Ý NGHĨA CỦA OM MANI PADME HUM Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
Tôi muốn thảo luận chút ít về ý nghĩa của thần chúOM MANI PADME HUM.
Mani tượng trưng cho phương tiện và padme tượng trưng cho trí tuệ. Nói cách khác, hai từ này gồm chứa toàn bộcon đường được Đức Phật Guru Thích Ca Mâu Nikhám phá; toàn bộcon đườngtiệm thứ dẫn tới giác ngộ. Hai từ này bao gồmtoàn bộcon đường dẫn tới Niết bàn – sự giải thoát khỏi đau khổ và nguyên nhân đích thực của đau khổ. Tất cả những con đường của các thừa thấp được bao gồm trong phương tiện và trí tuệ; do đó, chúng được bao hàm bởi mani và padme. Toàn bộcon đườngBa La Mật thừa và con đườngBồ Đề tâmđưa tới sự giác ngộ cũng được hoàn thiện bởi
phương tiện và trí tuệ; vì thế nó cũng hoàn toàn được bao hàm trong mani và padme. Cuối cùng, toàn bộcon đườngKim Cương thừa – con đường của thừa (cỗ xe) bất khả phân, tantra, hay mật chú cũng được bao hàm bởi
những phạm vi này.
Tantra có bốn phần, hay cấp độ. Cấp độ thứ nhất là kriya tantra, nó được chia thành tantra có biểu hiện và tantra không biểu hiện. Loại tantra có biểu hiện là con đường của phương
tiện; loại tantra không có biểu hiện là con đường của trí tuệ; toàn bộcon đường kriya tantra được bao gồm trong mani và padme. Những tantra khác thì cũng thế. Nhờ thực hành loại tantra thứ tư là Yoga Tantra Cao cấp nhất (maha-anuttara yoga tantra), chúng ta có thể đạt được giác ngộ -
tâm toàn giác; trạng thái siêu việtviên mãn trong mọi sự chứng ngộ và được tịnh hoá mọi ô nhiễm – trong một đời người ngắn ngủi của thời đại suy hoại này. Có hai giai đoạn trong Yoga Tantra Cao cấp nhất: giai đoạn
phát sinh (đôi khi cũng được gọi là giai đoạn sáng tạo, phát triển hay tiến triển) và giai đoạn thành tựu (hay hoàn thành). Những giai đoạn này
được bao gồm trong mani và padme, phương tiện và trí tuệ. Giai đoạn thành tựu có bốn cấp độ: sự tách biệt của tâm; huyễn thân; tịnh quang và
sự hợp nhất. Huyễn thân, con đường của phương tiện, được bao gồm trong mani; tịnh quang, con đường của trí tuệ, được bao gồm trong padme. Cũng thế, có hai loại tịnh quang: tịnh quang ý nghĩa và tịnh quang ví dụ.
Để chuyển hoátâm thức thành con đườngtrước tiênchúng ta phải đặt nền
móng là ba phương diệnchính yếu của con đường: sự từ bỏ, Bồ Đề tâm và trí tuệchứng ngộtánh Không. Sự từ bỏ samsara (sinh tử) là tư tưởnghết sứcnhàm chánsinh tử nhờ nhận ra rằng nó chỉ có bản tánhđau khổ; thấu hiểu rằng dưới sự sai sử của những tâm thức và nghiệp tiêu cựchỗn loạn, các uẩn của thân và tâm ta thì đau khổ tự bản chất. Thường thì chúng ta không tỉnh giác về điều này. Chúng ta có ảo tưởng rằng những sự vật có bản chấtvô thường thì thường hằng; những gì nhơ bẩn tự bản chất thì trong sạch; những gì đau khổ tự bản chất thì vui thú; và những gì không có chút hiện hữu nào từ khía cạnh riêng của nó, là những gì chỉ đơn thuần được dán cho một danh hiệu, thì hiện hữu tự khía cạnh riêng của nó. Đây là quan điểm thông thường, ảo tưởng của chúng ta về thực tại. Sự từ bỏ là việc nhận rasự thật là mọi sự hiện hữu có điều kiện đều có bản chất là đau khổ.
Chúng ta giống như những con
bướm đêm nhìn thấy một ngọn lửa hừng hực như một nơi chốn đẹp đẽ để vui
sống mà không hiểu được điều gì sẽ xảy ra khi chúng chạm vào nó. Chúng tahoàn toànảo tưởng. Thậm chí nếu ngọn lửa bị che phủ thì chúng vẫn ráng hết sức để lao vào cho bằng được. Cho dù chúng cảm thấy lửa nóng, chúng vẫn cố gắng lao vào. Chúng cho rằng sự hỉ lạc phi thường nằm nơi phần chói sáng. Do đó điều gì sẽ xảy ra khi chúng thực sự lọt vào trong đó? Chẳng có chút xíu gì trong những điều chúng đã hy vọng. Hoàn toàn là
một sự đối nghịch. Chừng nào màchúng ta còn ở trong luân hồisinh tử, cuộc đời ta cũng liên tụclầm lạc như thế.
Chúng ta không hình dung rằng tự bản chất cuộc đời ta thì hoàn toànđau
khổ; chúng tatheo đuổitâm thứcảo tưởng của mình như thể nó đúng đắn một trăm phần trăm, như thể những ý niệmsai lầm của ta thật hoàn hảo. Chúng tahoàn toàntin tưởng ở những kế hoạch, những ảo tưởng của ta. Chúng tatin chắc rằng những ý niệmsai lầm của ta thì hoàn toànchân thật. Nó giống như việc nhìn một môi trường cháy đỏ là một công viên đẹp
tuyệt trần và cố gắng lao vào đó, không nhận ra rằng ta sẽ bị thiêu đốt. Chúng ta nhìn cõi giới khổ đau này như một công viên tráng lệ.
Sự từ bỏ là việc nhận ra rằng luân hồisinh tửcủa riêng ta chỉ là khổ đau tự trong bản chất; nhận ra rằng việc sống trong sinh tử thì giống như bị nhận chìm bởi những ngọn lửa hồng và cảm thấy không chịu nổi việc
sống trong đó một giây phút mà không đạt đượcgiải thoát. Khi ta cảm thấy nỗi khổ của riêng ta không thể chịu đựng nổi và tư tưởngtìm kiếmsự giải thoátxuất hiện một cách tự nhiên và liên tục, thì khi ấy chúng tachứng nghiệm được sự từ bỏluân hồisinh tử.
Khi chúng ta thay đổi đối tượng và nghĩ về những người khác thay vì chính mình thì cảm xúctrở thànhlòng bi mẫn. Khi đã có niệm tưởng mạnh mẽ về sự từ bỏluân hồisinh tửcủa riêng ta, khi ta quán chiếu về việc những người khác bị tóm bắt trong sinh tử và đau khổ, chúng ta bắt đầu cảm thấy một lòng bi mẫn kỳ lạ, mãnh liệt, không thể chịu đựng nổi; chúng tacảm thấy
không chịu nổi việc những người khác đang nằm trong sinh tử dưới sự kiểm soát của nghiệp và những niệm tưởng rối loạn của họ. Khi ta thấy những người khác bị tóm bắt trong sinh tử thì ta cảm thấyhết sức bất nhẫn, giống như bị một ngọn giáo đâm thủng trái tim, như một bà mẹ cảm xúc khi đứa con thân yêuduy nhất của bà rơi vào đống lửa. Thật không thể kham chịu nổi những điều như thế.
Theo cách đó, ta phát khởilòng bi mẫn mãnh liệt phi thường ước muốn chúng sinhthoát khỏiđau
khổ. Chúng ta không thể ngơi nghỉ mà không làm điều gì đó để cứu giúp họ. Không có cách nào để nghĩ về chính ta, hạnh phúccủa riêng ta; không
có cách nào để tư tưởngquan tâm tới bản thân ta xuất hiện. Chúng ta không thể sống lặng lẽ mà không làm điều gì để giải thoát chúng sinh. Ta
không thể chịu nổi việc họ phải ở trong sinh tử cho dù chỉ một giờ hay một phút. Đúng như thế, với việc chứng nghiệm sự nhàm chán, chúng ta không thể đứng yên mà không thành tựusự giải thoátcủa riêng ta, không thể chờ đợi dù chỉ một giây phút, mà giờ đây mục tiêu của chúng ta được nhắm vào những người khác. Khi ước muốn này xuất hiện, chúng tachứng ngộlòng bi mẫn vĩ đại – ước muốn tất cả chúng sinh có thể thoát khỏi mọi nỗi khổ và quyết địnhbản thân mình sẽ thực hiện ước muốn này.
Bồ Đề tâmphát khởi từ thái độ này. Chúng ta tự hỏi: “Giải pháp lúc này
là gì? Ta nên làm gì? Phương pháp nào tốt nhất cho ta để giải thoát tất
cả chúng sinhthoát khỏi đau khổ?” Chúng ta đi tới kết luận là phương cáchduy nhất mà ta có thể dẫn dắt chúng sinhhoàn toànthoát khỏiđau khổ là thành tựu tâm toàn giác.
Do đó ước muốn phát triển một
tâm toàn giácxuất phát từ cội gốc của lòng bi mẫn. Từ lòng đại bi, tâm
vị tha của sự giác ngộ - Bồ Đề tâm - được phát triển. Ở đây lòng bi mẫnphát khởi tự nhiên đối với tất cả chúng sinh không có sự phân biệt giữa
bằng hữu, kẻ thù và những người xa lạ – là những người giúp đỡ ta, những người đối xử tệ bạc và chỉ trích ta, và những người không giúp đỡ cũng không làm hại ta. Đối tượng của nó là toàn bộchúng sinhđau khổ và
lòng bi mẫn ước muốn tất cả chúng sinhthoát khỏi mọi sự che chướng. Lòng đại bi ước muốn tất cả những ai không có hạnh phúcvô song của sự giác ngộ được thành tựutrạng thái của tâm toàn giác và tự mình nhận lãnh trách nhiệm trong việc nhìn thấy họ thực hiện điều đó.
Với Bồ Đề tâmphát khởi tự nhiên, chúng tacảm thấy như người mẹ mà đứa con thân yêuduy nhất của bà bị rơi vào ngọn lửa. Chúng ta không thể đứng yên. Ngày lẫn đêm, trong mọi lúc, tâm vị tha của sự giác ngộphát khởi không chút nỗ lực. Vào lúc đó, chúng ta đã chứng ngộBồ Đề tâm. Người chứng ngộBồ Đề tâm được gọi là người “may mắn.” Một người như thế thật minh triết, thiện xảo và bi mẫn. Những người trong tâm có một trái tim hết sứctốt lành, Bồ Đề tâm, thì thực sự tuyệt hảo.
Trong phạm vithế tục, những người có thể kiếm rất nhiều tiền, có thể giết chết kẻ thù, những người có nhiều căn nhà ở mọi nơi, được coi là người tài giỏi, khéo léo và khôn ngoan. Những người có thể lừa gạt người
khác để bồi đắp cho thanh danh hay hạnh phúc của mình được cho là khôn ngoan, tài giỏi và tự lực. Những ý niệm này hoàn toànsai lầm. Cho dù bạn có thể tự giải thoát mình khỏi sinh tử bạn vẫn không hoàn tất
công việc của bạn đối với bản thân hay những người khác. Vì thế, những Bồ Tát không tất yếu là thiện xảo hay bi mẫn, cho dù các ngài có thể tự giải thoátbản thân các Ngài ra khỏi sinh tử. Do đó, trí tuệ của việc chứng ngộtánh Không được thực hành sau sự chứng ngộBồ Đề tâm.
Như thế, sau khi tâm thức bạn được tu hànhtốt đẹp trong con đường tổng
quát, bạn nhận lãnh sự nhập môn (quán đảnh) từ một guru kim cương đầy đủ phẩm tính, là vị có thể ban những nhập môn Yoga Tantra Cao cấp nhất. Một khi nhờ việc nhận lãnh bốn loại nhập môn Yoga Tantra Cao cấp nhất mà
tâm bạn được thuần thục, bạn tu hànhtâm thức bằng cách thiền định về hai con đường của nó: những con đườngtiệm thứ của sự phát triển và thành tựu. Khi tâm bạn đạt tới cấp độ tịnh quang ví dụ, bạn giải thoát khỏi sự hiểm nguy của cái chết – không có cái chết không được kiểm soát,
không có việc chết mà không có sự chọn lựa.
Như tôi đã đề cập ở trên, tịnh quang được biểu thị bởi padme, trí tuệ, và huyễn thân được biểu thị bởi mani, phương tiện. Nếu bạn có thể đạt tới giai đoạn này, bạn có thể đạt được giác ngộ trước khi chết, nhưng nếu bạn không thể, bạn có thể thành tựutốt đẹp như thế sau khi chết, trong giai đoạn trung ấm, như nhiều Lạt ma cao cấp và yogi vĩ đại như Milarepa – bậc đã giác ngộ trong một đời.
Công đức phải tích tập trong ba vô lượng kiếp bằng cách đi theo con đườngBa La Mật thừa có thể hoàn toàn được tích tập trong một đời ngắn ngủi bằng cách thiền định về huyễn thân. Tịnh quang là thuốc chữa lành cho cái thấy nhị nguyên; những niệm tưởng hỗn loạn và thậm chí cái thấy nhị nguyênvi tế có thể hoàn toàn ngừng dứt bằng cách thiền định về tịnh quang với sự hỗ trợ của công đức rộng lớn mà bạn tích tập bằng sự thiền định về huyễn thân. Theo cách này
bạn thành tựu sự hợp nhất thânhoàn toànthiêng liêngthanh tịnh và tâm
linh thánh của vị Phật hay Bổn Tôn mà bạn đang thực hành và trở thành một vị Phật.
Khi mặt trăng mọc, nó không cần phảinỗ lực để ánh phản chiếu của nó xuất hiện trên mặt nước: “Ta sắp phản chiếu trong mọi mặt nước trên Trái Đất.” Bất kỳ nơi đâu có nước, ánh phản chiếu của mặt trăng tự động xuất hiện. Tương tự như thế, sau khi bạn trở thành một
vị Phật, sau khi bạn thành tựu Bổn Tôn mà bạn từng thực hành, bạn sẽ làm việc một cách tự nhiên không cần cố gắng cho lợi ích của tất cả chúng sinh. Bạn sẽ làm việc liên tục với thân, khẩu và ý thiêng liêng của bạn để dẫn dắt chúng sinhbao lanhư không gian tới hạnh phúcvô song của tâm toàn giác.
Đây chỉ là một giải thích ngắn gọn về
ý nghĩa của thần chúOM MANI PADME HUM, nhưng tôi hy vọng là từ đó bạn có thể nhận ra làm thế nào mani và padme – phương tiện và trí tuệ - bao gồmtoàn bộcon đườngtiệm thứđưa tớigiác ngộ.
Vậy thì, nếu
tâm bạn như một tảng đá thì nó giống như đất không được chăm bón; nó không được chuẩn bị tốt. Cho dù bạn gieo trồng những hạt giống, chúng sẽ
không phát triển. Nếu tâm bạn vị kỷ, cứng cỏi, ngập đầy sự sân hận và bất mãn, giống như sắt thép, giống như một ngọn núi đá, gay gắt, xấu xa,
thì cho dù bạn mong muốn đạt đượcgiải thoát hay sự giác ngộviên mãn, con đường mà mani và padme bao hàm sẽ không phát triển trong đó. Đất cần
được nước tưới mát và chứa đựng những khoáng chất và phân bón – nhờ thế
những sự vật mới có thể phát triển trong đó. Cũng thế, tâm hiện tại của
bạn cần thay đổi từ trạng thái đặc cứng, xấu xa, khó chịu của nó. Nó cần được chuyển hoá, trở nên mềm mại – nó cần những sự ban phướcĐức PhậtĐạo sư.
OM MANI PADME HUM bao hàm danh hiệu của Đức Chenrezig (Quán Tự Tại), Đấng Bi Mẫn Vĩ đại. Trì tụng thần chú này thì giống như kêu gọi mẹ của bạn. Bạn kêu gọi mẹ bạn để bà quan tâm tới bạn và sau đó bạn thỉnh cầu bà những gì bạn ước muốn: kem, sô-cô-la, mọi sự!
Khi bạn trì tụng OM MANI PADME HUM, bạn đang kêu cầu thánh hiệu của Đức
Chenrezig và âm hum tác động lên tâm linh thánh của Ngài. Điều bạn đang
kêu cầu Ngài là xin ban phước cho tâm bạn – không chỉ cho riêng bạn mà còn cho tâm thức của chúng sinh khác – để gieo trồng cội gốc của con đường dẫn tới giác ngộ, phương tiện và trí tuệ được bao hàm trong mani và padme.
Cuối cùng, điều còn lại cần giải thích là om. Khi thực hành và thành tựucon đườngphương tiện và trí tuệ trong tâm bạn được biểu hiện bởi mani và padme – sự tịnh hoá mọi che chướng, nghiệp tiêu cực và ý niệmbất tịnh, hay cái thấy, của thân, khẩu và ý. Khi thân, khẩu và ý của bạn được tịnh hoá như thế, chúng trở thành thân, khẩu và ý kim cương của Đức Đạo sư Chenrezig.
Chữ om (Phạn ngữ hay Tây Tạng) có ba phần. Thân của chữ này là ah, âm mẹ. Trên nó là một đường gợn sóng được gọi là (trong tiếng Tây Tạng) một naro, nguyên âm biến đổi âm “ah” thành “o.” Trên đó là một số 0 nhỏ, nó thêm vào âm “m.” Ba thành phần này thêm vào cho “om” và biểu hiện ba kaya (thân), hay thân, khẩu và ý kim cương. Những ý niệmbất tịnh của bạn về thân, khẩu và ý chuyển hoáthành thân, khẩu và ý kim cươnghoàn toànthanh tịnh của Đức Chenrezig, Đấng Bi mẫn vĩ đại. Như thế, om có nghĩa là sự giác ngộ.
Như vậy, đây là ý nghĩa của OM MANI PADME HUM; sự bắt đầu, hay nguyên nhân, của con đường, bản thâncon đường, và kết quả.
Nó giống như một cái cây với gốc, thân và quả.
OM MANI PADME
HUM cũng bao gồm mọi sự hiện hữu – sự duyên sinh và tánh Không: mani và
padme. Mọi sự hiện hữu được gồm chứa trong hai chân lý; mọi điều này được bao hàm trong mani và padme: chân lýtuyệt đối trong padme, và chân
lýquy ước, chân lý của tâm hoàn toàn bị ngăn che, trong mani.
Toàn bộ 84.000 giáo lý của Đức Phật – các giáo lýBát Nhã Ba La Mật, toàn bộ hàng trăm pho sách của Tengyur và Kangyur* – cũng được gồm chứa trong OM MANI PADME HUM. Nó bao gồmtoàn bộ năm luận văn vĩ đại trong các Kinh điển mà các tu sĩnghiên cứu trong các tu viện, chúng giảng khoa luận lý học chứng minh rằng Đức Phật là một giá trị, hay chân lý, hiện thể thiêng liêng – không dối gạt, không làm lạc lối và hợp lý. Giáo lý của Đức Phật thì chân thực là bởi khi chúng sinhthực hành nó, nó có hiệu quả; nó chứa đựng kinh nghiệm, vì thế kết quả xuất hiện. Khi bạn thực hành, ngay cả điều đơn giản nhất trong những vấn đề của đời sống hàng ngày cũng được giải quyết. Vì thế đây chỉ là một bằng chứng nhỏ bé cho thấy bạn có thể được giải thoát khỏi nguyên nhân đích thực của đau khổ; cho thấy bạn có thể trở nên giác ngộ. Điều này chứng minh rằng giáo lý có giá trị, chân thật và sẽ không lừa dối bạn.
Các tu sĩ trong các đại tu việnnghiên cứugiáo lý luận lý trong nhiều năm. Họ thường nghiên cứu và thảo luậngiáo lýTrung Đạo, nó giảng nghĩahai chân lý, trong ba năm. Sau đó họ nghiên cứutrí tuệsiêu việt, giáo
lýBát Nhã Ba La Mật, trong năm năm hay khoảng đó. Họ cũng nghiên cứu những giáo lý Luật học về hành viđạo đức – làm thế nào điều phục thân, khẩu và ý – trong một năm hay hơn nữa. Rồi họ nghiên cứu Abhidharmakosha
(A tỳ đạt ma Câu xá luận) trong nhiều năm. Họ nghiên cứu những giáo lýKinh điển này và năm luận văn vĩ đại trong ba mươi hay bốn mươi năm, ghi
nhớ, thảo luận và thi cử. Sau đó họ nghiên cứu các giáo lý Tantra trong
nhiều năm và thực hành tất cả những con đường rộng lớn, viên mãn đó. OM
MANI PADME HUM gồm chứa toàn bộ sự nghiên cứu của một đời người.
Cách này hay cách khác, có một sự khác biệt khi bạn trì tụng thần chú của vị Phật đặc biệt này, hiện thân của lòng bi mẫn của tất cả chư Phật –
lòng đại bi không thể chịu đựng nổi nỗi khổ của chúng sinh và đưa dẫn họ thoát khỏi nó. So với lòng bi mẫn mà ta dành cho bản thân mình thì lòng bi mẫn này lớn hơn hàng trăm ngàn lần. Không thể có một sự so sánh.
Và lòng bi mẫn vô hạn này của tất cả chư Phật hiển lộ trong phương diệnđặc biệt này mà ta gọi là Đức Chenrezig, Vị Phật Từ Thị (Nhìn Chúng Sinh Với Đôi Mắt Bi mẫn).
Do bởilòng bi mẫn của Ngài, chính Đức Phật đã thành tựuĐại Niết Bàn, phạm vi của an bình vĩ đại, không chút chọn lựa, được kết chặt bởi lòng bi mẫn. Chúng ta thì trái ngược lại: không chọn lựa, bị buộc chặt bởi những tư tưởngï ích kỷ, chúng ta mang lại tai họa cho chúng sinh khác và thậm chí cho cả bản thân ta. Được kết buộc bởi lòng bi mẫn, chư Phật hiển lộ trong phương diệnBáo Thân đối với các Bồ Tát cao cấp và trong phương diệnHóa Thân đối với những Bồ Tátbình thường. Đối với chúng sinh bình phàm, các Ngài hiển lộ
trong thân tướng của một tu sĩ, như Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay một vị vua;
trong những thân tướng khác nhau, bất kỳ điều gì cần thiết. Nếu có một biểu thị sẽ điều phụcchúng sinh thì đó là cách các Ngài sẽ hiển lộ – như một quan toà, một tướng lãnh hay thậm chí như một đồ tể hay một người khùng điên; như một người mù hay hành khất để làm cho những người khác tích tập công đức bằng cách thực hành lòng bác ái và nhờ đó tạo nên
nguyên nhân cho hạnh phúc. Nếu một vài chúng sinh cần được dẫn dắt theo
lối đó, các Ngài sẽ hiển lộ như một người giàu có; nếu một người khác cần được hướng dẫn trong một phương diệnđặc biệt, và nếu đó là cách thế
duy nhất để điều phụctâm thức của người đó, thì do bởi sự tham luyến mãnh liệt của anh ta, các Ngài sẽ hiển lộ như một gái điếm. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tuyên bố trong giáo lý của Ngài: “Ta sẽ không hiển lộ như tất cả những điều này.” Ngài nói, “Ta không tham đắm nhưng ta hiển lộ như có tham luyến; ta không mù nhưng hiển lộ như mù loàø; ta không què nhưng hiển lộ như què quặt; ta không điên nhưng hiển lộ như khùng điên; ta không chút giận dữ nhưng hiển lộ như sân hận. Trong tương
lai nếu ta hiển lộ trong những cách thế như thế, sẽ không chúng sinh nào nhận ra điều này.” Tuy nhiên, để đưa dẫn chúng ta, Ngài đã hiển lộ là Đấng Ngàn Tay Ngàn Mắt (Thiên Thủ Thiên Nhãn) và thần chú của
Đức Phật Bi Mẫn thì có phần khác biệt với những thần chú khác. Những thần chú khác rất mạnh mẽ nhưng thần chú này có một vài tính cách hay tác dụngđặc biệt – trong khi nó được trì tụng thì tâm thức trở nên an bình và bi mẫn hơn nữa một cách tự nhiên; tư tưởng làm lợi lạc người khác phát khởi tự nhiên và hành giả bớt có tư tưởng tự-quy. Thông
thường thì những người bình thường trì tụng OM MANI PADME HUM có một trái tim tốt lành cho dù họ không thấu hiểu giáo lý hay thiền định về con đườngtiệm thứ dẫn tới giác ngộ. Điều này xảy ra hoàn toàn nhờ vào niềm tin nơi Đức Phật Bi Mẫn, Đấng Bi Mẫn Vĩ đại và việc trì tụng thần chú của Ngài. Bạn cần có một trái tim tốt lành ngay cả để có được hạnh phúctrong đời này, sự an bình của tâm hồntrong đời sống hàng ngày. Một
trái tim tốt lành là điều vô cùngcần thiết; nó là cách thế duy nhất. Việc trì tụng thần chú này rất ích lợi. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tâm thức.
Khi bạn trì tụng thần chúOM MANI PADME HUM bạn không nên cảm nhận thái quá về thân tướng của Đức Chenrezig mà nên cảm nhận về tinh tuý hay bản tánh của Ngài. Nếu bạn không thoải mái khi quán
tưởng Ngài ở trên đỉnh đầu bạn thì hãy quán tưởng Ngài ở trước mặt. Hãy
quán tưởng lòng đại bi đối với tất cả chúng sinhhiển lộ trong phương diện ngàn tay ngàn mắt. Bản tánh của thân linh thánh của Ngài là ánh sáng. Ngài đang mỉm cười và đầy bi mẫn, đôi mắt từ ái nhìn thẳng vào bạn
– một chúng sinhđau khổ, lầm lạc – và cũng nhìn tất cả chúng sinh khác. Nếu bạn có thể làm được, hãy quán tưởng một chữ HRIH trên một đĩa mặt trăng nằm trên một bông sen tám cánh trong trái tim Ngài. Từ đây, những tia cam lồ phóng ra và đi vào bạn, tịnh hoá bạn về mọi lỗi lầm, đặc biệt là thái độ ích kỷ, là chướng ngại chính cho việc phát triển Bồ Đề tâm của bạn. Trong khi quán tưởng theo cách này, hãy trì tụng OM MANI PADME HUM trong mức độ bạn có thể./.
Lạt ma Zopa Rinpoche đã ban giáo lý này tại Khoá Thiền định Kopan thứ Mười sáu, Kathmandu, Nepal, 1983. Nicholas Ribush biên tập. Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa
Thi hàoVương Duy (701-761) cùng với Đỗ Phủ (712-770) và Lý Bạch (701-762) là ba thi nhân cự phách dưới triều đại của Đường Huyền Tông (685-762)... Hoang Phong
Thiền không xa lạ đối với giới Phật họctrong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt... Hồng Quang
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
Thiền cứu tôi từ tuyệt vọng hơn một lần. Trong những giai đoạn bệnh hoạntrầm trọng nhất, tôi đã được cứu bằng nhận thức rằng kinh nghiệmđau đớn chỉ là nhất thời... Huỳnh Kim Quang
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiênrải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
Những lời khuyên này, ta muốn nói với Dagmema. Hãy bình tâm, đừng trộn lẫn tâm ấy với những gì thế tục. Hãy đánh thức sự kiên định và buông bỏ niềm đau.
Xuân qua thu lại, cùng thời gian này vào năm tới, vô số người sẽ gặp phải cái chết của mình. Ai có thể quả quyết rằng bạn không phải là một người trong số đó?
Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á...
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanhtiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
Đạo sư Padma nói: Hãy thực hành Phápthập thiện và hãy có niềm tin vào cái nên tránh và cái nên làm theo các loạihậu quả trắng và đen của những hành động ấy.
Đức Phật, vô cùngthực tế và thiện xảo, đã khai thị bằng vô sốgiáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhậpthực tại.
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡngBồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
Được thành lập vào cuối những năm 1960, trải qua 50 năm có lẽ, đến nay Thubten Choling là một trung tâmđào tạoPhật giáo Tây Tạng hàng đầu của trường phái Nyingma...
Sau khi định tâm, tôi nhắm mắt tưởng nhớ đến Thánh: “Hôm nay con thấy vô cùnghạnh phúc được đặt chân lên Tu viện, nơi Thánh Trulshik và các vị đạo sư tu hành...
Theo những nghiên cứulâu dài và cẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tửTây Tạng trong việc xoa dịutinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal).
Nụ cười của Ngài cũng là sự thể hiện hai đức hạnhquý báu trong đạo Phật, đó là hỷ, xả. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươichân thật, hạnh phúc, an lạc.
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượngnhị nguyên.
Những người mới bắt đầu nên tập trung vào việc chắc chắn rằng động cơ của họ là thanh tịnh, và cầu nguyệnchí thành đến vị thầy gốc. Đây là thực hành tốt nhất.
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định...
Tara là hiện thânlòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tại và vị lai. Bà là vị Thánh nữ có khả năng thực hiện và hoàn thành mọi hoạt độnggiác ngộ của chư Phật.
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi íchchân thật.
Mục đíchchính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trìGiáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt đượchạnh phúctối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đứctốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
Tôi thấy thầy trao cho Út Huy gói quà, thằng nhóc vừa đưa tay nhận lấy, thầy lại móc túi áo lấy ra một chai dầu nóng dúi vào tay nó. Xong, thầy xoa đầu nó âu yếm...
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáoĐại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tạinương nhờlòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
Quán các pháp chẳng thường chẳng đoạn, cũng chẳng phải có, chẳng phải không, chỗ tâm hành diệt, ngôn thuyết cũng bặt dứt. Đó gọi là quán sâu xathanh tịnh.
Quyển "Thiền tông quyết nghi tập" này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh...
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đườngthực hànhchân chính, dẫn đến nơi thoát khỏisanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
Hiện tạichúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lýPhật Đà. Nhờ sự gia trì và lòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứu và thực hànhgiáo pháp.
Thực hànhKim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởng và trí thông minh của đệ tử nhận nó.
Thái độ nói ôn hòađiềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõi là ý thức của ta qua lời nói...
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sáng và an lạc. Bạn cảm thấynội tâm mình vô cùngthanh tịnh và cao thượng.
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
Mục đích của cuộc đờichúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
Hệ thốngPhật giáoĐại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”...
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng tatrải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
Việc chúng ta được sinh ra làm người mang lại cho ta cơ hội và thuận lợi để thực hành Pháp và cho ta con đường dẫn tới truyền thốngbao la và sâu xa của Phật Pháp.
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựu và thành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.