Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 2: Các sự chuẩn bị thiết yếu

25 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 10005)
Chương 2: Các sự chuẩn bị thiết yếu

KHO TÀNG CÁC GIÁO HUẤN SIÊU VIỆT
Tác giả: Đại sư Orgyen Kusum Lingpa, Liên Hoa dịch -
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN II: BA LỜI ĐÁNH VÀO ĐIỂM TRỌNG YẾU

Giáo huấn đặc biệt của Khepa Shri Gyalpo

CHƯƠNG 2: CÁC SỰ CHUẨN BỊ THIẾT YẾU

Ba bardo mà chúng ta sẽ thảo luận trước nhất là ba bardo mà chúng ta có thể làm việc ngay trong đời này. bardo đầu tiên được gọi là Bardo Đời Này, tương tự như một con chim sẻ đi vào tổ. Thứ hai là Bardo Thiền định, tương tự như một đứa trẻ lạc loài lần đầu tiên được gặp cha hay mẹ. Thứ ba là Bardo Trạng thái Mộng, tương tự như việc thắp lên một ngọn nến hay đèn bơ trong một căn phòng tối.

Nếu các bạn có thể chứng ngộ trạng thái tỉnh giác nội tại của mỗi một bardo này trong đời các bạn, thì các bạn sẽ được chuẩn bị cho các trạng thái trung gian theo sau. Điều quan trọng là phải ghi nhớ trong tâm rằng, thật khó gặp được Pháp ở đây, và cho dù bạn có thể tiếp xúc với Pháp, bạn vẫn có thể không sẵn sàng đối với việc tiếp nhận. Điều này giống như một em bé chưa từng nghe đến các vấn đề cao siêu, cần phải được giáo dục từ từ.

Một trong các phương pháp mà tôi sẽ đưa ra trong các buổi thảo luận tiếp theo là phowa, tức là sự chuyển di tâm thức vào lúc chết. Đây là một thực hành quan trọng cho những ai không có cơ hội thực hành nhiều trong đời. Pháp phowa chuẩn bị cho các bạn đối với lúc chết. Trong kinh dạy rằng chỉ nhờ nghe danh hiệu Đức Phật A-di-đà, suối nguồn của dòng truyền thừa phowa, mà lợi lạc to lớn được thọ nhân. Ngay cả một người với ác nghiệp nặng nề cũng có thể đạt được giải thoát nhờ phowa. Đây là một phương pháp mà tôi muốn dạy các bạn. Nếu các bạn thành công trong sự thực hành phowa, bạn sẽ giảm bớt khả năng phải tái sinh vào các cõi thấp.

Tây Tạng, là nơi hầu hết dân chúng là các hành giả Phật giáo, khi có người chết, các Tu sĩLạt Ma (Đạo sư, vị Thầy) được mời đến để cử hành những buổi lễ nhân danh người qua đời trong bốn mươi chín ngày. Thời kỳ chuyển tiếp giữa cái chết và đời sau thường được tin là kéo dài trong khoảng thời gian đó. Các buổi lễ được cử hành trong thời gian đó và nhiều sự cúng dường được thực hiện nhân danh người chết. Mười ngàn ngọn đèn bơ có thể được dâng cúng hoặc một ngàn lá cờ cầu nguyện và v.v... Nhiều thực hành được tiến hành vào lúc chết để giúp cho việc dẫn dắt người chết qua giai đoạn chuyển tiếp. Nếu người chết đã nhận các giáo lý bardo là sự giải thoát nhờ lắng nghe trong đời họ; thì các Đạo Sư sẽ tụng đọc các giáo lý đó trong thời kỳ chuyển tiếp bốn mươi chín ngày. Việc này trợ giúp để giải thoát những người chết vì các tập quán đời trước của họ đã chín muồi trong tâm thức. Cực kỳ quan trọng là phải chuẩn bị cho lúc chết ngay trong khi các bạn còn sống và có thể làm điều đó. Nếu các bạn quen thuộc với phowa và thành tựutrong đời này, thì vào lúc chết nó có thể được sử dụng để thành tựu sự giải thoát.

Khi các bạn đi ngủ vào ban đêm, các bạn có thể có nhiều giấc mơ, đôi khi có thể khiếp hãi và có lúc thì vui sướng. Vào lúc chết sẽ không như thế. Nếu các bạn không chuẩn bị thì đó sẽ là một kinh nghiệm chẳng vui thú chút nào. Nếu các bạn đã tích tập ác hạnh trong các đời quá khứ cũng như trong đời này, thì chắc chắn các bạn sẽ gặp khó khăn to lớn và sẽ kinh nghiệm nỗi đau khổ ghê gớm. Nếu các bạn không từng nhận lãnh các Giáo Pháp và không thực hành chúng, thì đơn giản là các bạn sẽ không biết phải làm gì.

Sau khi nhận các giáo huấn về phowa, các bạn cần phải thực hành. Điều này bao gồm các sự trì tụng và thiền định. Các bài trì tụng này có thể được thực hiện bằng Anh ngữ. Các bạn phải chuẩn bị tâm vì sẽ không vui thú đâu. Tôi mong ước điều này sẽ vui vẻ. Bản thân tôi không muốn sợ Thần Chết, nhưng tôi thực hành bởi vì còn có một đời sau, và vào lúc chết tâm không bốc hơi như nước để hoàn toàn biến mất một cách đột ngột. Tâm cũng không như một ngọn lửa có thể bị dập tắt. Tâm hay ý thức là một dòng tiếp nối tương tục. Nếu ta không được chuẩn bị cho cái chết của mình thì tâm ta sẽ tiếp diễn trong bardo, ở đó nó sẽ bắt gặp những kinh nghiệm khó khăn và không vui thú. Nếu các bạn đã thực hành Pháp, các bạn sẽ trải qua trạng thái chuyển tiếp này theo cách tương đối an bình, và tái sinh vào một cảnh giới cao. Nếu các bạn thực sự thành tựu Pháp, các bạn sẽ được giải thoát, chứng ngộ trạng thái Dewachen, hay Cõi Cực Lạc. Điều đó rất khó. Các bạn sẽ phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc ấy. Nếu các bạn chưa từng thực hành Pháp, các bạn sẽ trải qua nỗi đau khổ ghê gớm và có thể tái sinh vào các cõi thấp. Để tránh điều đó, các bạn cần thọ nhận các giáo lý, thực hành và tự chuẩn bị. Nếu các bạn đã được chuẩn bị thì không thể tái sinh trong các cõi thấp. Các bạn sẽ không rơi trở lại vào cõi sinh tử một cách dễ dàng. Đây là điều cho ta thấy sự thực hành hữu hiệu như thế nào. Cũng giống như đi trên một máy bay thẳng tới đích mà không quay trở lại, một đường bay trực tiếp. Các bạn sẽ không bao giờ trở lại ba cõi thấp nữa.

Suối nguồn của dòng truyền thừa phowa là Đức Phật Pháp thân A-di-đà, đấng xuất hiện trong hiển lộ Báo thân là Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm), và đấng đến thế giới này trong hiển lộ Hóa thân là Đức Padmasambhava (Liên Hoa Sanh). Đức Padmasambhava truyền dạy các giáo lý này cho một trong hai mươi lăm đệ tử của ngài là dịch giả Lu’i Gyaltsen, là vị sau đó hóa thân là Karma Lingpa. Karma Lingpa truyền chúng cho con trai ngài, và chúng lần lượt được truyền cho cháu ngài.

Những giáo lý về các Bổn Tôn từ hòa và phẫn nộ được phân chia thành giai đoạn phát triển và giai đoạn thành tựu. Giai đoạn phát triển bao gồm nhiều sadhana, trong khi giai đoạn thành tựu chủ yếu chú tâm tới sáu bardo.

Như tôi đã đề cập trong đêm trước, ngài Karma Lingpa sinh ở Khongpo, Tây Tạng, khoảng 500 năm trước. Ngài đã khám phá terma này trước nhiều nhân chứng. Đây là một terma đất và liên quan tới các Bổn Tôn từ hòa và phẫn nộ bắt nguồn từ Đức Phật nguyên thủy Samantabhadra (Phổ Hiền) và năm bộ Phật. Chính trong các giáo lý bardo này, Đức Vajrasattva là bậc Thầy và Bổn Tôn chính, nhưng điều đó cần được hiểu là ngài tượng trưng cho tinh túy của tất cả các Bổn Tôn từ hòa và phẫn nộ, cũng như năm bộ Phật và Đức Phổ Hiền. Đức Vajrasattva là một hiển lộ Báo thân. Ngài có sắc trắng và được tô điểm với mười ba đồ trang sức và y phục của một Bổn Tôn Báo thân. Ngài là hiện thân của sự hỉ lạc hay viên mãn. Ngài cầm một chày kim cương trong bàn tay phải ở ngang trái tim và một cái chuông trong bàn tay trái ở ngang hông. Tương truyền chỉ bằng cách nghe danh hiệu Đức Vajrasattva cũng đủ đem lại những ân phước lớn lao, ngay cả những người bị thúc đẩy bởi sân hận, có những khuynh hướng tái sinh trong cõi địa ngục, cũng sẽ được giải thoát khỏi các thiên hướng về nghiệp của họ. Nếu họ có đức tin, họ sẽ được giải thoát trong cõi thuần tịnh của Đức Phật Vajrasattva, Cõi Hỉ Lạc Hiển lộ.

Tôi đã được thỉnh cầu dạy bardo trong sáu ngày. Thông thường, nếu như các giáo lý này được truyền dạy trong hình thức cô đọng nhất của chúng cũng phải mất bốn mươi chín ngày, tương ứng với giai đoạn bốn mươi chín ngày sau khi chết. Trong thời gian này, tâm thức ta thường du hành trong trạng thái trung ấm. Trạng thái đó là gì? Đó là trạng thái sau khi chết, khi tâm thức tách khỏi xác và lang thang, tìm kiếm một thân xác mới, có vô số kinh nghiệm tương tự một người lang thang trải qua trong trạng thái mộng mỗi đêm. Lang thang là một từ tuyệt vời cho loại kinh nghiệm này, vì nó là một cảm thức khá vô định, đi đó đi đây, không thực sự có bất kỳ mục đích nào. Tâm thức bị thúc đẩy bởi các gió nghiệp và đối với hầu hết chúng sinh thì điều đó đem lại đau khổ.

Tây Tạng, khi người nào đó đang hấp hối, một Lama được mời đến bên giường người ấy để cử hành pháp phowa. Sẽ lợi ích khi mời một Lama có mối liên hệ thân thiết với người hấp hối, được người ấy tin cậy. Đôi khi hai vị Lama được mời đến. Và trong những trường hợp gia đình có khả năng, nhiều Lama và các nhà sư được thỉnh đến để cử hành các buổi lễ vào lúc chết và suốt thời gian bốn mươi chín ngày sau đó.

Các buổi lễ rất quan trọng được cử hành liên quan tới giai đoạn chuyển tiếp này, tất cả được xuất phát từ sự khám phá terma về sự giải thoát nhờ lắng nghe này. Các Lama có trách nhiệm đối với việc xử lý tử thi. Ở Tây Tạng không có tục lệ hỏa thiêu tử thi. Thay vào đó, tử thi được mang đến một nơi riêng biệt, sự thực hành Chod được tiến hành, và các con chim kên kên được mời đến dự tiệc trên các thi hài. Đây là một quang cảnh ngoạn mục để nhìn ngắm. Tất cả các nghi lễ được cử hành nhân danh người chết là các khía cạnh bên ngoài của sự giải thoát nhờ lắng nghe.

Khía cạnh bên trong của sự giải thoát nhờ lắng nghe là việc thực hành thực sự mà người chết đã thành tựu trong đời họ. Hơn nữa, điều cực kỳ quan trọng là phải thực hành các giáo lý này, bởi vì không có việc tu tập này thì các bạn không có ý niệm về nơi bạn đang đến khi bạn chết. Các bạn rất có thể đi vào những cõi thấp, nhưng các bạn không có khả năng để biết được điều này. Một số rất ít người sẽ đi đến Cõi Cực Lạc mà không cần có sự chuẩn bị nào. Một số khác sẽ đi thẳng xuống các cõi địa ngục. Vì không có sự bảo đảm nên điều hoàn toàn hợp lý là phải chuẩn bị cho giây phút đó trong khi các bạn còn có cơ hội.

Mỗi đêm chúng ta đi ngủ và trước khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, các giấc mơ xảy ra. Đó là một kinh nghiệm tạm thời. Đây là một sự tương đồng về nhiều mặt với kinh nghiệm bardo khi chúng ta giã từ đời này, cho tới lúc tâm thức thành công trong việc gặp được thân kế tiếp của nó và chúng ta có một tái sinh mới. Đó là trạng thái trung ấm, trong đó tâm thức phải lang thang vơ vẩn. Kinh nghiệm này có thể rất khủng khiếp. Trừ phi chúng ta chuẩn bị cho trạng thái trung ấm này, bằng không thì nó sẽ là nỗi đau khổ to lớn. Các bạn sẽ không bao giờ tìm thấy bất kỳ điều gì quan trọng để chuẩn bị cho sự chuyển tiếp ấy trong đời này hơn là Pháp. Khi tôi nhìn xung quanh và thấy tất cả các bạn nỗ lực chờ đợi để nhận các giáo lý về sáu bardo, điều ấy thực sự đáng kinh ngạc. Tất cả các bạn hết sức may mắn có được cơ hội nhận lãnh các giáo lý này và thật cởi mở khi nghe và thực hành chúng. Tôi cảm thấy thực sự chắc chắn là không ai trong các bạn sẽ phải tái sinh trong các cõi thấp. Điều ấy khiến tôi rất sung sướng nhưng tôi muốn khuyến khích các bạn cần có lòng sùng mộ mãnh liệt, giữ samaya (hứa nguyện) trong sạch, và ghi nhớ rằng mặc dù có những việc nào đó mà các bạn phải thực hiện trong đời này chẳng hạn như tạo nên một đời sống tươm tất và sống một cách thoải mái, điều quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị cho lúc chết.

Cho dù các bạn có thể không tin tưởng tôi và sẽ không thực sự tin tôi cho tới khi giây phút ấy đến với các bạn, thì vẫn có đó một bardo và có một Thần Chết, Shinje Chokyi Gyalpo, ông ta đến viếng các bạn vào lúc các bạn chết. Thần Chết sẽ ở đó để giúp các bạn đánh giá các tích tập về nghiệp của bạn và vào lúc đó bạn sẽ hiểu rõ ràng bạn là ai và tình trạng nguy nan của bạn là như thế nào.

Khi nói điều này, tôi có cảm tưởng là các bạn có thể không hoàn toàn tin tưởng tôi. Hãy tin tôi, có một Thần Chết sẽ đến viếng các bạn, nghiệp của các bạn sẽ được cân đo, có một bardo, và có các cõi thấp. Những điều này cũng rất thật như kinh nghiệm về sự có mặt của chúng ta ở đây tối nay. Nó cực kỳ khủng khiếp, ghê sợ, và cho tới khi giây phút ấy đến, các bạn vẫn sẽ không tin nó. Nhưng tới lúc ấy, các bạn sẽ cảm thấy hối tiếc ghê gớm vì cho dù các bạn không ưa thích Pháp trong đời mình, các bạn vẫn phải cần đến nó vào lúc chết. Vì thế, tại sao bây giờ lại không ưa thíchthực hành Pháp khi các bạn đang có cơ hội để làm điều đó? Vào giờ chết của các bạn, các bạn sẽ bị tràn ngập bởi sự ân hận và những giọt nước mắt sẽ tuôn ra trong mắt các bạn. Thậm chí các bạn có thể ngất đisợ hãihối tiếc. Hẳn là khôn ngoan khi thực hành điều gì đó về Pháp ngay bây giờ, và hãy tin tôi là không có điều gì tốt đẹp mà các bạn có thể làm cho chính mình hơn là việc thực hành Pháp.

Bây giờ chúng ta bắt đầu với các giáo huấn chuẩn bị cho sáu bardo. Có hai phần: điều phục tâm và tịnh hóa dòng tâm thức. Các bạn cần hiểu rằng bản chất của sinh tửđau khổ. Nếu các bạn không hoàn toàn thấu hiểu nỗi khổ của sinh tử thì tâm các bạn sẽ không từ bỏ sự tham luyến với sinh tử và sẽ tiếp tục tái sinh trong vòng sinh tử. Sẽ có một khuynh hướng muốn quay trở lại. Phương pháp để phong tỏa lối vào sinh tửhiểu rõ bản chất của nó, cạm bẫyđau khổ của nó, và đối mặt trực tiếp với thực tại đó.

Một phương pháp để làm được điều này là thực hành ở một nơi hoàn toàn khó chịu. Trong bản văn có nói, ta nên đi tới một nơi không có các tiện nghi. Có lẽ các bạn có thể đi tới một túp lều cũ đổ nát chẳng hấp dẫn tí nào, không có chút tiện nghi hay bất kỳ vẻ lôi cuốn nào. Một nơi bị bỏ mặc không chăm sóc và cỏ mọc tràn lan. Ở một nơi như thế, các bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn cô độc một cách tự nhiên. Loại nơi chốn này thật lý tưởng để cử hành thời khóa đầu tiên của thực hành này, được thực hiện như một cuộc nhập thất.

Cách khác có thể làm là thực hành trong một nghĩa địa, là nơi có những thứ thường xuyên nhắc nhở về cái chết và sự vô thường, hay một nơi có các tử thi nằm lộ thiên, mặc dù điều đó có thể hơi khó thực hiện ở xứ này. Nếu các bạn có thể nhìn thấy các tử thi thối rữa hay các thú vật hoang dã, đe dọa, đó sẽ là một kinh nghiệm khủng khiếp. Thịt da rữa nát của một xác chết và các quang cảnh khiếp hãi khác sẽ có giá trị như một điều nhắc nhở ta về lẽ vô thường và cái chết, cũng như về các lợi lạc của Pháp. Theo cách này, ta sẽ phát triển một ước muốn mãnh liệt thực hành Pháp.

Các bạn nên đi một mình đến những nơi như thế và hãy thực hành. Nhà yogi vĩ đại Milarepa là một kiểu mẫu cổ điển của những người đã từ bỏthực hành ở những nơi chốn khủng khiếp.

Các bạn có thể hỏi: “Nỗi đau khổchúng taý định biết tới là gì?” Các bạn nên biết rằng, bản chất của sinh tửđau khổ toàn khắp. Ở đó, chúng sinh kinh nghiệm sự đau đớnhỗn loạn ghê gớm. Khi các bạn suy xét về sự nguy khốn của chúng sinh là những người muốn được hạnh phúc nhưng dù vậy vẫn phải tiếp tục chịu đau khổ trong sáu cõi, các bạn sẽ không cảm thấy điều gì ngoài lòng bi mẫn đối với họ. Nỗi khổ của chúng sinh cũng tương tự như nỗi khổ mà các bạn sẽ kinh nghiệm một khi bị giam cầm trong hầm lửa hay bị mắc kẹthy vọng trong một cái chuồng với những con rắn độc.

Có nhiều sự giống nhau trong bản văn gốc về những hoàn cảnh đau khổ khủng khiếp, trong đó chúng sinh nhận ra thân phận chính mình khi vẫn còn ở trong các cõi sinh tử. Đây là nơi chốn của sự đau đớn và khốn khổ không thể chịu đựng nổi.

Các bạn cần suy tưởng về những cõi sinh tử khác nhau và nỗi khổ được kinh nghiệm trong những cõi đó. Và đặc biệt là các bạn nên tập trung vào nỗi khổ của ba cõi thấp là những nơi không bao giờ có một giây phút hạnh phúc nào. Chỉ là đau khổ thôi! Thật ra, không bao giờ có chút hạnh phúc vĩnh cửu nào trong sinh tử. Hạnh phúc được kinh nghiệm ở đó chỉ là nhất thời và ngắn ngủi. Chính trong đại dương đau khổ này mà tất cả chúng sinh sáu cõi hiện đang tồn tại. Khi các bạn suy nghĩ về điều này, các bạn cần hiểu rằng nỗi khổ sinh tửhoàn toàn không thể chịu đựng nổi và hiểu rằng có điều gì đó cần phải thực hiện.

Một khi các bạn đã củng cố sự xác tín này, các bạn bắt đầu thực hành thực sự bằng cách quán tưởng vị Thầy căn bản (Bổn Sư) của bạn trong không gian bên trên như một hiển lộ huyễn hóa, với một sự biểu lộ hơi phẫn nô, đeo sáu loại trang sức bằng xương, tay phải ngài cầm một cái móc bằng ánh sáng. Từ cái móc bằng ánh sáng này, một tia sáng cầu vồng như một sợi thừng đi vào tim các bạn. Vào lúc đó, cùng với Đạo Sư, các bạn được kéo lên Dewachen, Cõi Cực Lạc.

Sau đó, các bạn lâp tức xuất hiện như vị Đạo Sư với một cái móc bằng ánh sáng trong bàn tay phải của bạn và từ đó phát ra các tia sáng như cầu vồng, tóm lấy trái tim của tất cả chúng sinh và làm cho họ hợp nhất với các bạn và Đạo Sư căn bản ở Dewachen. Sau khi thiền định theo cách này một thời gian, sự thực hành thời khóa đầu tiên này hoàn tất.

Thời khóa thứ hai bao gồm sự suy niệm về bốn tư tưởng xoay chuyển tâm. Đó là sự tái sinh làm người là quý báu, sự vô thường, nghiệp và các khiếm khuyết của sinh tử. Như thế, trước tiên các bạn suy niệm sự tái sinh làm người quý báu này là khó được như thế nào, và các sự tự do cùng các đặc ân được liên kết với một sự sinh ra như thế ra sao. Khi các bạn nghĩ tưởng về sự sinh ra làm người quý báu này, các bạn nên hiểu rằng đó là điều các bạn đã có được trong đời này nhưng không có gì đảm bảo là các bạn sẽ lại có được những hoàn cảnh đó (trong đời sau).

Có ba khía cạnh để suy niệm về sự sinh ra làm người quý báu này. Đó là suy niệm qua những nguyên nhân, các ví dụ và các sự tính đếm. Những nguyên nhân chính để có được sự sinh ra làm người quý báutừ bỏ các sự tích tập ác hạnh, giữ giới hạnh trong sạch và bằng các sự cầu nguyện thiết tha.

Ta thường được nghe nói rằng việc được sinh ra làm người quý báu còn khó khăn hơn cả sự may mắn của một con rùa bơi dưới đại dương và chỉ trồi lên một lần duy nhất trong một trăm năm, chui đầu vào một cái vòng vàng bị dập dình trên sóng và bị gió xô dạt. Việc này cực kỳ hi hữu, và sự sinh ra làm người quý báu còn khó được hơn thế nữa. Ví dụ khác là việc được sinh làm người cũng hi hữu như khi ta ném các hạt đậu khô vào một bức tường và có một hạt dính được vào tường. Điều ấy khó có thể xảy ra. Ví dụ khác là sự sinh ra làm người cũng khó được như hạt mù tạt được ném vào một cây kim và chui đúng vào lỗ kim. Việc này lại càng khó xảy ra hơn. Có thể nói rằng việc được sinh ra làm người còn khó khăn và hi hữu hơn cả các ví dụ này.

Và sau đó chúng ta có sự tính đếm số chúng sinh. Đức Phật dạy rằng số chúng sinh trong các cõi địa ngục bằng với số hạt nguyên tử trong thiên hà này; chúng sinh trong cõi ngạ quỷ bằng với số cát trên các bờ sông Hằng; chúng sinh trong cõi súc sinh bằng với số lá cỏ trong thế giới; chúng sinh trong cõi a-tu-la bằng với số bông tuyết trong một trận bão tuyết. Khi các bạn nghĩ tưởng về số chúng sinh trong nhân loại là những người đã được sinh ra làm người quý báu, có đủ tám sự tự do và mười đặc ân, thì quả thực số đó rất ít! Vì vậy các bạn phải nhận thức sâu sắc sự kiện là các bạn đã có được sự sinh ra làm người quý báu này. Điều đó rất khó được, và các bạn phải hiểu rằng nó thật vô thường. Thân xác này đã sinh ra và sẽ tan rã. Nó là cái mà các bạn phải từ bỏ. Mọi sự tụ hội phải tan rã. Mọi sự tạo dựng phải sụp đổ. Sự sinh ra này với tám tự do và mười đặc ân là một cơ hội mà các bạn có thể sẽ không gặp lại được lần nữa. Nó vô thường và cái chết thì sắp xảy ra và sẽ đến không báo trước. Có được sự xác tín về điều này, hãy quán tưởng vị Thầy căn bản của các bạn trong không gian trước mặt. Ngài nói với các bạn: “Chao ôi! Sự tái sinh làm người quý báu này mà các con đã có được chỉ chắc chắn vào giây phút này. Nó vô thường và chóng vánh, khi nó mất đi các con sẽ tái sinh trong các cõi thấp. Nếu các con không sử dụng cơ hội này để thành tựu Pháp thì không có gì chắc chắn là các con sẽ lại có được một cơ hội như thế. Nếu các con hỏi rằng cơ hội này có hi hữu không, hãy nhìn vào con số chúng sinh trong các cõi khác không có được một tái sinh như thế.” Đây là cột chống, nhờ nó mà Phật quả được thành tựu.

Điều duy nhấtý nghĩa để làm đối với các bạn là sử dụng cuộc đời mình để thực hànhthành tựu Pháp, khiến các bạn có thể đạt được sự an bìnhhạnh phúc vĩnh cửu. Lý tưởng nhất là các bạn nên thành tựu Pháp trong đời này và đạt được giải thoát. Còn nếu không, các bạn cần có sự xác tín rằng các bạn có thể được giải thoát khi các bạn từ giã đời này để đi qua đời sau. Sự suy niệm này không phải là quá khó. Chỉ cần nhìn xung quanh, tự mình quan sát vô số chúng sinh trong cõi người và xét xem có bao nhiêu chúng sinh trong các cõi khác. Điều này hẳn phải gây hứng khởi cho các bạn để thực hành Pháp. Các bạn đã có may mắn tốt lành gặp được các bậc Thầy và những vị hướng dẫn tâm linh bi mẫn có thể giúp đỡ các bạn trên con đường. Các bạn cần duy trì sự xác tín này cho tới khi tâm các bạn thành công trong việc từ bỏ sự tham luyến sinh tử.

Các giáo lý bardo nói vắn tắt về sáu sự chuẩn bị là các suy niệm cần đi trước các giáo lý thực sự. Và như tôi đã nói, chúng là các phương pháp để điều phục tâm. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã dạy ngài Xá-lợi-phất và các đê tử thân cận khác về sự tái sinh làm người này là hi hữuquý báu như thế nào và đã dẫn ra những tính đếm về số chúng sinh từ cõi địa ngục cho tới những trạng thái hiện hữu cao nhất. Các bạn phải thiền định về những vấn đề này cho tới khi tâm bạn xoay chuyển từ sinh tử hướng về Pháp.

Những thực hành chuẩn bị tiên quyết điều phục tâm này là các khám phá của Karma Lingpa. Chúng được Guru Mila Ozer ghi chép và đã được niêm phong với dấu ấn của một sự khám phá kho tàng: “Sarva Mangalam! Cầu mong tất cả đều tốt lành!”.

Trước khi đi tiếp đến các giáo lý thực sự và các thực hành sáu bardo, các bạn cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc điều phục tâm. Sự chuẩn bị gồm có các suy niệm thông thường bên ngoài đã được thảo luận và một khóa duy nhất về ngondro (quy y, Bồ-đề tâm, Vajrasattva, sự tịnh hóa và guru yoga bao gồm việc nhận bốn quán đảnh). Sau khi nhận bốn quán đảnh, ta an trụ trong một trạng thái quân bình thiền định về bản tánh tỉnh giác nội tại của tâm, sau đó ta cầu nguyện với guru để sẽ không bao giờ xa lìa ngài. Vào lúc đó, theo truyền thống ta sẽ tụng những câu kệ chính về sáu bardo, chúng là các trì tụng ngắn dẫn vào từng bardo, tập trung trên sự thành tựu đặc biệt của từng bardo.

Cả ngài Jamyang Khyentse Wangpo và ngài Karma Lingpa đều nhấn mạnh tới sự quan trọng của việc đặt các thực hành chuẩn bị và thời khóa ngondro duy nhất trước các thiền định được tìm thấy trong giáo lý về sáu bardo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21693)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 20390)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22278)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18736)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 26972)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 18681)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 19906)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 38039)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20107)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 28276)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 46279)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 15402)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10, 2010, Đại Lễ Thỉnh “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” đã được cử hành long trọng bằng xe hoa rước Phật và đoàn xe cung nghinh từ Tổ Đình Minh Đăng Quang...
(Xem: 65606)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 13711)
Đại Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Phật Ngọc Tại San Jose
(Xem: 18596)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 15522)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14554)
Chùa Bát Nhã long trọng tổ chức lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc từ 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên chùa.
(Xem: 18698)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 12606)
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ CUNG NGHINH VÀ CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI TỪ THỨ BẢY, NGÀY 6 ĐẾN THỨ HAI NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010
(Xem: 17634)
Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp.
(Xem: 25439)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 38677)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 17675)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 11217)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 18576)
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn gia hộ cho Đạo pháp được trường tồn. Thế giới được hòa bình. Chúng sanh được an lạc.
(Xem: 17387)
Lịch Trình Phật Ngọc 2010 - 2011
(Xem: 13187)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 13297)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17512)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 24277)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
(Xem: 12352)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13788)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 12971)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12875)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14145)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 14607)
Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràngthông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
(Xem: 21075)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 22583)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 29957)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 13851)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 18218)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 17035)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12608)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30709)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 22777)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 14609)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 12981)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12727)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 12495)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 13045)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 16298)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 15176)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 23822)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
(Xem: 16159)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 28960)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 20268)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
(Xem: 15544)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
(Xem: 37206)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 45003)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
(Xem: 36858)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant