Trần Kiêm Đoàn
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn. Hết vật lý cơ học, đến vật lý lượng tử ra đời. Vũ trụ vô biên và im lặng từ thuở hồng hoang được khai quật. Nhìn từ phía con người nhỏ bé thì cánh cửa vào thế giới tự nhiên vô biên nầy đang được hé mở.
Những đầu óc kiệt xuất và những phương tiện thiện xảo của khoa học kỹ thuật đã đầu tư khai phá để cố gắng trả lời về một vấn nạn từ xửa, từ xưa, từ khi ông Bành Tổ mới ra đời: “ Ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu?” hay “Phải chăng ta chỉ là cái bọt bóng xà phòng xuất hiện như một sự tình cờ rồi vỡ tan mất dạng ?!”
Khoa học Vũ trụ (Cosmology và Astrophysics) đã dùng những lý thuyết kinh điển cố tìm nguồn cội theo chỉ dấu từ vụ nổ lớn nguyên thủy “Big Bang” cách đây chừng 15 tỷ năm và khám phá soi rọi vào đơn vị vật thể nhỏ nhất là “proton”. Lý thuyết Big Bang lại mờ dần vì khoa học càng tiến bộ, nhu cầu khám phá của con người càng tinh vi và phức tạp hơn. Những lý thuyết về Lỗ Đen, Điểm Quái đang nhường bước cho những phương tiện truy tìm mới hơn như Superstring, M-theory… tiếp tục khám phá để cố tìm ra một giải đáp sau cùng. Nhưng tốn cả 10 tỷ đô-la và 14 năm để tạo ra chiếc máy đập vỡ “proton” với hy vọng tìm ra bí mật của vũ trụ thì cũng chỉ mới là dự phóng trong ước mơ của vật lý khoa học trên đường mong tìm ra bí ẩn của vũ trụ.
Con
người đã tự tìm câu trả lời về “giới hạn vô biên”
qua một hình ảnh và khái niệm thuần túy tri thức tuyệt
đối là Thượng Đế. Con người cung đón và phó thác
tất cả những điều chưa biết được vào bàn tay Thượng
Đế để an tâm và tiếp tục sống mỗi một cuộc đời ngắn
ngủi trên trần thế. Thượng Đế trở thành nguyên nhân
đầu tiên và cuối cùng cho ai tin ngài như một đấng toàn
năng có nhân dáng hơn chỉ là một khái niệm thuần lý tuyệt
đối.
Đạo
Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và
cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thức và tâm
linh: đó là trí tuệ Bát Nhã. Món quà Bát Nhã là món quà
của đạo Phật đã cung hiến cho nhân loại: Trí tuệ, tỉnh
thức, hòa bình, an lạc.
Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñāpāramitā) là trí tuệ viên mãn, là tri thức trái tim của Phật Giáo, là sự thấu hiểu vẹn toàn tất cả những gì trong vòng quay sống chết và tái sinh.
Diễn giải thì trời biển như thế, nhưng rốt lại 600 tập Đại tạng Bát nhã cũng chĩ còn hai chữ Tâm và Không; và rồi chỉ còn một chữ: Không. “Không” là trạng thái rỗng lặng. Không là thanh tịnh, an hòa, là thế dừng lại ở giữa, như như bất động. Nên “không” chẳng phải là “bất” là “vô”, là đối nghịch với có, là hư vô, là tuyệt đối không còn gì nữa cả.
Phương
pháp luận của đạo Phật trong lĩnh vực tâm linh cũng chặt
chẽ mà bao trùm như khoa học trong lĩnh vực vật lý và thể
lý. Lý thuyết về một vũ trụ độc nhất đang tiến
hóa theo chiều hướng thành, trụ, hoại, diệt và tiếp theo
sau đó là một khoảng trống hư vô tự chứng tỏ không còn
lý do đứng vững. Lý thuyết “đa vũ trụ” lại ra
đời. Khái niệm “đa vũ trụ” cho rằng trong cõi mênh
mông có vô số vũ trụ trùng trùng sinh diệt. Vòng quay
sinh diệt ấy thật gần gũi với “tam thiên đại thiên thế
giới” của nhà Phật. Theo lý thuyết của khoa Vũ Trụ
học cận đại thì một đại tinh cầu có khả năng co cụm
lại thành một Lỗ Đen (black hole) và lỗ đen sẽ rút lại
thành một Điểm Quái hay Điểm Dị (singularity); và Một
khi lực nén và khối lượng đến đỉnh điểm vô lượng
vô biên quy hợp thành Điểm Dị ấy thì sẽ có sự nổ bùng. Đó là hiện tượng vụ nổ “Big Bang” hay một hình
thức tái tạo hay tái sinh tương tự khởi đầu để bung ra
thành vũ trụ hôm nay. Hình tượng chuyển hóa vũ trụ
ấy chỉ xin nêu ở đây như một sự minh họa rằng, con người
vừa sinh ra đã mang trong mình lực sống và lực chết thì
mỗi tế bào trong vũ trụ cũng đều mang lực đẩy và lực
hút. Cứ như thế, vũ trụ không bao giờ chết và “Big
Bang” cũng như Điểm Dị sẽ lập đi lập lại hoài không có điểm khởi đầu và kết thúc; từ vô thủy đến
vô chung. Trong mỗi tế bào vạn vật đều có mang đầy
đủ yếu tính của một tiểu vũ trụ xuất phát từ một
đại vũ trụ đã quy hồi tận cùng vào điểm dị của tự
thể đầu tiên và cuối cùng. Không gian vô tận, thời gian
vô cùng.
Phật
giáo càng ngày càng được giới thức giả phương Tây chú
ý và các nhà tâm lý Mỹ xem là một khoa học tâm linh có thể
dùng phương pháp thiền định để trị liệu những chứng
thần kinh và tâm bệnh. Nhưng tùy theo điểm đứng và
cách nhìn mà mỗi nhân vật tự tìm thấy nơi suối nguồn
Phật giáo một giá trị riêng. Có người xem đạo Phật
như một hệ thống triết lý. Có người xem đạo Phật như
một thái độ sống tĩnh lặng, nhu hòa và an lạc. Có người
xem đạo Phật như một phương pháp luận về triết lý khoa
học. Có người xem đạo Phật như tín lý thờ cúng,
cầu an, cầu phước, cầu siêu cho linh hồn được giải thoát. Có người xem đạo Phật là một tôn giáo. Thậm chí, còn có người cho đạo Phật là một tín lý duy
vật, vô thần. Tất cả họ đều có sự xác tín, vì
thật ra, Đạo Phật là một hiện hữu mang đủ yếu tính
của tất cả những khuynh hướng đó. Nhưng nếu chỉ
tách bạch đạo Phật ra từng lối rẽ như thế thì khác nào
tách một bông sen ra cánh, ra gương, ra nhụy, ra cành! Những phần đó cũng từ hoa sen nhưng chẳng phải là hoa sen.
Tại
các xã hội Âu Mỹ ngày nay, cộng đồng tôn giáo và các tổ
chức tâm linh thế giới càng ngày càng tìm cách tiếp cận
và thông hiểu Phật giáo nhiều hơn.
Trong mùa Phật Đản và Vu Lan năm nay, Phật giáo nhận được một “món quà Bát Nhã" tượng trưng đầy ý nghĩa từ những tâm hồn tôn giáo và thiện hữu thế giới. Món quà mang tính tượng trưng vì “sự kiện” được thông có thể chỉ là một thiện ý mang tính quan niệm hơn là dữ kiện. Tuy nhiên, món quà bát nhã là món quà tâm không: Người cho cũng là người nhận, nên sự đồng cảm không còn phân biệt ta với người hay người với ta. Món quà Bát Nhã cũng như “Kim Cang vô tự thị chân kinh” – Kim Cang kinh thật là kinh không lời – Cho dẫu có thật hay tin đồn thì vẫn quy về một mối là Tin Không hay không tin thì cũng chẳng có gì đáng phân biệt như đóa sen và nụ cười Ca Diếp, tưởng như hai đối thể nhưng cội nguồn là một. Trong ta có người, trong người có ta nên không còn “viễn ly điên đảo mộng tưởng!” làm chi cho mỏi mệt.
Những thông tin trong môi trường truyền thông đại chúng ngày nay có quá nhiều dạng thức, nhưng căn bản vẫn nằm dưới ba hình thái: Ý kiến (opinion), suy luận (inference) và dữ kiện (fact). Nhưng trên thực tế thì ba hình thức nầy vẫn thường bị xen lẫn hay pha trộn với nhau.
Vào ngày 15-7-2009, báo chí đưa tin rằng, tại Geneve, Thụy Sĩ, Liên Hội Thăng Tiến Tôn Giáo và Tâm Linh Quốc Tế (International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality – Viết tắt là: ICARUS) đã bầu chọn Phật giáo là tôn giáo được tặng giải thưởng mang tên là Tôn Giáo An Lạc Nhất Thế Giới (Best Religion in the World). Chữ “best” rất khó dịch trong trường hợp nầy. Best là nhất, là hàng đầu, là trội hẳn hơn tất cả. Nhưng với đạo Phật thì tâm phân biệt nhất, nhì… chẳng có một ý nghĩa nào cả như theo quan niệm đời thường. Nếu còn động tâm thỏa mãn với thế đứng trên dưới thì sẽ trở thành “phi Phật giáo” mất rồi; dẫu rằng, bản chất hòa bình, an lạc của đạo Phật là nét trội bật hơn cả so với các tôn giáo khác trên thế giới. Cũng theo bản tin được loan truyền rộng rãi trên môi trường truyền thông thì ICARUS quy tụ hơn 200 nhà lãnh đạo tôn giáo và tổ chức tâm linh khắp nơi trên thế giới. Họ đã cân nhắc chọn ra một danh sách 38 tôn giáo và tổ chức tâm linh lớn nhất của thế giới để bầu. Tiêu chuẩn của giải thưởng là: (1) Có đường lối hành đạo không bạo động, (2) thể hiện tình thương không phân biệt, (3) góp phần bảo vệ môi trường sống, (3) tôn trọng tính nhân bản, (4) nâng cao giá trị trí tuệ và tinh thần. Và, có lẽ đây cũng chỉ là những nét chung chung của mọi tôn giáo. Nhưng Phật giáo ghi được dấu ấn đậm nhất về đường lối hành đạo hiếu hòa, không bạo động.
Đại diện lãnh đạo của các tôn giáo lớn như Thiên Chúa giáo (linh mục Ted O’Shaughnessy), Hồi giáo (giáo sĩ Tal Bin Wassad), Do Thái giáo (tu sĩ Rabbi Shmuel Wasserstein)… đều phát biểu tương tự rằng, họ là người chí thành với tôn giáo của họ và coi tôn giáo riêng của họ mới là thiêng liêng vào bậc nhất của thế giới, nhưng chỉ có duy nhất Phật giáo là trong suốt lịch sử hành đạo chưa bao giờ nhân danh đạo Phật để bắn ra một viên đạn hay thực hành bạo động. Ông Hans Groehlichen, chủ tịch ICARUS đã phát biểu: “Phật giáo thắng giải tôi không có gì ngạc nhiên cả, mặc dầu đại diện Phật giáo trong tổ chức này chiếm một tỷ số rất nhỏ.”
Điều thú vị là giải thưởng không biết trao cho ai. Nhà sư Miến Điện Bhante Ghurata Hanta được mời làm đại diện nhận giải thưởng cho Phật giáo đã khiêm cung trả lời: “Tôi rất cảm kích với sự ghi nhận và tặng thưởng nầy dành cho đạo Phật. Nhưng chúng tôi xin trao giải thưởng nầy cho toàn thể mọi người vì mỗi chúng sinh đều có Phật tánh trong mình.”
Phải khách quan để nhận định rằng, các tôn giáo lớn trên thế giới có số lượng tín đồ, cơ sở vật chất, địa bàn hoạt động, tinh thần năng nỗ xông xáo trong việc truyền giáo phong phú hơn Phật giáo rất nhiều. Nhưng tinh thần từ bi hỷ xả, bất bạo động của họ trong quá trình hành đạo, khó có tôn giáo hay tổ chức tâm linh nào vượt qua Phật giáo.
Ngay
sau khi tin nầy trích từ Tribune de Geneve (Linda Moulin) được
loan ra rộng rãi trên hệ thống các mạng lưới truyền thông,
hàng triệu người đã theo dõi và tham gia bình luận. Người thì cho rằng đây là “Tin Vịt”
(Hoax); kẻ lại cho rằng đây là tin thật. Chỉ
trong vòng 2 tuần sau khi bản tin tung ra, đã có trên một triệu
người theo dõi và bình luận (Asiana Weekly, VII, 2009). Khen chê, đồng ý hay bất đồng là tâm lý thường tình ở
đâu và đời nào cũng có cả. Nhưng chưa có ý kiến
nào phủ nhận tinh thần hỷ xả, bất bạo động của Phật
giáo xưa nay. Điều thú vị là tin đưa ra như gây được
một “cảm hứng tâm linh” làm cho rất nhiều người xưa
nay không hề để ý, nay lại năng nỗ tìm hiểu Phật giáo. Chữ “best”, như trình bày ở trên, đã làm động tâm nhiều
người vì đức tin tôn giáo là một cảm nhận hoàn toàn chủ
quan. Tất nhiên, ai cũng cho hệ thống tín lý của tôn
giáo mình là bậc nhất họ mới theo. Bởi vậy, hầu
như tất cả tu sĩ và tín đồ Phật giáo đều cảm kích trước
cảm tình của những người bạn lành – những người đã
tham gia bình luận trên mạng lưới thông tin – đã dành cho
Phật giáo. Nhưng khì nói đến “giải thưởng” không
ai là người muốn hay dám nhận rằng, mình hay tôn giáo mình
đứng ở một thứ bậc cao thấp nào ở trần gian nầy cả.
Thêm
được một bàn tay thân ái mở rộng đón chào là thêm được
một niềm vui cho suối nguồn an lạc. Mùa Phật Đản và Vu
Lan năm nay, người Phật tử và thiện hữu bốn phương dẫu
có nhận hay không món quà tinh thần – một món quà Bát Nhã
– thì vẫn chung nở một nụ cười hoan hỷ, hòa ái cho chính
mình, cho bè bạn và thế giới quanh mình.
Trần
Kiêm Đoàn
Sacramento,
mùa Vu Lan 2009
TÔN GIÁO TỐT NHẤT TRÊN THẾ GIỚI Geneva, Thụy Sỹ --- Tổ chức Liên minh Quốc tế vì sự Tiến bộ của Tôn giáo và Tâm linh [International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality (ICARUS)] có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ đã trao giải “Tôn giáo Tốt nhất trên Thế giới” (The Best Religion in the World) năm 2009 cho cộng đồng Phật giáo. Giải
thưởng đặc biệt này được biểu quyết bởi ánh sáng trí
tuệ tâm linh (the spiritual spectrum) của hơn 200 lãnh đạo tôn
giáo đến từ khắp nơi (trên thế giới) trong một hội nghị
bàn tròn quốc tế. Điều kỳ thú đáng quan tâm chú ý là
phần đông các lãnh đạo tôn giáo đã biểu quyết cho đạo
Phật thay vì biểu quyết cho chính tôn giáo họ mặc dù trên
thực tế các Phật tử chỉ chiếm thiểu số không đáng kể
trong số hội viên của Tổ chức Liên minh Quốc tế vì sự
Tiến bộ của Tôn giáo và Tâm linh (ICARUS) PHẬT GIÁO ĐƯỢC
CÔNG NHẬN
Qua giải thưởng Leading Figure hằng năm về nhân vật tôn giáo đã đóng góp cho nhân loại và hòa bình, Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh đóng tại Geneva, Thụy Sĩ (ICARUS) đã quyết định bầu chọn và trao tặng một giải thưởng đặc biệt năm nay cho cộng đồng Phật giáo Hans Groehlichen, chủ tịch Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) đã phát biểu trong hội thảo vào ngày thứ hai vừa qua: “Chúng tôi đã tổ chức nghiên cứu theo mạng rada, đồng thời tổ chức của chúng tôi đánh giá trên một tinh thần công bằng về những giá trị truyền thống. Chúng tôi đã trải qua phân tích từng tôn giáo để bình chọn và trao giải thưởng cho một tôn giáo vĩ đại nhất thế giới (Best Religion in the World). Qua đó chúng ta cổ vũ và khuyến khích những nhà lãnh đạo tôn giáo khác thấy được những ích lợi trong việc thực hành hạnh từ bi.” Groehlichen cho biết rằng giải thưởng được thông qua do một hội đồng quốc tế hơn 200 nhà lãnh đạo tôn giáo làm việc và đánh giá từng phần tâm linh về một tôn giáo. Ông nói: “Thật là tuyệt vời khi chúng tôi cùng đưa ra một tiêu chuẩn, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã bình chọn Phật giáo. Phật giáo thực sự chỉ là một số ít trong hội đồng của chúng tôi, nhưng tôn giáo của họ thật tuyệt vời, hoàn toàn hấp dẫn và họ đã xứng đánh nhận được giải thưởng vinh dự này.” Tiêu chuẩn bao gồm nhiều mặt chẳng hạn như đề cao giá trị con người và hòa bình, lòng từ bi và ý nghĩa của tinh thần không phân biệt, khuyến khích bảo tồn thiên nhiên. Ông Groehlichen nói tiếp: “Một thông điệp lớn nhất cho chúng tôi là Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) thành lập vì tâm linh và nhân loại, mang thông điệp bất bạo động (non-violence) dâng hiến cho xã hội. Một chìa khóa giải đáp cho chúng tôi trong tiến trình bình chọn là một tôn giáo đích thực phải thực hành bất bạo động.” Khi đề ra phương hướng tiến hành bình chọn cho các thành viên trong hội đồng bình chọn, Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) đã nghiên cứu 38 tôn giáo khác nhau trên toàn cầu, đưa ra tiêu chuẩn, sự cống hiến của một tôn giáo, triết học, và vai trò tôn giáo trong lãnh vực điều hành và phúc lợi. Trưởng ban nghiên cứu của Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS), ông Jonna Hult nhận xét: “Quả thật không ngạc nhiên với tôi khi Phật giáo là đại biểu xứng đáng danh hiệu Tôn Giáo Tuyệt Vời Nhất Toàn Cầu (Best Religion in the World), bởi vì chúng tôi đã tìm thấy Phật giáo truyền bá không bao giờ có sự can thiệp của vũ lực, ngược lại những tôn giáo khác dường như đi qua xa với tinh thần bất bạo động. Chúng tôi thật sự có một ấn tượng sâu sắc khi nhận ra được trong lịch sử Phật giáo chưa bao giờ dùng vũ lực bạo động. Người Phật tử thực hành những gì mà họ nói, cái mà chúng tôi không thể chứng minh được ở những truyền thống tâm linh khác.” Ít nhất một trong số thành viên theo đạo Công giáo đại diện để nói về quan điểm này đối với Phật giáo. Cha Ted O'Shaughnessy nói từ Belfast: “Tôi theo giáo hội Thiên Chúa giáo, nhưng cứ làm tôi khó xử đó là chúng tôi đã thực sự nói về tình thương trong kinh thánh hay chưa, rồi cho đó là ý Chúa khi đến giết người khác. Với lí do này, tôi đã bình chọn Phật giáo bằng lương tri của mình.” Giáo sĩ Tal Bin Wassad của Hồi giáo ở Pakistan đã đồng ý và nói, được thông ngôn dịch rằng: “Tôi theo Hồi giáo, tôi có thể biết được sự truyền giáo có mặt của sự giận dữ và đổ máu thành sông nhiều hơn là tình thương. Phật giáo ngăn ngừa được điều đó.” Bin Wassad, một thành viên bình chọn trong hội đồng ICARUS thuộc cộng đồng Hồi giáo ở Pakistan nói thêm: “Thực sự, tôi có rất nhiều người bạn theo Phật giáo.” Và Rabbi Shmuel Wasserstein đến từ Jerusalem đã phát biểu: “Dĩ nhiên, tôi yêu đạo Do Thái, và tôi nghĩ Phật giáo là một tôn giáo vĩ đại nhất thế giới. Nói với danh dự, tôi đang tu tập theo phương pháp Thiền Minh Sát của Phật giáo hằng ngày trước khi làm lễ cầu nguyện minyan (lễ cầu nguyện hằng ngày của đạo Do Thái) từ năm 1993. Vì thế tôi đồng ý với quý vị như thế.” Groehlichen đã tuyên bố rằng kế hoạch bình chọn giải thưởng cho Phật giáo là tôn giáo vĩ đại nhất thế giới đã công bố và thông báo cho các nhà lãnh đạo và cộng đồng Phật giáo. Tuy nhiên vẫn con một trở ngại, ông nói: “Trên cơ bản, chúng tôi chưa tìm ra vị lãnh tụ Phật giáo nào để trao giải thưởng.” Groehlichen hứa sẽ sớm công bố sớm vào thứ ba tới. “Tất cả tín đồ đạo Phật đều nói rằng họ không xứng đáng để nhận lấy phần thưởng,” Groehlichen giải thích với một tính cách ngay thẳng, ông tiếp: “Lập trường của Phật giáo, họ luôn cho rằng tôn giáo mà họ theo là một giáo lí thực nghiệm chứ không phải một tôn giáo. Nhưng chân lí vẫn bất di bất dịch, với sự thật này chúng tôi công nhận triết học và sự cống hiến của họ là tuyệt vời nhất thế giới và trọng yếu nhất trong sự thách thức và đối mặt với những kỉ nguyên về sau của mỗi cá nhân và con người trên hành tinh của chúng ta.” Khi được hỏi lý do tại sao các cộng đồng Phật giáo Miến Điện từ chối giải thưởng, Sư Bhante Ghurata Hanta cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn đối với sự công nhận của quý vị, nhưng chúng tôi nhường giải thưởng này cho tất cả nhân loại, cho Phật tánh nằm trong mỗi người chúng ta.” Groehlichen trân trọng nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thỉnh cầu cho đến khi chúng tôi tìm thấy một vị trong cộng đồng Phật giáo tiếp nhận giải thưởng. Chúng tôi sẽ cho các bạn biết khi nào chúng tôi hoàn thành.” Thiện
Hữu dịch, từ http://blog.beliefnet.com
|
From: Budsas <budsas@arach.net.au>
To:budsas910@yahoo.com
Kính
thưa quý vị,
Trong
tháng 7 vừa qua, trên Internet có truyền tải 1 bản tin cho rằng
hội ICARUS ở Geneve, Thụy Sĩ, đã bầu chọn Phật Giáo là
một tôn giáo tốt đẹp nhất thế giới (The best religion in
the world). Bản tin nầy đã được nhiều trang web PG loan truyền
rộng rãi, và đã được dịch ra tiếng Việt, đăng tại:http://www.thuvienhoasen.org/vulan-111.htm
Đây
là bản tin vịt, một loại "hoax" thường xảy ra trên Internet.
Không có tổ chức nào tên là ICARUS tại Thụy Sĩ, không có
người nào tên là Jonna Hult hay Groehlichen, chủ tịch ICARUS,
mà cũng không có vị sư Miến Điện nào tên là Bhante Ghurata
Hanta, ...
Dưới
đây là 1 bài bình luận ngắn về bản tin vịt nầy, của
Đại đức Dhammika (tác giả tập sách "Good Question, Good Answer"
- Khéo Vấn, Khéo Đáp).
Kính
Binh
Anson - BuddhaSasana website
*
www.budsas.110mb.com
* www.zencomp.com/greatwisdom
* www.buddhanet.net/budsas
* www.budsas.org
Buddhism
Is Best – A Hoax
Bhikkhu
Dhammika
http://sdhammika.blogspot.com/2009_07_01_archive.html
Over the last few days I have received about 35 messages, mainly from friends and acquaintances but also from a few people unknown to me, informing me that Buddhism has been voted the best religion in the world. I opened the first of these messages which had a link which I didn’t bother to open. I deleted all the other messages without opening. It must be the way I was bought up or something, but my first reaction of hearing this news was to think ‘By who?’ and my second was ‘Best for what?’ To me a statement like ‘Buddhism is the best religion in the world’ is on a par with statements like ‘Men smoke Drum’, ‘Prayer never fails’ or ‘Choice of a new generation’, i.e. it’s meaningless. And even if it were made as a result of a survey of religious leaders (and I couldn’t imagine Islamic, Jewish, Hindu or Christian leaders voting for such an idea. After all, if they believed that, they wouldn’t be Muslims, Jews, Hindus or Christians) it wouldn’t particularly move me one way or another. I’m a Buddhist because I have found the Dhamma to be a complete, humane, convincing and practical philosophy of life that suits my disposition and needs perfectly, not because it won a straw poll. And even if 500 Nobel Prize winners voted it the worst religion in the world that wouldn’t shake my conviction one millimetre.
This morning I received two messages headed ‘Buddhism Best A Hoax’ and these I did open and read and got the full story. Apparently, this ‘Buddhism is Best’ claim was supposedly issued by a ‘Geneva-based’ organization called the International Coalition for the Advancement of Religion and Spirituality (ICARUS). God! A name like that should have been enough to make anyone suspicious. You know the old adage ‘the bigger the name the smaller the group’. And if not that, then ‘Geneva-based’. Geneva? Isn’t that where all those shady banks operate out of? So now the word on the street is that the ICARUS doesn’t exits, that no vote was taken and that the whole thing is a hoax.
I wonder how many Buddhists got caught out?
Bhikkhu
Dhammika
21
July 2009
Source: thuvienhoasen