NHỮNG
YOGA
TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ Nguyên
tác:
The Tibetan Yogas of Dream and Sleep Nhà
Xuất
Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998 Việt
dịch:
Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000
PHẦN
SÁU: NHỮNG BỔ SUNG
6.
Cái Ngã
Danh
từ
ngã đã được định nghĩa khác nhau trong nhiều tôn giáo
và triết học từ thời cổ đại đến hiện tại. Phật giáovà
đạo
Bošn nhấn mạnh vào giáo lývô ngã hay tánh không (sunyata),
nó là chân lý, sự thậttối hậu của tất cả hiện tượng.
Không có cái hiểu tánh không thì khó mà cắt tiệt gốc rễ
của
bản ngãích kỷ và tìm thấygiải thoát khỏi những biên
giới của nó.
Tuy
nhiên, khi chúng ta biết được cuộc hành trìnhtâm linhchúng
ta cũng biết được về tự giải thoát và tự chứng ngộ.
Và chúng tachắc chắn hình như là một cái ngã. Chúng ta có
thể biện luận để thuyết phục những người khác rằng
chúng ta không có một cái ngã, nhưng khi đời sốngchúng ta
bị đe dọa hay cái gì bị lấy khỏi chúng ta, cái ngã mà
chúng ta bảo là không có có thể trở nên rất sợ hãi hay
đảo lộn.
Theo
Phật giáo và đạo Bošn, cái ngã quy ước có hiện hữu. Nếu
không, không ai tạo ra nghiệp, khổ đau và tìm giải thoát.
Chính cái ngã bẩm sinh, vốn có thì không hiện hữu. Không
có một cái ngã bẩm sinh nghĩa là không có thực thểcốt
lõi riêng biệt không thay đổi qua thời gian. Dù bản tánh
của tâm thức không thay đổi, nó không nên bị lầm với
một thực thể riêng biệt, một “cái ngã”, một mẩu nhỏ
của tánh giác bất hoại được gọi là “tôi”. Bản tánh
của tâm thức không phải là một sở hữucá nhân và không
phải là một cá thể. Nó là bản tánh của chúng sanh và như
nhất đối với tất cả chúng sanh.
Chúng
ta hãy lấy lạithí dụ những phản chiếu trong một tấm
gương. Nếu chúng ta tập chú vào những phản chiếu, chúng
ta có thể nói có cái phản chiếu này và cái phản chiếu
kia, chỉ ra hai hình ảnh khác nhau. Chúng lớn lên hay nhỏ lại,
đến và đi, và chúng ta có thể theo chúng quanh cái gương
như thể chúng là những hiện thể tách biệt. Chúng giống
như cái ngã quy ước. Tuy nhiên, những phản chiếu không phải
là những thực thể riêng biệt, chúng là một trò chơi của
ánh sáng, những ảo tưởng không có chất thể trong quang minh
trống không của tấm gương. Chúng chỉ hiện hữu như những
thực thể qua sự ý niệm hóa chúng như là những thực thể.
Những phản chiếu là một biểu lộ của bản tánh tấm gương,
cũng như cái ngã quy ước là một biểu lộ khởi từ, trụ
trong và tan biến trở lại vào sự trong suốt trống không
của nền tảng của hiện hữu, kunzhi.
Cái
ngã quy ước mà bạn thường đồng hóa với nó và tâm thức
động khởi sanh ra cái ngã đó, cả hai đều uyễn chuyển,
năng động, tạm thời, không chất thể, chuyển dịch, vô
thường, và không có hiện hữu nội tại, như cái phản chiếu
trong gương. Bạn có thể thấy điều này trong chính cuộc
đời bạn nếu bạn xem xét nó. Hãy tưởng tượng điền vào
một tờ giấy những thông tin về bạn. Bạn kê tên, giống
loại, tuổi tác, địa chỉ, công việc, địa vị và mô tảhình dáng. Bạn diễn tả những nét nhân cách và chỉ số
thông minh. Bạn viết ra những mục tiêu và mơ mộng, những
niềm tin, tư tưởng, giá trị và những sợ hãi của bạn.
Bây
giờ hãy tưởng tượng mọi thứ này là bị lấy đi mất.
Cái gì còn lại? Lấy thêm nữa – những bè bạn và nhà
cửa, quê hương và y phục. Bạn mất khả năng nói hay suy
nghĩ với ngôn ngữ. Bạn mất trí nhớ. Bạn mất các giác
quan. Đâu là bản ngã của bạn? Nó có phải là thân thể
bạn không? Nếu bạn mất hết tay chân, sống với tim, phổi
nhân tạo, bị tổn thương não và mất khả năng trí óc?
Ở điểm nào bạn thôi là một cái ngã? Nếu bạn lột vỏ
những tầng lớp của nhân cách và hệ thống cấp bậc các
thuộc tính, đến một điểm nào không có gì còn lại.
Bạn
không phải là cái ngã mà bạn là khi bạn mới một tuổi
hay mười tuổi. Bạn không phải là cái ngã mà bạn là cách
đây một giờ đồng hồ. Không có cái gì là không thay đổi.
Vào lúc chết, những cái gì còn lại cuối cùng có vẻ như
là một cái ngã khôngbiến đổi cũng ra đi. Khi tái sanh, bạn
là một kiểu mẫu hoàn toàn khác, thân thể khác, khả năng
tinh thần khác. Không phải là bạn không là một cá nhân –
rõ ràng bạn như vậy – nhưng tất cả mọi cá nhân đó đều
không có hiện hữu nội tại, độc lập. Cái ngã quy ước
tự căn bản là ngẫu nhiên, hiện hữu như một tạo tác từ
khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác như dòng những tư
tưởng không ngừng khởi sanh trong sự sáng tỏ của tâm thức,
hay như những biểu lộ không ngừng của những hình ảnh trong
gương. Những tư tưởng thì hiện hữu như những tư tưởng,
nhưng khi chúng được xét nghiệm trong thiền định chúng biến
vào tánh không mà từ đó chúng khởi sanh. Cũng thế đối
với cái ngã quy ước: khi khảo sát sâu xa, nó chỉ chứng
tỏ rằng nó là một ý niệm được gán cho một tập hợp
lỏng lẻo những biến cốthường trực thay đổi. Và cũng
như những tư tưởngtiếp tục khởi lên, những nhân cách
cá tánh tạm thời của chúng tacũng thế. Đồng hóa một
cách sai lầm với cái ngã quy ước và tự xem mình là một
chủ thể bao quanh bởi những đối tượng là nền tảng của
cái nhìn nhị nguyên và là sự phân hai căn bản trên đó khổ
đau không dứt của sanh tử được đặt nền.
4
Chuẩn Bị cho Ban Đêm
Người
trung
bình không biết những nguyên lý của thiền định, mang
những căng thẳng, phiền não, tư tưởng và những rối rắm
mê mờ của ban ngày vào ban đêm. Đối với một người như
vậy, không có thực hành hay thời gianđặc biệt nào được
đặt riêng ra để xử lý ban ngày hay làm bình lặng trước
khi vào giấc ngủ. Với họ giấc ngủ đến giữa sự phóng
dật, và những tiêu cực được được giữ trong tâm thức
suốt đêm. Khi cơn mộng khởi sanh từ những tiêu cực này,
không có sự vững vàng ổn định trong hiện diệntỉnh thức
và cá nhân bị cuốn theo những hình ảnh và mê lầm của
thế giới mộng. Thân thểcăng thẳng bởi lo âu hay nặng
nề bởi buồn rầu, và khí trong thân thì thô và không trơn
tru khi tâm thức phóng đi đây đó. Giấc ngủ bị nhiễu loạn,
những giấc mơ đầy căng thẳng hay chỉ là một sự trốn
thoátthích thú, và người ngủ khi thức dậy thì mệt mỏi
và không được ngơi nghỉ vào buổi sáng hôm sau, thường
tiếp tục ban ngày trong một trạng tháitiêu cực.
Ngay
cả với người không thực hành những yoga giấc mộng hay
giấc ngủ, vẫn cólợi lạc khi chuẩn bị cho giấc ngủ,
xem nó là nghiêm túc. Tịnh hóa tâm thức đến mức tốt nhất
trước khi ngủ, cũng như trước lúc thiền định, làm phát
sanh nhiều sự hiện diện hơn và những phẩm tính tích cực.
Hơn là để cho những xúc tình tiêu cựcmang đi lúc ban đêm,
hãy dùng bất cứ phương tiện thiện xảo nào bạn có để
giải thoát bạn khỏi những xúc tình đó. Nếu bạn biết
làm thế nào để cho xúc tình tựgiải thoát, tan biến vào
tánh không, thì hãy làm thế. Nếu bạn biết làm thế nào
để chuyển hóa nó hay tạo nên cái đối trị với nó, hãy
dùng hiểu biết đó. Hãy cố gắng nối kết với vị lama,
yidam, và dakini ; hãy cầu nguyện đến chư Phật và những
thần bổn tôn ; hãy phát khởi lòng bi. Hãy làm điều gì bạn
có thể làm để gỡ thoát cho bạn căng thẳng trong thân thể
và những thái độtiêu cực trong tâm thức. Thoát khỏi sự
quấy nhiễu, với một tâm thức nhẹ tênh và thoải mái, bạn
sẽ kinh nghiệm một giấc ngủ yên nghỉ hơn và phục hồi
sức khỏe hơn. Dù cho không thể làm phần sau của những thực
hành, sự thực hành này là một cái gì tích cực mà ai cũng
có thể hòa trộn vào cuộc sống hàng ngày.
Ở
trên là vài chuẩn bị tổng quát cho ban đêm, nhưng chớ tự
giới hạn trong những cái ấy. Điểm quan trọng là tỉnh thức
với cái mà bạn đang làm với tâm thức bạn và nó ảnh hưởng
bạn thế nào, và dùng sự hiểu biết của bạn để làm bình
an chính bạn, trở nên hiện diện, và mở ra những khả tính
của ban đêm.
CHÍN
HƠI THỞ TỊNH HÓA
Có
lẽ bạn đã ghi nhận sự căng thẳng nhiều biết bao được
mang vào trong thân thể và sự căng thẳngảnh hưởng đến
hơi thở như thế nào. Khi có ai mà chúng ta đang có nhiều
rắc rối với họ đi vào phòng, thân thể co siết và hơi
thở trở nên ngắn hơn và gắt hơn. Khi chúng ta sợ, hơi thở
thành nhanh và cạn. Khi buồn, hơi thở thường sâu và điểm
thêm những tiếng thở dài. Và nếu người nào chúng ta thích
và chăm lo đi vào phòng, thân thể thư giãn và hơi thở rỗng
rang và thoải mái.
Hơn
là chờ đợi kinh nghiệm để thay đổi hơi thở, chúng ta
có thể chủ động thay đổi hơi thở để thay đổi kinh nghiệm
của chúng ta. Chín hơi thở của sự tịnh hóa là một thực
hành ngắn để làm sạch và tịnh hóa những kinh mạch và
để thư giãn tâm thức và thân thể. Hình vẽ những kinh mạch
có thể tìm ở trang 69.
Ngồi
xếp chân trong thế thiền định. Đặt hai tay dưới bụng,
tay trái trên tay phải. Hơi cúi đầu một chút cho cổ thẳng.
Hãy
quán tưởng ba kinh mạch năng lực trong thân bạn. Kinh mạch
trung ương màu xanh và đứng thẳng qua trung tâm của thân ;
nó cỡ bằng một cây mía, và hơi rộng ra từ tim đến chỗ
mở ra của nó nơi đỉnh đầu. Hai kinh mạch hai bên đường
kính bằng cây bút chì và nối với kinh mạch trung ương ở
chót đáy của nó, khoảng bốn inch dưới rốn. Chúng đi thẳng
qua thân ở hai bên kinh mạch trung ương, cong lại dưới xương
sọ, đi qua sau mắt và mở ra nơi lỗ mũi. Nơi người đàn
bà kinh mạch phải màu đỏ và kinh mạch trái màu trắng. Nơi
người đàn ông kinh mạch phải màu trắng và kinh mạch trái
màu đỏ.
Ba
hơi thở đầu
Đàn
ông : Đưa bàn tay phải lên với ngón tay cái đè gốc ngón
tay đeo nhẫn. Bịt lỗ mũi phải với ngón tay đeo nhẫn, hít
vào ánh sáng màu lục qua lỗ mũi trái. Rồi bịt lỗ mũi trái
với ngón tay đeo nhẫn tay phải, thở ra hết qua lỗ mũi phải.
Lập lại như vậy ba lần hơi thở vào và ra.
Đàn
bà : Đưa bàn trái lên với ngón cái đè gốc ngón tay đeo
nhẫn. Bịt lỗ mũi trái với ngón tay đeo nhẫn, hít vào ánh
sáng màu lục qua lỗ mũi phải. Rồi bịt lỗ mũi phải với
ngón tay đeo nhẫn, thở ra hết qua lỗ mũi trái. Lập lại
như vậy ba lần hơi thở vào và ra.
Với
mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng mọi chướng ngạiliên
hệ với năng lực nam bị trục khỏi kinh mạch màu trắng
trong hình dạng không khí màu xanh nhạt. Những cái này gồm
những đau yếu thuộc khí cũng như những chướng ngại và
che chướng liên hệ với quá khứ.
Ba
hơi thở thứ hai
Đàn
ông và đàn bà : Đổi tay và lỗ mũi và lập lại ba lần
hơi thở vào và ra. Với mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng
mọi chướng ngạiliên hệ với năng lực nữ bị trục khỏi
kinh mạch màu đỏ trong hình dạng không khí màu hồng nhạt.
Những cái này gồm những đau yếu thuộc mật cũng như những
chướng ngại và che chướng liên hệ với tương lai.
Ba
hơi thở thứ ba
Đàn
ông và đàn bà : Đặt bàn tay trái trên bàn tay phải dưới
bụng, bàn tay ngửa lên. Hít vào ánh sáng màu lục có tính
cách chữa lành qua cả hai lỗ mũi. Hãy quán tưởng nó đi
xuống theo hai kinh mạch hai bên đến chỗ nối kết với kinh
mạch chính, khoảng bề rộng bốn ngón tay dưới rốn. Với
hơi thở ra, hãy quán tưởngnăng lựcđi lên theo kinh mạch
trung ương và ra đỉnh đầu. Hoàn thành ba hơi thở vào và
ra. Với mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng tất cả mọi
thế lực làm cho đau yếu liên hệ với những ma quỷ đối
nghịch bị trục khỏi đỉnh đầu trong hình dạng khói màu
đen. Những cái ấy gồm những đau yếu thuộc chất niêm dịch.
Cũng như những chướng ngại và che chướng liên hệ với
hiện tại.
GURU
YOGA
Guru
yoga là một thực hànhchính yếu trong mọi trường phái Phật
giáo Tây Tạng và đạo Bošn. Điều này chứng tỏ trong kinh
tantra, và Đại Toàn Thiện. Nó phát triển sự nối kết trong
lòng với vị thầy. Bằng cách liên tục làm mạnh lòng sùng
mộ, chúng ta đến chỗ sùng mộ thuần túy, không lay chuyển,
căn cứ thần lực của sự thực hành. Tinh túy của guru yoga
là hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của đạo sư.
Đạo
sưchân thật là gì ? Đó là bản tánh nền tảng, vô tướng
của tâm, tánh giác bổn nguyên nền tảng của mọi sự, nhưng
vì chúng ta sống trong nhị nguyên, sẽ ích lợi cho chúng taquán tưởng cái ấy trong một hình tướng. Làm như vậy là
sử dụng một cách thiện xảo những nhị nguyên của tâm
thứcý niệm để làm mạnh thêm lòng sùng mộ và giúp chúng
ta nhắm đến thực hành và sự phát sanh những phẩm tính
tích cực.
Trong
truyền thống Bošn, chúng tôithường dùng hoặc Tapihritsa như
là đạo sư, hoặc Phật Shenla Odker*, ngài đại diện sự hợp
nhất của tất cả chư đạo sư. Nếu bạn đã là một hành
giả, bạn có thể có một bổn tôn khác để quán tưởng,
như Guru Rinpoche hay một yidam hay dakini. Trong khi điều quan trọng
là làm việc với một dòng phái mà bạn có một mối liên
kết, bạn cần hiểu rằng đạo sư bạn đang quán tưởng
là hiện thân của tất cả các đạo sư bạn đã liên kết,
tất cả các vị thầy đã theo học, tất cả các bổn tôn
bạn đã có những cam kết. Đạo sư trong guru yoga không chỉ
là một cá nhân, mà là tinh túy của giác ngộ, tánh giác bổn
nguyên nó là bản tánhchân thật của bạn.
Đạo
sư cũng là vị thầy mà bạn nhận những giáo lý từ ngài.
Trong truyền thốngTây Tạng, chúng ta nói rằng đạo sư
Tapihritsa
còn
quan
trọng hơn đức Phật. Vì sao ? Bởi vì đạo sư là sứ
giả trực tiếp của những giáo lý, người đem trí huệ của
Phật đến cho đệ tử. Không có đạo sưchúng ta không tìm
racon đường của chúng ta đến với Phật. Thế nên chúng
ta cần cảm thấy sùng mộ với đạo sư như đối với Phật
nếu thình lình Phật xuất hiệntrước mặtchúng ta.
Guru
yoga không chỉ là phát sinh một cảm giác nào đó đối với
một hình ảnh được quán tưởng. Nó được làm để tìm
thấy tâm nền tảng trong chính bạn, tâm đó là nhất như
với tâm nền tảng của tất cả các vị thầy của bạn,
và của tất cả chư Phật và những bậc chứng ngộ đã từng
sống ở đời. Khi bạn hòa nhập với vị guru, bạn hòa nhập
với thật tánh nguyên sơ của bạn, nó là người hướng dẫn
và đạo sư đích thực. Nhưng điều này không nên là một
thực hànhtrừu tượng. Khi bạn làm guru yoga, hãy cố gắngcảm thấy lòng sùng mộ mãnh liệt đến độ tóc gáy dựng
đứng, nước mắt bắt đầu rơi trên mặt bạn, và lòng bạn
mở ra và tràn đầy tình thương mến lớn lao. Hãy để bạn
hòa lẫn hợp nhất với tâm của guru, chính là Phật tánhgiác ngộ của bạn. Đây là cách thực hành guru yoga.
Thực
hành
Sau
chín hơi thở, vẫn ngồi trong tư thế thiền định, hãy quán
tưởngđạo sư ở trên và trước mặt bạn. Đó không phải
là một bức tranh bằng phẳng, hai chiều – hãy để cho một
hiện thể thực sự hiện hữu ở đó, với ba chiều, làm
bằng ánh sáng, trong sạch, và với một sự hiện diện mạnh
mẽ tác độngcảm giác trong thân thể, năng lực, và tâm
thức của bạn. Hãy phát sanh sùng mộ mạnh mẽ và suy nghĩ
về sự trao tặng vĩ đại những giáo lý và cơ hội tốt
đẹp lớn lao bạn đang hưởng khi liên kết với chúng. Dâng
lên một lời cầu nguyệnchân thành, cầu xin những tiêu cực
và che ám của bạn được dẹp bỏ, những phẩm tính tích
cực của bạn được phát triển, và bạn hoàn thành được
yoga giấc mộng.
Bấy
giờ hãy tưởng tượng nhận những ban phước từ đạo sư
trong hình thức những ánh sáng ba màu tuôn chảy từ ba cửa
trí huệ của ngài – cửa thân, cửa ngữ, cửa tâm – vào
ba cửa của bạn. Những ánh sáng được chuyển vào theo trình
tự sau : Ánh sáng trắng tuôn chảy từ luân xa đỉnh đầu
của đạo sư vào luân xa đỉnh đầu của bạn, tịnh hóa
và làm thư giãn toàn thân thể bạn và phương diện thể xác
của bạn. Rồi ánh sáng đỏ từ luân xa cổ họng của đạo
sư chảy vào luân xa cổ họng của bạn, tịnh hóa và làm
thư giãn phương diệnnăng lực của bạn. Cuối cùng, ánh
sáng xanh từ luân xa tim của đạo sư chảy vào luân xa tim
của bạn, tịnh hóa và làm thư giãn tâm thức bạn.
Khi
những ánh sáng vào thân thể bạn, hãy cảm thấy chúng. Hãy
để thân thể, năng lực và tâm thức của bạn thư giãn,
tràn ngập trong ánh sáng trí huệ. Hãy dùng tưởng tượng
của bạn để làm cho sự ban phước thành ra có thực trong
kinh nghiệmtrọn vẹn của bạn, trong thân thể và năng lực
của bạn cũng như trong những hình ảnh trong tâm thức bạn.
Sau
khi nhận sự ban phướcgia bị, hãy tưởng tượng đạo sư
tan vào trong ánh sáng, ánh sáng này đi vào tim bạn và ở lại
đó như tinh túy sâu xa nhất của bạn. Hãy tưởng tượng
rằng bạn tan biến trong ánh sáng ấy, và an trụ trong tánh
tỉnh giácthanh tịnh, rigpa.
Còn
có những giáo huấn tỉ mỉ về guru yoga gồm trong những lễ
lạy, dâng cúng, ấn, thần chú và những quán tưởngphức
tạp nữa, nhưng tinh túy của sự thực hành là hòa trộn tâm
thức bạn với tâm thức của đạo sư, nó chính là tánh giác
thanh tịnh, bất nhị. Guru yoga có thể được làm bất kỳ
lúc nào trong ngày ; càng nhiều càng tốt. Nhiều đạo sư nói
rằng trong tất cả mọi thực hành, guru yoga là cái quan trọng
nhất. Nó ban cho sự ban phước của dòng truyền và có thể
mở ra và làm mềm dịu tấm lòng và làm bình lặng tâm thứchoang dã. Hoàn thànhtrọn vẹn guru yoga là hoàn thànhcon đường.
CHE
CHỞ
Đi
ngủ hơi giống với chết, một hành trìnhmột mình vào cái
không biết. Thông thường chúng ta không lo lắng về giấc
ngủ bởi vì chúng ta quen với nó, nhưng hãy nghĩ về điều
mà giấc ngủ kéo theo. Chúng ta tự mất mình trong một sự
trống không trong một khoảng thời gian, cho đến khi chúng
ta khởi lên lại trong một giấc mộng. Khi chúng tanằm mộng,
chúng ta có thể có một bản sắc khác và một thân thể khác.
Chúng ta có thể ở trong một nơi chốn xa lạ, với những
người chúng ta không biết, dấn thân vào những hoạt động
rối rắm có vẻ rất nguy hiểm.
Chỉ
ngủ trong một nơi chốn không quen thuộc có thể tạo ra lo
âu. Nơi chốn có thể hoàn toànan ninh và tiện nghi, nhưng
chúng ta không ngủ như ở nhà trong môi trường quen thuộc.
Có thể năng lực chỗ ấy xấu. Hay có thể chỉ sự không
an ninhcủa riêngchúng ta làm rộn chúng ta, và ngay cả trong
những chỗ quen thuộcchúng ta cũng cảm thấylo âu khi chờ
giấc ngủ đến, hay lo sợ bởi cái chúng tanằm mộng. Khi
vào giấc ngủ với sự lo âu, những giấc mộng của chúng
ta trộn lẫn với sợ hãi và căng thẳng, giấc ngủ kém yên
và, và sự thực hành khó làm hơn. Thế nên là một ý tốt
khi tạo ra một cảm thức được che chở trước khi chúng
ta ngủ và chuyển hóa nơi chốn ngủ của chúng ta thành một
không gianthiêng liêng.
Điều
này được làm bằng cách tưởng tượng những dakini bảo
vệ khắp chung quanh chỗ ngủ. Hãy tưởng tượng những dakini
như những nữ thầnđẹp đẽ, những người nữ giác ngộ,
màu lục và đày đủ năng lựcche chở. Họ ở gần khi bạn
ngủ và suốt cả đêm, như những người mẹ trông chừng
cho con họ, hay những người bảo vệ bao quanh một ông vua
hay hay bà hoàng hậu. Hãy tưởng tượng họ ở khắp nơi,
giữ gìn những cửa lớn và cửa sổ, ngồi cạnh bạn trên
giường, đi dạo trong vườn hay sân... cho đến khi bạn hoàn
toàncảm thấy được che chở.
Lại
nữa, sự thực hành này thì hơn việc chỉ cố gắngquán
tưởng điều gì : hãy thấy những dakini với tâm thức bạn
nhưng cũng dùng sự tưởng tượng của bạn để cảm thấy
sự hiện diện của họ. Tạo ra một môi trường thiêng liêng,
che chở theo cách này là làm bình yên, thư giãn và xúc tiến
giấc ngủ yên nghỉ. Một nhà thần bí sống như vầy : thấy
điều thần bí, thay đổi môi trường với tâm thức, và cho
phép những hành động, thậm chí những hành động tưởng
tượng, có ý nghĩa.
Bạn
có thể nâng thêm cảm thức an bình trong môi trường bằng
cách để những vật có tính chấtthiêng liêng trong phòng
ngủ : những hình ảnhan bình, đáng yêu, những biểu tượngtôn giáo và thiêng liêng, và những vật khác hướng tâm thức
bạn đến con đường.
Tantra
Mẹ nói cho chúng ta rằng khi chúng ta chuẩn bị cho giấc ngủ
chúng ta cần duy trì sự tỉnh giác về những nguyên nhân của
giấc mộng, đối tượng để tập trung vào, những vị bảo
vệ và về chính chúng ta. Giữ những cái ấy trong sự tỉnh
giác, không phải như nhiều cái, mà như một môi trường đơn
nhất, và điều này sẽ có một hiệu lực lớn lao trong giấc
mộng và giấc ngủ.
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
Thi hàoVương Duy (701-761) cùng với Đỗ Phủ (712-770) và Lý Bạch (701-762) là ba thi nhân cự phách dưới triều đại của Đường Huyền Tông (685-762)... Hoang Phong
Thiền không xa lạ đối với giới Phật họctrong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt... Hồng Quang
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
Thiền cứu tôi từ tuyệt vọng hơn một lần. Trong những giai đoạn bệnh hoạntrầm trọng nhất, tôi đã được cứu bằng nhận thức rằng kinh nghiệmđau đớn chỉ là nhất thời... Huỳnh Kim Quang
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiênrải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
Những lời khuyên này, ta muốn nói với Dagmema. Hãy bình tâm, đừng trộn lẫn tâm ấy với những gì thế tục. Hãy đánh thức sự kiên định và buông bỏ niềm đau.
Xuân qua thu lại, cùng thời gian này vào năm tới, vô số người sẽ gặp phải cái chết của mình. Ai có thể quả quyết rằng bạn không phải là một người trong số đó?
Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á...
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanhtiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
Đạo sư Padma nói: Hãy thực hành Phápthập thiện và hãy có niềm tin vào cái nên tránh và cái nên làm theo các loạihậu quả trắng và đen của những hành động ấy.
Đức Phật, vô cùngthực tế và thiện xảo, đã khai thị bằng vô sốgiáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhậpthực tại.
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡngBồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
Được thành lập vào cuối những năm 1960, trải qua 50 năm có lẽ, đến nay Thubten Choling là một trung tâmđào tạoPhật giáo Tây Tạng hàng đầu của trường phái Nyingma...
Sau khi định tâm, tôi nhắm mắt tưởng nhớ đến Thánh: “Hôm nay con thấy vô cùnghạnh phúc được đặt chân lên Tu viện, nơi Thánh Trulshik và các vị đạo sư tu hành...
Theo những nghiên cứulâu dài và cẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tửTây Tạng trong việc xoa dịutinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal).
Nụ cười của Ngài cũng là sự thể hiện hai đức hạnhquý báu trong đạo Phật, đó là hỷ, xả. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươichân thật, hạnh phúc, an lạc.
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượngnhị nguyên.
Những người mới bắt đầu nên tập trung vào việc chắc chắn rằng động cơ của họ là thanh tịnh, và cầu nguyệnchí thành đến vị thầy gốc. Đây là thực hành tốt nhất.
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định...
Tara là hiện thânlòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tại và vị lai. Bà là vị Thánh nữ có khả năng thực hiện và hoàn thành mọi hoạt độnggiác ngộ của chư Phật.
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi íchchân thật.
Mục đíchchính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trìGiáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt đượchạnh phúctối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đứctốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
Tôi thấy thầy trao cho Út Huy gói quà, thằng nhóc vừa đưa tay nhận lấy, thầy lại móc túi áo lấy ra một chai dầu nóng dúi vào tay nó. Xong, thầy xoa đầu nó âu yếm...
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáoĐại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tạinương nhờlòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
Quán các pháp chẳng thường chẳng đoạn, cũng chẳng phải có, chẳng phải không, chỗ tâm hành diệt, ngôn thuyết cũng bặt dứt. Đó gọi là quán sâu xathanh tịnh.
Quyển "Thiền tông quyết nghi tập" này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh...
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đườngthực hànhchân chính, dẫn đến nơi thoát khỏisanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
Hiện tạichúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lýPhật Đà. Nhờ sự gia trì và lòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứu và thực hànhgiáo pháp.
Thực hànhKim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởng và trí thông minh của đệ tử nhận nó.
Thái độ nói ôn hòađiềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõi là ý thức của ta qua lời nói...
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sáng và an lạc. Bạn cảm thấynội tâm mình vô cùngthanh tịnh và cao thượng.
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
Mục đích của cuộc đờichúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
Hệ thốngPhật giáoĐại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”...
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng tatrải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
Việc chúng ta được sinh ra làm người mang lại cho ta cơ hội và thuận lợi để thực hành Pháp và cho ta con đường dẫn tới truyền thốngbao la và sâu xa của Phật Pháp.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.