Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

8. Hội Nhập

26 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12437)
8. Hội Nhập

NHỮNG YOGA TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ
Nguyên tác: The Tibetan Yogas of Dream and Sleep
Nhà Xuất Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998
Việt dịch: Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000

PHẦN NĂM: 
SỰ THỰC HÀNH YOGA GIẤC NGỦ

8. Hội Nhập

Một khi rigpa đã được biết, toàn bộ cuộc sống là để hội nhập với nó. Đây là chức năng của sự thực hành. Đời sống cần mang lấy hình thức nào đó ; nếu chúng ta không tạo hình cho nó, nó sẽ mang lấy một hình thức bị nghiệp thống trị, điều chúng ta không muốn tí nào. Khi sự thực hành được hội nhập càng ngày càng nhiều với đời sống, nhiều thay đổi tích cực sẽ xảy ra.

HỘI NHẬP CỦA TỊNH QUANG VỚI BA ĐỘC

Tịnh quang phải được đem vào hội nhập với ba độc gốc rễ: Vô minh, tham muốn và giận ghét (Tham, sân, si).

Yoga giấc ngủ được dùng để hội nhập cái đầu tiên, vô minh với tịnh quang.

Việc hội nhập tham muốn vào tịnh quang thì tương tự với việc khám phá tịnh quang trong giấc ngủ. Khi chúng ta mất trong bóng tối của giấc ngủ, tịnh quang bị che dấu với chúng ta. Khi chúng ta bị mất trong tham muốn, bản tánh chân thật của chúng ta cũng bị che ám, nhưng trong khi giấc ngủ của vô minh che ám hoàn toàn mọi sự, thậm chí cảm thức về tự ngã, thì tham muốn che ám rigpa trong những hoàn cảnh riêng biệt. Nó tạo ra một sự phân cách mạnh mẽ giữa chủ thể và đối tượng của tham muốn. “Cái muốn” tự nó là một co lại hạn cuộc của ý thức khởi lên từ cảm thức thiếu thốn, cảm giác này còn mãi chừng nào chúng ta không an trụ trong bản tánh chân thật của chúng ta. Dù cho tham muốn trong sạch nhất là mong mỏi cái toàn thểtrọn vẹn chứng ngộ rigpa, nhưng bởi vì chúng ta không trực tiếp biết bản tánh của tâm thức, tham muốn trở thành bám dính với những vật khác.

Nếu chúng ta trực tiếp quan sát tham muốn hơn là trở nên trụ bám vào đối tượng của tham muốn, tham muốn tan biến. Và nếu chúng ta có thể an trụ trong hiện diện thuần túy, thì tham muốn, chủ thể tham muốn, và đối tượng của tham muốn tất cả sẽ tan biến vào tinh túy trống không của nó, để lộ ra tịnh quang.

Chúng ta cũng có thể dùng sự thỏa mãn tham muốn như là một phương tiện của thực hành. Có niềm vui trong sự hợp nhất của tánh không và sự sáng tỏ. Trong ngành tranh tượng Tây Tạng, điều này được tượng trưng trong những hình ảnh những hóa thần nam và nữ kết hợp. Những hình thể ấy tượng trưng sự thống nhất bất nhị của trí huệphương tiện, tánh không và sự sáng tỏ, kunzi và rigpa. Niềm vui của hợp nhất thì hiện diện trong bất kỳ sự kết hợp làm một nào của những nhị nguyên hình tướng, kể cả chủ thể tham muốn và đối tượng được tham muốn. Vào lúc tham muốn được thỏa mãn, tham muốn dừng dứt và nhị nguyên bề ngoài giữa chủ thể tham muốn và đối tượng của tham muốn sụp đổ. Khi cái nhị nguyên này sụp đổ, cái nền tảng, cái kunzi, thì ở đó, bày lộ, dù cho sức mạnh của thói quen nghiệp lực của chúng ta luôn luôn mang chúng ta vào một chuyển động mới của nhị nguyên, để lại một khoảng trống trong kinh nghiệm của chúng ta, hầu như một vô thức, hơn là một kinh nghiệm về rigpa.

Thí dụ, có sự thực hành hợp nhất tính dục giữa đàn ông và đàn bà. Bình thường kinh nghiệm của chúng ta về đỉnh cao khoái lạc là một cái gì lờ mờ thích thú, hầu như vô thức, một cạn kiệt tham muốn và không yên nghỉ xảy đến qua sự đáp ứng với tham muốn. Nhưng chúng ta có thể hội nhập cái lạc này với tỉnh giác hơn là bị đánh mất mình, nếu chúng ta duy trì tỉnh giác đầy đủ mà không phân chia kinh nghiệm thành một chủ thể quan sátkinh nghiệm được quan sát, chúng ta có thể dùng hoàn cảnh để tìm thấy cái thiêng liêng. Tâm thức động vắng bặt trong một khoảnh khắc và để lộ ra nền tảng trống không ; hội nhập khoảnh khắc đó với tỉnh giác, chúng ta có sự hội nhập của tánh không và lạc, điều được đặc biệt nói đến trong những giáo lý tantra.

Có nhiều hoàn cảnh như vậy mà bình thường chúng ta đánh mất mình và thay vì thế chúng có thể là những khoảnh khắc trong đó chúng ta tìm thấy bản tánh chân thật của mình. Chúng ta không chỉ đánh mất mình trong đỉnh cao khoái lạc hay lạc thú cao độ. Ngay trong những lạc thú nhỏ chúng ta cũng thường mất sự hiện diện và trở nên bị trói buộc vào những cảm giác hay những đối tượng của lạc thú. Thay vì thế, chúng ta có thể tự tu hành để cho chính lạc thú là một kẻ nhắc nhở đạt đến tỉnh giác trọn vẹn, đem tỉnh giác vào phút giây hiện tiền, vào thân thể, những giác quanbuông bỏ phóng dật. Đây là một cách để hội nhập tham muốn với tịnh quang. Và nó không giới hạn bất kỳ phạm trù đặc biệt nào của kinh nghiệm ; nó có thể được làm trong bất kỳ hoàn cảnh nào có chủ thể và đối tượng. Khi lạc thú được dùng như một cánh cổng đi vào thực hành, lạc thú không mất đi vô ích ; chúng ta không nhất định phải là người chống lại lạc thú. Khi chủ thể và đối tượng tan biến trong tịnh quang, bấy giờ sự hợp nhất của tánh không và sự sáng tỏ được kinh nghiệm và như thế là niềm vui.

Sự tiếp cận với với giận ghét hay ác cảm thì tương tự. Nếu chúng ta quan sát sân giận hơn là tham dự vào nó hay đồng hóa với nó hay bị nó dẫn đi, bấy giờ mối ám ảnh nhị nguyên với đối tượng của sân giận dừng diệt và sân giận tan biến vào tánh không. Nếu hiện diện được duy trì trong tánh không này, bấy giờ chủ thể cũng tan biến. Sự hiện diện trong không gian trống rỗng này chính là tịnh quang.

“Quan sát trong sự hiện diện thuần túy” không có nghĩa là chúng ta tồn tại như cái ngã giận dữ quan sát cơn giận, mà chúng ta là rigpa, không gian trong đó sân giận xảy ra. Khi được quan sát theo cách này, sân giận tan biến vào tinh túy trống không. Nơi sân giận tan biến là không gian. Đó là sự trong sáng, tịnh. Nhưng ở đó còn có tỉnh giác, sự hiện diện. Đó là ánh sáng, quang. Tánh không và sự hiện diện này được hội nhập với sân giận bởi vì sân giận không che ám tịnh quang nữa. Nếu chúng ta quan sát những tư tưởng theo cách này, và nếu người quan sát và cái được quan sát cả hai đều biến mất, bây giờ có một kinh nghiệm nào đó về rigpa.

Đại Toàn Thiện Dzogchen không phức tạp. Những bản văn Đại Toàn Thiện thường có những dòng như, “Ta quá đơn giản đến độ ngươi không thể hiểu ta. Ta quá gần gũi thân thiết đến độ ngươi không thể thấy ta.” Khi chúng ta nhìn đi xa, chúng ta mất tỉnh giác về cái vốn gần gũi thân thiết với chúng ta. Khi chúng ta nhìn đến tương lai, chúng ta mất hiện tại. Điều này xảy ra trong mọi khía cạnh của kinh nghiệm.

Người Tây Tạng có câu nói : “Trí huệ càng hiện diện bao nhiêu, những tư tưởng càng ít có bấy nhiêu.” Nó gợi ý một tiến trình hai chiều. Khi thực hành trở nên trong sángvững chắc, những tư tưởng càng ít khống chế kinh nghiệm. Một số người sợ hãi điều này, sợ rằng nếu họ bỏ sân giận chẳng hạn, họ sẽ không nói lên được điều gì là sai lầm trong thế giới, như thể họ cần sân giận để khởi độâng họ. Nhưng sự cần thiết ấy không thật. Là những hành giả, quan trọng là có trách nhiệm với cuộc đời quy ước của chúng ta. Khi những việc xấu xảy đến, chúng phải được để ý chăm sóc ; khi điều gì là sai lầm, nó phải được nói lên. Nhưng nếu chúng ta không thấy điều gì sai, chúng ta không cần tìm kiếm chờ đợi nó. Thay vào đó, hãy ở trong trạng thái tự nhiên. Nếu chúng ta có sân giận, chúng ta phải làm việc với nó. Nhưng nếu chúng ta không có sân giận, chúng ta không bỏ lỡ bất cứ cái gì quan trọng.

Tôi đã gặp nhiều người nói mình là những hành giả của Đại Toàn Thiện, và được hội nhập. Có một câu nói khác của Tây Tạng: “Khi tôi lên những chỗ cao cả khó khăn nơi vùng biên giới giữa Tây Tạng và Népal, tôi cầu nguyện Tam Bảo. Khi tôi xuống thung lũng đẹp đầy hoa, tôi hát những bài ca.” Dễ dàng nói chúng ta được hội nhập khi sự việc xảy ra êm xuôi. Nhưng khi một khủng hoảng xúc tình mạnh mẽ xảy đến, một khảo hạch thật sự ; chúng ta có là hành giả Đại Toàn Thiện hay không? Có một sự chính xác trong thực hành Đại Toàn Thiện. Chúng ta có thể khám phá cho chính chúng ta mình được hội nhập bao nhiêu với thực hành chỉ bằng cách chú ý chúng ta phản ứng thế nào với những hoàn cảnh xảy ra trong đời sống. Khi một người tình bỏ đi, người mà chúng ta yêu dấu, bấy giờ những lời nói đẹp đẽ về sự hội nhập đi đâu mất? Chúng ta kinh nghiệm khổ đau; và ngay cả khổ đau này cũng phải được hội nhập.

HỘI NHẬP VỚI NHỮNG CHU KỲ THỜI GIAN

Theo truyền thống, một thực hành được bàn luận theo cái thấy, thiền định và hành động. Phần này là về hành động ứng xử. Hành động được diễn tả liên hệ đến những sự thống nhất bên ngoài, bên trong và bí mật với những thời kỳ của thời gian.

Thông thường chúng ta mất năng lựchiện diện khi chúng ta trải qua ban ngày. Thay vì thế, phát triển sự thực hành, chúng ta học cách dùng sự trôi qua của thời gian đưa chúng ta đến một kinh nghiệm vững chắc hơn về tịnh quang.

Thống Nhất Bên Ngoài: Hội nhập Tịnh Quang vào chu kỳ của Ngày và Đêm

Đối với những mục tiêu của sự thực hành, chu kỳ hai mươi bốn giờ của ngày và đêm được phân thành những thời kỳ có thể được dùng như những nâng đỡ hỗ trợ trong sự liên tục phát triển ở trong tịnh quang của hiện diện thuần túy. Người thời trước theo những thời khóa biểu đặt ra theo chu kỳ tự nhiên của ngày và đêm, nhưng điều này không còn đúng nữa. Nếu thời khóa biểu của bạn khác đi – chẳng hạn bạn có thể làm việc ban đêm – bấy giờ hãy làm cho những lời dạy thích ứng với hoàn cảnh bạn. Dù cho thời gian của ngày ảnh hưởng chúng ta mạnh mẽ, chúng ta không phải tin rằng vị trí của mặt trời ấn định những kinh nghiệmgiáo lý mô tả. Thay vì thế, hãy nghĩ những thời kỳ ấy của ngày như những ẩn dụ cho những tiến trình bên trong. Tantra Mẹ đặt tên cho bốn thời kỳ như sau:

1. Sự tan biến của những hình tướng vào trong nền tảng
2. Ý thức đạt đến Niết Bàn
3. Khởi lên tỉnh giác bổn nhiên nơi ý thức
4. Quân bình hai chân lý suốt trạng thái thức

1. Sự tan biến của những hình tướng vào trong nền tảng. Thời kỳ thứ nhất được xem là thời gian giữa hoàng hôn và lúc vào giường buổi tối. Trong thời kỳ này, mọi sự hình như tối dần. Những đối tượng giác quan trở nên không rõ ràngkinh nghiệm giác quan thu giảm. Những bộ phận giác quan bên trong giảm sức mạnh. Tantra Mẹ dùng ẩn dụ nhiều dòng sông nhỏ chuyển về biển cả: những hiện tượng bên ngoài, những giác quan, cái ngã quy ước, những tư tưởng, tình cảm và ý thức chuyển đến sự hòa tan trong giấc ngủ, trong cái nền tảng.

Bạn có thể dùng tưởng tượng để kinh nghiệm tiến trình này trong buổi chiều tối. Hơn là đi về bóng tối, hãy di chuyển đến ánh sáng lớn lao hơn của bản tánh chân thật của bạn. Hơn là bị phân tán từng mảnh, trải rộng trong những dòng sông và phụ lưu của kinh nghiệm, hãy chảy đến cái toàn thể tính của rigpa. Bình thường chúng ta nối kết với những dòng sông, chúng là trống rỗng, nhưng sự thực hành là lưu lại trong sự nối kết với đại dương, cái nền tảng, nó là tràn đầy. Mọ sự di chuyển về đại dương bao la, yên bình, rạng rỡ của tịnh quang. Khi đêm đến, hãy chảy về sự tròn đầy trong tánh giác bất nhị hơn là về phía vô thức.

Đây là cái thứ nhất trong bốn thời kỳ.

2. Ý thức đạt đến niết bàn. Thời kỳ thứ hai bắt đầu khi bạn rơi vào giấc ngủ và chấm dứt khi bạn tỉnh dậy vào buổi sáng, theo truyền thống là lúc bình minh. Hãy tưởng tượng ra thời kỳ này, sự tĩnh lặng của nó. Bản văn nói rằng khi mọi sự trở nên tối, một ánh sáng khởi lên. Điều này tương tự với một cuộc nhập thất trong bóng tối, nó rất tối khi bạn vào nhưng rồi nó sớm tràn đầy ánh sáng.

Hãy cố gắng ở trong hiện diện suốt giấc ngủ, hoàn toàn hội nhập với tịnh quang. Sau khi những hình tướng bên ngoài, tư tưởng, cảm giác tan vào nền tảng, nếu bạn vẫn hiện diện thì đó rất giống với việc đi vào niết bàn, trong đó tất cả kinh nghiệm sanh tử dứt bặt. Nó hoàn toàn trống không, nhưng có an lạc. Khi điều này được thực hiện, nó là sự hợp nhất của Lạc và Không. Cái ấy là thấy ánh sáng trong bóng tối.

Không phải là bạn phải chờ cho đến giấc ngủ để có kinh nghiệm trong tịnh quang. Hãy cố gắng an lạc trong tịnh quang ngay cả trước khi vào giấc ngủ, hãy an trụ trong rigpa, nếu có thể.

Đây là thời kỳ thứ hai, trong đó những giác quaný thức giống như một mạn đà la của bầu trời trong sáng. Hãy tham thiền trong trạng thái này càng nhiều càng tốt cho đến sáng.

3. Khởi lên tỉnh giác bổn nhiên nơi ý thức. Thời kỳ thứ ba bắt đầu khi bạn thức dậy từ giấc ngủ và tiếp tục cho đến lúc tâm thức hoàn toàn hoạt động. Bản văn nói rằng thời kỳ này kéo dài từ bình minh đến lúc hết mặt trời. Hãy tưởng tượng tính chất của thời gian này : những tia sáng xuất hiện trong bầu trời tối và trải rộng trong vẻ đẹp đẽ của ngày. Sự thanh tĩnh tràn đầy với những âm thanh của sự hoạt động, của chim chóc hay xe cộ hay con người. Bên trong, nó là chuyển động từ sự yên tĩnh của giấc ngủ đến sự dấn thân trọn vẹn vào đời sống ban ngày. Những giáo lý đề nghị dậy rất sớm vào buổi sáng. Nếu có thể, hãy thức dậy trong bản tánh của tâm thức hơn là trong tâm thức của quy ước. Hãy quan sát mà không đồng hóa với người quan sát. Điều này có thể dễ dàng hơn trong những giây phút đầu tiên của tỉnh giác bởi vì tâm thức ý niệm còn chưa hoàn toàn tỉnh dậy. Hãy phát triển quyết tâm thức dậy trong hiện diện thuần túy.

4. Quân bình hai chân lý suốt trạng thái thức. Thời kỳ thứ tư bắt đầu khi bạn hoàn toàn dấn thân vào ngày và chấm dứt với hoàng hôn. Đó là ban ngày, thời gian của hoạt động, bận rộn và liên hệ với người khác. Nói là sự chìm ngập trọn vẹn trong thế giới, trong hình sắc, ngôn ngữ, cảm giác... Những giác quan hoàn toàn năng động và bị chiếm chỗ bởi những đối tượng của chúng. Vẫn thế, bạn cần cố gắng tiếp tục trong sự hiện diện thuần khiết của rigpa.

Mất mình trong kinh nghiệm, bạn bị rối bời bởi thế giới. Nhưng an trụ trong bản tánh của tâm thức, bạn sẽ thấy không có vấn đề gì để hỏi hay trả lời. Ở trong hiện diện bất nhị sâu thẳm sẽ thỏa mãn mọi vấn đề, mọi câu hỏi. Biết một cái này sẽ cắt tất cả mọi nghi ngờ.

Đây là thời kỳ thứ tư, trong đó chân lý quy ướcchân lý tối hậu được quân bình trong sự hợp nhất của sáng tỏtánh không.

Thống Nhất Bên Trong : Hội nhập Tịnh quang vào chu kỳ giấc ngủ

Sự tiến bộ trong phần này tương tự với phần trước. Tuy nhiên hơn là nhắm đến chu kỳ hai mươi bốn giờ, nó tập chú vào phát triển sự liên tục của hiện diện suốt chu kỳ một thời thức và một thời ngủ, dù đó là một giấc chợp mắt hay toàn thể một đêm. Trước khi đi ngủ, chúng ta phải nhớ rằng chúng tadịp may để thực hành. Đây là cái gì tích cực, cái gì chúng ta có thể làm cho cả thực hànhsức khỏe. Nếu sự thực hành được cảm thấy là một gánh nặng, tốt hơn là không làm nó cho đến khi cảm hứngnỗ lực vui vẻ được phát triển.

Lại vẫn có bốn thời kỳ :

1. Trước khi ngủ
2. Sau khi ngủ
3. Sau khi thức dậy và trước khi hoàn toàn dấn thân vào những hành động của thế giới
4. Thời kỳ hoạt động cho đến thời kỳ ngủ kế tiếp

1. Trước khi ngủ. Đây là thời gian từ lúc nằm xuống đến khi giấc ngủ đến. Mọi kinh nghiệm tan biến vào nền tảng ; những dòng sông chảy vào biển cả.

2. Sau khi ngủ. Tantra Mẹ so sánh điều này với pháp thân, tịnh quang. Thế giới bên ngoài của những giác quan là trống rỗng tuy nhiên tánh tỉnh giác tồn tại.

3. Sau khi thức dậy. Sự sáng tỏ ở đó, tâm thức bám chấp còn chưa thức dậy. Điều này giống như báo thân toàn hảo, không chỉ trống không mà còn với toàn thể sự sáng tỏ.

4. Thời kỳ hoạt động. Khi tâm thức bám chấp trở lại năng động, ngay khoảnh khắc ấy tương tự sự biểu lộ của hóa thân. Những hoạt động, những tư tưởngthế giới quy ước “bắt đầu”, tuy nhiên tịnh quang vẫn còn lại. Thế giới của kinh nghiệm biểu lộ trong rigpa không nhị nguyên.

Thống Nhất Bí Mật : Hội Nhập Tịnh Quang với Trung Ấm

Sự thực hành này là hội nhập tịnh quang với trạng thái trung ấm sau khi chết, bardo. Tiến trình cái chết tương đương với tiến trình rơi vào giấc ngủ. Ở đây nó được chia thành bốn giai đoạn tương tự với những giai đoạn của những phần trước.

1. Tan biến
2. Khởi lên
3. Kinh ngiệm
4. Hội nhập

1. Tan biến. Trong giai đoạn đầu tiên của cái chết, và những nguyên tố của thân thể bắt đầu tan rã, kinh nghiệm giác quan tan biến, những năng lực của những nguyên tố bên trong được giải phóng, những xúc tình ngừng dứt, sinh lực tan và ý thức tan biến.

2. Khởi lên. Đây là trung ấm đầu tiên sau cái chết, trung ấm thanh tịnh bổn nhiên (kadag). Điều này giống như khoảnh khắc rơi vào giấc ngủ, bình thường là một thời kỳ vô thức. Thiền giả thành tựu có thể giải phóng mọi cá tính nhị nguyêngiải thoát trực tiếp vào tịnh quang ở giai đoạn này.

3. Kinh nghiệm. Trung ấm của kinh nghiệm nhãn quan khởi lên, đó là trung ấm tịnh quang (od-sal). Điều này tương tự với sự khởi lên từ cái không có gì của giấc ngủ vào một giấc mộng, khi ý thức được biểu lộ trong nhiều hình sắc. Hầu hết người ta sẽ đồng hóa với một phần của kinh nghiệm, thiết lập ra một bản ngã nhị nguyên, và phản ứng một cách nhị nguyên với những đối tượng bề ngoài của ý thức, như trong một giấc mộng sanh tử. Trong trung ấm này, cũng thế, thiền giả đã chuẩn bị và thành tựuthể đạt giải thoát.

4. Hội nhập. Tiếp theotrung ấm của đời sống (si-pé-bar-do). Hành giả đã chuẩn bị hợp nhất thực tại quy ước với rigpa bất nhị. Đây là sự làm quân bình hai chân lý, quy ướctuyệt đối. Nếu khả năng này chưa được triển khai, cá nhân sẽ đồng hóa với cái ngã quy ước mê lầmliên hệ một cách nhị nguyên với những phóng chiếu của tâm thức, điều này tạo ra kinh nghiệm nhãn quan. Tái sanh trong một cõi của sáu cõi luân hồi là kết quả.

Bốn thời kỳ này là những giai đoạn trong tiến trình chết. Chúng ta phải tỉnh thức trong đó để nối kết với tịnh quang. Khi cái chết đến, nếu có thể, chúng ta an trụ trong rigpa trước khi kinh nghiệm thuộc cảm giác bắt đầu tan biến. Chớ có đợi cho đến khi vào trung ấm. Chẳng hạn khi sự nghe đã đi rồi nhưng sự nhìn thấy vẫn còn, đó là một tín hiệu của sự hiện diện trọn vẹn thay vì bị phóng dật bởi những giác quan khác. Trọn vẹn buông thả vào rigpa ; đó là sự chuẩn bị tốt nhất cho điều đang xảy ra.

Mọi thực hành giấc mộng và giấc ngủ, trên một mức độ, là những chuẩn bị cho cái chết. Cái chết là một ngã tư đường: mọi người đều phải đến đó và người thì đi đường này, người thì đi đường khác. Điều xảy ra tùy thuộc vào sự vững chắc của thực hành, vào việc người ta có khả năng an trụ trọn vẹn trong rigpa hay không. Thậm chí trong một cái chết bất ngờ như tai nạn xe cộ, luôn luôn có một khoảnh khắc để nhận biết cái chết đang đến, dù cho rất khó làm điều này. Ngay khi vừa có sự nhận biết này, người ta phải cố gắng hòa nhập với bản tánh của tâm thức.

Nhiều người có những kinh nghiệm cận tử. Họ nói rằng sau đó sự sợ chết đi mất. Điều này bởi vì họ đã sống cái khoảnh khắc ấy, họ biết nó. Khi chúng ta nghĩ về khoảnh khắc của cái chết, chúng ta không sống thực tại mà chỉ sống trong một tưởng tượng về nó, cái này chứa nhiều sợ hãi hơn là khoảnh khắc hiện thực. Khi nỗi sợ không còn, việc hội nhập với thực hành trở nên dễ hơn.

Ba Sự Thống Nhất : Kết Luận

Cả ba hoàn cảnh này – chu kỳ hai mươi bốn giờ trong ngày, chu kỳ ngủ và thức, và tiến trình cái chết – theo một trình tự giống nhau. Trước hết là sự tan biến; rồi pháp thân, tánh không; rồi báo thân, sự sáng tỏ; rồi hóa thân, sự biểu lộ. Nguyên lý là luôn luôn ở lại trong sự hiện diện bất nhị. Sự phân chia những tiến trình – như trong yoga giấc mộng và yoga giấc ngủ – chỉ để cho dễ dàng hơn việc đem tỉnh giác của chúng ta vào những khoảnh khắc đang trôi qua, cho chúng ta cái gì để nhìn về phía trước, để tập cho chúng ta sử dụng những kinh nghiệm không thể tránh được như là một hỗ trợ cho thực hành về hiện diện thuần túy.

Hành động xử sự liên hệ đến tiến trình bên ngoài của thời gian. Không hề có sự ngắt quãng với trạng thái tự nhiên của tâm thức trừ phi chúng ta ngắt quãng cách hở với nó. Để nối kết mọi kinh nghiệm với thực hành, hãy tỉnh thức. Dĩ nhiên, hoàn cảnh phụ có thể ích lợi cho thực hành ; đó là tại sao thời gian được đưa vào như những hoàn cảnh thứ yếu. Buổi sáng sớm là có ích, hay cái ngày sau khi không ngủ, hay khi chúng ta kiệt sức, hay khi chúng ta hoàn toàn ở yên. Có nhiều phút giây dẫn đến sự hội nhập, như là phút giây thoát bỏ khi chúng ta thực sự cảm thấy cần vào nhà vệ sinh và đi ra, hay kinh nghiệm đỉnh cao tình dục, hay khi chúng ta hoàn toàn kiệt sức do mang vác vật nặng và để nó xuống nghỉ. Ngay cả mỗi hơi thở ra là cả một chỗ nương dựa cho kinh nghiệm về rigpa, nếu làm với tỉnh giác. Có nhiều giây phút chúng ta kiệt sức vài phần và thức tỉnh vài phần. Chúng ta phải đem mình đến cái thường hằng tỉnh thức; rồi chúng ta có thể đánh thức dậy cái gì đang kiệt sức và đang ngủ. Khi chúng ta đồng hóa với cái mệt mỏi lớn dần và rơi vào giấc ngủ, sự tỉnh thức bị che ám. Nhưng những đám mây không bao giờ thực sự che ám ánh sáng mặt trời, chỉ có người đang tri giác mặt trời tự che ám.

4 Chuẩn Bị cho Ban Đêm

Người trung bình không biết những nguyên lý của thiền định, mang những căng thẳng, phiền não, tư tưởng và những rối rắm mê mờ của ban ngày vào ban đêm. Đối với một người như vậy, không có thực hành hay thời gian đặc biệt nào được đặt riêng ra để xử lý ban ngày hay làm bình lặng trước khi vào giấc ngủ. Với họ giấc ngủ đến giữa sự phóng dật, và những tiêu cực được được giữ trong tâm thức suốt đêm. Khi cơn mộng khởi sanh từ những tiêu cực này, không có sự vững vàng ổn định trong hiện diện tỉnh thứccá nhân bị cuốn theo những hình ảnhmê lầm của thế giới mộng. Thân thể căng thẳng bởi lo âu hay nặng nề bởi buồn rầu, và khí trong thân thì thô và không trơn tru khi tâm thức phóng đi đây đó. Giấc ngủ bị nhiễu loạn, những giấc mơ đầy căng thẳng hay chỉ là một sự trốn thoát thích thú, và người ngủ khi thức dậy thì mệt mỏi và không được ngơi nghỉ vào buổi sáng hôm sau, thường tiếp tục ban ngày trong một trạng thái tiêu cực.

Ngay cả với người không thực hành những yoga giấc mộng hay giấc ngủ, vẫn có lợi lạc khi chuẩn bị cho giấc ngủ, xem nó là nghiêm túc. Tịnh hóa tâm thức đến mức tốt nhất trước khi ngủ, cũng như trước lúc thiền định, làm phát sanh nhiều sự hiện diện hơn và những phẩm tính tích cực. Hơn là để cho những xúc tình tiêu cực mang đi lúc ban đêm, hãy dùng bất cứ phương tiện thiện xảo nào bạn có để giải thoát bạn khỏi những xúc tình đó. Nếu bạn biết làm thế nào để cho xúc tình tự giải thoát, tan biến vào tánh không, thì hãy làm thế. Nếu bạn biết làm thế nào để chuyển hóa nó hay tạo nên cái đối trị với nó, hãy dùng hiểu biết đó. Hãy cố gắng nối kết với vị lama, yidam, và dakini ; hãy cầu nguyện đến chư Phật và những thần bổn tôn ; hãy phát khởi lòng bi. Hãy làm điều gì bạn có thể làm để gỡ thoát cho bạn căng thẳng trong thân thể và những thái độ tiêu cực trong tâm thức. Thoát khỏi sự quấy nhiễu, với một tâm thức nhẹ tênh và thoải mái, bạn sẽ kinh nghiệm một giấc ngủ yên nghỉ hơn và phục hồi sức khỏe hơn. Dù cho không thể làm phần sau của những thực hành, sự thực hành này là một cái gì tích cực mà ai cũng có thể hòa trộn vào cuộc sống hàng ngày.

Ở trên là vài chuẩn bị tổng quát cho ban đêm, nhưng chớ tự giới hạn trong những cái ấy. Điểm quan trọng là tỉnh thức với cái mà bạn đang làm với tâm thức bạn và nó ảnh hưởng bạn thế nào, và dùng sự hiểu biết của bạn để làm bình an chính bạn, trở nên hiện diện, và mở ra những khả tính của ban đêm.

CHÍN HƠI THỞ TỊNH HÓA

Có lẽ bạn đã ghi nhận sự căng thẳng nhiều biết bao được mang vào trong thân thể và sự căng thẳng ảnh hưởng đến hơi thở như thế nào. Khi có ai mà chúng ta đang có nhiều rắc rối với họ đi vào phòng, thân thể co siết và hơi thở trở nên ngắn hơn và gắt hơn. Khi chúng ta sợ, hơi thở thành nhanh và cạn. Khi buồn, hơi thở thường sâu và điểm thêm những tiếng thở dài. Và nếu người nào chúng ta thích và chăm lo đi vào phòng, thân thể thư giãn và hơi thở rỗng rang và thoải mái.

Hơn là chờ đợi kinh nghiệm để thay đổi hơi thở, chúng ta có thể chủ động thay đổi hơi thở để thay đổi kinh nghiệm của chúng ta. Chín hơi thở của sự tịnh hóa là một thực hành ngắn để làm sạch và tịnh hóa những kinh mạch và để thư giãn tâm thứcthân thể. Hình vẽ những kinh mạch có thể tìm ở trang 69.

Ngồi xếp chân trong thế thiền định. Đặt hai tay dưới bụng, tay trái trên tay phải. Hơi cúi đầu một chút cho cổ thẳng.

Hãy quán tưởng ba kinh mạch năng lực trong thân bạn. Kinh mạch trung ương màu xanh và đứng thẳng qua trung tâm của thân ; nó cỡ bằng một cây mía, và hơi rộng ra từ tim đến chỗ mở ra của nó nơi đỉnh đầu. Hai kinh mạch hai bên đường kính bằng cây bút chì và nối với kinh mạch trung ương ở chót đáy của nó, khoảng bốn inch dưới rốn. Chúng đi thẳng qua thân ở hai bên kinh mạch trung ương, cong lại dưới xương sọ, đi qua sau mắt và mở ra nơi lỗ mũi. Nơi người đàn bà kinh mạch phải màu đỏ và kinh mạch trái màu trắng. Nơi người đàn ông kinh mạch phải màu trắng và kinh mạch trái màu đỏ.

Ba hơi thở đầu

Đàn ông : Đưa bàn tay phải lên với ngón tay cái đè gốc ngón tay đeo nhẫn. Bịt lỗ mũi phải với ngón tay đeo nhẫn, hít vào ánh sáng màu lục qua lỗ mũi trái. Rồi bịt lỗ mũi trái với ngón tay đeo nhẫn tay phải, thở ra hết qua lỗ mũi phải. Lập lại như vậy ba lần hơi thở vào và ra.

Đàn bà : Đưa bàn trái lên với ngón cái đè gốc ngón tay đeo nhẫn. Bịt lỗ mũi trái với ngón tay đeo nhẫn, hít vào ánh sáng màu lục qua lỗ mũi phải. Rồi bịt lỗ mũi phải với ngón tay đeo nhẫn, thở ra hết qua lỗ mũi trái. Lập lại như vậy ba lần hơi thở vào và ra.

Với mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng mọi chướng ngại liên hệ với năng lực nam bị trục khỏi kinh mạch màu trắng trong hình dạng không khí màu xanh nhạt. Những cái này gồm những đau yếu thuộc khí cũng như những chướng ngại và che chướng liên hệ với quá khứ.

Ba hơi thở thứ hai

Đàn ông và đàn bà : Đổi tay và lỗ mũi và lập lại ba lần hơi thở vào và ra. Với mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng mọi chướng ngại liên hệ với năng lực nữ bị trục khỏi kinh mạch màu đỏ trong hình dạng không khí màu hồng nhạt. Những cái này gồm những đau yếu thuộc mật cũng như những chướng ngại và che chướng liên hệ với tương lai.

Ba hơi thở thứ ba

Đàn ông và đàn bà : Đặt bàn tay trái trên bàn tay phải dưới bụng, bàn tay ngửa lên. Hít vào ánh sáng màu lục có tính cách chữa lành qua cả hai lỗ mũi. Hãy quán tưởngđi xuống theo hai kinh mạch hai bên đến chỗ nối kết với kinh mạch chính, khoảng bề rộng bốn ngón tay dưới rốn. Với hơi thở ra, hãy quán tưởng năng lực đi lên theo kinh mạch trung ương và ra đỉnh đầu. Hoàn thành ba hơi thở vào và ra. Với mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng tất cả mọi thế lực làm cho đau yếu liên hệ với những ma quỷ đối nghịch bị trục khỏi đỉnh đầu trong hình dạng khói màu đen. Những cái ấy gồm những đau yếu thuộc chất niêm dịch. Cũng như những chướng ngại và che chướng liên hệ với hiện tại.

GURU YOGA

Guru yoga là một thực hành chính yếu trong mọi trường phái Phật giáo Tây Tạng và đạo Bošn. Điều này chứng tỏ trong kinh tantra, và Đại Toàn Thiện. Nó phát triển sự nối kết trong lòng với vị thầy. Bằng cách liên tục làm mạnh lòng sùng mộ, chúng ta đến chỗ sùng mộ thuần túy, không lay chuyển, căn cứ thần lực của sự thực hành. Tinh túy của guru yoga là hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của đạo sư.

Đạo sư chân thật là gì ? Đó là bản tánh nền tảng, vô tướng của tâm, tánh giác bổn nguyên nền tảng của mọi sự, nhưng vì chúng ta sống trong nhị nguyên, sẽ ích lợi cho chúng ta quán tưởng cái ấy trong một hình tướng. Làm như vậy là sử dụng một cách thiện xảo những nhị nguyên của tâm thức ý niệm để làm mạnh thêm lòng sùng mộ và giúp chúng ta nhắm đến thực hành và sự phát sanh những phẩm tính tích cực.

Trong truyền thống Bošn, chúng tôi thường dùng hoặc Tapihritsa như là đạo sư, hoặc Phật Shenla Odker*, ngài đại diện sự hợp nhất của tất cả chư đạo sư. Nếu bạn đã là một hành giả, bạn có thể có một bổn tôn khác để quán tưởng, như Guru Rinpoche hay một yidam hay dakini. Trong khi điều quan trọng là làm việc với một dòng phái mà bạn có một mối liên kết, bạn cần hiểu rằng đạo sư bạn đang quán tưởnghiện thân của tất cả các đạo sư bạn đã liên kết, tất cả các vị thầy đã theo học, tất cả các bổn tôn bạn đã có những cam kết. Đạo sư trong guru yoga không chỉ là một cá nhân, mà là tinh túy của giác ngộ, tánh giác bổn nguyên nó là bản tánh chân thật của bạn. 

Đạo sư cũng là vị thầy mà bạn nhận những giáo lý từ ngài. Trong truyền thống Tây Tạng, chúng ta nói rằng đạo sư

blank
Tapihritsa

còn quan trọng hơn đức Phật. Vì sao ? Bởi vì đạo sưsứ giả trực tiếp của những giáo lý, người đem trí huệ của Phật đến cho đệ tử. Không có đạo sư chúng ta không tìm ra con đường của chúng ta đến với Phật. Thế nên chúng ta cần cảm thấy sùng mộ với đạo sư như đối với Phật nếu thình lình Phật xuất hiện trước mặt chúng ta.

Guru yoga không chỉ là phát sinh một cảm giác nào đó đối với một hình ảnh được quán tưởng. Nó được làm để tìm thấy tâm nền tảng trong chính bạn, tâm đó là nhất như với tâm nền tảng của tất cả các vị thầy của bạn, và của tất cả chư Phật và những bậc chứng ngộ đã từng sống ở đời. Khi bạn hòa nhập với vị guru, bạn hòa nhập với thật tánh nguyên sơ của bạn, nó là người hướng dẫn và đạo sư đích thực. Nhưng điều này không nên là một thực hành trừu tượng. Khi bạn làm guru yoga, hãy cố gắng cảm thấy lòng sùng mộ mãnh liệt đến độ tóc gáy dựng đứng, nước mắt bắt đầu rơi trên mặt bạn, và lòng bạn mở ra và tràn đầy tình thương mến lớn lao. Hãy để bạn hòa lẫn hợp nhất với tâm của guru, chính là Phật tánh giác ngộ của bạn. Đây là cách thực hành guru yoga.

Thực hành

Sau chín hơi thở, vẫn ngồi trong tư thế thiền định, hãy quán tưởng đạo sư ở trên và trước mặt bạn. Đó không phải là một bức tranh bằng phẳng, hai chiều – hãy để cho một hiện thể thực sự hiện hữu ở đó, với ba chiều, làm bằng ánh sáng, trong sạch, và với một sự hiện diện mạnh mẽ tác động cảm giác trong thân thể, năng lực, và tâm thức của bạn. Hãy phát sanh sùng mộ mạnh mẽ và suy nghĩ về sự trao tặng vĩ đại những giáo lý và cơ hội tốt đẹp lớn lao bạn đang hưởng khi liên kết với chúng. Dâng lên một lời cầu nguyện chân thành, cầu xin những tiêu cực và che ám của bạn được dẹp bỏ, những phẩm tính tích cực của bạn được phát triển, và bạn hoàn thành được yoga giấc mộng.

Bấy giờ hãy tưởng tượng nhận những ban phước từ đạo sư trong hình thức những ánh sáng ba màu tuôn chảy từ ba cửa trí huệ của ngài – cửa thân, cửa ngữ, cửa tâm – vào ba cửa của bạn. Những ánh sáng được chuyển vào theo trình tự sau : Ánh sáng trắng tuôn chảy từ luân xa đỉnh đầu của đạo sư vào luân xa đỉnh đầu của bạn, tịnh hóa và làm thư giãn toàn thân thể bạn và phương diện thể xác của bạn. Rồi ánh sáng đỏ từ luân xa cổ họng của đạo sư chảy vào luân xa cổ họng của bạn, tịnh hóa và làm thư giãn phương diện năng lực của bạn. Cuối cùng, ánh sáng xanh từ luân xa tim của đạo sư chảy vào luân xa tim của bạn, tịnh hóa và làm thư giãn tâm thức bạn.

Khi những ánh sáng vào thân thể bạn, hãy cảm thấy chúng. Hãy để thân thể, năng lựctâm thức của bạn thư giãn, tràn ngập trong ánh sáng trí huệ. Hãy dùng tưởng tượng của bạn để làm cho sự ban phước thành ra có thực trong kinh nghiệm trọn vẹn của bạn, trong thân thểnăng lực của bạn cũng như trong những hình ảnh trong tâm thức bạn.

Sau khi nhận sự ban phước gia bị, hãy tưởng tượng đạo sư tan vào trong ánh sáng, ánh sáng này đi vào tim bạn và ở lại đó như tinh túy sâu xa nhất của bạn. Hãy tưởng tượng rằng bạn tan biến trong ánh sáng ấy, và an trụ trong tánh tỉnh giác thanh tịnh, rigpa.

Còn có những giáo huấn tỉ mỉ về guru yoga gồm trong những lễ lạy, dâng cúng, ấn, thần chú và những quán tưởng phức tạp nữa, nhưng tinh túy của sự thực hành là hòa trộn tâm thức bạn với tâm thức của đạo sư, nó chính là tánh giác thanh tịnh, bất nhị. Guru yoga có thể được làm bất kỳ lúc nào trong ngày ; càng nhiều càng tốt. Nhiều đạo sư nói rằng trong tất cả mọi thực hành, guru yoga là cái quan trọng nhất. Nó ban cho sự ban phước của dòng truyền và có thể mở ra và làm mềm dịu tấm lòng và làm bình lặng tâm thức hoang dã. Hoàn thành trọn vẹn guru yoga là hoàn thành con đường.

CHE CHỞ

Đi ngủ hơi giống với chết, một hành trình một mình vào cái không biết. Thông thường chúng ta không lo lắng về giấc ngủ bởi vì chúng ta quen với nó, nhưng hãy nghĩ về điều mà giấc ngủ kéo theo. Chúng ta tự mất mình trong một sự trống không trong một khoảng thời gian, cho đến khi chúng ta khởi lên lại trong một giấc mộng. Khi chúng ta nằm mộng, chúng ta có thể có một bản sắc khác và một thân thể khác. Chúng ta có thể ở trong một nơi chốn xa lạ, với những người chúng ta không biết, dấn thân vào những hoạt động rối rắm có vẻ rất nguy hiểm.

Chỉ ngủ trong một nơi chốn không quen thuộc có thể tạo ra lo âu. Nơi chốn có thể hoàn toàn an ninhtiện nghi, nhưng chúng ta không ngủ như ở nhà trong môi trường quen thuộc. Có thể năng lực chỗ ấy xấu. Hay có thể chỉ sự không an ninh của riêng chúng ta làm rộn chúng ta, và ngay cả trong những chỗ quen thuộc chúng ta cũng cảm thấy lo âu khi chờ giấc ngủ đến, hay lo sợ bởi cái chúng ta nằm mộng. Khi vào giấc ngủ với sự lo âu, những giấc mộng của chúng ta trộn lẫn với sợ hãicăng thẳng, giấc ngủ kém yên và, và sự thực hành khó làm hơn. Thế nên là một ý tốt khi tạo ra một cảm thức được che chở trước khi chúng ta ngủ và chuyển hóa nơi chốn ngủ của chúng ta thành một không gian thiêng liêng.

Điều này được làm bằng cách tưởng tượng những dakini bảo vệ khắp chung quanh chỗ ngủ. Hãy tưởng tượng những dakini như những nữ thần đẹp đẽ, những người nữ giác ngộ, màu lục và đày đủ năng lực che chở. Họ ở gần khi bạn ngủ và suốt cả đêm, như những người mẹ trông chừng cho con họ, hay những người bảo vệ bao quanh một ông vua hay hay bà hoàng hậu. Hãy tưởng tượng họ ở khắp nơi, giữ gìn những cửa lớn và cửa sổ, ngồi cạnh bạn trên giường, đi dạo trong vườn hay sân... cho đến khi bạn hoàn toàn cảm thấy được che chở.

Lại nữa, sự thực hành này thì hơn việc chỉ cố gắng quán tưởng điều gì : hãy thấy những dakini với tâm thức bạn nhưng cũng dùng sự tưởng tượng của bạn để cảm thấy sự hiện diện của họ. Tạo ra một môi trường thiêng liêng, che chở theo cách này là làm bình yên, thư giãn và xúc tiến giấc ngủ yên nghỉ. Một nhà thần bí sống như vầy : thấy điều thần bí, thay đổi môi trường với tâm thức, và cho phép những hành động, thậm chí những hành động tưởng tượng, có ý nghĩa.

Bạn có thể nâng thêm cảm thức an bình trong môi trường bằng cách để những vật có tính chất thiêng liêng trong phòng ngủ : những hình ảnh an bình, đáng yêu, những biểu tượng tôn giáothiêng liêng, và những vật khác hướng tâm thức bạn đến con đường.

Tantra Mẹ nói cho chúng ta rằng khi chúng ta chuẩn bị cho giấc ngủ chúng ta cần duy trì sự tỉnh giác về những nguyên nhân của giấc mộng, đối tượng để tập trung vào, những vị bảo vệ và về chính chúng ta. Giữ những cái ấy trong sự tỉnh giác, không phải như nhiều cái, mà như một môi trường đơn nhất, và điều này sẽ có một hiệu lực lớn lao trong giấc mộng và giấc ngủ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15544)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 22979)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14008)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 12936)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 55071)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 9121)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14406)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14140)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 14166)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 13867)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 36264)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19851)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 18147)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 19170)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19093)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 20262)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 17610)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 31489)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15896)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 14949)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 14649)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46135)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35884)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 21012)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 21564)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 23348)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34331)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19456)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18911)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22902)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20145)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18315)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19811)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19506)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33378)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34431)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54465)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37655)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21103)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17857)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63583)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17347)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49604)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 27372)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20247)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 22995)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18876)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16308)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17888)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20922)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17332)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14436)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16836)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16352)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 15982)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17448)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 21942)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15082)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13469)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14344)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15357)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 14959)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12669)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13323)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27364)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12485)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13165)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 14450)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 16188)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 12374)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15374)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12847)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12172)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13179)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21598)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11259)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 22679)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 15033)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14920)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46166)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 22407)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 14522)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12598)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18880)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14704)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43830)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 56925)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13810)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 47445)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13629)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14548)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 28972)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33256)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38316)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 15377)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 31184)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 12508)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40355)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43371)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 46613)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant