Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bài 05 - Sáu cõi

19 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 10455)
Bài 05 - Sáu cõi

Kalu Rinpoche
TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ [Bài 5]
SÁU CÕI

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Kalu Rinpoche. Luminous mind. The Way of The Buddha. Wisdom, 1997.
(Tâm diệu minh thường trụ. Con đường của Phật).

Bởi ai và như thế nào các vũ khí của địa ngục được tạo ra?
Ai đã làm những nền địa ngục nóng rực?
Và từ nơi đâu những ngọn lửa của địa ngục?
Sakyamuni dạy
‘ Tất cả chúng đều sinh ra từ tâm bị vọng tưởng’
--- Tịch Thiên. Nhập bồ tát hạnh.
(Santideva. Bodhicaryavatara)

 

Về mặt phẩm tính, mỗi một trong sáu phiền não tâm ý làm phát triển một loại nhất định của sinh: sân hận dẫn tới một cõi địa ngục, tham đắm tới một cõi ngã qủy, ngu si tới một cõi súc sinh, tham ái dẫn tới thân phận con người, ganh tị đến cõi trời ganh tị, và kiêu hãnh tới những trạng thái cõi trời.

Về mặt lượng tính, những trạng thái khác nhau này hình thành kết quả từ sự tích tập của nghiệp.Thế nên, một số nghiệp tiêu cực lưu xuất một cõi địa ngục; nghiệp tiêu cực giảm đi một chút, cõi ngã qủy; và giảm thêm nữa, một cõi súc sinh.

Khi nghiệp tổng quát tích cực bị trộn lẫn với vài phương diện tiêu cực, chúng ta được tái sinh vào một trong ba cõi cao hơn của hiện hữu, tùy theo những sức mạnh tương ứng của những nghiệp này.

Cõi Địa Ngục 

Tâm trong sự nắm giữ của giận dữ và căm ghét tạo ra nghiệp của một đời sống trong địa ngục. Cái chịu đựng đau thương trong trạng thái địa ngục là tâm, tâm của chúng ta. Những hiện tướng giống như địa ngục, những hữu tình tấn công hoặc giết chúng ta, môi trường sinh sống, và tất cả đau thương hành hạ chúng ta trong cõi đó đều là những sản phẩm của chính tâm của chúng ta bị phan duyên do bởi nghiệp của chúng ta.

Trong những trạng thái địa ngục này, chúng ta bị thành chủ thể chịu khổ đau (= khổ chủ) một cách không thương xót (relentlessly tormented) chịu những đau thương không thể nghĩ tưởng được: chúng ta bị giết, và ở trong vài cõi địa ngục chúng ta trải nghiệm bị giết và lại bị giết nhiều lần; chúng ta bị tra tấn bởi cực nóng hoặc cực lạnh.Và chẳng có tự do cũng chẳng có bất kì khả hữu nào có một cái gì đó để hướng chúng ta tới thiền quán về tâm linh.

Cõi Quỷ Đói (=Cõi Ngã Quỷ)

Nếu tâm chúng ta sa xuống thành nạn nhân của tham lam hoặc thèm khát cái gì đó của kẻ khác, nghiệp hình thành kết quả là sinh vào trạng thái một quỷ đói. Trong trạng thái này, chúng ta chẳng bao giờ có thể có được cái chúng ta muốn, chúng ta cũng chẳng thể nào thọ hưởng thức ăn hoặc thức uống, những thứ này làm chúng ta thèm khát một cách thất vọng trong trạng thái những quỷ đói. Chúng ta luôn luôn đang thiếu thốn và mong cầu, vậy mà hoàn toàn không thể nào thoả mãn được những mong cầu của chúng ta, và chúng ta chịu khổ do đói, khát, và những ngăn trở mạnh mẽ liên tục. Nó cũng là một trạng thái tạo ra bởi chính tâm của chúng ta, tuy dễ chịu hơn cõi địa ngục một chút ít, nó vẫn hoàn toàn là khốn khổ.

Cõi Súc sinh

Tâm cũng có thể suy xụp do ảnh hưởng của sự không thể hiểu biết hoặc phán xét một cách rõ ràng, sự kém minh mẫn tâm ý (mental dullness), và sự ngu si, chúng khiến sinh vào trạng thái một con thú. Có rất nhiều chủng loại thú: những con thú hoang dã, những con thú nuôi trong nhà, trong trại, và v.v…Tất cả chúng trải nghiệm những hình tướng khác nhau của đau thương, chẳng hạn bị ăn tươi nuốt sống, chiến đấu chống lại một loài khác, hoặc bị phục tùng nô lệ và bị sai sử lạm dụng. Tất cả những sự đau thương tìm thấy trong cõi súc sinh cũng là sản phẩm của tâm và biến hiện của nghiệp đang hình thành kết quả từ những hành động tiêu cực trước kia.

Ba loại này của hiện hữu lập thành những trạng thái của cõi thấp hơn. Giữa chúng, thuận lợi nhất là trạng thái súc sinh.Nhưng ngay cả trong trạng thái đó, thật là rất khó đánh thức lòng từ bi và đại bi và không thể nào thực hành Pháp.

Trong cả ba cõi thấp hơn này, chẳng có khả hữu nào của thực hành Phápthành tựu thật chứng; tâm thì bị phiền động não loạn không ngừng bởi giận dữ, căm ghét, tham ái, và các thứ. Hơn thế nữa, những hữu tình cõi thấp hơn đều khuynh hướng làm những hành động thêm nhiều tiêu cực hơn nữa, chúng vẫn tạo ra nghiệp đau đớn nhiều hơn. Trong cách này, chúng làm kéo dài thêm, những hoàn cảnh phan duyên của những đời sống cõi thấp hơn, chúng, hơn thế nữa, tồn tục thời gian cực kì dài lâu.

Cõi Người

Thân phận con người là cõi thứ nhất của những hiện hữu cõi cao hơn. Người là những hữu tình duy nhất về mặt thực tế được sinh ra tự nhiên với những nhân duyên cần thiết cho tiến bộ tâm linh, cũng như những khả năng làm cho con người có thể thực hành và có hiểu biết sáng tỏ Pháp.Tuy nhiên, là người thì điều này không bảo đảm sự tiến bộ về tâm linh. Giá trị của đời sống con người thì rất biến đổi khác biệt, và chỉ những người đang nhận được hiện hữu làm người quý báu có thể thực hành Pháp; họ thì hiếm thấy như các ngôi sao ban ngày! Mặc dù đó là một thân phận ít đau đớn hơn so với những hiện hữu cõi thấp hơn, thân phận con người vẫn có nhiều loại đau thương, bốn loại chính là sinh, bệnh, già, và chết. Ngoài bốn cái nguồn chính của đau thương, con người chịu khổ đau khi họ phải xa cách những kẻ họ yêu thương trong những cảnh sinh li hoặc vào cảnh tử biệt hoặc họ phải quan liên với những kẻ họ không muốn quan liên hoặc kẻ gây tai hại cho họ. Con người chịu đựng đau khổ do mất các sở hữu của họ, do không giữ được cái họ đã thành công trong thâu đạt, và không đủ sức đạt được cái họ muốn.

Cõi Trời Ganh Tị

Cái nghiệp rất tích cực về toàn thể nhưng bị trộn lẫn với lòng ganh tị -- giận-dữ-cay-đắng-khi-có-đua-tranh – làm cho sinh vào cõi trời ganh tị. Đây là một trạng thái hạnh phúc sinh ra tự nhiên với nhiều năng lựclạc thú nhưng, bởi vì sức lực của ganh tị, có những cuộc tranh đấu liên tục và những xung đột. Những vị trời ganh tị chống đối những vị trời là những vị cao đẳng hơn của họ và tranh cãi với nhau.

Cõi Trời ( The Divine Realm)

Nghiệp tích cực kết hợp với một nghiệp chỉ có tiêu cực tí chút hình thành kết quả một tái sinh trong những trạng thái cõi trời. Có những mức độ khác nhau của hiện hữu cõi trời. Mức độ thứ nhất là những trạng thái cõi trời của cõi dục (dục giới; desire realm), được gọi như thế là vì tâm trong những cõi này vẫn là chủ thể đối với những dục và tham. Chư thiên (gods) có một đời sống cực kì dài: trong một cõi của những cõi trời thứ nhất, một ngày lâu bằng trăm-năm-trong-cõi-người-ta, và họ sống 500 năm trong cõi của họ.

Ở mức độ kế của những cõi trời, tuy vẫn trăm-năm-năm-trong-cõi-người-ta bằng một ngày của những ngày của họ, họ sống 1000 năm! Trong những cõi hạnh phúc nói chung này, tuy thế vẫn có các đau thương gây bởi những cuộc đấu tranh ngẫu nhiên với chư thiên của cõi trời ganh tị.

Những hiện hữu của cõi dục trải suốt từ những cõi khốn khổ nhất -- những cõi địa ngục – lên tới những cõi trời thứ nhất; tất cả những trạng thái này được đặt dưới sự kiểm soát của dục.

Vượt ngoài cõi dục, có có cõi sắc vi tế, gồm một cấp bậc những cõi trời kế tiếp nhau 17 mức độ. Những hữu tình trong những trạng thái này có một sắc tướng vi tế và những thân quang minh rộng lớn cực kì; những tâm của họ nhận biết một số những đam mê, một số những tâm niệm; và họ thọ hưởng những hạnh phúc rất lạ lùng. Cái đam mê nổi bật là kiêu hãnh vi tế -- những hữu tình trong những cõi này nghĩ họ đã thành tựu một cái gì cao thượng hơn, và họ sống trong một loại tự mãn nguyện.

Những trạng thái này của cõi sắc tương ứng với bốn mức độ của thiền định tâm nhất cảnh tính –tâm chỉ chuyên chú vào một đối tượng (These states of the form realm correspond to four levels of meditative concentration), đặc hữu bởi sự tiến bộ siêu việt của tầm (tìm), tứ (xét) , hỉ (mừng) và lạc (vui) (characterized by the progressive transcendence of investigation, analysis, joy, and bliss)

Cuối cùng, vượt ngoài luôn cả bốn mức độ của thiền định của cõi sắc, có thể được sinh vào cõi vô sắc. Những hữu tình cõi vô sắc không trải nghiệm đau thương khắc nghiệt và gần như không có những đam mê; họ chỉ ở trong một sắc tướng rất vi tế. Sự không thanh tịnh còn lại trong tâm họ chỉ là một loại kém minh mẫn tâm ý (a kind of mental dullness) nó chướng ngại sự thực chứng bản chất tối hậu của tâm.

Trong cõi vô sắc, tâm có lối vào tới bốn trạng thái kế tiếp nhau của tâm thức (tứ vô sắc định; tứ không định; tứ vô sắc) : Không vô biên xứ định (=không xứ định), Thức vô biên xứ định,

Vô sở hữu xứ định (= tư duy và an trụ tướng vô sở hữu), và Phi tưởng phi phi tưởng xứ định (= phi hữu tưởng phi vô tưởng định; định này không có tưởng minh thắng cho nên khác với Diệt tận định; cũng chẳng phải không có tưởng, cho nên khác với Vô tưởng định)

In the formless realm, the mind has access to four successive states of conciousness: absorption of infinite space, absorption of infinite consciousness, absorption of nothingness, and absorption of neither discrimination nor nondiscrimination.

Chư thiên của cõi vô sắccảm thọ của có một thân, nhưng thân này thì không thể nhận thức được. Chư thiên chỉ có uẩn thứ năm của tính cá biệt -- thức -- vẫn hiện diện trong trạng thái vô minh vi tế tạo cho họ cái cảm thọ của hiện hữu trong thân vô sắc này.Thức này cuối cùng tác hành trong trạng thái một người mẹ lại sinh ra những uẩn khác.Trong cách này, chư thiên của cõi vô sắc trở về các cõi thấp hơn.Để được thoát khỏi sinh tử lưu chuyển, thức chính nó phải được chuyển hoá một cách tối hậu thành bản trí, trí tuệ bát nhã của viên giác.

Tám trạng thái này của những cõi sắc và vô sắc thuộc về một tâm không tán loạn, tích cực; những giai đoạn kế tiếp của chúng thì xuất li tham luyến nhiều hơn giai đoạn trước. Tất cả những trạng thái này của sáu cõi sinh tử lưu chuyển đều có tính chuyển tiếp và phan duyên: chúng tất cả đều là bộ phận của bánh xe sinh tử lưu chuyển. Ngay dù chư thiên của những cõi sắc và vô sắc đều hiếm khi bị những hình thức khắc nghiệt của đau thương, họ vẫn làm chủ thể bị chết và chuyển cư xuyên cõi. Họ không có năng lực để ở lại trong thân phận cõi trời, và họ trải nghiệm đau thương phải tái sinh vào một cõi thấp hơn.

Nếu chúng ta thấy thật là khó chấp thuận quan niệm về những cõi khác nhau này, chúng ta hãy đơn giản nhớ rằng trải nghiệm của mỗi người đều là thật tại của kẻ ấy. Khi chúng ta đang chiêm bao, những chiêm bao của chúng ta trở thành thật tại của chúng ta, và sáu cõi cũng là như thế. Chẳng hạn, nước có thể được trải nghiệm theo những cách rất khác biệt nhau: đối với những hữu tình địa ngục, nước gây ra tra tấn hành hạ; đối với ngã qủy, nước được thèm khát hết mức tuyệt vọng; đối với một số thú vật nó là một phương tiện cần thiết cho đời sống; đối với người, nước là một thức uống; đối với chư thiên ganh tị, nước là một vũ khí; và đối với chư thiên, nước là cam lộ tối thượng. Những độ sâu của đại hải là môi trường sinh thái tự nhiên cho các loài cá, nhưng loài người không thể sinh sống nơi đó được. Những con chim có thể bay trong bầu trời, nhưng thân người không thể bay được. Những người mù không thể đi đến nơi nào họ muốn, trong khi những người có thị giác bình thường có thể di chuyển tùy ý. Mỗi hữu tình sống trong thế giới hoặc cõi của chính kẻ ấy mà không nhận thức được thế giới của những kẻ khác.

Như thế sinh tử lưu chuyển được tạo nên bởi ba cõi: cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc.Tất cả những khả hữu của hiện hữu phan duyên đều bị gom vào trong sinh tử lưu chuyển.

Trở thành nhận biết sáng tỏ rằng tất cả hữu tình chịu đựng đau thương trong sinh tử lưu chuyển sẽ làm chúng ta ngưỡng mộ tự giải thoát chúng ta xuất li vô minh (= nhận biết sai lầm về thật tại) và xuất li kết quả của ngu si vô tríchúng ta biết và trải nghiệm quá nhiều và do từ xuất li vô minhxuất li kết quả của ngu si vô trí –thế nên chúng ta xuất li sinh tử lưu chuyển, là một đại hải của đau thương, và tinh tấn để thành tựu hạnh phúc tối thượng của trạng thái phật vô thượng giác.

Becoming aware that all beings suffer in this cycle of existence will inspire us to free ourselves from ignorance and the delusion we are steeped in as a result, and thereby to free ourselves from samsara, which is an ocean of suffering, and to strive to attain the supreme happiness of perfect buddhahood.

Trong quá khứ, chúng ta đã sinh với số lần không thể tính đếm trong sinh tử trầm luân. Ngày nay chúng ta là những con người; nếu chúng ta sử dụng cơ hội này một cách trí tuệ, nó có thể là điểm khởi hành cho sự giải thoát của chúng ta

-----------------------------------------------

Chú thích

[1] Kinh Lăng Già

Bản dịch Hán của Gunabhadra (394-468)

(Cầu na bạt đà la = Công Đức Hiền ).

Bản dịch Việt của Thích Duy Lực

Bồ tát Đại Huệ tán thán Phật

Thế gian lìa sinh diệt
Như hoa đốm trên không
Trí chẳng trụ hữu, vô
khởi tâm đại bi
Tất cả pháp như huyễn
Xa lìa nơi tâm thức
Trí chẳng trụ hữu, vô
khởi tâm đại bi
Xa lìa chấp đoạn thường
Pháp thế gian như mộng
Trí chẳng trụ hữu, vô
khởi tâm đại bi

----------------------------------------------

Bản dịch Hán của Thiệt Xoa Nan Đà.

Bản dịch Việt của Thích Nữ Trí Hải

 Thế gian lià sinh diệt
 Như hoa đốm hư không
 Trí không chấp hữu vô
 Hưng khởi tâm đại bi
 Vạn pháp đều như huyễn
 Xa lìa tâm và thức
 Trí không chấp hữu vô
 Hưng khởi tâm đại bi
 Thế gian thường như mộng
 Xa lià cả đoạn thường
 Trí không chấp hữu vô
 Hưng khởi tâm đại bi

[2] Đức Phật giảng về các pháp khôngtự tính và pháp tu tập vô tự tính trong kinh Lăng Già

  • ( Lăng Già Nhập Đại Thừa Kinh, bản dịch Anh của D. T. Suzuki, bản dịch Việt của Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn trang 164-165):

[76] Lại nữa, này Mahàmati, không phải các sự vật là không được sinh ra, mà chúng không được sinh ra từ chính chúng, trừ phi chúng được quán sát trong trạng thái Tam-ma-địa, đấy là ý nghĩa của “các pháp đều vô sinh”.

Này Mahàmati, theo ý nghĩa thâm sâu nhất thì không có tự tínhvô sinh. Tất cả các pháp khôngtự tính nghĩa là có một sự trở thành luôn luôn có và liên tục, một sự thay đổi từng sát na từ trạng thái hiện hữu này sang trạng thái hiện hữu khác; này Mahàmati, thế thì tất cả các pháp đều không có tự tính. Đấy gọi là tất cả các pháp đều không có tự tính.

Lại nữa, này Mahàmati, vô nhị là gì? Này Mahàmati, đấy nghĩa là ánh sáng và bóng tối, dài và ngắn, đen và trắng là những biểu từ tương đối và cái này không độc lập đối với cái kia; như Niết-bàn và luân hồi, tất cả các sự vật là không-hai, không có Niết-bàn ngoài nơi có luân hồi; không có luân hồi ngoài nơi có Niết-bàn; vì cái điều kiện hiện hữu không có đặc tính độc lập đối với nhau. Do đó mà bảo rằng tất cả các pháp là vô nhị như Niết-bàn và luân hồi vậy. Vì vậy, này Mahàmati, ông phải tu tập ( thể nghiệm ) cái không, vô sinh, vô nhịvô tự tánh.

[ 3 ] Những niềm vui và những đau thương trong cõi người.

Vũ Hoàng Chương

Sao lại thế được?

Các đây hai mươi năm, ngay khi bước vào làng văn để nhận lấy cái nghiệp dĩ của những người cầm bút, tôi đã nghe đại danh ông tú Phan Khôi, như sấm dậy vang tai. Nhưng phải đến năm Bính Tuất (1946), tôi mới có dịp cùng tiên sinh hạnh ngộ. Buổi nhất kiến thật như đã định trước bởi duyên trời.

Hôm đó, tiết cuối thu… Cái lạnh của miền Bắc đã thấm vào lòng một gã ưa thú họp bạn ngâm văn. Chịu không nổi nữa, tôi bèn lấy một chuyến xe lửa mà “giang hồ vặt” từ Nam Định lên Hà Nội…

Bước xuống ga Hàng Cỏ, tôi về trụ sở ban kịch Đông Phương. Ở đấy, tôi được tin các văn hữu Kinh kỳ đang tổ chức một buổi liên hoan rộng lớn, nhân dịp chào đón một số anh em từ miền Trung miền Nam mới ra.Tôi lấy làm tiếc lắm. Vì buổi họp bắt đầu những từ năm giờ chiều. Vậy mà lúc tôi đặt chân vào vỉa hè Hàng Lọng thì Ba mươi sáu phố phường đã nhất tề khai đăng.

Ngồi mạn đàm với hoạ sĩ Hoàng Tích Chù và nữ kịch sĩ Tuyết Khanh, câu chuyện nghệ thuật chưa đi hết một tuần trà, tôi đã thấy lừng lững hiện lên từ cầu thang gác cái mũi khoằm khoằm rất cá biệt của anh bạn họ Nguyễn. Dáng điệu bí mật, anh trịnh trọng tuyên bố: “ Xin lỗi toàn thể ban kịch, tôi có chút việc riêng, cần phải mượn tạm Vũ Quân đây…”

Cả bọn phá lên cười: “ Bất phương! Bất phương! Cứ mượn dài hạn đi cũng được, ông Tuân ạ!”

Thế là tôi cùng Nguyễn Tuân vội vã ra đường.

“ Này! Ông Phan Khôi muốn gặp anh đó! Mà gặp ngay tức khắc kia! Đi chứ? ”

Rồi không đợi tôi trả lời, anh vẫy luôn một chiếc xe kéo, ra lệnh cho “cọp” lồng thẳng xuống bãi Phúc Xá, nơi “ngự trị” của tác giả bài “ Nhớ Rừng”

Quả nhiên ông Phan đang có ý trông đợi! Cái phút nhìn mặt cầm tay đã hào hứng phi thường. Lần thứ nhất tôi cùng Phan Khôi hạnh ngộ.

Chiều hôm sau, thấy tôi ngỏ lời cáo biệt, tiên sinh trầm ngâm nửa khắc, rồi bảo : “Được, hai ta sẽ cùng đi.”

Tôi cười thầm tự nhủ : “ Gió đã lên!” Và bắt chước kiểu Nguyễn Tuân “ mượn tạm” tôi ở ban kịch Đông Phương, tôi cũng chỉnh lại áo khăn, trịnh trọng xin phép ban kịch Thế Lữ cho mượn tạm ông Tú Khôi ít bữa.

Một già một trẻ, thẳng đường về bến Vị non Côi… Và , trong căn gác xép ở bờ sông, dài như cái ống, tối như cái “hũ Xuân Thu”, tôi đã tiếp chuyện Phan tiên sinh hai ngày tròn với hai đêm trắng; toàn chuyện văn chương cả, mà quái thay, dứt không ra nữa thôi!

Nguyên do: Buổi liên hoan tại Hà Nội, kịch sĩ Hoàng Cầm được ban tổ chức đề cử ra ngâm mấy bài thơ gọi là để thắt chặt mối duyên văn nghệ Nam Bắc. Tình cờ trong số bốn bài ấy lại có một bài của tôi. Bài Ca sông Dịch đó vậy! Thai nghén từ năm 1940, nó đã bị ban kịch Thế Lữ thúc đẩy “bằng đủ mọi phương tiện” để ra chào đời năm 1943, cốt mượn dùng làm khai từ cho vở kịch Kinh Kha của Vi Huyền Đắc. Rồi chuyến này, chính nó đã khiến ông Phan Khôi “thú” tác giảnóng lòng muốn gặp mặt ngay…

Ấy là ông bảo thế! Chứ riêng phần tác giả, thì phải hiểu rằng người ta “thú” đây là “thú” cái tinh thần hào hiệp của anh chàng giết hụt Tần bạo chúa ở Hàm Dương kia!

Ồ ! Hiểu cách nào thì hiểu. Mặc ý tác giả! Điều ấy bất túc luận.Nhưng can hệ là cái cử chỉ kia đã nói lên những gì về “ con người của ông Phan Khôi ” ?

Thiết tưởng nó đã nói lên đủ lắm!

Còn chưa đủ ư ? Thì đây: suốt hai ngày đêm, trong cái dài dằng

dặc và cái tối mò mò của “gác ống” phố Bờ Sông, Phan Khôi đã cao đàm hùng biện, hứng khởi thao thao, giọng sắc bén như chém đinh chặt sắt. Ông căm thù bạo lực, ông phản kháng độc tài, ông lên án mọi hình thức dân chủ giả hiệu. Ông có thừa phong độ cốt cách của một nho sĩ ngang tàng bất khuất, cộng thêm vào cái kiến thức sâu rộng của một tay lịch lãm giang hồ.Lắm lúc ông nói như gào như quát, sang sảng lạnh người.

“ Không thế được! Sao lại thế được ? Văn nghệ phải là văn nghệ! Thiếu tự do, thà ném đi! Cầm lấy một mũi nhọn khác! “

Phải chăng nào khi Kinh Kha đã nhập vào con người thâm trầm quắc thước này? – Không! Tôi tin rằng lòng phẫn nộ của Phan Khôi có thể bốc lên cao hơn và mãnh liệt hơn cái oán khí cầu vồng trắng xuyên mặt trời của kẻ “một đi” trên bến Dịch.

Con người ấy! Buổi hạnh ngộ ấy! Tôi mà quên được ư ? Và năm ấy! Tôi còn nhớ là năm 1946! Triều Nguyễn chấm dứt vừa đúng mười ba tháng trời.

Sau đó ít lâu… Khói lửa bùng lên từ Hải Phòng, từ Hà Nội… và lan tràn khắp các thị trấn trung châu. Tôi vâng lệnh huyên đường tạm dời về miền duyên hải. Ngày dài dằng dẵng, hết xuân rồi lại thu…Lòng nhớ bạn làng văn càng như thiêu như đốt. Bỗng một hôm, tôi nhận được từ Thái Nguyên gửi về không không phải là một lá thắm buông theo giòng nước biếc, nhưng một lá thư trao theo kiểu chim xanh…

Ngoài phong bì, chỉ có hai dòng: Vũ Hoàng Chương , Nam Định. Và bên trong vẻn vẹn một bài luật thi với chữ ký: Phan Khôi.

Thật không biết sao kể xiết được những cảm xúc của tôi lúc bấy giờ! Cảm xúc đến suýt quên rằng thư này chưa chắc tôi đã là người đầu tiên mở ra đọc. Thư rằng:

Ngừng tim lặng óc bặt giòng tình
Tai mắt như không phải của mình
Thấy dưới ánh trăng muôn khúc nhạc
Nghe trong tiếng ếch một màu xanh
Suối tiên đắm đuối bao cho chán
Khối mộng vờn mơn mãi chẳng thành
Thú ấy từ lâu không có nữa
Ngủ say thức tỉnh, dậy buồn tênh

Ôi! Câu phá đề sao nghẹn ngào u uất đến thế? Cả một giòng máu bị thắt nút đang sôi sục phá phách đòi tự do! Rất sẵn sàng vì tự do mà “lưu huyết”. Câu thừa đề mới lại mỉa mai não nuột đến đâu! Tai mắt “ không phải của mình”, hỏi ngọn bút cầm ở tay có thể nào “ của mình ” được nữa ư ?

Nghe thấy màu, trông thấy nhạc, tai mắt loạn rồi ư ? Mà không “loạn” sao được “không phải của mình” kia mà! Đến như “suối tiên đắm đuối, khối mộng vờn mơn”, niềm khao khát tự do quả đã tuôn tràn đè chĩu khắp trang giấy.

Ôi! Hiển nhiên lắm rồi! Vì, đây là hai câu kết :

Thú ấy từ lâu không có nữa

Ngủ say thức tỉnh , dậy buồn tênh .

“ Thú ấy” là thú nào ? Nếu không phải cái thú tự docon người văn nghệ quyết tranh đấu cho kỳ được, nắm giữ lấy như tính mạng, hơn cả tính mạng có khi!

Thế mà “từ lâu…” Trời hỡi! Niềm cảm xúc dâng cao. Tôi nằm dưới một túp lều tranh tại phủ lỵ Xuân Trường, ngâm đi ngâm lại bài thơ của Phan tiên sinh, mà cả một tâm sự như được cởi tung mở phắt. Một tiếng xướng phải có muôn tiếng họa! Lẽ nào trong muôn tiếng họa ấy lại thiếu tiếng họa của một kẻ từng vui nhận lấy văn chương làm nghiệp dĩ hay sao ?

Cho nên tôi đã họa nguyên vần của bài thơ luật thi của Phan tiên sinh và đã gửi đi tức khắc … Tính ông Phan Khôi nóng như lửa, nếu giữa khoảng tiếng xướng họaim lặng đến hai mươi bốn giờ, ấy là tôi đắc tội với bậc vong niên tri kỷ lắm rồi đó!

Bài họa vần như sau:

Trời vô tâm quá, đất vô tình…
Biết gửi vào đâu cái “chính mình” ?
Tiếng ếch đã trùm lên tiếng sóng
Màu đen lại ngả xuống màu xanh
Uổng cho thơ dẫu bày trăm trận
Ngán nhẽ sầu khôn phá một thành
Tưởng tới nguồn Đào thôi lại tiếc !
Con thuyền đêm ấy nhẹ tênh tênh.

Thơ trao đi, lòng còn thắc mắc. Cho mãi đến giờ phút này!

Không biết hồi đó Phan tiên sinhtiếp nhận được chăng ? Mà từ đấy biệt vô âm tín

Vũ Hoàng Chương

( Ta Đã Làm Chi Đời Ta.

Cơ sở xuất bản Trương Vĩnh Ký , Saigon .

Dẫn theo Hợp Lưu , Tân niên Đinh sửu 1997, số 33)

[4] Những đau thương cõi người: “ để cho ông vải con được yên ba ngày tết”

“ Nhân sực nhớ đến chiều ngày 30 tết năm nọ, hàng phố đã đóng cửa, các nhà đã lên đèn, pháo đã bắt đầu nổ lác đác ở vài nơi, chợt đi qua trước một cái miễu nhỏ ở phố kia, thấy một người đàn bà quần nâu áo vải đương cầm mấy nén hương lum khum vừa khấn vừa vái, khấn một cách thiết tha và nói to như người kêu trước cửa quan:

“ Tấu lạy Đức Thánh Mẫu, thân con cực khổ trăm đường, nay là tối ba mươi rồi, chạy chợ cả ngày không được mấy hào bạc, mà chồng ở nhà chỉ cờ bạc rượu chè, tối về không có tiền cho nó thì nó đánh nó chửi.

Tấu lạy Thánh Mẫu, xin Thánh Mẫu phù hộ cho chốc nữa về nó đừng hành hạ để cho ông vải con được yên trong ba ngày tết…”

( Phạm Quỳnh . Pháp du hành trình nhật kí, viết 1922, đoạn này kể chuyện tác giả mới quan sát tín ngưỡng xứ người vừa bước ra khỏi một nhà thờ ở Paris, nhớ đến cảnh xứ ta..)

[5] Ngã qủy ; Skt. preta

Hungry ghost là từ Anh ngữ dịch từ Ngã qủy chữ Hán.Nhiều bản Anh thường dùng từ Sanskrit: preta; pretas; pretan. Preta là một hữu tình (chúng sinh) có sinh-thân (life-form) xếp hạng theo bánh xe sinh thân ( the wheel of life-forms—the Buddhist ‘ great chain of being’ ) giữa các hữu tình cõi địa ngục và những súc sinh. Preta không phải là những con ma, bóng ma, vì chúng có thân thể của đời sống thực và không bị mắc kẹt trong thân trung hữu lang thang cõi đời sống trước đây (miêu tả của Phật giáo về ma || ghosts). Chúng nhất định là có đói và khát, bản chất của đời sống của chúng là những hình tướng của những cực kì không thoả mãn và sự thèm khát bị thất vọng. Không có một từ thích hợp để miêu tả sinh vật khốn khổ này, nên giáo sư R.A.F. Thurman dùng từ pretan

( trích từ Tibetan Book of The Dead. Robert A F Thurman, 1994) 

[6] Tâm, Thật Tại và Huyễn Tượng (Mind, Reality and Illusion)

chủ đề 1, có 6 bài:

[ Bài 1] : Viên giác và Huyễn tượng là hai trạng thái của một tâm.

[ Bài 2] : Bản chất của Tâm

[Bài 3] : Những Che Lấp của Tâm

[Bài 4] : Cuộc Chơi của Huyễn Tượng

[Bài 5] : Sáu Cõi

Và bài Nhị Đế.

Vậy độc giả nên đọc bài Nhị Đế của Kalu Rinpoche [vốn là bài 6] là đọc xong Chủ Đề 1—Tâm, thật Tại và Huyễn Tượng, và đọc bài –Kalu Rinpoche – Tính Không, Tâm của Đại Bi để bổ sung cho chủ đề 1.

Ở cuối các bài này đều có bản Anh ngữ .

-----------------------------

Chủ đề 1 thuộc về Phần 1—Tâm và những biến hoá của Tâm (Mind and its transformations) của quyển giáo pháp tập biên (compiled Anthology of Teachings) – Tâm Diệu Minh Thường Trụ. Con Đường của Phật.

Phần 1 có 2 chủ đề . Chủ đề 2 là Những biến hoá của Tâm: Những đời sống, Những cái chết, Những tái sinh ( The transformations of Mind: Lives, Deaths, Rebirths)

----------------------------

[7] Các bài đọc thêm

Độc giả cũng nên đọc thêm 3 bài trên Thư viện Hoa sen:

1. Kim cương đạo sư Liên Hoa Sinh . Chỉ giáo Tinh Yếu Thánh Pháp để tự giải thoát vào thời điểm chết và trong trung hữu .

2. Pháp quán Đại Bi.Asanga. Ngài Vô Trước.

3. Kim Thánh Thán. Trùng tuyên kinh Phật hoá Tôn đà la nan đà nhập đạo.

----------------------------------

[8] A short list of English -- Sanskrit Buddhist Terms

Awareness; Skt. buddhi; vidya

Intuition: intuitive wisdom ; Skt. jnana

Consciousness; Skt. jnana;vijnana

Conceptual conciousness; conceptual thought;

thought consciousness; thought; < Skt.kalpana

Mind; Skt. citta ; manas

Wisdom; Skt. prajna

Exalted wisdom; Skt.jnana

Wrong consciousness; Skt. viparyaya-jnana

Thing ; Things; Skt. dharma

Ignorance; fundamental ignorance; Skt. avidya

Contaminated; Skt.sasrava

Contamination; Skt. asrava

Uncontaminated; Skt. anasrava

Obstructions to omniscience; Skt. jneyavarana

Obstructions to liberation; afflictive obstructions;

Skt.klesavarana

Afflictions; disturbing emotions; dissonant mental states; Skt.klesa

Perceiver; Skt. vijnana

Knower; Skt. samvedana

Prime cognizer; Pramana

Subject; Skt. dharmin

Object; Skt.visaya

Real; Skt. samyak

Appearance; Skt.pratibhasa

Appearing object ; Skt.pratibhasavisaya

Deceit; Skt. maya

Sentient being. Skt. sattva

Seed ; Skt. bija

Self; Skt. atman

Selflessness; Skt.nairatmya

Valid cognition; Skt. pramana

Condition; Skt. pratyaya

Compositional phenomena; Skt. samskara

Calm abiding; Skt. samatha

Concentration; Skt. dhyana

Meditative stabilization; Skt. samadhi

Momentary; Skt. ksanika

I; Skt. aham

Mine; Skt . mama

Understanding arisen from thinking; Skt.cintamayi

Special insight; Skt. vipasyana

Stabilization; Skt. samadhi

Delusion; Skt. moha; [ si; vô minh ; vô trí; ] Skt. mudha

Absorption; Skt. samapatti

Buddha - attributes. Skt . guna. Đức. Những tuỳ tính.

[Thuật ngữ Sanskrit viết không đủ các dấu –vì tôi không có software viết chữ Sanskrit—nên bảng này chỉ có mục đích giúp độc giả dễ hiểu các từ Anh ngữ khi biết từ Sanskrit tương đương, và giúp dễ tìm ra từ Việt tương đương.]

 

Kalu Rinpoche
The Six Realms
By whom and how were the weapons of hell created?
Who made its blazing floors?
And from where are its flames?
Sakyamuni taught
“ All these are born of the deluded mind”
-- Santideva, Bodhicaryavatara

-----------------

Qualitatively, each of the six mental afflictions engenders a certain type of birth: hatred leads to a hell realm, greed to a hungry ghost realm, stupidity to an animal realm, desirous attachment to the human condition, jealousy to the jealous god realm, and pride to the divine states.

Quantitatively, these different states result from the accumulation of karma. So, a lot of negative karma generates a hell realm; a little less negative karma, the hungry ghost realm; and less than that, an animal realm.

When generally positive karma is mixed with a few negative aspects, we are reborn in one of the three higher realms of existence, according to the respective strenghs of these karmas.

The Hell Realm

Mind in the grip of anger and hatred produces the karma of a life in hell.What suffers in that hellish state is the mind, our mind. Hellish appearances, beings who attack or kill us, the environment, and all the suffering that afflicts us in that realm are productions of our own mind conditioned by our karma.

In these infernal states, we are relentlessly tormented by inconceivable suffering: we are killed, and in some hell realms we experience being killed over and over; we are tortured by extreme heat or cold. And there is no freedom nor any possibility whatsoever to dedicate ourselves to spiritual practice.

The Hungry Ghost Realm

If our mind falls prey to greed or covetousness, the karma that results is birth as a hungry ghost. In this state, we can never get what we want, nor can we enjoy food or drink, which we desperately crave as hungry ghosts. We are always lacking and wanting, yet completely unable to satisfy our desires, and we suffer from hunger, thirst, and constant intense frustrations.It is also a state produce by our own mind and, though a little less unfavorable than the hell realm, it is just as miserable.

The Animal Realm

The mind can also fall under the sway of blindness, mental dullness, and stupidity, which cause birth as an animal. There are a great many animal species: wild animals, domestic animals, and so on.All of them experience different forms of suffering, such as being eaten alive, struggling against one another, or being subservient and abused. All the suffering found in the animal realm is also the production of the mind and the manifestation of karma resulting from previous negative actions.

These three types of existence make up the lower–realm states. Among them, the most favorable is the animal state. But even in that state, it is very difficult to awaken love and compassion and impossible to practice Dharma.

In all of these lower realms, there is no possibility of practicing Dharma and attaining realization; the mind is constantly disturbed by anger, hatred, desire, and so on. Moreover, lower-realm beings tend to perform more negative actions, which create still more painful karma. In this way, they perpetuate the conditioning of lower-realm lifetimes, which , furthermore, last an extremely long time.

The Human Realm

The human condition is the first of the higher-realm existence. Humans are practically the only beings endowed with the necessary conditions for spiritual progress, as well as the faculties that allow the practice and understanding of Dharma. However, being human does not guarantee spiritual progress. The value of human life is variable, and only those who have obtained what we call the precious human existence can practice Dharma; they are as rare as stars in the daytime!

Although it is a less painful condition than lower-realm existence, the human condition still has many types of suffering, the four main kinds being birth, illness, aging, and death. Aside from these four great sources of suffering, humans suffer when separated from those they dearly love during their lifetimes or at death, or from having to deal with people whom they do not wish to deal with or who are hostile toward them. Humans suffer from losing their belongings, from not being able to keep what they have managed to acquire, and from not being able to get what they want.

The Jealous God Realm

Karma that is very positive overall but mixed with jealousy causes birth in the jealous god realm. This is a happy state endowed with many powers and pleasures but, because of the force of jealousy, there are constant struggles and conflicts. Jealous gods oppose gods who are their superiors and quarrel among themselves.

The Divine Realm

Positive karma combined with very little negative karma results in a rebirth in divine states. There are different levels of divine existence. The first are the divine states of the desire realm, so called because mind in those realms is still subject to desires and attachment. These gods have an extremely long life: in one of the first god realms, one day lasts the equivalent of a hundred human years, and they live five hundred of their years. At the next level of the divine realms, one hundred of our years equal one of their days, and they live a thousand years! In these generally happy realms, there is nevertheless some suffering, caused by occasional struggles with the gods of jealous god realm.

Desire-realm existences span from the most miserable realms—the hell realms – up to these first god realms; all these states are under the control of desire.

Beyond the desire realm, there is the subtle-form realm, which includes a hierarchy of seventeen successive divine levels. Beings in these states have a subtle-form and extremely large, luminous bodies; their minds know few passions, few thoughts; and they enjoy incredible happiness. The predominant passion is subtle pride -- beings in these realms think they have attained something higher, and they live in a sort of self-satisfaction.

These states of the form realm correspond to four levels of meditative concentration, characterized by the progressive transcendence of investigation, analysis, joy, and bliss.

Finally, beyond even these four levels of concentration of the form realm, there can be birth in the formless realm. Formless-realm beings experience no harsh suffering and have virtually no passions; they remain only in a very subtle form. The impurity remaining in their minds is a kind of mental dullness that prevents the realization of the ultimate nature of mind .

In the formless realm, the mind has access to four successive states of consciousness: absorption of infinite space, absorption of infinite consciousness, absorption of nothingness, and absorption of neither discrimination nor nondiscrimination.

The gods of the formless realm have the feeling of having a body, but this body is imperceptible. They have only the fifth aggregate of individuality – consciousness – still present as a subtle ignorance which gives them the feeling of existing in this formless body. This consciousness finally acts as a mother who gives birth again to the other aggregates. In this way, the gods of the formless realm return to the lower realms. In order to be free from samsara, consciousness itself must ultimately be transformed into primordial wisdom, the wisdom of enlightenment.

These eight states of the form and formless realms belong to a positive undistracted mind; their successive stages are progressively free of attachment. All of these states of the six realms of samsara are transitory and conditioned: they are all part of the wheel of samsara. Even though the gods of of the form and formless realms are spared the harsher forms of suffering, they still undergo death and transmigration. They don’t have the power to remain in the divine condition, and they suffer having to be reborn in a lower realm.

If we find it difficult to accept the notion of these different realms, let us simply remember that everyone’s experience is his or her reality. When we are dreaming, our dreams become our reality, and so it is for the six realms. For example, water can be experienced in very different ways: for hell beings, it causes torture; for hungry ghosts, it is desperately craved; for some animals, it is a medium necessary for life; for people, it is a drink; for jealous gods, it is a weapon; and for gods, it is a sublime nectar. The depths of the ocean are the fish’s natural habitat, but humans cannot live there. Birds fly in the sky, but this is impossible for the human body. People who are blind cannot go where they want, while those who have normal vision can move around freely. Everyone lives in his or her own world or realm without perceiving the others.

So, samsara is made up of three realms: the desire realm, the form realm, and the formless realm. All the possibilities of conditioned existence are included in it.

Becoming aware that all beings suffer in this cycle of existence will inspire us to free ourselves from ignorance and the delusion we are steeped in as a result, and thereby to free ourselves from samsara, which is an ocean of suffering, and to strive to attain the supreme happiness of perfect buddhahood.

In the past, we have taken countless births in cycle of existence. Today we are human beings: if we use this opportunity wisely, it can be the point of departure for our liberation.

---------------------------------------------------------------------------------

Source: Kalu Rinpoche. Luminous Mind. The Way of The Buddha.
Wisdom, 1997.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15568)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 23016)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14046)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 12975)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 55094)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 9156)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14431)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14161)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 14197)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 13877)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 36312)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19873)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 18163)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 19207)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19134)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 20279)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 17631)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 31523)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15930)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 15009)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 14679)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46171)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35929)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 21046)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 21590)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 23389)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34371)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19482)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18942)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22931)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20175)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18361)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19838)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19521)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33402)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34473)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54508)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37713)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21130)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17871)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63632)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17377)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49650)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 27429)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20270)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 23017)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18888)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16318)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17909)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20933)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17353)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14463)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16859)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16369)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 15990)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17461)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 21975)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15095)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13500)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14361)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15381)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 14982)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12694)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13347)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27386)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12509)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13184)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 14483)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 16230)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 12400)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15403)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12862)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12194)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13194)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21640)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11276)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 22719)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 15079)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14941)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46179)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 22445)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 14569)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12615)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18896)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14726)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43853)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 56965)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13833)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 47479)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13648)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14565)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 29003)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33304)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38374)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 15394)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 31225)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 12522)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40383)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43414)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 46652)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant