Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

[41 - 50]

27 Tháng Năm 201200:00(Xem: 6936)
[41 - 50]
SƯ TỬ TUYẾT BỜM XANH
(The Snow Lion’s turquoise mane, Surya Das)
Nguyễn Tường Bách dịch


41. Nữ thần Tara

Tại Giác Thành, là nơi Phật Thích-ca thành đạo, có một Tăng sĩ. Vị Tăng sĩ đó có một thành kiến với Đại thừa Phật giáo, vị ấy xem Đại thừa là một cái gì trừu tượng. Vị ấy hay giảng giải với các người nghe rằng, Đại thừa hay nói quá nhiều đến vị đại sư đắc đạo, các vị thánh, các vị hộ pháp…, đến nỗi mất luôn sự tin tưởng. Vị ấy chủ trương theo Tiểu thừa, khuyên người đời nên từ bỏ hệ thống Đại thừa quá mênh mông, chỉ làm người ta mất phương hướng.

Như mọi người đều nghĩ, quan điểm nào cũng phải được thử tháchquan điểm của vị ấy cũng thế. Một ngày nọ, lúc tắm tại sông Ni-liên-thuyền, vị ấy bị nước cuốn trôi. Vị ấy chới với giữa dòng không biết làm sao thì trong đầu bỗng nhớ đến một vị nữ thần trong Đại thừa là Tara (26). Trồi lên ngụp xuống trong dòng nước, vị ấy chỉ còn biết kêu cứu Tara. Đến lúc hầu như tuyệt vọng thì vị ấy bỗng thấy một tượng gỗ chiên đàn khổng lồ trôi bên cạnh. Tượng này vị ấy đã nhiều lần trông thấy và cũng đã hít thở mùi thơm của gỗ chiên đàn. Tượng biểu trưng thần Tara như là người cứu giúp các tâm hồn đang trôi dạt trong biển cả của ảo giác. Vị tu sĩ này biết rõ như thế vì chính ông là người cũng từng chê cười quan điểm bức tượng. Bây giờ vị tu sĩ ôm chặt bức tượng và giữ đầu được cao trên mặt nước để rồi dòng sông xua dạt ông vào một bờ yên tĩnh. Cả vài tiếng đồng hồ sau vị tu sĩ vẫn còn nằm nơi đó. Sông Ni-liên-thuyền đã kéo rách mất chiếc y vàng. Loã thân và run lẩy bẩy, người tu sĩ tiểu thừa ôm chặt bức tượng gỗ thần Tara như một đứa trẻ con ôm mẹ.

Tất nhiên sau đó người tu sĩ bênh vực cho quan điểm Đại thừa, trong đó mọi mức tâm linh đều được coi trọng, kể cả mức tin tưởng nơi sức cứu độ của tượng thần linh.

 

42. Lời khuyên của một bà già

Jigten Sumgon là một nhà thông thái nổi danh vào thế kỷ 12. Ông nổi danh vì đã vượt qua mọi kiến thứclý luận của mình để tìm sự thật nằm ẩn giấu sau mọi ngôn từ và khái niệm. Ông truyền bá giáo pháp Đại Ấn Quyết tại Tây Tạng và là người phát khởi một dòng truyền tâm, trong đó sản sinh vô số vị đắc đạo.

Lần đó, Jigten Sumgon đang ở nhà nơi miền đông Tây Tạng, thì bên nhà láng giềng có người chồng vừa chết. Người góa phụ khóc lóc chạy kiếm Jigten Sumgon nhờ an ủi và giúp đỡ. Người góa phụ mới đầu chưa gặp ông, gặp bà mẹ trước. 'Ngồi xuống đây đã', người mẹ an ủi người góa phụ trong bếp và nói tiếp: “Con đau khổ cũng phải, nhưng không cần thiết phải thế. Tất cả cái gì đã sinh thành thì cũng có ngày tan rã, hoại diệttrở về với nguồn gốc của chúng. Cái chết thì không ai tránh khỏi, mọi sự đều vô thường. Hiểu được như thế cũng là may mắn lắm”.

Góa phụ nọ vẫn không ngừng than khóc, bứt tóc bứt tai. Bà mẹ Jigten Sumgon lại tiếp tục dỗ dành: "Nghe đây, cứ khóc đi, cứ bứt tóc đi, nhưng sau đó con phải biết nghĩ và bớt buồn đi. Đừng quên rằng ngay cả tâm trạng buồn khổ này cũng vô thường, chẳng có thực thể như mây như gió, và nó cũng sẽ vơi đi như mọi thứ trên đời. Ta là một bà già và cũng đã buồn đã khổ, đã thấy nhiều người thân đến đó rồi đi đó. Lời khuyên của ta cho con là: "đừng mang vào lòng bất cứ cái gì cả”.

Nghe tới đây thì người thiếu phụ thấy có gì an ổn trong lòng đang chồng chất. Nàng quên rằng tới nhà này là để kiếm Jigten Sumgon, để nghe lời an ủi của ông. Nàng trở về nhà, lòng bình yên. Trong suốt tang lễ, nàng vẫn nhớ hoài đến lời khuyên của bà già và nhờ thế vượt qua được nỗi đau mất chồng, không phải bị dìm trong đau đớntuyệt vọng. Cả làng thấy rõ, nàng bình tĩnh hơn, biết nghĩ hơn cả lúc chồng còn sống và chẳng bao lâu sau, nhiều người tìm đến nàng để nghe khuyên lơn khi có chuyện đau buồn.

Nửa năm sau, Jigten Sumgon đi miền Trung Tây Tạng để tiếp tục giáo hóa phép Đại Ấn Quyết, đó là phép trực tiếp tri kiến Phật tính đang ẩn chứa trong chính chúng ta. Ngài có một số đệ tử cao cấp và đang thảo luận về “vòng luân hồi”, về vòng tròn bất tận của sống, chết và sự tái sinh. Một Lạt-ma già thông thái hỏi vị đạo sư: "Làm sao tránh được cách nghĩ phải thoát khỏi vòng luân hồi trước khi đi vào cõi Niết-bàn?” Jigten Sumgon bất ngờ đứng dậy và đọc bài kệ:

“Ta đang hiện diện, hòa hợp vô ngại

Vì ta nhận ra rằng từ tính mình hòa làm một,

Với Phật và các đạo sư.

Ta hoan hỉ.

Chẳng cần phải cố,

Tôn thờ hay xác quyết bất cứ điều gì.

Như kinh Hevajra Tantra đã nói:

“Luân hồi hay Niết-bàn,

Tốt hay xấu, bên này hay bên kia,

Chúng đều không thật, chẳng có tự ngã, nói là nói vậy thôi

Chỉ vì nói mặt này nên nói mặt kia

Chứ các bạn không thấy hay sao?

Ai thấy tánh của luân hồi

Người ấy đã đạt Niết-bàn.”

 

Ngày hôm sau Jigten Sumgon nhắc lại buổi trao đổi này và kể cho học trò nghe lời khuyên của mẹ mình đối với người góa phụ. Ngài nói: "Đối với tôi, chẳng có giáo pháp nào cao hơn lời nói của bà mẹ: “Hãy nhận ra tính vô thường của sự vật, thấy chúng không có tự ngã và đừng mang bất cứ thứ gì vào lòng cả.”

 

43. Tri kiến của một vị A-la-hán

Tu sĩ khất thực Katyayana là một học trò của Phật Cồ-đàm, sống khoảng 500 năm trước Công nguyên. Katyayans được chính Phật Cồ-đàm điểm đạo và trong suốt thời tại thế được xem là một vị “A-la-hán tự tại”, nổi danh khắp Ấn Độ như một minh triết, đã vượt qua sống chết và không còn ảo giác. Cũng như các vị giác ngộ khác, Katyayana có nhiều thần thông, nhưng ngài chỉ dùng nó để giáo hóa và không hề cho những người khác biết đến. Người ta kể rằng, ngài có thể biến tư tưởng hay sự mong cầu thành vật chất. Thay vì theo danh lợi thế gian, ngài thích đi đây đi đó, không hay ai biết và sống bằng của dư thừa, như các vị đạo sư trước ngài.

Có lần, trong chuyến đi, ngài gặp một người đàn bà đang ngồi trước cửa và đang ăn một con cá. Người đàn bà nọ mang một đứa trẻ sơ sinh trong tay, có một con chó đi vòng xung quanh, gặm các miếng xương cá bà vứt cho. Nhưng con chó còn thèm ăn cứ luẩn quẩn mãi khiến bà bực mình đạp chó. Nhìn cảnh tượng này, vị A-la-hán khả kính không nhịn được phải cười. Người đàn bà nhăn trán hỏi: "Thầy có gì vui mà cười?” Bà có cảm giác vị Tăng sĩ này có gì muốn nhắn nhủ bà điều gì. Katyayana trả lời bằng cách đọc bài kệ:

 

“Ngươi ngồi đó và gặm xương cha ngươi,

Và đạp mẹ ngươi ra một bên

Và nuôi kẻ thù bằng sữa của ngươi.

Ôi, một cảnh tượng bi đát

Cái đó sẽ đẩy trò chơi bất tận này đến bao giờ

Trò chơi của các loài hữu tình”.

 

Vị A-la-hán đã nhìn thấy bằng huệ nhãn rằng đứa trẻ là tái sinh của kẻ thù ngày xưa của người đàn bà. Con cá chính là người cha trong kiếp trước và con chó không ai khác hơn là bà mẹ vừa mất cách đó không lâu, mà người đàn bà còn thương nhớ. Bà không hề biết mình gặm thịt cha mình và vứt xương nuôi mẹ mình, trong khi đó lại sinh ra đời một kẻ mà ngày trước mình ghét bỏ.

Liệu người đàn bà có học được điều gì qua bài kệ đó, câu chuyện không kể thêm, nhưng Katyayana đã kể chuyện này cho học trò nghe nhiều lần và chuyện kể rằng nhiều vị đã thoát khỏi vòng sinh tử.

 

44. Trí huệ cũng có thể “lây truyền”

Vùng Kham tại miền Đông Tây Tạng cách đây không lâu chỉ là một nơi hoang dã. Nơi đó chỉ một số rất ít người sống, thỉnh thoảng lại đánh nhau đổ máu là chuyện bình thường. Nghịch lý thay, chỗ này vừa là nơi vũ lực trị vì, đồng thời cũng là một trung tâm của phát triển tâm linh, vì giữa sự yên lặng bao la của Hi-mã-lạp sơn thì ai cũng dễ rơi vào trạng thái đại định.

Patrul Rinpoche, một vị đại sư của dòng Đại Thành hay đến vùng Kham này. Trên vùng núi non Markong, ngài ngồi thiền định, giữa các con đường trơ trọi, ở chỗ nối của hai bình nguyên, vì vậy đúng ngay nơi này cũng là nơi các bộ lạc thường đánh nhau. Lần nọ, vị đạo sư định đi du hành suốt vùng, nhưng ngài bỗng cảm nhận được sự nóng bức của một năng lực hủy hoại, hai bình nguyên và các đỉnh núi xung quanh hầu như bị nhiễm độc vì vậy ngài quyết định đem tâm thức an tịnh của mình thể nhập vào các năng lực sân hận đó và xem cuối cùng điều gì xảy ra. Patrul đốt một đống lửa nhỏ trên đường đi, nấu trà, ăn một ít thực phẩm đi đường và lúc cảm nhận có ai sắp đến, ngài liền nằm ngang đường để ai muốn đi qua đều phải bước qua thân ngài. Không bao lâu cả hai phe đều nghe tin có một tên khùng nằm ngay trên đường và xem ra có vẻ muốn làm nhà ở lâu tại đó. Ba người kỵ mã mang đầy vũ khí được ra lệnh tới đường đèo đó, trừ khử tên khùng đó đi. Patrul vừa nhóm lửa và nằm dài ra thì ba kỵ mã vừa tới. Họ nhảy xuống ngựa: "Ngươi điên chưa, hay ngươi bị ốm hay ngươi bị cùi? Ngươi nằm giữa đường như thế để truyền bệnh cho người khác chăng?”

“Đừng lo”, Rinpoche trả lời, mắt nheo nheo. “Như ta thấy thì các ngươi sẽ không được truyền. Ta đang ở trong tình trạng Bodhicitta (Bồ-đề tâm) và thứ này thì không truyền được cho quân đánh nhau như các ngươi đâu”.

Ba kỵ mã lắc đầu nhảy lên ngựa đi mất. Họ cũng thấy không thể gây đau đớn cho một lão áo quần rách rưới nhưng tốt bụng. Rồi như một phép lạ xảy ra, hiềm khích hàng chục năm giữa hai bộ lạc vùng Markhong bỗng nhiên được giải tỏa bằng một hiệp ước hòa bình, trước đó không ai dám mơ tới. Người ta kể rằng ba chàng kỵ mã đó được lão già phiêu bạt đắc đạo nọ “lây truyền “cho tâm Bồ-tát và cứ gặp ai lại lây truyền tiếp thứ “vi khuẩn” đó. Không ai gặp lại người đã lây truyền “vi khuẩn hòa bình" đó nữa. Nhưng người ta kể rằng, ngày sau, Patrul Rinpoche, trong buổi hội họp với đông đảo những người tầm đạo, có nói: "Không chừng Bồ-đề tâm cũng có thể lây truyền, mặc dù ta phải thừa nhận rằng triệu chứng của Bồ-đề tâm ít khi được phát ra trọn vẹn”. Người nghe biết rõ Patrul nói ý gì với từ "triệu chứng”: đó là tâm cảm thôngyêu thương, tâm đó nhận ra chính trái tim mình trong trái tim của mọi loài.

Sau đó Patrul Rinpoche chấm dứt câu chuyện bằng lời cầu nguyện: "Mong thay Bồ-đề tâm vô lượng sẽ được lây truyền cho mọi loài, không sót loài nào”.

 

45. Chấm dứt một kiếp làm quỷ

Không xa vùng Nyarong có một thành cổ. Không ai dám tới vùng nơi đó vì giữa ban ngày mà người ta vẫn nghe rõ tiếng ma quỷ kêu van. Patrul Rinpoche có dịp đi ngang Nyatong, nghe chuyện đó liền cho rằng loài quỷ này có thể được giải thoát nếu có ai dám vào thành và tụng đọc bộ luận Bồ-đề hành kinh (Bodhicharyavatara) của Tịch Thiên (15) (Shantideva) một trăm lần. Tập Bồ-đề hành kinh (27) là một bộ luận bằng tiếng Sanskrit, thường chỉ dành cho các bậc tôn túc cao cấp. Vào thế kỷ thứ 19, Patrul Rinpoche giảng giải thêm về bộ này một cách rõ ràngsúc tích làm nhiều người cho rằng Patrul phải là một hậu thân của Tịch Thiên.

Một học trò của Patrul là một Lạt-ma trẻ tuổi tên Tsanyak Sherab xin đi và nói: "Con xin vào thành và đọc cho ma quỉ nghe bộ Bồ-đề hành kinh, cho tới lúc họ được giải thoát mọi ác kiến”. Dân làng nghe nói đều lắc đầu và khuyên vị Lạt-ma không nên đi, người ta lo ngại cho tính mạng của vị này vì chưa ai vào thành ra mà lại không bị nguy hại. Thế nhưng Sherab không lo sợ gì cả. Sau khi vào thành, Tsanyak Sherab trải tấm chiếu trong một phòng trống và ngồi trên đó. Sau đó ông bắt đầu tỏa lòng từ bi và nhân hậu ra xung quanh. Ông thiền quán về tính Không, là thể tánh tạo nên mọi hiện tượng và bắt đầu đọc lớn mười chương của tập Bồ-đề hành kinh. Ngày này qua ngày khác ông đọc tập luận. Thỉnh thoảng ông đốt chút lửa ấm để nấu cơm nước. Mỗi khi dân làng thấy có khói bốc lên từ xa, họ lại vui mừng bảo nhau: “May thay, ông Sherab to gan cũng còn sống”, vì họ nghĩ là không ai thoát khỏi tay của ma quỷ.

Một ngày nọ, có một tay liều lĩnh nhất làng thu hết can đảm đến thành cổ để xem vị Lạt-ma và các thính giả vô hình bây giờ thế nào rồi. Anh chàng nọ ngạc nhiên hết sức khi thấy Sherab ngồi an tịnh trên chiếu và tập trung nói chuyện với vách tường cổ. Thấy thế, người nọ cũng tìm một góc ngồi nghe. Sau khi về lại nhà, người nọ kể cho dân làng nghe chuyện và không bao lâu sau, dân làng kéo nhau từng nhóm đến thành cổ nọ để nghe tụng Bồ-đề hành kinh. Tới lúc Tsanyak Sherab đọc lần thứ một trăm xong thì toàn thể dân làng ngồi im lặng như tờ nghe tập luận.

Như một phép lạ xảy ra, từ đó dân làng không còn nghe tiếng ma quỷ kêu van. Ngược lại, nhiều người tập hợp trong thành cổ để cầu nguyện, để tu tập thiền định và để cảm nhận năng lực của Patrul- Tịch Thiên. Họ cảm nhận năng lực đó một cách rõ ràng, như vị đạo sư đang hiện diện đâu đây.

 

46. Con lừa tụng to nhất

Hàng chục Tăng sĩ Tây Tạng họp nhau trong một tu viện, đánh chuông và liên tục tụng niệm. Vị chủ lễ đầu mang vương miện kết bằng lông chim, mặc y đỏ viền vàng. Tất cả các vị ngồi trên thảm quý, tay cầm các pháp khí nạm vàng rực rỡ. Lúc đó thì Drukpa Kunleyđẩy cửa bước vào.Không ai ngạc nhiên gì khi thấy vị đạo sư khác đời này đi vào mà không chịu nghiêng mình sát đất ba lần như lệ thường, nhưng mọi người đều lo chuyện chẳng lành xảy ra khi thấy ngài ngồi ngay giữa phòng và nghiêng tai nghe ngóng điều gì.

Các vị Tăng tiếp tục nghi lễ có vẻ hoang mang, tiếng tụng Kinh có chút lơi lỏng. Dù sao, đây là một dịp để tập tính nhẫn nhục và cần đối xử với kẻ phá bĩnh này một cách cố tình. Sau khi ngồi nghe một lúc, Drukpa Kunley đứng dậy, lầm bầm ra cửa. Liệu ngài đã nghe tụng xong rồi hay ngài lầm bầm mật chú gì, dù sao nếu ngài cùng lầm bầm tụng niệm thì vẫn hơn. Người ta vừa hy vọng ngài đi đâu cho xong thì mười phút sau Drukpa Kunley trở lại và lần này ngài dắt theo một con lừa. Bây giờ thì các Tăng sĩ hầu như không tập trung tụng niệm được nữa. Vị Lạt-ma kì cục đó không những chỉ dắt một con lừa vào chính điện mà còn đội cho con lừa một cái vương miện kết bằng lông chim, rồi dắt đến cho vị chủ lễ, cả hai có chung một vương niệm giống nhau. Tất cả mọi người đều cố không nhìn, Drukpa Kunley dắt con lừa đến bên cạnh vị chủ lễ bắt nó quỳ xuống. Vị chủ lễ vẫn giữ tâm an tịnhtiếp tục tụng niệm. Drukpa Kunley bắt đầu đá vào hông con lừa cho nó kêu lên, gần như theo nhịp tụng niệm.

Cuối cùng chịu không nổi, các Tăng sĩ cho ôm Drukpa Kunley đang cười ngặt nghẽo vứt ra ngoài điện với con lừa, để còn tiếp tục buổi lễ, thứ lễ lạt mà vị Lạt-ma khác người đó không coi ra gì.

 

47. Giáo pháp tuyệt vời của Tịch Thiên

Tịch Thiên là một vương tử, sống cách đây khoảng 1200 năm tại Ấn độ. Xứ Ấn Độ ngày xưa gồm có nhiều vương quốc nhỏ, trị vì theo cách cha truyền con nối. Vì thế, nếu có vị vương tước nào từ chối ngôi vua, theo sống độc cư, thực hành thiền định thì đó cũng là chuyện hi hữu.

Từ nhỏ, Tịch Thiên đã nằm mơ thấy nữ thần Tara hiện đến và khuyên không nên đem trí tuệ của mình áp dụng vào chuyện không đâu, đừng để cho cái chết đến mà không giác ngộ. Trong đêm trước khi Tịch Thiên được tôn vương thì Bồ-tátVăn-thù (16), hiện thân của trí tuệ hiện đến và nhắc nhở lại điều này. Sau đó Tịch Thiên từ ngôi, vào rừng sống như một tu sĩthực hành thiền định. Sau nhiều năm sống độc cư, Tịch Thiên về đại học Na-lan-đà (28) ở Bihar và thệ nguyện giữ hạnh Tăng sĩ tại đó. Ngài không ưa gần gũi sinh viên và hay rút về căn phòng của mình. Tại đó, bạn đồng học và thầy giáo khám phá ra ngài ăn mỗi ngày năm bữa cơm. Không bao lâu sau, người ta đặt tên ngài là “Busuku”, dịch nguyên nghĩa là “kẻ chỉ biết ăn, ngủ và ỉa”. Ngài còn bị đặt thêm những cái tên như “bị gạo”, vì thực tế ngài có vẻ lơ là, lười nói. Như bao nhiêu trường hợp khác, không mấy ai biết trong chàng thanh niên này đang diễn ra điều gì. Thậm chí nhiều bạn đồng học của Tịch Thiên cho rằng ngài làm hại thanh danh của viện và tìm cách đuổi chàng khỏi trường. Họ họp nhau bày ra mưu kế như sau: trong một buổi hội thảo công khai, mỗi sinh viên phải đọc thuộc lòng một bài Kinh. Trong đó chắc chắn Tịch Thiên không thuộc bài nào, thế nào ngài cũng phải bỏ trường mà đi. Mới đầu Tịch Thiên không chịu tham gia buổi hội thảo. Cuối cùng thấy liệu không tránh khỏi, ngài chịu dự với điều kiện: Ngài phải ngồi trên một ngai chỉ dành riêng cho các vị đạo sư hay ngồi. Bạn đồng học đều ngạc nhiên trước đòi hỏi vô lý này nhưng họ nghĩ rằng như thế sau đó sẽ càng làm chàng thêm xấu hổ, nên họ đồng ý.

Tới ngày hội thảo ngài mạnh dạn đi lên ngai, ngồi xuống với dáng điệu của một vị vương tước và hỏi các vị thông thái trong hội thảo muốn nghe lại các Kinh điển cũ hay một giáo pháp hoàn toàn mới. Các bạn đồng học kinh ngạc, nhưng họ đồng ý nghe cái gì mới mẻ và hy vọng như thế càng làm cho chàng sai trái hơn. Sau đó Tịch Thiên bắt đầu niệm danh hiệu của chư Phật, chư Bồ-tát trong ba đời quá khứ, hiện tạivị lai, với một giọng niệm thi vị tuyệt vời. Sau khi niệm Tịch Thiên hầu như trở thành chư Phật ba đời, ngài thuyết liên tụcvăn chương tuôn ra như có âm điệu trong suốt mấy tiếng đồng hồ. Đó là tác phẩm Bồ-đề hành kinh vô song, còn truyền lại cho đến ngày nay. Tịch Thiên vừa giảng đến chương thứ chín, nội dung nói vế tính chất vô ngã của toàn bộ sự vật thì bỗng nhiên thân ngài hầu như mất hết sức nặng và lơ lửng trên ngai. Sau một lúc thì thân ngài biến mất và hội chúng chỉ còn nghe tiếng nói, nghe âm điệu du dương và chấm dứt tác phẩm với mười chương. Tất cả mọi người bây giờ mới biết Tịch Thiên là một vị Phật và lúc này biểu lộ lòng kính trọng thì ngài đã biến mất và không còn trở lại Na-lan-đà nữa. Bạn đồng hành của Tịch Thiên đã đạt được mục đích của mình, nhưng họ hối tiếc xiết bao. Họ tìm lại trong phòng ngài thì chỉ thấy hai cuộn Kinh, hai cuộn này cũng còn lưu truyền tới ngày nay.

Ngày nay người ta xem Tịch Thiên, người như một con sư tử, là một vị đắc đạo nhất của đạo Phật. Tác phẩm Bồ-đề hành kinh của ngài ngày nay vẫn còn được nghiên cứu và đuợc nhiều kẻ tầm đạo trên khắp thế giới học thuộc lòng.

 

 

48. Tu sĩ với cái mũi kỳ quặc

Ngày xưa có một người suốt ngày chăn bò ngoài đồng cỏ. Trong lúc đó thì cả gia đình chăm chỉ học tập Kinh điển với một vị Lạt-ma. Mọi người gọi kẻ chăn bò đó là "mũi trái rạ”, vì lẽ hồi nhỏ ông bị bệnh trái rạ và cái mũi ngày nay còn đỏ hồng, có sẹo.

Mọi người đều cho là ông kém thông minh, nhưng ông luôn hỏi xem gia đình học được nơi vị Lạt-ma nọ những gì, vị Lạt-ma làm gì nói gì. Thường thì lời nói của ông bị gạt qua một bên, người ta nói rằng đó là “Mật giáo”, không phải ai cũng được biết. Có lúc ông hỏi: “Mọi người học được mấy điều” thì được trả lời: “Chỉ ba điều thôi, giáo pháp chỉ có ba chữ thôi nhưng chứa đựng tri kiến toàn thế giới.” Cứ thế mà gia đình xem thường ông. Ai cũng biết ông tha thiết được học để khỏi thua mọi người, nhưng ai cũng nghĩ đầu óc non kém như ông thì học được cái gì.

Sau mấy năm. “mũi trái rạ” mới tự nghĩ ra rằng mình phải tự tìm kiếm hiểu biết cho mình, cái hiểu biết chỉ gồm có ba chữ mà không ai chịu tiết lộ. Kể từ lúc đó ông bắt đầu tích trữ thực phẩmtìm cách bí mật trốn đi. Với một bọc đựng thức ăn đi đường, một đêm nọ, ông trốn đi lên đường tìm vị Lạt-ma, không nói gì với gia đình cả.“Mũi trái rạ” chẳng biết tên tuổi vị Lạt- ma, chẳng biết ngài ở đâu vì thực tế ông chưa từng rời nơi chăn bò. Nhưng ông tin chắc rằng, thế nào mình cũng kiếm ra một vị đạo sư và học được ba chữ đó.Ông đi từ làng này qua làng khác và giữa đường nghe nói về một nhóm tu sĩ sống trên núi. Các vị này học với một vị Lạt-ma. Ông liền đi đến đó và cũng được tiếp đón tử tế. Nhưng lúc nghe giảng, “mũi trái rạ” thấy giáo pháp phức tạp khủng khiếp, không có gì hấp dẫn cả. Vị Lạt-ma này nói cái gì dài dòng, chỉ những phép tu bí truyền khó hiểu, chỉ mọi cách để đạt đạo. Trong lúc đó “mũi trái rạ” biết rõ cái quan trọng nhất chỉ gồm ba chữ, sao không nghe nói tới.Chỉ nghe một lần giảng, ông đã biết tay Lạt-ma này chỉ là một tên phù thủy và vội vã rút lui. Người hầu cận Lạt-ma thấy “mũi trái rạ” sắp rút bèn mời ông ở lại thêm một đêm để ngày mai gặp thêm vị Lạt-ma trưởng nữa. “Thấy chưa,” ông vui vẻ nhận lời, “ngày mai, ta sẽ hỏi vị đạo sư này về ba chữ đó và tâm ta sẽ yên”.

Mặt trời chưa kịp lên thì “mũi trái rạ” đã đứng trước vị Lạt-ma đắc đạo rồi và xin được nghe ba chữ, ba chữ chứa đựng toàn thế giới đó, ba chữ mà các nhà thông thái ai cũng biết mà không chịu tiết lộ. Vị Lạt-ma nọ biết rõ, đối với người đã chín thì một chữ cũng đánh thức họ được, đối với người chưa chín thì một trăm kiếp cũng không. Ông cười thông cảm: “Lòng ham học của con thật đáng quý trọng, nhưng con nghe sao về ba chữ đó?”

Nghe đến đây thì người chăn bò tức giận. “Ngươi muốn trêu ta nữa ư?”, ông kêu lớn. “Ngươi chỉ là một cuốn từ điển biết đi mặc áo tu sĩ, hay ngươi cũng ích kỷ giấu giếm ba chữ đó. Đồ …”Người chăn bò tuôn một tràng chửi bới làm vị Lạt-ma nọ cũng nóng theo. Ông giật cái chuỗi gỗ đeo cổ, quay trên tay và gọi: “Mũi trái rạ, đâu có gì đâu, Hung Benzar Phet!”. Chuỗi đeo bỗng dập trúng người chăn bò, còn Lạt-ma trưởng tức giận bỏ ra khỏi phòng.Trong khi các đệ tử khác nghe giảng pháp thì người chăn bò ôm đầu đang bị u và suy nghĩ chuyện xảy ra có ý nghĩa gì. “Ta hỏi ba chữ đó, vị Lạt-ma đập cái chuỗi trên đầu ta và cho ta một mật chú. Phải chăng đó là ba chữ ta tìm kiếm bấy lâu nay. Hung Benzar Phet. Chắc chắn dúng rồi”.Lòng hoan hỉ, “mũi trái rạ” lên đường về nhà, ông đã tìm được cái mà người khác đi suốt bao năm không tìm được. Đến nhà, gia đình hỏi ông đi đâu và tại sao ông lại vui tươi đến thế, khác hẳn thường ngày mặt mày đăm chiêu như một con chó bị đập.“Mọi người chắc không tin đâu, nhưng thực tế là ta đã học được nơi một vị Lạt-ma tất cả những gì mà một người cần học”.

“Thật ư?”, mọi người không tin, “Vị Lạt-ma đó nói gì hay làm gì mà bây giờ ngươi thay đổi đến thế?”

“Chỉ cần ba chữ thôi”, “mũi trái rạ” trả lời, “Ba chữ bí mật này người ta phải giữ kín, ba chữ này ở trong đáy lòng mỗi ngày đều phải tụng niệm”.

Người chăn bò nọ trở lại với công việc chăn bò, nhưng ông có một chỗ ngồi thiền định giữa các tấm rạ. Cứ mỗi lần xong công việc, ông lại ngồi trong thế hoa sen và tập trung cao độ đọc mật chú nọ. Lúc chăn bò, ông cũng tu luyện sự tỉnh giác, mối lần thấy tâm mình lơi lỏng,ông lại nhẩm: Hung Bezar Phet.Không bao giờ ông hỏi các chữ đó có nghĩa gì. Đối với “mũi trái rạ”, ba chữ đó bao trùm toàn bộ sự vật. Với lòng thiết tha tu tập, dần dần người chăn bò trở thành một tu sĩtrình độ, mặc dù không bao giờ ông thấy mình là một tu sĩ .

Cứ thế mà nhiều năm trôi qua, rồi đến một ngày có người kiếm mũi trái rạ trong chuồng bò và nhờ ông cùng cưỡi ngựa xuống núi có chuyện."Chủ tôi là một trưởng giả giàu có, nhưng vợ của ông ta bị ốm. Thình lình bà ta nổi cơn điên như bị ma nhập, không thể chữa chạy được. Người ta nói có một tu sĩ như ông có thể giúp được, ông có mật chú đặc biệt. Hiện nay y sĩ và Lạt-ma đều bó tay cả”.Mũi trái rạ ngạc nhiên, ông chưa bao giờ nghe tin đồn đại về mình. Tuy thế ông cũng sửa soạn lên đường xuống núi để giúp người bệnh trong khả năng của mình.

Đến nơi, ông vội vào thăm người bệnh đang vật vã. Không một chút ngần ngại, ông bắt chước thầy mình ngày trước làm sao thì làm vậy: ông giật xâu chuỗi gỗ đeo trước ngực, gõ đầu người bệnh và gọi lớn: "Mũi trái rạ, đâu có gì đâu, Hung Benzar Phet!”Mọi người kinh ngạc khi thấy người bệnh bỗng nhiên hết điên. Bà chớp mắt nhìn quanh như ai vừa đánh thức bà dậy từ một cơn mê dài và hết bệnh.Từ đó, mũi trái rạ bỗng thành nổi tiếng là người chữa bệnh. Ông có nhiều thái độ kỳ quái khó hiểu, nhưng dần ai cũng kinh sợ trước câu thần chú của ông.Rồi tới một ngày vị Lạt-ma đã từng truyền thần chú cho mũi trái rạ cũng bị bệnh. Mọi người gửi một đoàn sứ giả với nghi thức hết sức long trọng để mời vị tu sĩ với cái mũi kì quặc đó đến giường bệnh. Người chăn bò không đợi nói lâu, ông liền đi nhanh tới chỗ người bệnh, vượt trước đoàn tùy tùng.Ông tự mình vén lều đi vào, đến bên giường và sắp sửa rút xâu chuỗi từ trên ngực xuống thì vị Lạt-ma nọ kêu tên hầu cận hỏi tên khùng này là ai mà sắp đập lên đầu ông cái xâu chuỗi. Giọng nói Lạt-ma nghe rất khổ sở vì ông đang bị bệnh sưng cổ.

“Thầy không nhận ra con sao?” người chăn bò kêu lên lo lắng. Không, vị Lạt-ma nọ có hàng trăm học trò và hàng ngàn người đã đến nghe giảng. “Bạch thầy, con đến đây để thực hành phép chữa bệnh mà thầy đã dạy cho con với lòng từ bi vô hạn, nhờ nó mà con giúp đuợc người đời”.Từ đó vị Lạt-ma nhớ ra, đó là một lần ông thốt ra vì giận dữ, một sự giận dữ ít khi xảy ra. Vị đạo sư nhớ ra, ông quay xâu chuỗi và đập chúng đầu tên khùng này và thực đã đọc một câu thần chú chửi thầm tên này, câu này rất ấu trĩ, nhằm đối trị vô minhma quỉ: Hung Benzar Phet!Vị đạo sư nhớ ra cười lớn khi thấy những hành động của mình ngày xưahiệu quả không ngờ. Và sau đó tên hầu cận và cả người chăn bò cũng cười, tiếng cười cứ nối tiếp nhau và nhờ đó cái độc nơi cổ Lạt-ma bị loãng đi và bị tống ra ngoài.Vị Lạt-ma được chữa lành bệnh theo một cách chưa hề có. Ông lắc đầu tự nghĩ: “Tên chăn bò khùng điên này thế mà có khả năng học hỏi…Biết đâu chừng, biết đâu chừng bây giờ y đã đủ sức tiếp nhận giáo pháp ẩn mật của “Sư tử tuyết, bờm sắc xanh” của giáo pháp Đại Thành, là giáo pháp trực tiếp nhận thức chân như”.

Ông nói với Mũi trái rạ: “Cảm tạ ngươi.Ta muốn tặng ngươi một tặng phẩm lớn nhất, ta truyền cho ngươi giáo pháp vô thượng.”

“Sao? Thầy đã dạy cho con tri-kiến-ba-chữ rồi mà, trong đó chứa đựng hết mọi thứ. Bây giờ lại còn giáo pháp vô thượng gì nữa. Thôi khỏi cần”.

Cũng may là vị Lạt-ma tinh thông với mọi tâm thức, nên ông nói cho Mũi trái rạ nghe giáo pháp vô thượng này chỉ chỉ luận giải thêm cho Tri-kiến-ba-chữ đó thôi, nó chỉ trang hoàng thêm cho câu thần chú "Mũi trái rạ, đâu có gì đâu có gì đâu, Hung Benzar Phet!", làm cho nó thêm linh nghiệm.Mũi trái rạ vui lòng học phép này và vị đạo sư bắt đầu giảng phép Đại Thành cho người học trò kém thông minh nhất trong giới những vị được đưa vào tri kiến vô song này. Ông dạy người học trò này bằng một tâm thức của Chân như viên mãn tuyệt đối.

Những năm sau đó, mũi trái rạ ngộ ra rằng sự viên mãn không phải chứng đạt gì cả vì thực tế nó luôn sẵn có, chỉ cần tự thân khám phá ra mà thôi. Và bây giờ, vì mũi trái rạ đã tiến bộ vượt bực, vị đạochính thức truyền cho ông mật chú Đại Thành đích thực, cũng được diễn tả bằng ba chữ.Cuối cùng, mũi trái rạ giác ngộtrở thành một đạo sư của phép Đại Thành.

 

 

49. Chuyện một vị ni tái sinh

Cách đây khoảng chín trăm năm có một cặp vợ chồng trẻ sống tại Shoto, một thành phố Tây Tạng gần Drigung. Họ là những người đơn giản, ngoan đạo và không mong gì hơn là sinh được một đứa con để hết lòng nuôi nấng.Nhưng hai vợ chồng bị hiếm muộn, không thuốc men nào chữa được, đi cầu nguyện bao nhiêu cũng không có kết quả. Tuy thế hai vợ chồng vẫn tin rằng có một đứa trẻ chỉ đang chờ cơ hội được sinh ra với mình và cuối cùng hai vợ chồng quyết đi hành hương ở Katmandu (Nepal), là nơi có một bức tượng do trời đất sinh ra, nghe nói có một thần lực rất mạnh và cho tất cả các lời cầu xin được thành sự thật.Trước các bảo tháp ở Swayambu tại vùng núi non Katmandu, hai vợ chồng quỳ gối cầu nguyện đức Phật Cồ-đàm mỗi ngày và xin làm cha mẹ của một thần thức nào đang sẵn sàng nhận một thân bằng xương bằng thịt. Họ chấp nhận bất cứ thức nào, dù thức đó mang lại ác nghiệp, hay dù thân sinh ra sẽ tật nguyền hay tâm trí thấp kém. Họ sẵn lòng chịu khó khăn gian khổ, chỉ cần có được một đứa con.

Nhiều tháng trôi qua, hai vợ chồng thuận thành sống theo qui định của người Phật tử. Rồi một đêm nọ, cả hai vợ chồng đều thấy chung một giấc mộng:mặt trời mặt trăng cùng mọc trong bầu trời đêm xanh thẫm và một tia sáng rực rỡ chiếu xuống, xuyên vào tim của hai vợ chồng.Hôm sau lúc tỉnh dậy, hai người rất xúc động biết mình mơ cùng một giấc mơ. Họ biết rằng tương lai sẽ hé mở cho mình những điều kỳ diệu, không kể đứa con sinh ra sẽ là con của mình hay của một cặp vợ chồng khác.Họ treo đèn kết hoa lên bảo tháp với lòng cảm tạ, bố thí cho người nghèo khổ, cho người bị hất hủi. Trên đường về nhà, họ không còn cầu xin ước nguyện nữa, mà nếu có cầu nguyện thì họ chỉ biết cảm tạ về những điều đã xảy ra.

Lâu sau người vợ mang thai và một năm sau thì sinh con. Khi sinh người mẹ không hề đau đớn, một bé gái ra đời mang hương thơm đầy nhà, nó có ánh sáng ngũ sắc chói lọi. Đứa trẻ ra đời mở mắt nhìn quanh một cách tỉnh giác, như xuất phát từ một tâm hồn rất già dặn.Cả làng Shoto đều đồn đại về đứa trẻ và nhiều vị Lạt-ma đến viếng mục đích xem đứa bé lạ lùng này là ai. Có người nói: “Đứa bé này là tái sinh của nữ thần Kim Cương(VajraDakini)”. Có người lại nói của nữ thần Tara. Có người cho rằng nên đợi lúc đứa bé lớn lên thì tự khắc sẽ biết nguồn gốc của nó.

Không bao lâu, nguồn gốc đứa bé lại trở thành câu chuyện thời sự trong làng Shoto. Ai cũng bàn tán về câu chuyện này, ban ngày ngoài đồng áng hay ban đêm bên đống lửa. Có một Tăng sĩ nhắc lại lời tiên tri của một tập kinh trong tu viện mình như sau: "Lời tiên tri đó báo trong thế kỷnày sẽ có một nữ thần Dakini(29) sẽ sinh trong hang Tidro gần Shoto, để giúp hàng ngàn người. Trong bang Tidro, đức Liên Hoa Sinh đã từng sống và đã từng cứu độ hàng ngàn Dakini trong thiên giới. Như mọi người đều biết, các vị thiên cũng không thoát khỏi ảo giác; cũng chịu qui luật vô thường; các vị đó một ngày kia rồi cũng phải chết và tái sinh nơi một cảnh thấp kém hơn; trừ phi các vị đó cũng tu học giáo pháp để giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc”.Sau lời giải thích đó thì mọi việc đã rõ: đứa bé đích thị là tái sinh của thần Dakini. Vì nhớ ơn Liên Hoa Sinh mà vị ấy xuống làm người để cứu độ hàng ngàn người, như ngày xưa Liên Hoa Sinh đã giúp các vị thiên nhân trong thiên giới. Chỉ có người không quan tâm đến tung tích đứa bé là hai vợ chồng nọ, họ đầy hạnh phúc. Họ chỉ muốn một điều là đứa trẻ được đầy đủ và lớn lênphát triển hợp với thiên nhiên.

Đến ba tuổi rồi mà đứa trẻ vẫn chưa có tên chính thức, người ta chỉ gọi bằng cái tên tạm cho đến khi một cái tên đúng nghĩa sẽ được thông báo. Đứa trẻ đã học câu thần chú Tara và lẩm bẩm một cách thú vị, đôi lúc hàng giờ. Đến lúc người mẹ cho con chơi với trẻ con khác, bỗng nhiên bà biết phải đặt tên con thế nào. Khác với những đứa trẻ khác, đứa bé này không hề la khóc khi bị ai xô đẩy, ăn hiếp và giật đồ chơi. Thay vào đó, nó lại đọc thần chú Tara một cách nghiêm túc, hầu như nó biết rằng làm như thế, nữ thần Tara sẽ cứu độ. Sau đó không bao lâu, nó chỉ cho bạn biết cách đọc chú Tara và đi đâu nó cũng vẽ vời những chữ đó.Cuối cùng cha mẹ đặt tên đứa bé là Drolma, tên này là từ Tây Tạng chỉ nữ thần Tara. Tara là dạng xuất hiện nữ tính của Bồ-đề tâm. Drolma cũng đồng nghĩa với “giải thoát”.

Từ lâu, người ta đã biết đây là tái sinh của một vị đạo sư.Nhưng cũng như mọi chúng sinh trên trái đất, Drolma cũng phải trải qua nhiều đau khổ, và với đau khổ đó con người hoặc phải phát triển hơn hay chịu vùi dập. Drolma chưa đầy mười tuổi mà cha mẹ nàng đã chết sớm và nàng phải ở với một người cậu. Ông cậu là một người đã già và không hề hiểu được tâm hồn của cháu gái mình. Đối với đứa cháu cứng đầu này, ông cậu thấy mình phải uốn nắn nàng cho phải, sau đó ông định gả nàng cho một nông dân trong làng. Mặc các Lạt-ma hay trưởng lão trong làng nói gì, ông cậu nhất định không chịu tin nàng là một tái sinh của một vị nữ thần, chứ đừng nói tới Tara tái sinh. “Mỗi người thì cũng là tái sinh của người khác”, ông cậu nói. “Thì cũng chẳng có gì đặc biệt để đội mũ lên đầu cho người đó và cho nó làm đủ thứ chuyện”.

Nhiều bà con cũng đồng tình với ông cậu. Họ cho rằng cô bé mười bốn tuổi này phải lo lấy chồng sinh con đẻ cái, chứ đừng làm chuyện đạo sư gì, đừng giảng giải gì cho cái làng quen đồng áng này những chuyện cao xa, những chuyện mà cô bé trẻ tuổi này không thể tự mình biết đuợc.Đám cưới với con trai nông dân hầu như đã định sẵn, trong lúc đó Drolma cúi đầu, nhưng phản đối quyết liệt: “Con sẽ đi Kham, ở đó con sẽ gặp một tu sĩ, số phận đã định con lấy người đó. Chúng con sẽ sinh con đẻ cái, những đứa trẻ đó sẽ trở thành Rinpoche (đạo sư quý báu), sẽ đi vào lịch sử của đất nước”.

Bà con thở dài ngao ngáncoi thường những lời tiên tri của đứa trẻ non dạ. Tuy thế họ cũng phân vân, không rõ con người Drolma còn gì bí ẩn. Có thể nàng là một thiên tài, là hiện thân của Tara, nhưng đúng hơn nàng không hề được cha mẹ dạy dỗ gì về đời sống thực tế này.Khi Drolma lên mười lăm tuổi thì có một thương nhân đi ngang qua Shoto. Drolma dồn hết chút của cải, chạy đến xin cậu cho mình ra đi theo đoàn. “Con cám ơn cậu đã dành nhiều ưu ái cho con, nhưng con phải theo người này đi Kham, là nơi con phải đến”.

“Ta cấm con không được rời khỏi nhà”, ông cậu la lên. “Làm sao con biết người này đi Kham? Con nói chuyện riêng với y à? Con hẹn hò với hắn, không cho ta biết ư?”

“Không”, Drolma trả lời, “con có thông tin của con từ một nguồn khác. Bây giờ con phải đi giờ đã điểm!”

Cậu Drolma dùng mọi cách giữ nàng lại, kể cả uy quyền làm cha nuôi. Nhưng khi ông thấy nàng nhất quyết ra đi, ông đành phải hạ giọng năn nỉ. "Ta xin con đừng đi, hãy nghĩ lại trước khi tai họa ập đến với con, ta có trách nhiệm với con”. Phần lớn quyến thuộc của Drolma cũng có mặt, cả nửa dân làng cũng ra can gián. Cuối cùng nhiều người tiễn đưa nàng đến cuối làng, nơi mà thương nhân và đám tùy tùng đang đợi.Drolma nói với thuơng nhân: "Tôi không có gì đáng giá cho ông, nhưng nếu mang tôi đi Kham, ông hưởng được phước lành cách khác”.

Thương nhân ngạc nhiên: “Nhưng tại sao cô lại biết tôi đi Kham?” Thật ra thì ông cũng có quyết định đi nẻo này mới đây thôi. Drolma im lặng. Nàng ôm ông cậu và nói: “Chúng ta sẽ gần nhau, cách này hay cách khác. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ cùng đạt giác ngộ. Cậu hãy luôn huớng tới Tara, vì Tara và con là một”. Nàng gỡ tay ông cậu ra và kêu lớn với mọi người: “Trong cõi Phật Tara, chúng ta sẽ gặp nhau”.Với lời này, nàng rời bỏ quyến thuộc bằng xương bằng thịt ra đi và tìm cho ra người quyến thuộc tâm hồn, một tu sĩ ở Kham, một người mà không ai biết liệu họ có thật trên đời này chăng.

Vài tuần sau, đoàn thương nhân đến Kham. Tại thị trấn Dento Tsongur, Drolma từ giã đoàn và đi thẳng vào một nơi hoang dã, cứ như nàng biết rõ đường đi nước buớc. Qua thời gian, đoàn người đã biết tính cương quyết của Drolma nên cũng không ai ngăn cản nàng nữa. Ai cũng biết muốn ngăn nàng thì phải dùng vũ lực mới được, mà điều đó thì không ai muốn.Drolma đi thẳng vào lều của một trong những tu sĩ có tiếng nhất vùng đó. Tsultrim Gyamtso là một truyền nhân của gia đình Kyura, như Drolma đã từng tiên tri mấy năm về trước. Thay vì nhận lãnh cơ nghiệp của cha và lập gia đình bình thường, chàng lên đuờng sống nơi hoang dã, thệ nguyện sống viễn ly và diệt dục.Tsultrim ra trước lều, chào người khách bất ngờ. Ngày hôm nay chàng không định gặp ai và dân làng xung quanh cũng ít ai khi gặp chàng mà không báo truớc. Tsultrim nhìn cô gái mặc quần áo nghèo khổ đang đứng ở bậc cửa, lòng đầy hình ảnh lạ lùng. Giấc mơ và sự thực hòa vào nhau một cách đáng sợ và trước khi người tu sĩ định thần lại thì cô gái đã nghiêng mình chào với một nụ cười của người hiểu chuyện: “Tôi… là người bạn đời, đã định sẵn cho anh. Trong tình yêu thương của Tara, chúng ta sẽ lấy nhau và có con với nhau, ánh sáng của chúng ta sẽ làm sáng lên cõi trần này”.

Tsultrim Gyamtso không nói được tiếng nào, đứng qua một bên nhường chỗ cho Drolma vào lều. Trong một giấc mơ cách đây không lâu, chàng thấy một nữ thần Dakini sắc lục hiện lênbáo trước, con cháu của chàng sẽ có những khả năng tâm linh vĩ đại, sẽ làm lợi cho con người hàng thế kỷ. Bây giờ, giấc mơ đó bắt đầu sáng tỏ, sứ giả của một thế giới khác đang cần chàng, một tu sĩ diệt dục, để làm sứ mạng đó.

Trong những ngày và tuần sau đó, Drolma và Tsultrim làm quen thêm với nhau, vì trong một hay nhiều kiếp trước, hai người đã từng chung sống với nhau dưới dạng này hay dạng khác. Hai người nhớ lại kỷ niệm ngày xưa và niềm vui đoàn tụ tưởng không dứt. Không bao lâu sau, cả hai đều biết rõ họ sinh ra là để vì nhau và đời này họ cưới nhau. Tuy nhiên, Tsultrim chỉ là một tu sĩ độc cư nghèo và không có gì để cử hành hôn lễ với tất cả nghi thức, đó là không kể chuyện lập gia đình và sinh con đẻ cái. Drolma nói "Anh đừng lo. Hãy mời gia đình và bạn hữu tới tham dự buổi lễ. Em sẽ lo tất cả.”Thấy vợ còn ngây thơ trẻ con, Tsultrim Gyamtso bật cười: “Em không sợ gì trong thế giới này sao? Cũng không sợ bố mẹ chồng thuộc dòng Kyura nghiêm khắc sao?”

“Không, em chủ động sinh vào thế giới này để giúp tất cả mọi người không chút phân biệt. Không phải em có sức mạnh của thiên giớisức mạnh đó tác động thông qua em. Vì vậy em biết rằng mọi việc em làm đều tốt lành và tất cả ai theo em sẽ đều giác ngộ”.

Drolma lên mười sáu lúc nàng cưới vị tu sĩ đã nhập dòng Tsultrim Gyamtso. Lễ cưới được tổ chức với sự tham dự của hơn một trăm khách và cả trăm người đó đều xác nhận rằng, lúc đó trong túp lều nghèo nàn và chung quanh xa hàng mẫu đất có một thứ ánh sáng êm dịu tỏa ra; còn Drolma thì đánh chiếc trống nhỏ và mắt đăm đăm nhìn bầu trời. Một mùi hoa lạ chưa từng có lan khắp nhà, trên bàn thờ những ánh sáng li ti nhảy múa, rực rỡ hơn bất cứ ánh sáng thế gian nào. Khách mời đều nhận được mùi vị ngọt ngào của một thứ nước thánh, tuy không thấy thật nhưng tất cả đều được thọ hưởng.Sau buổi lễ, Drolma xoè bàn tay cho chồng thấy bốn miếng xương trừu có dạng vuông vức kỳ lạ vừa hiện trong lòng bàn tay. Drolma cũng ngạc nhiên trước hiện tượng này, nhưng nàng biết ngay và nói: “Đây là dấu hiệu chúng ta sẽ có bốn đứa con trai, chúng sẽ đạt giác ngộ ngay trong đời này”.

Như tiên tri, Drolma sinh bốn con và mỗi người đó đều được điểm đạo. Drolma và chồng cũng có nhiều đệ tửtrở thành đạo sư có tiếng. Lúc đứa con thứ tư đến tuổi trưởng thành, Drolma đưa các con và một số đệ tử về lại hang Tidro, là nơi đạo sư Liên Hoa Sinh đã từng sống và giáo hóa cho các nữ thần Dakini.Khi Drolma đến nơi thì hang động sù sì bỗng biến thành một cửa thành dẫn vào thiên giới. Người ta nhìn thấy một phong cảnh như bằng ngọc quý dựng lên, thiên nhiên tuyệt đẹp hàng đoàn, hàng đoàn xuất hiện. Drolma căn dặn mọi người đừng quên rằng cảnh đẹp tuyệt vời này cũng chỉ là ảo giác. Dù chân như rất gần với chúng ta, gần hơn tất cả nhưng chúng ta luôn luôn chỉ thấy ảo giác của một đời sống bị trói buộc. Với những lời đó Drolma bắt đầu lễ điểm đạo.Nhiều giờ trôi qua, sau nghi lễ Mật tông, Drolma đã cho giới đệ tử thâm nhập được thiên giới, ngộ hiểu các vị thiên nhânPhật tính uyên nguyên của các vị đó. Trong thời gian ngắn ngủi này, nhiều đệ tử đã chứng ngộ được nhiều khả năng siêu nhiêntu tập thông thường phải mất hàng năm. Drolma dặn dò những thần thông đó không phải là mục đích tu học, chúng chỉ là kết quả tự nhiên trên đường liễu ngộ chân như.Cuối cùng Drolma đặt cuốn Kinh lên bàn thờ trong động và tuyên bố trách nhiệm của nàng trong thế gian này đã hoàn thành. Nàng long trọng thệ nguyện rằng sẽ cứu độ mọi người tầm đạo trong vài ngàn năm tới, một khi người đó nghĩ, nhớ hay nhắc đến tin nàng. Sau đó nhiều điều xảy ra không ai còn nhớ rõ. Drolma chết trong động Tidro của Liên Hoa Sinh, mỗi người hiện diện thấy sự việc một cách khác nhau. Truyền rằng, nàng lên một con ngựa sắc xanh bay về cõi thần Dakini, có thiên nhạc vang lừng tiếp đón. Các con nàng chỉ mỉm cười khi nhắc đến cái chết của mẹ, làm ta biết rằng lúc chết cũng như lúc sinh, nàng không hề đau đớn mà đó là một biến cố hỉ lạc.

Drolma và con cháu nàng đã đi vào lịch sử của Tây Tạng, là các vị đạo sư quan trọng. Cháu của Drolma là vị đạo sư Jigten Sumgon cao trọng. Đến ngày nay, dòng giáo hóa Drigung Kagyu của Drolma vẫn còn, một dòng lấy các lời khai thị của nàng trong động núi cách đây trên 900 năm làm cơ sở. Người Tây Tạng tin rằng, nếu có ai nhớ, nghĩ tới nàng thì sẽ được nàng nghe đến và tiếp dẫn. Và ai làm theo lời khai thị của nàng, sẽ sớm được giác ngộ hơn người khác.

 

 

50. Mộng và thực

Trên sườn ngọn Everest, cao khoảng sáu ngàn mét so với mặt biển, tu viện Thubten Choling nằm cheo leo, xem như một tu viện Phật giáo nằm trên nóc nhà của thế giới. Viện trưởng là Trulshik Rinpoche, ngày nay là một vị Lạt-ma và đạo sư đã già của trường phái Nyingmapa (30). Người Tây Tạng tôn sùng ngài và xem ngài là một bậc giác ngộ, là người đã vượt qua mọi ảo giác. Đó là thứ ảo giác chồng chất nhiều tầng làm con người không tri kiến được tâm thức mình, làm con người không thể liễu ngộ chân như.

Hàng chục năm trôi qua mà Trulshik Rinpoche hầu như không bao giờ rời khỏi tu viện. Thế nhưng năm 1991, ngài nhận lời cùng đi với Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, vị đứng đầu Tây Tạng đến New York để nói chuyện tại Madison Square Garden và giảng giáo pháp về tự tính giác ngộ trong mỗi con người. Trong những năm tu học, chàng thanh niên Trulshik luôn luôn nghĩ trong đầu mình sẽ đuợc gặp đạo sư Gyalwa Karmapa(31) để được học hỏi thêm. Gyalwa Karmapa thứ 16 là chưởng môn của trường phái Kagyu (32), là người nắm giữ một bí quyết lâu đời. Bí quyết này dành cho các học trò đã chín muồi, chỉ cần một hành động thân khẩu nào đó là giải thoát cho học trò khỏi sai lầm tự tạo.

Suốt năm này qua năm khác, chàng Trulshik chỉ mong tạo cơ hội để gặp Gyalwa Karmapa. Chàng lên đường đi từ Tibet qua Sikkim để gặp Karmapa tại đó nhưng sau thời gian khó nhọc đến nơi vị này đã đi Ấn Độ để dạy phép Mahakara bí truyền. Trulshik vội đi Ấn Độ nhưng Karmapa lại đi nước khác trước. Làm cách nào, Trulshik cũng không gặp được vị đạo sư này cả.Chàng không còn cách nào khác hơn là tự mình tìm hiểu lý do sâu xa nào đã gây ra chuyện này. “Phải chăng có năng lực xấu ác gì, xui ta phải xa thầy, để thử thách ta? Hay nội tâm ta còn che đậy, có một ác nghiệp hay một tri kiến sai lầm?” Chàng tự đặt cho mình những câu hỏi và sau đó thực hiện mọi phép như sám hối, thiền quán hay nuôi dưỡng lòng từ bi. Chàng thực hành bố thí, ra sức tu tập chính kiến, tụng đọc thần chú, giữ hạnh hiếu sinh và cứu độ chúng sinh.Khi cầu nguyện chàng chỉ còn mong cầu được Gyalwa Karmapa điểm cho phép Mahakara trước khi ngài nhập diệt. Nhưng sau đó Gyalwa Karmapa mất năm 1981 mà Trulshik không hề được gặp.Nghe tin đó, Lạt-ma Trulshik tuyệt vọng. Đó là nỗi thất vọng lớn nhất đời ông vì không còn ai giúp ông vào thánh đạo một cách nhanh chóng. Người ta kể rằng ông phải mất hàng năm mới chấp nhận được thực tế này, đời này ông không còn đạt được mục đích lớn nhất nữa.Sau đó, trong một trạng thái vô sở cầu thì một phép lạ xảy ra cho Trulshik. Một đêm nọ, hoàn toàn bất ngờ, Gyalwa Karmapa đã chết lại hiện ra trong giấc mơ. Tâm trí của Trulshik lúc đó đã rỗng không thì hình ảnh đó hiện ra rực sáng và không thể nào quên. Ngày xưa lúc ông còn mong cầu tha thiết thì không được, bây giờ không còn mơ ước gì thì Gyelwa Karmapa lại đến: vị Phật sáng rực trong dạng Karmapa cho ông hay, sẵn sàng truyền cho ông phép Mahakara.Trulshik hỏi câu hỏi đầu tiên; “Cái gì có thực, cái gì không có thực?”

Đạo sư đáp: “Tất cả đều có thực tất cả đều không có thực. Đúng là một nghịch lý. Từ phương diện tuyệt đối thì tất cả mọi thứ nào được tạo thành, thứ đó có đặc tính, mọi thứ đó đều vô thường và không thực. Chỉ cái đó, cái tạo nên mọi thứ trong vũ trụ thì lại là thực, nhưng cái đó lại phi tính chất, phi hình thể, không ngăn ngại. Cũng chính vì thế mà cái đó lại hết sức diệu dụng, toàn năng. Từ phương diện tương đối mà nhìn thì mọi sự, dù nhỏ nhặt nhứt cũng xuất phát từ cái đó, từ cái duy nhất và không hề rời nó”.Gyalwa Karmapa bắt đầu khai thị như thế. Khi tướng trạng của ngài hòa tan trong Không, nơi mà dạng đó xuất phát, thì Phật tính trong tâm của Trulshik thức tỉnh, thức tỉnh từ một giấc mơ.

Kể từ đó thì Lạt-ma Trulshik không thấy có sự khác nhau giữa giấc mơ ban đêm và giấc mơ ban ngày, thứ mơ mộng làm người ta tưởng rằng có một cái tôi riêng rẽ, hiện diện tách riêng khỏi một cái toàn thể. Tất cả những cái vô thường này chỉ nằm trong một giấc mơ lớn mà ngày nào đó mỗi chúng ta sẽ thức tỉnh cho dù con đường đến đó còn có khó nhọc bao nhiêu đi nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11405)
Thông Bạch Phật Đản 2016 - Phật Lịch 2560 của Chánh Văn Phòng HĐCM GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 10489)
Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”,
(Xem: 10765)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo.
(Xem: 9828)
Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như ...
(Xem: 9515)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện...
(Xem: 12867)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết trôi, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan chảy bất tận theo thời gian.
(Xem: 13253)
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm.
(Xem: 13424)
Hãy tụng kinh Kim cương nhiều lần. Thầy cũng sẽ cầu nguyện, trì tụng và hồi hướng cho con ngay bây giờ.
(Xem: 19791)
Thân thị Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhá trần ai.
(Xem: 12496)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 13200)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 13518)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 12985)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12336)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 18542)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực...
(Xem: 10665)
Thiền Tôngpháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy.
(Xem: 12372)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 10965)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11172)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14657)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22532)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11559)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10137)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 34495)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 17680)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 32636)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 22056)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 11185)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 17535)
Tình yêu như bát bún riêu. Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.
(Xem: 17121)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10672)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10827)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9540)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10565)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10577)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10537)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12457)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 12395)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 9949)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13167)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9684)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 9102)
Thành đạo còn gọi là Đắc Đạo, chứng đạo, đạt đạo, thành tựu đạo quả.
(Xem: 11788)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 13457)
Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm.
(Xem: 12039)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ.
(Xem: 11265)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này.
(Xem: 11584)
Lòng bi mẫnsự thiền định hay thực hành quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Mặc dù những giáo lý của Đức Phật nói về...
(Xem: 10309)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10228)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 10875)
Nguyên tác: Making Space with Bodhicitta; Tác giả: Lama Yeshe; Chuyển ngữ: Hoa Chí
(Xem: 28167)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 10765)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 7383)
Lúc gần đây, khi tôi vào trang mạng của Dzogchen Ponlop Rinpoche đọc một bài viết có tựa đề là "Đạo Phật Là Một Tôn Giáo, Có Đúng Không?", tôi đã ngạc nhiên vì một số ý-kiến của người-đọc ở phần bên dưới bài viết
(Xem: 9312)
Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng.
(Xem: 11747)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11641)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 11074)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng.
(Xem: 10275)
Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán…
(Xem: 10222)
Ba viên ngọc quý Phật, Pháp, Tăng mà ai cũng có đầy đủ đều không ngoài Bản Tâm Tự Tánh mình.
(Xem: 13780)
Bậc giảng giải vô song, đỉnh cao của dòng họ Thích Ca, Người dìu dắt chúng sanh bằng giáo huấn duyên khởi...
(Xem: 14895)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
(Xem: 10474)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức.
(Xem: 11876)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?
(Xem: 10858)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10509)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng.
(Xem: 10621)
Có những phẩm hạnh mà bậc Thượng sư cần phải có và những phẩm chất mà người đệ tử cần có.
(Xem: 9875)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo.
(Xem: 10643)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 9274)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng...
(Xem: 9959)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
(Xem: 10160)
Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes).
(Xem: 10474)
Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon).
(Xem: 10581)
Của cải không trường tồn hay thường còn mãi mãi. Lòng tham của cải giống như uống nước muối, ta sẽ chẳng bao giờ có đủ.
(Xem: 10504)
Nền tảng của mọi phẩm chất tốt đẹpvị bổn sư tử tế, hoàn hảothanh tịnh; Sùng mộ ngài một cách đúng đắn là cội nguồn của đường tu.
(Xem: 10096)
Tâm là một sự chuyển động, bản tánh của nó là sự di động. Thực thể cơ bản của nó là sự trong sángtrong suốt.
(Xem: 9809)
Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán, Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.
(Xem: 13505)
Cả Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và Guru Rinpoche đều tiên tri sự ra đời và thành tựu tâm linh của Tông Khách Ba.
(Xem: 16286)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa.
(Xem: 13449)
Con xin sám hối nghiệp xấu ác của tự thân cùng tha nhân, và hoan hỷ với công đức của tất cả chúng sanh.
(Xem: 11505)
Tôi đã nhận được một món quà tặng quan trọng nhất từ bố tôi: đó là niềm tin về tôn giáo. Suốt đời tôi, tôi sẽ nhớ ơn bố tôi. Vì, bố là vị Bồ Tát của tôi.
(Xem: 11086)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông.
(Xem: 11061)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ.
(Xem: 12158)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
(Xem: 15297)
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả môt bầu trời…
(Xem: 10595)
"Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên…Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…"
(Xem: 11669)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con
(Xem: 10587)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan.
(Xem: 11059)
Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất.
(Xem: 9995)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biếnlễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên.
(Xem: 10358)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo
(Xem: 11391)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền.
(Xem: 10974)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…
(Xem: 12894)
Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ;
(Xem: 24318)
Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.
(Xem: 12576)
Ta còn một dòng sông, dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời.
(Xem: 10267)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ
(Xem: 28597)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian...
(Xem: 19313)
Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới.
(Xem: 10912)
Cách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng. Sự kiện trọng đại Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này thật là hy hữu.
(Xem: 23268)
Gần hai trăm nghìn người không phân biệt Tôn giáo, Quốc tịch, Chính đảng, ngày 10/05/2015 tại Đài Bắc Quốc tế Phật Quang hội tổ chức thiên Tăng, vạn Chúng Khánh chúc Phật đản, nhất tâm Thập nguyện báo Mẫu ân,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant