Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh & chứng thành đạo quả

01 Tháng Năm 201200:00(Xem: 30522)
Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh & chứng thành đạo quả

luocsuducphat-thichquangdaoSáng lập đạo Phậtđức Bổn Thích Ca Mâu Ni, Ngài Đản sanh vào ngày trăng tròn tháng Vesak Ấn Độ, tức là tháng tư theo lịch Tàu. Vào năm 624 trước Tây lịch, ở xứ Trung Ấn Độ, bây giờ là nước Nepal, ven sườn núi Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi hùng vĩ cao nhất thế giới. Ngài là thái tử Tất Đạt Đa, tên Ngài có nghĩa là mọi sở nguyện đều thành tựu, Ngài đi tu nên người đời tôn xưng là Mâu Ni, dòng họ Cù Đàm thuộc chi phái Thích Ca. Phụ vương Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da là những người có đức hạnh lớn, xứng đáng làm cha mẹ muôn dân.

Sử liệu ghi chép rằng, đêm Ấn Độ bầu trời trong xanh gió mát, hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà từ hư không giáng xuống rồi từ đấy hoàng hậu thọ thai thái tử. Sau giấc mộng, Vua và Hoàng hậu phát nguyện trai giới tuyệt dục. Gần đến ngày mãn nguyệt khai hoa, đoàn tỳ nữ theo hầu Hoàng hậu dạo cảnh Lâm Tỳ Ni vào một buổi minh. Đến gốc cây Vô Ưu thấy trên cành có một đóa hoa nở đẹp, Hoàng hậu đưa tay hái hoa thì chính lúc đó Đản sanh thái tử. Kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh Hạnh, phẩm Thụy Ứng ghi chép rằng: “Sau khi lọt lòng mẹ, Thái tử đứng dậy nhìn sáu phương và nói: Phương Đông, Ta là bậc thầy dẫn đường tối thượng. Phương Nam, Ta là đám ruộng phước tốt lành. Phương Tây, Ta thị hiện cõi đời này là lần cuối. Phương Bắc, Ta thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong đời này. Phương dưới, Ta ra đời là để hàng phục chúng ma. Phương trên, Ta là nơi nương tựa của trời người. Nhìn sáu phương xong, Ngài đi bảy bước rồi đứng lại, tay chỉ lên trời, tay chỉ xuống đất rồi cất tiếng dõng dạc: ‘Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn’; Có nghĩa là trên trời dưới trời chỉ có cái ta chân thật là đáng quý. Nói xong, thái tử trở lại như mọi đứa trẻ bình thường”. Trong giờ phút này, trời quang mây tận, có mưa hoa muôn sắc tỏa ngát hương thơm, đại địa chấn động. Trên hư không chư thiên trỗi nhạc đón chào. Ngài là một bậc đại giác thị hiện giữa cuộc đời một con người bằng xương bằng thịt cho mắt trần chúng ta thấy được. Ngài đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp nên tiên A Tư Đà xem tướng rồi cho biết, nếu thái tử ở đời thì làm một bậc Chuyển luân thánh vương, nếu đi tu sẽ thành bậc Đại giác.

Thái tử sanh được bảy ngày thì Hoàng hậu Ma Da trút xác phàm sanh về cõi trời Đao Lợi. Vua Tịnh Phạn giao Thái tử cho bà di mẫuMa Ha Bà Xa Bà Đề nuôi dưỡng. Lớn lên thái tử được Vua cha cho theo học và thông hiểu các môn học Ngũ minh của thế gian. Vâng lời vua cha, Thái tử kết hôn với công chúa Da Du Đà La sau một cuộc chiến thắng so tài văn võ và sinh được một hoàng tử tên La Hầu La. Ngài được Vua cha và triều thần nuông chiều cho hưởng thụ mọi dục lạcthế gian ham muốn như xây cung điện thích hợp bốn mùa cho Thái tử ở, hàng trăm cung phi mỹ nữ hầu hạ xướng hát đàn ca. Tuy sống trong nhung lụa êm ấm, vợ đẹp con thơ, ngai vàng điện ngọc, quyền quý cao sang nhưng Thái tử luôn luôn suy tưởng, không bằng lòng với hạnh phúc giả dối hiện tại. Và sau khi du hành ra bốn cửa thành xem dân chúng sinh hoạt, Ngài chứng kiến và thấm thía những nỗi khổ đau của chúng sanh và cái khổ sanh – già – bệnh – chết. Từ đó, Thái tử quyết chí xuất gia tìm con đường giải thoát. Đêm mồng 8 tháng 2 âm lịch, sau một cuộc ca vui múa hát kéo dài đầy thấm mệt, Thái tử vào phòng nghỉ và thiếp đi một hồi lâu, bỗng Ngài hốt nhiên tỉnh dậy, đêm vắng lặng, mọi người đang chìm trong giấc ngủ say, trên nét mặt các ca nhi vũ nữ, phấn son nhuễ nhoại, mùi hôi xú uế. Kẻ si mê sống trong chốn này như voi bị sa lầy, như thiêu thân đâm đầu vào lửa, bao nhiêu căn lành sẽ rơi rụng hết, Thái tử quán sát hồi lâu, ngài chán ngán ngắm cảnh ô trược hiện nguyên hình. Ngài vào phòng nhìn mặt vợ con lần cuối xong rồi đến chuồng ngựa, bảo người tôi trung là Sa Nặc, thắng ngựa Kiền Trắc vượt hoàng thành ra đi trong đêm mồng 8 tháng 2 âm lịch. Sao mai đã lên, mặt nước sông A Nô Ma rào rào dậy sóng, Thái tử gò mạnh dây cương nhảy xuống ngựa, con đường mòn đến đây dứt nẻo, ngài trao dây cương ngựa cho Sa Nặc, tay cầm kiếm cắt tóc, cỡi bỏ áo hoàng bào, ngài dặn bảo Sa Nặc đem về triều tâu trình vua cha. Từ đây, một cuộc đời mới bắt đầu, một cuộc chuyển mình toàn diện đang lớp lớp xảy ra đưa đến một cuộc thoát xác vĩ đại bi hùng nhất lịch sử con ngườithái tử sẽ thực hiện được 6 năm sau.

 phatsu-20

Đức Thế Tôn thành đạo

Thái tử đến tìm hiểu, học đạo với một vị tiên tên là A La Lam, Thái tử rất hoan hỷ vì A La Lam quả tình là một nhà thông thái, Thái tử chỉ học một thời gian ngắn, Ngài thâu nhiếp hết các yếu pháp của A La Lam mà vẫn chưa thỏa mãn, chưa tìm ra con đường sáng tỏ. Trên bước đường tìm đạo, Thái tử đã gặp nhiều vị đạo sĩ khác nhưng không có vị nào làm cho Thái tử vừa lòng. Sau cùng, Thái tử đến vườn Lộc Uyển tu khổ hạnh với năm ông Kiều Trần Như. Ngài ép xác tu luyện suốt sáu năm trời đến nỗi thân khô sức kiệt nhưng vẫn vô hiệu. Một hôm Thái tử bổng nghĩ rằng, đại sự giải thoát đâu cần bắt buộc nhục thể phải chịu khổ, đói ăn, khát uống là việc dĩ nhiên. Điều cần thiết là không nên để ý đến nhục thể mà nên quên nó đi. Vì nếu không quên nó thì tâm bị ràng buộc, mà tâm bị ràng buộc thì uế chướng không thể tiêu trừ, uế chướng không thể tiêu trừ thì làm sao tâm được thanh tịnh, được giải thoát. Nghĩ thế, Thái tử rời chỗ ngồi, xuống sông Ni Liên Thiền tắm gội sạch sẽ, đến gốc cây Bồ đề, Thái tử lót cỏ non làm chiếu ngồi rồi thọ dụng bát sữa của nàng Tu Xà Đề dâng cúng. Thể lực phục hồi, Ngài ngồi điềm tĩnh phát đại thệ nguyện, “nếu phen này không tìm ra chánh đạo để giải thoát sanh tử, thì thà có thịt nát xương tan, ta cũng không rời khỏi nơi này”. Thái tử thiền định suốt bốn mươi chín ngày đêm, Ngài đã thành Đạo.

Sử liệu ghi chép rằng, trước khi thành đạo, một trận giặc lòng khủng khiếp đã xảy ra, Thái tử bị ma vương quấy phá dữ dội, cả ma trong lẫn ma ngoài. Ma trong là phiền não vọng tưởng, ma ngoài là thân sắc, uy lực. Các loài ma này đã từng khống chế thế gian mà từ ngàn xưa chưa ai khắc phục nổi. Sau khi hàng phục ma vương, Thái tử bỗng thấy lòng mình tuyệt đối vắng lặng, tâm hồn rực sáng, Ngài nhập đại định an trụ trong cảnh giới vô niệm, vô tưởng, một thế giới sáng ngời, trong đó hiện cả một dòng sanh tử lưu chuyển của chính mình. Khi làm cha, khi làm con, khi làm thầy, khi làm tớ, khi khóc, khi cười, lúc ở địa phương này, lúc sanh ở nơi khác, không nhất định, không thường còn. Trong dòng sanh tử ấy, lô nhô lúc nhúc còn có vô số chúng sanh khác khi bạn, khi thù, tất cả đều bị trói buộc bởi quan hệ nhân duyên sanh khởi. Chính quan hệ nhân duyên này mê hoặcgiam hãm chúng sanh cùng năm mãn kiếp trong ái dục lợi danh vô phương giải thoát. Nhìn cảnh oán ân ân oán ấy, Thái tử thấy thương chúng sanh vô hạn, trong cảnh giới bình đẳng ấy, sanh và tử hiện ra không hai, sanh là đầu mối của tử và tử cũng lại là đầu mối của sanh, sanh tử tử sanh tiếp nhau không cùng tận. Mọi phiền não tiêu tan, lòng tràn ngập hoan hỷ, Thái tử thấy xung quanh Ngài không còn gì đáng gọi là không gian hay thời gian nữa, mọi phân biệt đều tan biến. Cảnh giới này không phải là giấc mơ mà là cảnh giới thực bất khả tư nghị, chính lúc đó Ngài hoàn thành con đường Giác ngộ, chứng quả Vô thượng Bồ đề. Ngài đã thành Phật.

Sau khi thành đạo, Phật liền đến hóa độ năm người bạn trước kia đồng tu khổ hạnh với Ngài tại vườn Lộc Uyển. Phật dạy: “Này Kiều Trần Như! Hình mà khổ lắm thì tâm dễ rối loạn, thân mà vui lắm thì ý dễ buông lung. Chạy theo dục lạc hay ép xác khổ hạnh đều chưa phải là lối tu chân chính. Này Kiều Trần Như! Ta đã xa lìa khổ hạnh cũng như đoạn trừ dục lạc, Ta tu theo Trung đạo nên đã chứng quả Vô thượng Bồ đề. Bây giờ ta là một vị Phật, một bậc đã thoát khỏi sanh tử khổ đau. Này Kiều Trần Như! Đây là bốn sự thật mà Ta đã chứng ngộ được mệnh danh là Tứ thánh đế. Thứ nhất Khổ đế, những sự thật về đau khổ mà toàn thế gian đang ngậm chịu. Sanh khổ là cái khổ bị bức bách trong lúc thai nghén, đau đớn trong lúc lọt lòng mẹ và vất vả khổ cực vì mưu sinh. Lão khổ là cái khổ bởi thân thể hao mòn, tinh thần suy thoái. Bệnh khổ là cái khổ bị hành hạ thân xác do bịnh tật. Tử khổ là cái khổ trong giờ phút lâm chung, nghiệp lực giày xéo, thần thức rời khỏi xác thân, sự đau đớn này được ví như con rùa còn sống bị lột xác. Ái biệt ly khổ là cái khổ đang yêu thương nhau mà phải chia lìa. Cầu bất đắc khổ là cái khổ của sự tham cầu mà không được toái ý. Ngũ ấm sí thạnh khổ là những cái khổ do năm ấm biến động, bủa vây và giam hãm con người. Thứ hai Tập đế là các nguyên nhân gây ra đau khổ là do ái động, dục tưởng phát ra dục sự mà tạo nghiệp trầm luân. Thứ ba Diệt đế là dứt ái, đoạn dục không còn mảy may phiền não vi tế vô minh, thân tâm được định tĩnh, an lạc tự tại. Thứ tư Đạo đếthực hành Bát chánh đạo để đạt quả vị Niết bàn. Đó là Chánh tri kiến là thấy biết chơn chánh, Chánh tư duysuy nghĩ chơn chánh, Chánh Ngữlời nói chơn chánh, Chánh nghiệp là hành động chơn chánh, Chánh mạng là mưu sinh chơn chánh, Chánh tinh tấn là siêng năng chơn chánh, Chánh niệmnhiếp tâm chơn chánh, Chánh định là tâm tư định tĩnh. Này Kiều Trần Như! Tứ thánh đếnhư thật, Ta đã chứng nhập, tâm được tự tại, được giải thoát. Trưởng lão Kiều Trần Như nghe xong liền đắc quả A La Hán, bốn bị kia về sau cũng lần lượt đắc quả trở thành đệ tử xuất gia đầu tiên của Phật. Bấy giờ trong thế gian mới có đủ ba ngôi báu, Phật là Phật bảo, Pháp Tứ đếPháp bảo, năm vị Tỳ kheoTăng bảo. Lần khai đạo đầu tiên này được gọi là Sơ chuyển pháp luân. Sau khi độ nhóm ông Kiều Trần Như xong, đức Phật đem ánh đạo vàng gieo rắc khắp xứ Ấn Độ, suốt bốn mươi lăm năm hoằng hóa, Ngài thẳng tay xóa bỏ mọi giai cấp nên đã quy hướng được mọi thành phần trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ trở về với đạo của Ngài như tôn giả Ưu Ba Lydâm nữ Ma Đăng Già vốn thuộc giai cấp Thủ đà la, về sau tu chứng quả A La Hántrường hợp của rất nhiều vị khác nữa. Ngài đã hàng phục được những tay cự phách của các giáo phái ngoại đạo trở về với chánh đạo và hướng thiện được những con người tàn ác như vua A Xà Thế và anh chàng Vô Não v.v… Ở đâu có ánh đạo vàng đến thì tà giáongoại đạo đều lui xa dần, cũng vì thế mà bên trong cũng có những kẻ hiếu danh ganh ghét như Đề Bà Đạt Đa mưu toan phản nghịch, bên ngoài làm cho các ngoại đạo tìm kế chống phá. Song rốt cuộc, họ phải nhượng bộ trước giáo lý viên dung và nhân cách vô thượng của Ngài. Đạo Bồ đề từ đấy đã ăn sâu gốc rễ và trở thành một tôn giáo chính của các nước lớn nhỏ tại Ấn Độ thời bấy giờ. Đức Phật sau khi tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, đến nay Ngài đã thọ 80 tuổi. sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo định luật vô thườngbiến đổi yếu già. Một hôm ngài gọi ông A Nan, người đệ tử hầu cận Ngài đến và dạy bảo: “A Nan! Hạnh nguyện Ta nay đã viên mãn như lời nguyện xưa. Nay Ta đã có một ngàn hai trăm năm mươi vị đệ tử, có đủ bốn chúng đệ tử Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Trong đó nhiều vị có thể thay ta chuyển xe pháp và đạo ta cũng đã lan truyền khắp nơi. A Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết bàn”. Năm ấy Ngài an cư tại rừng Ta La trong xứ Câu Ly cách thành Ba La Nại 120 dặm. Các đệ tử Ngài đi truyền giáo các nơi nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn đều kéo nhau về, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông. Trong giờ phút cuối cùng, Ngài đã độ cho ông Tu Bạt Đạt La, người đệ tử xuất gia sau cùng và thọ dụng bát cháo nấm của ông Thuần Đà dâng cúng. Các đệ tử của Ngài đã vây quanh đầy đủ, chỉ trừ ông Ca Diếp ở xa chưa về kịp, Ngài hoan hỷ dặn dò phú chúc lần cuối: Này các đệ tử! Sau khi ta diệt độ, y bát của ta sẽ truyền lại cho ông Ma Ha Ca Diếp, các ngươi phải lấy Giới luật làm thầy, ở đầu kinh điển của Ta nên nêu bốn chữ ‘Như thị ngã văn’. Xá lợi chia ra làm ba phần, một phần cho thiên cung, một phần cho long cung và một phần chia cho tám vị quốc vương lớn ở Ấn Độ. Này các đệ tử! Các ngươi hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, các ngươi hãy lấy pháp của Ta làm đuốc, hãy theo pháp của Ta mà tự giải thoát, đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác ngoài các ngươi. Này các đệ tử! Các ngươi đừng nghe theo dục vọng mà quên lời ta dặn, mọi vật ở đời không có gì quý giá, thân thể rồi sẽ tan rã chỉ có Đạo ta là quý báu, chỉ có Chân lý đạo ta là bất di bất dịch. Hãy tinh tấn lên để được giải thoát”. Sau khi dặn dò xong, ngài nhập đại định rồi vào Niết bàn. Lúc ấy nhằm ngày 15 tháng 2 âm lịch theo giáo sử Trung Hoa. Nhục thân Ngài được các đệ tử làm lễ trà tỳ tại chùa Thiền Quang ở thành Câu Ly. Tám vị quốc vương lớn ở Ấn Độ kéo binh hùng tướng dũng đến chia xá lợi.

Đức Phật đã nhập Niết bàn nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn chiếu sáng rực trong tâm của mỗi chúng ta. Suốt tám mươi năm trời, Ngài đã hy sinh tất cả cuộc đời để hóa độ và dẫn dắt chúng sanh lên con đường hạnh phúc an vui giải thoát.

Lòng thương của đức Phật thật là vô lượng!

Ân đức của đức Phật thật là vô biên!

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20390)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22278)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18736)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 26972)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 18681)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 19906)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 38039)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20108)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 28276)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 46280)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 15402)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10, 2010, Đại Lễ Thỉnh “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” đã được cử hành long trọng bằng xe hoa rước Phật và đoàn xe cung nghinh từ Tổ Đình Minh Đăng Quang...
(Xem: 65606)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 13711)
Đại Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Phật Ngọc Tại San Jose
(Xem: 18596)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 15522)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14554)
Chùa Bát Nhã long trọng tổ chức lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc từ 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên chùa.
(Xem: 18698)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 12606)
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ CUNG NGHINH VÀ CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI TỪ THỨ BẢY, NGÀY 6 ĐẾN THỨ HAI NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010
(Xem: 17634)
Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp.
(Xem: 25439)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 38677)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 17675)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 11217)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 18576)
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn gia hộ cho Đạo pháp được trường tồn. Thế giới được hòa bình. Chúng sanh được an lạc.
(Xem: 17387)
Lịch Trình Phật Ngọc 2010 - 2011
(Xem: 13188)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 13297)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17512)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 24277)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
(Xem: 12352)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13788)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 12971)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12875)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14146)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 14607)
Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràngthông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
(Xem: 21075)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 22583)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 29957)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 13851)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 18218)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 17035)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12608)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30709)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 22777)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 14609)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 12981)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12727)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 12495)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 13045)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 16298)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 15176)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 23822)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
(Xem: 16159)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 28960)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 20268)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
(Xem: 15544)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
(Xem: 37207)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 45003)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
(Xem: 36859)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant