Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Vài nét về dòng truyền thừa Sakya

15 Tháng Tư 201200:00(Xem: 16504)
Vài nét về dòng truyền thừa Sakya

VÀI NÉT VỀ DÒNG TRUYỀN THỪA SAKYA

truyenthuasakya-01

Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạnglợi lạc của chúng sinh. Có mười thế hệ nối tiếp trước khi Đạo Sư Liên Hoa Sinh đến Tây Tạng. Vào thời điểm đó, các ngài được biết đến là Lha Rig. Sau tám thế hệ, do sự tranh cãi với vị lãnh đạo Yaksha, Lha Rig trở nên nổi tiếng là Khon, nghĩa là “tranh cãi” hay “xung đột”. Năm 750 sau Công nguyên, gia tộc Khon trở thành đệ tử của đức Liên Hoa Sinh và nhận các quán đảnh Vajrakila. Một người con trai trong gia tộc nhận giới xuất gia từ đức Shatirakshita ở [tu viện] Samye, trở thành một trong bảy dịch giả tăng sĩ đầu tiên của Tây Tạng. Trong mười ba thế hệ sau đó (750- 1073), gia tộc Khon trở thành cột trụ chính cho các giáo lý của truyền thống Cổ Mật ở tỉnh Tsang.





truyenthuasakya-02Vào thế kỷ 11, do sự vô minh của chúng sinh, thực hành Pháp trở nên lỏng lẻo ở tỉnh Tsang. Trưởng tộc, ngài Sherab Tsultrim quyết định rằng đã đến lúc tìm kiếm các Mật điển mới ở Ấn Độ. Đạo sư Liên Hoa Sinh viết rằng, “một hóa thân của Virupa xứ Ấn Độ - Drogmi Lotsawa sẽ xuất hiện.” Người em, Konchog Gyalpo đến học với Drogmi Lotsawa (992 – 1074). Tại địa điểm linh thiêng, dưới nền đất màu trắng (tiếng tạng là Sa skya), được tiên đoán bởi đạo sư Liên Hoa Sinh và đức Atisha, Khon Knochog Gyalpo xây dựng ngôi chùa đầu tiên đặt tên là Gorum Zimchi Karpo năm 1073. Sự kiện này đánh dấu sự bắt đầu cho tên gọi “Sakya.” Gia đình linh thánh, các vị lãnh đạo cha truyền con nối của dòng truyền thừa cao quý này, nổi tiếng với ba tên gọi, Lha Rig, Khon và Sakya.

Sachen Kunga Nyingpo (1092 – 1158), con trai của Khon Konchog Gyalpo, là người có kỹ năng và sự chứng ngộ tâm linh phi thường, nắm giữ dòng truyền thừa của Kinh và Mật. Các vị đạo sư chính của ngài đầu tiên phải kể đến cha ngài, mà từ đó ngài nhận được hệ thống thực hành Vajrakila và Samputa. Từ đức Bari Lotsawa, ngài nhận được Chakrasamvara, Guhysamaja, Vajrabhairava và nhiều pháp khác; từ Shangton Chobar, ngài nhận được toàn bộ giáo lý Lamdre trong bốn năm cùng với các hệ thống Mahamaya và Samayogadakinijala. Từ Mal Lotsawa Lodro Drag, ngài nhận được Chakrasamvara, Bhairava, giáo lý của đại thành tựu giả Naropa như Vajrayogini và các giáo lý quan trọng của dòng truyền thừa của Panjrarnata Mahakala. Từ Lama Nam Kaupa, ngài nhận được mọi chỉ dẫn bên ngoài, bên trong và bí mật của Hộ Pháp Chaturmukha bốn mặt. Đây chỉ là các vị thầy chính của đức Sachen Kunga Nyingpo.


truyenthuasakya-03Ở tuổi 12, trong cuộc nhập thất Văn thù sáu tháng, ngài đã có linh kiến về đức Văn Thù cùng với hai vị Bồ Tát, người đã nói với ngài những dòng trong cuốn “Tách rời khỏi Bốn Bám chấp”:

Với sự bám chấp vào cuộc đời này – sẽ không có học trò Pháp

Bám chấp vào Tam cõi – sẽ không có sự từ bỏ

Bám chấp vào mục đích cá nhân – sẽ không có tư tưởng giác ngộ

Nếu bám chấp khởi lên – sẽ không có tri kiến.



truyenthuasakya-04

Sachen Kunga Nyingpo nhận các giáo lý Lamdre lần đầu tiên từ đức Shangton Chobar và lần thứ hai trực tiếp từ Virupa trong một chuỗi các linh kiến kéo dài một tháng. Đây được biết đến là dòng truyền thừa Lamdre “gần.” Sachen có bốn con trai – Kunga Bar, Sonam Tsemo, Jetsun Dragpa Gyaltsen và Palchen Rinpoche. Người đầu tiên mất khi đang học ở Nalanda, Ấn Độ. Người con trai thứ hai, Sonam Tsemo (1142 – 82) trở thành một học giả uyên bác ở tuổi 16. Ở tuổi 41, ngài đã bay thẳng về Khechara, cõi giới của Vajrayogini. Ngài có linh kiến về rất nhiều vị bổn tôn thiền định và rất nhiều vị đệ tử chứng đắc. Jetsun Dragpa Gyaltsen (1147 – 1216) nhận các giới nguyện độc thân và có nhiều dấu hiệu chứng ngộ trưởng thành tâm linh từ khi còn trẻ. Ở tuổi 11, ngài ban các giáo lý Hevajra.




truyenthuasakya-05

Đệ tử chính của Jetsun Dragpa Gyaltsen là cháu trai ngài, con trai của Palchen của Opoche, ngài Sakya Pandita Kunga Gyaltsen nổi tiếng (1182 – 1251). Nghiên cứu các triết học Phật giáongoại đạo, mật điển, logic, tiếng Phạn, thơ ca, chiêm tinh và nghệ thuật với rất nhiều đạo sư xứ Ấn Độ, Nepal, Kashmir và Tây Tạng, ngài đã nắm vững các chủ đề này. Khi ngài 27 tuổi, sau khi gặp ngài Pandita Shakya Shribhadra xứ Kashmir, ngài trở thành một vị tỳ kheoduy trì giới nguyện không chút xao lãng. Các tác phẩm của ngài như Kho tàng Logic Tri thức Giá trị (Tsad-ma rigs-gter) và Sự Phân biệt Ba giới nguyện (sDom-gsum rab-dbye) vẫn nổi tiếng đến ngày hôm nay. Cả thảy ngài viết 114 bộ luận tôn giác. Kho tàng Logic Tri thức giá trị là bản văn duy nhất có nguồn gốc Tây Tạng được dịch ra tiếng Phạn. Công việc dịch thuật được hoàn thành bởi đệ tử của ngài ở tu viện Nalanda ở Magadha, và nhận được sự tôn vinh. “Vào thời điểm ngài thị tich, trái đất đã rung động sáu lần và chim chóc khắp đất nước hót rất buồn. Các dấu hiệu kì lạ đã được chứng kiến bởi các đệ tử và các vị vua khi lửa thiêu cháy giàn hỏa thiêu, và mọi người ở đó đều trải qua sự an bình hỷ lạc. Đạt được sự giác ngộ hoàn hảo nhờ lực gia trì của Manjunatha, ngài được thế giới biết đến là Phật Vimalashri.”


truyenthuasakya-06


Năm 1244, Godan Khan, cháu trai của Chingis Khan, bị cuốn hút bởi sự nổi tiếng của Sakya Pandita, đã mời ngài đến Mông Cổ để trao truyền giáo lý Phật Đà. Sau đó, năm 1253, sau khi cả Sakya Pandita và Godan Khan đều mất, hoàng đế, Sechen Kublai Khan mời Drogon Chogyal Pagpa, cháu trai của Sakya Pandita đến cung điện. Pagpa đã tạo ra kiểu chữ viết mới cho ngôn ngữ Mông Cổ. Kublai Khan ấn tượng với ngài Pagpa đến mức đã tuyên bố Phật giáoquốc giáo của Mông Cổ và trao cho ngài [Pagpa] quyền cai trị ba tỉnh Tây Tạng. Như thế, Pagpa là người đầu tiên trong lịch sử Tây Tạng đã có được quyền lực tôn giáothế tục trong suốt thế kỷ. Cũng vào lúc này, chùa lớn Lhakhang Chenmo được xây dựng ở Sakya. Cho đến ngày nay nó vẫn đứng vững là là thư viện tôn giáo vĩ đại nhất của Tây Tạng với các bức tượng và các đồ tôn giáo rất cổ. Pagpa được kế nhiệm bởi em trai Chagna và các vị Sakyapa đã cai trị Tây Tạng trong hơn một trăm năm.



truyenthuasakya-07


Cuối cùng, Tishri Kunglo (1299 – 1327), cháu trai lớn nhất trong 15 cháu trai của em trai ngài Sakya Pandita, đã thành lập bốn cung điện của triều đại (Podrang): Zhithog, Rinchen Gang, Lhakhang và Ducho, duy chỉ còn tồn tại cung điện cuối cùng. Vào thế kỷ 18, thời đại của Sakya Trizin Wangdu Nyingpo, đức Liên Hoa Sinh thứ hai của thời đại này, cung điện Ducho bị chia đôi – Drolma Podrang và Phuntsok Podrang. Các vị lãnh đạo của hai cung điện này là ngài Kyabgon Sakya Trizin Ngawang Kunga (sinh năm 1945) của cung điện Drolma, vị lãnh đạo hiện tại của truyền thống Sakya, bậc nắm giữ Pháp tòa Sakya thứ 41 và đang sống ở Dehra Dun, Ấn Độ. Ngài có hai con trai, Ratna Vajra và Gyana Vajra. Ngài cũng có một chị gái, Jetsunma Chimey Luding, người đã giảng dạy rộng khắp trên thế giới. Gongma Dagchen Rinpoche (sinh năm 1929) của cung điện Phuntsok thành lập Sakya Thegchen Choling ở Seattle, Wash, Mỹ. Ngài có một em trai, Gongma Thinley Rinpoche, một vị tăng mới mất gần đây. Dagchen Rinpoche có năm người con trai. Người con trai thứ hai, Ananda Vajra Rinpoche, một luật sư giỏi, đã giúp đỡ đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng trong các vấn đề pháp luậthiến pháp. Sự tiếp nối vị trí Sakya Trizin, trưởng dòng Sakya, là cha truyền con nối từ thời của Khon Konchog Gyalpo và gần đây, luân phiên giữa hai cung điện.



truyenthuasakya-08Trong số các vị nắm giữ truyền thống Sakya, Sachen Kunga Nyingpo, Sonam Tsemo, Dragpa Gyaltsen, Sakya Pandita Kunga Gyaltsen và Drogon Chogyal Pagpa nổi tiếng là Năm Đấng Cao Cấp của truyền thống Sakya, hay Jetsun Gongma Nga. Ba vị đầu tiên được biết đến là “Ba vị Trắng” và hại vị còn lại là “Hai vị Đỏ”. Sau đó, có Sáu Trang Sức của Tây Tạng: Yagton Sanggye Pal và Rongtol Mawe Senge, những người nổi tiếngkiến thức về kinh điển; Ngorchen Kunga Zangpo và Dzongpa Kunga Namgyal – uyên thâm mật điển; Gorampa Sonam Sengge và Shakya Chogden – uyên thâm cả kinh điểnmật điển. Đây là các vị đạo sư quan trọng nhất của truyền thống Sakya. Trong số các ngài, Goram Sonam Sengge thiết lập sự nghiên cứu chính thức về logic.

Giống như các truyền thống khác của Phật giáo Tây Tạng, có rất nhiều các nhanh truyền thừa xuất hiện. Các dòng truyền thừa nắm giữ giáo lý của Sakya Pandita Kunga Gyaltsen là Sakya, Ngor và Tsar. Ngorchen Kunga Zangpo (1382 – 1457) và các vị đạo sư kế nhiệm như Konchok Lhundrup, Thartse Namkha Chime Palzang và Drubkhang Palden Dhondup thành lập dòng truyền thừa Ngor. Tsarchen Losal Gyatso (1502 – 56), theo sau là Jamyang Khyentse Wangchuk và Mangto Ludrup Gyatso thành lập dòng truyền thừa Tsar. Ba dòng truyền thừa khác có nguồn gốc từ Sakya là Bulug/Shalu thành lập bởi đức Buton Rinchen Drub, Jonang bởi đức Dolpopa Sherab Gyalten và kế nhiệm là ngài Jonang Taranata và Bodong bởi đức Bodong Panchen Chogle Namgyal. Dzongpa của đức Dzongpa Kunga Namgyal thường được xem là một truyền thừa riêng biệt. “Nhưng trong truyền thống Sakya, chỉ có một vài điểm khác biệt rất nhỏ trong việc giải thíchhọc thuyết về Kinh và Mật” – Dzongsar Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Về tri kiến, ở Tây Tạng, có ba sự diễn giải Trung quán tông khởi lên; trung quán tông đoạn kiến, trung quán tông bất diệttrung quán tông Trung Đạo. Dòng Sakya theo con đường Trung Đạo, được dạy bởi đức Sakya Pandita và giải thích bởi Gorampa Sonam Senggye và nhiều đạo sư khác.

truyenthuasakya-09

Trong truyền thống Sakya, trong số hàng trăm giáo lý Phật Đà từ Ấn Độ ăn sâu vào đời sống tâm linh Tây Tạng nhờ những nỗ lực của Năm vị đạosáng lập, nổi tiếng nhất là sự trao truyền Hevaja khởi nguồn từ đức Virupa, Vajrakila của đức Liên Hoa Sinh, Vajrayogini của đức Naropa, Mahakala của Vararuchi và Guhyasamaja của ngài Long Thọ. Năm vị đại thành tựu giả xứ Ấn Độ này được coi là nổi tiếng nhất trong truyền thống Sakya. Bên cạnh những dòng truyền thừa xuất sắc này, còn có nhóm Bốn Mật điển: Hevajra, Chakrasamvara, Guhyasamaja và Vajrabhairava. Một bộ quan trọng khác là Mười ba Pháp Hoàng Kim bao gồm Ba pháp Đỏ, Ba pháp Đỏ vĩ đại, Ba pháp đỏ nhỏ hơn, Văn thù đen, Quan Âm Simhanada, Sabala Garuda và Zambala đỏ. Có rất nhiều các bản khác nhau liệt kê mười ba pháp, tuy nhiên bộ ba Ba Pháp đỏ vẫn không thay đổi. Đây là các thực hành Vô thượng Du già của truyền thống Sakya, còn hàng trăm các truyền thừa giáo lý khác như là Hayagriva, Kalachakra, Mahamaya, Văn Thù, Kim Cương Thủ, Tara và tương tự thế.




truyenthuasakya-10


Trong các học viện tu sĩ của Sakya, mười tám bản văn chính được nghiên cứu tỉ mỉ. Hiện tại, chỉ có một vài học viện, một học viện chính ở Rajpu Ấn Độ, và một ở Boudhanath, Kathmandu, Nepal. Một vài vẫn được mở ở Tây Tạng như Dzongsar Khamje Ling. Mười tám bản văn giảng dạy về Trí tuệ Ba la mật, Giới luật (vinaya), Tri kiến Trung Đạo, Hiện tượng, Logic và Nhận thức Luận. Các bản luận giải độc đáo của truyền thống gồm có Sự phân biệt Ba giới nguyện, và Kho tàng Logic các Tri thức Giá trị của đức Sakya Pandita. Các tác phẩm của đức Gorampa Sonam Sengge cũng đặc biệt quan trọng. Khi tốt nghiệp, một vị tăng được trao các bằng Kazhupa, Kavhupa và Rabjampa trên cơ sở của công đức.



truyenthuasakya-11Các tu viện chính của dòng Sakya ở miền trung Tây Tạng là Lhakhang Chenmo được thành lập bởi đức Khon Konchog Gyalpo (tu viện chính của dòng Sakya), Ngor Ewam Choden thành lập bởi đức Ewam Kunga Zangpo (tu viện chính của dòng Ngorpa), Dar Drangmoche ở Tsang thành lập bởi Tsarchen Losal Gyatso (tu viện chính của dòng Tsarpa), Nalanda ở Phenpo xây dựng bởi đức Rongton Sheja Kunrig và Tsedong Sisum Namgyal bởi đức Namkha Tashi Gyaltse. Ở tỉnh Kam, Dhondup Ling được thành lập bởi đức Dagchen Sherab Gyaltsen, Lhundrup Teng của Dege thành lập bởi đức Tangtong Gyalpo, cũng như tu viện Dzongsar của đức Jamyang Khyentse Wangpo và Chokyi Lodro; và Deur Chode bởi đức Chodak Sangpo ở tỉnh Amdo. Tất thảy, có hàng nghìn tu viện của truyền thống Sakya từ Trung Quốc, Mông Cổ đến miền tây Tây Tạng, Kashmir, Nepal và Ấn Độ.

Hiện tại, Tsechen Tenpai Gatsal ở Rajpur, U.P và Sa Magon ở Puruwalla là hai tu viện chính của Sakya. Ngor Ewam Choden ở Maduwalla, Dehra Dun là tu viện chính của Ngorpa. Tashi Rabten Long ở Lumbini, cùng với hai tu viện khác ở Kathmandu, Nepal đại diện cho dòng Tsarpa. Bây giờ, đức Sakya Trizin Ngawang Kunga là vị trưởng dòng Sakya và đứng thứ hai ở Tây Tạng sau đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài Luding Khen Rinpoche là trưởng dòng Ngor và ngài Chogye Trichen Rinpoche là trưởng dòng Tsar.

Nguồn: http://www.szakja.hu/english/sakyatradition.html

Việt dịch: Hạnh Phúc – Nhóm Thuận Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31656)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
(Xem: 10525)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(Xem: 11222)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(Xem: 12750)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(Xem: 10807)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(Xem: 16654)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 10814)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(Xem: 22964)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 12021)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(Xem: 11492)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(Xem: 10683)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
(Xem: 12336)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11193)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10019)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 10327)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11906)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10697)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12373)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9812)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 11269)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 13841)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9578)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12625)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9698)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10457)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10548)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 10320)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9899)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 11055)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 12015)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10142)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10784)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9543)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 9895)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8766)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9495)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14518)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8777)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 12553)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 10422)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 9084)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10557)
Tất cả những giáo lý về con đường Ati Dzogchen có thể xếp vào ba chủ đề : Nền Tảng, Con Đường, và Quả.
(Xem: 9335)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8797)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10510)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9191)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8364)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 12028)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9697)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10215)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10228)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19132)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 9408)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8985)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9586)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9017)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 14753)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10093)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 8348)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8949)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8974)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8737)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9369)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 14594)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 9034)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8771)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 9046)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 10531)
Ngài nhận một bó cỏ Cát tường (Kusa) từ người nông dân chăn trâu tên Svastika, rồi trải cỏ làm tòa ngồi và tuyên thệ: “Nếu ta không tìm ra Chân lý tối thượng, ta quyết không rời khỏi nơi này”
(Xem: 8640)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9990)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 24280)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 10177)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11026)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 8994)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9468)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 8002)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9265)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 15348)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10337)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 9580)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara.
(Xem: 17441)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 21392)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 12160)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 10233)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19240)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 26043)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 7975)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.
(Xem: 14787)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10633)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11348)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 9532)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 18678)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 12356)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng
(Xem: 11886)
Ta đã có được thân người hy hữu khó tìm, cùng với các tự dothuận lợi đầy ý nghĩa. Ta đã gặp được giáo huấn hiếm có của Đức Phật.
(Xem: 10750)
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
(Xem: 13342)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim...
(Xem: 9997)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa...
(Xem: 9269)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 9378)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 15899)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant