếu đuối không muốn làm gì, trở thành lạc hậu
không tiến tới được. Trái lại, phải dùng những danh từ
hoa mỹ để tô vẽ lên đó, như thân ngọc ngà, như tuổi
xuân nên thơ v.v… khiến cho người yêu thích, sống vui mới
đúng. Đâu biết rằng, chính đó là trốn tránh sự thật,
sống theo ảo tưởng, bỏ qua thực tế.
Có
câu chuyện xưa, một ông Vua chỉ thích mặc quần áo mới.
Một hôm có hai người lạ đến hoàng cung, tự xưng là thợ
dệt giỏi và khoe rằng: họ có thể dệt được một thứ
quần áo đặc biệt, khi mặc vào thì những ai không làm tròn
bổn phận hoặc ngu xuẩn thì không thể nào nhìn thấy dù
người đó đứng sát bên cạnh. Vua nghe nói tự bảo thầm:
“Đấy chính là bộ quần áo quý nhất. Ta chỉ cần mặc
vào là biết ngay trong đám quần thần của ta ai không làm tròn bổn phận. Ta phải may một bộ”.
Hai
người thợ dệt kia được lệnh dệt cho Vua bộ quần áo
ấy. Họ bày khung cửi rồi ngồi vào làm như dáng đang dệt
thật, nhưng vốn trên khung cửi chẳng có gì.
Kế
đó, Vua sai quan Thừa tướng, rồi quan Đại thần đến xem.
Hai người thợ chỉ vào tấm vải tưởng tượng và chứng
minh cho vị quan Đại thần đây là tấm vải đặc biệt không
đâu khác có được. Quan đại thần tự nhủ: “Mình đâu
phải là người ngu hay là mình không làm tròn bổn phận mà
không thấy gì hết. Dầu sao cứ giấu đi là hơn cả”. Rồi
ông cũng giả vờ ngắm nghía và khen hết lời.
Tới
khi Vua đến xem, cũng đồng tâm trạng như trên, cũng hết
lời khen ngợi, không dám nhận sự thật là không có gì. Đến
ngày dệt xong, mặc quần áo mới, Vua cởi quần áo đang mặc
ra, hai người làm ra vẻ khoác vào người ông Vua từng cái
quần, cái áo, các quan thị vệ có nhiệm vụ đở đuôi áo,
thò tay sát đất giả vờ như cầm vật gì đó, nhưng chẳng
dám nói là mình không thấy cái gì, vì sợ nói ra thành mình
bị lộ là không làm tròn bổn phận hoặc ngu xuẩn.
Cuối
cùng Vua được các quan hộ tống dạo ra ngoài phố. Mọi người
cũng đều trầm trồ khen ngợi, vì không ai muốn mình mang
tiếng là ngu xuẩn hoặc không làm tròn bổn phận.
Bất
ngờ có một đứa bé nhìn thấy, chợt kêu to:
- Kìa!
Hoàng đế đang cởi truồng kìa!
Và
đúng lúc đó, đức Vua truyền lệnh hồi cung, rèm ngọc được
buông xuống kín mít.
Đây
là một câu chuyện xưa của thế gian nhưng có mang ý thiền
trong đó. Bao nhiêu người tự cho mình là hiểu biết, nhưng
cùng bị một cái khuôn trong đầu che mất sự thật. Trong
khi đó, thằng bé ngây thơ, đầu óc trong trắng không bị
cái khuôn gì đóng cứng nên thấy sao liền nói vậy rất tự
nhiên. Nó đâu có sợ nói như thế là ngu, là không tròn
trách nhiệm!
Cũng
vậy, với con mắt trí tuệ, trước tiên chúng ta thấy rõ
như thật về thân tâm hư dối này để không lầm với nó,
không bị cái khuôn của thế gian hằng thấy bấy lâu nay lừa
gạt. Lột trần mọi khái niệm về ta từ ngàn xưa để lại,
trả lại cái thấy trong trắng đúng như thật về ta này.
Song thiền lại không dừng ở đó, mà tiếp sau chỉ ra trong
cái giả này có cái thật hằng hữu, là chỗ sống vững vàng
của mình. Cho nên tôn chỉ trong đây là: “Giả biết giả,
thật biết thật, sống cái thật không lầm cái giả, đó
là cuộc sống có giá trị tinh thần”.
Tổ
Thương Na Hòa Tu, một hôm hỏi Ưu Ba Cúc Đa:
- Ông
bao nhiêu tuổi?
Ưu
Ba Cúc Đa thưa:
- Dạ,
con mười bảy tuổi.
Tổ
hỏi:
- Thân
ông mười bảy tuổi hay tánh ông mười bảy tuổi?
Cúc
Đa thưa:
- Hiện
tại đầu Hòa thượng bạc, là tóc Hòa thượng bạc hay tâm
Hòa thượng bạc?
Tổ
bảo:
- Tóc
ta bạc không phải tâm ta bạc.
Cúc
Đa thưa:
- Cũng
vậy, thân con mười bảy tuổi, không phải tánh con mười
bảy tuổi.
Tổ
thầm nhận đây là bậc pháp khí.
Trong
đây, Tổ Thương Na Hòa Tu muốn gạn xem chỗ thấy của Ưu
Ba Cúc Đa thế nào? Ngài Ưu Ba Cúc Đa đã thấy thấu qua thân
tướng vô thường sanh diệt này, trong đó có thân chân thật
bất diệt, không thuộc tuổi tác già trẻ, lớn nhỏ. Nghĩa
là, ngay trong vô thường có cái chân thật hằng hữu. Cho nên
người tu phải ở trong vô thường mà vươn lên, mà giác ngộ
để làm chủ trở lại trong cuộc vô thường này, chớ không
thể chấp nhận buông xuôi theo đó như bao nhiêu người. Như
vậy là một sức mạnh tiến tới, sao bảo là bi quan, yếu
đuối được?
Và
bài kệ của Thiền sư Mãn Giác dạy chúng khi sắp tịch đã
nói:
Xuân
khứ bách hoa lạc,
Xuân
đáo bách hoa khai.
Sự
trục nhãn tiền quá,
Lão
tùng đầu thượng lai.
Mạc
vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình
tiền tạc dạ nhất chi mai.
Nghĩa:
Xuân
đi trăm hoa rụng,
Xuân
đến trăm hoa cười.
Việc
đời qua trước mắt,
Trên
đầu già đến rồi.
Chớ
bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm
qua sân trước một cành mai.
Thông
thường theo thứ tự phải nói xuân đến rồi xuân đi, nhưng
trong đây Thiền sư Mãn Giác nói ngược lại xuân đi rồi
xuân đến, là có ý nghĩa gì? Đây là điểm đặc biệt mà
ít ai để ý! Bởi vì lúc này là lúc Sư sắp tịch mà nói
ra để nhắc nhở chúng. Xuân đi thì hoa rụng, như Sư sắp
tịch thì thân này hoại. Rồi xuân đến thì trăm hoa nở,
ngầm ý chỉ, cũng không hẳn hoại mất hoàn toàn, chớ vội
buồn khổ. Tuy nhiên nếu ở trên tướng nở, tướng rụng
đó mà thấy Sư, thì quyết không thể thấy được Sư; vì
đó là tướng vô thường sanh diệt.
Hoa
rụng, hoa nở là chỉ cho cảnh vô thường, rụng nở theo thời
gian biến đổi.
Tiếp
đến hai câu kế, là chỉ cho con người vô thường. Sự sống
này, cả người và cảnh đều là vô thường, không phải
chỗ nương tựa dừng ở lâu dài! Tuy vậy, nếu thế gian chỉ
có bấy nhiêu đó thôi, thì tu hành để làm gì? Tu cho khổ
nhọc rồi cũng chết như ai, thì tu có ý nghĩa gì?
Cho
nên Sư bảo tiếp:
“Chớ
bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm
qua sân trước một cành mai.”
Tại
sao không nói đóa mai vàng hay một chùm hoa mai vàng rực, mà
chỉ nói một cành mai? Cành mai thì có gì đẹp? Vì hoa, rồi
nó cũng rụng nữa, nhưng cành mai thì vẫn còn đó, gặp thời
tiết đến thì vẫn nở hoa.
Cũng
vậy, thân này của Sư có tịch, có mất, nhưng trong đó có
cái không mất, đủ duyên sẽ hiện ra nơi khác. Đừng lo khóc
theo cái có rụng, có nở; cái có tươi, có tàn. Như vậy là
một sức sống vươn lên, một niềm tin vững tiến để thoát
khỏi cái khung hư giả nhốt mình từ bao thuở, làm sao bảo
là bi quan yếm thế, là làm cho con người yếu đuối? Chính
đây là một trí tuệ vượt thế gian, nếu dùng tâm suy nghĩ
lăng xăng trong cái khuôn ngã tưởng này, làm sao thấu được?
III.
THIỀN ĐÁNH THỨC SỨC SỐNG CHÂN THẬT NƠI MÌNH -
HAY
MỞ SÁNG MẮT TÂM
Hiện
tại chúng ta ai cũng như ai đang sống đây, là luôn sống
với cái bị Biết mà quên hẳn sự có mặt của chính mình.
Chúng ta Biết cái này, Biết cái nọ, Biết cái kia, Biết đủ
thứ nhưng cái gì ĐANG BIẾT, ĐANG HIỆN HỮU lúc đó? Hình
như không bao giờ nhớ tới! Mà chính đó mới là NGUỒN SỐNG,
không có nó thì thân này thành khúc gỗ rồi. Chỗ lầm mê
của chúng ta là đó!
Bởi
vậy Lục Tổ bảo hai ông tăng đang cãi nhau về gió động
và phướn động ở chùa Pháp Tánh rằng: “Tâm các vị động.”
Cứ lo cãi nhau về phướn và gió mà quên mất chính cái gì
đang “Biết động” đây. Không có nó thì gió và phướn
dù có cũng như không, không thành vấn đề. Gió và phướn
trước tượng đá có thành động không? Cho nên cứ nhằm
trên gió và phướn mà cãi thì cãi mãi không bao giờ ra lẽ.
Thấy ngược lại chỗ này là cùng gặp nhau, thấy phướn
và gió anh cũng có, tôi cũng có, bạn cũng có, còn gì phải
cãi?
Hòa
thượng Huyền Sa dạy chúng:
- Những
bậc lão túc ở các nơi nói là tiếp vật lợi sanh, bỗng
gặp người có ba thứ bệnh đến làm sao tiếp? Người bệnh
mù thì cầm chùy dựng phất y chẳng thấy. Người bệnh điếc
thì ngữ ngôn tam muội y chẳng nghe. Người bệnh câm thì dạy
y nói lại nói chẳng được. Phải làm sao tiếp? Nếu tiếp
chẳng được người này thì Phật pháp không còn linh nghiệm.
Có
vị tăng đem việc này hỏi Vân Môn. Vân Môn bảo:
- Ông
lễ bái đi!
Tăng
lễ bái đứng dậy. Vân Môn lấy gậy đưa tới trước, tăng
liền lùi lại. Vân Môn bảo:
- Ông
chẳng phải bệnh mù.
Vân
Môn gọi:
- Lại
gần đây!
Tăng
đến gần, Vân Môn bảo:
- Ông
chẳng phải bệnh điếc.
Vân
Môn dựng cây gậy lên hỏi:
- Khế
hội chăng?
Tăng
thưa:
- Chẳng
khế hội.
Vân
Môn bảo:
- Ông
chẳng phải bệnh câm.
Vị
tăng liền tỉnh ngộ.
Bảo
lễ bái, biết lễ bái; lấy cây gậy chận ngay trước, biết
lùi lại tránh; bảo đến gần, biết đến gần; hỏi hội
chăng, biết trả lời chẳng hội, thì ngay đó có thiếu thốn
chút gì còn chưa tỉnh ngộ? Không phải là chẳng bệnh mù
mà thành bệnh mù, chẳng bệnh điếc, bệnh câm mà thành bệnh
điếc, bệnh câm hay sao? Quả tang là theo cái “bị biết”
mà quên mất chính mình đang hiện hữu! Tỉnh lại, liền đó
mở mắt tâm thấy suốt cái lầm xưa nay. Mê ngộ chỉ trong
chớp mắt, sao còn chưa tỉnh?
Trần
Tôn Túc hỏi vị tăng mới đến:
- Ông
ở đâu đến?
Tăng
thưa:
- Ở
Ngưỡng Sơn đến.
Sư
bảo:
- Ông
nói láo.
Ông
tăng nói láo ở chỗ nào? Quả thật ông từ Ngưỡng Sơn đến
và trả lời thật thà, sao bảo nói láo? Đây là thuật khai
thị khéo léo của Thiền sư. Ông đang đứng đối diện hỏi
đáp đây, lại nhớ về quá khứ hôm nào ở Ngưỡng Sơn,
không phải nói láo hay sao? Nếu ông tăng ngay đó liền mở
sáng mắt tâm, vượt ngoài cái khuôn ba thời: Ánh sáng thực
tại nhiệm mầu chính là đây!
Và
công án nổi tiếng trà Triệu Châu. Sư hỏi vị tăng mới
đến:
- Từng
đến đây chăng?
Tăng
thưa:
- Đã
từng đến.
Sư
bảo:
- Uống
trà đi!
Sư
hỏi vị tăng khác:
- Từng
đến đây chăng?
Tăng
thưa:
- Chưa
từng đến.
Sư
cũng bảo:
- Uống
trà đi!
Sau,
Viện chủ hỏi Sư:
- Vì
sao từng đến dạy uống trà đi, chưa từng đến cũng dạy
uống trà đi?
Sư
gọi:
- Viện
chủ!
Viện
chủ đáp:
- Dạ!
Sư
liền bảo:
- Uống
trà đi!
Tại
sao từng đến cũng bảo uống trà, chưa từng đến cũng bảo
uống trà? Đây là Ngài Triệu Châu đánh thức ánh sáng thực
tại đang hiện hữu nơi người đó! Chính ông đang đứng
đối diện với ta rõ ràng đây, mà bảo chưa từng đến thì
còn phải nói gì nữa? Thôi thì hãy uống trà đi là xong.
Còn
ông kia, đã từng đến rồi, thì còn muốn hỏi thêm gì nữa?
Muốn hỏi thêm là đánh mất cái đang hiện hữu đây rồi,
nên cũng uống trà đi! Khỏi nói nhiều.
Đến
ông Viện chủ tự mình có thiếu gì đâu, lại xen vào chuyện
đến, chưa đến của người làm gì mà bỏ mất chính mình
ngay lúc đó đi! Vì vậy cũng: uống trà đi, là xong. Quả là
Thiền sư đánh thức sức sống hiện hữu nơi mình một cách
khéo léo, chỉ mình chưa chịu tỉnh lại! Nếu ai còn hỏi
lại thì cứ: uống trà đi, là xong tất cả.
IV.
VƯỢT QUA MỌI KHÁI NIỆM
Chính
đây là chỗ sống của thiền không ai có thể bắt chước
được. Dù người lanh lợi, nghe hiểu nhanh chóng, nhưng đó
cũng là hiểu về thiền, chưa phải chính bản thân thiền.
Nếu chỉ hài lòng trên cái hiểu đó, thì cũng đứng ngoài
cửa dòm chơi vậy thôi. Bởi vì, mọi ngôn ngữ, chữ nghĩa
đều là cái khuôn chết, thiền giả không thể chấp nhận
chết trên đó. Hòa thượng Triệu Châu từng bảo: “Một
chữ PHẬT tôi cũng chẳng thích nghe”. Tại sao Sư dám nói
như thế? Với tín ngưỡng tôn giáo, tên một đấng giáo chủ
của mình mà hàng đệ tử nói như trên là quá phạm thượng.
Song với Thiền sư thì trọng lẽ thực hơn. Bởi Sư muốn
đưa người thẳng vào sức sống thật, phải thực thấy:
cái gì là Phật? Phật đâu phải ở cái chữ đó! Trong khi
ấy, chúng ta cứ bám vào CHỮ đó rồi cãi vả nhau, đấu
tranh nhau thì mất nghĩa Phật rồi!
Vượt
qua khái niệm chữ nghĩa, cảm nghiệm ngay trong tâm mình, đó
là Phật sống. Cho nên, nói Phật, nói Thánh không quan trọng,
quan trọng là có cảm nghiệm được sức sống chân thật
kia hay không!
Cũng
như hiện nay chúng ta lo bàn cãi nhau về thực tại có hay không
có? Hoặc suy luận thực tại thế này, thế nọ, là có đối
diện thực tại chăng? Rõ ràng đó chỉ là sống trong khái
niệm với nhau thôi. Như có người hỏi về người anh của
mình. Mình diễn tả anh ấy giống tôi thế này, thế nọ thì
lúc đó có mặt người anh ấy chăng? Nếu lúc đó có mặt
người anh ấy, chúng ta chỉ cần trỏ ngay anh bảo: - Đây!
Là xong.
Cho
nên, chúng ta còn lo cãi lý với nhau về thực tại, là chưa
giáp mặt thực tại. Cũng vậy, còn lo cãi nhau về chân lý,
là chưa giáp mặt chân lý. Hãy xem Lâm Tế khi đại ngộ, Ngài
Đại Ngu bảo: “Ông thấy gì nói mau!”, Sư liền thoi vào
hông Đại Ngu ba thoi trả lời, không nói thêm lời nào. Ngộ
cái gì thì liền đó biết ngay, khỏi diễn tả dài dòng khiến
thêm khái niệm.
V.
CẦN THỂ NGHIỆM
Cuối
cùng, với thiền là phải tự thể nghiệm nơi chính mình thì
mới cảm nhận được thiền chân thật, không thể suy luận
mà có thể nhận hiểu. Do đó, với thiền phải là một HÀNH
GIẢ, chớ không thể là HỌC GIẢ.
Có
câu chuyện: một học giả tông Thiên Thai là Pháp sư Đạo
Văn hơn 50 tuổi, từng nghiên cứu giáo nghĩa hơn ba mươi năm.
Nghe tiếng Thiền sư Chân Quán trước kia cũng từng nghiên
cứu giáo nghĩa này, sau đó tham thiền được sáng đạo, nên
Pháp sư Đạo Văn đến thành khẩn thưa với Thiền sư Chân
Quán:
- Con
đã học qua tư tưởng Pháp Hoa của tông Thiên Thai từ nhỏ,
chỉ có một vấn đề trước sau chẳng hiểu rõ.
Thiền
sư Chân Quán hỏi:
- Tư
tưởng Pháp Hoa của tông Thiên Thai rất rộng lớn sâu xa,
viên dung vô ngại nên bao gồm rất nhiều vấn đề, thế mà
ông chỉ có một vấn đề chẳng hiểu, chẳng biết là vấn
đề gì?
Đạo
Văn thưa:
- Kinh
Pháp Hoa nói: “Tình với vô tình đồng tròn chủng trí”,
ý này chính là nhận cỏ cây, hoa lá đều hay thành Phật,
xin hỏi: Cỏ hoa thật có khả năng thành Phật chăng?
Chân
Quán liền bảo:
- Ba
mươi năm nay ông mang một niệm cây cối, cỏ hoa có khả năng
thành Phật hay không, đối với ông có lợi ích gì? Ông nên
quan tâm đến “tự chính mình thế nào thành Phật”, cần
xét nghĩ như thế mới đúng!
Đạo
Văn nghe nói, ngạc nhiên hỏi:
- Con
thật không có nghĩ đến như thế, vậy xin hỏi: tự chính
mình của con thế nào thành Phật?
Chân
Quán bảo:
- Ông
đã nói là “chỉ có một vấn đề hỏi ta”, liên quan đến
vấn đề thứ hai thì chính ông tự mình đã giải quyết xong
rồi.
Xem
đấy! Người cứ lo thắc mắc cỏ cây thành Phật, lo tìm
hiểu đâu đâu, trong khi đó, việc cấp thiếât là: “chính
mình thế nào thành Phật?” mới là quan trọng, lại bỏ qua!
Song muốn rõ việc này phải làm sao? Hẳn là phải tự mình
giải quyết thôi, không thể nhờ ai giải quyết dùm cho được!
Có
vị tín đồ hỏi Hòa thượng Triệu Châu:
- Tham
thiền thế nào mới hay ngộ đạo?
Sư
liền đứng dậy khỏi tòa nói:
- Ta
cần đi tiểu một chút.
Sư
đi mấy bước, quay đầu lại bảo:
- Ông
hãy xem đó! Việc nhỏ như đi tiểu thế ấy, ta cũng phải
tự đi, người khác không thể thay thế.
Đây
là ngầm chỉ, Thiền vốn phải tự chứng nghiệm chân thật
bằng sức sống ngay chính mình, không thể nói suông ở trên
ngôn ngữ mà có được. Không ai có thể đem đến giác ngộ
cho mình nếu mình không tự giác. Nếu từ người khác mà
được, thì đó là cái của người, không phải phần của
chính mình. Đã là của người thì có lúc phải trả lại
cho người, đâu thể là chỗ sống lâu dài. Do đó phải tự
mình cảm nghiệm mới có đầy đủ sức sống nhiệm mầu
không thể nghĩ bàn. Phật pháp sống mãi ở thế gian cũng
chính từ đây. Nghĩa là, còn có người thể nghiệm Phật
pháp, là ánh sáng Phật pháp vẫn còn có mặt trên thế gian
này.
VI.
TÓM KẾT
Thiền
là một sức sống chân thật ngay tự tâm của mỗi người,
không có ở đâu khác. Vì vậy, ai có tâm đều có Thiền,
không phân biệt nam nữ, màu da, tôn giáo v.v… Đây là một
chân lý bình đẳng thật sự, không do ai đặt ra.
Chính
vì Thiền ở ngay nơi tâm, nên muốn đạt Thiền là phải tự
thể nghiệm lấy, không thể tìm trong sách vở, lý luận. Có
cảm nghiệm lẽ thật này, mới vượt qua ranh giới ngôn ngữ
lý luận, có một cái nhìn cởi mở, cảm thông với tất cả.
Vì ai ai cũng có Thiền. Mở mắt này thì tâm linh sáng ngời,
hết còn đóng khung trong khái niệm chết. Từ đó nhìn ra,
thấy đâu đâu cũng có ánh sáng thiền. Trong kinh hay ngoài
cảnh, hoặc trong cuộc sống hằng ngày cũng đều không thiếu
ánh sáng ấy. Cả đến một việc tầm thường cũng được
chiếu sáng ngời trong đó. Như bài ca dao Thằng Bờm chúng
ta thường biết:
Thằng
bờm có cái quạt mo,
Phú
ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm
rằng Bờm chẳng lấy trâu,
Phú
ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm
rằng Bờm chẳng lấy mè,
Phú
ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm
rằng Bờm chẳng lấy lim,
Phú
ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm
rằng Bờm chẳng lấy mồi,
Phú
ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười!
Nếu
nhìn với cái khuôn khái niệm xưa nay thì đó là bài ca dao
trong văn học thôi. Nhưng nếu nhìn với con mắt thiền, thì
trong đó có ánh sáng thiền thực tại sáng ngời.
Hãy
xem thằng Bờm ngay đây đang đói bụng, có nắm xôi ăn là
xong, rất là Thiền! Nếu nó ngồi đó mà đợi ba bò, chín
trâu v.v…, thì chẳng những không được gì mà còn mất luôn
cái quạt mo. Bởi Phú ông đâu dại khờ gì đổi cái quạt
mo với ba bò, chín trâu? Đó là ông gạt thôi. Cũng vậy, chúng
ta ngồi đây mà mơ tưởng xa vời, lý luận đâu đâu, là
đánh mất ánh sáng thực tại hiện hữu. Chỉ là, buông mọi
khái niệm chết trong đầu, sống ngay thực tại nhiệm mầu
đây, khỏi thêm bớt gì nữa! Thiền là như thế, vượt ngoài
mọi cái khuôn sẵn có, thênh thang không ngằn mé. Con đường
khai phóng tâm linh là đây!
TÂM
THỂ TINH KHÔI
TỨC
TÂM THỂ MỚI MẺ,
CÒN
NGUYÊN VẸN
Y
NHƯ NÓ LÀ NÓ TỰ THUỞ NÀO
I.
AI KHÔNG TÂM THỂ?
Điều
trước nhất cần xét kỹ lại xem, trên thế gian này, ai là
người không có tâm thể? Thấu được chỗ này thì rõ chỗ
căn bản mê lầm của chúng ta từ vô thủy đến nay.
Thường
chúng ta bị Phật gọi là mê, là sống trong hư vọng phải
chăng? Đã gọi là mê, nếu không có tâm, lấy gì là mê? Cây
đá, máu thịt, gân xương đâu biết mê? Có mê là chấp nhận
có Tâm rồi. Đây là một điểm.
Thứ
hai, gọi là vọng, tức là sao? Nghĩa là trái với chân thể
thì gọi là vọng chứ gì? Nếu hoàn toàn không có chân thể
thì nói vọng cũng dư. Cho nên nói vọng là ngay đó tự thầm
nhận có chân thể. Chính vì chúng ta bỏ quên cái TÂM THỂ
CHÂN THẬT ban đầu này, nên mãi lang thang đuổi theo bóng dáng
sanh diệt, gọi đó là vọng.
Vua
Trần Thái Tông trong bài kệ tóm tắt NÚI THỨ NHẤT có hai
câu:
Chỉ
sai hữu niệm quên vô niệm,
Liền
trái không sanh nhận có sanh.
Tức
là, đang ở trong thể vô niệm vô sanh an ổn không chuyện
gì, bỗng động niệm liền đó quên mất chính nó, ngay đó
là trái với vô sanh mà đi vào có sanh có diệt, đây là nhận
cái vọng chứ gì? Song, sở dĩ có niệm, có sanh là vì sao?
Vì quên chỗ vô niệm, vì trái chỗ vô sanh thôi.
Có
vị tăng hỏi Hòa thượng Lang Nha:
- Thanh
tịnh sẵn vậy, vì sao bỗng sanh núi sông, cõi đất?
Sư
đáp:
- Thanh
tịnh sẵn vậy, vì sao bỗng sanh núi sông, cõi đất?
Đây
là ông tăng dẫn kinh Lăng Nghiêm, Ngài Phú Lâu Na hỏi Phật.
Chỗ đặc biệt của Thiền sư là giống như chỉ lập lại
câu hỏi vậy thôi, nhưng lại là cách đáp chính xác vô cùng.
Câu hỏi là: Đang sẵn thanh tịnh như vậy, cớ gì bỗng sanh
ra các thứ? Thiền sư lập lại y nguyên câu hỏi, như dội
lại ngay chỗ vừa hỏi đó. Chính ngay đó, ông đang thanh tịnh
an ổn không việc gì, bất chợt khởi niệm hỏi, không phải
là trong ấy bỗng sanh núi sông, cõi đất hay sao? Ngay đó tỉnh
lại, liền rõ chỗ trước khi sanh chứ gì! Chỉ một chút
kẽ hở này liền phân mê ngộ cách biệt. Kinh Pháp Hoa gọi
là, cùng tử lang thang bỏ cha đi làm kẻ ăn mày nơi đất
khách quê người. Đất khách nào? Chính là các trần trước
mắt đây! Vừa ở trần này, lại vào trần kia, rồi bắt
qua trần nọ, cứ thế đi mãi, đi mãi… quên hẳn đường
về! Song, chính khi chạy vào các trần đó, thì cái gì chạy?
Than ôi! Lại mê cái ấy, chỉ biết có trần thôi, vô minh
là đấy!
Hòa
thượng Thạch Đầu đã từng bảo Đại Điên:
- Trừ
ngoài nhướng mày chớp mắt hãy đem tâm lại!
Đại
Điên thưa:
- Không
tâm có thể đem lại.
Thạch
Đầu liền bảo:
- Nguyên
lai có tâm sao nói không tâm, không tâm tức đồng với chê
bai rồi!
Kìa,
ông bảo không tâm, vậy chính “cái gì nói là không tâm đó?”
Bởi người người đều có sẵn tâm thể ấy mà bỏ quên
không chịu nhận, có mà không hay biết nên gọi là Mê, nhớ
lại là Giác. Lẽ thật rõ ràng như thế, còn gì nghi ngờ
nữa?
II.
TÂM THỂ Ở ĐÂU?
Đã
biết có tâm thể rồi, vậy thì tâm thể đó ở đâu mà mê?
Sự thật nó không ở đâu cả mà ở ngay chính mình, đó là
một điều không ai ngờ. Chính vì không ngờ nên mọi người
cứ chạy đi tìm. Nhưng tìm ở đâu cho ra?
Trong
Huyết Mạch Luận, Tổ Sư đã bảo: “Ba cõi đều dấy lên,
đồng về một tâm. Phật trước, Phật sau lấy tâm truyền
tâm, chẳng lập văn tự. Hỏi: - Nếu chẳng lập văn tự,
lấy gì làm tâm? Đáp: - Ông hỏi tôi chính là tâm ông, tôi
đáp ông chính là tâm tôi. Tôi nếu không có tâm, nhân đâu
biết đáp ông? Ông nếu không có tâm, nhân đâu biết hỏi
tôi? Hỏi tôi chính là tâm ông, từ vô thủy kiếp đến nay,
cho đến mọi hành động tạo tác trong tất cả thời, tất
cả chỗ đều là bản tâm ông”.
Trong
đây Tổ Sư xác định rõ ràng, tất cả thế gian có ra, dù
có muôn ngàn sai khác, mà không cái gì ra ngoài MỘT TÂM. MỘT
TÂM nào? Người học đạo cần thấu rõ chỗ MỘT TÂM này,
liền rõ gốc gác của sanh tử. MỘT TÂM đó, chính là “tâm
thể không hai” hay “tâm thể tinh khôi” chứ không gì khác.
Tâm thể này đâu thuộc văn tự chữ nghĩa? Ngòi bút nào ghi
được nó? Cho nên Phật Phật truyền nhau chỉ là truyền tâm
này. Hay nói rõ hơn, chính đây là chỗ sống của chư Phật,
lìa chỗ này thì Phật chỉ còn là Phật trong sách vở.
Đây,
Tổ Sư chỉ thẳng cho thấy tâm này ở đâu? “Hỏi tôi chính
là tâm ông, đáp ông chính là tâm tôi”. Chính ngay chỗ hiện
tiền “đang hỏi đáp”, tâm thể sẵn hiện hữu trong đó.
Nếu không có tâm, nhân đâu có hỏi, có đáp? Đây là nhân
cái DỤNG, Tổ Sư chỉ ra cái THỂ. Đã có cái dụng phát ra
nói năng, hỏi đáp, tới lui, qua lại đó, thì từ cái gì
mà khởi dụng? Nếu không có Thể thì lấy gì khởi Dụng?
Tuy nhiên chỗ này cũng dễ lầm! Nếu người hấp tấp nhận
cái nói năng, động dụng đó cho là bản tâm, thì cũng mê.
Tại sao? Vì nếu nhận cái “hỏi đáp” đó cho là bản tâm,
khi không hỏi đáp thì sao? Tức thành không có tâm hay sao?
Nhận như thế là nhận trên cái sanh diệt rồi! Trong đây
phải thật chính chắn. Cốt yếu là, người lanh lợi phải
khéo nhân đó mà thầm nhận trở lại “tâm thể kia”. Từ
tâm thể đó ứng dụng ra mới không lầm.
Để
rõ hơn, chúng ta hãy nghe thầy trò Qui Ngưỡng hiển bày “thể
dụng” cho thấy. Qui Sơn đang hái trà, Sư gọi Ngưỡng Sơn
bảo:
- Cả
ngày hái trà, chỉ nghe tiếng con mà chẳng thấy hình con.
Ngưỡng
Sơn liền rung cây trà. Qui Sơn bảo:
- Con
chỉ được cái dụng của nó, chẳng được cái thể của
nó.
Ngưỡng
Sơn thưa:
- Chưa
biết Hòa thượng thế nào?
Qui
Sơn im lặng. Ngưỡng Sơn nói:
- Hòa
thượng chỉ được cái thể của nó, chẳng được cái dụng
của nó.
Có
ai thấy được thầy trò Qui Ngưỡng chăng? Qui Sơn bảo hiện
hình, Ngưỡng Sơn “rung cây trà”, tức hiện hình đó rồi.
Sao Qui Sơn còn bảo “chỉ được dụng, không được thể”?
Chẳng lẽ ngoài cái dụng đó, riêng có cái thể nào khác
nữa? Nếu quả thực không có cái “thể” thì lấy gì hiện
ra cái “dụng” ấy? Đây là Qui Sơn ngầm nhắc cho người,
chớ lầm bị Ngưỡng Sơn gạt, chỉ thấy trên tướng động
của cây trà là mờ mắt. Phải thấy sâu qua chỗ “cây trà
không thể rung tới kia” thì mới tròn thể dụng!
Cho
nên tiếp theo Qui Sơn im lặng là bổ túc chỗ ấy. Nhưng người
không hiểu, theo lời mà bị gạt. Nghe Ngưỡng Sơn bảo: “Hòa
thượng chỉ được thể, không được dụng”, bèn chê Qui
Sơn là còn nghiêng lệch, tức lầm to! Nếu quả thực trong
đó chỉ có “thể” mà không có “dụng”, thì đó là cái
“thể chết”, vậy cái gì “Biết im lặng”? Thế nên trong
đây im lặng mà sáng ngời, mà vang như sấm, đừng tưởng
im lặng là không biết gì. Người mắt sáng, phải thấy thấu
qua tướng im lặng kia mới thấy được thầy trò Qui Ngưỡng.
Vì im lặng là đối với tướng nói năng, tướng rung cây
trà kia, cũng thuộc tướng sanh diệt đối đãi.
Trong
đây cần rõ: Ngưỡng Sơn rung cây trà, Qui Sơn đã hiện trong
đó! Qui Sơn im lặng, Ngưỡng Sơn cũng hiện trong đó! Đâu
thể tách rời chia hai mà nói một được, một chẳng được?
Rõ ràng tâm thể vốn hiện tiền đấy thôi.
Và
đây, Sở Nam đến tham vấn Hòa thượng Hoàng Bá, Hoàng Bá
hỏi:
- Thế
nào là trước khi ông chưa hiện hình trong ba cõi?
Sư
thưa:
- Ngay
hiện nay đâu phải có.
Hoàng
Bá bảo:
- Có
không hãy gác lại, ngay hiện nay thế nào?
Sư
thưa:
- Chẳng
phải xưa nay.
Hoàng
Bá bảo:
- Pháp
nhãn của ta chính ở nơi ông.
Cái
gì là trước khi hiện hình trong ba cõi? Tức “tâm thể tinh
khôi” chứ gì! Chỗ đó có hình tướng gì để thấy, để
nói? Song, người nghe hỏi như thế, bèn theo câu hỏi tưởng
xa xôi về quá khứ nào đó, là quên mất chính mình đang hiện
hữu. Ngài Sở Nam không lầm theo ngôn ngữ, nên đáp rõ: “Ngay
hiện nay đâu phải có”. Tức ngay đây, chưa khởi niệm thì
có hình tướng gì? Chính đó là tâm thể tinh khôi, là chỗ
chưa hiện hình trong ba cõi, đâu có tướng gì che mờ được?
Tuy nhiên, vừa động niệm liền có hiện hình rồi, là rơi
trong ba cõi liền đó.
Song,
Hoàng Bá còn gạn thêm: “Có không hãy gác lại, chính hiện
nay thế nào?” Nếu chưa phải người thực sống trong đó,
hẳn khó trả lời. Sở Nam đáp thẳng: “Chẳng phải xưa
nay”, tức vượt qua ý niệm xưa nay. Thể đó sờ sờ như
vậy, vốn chẳng rơi vào xưa nay, chẳng thuộc trong thời gian
trước sau. Rõ được chỗ này là mở con mắt pháp, ánh sáng
thiền xuất hiện ngay đó!
III.
TỪ ĐÂU TRỞ VỀ?
Rõ
biết được tâm thể này có sẵn nơi mình đây rồi, nhưng
hiện nay còn đang trong mê lầm thì từ đâu mà trở về?
Quả
thực cũng rất đơn giản, vốn chính từ cái BIẾT này
mà mê, thì cũng chính từ cái BIẾT này mà trở về thôi,
không có con đường nào khác. Nghĩa là, BIẾT yêu, BIẾT ghét,
BIẾT hơn, BIẾT thua, BIẾT phải, BIẾT quấy… đó là BIẾT
trong mê, BIẾT theo duyên, theo cảnh, là cái BIẾT đi trong sanh
tử luân hồi. Giờ đây, cứ ngay đó mà trở về là xong.
Kinh
Lăng Nghiêm, Phật bảo: -Những người tu hành chẳng thể thành
tựu Vô thượng bồ đề, cho đến riêng thành Thanh Văn, Duyên
Giác và quyến thuộc của ma, đều do chẳng biết hai thứ
căn bản, tu tập lầm lộn. Thế nào là hai thứ?
1.
CĂN BẢN SANH TỬ TỪ VÔ THỦY: tức chính ông hiện nay và
các chúng sanh dùng “tâm phan duyên” làm tự tánh.
2.
THỂ BỒ ĐỀ NIẾT BÀN THANH TỊNH SẴN CÓ TỪ VÔ THỦY: tức
chính ông hiện nay cái “thức thể sẵn tự sáng ngời”
(Thức tinh nguyên minh), nó hay sanh ra các duyên, mà bị các
duyên bỏ sót nó. Do các chúng sanh bỏ sót cái “sáng suốt
sẵn có”(Bổn minh) này nên tuy trọn ngày tu hành mà chẳng
tự giác, uổng đi vào các thú.
Dùng
tâm phan duyên làm tự tánh, đó là căn bản sanh tử từ vô
thủy đến nay. Tâm phan duyên tức cái Biết theo duyên chứ
gì? Còn “thể Bồ Đề niết bàn sẵn có từ vô thủy”
là ở đâu? Tức ngay cái “thức thể sẵn có sáng ngời”
hiện nơi mình đang sống đây thôi. Cái thức thể đó là
gì? Chính là CÁI BIẾT SỜ SỜ đây, hay cái TÂM THỂ TINH KHÔI
đấy! Chính CÁI BIẾT CÒN NGUYÊN VẸN, MỚI MẺ, TINH KHÔI NHƯ
NÓ LÀ NÓ CỦA TỰ THUỞ NÀO nên gọi là “thức tinh”. Nó
hay sanh ra các duyên, là nó Biết cái này, Biết cái nọ, Biết
đủ thứ không thiếu sót. Biết duyên tức là sanh, vì khi
biết cái nào là có cái đó hiện. Nhưng khi nó Biết cái gì,
thì nó chỉ nhớ cái đó, nó đồng hóa mình là cái đó mà
quên mất chính nó, nên gọi là “bị các duyên bỏ sót nó.”
Chính vì bỏ sót nó, gọi đó là Mê, là quên mất đường
về, nên đi vào các thú. Tu hành mà cứ lấy cái Tâm chỉ
Biết theo duyên đó để tu, thì bao giờ tự giác được để
trở về? Song, đường về ở đâu mà không trở về được?
Cũng chính ngay đó thôi. Muốn trở về, cũng phải ngay cái
Biết đó mà trở về, chính đây là quê nhà muôn thuở!
Trở
về thế nào? Chỉ cần: Biết tất cả mà không bỏ sót chính
nó vậy thôi.
Thiền
sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền có lần thượng đường bảo: “Có
một người ở mãi giữa đường mà chẳng lìa nhà, có một
người lìa nhà mà chẳng ở giữa đường.”
Thật
là nghịch lý chăng? Tại sao lìa nhà mà chẳng ở giữa đường?
Ở giữa đường mà chẳng lìa nhà? Thiền như thách thức
với đầu óc quen đóng khung trong vòng lý luận của thế tình,
nhưng lại là một lẽ thật sáng ngời với người đã mở
mắt tuệ. Vậy ai thấy người nào ở mãi giữa đường mà
chẳng lìa nhà? Người nào lìa nhà mà chẳng ở giữa đường?
Và trong đây là mấy người? Quả thật chính là “tâm thể
tinh khôi” này thôi. Dù chúng ta đang mê mờ lang thang trong
trần, nhưng sự thật nó có đi đâu?
Chỉ
cốt ngay đây đổi lại: thay vì Biết tất cả mà quên mất
chính nó, giờ đây hãy Biết tất cả mà không bỏ sót chính
nó trong bất cứ trường hợp nào, trong bất cứ nơi chốn
nào, thì có chỗ nào vắng mặt nó đâu? Như thế rõ ràng
đâu đâu chẳng là quê nhà? Nghĩa ở giữa đường mà chẳng
lìa nhà sáng tỏ như ban ngày, có gì phải nghi ngờ!
Bài
kệ của Ngài Tam Bình nói:
Tức
thử kiến văn phi kiến văn,
Vô
dư thinh sắc khả trình quân.
Cá
trung nhược liễu toàn vô sự,
Thể
dụng hà phòng phân bất phân.
Nghĩa:
Chính
thấy nghe này chẳng thấy nghe,
Đâu
thừa thinh sắc đáng trình anh.
Trong
kia nếu rõ toàn vô sự,
Thể
dụng ngại gì phân chẳng phân.
Chính
ngay cái THẤY NGHE hiện tiền đây, thấy nghe tất cả mọi
sắc thinh nhưng không dừng ở một sắc, một thinh nào, tức
thấy nghe mà chẳng thấy nghe chứ gì. Đó là thấy nghe nguyên
vẹn như nó là nó, ngay đó trọn vẹn sáng ngời đâu còn
có chút sắc thinh nào lẫn vào để mà trình. Thấy nghe như
thế là toàn “THỂ” ở trong thấy nghe rồi, thấy là
toàn thể thấy, nghe là toàn thể nghe, vậy còn có cái thể
nào riêng khác nữa đâu mà chia là thể, là dụng? Người
còn chia chẻ đây là thể, kia là dụng, là rõ ràng chưa hết
mê!
Bàng
Uẩn ở trong hội Hòa thượng Dược Sơn, khi từ giã đi, Dược
Sơn sai mười thiền khách tiễn đến cổng. Ông bèn chỉ tuyết
trong hư không nói:
- Tuyết
đẹp từng mảnh từng mảnh chẳng rơi chỗ khác.
Thiền
khách Toàn hỏi:
- Rơi
ở chỗ nào?
Ông
tát Thiền khách Toàn một cái tát, Toàn bảo:
- Cư
sĩ không được vô lễ.
Ông
nói:
- Ông
thế ấy mà xưng là Thiền khách, Diêm Vương chưa tha ông đâu.
Toàn
hỏi:
- Cư
sĩ thì sao?
Ông
tát cho một cái tát nữa, nói:
- Mắt
thấy như mù, tai nghe như điếc.
Ông
Bàng Uẩn rõ ràng có chỗ thấy sáng ngời chẳng mê. Ngay tuyết
rơi, thấy rõ từng mảnh tuyết, từng mảnh tuyết rành rẽ
không lầm, không có một mảnh nào lọt ra ngoài con mắt ấy,
thì TÂM THỂ SỜ SỜ đó, còn phải tìm đâu nữa? Thiền khách
Toàn lại lầm qua, hỏi rơi chỗ nào? Đó là theo tuyết rơi
quên mất chính mình rồi. Tức bị các duyên bỏ sót nó rất
đau thương, nên liền bị tát! Vậy mà Toàn còn chưa tỉnh!
Nếu ngay đó khéo thấy trở lại, tức liền trên đường
về, mặc cho ông Bàng Uẩn tát, làm sao tát đến chỗ này?
IV.
VỀ ĐÂU?
Nói
ngay đó liền trở về, nhưng về đâu? Không khéo lại kẹt
theo ngôn ngữ thành mê nữa. Chỉ là trở lại trước khi khởi
niệm thôi, thấy có chỗ về là nằm mộng như cũ.
Bài
pháp đầu tiên Lục Tổ bảo Huệ Minh:
- Chẳng
nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, cái gì là mặt mày xưa nay của
Thượng tọa Minh?
Chẳng
nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đó là Lục Tổ đưa Thượng tọa
Minh trở về trước khi động niệm, ngay đó tự nhận ra “mặt
thật xưa nay” của chính mình từ vô thủy thôi. Tâm thể
tinh khôi là đấy!
Sư
Nhan hỏi Hòa thượng Nham Đầu:
- Thế
nào là lý bản thường?
Nham
Đầu bảo:
- Động.
Sư
Nhan thưa:
- Khi
động thì thế nào?
Nham
Đầu bảo:
- Chẳng
phải lý bản thường.
Sư
im lặng giây lâu, Nham Đầu bảo:
- Nhận
tức chưa thoát khỏi căn trần, chẳng nhận tức hằng chìm
trong sanh tử.
Lý
bản thường, tức nó thường sẵn như vậy chưa có xen gì
vào. Nói theo đây là tâm thể mới mẻ, tinh khôi trước khi
động niệm chứ gì? Nó đã thường sẵn như vậy, chợt khởi
niệm hỏi thì sao? - Tức là động rồi. Mà đã động là
trái bản thường, là đi vào cái khuôn hiểu biết, khái niệm.
Nếu còn chần chừ nhận chẳng nhận, tức rơi vào hai đầu
sanh diệt, càng đi xa. Vượt qua đó, liền rõ lý bản thường,
khỏi hỏi thêm.
Nếu
người sống trong tâm thể tinh khôi này, thì nó Biết khắp
rất tinh tế, không chút gì qua lọt. Như Ngài Lâm Tế từng
bảo: “Sơn tăng nói pháp khác với mọi người ở khắp nơi,
hoặc có Văn Thù, Phổ Hiền xuất hiện trước mặt, mỗi
vị hiện mỗi thân hỏi pháp, vừa nói: -Thưa Hòa thượng!
Tôi đã sớm biết rõ rồi. Huynh đệ đến gặp nhau tôi trọn
biết rành. Chỉ vì cái thấy của tôi riêng khác, ngoài chẳng
nhận lấy phàm thánh, trong chẳng trụ căn bản, thấy suốt
trọn không có nghi lầm”.
Tại
sao Sư thấy hay như vậy? Chỉ vì “ngoài chẳng nhận lấy
phàm thánh, trong chẳng trụ căn bản”. Tức là luôn luôn
ở trong “tâm thể tinh khôi” ấy, không theo tướng phân
biệt phàm thánh bên ngoài, không trụ chỗ căn bản nơi tâm
bên trong, nói đơn giản là KHÔNG TRỤ TRONG NGOÀI, nên thấy
suốt không có nghi lầm. Tuy nhiên, không trụ bên ngoài thì
dễ hiểu, tâm bên trong cũng không trụ nữa là sao? Bởi vì
còn thấy có cái tâm căn bản để trụ, tức biến nó thành
cái đối tượng rồi, là có thêm cái bóng thứ hai án ở
trước, thì đâu thể thấy suốt!
Cho
nên trong đây vừa có TRỤ là mất tinh khôi, là có cái khác
xen vào. Do đó, trở về là về trước khi có trụ, trước
khi có bạn bè, ngay đó liền gặp “Người chẳng cùng muôn
pháp làm bạn”, khỏi phải chạy sang Trung Hoa tìm đến Tây
Giang uống cho cạn mới được câu trả lời.
Bởi
vậy, người thấu rõ chỗ này, là rõ tất cả cội nguồn
Phật pháp. Tất cả bí quyết của tông môn, tất cả sâu
kín của Tổ sư đều nằm trong đây, khỏi phải tìm đâu
khác.
V.
PHẢI LUÔN SỐNG MỚI MẺ TINH KHÔI
Bởi
tâm thể này vốn mới mẻ tinh khôi, vì vậy người muốn
đạt chỗ này, cũng phải giữ tâm luôn luôn mới mẻ tinh
khôi, không có chứa đựng nhiều khái niệm trong đầu, không
bám chặt vào một cái khuôn định sẵn khiến tâm cùn lụt,
chết cứng.
Hãy
xem, xưa kia Ngài Đại Mai - Pháp Thường đến hỏi Mã Tổ:
- Thế
nào là Phật?
Mã
Tổ đáp:
- Tức
tâm tức Phật. (Phật tức là tâm, tâm tức là Phật)
Sư
liền tỏ ngộ, về núi Đại Mai sống an ổn vững vàng, không
còn ai dối gạt được. Trái lại, hiện giờ chúng ta đã
nghe câu này không biết bao nhiêu lần, tại sao không ngộ?
Chính vì bị cái KHÁI NIỆM in sẵn trong đầu này. Vừa nghe
nói đến, trong đầu liền bảo ngay: “Tôi hiểu rồi”, thì
đâu có cơ hội để tỏ ngộ! Sự thật thì nó có thực hiểu
đâu. Hiểu đó, là Hiểu qua cái Hiểu của người xưa, Hiểu
của khái niệm cũ mòn, chết cứng thôi. Chính đó là nghe
với một cái tâm đã chết của quá khứ, chớ vội hài lòng!
Nếu
người còn chưa tin, hãy nghe vị tăng hỏi Điều Ngự Giác
Hoàng:
- Thế
nào là một việc hướng thượng?
Điều
Ngự đáp:
- Đầu
gậy khêu nhật nguyệt.
Tăng
thưa:
- Dùng
công án cũ của người xưa làm gì?
Điều
Ngự đáp:
- Mỗi
lần nhắc lại, mỗi lần mới.
Người
học đạo chớ bắt chước theo ông tăng này! Tin tức việc
lớn ấy vẫn luôn có sẵn bên mình, nhưng nếu chúng ta chỉ
nghe với tâm có chứa khái niệm trong đầu, thì chỉ nghe với
cái khuôn cũ kỹ, nghe với cái nhớ về quá khứ đã chết,
không đối diện được cái đang hiện hữu sáng ngời! Chỉ
nhớ có “đầu gậy”, nhớ có “nhật nguyệt”, thì đó
chỉ là danh từ rỗng thôi, làm sao đạt được “ý sống”
trong ấy? Đầu gậy làm sao với tới nhật nguyệt mà khêu?
Rõ ràng ý này đã vượt ngoài lời nói rồi, còn đâu để
nói mới cũ?
Nếu
người thực sự nghe với TÂM TRỐNG RỖNG, HOÀN TOÀN MỚI
MẺ TINH KHÔI, sạch mọi khái niệm đóng khuôn trong đầu,
thì bảo đảm nghe gì cũng mới mẻ, cũng sáng ngời, sẽ nghe
được những điều bất ngờ! Cho nên Điều Ngự bảo: “Mỗi
lần nhắc lại mỗi lần mới”. Nhắc lại là đang đối
diện trực tiếp với chính ông đây, tâm tâm đang trực tiếp
với nhau đây, đâu phải nói với người xưa mà bảo cũ!
Còn ông, ông chỉ nghe với mớ khái niệm cũ mòn in trong đầu
nên thấy là cũ. Như vậy, kết luận cho chính xác, là lời
nói cũ hay chính tâm ông cũ? Người học đạo cần nghiệm
kỹ chỗ này!
Chúng
ta hãy nghe chuyện Huyền Tắc với Ngài Pháp Nhãn. Huyền Tắc
ở trong hội Ngài Pháp Nhãn mà chưa từng thưa hỏi. Một hôm
Pháp Nhãn hỏi:
- Giám
viện Tắc sao chẳng vào thất thưa hỏi?
Tắc
thưa:
- Hòa
thượng đâu không biết con ở chỗ Thanh Phong đã có chỗ
thâm nhập.
Pháp
Nhãn hỏi:
- Ông
thử thuật lại cho ta nghe!
Tắc
thưa:
Con
hỏi Hòa thượng Thanh Phong: “Thế nào là Phật? (Có bản
ghi: Thế nào là tự kỷ của con?)” Hòa thượng
đáp: - Đồng tử Bính Đinh đến xin lửa.
Pháp
Nhãn bảo:
- Lời
khéo, nhưng ngại ông hiểu lầm nên nói lại xem.
Tắc
thưa:
- Bính
Đinh thuộc lửa, đem lửa đi xin lửa, như con là Phật lại
đi tìm Phật.
Pháp
Nhãn bảo:
- Giám
viện quả nhiên lầm rồi.
Tắc
nổi giận, quảy hành lý bỏ đi. Pháp Nhãn nói:
- Người
này nếu trở lại còn có thể cứu, nếu không trở lại thì
không thể cứu.
Tắc
đi giữa đường, nghĩ lại: “Hòa thượng là bậc thiện
tri thức của năm trăm người, há lại gạt ta sao?”, bèn
trở lại tham vấn tiếp. Pháp Nhãn bảo:
- Ông
hỏi ta đi, ta sẽ đáp cho.
Tắc
hỏi:
- Thế
nào là Phật?
Pháp
Nhãn đáp:
- Đồng
tử Bính Đinh đến xin lửa.
Tắc
liền đại ngộ.
Nghiệm
kỹ trong đây chúng ta sẽ thấy nhiều điều mới mẻ. Tại
sao, cũng một câu nói đó mà lần trước Huyền Tắc nói thì
chưa phải ngộ; lần sau Pháp Nhãn cũng lập lại thì thành
thật ngộ? Chỗ này đem khái niệm trong đầu để hiểu, có
thể hiểu được chăng? Bởi, chính lần đầu Huyền Tắc
đáp là đáp theo cái hiểu của khái niệm, của lối mòn suy
nghĩ thuộc tình thức, tự cho là hiểu mà thật là cái hiểu
bắt chước, lập lại. Lần sau, Pháp Nhãn đáp, là đáp trong
chỗ bất ngờ, Huyền Tắc không kịp suy nghĩ trước, tính
toán trước, tức là đang đối diện trực tiếp với nhau,
nên ngộ là thật ngộ! Chỗ này người đứng bên ngoài không
thể suy tư đến được.
Do
đó, người học đạo chúng ta phải tâm luôn luôn mới mẻ
tinh khôi như vậy mà ứng dụng, mà nghe, mà học đạo thì
lúc nào cũng sáng ngời vi diệu, lúc nào cũng nghe được những
điều chưa từng nghe.
Hãy
nhớ kỹ! Cũng câu kinh Kim Cang: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ
tâm” mà Lục Tổ nghe qua liền ngộ, Vua Trần Thái Tông đọc
đến liền tỉnh, còn chúng ta nghe hoài sao vẫn không ngộ?
Lỗi tại đâu? Tại câu kinh quá cũ hay tại cái gì?
Rõ
ràng tại vì chúng ta bị cái hiểu quá nhiều, quá in đậm
trong đầu, nên nghe đó chỉ là nghe với bóng dáng quá khứ
của chữ nghĩa chứa đầy, làm sao trực tiếp thẳng vào tâm
thể được?
Vậy,
ngay đây người học hãy buông sạch mọi khái niệm chứa
đựng trong đầu, mọi cái hiểu của quá khứ, để tâm nguyên
vẹn mới mẻ tinh khôi như nó là nó mà xem: cái gì đang đọc
những dòng chữ này?
VI.
TÓM KẾT
Lâu
nay chúng ta đã sống quá nhiều với những khái niệm chứa
đầy ắp trong đầu, giờ đây muốn học đạo để nghe những
điều chưa nghe, thì phải can đảm để tâm trống rỗng mới
mẻ tinh khôi mà học, mà nghe, đó là con đường sống dậy
của chính mình.
Chính
ngay đó là nguồn sống vô biên chúng ta cần trở về, chư
Phật, chư Tổ có sẵn trong ấy khỏi tìm đâu khác. Kìa, bài
Chứng Đạo Ca của Thiền sư Huyền Giác vừa mở đầu, Sư
đã nhấn mạnh: ANH THẤY CHĂNG? (Quân bất kiến). Người học
thường hay bỏ qua chỗ này, không ngờ chính đây là yếu
chỉ của toàn bài Ca. Yếu chỉ ở đâu?
Đây
này! Chưa nói gì mà bảo: “Anh thấy chăng?” là thấy cái
gì? Rõ ràng ngầm chỉ Tổ sư luôn có mặt, cái ấy sờ sờ
sẵn đó. Bởi đây là KHÚC CA CHỨNG ĐẠO, tức nói lên chỗ
chứng, chỗ sống của Thiền sư Huyền Giác. Với chỗ sống
đó thì lúc nào nó cũng sẵn sàng hiện tiền, chưa nói ra,
chưa mở miệng, nhưng nó vẫn sờ sờ có đủ đó rồi! Tức
nó mới mẻ tinh khôi, nguyên vẹn chưa có khái niệm gì chen
vào. Vì vậy, chưa nói ra mà hỏi người: “Thấy chăng?”
Nếu người lanh lợi, ngay đó nhận ra liền thì đâu còn bị
những lời lẽ phía sau lừa nữa. Bao nhiêu lời lẽ của cả
một bài ca chỉ là giải thích lại chỗ này thôi.
Và
bài Bảo Cảnh Tam Muội, mở đầu liền bảo:
Pháp
ấy như vậy,
Phật
Tổ thầm trao.
Nay
ông được đó,
Nên
khéo giữ gì (Như thị chi pháp, Phật Tổ mật phó, Nhữ kim
đắc chi, Nghi thiện bảo hộ.)
Vừa
mở lời liền nói: “Pháp ấy như vậy,” mà không nói là
pháp gì, vì nó đã sẵn như vậy rồi, khỏi thêm khái niệm
nữa. Chính đó là chỗ Phật Phật, Tổ Tổ thầm trao, thầm
truyền. Nói thầm trao, tức lời nói không thể nói đến được,
người nhận phải khéo thầm nhận thôi: Thầm nhận trước
khi nói. Đã thầm nhận rõ rồi, phải khéo giữ gìn, khéo
sống, không để tâm chia chẻ, lựa chọn chen vào liền tự
khuất lấp ngay! Chỗ này còn có thể nói mới, nói cũ nữa
sao?
Để
kết thúc ý nghĩa này, xin dẫn đoạn nhân duyên Thiền sư
Thạch Thê hỏi thị giả:
- Ông
đi đâu?
Thị
giả thưa:
- Con
đi lên trai đường.
Sư
bảo:
- Ta
đâu không biết ông đi lên trai đường?
Thị
giả thưa:
- Trừ
ngoài việc này, riêng nói cái gì?
Sư
bảo:
- Ta
chỉ hỏi việc bổn phận của ông?
Thị
giả thưa:
- Nếu
hỏi việc bổn phận, con thật đi lên trai đường.
Sư
bảo:
- Ông
quả thật là thị giả của ta!
Thiền
sư Thạch Thê muốn gạn lại chỗ sống hiện tiền của ông
thị giả thế nào. Nếu là người khác hẳn bị Ngài Thạch
Thê lừa ra khỏi việc ấy rồi. Hỏi đi đâu, nếu theo cái
đi đó mà đáp, quên mất chính mình đang hiện hữu là nguy!
Thị giả quả đang sống trong ấy nên sáng tỏ rõ ràng không
lầm. Đáp đi lên trai đường, là chính thật mình đang hiện
hữu trong đó. Hỏi việc bổn phận, thì cũng chính ngay đây
“đang đi lên trai đường là đi lên trai đường,” rõ ràng
sáng tỏ không thêm gì khác. Trong đây vừa có xen vào bất
cứ ý niệm nào nữa là khuất lấp chính mình, là quên mất
việc bổn phận ngay. Tâm thể tinh khôi chính đã đầy đủ
trong ấy rồi!
Như
vậy xác quyết rõ ràng là: Ai ai cũng đều có một “tâm
thể nguyên vẹn tinh khôi từ thuở nào”. Hãy buông hết mọi
khái niệm cũ mòn trong đầu, sống lại ngay chỗ này, chính
đó là sinh mạng vĩnh viễn, khỏi tìm kiếm gì khác nữa!