Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Trái Tim Bà Mẹ

05 Tháng Ba 201200:00(Xem: 19192)
Trái Tim Bà Mẹ




traitimbame-1-content- Kính tặng tất cả mọi người nhân Mùa Báo Hiếu.
- Thương tặng hai con với diễm phúc còn Mẹ...
 
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời trải dài xuống, cho đến hôm nay. Trong lòng nao nao, nhiều cảm khái, xúc động. Thật sự, có được thân người rất là khó và tự nhiên, lại nghĩ nhiều đến công ơn sinh thành, dưỡng dục cưu mang của cha mẹ?
 
Công dưỡng dục thâm ân dốc trả
Nghĩa sanh thành, đạo cả mong đền?..
 
Ngoài trời đang có những cơn mưa đổ về, tràn lan, tầm tả, tạo cho cả bầu trời khoác áo u tịch, thừa ứ nước. Không gian như rộng lớn hơn, có chiều sâu thẳm, những hình ảnh này mang dáng dấp như chiều sâu đại dương của tấm lòng các bà Mẹ.
 
Mỗi năm khi mùa Vu Lan trở về, hình như đều có những cơn mưa lê thê, rộn ràng như thế. Những cơn mưa nặng hạt hay như những cơn mưa rào, thoáng qua trên bầu trời- có phải chăng là những giọt nước mắt hạnh phúc hay buồn đau vì con do tình yêu của Mẹ.
 
Ôi những bà Tiên đã làm nên chùm ảnh tuyệt đẹp, như bóng mát che phủ cho cuộc đời, nay ở đâu?
 
Ngày xưa, lúc còn bé, chúng ta thường được nghe kể chuyện cổ tích và nói đến những bà Tiên. Một bà Tiên thật đẹp, thật dịu hiền. Bà Tiên đầy quyền phép, hay cứu giúp hoặc che chở, chia sẻ, an ủichuyển đổi khổ đau của những người khốn khổ và bà có mặt ở mọi nơi nơi, khi thấy có người đau khổ, bất hạnh cần giúp.
 
Chúng ta đem lòng ngưỡng mộ, khâm phục, ao ước có ngày mình sẽ gặp được bà Tiên để xem hình dáng, nét dịu hiền, tấm lòng thương yêu con người của bà như thế nào? Và sự ao ước nầy nối tiếp với sự chờ mong khác; tại sao mình không thể nào gặp được bà Tiên? Bà ở nơi đâu? Bà là người thật hay chỉ là một mơ ước, một giấc mơ trong tâm khi đời sống có quá nhiều nổi bất hạnh? Nhưng chúng ta lại vô tình quên rằng mình đang rất hạnh phúc, rất đầy đủ, rất may mắn v.v? vì đã bỏ quên người Mẹ đang sống, có thực - Một bà Tiên đẹp dịu hiền hơn tất cả, hơn cả những bà Tiên trên vũ trụ nầy và Mẹ đang có mặt, bên mình, cạnh sát mình với tất cả tấm lòng thương con vô bờ bến.
 
Nói đến Mẹ là nói đến tình thương, nói đến tấm lòng với tình yêu rộng lớn mà không có gì có thể so sánh được. Người ta thường nói tấm lòng thương con của Mẹ sâu như là đại dương, là biển rộng; nhưng chiều sâu của đại dương có thể đo được, vì là hiện tượng vật chất, còn tâm Mẹ là tấm lòng, là tình yêu, là tinh thần, là sự sống.
 
Vũ trụ muôn màu, vực sâu không đáy
Tấm lòng mẹ cấy ngọt trái tim đời
Nếu một hôm nào, mẹ không còn nữa
Dòng sữa ngọt cạn khô nguồn đất sống
Người dù tài sắc, ôm đời viễn mộng
Trái tim không còn, trời đất còn không????.
Minh Thanh
 
Biết bao nhiêu lời ca tụng, tán dương. Biết bao nhiêu văn thơ đã viết, đã nói về tình Mẹ, nhưng đó chỉ là ngôn ngữ - viết hay nói về lòng Mẹ, chứ không phải là nội dung sống thực của tấm lòng của Mẹ.
 
Mỗi người chúng ta khi nói hay nghĩ đến tình Mẹ, thì từ trong ký ức biết bao nhiêu hình ảnh, thơ mộng, đầy ấp kỷ niệm tự nhiên xuất hiện, không cần phải suy nghĩ, gợi nhớ. Vì tuổi thơ của mỗi con người đều đầy ấp hình bóng thân thương, thiêng liêng này.
Năm ngoái, khi về thăm Mẹ đau nặng. Có nhiều lúc, ngồi bên người, nhìm tấm thân còm cỏi của một bà cụ già, lòng se thắt lại. Vẫn biết cuộc đờivô thường, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng thời gian đã làm thay đổi Mẹ nhiều đến như vậy. Tấm thân đó, ánh mắt, nụ cười, lời nói, tấm lòng đó? tất cả như chứa một nội dung sâu thẳm của tấm lòng bà Mẹ. Một điều khó thể diễn tả bằng ngôn ngữ hay lời nói. Mẹ à! Con thương Mẹ- đó chỉ là lời nói tạm gọi được. Tôi muốn tiếp cận để sống lạỉ
 - Má còn nhớ câu hò ru con ngày xưa không? Sao trong tiềm thức con, nó cứ văng vẳng những tiếng hò, tiếng hát thật đẹp đó?..
- Má chịu thua rồi con ạ, không thể hát hò gì được. Má già quá rồi, sống được đến giờ đã là may. Nhìn đàn con má lớn lên, nên người, đó là hạnh phúc quá lớn mà trong cuộc đời má có được. Dù các con có như thế nào, có ở phương trời nào, có chức vụ gì trong xã hội hay không v.v.. cũng là con của ba má. Ngày xưa, má có thể để nhiều thời gian để ôm ấp, để hò những câu ca dao để ru con ngủ?
 
traitimbame-2-contentGió mùa thu, mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, thức đủ năm canh?
 
Ví dầu, cầu ván đóng đinh
cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi
Khó đi, mẹ dắt con đi
Con thi trường học, mẹ thi đường đờỉ.
 
Giờ thì chỉ còn đôi mắt mờ, bàn tay còm cõi, còn nhịp đập trái tim của bà Mẹ, đó là tiếng hò mà má theo các con đến trọn đờỉ?
 
Có những lời ru mà tôi đã nghe biết bao nhiêu lần, đơn giản, nhẹ nhàng, lập đi lập lại, nhưng ngọt lịm tình thương. Nay từ lời nói của Mẹ như mở toang vùng trời êm ấm đó, tuôn tràn một chất sữa ngọt, êm dịu, ấp áp. Nước mắt tôi chảy dài theo câu nói của Mẹ. Ðã lớn rồi và qua bao nhiêu là sóng gió cuộc đời, đã làm cho trái tim của tôi có vỏ bọc ngoài là cứng rắn, can đảm, tích cực, nên tôi không muốn khóc. Nhưng có gì đâu, đây là nước mắt của hạnh phúc, nước mắt của người con biết mình còn Mẹ, đang hưởng thụ tấm lòng chân tình, thương yêu của bà Mẹ. Tôi muốn gục đầu vào lòng Mẹ để sống lại hương thơm, hơi ấm tình mẫu tử.


Có một bà tiên,

Vui chơi trên thiên giới
một hôm vô tình để rớt trái tim
bà bỏ cuộc vui, đi xuống dương trần
đi tìm lại trái tim
để biến thành người mẹ hiền
đôi tay mẹ là bảo bọc ân cần
mẹ là dòng sông ngọt ngào, màu mỡ phù sa
mẹ là ruộng lúa vắt nguồn sữa mạch nha
là bóng mát che con khi nắng hạn
là trái tim nồng chia sẻ, ôm ấp đời con
để rồi trần gian là quê của mẹ
mẹ quên lối đi về
vì đàn con mẹ,
vì trái tim của mẹ, còn ở nơi đâỷ.
Minh Thanh
 
Trái tim mang dấu ấn kỳ diệu, bởi vì trong trái tim là máu, là thịt, là dòng sữa ngọt ngào, Mẹ đã chia sớt cho con, còn ghi khắc những tình cảm cao thượng: nhẫn nại, thương yêu, đùm bọc, tha thứ, chở che, bao dung?
 
Phải là trái tim với nhịp đập của bà Mẹ đối với những đứa con, nên bà đi tìm, tìm trái tim, tìm và bảo vệ, trân quí vì đó là sự sống của con bà, của bà. Trên đường đời của mỗi người con, khi thất bại, khi đau khổ, khi cô đơn? chúng ta mới nghĩ đến Mẹ để cầu cứu, để che chở, chia sẻ? tình yêu Mẹ đối với con vẫn không hề suy giảm, dù đứa con của mình như thế nào.
 
Nói đến Mẹ là nói đến đủ điều, nói đến tình thương yêu, và nói bao nhiêu cũng không đủ, bởi vì đời sống của Mẹ cho nhiều hơn nhận, và khi nhận là nhận những sự thiệt thòi vì chồng vì con.
« Thuở nhỏ, xa xưa quá, lúc đó vào khoảng 5-6 tuổi, tôi bị sốt nặng do lòng bàn tay bị mụt đinh, sưng búp, lớn gấp đôi lúc thường. Mủ mưng nhiều, đau không chịu được. Tôi nhớ lúc đó mình đã khóc, kêu rên và sau đó mê sảng. Ðau quá thì làm sao cười vui được. Khi giật mình tỉnh dậy, tôi biết mình đang trong nhà thương. Bàn tay bị băng lại. Cơn nóng sốt giảm nhiều. Tôi có cảm giác mặt mình bỗng mát rượi, do chiếc khăn ướt đang lau.
Mẹ tôi đang ngồi kế bên, thức suốt đêm, lo lắng, mắt đỏ hoe. Vừa lau mặt, lau người tôi, Mẹ vừa thầm cầu nguyện cho con mình đừng bị gì nguy hiểm, nếu có gì thì để Mẹ thế cho.Ôi ! Cơn đau, cơn sốt của tôi sao lại là của Mẹ. Một thâm tình bao dung, bảo bọc.
Tôi cảm thấy ấm cúng quá, lời nói nhẹ nhàng, chân tình của Mẹ như khắc sâu trong tâm tôi. Chỉ có Mẹ bên cạnh cũng đã đầy đủ, bình an lắm rồi»
Tôi có đọc được đâu đó bài viết về Mẹ như sau, không biết tác giả là ai, nhưng thấy có nhiều điều đáng suy ngẫm, thâm thúy, xin ghi chép ra đây để chia sẻ. Tôi nghĩ rằng tác giả cũng muốn nhìn thấy được như vậỵ:
 
« Tình Thương Yêu của Mẹ
- Khi 1 tuổi, Mẹ cho ăn và tắm cho bạn, còn bạn thì khóc cả đêm.
- Khi 2 tuổi, Mẹ tập cho bạn đi những bước đầu tiên, khi đi được thì bạn lại bỏ chạy đi mất khi Mẹ gọi.
- Khi 3 tuổi, Mẹ nấu cho bạn những món ăn với tất cả tình yêu thương thì bạn đáp lại bằng cách hất chén dĩa xuống sàn nhà.
- Khi 4 tuổi, Mẹ đưa cho bạn những cấy bút chì màu, bạn lại dùng chúng đi bôi trét và vẽ bậy khắp nơi.
- Khi 5 tuổi, Mẹ mặc áo đẹp cho bạn đi chơi, còn bạn lại tìm cách lăn lê trên đất bẩn.
- Khi 6 tuổi, Mẹ dẫn bạn đến trường, còn bạn cứ mãi cằn nhằn: "con không đi học đâu!"
- Khi 7 tuổi, Mẹ mua cho bạn nhiều đồ chơi để rồi bạn lại vứt chúng lăn lóc khắp nơi.
- Khi 8 tuổi, Mẹ mua cho cây kem, bạn ăn làm chảy kem ướt hết vạt áo.
- Khi 9 tuổi, Mẹ thuê cô giáo dạy đàn cho bạn còn bạn thì luôn phụng phịu và miễn cưỡng tập đàn.
- Khi 10 tuổi, Mẹ cả ngày lái xe đưa bạn đi hết nơi này đến nơi khác vui chơi cùng bạn bè, mỗi khi tới nơi bạn nhảy ra khỏi xe mà chẳng bao giờ ngoái đầu nhìn lại.
- Khi 11 tuổi, Mẹ đưa bạn và bạn bè của bạn đi xem phim, bạn lại đi chọn chỗ ngồi cách Mẹ mấy dãy ghế để gần bạn mình hơn.
- Khi 12 tuổi, Mẹ dặn bạn đừng xem TV quá nhiều, còn bạn thì đợi cho đến khi Mẹ rời khỏi nhà mới mở TV xem cho thỏa thích.
- Khi 13 tuổi, Mẹ nói: "Ðể Mẹ cắt tóc cho con," bạn trả lời: "Mẹ không có khiếu thẩm mỹ."
- Khi 14 tuổi, Mẹ trả tiền cho bạn đi trại hè một tháng, còn bạn lại quên chẳng hề viết cho Mẹ một tấm thiệp từ chỗ nghỉ hè.
- Khi 15 tuổi, Mẹ bạn đi làm về và mong bạn ôm hôn Mẹ, còn bạn thì đóng chặt cửa ở trong phòng riêng.
- Khi 16 tuổi, Mẹ khuyên bạn để tâm học hành tạo dựng tương lai, còn bạn thường xuyên đi chơi mỗi khi có cơ hội.
- Khi 17 tuổi, trong khi Mẹ mong chờ một hồi âm điện thoại quan trọng thì bạn ôm điện thoại trò chuyện suốt buổi.
- Khi 18 tuổi, Mẹ đã rơi lệ vui mừng trong ngày lễ tốt nghiệp trung học của bạn, còn bạn thì ở lại vui chơi với bạn bè cho đến sáng hôm sau mới về nhà.
- Khi 19 tuổi, Mẹ đau lòng khi bạn muốn rời khỏi tổ ấm để mướn nhà ở riêng.
- Khi 20 tuổi, Mẹ hỏi bạn về người yêu, bạn trả lời: "Ðó không phải là việc của Mẹ!"
- Khi 21 tuổi, Mẹ gợi ý về định hướng sự nghiệp trong tương lai, đáp lại bạn nói: "Con chẳng muốn giống như Mẹ!"
- Khi 22 tuổi, Mẹ dự lễ tốt nghiệp đại học của bạn, sau buổi lễ bạn hỏi ngay: "Liệu Mẹ có thể trả tiền cho chuyến du lịch của con không"
- Khi 23 tuổi, Mẹ đến thăm bạn, còn bạn luôn tìm cách tránh né vì cảm thấy ngượng ngùng trước bạn bè.
- Khi 24 tuổi, Mẹ gặp người yêu chưa cưới của bạn và nhắc nhở hai bạn về chuyện gia đình, bạn nhăn nhó càu nhàu: "Thôi mà Mẹ!"
- Khi 25 tuổi, Mẹ giúp trả tiền đám cưới của bạn rồi Mẹ khóc và nói với bạn rằng: "Mẹ yêu thương con biết bao!"
- Khi 30 tuổi, Mẹ ước ao có cháu để bồng bế, bạn trả lời Mẹ: "Thời nay mọi điều đã khác!"
- Khi 40 tuổi, Mẹ rủ bạn đi mừng sinh nhật bà nội của bạn, còn bạn trả lời: "Bây giờ con rất bận!"
- Khi 50 tuổi, Mẹ sức khỏe đã yếu dần và muốn bạn thường xuyên đến chăm sóc, trong khi bạn đang phải mải mê tìm đọc cuốn sách: "Những gánh nặng cha mẹ phải chịu đựng khi nuôi con."
. . . Và rồi một ngày kia, Mẹ âm thầm nhắm mắt ra đi. Một cảm giác chưa bao giờ xảy ra với bạn trước đó: bạn như thấy sấm chớp nổ tung trong tim mình. Bạn đã mất hết cả một bầu trời yêu thương trong đời ngườị..?
Bạn ạ! Có phải là tất cả tình yêu của Mẹ đặt trên sự hy sinh, hay chữ « Nhẫn », điều mà mỗi người chúng ta khó làm nổi. Khó quá, nhưng chỉ tại vì con, Mẹ đã vượt qua mọi thử thách, ích kỷ của mình, để là bà Mẹ.
Từ trong bụng Mẹ, ta đã thấm nhuần ân đức của tinh thương yêu và khi chào đời, dòng sữa Mẹ đã nâng niu, đôi tay mở rộng, dòng máu luân lưu trong cơ thể của ta cũng là của Mẹ, vì đó là trái tim của người.
Dòng sữa ngọt ngào đã tuôn chảy nuôi lớn thân thể con, nuôi con, săn sóc con, che chở con trong những lúc khó khăn, vấp ngả, vực con dậy, thoát ra khỏi những niềm đau v.v Mẹ không cần phải nói, vì đó là tâm hồn của Mẹ.
Tình Mẹ còn biến xa hơn, phổ quát và chỉ khi có những hoạn nạn, đau thương của những người thân, chúng ta mới nhìn thấy rõ được trái tim của Mẹ rỉ máu.
Tôi có đọc một câu chuyện ngắn, đơn giản, nhưng lại biểu lộ đến sự cao rộng, bao la của tình Mẹ. Xin được nêu ra đây:
- Một gia đình đi tắm biển. Trong lúc các con đang vui đùa, làm những hình bằng cát trên bải biển. Từ xa, có một bà già, trên tay cầm cái bị, đang đi rảo bước trên bải cát. Mắt nhìn xuống, thỉnh thoảng, bà cúi xuống nhặt một cái gì đó, rồi bỏ vào giỏ. Cứ tuần tự như vậy, như không để ý đến mọi chuyện chung quanh.
 
Khi đi ngang qua những đứa bé đang đùa giỡn trên cát, bà dừng lại nhìn, mỉm cười và muốn đến với các đứa nhỏ đang hồn nhiên vui đùa. Nhưng người cha của các đứa bé vội chạy lại, kéo các đứa con qua một bên, không cho đến gần bà già. Mắt trừng trừng nhìn bà già, sợ bà làm hại con mình, vì nghĩ là bà già điên.
Bà già chỉ nhìn các đứa nhỏ, miệng mỉm cười, rồi lại tiếp tục đi và làm lại những động tác như cũ trên bải cát.: thỉnh thoảng cúi xuống lượm vật gì trên bải cát, rồi bỏ vào giỏ của bà.
Người cha hỏi những người sống ở đây lâu: Bà đó là ai vậy? Phải bà bị điên không?
Có người cho biết rằng: Ðây là bà già bình thường, không có điên. Trước đây, bà có đứa con gái và một hôm, đứa con đi tắm biển. Khi con bà vui đùa trên bải biển, vô tinh dẫm phải miểng chai vỡ, máu chảy ra nhiều. Nhưng không ngờ, con bà bị nhiễm trùng, sốt, không cứu chữa kịp và qua đời vì bị tetanus (phong đòn gánh).
 
Ðau khổ vì sự mất mát đứa con yêu quí duy nhất. Và cũng từ đó, mỗi ngày, người ta đều thấy bà cầm cái bị và đi luợm mảnh chai, kiếng vỡ hay vật gì đó có thể làm nguy hại những đứa bé nhỏ, sợ giống như đã làm chết con của bà?
 
Trong cuộc bể dâu của đất nước, sau năm 1975. Mẹ đã khóc dài theo năm tháng, tần tảo, hy sinh, biến tấm thân mảnh khảnh, yếu đuối, chuyển tất cả tấm lòng trở thành sức mạnh để nuôi con, lo cho chồng đang lâm cảnh bất hạnh, chua cay, tù tội của cuộc đời. Tôi nghĩ rằng lịch sử của Việt Nam sẽ không bao giờ quên được hình ảnh nầy. Cao đẹp quá, kỳ diệu quá và lịch sử của nhân loại cũng thêm được nét đẹp kỳ vĩ, văn hoá nhân bản - đó là tình mẹ.
 
Lòng hiếu thảo đã được nhân lên khi bắt được nguồn sống của Phật giáo, vì Ðạo Phật đề cao hạnh hiếu, vì đó cũng chính là nền tảng đầu tiên để bước làm người.
 
Ðức Phật đã nhìn xuyên suốt qua kiếp sống của con người, trải qua nhiều đời nhiều kiếp và có nhân duyên chằng chịt lẫn nhau. Nếu gốc rễ của vô minh do ba độc tố: si-tham-sân làm cho con người luân chuyển trong 6 cõi, thì tình thương của bà Mẹ trong lúc mang thai, lúc sanh con và lúc nuôi dưỡng con v.v - là sự khai nguyên cho một tình yêu thương vị tha, hy sinh sẽ tác động đến tâm thức con ngườị, kéo dài cho đến lúc vào đời.
Cho nên, Ðạo Phật đặt nặng trên nền tảng con người, với những bước chân đầu tiên từ cha mẹ- là bậc sinh thành. Công ơn đó nặng quá, bao la vô tận, làm ấm áp cuộc đời.
Trong nhiều kinh sách, Phật vẫn thường giảng dạy về hạnh hiếu của con người, của người con Phật.

"Tâm Hiếu là tâm Phật,
Hạnh Hiếu là hạnh Phật".

 
Mẹ dạy cho chúng ta biết yêu thương, bảo bọc, bao dung v.v.. qua những việc làm nhỏ nhặt của người, nhưng đó là dấu ấn đậm trong tâm thức con trẻ, để sau này trở thành những nhân tố làm ích nước, lợi người.
 
Con người thiếu tâm hồn, thiếu tình thương, sẽ không thể cho cuộc đời nhiều hạnh phúc, vì chúng ta không có để mà cho. Tất cả những yếu tố làm cho cuộc đờian lạc, hạnh phúc.
 
Trước cuộc đời nhiều biến động, khổ đau. Xã hội thay đổi trầm trọng, băng hoại. Bao nhiêu chủ thuyết, lý thuyết cố tình đẩy con người rời xa những giá trị tâm linh, biến đổi qua khuynh hướng hưỡng thụ. Ði quá mức của bình thường là sự tác hại: từ quảng cáo, truyền hình, truyền thông, internet v.v, nâng cao vai trò của bạo lực, của vị ngã, tự do cá nhân quá độ, tạo thành những dây chuyền đẩy xã hội vào vòng trầm luân đau khổ của hiện tại, và tương lai. Phương tiện trở thành cứu cánh, nhưng khi phương tiện đã đặt sai, thì cứu cánh sẽ đổ vỡ.
 
Thiên tịnh sa
Khô đằng lão thụ hôn nha
Tiểu kiều lưu thủy nhân gia
Cổ đạo tây phong sấu mã
Tịch dương tây hạ
Ðoạn trường nhân tại thiên nha

Mã Trí Viễn
Thiên tịnh sa
Cây già bám những dây khô
Quạ bay về đậu nhấp nhô bóng chiều
Nhà ai nước chảy ven cầu
Gió thu, ngựa ốm về đâu đêm rừng
Phương tây chiều xuống bâng khuâng
Thân du tử mãi lưng chừng chân mây

(Sưu tầm)
 
Mùa Vu Lan trở về khi những cơn mưa đổ xuống, tắm gội và rửa sạch những ô nhiễm, bụi bặm của những ngày oi bức. Sự đau khổ sẽ làm cho con người bình tĩnh lại, đặt lại vấn đề cho những lý thuyết vọng tưởng, phá bỏ tình yêu thương của hiện tại.
Khi sống gần bên Mẹ, chúng ta ít bao giờ biết về giá trị của tình Mẹ, đôi vòng tay ấm áp của bà. Chúng ta hờ hững vì nghĩ là phải như vậy và là bình thường, nhưng rồi một ngày nào đó, khi làn gió vô thường đi qua, lúc đó, chúng ta hối hận thì đã muộn rồi.
Nếu bạn hạnh phúc còn có Mẹ, hãy kề cận và nắm chặt lấy tay của Mẹ. Nắm lấy thời gian quí báu nầy, hạnh phúc chỉ là những gì đơn giản, êm đềm, đơn sơ, có mặt bên cạnh. Ðừng tìm hạnh phúc quá xa, cao vời vợi, vì đó chỉ là ảo ảnh, không thực.
Ðừng quan trọng hoá khi đang cài trên áo màu hoa hồng đỏ hay trắng, đừng đánh mất mình cho những kỷ niệm của một ngày, một giờ; trong khi Vu Lan là ngày tưởng niệm, gợi nhớ, báo đáp thâm ân, nhưng không chỉ là dành cho một ngày, một giờ, một phút hay một nơi chốn nào đó v.v.. mà là miên viễn khi chúng ta còn mang thân phận hữu tình. Hãy sống thật với giây phút hiện tại, để mở tung và nối tiếp cho tương lai, trong tình yêu bao la của Mẹ và để thực hiện hạnh hiếu. Ðó là gia tài vô giáCha Mẹ lưu truyền và là tinh thần cao đẹp của Ý nghiã Vu Lan qua phương tiện thiện xảo thể hiện bởi Ngài Ðại Hiếu Mục Kiền Liên.
 
Tình yêu thương nếu được nhân rộng, phổ biến, phải chăng sẽ đem lại cho cuộc đời, vũ trụ, thế giới sống trong bình an, hạnh phúc. Tất cả đều khởi hành từ trái tim của bà Mẹ vừa khi có mặt đứa bé tượng hình trong bụng và khi chào đời. Ðó là quan niệm của chúng tôi, nhiều khi không đúng với bạn? Bạn nghĩ sao?...
 
Mùa Báo Hiếu năm 2007
Cư sĩ Liên Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31647)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
(Xem: 10525)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(Xem: 11222)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(Xem: 12746)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(Xem: 10805)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(Xem: 16652)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 10814)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(Xem: 22964)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 12019)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(Xem: 11491)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(Xem: 10683)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
(Xem: 12336)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11193)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10018)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 10327)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11906)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10695)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12373)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9811)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 11269)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 13840)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9578)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12623)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9697)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10456)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10548)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 10320)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9898)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 11052)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 12015)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10141)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10784)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9542)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 9895)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8766)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9495)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14518)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8776)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 12553)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 10422)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 9083)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10557)
Tất cả những giáo lý về con đường Ati Dzogchen có thể xếp vào ba chủ đề : Nền Tảng, Con Đường, và Quả.
(Xem: 9335)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8796)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10510)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9191)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8364)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 12027)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9696)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10215)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10226)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19131)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 9407)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8985)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9586)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9017)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 14752)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10093)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 8348)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8948)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8974)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8736)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9367)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 14593)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 9034)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8770)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 9045)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 10531)
Ngài nhận một bó cỏ Cát tường (Kusa) từ người nông dân chăn trâu tên Svastika, rồi trải cỏ làm tòa ngồi và tuyên thệ: “Nếu ta không tìm ra Chân lý tối thượng, ta quyết không rời khỏi nơi này”
(Xem: 8638)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9990)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 24280)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 10176)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11024)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 8994)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9468)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 8002)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9264)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 15348)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10337)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 9577)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara.
(Xem: 17439)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 21392)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 12159)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 10233)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19237)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 26038)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 7975)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.
(Xem: 14785)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10632)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11348)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 9531)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 18677)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 12353)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng
(Xem: 11885)
Ta đã có được thân người hy hữu khó tìm, cùng với các tự dothuận lợi đầy ý nghĩa. Ta đã gặp được giáo huấn hiếm có của Đức Phật.
(Xem: 10750)
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
(Xem: 13342)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim...
(Xem: 9993)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa...
(Xem: 9267)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 9378)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 15895)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant