Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

[13 - 24]

04 Tháng Ba 201200:00(Xem: 9771)
[13 - 24]
Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật
Thuật giả: Giang Đô Trịnh Vi Am
Dịch giả: Sa môn Thích Tịnh Lạc

13. CÓ ÐỐI TRƯỚC TƯỢNG HAY KHÔNG TRONG KHI NIỆM PHẬT?

Lúc đối trước tượng Phật, phải cho tượng này là thật Phật, không cần câu chấp một phương hướng nào, chẳng luận một thân nào trong ba thân của Phật, chỉ tự nghĩ: Ta chỉ nhứt tâm, tâm chỉ nhứt Phật, mắt nhìn tượng Phật, tâm niệm danh Phật, thật hết sức thành kính, mà hết sức thành kính tất được linh cảm.

Lúc không có tượng Phật, nên ngồi ngay ngắn xoay mặt về phương Tây, lúc khởi tâm động niệm, nên niệm tưởng hào quang của đức Phật A Di Ðà trụ trên đỉnh đầu ta, mỗi niệm, mỗi câu, tự chẳng để rơi vào khoảng không, hắc nghiệp cũng có thể tiêu diệt.

Lời phụ giải:

Người sơ cơ chưa có thể quán tự tâm tức Phật, thế nên phương tiện đối trước Phật tượng cho dễ xúc cảnh sanh tâm, nhưng điều cần thiết là phải hết sức thành kính vì hễ có cảm mới có ứng được.

Bài này dạy rõ, khỏi phải bàn luận dài dòng, hành giả nên coi kỹ và theo như thế, tội nghiệp sẽ được tiêu trừ, Phật tâm tự hiện.

14. NIỆM PHẬT TRONG LÚC BẬN RỘN

Nếu niệm được một câu, thì nên niệm một câu, có thể niệm 10 câu, thì nên niệm 10 câu; chỉ làm sao trong 100 điều bận rộn có được trong khoảnh khắc một chút rảnh rang liền buông bỏ thân tâm sáng suốt tụng trì.

Ngài Bạch Lạc Thiên có bài thi rằng:

Ði niệm A Di Ðà

Ngồi niệm A Di Ðà

Ví dù bận rộn như tên

A Di Ðà Phật niệm lên thường thường.

Người xưa dụng tâm như thế, thật không thể chê được!

Lời phụ giải:

Có người quá bận rộn với mực sống, có rảnh đâu nhiều mà niệm Phật; tuy nhiên trong trăm việc bận, chắc cũng có chút thì giờ rảnh, hễ rảnh thì niệm Phật, đừng để trí phải nghĩ tưởng vẩn vơ, khổ sầu vô ích. Việc đời chuyện đâu bỏ đó, đeo đẳng làm gì thêm mệt, để thì giờ niệm Phật cho khỏe trí còn hơn không? Có nhiều người để phí bao nhiêu thì giờ tán gẫu những chuyện đâu đâu, chỉ chuốc lấy bao nhiêu điều phiền lụy, do vài câu bất ý trong lúc vui miệng, cũng đủ gây cho lòng những mối lo âu, khổ sở, hay chuốc cho thân những đau đớn lụy phiền!

15. LÚC NHÀN RỖI NÊN NIỆM PHẬT

Trong đời có nhiều kẻ quá ư khốn khổ, muốn chút rảnh cũng không sao có được, nên không thể tu hành. Nay ta được rảnh rang, lại nghe biết được pháp niệm Phật này, cần phải gắng gổ, tương tục thúc liễm thân tâm, chuyên trì Phật niệm; như thế mới không uổng phí tấc bóng quang âm. Nếu để tâm niệm buông trôi, không làm được việc gì, luống tiêu bao ngày tháng, cô phụ bốn ân, một mai vô thường thoạt đến, sẽ lấy gì để chống cự đây?

Lời phụ giải:

Có người cầu được chút rảnh rang để niệm Phật còn không có, ta nay duyên đời không bận buộc, vậy đừng nên bê trễ nữa, hãy cố gắng niệm Phật, đừng để ngày lại, ngày qua, rồi già, rồi chết, đến khi bây giờ dù muốn rảnh được một chút, sống thêm một giờ để niệm Phật cũng không được. Thật tiếc lắm thay!

16. NGƯỜI SANG GIÀU PHẢI NÊN NIỆM PHẬT

Phước đức của đời này đều từ việc tu hành kiếp trước. Những gì tôn quí vinh huê, quá nữa là các bực cao tăng chuyển thế. Nhưng tuy có vinh huê mà không được trường cửu, nếu lại tạo điều nghiệp chướng ắt khó thoát khỏi biển trầm luân. Vậy nên các ngài phải tự suy nghĩ: những gì ta có thể mang theo được khi nhắm mắt? Ấy là công đức niệm Phật. Cũng như thuyền đi nhờ nước. Thế nên, hoặc lập thất niệm Phật, hoặc mời chư Tăng hướng dẫn mình niệm Phật, in khắc kinh sách Tịnh độ, hoặc đặt tượng Phật A Di Ðà để chiêm ngưỡng mà niệm, việc làm tuy ít, nhưng phải dụng công cho nhiều, lại phải chí quyết vãng sanh, đó là con đường tu hành của tất cả mọi người, chẳng luận giàu, nghèo, sang, hèn. Làm vị sứ giả của ngôi Pháp vương còn gì tôn quý hơn!

Lời phụ giải:

Vạn ban tương bất khứ, duy hữu nghiệp tùy thân, dù ta có nhờ phước đức đã gieo trồng đời trước, hưởng được phú quí vinh huê, song chỉ hưởng tạm mà thôi, khi ba tấc hơi dứt mọi việc buông xuôi, chỉ nắm hai bàn tay trắng. Vậy thì ta có nên bám víu những cái giả ảnh ấy chăng? Chúng ta chắc đã ý thức rõ ràng điều đó. Thế thì chúng ta phải kíp lập thành tích niệm Phật ngay và thật hết lòng cố gắng như chúng ta đã cố gắng lo làm giàu vậy. Người vô trí cho giả là thật, nên chạy theo những cảnh tướng, danh sắc phù phiếm bề ngoài, có được chút vui, song chỉ là cái vui tạm bợ trong chốc lát. Kiếp người chóng tàn, thân người chóng diệt, chỉ có đạo đức thường còn, chân thật, không có những ồ ạt bên ngoài, không có cái vui chốc lát. Xem như Ngài Khổng Tử còn bảo: “Ăn cơm nguội, uống nước lạnh, co tay mà gối đầu cũng có điều vui ở trong vậy!” Cái vui đó mới là cái vui của người trí.

17. KẺ NGHÈO HÈN CŨNG NÊN NIỆM PHẬT

Than ôi! Có kẻ đã đem thân làm nô lệ, bị người khác sai sử, vất vả, khổ sở, mà không cầu mong thoát khỏi, thì về sau càng khổ hơn.

Nên biết bốn chữ Hồng danh chẳng luận sang, hèn, giàu, nghèo, trẻ, già, trai, gái, chỉ cần mỗi ngày vào lúc sáng sớm chí tâm xây mặt về phương Tây, niệm 10 câu danh hiệu Phật, không xen, không dứt, để cầu sanh Cực lạc, thì hiện đời sẽ được hưởng nhiều lợi ích, khi thác tự được vãng sanh. Ðức Phật A Di Ðà thiệt là chiếc thuyền cứu mạng cho mọi người trong biển khổ vậy.

Lời phụ giải:

Ở đời, đâu có ai nghèo đến nỗi không có thân, tâm? Vậy ta nên đem thân, tâm sẵn có đó niệm Phật. Trong kinh Hiền Ngu Nhơn Duyên có đoạn: Tôn giả Ca Chiên Diên độ bà già ở mướn, bán cái nghèo bằng phương pháp Niệm Phật, bà đã đạt kết quả. Vậy chúng ta nên bắt chước bà già ấy bán quách cái nghèo đi cho rảnh, đeo đẳng làm gì thêm khổ? Khổ mà biết là khổ để tìm phương pháp thoát ly ấy là kẻ trí. Khổ mà vẫn không biết là khổ, lại còn cho cái khổ là vui, thì thiệt hết chỗ nói!

18. TỊNH TẾ NIỆM PHẬT

Ðã là người có trí huệ thì đừng để bị mê hoặc, cần phải hết sức tịnh tế niệm Phật để cho trí huệ được thêm kiên cố.

Phải biết, người trí niệm Phật thì thiên hạ sẽ có rất nhiều người niệm Phật. Người trí niệm Phật thời những kẻ tu hành theo ngoại đạo sẽ dễ trở về chánh đạo. Tại sao? Vì tiếng tăm của người trí có thể mở lòng dạ họ, vì có tác dụng trí của người trí cứu rỗi họ.

Lời phụ giải:

Việc làm của người trí sẽ mang đến một ảnh hưởng tốt đẹp và hữu ích cho kẻ thấp hay thiếu trí, trong trường hợp việc làm ấy với ý nghiệp lành. Vậy nên người trí phải tỏ ra xứng đáng sự tin tưởng của mọi người, đừng nên để những việc ngu hèn, những thị dục thấp kém gạt gẫm.

Một người có quyền thế tu niệm, sẽ có ảnh hưởng thật tốt đẹp đến những kẻ chung quanh. Nhờ sự khôn khéo, sáng suốt, cộng vào đó sự tin tưởng mãnh liệt của người lân cận, mà người trí khả dĩ làm được những chuyện to tát có ảnh hưởng đến thế đạo nhơn tâm. Làm một mà kết quả được nhiều, đó là điều của nhiều người mong muốn. Ấy thế mà nhiều kẻ có thể làm được lại không chịu làm, hay làm cho lấy có thì thật đáng tiếc rẻ lắm thay!

19. LÃO THẬT NIỆM PHẬT

Ðã không cầu danh lợi, cũng không khoe tài năng, chắc thật tu hành thật là rất khó có người làm được.

Tổ sư dạy: Về phương diện tham thiền, bởi tìm một người si độn cũng không có. Nay người niệm Phật chính lo mình không được si độn mà thôi. Hai chữ “Lão Thật” là một đại lộ thẳng tắp đưa người sang Tây phương vậy. Tại sao? Vì hai chữ Lão Thật là ngoài bốn chữ A Di Ðà Phật không thêm một mảy may vọng tưởng nào.

Lời phụ giải:

Người nhứt tâm niệm Phật, không duyên ngoại cảnh, lòng không chao động trước bất cứ một khuấy rối nào, coi như tất cả không có gì dính líu đến mình, con người ấy bề ngoài hình như kẻ ngây ngô, si độn lắm, nhưng trái lại thật là sáng suốt, thật là thanh tịnh đó. Người như thế thật không phải dễ kiếm! Phương chi, trong pháp môn niệm Phật có câu: Niệm bất nhứt bất sanh Tịnh độ. Mà hễ niệm nhứt thì muôn duyên buông bỏ, chuyên ròng câu niệm Phật. Lòng ta niệm Phật cùng lòng Phật tương ưng. Tây phương không lìa đương niệm, không cần đoán xa xét rộng chi cả mà Phật cảnh vẫn hiện tiền. Hy hữu thay Pháp môn Tịnh độ!

20. ÐƯỢC ÐIỀU VUI MỪNG, NHỚ NIỆM PHẬT

Hoặc nhơn nơi người mà vui, hoặc nhơn nơi việc mà mừng, mối manh tuy nhỏ nhít, nhưng đều là những cảnh vui vẻ của kiếp người. Song phải biết cái vui đó nó hư huyễn không thật, không thể còn lâu, vậy nên nương nơi giây phút tươi vui đó, xoay tâm niệm Phật, thời ắt được nhờ ánh hào quang của Phật, trong thuận cảnh ấy bỏ dứt đi ít nhiều ác niệm, những điều tốt đẹp liên miên, như ý tu hành, mãi đến lúc mạng chung sẽ được vãng sanh Cực lạc, há chẳng vui mừng lắm sao!

Lời phụ giải:

Kiếp sống của ta vui ít khổ nhiều, có vui chăng chỉ là cái vui tạm bợ, chốc lát qua đi, nhường chỗ cho điều đau khổ dày vò con người. Vậy thì cái vui có bền bỉ gì mà ta lại tự hào hay níu nắm nó.

Những điều vui vẻ đáng cho ta ưa thích, vì nó chơn thật, thường còn ấy là cái vui thanh tịnh của tự tâm. Cảnh Cực lạc của Phật A Di Ðà sẵn sàng đón tiếp những con người tự tâm được thanh tịnh. Về được đó rồi còn gì vui hơn?

21. HỨA NGUYỆN NIỆM PHẬT

Trì danh niệm Phật nguyên để cầu vãng sanh nhưng oai phong của chư Phật không thể nghĩ bàn hễ niệm danh hiệu của các Ngài thì sở nguyện đều tùy tâm. Vì lẽ đó, trong kinh dạy: niệm Phật có 10 điều lợi ích (xin xem phần sau). Những việc cầu cúng quỉ thần, tạp tu sự sám, khấn hứa nhiều ác nguyện, tin xằng những việc bói toán xâm quẻ, không bằng dùng phương pháp niệm Phật để cầu nguyện.

Có kẻ hỏi: Vả như niệm Phật mà không ứng nghiệm thì sao?

Ðáp: Ông chưa niệm Phật mà đã lo không ứng nghiệm, chính cái nhơn không ứng nghiệm đó đem đến cái kết quả không ứng nghiệm vậy. Nhơn thế nào thì quả thế nấy, há không đáng sợ lắm sao?

Lời phụ giải:

Phật là đấng đại từ, đại bi, đại trí, đại đức, tối tôn vô thượng, là bậc thầy của trời người sáu đường. Thế thì, khi cầu nguyện sao lại không cầu nguyện nơi các Ngài? Thật cũng lấy làm lạ! Có lắm kẻ sợ ma quỉ yêu tinh hơn sợ Phật, có lẽ cho rằng Phật hiền, ma quỉ dữ chăng? Hay tại lòng mình không chơn chánh, vì có điều tội lỗi, vạy tà nên lờn chánh, ngán tà? Người Phật tử hãy suy nghĩ cẩn thận điều này, kẻo mình là Phật tử mà vô tình làm đệ tử ma!

22. NIỆM PHẬT ÐỂ CẦU CỞI MỞ

Phàm tất cả nghịch cảnh quanh ta, đều do trái duyên nên có hiện (ta phải cố cam nhận chịu) không nên lại khởi ác niệm, để phải dẫn khởi oan trái đến mãi về sau không dứt. Ta phải nên tùy thuận nhận lãnh, có thể tránh được thời tránh, dứt được thời dứt, chỉ tùy nhân duyên mà đừng quên niệm Phật. Phật có vô lượng trí huệ, phước đức quang minh, Ngài sẽ gia hộ cho ta: dù gặp nghịch duyên, trái cảnh, cũng chuyển thành thuận cảnh, thuận duyên ngay.

Lời phụ giải:

Oan gia nghi giải bất nghi kết, đừng nên đem oán trả oán, thì oan trái mới dứt. Vậy chỉ có pháp niệm Phật là ổn nhứt.

Ví dù muôn đắng nghìn cay

Một câu niệm Phật tan ngay cấp kỳ

Niệm Phật dứt bỏ oán thù

Lòng không hung dữ ngục tù đâu vương...?

Niệm Phật mở rộng lòng thương

Oán thân bình đẳng tai ương có nào?...

23. HỔ THẸN TỰ GẮNG NIỆM PHẬT

Phàm đời này hay kiếp trước, ác quả đã thành tựu, thì khổ báo ắt đến, mà một phần khổ ở đời này tức là một phần ác trong kiếp trước, không thể đổ thừa cho vận mạng bất tề, mà chỉ nên tự hổ phận mình chẳng sớm lo tu. Mỗi một khi tưởng Phật, tưởng như lông trong thân đều dựng đứng, năm vóc như rã rời, buồn thương, cảm mến, đau xót, không muốn sống. Như vậy thời mỗi câu, mỗi chữ từ trong gan, tủy mà ra mới là chơn cảnh niệm Phật.

Ngày nay kẻ tăng, người tục niệm Phật, hoặc miệng niệm mà tâm tán, hoặc chỉ nhiếp tâm lúc niệm, dứt niệm thì tâm mê. Lại có người đang lúc niệm Phật xen nói chuyện tạp. Thế thì dù niệm suốt đời cũng không linh cảm. Mọi người thấy vậy, cho rằng: niệm Phật vãng sanh là những lời láo khoét. Lỗi ấy há do Phật sao?

Lời phụ giải:

Ta cùng chư Phật động một thể tánh thanh tịnh, không hai không khác, thế mà các Ngài đã giác ngộ, sáng suốt bỏ giả theo chơn, còn chúng ta lại cứ mãi nhận hư làm thật, bội giác hiệp trần, cam chịu quanh quẩn mãi trong vòng khổ lụy trần ai. Thật còn gì hổ thẹn cho bằng! Vậy nên phải vận dụng tận cùng năng lực, hết chí lo tu, lấy chết làm kỳ hạn, cầu thoát sanh tử, không còn nghĩ ngợi, đắm lụy trần ai, để phải nhiều kiếp trôi chìm trong sông mê, bể khổ.

24. KHẨN THIẾT NIỆM PHẬT

Phàm người ở trong tất cả hoàn cảnh khổ đáng thương, mà ta không thương, tất trái với nhơn tính, nhưng ở trong tất hoàn cảnh đáng thương, ta chỉ thương suông thì làm sao hợp được với tánh Phật? Ðã thương thì phải tìm phương thoát khổ, phải tìm cách cho mọi người rốt ráo thoát khổ. Phải biết rằng: Phật sở dĩ được tôn xưng là Ðấng Ðại Bi, vì Ngài hay cứu khổ cho chúng sinh. Ta do lòng từ bi niệm Phật là cốt cầu lòng từ bi của Phật ban cho, cứu vớt khổ não cho chúng ta, thì cái niệm đó phải khẩn thiết đến bực nào?

Lời phụ giải:

Niệm Phật để cầu thoát sinh tử, mà sinh tử là cái vòng xích vô cùng kiên cố, vì nghiệp hoặc phiền não của chúng ta quá đỗi sâu dày, lại thêm tội chướng ngày càng chồng chất lên thêm, nếu niệm lực không kiên cố, tâm niệm không tha thiết chí thành, thì riêng mình nói đến chuyện giải thoát còn là chuyện xa vời, huống là muốn cứu khổ cho người sao? Vậy ta nên hết lòng khẩn thiết niệm Phật để mong được lòng từ bi chiếu cố của Phật, như con thơ tha thiết trông được về với từ mẫu. Họa chăng?

Chú thích:

(1) Thành khối tức Nhứt Tâm hay Tam muội đó. Niệm Phật cốt giữ một lòng không tán loạn, không xen tạp, như đường đã thành kẹo.

(2) Hôn trầm: nặng nề, ngủ gật, làm cho thân không được tự tại, tâm không được sáng suốt.

(3) Thâu buộc tâm niệm, đừng cho nó chạy theo vọng trần, vọng cảnh tán loạn mất chánh niệm, bấy giờ tinh thần sẽ được sáng suốt.

(4) Tâm khí: Tâm là tâm niệm, khí là hơi thở. Tâm niệm bị loạn động, hơi thở đứt nối không đều, nên gọi là tâm khí không điều hòa.

(5) Khí tịnh tâm bình: hơi thở điều hòa, an tịnh, tâm niệm bình thản, thơ thới.

(7) Thường người ta niệm sáu chữ (lục tự Di Ðà) nhưng suy kỹ thì sáu chữ sẽ khó nhứt tâm và khó thành khối hơn 4 chữ. Ngài Pháp Chiếu Ðại sư trong Ngũ Hội Niệm Phật cũng chủ trương 4 chữ.

(8) Hồi quang phản chiếu: Xoay quán trí trở về quán sát nội tâm, không duyên theo ngoại cảnh.

(9) Niệm đầu: Không phải niệm đầu là lúc đầu khi mới niệm Phật, mà mỗi niệm nối liền nhau, câu niệm Phật trước gối đầu câu niệm Phật sau, không hở không dứt.

(10) Vô ký là không nhứt định thiện hay ác.

(11) Ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân.

(12) Hắc nghiệp: Nghiệp đen, chỉ cho phiền não nghiệp, ác nghiệp.

(13) Buông bỏ thân tâm: nguyên chữ Hán “thân tâm phóng hạ,” ý nói không còn một chút gì dính măc trong tâm, xả bỏ tất cả, nghĩa như câu “huyền nhai tán thủ” là ở trên gộp đá cao, buông tay rơi xuống vực sâu thẳm, không còn níu nắm đâu nữa cả.

(14) Pháp vương là vua của các pháp, ý nói đức Phật đã thâm đạt thật tướng các pháp, ở trên sự vật mà nhìn sự vật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21720)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 20417)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22317)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18756)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 27012)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 18718)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 19937)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 38061)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20142)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 28317)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 46317)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 15447)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10, 2010, Đại Lễ Thỉnh “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” đã được cử hành long trọng bằng xe hoa rước Phật và đoàn xe cung nghinh từ Tổ Đình Minh Đăng Quang...
(Xem: 65656)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 13726)
Đại Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Phật Ngọc Tại San Jose
(Xem: 18631)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 15537)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14565)
Chùa Bát Nhã long trọng tổ chức lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc từ 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên chùa.
(Xem: 18726)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 12627)
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ CUNG NGHINH VÀ CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI TỪ THỨ BẢY, NGÀY 6 ĐẾN THỨ HAI NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010
(Xem: 17655)
Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp.
(Xem: 25475)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 38715)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 17698)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 11246)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 18594)
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn gia hộ cho Đạo pháp được trường tồn. Thế giới được hòa bình. Chúng sanh được an lạc.
(Xem: 17410)
Lịch Trình Phật Ngọc 2010 - 2011
(Xem: 13206)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 13312)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17533)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 24299)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
(Xem: 12374)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13799)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 12993)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12882)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14162)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 14620)
Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràngthông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
(Xem: 21100)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 22619)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 29976)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 13866)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 18236)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 17051)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12620)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30722)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 22794)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 14631)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 12999)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12737)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 12508)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 13057)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 16304)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 15204)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 23845)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
(Xem: 16178)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 28987)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 20273)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
(Xem: 15554)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
(Xem: 37236)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 45027)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
(Xem: 36890)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant