Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 02: Hấp Hối - Thời Khắc Quan Trọng Của Cuộc Đời

18 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 11294)
Chương 02: Hấp Hối - Thời Khắc Quan Trọng Của Cuộc Đời

CHẾT AN LẠC, TÁI SINH HOAN HỶ
Nguyên tác Anh ngữ: Peaceful Death, Joyful Rebirth
của đại sư học giả Tulku Thondup
Việt dịch: HT. Thích Như Điển & TT. Thích Nguyên Tạng

Chương 02
Hấp Hối
Thời Khắc Quan Trọng Của Cuộc Đời

Cái chết đến với tất cả một cách tự nhiên. Cái chết là ngả tư dẫn tới tương lai.
Chúng ta phải đối xử với nó bằng sức mạnh kinh nghiệm Thiền.

 

Trong chương này chúng ta sẽ xét tiến trình chết và cách đối xử với cái chết khi nó xuất hiện, gồm cả trí thứckinh nghiệm của một số "delog" là những người đã trải qua tiến trình chết và trở lại thế gian để kể những kinh nghiệm của mình. 

Với sự xuất hiện của "cơn chí tử", những bệnh tật, bị thương, hay những sự kiện khác đưa đến cái chết, chúng ta bước vào tiến trình chết. Trong tiến trình chết, những thành phần tạo nên thể xác và tâm trí đều sẽ tan rã tất cả. Đối với những hành giả thành tựu, tiến trình chết kết thúc với sự xuất hiện của chân tánh. Đối với người thường, tiến trình chết kết thúc với sự ngừng thở và rơi vào vô thức của sự chết. 

Đa số mọi người sẽ trải qua những kinh nghiệm về tiến trình chết được mô tả ít nhiều dưới đây, nhưng những hành giả thành tựu trọn vẹnthể không cần trải qua những kinh nghiệm này. Khi sắp chết, với sức mạnh thiền quán, chúng ta có thể hợp nhất chân tâm của mình với cõi chân khôngtrí tuệ, đó là Phật quả. Nếu chứng ngộduy trì sự hợp nhất này, như vậy chúng ta đã đắc Phật quả. Nếu không thể làm được như vậy, thì qua pháp Phowa, chúng ta có thể chuyển di thần thức tới một cõi tịnh độ của các vị Phật và tái sinh ở đó. 

Tiến trình chết

Khi bước vào tiến trình chết, hay lúc hấp hối, thần thức dần dần rời khỏi thể xác khi những thành phần sắc, thọ, tưởng, hành, thức của thân tâm bắt đầu tan rã. Trước hết những tinh lực của thể xác trở nên hỗn loạn, rồi sau đó, chúng ta trải qua sự phân hủy của năm thành phần nói trên. 

Những nguyên tố và những tinh lực của cơ thể

Để có thể theo dõi tiến trình phân giải được mô tả dưới đây, chúng ta nên hiểu một ít chi tiết về cơ thể con người dựa theo huyền học Phật Giáo. Mỗi phần tử của cơ thể được cấu tạo bởi bốn yếu tố hay sự phối hợp của chúng: đất, nước, gió và lửa. Đất làm thành những phần cứng của cơ thể như xương và thịt; Nước là những chất lỏng như máu, bạch huyết và nước tiểu; Lửa là thân nhiệt và sự trao đổi chất; Gió là hơi thở cũng như sự di chuyển của các chất và các tinh lực của cơ thể. Còn có nguyên tố thứ năm, không (không gian), chứa đựng bốn nguyên tố kia. Về mặt thể xác thì nó tương ứng với những khoảng không trong cơ thể. 

Thêm vào những phương diện vật chất của cơ thể là hệ thống những lực tinh tế ở bên trong. Ba thành phầnhệ thống tinh lực là khí, kinh mạch và tính chất

Kinh mạch (tsa, nadi) là mạng lưới vô số kinh mạch tạo thành những đường dẫn tinh lực của cơ thể. Ba kinh mạch chính là kinh mạch trung ương, kinh mạch phải và kinh mạch trái. 

Khí (lung, prana) là những sức mạnh của tinh lực thể hiện sự di chuyển qua những kinh mạch. Có khi chúng được gọi là gió vì những hoạt động khác của sinh lực:(a) khí đi lên, giúp sự nói, tiếng nói, và sự nuốt; (b) khí đi theo lửa, gây ra sức nóng của sự tiêu hóa; và (c) khí đi xuống, giúp những sự bài tiết. 

Tinh chất (thigle, bindu) là những tinh chất lỏng trắng và đỏ di chuyển qua những kinh mạch của cơ thể bằng tinh lực khí. Chúng được mô tả là những giọt hay quả cầu lực sáng tạo cần yếuchúng ta nhận từ Cha Mẹ vào lúc thọ thai. Tinh chất trắng là tinh lực nam từ Cha của chúng ta, và tinh chất đỏ là tinh lực nữ của Mẹ. Trong tiến trình chết, hai tinh lực này bắt đầu quy tụ ở tim. Sự quy tụ này là lúc chết. 

Nhiều giáo lý huyền học Phật Giáo dùng những tinh lực của cơ thể này làm phương tiện tu tập cần yếu. Thí dụĐạo Sư Tsele dạy các đệ tử "tu luyện về kinh mạch như chỗ ở, về khí như sự di chuyển và về tinh chất giác ngộ như sự trang trí". Khi chứng nghiệm đại lạc của tinh chất, các hành giả di chuyển tâm và tinh lực của mình cùng với nhau qua những kinh mạch, gieo tinh chất hoan lạc. Kết quả là họ đưa tâm và khí vào kinh mạch trung ương và giữ nó ở đó không lay động. Như vậy kinh mạch trung ương trở nên còn hơn là một kinh mạch của thể xác. Nó trở thành đạo tu tậpquả chứng đắc, cõi vô thượng, thoát khỏi những hạn chế của ý niệm, sự phân biệt, và những khuynh hướng. 

Sự phân giải của các nguyên tố 

Khi tiến trình chết bắt đầu, khí hay tinh lực, trước hết trở nên hỗn loạn và bắt đầu phân tán, và chúng ta đi qua hai giai đoạn của sự phân giải. Trong giai đoạn thứ nhất, tức là sự phân giải bên ngoài, những lực của bốn nguyên tố vật chất: đất, nước, gió và lửa của thể xác tan rã, và rồi các giác quan ngừng hoạt động. Trong giai đoạn thứ hai, sự phân giải bên trong: những ý nghĩcảm xúc của tâm trí ngừng lại. Mỗi giai đoạn này được kèm theo những chứng nghiệm nội tâm nào đó. 

Những chứng nghiệm nội tâm diễn ra trong tiến trình chết có tính chất gì? cần phải hiểu rằng khi chúng ta rút sự cảm nhận hướng ngoại vào bên trong và tập trung tất cả sự chú ý vào những sự biến đổi đang diễn ra trong cơ thể trong tiến trình chết, tất cả thế giới của chúng ta trở thành sự kiện riêng biệt đó. Đối với chúng ta, toàn thể vũ trụ trở thành những biến đổi diễn ra trong cơ thể của mình lúc đó. Đó là lý do những sự biến đổi diễn ra dù chỉ trong một giọt máu sẽ có cảm giác trái đất tan vỡ. Một sợi tóc trên đầu của chúng ta có vẻ giống như một cái cây lớn. Thói quen sợ hãi cũng như những khuynh hướng và những cảm xúc khác sẽ xuất hiện trong hình thức, hình ảnh những sinh linh, những cõi giới, những âm thanh và những cảm xúc. Đây là một số những chứng nghiệmchúng ta sẽ thấy được mô tả trong lời kể của các "delog" ở phần sau của chương này.

Trước hết, nguyên tố đất của thể xác tan trong nguyên tố nước. Vào lúc này chúng ta cảm thấy mình đang mất năng lực hay sự kết nối với nguyên tố đất của thân xác vốn có những tinh chất cụ thể, sức mạnh, trụ tại chỗ và ở trên mặt đất. Mặt của chúng ta xanh xao giống như cơ thể không còn sinh lực. Chúng ta có thể cảm thấy mình đang rơi xuống hay chìm xuống, và đất đang sụp ở phía dưới mình. Chúng ta không thể ngồi dậy hay đứng lên được, chúng ta mất thăng bằng, và cảm thấy như dang bị ép bởi một vật nặng. Đó là lý do những người hấp hối thường yêu cầu
:" xin kéo tôi lên. Tội cảm thấy như mình đang chìm xuống". Chúng ta có thể cảm thấy mờ mịt và thấy những hình ảnh huyễn ảo.


Thứ hai, nguyên tố nước của thể xác tan trong nguyên tố lửa. Đến đây chúng ta có thể cảm thấy mình đang mất năng lực nước hay sự kết nối với nguyên tố nước vốn ướt, lỏng và chịu đựngChúng ta có thể cảm thấy rất khát, Nước bọt nhểu xuống, nước mắt rơi rồi lại khô. Đó là lý do mà người sắp chết thường yêu cầu:"Xin cho tôi chút nước, tôi khát nước". Chúng ta có thể cảm thấy ngạt thở và khó chịu và thấy những hình ảnh giống như khói xuất hiện.


Thứ ba, nguyên tố lửa của thể xác tan trong nguyên tố gió. Tới đây chúng ta có thể cảm thấy mình đang mất năng lực lửa hay sự kết nối với nguyên tố lửa vốn là hơi ấm, làm cho chín muồi và thiêu đốt. Nếu người hấp hối đã là một hành giả thành tâm và có lối sống lập công đức với lòng từ bi và phục vụ người khác, sự phân tán sức nóng từ cơ thể bắt đầu ở chân và di chuyển lên phía tim. Nếu người hấp hối đã sống một đời xấu xa, hư hỏng và vị kỷ thì sự phân tán sẽ bắt đầu ở phần thân trên và di chuyển xuống phía tim. Trong cả hai trường hợp, rốt cuộc sức nóng sẽ phân tán từ tim. Người đó có thể không còn trông thấy gì nữa, mọi thứ có vẻ giống như những tia lửa đỏ trên một hậu cảnh tốt. 

Thứ tư là nguyên tố gió của thể xác tan nhập vào thần thức. Vào lúc này chúng ta cảm thấy bị mất năng lực gió hay sự kết nối với nguyên tố gió vốn nhẹ và có tính lưu chuyển. Chúng ta cố gắng thở. Hơi thở vô trở nên ngắn hơn và hơi thở ra dài hơn. Rồi "hơi thở bên ngoài" chấm dứt và hai mắt trợn lên. Vào lúc này, những người đã sống đời sống không tốt, có thể trông thấy ảo ảnh trong hình thức những hình ảnh đáng sợ, còn những người đạo đức có thể trông thấy những hình ảnh vui vẻ. Chúng ta cũng có thể trông thấy những hình ảnh giống như ánh sáng đèn. 

Cuối cùng ý thức tan nhập vào cõi không. Vào lúc này "hơi thở bên trong" chấm dứt.


Các nguồn tài liệu khác nhau có ý kiến khác nhau về lúc chấm dứt hơi thở bên ngoài và bên trong. Lúc chấm dứt này xảy ra khác nhau tùy theo mỗi người, vì mỗi người có những cá tánh riêng (individual natures) của họ. Nói chung thì khi hơi thở của phổi ngừng lại sau ba hơi thở dài, thì đó là lúc chấm dứt hơi thở bên ngoài. Khi thần thức rời thể xác hoàn toàn thì đó là lúc hơi thở bên trong cũng chấm dứt

Nếu cái chết của chúng ta là do nghiệp báo sẽ rất khó cho chúng ta đảo ngược được sự chết. Nếu cái chết do hoàn cảnh bất ngờ, không do nghiệp báo, chúng ta vẫn có thể được hồi sinh bằng phương tiện y khoa hay tâm linh. Nhưng trong những trường hợp bình thường, chúng ta không thể được mang trở lại đời sống như những delog. Họ đã đi xa hơn giai đoạn này nhiều nhưng họ đã sống lại

Ba sự phân giải bên trong 

Khi hơi thở bên trong ngừng lại và tâm đã mất sự kết nối với những nguyên tố của thể xác, những kinh mạch, khí và tinh chất của cơ thể cũng sẽ phân rã. Hơi thở của chúng ta nhập vào hư không. Kết quả là trong lúc đó, ba giai đoạn tan rã bên trong tinh tế, tinh tế hơn, và tinh tế nhất, hay ba sự rút lui, sẽ diễn ra:

1.Thần thức tan nhập vào "sắc tướng". Vào lúc này, tinh chất trắng mà chúng ta đã nhận được từ Cha đi xuống từ đỉnh đầu qua kinh mạch trung ương. Chúng ta thấy mọi thứ có màu

" hơi trắng", không sáng bóng hay trắng sáng như ánh sáng ban ngày, mà trắng giống như ánh trăng trên bầu trời không mây. Tất cả ý nghĩ sân hận chấm dứt.

2. Sắc tướng tan nhập vào "gia tăng". Vào lúc này, từ đáy kinh mạch trung ương ở bụng, tinh chất đỏ mà chúng ta đã nhận được từ Mẹ đi lên kinh mạch trung ương. Mọi thứ có vẻ hơi đỏ, giống như ánh sáng mặt trời lặn trên bầu trời không mây. Tất cả những ý nghĩ tham chấp chấm dứt. Nhưng có những người chứng nghiệm hình ảnh hơi đỏ trước, hình ảnh hơi trắng sau. Theo Đại sư Tsele, đây là lúc tốt nhất để làm pháp chuyển di thần thức phowa.

3. "Gia tăng tan nhập vào "thành tựu". Vào lúc này, thần thức do lực của khí, trở nên được bao bọc giữa hai tinh chất Cha Mẹ và mọi thứ trở nên "đen", giống như bầu trời không mây trong một đêm thu không trăng. Đến đây, những ý nghĩ mê muội chấm dứt

Bây giờ khí, tinh chất và thức tụ tập ở nơi tim. Sự kiện này được gọi là hư không tan nhập vào quang minh. Sự xuất hiện của "quang minh căn bản" sẽ diễn ra kế tiếp, báo trước sự đi vào giai đoạn kế đó, trạng thái chân tánh, sẽ nói đến ở chương sau. 

Sau sự tan nhập của hư không vào quang minh, người bình thường sẽ rơi vào vô thức, nhưng có những lối diễn dịch khác nhau về những gì xảy ra khi quang minh căn bản xuất hiện. Theo đạo sư Karma Lingpa thì ở giữa sự chấm dứt của hơi thở bên ngoài và bên trong, nếu là hành giả cao cấp, chúng ta sẽ thấy quang minh chân tánh khi khí của cơ thể đi vô kinh mạch trung ương. Nhưng người bình thường thì sẽ trở nên vô thứchơi thở bên trong sẽ ngừng lại. Sau đó chân tánh quang minh sẽ xuất hiện. Jigme Lingpa cũng viết: "Khi màu đen xuất hiện, sẽ bất tỉnh trong cõi không. Và tám sinh lực xuất hiện trở lại và sự bất tỉnh sẽ tan biến. Lúc đó sự sáng của trạng thái nguyên thủy sẽ xuất hiện. Trong sánglâu dài, giống bầu trời mùa thu. Trụ trong chân khôngquang minh, không mê muội và không bị che phủ". 

Kyabje Dudjom Ringpoche nói rằng khi khí tan nhập vào thần thức, tâm trí sẽ rơi vào trạng thái vô thức lâu dài. Nhưng đối với các Thầy thành tựu hay hành giả kinh nghiệm thì sau khoảng hai phút sự vô thức sẽ tan nhập vào hư khônghư không sẽ tan nhập vào quang minh

Cần phải biết một điều rất quan trọng, đó là không phải tất cả những người hấp hối đều có cùng những kinh nghiệm theo cùng thứ tự. Tsele viết rằng những lời giải thích về sự phân giải chỉ là những điều tổng quát về cách người ta trải qua những chứng nghiệm đó, nhưng không thể nói chắc là tất cả sẽ có những chứng nghiệm giống nhau. Mỗi người người có một loại kinh mạch, khí và tinh chất khác nhau, và mỗi người sẽ chịu một loại bệnh tật, lực xấu hay tại nạn (khi chết) khác nhau. Do vậy sự phân giải có thể diễn ra cho mọi người theo những thứ tự khác nhau, hay có thể diễn ra cùng lúc

Những chứng nghiệm này kéo dài bao lâu ? Tsele viết rằng: "thời gian diễn ra những sự phân giải bên ngoài và bên trong khác nhau. Đối với đa số người, mỗi chứng nghiệm có thể kéo dài một khoảnh khắc, và ba sự phân giải bên trong đặc biệt sẽ không kéo dài hơn một khoảnh khắc. 

Chúng ta nên làm gì khi hấp hối ?

Những người bình thường nên làm gì đối với những giai đoạn phân giải này ? Trước hết chúng ta phải cố gắng biết là mình đang ở trong tiến trình chết. Chúng ta nên cố gắng giữ càng nhiều an tĩnh càng tốt trong những chứng nghiệm về sự phân giải này và không hốt hoảng. Chúng ta nên cố gắng nhớ rằng mọi sắc tướngchứng nghiệm phù du chỉ là những sự phản chiếu của tâm và cảm xúc của chính mình, giống như những giấc mộng. Chúng ta không nên bám giữ vào chúng, khó chịu vì chúng, hay sợ chúng. Chúng ta nên cảm nhận mọi thứ như con đường tâm linh của mình. Trụ trong an tĩnh, chúng ta nên bình tĩnh để cho bất cứ tình trạng xuất hiện và biến đi. 

Chúng ta nên nhớ dùng bất cứ lối tiếp cận tâm linh hay kinh nghiệm tâm linh nào mà mình đã quen thuộc trong đời sống. Những lối tiếp cận tâm linh quen thuộc sẽ hiệu quả hơn và dễ hơn cho chúng ta.

Chúng ta nên nhớ đến nguồn gia hộ cho mình, như các vị Phật, các vị đạo sư, những đối tượng tâm tốt, những giáo lý, những chứng nghiệm thiền quán, và dùng những kinh nghiệm và ký ức này làm sự hỗ trợ tâm linh của mình. Cố gắng nhớ những pháp môn tu tập của mình, tất cả những chứng nghiệm tâm linh và những lực tâm linh của mình, rồi hợp nhất với chúng. Cảm thấy các vị Phật, đạo sưthần thánh luôn có mặt với mình, đang bảo hộ và hướng dẫn cho mình. Từ các vị, hãy để cho ánh sáng an lạc, chân không và oai lực, hoan hỷ đến với mình, tràn ngập mình và chuyển hoá thể xác của mình thành thân ánh sáng giống như cầu vòng, tỏa ra an lạcsức mạnh. Rồi cố gắng an trụ trong thân tâm linh đó suốt tiến trình chết. 

Chúng ta phải liên tục nhắc nhở mình"Mình phải trụ với chứng nghiệm tâm linh của mình". Điều này có ảnh hưởng tốt và thực sự giúp chúng ta nhớ lại những kinh nghiệm của mình, ngay cả trong tiến trình chết đầy khó khăn. Nếu trụ với chứng nghiệm của mình, tiến trình chết sẽ bớt khó khăn và sẽ đưa chúng ta đến một cõi tịnh độ hay một sự tái sinh an lạclành mạnh

Nếu đã chứng ngộ chân tâm khi còn sống, chúng ta phải cố gắng nhớ trụ trong ý thức về chân tánh này. Dù điều gì xảy ra cũng cố gắng thấy tất cả chỉ là sự biểu lộ chân tánh của mình, thay vì theo đuổi và bám giữ vào những ý nghĩ và những chứng nghiệm với sự chấp thủ hoặc sân hận

Nếu chúng ta đã được biết và tu tập về chân tâm và những linh ảnh quang minh của nó, thì đây là lúc để trụ trong chứng nghiệm đó. Đây cũng là lúc các hành giả nhắc nhở chúng ta về những chứng nghiệmchúng ta đang trải qua. Longchen Rabjan khuyên: "Trong tiến trình chết, những nguyên tố của thể xác sẽ phân giải. Người ta sẽ thấy những ảo ảnh mờ mịt, méo mó. Rồi đất, nước, gió, lửa và hư không của thể xác sẽ phân giải. Năm giác quan sẽ ngừng hoạt động. Lúc đó nên nhắc nhở mình: "Mình đang hấp hối nhưng không cần phải lo ngại". 

Rồi hãy xét :"sự chết là gì ? ai đang hấp hối? sự chết có ở đâu ?".

Sự chết chỉ là dấu hiệu trả lại bốn nguyên tố mà mình đã vay mượn.

Chân tánhvô sanh bất tử.

Trong trạng thái thanh tịnh, chết là sự hợp nhất của chân khôngtrạng thái tự nhiên của Pháp Thân tức Thân Vô Thượng".


Cứ xét :"sự chết là gì ? ai đang hấp hối? sự chết có ở đâu ?” Vì sự chết không có ở đâu cả nên nó tuyệt đối không có thật. Hãy can đảmtin tưởng vào điều này.

Jigme Lingpa viết rằng trong tiến trình chết, điều tốt nhất để làm là an trụ trong chân tánh. Điều tốt thứ hai là chuyển di thần thức đến một cõi tịnh độ. Ít nhất thì cũng an trú trong Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng. Cầu nguyện vị đạo sư của mình, và hợp nhất tâm của mình với tâm giác ngộ của Ngài. 

Guru Rinpoche khuyên chúng ta hãy tu tập, hãy cầu nguyện không bám giữ một cái gì lúc chết, hãy nhớ lại những giáo lý, và hãy thiền quán hợp nhất chân tánh của mình với chân không: "khi cái chết đến gần, hãy buông bỏ sự chấp thủ vào bất cứ thứ gì, chú tâm vào những lời dạy sáng tỏ không lay động, và chuyển di chân tánh vô sanh đến trạng thái chân không". 

Những lời dạy như vậy của các vị đạo sư về hấp hối và sự chết là những điểm quan trọng để ghi nhớ và ứng dụng, không chỉ trong tiến trình chết mà còn trong tất cả bốn giai đoạn chuyển tiếp của đời sống, kể cả kiếp sống hiện tại này. 

Kinh nghiệm chết của các delog 

Để minh họa những gì xảy ra khi chúng ta vượt qua cửa tử, tôi kể tóm tắt mười một bản tường thuật của các delog. Tất nhiên những chuyện này là kinh nghiệm của cá nhân. Nên nhớ là người ta sẽ có những kinh nghiệm chết khác nhau, vì những sự khác nhau về tâm trí, thể chất, nghiệp quả, ảnh hưởng văn hóa, khuynh hướng thói quen, và hoàn cảnh lúc chết của họ. 

Như đã nói, các delog là những người rất mộ đạo, và nhiều người là những vị Thầy thành tựu. Họ trở lại đời sống vì đã có những việc chưa làm xong. Một phần kinh nghiệm của họ sẽ khác với những gì bạn hay tôi sẽ gặp lúc chết, nhưng có thể có những sự tương đồng đối với những người có bối cảnh, trí tuệ, cảm xúc hay văn hóa giống nhau. 

Trong những lời kể này, chúng ta chú ý tới tiến trình chết. Chúng ta sẽ trở lại với phần lớn những delog này ở chương 3 và chương 5, để thấy kinh nghiệm sau khi chết đi tiếp như thế nào vào con đường của chân tánh và cõi trung ấm bardo. 

Những năng lực phân rã: kinh nghiệm của Karma Wangdrin

Karma Wangdrin đã chết trong bảy ngày. Ra đời ở Lhotrag, miền Nam Tây Tạng, bà là người có học và mộ đạo. Chồng của bà là Depai Drung, trưởng làng Oktra. Bà đã đến Tu Viện Traphu học giáo lý với Lama Norbu Trashi, và đã thấy linh ảnh của Tara Trắng cũng như của đại sư Liên Hoa Sanh

Karma đã nhập thất một năm để cầu nguyện và hành thiền. Một hôm bà bất ngờ ngã bệnh, không muốn ăn gì và không nhận ra những người thân quen. Ngày hôm sau, một người bạn vừa khóc vừa nói với bà:"chị ơi, mắt của chị sâu, mũi của chị gãy (những dấu hiệu của sự chết). Tôi có nên gọi chồng chị đến đây không?". 

Karma nghĩ thầm: "nếu mình không chịu nỗi một cơn bệnh nhỏ thì việc mình tu tập có ích gì?" Rồi bà nói với người bạn: "cứ để ngày mai". Nhưng ngay chiều hôm đó, bà cảm thấy lạnh, bà cảm thấy khát nước, nhưng khi uống nước vào thì tràn ra ngoài mũi. 

Những dấu hiệu lực tứ đại đang phân rã bắt đầu xuất hiện với bà. Bà cảm thấy thân xác của mình chìm xuống dù các bạn kéo bà lên. Đó là dấu hiệu những lực thể xác đang tan nhập vào nguyên tố đất. Miệng và mũi của bà khô khan vì mất nước, nhưng dù rất khát, bà cũng không thể uống nước được. Đó là dấu hiệu năng lực của máu tan nhập vào nguyên tố nước. Bà run lên vì lạnh, dù được đắp những cái chăn ấm. Đó là dấu hiệu sức nóng cơ thể tan nhập vào nguyên tố lửa. Bà cố gắng thở, nhưng khó thở vô hay giữ hơi thở. Đó là dấu hiệu hơi thở tan nhập vào nguyên tố gió.

Khi ánh sáng thị giác bắt đầu mờ đi từ khả năng nhìn, bà không thể thấy hay nhận ra những gì ở xung quanh. Khi thính giác yếu đi, bà cũng không thể nghe các bạn đang nói gì với mình. Khi mất kiểm soát hệ thần kinh, bà không thể nói một tiếng nào nữa. Bà đã gần mất đi sự tiếp xúc với thế gian này và đã sẵn sàng bước vào cõi giới mà mình sẽ đến.

Nhưng trong suốt những sự kiện này, tâm của bà Karma vẫn sáng suốt, giống như con cá trong làn nước trong trẻo. Bà nhớ rõ tất cả những người thân yêu của mình nhưng biết rằng họ không thể giúp gì cho nhau được nữa. Đối với bà, đã đến lúc phải đi một mình. Karma không tin rằng mình đã đạt được một kinh nghiệm tu tập nào cả. Ký ức về tất cả những điều xấu mà bà đã phạm diễn ra trong tâm bà, và điều này làm cho bà khóc trong lòng.

Kế tiếp là một tiếng động lớn, và hơi thở của bà hoàn toàn ngừng lại. Bà chìm trong bóng tối cứ như một ngọn nến bị bất ngờ thổi tắt. Tất cả lực tâm trí của bà rút vào trong tim, và bà rơi vào vô thức. Karma bất tỉnh một lúc và không biết mình còn sống hay đã chết. 

Hãy tạo công đức cho tôi: kinh nghiệm của Lingza Chokyi 

Lingza Chokyi sinh ra ở xứ Kham, thuộc miền Đông Tây Tạng. Bà đã bệnh nặng trong mười sáu ngày rồi và không có một lễ cúng hay một phương thuốc nào có thể giúp cho bà khỏi bệnh. Bà nghĩ:"mình sắp chết. Khi còn trẻ mình muốn đi tu, nhưng những người thân không cho mình rời khỏi gia đình. Mình có biết một chút về giáo lý, nhưng có ít chứng nghiệm, vì rất ít thực hành thiền quán, mình cũng đã không bố thí gì cả. Than ôi, mình đã bỏ phí cả đời người quý báu của mình, mà kiếp làm người thì hiếm có với đầy cơ hội tu tập đạt giải thoát. Bây giờ mình phải đi khỏi thế gian đầy tiềm năng với hai bàn tay trắng. Đến lúc ân hận thì đã quá trễ". 

Rồi bà nghĩ tiếp: "trước đây gia đình mình đã giết hai, ba chục con trâu và cừu mỗi năm". Điều này làm cho Chokyi lo ngại vì sát sanh là một trong mười giới cấm chính yếu của Phật Giáo và là ác nghiệp mang lại đau khổ và sẽ bị đọa xuống địa ngục. Bà lại lo nghĩ: "bây giờ người ta không chịu làm lễ cầu an cho mình. Như vậy có nghĩa là mình sẽ phải đối diện với nghiệp quả xấu mà không có nghiệp quả tốt hay công đức nào cả. Chồng và con của mình chỉ thích của cải vật chất. Họ keo kiệt và có rất ít niềm tin vào đạo pháp. Nhưng dù sao mình cũng phải hỏi họ là họ sẽ làm cho mình nghi lễ nào". 

Chokyi gọi người thân đến bên giường rồi nói với chồng của mình " tôi sẽ không qua khỏi cơn bệnh này. Bây giờ tôi có vài lời cuối cùng để nói với ông. Trong đời tôi đã không tạo được công đức nào cả mà lại tạo nhiều bất thiện nghiệp. Xin ông dùng một phần ba gia tài để lập công đức cho tôi". Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, thân nhân của người quá cố dùng một phần khá lớn gia sản để làm lễ cúng, tụng niệm, hành thiền, phát thực phẩm cho người nghèo, phóng sanh (như mua và thả chim, thú hay cá), xây tháp, chùa, tu viện hay cúng dường chư Tôn Đức Tăng Ni. Họ tin rằng những việc như vậy sẽ tạo công đức, thiện nghiệp, đưa đến sự qua đời thanh thảntái sanh an lạc cho người quá cố

Chokyi nói tiếp: "một nửa đồ trang sức của tôi sẽ là của con gái chúng ta. Một nửa sẽ dùng để tạo công đức. Dù làm nghi thức nào cũng xin làm theo lối thuần túy giáo pháp. Nếu có thể, cả nhà hãy thực hành theo giáo pháp một chút, nếu không lúc chết sẽ phải hối hận. Ít nhất hai con trai của tôi cũng phải tu tập một chút. Xin đừng tục huyền để ba đứa con của tôi phải khổ vì một người đàn bà khác. Hãy hứa với tôi là ông sẽ làm những điều này". 

Đến đây chồng bà lên tiếng: " nếu dùng một phần ba tài sản cho bà thì chúng tôi sẽ ăn bằng cái gì ? con cái của chúng ta cần đồ trang sức của bà cho riêng nó. Sau khi bà chết, tôi sẽ tục huyền để có người trông coi nhà cửa. Mấy đứa con còn quá nhỏ để tự lập. Tôi sẽ dùng một chút gì cho bà, nhưng không thể hứa là bao nhiêu".


Chokyi nghĩ: " ông ta sẽ không làm lễ cúng lớn nào cho mình. Tại sao khi có cơ hội và khả năng mình lại không tự lập công đức cho mình? ông ta sẽ tục huyền và mấy đứa con sẽ khổ. Tội nghiệp chúng nó quá".


Cuộc nói chuyện đã làm cho Chokyi buồn. Nỗi buồn này mang lại cảm giác quay cuồng. Kế đó bà cảm thấy mình đang bị kéo xuống lòng đất, và bà bắt đầu đi qua một số cảnh tượng đáng sợ. Bà cảm thấy mình đang bị đẩy xuống bởi lực của nhiều người, trôi nổi đây đó trong một không gian rộng lớn, và run rẩy với cái lạnh băng giá. Rồi bà có cảm giác thể xác của mình đang bị thiêu ở một nghĩa địa thiêu xác chết, trông thấy những tia lửa và nghe thấy tiếng hú của ngọn lửa, Khi cảm giác đó chấm dứt, bà bị thổi đi bởi một cơn bão lớn. Rồi bà cảm thấy thể xác bị cắt thành từng mảnh bởi nhiều người với những dụng cụ khác nhau. Tất cả những điều đáng sợ này chỉ là hệ quả của sự kiện các nguyên tố đất, nước, gió, lửa tan rã trong thể xác của bà. 

Sau tất cả những cảm giác này, bà nhìn thấy những linh ảnh đỏ, trắng và đen. Tiếp theocảm giác không còn trí nhớ hay ý thức và đây là trạng thái phúc lạc lâu bền. Sau đó khi sống lại, bà không thể nhớ là kinh nghiệm này đã kéo dài bao lâu. 

Các vị Thần chết đã đến đưa mình đi chưa? kinh nghiệm của Denma Sangye Seng-ge

 

Sangye ra đời gần Chabdo ở tỉnh Kham, miền Đông Tây Tạng. Ông học với nhiều vị Thầy, kể cả Đức Karmapa thứ mười bốn (1798-1868). 

Một hôm ở tuổi năm mươi lăm, ông cảm thấy đau nhói ở tim giống như mình đã bị một viên đạn bắn trúng. Ông bắt đầu có những ảo giác kỳ lạ. Ông không muốn ăn uống gì cả và có khi cảm thấy thể xác dường như sắp loại bỏ mọi cơ quan nội tạng ra ngoài. Ông thấy thần kinh tay chân bị kéo về phía tim. 

Sangye sợ là mình sắp chết. Nhưng ông không thể làm gì để giữ mạng sống của mình. Ông trở nên nhạy cảm với mọi thứ, đến mức bất cứ điều gì xảy ra cũng làm cho ông lo sợ. Hơi thở của ông mỗi lúc mỗi ngắn hơn. Ông đang chịu đau khổcảm thấy bất an giống như con chim bị bàn tay người bóp nghẹt hay một con cá bị vất lên trên cạn. Ánh sáng trong mắt ông mờ đi mau chóng. Rồi bỗng nhiên tất cả sắc tướng trở thành bóng tối. 

Sangye đi qua một loạt những kinh nghiệm đau đớn khi lực của các nguyên tố của thể xác bắt đầu phân giải. Có lúc ông cảm thấy rất khát nước, cứ như là phần bên trong cơ thể đang bị thiêu đốt, và ông thèm muốn một giọt nước. Những lúc khác, ông cảm thấy mình bị đè bởi một vật nặng giống như một quả núi. Trong khoảnh khắc kế tiếp ông cảm thấy mình đang bị thổi bay đi giống như một cộng lông trong cơn bão. Có những lúc ông cảm thấy mặt trờimặt trăng đang rơi xuống đất. Ông nghe thấy những tiếng nổ lớn giống như hàng ngàn tiếng sấm cùng lúc, và trông thấy hàng ngàn tia chớp đánh xuống đồng thời. Rồi ông cảm thấy một căn nhà đổ, mà sự thật là chính thân thể của mình đang sụp đổ. Nhưng ngay khi những hình ảnh và những cảm giác này xuất hiện chúng đã biến đi như một ảo giác

Rồi Sangye thấy nhiều tia lửa giống như đom đóm trên bầu trời đêm. Có lúc chúng xuất hiện rõ ràng, có lúc không. 

Sangye nhận xét: "những sắc tướng này xuất hiện là vì những lực đất, nước, gió, lửa đang tan rã khi mình sắp chết". Nhưng rồi, đúng theo bản chất con người, ông cảm thấy lo sợ. Nhiều câu hỏi kéo tới. "phải chăng mình đang trải qua kinh nghiệm tan rã của tứ đại ? giống như trong vô số kiếp trước, lúc chết lại đã đến với mình hay sao? các vị thần chết đã đến để đưa mình đi chưa? mình sẽ không sống lâu hơn sao?". 

Ông cảm thấy mình bị kẹt ở một nơi rất tối, mà thật ra chính là thể xác của ông, bây giờ đã mất hết ánh sáng. Ở đó ông thấy chín lỗ hổng (mắt, tai, mũi...) có thể giúp ông thoát ra khỏi nơi tối tăm đó. Ông nhìn qua lỗ hổng dẫn thẳng lên trên và la âm HIK ba lần như đã được dạy trong pháp chuyển di thần thức phowa. Việc này giúp ông thoát qua lỗ hổng thứ mười, chỗ hở của sọ ở đỉnh đầu.
Theo Phật Giáo, vào lúc chết thần thức sẽ thấy mình thoát ra ngoài qua một trong mười "cửa" (cửu khiếuthiên môn). Nếu thần thức đi qua những cửa ở phần thân trên thì điều này giúp hành giả tái sanh vào những cõi hạnh phúc an vui. Các hành giả được dạy đóng kín cửa thấp, đặc biệt là những cửa thấp nhất, với việc quán tưởng chữ HUM. Rồi họ di chuyển thẳng lên qua kinh mạch trung ương với lực của tinh lực trong thiền quán ,và thoát qua khe hở trên sọ ở đầu trên của kinh mạch trung ương ở đỉnh đầu. 

Bầu trời không mây, giống ánh quang minh: kinh nghiệm của Dagpo Trashi Namgyal 

Dagpo Trashi Namgyal là người miền Trung Tây Tạng. Ông đã chết được năm ngày. Ông bị đau nhức ở đầu và thân trên. Biết là cái chết có thể đang tới, ông muốn biết những giáo lý về cõi trung ấm bardo. 

Khi những nguyên tố của thể xác bắt đầu dần dần phân giải, ý thức hướng ngoại của ông bắt đầu quay vào trong. Ông thấy linh ảnh ánh sáng năm màu. Đây không phải là một thứ ánh sáng bên ngoài, vì ông đang nhìn bằng mắt thần thức, một thứ ánh sáng ở bên trong chính mình. 

Trước hết ông mất nhận thức những đối tượng của năm giác quan: sắc, thanh, hương, vị và xúc. Khi thị giác mờ đi, ông không nhận ra những người mình quen biết. Tai của ông không thể nghe, mũi không thể ngửi, lưỡi không thể nếm, và thân không thể cảm thấy gì. 

Nguyên tố đất của thể xác ông tan nhập vào nước và thể xác ông trở nên nặng nề. Khi nguyên tố nước tan nhập vào lửa, miệng và mắt ông cảm thấy khô khan, và ông cảm thấy khát nước. Những mạch máu của ông dường như bị cuốn lại giống như một nùi chỉ. Rồi nguyên tố lửa tan nhập vào nguyên tố gió, và thân nhiệt của ông bị gió phân tán. 

nguyên tố gió là tinh túy của chân tánh nên khi hơi thở bên ngoài chấm dứt, thần thức của ông tan nhập vào ánh quang minh. Khi hơi thở bên ngoài hòa vào hơi thở bên trong của ông, kinh nghiệm đầu tiên của ba kinh nghiệm xuất hiện

Trước hết ông nhận thấy "sắc tướng". Như dấu hiệu bên trong, những giác quan của ông trở nên trong sáng. Những sắc tướng bên ngoài trở nên hơi trắng, giống như ánh trăng. Những giác quan của ông thoát khỏi những biến đổi tạm thời và ông cảm thấy rõ ràngtrong sáng

Rồi "sắc tướng" hòa nhập vào "gia tăng". Như dấu hiệu bên trong, ông trông thấy những tia lửa, giống như đom đóm. Như dấu hiệu bên ngoài, ông trông thấy mọi thứ có màu hơi đỏ như bầu trời rạng đông. 

Rồi "gia tăng" tan nhập vào "thành tựu". Những giác quan của ông vẫn trong sáng trong vài khoảnh khắc. Ông trông thấy những ngọn lửa và những ánh sáng như ánh đèn. Sự vô minh của ông về chân tánh chấm dứt. Rồi xuất hiện bầu trời không mây, giống như quang minh. Nói cách khác, ông bắt đầu chứng nghiệm sự hòa nhập quang minh vốn rất trong sáng giống như bầu trời mùa thu không mây, một trạng thái không có lối nhận thức thô kệch hay nhị nguyên về chủ thể (tâm) và đối tượng (vật). 

Những cảm nhận lúc chết: kinh nghiệm của Samten Chotso 

Ở tuổi mười chín, Samten Chotso người xứ Kham thuộc miền Đông Tây Tạng, đã có kinh nghiệm cận tử (delog) trong bảy ngày. Những nguyên tố thể xác của cô bất ngờ bị khuấy động và cô đã sửa soạn để chết. Những ảo giác xuất hiện liên tục. Cô biết là mình đang hấp hối và cô bắt đầu có những cảm nhận ảo giác sau đây. 

Trước hết những nguyên tố và những giác quan của thể xác của cô bắt đầu tan rã: khi những mạch máu của tim ngừng hoạt động, cô có cảm giác một quả núi bị lật ngược. Rồi những mạch máu trong hai mắt ngừng hoạt động, và cô cảm thấy như mặt trờimặt trăng rơi xuống. Rồi những mạch máu ở lưỡi ngừng hoạt động, và cô cảm thấy không gian được soi sáng bởi những tia chớp. Kế tiếp những mạch máu ở tai ngừng hoạt động, và cô nghe thấy hàng ngàn tiếng sấm nổ ra cùng lúc

Một delog độc đáo: kinh nghiệm của Dawa Drolma

Dawa Drolma (1910-1941) sinh ra ở Washul Thromtha, thuộc tỉnh Kham, miền Đông Tây Tạng. Một trong mấy người con trai của bà là đạo sư Chagdyd Tulku Ringpoche (1930-2002), là người đã sống và hành đạo tại Hoa Kỳ và Brazil trong mấy chục năm nay.

 


đạo sư Chagdyd Tulku Rinpoche (1930-2002)

 

Dawa Drolma là người độc đáo trong các delog vì bà đã biết là mình sẽ có trước một kinh nghiệm delog. Vì vậy bà đã sửa soạn cho mình và cho những người khác ở xung quanh mình. Hành trình delog của bà kéo dài năm ngày. 

Vào năm 1924, Dawa Drolma thường có những lần nhập định sâu. Một hôm bà trông thấy Tara trắng và được Ngài ban lời tiên tri sau đây: "con sắp bị bệnh và chết, nhưng nếu con làm theo những lời hướng dẫn thì sau năm ngày con sẽ sống lại như một delog và làm lợi ích cho nhiều người". Vị Thầy của Dawa, Chogtrul Rinpoche, ngần ngại chấp thuận ý muốn của bà sửa soạn và trải qua một kinh nghiệm cùng cực như vậy. Ngài gia hộ cho bà và nhắc nhở: "trụ trong tâm vô niệm, không rơi vào vọng niệm. Giữ cảm nhận trong sáng và sự tôn kính đối với các bậc Thầy và các vị thần bảo hộ của mình. Phát tâm từ bi đối với chúng sanh". 

Rồi Dawa Drolma trở bệnh rất nặng. Bà thỉnh cầu đại sư Chogtrul Rinpoche và các vị khác ở đó làm những việc sau đây :"Dọn hết thực phẩm và nước ra khỏi phòng của con; Sau khi con chết, hãy rửa xác của con với nước nghệ được chú nguyện với sự hiện diện của một cô gái tên là Drolma; Để tượng trưng cho bộ phái Phật của con, đầu của con sẽ được quấn khăn xanh; Cửa nhà của con sẽ được khóa bằng ổ khóa, rồi bọc ổ khóa bằng một tấm vải xanh và niêm phong nó với con dấu có hình một con bò cạp. Một người mặc áo xanh sẽ ngồi bên ngoài để canh phòng ngôi nhà. Trong năm ngày lúc con chết, không một ai được vào phòng của con hay gây tiếng động xung quanh ngôi nhà. Khi sống lại, con sẽ cần một cái áo làm bằng vải xanh và không làm bằng da thú. Con sẽ cần nước đã chú nguyện để súc miệng". Bà cũng thỉnh cầu các vị lama cử hành những nghi lễ như cỗ cúng Yunka (một vị nữ Phật) và Năm Nữ Thần Trường Thọcầu nguyện Guru Rinpoche (Đại Sư Liên Hoa Sanh). 

Bà và các vị Thầy làm lễ cúng Yumka vào ngày mười lăm âm lịch Tây Tạng. Các vị Thầy nhắc nhở bà một lần nữa:"Giữ cho tâm an tĩnh không xao lãng với những vọng niệm. Để cho tâm hợp nhất với chân tánh, vì tâm sẽ tự nhiên làm như vậy vào lúc chết".

Khi đến lúc, Dawa Drolma giữ tâm an tĩnh trong trạng thái tự nhiên. Bà chứng nghiệm như một trạng thái chân không và đại hoan hỷ, hoàn toàn trong sángvô nhiễm. Mọi vọng tưởng đều chấm dứt. Bà không ngủ quên trong cõi không, nơi không có vọng niệm. Bà không bị kẹt trong mạng lưới hoan lạc, quang minh hay vô niệm. Bà cũng không trôi theo những vọng tưởng. Mà bà đang ở trong cõi không vô biên của tâm tự nhiên. Như vậy bà ở trong một trạng thái tâm thức khác, dù bà có thể nghe thấy tất cả những tiếng động và những tiếng nói ở xung quanh.


Vào buổi sáng ngày hai mươi sáu, bà trông thấy rõ ràng sự hiện diện của Tara Trắng, nữ thần bảo hộ của mình ở trước mặt, bên trong một khối ánh sáng kỳ diệu

Rồi bà trông thấy từ cõi tịnh độ của Đại Sư Liên Hoa Sanh một ánh sáng cầu vồng với năm luồng ánh sáng song song chiếu vào phòng của bà. Ở giữa những ánh sáng này, bốn "dakini" (Thiên nữ) mặc áo đẹp với những món trang sức xuất hiện như đoàn tùy tùng của Dawa. Họ đặt bà lên một cái kiệu được che với những tấm lụa nhiều màu. Dawa Drolma và bốn dakini đồng thanh tụng bài cầu nguyện bảy câu Vajra và niệm Thần chú Guru Rinpoche liên tục với lòng chí thành. Bà trông thấy tất cả những hình ảnh này trong linh thị của mình. 

Thần thức du hành không chướng ngại: kinh nghiệm của Gyalwa Yungtrung 

Gyalwa Yungtrung người xứ Kham, miền đông Tây Tạng, là tín đồ đạo Bon, tôn giáo bản địa của Tây Tạng. Năm ông bốn mươi chín tuổi, Mẹ của ông qua đời. Ông mời nhiều vị Lạt Ma đến làm lễ bốn mươi chín ngày, theo niềm tin cho rằng hầu như không có ai còn ở lại trong cõi trung ấm bardo sau bảy tuần. Ông dùng tất cả của cải để làm những nghi lễ này. Ngày đêm ông nghĩ đến tình thương và lòng tử tế của Mẹ và buồn vì bà đã qua đời. Rồi một hôm, khi đang thiền quán về tâm của mình, ông thấy nó vô sinhhiện diện một cách tự nhiên, một lúc khác, ông cảm thấy thế gian và thể xác đều là không, tâm của ông có thể đi khắp nơi mà không có chướng ngại nào cả, ông phải nối kết với thần thức của mẹ mình ở bất cứ nơi nào bà đang lưu trú. Bỗng ông cảm thấy mình rời khỏi thể xác.

 

Gyalwa trải qua thêm nhiều chứng nghiệm, như chúng ta sẽ thấy ở chương 5 về những chứng nghiệm trong cõi bardo của các delog. Ở giai đoạn này ông không viết về sự kiện của mình có hay không chứng nghiệm sự phân giải của bốn nguyên tố của thể xác. Lời kể về lúc chết của ông chỉ cho thấy một lần nữa rằng mỗi cá nhân kinh nghiệm tiến trình chết một cách khác nhau.

 

Chân tánh: kinh nghiệm của Tsophu Dorlo

Tsophu Dorlo là một vị Thầy thành tựu. Tên thật của Ngài là Dorje Duddul, người xứ Khrozur, nhưng Ngài được mọi người gọi là Tsophu Dorlo. Ngài có kinh nghiệm về delog ở tu viện Pema Sheltrag ở Nya-rong, miền Đông Tây Tạng

Năm 1923, khi được sáu mươi mốt tuổi, Thầy Dorlo bất ngờ ngã bệnh, và mọi người đều không hy vọng Ngài sẽ hồi phục. Để giảm sự đau buồn của các đệ tử, Ngài ban cho họ những lời pháp nhũ và nói chắc với họ rằng Ngài sẽ trở về trong kiếp kế tiếp. Trong một linh thị, vị Thầy chính của ngài, Zhing Kyong Rinpoche, gia hộ Ngài và nói: "đây không phải là lúc để con đi vào tịnh độ, con phải đi cứu độ chúng sanh ở địa ngục". Vị lama đưa cho Ngài một cái bánh xe cầu nguyện cầm tay cở lớn để mang theo mình. 

Vào buổi tối ngày thứ tư, những dấu hiệu của sự chết bắt đầu xuất hiện. Dorlo cố gắng giữ tâm thanh tịnh với những giáo lý và những lời hướng dẫn của các vị Thầy của mình. Ngài đặc biệt giữ cho tâm hợp nhất với tâm trí tuệ của vị Lama của mình và trụ trong trạng thái hợp nhất không lay động. Trong một lúc lâu, Ngài trụ trong chân tánh của mình. Đó là sự hiện diện vô cùngtrạng thái không lay động của sự hợp nhất tịnh quang và chân không của tâm trí

Không bao lâu sự tan rã của những nguyên tố của thể xác bắt đầu. Như dấu hiệu của thịt tan nhập vào đất, Dorlo cảm thấy thân xác của mình rơi và chìm xuống đất. Khi máu tan nhập vào nước, Ngài mất năng lực của cơ thể, mũi và miệng của Ngài chảy nước, và lưỡi của Ngài khô khan. Khi sức nóng tan nhập vào nguyên tố lửa, thân xác của Ngài mất hơi nóng, sự trong sáng của tâm Ngài lúc có lúc không, rồi hai mắt của Ngài trợn lên, Ngài không nhận ra những người thân quen. Khi hơi thở tan nhập vào nguyên tố gió, hơi thở của Ngài trở nên nặng nề và tay chân của Ngài run rẩy, tâm của Ngài cảm thấy bưng bít và Ngài thấy những linh ảnh giống như ảo ảnh mờ nhạt. 

Sau sự tan rã của những nguyên tố thô, Ngài bắt đầu chứng nghiệm sự phân giải của những tinh lực. Khi tinh chất lửa tức tinh chất đỏ đi lên, những "sắc tướng" tan nhập vào "gia tăng", và mọi vật trở nên hơi đỏ. Khi tinh chất nước tức tinh chất trắng đi xuống, và "gia tăng" tan nhập vào "thành tựu". Mọi vật trở nên hơi trắng. Rồi khi sinh lực tinh tế nhất chấm dứt, "thành tựu" tan nhập vào "quang minh". Mọi vật trở nên tối đen. 

Tâm trí tuệ trở nên trong sáng: kinh nghiệm của Shugseb Jetsun Lochen 

Shugseb Jetsun Lochen (1865-1953), cũng được gọi là Jetsun Rigdzin Chonyi Zangmo, là một trong những nữ tu vĩ đại nhất của Tây Tạng ở thế kỷ hai mươi.

 

Shugseb Jetsun Lochen (1865-1953) 

Jetsun sinh ra ở Ấn Độ nhưng tu họcTây Tạng và sống nhiều năm cuối đời ở Shugseb, gần Kangri Thokar, Tu viện của Longchen Rabjam, một vị Thầy Dzogchen (pháp Đại Hoàn Thiện) thuộc thế kỷ mười bốn. 

Jetsun trải qua trạng thái delog trong nhiều ngày trong khi nhập thất ở Zangyak Trag ở thung lũng Drigung, miền Trung Tây Tạng. Bà đã thành tựu nhiều chứng ngộ thiền kỳ diệu. Bà có thể đi xuyên qua tường một cách dễ dàng, và nhiều lần bà đã trở nên vô hình đối với những người bạn của bà. Thỉnh thoảng bà có thể đi đến những nơi khác chỉ bằng ý nghĩ. Bà có linh thị về các vị thần cũng như tất cả những loài sinh linh khác vốn vô hình đối với loài người

Một hôm tinh lực của Jetsun đi vào kinh mạch trung ương. Hậu quả là phát ra đủ loại âm thanh, nhảy múa, bà cứ chạy ra chạy vô am thất của mình. Rồi bất ngờ bà gục xuống và bất động

Tưởng bà đã chết, mấy người bạn khóc than rồi bàn thảo việc mai táng cho bà, nhưng Mẹ của bà nhận thấy mặt bà vẫn có màu sắc của sự sống, vì vậy bà Mẹ bảo mấy người bạn kiểm soát lại cẩn thận. Họ thấy có một chút hơi ấm ở tim của bà, giống như thân nhiệt của một con chim. Vì năng lực dị thường của đời sống của bà, các bạn nghĩ rằng bà chưa chết hẳn, Vì vậy họ sửa soạn một lễ cúng. 

Về phần Jetsun, dù thân thể không thể cử động, tâm trí tuệ của bà trở nên trong sáng gấp mấy lần trước kia. Bà có thể nghe tất cả những lời nói chuyện của các bạn và những người khác ở xung quanh

Quỷ đen tối biến đi: kinh nghiệm của Tagla Konchog Gyaltsen

Tagla Konchog Gyaltsen (1856-1946) ra đời tại thung lũng Ma thuộc bộ tộc Akyong Ponmotsang, xứ Golok ở miền Đông Tây Tạng. Ngài trở thành một vị Thầy nổi tiếng. Ngài có kinh nghiệm delog trong nhiều ngày vào năm tám mươi tám tuổi.

Năm 1932, Thầy Tagla đang ở tại thung lũng Ma tuyệt đẹp dưới sự canh phòng bảo vệ của rặng núi thiêng liêng Amnye Machen. Một ngày nọ, Thầy Tagla ngã bệnh nặng khiến Ngài nửa sống nửa chết. Đột nhiên Ngài thấy những đám mây có ánh sáng nhiều màu sắc ở trên bầu trời trước mặt. Ở giữa những đám mây, Ngài thấy Guru Rinpoche được vây quanh bởi nhiều vị hộ phápthân tướng hiền hòa hoặc phẫn nộ, và nhiều vị Thầy của dòng truyền thừa. Ngài nghe thấy Đức Phật Từ Bi nói với mình, “Con đừng xao lãng. Hãy chú tâm lên trên đây. Hãy thành tâm tụng niệm Thần Chú Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn "OM MANI PADME HUNG". Con sắp được chứng nghiệm giai đoạn chuyển tiếp [bardo].”

Rồi từ hướng Nam, trên những đám mây trắng, Vị Thần Bảo Hộ Trắng với mặt trắng và dung mạo trẻ trung đi về phía Tagla. Vị thần mặc áo lụa trắng, tóc được thắt búi trên đỉnh đầu, mang một túi lụa trắng trên vai, và đeo trên thắt lưng một hột súc sắc làm bằng vỏ ốc (thuộc một cặp súc sắc, một dụng cụ bói toán của Tây Tạng).

Sau đó, cưỡi trên một cơn lốc xoáy, một Hắc Quỷ với nước da màu đen cũng đến. Ông mặc một áo choàng sẫm và xõa tóc rũ xuống. Mang một túi màu đen trên vai, và một khuôn màu đen làm bằng than đeo ở thắt lưng.


Một vị Thần Bảo Hộ Trắng nói với Thầy Tagla, “Ta là Thần Bảo Hộ Trắng của những sinh linh đức hạnh. Ta đến từ cung điện của Pháp Vương Thần Chết để rước con. Con có tự tin để tự tại với bardo, lộ trình chuyển tiếp không? Ta có giữ những sổ ghi chép tả về những công hạnh đạo đứcmọi người đã tích lũy.”

Với lòng đầy tự tin, Thầy Tagla kể lại mọi chứng nghiệm thiền định, những chứng ngộ của mình, số lượng bài cầu nguyện mà mình đã tụng, và những công quả mà mình đã giúp đỡ người khác. Ngài biểu lộ niềm hoan hỷ lớn lao khi nhập vào cõi trung ấm thân bardo và gặp Pháp Vương. Sau đó Thầy Tagla cầu nguyện Tam Bảo, các vị Phật và các vị Lạt Ma, để quý Ngài gia hộ. Tất cả các nguồn an trú này xuất hiện đầy bầu trời ở trước mặt Ngài. Tất cả các Ngài cùng với Thầy Tagla trì tụng thần chú Lục Tự chơn ngôn với âm điệu trầm bổng kỳ diệu hoan hỷ nhất. Âm thanh này tràn đầy trong không gian.

Sau khi ban dạy giáo lý về giai đoạn chuyển di.Vị Thầy chính của Thầy Tagla, Pema Dechen Zangpo nói, “Bây giờ con hãy đi đi. Đức hạnh của con xuất hiện như Thần Bảo Hộ Trắng sẽ dẫn dắt con.” Thầy Tagla thấy một luồng ánh sáng giống như cầu vồng phóng về hướng Tây như con đường đưa tới cõi Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Quang. Nhưng vị Lama chính của Ngài nói thêm: “Vẫn chưa đến lúc con đi vào cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà".

Hắc Quỷ nổi giận tiến đến chỗ Thầy Tagla. Y bác bỏ những thiện nghiệp của Thầy Tagla cứ như thể việc đó là bất tịnhtố cáo Ngài đã tạo nhiều bất thiện nghiệp. Hắc Quỷ đe dọa Thầy Tagla bằng cách mô tả hành trình khủng khiếp đi vào cõi trung ấm mà Ngài sắp phải trải qua. Đến đây, các sứ giả thuộc triều đình của Pháp Vương xuất hiện, đó là Awa, Đầu-Bò, Nghiệt súc Đầu Rắn, và Quỷ hèn Mặt-Khỉ.

Mới đầu, Thầy Tagla sợ hãi, nhưng ngay sau đó Ngài lấy lại tự tin và nói, “Này Hắc Quỷ! nghe ta nói đây, Để bảo vệ danh dự của những thiện nghiệp của ta, ta phải bác bỏ lời tố cáo của ngươi.” Kể ra tất cả những thiện nghiệp mà Ngài đã tích lũy trong đời, Thầy Tagla kết luận, “Ta không có lý do gì để sợ những lời đe dọa của ngươi. Quỷ đen, hãy im miệng”. Nghe những lời này, Hắc Quỷ biến mất trong một cơn bão.

Rồi trong một tia chớp, Thầy Tagla thấy thể xác của mình đang nằm chết trên giường ở nhà, vây quanh là những người bạn đang than khóc. Thầy Tagla buồn bã nghĩ, “Giờ đây mình không còn cách gì để trở lại đời sống”. Đúng lúc đó, Thần Bảo Hộ Trắng tiến đến gần và nói, “Con sẽ chỉ chết trong một lúc mà thôi, rồi con sẽ sống lại". Sau đó, cùng với Thần Bảo Hộ Trắng, Thầy Tagla bắt đầu hành trình chuyển tiếp của mình.

Đừng Hoảng Hốt: Kinh Nghiệm Của Changchub Seng-Ge

Changchub sinh tại một nơi được gọi là Lho Gyalwa. Cha của Ngài là người xứ Kham, và Tagla gọi Ngài là Nyagtrug, như vậy có lẽ Ngài sống ở vùng Nyag-rung thuộc xứ Kham, phía Đông Tây Tạng.

Changchub bị bệnh. Ngài không thể ra khỏi giường để lấy nước uống. Ngài bỗng cảm thấy mình đang lơ lững trên hư không. Nhà Ngài bị sụp đổ. Mỗi gốc chân lông trên thân xác Ngài đang đâm thủng giống như những vật nhọn. Những quả núi và nhà cửa dường như sụp xuống trên Ngài. Một giòng sông lớn đang cuốn trôi Ngài đi. Ngài bị thiêu đốt trong một ngọn núi lửa. Một cơn bão dữ đang thổi bay Ngài đi. Hàng ngàn mặt trời xuất hiện và thiêu cháy Ngài. Ngài nghe những tiếng la đe dọa lớn như sấm. Như thể mỗi kinh nghiệm này kéo dài hàng ngàn năm. Tất cả chúng đều là những dấu hiệu của những nguyên tố trên thân xác Ngài tan rã và hơi thở bên trong Ngài ngừng lại. Khi hơi thở bên trong đã ngừng lại, năm ánh sáng khởi lên. Bỗng nhiên Changchub có một linh thị quang minh, giống như mặt trời mọc lúc nửa đêm. Ý thức trong sáng như một ngọn đèn nhưng không bền, như một ngọn đèn chập chờn trong cơn bão. Ngài cũng có thể thấy những đoạn tái sanh của Ngài trong những kiếp trước và những kiếp sau của mình.

Rồi sự chấp thủ những đối tượng khởi lên trong Ngài, và Ngài bỗng cảm thấy mình bị đè dưới một tảng đá. Một ý nghĩ đến với Ngài, “Ồ, mình phải đi vào một tòa lâu đài”. Bất ngờ Ngài thấy mình ở trong ánh sáng màu đỏ, điều này làm Ngài sợ hãi vì nghĩ rằng mặt mình có thể bị thương. Ngay lúc này, từ luồng ánh sáng đỏ mở ra hai luồng ánh sáng năm màu. Luồng ánh sáng năm màu phía trên rất rõ ràng, sáng chói, rạng rỡlinh hoạt. Chùm ánh sáng ở dưới thì mờ nhạt. Kể đến đây, Changchub có lời hướng dẫn: “Vào lúc này, đừng sợ hãi luồng ánh sáng phía trên. Đó lá ánh sáng của năm trí tuệ nguyên thủy. Luồng ánh sáng mờ ở dưới là ánh sáng của năm cảm xúc độc hại. Đừng để cho luồng ánh sáng phía dưới cám dỗ mình”.

Changchub là vị Thầy đáng chú ý về những lời hướng dẫn này. Truyện của Ngài là một kho tàng những lời khuyên về những gì mà người hộ niệm nên nói với hành giả sắp chết như một sự giới thiệu hay nhắc lại pháp tu thiền định của họ. Và như vậy, khi hai luồng ánh sáng được đề cập ở trên xuất hiện; Ngài Changchub khuyên: Đây là lúc cho người bình thường làm phép chuyển di thần thức phowa, còn những thiền giả đã thành tựu cao sẽ làm như sau: Nếu một người hấp hối trợn ngược mắt lên và nếu không còn hơi thở qua lỗ mũi, đó là dấu hiệu hơi thở bên ngoài ngừng lại. Lúc đó những người hộ niệm gọi tên người đó. Chậm chậm nhổ một ít tóc nơi đỉnh đầu của người ấy. Đừng để những người yêu mến đứng gần nếu như họ đang khóc lóc.

Hãy nói với người hấp hối những lời hướng dẫn sau đây về những dấu hiệu của sự phân giải tứ đại của thế xác: “Bạn có thể cảm thấy như ngôi nhà của mình đang sụp đổ, nhưng không phải vậy. Đó là dấu hiệu khi hơi thở bên ngoài chấm dứt. Đừng để tâm lay động! Bạn có thể cảm thấy có những vật nhọn đang đâm qua gốc của mỗi sợi lông trên thân mình, nhưng không phải vậy. Đó là dấu hiệu khi các mạch máu trong thân không làm việc nữa. Xin đừng hoảng sợ!”

Khi nước da chuyển sang màu vàng nhạt, người hộ niệm nói “Bây giờ có thể bạn cảm thấy dường như căn nhà đang sụp xuống bạn, nhưng không phải vậy. Đó là dấu hiệu khi năng lượng của thịt đang tan nhập vào nguyên tố đất bên ngoài. Đừng lo sợ!”

Khi nước da chuyển sang màu hơi đỏ, hãy nói: “Bây giờ bạn có thể cảm thấy mình như đang bị thiêu đốt trên một ngọn núi lửa lớn, nhưng không phải vậy. Đó là dấu hiệu khi nguyên tố lửa bên trong hòa nhập vào nguyên tố lửa bên ngoài.”

Khi nước da chuyển sang màu hơi trắng, hãy nói: “Bây giờ bạn có thể cảm thấy mình như đang bị một dòng sông lớn trôi cuốn đi, nhưng không phải vậy. Đó là dấu hiệu khi nguyên tố máu bên trong hòa nhập vào nguyên tố nước bên ngoài. Đừng sợ hãi!”

Khi nước da chuyển sang màu xanh lục, hãy nói: “Bây giờ bạn có thể cảm thấy mình như đang bị một cơn bão lớn cuốn đi, nhưng không phải vậy. Đó là dấu hiệu khi hơi thở bên trong hòa nhập vào nguyên tố gió bên ngoài.”

Khi sắc diện chuyển sang màu xanh lơ, hãy nói: “Bây giờ bạn có thể cảm thấy mình như đang chìm trong biển, nhưng không phải vậy. Đó là dấu hiệu khi các nguyên tố bên trong hòa nhập vào hư không. Đừng hoảng hốt!”

Lời kể của Ngài Changchub độc đáo về cách đi tới đi lui giữa việc chấm dứt sự phân giải và lúc xuất hiện của chơn tánh cũng như giai đoạn khởi đầu của bardo. Thông thường, người ta đi qua những giai đoạn phân giải, rồi kinh nghiệm cái nhìn thoáng qua của chơn tánh quang minh và rồi đi vào cõi trung ấm. Nhưng trong trường hợp này, ngay cả sau khi thoáng thấy chơn tánh quang minh, Ngài Changchub lại kinh nghiệm sự phân rã thêm một lần nữa. Như vậy, có thể nói là có những người hấp hối đi tới và đi lui trước khi họ lìa hẳn thể xác, do vì bản chất của tâm, cảm xúcnghiệp quả của họ. Hoặc có thể họ đang cố gắng để duy trì mạng sống.

Đừng Sợ Hãi – Hãy sẵn sàng.

Bạn có thể cảm thấy lo sợ sau khi đọc chương này. Có lần một phụ nữ Tây Tạng trình thưa với vị lama, Thầy của bà rằng: “Khi nghe về quả báo tốt cho những thiện nghiệp, con mong được giải thoát, dù là một người như chính con. Nhưng khi nghe về những bất hạnh của những ác nghiệp, con lại nghi ngờ về sự giải thoát – dù là cho một người như chính bản thân của Thầy".

Lo sợ những gì xảy ra sau khi chết cho chúng ta không giúp ích gì cho chúng ta cả, nhưng chúng ta cần quan tâmthận trọng trước khi quá trễ. Điều tốt của nghiệp là chúng ta luôn cố gắng cải thiện. Nếu đã không đi trên đường chánh đạo, chúng ta có thể chuyển cho lối sống của mình đúng hướng. Nếu đã đi đúng đường đạo rồi, chúng ta càng ra sức tu tập tinh tấn hơn nữa. Chúng ta có thể kiểm soát vận mạng của mình. Có hàng trăm pháp môn tu tập khác nhau và có nhiều đấng từ bi giúp chúng ta tự giải thoát.

Nhưng bước đầu tiên là biết và chấp nhận rằng cái chết là không thể tránh được, và rằng những nghiệp quả đang chờ đợi mình – trong khi vẫn còn có thời gian. Như vậy, chúng ta có thể làm tất cả mọi sự chuẩn bị cần thiết trong lúc vẫn còn sống trên thế gian này. Chúng ta cần gây dựng thái độ tốt và tạo thiện nghiệp đối với người khác. Nếu chúng ta không chuẩn bị như vậy, cái chết sẽ là một sự kiện đáng buồn, không chỉ ghi dấu sự chấm hết của cuộc đời mà còn đưa đến sự nguy hiểm của một tương lai đau khổ hoặc thậm chí là rơi xuống địa ngục.

Tuy nhiên, nếu chúng talối sống tốt thì cái chết chắc chắn sẽ là lúc đáng vui mừng. Nó sẽ đánh dấu sự chấm dứt cho tuổi già và bệnh tật, và bắt đầu sự xuất hiện của phúc lạc. Một số người trong chúng ta có thể thấy những bậc giác ngộ, từ bitrí tuệ, tiếp dẫn chúng ta đến với Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Quang, điều này sẽ được bàn luận trong chương 7 và 9. Thêm nữa, nếu chúng ta là những hành giả Mật Giáo thành tựu cao, chúng tathể đạt đến giác ngộ vào lúc chết trong giai đoạn chứng ngộ chơn tánh, chương kế sẽ trình bày.

Nhưng điểm quan trọng là ngay bây giờ chúng ta cần phải chuẩn bị cho cái chết và sau khi chết. Nếu thở ra mà không hít vào, cái chết sẽ đến tức khắc. Chúng ta đang gần kề cái ngày mà mình ăn mừng hay khóc than ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31546)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
(Xem: 10501)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(Xem: 11201)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(Xem: 12707)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(Xem: 10791)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(Xem: 16587)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 10783)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(Xem: 22917)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 11985)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(Xem: 11469)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(Xem: 10662)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
(Xem: 12309)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11180)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 9995)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 10312)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11891)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10678)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12335)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9775)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 11235)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 13820)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9561)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12605)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9674)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10434)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10530)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 10287)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9869)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 11027)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 11983)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10129)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10771)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9526)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 9877)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8748)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9480)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14500)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8755)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 12531)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 10396)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 9053)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10537)
Tất cả những giáo lý về con đường Ati Dzogchen có thể xếp vào ba chủ đề : Nền Tảng, Con Đường, và Quả.
(Xem: 9314)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8771)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10488)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9167)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8344)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 11999)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9684)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10199)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10213)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19092)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 9375)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8961)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9568)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9007)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 14724)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10065)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 8332)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8928)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8955)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8727)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9345)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 14551)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 9013)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8744)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 9015)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 10506)
Ngài nhận một bó cỏ Cát tường (Kusa) từ người nông dân chăn trâu tên Svastika, rồi trải cỏ làm tòa ngồi và tuyên thệ: “Nếu ta không tìm ra Chân lý tối thượng, ta quyết không rời khỏi nơi này”
(Xem: 8613)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9968)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 24247)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 10148)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11000)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 8983)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9452)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 7987)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9226)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 15320)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10313)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 9557)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara.
(Xem: 17422)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 21352)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 12139)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 10214)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19203)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 25978)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 7952)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.
(Xem: 14721)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10611)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11333)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 9511)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 18615)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 12335)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng
(Xem: 11857)
Ta đã có được thân người hy hữu khó tìm, cùng với các tự dothuận lợi đầy ý nghĩa. Ta đã gặp được giáo huấn hiếm có của Đức Phật.
(Xem: 10718)
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
(Xem: 13320)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim...
(Xem: 9963)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa...
(Xem: 9254)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 9361)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 15822)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant