Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 2

26 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 11827)
III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 2

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ

 B. GIẢNG GIẢI
III- KỆ KIẾN TÁNH (Ðoạn 2)

Pháp tánh vốn tùy duyên, sắc không đều chẳng ngại. Vào sông thì tùy khúc uốn quanh; nước thì thuận theo vật vuông tròn. Như hạt châu ma-ni, ánh hiện ra năm màu, tùy loại đều hiện, trọn chẳng biến đổi. Dù không hình tướng mà hay hiện thành tất cả tướng, chân khôngdiệu hữu, bất biếntùy duyên. Chân khôngban đầu của tánh, diệu hữuban đầu của khí. Nên biết, núi sông, quả đất, sum la vạn tượng, tình với vô tình, cho đến niệm thô, niệm tế, pháp nhiễm, pháp tịnh, không một vật, một trần nào ra ngoài tâm vương. Ðây là diệu hữu.

Ðoạn này Ngài giải thích về pháp tánh tùy duyên. Chúng ta suy gẫm câu tùy duyênbất biến để hiểu sâu thêm phần này. Ðây nói pháp tánh vốn tùy duyên, nên nó hiện ra hình tướng mà sắc và không đều chẳng ngại nhau. Sắc là hình tướng, không là chỉ cho thể tánh, hai cái đó nó không ngại nhau. Pháp tánh ví như nước, nước ở sông thì tùy theo con sông mà ngay thẳng hay quanh co. Nước ở bình chai, tô chén tùy theo bình chai, tô chén mà vuông hay tròn, không nhất định. Như vậy thể của nước thì bất động, tùy theo duyên mà nước quanh co hay vuông tròn. Lại ví như hạt châu ma-ni vốn trong sáng, nhưng ở bên ngoài óng ánh màu đỏ, màu xanh, màu vàng... thì hạt châu ẩn hiện màu đó. Như vậy hạt châu không có màu, do bên ngoài có màu gì thì thấy hạt châu hiện màu ấy. Hạt châu trong sángbất biến chỉ cho pháp tánh, hạt châu có màu là tùy duyên biến đổi. Qua những ví dụ trên ngài Chân Nguyên muốn chỉ cho chúng ta pháp tánh sẵn có nơi mọi người, nhưng nó tùy duyên, ở mắt thì duyên theo sắc, ở tai thì duyên theo tiếng, ở mũi thì duyên theo mùi... Bởi nó tùy theo sáu căn duyên với sáu trần mà có muôn hình vạn trạng, có nhiều thứ chuyển biến tốt xấu thương ghét đủ thứ. Nguyên pháp tánh thì không có một thứ nên nói là chân không, nhưng tùy duyên thì có đầy đủ muôn sự muôn vật. Thể bất biến thì không đổi mà tùy duyên nên có khác. Do đó Ngài nói chân khôngban đầu của tánh, diệu hữuban đầu của khí. Chân không diệu hữu là lý của nhà Phật, chân không là cái thể không tướng mạo bất di bất dịch không đổi thay. Nhưng khi nó theo duyên biến hiện đủ thứ thì gọi là diệu hữu. Ở đây Ngài lấy tinh thần của Lão Trang để phối hợp với ý nghĩa chân không diệu hữu của nhà Phật. Theo tinh thần của Lão Trang nói về tánh và khí thì, cái tánh của Lão Trang ví như cái chân không của nhà Phật, cái khí của Lão Trang ví như diệu hữu của nhà Phật.

Sau đây tôi dẫn một đoạn trong sách Trang Tử để rõ cái ý nghĩa đó. Về Trang Tử Tri Bắc Du có một đoạn viết: "Nhân chi sinh, khí chi tựu giả, tựu tắc vi sinh, tán tắc vi tử. Nhược tử sinh vi đồ, ngô nhược hà hoạn". Dịch: "Sự sống của con người do khí tựu mà có. Khí tựu thì sống, khí tan thì chết. Nếu sống chết là đôi bạn đồng hành thì ta còn bận tâm làm chi?". Như vậy chữ khí chỉ cho sự sanh, khí tựu thì sanh, khí tan thì diệt, sự sống chết tùy theo khí tựu và tán, giống như bên nhà Phật nói diệu hữu. Diệu hữutùy theo duyên, đủ duyên thì thành sự vật, thiếu duyên thì không.

Lại một đoạn của Hoài Nam Tử - Bản Kinh Huấn viết: "Thiên địa chi hòa hợp, âm dương chi đào hóa, vạn vật giai thạnh nhất khí dã". Dịch: "Sự hòa hợp của trời đất, sự đào luyệnbiếnhóacủaâm dương, đối với vạn vật đều nhờ vào nhất khí". Như vậy khí là sự tụ tán mà thành thiên hình vạn trạng, cho nên ngài Chân Nguyên dùng chữ tánh và khí của Lão Trang để phối hợp với cái chân khôngdiệu hữu của nhà Phật. Ngài nói thêm rằng từ vạn vật hữu tình vô tình trên thế gian này cho đến các tâm niệm thô tế đều không ra ngoài tâm vương, tức là ngoài cái tánh giác hay cái chân không. Từ cái chân không theo duyên mà hiện có đủ thứ gọi đó là diệu hữu. Ðó là ý nghĩa chân không diệu hữu theo cái nhìn của ngài Chân Nguyên.

Lại nói: - Chẳng phải không, chẳng phải sắc, ứng hóa thành muôn thứ mà chẳng lìa một chân thật. Tâm vương là thể như như, trong lặng thường trụ; vốn tự viên thành, dường như hư không; ứng vật hiện hình, như trăng trong nước. Nghĩa là tâm vương hay ứng hiện vào trong các loài, nên nói là thức hòa hợp. Bản tánh tâm vương như gương tròn lớn hiện các thứ hình sắc. Tâm vươngvốnkhônghình tướng, tuykhông hình tướng mà hay hiện thành tất cả các tướng, nhưng lại chẳng nhiễm tất cả các tướng. Tướng đến thì hiện, tướng đi thì mất, tướng tụ thì có, tướng tan thì không; tướng tuy có đến đi, tụ tan mà tâm vương vốn tự trong trẻo thường lặng lẽ. Như gương tròn lớn hay hiện tất cả vật, tuy hay hiện tất cả vật mà chẳng nhiễm tất cả vật; vật đến thì hiện, vật đi thì mất, vật có đến đi hiện mất, nhưng gương vốn tự sẵn vậy chẳng động. Vì vậy đem gương tròn dụ tâm vương. Song tâm vương chẳng nhiễm các vật, xưa nay thanh tịnh, trong lặng thường trụ, sạch trọi trơn, bày trơ trơ, không một vật, không thể nắm bắt. Nên nói pháp thân thanh tịnh tức là tánh của mọi người, báo thân viên mãn tức là trí của mọi người, hóa thân ngàn trăm ức tức là hạnh của mọi người.

Ðoạn này Ngài giải thích thêm về tâm vương. Ba tên chân không, tâm vương, pháp thân tuy khác, nhưng đều chỉ cho cái thể, đều là một gốc. Cho nên gọi tâm vương, chân không, pháp thân gì cũng được. Bởi đứng về mặt tâm thì nói tâm vương tâm sở. Tâm vương là tâm thể không sanh diệt, còn tâm sởtâm duyên theo cảnh phân biệt nên nó sanh diệt. Ðứng về mặt thân thì gọi là pháp thân. Vì cái thân tứ đại của chúng ta là cái thân hiện tượng có đi lại, có nói năng, hoạt động, cái thân đó không phải là cái thân bất sanh bất diệt. Như vậy thân của chúng ta là cái thân theo nghiệp báo mà có chớ không phải là pháp thân. Pháp thân thì không hình tướng, nhưng bất sanh bất diệt nên gọi là pháp thân. Gọi là chân không là vì pháp thân này không có hình tướng, không một vật, một pháp mà người thế gian có thể thấy nghe nắm bắt được, tuy nhiên không tướng nhưng mà hằng hữu. Tóm lại, chân không, pháp thân hay tâm vương cũng đều chỉ cho cái thể đó. Ở đây ngài Chân Nguyên nói tâm vương ví như tấm gương tròn sáng chiếu soi sự vật, nếu vật dơ thì nhìn cái bóng trong gương dơ, nếu vật sạch thì nhìn cái bóng trong gương sạch. Vật đen thấy đen, vật trắng thấy trắng. Vật ở ngoài thế nào thì nó hiện vào gương thế ấy. Tuy nhiên gương hiện bóng dơ sạch mà gương có dơ sạch không ? Bản chất của gương thì không dơkhông sạch. Như vậy để thấy rằng tâm vương có thấy nghe hay biết tất cả mọi cảnh vật. Nó thấy sắc nghe tiếng rất là rành rõ, nếu không thêm một niệm phân biệt của tâm sở thì tất cả cảnh vật không làm cho tâm vương dơ sạch hay phân biệt tốt xấu rồi khen chê. Ngài ví tâm vương như cái gương để biết rõ rằng nếu hằng ngày chúng ta thấy, nghe, ngửi nếm, xúc chạm... mà không thêm niệm phân biệt của tâm sở thì tâm vương không dính mắc. Như vậy chúng ta tu không phải tìm kiếm nơi nào, trốn tránh ở đâu, mà ngay trong khi tiếp xúc với mọi sự vật tâm không nhiễm dơ dính mắc, tâm không nhiễm dơ dính mắc thì không có niệmkhen chê thương ghét, đó là cái gốc của sự tu.

Theo cái nhìn của ngài Chân Nguyênpháp thân tức tánh giác của mọi người, báo thân là trí của mình, hóa thân là hạnh của mình. Như vậy tánh giác trí tuệcông hạnh của chúng ta là đủ ba thân. Trong chúng ta có người nào thiếu ba cái này không ? Chắc chắn là ai cũng có đủ. Vậy trong lúc tu chúng ta khéo sử dụng trí tuệ để đạt đến sự giác ngộ chân thật. Sử dụng công hạnh để làm lợi ích cho mọi người, hai điều này được viên mãn thì chúng ta đầy đủ ba thân.

Pháp thân thanh tịnh là sẵn thanh tịnh như vậy, là chí tôn từ bao thuở, thấy biết rất nhiệm mầu, không gì sánh ngang, trong lặng chân thật thanh tịnh, không hình không tướng, gọi đó là pháp thân thanh tịnh. Pháp thân tuy không hình không tướng mà hay hiện tất cả hình tướng. Ðã thành các hình tướng thì gọi đó là ứng thân. Ứng thân thì có thiện ác, tốt xấu, tùy theo nghiệp báo mà thọ lấy thân. Nghiệp báo thiện tức có tướng tốt, nghiệp báo ác tức có tướng xấu. Tùy nơi nghiệp báo mà thọ lấy thân, gọi là báo thân. Báo thân, nghĩa là thân nghiệp báo một đời. Còn ứng thân tức là thân ứng hiện ra. Sao gọi là thân ứng hiện ra ? Tức nhân nghiệp báo cảm thànhứng hiện ra có thân, gọi đó là thân báo ứng. Nghĩa là pháp thân hay ứng vào sắc thân, ứng nơi mắt thấysắc, ứng nơi tai nghe tiếng, ứng nơi mũi ngửi mùi, ứng nơi lưỡi đàm luận, ứng nơi thân cảm xúc, ứng nơi ý biết pháp, cho đến giơ tay động chân đều là ứng thân.

Ðoạn này Ngài giải thích về pháp thân thanh tịnh. Pháp thân thanh tịnhthanh tịnh từ thuở nào, chớ không phải do dụng công tu hành mà nó được thanh tịnh nên nói chí tôn từ bao thuở. Bởi vì mọi sự vật trên thế gian đều là tướng vô thường sanh diệt, còn pháp thânbất sanh bất diệt nên nói nó là chí tôn. Chí tôn là nó quí hơn tất cả. Cái thấy biết của Pháp thân rất nhiệm mầu. Thấy biết nhiệm mầu không phải thấy biết khôn ngoan lanh lợi khéo léo, mà như trước ví dụ tấm gương sáng cái gì cũng hiện rõ hết, mà khi đem vật đi thì không dính lại một cái gì cả. Ðó là nhiệm mầu, cũng đừng lầm tưởng nhiệm mầu là nó có phép lạ huyền bí v.v... Nó chỉ là cái thể trong sáng hiện đủ các hình tướng mà không bị các hình tướng làm nhiễm dơ. Pháp thân ấy không gì sánh bằng, nó trong sáng thật là lặng lẽ thanh tịnh chỉ có người dụng công tu mới cảm nhận được và mới hiểu được những lời giải thích này. Như khi chúng ta ngồi thiền tâm không có một niệm nhỏ nhiệm dấy lên, chỉ thuần trong sáng thanh tịnh nên một tiếng động nhỏ cũng nghe, những hình ảnh trước mắt đều thấy, những gì xảy ra chung quanh đều biết rõ ràng. Ðó gọi là không hình tướng mà luôn luôn được thanh tịnh. Do thanh tịnh mà không hình tướng nên mọi sự vật có hình tướng như núi sông, quả đất v.v... đem so sánh với pháp thân đều không bằng. Bởi những vật có hình tướng thì vô thường sanh diệt, pháp thân thì không vô thường sanh diệt. Nếu chúng ta hằng sống với pháp thân thanh tịnh thì không bị ngoại cảnh làm nhiễm dơ, như vậy có giải thoát không ? Pháp thân không hình tướng thì dính mắc vào đâu, cái gì trói buộc được ? Và, không còn một niệm nhỏ nhiệm thì đâu có dấy động, không động nên không sanh diệt, không sanh diệtgiải thoát sanh tử. Vì còn theo niệm là còn tạo nghiệp, còn đi trong sanh tử luân hồi. Không có một niệm nhiễm dơ là sống với pháp thân thanh tịnhđược giải thoát sanh tử luân hồi. Giải thoátpháp thân giải thoát, cho nên ai sống được với pháp thân là sống với cái thể giải thoát.

Kế đến Ngài nói pháp thân không hình tướng mà nó hay hiện hình tướng. Như tấm gương sáng nếu trước nó không có người vật thì trong gương không có hình tướng người vật, nếu trước gương có người vật thì bóng người vật hiện đầy đủ trong gương. Giả sử có tấm gương rộng một thước vuông để ở đàng kia thì hai trăm người ngồi trong giảng đường này có hiện bóng trong gương không ? Sao diện tích nó nhỏ mà chứa được hai trăm người ? Ðể thấy rằng tấm gương trong sáng không dính bụi nên hình ảnh người vật hiện trong gương không chướng ngại. Nếu tấm gương bị phủ một lớp bụi đen dày thì hình ảnh người vật không thể nào hiện được. Gương trong sáng không dính bụi nên hiện được tất cả hình tướng, cũng vậy Pháp thân trong sáng không hình tướnghiện ra muôn ngàn hình tướng đó là theo duyên mà ứng hiện. Nhưng khi thành các hình tướng thì gọi là Ứng thân chớ không gọi là Pháp thân. Theo ngài Chân Nguyên Ứng thân thì có nghiệp báo tốt xấu, từ Pháp thân mà ứng hiện ra Báo thân có mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm v.v... đó gọi là Ứng thân. Theo nghiệp lành nghiệp dữ thọ thân tốt xấu, giàu nghèo v.v... đó là Báo thân. Như vậy Ứng thân, Báo thânPháp thân không rời nhau. Ứng thân là do Pháp thân ứng hiện ra cái thấy nghe hiểu biết gọi là Ứng thân. Cho nên từ nơi thấy nghe hiểu biết chúng ta nhận ra Pháp thân. Ðó là chỗ mà các Thiền sư dùng mọi phương tiện để đánh thức chúng ta nhận ra ngay nơi thân này Pháp thân luôn luôn ứng hiện, cho nên mắt thấy sắc, tai nghe tiếng là do Pháp thân ứng ra nơi mắt nơi tai, các căn khác cũng thế. Như vậy sáu căn tiếp xúc với sáu trần đều có Pháp thân ứng hiện nơi sáu căn. Muốn chỉ Pháp thân chúng ta làm sao chỉ ? Ví dụ trong hư không có gió, có người hỏi gió ở đâu, làm sao chỉ ? Nếu thấy cái màn phất phơ bảo đó là gió thì đúng hay sai ? Gió không phất phơ, song bản chất của gió là động, do đó thấy cái màn phất phơ chúng ta biết có gió. Gió ở khắp chỗ nhưng gió không tướng mạo làm sao chỉ ? Cho nên chỉ là chỉ cái mà gió tác động như cái màn phất phơ. Gió tác động vào cây thông, chúng ta thấy cành thông đong đưa. Chúng ta nương vào tướng lay động của cành thông mà biết có gió. Cũng thế ngay nơi sáu căn Pháp thân ứng ra thấy, nghe, ngửi, nếm v.v... mà biết bản thể đang hiện hữu, không nên tìm kiếm ở đâu xa.

Hội rằng :

Vốn là một tinh minh. Chia thành sáu hòa hợp. Thu sáu hòa hợp lại, vốn là một tinh minh.

Lại nói: Sao gọi là hóa thân ? Ðã vào ứng thân, đi đứng nằm ngồi, thấy nghe hiểu biết, làm mọi thứ việc lành, cho đến trăm ngàn pháp môn, phương tiện diệu hạnh, tùy cơ biến hóa, ứng dụng không cùng, gọi đó là hóa thân. Tuy riêng có ứng và hóa, cũngđều từ pháp thân lưu xuất, nên nói: Ba thân vốn chính là một thân. Kinh nói: "Hàng thượng căn rõ được một, thì muôn việc đều xong". Nếu như còn ngờ vực, hãy nghiệm xét cho tường tận nơi lý.

Ðoạn này Ngài dẫn Kinh Lăng Nghiêm. Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật gọi sáu căn là sáu hòa hợp, sáu hòa hợp đó gốc từ một tinh minh, một tinh minh chia thành sáu hòa hợp, từ sáu hòa hợp trở về vốn là một tinh minh (Pháp thân). Cho nên trong khi tu, tâm chúng ta kẹt ở cái thấy, cái nghe, cái ngửi... thì nó thuộc về một trong sáu hòa hợp. Khi tâm chúng ta an định rồi thì không còn mắc kẹt ở căn nào, mà nó trùm hết. Thấy nghe hiểu biết hiện tiền không kẹt ở căn nào là trở về một tinh minh. Như vậy một tinh minh nếu kẹt thì thành sáu hòa hợp. Sáu hòa hợp nếu biết gỡ thì trở về một tinh minh. Nói một chớ thật ra khi sáu đã gỡ thì một cũng không còn.

Trước nói ba thân: Pháp thân, Ứng thân, Báothân chớ chưa nói Hóa thân. Ðoạn này giải thích về Hóa thân. Hóa thân là trong mọi hoạt động đi đứng nằm ngồi, làm tất cả việc lành, tu tất cả các pháp môn đều là diệu hạnh của Hóa thân. Hay nói cách khác tùy cơ ứng hóa thì gọi là Hóa thân. Tuy có ứng hóa riêng khác nhưng đều từ Pháp thân lưu xuất. Pháp thân ứng ra theo Báo thân, tùy theo Báo thânứng ra sáu căn, tùy theo sáu căn mà hành động những điều hay điều tốt, như sự tu hành v.v... là Hóa thân. Như vậy Hóa thân là ngọn của Ứng thân, mà gốc của Ứng thân lại là Pháp thân. Cho nên hàng thượng căn nhận được Pháp thân thì rõ Ứng thân, Báo thân, Hóa thân cũng đều gốc từ đó mà ra.

Bởi Chân Phật thì không hình, Chânkinh thì không quyển, bao la pháp giới, tròn đồng thái hư, chẳng thêm chẳng bớt, không thiếu không dư, người người sẵn đủ, kẻ kẻ viên thành, bản tánh Di Ðà, Chân kinh Bát-nhã, kho báu nhà mình, nguyên là vật tự có. Song tánh đạo không khác, sắc và không nhất như, viên dung cả pháp giới, đối diệntrước mắt, ứng vật hiện hình như trăng trong nước.

Ngài nói thêm về cái thể thênh thang của pháp tánh. Chân Phật chỉ cho Pháp thân không hình tướng, Chân kinh chỉ cho pháp tánh chân thật không tướng mạo, nên nói không quyển nhưng nó bao trùm cả pháp giới nó không thiếu, không dư, ai ai cũng tròn đủ hết. Như hiện giờ thân tứ đại của chúng ta, người ốm thì ba, bốn chục ký, người mập thì sáu bảy đến tám chín chục ký, còn chiều cao thì cao lắm là hai thước. Nếu người nào to lớn thì bằng hòn đá lớn trong núi là cùng. Nhưng chúng ta có một cái thể trùm cả pháp giới, trùm cả hư không thì to cỡ nào ? Như vậy, sự to lớn của thân tứ đại thì có chừng mực, có giới hạn, còn sự to lớn của tâm thể thì không giới hạn vô tận vô biên, không thể tính lường. Thế mà chúng ta lại quên chỉ nhớ cái thân mấy chục ký, cao một vài mét, rồi cho là thật là quí. Cái thân mấy chục ký này chỉ sống mấy chục năm, còn Pháp thân thì tuổi thọ vô lượng vô biên. Nếu chúng talà người ham sống thì nên sống với thân nào ? Cái thân sống mấy chục năm có nghĩa lý gì đối với Pháp thân bất tử ? Vậy mà có nhiều người chẳng chịu sống với cái thân bất tử, mà chỉ thích sống với cái thân tạm bợ, lúc nào cũng lo gìn giữ lo sợ mất nó. Quên thân tuổi thọ vô lượng rộng lớn vô biên, mà bám víuhài lòng thỏa mãn với cái thân tạm bợ để tiếp tục gây tạo nghiệp khổ, bỏ thân này thọ thân khác, đi mãi trong luân hồi sanh tử. Do đó chư Phật thấy thương chúng ta ngu muội có cái thể to lớn bất hoại mà không nhớ, chỉ nhớ lo cho cái thân bé nhỏ tạm bợ vô thường, chớ không phải Phật thương chúng ta thiếu thốn về ăn mặc hay dáng vẻ lùn xấu. Thế nên Phật dạy tu để trở về với cái thể trùm khắp bất sanh bất diệt của chúng ta, thể ấy còn gọi là Niết-bàn vô sanh. Không còn sanh thì đâu có tử nên gọi là giải thoát sanh tử. Song giải thoát sanh tửgiải thoát cái gì ? Là không vì cái thân tạm bợ mà tạo những nghiệp nhân sanh tử. Khi dứt hết những mầm sanh tử rồi chúng ta hằng sống với Pháp thân bất sanh bất diệt của mình gọi là giải thoát sanh tử. Nên biết cái không sanh tử ở ngay nơi mình chớ không phải tìm kiếm ở đâu xa, cho nên nói bản tánh là Di Ðà tức là chỉ cho tự tánh không sanh diệt, Chân kinh Bát-nhã là chỉ cho trí tuệ sẵn có của mình, kho báu nhà mình sẵn đủ vậy đi tìm kiếm ở đâu cho nhọc. Cái tự tánh ấy là không sắc, do không sắc nên sắc và không không hai. Tùy theo vật hiện hình, ví như mặthồ nước trong thì bóng mặt trăng hiện.

Kệ nói :
Chẳng biết báu trong áo, Vô minh say tự tỉnh. Trăm hài đều rã tan,

Một vật vững sáng mãi.

Âm :
Bất thức y trung bảo, Vô minh túy tự tỉnh. Bách hài câu hội tán,

Nhất vật trấn trường linh.

Chẳng biết báu trong áo, vô minh say tự tỉnh. Nghĩa là không biết mình có hòn ngọc báu ở trong túi áo của mình, đó là vì vô minh say mê, nhưng khi thức tỉnh mới biết trong áo mình có hòn ngọc quí. Ý hai câu này dẫn Kinh Pháp Hoa ví dụ anh chàng say được người bạn cho hạt châu cột trong chéo áo để đem ra dùng xài. Nhưng anh chàng vẫn cứ say không tỉnh, không biết mình có hạt châu trong chéo áo, nên vẫn nghèo đời khổ sở. Sau gặp lại bạn chỉ trong chéo áo anh có hạt châu, anh lấy ra dùng hết kiếp nghèo đói. Trăm hài đều rã tan, một vật vững sáng mãi. Trong thân tứ đại do tất cả các phần gân, xương... kết hợp lại, một ngày nào đó nó sẽ tan nát không còn, nhưng trong đó có một vật trong sáng không bao giờ hoại. Ý bài kệ nói nơi chúng ta có hòn ngọc quí, vì chúng ta mê say quên hòn ngọc quí có sẵn nơi mình. Cũng như thân này là thân tạm bợ nhưng trong cái tạm bợ đó có cái trong sáng còn hoài không mất.

Áo là sắc thân, báu là tự tánh. Trước kia Lục Tổ Huệ Năng đốn ngộ tự tánh, tâm châu linh bảo, bèn đáp với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn rằng: "Tất cả muôn pháp chẳng lìa tự tánh !"

Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh ! Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng tự sanh diệt ! Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ !

Ðâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp !

Ðây nói áo là sắc thân, viên ngọc báu là tự tánh. Cho nên Lục Tổ Huệ Năng mới nói tất cả muôn pháp chẳng lìa tự tánh và khi nghe Ngũ Tổ giảng Kinh Kim Cang đến câu ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Ngài liền đại ngộ, và la lên:
Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh ! Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng tự sanh diệt ! Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ !

Ðâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp ! 

Lục Tổ do nhận được tự tánh của mình vốn tự thanh tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, đầy đủ tất cả, hay sanh tất cả, nên Ngũ Tổ ấn chứng cho Ngài đã ngộ được bản tánh; ngộ được bản tánh tức là kiến tánh. Bản tánh sẵn có mà lâu nay quên, bây giờ chợt nhận ra nên Ngài dùng chữ đâu ngờ. Như vậy người tu mà nhận ra được bản tánh của mình thì từ đó về sau sự tu hành mới được an ổn. Hội rằng : Tánh đủ mọi lý mà ứng với muôn sự.

- Hỏi đáp đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Tham học đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Tụng kinh đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Niệm Phật đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Nói năng đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Gậy hét đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

 - Cơ duyên đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

 - Thế Tôn giơ cành hoa đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Ngài Ca-diếp mỉm cười đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Lâm Tế hét, Ðức Sơn đánh, Ngưỡng Sơn tướng tròn, Thạch Củng giương cung, Ðạo Ngô múa hốt, cơ duyên của chư Tổ đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

Hội rằng nghĩa là hiểu rằng. Tự tánh của con người đủ ở mọi lý, ứng hiện với muôn vật. Ðây giải thích cho thấy tự tánh con người xuất hiện từ chỗ nào qua các câu hỏi. Hỏi đáp đó là gì ? Tức là biết hỏi biết đáp đó là ai ? Ðáp: Chỉ là tự tánh. Do tự tánh ứng ra mới biết hỏi biết đáp. Rồi tham học tụng kinh, niệm Phật, nói năng là do tự tánh ứng hiện mới biết tham học, tụng kinh, niệm Phật, nói năng. Nếu khôngtự tánh (tánh giác) thì không có ai ứng hiện để làm những việc đó, thân người chỉ là một khối máu thịt vô tri không biết làm gì cả. Bây giờ xa hơn một chút là: gậy hét, cơ duyên, Thế Tôn giơ cành hoa, ngài Ca-diếp mỉm cười, Lâm Tế hét, Ðức Sơn đánh, Ngưỡng Sơn tướng tròn, Thạch Củng giương cung, Ðạo Ngô múa hốt, đều do tự tánh (tánh giác) ứng hiện, nên Phật và chư Tổ mới hành xử như thế. Tất cả đều lưu xuất từ tự tánh. Tự tánh là Phật, thiền Tăng hỏi thế nào là Phật, Tổ đánh một cái đau điếng là chỉ ông Phật đó. Vì có ông Phật mới biết hỏi, có ông Phật mới biết đánh, có ông Phật mới biết đau. Chủ yếu của các Thiền sưchỉ thẳng nên không giải thích dông dài. Cũng vậy, hỏi thế nào là Phật ? Hét một tiếng là chỉ ông Phật đó, vì có ông Phật mới biết hét. Tất cả những hành động khác cũng như thế, các Ngài nhằm chỉ thẳng cho chúng ta nhận ra cái chân thật (tánh giác). Từ lâu chúng ta quen nhận cái giả trên tướng mạo ngôn từ nên thấy các Thiền sư chỉ cái thật qua hành động không ngôn ngữ, chúng ta đâm ra ngờ vực. Bây giờ học hiểu kỹ chỗ này rồi, đọc sách Thiền chúng ta mới không thấy lạ và hết nghi ngờ. Ngày xưa đọc câu chuyện Thiền sư Ðả Ðịa, mỗi khi có người đến hỏi thế nào là Phật ? Ngài lấy gậy đập xuống đất một cái, không trả lời. Hỏi gì Ngài cũng lấy gậy đập xuống đất, do đó người đời gọi Ngài là Hòa thượng Ðả Ðịa. Ðả địa là đánh đất. Tôi có bình một câu thế này: "Muốn thấy mặt nước phẳng trước khi cá ăn mống". Vì vừa khởi niệm đập một cái là đã thấy rồi. Mặt nước không dấy động tức là mặt nước phẳng, nếu dấy động thì từ mặt nước mà ra chớ không ở đâu xa hết. Như vậy tất cả hành động của các Thiền sư hoặc đánh hay hét... đều nhằm chỉ thẳng tự tánh cho mình.

- Bốn mắt nhìn nhau đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Trưởng Lão Câu Chi đưa ngón tay, giơ nắm tay đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Lâm Tế phủi tay áo liền đi đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

 - Khai hoa kết ấn đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Ði đứng ngồi nằm đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Thấy nghe hiểu biết đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Ăn cơm ăn cháo đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Uống nước uống trà đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Ðắp y ôm bát đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Nói năng hỏi đáp đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Tạo tác, làm việc đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Im im xét tư duy, nói nói động miệng đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

Qua một đoạn dài trên Ngài cũng chỉ thẳng tự tánh hiện đầy đủ trong mọi hành động, mọi nói năng mọi cử chỉ, không có gì ngoài tự tánh. Cho nên các Thiền sư không tốn lời giải thích mà chỉ cần biểu hiện một cử chỉ để chúng ta nhận ra tự tánh.

Vậy ở đây có ai thiếu tự tánh không? Không thiếu mà chưa dám nhận, đó là điều đáng tiếc. Tự tánhtâm vương là vua lại không dám nhận, cứ nhận mấy thứ đạo tặc buồn giận thương ghét và kết thân với chúng, cho nên bị khổ suốt đời. Xét kỹ chúng ta thông minh hay mê muội ? Cái chân thật không dám nhận, lại ôm giữ cái giả dối tạm bợ rồi than khổ. Song sự khổ đau ở thế gian này chúng ta xét kỹ thấy nó như trò hề, chớ có đáng gì đâu. Thế mà lắm người cũng khóc lên khóc xuống vì những chuyện phiền não vớ vẩn không đâu, gặp ai cũng than đời tôi sao khổ quá ! Tuy nhiên, nếu xét kỹ mỗi người chúng ta đều có một cái không bao giờ khổ, biết như thế rồi thì tự tại vô cùng, sống ở giữa cõi trần này không có gì đáng làm cho mình phiền lòng, không phiền lòng thì có gì khổ sở. Giả sử có ai sân si nói bậy bạ thấy họ là người ôm đạo tặc là người đáng thương, người ấy có vị pháp vương mà không chịu nhận, lại đi rước đạo tặc vào nhà để cho nó phá hết gia sản. Người sân giận nói bậy bạ là người đáng thương chớ đâu đáng buồn, vì trước hết là họ hao tổn khí lực, kế đến là họ hao tổn tâm lực. Như vậy họ lỗ lã rất nhiều chớ có được gì đâu? Thế nên chúng ta biết tu thì đối với những người làm phiền mình, mình thông cảm thương họ chớ không nên buồn họ. Hơn nữa hằng ngày chúng ta gặp biết bao điều không như ý xảy ra, nếu không buông bỏ mà cứ đeo mang những thứ đó để phiền não khổ tâm than trách thì biết bao giờ chúng ta mới giác ngộ ? Bởi vì đó là những thứ làm che mờ khuất lấp cái tánh linh giác của chính mình. Xét kỹ trong chúng ta khi phát tâm tu, ai cũng muốn giải khổ, tại sao vào chùa một thời gian chúng ta lại cột trói những thứ lỉnh kỉnh không ra gì vào lòng cho nó khổ thêm. Như vậy muốn hết khổ thì những cái không giá trị như thị phi, phải quấy tốt xấu, buông bỏ hết thì chúng ta mới hết khổ. Chúng ta hết khổ mới mong cứu khổ cho người, còn mình ôm một khối khổ mà nói chuyện đạo lý, khuyên người hết khổ thì không được bảo đảm. Giả sử có người thấy bạn mình phiền não bèn dùng lời đạo lý khuyên họ đừng giận hờn, giận hờn là đau khổ. Nhưng khi gặp chuyện trái ý mình nổi giận la om sòm, như vậy người ấy có khổ không ? Thế nên chúng ta phải hiểu cho thật thấu đáo điều này, tự mình phải hết khổ mới chỉ dạy nhắc nhở cho người, đó là đúng tinh thần cứu khổ chúng sanh của đạo Phật.

Mật thu lại thì không dấu vết, hiển buông ra thì không cùng tận. Bởi lược bày các cơ chỉ dạy, song đối với diệu lý khó đem nói hết. Cần biết mặc áo ăn cơm, nóinăngđối đáp, sáu căn vận dụng, gậy đánh miệng hét, quát mắng khảy tay, đánh phách thổi sáo, tiếng tăm cười nói, cho đến gánh nước bửa củi, nơi nơi toàn bày lý diệu; vo gạo thổi lửa, chỗ chỗ thảy hiện chân cơ. Trăm khéo ngàn hay, cơ huyền lý diệu, tất cả hành động trọn là tự tánh của mọi người hiển hiện ứng dụng.

Ðoạn này Ngài nói khi trở về thể thì tâm linh giác không có dấu vết, nếu ứng hiện ra diệu dụng thì không cùng tận, cho nên ở đây Ngài lược bày để chỉ dạy chớ chỗ diệu lý của tâm không thể dùng ngôn ngữ nói hết được. Nên nói nó hiển hiện ứng dụng ra mọi hành động như mặc áo ăn cơm, nói năng đối đáp... cho đến vo gạo thổi lửa đều từ tự tánhứng dụng ra. Như vậy ở chỗ nào chúng ta cũng tu được hết. Thế mà có nhiều người than, chiều nay bận công tác, ngồi Thiền không được, mất một buổi tu. Nếu cho rằng ngồi Thiền mới tu thì mất, còn biết tu trong mọi hành động thì không mất. Vì trong mọi hành động đều có Pháp thân ứng hiện thì mất cái gì ? Chỉ sợ không biết tu chớ không sợ mất thời giờ tu. Nhớ điều này cho kỹ. Biết tu thì giờ nào cũng tu được, cuốc đất, nấu cơm, nhổ cỏ đều tu. Không biết tu thì giờ ngồi Thiền chưa chắc đã tu, ngồi đó mà để tâm nhớ nghĩ chuyện đã qua nhớ chuyện sắp tới, hết chuyện người này tới chuyện người kia. Thế nên chúng ta khéo ứng dụng tu thì trường hợp nào tu cũng được. Hiểu như vậy rồi người tu mới tự tại, không than phiền trách móc ai, luôn luôn an ổn trong mọi cảnh thuận nghịch an nguy. Ngày xưa, có vị gánh nước đòn gánh gãy, ngay đó ngộ đạo. Có vị cuốc đất lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng, ngay đó ngộ đạo. Có vị cỡi ngựa đi ngang qua cầu, cầu gãy, ngựa sụp chân té xuống, ngay đó ngộ đạo. Những trường hợp như thế có tu không ? Nếu không tu làm sao ngộ đạo? Còn chúng ta ngày nay ngồi Thiền giờ này qua giờ kia mà sao không ngộ đạo? Như vậy trong giờ ngồi Thiền đó chúng ta tu nhiều hay ít? Tóm lại, nếu tâm chúng ta lúc nào cũng trong sáng hồn nhiên, thì trong một thời gian nào đó cơ duyên đầy đủ chúng ta cũng ngộ đạo, chớ không phải chỉ ngộ đạo trong lúc ngồi Thiền.

Tỏ rõ rằng :

Trước kia đã có việc như trên, ngày nay đâu không việc này ! Xưa nay thấy tánh thành Phật, chung ngộ tâm tông Bát-nhã. Tướng mộc tuổi tác chẳng đồng, tánh hỏa trước sau như thế. Ai biết ví dụ này, trí tuệ thật rộng sâu. Pháp tánh hằng không, vốn không số kiếp. Trước sau chỉ một lý, người thông suốt đồng một đường. Cần biết, một tánh linh chân, trong lặng như thái hư; sắc thân năm uẩn thật như mộng huyễn. Quả là trên đảnh môn đủ mắt, liền biết trên hư không không có hoa. Phật ở tự tâm, chớ tìm kiếm nơi người được. Nên trong bài phú Cư Trần Lạc Ðạo, Tổ Ðiều Ngự nói:

"Rõ chân như, tin Bát-nhã, chớ còn tìm Phật Tổ Tây Ðông.

Chứng thật tướng, đạt vô vi, đâu nhọc hỏi kinh thiền Nam Bắc".

Khiến người người phản bổn hoàn nguyên, cho kẻ kẻ hồi quang tự ngộ. Chỉ chín chắn quán xét sâu xa, rõ được tột người người là Phật, ngộ tâm tông Phật Phật là người. Xin hãy đều thẳng đó thừa đương, chớ chạy đuổi bên ngoài tìm kiếm !

Ngài nói: Trước kia có việc như trên, ngày nay đâu không việc này. Nghĩa là ngày xưa chư Tổ hét một tiếng đánh một cái mà người xưa ngộ đạo, ngày nay nếu chúng ta khéo nhận thì cũng được như người xưa. Vì xưa hay là nay đều thấy tánh thành Phật, đều ngộ tâm tông Bát-nhã. Ngài ví như tướng cây nhỏ cây lớn như cây xoài, cây mít, cây ổi... khác nhau, nhưng phơi khô đem đốt vẫn cháy ra lửa, vẫn nóng như nhau. Ai biết ví dụ này thì người ấy có trí tuệ sâu rộng. Lại như quí vị ngồi đây một hai trăm người, mỗi người có hình tướng, suy nghĩ, ngôn ngữ khác nhau mà tánh Phật thì không khác. Hiểu được điều này là người trí tuệ sâu rộng và người có trí thì không dám xem thường ai. Vì đứng về mặt tướng mạo thì có người đẹp người xấu, đứng về mặt học thức thì người học cao người học thấp, về mặt nói năng suy nghĩ thì có người lanh lẹ người chậm chạp... nhưng tánh Phật thì không khác. Hiểu như thế khởi tâm ngã mạn xem thường, hay khởi tâm cung kính mọi người như Bồ-tát Thường Bất Khinh trong kinh Pháp Hoa? Ngài gặp ai cũng xá lạy và nói: "Tôi không dám khinh các Ngài vì các ngài đều sẽ thành Phật". Ngài đang là Bồ-tát, mọi người đang là phàm phu, thế mà Ngài không khinh vì biết họ sẽ thành Phật như Ngài. Biết như thế tâm Ngã mạn giảm, trí tuệ tăng.

Pháp tánh hằng không, vốn không số kiếp. Pháp tánh hằng rỗng lặng vốn không có số kiếp. Vì từ lâu chúng ta sống theo vọng niệm nên tạo nghiệp và theo nghiệp thọ báo thân sanh tử luân hồi vô số kiếp. Cái nhân là vọng tưởng không thật, tạo nghiệp thì cái nghiệp cũng không thật, nghiệp không thật thì kết quả thọ thân cũng không thật. Cả ba đều không thật, bây giờ buông vọng tưởng, nhận ra và hằng sống với pháp tánh thì không tạo nghiệp, không thọ thân luân hồi sanh tử thì số kiếp cũng không. Nếu người thông suốt lý này thì cùng chung một đường. Tức là biết cái tánh chân thật linh thiêng mầu nhiệm nó trong lặng như thái hư, còn sắc thân năm uẩnvốn như mộng huyễn. Nếu ai sống sáu bảy chục tuổi ôn lại cuộc đời đều thấy như mộng huyễn. Giống như đêm ngủ nằm mộng, sáng thức dậy ôn lại giấc mộng thì có đáng kể gì? Thế mà cứ tưởng là thật. Cho nên nói quả là trên đảnh môn có đủ con mắt liền biết trên hư không không có hoa. Ðảnh môn có đủ con mắt tức là con mắt thứ ba, con mắt trí tuệ. Sở dĩ nhìn trên hư không chúng ta thấy có hoa đốm là tại con mắt bệnh. Nếu con mắt không bệnh thì thấy hư không không có hoa. Con mắt không bệnh là chỉ cho trí tuệ mở sáng. Người tu khi trí tuệ mở sáng thì biết rõ Phật ở tự tâm, không tìm kiếm ở bên ngoài. Sau đây Ngài dẫn hai câu trong bài Phú Cư Trần Lạc Ðạo của Tổ Ðiều Ngự:

chân như, tin Bát-nhã, chớ còn tìm Phật Tổ Tây Ðông.

Chứng thật tướng, đạt vô vi, đâu nhọc hỏi kinh thiền Nam Bắc.

Biết được như vậy để chúng ta trở về nguồn gốc của mình, quay ánh sáng chiếu soi lại mình để ngộ được pháp thân. Quán sát chín chắn như thế để rõ rằng người người là Phật, mà Phật Phật đó gốc từ người. Vậy Phật và người không hai, rời người không có Phật, rời Phật không có người. Như vậy chúng ta và Phật gần không xa. Thế mà cứ lạy Phật hoài, lạy đến chai cả đầu gối. Sở dĩ chúng ta phải lạy Phật nhiều là tại chúng ta quên tánh Phật của chính mình, nên phải nhờ đức Phật ngồi trên bàn chứng minh cho chúng ta lạy để nhớ lại tánh Phật của chính mình. Lạy Phật để nhớ mình có tánh Phật chớ không phải lạy cầu xin Phật cho phước. Vậy lâu nay chúng ta lạy Phật với ý nghĩa gì ? Hiểu như thế mới thấu được ý nghĩa tu là xoay lại mình chớ không phải chạy ra bên ngoài kiếm tìm. Hãy ngay nơi đây mà thừa đương.

Sau đây là những bài kệ Ngài chỉ thẳng cho chúng ta nhận ra tánh Phật của chính mình.

Kệ rằng : I-
Ngàn kinh muôn luận trỏ tâm tông,
Bốn mắt trừng nhau mắt tuệ thông.
Ba thuở Như Lai truyền pháp ấn,
Một tâm là Phật sẵn vậy đồng.
Âm :
Thiên kinh vạn luận chỉ tâm tông,
Tứ mục trừng giao tuệ nhãn thông.
Tam thế Như Lai truyền pháp ấn,
Nhất tâm thị Phật bổn nhiên đồng.
Ngàn Kinh muôn luận trỏ tâm tông, bốn mắt trừng nhau mắt tuệ thông. Ngài nói kinh luận nào cũng chỉ tâm mình là Phật và bốn mắt nhìn nhau là Phật hiện tiền, nếu biết được như thế là mắt tuệ thông suốt. Ba thuở Như Lai truyền pháp ấn, một tâm là Phật sẵn vậy đồng. Ba đời chư Phật truyền pháp ấn là chỉ cho chúng ta biết tâm mình là Phật, ai cũng có sẵn, chớ không riêng người nào.
II-
Ngộ tâm thành Phật không thừa pháp,
Mê tánh bôn ba kiếm ngoài tâm.
Một niệm rỗng thênh siêu bản tế,
Giống hệt rửa chân lên mũi thuyền.
Âm :
Ngộ tâm thành Phật vô dư pháp,
Mê tánh bôn ba tâm ngoại cầu.
Nhất niệm khuyếch nhiên siêu bản tế,
Hoàn như tẩy cước thướng thuyền đầu.
Ngộ tâm thành Phật không thừa pháp, mê tánh bôn ba kiếm ngoài tâm. Nếu chúng ta ngộ tâm mình là Phật thì không còn pháp nào ngoài pháp này nữa. Nếu mê, quên bản tánh của mình thì mới chạy ra ngoài tìm kiếm, người ngộ thì ngay nơi tâm mà sống chớ không tìm kiếm bên ngoài. Một niệm rỗng thênh siêu bản tế, giống hệt rửa chân lên mũi thuyền. Nếu không còn một niệm dấy khởi che đậy, tâm rỗng thênh thang thì vượt hết mọi bờ mé xưa cũ. Giống như người rửa chân bước lên mũi thuyền, đơn giản và nhẹ nhàng như vậy. Hình ảnh này chỉ có những người ở miền Tây mới dễ thông cảm. Như chúng ta muốn đi thuyền, bước xuống cây cầu rửa chân cho sạch rồi bước lên thuyền, việc làm rất gần gũi dễ dàng, không có gì khó khăn xa lạ. Cũng vậy trong tâm không khởi một niệm thì tất cả những mê lầm từ ngàn xưa đều giũ sạch.

III-
Che trời che đất đây tâm báu,
Không cổ không kim tự tánh châu.
Giá trị càn khôn chưa dễ trả,
Sáng ngời pháp giới vẫn hằng như.
Âm :
Cái thiên cái địa ngô tâm bảo,
Vô cổ vô kim tự tánh châu.
Giá trọng càn khôn thù vị đắc,
Linh quang pháp giới nghiễm nhiên như.
Che trời che đất đây tâm báu, không cổ không kim tự tánh châu. Tâm chân thật của chúng ta che khắp trời đất, và không bị thời gian xưa nay chi phối. Hay nói cách khác là tâm thể chân thật quí báu của chúng ta không bị không gian hạn chế, không bị thời gian chi phối. Giá trị càn khôn chưa dễ trả, sáng ngời pháp giới vẫn hằng như. Giá trị quí báu của tâm chân thật đem cả càn khôn so sánh cũng không so sánh được. Tức là giá trị của tâm chân thật hơn cả giá trị của càn khôn. Nó sáng ngời cả pháp giới mà hằng chân thật như như. Ý bài kệ này đánh giá người ngộ được tâm chân thật của chính mình thì thoát khỏi sự hạn chế của không gian, lớn nhỏ trong ngoài. Thoát khỏi sự chi phối của thời gian quá khứ hiện tại đều không thật và đem cả càn khôn để so sánh với tâm thể này cũng không sánh được. Như vậy chúng ta sống giữa thế gian này có cái gì để tính toán? Ví dụ có người kiếm được ít thoi vàng cho là quí, nhưng đem vàng cả càn khôn này dồn lại chừng bao nhiêu ? Thế mà mình chỉ có ít thoi vàng lại cho là quí và quên cả cái tâm chân thật quí báu của mình. Cho nên người thấy đạo rồi thì sống với cái tâm thể chân thật quí báu của chính mình là hơn hết.
IV-
Tâm ta, tâm Phật vốn không hai,
Nhiều kiếp nổi chìm chỉ tại mê.
Nay đã tỏ tường mình tự nhận,
Linh quang lặng chiếu ấy Bồ-đề.
Âm :
Ngã tâm bổn dữ Phật tâm tề,
Lịch kiếp phiêu trầm chỉ vị mê.
Kim nhật phân minh tương tự nhận,
Linh quang tịch chiếu thị Bồ-đề.
Tâm ta, tâm Phật vốn không hai, nhiều kiếp nổi chìm chỉ tại mê. Tâm ta và tâm của Phật không khác, Phật trở về với tâm Phật còn chúng ta thì quên tâm Phật nên làm chúng sanh. Nếu trở về tâm Phật thì Phật cũng như ta và ta cũng như Phật. Bởi ta quên tâm mình là Phật nên nhiều kiếp trôi lăn trong sanh tử chìm nổi khổ đau. Nay đã tỏ tường mình tự nhận, linh quang lặng chiếu ấy Bồ-đề. Ngày nay chúng ta nhận ra tâm mình là Phật thì cái sáng suốt chiếu soi trong lặng đó là Bồ-đề tức là tâm Phật chớ không có gì khác lạ. Như vậy ý toàn bài kệ là tâm ta đồng với tâm Phật, vì mê nên phải luân hồi sanh tử khổ đau. Nếu tự nhận tâm mình là Phật thì cái sáng suốt trong lặng nó hiện tiền đó là Bồ-đề, khỏi kiếm Bồ-đề ở đâu xa.
V-
Gượng gọi là Phật, gượng nói tâm,
Pháp tánh sáng tròn suốt cổ kim.
Thượng trí siêu quần xoay tự ngộ,
Như vầy mới hiểu đạo cao thâm.
Âm :
Cưỡng danh vi Phật cưỡng xưng tâm,
Pháp tánh viên minh tuyên cổ kim.

Thượng trí siêu quần hồi tự ngộ,
Năng như thị giải đạo cao thâm.
Gượng gọi là Phật, gượng nói tâm, pháp tánh sáng tròn suốt cổ kim. Cái tâm thể không tên, tự trong sáng nhưng đối với chúng sanh mê thì tạm gọi là Phật, hoặc nói là tâm, ấy là nói gượng chớ không phải thật. Pháp tánh nó tròn sáng xuyên suốt từ xưa đến nay không bị giới hạn bởi thời gian. Thượng trí siêu quần xoay tự ngộ, như vầy mới hiểu đạo cao thâm. Bậc thượng trí siêu quần bạt tụy chỉ cần xoay lại là nhận ra, người như vậy mới là người thấy được chỗ cao thâm của đạo. Cao thâm là chỉ cái thể thênh thang không bị thời gian, không gian chi phối, giới hạn đó là cái gốc không gì bì kịp sánh nổi cho nên gọi là cao thâm. Trước khi học bài kệ mới tôi xin nhắc qua vài điều cần thiết để cho Tăng NiPhật tử nhớ. Chúng ta thật là người có phước mới được nghe và nhận được những lời chân thật của Phật Tổ chỉ bày. Thế nên Thiền sư Chân Nguyên sau khi kiến tánh, Ngài vận dụng phương tiện truyền đạt chỉ bày cho chúng ta bằng những bài kệ, để chúng ta nhận ra bản tánh của chính mình. Ngày xưa các Thiền sư Trung Hoa thì dùng phương tiện đánh, hét, giơ phất tử... để chỉ cho người nhận ra Phật tánh nơi mình. Người nào lanh lẹ thì nhận ra, còn người căn cơ cạn mỏng thì không làm sao hiểu được chỗ sâu kín của nhà Thiền, rồi đâm ra ngờ vực. Thiền du nhập vào Việt Nam, từ đời Trần cho tới đời Lê, các Thiền sư Việt Nam không dùng phương tiện đánh hét... mà các Ngài giải thích qua các bài thơ kệ để cho chúng ta đọc rồi nhận ra được Phật tánh nơi mình, thì đủ niềm tin để tu cho đến khi chứng ngộ. Nếu dùng những thủ thuật đánh hét thì e chúng ta khó lãnh hội, không lãnh hội thì không tin, không tin thì không tu được. Cho nên các Ngài dùng phương tiện nói trắng chỉ thẳng. Tuy nhiên, nói trắng thì dễ hiểu mà không có những trường hợp đặc biệt ngộ sâu và nhớ hoài không quên. Như trường hợp ngài Nghĩa Huyền ba lần thưa hỏi ba lần bị ăn đòn, không được thầy giải thích một câu, cho nên sau khi ngộ rồi Ngài nhớ hoài không quên. Còn bây giờ chúng ta giải thích hằng ngày, nếu có nhận ra nhưng rồi cũng quên, vì cái nhận đó không sâu không có kỷ niệm chết sống nên dễ quên. Ở đây tôi muốn quí vị có một kỷ niệm chết sống, cho nên bắt ngồi Thiền mấy tiếng đồng hồ, ngồi cho thật lâu cho thật đau chân điếng người để tỉnh ra. Chính nhờ cái đau thấu xương đó làm cho chúng ta khó quên, khó quên trong cái thầm lặng. Còn các Thiền sư Trung Hoa thì dùng bạo lực dồn người tham vấn vào thế bí cùng cực, sau đó có ai khơi lại thì nhận ra đời đời không quên. Ở đây tôi bắt quí vị ngồi Thiền ngày sáu giờ mỗi lần hai giờ, đối với những vị mới tập thì rất là cay đắng khổ sở. Nhưng khổ cực cay đắng để làm gì ? Ðể tỉnh nhiều hơn mê, trong một ngày tỉnh táo nhiều giờ như thế mới sực nhớ ra ông Phật của mình mà lâu nay mình quên. Khi ấy quí vị mới vỡ lẽ rằng: À ! Lâu nay ông thầy bắt mình ngồi nhiều là để cho mình tỉnh, mình nhớ. Nhờ nghe lý thuyết rồi thực hành mà nhớ, nhớ rồi thì không quên. Nếu chúng tôi chỉ giảng nói cho quí vị nghe, rồi để cho quí vị tha hồ rong chơi, không nhốt quí vị lại thì chắc không bao giờ có người lóe sáng. Vì quí vị nghe có hiểu nhưng không thực hành thì không bao giờ ngộ ? Tóm lại phương tiện tuy có khác, nhưng mục đích cùng đưa hành giả đến chỗ cứu cánhnhận ra Phật tánh nơi mình. Các Thiền sư Trung Hoa thì dồn người học đạo tới chỗ bí có khi khóc có khi muốn liều chết, nhưng khi nhận ra thì nhớ đời không quên. Còn ở đây tôi giảng để quí vị hiểu nhưng bắt quí vị ngồi Thiền, ngồi cho đến lúc lặng hết vọng tưởng rồi bừng ngộ thì cũng ngộ sâu và không quên. Như vậy phương tiện tuy khác nhưng đều đưa hành giả đến chỗ ngộ sâu và nhớ mãi không quên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11332)
Thông Bạch Phật Đản 2016 - Phật Lịch 2560 của Chánh Văn Phòng HĐCM GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 10424)
Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”,
(Xem: 10685)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo.
(Xem: 9650)
Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như ...
(Xem: 9446)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện...
(Xem: 12795)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết trôi, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan chảy bất tận theo thời gian.
(Xem: 13157)
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm.
(Xem: 13343)
Hãy tụng kinh Kim cương nhiều lần. Thầy cũng sẽ cầu nguyện, trì tụng và hồi hướng cho con ngay bây giờ.
(Xem: 19684)
Thân thị Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhá trần ai.
(Xem: 12414)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 13137)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 13454)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 12927)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12283)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 18439)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực...
(Xem: 10584)
Thiền Tôngpháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy.
(Xem: 12282)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 10879)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11093)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14567)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22332)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11500)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10071)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 34410)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 17573)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 32529)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 21967)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 11118)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 17416)
Tình yêu như bát bún riêu. Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.
(Xem: 17002)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10605)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10773)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9473)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10535)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10553)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10471)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12383)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 12342)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 9922)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13103)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9639)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 9047)
Thành đạo còn gọi là Đắc Đạo, chứng đạo, đạt đạo, thành tựu đạo quả.
(Xem: 11735)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 13365)
Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm.
(Xem: 11964)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ.
(Xem: 11201)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này.
(Xem: 11510)
Lòng bi mẫnsự thiền định hay thực hành quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Mặc dù những giáo lý của Đức Phật nói về...
(Xem: 10242)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10159)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 10818)
Nguyên tác: Making Space with Bodhicitta; Tác giả: Lama Yeshe; Chuyển ngữ: Hoa Chí
(Xem: 28056)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 10718)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 7334)
Lúc gần đây, khi tôi vào trang mạng của Dzogchen Ponlop Rinpoche đọc một bài viết có tựa đề là "Đạo Phật Là Một Tôn Giáo, Có Đúng Không?", tôi đã ngạc nhiên vì một số ý-kiến của người-đọc ở phần bên dưới bài viết
(Xem: 9256)
Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng.
(Xem: 11689)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11584)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 10998)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng.
(Xem: 10201)
Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán…
(Xem: 10161)
Ba viên ngọc quý Phật, Pháp, Tăng mà ai cũng có đầy đủ đều không ngoài Bản Tâm Tự Tánh mình.
(Xem: 13706)
Bậc giảng giải vô song, đỉnh cao của dòng họ Thích Ca, Người dìu dắt chúng sanh bằng giáo huấn duyên khởi...
(Xem: 14790)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
(Xem: 10407)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức.
(Xem: 11793)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?
(Xem: 10759)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10425)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng.
(Xem: 10520)
Có những phẩm hạnh mà bậc Thượng sư cần phải có và những phẩm chất mà người đệ tử cần có.
(Xem: 9798)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo.
(Xem: 10553)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 9186)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng...
(Xem: 9861)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
(Xem: 10082)
Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes).
(Xem: 10386)
Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon).
(Xem: 10517)
Của cải không trường tồn hay thường còn mãi mãi. Lòng tham của cải giống như uống nước muối, ta sẽ chẳng bao giờ có đủ.
(Xem: 10434)
Nền tảng của mọi phẩm chất tốt đẹpvị bổn sư tử tế, hoàn hảothanh tịnh; Sùng mộ ngài một cách đúng đắn là cội nguồn của đường tu.
(Xem: 10001)
Tâm là một sự chuyển động, bản tánh của nó là sự di động. Thực thể cơ bản của nó là sự trong sángtrong suốt.
(Xem: 9723)
Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán, Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.
(Xem: 13398)
Cả Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và Guru Rinpoche đều tiên tri sự ra đời và thành tựu tâm linh của Tông Khách Ba.
(Xem: 16186)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa.
(Xem: 13358)
Con xin sám hối nghiệp xấu ác của tự thân cùng tha nhân, và hoan hỷ với công đức của tất cả chúng sanh.
(Xem: 11446)
Tôi đã nhận được một món quà tặng quan trọng nhất từ bố tôi: đó là niềm tin về tôn giáo. Suốt đời tôi, tôi sẽ nhớ ơn bố tôi. Vì, bố là vị Bồ Tát của tôi.
(Xem: 11035)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông.
(Xem: 11002)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ.
(Xem: 12104)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
(Xem: 15223)
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả môt bầu trời…
(Xem: 10503)
"Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên…Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…"
(Xem: 11615)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con
(Xem: 10494)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan.
(Xem: 10992)
Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất.
(Xem: 9932)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biếnlễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên.
(Xem: 10279)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo
(Xem: 11332)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền.
(Xem: 10893)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…
(Xem: 12790)
Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ;
(Xem: 24117)
Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.
(Xem: 12508)
Ta còn một dòng sông, dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời.
(Xem: 10205)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ
(Xem: 28371)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian...
(Xem: 19219)
Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới.
(Xem: 10818)
Cách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng. Sự kiện trọng đại Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này thật là hy hữu.
(Xem: 23109)
Gần hai trăm nghìn người không phân biệt Tôn giáo, Quốc tịch, Chính đảng, ngày 10/05/2015 tại Đài Bắc Quốc tế Phật Quang hội tổ chức thiên Tăng, vạn Chúng Khánh chúc Phật đản, nhất tâm Thập nguyện báo Mẫu ân,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant