CỬA THIỀN
HÉ MỞ
Thượng
Toạ Thích Thông Phương
MÙA
XUÂN MIÊN VIỄN
I.
THẾ GIAN KẸT TRONG THỜI GIAN VÔ THƯỜNG
Nói
mùa xuân miên viễn là muốn gợi lại một cái gì mà người
người đang bỏ quên. Bởi người thế gian luôn sống trong
tâm vô thường, nên thấy nhìn cái gì cũng theo chiều vô thường
và buồn vui theo ngoại cảnh. Chúng ta thường tán tụng xuân
về hoa nở, chim ca hót, ca ngợi tuổi xuân đẹp như thơ v.v…,
nhưng rồi một lúc xuân cũng đi qua và nhớ lại liền tiếc
nuối! Năm mới thì chúc tụng, mừng tuổi, ngờ đâu lên một
tuổi là mất một năm, là bớt đi một tuổi thọ, nghĩa là
rút ngắn bớt thời gian mình có mặt trên đời.
Thiền
sư Thiên Tùng có hai câu thơ nói về xuân:
Kim
triêu tận đạo thiêm nhất tuế,
Ngô
đạo như kim giảm nhất niên.
Nghĩa:
Sáng
nay người bảo thêm một tuổi,
Tôi
nói ngày này bớt một năm.
Lẽ
thật là như thế. Bởi con người chúng ta luôn sống trong
tưởng tượng quá nhiều hơn sự thật. Bảo xuân về, nhưng
xuân ở đâu mà về? Rồi đi đâu? Chỉ là thời tiết đến
thì hoa nở, nở xong thì tàn, một dòng trôi chảy liên tục
vậy thôi. Chúng ta lại chặn ngang một đoạn, gán cho nó cái
tên “mùa xuân” để tạm vui với nhau. Song mùa xuân có đến,
có đi, đó là mùa xuân của sự vô thường sinh diệt, nó
gạt con mắt phàm vui buồn trong đó; với người hiểu đạo
thì đâu thể lầm mê!
Với
người hiểu đạo, phải thấy cái gì cao siêu hơn, không thể
giam mình trong cái tầm thường hư ảo này!
Thượng
Sĩ Tuệ Trung có bài kệ nói về: KHUYÊN ĐỜI VÀO ĐẠO:
Tứ
tự tuần hoàn xuân phục thu,
Xâm
xâm dĩ lão thiếu niên đầu.
Vinh
hoa khẳng cố nhất trường mộng,
Tuế
nguyệt không hoài vạn hộc sầu.
Khổ
thú luân hồi như chuyển cốc,
Ái
hà xuất một đẳng phù âu.
Phùng
trường diệc bất mô lai tỷ,
Vô
hạn lương duyên chỉ ma hưu.
Nghĩa:
Thời
tiết xoay vần xuân tới thu,
Tuổi
già vùn vụt phủ lên đầu.
Giàu
sang nhìn lại một cơn mộng,
Năm
tháng ôm suông muôn hộc sầu.
Nẽo
khổ luân hồi vành xe chuyển,
Sông
yêu chìm nổi tợ bọt xao.
Gặp
dịp chẳng liền sờ lên mũi,
Thôi
thế duyên lành bao thuở nào!
Đây
là Thượng Sĩ ân cần nhắc nhở mọi người, chớ đắm mê
theo cuộc vô thường của thế gian này, say đắm ở trong đó
mà tạo tác lăng xăng, rốt cuộc chỉ ôm khổ, ôm sầu, tay
không cũng hoàn tay không. Theo đó, tức là theo hòn bọt nổi
mà lên xuống, chìm nổi trong vòng luân hồi, quên mất biển
cả thênh thang. Ngay đây đã gặp dịp đánh thức cho mình,
phải tỉnh lại, sờ lên mũi xem! Một lẽ thật muôn thuở
ngàn đời vẫn hằng sẵn đó mà không chịu nhận, lại nhớ
đâu đâu, đuổi theo bắt bóng tìm bọt, cuối cùng trả về
cho KHÔNG! Đành bỏ qua duyên lành hy hữu này sao?
Mã
Tổ một hôm cùng Hoài Hải đi dạo, thấy bầy vịt trời
bay qua, Mã Tổ liền chỉ đó hỏi:
- Đó
là cái gì?
Hoài
Hải thưa:
- Bầy
vịt trời.
Mã
Tổ hỏi:
- Bay
đi dâu?
Hoài
Hải thưa:
- Bay
qua.
Mã
Tổ bèn nắm mũi Hoài Hải vặn mạnh, đau quá Sư la lên. Mã
Tổ bảo:
- Lại
nói bay qua đi!
Ngay
câu đó, Hoài Hải tỉnh ngộ.
Hoài
Hải ban đầu theo thường tình cứ lo nhớ bầy vịt trời,
quên mất chính mình đang hiện hữu. Mã Tổ thấy thấu được
điểm ấy nên nhéo mũi đánh thức Sư trở lại. Hoài Hải
đau điếng la lên, mới hay lẽ thật từ xưa vẫn sờ sờ
đó thôi, chưa từng thiếu vắng bao giờ! Có bay đi đâu? Chớ
quên mình theo vật đành chịu lang thang rất đáng thương!
II.
XUÂN TRONG TỰ TÁNH
Quả
thật, ai ai cũng đều có một quê hương sáng ngời với mùa
xuân muôn thuở, chưa từng có đến đi, nở tàn, thay đổi
theo thời gian mà đành bỏ quên một cách đáng thương! Thiền
sư thấy được lẽ thật ấy nên dùng mọi phương tiện đánh
thức chúng ta sống lại chỗ này, chính đó là nguồn sống
vĩnh viễn không cùng tận.
Thiền
sư Tiên Đỗ hiệu Vô Kiến có bài thơ Ở NÚI:
Trang
Sanh hữu ý năng tề vật,
Ngã
dã vô tâm dữ vật tề.
Độc
tọa bồ đoàn xuân nguyệt noãn,
Nhất
thanh u điểu cách song đề.
Nghĩa:
Trang
Chu có ý hay tề vật,
Ta
chỉ vô tâm cùng vật tề.
Độc
tọa bồ đoàn ngày xuân ấm,
Một
tiếng chim kêu xa vọng về.
Nghĩa
là, Trang Chu đem tâm muốn an bài vật, khiến cảnh vật theo
ý mình; đâu biết rằng, càng khởi tâm thì cảnh càng động,
càng loạn, càng sai biệt thôi. Vừa khởi tâm tề vật, là
vật đã sai biệt rồi! Chỉ tự vô tâm thì cảnh tự an bài,
vật tự tề, núi tự là núi, sông tự là sông.
Ngày
xuân ấm, ngồi một mình trên bồ đoàn, chợt một tiếng
chim kêu cách cửa sổ, từ xa vọng về! Xa vọng về đâu?
Tức vọng về “Con Người Mãi Xuân” đang ngồi đó!
Ô
kìa! Bên song cửa sáu căn thấy nghe hiểu biết, “Người
ấy” đang ngồi đây! Người này không có trẻ già, đâu
lo còn mất? Có Ai đã nghe tiếng chim xa vọng về đó chăng?
Tuy nhiên, trong đây vừa có “Ý” liền sai.
Đến
Thiền sư Nhân Dũng ở Bảo Ninh thì nhân ngày tết, Sư dạy
chúng:
Tạc
nhật khứ niên khứ,
Kim
nhật kim niên lai.
Khứ
niên khứ bất khứ,
Kim
niên lai bất lai.
Biến
dã doanh xích tuyết,
Đại
địa vong tiêm ai.
Vô
danh vô tự nhân,
Cử
mục liêu bồi hồi!
Nghĩa:
Hôm
qua năm cũ đi,
Ngày
nay năm mới đến.
Năm
cũ đi chẳng đi,
Năm
mới đến chẳng đến.
Khắp
đồng trắng đầy tuyết,
Cõi
đất bặt mảy trần.
Người
không tên không chữ,
Đưa
mắt nhìn bồi hồi.
Năm
nào là năm cũ? Năm nào là năm mới? Chỉ cách có một đêm,
sáng ra liền chia thành năm cũ, năm mới. Quả là sống trong
ảo tưởng quá nhiều! Rồi tại sao năm cũ đi chẳng đi? Năm
mới đến chẳng đến? Vì đến đi đó là cái thấy ảo tưởng
theo thời gian vô thường, nhưng sự thật ngay trước mắt
đây, vốn hiện bày một màu sáng ngời, không một hạt bụi
che. Trong đó, có “người không tên, không chữ” đang đưa
mắt nhìn bồi hồi kia kìa! Năm cũ, năm mới làm sao đến
được chỗ này! Ai thấy chăng? Song, vì sao mà người ấy
nhìn bồi hồi? Bởi vì, vẫn ngồi đó mà không ai ngó tới!
Người người cứ lo đuổi theo hoa nở, hoa rụng để tự
vui buồn theo đó, còn người chủ của mùa xuân bất diệt
vẫn ngồi đây mà không ai hay. Thật quá phũ phàng! Vậy có
ai biết người đó ở đâu chăng?
Đây,
Thiền sư Pháp Diễn ở Ngũ Tổ chỉ thêm cho thấy, Sư thượng
đường bảo:
- Hôm
qua lão tăng vào trong thành thấy một giàn xiếc với người
gỗ máy, bèn đến gần trước xem, hoặc thấy đẹp đẽ lạ
kỳ, hoặc thấy rất xấu xí, chuyển động khi đi khi ngồi,
xanh vàng đỏ trắng. Thấy rõ mọi thứ xong, đến khi xem kỹ
lại thì vốn là tấm màn vải xanh bọc lại, bên trong có
người. Sơn tăng nhịn không nổi, liền bước tới hỏi: -
Ông tên họ gì? Y bảo: Ông Hoà thượng này, thấy là xong,
còn hỏi tên họ làm gì?
Đại
chúng! Sơn tăng bị y hỏi một câu đành câm miệng không lời
có thể đáp, không lý có thể bày. Có ai vì Sơn tăng nói được chăng?
Người
nào ở trong tấm vải bọc lại? Tại sao hỏi tên họ
thì bị quở? Ai thấy được người ấy chưa? Hãy chú ý nghe
kỹ: “Thấy là xong, còn hỏi tên họ làm gì?” Ngay trong
thân hiện tại đây, nhận thấy là xong, khỏi hỏi tên họ,
tuổi tác!
Hòa
thượng Thạch Đầu từng bảo Duy Nghiễm:
Từ
lâu chung ở chẳng biết tên,
Đi
đứng theo nhau cứ mặc tình.
Chư
thánh từ xưa còn chẳng biết
Kẻ
phàm thô vội đâu thể rành!
Âm:
Tùng
lai cộng trụ bất tri danh
Nhậm
vận tương tương chỉ ma hành
Tự
cổ thượng hiền du bất thức,
Tạo
thứ phàm lưu khởi khả minh.
Cái
gì tùy thời luôn luôn theo sát bên mình trong mọi cử chỉ,
hành động chưa từng tạm rời? Tại sao từ lâu xa vẫn ở
chung với nó mà không biết tên nó? Có phải đó là người
không tên không chữ đang nhìn bồi hồi chăng? Nó vốn không
tên, nếu biết tên nó, lại thành kẻ thứ hai rồi! Chỗ này
chư thánh còn chẳng biết kia mà! Đơn giản, vì đây không
phải là cái bị biết. Do đó nếu đứng bên ngoài mà suy
luận thì không bao giờ cảm thông được.
Cần
phải một phen thẳng vào sống trong ấy. Song, muốn sống chỗ
này, phải dám quên cái vô thường kia, và bừng dậy ngay trong
vô thường vẫn hằng thường, không sanh niệm thứ hai chen
vào thì hiện tiền sáng ngời không nghi.
Thiền
sư Chân Tịnh có bài kệ:
Lão
dã tu tri bất lão thân,
Đồng
hành đồng tọa hữu tinhthần
Tuy
nhiên vô tướng vô dung mạo
Năng
vị quần sanh tác chủ ông.
Nghĩa:
Già
đó nên biết thân chẳng già.
Đi
đứng nằm ngồi vẫn theo ta
Tuy
nhiên không tướng, không hình mạo
Làm
chủ muôn loài vốn từ xưa.
Thiền
sư Chân Tịnh cũng nhắc nhở chúng ta, trong cái thân trẻ già
này, có cái chẳng già, nó vẫn hiện hữu trong mọi cử động
tới lui, qua lại hằng ngày đây. Tuy nó không có hình dáng
gì để thấy như cái thân già trẻ, nhưng chính đó là gốc
của muôn vật, không cái gì trên thế gian này thoát ra khỏi
nó. Nhưng lạ thay! Người người lại bỏ quên nó không ngó
ngàng tới! Ồ! Người ấy đang bồi hồi nhìn chúng ta kìa!
Tổ
Lâm Tế bảo: “Ngay cục thịt đỏ au đó, có con người chân
thật không ngôi thứ, thường ra vào nơi cửa mặt chúng ta
đây.” Tức ngay hiện tại, thấy nghe tất cả mà vẫn nguyên
vẹn là thấy nghe, không xen lẫn cái gì, ai không có? Sống
trở lại với con người này thì làm chủ trong cuộc vô thường,
còn gì vui sướng hơn? Mùa xuân miên viễn không năm tháng
là đó chứ gì?
Động
Sơn sắp tịch, có vị tăng hỏi:
- Hòa
thượng bệnh, có cái chẳng bệnh chăng?
Sư
đáp:
- Có.
Tăng
hỏi:
- Cái
chẳng bệnh có thấy Hòa thượng chăng?
Sư
đáp:
- Lão
tăng xem y có phần.
Tăng
hỏi:
- Chưa
biết Hòa thượng làm sao xem y?
Sư
đáp:
- Khi
lão tăng xem, chẳng thấy có bệnh.
Khi
bệnh, nhìn kỹ xem cái bệnh diễn ra như thế nào? Thấy được
cái bệnh, cái đó đâu thuộc bệnh? Đâu bị vô thường chi
phối? Nên nói: “Xem y có phần”. Bốn đại năm ấm đâu
ngăn che được nó. Hiện tại có ai bị ngăn không có thấy
nghe chăng? Tuy nhiên tối kị sanh tâm động niệm. Vừa động
niệm liền rơi trong bệnh, chớ bảo là không dính dáng.
Đến
Thiền sư Vạn Hạnh thì sự thịnh suy vô thường hiện trong
con mắt Sư như sau:
Thân
như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn
mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm
vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh
suy như lộ thảo đầu phô.
Nghĩa:
Thân
như điện chớp có rồi không
Cây
cỏ xuân tươi thu héo tàn
Mặc
cuộc thịnh suy không sợ hãi,
Thịnh
suy ngọn cỏ hạt sương đông.
Với
Thiền sư lòng vẫn bình thản trước sự thịnh suy của cuộc
đời. Nhưng tại sao Thiền sư không sợ hãi trước cuộc thịnh
suy? Vì Sư thấy rõ thân không thật, cảnh sẽ nương vào đâu
để lập? Thịnh với ai? Suy với ai? Sư thấy rõ thịnh suy
tợ hạt sương buổi sớm đọng trên đầu ngọn cỏ, không
có gì quan trọng so với con người bất tử kia. Nếu gặp
thịnh liền vui, gặp suy liền buồn, đó là vui buồn theo duyên,
không có chủ, cần nên nhớ!
III.
NIỀM VUI CHÂN THẬT
Như
vậy nói mùa xuân miên viễn là ngầm chỉ cái gì? Tức ngầm
chỉ một niềm vui chân thật, vui mãi không mất, không thuộc
sanh diệt. Đó là niềm vui không có thời gian. Nói thẳng là,
niềm vui sống được trong tự tánh, niềm vui làm chủ trở
lại chính mình.
Hòa
thượng Thủy Lạo từng bảo trong chúng: “Ta từ khi bị cái
đạp của Mã Tổ đến nay cười mãi không thôi.” Đó là
niềm vui sống được trong cái chân thật. Nếu ngay khi bị
đạp đó mà chợt nhớ đến cái ta này, hẳn không thể có
đứng dậy vỗ tay cười to (Sư hỏi Mã Tổ: - Thế nào là
ý Tổ Sư từ Ấn Độ sang? Mã Tổ liền nhắm ngay ngực tống
cho một đạp té nhào. Sư liền đại ngộ, đứng dậy cười
to ha hả). Chính lúc đó, Sư quên mất cái Ta này, cũng không
nhớ cái đạp luôn, mới chợt nhận ra niềm vui bất diệt
ấy ở ngay nơi mình từ lâu.
Thiền
sư Hoài Nhượng ở Nam Nhạc sai vị tăng đến thăm dò Mã
Tổ và dặn:
- Đợi
y thượng đường, chỉ hỏi: “Làm cái gì?”, y trả lời
thế nào ông hãy ghi nhớ về thuật lại cho ta nghe!
Vị
tăng liền đến chỗ Mã Tổ làm đúng theo lời Sư chỉ dạy.
Mã Tổ liền bảo:
- Từ
loạn Hồ về sau ba mươi năm chưa từng thiếu tương muối.
Đây
là Mã Tổ nói lên niềm vui trở về nhà, hết còn lang thang
tìm kiếm xin ăn bửa đói bửa no. Chính đó là chỗ an ổn
đời đời, không ai có thể xâm phạm được. Các ngài là
người, các ngài có; chúng ta cũng là người thì chúng ta cũng
có đâu thiếu! Vậy sao chúng ta không chịu sống trong ấy,
mà đành chịu giam mình trong cuộc luân hồi sanh tử khổ đau?
Hòa
thượng Vân Cái có bài kệ nói lên chỗ sống chân thật ấy:
Nhất
niên xuân tận nhất niên xuân,
Dã
thảo sơn hoa kỷ độ tân.
Thiên
hiểu bất nhân chung cổ động,
Nguyệt
minh phi vị dạ hành nhân.
Nghĩa:
Một
năm xuân trọn một năm xuân,
Hoa
nội cỏ đồng tươi mấy lần.
Trời
sáng chẳng do chuông trống động,
Trăng
trong đâu bởi khách đi đêm.
Đến
đây, với Thiền sư Vân Cái thì thấy lúc nào cũng là xuân,
khắp nơi đâu đâu cũng là xuân, không còn phân biệt mới
cũ. Đó là mùa xuân từ trong tự tánh mà thấy, không do tạo
tác từ bên ngoài, không do cái gì làm nên. TÂM XUÂN thì thấy
cái gì cũng xuân. Ai bảo người tu là bi quan yếm thế?
IV.
LÀM SAO THẤY ĐƯỢC NIỀM VUI NÀY?
Đã
biết có niềm vui bất diệt ấy, nhưng làm sao nhận thấy,
chẳng lẽ chỉ nói suông sao?
Đây,
Thiền sư Thử Am chỉ cho chúng ta thấy qua bài kệ:
Lưu
thủy hạ sơn phi hữu ý,
Phiến
vân qui động bổn vô tâm.
Nhân
sanh nhược đắc như vân thủy,
Thiết
thọ khai hoa biến giới xuân.
Nghĩa:
Nước
tuôn xuống núi nào có ý,
Mây
bay về động vốn vô tâm.
Người
đời nếu được như mây nước,
Cây
sắt trổ hoa khắp cõi xuân.
Nếu
tâm chúng ta được như mây nước, đi qua tất cả mà không
lưu lại dấu vết gì, không bám dính cái gì, thì: “cây sắt
trổ hoa khắp cõi xuân”, khỏi tìm đâu khác. Nói theo kinh
Kim Cang là: “Nên không chỗ trụ mà sanh tâm kia”, đi qua
tất cả sáu trần mà không dừng trụ ở bất cứ trần nào,
không đứng lại ở bất cứ chỗ nào, thì tâm thênh thang
có gì phiền não? Chính đó là sống trở lại “tâm thể
tinh khôi”, lúc nào cũng mới mẻ sáng ngời, chỗ nào cũng có niềm vui bất diệt đó.
Cho
nên Thiền sư Thiền Lão đáp vua Lý Thái Tông hỏi:
- Hằng
ngày Hòa thượng làm gì?
Sư
đáp:
- Trúc
biếc hoa vàng đâu cảnh khác,
Trăng
trong mây bạc hiện toàn chân.
(Thúy
trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh,
Bạch
vân minh nguyệt lộ toàn chân)
Chỗ
sống hằng ngày của Thiền sư là như thế. Tâm đã thanh tịnh
sáng suốt thì thấy cái gì cũng thanh tịnh sáng suốt, cũng
lộ bày chân thật đó, chỗ nào mà chẳng xuân? Song vừa có
“ý” xen vào liền hết xuân! Liền đó Lưu Thần, Nguyễn
Triệu phải trở về nhân gian thôi!
Tương
truyền ngày xưa có hai chàng học trò tên Lưu Thần và Nguyễn
Triệu nhân ngày tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5) đi hái thuốc,
bị lạc đường đến động Thiên thai gặp Tiên nữ và kết
duyên cùng Tiên nữ. Nhưng một hôm, đang ở trên cảnh tiên
vui sướng bỗng chợt nhớ nhà quá, rồi một mực đòi về.
Tiên nữ biết hai chàng lòng trần chưa dứt không thể ép
được, nên đưa cả hai về trần thế. Song, khi hai chàng về
đến nơi thì hỡi ôi, cảnh vật đều biến đổi khác lạ,
quê xưa không còn nữa, người thân đều chết cả, không
người quen biết! Hai chàng buồn bã lại nhớ đến cảnh tiên,
tìm đường muốn lên đó để gặp tiên, nhưng than ôi, cảnh
tiên đâu không thấy, cuối cùng lạc lối, đành chịu chết
bỏ xác ở rừng sâu!
Cho
thấy, dù người đang ngồi trong cảnh tiên, vẫn không sống
được trong ấy, là vì sao? Lỗi tại ai? Cảnh đâu có bỏ
người hay lựa người. Chỉ tại người tự sanh tâm cách
biệt!
Trong
khi đó thì:
Hoa
lưu động khẩu ưng trường tại.
Nghĩa
là:
Mãi
nơi cửa động hoa còn đó.
Hoa
vẫn còn mãi đó! Vẫn nở luôn nơi cửa động nhưng người
còn động niệm nhớ trần gian nên không thấy. Chỉ cần ngay
đây, ai đó tự mở mắt ra xem, thì, ô kìa! Hoa nở ngay trong
mắt mình! Vui sướng xiết bao! Bỏ qua, rồi đi tìm là đành
chịu chết! Có thật đau đớn chăng?
V.
TÓM KẾT
Người
nhận được niềm vui chân thật này là con đường trở lại
quê xưa. Sống được niềm vui này là làm chủ trở lại trong
cuộc vô thường sanh tử, từ đó có hiệu dụng thắng phiền
não, đau buồn, vì đã có mùa xuân miên viễn nơi cố hương.
Cũng từ đây, người tỉnh ngộ hết chạy đuổi tìm theo
cái hư dối mà ngồi thẳng ngay tại quê nhà thưởng xuân,
còn gì vui sướng hơn? Tuy nhiên, muốn được như thế, phải
quên cái TA sanh diệt này, phải dám BUÔNG!
Kinh
Niết Bàn có nhắc chuyện Tiên nhân vì nửa bài kệ mà hy
sinh thân mạng. Tức Phật khi còn tu Bồ tát hạnh, làm vị
Tiên nhân ở trong núi sâu, trọn ngày hành đạo, muốn tìm
cầu kinh điển đại thừa mà không nghe biết ở đâu có.
Nhân vị Tiên ấy đang ngồi thiền tư duy, cảm đến trời
Đế Thích hiện xuống hóa làm một quỷ La Sát đến bên động
dùng tiếng trong trẻo đọc nửa bài kệ:
Chư
hành vô thường,
Thị
sanh diệt pháp
Nghĩa:
Các
hành vô thường,
Là
pháp sanh diệt.
Vị
Tiên nghe được, liền xuống khỏi chỗ ngồi, đi ra ngoài
nhìn khắp nơi tìm xem ai đọc nửa bài kệ đó, thì thấy
một hình tướng ghê sợ, đầu tóc rối bù, mặt xanh như
chàm, răng nanh lòi ra, thân to, bụng đói teo nhỏ. Vị Tiên
bèn hỏi:
- Phải
ông vừa đọc hai câu kệ vừa rồi chăng?
La
Sát đáp:
- Chính
tôi đọc.
Vị
Tiên nói:
- Xin
ông đọc tiếp luôn hai câu cuối, tôi sẽ đền ơn cho.
La
Sát nói:
- Bụng
tôi đang đói mấy ngày, không còn sức để đọc tiếp.
Vị
Tiên hỏi:
- Thức
ăn của ông là gì?
La
Sát nói:
- Thịt
tươi của người và uống máu nóng, nếu ông có thể xả
thân cho tôi ăn, tôi sẽ nói cho.
Vị
Tiên nghĩ: - “Nếu xả thân cho vị này ăn thì lấy gì để
nghe pháp?” Bèn nghĩ ra kế, xin La Sát hãy viết bài kệ lên
đá, Ngài ở trên cây cao nhìn xuống đồng thời gieo thân
mình cho ăn.
Như
thế, La Sát viết hai câu tiếp:
Sanh
diệt diệt dĩ,
Tịch
diệt vi lạc.
Nghĩa:
Sanh
diệt diệt rồi,
Tịch
diệt là vui.
Vị
Tiên đang nhảy xuống, La Sát đỡ lấy thân của vị Tiên,
hiện lại nguyên hình trời Đế Thích, tán thán:
- Lành
thay! Ngài sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, xin
chớ quên độ tôi!
Trong
đây, tại sao chỉ có hai câu kệ mà bắt phải hy sinh thân
mạng? Hy sinh thân mạng rồi, lấy gì để nghe? Đó là một
thâm ý! Thân này vốn thuộc các hành vô thường, là pháp
hữu vi sanh diệt chứ gì! Muốn nghe nhận được đến “Sanh
diệt diệt rồi, tịch diệt là vui” thì phải dám BUÔNG cái
TA sanh diệt này, mới nghe được “Tịch diệt là vui” kia!
Còn quá bám víu, quá luyến tiếc cái Ta không dám buông, thì
đừng mong nghe được lời vi diệu kia. Vì vậy Tiên nhân buông
xả thân mạng này, liền được thấy “Tịch diệt là vui”!
Chỗ này dù lý luận hay thế mấy cũng không tới được,
chỉ phải một phen chứng nghiệm thôi.
Để
tóm tắt ý nghĩa trên, xin dẫn bài kệ của Thiền sư Tư ở
Nột Đường:
Xuân
tuyết mãn không lai,
Xúc
xứ thị hoa khai.
Bất
tri viên lý thụ,
Na
cá thị chân mai?
Nghĩa:
Tuyết
xuân đầy trời đến,
Trúng
đâu hoa nở đó.
Chẳng
rõ cây trong vườn,
Gốc
nào là mai thật?
Tức
là hơi xuân đã sẵn khắp mọi nơi, mọi chỗ, đụng đến
là hoa nở ngay đó thôi. Nhưng không biết trong đây có cây
nào là mai thật chăng? Đã có, tại sao còn chưa nở? Có đáng
thương, đáng buồn chăng?
Hy
vọng mỗi cây thật trong đây đều trúng được “hơi xuân
bất diệt” này!
Ồ!
Hoa nở rồi đây!
TÂM
THỂ TINH KHÔI
TỨC
TÂM THỂ MỚI MẺ,
CÒN
NGUYÊN VẸN
Y
NHƯ NÓ LÀ NÓ TỰ THUỞ NÀO
I.
AI KHÔNG TÂM THỂ?
Điều
trước nhất cần xét kỹ lại xem, trên thế gian này, ai là
người không có tâm thể? Thấu được chỗ này thì rõ chỗ
căn bản mê lầm của chúng ta từ vô thủy đến nay.
Thường
chúng ta bị Phật gọi là mê, là sống trong hư vọng phải
chăng? Đã gọi là mê, nếu không có tâm, lấy gì là mê? Cây
đá, máu thịt, gân xương đâu biết mê? Có mê là chấp nhận
có Tâm rồi. Đây là một điểm.
Thứ
hai, gọi là vọng, tức là sao? Nghĩa là trái với chân thể
thì gọi là vọng chứ gì? Nếu hoàn toàn không có chân thể
thì nói vọng cũng dư. Cho nên nói vọng là ngay đó tự thầm
nhận có chân thể. Chính vì chúng ta bỏ quên cái TÂM THỂ
CHÂN THẬT ban đầu này, nên mãi lang thang đuổi theo bóng dáng
sanh diệt, gọi đó là vọng.
Vua
Trần Thái Tông trong bài kệ tóm tắt NÚI THỨ NHẤT có hai
câu:
Chỉ
sai hữu niệm quên vô niệm,
Liền
trái không sanh nhận có sanh.
Tức
là, đang ở trong thể vô niệm vô sanh an ổn không chuyện
gì, bỗng động niệm liền đó quên mất chính nó, ngay đó
là trái với vô sanh mà đi vào có sanh có diệt, đây là nhận
cái vọng chứ gì? Song, sở dĩ có niệm, có sanh là vì sao?
Vì quên chỗ vô niệm, vì trái chỗ vô sanh thôi.
Có
vị tăng hỏi Hòa thượng Lang Nha:
- Thanh
tịnh sẵn vậy, vì sao bỗng sanh núi sông, cõi đất?
Sư
đáp:
- Thanh
tịnh sẵn vậy, vì sao bỗng sanh núi sông, cõi đất?
Đây
là ông tăng dẫn kinh Lăng Nghiêm, Ngài Phú Lâu Na hỏi Phật.
Chỗ đặc biệt của Thiền sư là giống như chỉ lập lại
câu hỏi vậy thôi, nhưng lại là cách đáp chính xác vô cùng.
Câu hỏi là: Đang sẵn thanh tịnh như vậy, cớ gì bỗng sanh
ra các thứ? Thiền sư lập lại y nguyên câu hỏi, như dội
lại ngay chỗ vừa hỏi đó. Chính ngay đó, ông đang thanh tịnh
an ổn không việc gì, bất chợt khởi niệm hỏi, không phải
là trong ấy bỗng sanh núi sông, cõi đất hay sao? Ngay đó tỉnh
lại, liền rõ chỗ trước khi sanh chứ gì! Chỉ một chút
kẽ hở này liền phân mê ngộ cách biệt. Kinh Pháp Hoa gọi
là, cùng tử lang thang bỏ cha đi làm kẻ ăn mày nơi đất
khách quê người. Đất khách nào? Chính là các trần trước
mắt đây! Vừa ở trần này, lại vào trần kia, rồi bắt
qua trần nọ, cứ thế đi mãi, đi mãi… quên hẳn đường
về! Song, chính khi chạy vào các trần đó, thì cái gì chạy?
Than ôi! Lại mê cái ấy, chỉ biết có trần thôi, vô minh
là đấy!
Hòa
thượng Thạch Đầu đã từng bảo Đại Điên:
- Trừ
ngoài nhướng mày chớp mắt hãy đem tâm lại!
Đại
Điên thưa:
- Không
tâm có thể đem lại.
Thạch
Đầu liền bảo:
- Nguyên
lai có tâm sao nói không tâm, không tâm tức đồng với chê
bai rồi!
Kìa,
ông bảo không tâm, vậy chính “cái gì nói là không tâm đó?”
Bởi người người đều có sẵn tâm thể ấy mà bỏ quên
không chịu nhận, có mà không hay biết nên gọi là Mê, nhớ
lại là Giác. Lẽ thật rõ ràng như thế, còn gì nghi ngờ
nữa?
II.
TÂM THỂ Ở ĐÂU?
Đã
biết có tâm thể rồi, vậy thì tâm thể đó ở đâu mà mê?
Sự thật nó không ở đâu cả mà ở ngay chính mình, đó là
một điều không ai ngờ. Chính vì không ngờ nên mọi người
cứ chạy đi tìm. Nhưng tìm ở đâu cho ra?
Trong
Huyết Mạch Luận, Tổ Sư đã bảo: “Ba cõi đều dấy lên,
đồng về một tâm. Phật trước, Phật sau lấy tâm truyền
tâm, chẳng lập văn tự. Hỏi: - Nếu chẳng lập văn tự,
lấy gì làm tâm? Đáp: - Ông hỏi tôi chính là tâm ông, tôi
đáp ông chính là tâm tôi. Tôi nếu không có tâm, nhân đâu
biết đáp ông? Ông nếu không có tâm, nhân đâu biết hỏi
tôi? Hỏi tôi chính là tâm ông, từ vô thủy kiếp đến nay,
cho đến mọi hành động tạo tác trong tất cả thời, tất
cả chỗ đều là bản tâm ông”.
Trong
đây Tổ Sư xác định rõ ràng, tất cả thế gian có ra, dù
có muôn ngàn sai khác, mà không cái gì ra ngoài MỘT TÂM. MỘT
TÂM nào? Người học đạo cần thấu rõ chỗ MỘT TÂM này,
liền rõ gốc gác của sanh tử. MỘT TÂM đó, chính là “tâm
thể không hai” hay “tâm thể tinh khôi” chứ không gì khác.
Tâm thể này đâu thuộc văn tự chữ nghĩa? Ngòi bút nào ghi
được nó? Cho nên Phật Phật truyền nhau chỉ là truyền tâm
này. Hay nói rõ hơn, chính đây là chỗ sống của chư Phật,
lìa chỗ này thì Phật chỉ còn là Phật trong sách vở.
Đây,
Tổ Sư chỉ thẳng cho thấy tâm này ở đâu? “Hỏi tôi chính
là tâm ông, đáp ông chính là tâm tôi”. Chính ngay chỗ hiện
tiền “đang hỏi đáp”, tâm thể sẵn hiện hữu trong đó.
Nếu không có tâm, nhân đâu có hỏi, có đáp? Đây là nhân
cái DỤNG, Tổ Sư chỉ ra cái THỂ. Đã có cái dụng phát ra
nói năng, hỏi đáp, tới lui, qua lại đó, thì từ cái gì
mà khởi dụng? Nếu không có Thể thì lấy gì khởi Dụng?
Tuy nhiên chỗ này cũng dễ lầm! Nếu người hấp tấp nhận
cái nói năng, động dụng đó cho là bản tâm, thì cũng mê.
Tại sao? Vì nếu nhận cái “hỏi đáp” đó cho là bản tâm,
khi không hỏi đáp thì sao? Tức thành không có tâm hay sao?
Nhận như thế là nhận trên cái sanh diệt rồi! Trong đây
phải thật chính chắn. Cốt yếu là, người lanh lợi phải
khéo nhân đó mà thầm nhận trở lại “tâm thể kia”. Từ
tâm thể đó ứng dụng ra mới không lầm.
Để
rõ hơn, chúng ta hãy nghe thầy trò Qui Ngưỡng hiển bày “thể
dụng” cho thấy. Qui Sơn đang hái trà, Sư gọi Ngưỡng Sơn
bảo:
- Cả
ngày hái trà, chỉ nghe tiếng con mà chẳng thấy hình con.
Ngưỡng
Sơn liền rung cây trà. Qui Sơn bảo:
- Con
chỉ được cái dụng của nó, chẳng được cái thể của
nó.
Ngưỡng
Sơn thưa:
- Chưa
biết Hòa thượng thế nào?
Qui
Sơn im lặng. Ngưỡng Sơn nói:
- Hòa
thượng chỉ được cái thể của nó, chẳng được cái dụng
của nó.
Có
ai thấy được thầy trò Qui Ngưỡng chăng? Qui Sơn bảo hiện
hình, Ngưỡng Sơn “rung cây trà”, tức hiện hình đó rồi.
Sao Qui Sơn còn bảo “chỉ được dụng, không được thể”?
Chẳng lẽ ngoài cái dụng đó, riêng có cái thể nào khác
nữa? Nếu quả thực không có cái “thể” thì lấy gì hiện
ra cái “dụng” ấy? Đây là Qui Sơn ngầm nhắc cho người,
chớ lầm bị Ngưỡng Sơn gạt, chỉ thấy trên tướng động
của cây trà là mờ mắt. Phải thấy sâu qua chỗ “cây trà
không thể rung tới kia” thì mới tròn thể dụng!
Cho
nên tiếp theo Qui Sơn im lặng là bổ túc chỗ ấy. Nhưng người
không hiểu, theo lời mà bị gạt. Nghe Ngưỡng Sơn bảo: “Hòa
thượng chỉ được thể, không được dụng”, bèn chê Qui
Sơn là còn nghiêng lệch, tức lầm to! Nếu quả thực trong
đó chỉ có “thể” mà không có “dụng”, thì đó là cái
“thể chết”, vậy cái gì “Biết im lặng”? Thế nên trong
đây im lặng mà sáng ngời, mà vang như sấm, đừng tưởng
im lặng là không biết gì. Người mắt sáng, phải thấy thấu
qua tướng im lặng kia mới thấy được thầy trò Qui Ngưỡng.
Vì im lặng là đối với tướng nói năng, tướng rung cây
trà kia, cũng thuộc tướng sanh diệt đối đãi.
Trong
đây cần rõ: Ngưỡng Sơn rung cây trà, Qui Sơn đã hiện trong
đó! Qui Sơn im lặng, Ngưỡng Sơn cũng hiện trong đó! Đâu
thể tách rời chia hai mà nói một được, một chẳng được?
Rõ ràng tâm thể vốn hiện tiền đấy thôi.
Và
đây, Sở Nam đến tham vấn Hòa thượng Hoàng Bá, Hoàng Bá
hỏi:
- Thế
nào là trước khi ông chưa hiện hình trong ba cõi?
Sư
thưa:
- Ngay
hiện nay đâu phải có.
Hoàng
Bá bảo:
- Có
không hãy gác lại, ngay hiện nay thế nào?
Sư
thưa:
- Chẳng
phải xưa nay.
Hoàng
Bá bảo:
- Pháp
nhãn của ta chính ở nơi ông.
Cái
gì là trước khi hiện hình trong ba cõi? Tức “tâm thể tinh
khôi” chứ gì! Chỗ đó có hình tướng gì để thấy, để
nói? Song, người nghe hỏi như thế, bèn theo câu hỏi tưởng
xa xôi về quá khứ nào đó, là quên mất chính mình đang hiện
hữu. Ngài Sở Nam không lầm theo ngôn ngữ, nên đáp rõ: “Ngay
hiện nay đâu phải có”. Tức ngay đây, chưa khởi niệm thì
có hình tướng gì? Chính đó là tâm thể tinh khôi, là chỗ
chưa hiện hình trong ba cõi, đâu có tướng gì che mờ được?
Tuy nhiên, vừa động niệm liền có hiện hình rồi, là rơi
trong ba cõi liền đó.
Song,
Hoàng Bá còn gạn thêm: “Có không hãy gác lại, chính hiện
nay thế nào?” Nếu chưa phải người thực sống trong đó,
hẳn khó trả lời. Sở Nam đáp thẳng: “Chẳng phải xưa
nay”, tức vượt qua ý niệm xưa nay. Thể đó sờ sờ như
vậy, vốn chẳng rơi vào xưa nay, chẳng thuộc trong thời gian
trước sau. Rõ được chỗ này là mở con mắt pháp, ánh sáng
thiền xuất hiện ngay đó!
III.
TỪ ĐÂU TRỞ VỀ?
Rõ
biết được tâm thể này có sẵn nơi mình đây rồi, nhưng
hiện nay còn đang trong mê lầm thì từ đâu mà trở về?
Quả
thực cũng rất đơn giản, vốn chính từ cái BIẾT này
mà mê, thì cũng chính từ cái BIẾT này mà trở về thôi,
không có con đường nào khác. Nghĩa là, BIẾT yêu, BIẾT ghét,
BIẾT hơn, BIẾT thua, BIẾT phải, BIẾT quấy… đó là BIẾT
trong mê, BIẾT theo duyên, theo cảnh, là cái BIẾT đi trong sanh
tử luân hồi. Giờ đây, cứ ngay đó mà trở về là xong.
Kinh
Lăng Nghiêm, Phật bảo: -Những người tu hành chẳng thể thành
tựu Vô thượng bồ đề, cho đến riêng thành Thanh Văn, Duyên
Giác và quyến thuộc của ma, đều do chẳng biết hai thứ
căn bản, tu tập lầm lộn. Thế nào là hai thứ?
1.
CĂN BẢN SANH TỬ TỪ VÔ THỦY: tức chính ông hiện nay và
các chúng sanh dùng “tâm phan duyên” làm tự tánh.
2.
THỂ BỒ ĐỀ NIẾT BÀN THANH TỊNH SẴN CÓ TỪ VÔ THỦY: tức
chính ông hiện nay cái “thức thể sẵn tự sáng ngời”
(Thức tinh nguyên minh), nó hay sanh ra các duyên, mà bị các
duyên bỏ sót nó. Do các chúng sanh bỏ sót cái “sáng suốt
sẵn có”(Bổn minh) này nên tuy trọn ngày tu hành mà chẳng
tự giác, uổng đi vào các thú.
Dùng
tâm phan duyên làm tự tánh, đó là căn bản sanh tử từ vô
thủy đến nay. Tâm phan duyên tức cái Biết theo duyên chứ
gì? Còn “thể Bồ Đề niết bàn sẵn có từ vô thủy”
là ở đâu? Tức ngay cái “thức thể sẵn có sáng ngời”
hiện nơi mình đang sống đây thôi. Cái thức thể đó là
gì? Chính là CÁI BIẾT SỜ SỜ đây, hay cái TÂM THỂ TINH KHÔI
đấy! Chính CÁI BIẾT CÒN NGUYÊN VẸN, MỚI MẺ, TINH KHÔI NHƯ
NÓ LÀ NÓ CỦA TỰ THUỞ NÀO nên gọi là “thức tinh”. Nó
hay sanh ra các duyên, là nó Biết cái này, Biết cái nọ, Biết
đủ thứ không thiếu sót. Biết duyên tức là sanh, vì khi
biết cái nào là có cái đó hiện. Nhưng khi nó Biết cái gì,
thì nó chỉ nhớ cái đó, nó đồng hóa mình là cái đó mà
quên mất chính nó, nên gọi là “bị các duyên bỏ sót nó.”
Chính vì bỏ sót nó, gọi đó là Mê, là quên mất đường
về, nên đi vào các thú. Tu hành mà cứ lấy cái Tâm chỉ
Biết theo duyên đó để tu, thì bao giờ tự giác được để
trở về? Song, đường về ở đâu mà không trở về được?
Cũng chính ngay đó thôi. Muốn trở về, cũng phải ngay cái
Biết đó mà trở về, chính đây là quê nhà muôn thuở!
Trở
về thế nào? Chỉ cần: Biết tất cả mà không bỏ sót chính
nó vậy thôi.
Thiền
sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền có lần thượng đường bảo: “Có
một người ở mãi giữa đường mà chẳng lìa nhà, có một
người lìa nhà mà chẳng ở giữa đường.”
Thật
là nghịch lý chăng? Tại sao lìa nhà mà chẳng ở giữa đường?
Ở giữa đường mà chẳng lìa nhà? Thiền như thách thức
với đầu óc quen đóng khung trong vòng lý luận của thế tình,
nhưng lại là một lẽ thật sáng ngời với người đã mở
mắt tuệ. Vậy ai thấy người nào ở mãi giữa đường mà
chẳng lìa nhà? Người nào lìa nhà mà chẳng ở giữa đường?
Và trong đây là mấy người? Quả thật chính là “tâm thể
tinh khôi” này thôi. Dù chúng ta đang mê mờ lang thang trong
trần, nhưng sự thật nó có đi đâu?
Chỉ
cốt ngay đây đổi lại: thay vì Biết tất cả mà quên mất
chính nó, giờ đây hãy Biết tất cả mà không bỏ sót chính
nó trong bất cứ trường hợp nào, trong bất cứ nơi chốn
nào, thì có chỗ nào vắng mặt nó đâu? Như thế rõ ràng
đâu đâu chẳng là quê nhà? Nghĩa ở giữa đường mà chẳng
lìa nhà sáng tỏ như ban ngày, có gì phải nghi ngờ!
Bài
kệ của Ngài Tam Bình nói:
Tức
thử kiến văn phi kiến văn,
Vô
dư thinh sắc khả trình quân.
Cá
trung nhược liễu toàn vô sự,
Thể
dụng hà phòng phân bất phân.
Nghĩa:
Chính
thấy nghe này chẳng thấy nghe,
Đâu
thừa thinh sắc đáng trình anh.
Trong
kia nếu rõ toàn vô sự,
Thể
dụng ngại gì phân chẳng phân.
Chính
ngay cái THẤY NGHE hiện tiền đây, thấy nghe tất cả mọi
sắc thinh nhưng không dừng ở một sắc, một thinh nào, tức
thấy nghe mà chẳng thấy nghe chứ gì. Đó là thấy nghe nguyên
vẹn như nó là nó, ngay đó trọn vẹn sáng ngời đâu còn
có chút sắc thinh nào lẫn vào để mà trình. Thấy nghe như
thế là toàn “THỂ” ở trong thấy nghe rồi, thấy là
toàn thể thấy, nghe là toàn thể nghe, vậy còn có cái thể
nào riêng khác nữa đâu mà chia là thể, là dụng? Người
còn chia chẻ đây là thể, kia là dụng, là rõ ràng chưa hết
mê!
Bàng
Uẩn ở trong hội Hòa thượng Dược Sơn, khi từ giã đi, Dược
Sơn sai mười thiền khách tiễn đến cổng. Ông bèn chỉ tuyết
trong hư không nói:
- Tuyết
đẹp từng mảnh từng mảnh chẳng rơi chỗ khác.
Thiền
khách Toàn hỏi:
- Rơi
ở chỗ nào?
Ông
tát Thiền khách Toàn một cái tát, Toàn bảo:
- Cư
sĩ không được vô lễ.
Ông
nói:
- Ông
thế ấy mà xưng là Thiền khách, Diêm Vương chưa tha ông đâu.
Toàn
hỏi:
- Cư
sĩ thì sao?
Ông
tát cho một cái tát nữa, nói:
- Mắt
thấy như mù, tai nghe như điếc.
Ông
Bàng Uẩn rõ ràng có chỗ thấy sáng ngời chẳng mê. Ngay tuyết
rơi, thấy rõ từng mảnh tuyết, từng mảnh tuyết rành rẽ
không lầm, không có một mảnh nào lọt ra ngoài con mắt ấy,
thì TÂM THỂ SỜ SỜ đó, còn phải tìm đâu nữa? Thiền khách
Toàn lại lầm qua, hỏi rơi chỗ nào? Đó là theo tuyết rơi
quên mất chính mình rồi. Tức bị các duyên bỏ sót nó rất
đau thương, nên liền bị tát! Vậy mà Toàn còn chưa tỉnh!
Nếu ngay đó khéo thấy trở lại, tức liền trên đường
về, mặc cho ông Bàng Uẩn tát, làm sao tát đến chỗ này?
IV.
VỀ ĐÂU?
Nói
ngay đó liền trở về, nhưng về đâu? Không khéo lại kẹt
theo ngôn ngữ thành mê nữa. Chỉ là trở lại trước khi khởi
niệm thôi, thấy có chỗ về là nằm mộng như cũ.
Bài
pháp đầu tiên Lục Tổ bảo Huệ Minh:
- Chẳng
nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, cái gì là mặt mày xưa nay của
Thượng tọa Minh?
Chẳng
nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đó là Lục Tổ đưa Thượng tọa
Minh trở về trước khi động niệm, ngay đó tự nhận ra “mặt
thật xưa nay” của chính mình từ vô thủy thôi. Tâm thể
tinh khôi là đấy!
Sư
Nhan hỏi Hòa thượng Nham Đầu:
- Thế
nào là lý bản thường?
Nham
Đầu bảo:
- Động.
Sư
Nhan thưa:
- Khi
động thì thế nào?
Nham
Đầu bảo:
- Chẳng
phải lý bản thường.
Sư
im lặng giây lâu, Nham Đầu bảo:
- Nhận
tức chưa thoát khỏi căn trần, chẳng nhận tức hằng chìm
trong sanh tử.
Lý
bản thường, tức nó thường sẵn như vậy chưa có xen gì
vào. Nói theo đây là tâm thể mới mẻ, tinh khôi trước khi
động niệm chứ gì? Nó đã thường sẵn như vậy, chợt khởi
niệm hỏi thì sao? - Tức là động rồi. Mà đã động là
trái bản thường, là đi vào cái khuôn hiểu biết, khái niệm.
Nếu còn chần chừ nhận chẳng nhận, tức rơi vào hai đầu
sanh diệt, càng đi xa. Vượt qua đó, liền rõ lý bản thường,
khỏi hỏi thêm.
Nếu
người sống trong tâm thể tinh khôi này, thì nó Biết khắp
rất tinh tế, không chút gì qua lọt. Như Ngài Lâm Tế từng
bảo: “Sơn tăng nói pháp khác với mọi người ở khắp nơi,
hoặc có Văn Thù, Phổ Hiền xuất hiện trước mặt, mỗi
vị hiện mỗi thân hỏi pháp, vừa nói: -Thưa Hòa thượng!
Tôi đã sớm biết rõ rồi. Huynh đệ đến gặp nhau tôi trọn
biết rành. Chỉ vì cái thấy của tôi riêng khác, ngoài chẳng
nhận lấy phàm thánh, trong chẳng trụ căn bản, thấy suốt
trọn không có nghi lầm”.
Tại
sao Sư thấy hay như vậy? Chỉ vì “ngoài chẳng nhận lấy
phàm thánh, trong chẳng trụ căn bản”. Tức là luôn luôn
ở trong “tâm thể tinh khôi” ấy, không theo tướng phân
biệt phàm thánh bên ngoài, không trụ chỗ căn bản nơi tâm
bên trong, nói đơn giản là KHÔNG TRỤ TRONG NGOÀI, nên thấy
suốt không có nghi lầm. Tuy nhiên, không trụ bên ngoài thì
dễ hiểu, tâm bên trong cũng không trụ nữa là sao? Bởi vì
còn thấy có cái tâm căn bản để trụ, tức biến nó thành
cái đối tượng rồi, là có thêm cái bóng thứ hai án ở
trước, thì đâu thể thấy suốt!
Cho
nên trong đây vừa có TRỤ là mất tinh khôi, là có cái khác
xen vào. Do đó, trở về là về trước khi có trụ, trước
khi có bạn bè, ngay đó liền gặp “Người chẳng cùng muôn
pháp làm bạn”, khỏi phải chạy sang Trung Hoa tìm đến Tây
Giang uống cho cạn mới được câu trả lời.
Bởi
vậy, người thấu rõ chỗ này, là rõ tất cả cội nguồn
Phật pháp. Tất cả bí quyết của tông môn, tất cả sâu
kín của Tổ sư đều nằm trong đây, khỏi phải tìm đâu
khác.
V.
PHẢI LUÔN SỐNG MỚI MẺ TINH KHÔI
Bởi
tâm thể này vốn mới mẻ tinh khôi, vì vậy người muốn
đạt chỗ này, cũng phải giữ tâm luôn luôn mới mẻ tinh
khôi, không có chứa đựng nhiều khái niệm trong đầu, không
bám chặt vào một cái khuôn định sẵn khiến tâm cùn lụt,
chết cứng.
Hãy
xem, xưa kia Ngài Đại Mai - Pháp Thường đến hỏi Mã Tổ:
- Thế
nào là Phật?
Mã
Tổ đáp:
- Tức
tâm tức Phật. (Phật tức là tâm, tâm tức là Phật)
Sư
liền tỏ ngộ, về núi Đại Mai sống an ổn vững vàng, không
còn ai dối gạt được. Trái lại, hiện giờ chúng ta đã
nghe câu này không biết bao nhiêu lần, tại sao không ngộ?
Chính vì bị cái KHÁI NIỆM in sẵn trong đầu này. Vừa nghe
nói đến, trong đầu liền bảo ngay: “Tôi hiểu rồi”, thì
đâu có cơ hội để tỏ ngộ! Sự thật thì nó có thực hiểu
đâu. Hiểu đó, là Hiểu qua cái Hiểu của người xưa, Hiểu
của khái niệm cũ mòn, chết cứng thôi. Chính đó là nghe
với một cái tâm đã chết của quá khứ, chớ vội hài lòng!
Nếu
người còn chưa tin, hãy nghe vị tăng hỏi Điều Ngự Giác
Hoàng:
- Thế
nào là một việc hướng thượng?
Điều
Ngự đáp:
- Đầu
gậy khêu nhật nguyệt.
Tăng
thưa:
- Dùng
công án cũ của người xưa làm gì?
Điều
Ngự đáp:
- Mỗi
lần nhắc lại, mỗi lần mới.
Người
học đạo chớ bắt chước theo ông tăng này! Tin tức việc
lớn ấy vẫn luôn có sẵn bên mình, nhưng nếu chúng ta chỉ
nghe với tâm có chứa khái niệm trong đầu, thì chỉ nghe với
cái khuôn cũ kỹ, nghe với cái nhớ về quá khứ đã chết,
không đối diện được cái đang hiện hữu sáng ngời! Chỉ
nhớ có “đầu gậy”, nhớ có “nhật nguyệt”, thì đó
chỉ là danh từ rỗng thôi, làm sao đạt được “ý sống”
trong ấy? Đầu gậy làm sao với tới nhật nguyệt mà khêu?
Rõ ràng ý này đã vượt ngoài lời nói rồi, còn đâu để
nói mới cũ?
Nếu
người thực sự nghe với TÂM TRỐNG RỖNG, HOÀN TOÀN MỚI
MẺ TINH KHÔI, sạch mọi khái niệm đóng khuôn trong đầu,
thì bảo đảm nghe gì cũng mới mẻ, cũng sáng ngời, sẽ nghe
được những điều bất ngờ! Cho nên Điều Ngự bảo: “Mỗi
lần nhắc lại mỗi lần mới”. Nhắc lại là đang đối
diện trực tiếp với chính ông đây, tâm tâm đang trực tiếp
với nhau đây, đâu phải nói với người xưa mà bảo cũ!
Còn ông, ông chỉ nghe với mớ khái niệm cũ mòn in trong đầu
nên thấy là cũ. Như vậy, kết luận cho chính xác, là lời
nói cũ hay chính tâm ông cũ? Người học đạo cần nghiệm
kỹ chỗ này!
Chúng
ta hãy nghe chuyện Huyền Tắc với Ngài Pháp Nhãn. Huyền Tắc
ở trong hội Ngài Pháp Nhãn mà chưa từng thưa hỏi. Một hôm
Pháp Nhãn hỏi:
- Giám
viện Tắc sao chẳng vào thất thưa hỏi?
Tắc
thưa:
- Hòa
thượng đâu không biết con ở chỗ Thanh Phong đã có chỗ
thâm nhập.
Pháp
Nhãn hỏi:
- Ông
thử thuật lại cho ta nghe!
Tắc
thưa:
Con
hỏi Hòa thượng Thanh Phong: “Thế nào là Phật? (Có bản
ghi: Thế nào là tự kỷ của con?)” Hòa thượng
đáp: - Đồng tử Bính Đinh đến xin lửa.
Pháp
Nhãn bảo:
- Lời
khéo, nhưng ngại ông hiểu lầm nên nói lại xem.
Tắc
thưa:
- Bính
Đinh thuộc lửa, đem lửa đi xin lửa, như con là Phật lại
đi tìm Phật.
Pháp
Nhãn bảo:
- Giám
viện quả nhiên lầm rồi.
Tắc
nổi giận, quảy hành lý bỏ đi. Pháp Nhãn nói:
- Người
này nếu trở lại còn có thể cứu, nếu không trở lại thì
không thể cứu.
Tắc
đi giữa đường, nghĩ lại: “Hòa thượng là bậc thiện
tri thức của năm trăm người, há lại gạt ta sao?”, bèn
trở lại tham vấn tiếp. Pháp Nhãn bảo:
- Ông
hỏi ta đi, ta sẽ đáp cho.
Tắc
hỏi:
- Thế
nào là Phật?
Pháp
Nhãn đáp:
- Đồng
tử Bính Đinh đến xin lửa.
Tắc
liền đại ngộ.
Nghiệm
kỹ trong đây chúng ta sẽ thấy nhiều điều mới mẻ. Tại
sao, cũng một câu nói đó mà lần trước Huyền Tắc nói thì
chưa phải ngộ; lần sau Pháp Nhãn cũng lập lại thì thành
thật ngộ? Chỗ này đem khái niệm trong đầu để hiểu, có
thể hiểu được chăng? Bởi, chính lần đầu Huyền Tắc
đáp là đáp theo cái hiểu của khái niệm, của lối mòn suy
nghĩ thuộc tình thức, tự cho là hiểu mà thật là cái hiểu
bắt chước, lập lại. Lần sau, Pháp Nhãn đáp, là đáp trong
chỗ bất ngờ, Huyền Tắc không kịp suy nghĩ trước, tính
toán trước, tức là đang đối diện trực tiếp với nhau,
nên ngộ là thật ngộ! Chỗ này người đứng bên ngoài không
thể suy tư đến được.
Do
đó, người học đạo chúng ta phải tâm luôn luôn mới mẻ
tinh khôi như vậy mà ứng dụng, mà nghe, mà học đạo thì
lúc nào cũng sáng ngời vi diệu, lúc nào cũng nghe được những
điều chưa từng nghe.
Hãy
nhớ kỹ! Cũng câu kinh Kim Cang: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ
tâm” mà Lục Tổ nghe qua liền ngộ, Vua Trần Thái Tông đọc
đến liền tỉnh, còn chúng ta nghe hoài sao vẫn không ngộ?
Lỗi tại đâu? Tại câu kinh quá cũ hay tại cái gì?
Rõ
ràng tại vì chúng ta bị cái hiểu quá nhiều, quá in đậm
trong đầu, nên nghe đó chỉ là nghe với bóng dáng quá khứ
của chữ nghĩa chứa đầy, làm sao trực tiếp thẳng vào tâm
thể được?
Vậy,
ngay đây người học hãy buông sạch mọi khái niệm chứa
đựng trong đầu, mọi cái hiểu của quá khứ, để tâm nguyên
vẹn mới mẻ tinh khôi như nó là nó mà xem: cái gì đang đọc
những dòng chữ này?
VI.
TÓM KẾT
Lâu
nay chúng ta đã sống quá nhiều với những khái niệm chứa
đầy ắp trong đầu, giờ đây muốn học đạo để nghe những
điều chưa nghe, thì phải can đảm để tâm trống rỗng mới
mẻ tinh khôi mà học, mà nghe, đó là con đường sống dậy
của chính mình.
Chính
ngay đó là nguồn sống vô biên chúng ta cần trở về, chư
Phật, chư Tổ có sẵn trong ấy khỏi tìm đâu khác. Kìa, bài
Chứng Đạo Ca của Thiền sư Huyền Giác vừa mở đầu, Sư
đã nhấn mạnh: ANH THẤY CHĂNG? (Quân bất kiến). Người học
thường hay bỏ qua chỗ này, không ngờ chính đây là yếu
chỉ của toàn bài Ca. Yếu chỉ ở đâu?
Đây
này! Chưa nói gì mà bảo: “Anh thấy chăng?” là thấy cái
gì? Rõ ràng ngầm chỉ Tổ sư luôn có mặt, cái ấy sờ sờ
sẵn đó. Bởi đây là KHÚC CA CHỨNG ĐẠO, tức nói lên chỗ
chứng, chỗ sống của Thiền sư Huyền Giác. Với chỗ sống
đó thì lúc nào nó cũng sẵn sàng hiện tiền, chưa nói ra,
chưa mở miệng, nhưng nó vẫn sờ sờ có đủ đó rồi! Tức
nó mới mẻ tinh khôi, nguyên vẹn chưa có khái niệm gì chen
vào. Vì vậy, chưa nói ra mà hỏi người: “Thấy chăng?”
Nếu người lanh lợi, ngay đó nhận ra liền thì đâu còn bị
những lời lẽ phía sau lừa nữa. Bao nhiêu lời lẽ của cả
một bài ca chỉ là giải thích lại chỗ này thôi.
Và
bài Bảo Cảnh Tam Muội, mở đầu liền bảo:
Pháp
ấy như vậy,
Phật
Tổ thầm trao.
Nay
ông được đó,
Nên
khéo giữ gì (Như thị chi pháp, Phật Tổ mật phó, Nhữ kim
đắc chi, Nghi thiện bảo hộ.)
Vừa
mở lời liền nói: “Pháp ấy như vậy,” mà không nói là
pháp gì, vì nó đã sẵn như vậy rồi, khỏi thêm khái niệm
nữa. Chính đó là chỗ Phật Phật, Tổ Tổ thầm trao, thầm
truyền. Nói thầm trao, tức lời nói không thể nói đến được,
người nhận phải khéo thầm nhận thôi: Thầm nhận trước
khi nói. Đã thầm nhận rõ rồi, phải khéo giữ gìn, khéo
sống, không để tâm chia chẻ, lựa chọn chen vào liền tự
khuất lấp ngay! Chỗ này còn có thể nói mới, nói cũ nữa
sao?
Để
kết thúc ý nghĩa này, xin dẫn đoạn nhân duyên Thiền sư
Thạch Thê hỏi thị giả:
- Ông
đi đâu?
Thị
giả thưa:
- Con
đi lên trai đường.
Sư
bảo:
- Ta
đâu không biết ông đi lên trai đường?
Thị
giả thưa:
- Trừ
ngoài việc này, riêng nói cái gì?
Sư
bảo:
- Ta
chỉ hỏi việc bổn phận của ông?
Thị
giả thưa:
- Nếu
hỏi việc bổn phận, con thật đi lên trai đường.
Sư
bảo:
- Ông
quả thật là thị giả của ta!
Thiền
sư Thạch Thê muốn gạn lại chỗ sống hiện tiền của ông
thị giả thế nào. Nếu là người khác hẳn bị Ngài Thạch
Thê lừa ra khỏi việc ấy rồi. Hỏi đi đâu, nếu theo cái
đi đó mà đáp, quên mất chính mình đang hiện hữu là nguy!
Thị giả quả đang sống trong ấy nên sáng tỏ rõ ràng không
lầm. Đáp đi lên trai đường, là chính thật mình đang hiện
hữu trong đó. Hỏi việc bổn phận, thì cũng chính ngay đây
“đang đi lên trai đường là đi lên trai đường,” rõ ràng
sáng tỏ không thêm gì khác. Trong đây vừa có xen vào bất
cứ ý niệm nào nữa là khuất lấp chính mình, là quên mất
việc bổn phận ngay. Tâm thể tinh khôi chính đã đầy đủ
trong ấy rồi!
Như
vậy xác quyết rõ ràng là: Ai ai cũng đều có một “tâm
thể nguyên vẹn tinh khôi từ thuở nào”. Hãy buông hết mọi
khái niệm cũ mòn trong đầu, sống lại ngay chỗ này, chính
đó là sinh mạng vĩnh viễn, khỏi tìm kiếm gì khác nữa!