Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Lâm Tế Nghĩa Huyền

23 Tháng Chín 201000:00(Xem: 16941)
Lâm Tế Nghĩa Huyền

Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay. Tại Nhật Bản hai tông Zen, tức Thiền tông, còn tồn tại đến naytông Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Ðộng (Nhật: Soto). Tại Việt Nam thì trừ vài chùa là thuộc tông Tào Ðộng còn lại đều thuộc tông Lâm Tế. Như vậy nói tới Thiền tông thì không thể không biết về đường lối tu hành do tổ Lâm Tế truyền lại.

Nếu kể dòng truyền thừa từ thời Lục tổ Huệ Năng (638-713), thì kế tiếpNam Nhạc Hoài Nhượng, Mã Tổ Ðạo Nhất, Bá Trượng Hoài Hải, Hoàng Bá Hy VậnLâm Tế Nghĩa Huyền. Như vậy là khoảng 150 năm sau Lục tổ, hoặc hơn 300 năm sau tổ Bồ Ðề Ðạt Ma, hạt giống Thiền tông được mang từ Ấn Ðộ qua gieo trồng tại Trung Hoa đã trở thành một cây cao lớn, tươi tốt. Thiền tông đã trở thành một tông phái mạnh mẽ trong mười tông của Phật giáo. Sau này vào khoảng thế kỷ 13 thì cây này bắt đầu trụi tại Trung Hoa, nhưng may nhờ có được truyền sang Nhật Bản từ thế kỷ thứ 10 nên cây này còn được tươi tốt cho đến ngày nay.

Cuộc đời
Tổ hiệu là Nghĩa Huyền, họ Hình quê ở Nam Hoa thuộc Tào Châu. Sử chỉ ghi tổ mất năm 866 (có tài liệu ghi là 867) mà không ghi rõ năm sanh, theo một số học giả thì tổ sanh khoảng 810 đến 815. Vì sau đó tổ trụ trì tại chùa Lâm Tế, nên sau này được gọi là Lâm Tế Nghĩa Huyền (Trung Hoa: Lin Chi I Hsuan, Nhật: Rinzai Gigen).

Hồi còn trẻ, sau khi thọ giới cụ túc, Lâm Tế nghiên cứu tinh tường giới luật, thâm hiểu kinh luận, nhưng Lâm Tế thường than: "Ðây là phương thuốc cứu đời, chưa phải yếu chỉ của giáo ngoại biệt truyền." Vì vậy Lâm Tế đi tham vấn các vị thiền sư để theo học Thiền tông. Lâm Tế tới hội của tổ Hoàng Bá Hy Vận (Tr.H: Huang Po Hsi Yuan, Nh: Obaku Kiun) và ở đó ba năm mà chưa tham hỏi gì. Có vị Thủ tọa khuyên Lâm Tế nên lên tham hỏi Hoàng Bá để hỏi về thế nào là đại ý Phật pháp. Ba lần lên gặp mà ngay khi chưa nói dứt lời đã bị Hoàng Bá đánh cả ba lần. Khi Lâm Tế thất vọng đến từ giã thì Hoàng Bá dặn đến gặp thiền sư Ðại Ngu (Tr.H: Ta Yu). 
Ðại Ngu hỏi: "Hoàng Bá có dạy lời gì?" 
- "Con ba phen hỏi Ðại ý Phật pháp, ba lần bị đánh. Chẳng biết con có lỗi hay không lỗi? "
- "Bà già Hoàng Bá đã có lòng từ bi thắm thiết như thế đối với ngươi mà ngươi còn đến đây hỏi có lỗi hay không lỗi! "
Ngay câu nói ấy Lâm Tế hoát nhiên đại ngộ, rồi thưa: "Phật pháp của Hoàng Bá vốn chẳng có nhiều." Ðại Ngu nắm chặt Lâm Tế rồi nói: "Con quỷ đái dưới sàn, vừa nói có lỗi hay không lỗi, giờ lại nói Phật pháp của Hoàng Bá không nhiều. Ngươi thấy đạo lý gì, nói mau! nói mau! " Lâm Tế đánh vào hông Ðại Ngu ba thoi. Ðại Ngu buông ra, nói: "Thầy của ngươi là Hoàng Bá, chẳng can hệ gì việc của ta. " Lâm Tế từ tạ Ðại Ngu rồi trở về với Hoàng Bá. Thấy Lâm Tế trở về, Hoàng Bá biết là Lâm Tế đã ngộ, nhưng sau câu chuyện nhắc về Ðại Ngu thì Lâm Tế tát tai Hoàng Bá!

Sau khi được Hoàng Bá ấn chứng thì Lâm Tế vẫn tiếp tục theo hầu Hoàng Bá một thời gian. Tình hình Phật giáo tại Trung Quốc lúc đó gặp khó khăn vì đến năm 845 vua Wu-Tsung có những biện pháp cứng rắn đàn áp Phật giáo. Chỉ trong vòng có 8 tháng năm 845 mà có hơn 4.600 tu viện bị phá hủy, hơn 260.000 tăng, ni bị ép buộc hoàn tục, hơn 40.000 ngôi chùa bị phá hủy. Có lẽ cũng vì vậy nên Lâm Tế phải di chuyển luôn và sau đó thì đến Hà Bắc, góc nam thành Ðông Trấn Châu, đất Lâm Tế trụ trì tại một ngôi chùa của Phổ Hóa (TrH: P'u Hua). Tại đây có quan Tri phủ là Vương Thường Thị và các quan trong phủ thường tới hỏi đạo và cũng ít nhất là hai lần mời Lâm Tế tới thuyết pháp. Khi giảng pháp thì Lâm Tếđặc điểm là dùng tiếng hét hoặc lấy gậy đánh! Nhiều khi có người tới thưa hỏi về Phật pháp thì Lâm Tế lớn tiếng hét chứ không nói gì khác. Nhiều người không hiểu gì, nhưng cũng có nhiều người chỉ nhờ tiếng hét đó mà đại ngộ

Sau khi tổ thị tịch, nhà vua ban cho hiệu là Huệ Chiếu Thiền Sư, ngôi chùa hiệu Trừng Linh.

Ðệ tử của tổ là Tam thánh Huệ nhiên (TrH: San-sheng Hui-jan) ghi chép được những lời thuyết pháp cùng những mẩu chuyện về đời sống của tổ và viết cuốn Lâm Tế Ngữ Lục (TrH: Lin Chi ch'an-shih yu-lu, Nh: Rinzai Roku, Recorded Sayings of Ch'an Master Lin-chi). Cuốn này có ghi lời tựa của một vị quan là Ma Fang, viết vào năm 1120. Lời tựa rất ngắn, tóm tắt cuộc đời của tổ và ghi rõ là cuốn này đã được sưu tập kỹ lưỡng. Cuốn này được Burton Watson dịch đầy đủ với tên sách là The Zen Teachings of Master Lin Chi, tài liệu này căn cứ theo cuốn sách đó.

Pháp môn Lâm Tế
Thời đại của các tổ Mã Tổ, Bá Trượng, Hoàng Bá, Lâm Tế, thuộc đời Ðường, thường được coi là thời cực thịnh của Thiền tông tại Trung Hoa. Riêng địa vị của tổ Lâm Tế lại nổi bật vì tổ thành công trong việc đem những tinh hoa của Thiền tông từ tổ Bồ Ðề Ðạt Ma cho tới tổ Hoàng Bá vào một pháp môn thực tiễn để đạt tới mục đích cứu cánh. Những bài giảng về Tứ liệu giản, Tam huyền, Tứ đoạt, Tứ vô tướng .. đã hướng dẫn được những người theo đạo biết những bước đi cụ thể. Ðiểm đặc biệttông Lâm Tế sau này chú trọng vào việc thiền theo lối công án, còn tông Tào Ðộng thì chú trọng vào việc ngồi thiền (tọa thiền). Ðó là nói đại cương chứ không có nghĩa là tông Lâm Tế không ngồi thiền

Thiền và Giáo
Trước khi tu hành theo Thiền tông thì tổ Lâm Tế đã rành biết về Kinh, Luật. Nhưng sau khi ngộ lý Thiền thì có nhiều lời giảng mới nghe như có tánh cách bài bác kinh điển
-"Các nơi nói lục độ, vạn hạnh cho là Phật pháp. Ta nói đó là cửa trang nghiêm, cửa Phật sự, chẳng phải là Phật pháp."
-Vương thường Thị đến thưa hỏi tổ, theo tổ đến trước tăng đường, xem xong liền hỏi:
"Tăng chúng trong tăng đường này có xem kinh chăng? " Tổ đáp: " Chẳng xem kinh. ", "Lại học thiền chăng? ", "Chẳng học thiền. ", "Kinh đã chẳng xem, thiền lại chẳng học, cứu cánh làm cái gì? ", "Thảy dạy họ làm Phật, làm Tổ."
Tổ đến Hoàng Bá, thấy hòa thượng xem kinh. Tổ nói: "Tôi sẽ bảo người ấy, xưa nayhòa thượng già đếm đậu đen." (đậu đen: ý nói các chữ viết trên giấy)
Thực ra mười hai phần giáo nói ra chỉ là để hiển bầy lẽ này, kẻ học không lãnh hội bèn hướng vào danh cú mà vọng hiểu biết, ấy đều là có y, có dựa, còn trong vòng nhân quả, chưa ra khỏi sanh tử luân hồi trong tam giới - xem kinh, xem giáo cũng là tạo nghiệp.
Một niệm duyên khởi vô sanh, siêu việt quyền học tam thừa."

Như vậy phải chăng Tổ có ý chê bai kinh điển và ngăn cấm đệ tử xem kinh? Nhớ lại trong Kinh Pháp Bảo Ðàn có ghi việc vị tăng Pháp Ðạt đến tham vấn Lục Tổ Huệ Năng với tâm niệm tự phụ vì đã tụng 3.000 lần bộ kinh Pháp Hoa. Khi Lục Tổ hỏi về nghĩa kinh thì Pháp Ðạt thú nhận là không hiểu ý cùng căn bổn của kinh. Lục Tổ sau khi giảng về "tông" của kinh thì có nói tiếp: "Người thế gian, ngoài mê thì dính tướng, trong mê thì dính Không. Nếu đối với tướng mà lìa tướng, đối với Không mà lìa Không thì trong ngoài chẳng mê. Nếu hiểu rõ pháp này, một niệm tâm mở sáng, ấy là mở Tri Kiến Phật." Sau khi tỏ ngộ thì Pháp Ðạt có hỏi: "Nếu vậy, hiểu được nghĩa, thì chẳng cần tụng kinh? " Lục Tổ đáp: "Kinh có lỗi gì, há có ngăn trở sự tụng niệm của ngươi đâu. Miệng tụng mà tâm làm theo nghĩa kinh, tức là mình chuyển kinh. Miệng tụng mà tâm chẳng làm theo kinh, tức là mình bị kinh chuyển." Chính vì những người bị kinh chuyển mà tổ Lâm Tế mới nói là không cần xem kinh. Xem kinh mà hiểu rằng những lời Phật dạy về những pháp tu là phương tiện để hoá độ, để trang nghiêm cửa Phật chứ chưa phải là cứu cánh. Tổ Hoàng Bá, trong cuốn "Truyền Tâm Pháp Yếu", có dạy: "Nhiều người chỉ học biết để ngộ theo Giáo Pháp, mà không biết tới Tâm Pháp, nên dù đến vô số kiếp cũng không đạt được Phật đạo. Cho nên chỉ cần hiểu rõ Tâm này thì không cần phải tìm Pháp nào khác, vì Tâm tức Pháp." Tổ Lâm Tế giảng: "Thế nào là Pháp? Pháp là tâm pháp. Tâm pháp không hình, thông xuốt mười phương, hiện dụng trước mắt. Người tin không đến, bèn nhận danh, nhận cú, hướng vào danh tự tìm cầu, lấy ý để suy xét Phật pháp, thật cách xa như trời với đất.
- Có vị tăng hỏi: "Thế nào là chân Phật, chân Pháp, chân Ðạo, xin thầy chỉ dạy." Tổ đáp: "Phật là tâm thanh tịnh, Pháp là tâm sáng suốt, Ðạo là mỗi chỗ không chướng ngại. Tịnh, sáng, không chướng ngại .. tuy ba mà một, đều là danh từ suông, không thật có."
- Người học không hiểu, chấp danh cú, bị danh phàm thánh làm chướng ngại. Mười hai phần giáo nói ra cốt biểu hiển lẽ này. Học giả không hội, bèn nhằm trên danh cú biểu hiển sanh hiểu, đều là nương tựa rơi tại nhân quả, chưa khỏi sanh tử trong tam giới. "

Như vậy nên nay nói Thiền Giáo song tu thì không phải là ý các tổ vậy. Kinh điển có thể giúp người tu một phần nào căn bản để đạt lý Thiền, như Lục tổ Huệ Năng chỉ nghe một câu trong kinh Kim Cang mà ngộ, thiền sư Huyền Giác xem kinh Duy Ma Cật mà ngộ, nhưng đối với Thiền tông thì kinh điển là một phương tiện để tu hành, cho nên không đặt nặng vấn đề xem và tụng kinh. Ðức Sơn (780-865), tinh thâm kinh luật, chuyên giảng kinh Kim Cang, nên lúc đầu chê bai Thiền tông nhưng khi gặp thiền sư Sùng Tín thì mới thấy sự sai lầm và xin ở lại học Thiền. Sau khi ngộ rồi sư mới thấy là kinh điển không phải là cứu cánh, và sư nổi lửa đốt hết bộ sớ sao. 

Thiền tông không chú trọng về kinh điển, không phải vì có ý chê bai nhưng cho rằng nếu không được sử dụng đúng thì còn có thể gây chướng ngại cho pháp tu nữa. Mỗi tông phái đều có pháp tu riêng biệt cho nên nếu đem pha trộn với pháp tu khác thì chẳng bao giờ có kết quả tốt đẹp được. Những người lập ra các pháp song tu là tỏ ra ý nghĩ chê bai tổ các tông phái nên pha chộn 2, hoặc 3 tông khác nhau để lập ra tông mới mà chẳng giống chút nào ý các tổ của mỗi tông.

Chỉ thẳng người đang nghe pháp
Các tổ trước thời tổ Lâm Tế đều chỉ rõ mục đích của Thiền tông là thấy Tánh (kiến tánh), nhưng tổ có đặc điểm là nhân cách hóa "cái đó": 
"Trên cục thịt đỏ* có vị chân nhân không ngôi vị*, thường từ cửa mặt (từ sáu căn) các ông ra vào. - Chỉ có đạo nhân vô y* đang nghe pháp là cội nguồn của chư Phật, vì chư Phật đều từ vô y sanh - Cái người hiện nay đang nghe pháp đó, chẳng phải là tứ đại của các ông. Tứ đại các ông không biết nghe pháp và nói pháp. Hư không cũng không biết nói pháp và nghe pháp. Vậy cái gì biết nói pháp và nghe pháp, ấy là cái không hình dángsáng tỏ rõ ràng trước mắt của các ông đó. Nếu thấy được như thế thì cùng Phật, Tổ không khác - Các ông nếu muốn đi lại tự do trong sanh tử thì phải nhận biết cái người đang nghe pháp đây, vốn là vô hình, vô tướng, vô căn, vô bản, không nơi trụ, mà hoạt bát rõ ràng, ứng dụng muôn thứ. Thực ra chỉ có người hiện nay đang nghe pháp ngay trước mắt các ông đây, vào lửa chẳng bị cháy, vào nước chẳng chìm, vào địa ngục tam đồ như đi dạo vườn hoa, vào ngạ quỷ súc sanh mà chẳng thọ ác báo."
- Các ông muốn nhận biết chư Phật, chư Tổ chăng? Chính là người đang nghe pháp trước mắt đây. Học nhân thiếu tự tin bèn hướng ngoại tìm cầu. Dẫu cho tìm được cũng đều chỉ là văn tự, danh tướng, trọn chẳng được ý của Tổ sống. "
(*) "Cục thịt đỏ" là sắc thân. "Vô ngôi vị" có nơi dịch là vô địa vị, bản Anh văn dịch là "no ranks". "Vô y" là không có nương vào đâu, vượt khỏi vòng phân biệt, đối đãi, bản Anh văn dịch là "depend on nothing".
Tổ nhắc đi nhắc lại nhiều lần để chỉ rõ vị chân nhân, "cái người đang nghe pháp", ngay trước mắt và ngay hiện tại. Thấy được người đó là ngang với Phật, Tổ. Cách giảng dạy đó thật là độc đáo, khác hẳn các vị tổ trước. 

Những chiếc áo
Tổ nói: "Các đạo lưu! Ðừng có bị lôi cuốn vì những cái áo! - Có cái áo thanh tịnh, có cái áo vô sanh, áo bồ đề, áo niết bàn, áo Tổ, áo Phật. - Các ông có biết cái người mặc áo không? " Chúng ta thường chỉ nhìn thấy những cái áo mà không biết "người" mặc cái áo đó ra sao. Thấy được Người mặc những cái áo mới chính là điều mà đức Phật muốn chỉ cho chúng ta biết, nhưng vì phương tiện nên đức Phật tùy lúc mà cho mặc áo này, áo kia để chúng ta dễ hiểu, cùng như tùy lúc mà đã dùng những danh tự khác nhau để chỉ "người đó". Nhưng chúng ta chỉ mải mê nhắm vào danh tự, say mê về những cái áo mà không thấy được nghĩa thâm sâu của đạo. Khó mà chỉ ngay cái Người đó được vì nó "vô hình, vô tướng, thông xuốt mười phương", danh tự, ngôn cú không diễn tả được, cho nên đức Phật khéo léo choàng cho nó những cái áo khác nhau để chúng sanh tùy căn cơ mà có thể hiểu được. Chúng ta sai lầm khi chỉ biết trầm trồ ngắm nghía cái áo mà không thấy được Người mặc cái áo mà đức Phật muốn chỉ cho chúng ta. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ qua Trung Hoa cũng chỉ có mục đích chỉ ra được Người đó. "Nếu thấy được như thế thì cùng Phật, Tổ không khác." Thấy được vị "chân nhân không ngôi vị", người dang nghe pháp trước mắt, người đạo nhân không chỗ trụ (vô y), người mặc những cái áo nói trên là điểm trọng yếu trong tông Lâm Tế.

Pháp tu
Người Phật tử nào khi hành đạo cũng tìm hiểu đường lối tu hành như thế nào, tu để được gì. Nhưng tổ Lâm Tế lại giảng: "Các ông! Các nơi đều nói có đạo để tu, có pháp để chứng, Ông nói thử xem chứng pháp nào, tu đạo nào? Nay chỗ dụng của các ông có thiếu vật gì, tu bổ chỗ nào?"
Câu nói đó thật làm đảo lộn những hiểu biết thông thường, làm chúng ta bỡ ngỡ, thắc mắc. Phải chăng như vậy là tổ cho rằng chẳng có gì để tu hết? Nói tu là thường được hiểu như tu tâm, sửa tánh, để rồi được tới một cái gì tốt đẹp, cao cả hơn đời sống hiện tại. Nhưng con đường tu hành mà hiểu như vậy thì tuy có đắc, có chứng được gì thì cái đó vẫn còn trong vòng nhân quả, rồi cũng theo luật vô thườngchấm dứt. "Nếu do tu mà đắc được , đều là nghiệp sanh tử."
Câu nói trên cũng có thể so sánh với câu của tổ Hoàng Bá: "Hỏi: Thế nào là Ðạo, và thế nào là tu hành? Tổ Hoàng Bá đáp: Ðạo là vật gì mà các ông muốn tu hành?"
Ðể giảng dạy cho đệ tử sơ cơ thì nói có tu, có chứng. Còn đối với người thượng căn mà vẫn còn chấp có tu, có chứng thì không thể nào tiến tới chỗ thâm sâu của đạo được. Thiền tông đặt mục đích là cần thấy Tánh, tức chân tâm, Phật tánh, mà Tánh đó thì dù là chư Phật hay chúng sanh cũng đều có như nhau, không phải tu mới được, không phải chứng mới được. Trong kinh Bốn mươi hai chương, đức Phật cũng có dạy là cúng dường cả triệu chư Phật không bằng cúng dường người không tu, không chứng. Những lời nói này cao siêu tột bực, cần phải học hỏi cho kỹ, kẻo có người lợi dụng, nói bừa bãi là Phật, Tổ dạy là đâu có cần tu.

Cách dạy người
Theo ngữ lục ghi chép thì thấy cách dạy người của tổ Lâm Tế rất là đặc biệt.
"- Tổ thấy một vị tăng đến, liền giơ cây phất trần lên. Tăng lễ bái. Tổ bèn đánh.
Sau đó lại có vị tăng nữa đến, tổ cũng giơ cây phất trần lên. Ông tăng không màng đến. Tổ cũng đánh.
Lại có vị tăng khác đến, tổ cũng lại giơ cây phất trần lên. Ông tăng này nói: "Tạ ơn hòa thượng khai thị!" Tổ cũng đánh.
- Tổ thăng tòa, có một ông tăng ra. Tổ bèn hét, vị tăng cũng hét, sau đó tăng lễ bái. "
Nếu không đặt được mình vào hoàn cảnh, môi trường, tâm trạng của những người lúc đó thì mọi sự suy luận, giải thích hay chỉ trích cách dạy người đó chỉ là vô ích.
Các tổ thường tránh việc giảng giải nhiều vì thấy rõ rằng những lời nói, danh tự không thể giảng được tới chỗ cứu cánh, mà nhiều khi lại còn khiến người nghe bám chặt vào đó, suy tính để tìm hiểu thì lại càng xa đạo.
"- Hôm nay sự bất đắc dĩ, sơn tăng chiều theo nhân tình mới lên tòa này. Nếu nhằm dưới cửa Tổ tông, khen ngợi việc lớn, hẳn là mở miệng không được.
- Các ông nếu hay bặt được tâm luôn luôn chạy tìm, liền cùng Phật, Tổ chẳng khác.
- Như chỗ thấy của sơn tăng: không Phật, không chúng sanh, không xưa, không nay, được liền đó được, chẳng trải qua thời tiết, không tu không chứng, không được không mất. Trong tất cả thời lại không có một pháp riêng.
- Sơn tăng nói ra đều là một lúc thuốc bệnh trị, trọn không có pháp thật. Nếu thấy được như vậy là người chân xuất gia.
- Các ông muốn cùng Phật, Tổ chẳng khác, chỉ chớ tìm kiếm bên ngoài. Trên một tâm niệm thanh tịnh sáng suốt của ông là ngôi nhà Phật pháp thân của ông. Trên một tâm niệm vô phân biệt sáng suốt của ông là ngôi nhà Phật báo thân của ông. Trên một tâm niệm vô sai biệt sáng suốt của ông là ngôi nhà Phật hóa thân của ông. Chỉ không tìm kiếm bên ngoài liền có công dụng này.
- Nếu niệm đã khởi chớ cho tiếp tục, mà niệm chưa khởi đừng cho sanh khởi. Làm được như thế thì hơn đi hành cước mười năm. Ðừng để bất cứ nội, ngoại vật nào trói buộc, gặp chướng ngại nào cứ đạp bỏ hết: gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, cho đến gặp gì cũng giết cả. Ðó là con đường duy nhất để đi đến giải thoát. (giết có nghĩa là bỏ cái tâm chấp trước, để khỏi bị tâm và cảnh dính mắc)
- Người học từ bốn phương đến, sơn tăng ở dây phân chia căn cơ để tiếp độ. Có khi đoạt nhân chẳng đoạt cảnh, có khi đoạt cảnh chẳng đoạt nhân, có khi nhân cảnh đều đoạt, có khi nhân cảnh đều chẳng đoạt." (Ðây là pháp Tứ liệu giản, rất quan trọng trong việc giảng dạy, vị thiền sư chân chánh cần hiểu rõ căn cơ người học để tùy theo đó mà dẫn dắt họ. Pháp này chỉ rõ đường tu hành đi từ phân biệt hai bên, đến chỗ phủ nhận cả hai bên và cuối cùng đến chỗ không phủ nhận, không phân biệt, tức như như.)

Chỉ rõ những lối tu sai lầm
Tổ cũng chỉ rõ những sai lầm của những người tu học mà không có sự hiểu biết chân chánh:
"- Nói rằng ta hiểu thiền, hiểu đạo, biện luận thao thao như nước chảy, đều là người tạo nghiệp địa ngục.
- Dù cho đến ở trên chóp núi, một ngày ăn một bữa, thường ngồi chẳng nằm, sáu thời hành đạo, vẫn là người tạo nghiệp.
- Ðạo lưu! Phật pháp không có chỗ dụng công, chỉ bình thường vô sự, đi đại, đi tiểu, mặc áo, ăn cơm, nhọc đến thì nằm. Người ngu cười ta, người trí biết ta. Người xưa nói: "Làm công phu bên ngoài, thảy là kẻ ngu si."
- Sơn tăng nói hướng ngoài chẳng có pháp, học nhân không lãnh hội được bèn cho là hướng trong, rồi liền dựa vách ngồi trạm nhiên chẳng động; chấp lấy cái này là Phật pháp của tổ môn, thực là sai lầm lớn. Nếu ông chấp lấy cảnh thanh tịnh, bất động là đúng, vậy tức là ông nhận cái vô minh làm chủ.
- Các đại đức! Ðộng với bất động là hai thứ cảnh, còn đạo nhân vô y thì động cũng dùng, bất động cũng dùng. 
- Người chân xuất gia phải biện được kiến giải chân chánh bình thường, biết Phật, biết ma, rành chân, rành ngụy, rõ phàm rõ thánh. Nếu biện được như thế, gọi là chân xuất gia. Nếu ma, Phật không biết, chính là xuất gia này vào gia kia, gọi là chúng sanh tạo nghiệp, chưa được gọi là người chân xuất gia.
- Cái lục thông của Phật thì chẳng phải vậy. Nghĩa là: vào sắc giới chẳng bị sắc mê hoặc, vào thanh giới chẳng bị thanh mê hoặc, vào hương giới chẳng bị hương mê hoặc, vào vị giới chẳng bị vị mê hoặc, vào pháp giới chẳng bị pháp mê hoặc. Cho nên nói hiểu rõ sáu thứ: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là tướng không, chẳng bị trói buộc, ấy là đạo nhân vô y. (Chúng ta thường hiểu lục thông theo các kinh điển là: (1) Thần túc thông, (2) Thiên nhĩ thông, (3) Tha tâm thông, (4) Túc mạng thông, (5) Thiên nhãn thông và (6) Lậu tận thông. Nhưng Tổ thấy rằng lục thông đó không liên hệ gì đến con đường tu hành giải thoát.)

Tóm lược
Cuốn Truyền Tâm Pháp Yếu của tổ Hoàng Bá đã giảng dạy về nền tảng giáo lý rõ ràng, đầy đủ về Tâm, còn cuốn ngữ lục của tổ Lâm Tế thì có những lời giảng thực dụng, chỉ rõ đường lối tu hành, nhất là những sai lầm để biết đường mà tránh. Muốn tu học về Thiền tông thì không thể nào thiếu xót được những lời dạy của các tổ. 

Nhiều người cho rằng những lời dạy của Tổ Lâm Tế nhiều khi có vẻ quá mạnh, nhất là đối với những người xuất gia không chân chánh. Thực ra vì lúc trước Tổ đã là người thông hiểu kinh điển và Tổ thấy rõ những đường lối tu hành của số đông thì tuy có kết quả đó, nhưng thực ra vẫn còn trong vòng duyên khởi, sanh diệt. Tổ ví như mũi tên bắn ra từ cây cung, khi có sức mạnh sẽ bay cao và xa, nhưng khi hết đà thì vẫn phải rớt xuống. Tu trong vòng hữu vi thì vẫn có được phước tốt đó, nhưng khi hết phước sẽ trở lại tình trạng trước, vẫn còn loanh quanh trong vòng luân hồi, chưa phải là con đường giải thoátđức Phật chỉ dạy. Do đó khi Tổ hiểu được pháp tu đốn ngộ truyền từ Lục Tổ Huệ Năng thì Tổ thiết tha trong việc giáo hóa đệ tử nên nói mạnh để thức tỉnh họ ra khỏi cơn mê, chỉ biết phí sức theo đuổi những mộng huyễn: "Ðạo lưu! Các ngươi chớ nhận lấy các mộng huyễn làm bạn, trong khoảng sớm chiều sẽ trở về vô thường. Các ngươi đến trong thế giới này tìm vật gì làm giải thoát? -Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, nên nói như mộng huyễn, như hoa đốm trên không, cần gì phí sức nắm bắt." Trong kinh Kim Cang, đức Phật có nói bài kệ: "Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng, huyễn, bào ảnh, Như lộ diệc như điển, Ưng tác như thị quán. " (dịch: Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt bóng, Như sương cũng như chớp, Nên khởi quán như thế). Có hiểu được điều này thì mới biết được con đường tu hành chân chánh của đạo Phật.

Tổ dạy khi tu hành phải có sự hiểu biết (kiến giải) chân chánh để cương quyết gạt bỏ mọi chướng ngại về hình thức, về danh từ, khái niệm xuông, để tiến thẳng tới đích. Vì vậy đã có câu nói sắc bén là "gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ" mà chúng ta cần hiểu là nếu còn bám, chấp vào mọi danh từ, khái niệm thì không thể nào đến chỗ cứu cánh được. Nếu còn cứ nhìn miết vào ngón tay thì không khi nào thấy được mặt trăng vậy. Tổ Lâm Tế nói rõ là chỉ cần rời mắt khỏi ngón tay của đức Phật và ngẩng mặt lên là nhìn thấy rõ ràng mặt trăng thiệt chứ không phải mặt trăng trong bức hình hoặc mô tả bằng văn chương bóng bảy. Mặt trăng đây chỉ cái Chân Tánh, Chân Tâm, Tri Kiến Phật của mỗi người chứ không phải những pháp hữu vi, mộng huyễn, vô thườngchúng ta thường phí sức chạy theo, bám níu.

Ngoài ra chúng ta cũng cần cảnh giác là đã có Thiền "cuồng" căn cứ vào một câu hoặc nửa câu của các Tổ mà quyết rằng chính các Tổ nói không cần phải đọc kinh điển, phải dẹp hết, chẳng cần ngồi thiền, chẳng cần cả lục độ, vạn hạnh và .. dĩ nhiên là chỉ học theo lời của các vị giáo chủ đó thôi. Ðó chính là lý dochúng ta, dù không tu học Thiền tông, cần phải học hỏi kỹ lời dạy của các Tổ để tránh xa những người mà các Tổ cho là "làm mù mắt thiên hạ".

Tài liệu trích dẫn:
Hình vẽ: Tổ Lâm Tế - của họa sĩ Nhật Suio, thế kỷ thứ 18.
- The Zen teachings of Master Lin-Chi, bản dịch của Burton Watson, 1993.
- The Zen Teaching of Rinzai, bản dịch của Irmgard Schloegl, 1975.
- Zen Buddhism: A History - India and China, của Heinrich Dumoulin, 1988.
- Lâm Tế Ngữ Lục, bản dịch của thiền sư Thích duy Lực.
- Băng giảng "Lâm Tế ngữ lục" của thiền sư Thích thanh Từ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9672)
Câu chuyện của Tôn giả Mục-kiền-liên trong quá khứhiện tại như vậy là một bài học cho chúng ta, cho những người con còn biết có mẹ có cha.
(Xem: 9824)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
(Xem: 9828)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
(Xem: 20398)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
(Xem: 10214)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
(Xem: 9850)
Bởi vì, em có biết không, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nếu em viết được chữ Hiếu để cúng dường Mẹ và mười phương chư Phật trong ngày Vu lan, em đã ở rất gần Phật rồi.
(Xem: 10232)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
(Xem: 9803)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
(Xem: 34223)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 9525)
Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo...
(Xem: 8629)
Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết.
(Xem: 9178)
Đêm qua, ngồi thiền dưới trăng khuya, hương đêm chợt dấy trong hồn con một cảm xúc cực kỳ mãnh liệt. Đó là cảm xúc khi Thầy vẩy nhẹ đóa hoa trên đỉnh đầu con...
(Xem: 10990)
Chúng ta thường tự dễ dãi, nhận mình là Phật tử mà ít quan tâm phản quang tự kỷ xem, là con Phật, chúng ta có thực sự tin và nghe lời Phật dạy hay không?
(Xem: 8427)
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò...
(Xem: 9697)
Sự yên tĩnh trở nên nhẹ hửng, lững lờ trôi theo dòng sông trong nắng sớm. Chén nước trà ban mai uống đã thôi không vội vàngthong thả từng ngụm...
(Xem: 9087)
Một truyền thống đẹp của mùa Vu Lan, giúp mọi người nhớ đến ân sanh thành dưỡng dục, ân tổ tiên đất nước, ân Tam Bảo thầy bạn, ân chúng sanh thí chủ.
(Xem: 20286)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19055)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 8632)
Kinh Vu Lan thuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi...
(Xem: 8761)
Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh.
(Xem: 11992)
Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy đạo còn có vị trí cao cả hơn, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, để thăng hoa đời sống tâm linh.
(Xem: 9461)
Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đứcgiá trị chung cho toàn thể nhân loại. Giáo dục hiếu đạo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định trật tự xã hội.
(Xem: 22839)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 8884)
Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình.
(Xem: 9155)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng...
(Xem: 9876)
Khi chúng ta ngừng lại sự nói năng và suy nghĩ để chuyên chú vào hơi thở vào-ra, chúng ta đang an trú trong quê hương đích thực của mình...
(Xem: 9752)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
(Xem: 10497)
Mẹ tôi là niềm tự hào và hạnh phúc lớn nhất của tôi. Tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúchãnh diện vì có một bà mẹ tuyệt vờihiền đức như vậy.
(Xem: 10839)
Tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật đã hun đúc nên một tình thương rộng lớn không chỉ hạn cuộc trong phạm vi nhân sinh mà còn phổ huân khắp tất cả các loài chúng sanh...
(Xem: 12356)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9216)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9098)
Hàng năm, mùa Vu lan là lúc người con Phật học hạnh báo hiếu của chư Phật, làm lành, bố thí, cúng dường, ăn chay, phóng sanh để cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc...
(Xem: 9218)
Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ...
(Xem: 10343)
Chân lý "bản thể tuyệt đối" vừa được khám phá, cũng là bản tánh nguyên uỷ, thường hằng, tự tại, gọi tên sao cũng được, cũng là tánh biết sáng suốt...
(Xem: 21843)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22061)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 16459)
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”
(Xem: 9444)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian.
(Xem: 10031)
Nhờ ông Phật, tôi hiểu được ba nhiều hơn. Cái khó nhất ba đã đạt rồi, đứng giữa đôi dòng Đạo và Đời. Ung dung như vị Phật...
(Xem: 8288)
Bàng bạc trong kinh điển Hán tạng (H) và Pàli tạng (P) là ơn nghĩa sanh thành, thâm ân dưỡng dục, hiếu đạo trong hiện tại, hiếu đạo ở vị lai, tội báo bất hiếu...
(Xem: 8181)
Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất…
(Xem: 9340)
Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh.
(Xem: 8755)
Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần...
(Xem: 8541)
Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya...
(Xem: 12153)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
(Xem: 9031)
Đêm nay chị lại có mặt nơi chùa xưa dự Lễ Vu lan, chị rất hạnh phúc được cài một bông hồng, và chị đã rất xúc động khi được hát lại ca khúc mà chị đã từng hát ngày nào.
(Xem: 9513)
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
(Xem: 8506)
Ba đã ra đi rất tuyệt vời, khiến con cảm thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và hiểu rõ mình cần chuẩn bị tư lương cho tôt trước khi xác thân tan rã. Ba ơi!
(Xem: 9343)
Đợi đôi vai của cha khuất dần trong đám người qua lại, không nhìn thấy rồi, tôi mới ngồi xuống ghế, nước mắt chảy dài từ khi nào không biết thấm vào môi mằn mặn...
(Xem: 8506)
Cúng dường làm phước hồi hướng cho mẹ cho cha. Trong nhà thuận hòa thì cha mẹ vui. Một niệm niệm Phật hồi hướng một niệm.
(Xem: 8272)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
(Xem: 8331)
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ...
(Xem: 10047)
Thí Vô Giá Hội là đàn tràng được thiết lập có đủ hương hoa, trà quả, thực phẩm, gạo muối, cờ phướng... kể cả ấn chú để cứu độ các loài cô hồn...
(Xem: 23434)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 9459)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Xem: 9252)
Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếpâm thanh của một tràng tiếng chân...
(Xem: 8878)
Tiểu Phương vẫn với ánh mắt sốt ruột ngóng trông chờ đợi bức thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 của mẹ gửi đến. Em mở cái hộp báu đựng những bức thư của mẹ gửi về trước đây.
(Xem: 8224)
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con.
(Xem: 8423)
Suối nguồn chở nặng lời thơ ầu ơ ca khúc năm xưa mẹ hò Từng câu theo bước chân tròn Nuôi con khôn lớn, vào đời theo con
(Xem: 7757)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
(Xem: 7855)
Biển có động, ngàn đời xưa yên tịnh Ngôn ngữ nào rơi rụng giữa chân tâm để về sau là suối nguồn tâm mẹ Một lúc về, ngủ giấc mộng ấm êm
(Xem: 8701)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.
(Xem: 8788)
Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thứctâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã.
(Xem: 9930)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng taPhật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
(Xem: 8552)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
(Xem: 8498)
Ðiều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”.
(Xem: 30191)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 29886)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 23983)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 9151)
Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận...
(Xem: 9521)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
(Xem: 9378)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 9400)
Mục Kiền Liênhiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát...
(Xem: 7748)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
(Xem: 8969)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
(Xem: 27999)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 23520)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12121)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 8763)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệtừ bi từ nơi tâm mình... Thích Thái Hòa
(Xem: 14147)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14004)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 9565)
Chọn cành hồng xanh lá, Hương hồng thơm đậm đà, Cắm vào bình cho mẹ, Tình con nằm trong hoa.
(Xem: 9237)
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Ðức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến.
(Xem: 9538)
Thiết nghĩ, Ngày Xuất Gia Báo Hiếu không những được tổ chức rộng rãi trong mùa Vu Lan mà cần phải được tổ chức nhiều ngày hơn nữa...
(Xem: 30717)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 26916)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 32518)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 33818)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27564)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 10486)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 12352)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 58305)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 10531)
Tuổi thơ con lên mùa hy vọng Đón gió về tiếng võng đong đưa Lời ru từng nhịp thức sớm trưa
(Xem: 9298)
Mùa về gọi đón vu lan Sen hương thơm nở bên làn trúc bay Gió ngàn lay lắt lắt lay Heo may tiếng lạc bàn tay mẹ hiền
(Xem: 9450)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
(Xem: 13795)
Đạo Phật như một biển khơi, dẫu có nổi sóng ba đào trong một thời điểm biến động thì cuối cùng vẫn trở lại thể tánh an tịnh ban đầu.
(Xem: 14069)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 10677)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
(Xem: 27908)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23088)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant