Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 4: Bardo trạng thái mộng - Phần 1

25 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 9994)
Chương 4: Bardo trạng thái mộng - Phần 1

KHO TÀNG CÁC GIÁO HUẤN SIÊU VIỆT
Tác giả: Đại sư Orgyen Kusum Lingpa, Liên Hoa dịch -
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN I: GIẢI THOÁT NHỜ LẮNG NGHE TRONG BARDO

CHƯƠNG 4: BARDO TRẠNG THÁI MỘNG - PHẦN 1

Tối nay, chúng ta sẽ thảo luận về Bardo Trạng thái Mộng, sự tự giải thoát khỏi mê lầm. Điều này tương tự như việc thắp lên một ngọn nến hay đèn bơ trong bóng tối. Bởi vô minh – sự không thể nhận ra được Phật tánh của chính mình – mà chúng sinh đã phải tái sinh trong vòng sinh tử từ vô lượng kiếp. Pháp đã không đi vào dòng tâm thức của họ. Tuy nhiên, trong đời này, ngay chính lúc này, các bạn đang gặp được con đường sâu xa của Dzogchen và nhận lãnh các giáo huấn trực chỉ cốt tủy. Điều này tương tự như việc thắp sáng một căn phòng tối. Bất thình lình, các bạn có được những phương pháp để thành tựu sự giải thoát trong một đời. Điều này đặt các bạn trên con đường công đức.

Có ba khía cạnh của sự tu tập trong bardo này. Trước tiên là sự tu tập trong việc nhân ra trạng thái mộng. Điều này liên quan tới khả năng nắm giữ một giấc mộng, ở trong giấc mộng và không mất đi sự tỉnh táo. Thứ hai là sau khi đã nắm chắc giấc mộng, ta nhận biết nó. Thứ ba là tẩy trừ sự mê lầm, chuyển hóa ảo tưởng.

Như thế, trước tiên ta nhìn thấy nó, rồi thâm nhập bản tánh của nó, việc ấy được gọi theo nghĩa đen là “sự hiểu rõ diện mạo”, và cuối cùng thì ta chuyển hóa sự mê lầm hay ảo tưởng.

Để chứng ngộ bản tánh huyễn hóa của các sắc tướng hiển hiện trong thực tại lúc thức, các bạn phải có khả năng phân biệt thân huyễn hóa bất tịnh với thân huyễn hóa thanh tịnh. Điều này tương tự như sự thực hành của giai đoạn phát triển, trong đó nhờ năng lực của sự quán tưởng ta đang chuyển hóa sắc tướng bất tịnh thành giác tánh của hiện thân trí tuệ nguyên thủy huyễn hóa. Trong thực hành Dzogchen, hiện thân này được nói đến như thân Bổn Tôn của giác tánh trống không.

Sự thực hành chuyển hóa thân huyễn hóa bất tịnh đòi hỏi phải đi tới một nơi cô tịch, thoát khỏi những xao lãng. Các bạn bắt đầu bằng việc khơi dậy tâm Bồ-đề để củng cố động lực của các bạn. Việc này được thực hiện bằng cách suy xét rằng, tất cả chúng sinh vào lúc này hay lúc khác đã từng là cha mẹ các bạn và để đưa mỗi một cũng như tất cả những chúng sinh đó đến trạng thái toàn giác, các bạn phải thực hành với động lực này.

Trong thực hành này, các bạn làm việc với những sắc tướng huyễn hóa bất tịnh của thực tại lúc thức để nhận ra rằng chúng không có bất kỳ sự hiện hữu bẩm sinh nào. Các bạn phải có sự xác tín rằng nhờ sự thực hành của các bạn, các bạn thực sự có thể làm lợi lạc tất cả chúng sinh. Khi các bạn đã củng cố sự xác tín đó, các bạn hãy khẩn cầu sự hiện diện của Đạo Sư. Chỉ nhờ các ban phước của ngài mà các bạn mới có khả năng chứng ngộ bản tánh huyễn hóa của các hiện tượng hiển hiện. Với lòng sùng mộ chân thành, hãy dâng những lời cầu nguyện lên bậc Đạo Sư, xin ngài ban phước cho dòng tâm thức của các bạn, để các bạn có thể thành tựu thực hành này vì sự lợi lạc của tất cả chúng sinh.

Bước kế tiếp là suy niệm về bản tánh vô thườnghuyễn hóa của mọi hình tướng. Tất cả các pháp trong sinh tử cũng giống như bóng trăng trong nước. Chúng có vẻ như hiện hữu, nhưng thực ra chúng chỉ là các phô diễn nhất thời của tánh Không trong vô số sắc màu và hình tướng. Tất cả chúng sinh, tất cả các hiện tượng bao gồm hoa lá, nhà cửa, các khuôn mặt người, sáu tri giác giác quan v.v... xuất hiện thường trực và dường như có thật, nhưng thật ra chúng chỉ đơn thuần là một sự phô diễn của tri giác mê lầm và không có bất kỳ sự hiện hữu bẩm sinh nào. Bằng cách suy tưởng theo lối này, các bạn thường xuyên nhắc nhở mình rằng bất cứ cái gì hội tụ sẽ phải chia ly. Tất cả những hiện tượng hợp lại đều phải tan rã: chúng vô thường, không thật và trống không. Với nhận thức đó, các bạn bắt đầu thấu hiểu sâu sắc bản tánh huyễn hóa của mọi sự xuất hiện. Sau đó các bạn phải áp dụng sự tỉnh giác về bản tánh huyễn mộng của mọi sự xuất hiện này vào bản thân các bạn.

Khi đã suy niệm theo cách này, sau đó các bạn bắt đầu sự thực hành chính. Trước tiên, các bạn nên tự trang điểm cho mình với các vật trang sức, giúp cho bạn càng vui thíchdễ chịu thì càng tốt. Rồi hãy đặt một tấm gương trước mặt bạn. Tấm gương nên rộng khoảng 0,6m và được đặt sao cho các bạn có thể thấy rõ hình chiếu (phản chiếu) của chính mình trong đó. Rồi nhìn kỹ vào hình chiếu đó và quan sát phản ứng của bạn đối với nó. Hãy lưu ý điều bạn đang cảm nhận. Bạn có dễ chịu không? Bạn có cảm thấy sung sướng vì nghĩ rằng trông mình thật đẹp đẽ, phong độ hay quyến rũ? Phản ứng của bạn là gì? Các bạn nên thực sự khen ngợi mình để có một phản ứng tích cực. Hãy tiếp tục tự khen ngợi, hãy nói bất kỳ điều gì có thể khiến bạn cảm thấy tốt đẹp. Dựa trên phản ứng này, các bạn đang kinh nghiệm niềm vui hay hạnh phúc trong bản thân mình mà bạn phải nhìn một cách rõ ràng như một ảo tưởng huyễn hóa. Đó là một sự phản chiếu. Nó không thật có. Các bạn cần tỉnh giác rằng các bạn đang tập trung vào một sự phản chiếu trong tấm gương và đó là sự phản chiếu đem lại cho bạn cảm xúc vui thích này.

Hãy thiền định theo cách này trong một thời gian dài. Hãy thực hiện lặp đi lặp lại tiến trình này. Rồi xoay từ sự khen ngợi sang trách mắng. Bắt đầu trách mắng chính mình, hạ mình xuống thấp, tự làm mất uy tín để tạo ra một phản ứng tiêu cực. Các bạn bắt đầu cảm thấy không vuibuồn phiền về sự xuất hiện của các bạn, nó không còn dễ chịu như các bạn đã nghĩ nữa. Hình tướng xuất hiện của các bạn có thiếu sót. Khi các bạn quan sát phản ứng của mình trong gương, hãy tiếp tục tự trách mắng, chú ý tới phản ứng mà các bạn đang có và cố gắng nhận ra rằng phản ứng của các bạn được dựa trên một phản chiếu huyễn hóa.

Đây là thời khóa đầu tiên của sự thực hành. Các bạn cần cố gắng làm vững chắc sự thực hành để có thể hoán đổi sự khen ngợi và trách mắng ngang nhau. Hãy kinh nghiệm luân phiên sự vui thích và khó chịu cho tới khi các bạn có được một ít nhận thức sâu sắc rằng: đối tượng mà các bạn đang phản ứng đó không gì khác hơn là một hình chiếu (phản chiếu).

Khi thực hành các kỹ thuật của giai đoạn phát sinh, các bạn quán tưởng mình như một thân huyễn hóa. Khi thực hành các kỹ thuật của giai đoạn thành tựu như tsalung, các bạn hợp nhất các sinh lực huyễn hóa với các tinh chất. Khi thực hành các phương pháp Dzogchen, các bạn làm việc với giác tánh nội tại trống không. Ngay cả khi các bạn đang thực hành các kỹ thuật mantra trên ba cấp độ ngoài, trong và bí mật, các bạn đang luôn luôn cố gắng có được một nhận thức sâu sắc về bản tánh huyễn hóa của mọi hình tướng xuất hiện.

Điều này rất quan trọng khi tu tập trong Bardo Đời Này. Sự tham luyến thân xác sẽ gây nên đau khổ lớn lao trong bardo sau cái chết bởi tâm thức tách khỏi thân xác và lang thang trong trạng thái trung ấm. Nếu như trong khi các bạn đang ở trong thân xác này, các bạn có một tham luyến mạnh mẽ với thân tướng của mình như cái gì thực có, thì kiến thức quen thuộc đó sẽ hiện hữu khi các bạn ở trong trạng thái trung ấm sau khi chết. Khi tâm thức tách khỏi thân xác, kết quả sẽ là nỗi đau khổ ghê gớm. Thực hành này tập luyện tâm thức để chuẩn bị cho sự chuyển tiếp khó khăn đó.

Tôi muốn trở lại các chuẩn bị tiên quyết một lát. Quan trọng nhất là các thực hành tịnh hóa Vajrasattva và guru yoga. Những thực hành này được các suy niệm đi trước để xoay chuyển tâm thức ta cùng sự quy y và tâm Bồ-đề. Khi các bạn thực hành Vajrasattva như một sự chuẩn bị tiên quyết cho bất kỳ kỹ thuật bardo nào, các bạn luôn luôn nghĩ tưởng mình trong thân tướng bình thường. Các bạn quán tưởng sự hiện diện của Đức Vajrasattva trên đỉnh đầu mình. Bản tánh của ngài là bản tánh của vị Thầy căn bản của các bạn và ngài xuất hiện như Vajrasattva có màu trắng. Đức Vajrasattva ở trong sự hợp nhất với vị phối ngẫu và trong tim ngài là chủng tự HUNG được vây quanh bởi các chữ mantra. Khi các bạn bắt đầu tụng đọc mantra, từ chữ HUNG và các chữ mantra, chất amrita (cam lồ bất tử) chảy nhanh xuống qua thân các ngài đi vào đỉnh đầu các bạn, tịnh hóa tất cả các tích tập thuộc nghiệp tiêu cực, các ô nhiễm, bệnh tật và tất cả các thế lựchoàn cảnh chướng ngại.

Sự tịnh hóa này xảy ra đối với các bạn cũng như tất cả chúng sinh. Mỗi khi các bạn thực hiện một thời khóa, hãy tụng đọc thần chú trăm âm ít nhất bảy lần, hai mươi mốt lần hay một trăm lẻ tám lần. Sau đó, khi đã thực hiện sự tịnh hóa trong khả năng tốt nhất của các bạn, vẫn quán tưởng Đức Vajrasattva trong sự hợp nhất với vị phối ngẫu trên đỉnh đầu các bạn, rồi quán tưởng một chữ OM màu trắng ở trong trán ngài, một chữ AH màu đỏ trong trung tâm cổ họng ngài và một chữ HUNG xanh dương trong trung tâm tim của ngài. Hãy quán tưởng rằng từ chữ OM trắng trong trán ngài, những tia sáng trắng phát ra và đi vào trán các bạn. Những tia sáng trắng này thấm đẫm thân thể các bạn và mọi nghiệp tiêu cực mà các bạn đã tích tập thuộc về vật lý (thân nghiệp) được tịnh hóa, các bạn nhận lãnh các sự ban phước về thân giác ngộ, chứng ngộ thân kim cương của Đức Vajrasattva. Từ chữ AH đỏ trong trung tâm cổ họng của Đức Vajrasattva, hãy quán tưởng rằng các tia sáng đỏ phát ra và tan vào cổ họng các bạn, tịnh hóa mọi nghiệp tiêu cực mà các bạn đã tích tập qua lời nói (khẩu nghiệp) của các bạn và ban cho các bạn ân phước về Pháp ngữ giác ngộ. Từ chữ HUNG xanh dương trong trái tim Đức Vajrasattva, các tia sáng xanh dương chiếu rọi vào tim các bạn, tịnh hóa mọi nghiệp tiêu cực mà các bạn đã tích tập qua hoạt động thuộc tâm (ý nghiệp) và ban cho các bạn sự quán đảnh tâm trí tuệ nguyên thủy.

Theo cách này, bạn nhận các quán đảnh. Từ chữ OM, các bạn nhận quán đảnh cái bình thuộc về thân; từ chữ AH, các bạn nhận quán đảnh bí mật; và từ chữ HUNG, các bạn nhận quán đảnh trí tuệ. Sau đó, các tia sáng vàng và xanh lá cây phát chiếu đồng thời từ ba trung tâm của Đức Vajrasattva cũng như từ rốn và các trung tâm bí mật của ngài, tịnh hóa mọi sự ô nhiễmbất tịnh còn sót lại, cho các bạn những sự ban phước của thân, ngữ, tâm giác ngộ, các phẩm tính cao quý, hoạt động giác ngộ và mọi sự thành tựu viên mãn của Đức Vajrasattva. Sự thực hành này tịnh hóa các tiêu cực thô và tế của các bạn. Cuối cùng, Đức Vajrasattva và vị phối ngẫu tan ra thành ánh sáng và hòa tan vào các bạn, trở thành một thể duy nhất như sữa hòa tan vào nước.

Đây là một phương pháp rất hữu hiệu, một kỹ thuật guru yoga. Đối với bất kỳ thực hành Dzogchen nhập thất nào, thực hành guru yoga là một điều kiện tất yếu. Đó là vì các bạn nhận bốn quán đảnh, tịnh hóa mọi ô nhiễm của ba cửa (thân, ngữ và tâm) và trở thành một bình chứa đúng đắn. Khi đó các bạn có thể thể nhập giác tánh bất nhị của tâm đạo sư và bản tính của bổn tâm các bạn. Ngay cả khi đang làm một thực hành yidam (Bổn Tôn), chẳng hạn như Vajrakilaya, lý tưởng nhất là các bạn nên bắt đầu với một thời khóa ngondro bao gồm cả guru yoga.

Hãy phát sinh động lực trong sạch, phát triển đức tin, khẩn cầu, nhận lãnh bốn quán đảnh; và cuối cùng, tâm các bạn và tâm Đạo Sư được chứng ngộ như một thể không phân biệt. Các bạn nên an trụ trong trạng thái giác tánh không phân biệt đó, trong lúc thiền định chính thức và sau thiền định.

Nhờ thực hành điều này, các bạn sẽ có được một cảm nhận sâu sắc về Đạo Sư, vì không có ngài các bạn sẽ chẳng biết được ngay cả danh hiệu của Đức Phật, các bạn sẽ không biết phải tụng OM MANI PADME HUNG thế nào. Đạo sư là Đức Vajrasattva vinh quang bằng xương bằng thịt và đem đến cho chúng ta các ban phước về thân, ngữ và tâm của Đức Vajrasattva. Ngài chỉ cho chúng ta con đường đến giải thoát. Đạo sư là một kho tàng Pháp trong thân con ngườilòng tốt của ngài thì không thể nghĩ bàn. Tất cả các bạn đều cần thực hành guru yoga thêm nữa.

Như thế bây giờ chúng ta sẽ trở lại thảo luận của ta về Bardo Giấc Mộng và làm thế nào ta có thể chuyển hóa sắc tướng bất tịnh huyễn hóa.

Sắc tướng bất tịnh huyễn hóa là tập hợp của các uẩn, một tập hợp có thể hư hoại của ác hạnh gồm thịt, xương và máu. Nó là một sản phẩm nhất thời của các tích tập thuộc nghiệp tiêu cực. Mọi người đều có tập hợp các uẩn tiêu cực này mà họ gọi là thân thể của họ. Các thú vật, côn trùng và tất cả chúng sinh trong sáu cõi cũng đều như vậy. Họ kinh nghiệm một sắc tướng bất tịnh huyễn hóa mà không có bất kỳ nhận thức nào rằng thực ra nó là huyễn hóa. Bản chất của nó là bất tịnh, vì nó là kết quả hiển lộ của các hành vi tiêu cực được tích tập. Và mặc dù các bạn không thể nhìn thấy các cõi khác, các bạn vẫn có thể thấy một cách rõ ràng các cảnh giới của người và thú. Các bạn có thể thấy rằng tập hợp các uẩn này là kết quả của tâm thức. Nhờ các kiểu thức quen thuộc của mình, tâm thức đã phát triển kinh nghiệm nhất thời huyễn hóa này. Nó có thể hư hoại, có thể bị hủy diệt, và trong một ý nghĩa nhất định, nó tự hủy diệt.

Các bạn cũng biết rằng thân xác đang đến gần cái chết một cách nhanh chóng. Thời gian cái chết của chúng ta thì bất định, nhưng nó sắp xảy ra. Khi tâm thức lìa khỏi thân thể, đó là cái chết. Thân xác này không gì khác hơn là một tập hợp các tích tập bất tịnhcuối cùng bị bỏ lại đằng sau cho sự thối rữa và mục nát. Khi đó tâm thức đi vào bardo và trở thành một hiện thể không thân tướng. Ngay cả những hiện thể (chúng sinh) ở trong trạng thái không thân tướng cũng có một vài giác quan của thân thể, nhưng đó là một thân tâm thức. Những hiện thể như thế kinh nghiệm chính mình như thật có, mặc dù họ không sở hữu một thân vật lý gồm máu và thịt. Tuy thế, họ có cùng kinh nghiệm về các hiện tượng. Sự nhận biết về sự hiện diện của họ gây nên sự sợ hãi trong những người khác, bởi bản thân họ luôn sợ hãi và đầy những tri giác tiêu cực. Họ là những chúng sinh không thể được thỏa mãn. Bất luận họ ăn thức gì, họ cũng không bao giờ thực sự thỏa mãn. Đấy là những chúng sinh mà các bạn mời thỉnh trong thực hành Chod.

Chúng sinh hữu tình – gồm cả các chúng sinh không sắc tướng – thì rộng lớn vô biên không thể nghĩ bàn. Khi chúng ta nói về tất cả chúng sinh hữu tình thì điều này bao gồm cả chúng sinh bardo và vô số chúng sinh của các cõi vô sắc. Khi ta nói về không gian thì vô hạn, ta không thể xác định được nơi nào không gian chấm dứt, bất luận các bạn nhắm về hướng nào – trên, dưới, mỗi phía hay ở trung tâm. Nếu các bạn đi xe hơi hay máy bay, du hành về bất kỳ phương nào, các bạn sẽ không bao giờ đi tới giới hạn của không gian. Trong khi trải qua tiến trình của sinh và tử, ta không thể tìm ra một biên giới của không gian. Cũng như không gian vô hạn, số lượng chúng sinh trong sáu cõi sinh tử cũng vô hạn. Không thể tìm thấy một giới hạn về số lượng của họ. Cũng như không gian vô hạn, số lượng chúng sinh là vô hạn, và sự tích tập không ngừng nghỉ của nghiệp tiêu cực cũng vô hạn. Vì thế, ba trạng thái của đau khổ là không ngừng nghỉ và vô hạn.

Trong Phakpa Sangpa Chod Pa’i Monglam Gyi Gyalpo, Lời Khẩn cầu Công Hạnh Tuyệt hảo có nói: “Giống như không gian vô hạn, các tích tập về nghiệp và nỗi khổ mà chúng sinh kinh nghiệm cũng vô hạn. Vì vậy, sự cầu nguyện của tôi để làm lợi lạc chúng sinh cũng vô hạn.” Để làm lợi lạc chúng sinh, ước muốn của ta nên không có giới hạn. Không gian vô hạn, chúng sinh vô hạn, nỗi khổ vô hạn và vì thế sự cầu nguyện của ta để làm lợi lạc chúng sinh cũng phải vô hạn.

Vì tất cả chúng sinh đều kinh nghiệm một sắc tướng bất tịnh huyễn hóa nên chỉ có những sự ban phước từ ý hướng giác ngộ thuần tịnh (tâm Bồ-đề) của chư Phật mới có thể làm lợi lạc cho chúng ta. Không gì khác có thể giải thoát ta khỏi nỗi khổ của sắc tướng bất tịnh huyễn hóa này. Khi ở trong sắc tướng này, chúng ta tiếp tục tin tưởng rằng chúng ta có một hiện hữu thực sự, bẩm sinh. Chúng ta tin rằng mình hiện hữu vĩnh cửu trong khi thực ra chúng tavô thường. Chúng ta tin rằng các hiện tượng hiển nhiên là thật có trong khi chúng không có thật. Duy chỉ có tâm một vị Phật thoát khỏi những trói buộc của những tin tưởng sai lầm, trước tiên an lập chúng sinh trong hỉ lạc tạm thời, giải thoát chúng ta khỏi nỗi đau khổ một cách tương đối để sau cùng chúng ta có thể thành tựu sự toàn giác vô song. Chính nhờ tâm giác ngộ của Đức Phật với bốn sức mạnh vĩ đại, bốn trạng thái vô úy, ba mươi bảy chiếc cánh của sự giác ngộvô số các thuộc tính giác ngộ về thân, ngữ, tâm, các phẩm tính và hành động cao quý, hết thảy là một bánh xe của những sự ban phướclòng bi mẫn không thể vơi cạn, mà tất cả chúng sinh có thể được lợi lạc chân thật.

Sau khi lắng nghe giáo lý này, tất cả các bạn phải thấy rõ rằng, từ cõi trời cao nhất cho tới con sâu nhỏ bé nhất bò trên mặt đất, tất cả chúng sinh vô hạn như không gian trong vòng sinh tử đều đang kinh nghiệm một sắc tướng bất tịnh huyễn hóa, là sản phẩm của các tích tập thuộc về nghiệp tiêu cực. Họ cảm nhận lạnh, nóng, đói khátthường xuyên bị phiền não, như thể họ đang bị đâm liên tục bởi một cây kim nhọn, từ lúc sinh ra cho tới khi chết và trong suốt chu kỳ không ngừng dứt của sinh và tử. Gốc rễ của toàn bộ tình cảnh nguy nan này là sự bám chấp vào một cái ngã, là sắc tướng bất tịnh huyễn hóa. Ta phải nhận ra được bản tánh của tánh Không và bắt đầu tịnh hóa các tri giác về hiện thân này trong thực tại khi thức. Các bạn cần liên tục nhắc nhở mình về bản tính trống không của tất cả hiện tượng. Điều này giúp ta có thể đem sự tỉnh giác như thế vào trạng thái mộng.

Vào buổi tối, thay vì cho phép tâm rơi vào một trạng thái hôn trầm bất giác và từ đó, bị thúc đẩy bởi các tập khí, rơi vào các hiện tượng trong mộng cũng được tri giác như là thật có, các bạn cần tự nhắc nhở mình rằng toàn bộ kinh nghiệm của trạng thái mộng cũng là một ảo tưởng huyễn hóa. Nếu các bạn không thể phát triển một sự thấu hiểu rằng kinh nghiệm về thực tại lúc thức và trạng thái mộng đều là huyễn hóa, thì các bạn sẽ tiếp tục bị lừa dối bởi sự tri giác về tất cả các cảnh giới hiện hữu. Chính tâm thức đã lừa gạt ta, khiến ta tin rằng kinh nghiệm đó là thật trong khi đúng ra nó là một kinh nghiệm bất tịnh huyễn hóa. Các bạn phải thường xuyên nhắc nhở trong tâm thức mình rằng điều này không thật. Đó chỉ như một giấc mộng. Hãy liên tục nhắc nhở mình rằng mọi hình tướng hiện ra chỉ hoàn toàn như một giấc mộng. Mộng thì không phải là thực, cho dù trong khi đang mơ các bạn có thể tin rằng các kinh nghiệm của mình là thực, có thể nghĩ rằng chúng là tốt, xấu hay chung chung, nhưng ngay khi thức dậy các bạn sẽ nhận ngay ra là thật ra chúng thậm chí không đáng giá một sợi tóc, bởi vì đó chỉ là một giấc mộng.

Đây là cách mà các bạn cần cảm nhận đối với toàn bộ kinh nghiệm về thế giới này, từ lúc sinh ra cho tới khi các bạn chết. Từ lúc các bạn sinh ra và trải qua mọi tình huống khác nhau trong đời, các hoạt động và chu kỳ sự kiện không ngừng cho tới khi các bạn đến tuổi sáu mươi, bảy mươi hay tám mươi, nếu các bạn may mắn, mọi sự đều đã xảy ra như một giấc mộng. Ngay cả những kinh nghiệm của hôm qua thì hôm nay đã thấy rõ là ảo tưởng.

Khi cái chết đến, tâm thức tách khỏi thân xác. Vào giây phút tâm thức lìa khỏi thân, điều gì xảy ra? Hãy suy nghĩ về điều này. Không có gì trong cuộc đời này là thật nữa. Hãy nghĩ về giấc mộng đêm qua. Nó không còn thật nữa vào hôm nay. Nó đã xảy ra hôm qua và không thật vào hôm nay. Hãy nghĩ về mọi công việc các bạn đã làm hôm nay với nỗ lực ghê gớm mà các bạn đã cho là thật có. Tất cả các hoạt động và tình huống mà các bạn từng liên quan đến, dường như cực kỳ quan trọng vào lúc đó, thì cũng giống như giấc mộng đêm qua. Hãy suy nghĩ về điều đó. Hãy suy nghĩ về những gì xảy ra ở bên ngoài. Hãy quên thân thể đi. Hãy nghĩ về bên ngoài: Các hoạt động của ngày hôm qua, giáo lý hôm qua, tình huống mà các bạn rơi vào ngày hôm qua. Chúng không thật vào ngày hôm nay. Chúng không thật nữa, bởi chỉ là một ảo tưởng. Đó là một kinh nghiệm vô thường đã xảy ra hôm qua và hôm nay không còn hiện hữu. Kinh nghiệm mà các bạn đang có ngay vào lúc này sẽ nhanh chóng qua đi và không thể sống lại được. Ngay cả Giáo Pháp cũng thế. Tình huống của việc cùng tụ hội để nghe Pháp cũng giống như giấc mộng đêm qua. Khi sử dụng những ví dụ này, các bạn có thể thấy rõ ràng rằng sinh tử là một ảo tưởng bất tịnh.

Một khi các bạn thể thấy được ảo tưởng bất tịnh đó là như thế, thì đó là các bạn đang thực hành Bardo Đời Này và Bardo Trạng thái Mộng. Điều này sẽ cho phép các bạn thể nhập Bardo Thiền Định, sự chứng ngộ rằng bản tánh toàn khắp của sinh tử và Niết-bàn là bản tánh căn bản của tịnh quang. Các bạn phải chứng ngô rằng tất cả các pháp là bản tánh căn bản của tịnh quang trống không. Khi các bạn có thể thấu suốt giác tánh tịnh quang trống không thì các bạn có thể chuyển hóa các hình tướng xuất hiện tương đối của sinh tử thành giác tánh tuyệt đối của pháp giới. Những giáo lý này là các phương pháp để thực hiện điều đó.

Kỹ thuật để thành tựu sự tỉnh giác về sắc tướng thanh tịnh huyễn hóa như sau:

Bắt đầu sự thực hành này, hãy ngồi trong tư thế thiền định với hình ảnh của Đức Vajrasattva trước mặt các bạn trên một cái kệ nhỏ. Rồi đặt hay cầm một quả cầu pha lê trước mặt Vajrasattva và nhìn vào hình ảnh quả cầu pha lê. Vì có một quang phổ ánh sáng cầu vồng xuất hiện từ quả cầu pha lê, nên bằng cách đặt nó trước hình ảnh Vajrasattva các bạn sẽ thấy nhiều hình ảnh của Bổn Tôn, và bản chất của những hình ảnh đó là ánh sáng cầu vồng. Vì những hình ảnh khác nhau của Vajrasattva xuất hiện từ quả cầu pha lê, nên hiển nhiên là sự xuất hiện đó là huyễn hóa và không có bất kỳ hiện hữu bẩm sinh chân thật nào. Hãy tiếp tục thiền định về bản tánh huyễn hóa này trong một thời gian ngắn. Sau đó tưởng tượng rằng những hình ảnh huyễn hóa của Vajrasattva tan vào các bạn và thân các bạn trở thành hình ảnh huyễn hóa của Vajrasattva.

Thiền định theo cách này trong một thời gian, tưởng tượng rằng toàn bộ vũ trụ bên ngoài các bạn và những gì ở trong đó, tất cả chúng sinh hữu tình, tan ra thành ánh sáng và hòa tan vào bạn cũng như thân tướng huyễn hóa của Vajrasattva. Như thế, ba cõi sinh tử trở thành trò đùa của sự biểu lộ huyễn hóa của Vajrasattva. Phương pháp này là quan trọng trong việc các bạn tự chuẩn bị cho Bardo Pháp tánh, khi sự phô diễn của các Bổn Tôn từ hòa và phẫn nộ xuất hiện. Rồi các bạn sẽ có sự xác tín rằng sự xuất hiện của các Bổn Tôn là sắc tướng thanh tịnh huyễn hóa và sẽ được giải thoát nhờ nhận ra được bản tánh đích thực của các sự xuất hiện này trong bardo. Nếu bản thân các bạn quen thuộc thường xuyên với sắc tướng thanh tịnh huyễn hóa của Vajrasattva theo cách này và quán tưởng thân thể của chính bạn như sự biểu lộ thanh tịnh huyễn hóa của Vajrasattva và mọi hiện tượng hiện hữu không là gì khác hơn sự biểu lộ đó, các bạn sẽ đạt được giải thoát trong Bardo Pháp tánh.

Khi đang thức các bạn bị tràn ngập bởi ba độc và các tập khí. Do đó, các bạn liên tục tích tập nghiệp tiêu cực và các che chướng qua hoạt động của tâm thức. Ban đêm, các bạn tiếp tục bị tràn ngập bởi ba độc này, tâm bạn trở thành một trạng thái vô minh. Tâm thức các bạn bị vô minh lừa dối, và suốt toàn bộ giấc ngủ và giấc mộng, các bạn ở trong trạng thái vô minh tích tập ác hạnh này. Trong trạng thái mộng, điều quan trọng là chuyển hóa mê lầm thành giác tánh tịnh quang.

Học giả Shantideva vĩ đại nổi tiếng về việc ngủ suốt ngày và đêm. Tuy thế, ngài không ngủ trong một trạng thái mê lầm như thông thường. Ngài đã kinh nghiệm sự hòa nhập của trạng thái ngủ vào ánh sáng chói ngời (quang minh). Trong trạng thái ánh sáng chói ngời đó, ngài có thể chuyển hóa các giấc mộng thành những kinh nghiệm, chẳng hạn như gặp được Đức Văn-thù (Mađjuśrỵ) trong cõi Phật, nhận lãnh các giáo lý và hòa lẫn tâm ngài với Đức Văn-thù trong thời gian lâu dài. Mọi người nói chung đều cho rằng ngài chỉ biết ngủ! Thật ra, ngài Shantideva là một trong sáu báu vật vĩ đại của Ấn Độ và một trong những bậc Thầy vĩ đại của mọi thời đại. Ngài đã thực hành yoga giấc mộng suốt cả ngày và đêm. Các phẩm tính cao quý của học giả Shantideva và Đại Thành tựu giả Karma Lingpa là ngang bằng nhau. Ngài Shantideva tự phô diễn như một Tỳ-kheo trong khi ngài Karma Lingpa thì tự phô diễn như một ngakpa (hành giả cư sĩ Mật thừa), nhưng bản tánh các ngài là đồng nhất cũng giống như mặt trời luôn không thay đổi.

Mặt trời có vẻ khác nhau từ ngày này sang ngày kế tiếp, do những sự hình thành khác nhau của mây che mà ta thấy như vậy, nhưng mặt trời không bao giờ thực sự thay đổi. Bởi tất cả những lý lẽ mà chúng ta đã thảo lụân, Bardo giấc mộng là cực kỳ quan trọng, cần phải thể nhập. Quá nhiều thời gian (trong đời ta) được dùng để ngủ trong sự mê muội hôn trầm, điều đó chỉ tích tập thêm ác hạnh. Hãy suy nghĩ riêng về tất cả các ác hạnh mà bạn đang tích tập khi bạn ngủ trong trạng thái vô minh hiện tại này. Có thể các bạn cho rằng điều bạn đang làm trong khi ngủ là tốt đẹp hay ích lợi, nhưng thật không phải như vậy. Thật ra, giấc ngủ làm ngắn lại cuộc đời các bạn và là một sự trải rộng các hiện tượng lầm lạc, đưa các bạn tới gần cái chết của mình hơn và gây ra bệnh tật. Chỉ trong các cõi trời, giấc ngủ mới không cần thiết. Mặc dù đôi lúc các vị trời ngủ trong mỗi tháng, nhưng đó không phải là sự đều đặn bắt buộc. Một trong những nguyên nhân trường thọ của các vị trời là vì họ không ngủ, và một trong những nguyên nhân thọ mạng ngắn ngủi của chúng tachúng ta ngủ quá nhiều. Nhiều bệnh tật của con người đến từ thực phẩm, và cùng cách đó, thọ mạng ngắn ngủi của chúng ta đến từ việc ngủ quá nhiều.

Các bạn cần hiểu rõ rằng, là các hành giả, nếu các bạn sắp ngủ, điều cực kỳ quan trọng là phải thực hành yoga giấc mộngchuyển hóa thời gian này thành một kinh nghiệm của sự tỉnh giác giác ngộ. Như vậy, các bạn sẽ có thể được như Đức Padmasambhava và tất cả những bậc đã đạt thân cầu vồng. Việc đạt được thân cầu vồng là một thành tựu về siêu việt giấc ngủ để không có ngăn cách nào trong kinh nghiệm của ngày và đêm. Các bậc Đạo Sư thành tựu vĩ đại đã đạt tới trạng thái thực hành liên tục suốt ngày và đêm. Dù các ngài đã hay đang ở trong sự thiền định (quân bình) hoặc giai đoạn sau khi thiền định, trạng thái đó trở thành một sự tỉnh giác giác ngộ không gián đoạn, được gọi là chu kỳ vĩ đại không ngừng nghỉ của giác tánh nội tại và sự phô diễn của nó. Giấc ngủ bình thường không phải là một phần của kinh nghiệm đó. Vì thế, hãy nói cho tôi biết, có tốt hay không khi tẩy trừ những sự mê muội của các bạn?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10113)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
(Xem: 10513)
Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người... Nguyện san Chánh Pháp - Số Xuân 2014
(Xem: 10130)
Thi hào Vương Duy (701-761) cùng với Đỗ Phủ (712-770) và Lý Bạch (701-762) là ba thi nhân cự phách dưới triều đại của Đường Huyền Tông (685-762)... Hoang Phong
(Xem: 20379)
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực... Nguyễn Hữu Đức
(Xem: 11648)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt... Hồng Quang
(Xem: 13783)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19110)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 46702)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12091)
Thiền cứu tôi từ tuyệt vọng hơn một lần. Trong những giai đoạn bệnh hoạn trầm trọng nhất, tôi đã được cứu bằng nhận thức rằng kinh nghiệm đau đớn chỉ là nhất thời... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11668)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23073)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 17847)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10146)
"Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền." Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 17758)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13930)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 14043)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 15108)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20294)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18290)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17406)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 18171)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 12714)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 12838)
Những lời khuyên này, ta muốn nói với Dagmema. Hãy bình tâm, đừng trộn lẫn tâm ấy với những gì thế tục. Hãy đánh thức sự kiên địnhbuông bỏ niềm đau.
(Xem: 13412)
Xuân qua thu lại, cùng thời gian này vào năm tới, vô số người sẽ gặp phải cái chết của mình. Ai có thể quả quyết rằng bạn không phải là một người trong số đó?
(Xem: 17026)
Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á...
(Xem: 11468)
Tinh yếu của thiền trước tiên là quay cái nhìn vào bên trong tự thể. Muốn như thế chúng ta cần phải biết sử dụng 3 phương tiện...
(Xem: 18282)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 18586)
Đạo sư Padma nói: Hãy thực hành Pháp thập thiện và hãy có niềm tin vào cái nên tránh và cái nên làm theo các loại hậu quả trắng và đen của những hành động ấy.
(Xem: 21373)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 22137)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 16858)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
(Xem: 12559)
Mỗi năm gần đến ngày Phật đản, Phật tử chúng ta lại có dịp suy ngẫm về bối cảnh lịch sử - xã hội, trong đó Đức Phật thị hiệnđạo Phật ra đời...
(Xem: 15328)
Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian, Sinh lão bệnh tử... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24592)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 14228)
Ý nghĩa ra đời của Thái tử là một hàm ý trọng đại xác định Phật tính trong mỗi chúng sanh khi đã hoàn giác thì cái “duy ngã” đó là một tối thượng...
(Xem: 11640)
Thiền Và Chỉ Quán - Nguyên tác: Thiên Thai Trí Khải, Paul L. Swanson biên soạn, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
(Xem: 19726)
Pháp bản như vô pháp, Phi hữu diệc phi vô, Nhược nhân tri thử pháp, Chúng sanh dữ Phật đồng... Thiền sư Huệ Sinh
(Xem: 13419)
Đức Phật, vô cùng thực tếthiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại.
(Xem: 22804)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thươnglòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
(Xem: 19001)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
(Xem: 18462)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệtừ bi...
(Xem: 21621)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(Xem: 20529)
Hương quyện của đất trời, sắc màu của trần gian, hai bờ của phân ly, hai ngã của mê ngộ, một sự thảnh thơi nhẹ bước...
(Xem: 20019)
Thực hành Bổn tôn là phương pháp đặc biệt và lớn lao để nhanh chóng chuyển hóa những sự hiện hữu thế tục mê mờ thành sự giác ngộ.
(Xem: 14066)
Được thành lập vào cuối những năm 1960, trải qua 50 năm có lẽ, đến nay Thubten Choling là một trung tâm đào tạo Phật giáo Tây Tạng hàng đầu của trường phái Nyingma...
(Xem: 15007)
Sau khi định tâm, tôi nhắm mắt tưởng nhớ đến Thánh: “Hôm nay con thấy vô cùng hạnh phúc được đặt chân lên Tu viện, nơi Thánh Trulshik và các vị đạotu hành...
(Xem: 13793)
Phật tử nên tin sâu vào nhân quả, tin vào đạo lý vô thường, duyên sinh, huyễn mộng của các pháp... Thích Thông Huệ
(Xem: 15106)
Khác với Trung Quốc và một số quốc gia khác, rồng không hiện hữu nơi niềm tin của người Ấn... Nghiệp Đức
(Xem: 17234)
Theo những nghiên cứu lâu dàicẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng trong việc xoa dịu tinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal).
(Xem: 15294)
Nụ cười của Ngài cũng là sự thể hiện hai đức hạnh quý báu trong đạo Phật, đó là hỷ, xả. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc, an lạc.
(Xem: 12819)
Những lời thuyết giảng của vị sư già đã mang lại cho chị một tâm hồn phong phú, bén nhạy và nhiều yêu thương hơn.
(Xem: 15881)
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượng nhị nguyên.
(Xem: 12989)
Lama Lhundrup dùng sự biểu hiện của bệnh tật để thực hành pháp Tonglen cho chúng sanh, và Ngài thường bảo người khác gởi hết cho Ngài mọi sự lo âu...
(Xem: 13133)
Những người mới bắt đầu nên tập trung vào việc chắc chắn rằng động cơ của họ là thanh tịnh, và cầu nguyện chí thành đến vị thầy gốc. Đây là thực hành tốt nhất.
(Xem: 15022)
Mùa xuân gần kề với niềm tin sức sống mới. Hãy tu để chuyển nghiệp! Đức Phật đã dạy như vậy! Bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể tu được...
(Xem: 22644)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7153)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định...
(Xem: 19365)
Tara là hiện thân lòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tạivị lai. Bà là vị Thánh nữ có khả năng thực hiệnhoàn thành mọi hoạt động giác ngộ của chư Phật.
(Xem: 37687)
Thật ra, là hoàn toàn sai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Đúng ra phải nói rằng trong Tự Tánh hiển lộ ra một hình tướng bất nhị.
(Xem: 9163)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ”
(Xem: 8658)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 17887)
Không tách lìa hiện tướngtánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
(Xem: 14869)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạcgiải thoát...
(Xem: 27037)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 19934)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15268)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15484)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26790)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 14562)
Nếu ta tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con, ta có thể nhớ lại giây phút đầu tiên ta gặp Giáo Pháp, nó trở nên quan trọng đối với ta ra sao...
(Xem: 19704)
Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
(Xem: 14630)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
(Xem: 18657)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
(Xem: 15923)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
(Xem: 16350)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19360)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19728)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19903)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18604)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 29809)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 14566)
Tôi thấy thầy trao cho Út Huy gói quà, thằng nhóc vừa đưa tay nhận lấy, thầy lại móc túi áo lấy ra một chai dầu nóng dúi vào tay nó. Xong, thầy xoa đầu nó âu yếm...
(Xem: 17756)
“Lời Cầu nguyện Đức Kim Cương Trì” là tập hợp hai bài giảng riêng biệt của ngài Tai Situpa. - Người dịch: Nguyên Toàn - Hiệu đính: Thanh Liên.
(Xem: 32408)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 15272)
Quán các pháp chẳng thường chẳng đoạn, cũng chẳng phải có, chẳng phải không, chỗ tâm hành diệt, ngôn thuyết cũng bặt dứt. Đó gọi là quán sâu xa thanh tịnh.
(Xem: 17308)
Quyển "Thiền tông quyết nghi tập" này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh...
(Xem: 29756)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31531)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 64697)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 32803)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 20230)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 18519)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trìlòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứuthực hành giáo pháp.
(Xem: 30815)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 19920)
Thực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởngtrí thông minh của đệ tử nhận nó.
(Xem: 45902)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 32594)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39350)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40439)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 50140)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 19091)
Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”...
(Xem: 18557)
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng ta trải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
(Xem: 20692)
Việc chúng ta được sinh ra làm người mang lại cho ta cơ hội và thuận lợi để thực hành Pháp và cho ta con đường dẫn tới truyền thống bao lasâu xa của Phật Pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant