Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tự tánh Di Đà

24 Tháng Mười 201100:00(Xem: 15267)
Tự tánh Di Đà

TỰ TÁNH DI ĐÀ

Minh Mẫn

blankTất cả kinh điển Phật giáo nói chung và kinh điển Phật giáo Bắc truyền nói riêng, đều xoay quanh vấn đề sống và chết, nhất là Phật giáo Tây Tạng, để mở ra con đường giải thoát. Sống như thế nào để hiện tại được an lạc, hạnh phúc và chuẩn bị cho cái chết tốt đẹp, chết như thế nào cho cuộc sống tương lai thanh thoát nếu không nói là được giải thoát.

Sự diễn dịch của kinh điển đều hướng hành giả đi vào chọn lựa cách sốngrèn luyện thân tâm. Nhất là kinh tạng Bắc truyền chứa đựng triết lý uyên thâm dưới dạng truyền tích. Thêm vào đó là những luận giải của chư tổ, các hành giả, học giảthiện tri thức giúp cho nội dung kinh điển thêm phần sáng tỏ.

 

Kinh điển Bắc truyền, trên cơ sở Nikaya, sau 6 thế kỷ, triển khai sâu rộng qua nhiều triết luận và pháp hành, đến độ diện mạo nguyên thủy không còn nhận dạng rõ nét. Nhưng tinh túy vẫn không xa tôn chi của Tam pháp ấn. Nhờ thế, Phật giáo Bắc truyền đã lan tỏa sâu rộng hơn Phật giáo Nam truyền, cũng từ đó, tinh thần “Phật giáo phát triển” thấm sâu vào mọi sinh hoạt xã hội châu Á: – âm nhạc - hội họa – kịch nghệ - phim ảnh – chính trị - văn hóa – tập quán – ngoại giao…. Riêng pháp hành cũng đa dạng. Mỗi thời đại, tùy căn cơ tín chúng mà chư tổ triển khai một pháp môn tương thích. Khi Phật giáo Trung Hoa bàng bạc pháp môn Tịnh độ, chốn già lam gắn kết với nông nghiệp, việc trì bình khất thực không còn thích ứng; Từ vua quan đến thứ dân quen nghe đến việc hành thiện cầu phước, việc tạo tượng xây chùa đúc chuông là tiêu điểm để lập công bồi đức thì việc hướng nội tham thiền trở nên xa lạ, dành cho những bậc thượng căn trí tuệ. Từ đó, có sự phân cách giữa hành trạng tu tịnh và hành thiền, cứ như hai lãnh vực nầy không liên quan đến nhau. Do vậy, khi Bồ Đề Đạt Ma đặt chân đến Trung Hoa, phủ nhận việc tạo 72 cảnh chùa của Lương Võ Đế thuộc về công đức, liền bị nhà vua xem Ngài là bọn ngoại đạo, vì không tương thích với truyền thống Phật giáo bản địa chứng tỏ vua chưa hiều giữa phước đức và công đức, cũng có nghĩa Phật giáo lúc bấy giờ chú hướng đến ngoại tướng và cầu phước báu nhiều hơn chiều sâu của con đường giải thoát.

Sau kỷ nguyên Bồ Đề Đạt Ma, chư tổ triển khai Thiền phái qua nhiều dạng thức: Tổ sư thiền - khẩu đầu thiềncông ánđại thừa thiềntối thượng thừa thiền – phản văn văn tự tánh – nhĩ căn viên thông, một số giòng phái như Liễu Quán, Thiên Thai, Trúc Lâm, Thảo Đường… và hiện nay có “Tri vọng chỉ vọng” – “Hiện pháp lạc trú” của những Thiền sư đương đại. Một số cố chấp kinh văn, xem những loại Thiền tự phát đều là ngoại giáo, bởi lẽ không có sự miên tục bắt nguồn từ khởi thủy nhưng quên rằng: Thế gian pháp tức Phật phápvô lượng pháp môn tu. Nghĩa là bất cứ pháp môn nào hiện tại, đưa hành giả đến an lạctrí tuệlòng từ phát triển đều là chánh pháp. Giáo lý Bắc truyền linh động uyển chuyển tùy đối cơsanh pháp. Nếu chỉ duy nhất “Minh sát tuệ” thì làm gì có “Tu Bụi” ra đời làm gì có trạng thái “Thỏng tay vào chợ” !

Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng, làm điểm tựa cho niềm tin quảng đại quần chúng. Thế nhưng, lý tánh của A Di Đà vẫn biểu thị tự tánh trong mỗi chúng sanh, đó là tự tánh hay còn gọi là Pháp thân Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang. Tử Thư Tây Tạng đi sâu vào chi tiết qua từng trạng thái cỏi trung giới khi mà thần thức chưa quyết định việc tái sanh. Một vị thầy hướng dẫn linh thức trải qua những kinh nghiệm về bardo, cho đến khi linh thức rơi vào tình trạng vô thức, bấy giờ ánh quang minh tự tánh xuất hiện. Có nghĩa trong mọi linh thức đều ẩn tàng ánh sáng chơn như. Tùy ánh sáng trong đục, mờ tỏ mà thần thức đầu thai vào cảnh giới đó. Ai Cập cũng có nói về Tử Thư, nhưng không chuyên sâu như Tạng Thư. Bằnh kinh nghiệm và kỷ thuật hướng linh, một Guru có thể chuyển linh thức vượt thoát Tam giới.

1/ Hiện tượng lâm sàng: Y khoa ngày nay không còn lạ về hiện tượng chết lâm sàng. Người chuyên môn ngành y bảo đó là trạng thái giữa sống và chết. Trạng thái lâm sàng như thế, có thể vài giờ, vài ngày, thỉnh thoảng có những trường hơp hy hữu, người chết nhiều năm sống lại, trạng thái đó coi là hôn mê. Thường những cảnh trạng như thế người ta đo thân nhiệt, xác định điện tâm đồ ngưng họat động, riêng điện não đồ còn chút dấu hiệu yếu ớt chập chờn. Quyết định cuối cùng của y học, xác định một người thật sự chết là lúc toàn bộ cơ năng không còn hoạt động. Nhưng khoa học vẫn chưa giải thích được một người chết lâm sàng, sau khi sống lại, diễn tả những cảnh tượng khi thần thức lìa khỏi xác; có thể họ bảo đó là trạng thái ảo giác mà người chết nhìn thấy từ thế giới bên kia, nhưng làm sao giải thích cái thấy của nạn nhân những hoạt cảnh trong bệnh viện, nơi thân thể nạn nhân đang nằm, các y bác sĩ và những gì diễn ra chung quanh lúc nạn nhân vẫn còn hôn mê. Khoa học chưa giải thích được mặc dù hiện tượng chết lâm sàng đã có từ ngàn xưa. Về lãnh vực tâm linh, nhất là đối với tôn giáo cổ Ai cập cũng như Tây Tạng, chúng không phải là vấn đề xa lạ thiếu kiểm soát. Điều chúng ta muốn đề cập đến không phải vấn đề hồi sinh hay hồi dương, mà là trạng thức khi thần khí ra khỏi xác.

2/ Ánh sáng cuối đường hầm: Một số trường hợp chết lâm sàng, thường thấy mình chui qua đường hầm hẹp và tối đen, sau đó bềnh bồng trong không gian mênh mông hoặc vụt đi với một tốc độ kinh hãi không thấy đâu bờ bến. Một số vừa thoát khỏi đường hầm, gặp những người thân quen đã chết trước hoặc gặp cảnh trí tươi mát thanh thản. Cũng có người vừa thoát con đuòng hầm hẹp tăm tối, ra đến vùng sáng chói chang hoặc êm dịu. Những dạng hồi sinh như thế đều bị tác động tâm lý và thay đổi tính tình, cư xử tốt hơn, cuộc sống an phậnđạo đức hơn. Nơi đây, chú ý đến hai dạng hồi sinh, một, qua vùng tăm tối, gặp cảnh vật hoặc người thân quen, sống lại sẽ biết chan hòa hơn, hướng nội và có đức tin thầm lặng. Dạng khác, người hồi sinh sẽ phát kiến nhiều hiểu biết hơn, trí tuệ khác thường hoặc có năng khiếu đặc biệt nếu không rút mình vào ốc đảo tự thân để chiêm nghiệm thể nghiệm tâm linh sau khi trở lại từ vùng ánh sáng.

Dĩ nhiên một linh thức mang nặng ác nghiệp, khi xuất ra khỏi thân thể, khó mà nhận được ánh sáng ngay. Nghĩa là ánh sáng tự tâm bị ác nghiệp che khuất, vì trường năng lượng nhuốm màu ô trược đen tối bao phủ. Ánh sáng tâm thức tỏa sáng được gọi là hào quang. Ánh sáng đó, trường năng lượng đó mang điện tích âm, được duy trì bởi một phần tâm thứctín ngưỡng nhân gian gọi là vía, đây không phải là linh hồn. Thần thức gồm cả vía và phách. Vía nằm giữa Thần và Phách, Phách là âm tính của Thức. Đây là cái nhìn của Đạo học. Riêng Phật giáo, không chủ hướng đến Phách và Vía. Thần khí là dạng năng lượng của tâm thức. Tâm thức tồn tại thì sự sống tồn tại, sự sống tồn tại nhờ năng lượng vật chất sản sanh huyết và khí. Huyết là dạng vật chất thô, Khí là dạng năng lượng vi tế. Khí sung thì Thần mãn, Thần khí sung túc thì trí tuệ phát sinh. Năng lượng có hai dạng, một, từ vật chất phát sanh, hai từ năng lượng ngoại biên hỗ trợ tác thành. Do tiếp nhậntiêu hóa vật chất trược thì sản sanh năng lượng ô trược, khó tiến hóa, có khuynh hướng xấu. Tiếp nhậntiêu hóa vật chất thanh như thực vật dương tính thì thanh khí phát triển, tâm hồn trong sáng, có khuynh hướng đạo đứclòng từ ái dồi dào. Tuy nhiên, tâm chủ đạo, nếu được rèn luyện hoặc tu tập, tâm có thể tác động đến khí huyết, phát sanh một trường năng lượng trong sáng, tột đỉnh của trường năng lượng sinh học của chư Phật, chư Thánh là trí tuệ phát quang. Đạo gia chú trọng luyện tinh để hóa Khí, luyện Khí để hóa Thần, luyện Thần để huờn Hư, Hư đây là chân tánh, là Tuệ tri. Ánh sáng của trí tuệ và ánh sáng của năng lượng sinh học khác nhau. Ánh sáng bức xạ của trường năng lượng vật chất thuộc loại vô cơ. Ánh sáng tâm thức hay năng lượng nghiệp thức thuộc loại hữu cơ. Thần thức lìa khỏi xác dù tạm thời hay vĩnh viễn đều mang theo năng lượng hữu cơ và vô cơ. Năng lượng vô cơ tồn tại trong một thời gian ngắn nếu thân xác có thể hồi sinh. Khi thân xác hoàn toàn mất sự liên kết với thần thức thì năng lượng vô cơ chan hòa vào vũ trụ, năng lượng hữu cơ tiếp tục đi theo sự dẫn dắt của nghiệp lực đối với một thần thức bình thường. Năng lượng hữu cơ của một bậc cực thiện sẽ là tuệ giác. Ánh sáng trí tuệ đó tồn tại vĩnh viễn, phủ trùm khắp không biên giới. Chư Phật, chư Bồ Tát Thánh Tăng là ánh sáng tuyệt đối của một tâm thức toàn giác. Đó là Pháp thân Vô Lượng Quang.

Yoga, Tiên gia, Đạo học, huyền linh thần bí học, Cao Đài Tiên giáo và những phép luyện công đều tiến đến đẳng cấp thăng hoa tâm linh. Bởi Đạo Học Đông phương quan niệm “Nhất Bản tán vạn thù” theo thuật ngữ Phật giáo khởi niệm “vô minh sanh ra vạn pháp”, nghĩa là từ một gốc mà sanh ra vạn loại, muốn quy về nguồn cội, “vạn thù phải quy nhất bản”, tức là vạn pháp khởi xuất từ vô minh, phải quy về vô minh để hóa giải vạn pháp. Nhưng khi quy về “Nhất Bản” rồi thì “Nhất quy hà xứ”? Cái một sẽ về đâu? Đây là vấn đề mà hầu hết các bộ môn huyền linh tâm pháp cố gắng lập thành từng bước hóa giải. Đạo gia dụng tâm chuyển hóa kinh mạch lạc, bằng cách luyện đơn, kết Thánh thai với phương thưc phổ dụng là “Thủy hỏa ký tế” hoặc “Tiểu châu Thiên” hòa nhập với “Đại châu Thiên”; Yoga cũng kết hợp âm dương như khí công. Cổ thư Bà La Môn giáo tương thích là Atman và Bhraman. Tiểu ngã trở về hòa hợp với Đại ngã. Dĩ nhiên bộ phái như thế đều có pháp hành và quá trình trãi nghiệm cùng thể nghiệm. Trong khi đó, Kito giáo phổ truyền thì sau khi lìa đời, trở về hầu cạnh chúa nơi Thiên quốc mà không trao cho tín hữu chìa khóa của bí pháp rèn luyện thân tâm, hoặc kết hợp cùng Chúa làm một. Tuy nhiên, một số rất ít Giám mục tiếp cận được bí pháp bế quan để hòa nhập cùng Thánh thể là chuyện ngoại lệ do có duyên gặp những bí pháp từ các chân sư trao truyền. Yoga từ Hatha cho đến Raja trãi qua 11 cấp, nghĩa là từ loại thể dục đến hoạt dụng tâm linh đưa đến giải thoát đều theo một chuẩn mực nhất định, chuyển hóa thể chất đến tâm linh một cách nhịp nhàng:

1- HathaYoga.
2- KarmaYoga.
3- JnanaYoga.
4- BhaktiYoga.
5- LayaYoga.
6- MantraYoga.
7- KriyaYoga.
8- ShivaYoga.
9- YantraYoga.
10- MudraYoga.
11- RajaYoga

Điểm gặp gỡ chung giữa các pháp thuật của Tôn giáo Phương Đông như Lão gia, Tiên Thiên Đại Đạo, một bộ phận của Yoga và mật pháp Ấn Tạng, đều lấy nội thể làm đối tượng tu luyện.

Những pháp cổ, truyền thống dùng Tam bửu nội thân (Tinh-Khí-Thần) để thăng tiến, thì vài thập niên của tiền bán thế kỷ 20, một số pháp môn được cải biên hoặc sáng tạo để đưa hành giả đến trình độ xuất hồn, đây không phải là pháp tối thắng để giải thoát, chỉ đáp ứng tính hiếu kỳ như một trò chơi tâm linh trong cõi tam giới. Lục tự Di Đàhồng danh của giáo chủ Tịnh Độ, thế mà vẫn có tông pháp kết hợp giữa Lục tự để luân chuyển qua các đại huyệt châu thân, họ gọi là “Pháp luân thường chuyển”, tuy vậy, vẫn có vị đắc pháp, phát huệ với pháp hành nầy. Thuật ngữ Yoga gọi các đại huyệt đó là luân xa (chakra). Võ thuật – y học Trung hoa gọi là đại huyệt. Những đám rối thái dương nầy có công năng thu – phát năng lượng để nuôi cơ thể, đạo thuật dùng nó để thăng tiến tâm linh. Luồng chơn khí luân lưu từ mạch nhâm qua mạch đốc vận sinh lực chạy dọc xương sống nuôi trí não. Các pháp thuật cũng dùng nguồn sinh lực đó chạy ngược từ luân xa 7 vòng xuống để xuất ra yết hầu hoặc kích thích kundalini bò theo cột sống khai mở huyệt bách hội thông qua tuyến tùng. Những vận hành pháp thuật đều có kết quả nhất định, nhất là chữa được bệnh thân và đem lại sức khỏe dồi dào, thế nhưng, theo nhà Phật, vẫn chưa thoát khỏi tam giới. Có những vị học lóm pháp thuật Đạo gia, lạm dụng “Khí Hải”, không biết chuyển hóa, lâu ngày tích khí phát cuồng dâm nộ, luôn hoang tưởng đạt được Thánh quả, hàng đêm lên cõi trời học pháp rồi đem xuống dạy cho trần gian, ai cũng biết đó là ma giới.

Tóm lại, cho dù bất cứ pháp hành nào cũng có một sở chứng nhất định trong cõi tam giới, đều mang thân ánh sáng của cảnh giới đắc pháp đó, loại ánh sáng như thế chưa phải Pháp thân thanh tịnh Vô lượng quang mà chỉ là vòng hào quang của năng lượng sinh học được nâng cấp. Cái tương thích giữa Yoga và Phật giáo trong quá trình tu dưỡng đều “phục vụ vô ngã” lợi thatự tâm phải diệt ngã. Tuyệt đỉnh Yoga là hòa nhập với Chân ngã, như một loại chân như Phật tánh. Vậy tiến trình chuyển hóa của Tự Tánh Di Đà là gì?

Theo Mật giáo, A Di Đàmật chú AMITA, Trí tánh của ngũ bộ Phật:

Tỳ Lô Giá Na Phật - A Súc Bệ Phật – Bảo Sanh PhậtA Di Đà PhậtBất Không Thành Tựu Phật. Đã là Trí tánh phải là ánh quang minh vĩnh hằng không giới hạn nên gọi là Vô Lượng Quang.

“Khi Đức Pháp Tạng Tỳ kheo đang hành trì tu tập, muốn thiết lập cõi Tịnh như chư Phật mười phương, xin thầy (Đức Thế Tự Tại Như Lai) chỉ giáo và hiện tướng 210 ức Phật độ, từ đó, ngài Pháp Tạng phát nguyện sẽ xây dựng một cảnh Tịnh Độ như chư Phật để giáo hóa hỗ trợ chúng sanh liễu sanh thoát tử, nương vào y báo của Ngài mà tiến tu đạo nghiệp giải thoát.”

Tạng là kho chứa, Pháp hữu vi lẫn vô vitâm hành. Hạnh nguyện tục đế để chuyển hướng đến chơn đế đều do tâm hành. Khác nhau tâm hành tục đế bị vô thường hoại diệt. Tâm hành chơn đế của bậc đại giác thoát khỏi vọng tưởng, mọi hiện tướngcông năng duy trì miên tục, vì thế ngoài Vô Lượng Quang còn là Vô Lượng Thọ. Một hành giả trong quá trình chuyển hóa ý thứ c- mạt na thức- a lại da thức- và năm thức trở thành: - Diệu Quan sát TríBình đẳng tánh tríĐại viên cảnh tríThành sở tác trí, là những diệu dụng để phổ hóa chúng sanh của một A la Hán, một Bồ Tát, một vị Phật. Hỷ-nộ-ái-ố-ai-lạc-dục được chuyển hóa thành bảy loại quý tính như sen mọc từ bùn nhơ. Thất giác chi phần là những vòng đai bảy lớp lưới giăng cây quý, không những biểu thị cảnh giới của Phật mà còn là cảnh giới của tâm thanh tịnh giải thoát hoàn toàn. Chấn động lực của tâm thức thanh khiết là sóng âm trang trí nhạc điểu. Một cõi Tịnh Vô Lượng Quang như thế đều được chư Phật mười phương tán dương hoan hỷ, cũng có nghĩa tâm giải thoát hoàn toàn thì vạn vật muôn loài trong không gian đều mang sắc màu tươi nhuận giải thoát. Vì vậy “Nhất thiết duy tâm tạo” trong cảnh giới huyền môn của Hoa Nghiêm xác định được “nhất đa tương dung” để minh chứng cảnh cực lạc có đủ mọi hiện tướng cõi tục nhưng bản chất phi tục khi ánh sáng tâm thức được chuyển hóa phủ trùm vô tuyến tính. Vậy hiểu thế nào khi Phật giáo không chấp nhận một linh hồn tồn tại? Cái gì hòa nhập với cõi Tịnh độ?

1/ Phải chăng có một linh hồn ? Khoa học ngày nay cũng như một số quan điểm thế tục đều chấp nhận một linh hồn trường cửu sau khi lìa khỏi xác. Phật giáo không thừa nhận như thế, nhưng tập khí nghiệp lực là một dạng sóng giao động. BS Camille Flammarion sau 60 năm nghiên cứu qua 4.800 bức thư, dùng pháp thực chứng khoa học, kết luận rằng ngoài xác thân còn có phần hồn mà mắt thường không nhìn thấy, ngoại trừ tần sóng giao động của người chết có cùng tần số giao động của người sống như các nhà ngoại cảm, họ mới thấy hoặc cảm nhận sự hiện hữu của thế giới vô hình. Tuy sự tồn tại hoàn toàn khác với thế giới vật chất, nhưng họ có khả năng tác động lên tâm thức của người sống để chúng ta cảm nhận được sự hiện hữu của họ sau khi thân xác đã chết.

Ánh sáng của một sinh động vật nói chung và của con người nói riêng, biểu lộ ra bên ngoài quanh thân thể, mang nhiều thông tin của sức khỏebệnh hoạn trong ngũ tạng. Cộng hưởng với tâm thức cho màu sáng tối thanh đục tùy tâm thức khởi niệm. Huyền bí học phương Tây gọi là thể phách. Khoa học gia người Nga, Semyon Kirlian chụp được phim, đặt tên là Bioplasmic energy. Nó lưu giữ những ký ức những tư tưởng của đương sự. Đông phương huyền học gọi nó là ngoại Khí, ngày nay gọi là năng lượng sinh học ngoại biên. Như thế, nó không phải là linh hồn, từ việc chẩn đoán bệnh qua ánh sáng đó, thầy thuốc chữa bằng y dược hoặc trường sinh học chữa bằng Nhân điện; cách chữa đó đã điều chỉnh, bổ sung từ trường nội tạng. Khác nhau cách chữa của Đông y là dùng dược liệu kết hợp ngũ hành âm dương trong thang thuốc Quân-Thần-Tá-Sứ. Trường sinh học nhân điện chữa theo khu vực trách nhiệm nội tạng. Mỗi đại huyệt phụ trách một cơ phận, ví dụ luân xa ba phụ trách vùng bụng, luân xa hai chịu tác động thận… Dĩ nhiên Đông y Tây y, pháp thuật, tôn giáo mỗi lãnh vực có một quan niệm khác nhau về bệnh lý nên việc chữa trị cũng khác nhau; như thế thể xác và linh hồn không thể là một. Linh hồn nào chịu trách nhiệm về bệnh thân? Nếu bệnh thân tùy thuộc vào quyết định của linh hồn thì phải trực tiếp chữa linh hồn mà không phải chỉ duy nhất chữa bệnh thân! Linh hồnsứ mạng gì với cơ thể con người? Khoa học thực dụng ngày nay, kể cả duy vật, không thể quyết đoán con người sống chỉ thuần vật chấtvật chất quyết định tất cả, nhưng khoa học vẫn chưa chứng minh sự hiện hữu của linh hồn mặc dù họ vẫn chấp nhận ngoài thể xác phải có một linh hồn. Họ mơ hồ hiểu rằng linh hồn là một dạng sóng có khả năng tồn tại biệt lập hoặc đôi khi tác động được thể chất của người sống nếu cùng tần số giao động.

Saint Augustine từng bảo: “Điều kỳ diệu xảy ra không ngược với tự nhiên mà chỉ ngược với cái ta biết trong tự nhiên”.

Một linh hồn thuần túy là một linh hồn, có chức năng điều khiển sự sống của một động vật, thì mỗi sinh vật là một ốc đảo tự cô lập, không hề có sự liên hệ nghiệp thức lẫn nhau mà Phật giáo gọi là cộng nghiệp. Thực tế cho thấy sự hiện hữu gần hay xa đối với một sinh vật đều ít nhiều có tính tương tác cộng đồng. Sự tương tác như thế không thể có một linh hồn độc lập của một cá thể độc lập. Và một linh hồn được tạo dựng sẳn như một khối cố định thì linh hồn đó không có khả năng chuyển đổi cũng như không có khả năng chịu trách nhiệm với việc làm chính mình. Các nhà tâm linh huyền bí đều nhận thức rất rõ về nhân và quả của một sinh động vật qua trường lực ánh sáng. Trường lực đó có thể tăng hoặc giảm, có thể tồn tại hoặc hủy diệt tự thể mà không do tác động bởi ngoại lực, như thế không thể xem nó là một linh hồn tồn tại độc lập. Năng lượng sóng từ của một sinh vật, khoa học vật lý gọi là viba. Khoa học có cái nhìn tiến bộ hơn khi xác định cấu tạo con người không chỉ đơn thuần bằng phân tử. Trường năng lượng bao phủ mọi thể chất của mọi sinh vật. Tùy theo lưu hoạt nội tại mà trường năng lượng lưu xuất ra ngoại biên. Thực vật lưu hoạt hạn chế, động vật hạ đẳng lưu hoạt bất định, con người văn minh lưu hoạt năng động hơn con người bộ tộc cổ xưa, và người trí xuất phát từ trường khác hẳn người chậm phát triển. Cũng thế, hành giả chuyên chính và cao cấp thì trường lực cũng phát triển rộng hơn người không tu luyện. Màu sắc trường năng lượng thông tin cho biết đẳng cấp tâm linh của một người và từ đó, chúng có thể thay đổi thăng tiến hoặc thụt lùi. Cái mà khoa học gọi là thế giới vật chất tĩnh, thực ra là dạng năng lượng cô đặc, hào quang hay ánh sáng sinh học là dạng năng lượng vi tế, tất cả đều là sóng, hạt sóng và sợi sóng. Sự tiến bộ của khoa học chế tạo ra điện não đồ, điện tâm đồ, và xa hơn nữa là thiết bị đo từ trường con người gọi là superconducting Quantum Interference Device (Thiết bị giao thoa lượng tử siêu dẫn) nghĩa là khoa học chỉ đo được xung lực điện trường phát ra từ con người mà chưa biết rõ gì về một linh hồn. Nhận thức, hiểu biết không phải là một linh hồn, đó chỉ là cái dụng của một tâm thức. Tâm thức không là linh hồn, nó là kết tinh từ nhiều tập khí, tập khí không phải là linh hồn, nó là thói quen thâm nhập bởi vô minh vọng niệm… Nói đúng ra, bẹ chuối không phải là thân cây chuối.

BS Leonard Ravitz trường đại học tổng hợp William and May xác định trường năng lượng giao động theo tâm lýnhận thức của mỗi người. Ông xác định thay đổi tư duy sẽ gây hiệu ứng tâm thể. Như vậy không thể có một linh hồn cố định bị tác động bởi bất cứ điều kiện nào. Bs Robert Becker cũng xác định hình thù và cường độ của hào quang con người thay đổi tùy thuộc tâm-sinh lý của con người.

Năm 1950, bs người Nga cũng tách bạch được yếu tính của trường năng lượng với cơ chế thể chất tĩnh: “trường năng lượng bioplasmic” gồm có ion-proton- và electron tự do khác biệt với trạng thái : rắn-dịch-khí và plasma của vật chất. Bioplasmic quá trình vận động chuyển hóa bởi hóa học trong té bào. Nhưng ông không nói đến sự liên hệ trực tiếp của chuyển đổi đó ảnh hưởng từ tâm thức, nói cách khác, có sự liên hệ chặt chẽ giữa tâm-sinh lý. (còn tiếp)

MINH MẪN

20/10/2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20387)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22272)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18730)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 26967)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 18669)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 19901)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 38030)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20097)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 28268)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 46274)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 15397)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10, 2010, Đại Lễ Thỉnh “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” đã được cử hành long trọng bằng xe hoa rước Phật và đoàn xe cung nghinh từ Tổ Đình Minh Đăng Quang...
(Xem: 65595)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 13705)
Đại Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Phật Ngọc Tại San Jose
(Xem: 18589)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 15519)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14553)
Chùa Bát Nhã long trọng tổ chức lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc từ 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên chùa.
(Xem: 18683)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 12605)
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ CUNG NGHINH VÀ CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI TỪ THỨ BẢY, NGÀY 6 ĐẾN THỨ HAI NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010
(Xem: 17623)
Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp.
(Xem: 25426)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 38671)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 17666)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 11216)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 18571)
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn gia hộ cho Đạo pháp được trường tồn. Thế giới được hòa bình. Chúng sanh được an lạc.
(Xem: 17381)
Lịch Trình Phật Ngọc 2010 - 2011
(Xem: 13185)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 13296)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17509)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 24275)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
(Xem: 12345)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13783)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 12968)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12872)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14143)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 14605)
Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràngthông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
(Xem: 21073)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 22577)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 29948)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 13848)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 18213)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 17031)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12604)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30701)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 22769)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 14606)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 12975)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12724)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 12491)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 13035)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 16296)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 15172)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 23810)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
(Xem: 16158)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 28950)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 20265)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
(Xem: 15542)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
(Xem: 37198)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 44999)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
(Xem: 36843)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant