Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

I- Một vài ngộ nhận thường có

24 Tháng Tư 201100:00(Xem: 11540)
I- Một vài ngộ nhận thường có

THIỀN TRONG ÐỜI THƯỜNG
 Thích Thông Huệ

Chương 7: ÐỐN NGỘ

Một dịp nào đó trong đời, ta gặp người tự cho mình đã ngộ đạo, chỉ bảo và khuyến khích ta tu hành. Ta rất kính phục biết ơn, thầm tôn kính người ấy là Thiện tri thức của mình. Cũng có khi nghe băng sách hay đọc kinh Phật, ta chợt hiểu ra một điều gì đó thật lạ lùng, thật mới mẻ, như có một chân trời mở rộng trước mắt mình. Ta nghĩ mình đã nhận được lẽ thật tuyệt đối. Những ý nghĩ ấy thật sự đã đúng chưa?

Trong chương nầy, chúng ta sẽ khảo sát nhiều khía cạnh liên quan đến vấn đề Ðốn ngộ, một vấn đề trọng đại của người tu, nhất là tu Thiền; mục đích giúp chúng ta nhận định đúng đắn về đường lối tu hành và tinh thần Ðốn ngộ, tránh sự đánh giá sai lạc về mình và về người. 

I- MỘT VÀI NGỘ NHẬN THƯỜNG CÓ.

1- Lầm lẫn giữa Ngộ và khái niệm về Ngộ:

Thiền sư Trí Nhàn lúc còn ở với Tổ Bá Trượng, tánh thức rất thông minh lanh lợi, nhưng tham thiền không ngộ. Khi Tổ tịch rồi, Sư đến tham vấn Qui Sơn. Qui Sơn bảo:

- Ta nghe ông ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm. Ðó là do ông thông minh lanh lợi, do ý hiểu thức tưởng, là cội gốc của sanh tử. “Khi cha mẹ chưa sanh”, ông thử nói một câu xem!

Sư bị câu hỏi nầy hoàn toàn mờ mịt. Về liêu, Sư đem hết sách vở đã học qua hằng ngày, xem lại từ đầu để tìm một câu đáp cũng không thể được. Sư tự than: “Bánh vẽ không thể no bụng đói”(13).

Không tìm được lời giải trong sách, Sư đốt tất cả, về làm một ôngTăng thường, làm ruộng nuôi thân. Sau nầy, Sư ngộ đạo nhân lúc cuốc đất, hòn sỏi văng vào thân tre vang lên một tiếng cốc.

Chân lý tuyệt đối ở đâu, trong thân tre hay trong hòn sỏi? Ngày xưa, Sư nhờ suy nghĩ tư lường nên đối đáp tài tình trước Tổ Bá Trượng, nhưng tư biện chỉ là sản phẩm của ý thức. Dùng ý thức tư duy về Ðạo, về sự chứng ngộ, thì đó cũng là khái niệm mà thôi.

Nhà Thiền thường dùng hai từ “hoạt ngữ” và “tử ngữ”. Những lời giảng khúc chiết rành mạch dễ làm người nghe hiểu ý, phù hợp với phương pháp sư phạm. Nhưng càng hiểu, người nghe càng sa vào mê cung của lý luận khái niệm, càng lạc vào rừng rậm của tưởng tượng tư duy; vaø như thế, càng xa với thực tại hiện tiền. Những lời giảng ấy là Tử ngữ, từ ngữ chết. Các Thiền sư ngày xưa, khi môn đệ hỏi về yếu chỉ, thường dùng những câu trả lời vô nghĩa hay hành động quái lạ, khiến môn đệ bặt lối suy tư. Nhâïn thì ngay đó liền nhận ra vốn quý ngàn đời, chưa nhận thì ôm một mối nghi, thao thức mãi không thôi. Ðó cũng là điều kiện để tâm chuyên chú một vấn đề duy nhất. Lối trả lời như thế gọi là Hoạt ngữ, ngôn ngữ sống. Bởi vì, Ngộ không phải là kết quả của suy nghĩ biện biệt thuộc phạm trù ý thức, mà là sự đột biến trong tâm hành giả, sự chuyển hóa tận gốc rễ, sự thấy biết các pháp bằng trực giác. Ngộ không phải do kiến thức vay mượn bên ngoài mà do công phu thiền tập, khi vọng niệm vắng lặng, tâm hoàn toàn thanh tịnhtỉnh giác ngay đương xứ. Trạng thái ngộ đạo không nhờ học rộng hiểu nhiều, đôi khi kiến thức bác lãm lại làm chướng ngại cho sự thấy biết như thật, vì thiên kiến thiên chấp của thức tưởng khiến ta không thể nắm bắt thực tại một cách toàn vẹn. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát cho cư sĩ Huệ Năng, người có trực giác Bát-nhã siêu tuyệt mà không truyền cho Thượng tọa Thần Tú, người có trình độ Phật học uyên thâm, cũng vì lý do nầy.

Mặt khác, sản phẩm của thức còn là sự chấp ngã, nên nếu thấy mình có sở thủ sở đắc nghĩa là chưa thực sự ngộ đạo. Người ngộ đạo không bao giờ tự cho mình chứng ngộ, không bao giờ khoe khoang những gì mình thấy biết, hoặc chấp vào những trạng thái mình cảm nhận lúc công phu. Có lúc ta đọc trong kinh sách, thấy mô tả về trạng thái mênh mông phi thời gian, không hình tướng và không thể nhiễm nhơ, là thể tánh chân thật sẵn đủ ở mỗi chúng sanh. Ta nghĩ mình hiểu rõ điều nầy, và từ hiểu là có thể nhận ra thể tánh. Nhưng thể tánh không phải là một khái niệm để tưởng tượng hay thủ đắc, vì nó chính là ta. Thể tánh cũng không phải một nơi chốn để trở về, một vật bên ngoài để nắm giữ, nên không thể suy lý về nó mà phải trực nhận nó ngay thực tại hiêïn tiền.

Hành vi của thức cũng thể hiện bằng sự khiên cưỡng để có định. Sự khiên cưỡng nầy lúc đầu cần thiết khi mới tập tu, vì con trâu tâm còn hoang dã, ta phải kềm cặp, quở mắng nó, không cho buông lung ăn lúa mạ của người. Khi tọa thiền, ta gắng nhận biết vọng để buông và không theo; lúc làm việc ta gắng lôi kéo tâm trở về hiện tại theo tinh thần Chánh niệm. Tất cả công phu đều đòi hỏi phải tác ý, phải gắng gượng. Nhưng khi đã thuần thục, một lúc nào đó ta vượt qua ranh giới giữa gắng gượngtự nhiên, ta ở vào trạng thái rỗng rang mênh mông, vọng niệm tự lặng mà vẫn rõ ràng thấy nghe hay biết. Ðây là trạng thái tự định tự huệ của thể tánh, trạng thái “Tri kiến vô kiến” theo tinh thần của kinh Lăng Nghiêm. Tổ Lâm Tế dạy “Phật pháp không có chỗ để dụng công”, cốt để cảnh tỉnh môn đệ đừng mong đợi có cái thấy siêu tột của Ðốn ngộ bằng lối dụng công theo kiểu “đá đè cỏ”.

2- Lầm lẫn giữa Ðịnh và Ngộ:

Sau một thời gian tọa thiền tích cực, nhất là khi sử dụng pháp Chỉ như phương tiện điều phục tâm, ta thấy mọi vọng niệm vắng bặt, tâm vô cùng thanh tịnh. Ta có cảm giác vui sướng lạ lùng và muốn níu giữ mãi trong trạng thái nầy; lâu dần ta đâm ra sợ cảnh sợ duyên.

Thiền mặc tọa là phương pháp giúp hành giả bước đầu còn đa tâm, là phương tiện cần thiết để ta điều phục sự biếng trễ của thân tâm và để rèn luyện ý chí. Nhưng nếu mãi đắm mình trong sự khinh an, lâu ngày dễ đưa đến tình trạng khô cằn chết lịm. Nước chết không chứa được rồng. “Nước chết” là sự khô chết của ý thức; “rồng” là sự thấy biết siêu thế của bản tánh thường tri. Các Thiền sư xuất cách như Lục Tổ, Ðức Sơn, Lâm Tế rất chống đối lối tu mặc tọa, vì thiền không phải là sự yên ổn tịch mặc mà là sự sống độngthấu triệt tận thể tánh của muôn pháp.

Một điều cần phải giản trạch : Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử, Ngài Ðiều Ngự Giác Hoàng chủ trương: “Ðối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”. Vậy, Ngài đồng hoá Thiền với Vô tâm chăng? Vô tâm là khi tiếp duyên xúc sự không khởi niệm phân biệt hai bên. Không còn vọng tưởng, tức ý nghiệp dừng, hành giả liễu thoát sanh tử. Ðây là trạng thái định rất cao, không phải dễ dàng đạt được. Nhưng vô tâm chưa phải là cứu cánh, vì cứu cánh của Thiền là Ngộ, tức nhận ra bộ mặt thật xưa nay của chính mình. Tam Tổ Tăng Xán dạy trong Tín Tâm Minh: “Bất thức huyền chỉ, đồ lao niệm tịnh”. Tu mà không biết yếu chỉ huyền diệu, mãi tìm chỗ yên vắng của tâm thì luống nhọc công thôi. Ví như chai nước đục, để yên một thời gian cho bụi đất lắng xuống, nước thấy như trong; nhưng nếu lắc chai, nước đục trở lại. Người tu nơi lặng lẽ thấy yên ổn thanh tịnh, nhưng lúc gặp chướng duyên có thể bị khuấy động ghê gớm. Cực tĩnh sinh động là như thế.

Một vị tăng hỏi Tuệ Trung Thượng sĩ:
- Cổ đức nói “Không tâm là đạo”,có đúng chăng?
Thượng sĩ đáp:
- Không tâm chẳng phải đạo
Không đạo cũng không tâm.

Nếu nói “Không tâm là đạo” thì tất cả cây cỏ đều là đạo cả sao? Bằng ngược lại nói “Không tâm chẳng phải là đạo” thì nói có không làm gì? Nghe tôi nói kệ đây:

Vốn không tâm không đạo
Có đạo chẳng không tâm
Tâm đạo vốn hư tịch
Chỗ nào mà đuổi tầm?

Vị tăng chợt nhận ra ý chỉ, lễ bái rồi lui (14)

“Không tâm chẳng phải đạo” là lời Thượng Sĩ cảnh tỉnh những hành giả chấp vào trạng thái trống vắng vọng tưởng, cho đó là ngộ đạo. Thật sự, có vọng hay không vọng chỉ là khách, là cái tôi đối tượng; còn cái biết xuyên suốt mọi tình huống, không lúc nào vắng thiếu mới là chủ, là cái tôi chủ thể. Cái biết xuyên suốt ấy, cái “tâm đạo vốn hư tịch” mà Lục Tổ gọi là Bản lai vô nhất vật, tuy không hình tướngtrùm khắp và chiếu soi, thì có chỗ cho ta truy đuổi tìm cầu sao?

Ngài Uất-Ðầu Lam-Phất là một trong những vị thầy dạy Thiền cho Thái tử Sĩ-Ðạt-Ta, lúc Thái tử xuất gia tìm đạo. Ngài chứng được tầng thiền định cuối cùng của cõi Vô sắcPhi tưởng Phi phi tưởng, đạt ngũ thông. Câu chuyện đời tu của Ngài được Ðức Phật kể lại như sau: Ở những kiếp lâu xa về trước, Ngài đã đạt được quả vị nầy. Nhà vua đương thời rất kính trọng Ngài, mời Ngài hàng ngày về cung dùng bữa. Lần nào đến cung vua, Ngài cũng vận thần thông bay từ nơi ở qua kinh thành cho dân chúng chiêm ngưỡng lễ bái. Một hôm, nhà vua đi vắng, bảo công chúa thay mặt vua đón Ngài với đầy đủ lễ nghi. Tiếp xúc với công chúa, bỗng dưng Ngài khởi niệm dục nhiễm, liền mất thần thông, phải xin chiếc kiệu trở về núi. Thời gian sau, Ngài kiên trì tu tập, gần đạt mục đích thì lũ chim cá làm ồn náo, không thể định tâm. Ngài nổi sân, nguyền sẽ tiêu diệt hết bọn chúng. Trong thời Ðức Phật, Ngài đã đắc ngũ thông trở lại, ở tầng trời Phi tưởng Phi phi tưởng; nhưng theo lời Ðức Phật, sau khi hưởng hết phước, Ngài sẽ bị đoạ làm loài chồn bay do lời nguyền trước đó. Ðiều nầy cho thấy, dù đạt định sâu nhất của ngoại đạo cũng vẫn còn lên xuống trong tam giới, và một mống niệm bất thiện khởi lên cũng đủ khiến sa vào đường ác. Do vậy, mục đích cuối cùng của đạo Phậttrí tuệ Bát-nhã, là giác ngộ tột cùng, là giải thoát sanh tử, chứ không phải chận đứng hoàn toàn mọi hoạt động của tâm để đạt định.

 3-Mong cầu ngộ từ bên ngoài.

Ngạn ngữ Tây phương có câu: “Nếu cứ theo dấu chân người khác, anh không bao giờ có thể đi xa được”.

Thiền sư Quảng Nghiêm trước khi tịch, cũng đã làm bài kệ:

Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ
Sanh vô sanh hậu thuyết vô sanh.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.

Nghĩa:

Lìa tịch diệt mới bàn tịch diệt
Sanh vô sanh mới nói vô sanh.
Làm trai có chí xông trời thẳm
Chớ dẫm Như Lai bước viễn hành.

Con người chúng ta thường yếu đuối, dễ chán nản, làm việc gì cũng mong có người giúp đỡ chở che. Từ việc đời đến việc đạo, ít có ai tự mình tiến thân, tự mình cất bước bằng chính đôi chân của mình. Sự ngộ đạo cũng được mong cầu có đấng quyền năng nào đó ban cho; hoặc có người tu hành chỉ mong về một cõi thanh tịnh bình anmãn nguyện rồi.

Nhà Thiền không chủ trương dựa vào tha lực giúp hành giả giác ngộ. Ðành rằng cuộc đời nhiều cạm bẫy, đường tu quá gian nan, nhưng chính mỗi người phải tự mình phấn đấu, phải tự thân tu tập trước khi nhờ tha lực của chư Phật chư Bồ-tát. Các Ngài rất từ bi, tùy cảm tùy ứng giúp đỡ tất cả chúng sanh, nhưng tâm ta phải thế nào mới có thể tương ứng với tâm của các Ngài. Khi năng lễ sở lễ đều ở trong không tánh, thì dù không cầu khấn, các Ngài vẫn hiện diện, sự cảm ứng tương giao vẫn bất khả tư nghì; còn nếu phiền não tham sân si đầy dẫy, thì có vái lạy cầu xin bao nhiêu cũng không có kết quả. Hơn thế nữa, lời dạy của Như Lai chỉ là thuyền bè đưa người qua sông, dấu chân của Như Lai chỉ là những bảng ghi dấu trên đường; còn việc bước xuống thuyền hay cất bước, đi đến đích hay không là việc riêng của mỗi người. Tu hànhgột rửa nhiễm nhơ trong tâm, phục hồi chánh kiến, nghĩa là sự thấy biết như thật về mọi sự mọi vật. Tâm bớt nhơ nhiễm bao nhiêu thì Phật pháp hiển hiện bấy nhiêu. Có thể nói, giáo lý chân thậttừ tâm lưu xuất, Phật phápTâm pháp của mỗi chúng sanh. Pháp ấy có sẵn, đầy đủ hoàn hảo, không thể tìm thấy qua chữ nghĩa bên ngoài, dù là chữ nghĩa của Phật của Tổ.

Thiền tông còn được gọi là Phật tâm tông vì chủ trương ngay nơi tâm mà tu, ngộ, chứng và thành đạo. Nói thế không phải không chú trọng tha lực, nhưng vẫn đặt tự lực vào vai trò chủ yếu. Nếu ta không tự phấn đấu, tự chuyển hoá thân tâm thì không một thế lực nào thúc đẩy được ta tu tiến. Dĩ nhiên, lúc đầu học đạo, ta cần thầy dạy bảo, hướng dẫn ta đường lối tu hành và những kinh nghiệm trong công phu. Khi gặp trở ngại chướng duyên, ta phải chí thành sám hối trước Tam Bảo về những tội lỗi mình đã gây ra trong kiếp này và vô lượng kiếp trước. Hằng ngày ta vẫn cung kính lễ lạy Thánh tượng Ðức Bổn Sư, nhớ ơn Ngài đã chỉ cho ta con đường thoát ly sanh tử, nhớ gương sáng tìm đạo độ sanh của Ngài và nguyện nối bước theo Ngài. Nhưng đến khi nhận ra tự tánh hằng tri, thì trí tuệ vô sư mới là vị thầy đích thực của riêng mình. Lama Yeshe gọi những vị thầy hữu hình và kinh sách trợ duyênbước đầu tu tập là “vị thầy tương đối”; còn vị thầy trí tuệ của chính tự thân là “vị thầy tuyệt đối hay tối hậu”, luôn luôn hiện hữu, luôn luôn ân cần. Nương vào vị thầy tuyệt đối ấy mới thực sự học và tu đạo.

 4- Phân ranh giữa bờ mê và bờ giác:

Nhà Phật có từ Ba-la-mật, Trung Hoa dịch là Ðáo bỉ ngạn (Qua bờ kia). Khi nghe cụm từ này, chúng ta có khái niệm phân ranh giữa bên nầy là bờ mê, bên kia là bờ giác; mê và ngộ là hai trạng thái, hai cảnh giới cách nhau trời vực. Một ví dụ về ba giai đoạn theo tinh thần Bát-nhã: Văn tự Bát-nhã ví như người từ bờ bên nầy bước lên thuyền; Quán chiếu Bát-nhã là tự chèo thuyền vượt sông; Thực tướng Bát-Nhã là đến bờ bên kia. Hình ảnh sống động ấy càng làm ta có sự phân biệt rõ ràng giữa mê và ngộ, xem giác ngộmục tiêu xa xôi ở một thời điểm hứa hẹn nào đó.

Thật ra, Ngộ không phải là một diễn biến từ từ mang đầy tính tri thức, theo tiến trình từ nhân đến quả. Ngộ cũng không là một mục đích cho mình nhắm đến, một cảnh giới cho mình thủ đắc. Bởi vì tánh giác chính là Mình, do quên tánh giác nên mê, nhớ lại tánh giác là ngộ, nên ngay phương tiện đã là cứu cánh, giở chân là đã đến nhà. Nếu phân biệt phương tiệncứu cánh là đem tâm chờ ngộ; nếu có mục tiêu hướng đến là có ngã hướng về ngã sở. Tế nhị hơn, nếu nghĩ mình đã ngộ thì cái ngộ ấy là cảnh giới do bản ngã thêu dệt, để cái ngã ấy sở đắc; tất cả đều là hành vi của thức.

Thiền sinh tu theo pháp môn Tri vọng, đôi khi thắc mắc sao công phu một thời gian dài mà vọng còn mãi, có lúc càng lẫy lừng hơn trước. Có người khát khao được thấy tánh, và khi tọa thiền được đôi chút khinh an, lầm chấp sự khinh an ấy là kiến tánh. Trong Kinh Niệm Xứ, Ðức Phật dạy tuệ tri trên 16 loại tâm hành sanh diệt. Ngài chỉ dạy ta “Biết” chứ không dạy cách diệt trừ. Lúc định ta biết, lúc loạn cũng biết chứ không bỏ loạn tìm định. Có vọng hay không vọng là hai mặt đắp đổi cho nhau, đều là khách thể; còn chủ thể là cái Biết thường hằng xuyên suốt mọi biến động của tâm. Nhận ra cái Biết thường hằng ngay khi vọng khởi, ấy là siêu vượt cả loạn và định. Ngay sóng sanh diệt nhận ra bản chất nước bất sanh thì ngay mê là giác, không phải tìm bờ giác ở đâu xa.


II- NỘI DUNG THIỀN TẬP

 1- Lộ trình tâm linh:

Trong Bát Chánh đạo, đi đầu là Chánh kiến. Người tu trước tiên phải nắm vững phương pháp hành trì, như người đi đường trước khi khởi hành phải nghiên cứu lộ trình và nơi đến. Nếu khôngkiến giải chơn chánh, tu hành theo chánh pháp, thì dù cực khổ công phu đến mấy cũng không đạt được mục đích cuối cùng, đôi khi lầm lạc vào đường tà lối rẽ. Dĩ nhiên, mỗi người có căn cơ, trình độ, sở thích khác nhau, nên sự chọn lựa pháp tu là do tâm ý của riêng mình. Kinh nghiệm tu tập cũng mang tính cách cá nhân, như mỗi bông hoa có một dáng vẻ, một hương thơm khác nhau, nhưng đều chung sức tỏa sắc khoe hương cho vườn hoa tập thể.

Thiền sinh theo dõi từng vận hành của tâm niệm, thấy chúng khởi lên và diệt đi, không còn dấu vết. Biết rõ chúng là hư dối không thật, ta không theo chúng, tự nhiên tâm liền an. Nhận diện tiến trình sinh diệt của vọng niệmbước đầu của con đường thiền tập; trong đó, nhận ra bộ mặt của vọng là điều kiện đầu tiên tối cần để chiến đấu và chiến thắng giặc phiền não. Một vị tướng tài muốn trăm trận trăm thắng, phải biết rõ ta và địch. Giặc phiền nãotâm vương tâm sở, trận chiến ngay tự thân là trận chiến ác liệt nhất, nếu ta không nhận diện được giặc thì làm sao có chiến tích lẫy lừng? Ðây lại là cuộc trường chinh gian khổ, vì tập khí phiền não tích tụ biết bao đời kiếp, không phải một ngày hai ngày là xong việc. Pháp môn tri vọng là lối chăn trâu trong nhà Thiền, có nhiều mức đôï từ thấp đến cao(5). 

Chánh niệmcông phumọi nơi mọi lúc. Thiền sinh duy trì sự tỉnh giác thường xuyên, luôn đặt tâm vào giờ phút hiện tại, nhận rõ sự động dụng của thân, sự biến đổi của tâm và sự vô thường của cảnh. Chỉ cần biết rõ tất cả mà không khởi niệm hay cưỡng chế mọi sự việc theo ý mình. Chánh niệm tự động soi sángchuyển hoá mọi cảm thọ ở thân và những phiền não cấu nhiễm trong tâm, như ánh nắng chiếu vào nước đá, tự nhiên nước đá tan chảy dù ánh sáng không cố ý mong cầu.

Kiến tánh là kiến chiếu vào tận thể tánh của chính mình. Hành giả nhận ra con người thật, con người nguyên thủy trước khi cha mẹ sinh ra. Kiến tánhtrở về cái uyên nguyên của vũ trụ nhân sinh; cái không thể dùng ý thức tưởng tượng nhưng luôn luôn hiện hữu; cái không hình tướng nhưng trùm khắp và không sanh không diệt; cái tịch lặng muôn đời nhưng chiếu soi tận cùng pháp giới. Trở về thể tánh chơn thật ấy, hành giả đã có chỗ y cứ chung thân, đời tu không còn lui sụt nữa.

 2- Thiền tập trong mọi hoàn cảnh:

Trước tiên, chúng ta nên nhận định rằng Thiền không phải chỉ là toạ, nên tu Thiền không chỉ ở lúc ngồi. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khi tâm ta còn lăng xăng đa sự, toạ thiềncông phu cần thiết và cơ bản giúp ta dễ định tâm hơn cả. Một số người dùng lời dạy của Lục Tổ, hoặc chủ trương Thiền là phải sống trong từng giây phút để bài bác việc tọa thiền. Ðây là một điều lầm lẫn lớn lao. Ðức Phật mỗi sáng sớm trước khi đi giáo hoá, Ngài đều tọa thiền, sau đó xét căn cơ trình độ của những người hữu duyên Ngài sẽ gặp, để chỉ dạy phương pháp tu thích hợp. Một số vị Tổ sư không chủ trương tọa thiền để đối trị sự cố chấp của môn đệ, cho tọa thiềncứu cánh. Những phương tiện giáo hoá của các Ngài lập bày chỉ vì đương cơ và chỉ thích hợp với đương thời; ngày nay chúng ta lại áp dụng vào mọi nơi mọi lúc, e có khi không hợp lẽ. 

Lúc tọa thiền mà có âm thanh hay tiếng động ồn ào bên ngoài, ta vẫn biết nhưng không duyên theo tiếng hoặc sanh tâm bực bội. Những cảnh tượng quấy rầy lúc đầu làm trở ngại, nhưng đó cũng là cơ hội để ta tu trong nghịch duyên. Tuy thế, không nên cố ý tạo nghịch duyên như tự mình mở nhạc hoặc băng thuyết pháp lúc đang tọa thiền, vì thiền không chủ ý chủ tâm. Trường hợp này thường gặp trong gia đình các Phật tử đông người, không có không gian riêng cho mình tu tập. Ta có thể khắc phục hoàn cảnh bằng cách chọn giờ yên tĩnh hoặc một nơi thích hợp cho công phu thiền tọa, kết hợp với thiền hành.

Tọa thiềncông phu trong lúc tĩnh; tiến thêm một bước là tập tu trong khi động, theo tinh thần của Chánh niệm hay làm việc gì chỉ biết việc đó. Trong ngày, lúc thuận tiện ta có thể thiền hành trong phòng, trên sân thượng, trên đường vắng hay ngoài bãi biễn ..., vừa đi vừa hít thở không khí trong lành, chánh niệm trên từng bước chân, Thiền hành là lối công phutính cách tự do, không theo nguyên tắc cố định. Ðơn giản là ta đi bách bộ một cách chậm rãi, không có đích đến. Lúc đi ta biết mình đang đi, cái biết này chỉ mới trên bề mặt ý thức nhưng là khởi đầu cần thiết. Tâm tĩnh lặng, ta thấy an lạc hạnh phúc nơi từng bước chân. Ðến khi đi chỉ biết là đi mà không còn ngã tướng, thì tuy chân vẫn bước mà ý niệm đi biến mất. Ði trong trạng thái vong ngã thì tức khắc ta đi vào bản thể của chính mình. Ði thẳng vào bản thể hoàn toàn trái ngược với sự đi quanh của ngã tướng; điều này khó nói cho người khác hiểu, chỉ nhờ công phu mới tự mình thầm nhận.

Trong một nhóm tu hành, ta có thể tổ chức những bữa cơm nhiếp tâm. Duy trì chánh niệm trên từng động tác, nghĩa là đang gắp, nhai, nuốt ...ta đều biết rõ nhưng không chia nhỏ những động tác ấy. Ví dụ, trong trí ta cứ thầm nhủ theo từng cử chỉ “gắp-gắp lên miệng - bỏ vào miệng – nhai – nhai - nuốt...” thì những động tác ấy không thể nào tự nhiên được. Các món ăn đặt trên bàn, ta có thể gắp một cách từ tốn tự nhiên, vị chua cay ngọt mặn thế nào ta đều biết. Không phải khi ăn không cần biết ngon dở, vì như thế trởû thành vô tri, dần dần quên mất sự sống. Ta có quyền thấy nghe hay biết tất cả, nhưng điều quan trọng là không sanh tâm khen chê ưa ghét, như thế sẽ không xa rời cuộc sống, mới có cơ hội phát sinh Tri kiến Như thật.

Mặt khác, trong những công việc hàng ngày, chỉ cần tỉnh thức chú tâm vào mọi động tác, vào công việc làm. Khi ta quét nhà, chính sự quét nhà là niềm an lạc, nếu ta không xen vào những tư tưởng phức tạp của ý thức. Khi ta nấu cơm, rửa chén, cuốc đất ... cũng vậy. Nấu cơm để nấu cơm, rửa chén là để rửa chén. Chỉ chú tâm vào việc đang làm, việc làm ấy sẽ được chu toàn, năng suất cao, kết quả tốt; và đặc biệt, nơi hành động đã là mục đích, nơi phương tiện đã là cứu cánh. Như thế, Thiền là sự sống trong mọi sinh hoạt bình thường.

Các huynh đệ đồng tu thường có những buổi pháp đàm, trao đổi những kiến giảikinh nghiệm trong công phu. Những cuộc trao đổi như thế rất hữu ích, với điều kiện phải có tinh thần hòa ái hoan hỉ, mục đích giúp nhau cùng tu tiến chứ không phải tranh luận hơn thua. Nếu không theo tinh thần Tam hòa(6), dễ gây mất sự đoàn kết nội bộ. Khổng Tử nói: “Tam nhơn đồng hành tất hữu ngã sư”, ba người cùng đi ắt có người làm thầy ta. Ta có thể học được tất cả mọi người, kể cả những người nhỏ tuổi hơn, yếu kém hơn ta. Có người thường thích phát biểu trước tập thể để chứng tỏ mình tu hay hơn, hiểu biết hơn người khác; có người bảo thủ, luôn cho ý kiến của mình là đúng, không chấp nhận những ý kiến trái ngược... Tất cả đều là hành tung của bản ngã. Người có ngã chấp quá lớn không thể tiếp thu gì thêm, như ly nước đã đầy, không rót được thêm vào. Từ đó, đường tu dần dần đi xuống mà không hay biết. Thiền tông nói lên được cái tinh hoa của đạo Phật nên rất thành tựu về mặt truyền pháp, nhưng do chỉ dạy quá thẳng tắt nên nhiều người tưởng hiểu lý Thiền là xong việc, lấy sự hiểu bằng ý thức làm lẽ sống mà không tinh cần công phu, cuối cùng từ hay chuyển sang dở. Thiền sinh chúng ta nên cảnh giác đối với bệnh khẩu đầu thiền, một bệnh phổ biến của những người nói nhiều làm ít. Tu là phải thúc liễm thân tâm, thận trọng trong từng lời nóitỉnh giác trong từng hành động, lại cần nói ít hơn những điều mình đã thấy. Người có công phu thiền tập tự nhiên sẽ có một phong cách đặc biệt, trầm tĩnh đúng mực từ lời nói đến việc làm.

Các bậc hiền sĩ ngày xưa thường chủ trương Thà chết vinh hơn sống nhục. Danh dự nhiều khi quý giá hơn tài sản, tính mạng. Nhưng làm sao trong vinh dự được tôn xưng mà ta không ngã mạn cống cao, thì có lúc nào đó bị người khinh chê, ta sẽ không quá buồn khổ. Gặp lửa nóng ta biết ngay mà tránh, còn nước mát lại dễ làm mất cảnh giác, chết đuối lúc nào không hay. Nghịch cảnh như lửa nóng, người tu dễ thức tỉnh nhớ xoay lại mình, còn cảnh ấm êm thuận thảo đôi lúc gây kiêu ngạo. Cho nên nhà Thiền không sợ thất bại, mà lại ngại sự thành công; vì chính thất bại là nghịch duyên cần thiết để hành giả có thêm kinh nghiệm tự thân, biết mình còn xấu dở mà tinh cần tu học.

Có một điều tế nhị chúng ta cần lưu ý: Một hôm nào đó ta gặp một người dáng vẻ tu hành mẫu mực, sống trong cảnh bần hàn và luôn chê bai xem thường danh lợi. Tiếp xúc với người ấy đôi lần, ta rất ngưỡng mộ và muốn tôn làm thầy dạy đạo. Nhưng cần tỉnh táo sáng suốt nhận địnhvấn đề. Ngụ ngôn Pháp kể chuyện con cáo chê chùm nho xanh, không đáng để nó bỏ công hái. Nhưng thật ra, vì chùm nho trên cây cao quá, cáo ta năm lần bảy lượt nhảy lên mà không với tới, nên mới ra bộ chê bai. Ðó chỉ là tâm lý phản ứng trước một thứ mà mình không thể có dù thâm tâm rất muốn. Trong đời, chúng ta có thể gặp rất nhiều hình ảnh “con cáo và chùm nho” như thế.

Cổ đức nói:
Phiền não khởi giai do đa sự
Thị phi sanh dĩ thị đa ngôn.

Con người chúng ta không nhiều thì ít đều có những ham muốn đam mê. Chính sự ham muốn tạo thành kiết sử, trói buộcsai khiến ta phải tìm mọi cách thỏa mãn; đạt được lại muốn nhiều hơn, không đạt khởi sanh sân hận. Nhu cầu bản thân càng cao thì phải ôm đồm nhiều việc, phiền não càng lẫy lừng. Con người trở thành nạn nhân cho chính dục vọng của mình, ngày càng bất an, thần kinh căng thẳng đưa đến những hậu quả khó lường. Lại nữa, khi ngồi với nhau, thường thì chúng ta hết bàn sự phải quấy lại đến chuyện đông tây kim cổ. Nhưng bàn chuyện người thì có ích gì cho mình, càng nói nhiều càng lắm thị phi. Chúng tamâu thuẫn là muốn bình an nhưng lại thích luận bàn thế sự, lại thấy rõ cái dở của người mà không biết tìm khuyết điểm nơi mình. Chúng ta tu là chấp nhận những điểm yếu của mình một cách thẳng thắn, và sửa đổi để ngày càng hoàn thiện. Ta nhận định mọi người mọi vật bằng cặp mắt khách quan, không thần tượng hoá người nào, không lý tưởng hoá vật gì. Trên đời không có cái gì tuyệt đối, không chỉ có thầy mình là hay nhất, không chỉ có pháp tu của mình là đúng nhất. Những cái nhìn thiển cận biên kiếntư tưởng cục bộ chủ quan, làm đóng khuôn và che mờ thực tại. Ðạo Phật là đạo trí tuệ, người con Phật phải có chánh kiến, nhìn mọi vấn đề một cách toàn diệnbao dung được mọi tư tưởng lập trường khác biệt. Từ đó, ta có thể hòa đồng với mọi ngườichịu đựng mọi hoàn cảnh mà vẫn giữ bản chất, phong thái riêng của mình.

Thiền sư Vạn Hạnhbài kệ nổi tiếng:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu vô.
Nhậm vận thịnh suybố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Nghĩa:
Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cỏ xuân tươi, thu nhuốm hồng.
Mặc cuộc thịnh suy, đừng sợ hãi
Thịnh suy như cỏ hạt sương đông.

Khi biết vạn pháp đều không thật, đều vô thường, thì sự thăng trầm thịnh suy của cuộc sống đối với các Ngài như hạt sương trên đầu ngọn cỏ. Chúng ta chưa được tự tại như các Ngài, nhưng nhờ công phu thiền tập, ít nhiều cũng có sự trầm tĩnh. Trước khi quyết định một việc gì, ta suy nghĩ chín chắn, xử thế có lý có tình và có lập trường vững chắc. Ta không từ nan việc gì trong khả năng mà có ích cho đời, làm nhưng không dính mắc vướng bận. Ðời sống của ta sẽ có ý nghĩathọ mạng ngắn hay dài; ta hiến dâng nhiều bao nhiêu thì sự an lạc hạnh phúc đến với ta tương đương như thế.

Một số thiền sinh thường thắc mắc: Trong cuộc sống, ai cũng phải tính toán lo toan cho bản thân, cho gia đình. Người tu càng nhiều việc sắp xếp, tổ chức trong tự viện và những việc Phật sự bên ngoài. Suốt ngày suy tính bận bịu như thế có trái với tôn chỉ nhà Thiền là vô sự vô tâm?. Các bậc ngộ đạo cũng trăm công nghìn việc, nhưng các Ngài sắp xếp việc nào ra việc ấy, tính xong rồi buông xả, nên các Ngài làm tất cả mà cũng như không làm. Chúng ta học theo các Ngài, cũng phải lo toan cho cuộc sống hàng ngày một cách chu đáo, làm tròn mọi trách nhiệm đối với gia đìnhxã hội, nhưng không dính mắc, thì dù đa sự mà vẫn không phiền não.

 3- Một vài ngộ nhận trong công phu:

* Có người cho rằng, tu hành là phải tránh bớt duyên khi chưa triệt ngộ, nên chủ trương tự tu tự học khi đã biết cách dụng công. Ðây là một quan niệm hữu lý, có cơ sở, nhưng nếu ta cố chấp lại sinh ra cực đoan. Ngày xưa, các vị Thiền sư khi kiến tánh, thường vào núi rừng ẩn tu một thời gian gột sạch tập khí, sau đó mới vào cuộc đời giáo hoá chúng nhân. Ngày nay, chúng ta không thể sống một mình nơi hoang dã, uống nước suối ăn trái rừng qua ngày, chưa kể lúc ốm đau hoặc chướng duyên làm trở ngại. Vì thế, phần đông chúng ta đều chấp nhận cuộc sống chung cùng bạn lữ, tuy kết quả không nhanh chóng bằng người xưa, nhưng được lợi là giúp mình giúp người. Mặt khác, nếu nắm vững pháp tu, trong lúc động lại tiến nhanh hơn khi tĩnh. Cùng sống với tập thể, một mặt ta giúp được người đi sau, mặt khác ta nương vào người để củng cố lòng tin, ý chí, để được bảo vệ trước những cám dỗ của ngũ dục. Nhiều người thích tu nơi vắng vẻ, một thời gian tưởng mình đã xong việc, không ngờ khi trở về thế gian lại sanh phiền não, có trường hợp sa ngã, uổng một đời tu. Ðây không những là kinh nghiệm đối với người xuất gia, mà còn cho những đạo tràng cư sĩ tại gia.

* Có người hiểu lầm chỉ có tọa thiền mới là tu, nên xem thời gian tọa thiền trong ngày là chuẩn mực đạo đức. Thật ra, khi mới phát tâm, tọa thiền giúp ta dễ an định tâm, do các căn ít tiếp xúc với trần cảnh. Nhưng trong các giai đoạn sau, khi công phu đã thuần thục, ta cần tu trong mọi thời khắc, mọi nơi chốn, mọi oai nghi. Các Thiền sư, khi trả lời câu hỏi “Thiền là gì?”, thường bảo “Dưới gót chân ông” hoặc “Trong thân chỗ nào không có máu?”. Lục Tổ chủ trương kiến tánh chứ không chủ trương tọa thiền, vì chưa kiến tánh thì chưa bước chân vào cửa Thiền tông.

* Một số thiền sinh quan niệm Thiền là cắt đứt mọi hoạt động tâm lý. Ðây là lối tu theo kiểu đá đè cỏ, luôn phải chú tâm đè nén vọng tưởng nên hành giả rất sợ cảnh sợ duyên, không có sự sáng tạo và sức sống riêng cho chính mình; đến khi gặp chướng ngại không biết làm cách nào để tránh. Có người lại hiểu Thiền qua sách vở, nghĩ Thiền dễ tu dễ chứng, chưa gì đã tự tôn xưng, thỏng tay vào chợ. Thật là một lầm lẫn tai hại, sao khỏi đọa vào khổ xứ? Tất cả ngôn từ, dù cao siêu hoa mỹ đến đâu, cũng không diễn đạt đến lẽ thật. Muốn ngộ lý Thiền, ta phải khéo thông qua ngôn ngữ mà thầm lãnh hội thực tại phi ngôn. Thiền là đời sống tự mình kinh nghiệm, tự thấu triệt ngay từ những điều bình dị đơn giản nhất.

* Ðức Phật bảo “Chúng sanh là Phật sẽ thành”, ấy là muốn sách tấn hàng môn đệ, vì quả thật mỗi chúng sanh đều có mầm mống giác ngộ. Không có nhân thành Phật, không thể nào chúng ta tu đến quả vị cuối cùng. Nhưng nếu chúng ta hiểu đơn giản rằng, chữ “sẽ thành” có nghĩa là một tương lai nào đó, thì vô hình trung ta có sự vọng cầu mong mỏi. Như thế là không hợp lý đạo. Phật là Phật tâm tại hiện tiền, chứ không phải là một Ðấng Cứu thế bên ngoài hay một quả vị Phật ở thời điểm nào xa xôi. Người tu thiền có tâm mong cầu kết quả, có khi công phu thấy cảnh lạ lại khởi lòng vui mừng hay sợ hãi, thường dễ phát sinh bệnh tật, điên cuồng. Ðây là điều chúng ta cần thận trọng ghi nhớ. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15560)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 23006)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14035)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 12956)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 55084)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 9141)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14421)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14150)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 14188)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 13872)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 36295)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19868)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 18158)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 19191)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19117)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 20276)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 17626)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 31515)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15911)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 14992)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 14665)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46162)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35910)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 21026)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 21584)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 23379)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34363)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19470)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18938)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22915)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20160)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18344)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19827)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19515)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33392)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34465)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54497)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37705)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21125)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17866)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63629)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17372)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49639)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 27412)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20267)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 23009)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18881)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16313)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17905)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20930)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17349)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14456)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16856)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16363)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 15986)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17455)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 21970)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15090)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13484)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14354)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15375)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 14978)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12687)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13343)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27383)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12494)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13178)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 14478)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 16210)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 12385)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15388)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12859)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12187)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13191)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21635)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11272)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 22698)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 15060)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14923)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46174)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 22423)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 14560)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12607)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18888)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14721)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43846)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 56953)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13831)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 47473)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13644)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14562)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 28994)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33287)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38367)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 15391)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 31217)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 12517)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40375)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43405)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 46646)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant