Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tịnh Độ Thập Nghi Luận

15 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 25144)
Tịnh Độ Thập Nghi Luận

Tịnh Độ Thập Nghi Luận

Trí Giả Đại Sư
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm

 

tinh_do_thap_nghi_luan

Có người cho rằng Tịnh Độ Giáo thuộc về hành môn không phải lý môn, nghĩa là Đức Thích Ca chỉ trần thuật cảnh Cực Lạc, rồi khuyên người niệm Phật để cầu sanh, không thiệp đến phần lý thuyết. Nhưng thật ra, lý để đi đến hành, trong hành tức đã có ẩn phần giáo lý. Vã lại pháp môn của Đức Phật chia làm Không Tông, Hữu Tông, Hiển Giáo, Mật Giáo, tất cả đều nương tựa và làm sáng tỏ cho nhau. Cho nên nếu nhận định rằng: không có Duy Thức hay Thiền, thì Mật và Tịnh Độ thành ra thần quyền mê tín, hoặc không có Tịnh Độ cùng Mật, tất Duy Thức và Thiền thành ra lý thuyết trệ không, đều là biết qua các tông phái Phật Giáo bằng lối nhìn phiến diện. Chẳng hạn như bên Thiền Tông, tuy chỉ dạy tham một câu thoại đầu, nhưng trong ấy đã hàm ẩn vô biên đạo lý. Tịnh Độ Tông cũng thế, một câu niệm Phật gồm cả Thiền, Giáo, Luật, Mật, nên cổ đức đã phán định pháp môn nầy thuộc về đốn giáo. Và Ngẫu Ích Đại Sư, một vị đích truyền thuộc phái Thiên Thai, cũng bảo: "Một câu Phật hiệu nếu niệm cho thuần thục, thì ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, bao nhiêu công án của Thiền Tôngđạo lý cực tắc của Giáo môn đều ở trong đó".

Để chứng minh câu niệm Phật hàm đạo lý nhiệm mầu, và giải mối nghi cho những vị tìm hiểu cùng hành trì về môn nầy, bút giả xin phiên dịch quyển Thập Nghi của ngài Trí Giả, tập Hoặc Vấn của ngài Thiên Như, họp lại tạm lấy nhan đề là Tịnh Độ Quyết Nghi Luận. Trong đây phần nhiều bàn giải những nghi vấn hơi cao, đáng lẽ bút giả phải phụ thích thêm những nghi điểm thông thường về Tịnh Độ, song vì tự thân kém sức khỏe lại Phật sự bận nhiều, nên xin hẹn chờ dịp khác.

Nội dung quyển nầy trừ một vài điểm phụ giải có ghi chú, ngoài ra toàn là những luận thích của bậc danh đức. Học giả có thể đặt niềm tin tưởng nơi cổ huấn, mà mở đường vào Tịnh Độ Huyền Môn.

Liên Du Thích Thiền Tâm.

1.- Hỏi: Chư Phật Bồ Tát lấy đại bi làm sự nghiệp. Vậy người đã phát tâm Bồ Đề, nếu muốn cứu độ chúng sanh, chỉ nên nguyện sanh trong ba cõi, ở nơi đời ngũ trược, vào ba đường áccứu khổ cho các hữu tình. Tại sao chúng ta đã học theo Phật, lại xa rời chúng sanh, tự sống riêng một cuộc đời yên ổn? Đó có phải là thiếu lòng từ bi, chuyên lo tự lợitrái với đạo Bồ Đề chăng?

Đáp: Bồ Tát có hai hạng. Thứ nhất, bậc tu Bồ Tát đạo đã lâu, chứng được vô sanh pháp nhẫn. Với những vị nầy, đem lời đó trách thì đúng. Thứ nhì, bậc chưa chứng vô sanh và hàng phàm phu mới phát tâm Bồ Tát. Những vị sau nầy cần phải thường không rời Phật, mới thành tựu được nhẫn lực và có thể ở trong ba cõi, vào nơi đời ác để cứu độ chúng sanh. Cho nên Luận Trí Độ nói: "Hạng phàm phu còn đủ mọi sự ràng buộc, dù có lòng đại bi, nhưng vội muốn sanh trong đời ác để cứu chúng hữu tình khổ não, đó là điều không hợp lý". Tại sao thế? Vì trong cõi đời ác trược, nghiệp phiền não mạnh mẽ lẫy lừng. Khi ấy, mình đã không có nhẫn lực, tất tâm sẽ tùy cảnh mà chuyển, rồi bị sắc, thanh, danh lợi trói buộc, sanh ra đủ nghiệp tham, sân, si. Chừng đó tự cứu đã không rồi, nói chi là cứu chúng sanh? Giả sử được sanh trong cõi người thì cảnh xấu ác kẻ tà ngoại dẫy đầy, người chánh chơn khó gặp, cho nên Phật Pháp không dễ gì nghe, Thánh Đạo không dễ gì chứng.

Nếu người nhân bố thí, trì giới, tu phước được làm bậc quyền quý, mấy ai không mê đắm cảnh giàu sang, buông lung trong trường dục lạc?

Lúc đó dù có bậc Thiện tri thức khuyên bảo, họ cũng không chịu tin làm theo, lại vì muốn thỏa mãn lòng tham dục của mình, nương quyền thế sẵn có, gây ra nhiều tội nghiệp. Đến khi chết rồi, bị đọa vào tam đồ trải qua vô lượng kiếp, khi khỏi tam đồ, sanh được làm người, phải thọ thân bần tiện; nếu không gặp Thiện tri thức lại mê lầm gây tội ác, rồi bị đọa nữa. Từ trước đến nay chúng sanh luân hồi đều ở trong tình trạng ấy. Đây gọi là nan hành đạo vậy. Kinh Duy Ma cũng nói: "Chính bịnh của mình còn không tự cứu được, đâu có thể cứu được bịnh cho kẻ khác".

Luận Trí Độ cũng nói: "Ví như hai người, mỗi kẻ đều có thân nhân bị nước lôi cuốn; một người tánh gấp nhảy ngay xuống nước để cứu vớt, nhưng vì thiếu phương tiện nên cả hai đều bị đắm chìm. Một người sáng tỉnh hơn vội chạy đến lấy thuyền bơi ra cứu vớt, nên cả hai đều không bị nạn trầm nịch". Bậc Bồ Tát mới phát tâm vì chưa đủ nhẫn lực nên không thể cứu chúng sanh, cũng như người trước. Những vị Bồ Tát thường gần gũi Phật chứng được vô sanh nhẫn, mới có thể nhập thế và cứu độ vô lượng chúng sanh cũng như người sau. Như trẻ thơ không nên rời mẹ, nếu rời mẹ thì hoặc rơi vào hầm giếng, té xuống sông đầm, hoặc đói khát mà chết. Lại như chim non chưa đủ lông cánh, chỉ có thể nhảy chuyền theo cành cây; đợi chừng nào lông cánh đầy đủ, mới có thể bay xa, thong thả vô ngại. Phàm phu không nhẫn lực, chỉ nên chuyên niệm Phật A Di Đà cho được nhất tâm, đợi khi tịnh nghiệp thành tựu, lúc lâm chung sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh, quyết định không nghi. Khi thấy đức A Di Đà chứng quả Vô Sanh rồi, chừng ấy sẽ cỡi thuyền pháp nhẫn vào biển luân hồi cứu vớt chúng sanh, mặc ý làm vô biên Phật sự.

Cho nên bậc bi tâm hành giả, như muốn giáo hóa nơi địa ngục, vào biển trầm luân, nên chú ý đến nhân duyên cầu sanh Cực Lạc. Điều nầy Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận gọi là Dị Hành Đạo.

2.- Hỏi: Thể của pháp là không, xưa nay vẫn vô sanhbình đẳng vắng lặng. Nếu bỏ Ta Bà cầu về Cực Lạc, há chẳng là trái lý ư? Lại trong Kinh nói: "Muốn cầu về Cực Lạc, trước phải tịnh tâm mình; tâm mình thanh tịnh, cõi Phật mới thanh tịnh". Người cầu sanh Cực Lạc, cũng chẳng là trái lý này?

Đáp: Vấn đề ấy có hai nghĩa. Xin phân làm tổng đáp và biệt đáp.

* Về phần tổng đáp, nếu ông cho rằng cầu về Cực Lạc tức là bỏ đây tìm kia, không hợp với lý bình đẳng như như. Còn ông chấp Ta Bà không cầu về Cực Lạc, há lại không bị lỗi bỏ kia chấp đây sao? Nếu ông bảo: "Tôi không cầu kia cũng không chấp đây" thì lại mắc lỗi đoạn diệt. Cho nên Kinh Kim Cang Bát Nhã nói: "Tu Bồ Đề! Ông đừng nghĩ rằng nói phát tâm Vô Thượng Bồ Đềđoạn diệt hết tướng của các pháp. Tại sao thế? Vì phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đối với các pháp không nói tướng đoạn diệt".

* Về phần biệt đáp, như ông đã gạn về lý vô sanh và tâm tịnh, tôi xin giải thích. Vô sanh cũng chính là lý bất sanh bất diệt. Bất sanh là các pháp giả hợp của sanh duyên không tự tánh, nên không thậtsanh thểthời gian sanh. Xét ra không phải thật từ đâu mà đến, nên gọi là bất sanh. Bất diệt là khi các pháp hoại diệt cũng không tự tánh, nó không bảo rằng mình hoại diệt. Vì nó không thật có chỗ đi về nên gọi là bất diệt. Cho nên lý vô sanh hay bất sanh diệt không phải ngoài các pháp sanh diệt mà có. Vì thế chẳng phải không cầu sanh Cực Lạc mà gọi là vô sanh. Trung Quán Luận nói: "Các pháp nhân duyên sanh, ta nói chính là không, đó gọi là giả danh, cũng là nghĩa Trung đạo". Lại nói: "Các pháp không tự sanh, không từ nơi cái khác mà sanh, không phải cộng sanh, cũng không phải vô nhân, nên gọi là vô sanh". Kinh Duy Ma nói: "Tuy biết các cõi Phật, cùng với hữu tình không, mà thường tu Tịnh Độ, để giáo hóa quần sanh". Lại nói: "Ví như có người tạo lập cung thất, nếu cất ở chỗ đất trống thì tùy ý không ngại. Nếu muốn xây giữa hư không, tất không thể thành. Chư Phật thuyết pháp thường nương theo nhị đế, không phải hoại giả danhnói thật tướng của các pháp". Cho nên người trí tuy siêng cần cầu sanh Cực Lạc, mà rõ sanh thể không thật có. Đây mới là chân vô sanh và cũng là nghĩa tâm tịnh cõi Phật thanh tịnh. Trái lại kẻ ngu bị cái sanh ràng buộc, nghe sanh liền nghĩ là sanh, nghe nói vô sanh lại chấp là không có sanh về nơi nào cả, đâu biết rằng sanh chính là vô sanh, vô sanh há lại ngại vì sanh? Vì không hiểu lẽ ấy, họ sanh lòng tranh chấp thị phi khinh chê người cầu sanh Cực lạc, thật rất sai lầm! Đây chính là kẻ tội nhơn báng pháp, hạng tà kiến ngoại đạo vậy.

3.- Hỏi: Tất cả cõi Cực Lạc của chư Phật ở mười phương công đức đều bình đẳng, pháp tánh cũng như vậy. Người tu nên nhớ nghĩ khắp tất cả công đức của chư Phật, cầu về các cõi tịnhmười phương mới phải, sao nay lại riêng cầu Cực Lạc của một Đức Phật? Như thế chẳng là trái vớibình đẳng cầu sanh ư?

Đáp: Tất cả cõi tịnh của chư Phật, thật ra đều bình đẳng. Nhưng vì chúng sanh ở cõi này phần nhiều là kẻ độn căn trược loạn, nếu không buộc tâm chuyên vào một cảnh, thì Tam Muội khó thành. Chuyên niệm Phật A Di Đà, tức là Nhất Tướng Tam Muội, vì tâm chuyên nhất, nên được sanh về cõi kia. Như trong Kinh Tùy Nguyện Vãng Sanh, Phổ Quảng Bồ Tát hỏi Phật: "Bạch Đức Thế Tôn, Mười phương đều có Cực Lạc, tại sao Thế Tôn lại riêng khen ngợi cõi Tây Phương Cực Lạc và khuyên chúng sanh nên chuyên niệm Phật A Di Đà để cầu về cõi ấy?". Phật bảo ngài Phổ Quảng: "Chúng sanh ở cõi Diêm Phù Đề phần nhiều tâm trược loạn, vì thế ta chỉ tán thán một Cực LạcTây Phương, khiến các hữu tình chuyên tâm vào một cảnh, để cho sự vãng sanh được dễ thành tựu". Nếu nhớ niệm tất cả chư Phật, vì niệm cảnh quá rộng, nên tâm mênh mang tán lạc, Tam Muội khó thành, không được vãng sanh. Lại sự cầu công đức của một vị Phật cùng sự cầu công đức của tất cả Phật không khác nhau, vì chư Phật đồng một pháp tánh. Cho nên niệm Phật A Di Đà tức là niệm tất cả Phật, sanh Tây Phương Cực Lạc, tức là sanh tất cả Cực Lạc. Vì thế Kinh Hoa Nghiêm nói:

Thân tất cả chư Phật,
Là thân một đức Phật.
Một tâm một trí huệ,
Lực vô úy cũng thế.

Lại nói:

Ví như trăng tròn sáng,
In bóng khắp sông hồ.
Ảnh tượng tuy vô cùng,
Mặt trăng chỉ là một.
Như đấng Vô Ngại Trí,
Thành bậc Đẳng Chánh Giác.
Ứng hiện tất cả cõi,
Thân Phật không có hai.

Tóm lại, người có trí huệ nương nơi thí dụ trên sẽ hiểu được lý một tức tất cả, tất cả là một. Khi hiểu được lý nầy, thì niệm một đức Phật, chính là niệm tất cả chư Phật vậy.

4.- Hỏi: Mười phương đều có chư Phật và Cực Lạc. Nếu vì lẽ chúng sanhcõi nầy tâm tánh trược loạn, niệm nhiều vị Phật e Tam Muội khó thành, tại sao người tu không tùy ý niệm một đức Phật, tùy nguyện cầu sanh về một Cực Lạc nào khác, hà tất phải riêng niệm Đức A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc.

Đáp: Phàm phu vô trí phải theo lời Phật dạy, chẳng nên tự chuyên, vì thế xưa nay những người tu Tịnh Độ đều chuyên niệm Phật A Di Đà. Theo lời Phật dạy là thế nào? Đức Thích Ca Thế Tôn một đời thuyết pháp, hằng khuyên chúng sanh niệm Phật A Di Đà cầu sanh về thế giới Cực Lạc. Như trong các Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Phật Thuyết A Di Đà, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm... có đến mấy mươi bộ, Phật đều ân cần khuyên sanh về Tây Phương. Chẳng những riêng các Kinh, mà trong các luận, chư Bồ Tát, Tổ Sư đều bảo nên cầu sanh về Cực Lạc.

Lại nữa, Đức Phật A Di Đà có bốn mươi tám điều đại bi nguyện lực để tiếp độ chúng sanh. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: "Phật A Di Đà có tám mươi bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám mươi bốn ngàn vẻ đẹp tùy hình, mỗi vẻ đẹp phóng ra tám mươi bốn ngàn tia sáng soi khắp pháp giới nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật không rời bỏ. Nếu có chúng sanh nào niệm danh hiệu ngài, thì cơ cảm tương ưng, quyết định sẽ được vãng sanh". Các Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Cổ Âm Vương Đà La Ni đều nói: "Khi Đức Thích Ca thuyết Kinh, hằng hà sa chư Phật ở mười phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp cõi đại thiên để chứng thật rằng nếu chúng sanh nào niệm Phật A Di Đà, tất sẽ nương nhờ đại bi nguyện lực của ngài, quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc".

Nên biết Phật A Di Đà đối với cõi nầynhân duyên lớn. Như Kinh Vô Lượng Thọ nói: "Trong thời mạt, khi các Kinh khác đã diệt hết, chỉ còn Kinh nầy lưu trú ở đời một trăm năm để tiếp độ loài hữu tình vãng sanh về cõi kia". Đây là điểm chứng minh Phật A Di Đà đối với chúng sanh ở cõi trược nầy có đại nhân duyên.

Về các Cực Lạc khác, tuy một hai bộ Kinh có lược khuyên vãng sanh, song chẳng bằng cõi Cực Lạc là tiêu điểm mà các Kinh Luận đều ân cần khuyến hướng.

5.- Hỏi: Hàng cụ phược phàm phu nghiệp ác sâu dày, đầy đủ tất cả phiền não, dù có chút ít công đức tu hành, hoặc chướng vẫn chưa vơi được trong muôn một. Cõi Cực Lạc rất thanh tịnh trang nghiêm, còn siêu việt hơn tam giới. Thế thì hạng phàm phu ấy làm sao vãng sanh?

Đáp: Có hai duyên: tự lựctha lực. Về tự lực, hàng cụ phược phàm phuthế giới nầy tuy có đôi chút tu hành, thật ra chưa có thể sanh về Cực Lạc và xứng đáng được ở Cực Lạc. Kinh Anh Lạc nói: "Từ địa vị cụ phược phàm phu chưa biết Tam Bảonhân quả thiện ác, trước tiên mới phát tâm Bồ Đề phải lấy tín làm gốc, đến khi vào đạo Phật lại lấy giới làm nền tảng". Hạng phàm phu nầy khi mới thọ giới Bồ Tát, nếu mỗi đời cứ tiếp tục giữ giới như thế không cho khuyết phạm, trải qua ba kiếp mới đến địa vị Sơ Phát Tâm Trụ. Lại cứ như thế mà tu Thập Tín, Thập Ba La Mật cùng vô lượng hạnh nguyện, nối nhau không gián đoạn, mãn một vạn kiếp, mới đến ngôi đệ lục Chánh Tâm Trụ. Khi tiến lên đệ thất Bất Thối Trụ tức là đã vào Chủng Tánh Vị, nhưng địa vị nầy cũng chưa được sanh về Cực Lạc. Đây là ước về tự lực.

Về tha lực, nếu kẻ nào tin nơi nguyện lực đại bi nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật của đức A Di Đà, rồi phát lòng Bồ Đề tu môn Niệm Phật Tam Muội, chán thân hữu lậu trong ba cõi, thực hành bố thí, trì giới cùng các phước nghiệp, mỗi hạnh đều hồi hướng nguyện sanh Tây Phương thì cơ cảm hợp nhau, nương nhờ Phật lực liền được vãng sanh. Cho nên Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận nói: "Có hai lối tu: Nan Hành Đạo và Dị Hành Đạo.

* Nan Hành Đạo là chúng sanh ở cõi ngũ trược trải qua vô lượng đời chư Phật, cầu ngôi A Bệ Bạt Trí, thật rất khó được. Nỗi khó nầy nhiều vô số như cát bụi, nói không thể xiết. Nay chỉ kể sơ lược năm điều:

  •  
    1. Ngoại đạo dẫy đầy, làm loạn Bồ Tát Pháp.
    2. Bị người ác, kẻ vô lại phá hư thắng đức của mình.
    3. Dễ bị phước báo làm điên đảo, có thể khiến hoại mất phạm hạnh.
    4. Dễ bị lạc vào lối tự lợi của Thanh Văn, làm chướng ngại lòng đại từ.
    5. Bởi duy có tự lực không tha lực hộ trì, nên sự tu hành rất khó khăn, ví như người què yếu đi bộ một mình tuy rất khó nhọc, một ngày chẳng qua chỉ được vài dặm.

* Dị Hành Đạo là chúng sanhcõi nầy nếu tin lời Phật, tu môn niệm Phật nguyện về Cực Lạc, tất sẽ nhờ nguyện lực của Phật nhiếp trì, quyết định được vãng sanh không còn nghi. Ví như người nương nhờ sức thuyền xuôi theo dòng nước, tuy đường xa ngàn dặm cũng đến nơi không mấy chốc. Lại ví như người tầm thường nương theo luân bảo của Thánh Vương, trong một ngày đêm có thể du hành khắp bốn châu thiên hạ. Đây không phải do sức mình, mà chính là nhờ thế lực của Chuyển Luân Vương".

Cũng có kẻ suy theo lý mà cho rằng hạng phàm phu hữu lậu không thể sanh về Cực Lạc và không thể thấy thân Phật. Nhưng công đức niệm Phật thuộc về vô lậu thiện căn, hạng hữu lậu phàm phu do phát tâm Bồ Đề cầu sanh Cực Lạcthường niệm Phật, nên có thể phục diệt phiền não, được vãng sanh, và tùy phần thấy thô tướng của Phật. Còn bậc Bồ Tát thì cố nhiên được vãng sanh, lại thấy tướng vi diệu của Phật, điều ấy không còn nghi ngờ chi nữa. Cho nên Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tất cả các cõi Phật, đều bình đẳng nghiêm tịnh, chúng sanh hạnh nghiệp khác, chỗ thấy chẳng đồng nhau". Đây là chỉ cho ý nghĩa trên vậy.

6.- Hỏi: Hàng cụ phược phàm phu được sanh về cõi Cực Lạc, giả sử phiền não ác kiến thường nổi lên, thì làm sao được gọi là: "vượt hơn ba cõi, lên ngôi bất thối?".

Ðáp: Người được sanh về Tây Phương, dù là hàng cụ phược phàm phu, cũng không khi nào khởi phiền não ác kiến và không được lên ngôi bất thối; bởi có năm nhân duyên:

  •  
    1. Do nguyện lực đại bi của Phật nhiếp trì.
    2. Ánh sáng của Phật thường soi đến thân, nên lòng Bồ Đề của chư thiên nhơn luôn luôn tăng tiến.
    3. Chim, nước, rừng, cây gió, âm nhạc thường phát ra tiếng pháp: khổ, không, vô thường, vô ngã; hành giả nghe rồi sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
    4. Chúng sanh được sanh về Cực Lạc, thì bạn lành toàn là bậc Bồ Tát thượng thiện, tuyệt tất cả chướng nạn, ác duyên, lại không ngoại đạo tà ma, nên tâm thường an tịnh.
    5. Đã được sanh về cõi ấy thì thọ lượng vô cùng, đồng với Phật và Bồ Tát, an nhiên tu tập trải qua vô biên A tăng kỳ kiếp.

Do năm nhân duyên trên nên chúng sanh sanh về Cực Lạc tất được bất thối chuyển và không khi nào khởi phiền não ác kiến. Còn chúng hữu tình ở cõi ác trược nầy, thọ số ngắn ngủi, ác duyên chướng nạn dẫy đầy, nên rất khó được bất thối chuyển, lý ấy đã hiển nhiên, không còn chi phải nghi ngờ.

7.- Hỏi: Di Lặc Bồ Tát là bậc nhứt sanh bổ xứ, hiện ở cung trời Đâu Suất; Ngài sẽ kế vị đức Thích Cathành Phật trong tương lai. Thiết tưởng chúng ta nên tu thượng phẩm thập thiện cầu sanh về nơi đó để được diện kiến Ngài. Đợi đến khi Bồ Tát giáng thế thành Phật, ta cũng theo Ngài mà hạ sanh, trong ba hội Long Hoa tất sẽ được chứng thánh quả. Thế thì cần chi phải cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc?

Đáp: Cầu về Đâu Suất cũng có thể gọi là nghe đạo, thấy Phật, gần giống như cầu về Tây Phương. Nhưng nếu xét kỹ lại trong ấy có sự hơn kém rất xa. Xin kể ra hai việc để luận:

* Dù chúng tatu thập thiện, chưa chắc đã được sanh về Đâu Suất. Vì Kinh Di Lặc Thượng Sanh nói: "Hành giả phải tu các môn Tam Muội đi sâu vào chánh định, mới được sanh lên Nội Viện thiên cung". Xét qua phương diện ấy, ta thấy Di Lặc Bồ Tát không có phương tiện tiếp dẫn, đâu bằng sức bản nguyện cùng sức quang minh của đức A Di Đànăng lực nhiếp thủtế độ những chúng sanh niệm Phật. Lại khi đức Thích Ca nói về nghĩa phương tiện tiếp dẫn trong cửu phẩm giáo môn, Ngài đã ân cần khuyên chúng sanh nên về Cực Lạc. Phương tiện nầy rất giản dị, hành giả chỉ cần niệm Phật A Di Đà, cơ cảm hợp nhau, liền được vãng sanh. Như ở thế gian chiêu mộ người, nếu kẻ nào muốn gia nhập thì cơ hội hợp nhau, liền thành sự việc.

* Đâu Suất thiên cung dù sao cũng ở trong Dục giới, nên kẻ thối vị rất nhiều. Nơi ấy chim, nước, rừng cây gió, âm nhạc không phát ra tiếng pháp, có thể khiến chúng sanh phục diệt phiền não nhớ nghĩ Tam Bảo, phát lòng Bồ Đề. Trái lại còn có nữ nhơn gây tăng thượng duyên cho tâm trước nhiễm ngũ dục của hành giả. Mà vẻ xinh đẹp của các thiên nữ ấy lại vi diệu tuyệt vời, làm cho chư thiên đắm mê, ít có vị nào tránh khỏi. Sao bằng cõi Cực Lạc cây chim tuyên Diệu Pháp, gió nhạc diễn Bồ Đề, chúng sanh nghe rồi phiền não tiêu tan, đạo tâm tăng tiến? Cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, không có người nữ và kẻ phát tâm nhị thừa, chỉ thuần là những pháp lữ Đại thừa thanh tịnh, phiền não ác nghiệp không thể phát khởi; như thế làm sao hành giả không mau chứng quả vị vô sanh? Chỉ so sánh qua vài điều mà sự hơn kém đã hiển nhiên, còn chi phải nghi ngờ do dự?

Đến như sự gặp Phật Di Lặc được chứng thánh quả, cũng đã vị tất! Như khi đức Thích Ca còn tại thế có biết bao nhiêu chúng sanh thấy Phật, mà vẫn không được chứng thánh quả? Lúc đức Di Lặc ra đời cũng vậy, có vô số chúng sanh thấy Phật nghe pháp, song không được chứng thánh quả. Riêng về Cực Lạc của Phật A Di Đà, chỉ được sanh về, quyết sẽ chứng vô sanh pháp nhẫn, không một kẻ nào thối đọa trở lại tam giới, bị nghiệp sanh tử buộc ràng.

Lại nghe Tây Vức Truyện nói: Có ba vị Bồ TátVô Trước, Thế Thân, Sư Tử Giác thâm tu thiền định quyết chí đồng sanh về Đâu Suất. Ba vị đó cùng ước hẹn, nếu ai sanh lên Nội Viện được thấy đức Di Lặc trước, phải trở về báo tin cho huynh đệ biết. Ngài Sư Tử Giác quy tịch trước, trải qua thời gian khá lâu, không trở lại báo tin. Kế đó ngài Thế Thân vô thường; khi lâm chung, Vô Trước Bồ Tát dặn rằng: "Sau khi em bái kiến đức Di Lặc, phải trở xuống cho anh biết ngay". Thế Thân Bồ Tát tịch rồi ba năm sau mới trở lại báo tin. Ngài Vô Trước hỏi: "Tại sao em thông báo trể như thế?". Thế Thân đáp: "Sau khi lễ kiến đức Di Lặc, vừa nghe Ngài thuyết pháp chỉ dạy xong, em cung kính đi vi nhiễu ba vòng rồi trở xuống đây báo tin liền. Vì một ngày đêm ở Đâu Suất bằng 400 năm nơi hạ giới, nên mới trể đến ba năm". Vô Trước lại hỏi: "Còn Sư Tử Giác hiện ở đâu?". Thế Thân đáp: "Sư Tử Giác bị lạc vào Đâu Suất ngoại viện, đang say đắm cảnh ngũ dục, từ khi sanh lên đến nay, chưa được thấy đức Di Lặc".

Xem thế thì biết các bậc tiểu Bồ Tát sanh về Đâu Suất còn bị mê lạc, huống nữa là phàm phu. Cho nên người tu muốn chắc chắn được bất thối chuyển, nên cầu về Cực Lạc, chớ nguyện sanh lên Đâu Suất.

8.- Hỏi: Chúng sanh từ vô thỉ đến giờ tạo vô lượng tội; đời nay lúc bé đến già, do không gặp thiện tri thức, lại gây thêm nhiều nghiệp ác. Như thế làm sao lại bảo: "Khi lâm chung mười niệm thành tựu liền được vãng sanh?". Và cái lý "vượt qua kiết nghiệp ba cõi" làm sao giải thích cho thông?

Đáp: Những nghiệp chủng lành dữ của chúng sanh từ kiếp vô thỉ đến nay, hoặc ít hoặc nhiều, hoặc yếu hoặc mạnh thật ra vẫn khó biết. Nhưng nếu người nào khi lâm chung gặp thiện tri thứcthành tựu mười niệm, tất kẻ ấy đã có túc thiện nghiệp. Nếu chẳng thế thì thiện tri thức còn không được gặp, huống chi là thành tựu mười niệm? Như ông cho rằng ác nghiệp từ vô thỉ là nặng, mười niệm khi lâm chung là nhẹ; tôi xin đem ba đạo lý để giải thích sự vãng sanh ấy không thuộc về trường hợp khinh trọng, không phải tại công hạnh nhiều ít hay thời gian lâu mau. Ba đạo ấy là: Do bởi tâm, do bởi duyên, và do bởi quyết định.

* Do bởi tâm, là loài hữu tình khi tạo tội đều từ nơi vọng niệm điên đảo mà sanh, còn lúc niệm Phật lại từ nơi nghe danh hiệu công đức chân thật của Phật A Di Đà mà khởi; một bên hư một bên thật đâu thể sánh nhau! Ví như một gian thạch thất đóng kín để tối muôn năm, nếu được người mở ra cho ánh sáng mặt trời soi vào, sự tối ấy liền mất; đâu phải vì do tối tăm đã lâu mà không được sáng ư? Người tạo ra tội nhiều kiếp, khi lâm chung thành tựu mười niệm được vãng sanh cũng lại như vậy.

* Do bởi duyên, là loài hữu tình khi tạo tội đều từ nơi vọng niệm tối tăm điên đảo, duyên theo cảnh giới hư huyễn mà sanh; lúc niệm Phật lại từ nơi nghe danh hiệu công đức chân thật thanh tịnh của Phật Di Đà duyên theo Bồ Đề tâm mà khởi. Như thế, một bên chân một bên ngụy, đâu thể sánh nhau! Ví như có người bị trúng tên độc, tên ghim sâu sức độc mạnh, xương thịt nhiễm trọng thương, nếu được nghe tiếng trống thần dược, thì tên tự bắn ra, độc tiêu tan hết; đâu phải vì do tên sâu độc nặng, mà không được an lành ư? Người tạo tội nhiều kiếp, khi lâm chung thành tựu mười niệm mà được vãng sanh cũng lại như vậy.

* Do bởi quyết định, là loài hữu tình khi tạo tội đều từ nơi gián tâm hoặc hậu tâm; lúc lâm chung niệm Phật lại không có hai tâm đó, mà từ nơi một niệm mãnh liệt trì danh rồi xả mạng, nên được siêu thoát. Ví như sợi dây cực to, cả ngàn người bứt không đứt, nếu có đứa bé cầm gươm Thái A mà chém, dây liền đứt đoạn. Lại như đống củi rất lớn chứa góp từ cả ngàn năm, nếu có người dùng một đốm lửa mà đốt, củi liền cháy hết. Và như có người trọn đời tu mười nghiệp lành ưng được sanh về cõi trời, nhưng khi lâm chung kẻ ấy khởi một niệm tà kiến mạnh mẽ, liền bị đọa vào A Tỳ địa ngục. Nghiệp ác vẫn hư vọng, mà do bởi tâm niệm quyết liệt, còn có thể lấn lướt nghiệp lành một đời, khiến cho chúng sanh bị đọa vào ác đạo; huống chi sự niệm Phậtnghiệp lành chân thật, có người khi lâm chung dùng tâm mãnh liệt trì danh, lại không thể lấn áp ác nghiệp từ vô thỉ ư? Cho nên người tạo tội nhiều kiếp, khi lâm chung dùng tâm mãnh liệt thành tựu mười niệm mà không được vãng sanh, quyết không có lý đó!

Kinh nói: "Chí tâm niệm một câu A Di Đà, sẽ tiêu diệt được tội nặng nơi đường sanh tử trong tám mươi ức kiếp". Sỡ dĩ có sự kiện đó, vì hành giả niệm Phật dùng tâm mãnh liệt nên mới phục diệt được ác nghiệp; nếu khi lâm chung dùng tâm ấy niệm Phật, quyết định sẽ vãng sanh, không còn nghi ngờ chi nữa! Tổ truyền phán định mười niệm khi lâm chung hoàn toàn thuộc về biệt thời ý (ý nói túc nhân). Lý ấy không đúng. Tại sao thế? Vì trong Nhiếp Luận nói: "Nếu chỉ là biệt thời, thì duy phát nguyện, toàn không có hạnh". Tạp Tập Luận nói: "Nếu nguyện vãng sanh về Cực Lạc liền được vãng sanh, nếu nghe danh hiệu Phật Vô Cấu liền chứng được quả Vô Thượng chánh giác, đó mới là biệt thời nhân". Riêng về người khi lâm chung thành tựu mười niệm, là do duyên lành nên được gặp thiện tri thức dạy bảo, lại cũng do tự mình chí tâm thật hành pháp niệm Phật, mới có kết quả; nếu chỉ định cho hoàn toàn thuộc về túc nhân, thật đã sai lầm! Nguyện các hành giả nghĩ sâu lý nầy tự sanh lòng kiên cố đừng tin theo dị kiến ma để lạc lối mê.

9.- Hỏi: Thế giới Cực Lạc cách đây mười muôn ức cõi Phật, hạng phàm phu yếu kém làm sao có thể đi đến? Lại, trong luận Vãng Sanh nói: "Người nữ, kẻ căn thiếu. Nhị thừa chủng không sanh". Đã có lời ấy thì người nữ và kẻ sáu căn không toàn vẹn chắc là không được vãng sanh?

Đáp: Thế giới Cực Lạc cách đây mười muôn ức cõi Phật, là đối với tâm lượng của hạng nhục nhãn phàm phu ở trong nẻo luân hồi mà nói vậy thôi. Nếu đối với chúng sanh tịnh nghiệp thành tựu, thì tâm ở trong định khi lâm chung, chính là tâm thọ sanh về Cực Lạc, vừa động niệm liền được vãng sanh. Vì thế trong Quán Kinh nói: "Cõi nước của Phật A Di Đà cách đây không xa!". Lại nghiệp lực không thể nghĩ bàn, trong một niệm liền được sanh về cõi Phật, không cần phải lo đường lối xa xuôi. Ví như người nằm mơ, thân tuy ở nơi giường, mà tâm đi khắp các nơi xa lạ như lúc còn thức. Sự sanh về Cực Lạc đại để cũng như vậy.

Còn câu: "Người nữ, kẻ căn thiếu. Nhị thừa chủng không sanh" là ý nói người nữ khi sanh về Cực Lạc sẽ chuyển thành nam, kẻ căn thiếu lúc về đó các căn sẽ đầy đủ, và tất cả đều được ba mươi hai tướng tốt; chớ không phải bảo người nữ cùng kẻ căn thiếu, không được vãng sanh. Nếu quả như thế thì bà Vi Đề Hy và năm trăm thị nữ đâu được Phật thọ ký cho sanh về Cực Lạc? Thế nên, người nữ cùng kẻ đui điếc câm ngọng ở cõi nầy, nếu niệm Phật A Di Đà, tất đều được vãng sanh. Đến như hàng nhị thừa, nếu chịu hướng về Đại thừa tin môn Tịnh Độ, nguyện về Cực Lạc, niệm Phật A Di Đà, quyết định đều được vãng sanh, và khi đã về cõi ấy không còn chấp theo tâm lượng hẹp hòi của nhị thừa nữa. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Pháp Tạng Tỳ Khưu, tiền thân của Phật A Di Đà đã phát nguyện rằng: "Như tôi đắc quả Vô Thượng Giác, tất cả người nữ trong mười phương thế giới nhàm chán thân nữ, xưng danh hiệu tôi, nguyện kiếp sau không còn thọ nữ nhân, quyết đều sẽ được toại ý. Nếu chẳng như thế, tôi thề không thành Phật". Người nữ chỉ vì muốn chuyển nữ thành nam, niệm Phật A Di Đà, còn được toại nguyện, huống chi những vị đã sanh về Cực Lạc? Cho đến kẻ căn thiếu cũng lại như thế.

Tóm lại, hai câu trên đại ý chỉ luận ở cõi Cực Lạc không có người nữ, kẻ căn thiếu, cùng hạng chủng tử nhị thừa mà thôi.

10.- Hỏi: Nay tôi quyết định cầu sanh Tây Phương, nhưng chưa biết phải làm những nghiệp gì, và lấy chi làm chủng tử để được sanh về Cực Lạc? Lại hạng phàm phuthế tục đều có gia đình, chưa biết không đoạn dâm dục có được sanh về cõi kia chăng?

Đáp: Muốn quyết định được sanh về Tây Phương phải có đủ hai hạnh: Yễm ly và Hân nguyện:

* Nói Yễm ly, là hàng phàm phu từ vô thỉ đến nay bị ngũ dục buộc ràng nên luân hồi trong sáu đạo, chịu không biết bao nhiêu nỗi khổ! Trong vòng lẩn quẩn ấy, nếu không chán lìa ngũ dục thì làm sao có thể thoát ly? Cho nên người tu Tịnh Độ phải thường xét thân nầy là một khối thịt xương máu mủ, chứa đựng đàm dãi, đại tiểu tiện và các thứ nhơ nhớp hôi tanh. Kinh Niết Bàn nói: "Vòng thành thân kiến như thế, duy loài La Sát ngu si mới chịu ở trong đó; nếu người có trí ai lại đắm nhiễm thân nầy!". Lại trong Kinh cũng nói: "Thân nầy là nơi tập hợp của các thứ khổ, là cảnh tù ngục, là một khối ung sanh tất cả đều bất tịnh. Nên xét cho cùng, nó không có nghĩa lý lợi ích chi khi ta chấp lấy nó, dù là thân của chư thiên". Vì thế, hành giả ở trong các oai nghi hoặc khi nằm nghỉ, lúc thức giấc, nên thường quán sát thân nầy chỉ có khổ không chi vui, mà thâm tâm sanh niệm chán lìa. Như thế, dù cho không dứt liền được việc nam nữ, cũng có thể lần lần khởi tâm nhàm chán.

Lại hành giả cũng cần nên quán bảy pháp bất tịnh. Bảy pháp ấy là:

  •  
    1. Chủng tử bất tịnh: Thân nầy do nơi nghiệp dâm dục, từ hạt giống tham ái mà sanh.
    2. Thọ sanh bất tịnh: Mầm sanh khởi của bản thân lại do một điểm tinh huyết cha mẹ hòa hợp trong khi gần gũi.
    3. Trụ xứ bất tịnh: Thai thân ở trong tử cung nhơ nhớp, nằm dưới ruột non, trên là ruột già.
    4. Thực đạm bất tịnh: Khi còn ở trong thai, huyễn thân lại thọ dụng huyết phần của người mẹ.
    5. Sơ sanh bất tịnh: Khi đã đủ tháng ngày, thai thân đầu hướng về sản môn, ra khỏi mình người mẹ cùng một lúc với máu mủ, sự hôi nhơ dẫy đầy.
    6. Cử thể bất tịnh: Trong lớp da ngoài che đậy, thân nầy là tất cả sự hôi nhơ của các chất: thịt, xương máu, đàm đại tiểu.
    7. Cứu cánh bất tịnh: Đến khi chết rồi, thân nầy là một đống thịt sình thúi rã rời, mặc cho giòi tửa bò lan hoặc quạ diều tha mổ.

Thân của mình đã thế, thân người khác cũng như vậy. Nếu thường quán sát bảy điều ấy, đối với các thân nam nữ mà người đời cho rằng xinh đẹp, cũng sanh niệm yễm ly và lửa ái dục cũng lần lần tiêu giảm. Như thật hành được môn cửu tưởng quán, càng thêm tốt:

  •  
    1. Tưởng thân mới chết.
    2. Tưởng thây chết đổi sắc bầm xanh tím.
    3. Tưởng thây chết sình lên dẫy đầy máu mủ và sắp rã.
    4. Tưởng thây sình bấy nức rã, nước hôi chảy ra.
    5. Tưởng thây sình rã, giòi tửa bò lúc nhúc.
    6. Tưởng thây sình thịt tiêu hết chỉ còn gân và xương.
    7. Tưởng gân cũng tiêu hoại chỉ còn xương nằm ngổn ngang.
    8. Tưởng thây bị thiêu chỉ còn bộ xương co rút, hay thây rã chỉ còn những khúc xương thúi.
    9. Tưởng nắng chan mưa gội, xương hóa thành khô trắng.

Lại nên phát nguyện cầu cho mình vĩnh viễn thoát ly thân nam nữ mê nhiễm, tạp thực, không sạch của ba cõi, mà được thân pháp tánh Tịnh Độ. Trên đây là đại lược về Yễm ly môn.

* Về hạnh Hân nguyện, đại khái có hai điều kiện.

  •  
    1. Phải nhận rõ mục đích cầu sanh: Sỡ dĩ chúng ta cầu về Cực Lạc, là vì muốn thoát sự khổ cho mình và tất cả chúng sanh. Hành giả phải nghĩ rằng: Sức mình yếu kém, còn bị nghiệp ràng buộc, mà ở cõi đời ác trược nầy cảnh duyên não phiền quá mạnh. Ta cùng chúng sanh bị chìm đắm nơi dòng mê, xoay vần trong sáu nẻo, trải qua trần kiếp từ vô thỉ đến nay, cũng vì lẽ ấy. Bánh xe sống chết quay mãi không ngừng, ta làm thế nào để tìm con đường độ mình độ người một cách yên ổn chắc chắn? Muốn được như thế, duy có cầu sanh Cực Lạc, gần gũi Phật, Bồ Tát, nhờ cảnh duyên thắng diệu bên cõi ấy tu hành chứng vô sanh nhẫn, mới có thể vào nơi đời ác cứu khổ cho hữu tình. Luận Vãng Sanh đã nói: "Phát tâm Bồ Đề chính là phát tâm cầu thành Phật, tâm cầu thành Phật là tâm độ chúng sanh, tâm độ chúng sanh là tâm nhiếp chúng sanh sanh về cõi Phật".

      Lại muốn sanh về Cực Lạc, phải có đủ hai phương diện: xa lìa ba pháp chướng Bồ Đềy theo ba pháp thuận Bồ Đề.

      - Ba pháp chướng Bồ Đề là thế nào? Một là tâm cầu sự an vui riêng cho mình, chấp ngãtham trước bản thân. Hành giả phải y theo trí huệ mônxa lìa tâm niệm ấy. Hai là tâm rời bỏ không chịu cứu vớt chúng sanh khổ. Hành giả phải y theo từ bi môn mà xa lìa tâm niệm ấy. Ba là tâm chỉ cầu sự cung kính cúng dường, không tìm phương pháp làm cho chúng sanh được lợi ích an vui. Hành giả phải y theo phương tiện mônxa lìa tâm niệm ấy. Nếu lìa ba pháp chướng Bồ Đề, thì sẽ được ba pháp thuận Bồ Đề:

      - Xin kể rõ ra đây ba pháp tùy thuận ấy:

      (1) Một là Vô nhiễm thanh tịnh tâm, không vì tự thân mà cầu các sự vui. Bởi Bồ Đề là thể trong sạch lìa nhiễm trước, nếu cầu sự vui riêng cho mình tức thân tâm có nhiễm, làm chướng Bồ Đề môn; nên tâm thanh tịnh không nhiễm gọi là tùy thuận Bồ Đề.

      (2) Hai là An thanh tịnh tâm, vì cứu độ tất cả khổ cho chúng sanh. Bởi Bồ Đề là tâm trong sạch làm cho chúng sanh được an ổn, nếu không cứu độ loài hữu tình khiến họ được lìa sự khổ sanh tử, tức là trái với Bồ Đề môn; nên tâm cứu khổ đem lại an ổn cho chúng sanh gọi là tùy thuận Bồ Đề.

      (3) Ba là Lạc thanh tịnh tâm, muốn khiến cho chúng sanh được đại Niết bàn. Bởi đại Niết bàn là chỗ cứu cánh thường vui, nếu không khiến cho loài hữu tình được niềm vui cứu cánh tức là ngăn che Bồ Đề môn; nên tâm muốn cho chúng sanh được hưởng cảnh thường lạc gọi là tùy thuận Bồ Đề.

      Làm thế nào để thành tựu sự xa lìatùy thuận trên đây? Ấy là phải cầu sanh Cực Lạc để được thường gần Phật, tu hành cho đến khi chứng vô sanh nhẫn. Chừng đó mặc ý cỡi thuyền đại nguyện vào biển luân hồi, vận tâm bi trí cứu vớt chúng sanh, tùy duyênbất biến, không còn chi trở ngại nữa. Tất cả mấy điểm trên đây là thuyết minh về mục đích cầu sanh.

    2. Nên quán tưởng y chánh cõi Cực Lạc: Hành giả nên quán tưởng báo thân của Phật A Di Đà sắc vàng rực rỡ, có tám muôn bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám muôn bốn ngàn vẻ đẹp, mỗi vẻ đẹp có tám muôn bốn ngàn tia sáng, soi khắp pháp giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật. Lại nên quán cõi Cực Lạc bảy báu trang nghiêm như các Kinh Tịnh Độ đã nói. Ngoài ra, người niệm Phật khi bố thí, trì giới, cùng làm tất cả hạnh lành, đều phải hồi hướng cầu cho mình và chúng sanh đồng sanh Cực Lạc.

Nếu thật hành hai điều trên, hành giả sẽ phát tâm khát ngưỡng Tây Phương, quyết định sẽ được vãng sanh. Và đây là Hân nguyện môn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10039)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
(Xem: 10253)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9576)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 23370)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 11713)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10613)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 9951)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 28469)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 21417)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 29214)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 11294)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 12284)
Đức Phật ra đời là để khơi mở tuệ giác cho hết thảy chúng sinh: - Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ...
(Xem: 26075)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 30839)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 22644)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 12929)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21710)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 12117)
Tâm tĩnh lặng tự tại gọi là AN. Thân ở yên một chỗ gọi là CƯ. Tứ chúng là bốn hình tướng của người tu bao gồm xuất giatại gia (chư Tăng, Ni, và Cư sĩ nam, nữ).
(Xem: 14016)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 12294)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 11116)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10600)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 37788)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 13571)
Người Phật tử trên bước đường tu tập hãy kiên trì, tinh tấn, gột rửa thân tâm mình sao cho ngày càng trong sạch, tinh khiết như những đóa sen, vươn lên khỏi bùn nhơ...
(Xem: 13343)
Với đạo Phật, đời sống có chất liệu để cho hoa sen vươn lên bầu trời, có sức đẩy để cho chiếc bè tự do nổi được và vươn ra đại dương.
(Xem: 12224)
Một mùa Phật đản nữa sắp về, tôi lại được vẽ Phật đản sinh. Ngài đứng trên đài sen, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất. Tôi không thể nhớ đã vẽ được bao nhiêu bức tranh Phật như thế này.
(Xem: 12477)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạchsáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
(Xem: 11919)
Theo truyền thống các nước Phật giáo Nguyên thủy, ngày lễ Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được mọi người biết đến với cái tên thân thiết hơn, đó là ngày lễ Vesak.
(Xem: 10622)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11089)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 23239)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
(Xem: 32971)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 12678)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
(Xem: 7285)
Kinh mô tả, mùa an cư đầu tiên, đức Phật đã có mặt tại vườn Nai, còn gọi là vườn Lộc Uyển.
(Xem: 12077)
Hôm nay mùa Phật đản Nắng xuân rọi chói chang, Chim reo hót muôn ngàn Chốn đạo tràng thênh thang
(Xem: 12496)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
(Xem: 11921)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
(Xem: 12714)
Chân thành đốt nén tâm hương Cúng dường Chư Phật mười phương rạng ngời Mừng ngày Đức Phật ra đời Muôn hoa đua nở nơi nơi rộn ràng
(Xem: 11836)
Lễ Phật Đản tưng bừng khắp chốn, Từ sơn lâm cho đến thị thành. Lòng Phật tử vui mừng khôn xiết...
(Xem: 10580)
Đức Phậtđấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
(Xem: 11240)
Đóa Sen hồng hé nụ Rằm tháng Tư lại về Xôn xao đến làng quê. Đường trần dệt ánh sáng.
(Xem: 11519)
Tóc mây pha màu trắng Biển xanh lộng bóng trời Chim về đôi cánh sãi Vun vút gió ngàn khơi.
(Xem: 10724)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
(Xem: 10666)
Là một con người trên tất cả con người, là một vĩ nhân trên tất cả vĩ nhân, cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với một huyền thoại tuyệt đẹp...
(Xem: 10258)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
(Xem: 10344)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
(Xem: 10561)
Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởngbiểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệtương tức thì ta là Bụt.
(Xem: 10518)
Bảy bước chân đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau. Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp.
(Xem: 11786)
Phước duyên thù thắng phước duyên xuân Từ thị long hoa hiện tánh thuần Hoa nở sắc hương hoa mãn giác Mười phương chung lạc phúc nhân quần
(Xem: 10592)
Bên đài hoa sen trắng Trông thấy ánh đạo vàng Bên niềm vui tĩnh lặng Thấy Phật tỏa hào quang
(Xem: 12588)
Hỡi Vesak thiêng liêng! Hãy cất cao ngọn lửa hùng thiêng cháy bỏng, tiêu hủy đi những tăm tối lầm mê, thắp sáng lên tình thươngtrí tuệ...
(Xem: 10699)
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán.
(Xem: 11298)
Lạy Như Lai, Ngài có nghe con khấn nguyện Ảo ảnh, phù du theo hướng khói bay xa Hòa bình thật sự ngự trị cõi Ta-bà
(Xem: 10997)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sinh thoát khỏi ngục tù
(Xem: 11523)
Cách đây hai ngàn bảy trăm năm Vườn Lâm Tỳ Ni Hoa Ưu Ðàm rực sáng Hương đưa ngào ngạt...
(Xem: 10401)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
(Xem: 11122)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
(Xem: 12197)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
(Xem: 10993)
Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Ðản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắngphiền muộn.
(Xem: 12368)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
(Xem: 11309)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
(Xem: 11388)
Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói...
(Xem: 11181)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênnhân loại.
(Xem: 11457)
Đã bao lâu rồi ta chưa về thăm cha-mẹ, hay bởi vì nghĩ rằng ta có điện thoại hỏi thăm và gởi hình về nên thôi không cần thiết phải về thăm?
(Xem: 12854)
Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây.
(Xem: 14055)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
(Xem: 10885)
Tâm hồn Tôi chao động mãnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo ngợp phố...
(Xem: 11740)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
(Xem: 13040)
Hoa sen vừa nở trên đầm biếc Nắng đã lên rồi thức bình minh Chim non trên cành đang nói Pháp Phật đản đến rồi độ chúng sanh
(Xem: 11429)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
(Xem: 11304)
Ngày Ðản sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Ðối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ...
(Xem: 10814)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thứcPhật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
(Xem: 11179)
Đứng trên cao từ phía gác chuông đại hồng nhìn khắp sân Chùa, tôi thấy một đoàn quý Thầy tề chỉnh trang nghiêm trong bộ y vàng sáng rực...
(Xem: 10718)
Bài thơ mừng đón Đản sinh Âm ba đồng vọng ân tình nước non Quê hương đạo nghĩa vuông tròn Từng trang lịch sử vàng son thái hòa.
(Xem: 10933)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
(Xem: 10765)
Đức Phật ra đời không phải là ngẫu nhiên mà do một đại sự nhân duyên: Ngài có nhiệm vụ mở bày (khai thị) cho chúng sinh thấy vào (ngộ nhập) Phật tri kiến...
(Xem: 10144)
Chúng ta đã học, đã tu, phải hành nữa mới đủ. Tu là sửa, hành là làm, sửa cong ra thẳng, sửa tà thành chánh, làm tất cả mọi việc lành với một tâm hồn trong sạch...
(Xem: 16922)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
(Xem: 10913)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
(Xem: 10766)
Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận độngbiến đổi của vũ trụnhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy...
(Xem: 10298)
Sự thị hiện đản sanh của đức Phật trong thân thế thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da cho ta một tia hy vọngchúng ta cũng sẽ có thể thành Phật.
(Xem: 10641)
Khi Thái tử Siddhàrtha vượt thành Kapilavatthu trong đêm trường thanh vắng để vào núi Himalayas tìm đường tu tập, Ngài đã xác định hướng đi cho cuộc chuyển hóa nhân sinh toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại.
(Xem: 11269)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
(Xem: 10976)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
(Xem: 10470)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
(Xem: 11267)
Ngày qua đi chúng ta làm được nhiều điều bổ ích cho tự thân và mọi người, một ngày qua đi cảm thấy có gì đó tiếc nuối. Ngày đó đều là ngày Phật Đản.
(Xem: 10242)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
(Xem: 10526)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
(Xem: 12668)
Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thứcquấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở.
(Xem: 19107)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19506)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21105)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20148)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19591)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 18871)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20319)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 20912)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17764)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21619)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
(Xem: 11259)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant