- [01 - 10]
- [11 - 20]
- [21 - 30]
- [31 - 40]
- [41 - 50]
- [51 - 60]
- [61 - 70]
- [71 - 80]
- [81 - 90]
- [91 - 100]
- [101 - 110]
- [111 - 120]
- [121 - 130]
- [131 - 140]
- [141 - 150]
- [151 - 160]
- [161 - 170]
- [171 - 180]
- [181 - 190]
- [191 - 200]
- [201 - 210]
- [211 - 220]
- [221 - 230]
- [231 - 240]
- [241 - 250]
- [251 - 260]
- [261 - 270]
- [271 - 280]
- [281 - 290]
- [291 - 300]
- [301 - 310]
- [311 - 320]
- [321 - 333]
- Thư mục
DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN
(333 Câu Chuyện Thiền)
Đỗ Đình Đồng góp nhặt
311. LÀM SAO QUÊN ĐƯỢC
Một hôm cư sĩ đến trước Đan Hà đứng chắp tay. Sau một lát, cư sĩ bỏ đi. Đan Hà không buồn để ý.
Cư sĩ trở lại, ngồi xuống. Đan Hà đến trước cư sĩ đứng chắp tay. Sau một lát, sư trở về phương trượng.
Cư sĩ nói:
- Tôi đi vào, thầy đi ra. Chúng ta chẳng đi đến đâu cả.
Đan Hà đáp:
- Cái lão này vào ra, vào ra--bao giờ mới dứt!
Cư sĩ nói:
- Thầy chẳng chút từ bi.
Đan Hà than:
- Ta đã khiến lão này đến tình cảnh như vậy.
Cư sĩ hỏi:
- Thầy đã khiến cái gì?
Ngay đó, Đan Hà giở lấy cái mũ trên đầu cư sĩ và nói:
- Ông giống y như một lão tăng.
Cư sĩ lấy cái mũ đội lên đầu Đan Hà, nói:
- Thầy giống y như một thường nhân trẻ.
Đan Hà đồng ý:
- Thưa ngài, đúng, đúng.
Cư sĩ nói:
- Thầy vẫn còn tinh thần thời xưa.
Đan Hà ném cái mũ xuống, nói:
- Rất giống mũ nhà quan.
Cư sĩ thừa nhận:
- Thưa ngài, đúng, đúng.
Đan Hà nói:
- Làm sao tôi quên được tinh thần thời xưa.
Cư sĩ búng ngón tay ba lần, nói:
- Chuyển trời, chuyển đất.
(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)
312. HÃY CÒN CÂU THỨ NHÌ
Một hôm khi Đan Hà thấy cư sĩ đến liền làm thế chạy.
Cư sĩ nói:
- Đó là thế phóng chụp, còn thế gầm gừ đâu?
Đan Hà bèn ngồi xuống.
Cư sĩ dùng gậy vẽ số bảy trước mặt Đan Hà. Đan Hà liền vẽ số một ngay dưới số bảy.
Cư sĩ nói:
- Vì bảy, thấy một; thấy một, quên bảy.
Đan Hà đứng dậy.
Cư sĩ nói:
- Hãy ngồi thêm chút nữa. Vẫn còn câu thứ nhì.
Đan Hà hỏi:
- Tôi đặt một trước ngữ vào đây được chăng?
- Ô! Ô! Ô!
Cư sĩ khóc và bỏ đi.
(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)
313. AI NHỜ MAY MÀ THUA
Một hôm, khi Bàng cư sĩ và Đan Hà cùng đi với nhau, chợt thấy một ao nước trong. Cư sĩ lấy tay chỉ ao nước, nói:
- Như hiện tại, chúng ta chẳng thể phân biệt được nó.
Đan Hà đáp:
- Dĩ nhiên, chẳng thể phân biệt được.
Cư sĩ dùng tay tạt Đan Hà hai bụm nước.
Đan Hà kêu:
- Đừng làm vậy, đừng làm vậy!
Cư sĩ đáp:
- Tôi phải làm, tôi phải làm!
Vì thế, Đan Hà tạt cư sĩ ba bụm nước, nói:
- Bây giờ ông làm được gì?
Cư sĩ đáp:
- Không gì khác.
Đan Hà nói:
- Người ta hiếm khi nhờ may mà thắng.
Cư sĩ đáp:
- Ai nhờ may mà thua.
(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)
314. LÃO GIÀ GANH TỊ CHẲNG PHÂN TỐT XẤU
Một hôm Đan Hà đang đeo tòong teng xâu chuỗi trên tay. Bàng cư sĩ đến, giựt lấy xâu chuỗi, nói:
- Hai chúng ta đều tay không cả. Bây giờ tất cả đã qua.
Đan Hà nói:
- Lão già ganh tị, chẳng phân tốt xấu.
Cư sĩ nói:
- Tôi thực chẳng biết ý thầy. Tôi sẽ chẳng như vậy nữa.
Đan Hà rống lên:
- Ma.a..., ma.a..!
Cư sĩ kêu:
- Thầy ghê quá, thầy ơi!
Đan Hà nói:
- Tôi thiếu cây gậy.
Cư sĩ nói:
- Tôi già rồi, chẳng chịu nổi gậy đâu.
Đan Hà đáp:
- Lão gan lì, đánh lão làm gì?
Cư sĩ nói:
- Thầy vẫn chưa có kế dụ tôi.
Đan Hà bỏ xâu chuỗi, ra đi.
Cư sĩ kêu:
- Lão ăn cắp! Lão sẽ chẳng bao giờ đến lấy nó lại.
Đan Hà quay đầu lại, cười khoan khoái:
- Ha, ha!
Cư sĩ kêu:
- Lão ăn cắp, lão thua rồi!
Đan Hà đến nắm lấy cư sĩ, nói:
- Lão chẳng nên bảo thủ như vậy.
Cư sĩ tát sư một cái.
(Bàng Cư Sĩ Ngữ
Lục)
315. BÀNG CƯ SĨ ĐỌC KINH
Một hôm Bàng cư sĩ nằm trên trường kỷ đọc kinh. Một ông tăng thấy vậy liền nói:
- Cư sĩ! Ông phải giữ oai nghi khi đọc kinh chứ.
Cư sĩ liền giơ một chân lên.
Ông tăng không lời để nói.
(Bàng Cư Sĩ Ngữ
Lục)
316. MAI ĐÃ CHÍN CHƯA
Bàng cư sĩ viếng Thiền sư Đại Mai Pháp Thường. Khó khăn lắm họ mới gặp nhau, cư sĩ nói:
- Tôi muốn gặp huynh lâu lắm rồi, Đại Mai. Không biết mai đã chín chưa?
Đại Mai kêu lên:
- Chín rồi! Ông muốn cắn bên nào?
Cư sĩ đáp:
- Mức trái cây khô.
Đại Mai chìa tay ra nói:
- Trả miếng mai lại cho tôi.
Cư sĩ bỏ đi.
(Bàng Cư Sĩ Ngữ
Lục)
317. MỘT CÂU CŨNG CHẲNG CẦN
Bàng cư sĩ đến chỗ Thiền sư Đại Ngu. Đại Ngu đãi ăn. Khi Đại Ngu đưa thức ăn cho cư sĩ, cư sĩ sắp nhận lấy thì Đại Ngu rụt tay lại, nói:
- Ngày xưa Duy Ma Cật phê bình việc nhận của bố thí khi tâm động. Ông có đồng ý hành động này chăng?
Cư sĩ hỏi:
- Trường hợp đó, Tu Bồ Đề chẳng phải là hàng lão thông sao?
Đại Ngu đáp:
- Tôi chẳng quan tâm chuyện ông ta.
Cư sĩ nói:
- Khi thức ăn đến miệng [Tu Bồ Đề] thì Duy Ma Cật giựt lại.
Vì vậy Đại Ngu để đồ ăn xuống.
Cư sĩ nói:
- Một câu cũng chẳng cần.
(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)
318. MIỆNG CÂM MẮT
MÙ
Cư sĩ đến viếng Thiền sư Lạc Phố. Vừa bái chào sư xong, cư sĩ nói:
- Giữa hè nóng chết người, đầu đông lạnh đóng băng.
Lạc Phố đáp:
- Chớ lầm.
Cư sĩ nói:
- Tôi già rồi.
Lạc Phố nói:
- Sao không nói “lạnh” khi lạnh, và “nóng” khi nóng.
Cư sĩ hỏi:
- Mắc phải điếc có gì là tốt?
Lạc Phố nói:
- Tha ông hai chục gậy.
Cư sĩ đáp:
- Thầy làm tôi câm miệng, tôi làm thầy mù mắt.
(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)
Một hôm Bàng cư sĩ gặp một cậu bé chăn trâu. Cư sĩ hỏi:
- Đường ấy đi đâu?
Cậu bé chăn trâu đáp:
- Tôi chẳng biết đường ấy.
Cư sĩ kêu lên:
- Ngươi kẻ chăn trâu!
Cậu bé chăn trâu đáp:
- Ông lão súc sanh!
Cư sĩ lại hỏi:
- Hôm nay là thời gì?
Cậu bé chăn trâu đáp:
- Thời trồng lúa.
Cư sĩ cười sảng khoái.
(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)
Một hôm vợ Bàng cư sĩ đến chùa Lộc Môn cúng dường thực phẩm. Vị hòa thượng của chùa hỏi bà mục đích việc cúng dường để chuyển y công đức. Bà liền lấy cái lược cài lên mái phía sau. “Công đức đã chuyển xong,” bà vừa nói vừa bước ra.
(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)