Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

02. Thân Loan

20 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 11902)
02. Thân Loan

Những bản văn căn bản của
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN

Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck

HT Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt
so sánh với tiếng Nhật

III. Những bản văn dịch (từ tiếng Nhật sang tiếng Đức)

02. THÂN LOAN

2.1 Chánh Tín niệm Phật kệ (Shoshin Nembutsu ge)[1]

Từ đó tôi trở lại với những lời chân thật của bậc Đại Đạo Sư[2], xem xét lại những lời bình chú của các vị Tổ Sư[3] và tạo thành đức tin hiểu biết để cho chiều sâu rộng qua lòng từ bi của đức Phật bằng những vần thơ kệ cho niềm tin chân thật của sự niệm Phật:

“Con xin nương về đấng Thiện Thệ

Bậc có đời sống vô lượng

Sự sùng báica ngợi

Bậc ánh sáng vô tận!

Khi còn là Bồ Tát Pháp Tạng

Trong thời gian phát nguyện[4]

Ngồi dưới chân đức Phật Thế Tự Tại Vương.

Là cái nhân Tịnh Độ của tất cả chư Phật”.

Tốt và xấu ở quốc độ kia, con người và Thánh Nhơn nhìn nhận, Ngài đặt ở chỗ cao hay không hợp với lời nguyệnlời nguyện ấy đều mang tất cả về, để tất cả còn được bước lên chỗ rộng rãi to lớn hơn.[5]

Trong năm A tăng kỳ kiếp Ngài đã chiếu sáng và cuối cùng phấn khởi, với lời nguyện tiếp tục, tên Ngài.

Sẽ được nghe ở khắp mười phương, ánh sáng không giới hạn, chiếu sáng tiếp tục chẳng tận cùng, không biên giới, không chướng ngại chiếu sáng như ngọn đèn chính, ánh sáng của thanh tịnh, vui vẻtrí tuệ không thể đo lường, khó nắm bắt, chẳng thể gọi tên được ánh sáng - vượt khỏi ánh sáng của mặt trờimặt trăng, chiếu sáng khắp cõi nước nhiều như những hạt bụi. Tất cả những gì là sự sống đều nhận được từ ánh sáng nầy. Tên của bổn nguyện là chân thật, quyết định việc làm.

Lời thệ nguyện của niềm vui và thâm tín là sự căn bản để sanh về[6]. Sự bình đẳng với việc giác ngộ[7] cùng chứng Niết Bàn là nằm trong lời thệ nguyện chắc chắn của việc phá ngã[8].

Rằng Đức Bạc Già Phạm[9] đã xuất hiệnthế gian nầy, chỉ xảy ra, để báo tin cho biển thệ của đức A Di Đà.

Vô lượng chúng sanh ở trong cảnh xấu ác, ngũ trược[10]thời kỳ xấu ác. Nên tin tưởng những lời nầy, những lời nầy nối kết với sự thành tựu và là một với sự chân thật[11].

Ai nói ra một sự suy nghĩ[12], cho tâm thức vui vẻ tin yêu, kẻ ấy sẽ đạt Niết Bàn, chẳng có ai giải thoát bản năng con người trần tục, Thánh thiện và sự mỉa mai; hãy cùng đi đến sự bình đẳng. Như tất cả nước khi chảy vào biển cả, hòa thành một và chung một vị.

Ánh sáng của tâm tư [13] luôn luôn giúp được chiếu tỏa. Nó xua đuổi bóng tối đã ngự trị dài lâu.

Và còn nữa: Bóng mây mù của tham lam, tình yêu, giận dữ và ghét gỏng.

Che đậy bầu trời chân thật của niềm tin.

Tuy vậy, ngay cả khi ánh sáng của mặt trời bị che phủ bởi sương mù.

Những đám mây còn ngự trị, không còn bóng đen che phủ. Ai thắng được niềm tin, thì sẽ được kính trọng và đong đầy sự hỷ lạc sẽ tách rời khỏi khổ đau và ở bên cạnh[14] ngũ thú[15]. Tất cả những con người thế tục, dẫu cho tốt hoặc xấu, khi nghe lời thệ nguyện của Đức A Di Đàtin tưởng vào lời thệ nguyện ấy. Và cho họ danh hiệu “bạch liên”[16].

Niệm Phật – Bổn nguyện của Đức A Di Đà đối với những kẻ vô minh, ngã mạng và xấu ác là điều khó khăn để chắc chắn vui tin nhận.

Trong tất cả những điều khó, không có gì khó hơn điều nầy.

Những triết gia Ấn Độ và những vị Tổ ở Trung Hoa cùng Nhật Bản đã làm sáng tỏ những gì mà Thánh Nhân[17] xuất hiện trong thế giới nầy như các Ngài muốn.

Giải thích rằng: lời bổn nguyện của Đức Bạc Già Phạm[18] tương ưng với vị trí của chúng ta.

Trên núi Lanka[19] Đức Thích Ca Mâu Ni đã dạy và lợi lạc cho chúng sanh và đã tiên đoán.

Ở miền Nam Ấn Độ sẽ có một Long Thọ, bậc Đạo Sư giới thiệu về Có và Không đều trống rỗng, Đại Thừa giáo, tuyên thuyết giáo lý cao siêu

Để niềm an lạc tối thượng được thấy và sự an bình hạnh phúc được sanh ra.

Ngài[20] nói rằng: sự khổ đau như sự dạo đi trên đất là sự khó thực tập, hãy tin tưởng sự thực tập dễ dàng vui vẻ hơn, dễ chịu như đi vào trong nước[21].

Ai đã nội tâm hóa bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà lập tức chính mình sẽ đứng nơi chắc chắn nhất định[22], kẻ ấy niệm danh hiệu Đức Bạc Già Phạm thật tha thiết, để niệm ơn những lỗi lầm với tâm từ bi rộng rãi bao la.

Đền ơn từ lời nguyện đã phát ra[23].

Bồ Tát Thế Thân đã chỉ cho cuộc “tranh luận” kia rằng: Hãy quy y với Đức Thiện Thệ Vô Tận Đăng! Tương ưng với kinh, Ngài làm rõ sự chân thậtgiải thích lời Đại Nguyện để dẫn dắt vượt ra khỏi bên kia[24].

Nhằm nương theo năng lực của Bổn nguyện.

Vô lượng chúng sanh được cứu vớt, Ngài giải thích về một tấm lòng, và nói rằng: Ai quy yđi vào trong biển công đức, sẽ nhận được sự thành tựu lối vào bậc Thánh Thiện, và ai một lần đã đạt đến thế giới Liên Hoa châu báu[25], người ấy sẽ có phần kinh nghiệm của pháp thân.

Ở giữa sự tối tăm của bản năng và sự đau khổ

Bây giờ họ phát triển lực của thiên thần.

Hắn đi vào ngôi vườn của sanh tử và nơi ấy có nhiều bóng dánghình thức[26] chở che.

Ngài Đàm Loan là Thầy của Vua Lương, kẻ ấy trong hiện tại thường làm một hành động kính cẩn như nhận lấy một vị Bồ Tát.

Khi Ngài Bồ Đề Lưu Chi[27] du hành vào Tam Tạng[28] và hướng dẫn giáo lý Tịnh Độ

Ngài đã đưa những quyển sách Đạo Lão vào lửa. Rồi quy y với Tịnh Độ Di Đà.

Ngài bình luận tác phẩm của Bồ Tát Thế Thân và làm sáng tỏ lời thệ nguyện của Đức A Di Đà như là nguyên nhân được sanh về cảnh giới kia.

Ngài cho biết rằng: “Sự ra đi hay sự trở lại cả hai đều lệ thuộc vào tha lực, và có niềm tinnguyên nhân cho sự chân chánh nhất định.

Khi những kẻ tội lỗi sai quấy và xấu xa khởi lên tâm tin tưởng, như vậy hắn ta qua khỏi vòng sinh tử thẳng đến Niết Bàn, và cuối cùng sẽ đạt được cảnh giới Vô Lượng Quang, rồi họ sẽ chính mình tiếp tục giúp đỡ cho mọi loài”.

Đạo Xước chắc thật vào sự khó khăn, con đường Thánh Thiện[29]mục tiêu thành đạt, và nhấn mạnh rằng: con người chỉ phải đi vào cõi Tịnh Độ.

Ngài xem trong 10.000 việc tốt, không cần thiết những việc làmthực hành tự lực mà khuyên chuyên niệm danh hiệu, là công đức trọn vẹn.

Trong đầy hảo ý, Ngài đã dạy cho chúng ta về ba việc chính của niềm tinbất tín[30]. Và ngay cả trong thời mạt pháp và tan rã của giáo pháp với hạnh nguyện từ bi, đối với chúng sanh không thay đổi.

Ngài bảo rằng: “Chính khi một người trong đời sống lâu dài có những việc làm xấu xa.

Và bây giờ lại gặp lời nguyện rộng lớn, như thế hắn ta sẽ đạt đến thế giới an toàn và như vậy sẽ nhận được kết quả bất khả tư nghì”[31].

Riêng Thiện Đạo đã làm rõ giáo nghĩa chân thật của Đức Phật. Từ nỗi thương xót tất cả việc tốt, xấu của chúng sanh[32]. Ngài giải thích về việc tác dụng của nguyên nhân qua danh hiệu của Đức Vô Lượng Quang và nói: “Ai được vào lời nguyện nầy ở trong biển trí tuệ rộng lớn như những kẻ thực tập sẽ đạt được kim cương tâm, và sau đó sẽ đạt đến sự đồng tâm.

Với một sự suy nghĩ đầy hỷ lạchạnh phúc, họ giống như Vi Đề Hy[33] đạt được ba đức tin đích thực[34] và trực diện với niềm hỷ lạc vĩnh cửu, kinh nghiệm với chân tánh tự nhiên.

Nguyên Tín lặp lại chiều rộng của sự hiểu biết về việc nầy, những gì Đức Thích Ca Mâu Ni suốt cả cuộc đời đã dạy, và đã khuyên tất cả mọi người, quy hướng về Lạc Bang cõi an lànhan toàn.

Ngài nhận rằng sự độc quyềnthực tập hỗn hợp[35] tương ưng với một niệm sâu và cạn và làm sáng tỏ sự khác nhau giữa quốc độ của sự ngợi khen và ở cõi báo độ[36] ấy được giúp đỡ.

Ngài nói rằng: “Ngay cả những tội nặng chỉ cần niệm danh hiệu Phật và nghĩ rằng: Con mong muốn rằng: Tuy con cảm động với lòng từ, chẳng thấy được Đức A Di Đà, bởi vì bản năng và sự đau khổ che đôi mắt của con nhưng với tình thương rộng lớn của Ngài, đã che chở con luôn luôn và chẳng bỏ rơi”.

Ngài Đạo Sư Nguyên Không (Pháp Nhiên) có sự hiểu biết rõ ràng về giáo lý Đức Phật.

Ngài thương xót đến con người trần tục, cả tốt lẫn xấu. Ngài đã làm những tài liệu căn bản về giáo lý chân thật để làm rõ cho quê hương hiu quạnh của chúng tatruyền bá lời Bổn nguyện chọn lựa trong thế giới khổ đau nầy.

Ngài nói: “Sự trở lại của chúng ta chắc ở trong vòng sanh tử đó, bởi vì tâm nghi của chúng ta. Đường vào trực tiếp trong ngôi nhà nơi yên ổn và chẳng làm gì cả[37]. Chắc chắn chúng ta sẽ đến, qua tín tâm”.

Những vị Đại Sư đã giải thích cho chúng ta về 3 kinh vĩ đại, tìm cách cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi vô tận thế giới bị hoen ố. Dầu cho Tăng Sĩ hay Tín Đồ, chúng ta tất cả nên một lòng tin tưởng giáo lý đơn giản của vị Đạo Sư”.

Chấm dứt đầy đủ với 60 câu kép cùng 120 hàng.

2.2 Giải thích những câu chính trong “yuishinshô”[38](Duy Tín Sao)

Viết chữ “yui” cho đầu đề “yuishinshô” có nghĩa là chỉ có điều nầy, nghĩa là chẳng có điều thứ hai kèm theo. Ý nghĩa tiếp theo là “một, một con người”. “Shin” dùng để chỉ cho những sự chối từ, tin trống rỗng; nghĩa là tính cách tư tưởng chân thật, thực tế, thoát ra khỏi sự sai quấy. “Sai” ở đây có nghĩa là trống rỗng và chẳng có ý nghĩa và đứng đối lập với câu “chân thật”. Chữ “chép lại” nghĩa là tất cả những gì tạm thời và tương đối khác với sự thật. “Duy tín” có nghĩa là niềm tin tuyệt đối, bằng cách bỏ hẳn sự cố gắng của tự lựcmong mỏi sự cứu giúp của tha lực bổn nguyện. Một chữ viết, đặc biệt quan trọng chọn ra cũng như gọp chung lại như chữ “sao” gọi là dấu hiệu. Từ đó có tựa đề là “Duy Tín Sao”. Niềm tin tuyệt đối cũng có nghĩa là với tôi, chỉ có niềm tin về tha lực[39]nguyên nhân cũng là điều căn bản để nắm bắt lời nguyện rộng lớn kia.[40]

“Danh hiệu cung kính Đức Thiện Thệ đó chính là khối lượng cao cả phân chia ánh sáng. Nó được rộng tỏa ra khắp 10 phương thế giới. Chỉ cần gọi tên Ngài trong ấy thì tất cả đều được đạt thành sự vãng sanh. Ngài Quan Thế Âm và Đức Đại Thế Chí[41]  sẽ đến để nghinh tiếp họ”.

“Danh hiệu đáng cung kính của Đức Thiện Thệ đó là khối lượng cao cả phân chia ánh sáng”. Với Đức Thiện Thệ ở đây là Đức Phậtkhông giới hạn ánh sáng”. “Songô” tức là “danh hiệu cung kính”, là: “Nam Mô A Di Đà Phật”. “Cung kính” là vượt lên sự cao thượng. Như chữ “” nghĩa là danh hiệu của một Đức Phật dùng để chỉ cho việc đạt đượcPhật quả, trong khi đó dành cho danh hiệu mà Ngài trước đây đã có, chữ “myô” lại liên hệ với nhau. Danh hiệu cung kính Đức Thiện Thệ như vậy chẳng thể diễn tả được, không giải thích được lại chẳng nghĩ bàn. Đó là danh hiệu tương xứng với lòng thương yêu bao la cũng như lòng từ bi rộng lớn để mang tất cả chúng sanh đến trí tuệ cao nhất và sự thành tựu đầy đủ nhất. Qua lời thệ nguyện của Ngài đã vượt qua tất cả danh hiệu của những Đức Thiện Thệ khác. Ở phần thứ 2 của câu văn cho thấy “khối lượng cao nhất” có nghĩa là: chỗ cao cả, cao thượng. “Phân chia” nghĩa là chia đồng đều cho tất cả chúng sanh và “ánh sáng” ấy chiếu lên để cứu vớt và dạy cho tất cả chúng sanh trong các cõi rõ ràng cùng mở rộng thêm ra.

Nó được rộng tỏa ra khắp 10 phương thế giới”. “Rộng” nghĩa là khắp nơi, không có sự cùng tận. “Phân chia” nghĩa là thế giới ấy có chiều rộng và chiều ngang, ảnh hưởng nơi ấy và rọi chiếu đến khắp tất cả 10 phương và tác dụng ở nơi đó. Những bậc Thánh của Tiểu Thừa và của Đại Thừa, ngay cả những người bình dân tốt và xấu cũng đạt đến chỗ trí tuệ cao vời và hoàn toàn giác ngộ chẳng trải qua sự hiểu biết thực hiện tự lực của họ. Bởi vì với dung mạo của Đức PhậtVô Lượng Quang” ở đó đã chiếu sáng ánh sáng trí tuệ và họ đi vào trong biển của lời thệ nguyện sáng suốt kia. Đó là hình tướng mà tất cả trí tuệ và tất cả sự hiểu biết toàn vẹn của chư Phật hội tụ vào. Ta nên biết rằng đó là sự chiếu sáng ánh sáng của trí tuệ.

“Chỉ cần gọi tên Ngài trong ấy thì sẽ đạt thành sự vãng sanh”. Chữ “chỉ” chứng minh cho thấy rằng dù kẻ có tội lỗi đi nữa khi gọi tên Ngài, đều được sanh về quốc độ kia; từ đó cũng được gọi tiếp là: “Trong ấy gọi tên Ngài, đạt được sự vãng sanh”.

“Đức Quan Thế Âm và Đức Đại Thế Chí[42], chính quí Ngài nầy sẽ đến nghinh tiếp”. Nam Mô A Di Đà Phật chính là danh hiệu của trí tuệ, ai tin tưởng danh hiệu của Đức Phật, vị có ánh sáng vô tận, nhớ đến và giữ lấy, thì chính Đức Quan Thế Âm và Đức Đại Thế Chí như hình bóng theo họ. Đức Phật Vô Lượng Quang xuất hiện cùng với Đức Quan Thế Âm và hướng dẫn như Đức Đại Thế Chí. Trong một kinh cho biết rằng: Quan Thế Âm là vị Bồ Tát của kho chứa trả lời tiếng kêu cứu và như là ánh sáng rọi chiếu của mặt trời, vị mà làm cho bóng tối dần sáng lại. Đại Thế Chí như là vị Bồ Tát chứa đựng những dấu hiệu của hạnh phúcxuất hiện như mặt trăng chiếu rọi trong đêm dài của sanh tửtrí tuệ dần chiếu sáng thêm. “Chính các Ngài tự đến và nghinh tiếp họ”. Chữ “chính” nghĩa là Đức A Di Đà trong vô lượng hóa thânvô lượng Thánh chúng, trong đó có Ngài Quan Thế Âm và Đức Đại Thế Chí trong vô số hình tướng, chính quý Ngài luôn luôn và chẳng bỏ sót người nào, mà còn giúp đỡ dẫn theo, để người ấy được thành tựu với tâm tin tưởng thành thật chân chánh.

Tiếp theo ý nghĩa của chữ “chính” cũng có nghĩa là “chính là như vậy” và điều nầy lại có nghĩa “để như vậy”. Điều nầy đã được nói rằng: tất cả mọi tội lỗi của quá khứ, hiện tạivị lai sẽ biến tướng, mà tín đồ không cần có ý nầy ngay từ lúc ban đầu. Những ai tin tưởng vào lời nguyện của Đức Phật, thì không đòi hỏi điều nầy, mà sẽ tự động đón nhận việc thiện cũng như những công đức. Cho nên gọi là “để như thế” và “chính là như vậy” mà điều nầy xảy ra, không có cố ý ngay từ lúc ban đầu. Điều nầy không phải do ý muốn của người ấy mà con người tin chắc rằng sự chân thật của lời thệ nguyện, để phát lời thề cứu vớt tất cả, không bỏ một người nào, sẽ được dẫn dắt. Qua việc đạt đến niềm tin kim cương thì sự cầu nguyện nơi Đức Di Đà là sự bất biến và kết quả sẽ tự động đến. Đồng thời chính niềm tin về lòng từ bi của Đức Thích Ca Mâu Ni như là người cha và tình thương của Đức Di Đà giống như là người mẹ mang đến cho họ sự thích nghi về kết quả kia. Nên nhận ra rằng điều nầy chính là ân đức[43] được phát sanh.

“Các ngài sẽ đến và nghinh tiếp”. Chữ “đến” nghĩa là các Ngài để cho con người đến Tịnh Độ[44]. Đây chính là sự biểu lộ của giáo lý qua lời thệ nguyện và được nói rằng: “Nếu có kẻ nào đó mà chẳng được sanh về thì ta sẽ chẳng ở ngôi chánh giác”[45]. Chúng ta từ giã cõi uế độ sẽ đạt đến quốc độ chân thật tốt đẹp như là một báo độ. Nơi đây sự thật cũng được biểu lộ qua tha lực. Tiếp theo được bảo rằng: “đến” cũng như “về nhà”. Chữ về nhà nầy bao hàm rằng chúng ta cần lặn vào trong biển thệ nguyện, cần kiếp để đến đại Niết Bàntrở về với bản thể tự tánh chân như. Điều nầy có nghĩa là chính chúng ta sẽ trải qua sự giác ngộ như Đức Bạc Già Phạm và chứng được pháp thân[46]. Còn những dấu hiệu khác là “kinh nghiệm sự chân thật tuyệt đốihình tướng chân thật”. “Pháp thân không có sự hoạt động”. “Hoàn toàn chối từ bản ngã” hay kinh nghiệm của niềm an lạc vô biênpháp chân thật”. Khi đạt được sự giác ngộ rồi, chúng ta cũng có thể phát khởi lòng từ bi vô lượng bằng cách trở lại trong biển sanh tửtheo gót Ngài Phổ Hiền[47]. Chữ “đến” cũng có nghĩa là đạt được sự Thánh thiện và những việc ấy cũng còn gọi là: “Trở về lại với bản thể chân như”[48]. Chữ “nghinh tiếp” có nghĩa là: “Vui vẻ đợi chờ”. Quan điểm về tín tâm chân thậtcung kính cũng được gọi là “tâm kim cang”[49], bao gồm sự lựa chọn không tính toán về nghe danh hiệu của lời thệ nguyện cùng với sự không nghi ngờ nào cả. Khi chúng ta đạt được niềm tín nhạo nầy thì Đức Phật bất cứ giá nào cũng đón nhận chúng ta và chẳng trả trở về; như vậy chúng ta được đứng vào hàng: “tối thượng thừa”[50]. Tín tâm ấy vì vậy giống như kim cương; không hủy hoại, không lung lay, không phai mờ. Cho nên người ta nói rằng: niềm tin kim cang. Đó chính là nói về chữ “nghinh tiếp”.

Kinh Đại Bản dạy rằng: “Hãy mong mỏi sanh về cảnh giới kia! Người sẽ chẳng bao giờ bị đọa nữa và sanh trực tiếp về đó, chỉ một lần thôi và chẳng bao giờ trở lại nữa”. Câu đầu tiên đòi hỏi việc muốn sanh về quốc độ của Đức A Di Đà. “Người sanh trực tiếp” nghĩa là chúng ta được sanh về đó, chẳng bao lâu khi chúng tachánh tín. Việc sanh về có nghĩa là sống tại đó và không có việc rơi trở xuống lại. Điều nầy cũng có nghĩa là chúng ta chắc chắn sẽ thuộc về cấp bậc của một chúng sanh. Đúng như vậy là: “trực tiếp đạt được sự vãng sanh”. “Trực tiếp” được hiểu như “ngay lập tức”. Vũ trụ vô biên của 10 phương thế giới qua việc thực hiện những lời thệ nguyện của Đức A Di Đà, lời thệ ấy như biển lớn, tương đương với trí tuệ sẵn có. Như Bồ Tát Pháp Tạng khi Ngài thệ nguyện lời nguyện thứ 17 trong 48 đại nguyện của Ngài, rằng tất cả chư Phật trong vô lượng cõi khen ngợi cũng như tán thán danh hiệu của Ngài. Điều nầy được nói rõ ràng trong kinh A Di Đà qua việc “chứng cứ và trợ lực của sự cầu nguyện[51]. Ý nghĩa sâu thẳm của thể thức nầy cũng được chứa đựng trong kinh Đại Bản. Với bổn nguyện của việc niệm danh hiệu[52] diễn tả việc tuyển chọn ngay lời thệ nguyện nầy qua việc đạt được từ tình thương của Đức A Di Đà. Tôi không nói hết được những gì mà tôi muốn nói trong câu nầy; việc nầy mỗi người nên tự suy nghĩ. Điều nầy phát xuất từ sự bình luận của Fa–zhao Thiện Đạo sau, một vị thầy khả kính của việc chuyên tu Thiền Định. Đại Sư Jitaku[53] cũng gọi Ngài là Tăng sĩ Hôdô. Sau nầy Ngài được gọi là Tăng A Di Đà của Lu–Shan cũng là Tăng Sĩ Jôgô. Ngài được xem là tái sanh[54] của Ngài Thiện Đạo từ chùa Quang Minh của nhà Đường. Vì vậy gọi Ngài là “Thiện Đạo sau”.

“Vị Phật kia trong thời gian phát ra lời thệ nguyện rộng lớn ấy rằng: tôi sẽ nghe họ niệm danh hiệu tôi và nghĩ đến tôi, sẽ đón tiếp họ trở về. Tôi sẽ chẳng chọn lựa riêng ai giàu có hay thấp hèn, cũng chẳng phải giàu có hay quí phái, cũng chẳng phải chỉ người vô học mà còn người có học nữa, cũng chẳng phải chỉ đa văn hay giữ giới thanh tịnh, bất luận ai phá giới hay trói buộc sâu trong tội lỗi. Ai là người trở về lại với tâm và siêng năng niệm Phật thì khi ấy giống như ngói, đá và sẽ trở thành vàng”[55].

“Phật kia trong thời gian phát ra lời thệ nguyện rộng lớn”, chính là Đức Phật A Di Đà. “Trong thời gian phát nguyện” nghĩa là trong thời kỳ Ngài còn là Bồ Tát Pháp Tạng. “Ngài đã phát nguyện rộng lớn”. Ngài thệ nguyện với lời thề “rộng lớn” nghĩa là quảng đạitiếp tục lan truyền ra. Vị Pháp Tạng tin sâu và mang đến lời thệ nguyện truyền đi khắp thế giới chẳng có gì cao hơn cả. “Vượt thế giới” nghĩa là những lời nguyện của Đức Phật cao hơn tất cả thế giới. “Vượt lên” cũng có nghĩa là không có gì cao hơn nữa. Lời phát nguyện rộng lớn nầy của Đức Thiện Thệgiải thích chi tiết trong “yuishinshô”.

“Những ai nghe niệm danh hiệu tôi và nghĩ đến tôi”. Chữ “nghe” cũng là lối diễn tả cho tín tâm. Với chữ “tên” kia được hiểu là để chỉ cho tên của lời nguyện của Đức Thiện Thệ. “Nghĩ đến tôi” chứa đựng sự mời gọi người có liên hệ với lời nguyện qua danh hiệu trong ý niệm, giống như việc nầy cũng diễn tả cho sự cầu nguyện lòng từ bi của tất cả Đức Phật cho con người, khi họ niệm danh hiệu của Đức A Di Đà. “Trong ý niệm” nghĩa là con người sẽ được chánh tín, bởi vì kẻ ấy không còn nghi ngờ gì nữa cả, luôn luôn suy tưởng về bổn nguyện và chẳng để quên việc ấy.

“Tôi sẽ nghinh tiếp họ tất cả và để cho họ trở về”. “Tất cả” nghĩa là chỉ chung, không có ngoại lệ. “Nghinh tiếp” có nghĩa là “đối diện” hay “chờ đợi” và tượng trưng cho kết quả của tha lực. Chữ “đến” có nghĩa là “để cho trở lại”, nghĩa là mang chúng sanh trở về với Phật tánh tự tại mà còn cho trở lại đó nữa. “Đến” một mặt là “đến đây” để giới thiệu, bởi vì chính Đức A Di Đà đã thánh thiện hóa chúng sanh đến từ pháp tánh giới trong thế giới vô thường kia. Mặt khác cũng có nghĩa là: “trở lại”, bởi vì họ đạt đến sự giác ngộ về tánh chân thật.

“Tôi sẽ chẳng đặc biệt chọn lựa người nghèo hay kẻ hạ tiện, ngay cả đặc biệt là người giàu có quí tộc”. “Không chọn lựa đặc biệt” nghĩa là: chẳng những chọn riêng tư ai mà cũng không từ chối ai cả, mà còn hướng dẫn. “Kẻ nghèo và người hạ tiện” chẳng có phương tiện; họ là những người không địa vị trong xã hội. Chữ “khoảng” với mục đích là muốn nhấn mạnh. “Người giàu có hay quí tộc” là những người chủ đầy quyền uy. Quả thật, trong họ sẽ không có ai được chọn riêng tư cả; tất cả họ đều sẽ vãng sanh về cõi Tịnh Độ.

“Tôi cũng đặc biệt chọn lựa kẻ vô trí hay người có học. “Kẻ ngu si” nghĩa là sự hiểu biết giới hạn, có chừng mực và nông nổi. Còn “kẻ có học” dùng để chỉ cho người có tài năng cũng như làm chủ sự hiểu biết rộng lớn. Chẳng có một người nào được chọn riêng tư hoặc chối từ.

“Tôi cũng đặc biệt chẳng phải chỉ chọn lựa những bậc Thanh Văn mà còn những người giữ giới thanh tịnh nữa”. “Bậc nghe nhiều” là những người Thánh thiện lắng tai nghe rộng và tin tưởng. Chữ “giữ lại” nghĩa là “kèm lại” cũng có nghĩa là học cái gì đó để được thuần thục và chẳng còn để rơi lại. “Giới thanh tịnh” là tất cả các điều cấm giới và những sự thực hành của Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa, như ngũ giới[56], tám giới[57], thập thiện giới[58] cùng với 250 giới của Tăng, 500 giới (đúng ra là 348 giới theo Đại Thừa) của Ni thuộc Tiểu Thừa cùng với 3000 oai nghi[59], 60.000 tế hạnh[60] cùng 58 giới của Phạm Võng kinh (Bồ Tát giới)[61], kim cang giới của “nhứt tâm”[62] trong tiểu thừagiới luật Tăng sĩ Đại Thừa. Chữ “giữ” nghĩa là tất cả những giới nầy phải để ý. Chính con người ở chỗ cao cả là người ấy mong muốn giữ được tất cả những giới nầy để được sanh về trong cõi chân thật đẹp đẽ kia, sau khi họ có chánh tínchân thật nơi tha lực họ đã đạt được. Người ta chẳng thể sanh về được cảnh giới kia bằng cách chính con người chỉ giữ giớitin tưởng về những việc làm tốt với tự lực của mình.

“Tôi sẽ chẳng phải chẳng tuyển chọn đặc biệt những người phạm giới mà còn cả những kẻ phạm vào trọng tội nữa. “Phạmgiới cấm nghĩa là đạt được sự hiểu biết tất cả những nguyên tắc có tính cách đạo đức, tuy nhiên đã phạm phải và làm sai. Cũng như nhiều người như vậy cũng sẽ không bị từ chối.

Phạm trọng tội” là những việc làm sai trái như phạm 10 giới trọng hoặc là bị trực tiếp phạm vào 5 giới, tội lỗi ấy như những người dèm pha giáo lý của Phật hoặc là mỗi một phạm vào điều kiện của nghiệp lực và đã trói buộc vào họ, sẽ được vào cảnh giới Phật. Con người dẫu cho có ít nhân tốt mà có thể còn tạo ra nhiều hành động xấu xa đi nữa, rồi họ làm những hành động đạo đức nông nổi, nhưng căn bản vẫn còn những ác ý sâu dày. Với tất cả những việc tội lỗi đáng thương hại ấy đều do con người tạo ra và nói rằng nó “sâu” bị chìm xuống. Tuy nhiên trong lời thệ nguyện của Đức Phật “Vô Lượng Quang” sẽ chẳng từ bỏ một ai hoặc thả rơi ai cả dầu cho tất cả việc tốt, việc xấu được con người tôn kính hay tội lỗi đáng thương kia. Ngài thuyết pháp cho tất cả họ và mong rằng dẫn họ đến chỗ giác ngộ. Nên nhớ rằng: mục đích chính của Tịnh Độ Chân Tôngtruyền bá giáo lý cho việc vãng sanhcon người đạt đến niềm tin chân thậtcung kính ở chính quốc độ ấy cùng sự tán dương. “Ta sẽ nghinh tiếp họ và để họ đến”, đã được nói có nghĩa là chính Đức Di Đà đang chờ đợi mọi ngườiTịnh Độ và nơi ấy để họ trở về.

“Ai chỉ trở về lại với tâm và nghĩ nhiều về Đức Phật…” Điều nầy đầu tiên chứa đựng việc đòi hỏi tâm của chúng ta hướng đến Đức Phật A Di Đà. “Về với tâm” nghĩa là trở về với tự lựctrở về với tính cách tin tưởng trở lại. Niềm tin bất hoại như kim cương của ai muốn vãng sanh về thế giới kia; với chữ “nhớ nghĩ nhiều đến Đức Phật” đã được bao gồm trong đó. “Nhiều” có nghĩa ở đây là to lớn, sự trội hơn, vượt lên trước. “Sự trội hơn” có nghĩa là vượt khỏi tất cả những việc tốt và “vượt lên trước” nghĩa là đứng trước tất cả mọi vật. Điều nầy lý do là chẳng có gì cao hơn bổn nguyện của tha lực. Nếu từ chối sự tin tưởng nương vào tự lực có nghĩa là thái độ từ chối của những bậc Thánh bên Tiểu ThừaĐại Thừa và ngay như con người bình thường tốt hay xấu mà họ chỉ nghĩ tốt về họ và chẳng nhìn vào việc dở xấu của tự mình nữa. Khi mà con người trần tục phạm vào những lỗi lầm ở phần dở xấu nhất của con người như người đồ tể và kẻ giết người, thẳng hướng vui tin bổn nguyện lực của Phật Vô Lượng Thọtin tưởng vào danh hiệu rộng lớn, trí tuệ sâu xa kia thì họ sẽ đạt được sự giác ngộ hoàn toàn; trong khi những kẻ ấy vẫn còn những bản năng và sự đau khổ trong những việc làm. “Bản năng” là những con người có thể có tất cả những năng khiếu và bị trói buộc về sự đau khổ. Bản năng ấy đau đớn về thân thể, trong khi sự đau khổ ấy làm rắc rối cho tâm. Kẻ đồ tể có thể giết tất cả những mạng sống của chúng sanh rồi xẻ thịt chúng và để bán. Kẻ giết hại là những con người đi mua và đi bán. Đây là những kẻ xấu ác. Cho nên gọi đây là những người “thuộc loại bên dưới của loài người”.

“Tôi sẽ biến ngói, đá thành vàng”. “Tôi làm” diễn tả cho một hành động và để cho một thời cơ khác. “Ngói và đá” là những đất sét và sỏi đá được nung. Thay đổi những vật nầy thành vàng. Ví dụ Đức Phật A Di Đà cũng tương tự như việc biến đổi đất sét và sỏi để trở thành vàng vậy. Những việc giết hại chúng sanh là kẻ giống như đá, đất sét và sỏi, điều nầy giống như chúng ta. Ai đó nếu chẳng có ẩn ý vui vẻ tin và tin tưởng vào lời nguyện của bậc Thiện Thệ thì kẻ ấy sẽ được ánh sáng kia bao trùm cảm động và được thâu nhận vào cũng như chẳng lầm lẫn mang đến sự giác ngộ cao cả nhất. Điều nầy cũng có thể so sánh rằng chúng ta là những kẻ giết hại và tạo ra những việc sai quấy sẽ thay đổi đá, đất sét và sỏi ấy thành vàng thật. Nghĩa là với ánh sáng bao trùm kia sẽ được thâu nhận vào tâm của Đức A Di Đà. Tôi đã chẳng thể giải thích rõ hết ý nghĩa của câu trên, tuy nhiên chỉ làm rõ nghĩa một cách sơ sài. Nên quán sát điều nầy để tìm ra ý nghĩa sâu xa ấy. Đây là một câu viết linh thiêng của Ci–min[63], người cũng được gọi là Hui–ri ở Trung Hoa.

“Thế giới ấy chung quanh của Niết Bàn, không cần làm gì cả. Những việc làm lẫn lộn là do nghiệp tạo thành mà chẳng thể dẫn đến sự vãng sanh được. Vì thế Đức Bạc Già Phạm tuyển chọn ra giáo lý cần kíp để dạy dỗ cho họ, chỉ duy nhất một điều là thực hiện việc cầu nguyện nơi Đức A Di Đà”[64].

“Thế giới ấy chung quanh của Niết Bàn, không cần làm gì cả”. “Cõi thế giới ấy” được gọi là Tịnh Độ an lạc và nơi hạnh phúc; ở trong ấy niềm vui không lẫn lộn với sự khổ đau, kéo dài vĩnh viễn. Ngài Đàm Loan đã dùng lời tán dương là “hoàn toàn an lạc”. Trong “sự giải thích về Tịnh Độ”[65] cũng gọi đây là: “thế giới của hoa sen hiếm quí” và “chẳng cần làm gì cả”. “Chung quanh của Niết bàn” chứa đựng bên trong nghĩa là, thay đổi từ chỗ tối tăm tội lỗitrở về sự giác ngộ tối thượng. “Chung quanh” giống như là ranh giới, ở đây là ranh giới của kinh nghiệm giác ngộ. Đối với Đại Niết Bàn thì có vô số cách gọi nhưng không thể diễn tả đúng hết tất cả, tuy nhiên chỉ diễn tả điều căn bản về danh hiệu: hoàn toàn phá bỏ bản ngã, không cần làm gì cả, hạnh phúc an lạc, hạnh phúc vĩnh cửu, tướng chân thật, pháp thân, pháp tánh, đồng nhất chân thật, cùng một thể với Phật tánh, đó gọi là bậc Thiện Thệ. Đức Thiện Thệ đã làm đầy tất cả thế giới vật chất và Ngài là tâm của tất cả muôn loài. Bởi vì tâm ấy hỷ lạc do tin nơi lời thệ nguyện của Đức A Di Đà, đó chính là niềm tin vào Phật tánh. Phật tánh chính là pháp tánh và là pháp thân. Pháp thân ấy chẳng có màu sắc và hình tướng. Cho nên ý nghĩa kia là vô tận, tất cả mọi ngôn từ đều dừng lại nơi đây. Từ sự thống hợp ấy Ngài sẽ hiện ra hình tướng của “phương tiện pháp thân”[66] và ở trong hình dáng của “pháp tánh”. Hình tướng ấy hiện ra với Ngài qua lời thệ nguyện to lớn khó nghĩ bàn và Ngài Bồ Tát Thế Thân gọi là: “Đức Bạc Già Phạm của sự không giới hạn chiếu sáng trong tất cả 10 phương”. Vị Bạc Già Phạm nầy là hình thức của thân thểgiới hạn (báo thân), bởi vì Ngài là kết quả của lời thệ nguyện. Sự có giới hạn là những gì từ sự gieo giống (nhân) mà ra. Từ báo thân ấy đi trước vô lượng hình tướng khác và trong ấy Ngài đã đến giúp cho nhiều chúng sanh. Sự chiếu sáng ấy gọi là: “ánh sáng chiếu rọi trong tất cả 10 phương của Đức Phật không chướng ngại”. Bởi vì ánh sáng ấy sẽ tỏa chiếu trong thế giới vật chất với trí tuệ vô biên kia, cho nên không có hình tướng và chẳng có màu sắc. Bởi vì ánh sáng ấy sẽ xua đuổi bóng tối, không bị ảnh hưởngkết quả của nghiệp xấu ác, ở đây diễn tả như là ánh sáng vô tận. “Không giới hạn” nghĩa là “không bị chướng ngại”. Ở đây cũng nên hiểu rằng, Đức Phật A Di Đà ánh sáng như vậy và ánh sáng nầy là hình thức của trí tuệ.

“Những việc làm lẫn lộn là do nghiệp tạo thành mà chẳng thể dẫn đến vãng sanh được.” “Những việc làm liên hệ với việc tốt” chính là 84.000 cánh cửa của giáo pháp; nghĩa là thực hành nhiều việc làm tốt với những chúng sanh, trong ấy mỗi nghiệp sẽ theo họ và bỏ lại ý nghĩa cá thể của họ và hồi hướng[67] cho họ sanh về cõi Tịnh Độ. Bởi vì tất cả những nhân tốt được vun bồi từ tự lực, người ta sẽ chẳng thể được sanh về cõi chân thật của báo độ. Nhận định tiêu cực với sự diễn tả của chữ “dưới những thành quả mà khó dẫn đến sự vãng sanh”. Một thành quả là một sự phỏng đoán tiêu cựcliên hệ với việc nầy, nghĩa là người ta thối thác, qua tự lực của chính mình cho những hành động tốt đẹp khác nhau sẽ được sanh về cõi chân thật báo độ. “Nhưng thật là khó khăn để sanh về” vì lẽ hầu như là chẳng có thể qua đó để được vãng sanh.

“Vì thế Đức Thiện Thệ đã chọn ra giáo lý cần thiết”. Việc nầy nghĩa là Đức Đạo Sư Thích Ca Mâu Ni đã tuyển chọn từ tất cả các cách gọi là tốt để cho chúng sanh, bị ngũ trược vẩn đụcthời mạt pháp của một thể thức sống xấu xatà kiến. Chữ “chọn lựa” được hiểu ở đây là tuyển chọn từ nhiều cách của sự có thể được. “Cần thiết” là hình thứctính cách độc hữu sự đòi hỏi và sự hứa hẹn. Chữ “giáo lý” ở đây là để chỉ cho danh hiệu.

“Ngài hướng dẫn chỉ cho việc cầu nguyện chuyên tâm với Đức A Di Đà”. Chữ “chỉ cho” hoặc là dạy dỗ là nói về giáo lý của Đức Thích Ca Mâu Ni. Chữ “cầu nguyện” nghĩa là trong tâm ấy tuyệt đối hướng tư tưởng mình vào một điều gì đó; nhưng không có nghĩa là “việc làm”. Như vậy có nghĩa là Đức Phật đã dạy cho sự tuyển chọn[68] của bản nguyện qua sự quyết định trì danh và phải chí thành trì tụng cả tâm cang. Những chữ “duy nhất, một mình” được hiểu chữ “duy nhất” chỉ để cho một hành động cần làm. Ở đó chữ “và” đồng nghĩa với sự lập lại để báo cho biết, chữ “một mình”, sau đó chứa đựng sự mong đợi, và phải nhất tâm làm việc nầy. Nói chung cũng được khuyên rằng việc nầy là một hành động hoàn thiện của tâm. “Duy nhất” được nói đó cũng có nghĩa là “một”; nghĩa ở đây không có ẩn ý, không có thối.

Vị Tăng sĩ từ chùa Quang Minh[69] hiện thân như Đức Di Đà và cho rằng con người như đã được nói qua những hành động với một tâm thức trọn vẹn, cảm động, thâu nhận và chẳng lần nào bị bỏ rơi. “Một tâm thức” nầy là từ cánh cửa niềm tin, nhảy qua bên nầy. Chữ “vượt qua bên nầy” vượt lên trên tất cả những giáo lý khác. Nghĩa là, bởi vì con người bỗng nhiên sẽ qua khỏi cả biển sanh tử và sẽ đạt được mục tiêu của Phật quốc độ. Lý do về việc nầy là năng lực từ lòng thương bao la ở trong lời thệ nguyện. Bởi vì chánh tín cảm ứng và được thâu nhận, sẽ trở thành tâm kim cang. Được chứa đựng trong kinh Đại Bản nêu ra ba tín tâm, trích ra từ bổn nguyện[70]. Niềm tin chân thậtcung kính được Ngài Bồ Tát Thế Thân gọi là “tâm của Phật, mang tâm của lời thệ nguyện”[71]. Hỷ tín có nghĩa là người ta mong muốn đạt được sự thành Phật. Còn “tâm của Phật và tâm ấy mang theo lời thệ nguyện” là ý chí để cứu vớt tất cả chúng sanh và cũng với tâm ấy muốn mang tất cả chúng sanh qua khỏi biển rộng sanh tử. “Hỷ tâm là ý chí để cho chúng sanh vào Niết Bàn cao nhất. Đó là “Đại giác ngộ tâm” và “hình thức của Đại Từ Bi và sự tốt đẹp”. Hình thức tin tưởng cũng là Phật tánh hay Bạc Già Phạm. Sự chứng đắc niềm tin nầy là một chân hỷ lạc. Ai đạt được rồi thì người ấy giống như tất cả các vị Phật. Sự vui vẻ là một cảm giác, cảm giác ấy theo sau sự đạt đến của niềm tin. Sự hài lòng là không ngừng kéo dài tâm hoan hỷ, tâm ấy xuất hiện khi nó đạt được những gì nó cần và làm cho thân thể cũng như tâm luôn vui vẻ. Ai đạt được trạng thái tin tưởng thì sẽ là dấu hiệu như hoa sen trắng[72].

Sự tin tưởng nầy chỉ khó có thể đạt được. Điều nầy trong một kinh[73] đã dạy với ngôn từ rằng: “đây là sự ngoại lệ khó khăn cho định luật của niềm tin”. Cũng có nghĩa là: “Nếu một người nào đó nghe được kinh nầy và đạt được sự hỷ lạc của niềm tin: điều nầy chính là dưới tất cả những việc khó khăn là khó nhất”. Ý nghĩa của câu nầy là chẳng có gì gắt gao cả, như nghe lời dạy nầy và tin tưởng sâu xa vào đó. Đức Bạc Già Phạm Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện vào thế giới xấu xa ngũ trược nầy và để dạy dỗ điều có thể nhập Niết Bàn qua việc tin tưởng khó tin nầy. Cuối cùng Ngài đã giới thiệu danh hiệu Đức Phật A Di Đà cho chúng sanh đang sống trong cảnh ô trược xấu xa nầy. Sự chứng minh của chư Phật trong tất cả 10 phương và trợ giúp những suy tư của vô lượng Đức Bạc Già Phạm ở tại những nơi ấy là cho con người biết tin tưởng chân thậtcung kính. Đức Thích Ca Mâu Ni như vị cha lành và Đức A Di Đà như người mẹ hiền lương. Chúng ta nên biết rằng chúng ta đã được trải qua vô số phương tiện khác nhau của người cha và lòng tin nơi người mẹ đã mang đến cho chúng ta. Bởi vì ai là kẻ đã thấy Ngài bằng vô lượng chư Phật ở trong thế giới nầy trong sự xuất hiện quá khứ dài lâu, từ tự lực để mang đến tâm giác ngộ, thì bây giờ đạt được vô lượng việc tốt đẹp theo cùng. Để gặp lực bổn nguyện và ba niềm tin chân chánh để đạt được tha lực kia, thì người ấy vì thế chẳng hề có một trường hợp nào khinh bỉ về căn lành tốt đẹp kia hoặc giả khiếp sợ ở Phật quốc độ thánh thiện của ta.

“Ai làm chủ được ba tâm nầy thì bất cứ trường hợp nào cũng sẽ được vãng sanh vào quốc độ ấy”[74].

Cũng như vậy, Ngài Thiện Đạo đã viết rằng: “Ai làm chủ được 3 tư tưởng nầy thì chắc chắn được sanh về cõi Tịnh Độ. Nếu một trong ba tâm không đầy đủ thì sự vãng sanh sẽ không được trực tiếp đạt thành”[75]. Câu đầu tiên nói rằng: sự làm chủ 3 tâm là cần thiết để được sanh về Tịnh Độ. Câu thứ 2 nghĩa là trong trường hợp thiếu một tâm thì sẽ chẳng trực tiếp được vãng sanh. “Một tâm bị thiếu” nghĩa là niềm tin chân thật bị thiếu. Ngược lại điều nầy thì phải hiểu rằng trong 3 tâm ấy trên thực tế còn thiếu bổn nguyện. Sự đạt thành của sự nhứt tâm được giới thiệu trong kinh Đại Bản để chỉ cho 3 tâm ấy mà đã được nhắc tới trong kinh Thiền Định (kinh Quán Vô Lượng Thọ) việc đạt được ba tâm[76]. Nếu người nào đó chẳng đủ 3 tín tâm và ngay cả thiếu một tâm, không có điều nầy thì kẻ kia cũng chẳng được sanh về của sự tán dương kia. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có nhắc đến 3 tâm đó là tính cách rút ra từ sự thiền định và thành tựu qua những việc làm tốt đẹp ấy như là phương tiện của sự thành tựu của 3 tâm cũng như tính cách chân thật cung kính kia. Không có được tính cách của ba tâm nầy thì “người ta sẽ chẳng trực tiếp được sanh về”. Nghĩa là chẳng thể ngay lập tức đạt được sự vãng sanh nơi Tịnh Độ, nếu thiếu ba tâm kia. Ai đó nếu thực hiện thiền địnhchánh hạnh, phần hạnh cũng như thực hành[77] thì kẻ ấy có thể; nhưng bởi vì niềm tin kia với hắn ta thiếu tha lực, đầu tiên thì được sanh về rồi hắn ta sẽ sanh về chờ đợi nhiều mặt để tâm tha lực đến. Điều ấy nghĩa là kẻ kia không vãng sinh trực tiếp được. Nếu chính hắn ta đạt đến thai sanh biên địa[78] thì có thể kéo dài hằng 500 năm hay từ một thời gian lâu hằng 10 triệu năm để được mang đến nơi chân thật báo độ kia. Vì thế người ta nên hiểu về tâm kia và tha thiết đạt được theo 3 tâm ấy.

“Hãy đừng nhận bề ngoài của sự thông minh, tốt đẹpthanh tịnh ấy”[79].

Nghĩa là: chẳng phải chỉ cho các người rõ biết bộ mặt bên ngoài của một con người tốt hay đẹp; bởi vì “bên trong toàn trống rỗng và sai quấy” bên trong của các bạn, tâm thức của các bạn có tràn đầy đủ bản năng và sự khổ đau cũng như vì thế mà trống rỗng, sai quấy, chẳng chân thậtcung kính. Tín tâmbản thể để mong cầu, trong ấy cái nhân là Tịnh Độ, chẳng hề dối trá và chẳng hề lừa gạt. Đó là tín tâm, đó chính là hạt giống chân thật của cõi kia. Chúng ta không những chỉ là người tốt, mà còn là bậc trí nữa. Người trí nầy là sự thông minhtốt đẹp. Chúng ta thì bất tịnh và thiếu đức hạnh, tâm chúng ta luôn đầy sự dối trá và lười biếng, bên trong của chúng ta luôn luôn đầy dẫy những sự gạt gẫm vô nghĩa và trong trí rỗng tuếch. Chúng ta nên ý thức về vấn đề nầy rằng chúng ta không làm chủ chân tâm. “Cần sự quán sát” nghĩa là cần thiết để định hướng cho quan điểm nầy để nhìn sự việc.

“Ta không những chẳng chỉ tuyển chọn đặc biệt những người phạm giới mà còn cho những kẻ kẹt sâu vào những tội nặng nữa[80].

Điều nầy có nghĩa là Đức A Di Đà không từ chối những con người phạm giới và rơi vào trọng tội. Sự thật nầy được hướng đến ngay từ ban đầu; và cần chú ý.

“Nếu người nào đó nhớ nghĩ đến ta trong 10 niệm mà chẳng được sanh về, thì ta sẽ chẳng giữ ngôi chánh giác”[81].

Điều nầy là những ngôn từ hướng đến bổn nguyện. Bổn nguyện ấy chính do Đức A Di Đà thệ nguyện rằng: Ngài sẽ chẳng trở thành Phật nếu trong số người ấy niệm danh hiệu Ngài cho đến 10 lần mà người ấy chẳng sanh về nước kia. Việc nầy được gọi là “cho đến” dẫu rằng về việc ấy hay dưới ấy, nhiều hoặc ít, gần hay xa, đã từ lâu hay mới đây, tất cả đều chứa đựng trong ấy. Ngài Bồ Tát Pháp Tạng đã lập nên lời thệ nguyện nầy, cho nên chúng ta chẳng phải chỉ thường xuyên mà không dừng lại nơi chỗ ít hay nhiều.

“Chẳng phải căn cội mà chẳng còn là sự thật[82].

(Giáo lý chân thật của Trung Đạo): Đây là sự bắt nguồn từ Pháp Hoa Tông[83]. Nó chẳng có giá trị trong giáo lý của Tịnh Độ Chân Tông, bởi vì nó thuộc về sự suy nghĩ của con đường Thánh Thiện. Về việc nầy phải hỏi rõ những người theo phái ấy.

“Nếu người chẳng thể mang đến sự cầu nguyện đầy đủ thì ngươi nên đơn giản gọi tên của Phật Vô Lượng Thọ[84].

Nghĩa là những ai mà trong tâm họ không thực hiện sự cầu nguyện nơi Đức A Di Đà, bởi vì họ đã từng phạm với ngũ trọng tộithập ác, mà giáo lý của Đức Phật đã dạy cho biết lý do bất tịnh kia hoặc quằn quại trong bịnh hoạn và đau đớn, thì đơn giản nơi cửa miệng của họ, chỉ niệm lên “Nam Mô A Di Đà Phật”. Như thế cũng là sự biểu lộ để chỉ cho việc niệm danh hiệu qua bổn nguyện. Từ nguyên nhân nầy Đức A Di Đà cũng được tượng trưng cho “Đức Phật Vô Lượng Thọ, vị luôn đáp ứng cho tiếng kêu cầu”. Bởi vì điều có thể là gọi tên Ngài.

“Ai cầu nguyện 10 lần và đãnh lễ trước Đức Phật Vô Lượng Thọ thì với sự cầu nguyện ấy sẽ là nền móng căn bản cho việc tiêu trừ tội lỗi trong cuộc sống chết kia qua việc niệm danh hiệu Phật của hằng 800 triệu kiếp số[85]. Điều nầy chứa đựng giáo lý cho rằng tội ấy là một trong ngũ nghịch bị phạm phải và tội nầy phải mang đi vòng quanh, bởi vì họ phải chịu trong 80 triệu kiếp, nên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật trong 10 lần. Với sự chuyên niệm, tội ấy sẽ chẳng được tiêu trừ từ 80 triệu kiếp số, tuy nhiên việc nầy làm cho rõ hơn về tội nặng đã phạm trong ngũ nghịch vậy. “10 lần cầu nguyện” nghĩa là chỉ lặp lại danh hiệu Ngài 10 lần trong miệng. Nếu điều ấy cũng hướng đến bổn nguyện thì “giả sử khi tôi thành Phật, với tất cả chúng sanh trong 10 phương niệm danh hiệu tôi cho đến chỉ 10 lần, một lần cầu nguyện mà chẳng được sanh về nước tôi, thì tôi sẽ chẳng ở ngôi chánh giác”. Như vậy nghĩa là: Tất cả chúng sanh niệm lớn danh hiệu của Đức A Di Đà đến 10 niệm thì được vãng sanh; ở đây nói về khái niệm của “10 niệm”. Ta nên biết rằng: Tư tưởng và giọng niệm trở thành một, chứ không phải niệm mà chẳng cầu nguyện hay chẳng cầu nguyện và không niệm.

Trong những câu nầy chẳng thể diễn tả hết tất cả những sự nhớ nghĩ được; vì mục đích ấy người ta nên tự hỏi về việc tốt cũng như con người nhứt tâm và sự sâu thẳm về việc suy nghĩ, những gì chứa đựng trong ấy và nên thận trọng.

Nam Mô A Di Đà Phật – ngưỡng vọng về Đức Phật A Di Đà!

Bởi vì người bình dân ở trên đất nước chẳng biết ý nghĩa tiếng Trung Hoa và đáng thương cho những người không được học, tôi đã vì những việc nầy mà đã tóm lược trở lại cũng như viết ra đây để cho họ dễ nắm bắt được. Những kẻ hiểu biết thì xem việc nầy lạ lùng và họ có thể nghĩ như thế nào theo ý muốn của họ cũng được. Tôi đã tản lờ, không để ý đến vì sự sỉ nhục to lớn kia. Tôi đưa sự hiểu biết nầy đến với mọi ngườiđặc biệt giải thích cho những kẻ tầm thường và người thiếu học.

Năm thứ 2 triều đại Kengen[86], ngày 27 tháng giêng, chính tôi ngu ngốc Thân Loantuổi già 85 đã viết lại quyển sách nầy một lần nữa.

(Dịch xong Duy Tín Sao nầy vào ngày 19 tháng 8 năm 2011 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc)

Thích Như Điển

 

2.3 Giáo, Hạnh, Tín, Chứng. Một vài đoạn tuyển chọn từ Giáo, Hạnh, Tín, Chứng (Kyôgyôshinshô)

Lời tựa của những bản văn sưu tập về giáo lý chân thật, sự thực hành và sự chứng nghiệm của Tịnh Độ [87].

Khiêm tốn tôi đã quan sát về lời thệ nguyện rộng lớn của Đức A Di Đà chẳng thể đo lường được. Đây là một chiếc thuyền lớn đã qua được bờ biển[88], thường chẳng thể qua được. Đây chính là ánh sáng trí tuệ không bị giới hạn, ánh sáng ấy phá tan chỗ tối tăm[89]. Với nhân chín mùi của việc đủ để giới thiệu Tịnh Độ thì Đề Bà Đạt Đa đã xúi giục A Xà Thế đã gây ra trọng tội. Như vậy tất cả đều sẵn sàng cho việc tuyên dương giáo lý Tịnh Độ mà Đức Thích Ca Mâu Ni đã giới thiệu qua bà Vi Đề Hy cho một đất nước an bình cũng như trở nên hạnh phúc[90]. Điều nầy cho thấy rằng sự chấp nhận Thánh thiện trong thân thể phàm tục để giải thoát vô số cuộc sống khổ đau và Ngài[91] đã đến với tình thương cao cả, ngay cả cho những kẻ phạm tội nặng, những kẻ phỉ báng giáo lý chân thật, họ chẳng hề có một chút công đức[92] và chẳng một lần có thể hy vọng được giác ngộ. Vì vậy nên biết rằng danh hiệu đem đến giải thóat, hiện thân với năng lực đạo đức cao cả, nhận thức chân thậtbiến đổi cái xấu trở thành công đứcniềm tin bất khả tư nghì chắc chắn như kim cương, chân thật là việc chiến thắng sự thối lui và hướng đến sự chứng đắc đạo đức cao tột[93].

Đó đây là chân lý, từ đây chúng ta những kẻ hèn kém, thực hiện dễ dàng và đó cũng là con đường gần nhất dành cho những kẻ mê muộingu si. Trước hết những gì mà những bậc Thánh trong khi sống tại đây đã dạy, trong biển lực công đức ấy cũng chẳng có gì giống nhau. Ai muốn ra khỏi sự dơ nhớp để đạt được sự thanh tịnh, kẻ nào với những việc làm không chắc và niềm tin lung lay, tâm thức tối tăm và ít tỏ ngộ, ai đó với tội nặng và nhiều chướng ngại chất chứa – thì tất cả các ngươi hãy tin tưởng vào lời dạy của Đức Bạc Già Phạm và hãy nương tựa vào tất cả con đường chân thật rộng mở, hãy sống trọn vẹn trong sự thực hành và cho chỉ tuyệt đối tin vào niềm tin nầy. Đã trải qua bao nhiêu kiếp bị trói buộc nơi nghiệp; nên việc nghe được hạnh nguyện của Đức Phật A Di Đà thật là khó. Dẫu cho có khó bao nhiêu, chính mình trong 10.000 kiếp số, chỉ một lần đạt được niềm tin thanh tịnhthực chứng được sự thật! Khi ngươi nhận chân được đời sống quí báu nầy trong niềm tin thì ngươi hãy vui với nghiệp duyên nầy, mà chính ngươi phải niệm ân điều ấy. Khi đời sống của ngươi bị phủ kín cũng còn nằm trong trường hợp nầy, ở trong lưới nghi ngờ, ngươi phải trở lại trong vô số kiếp ở thế giới nầy cũng như mang theo nó. Lời nầy có giá trị ra sao, qua đó tất cả thật cảm động và chẳng bị bỏ rơi! Đây chính là tánh chân thật đầy phép lạ và tất cả mọi vật ở ngoài thế giới nầy chẳng nên chần chờ hãy nghe và suy nghĩ kỹ!

Tôi thật là hoàn toàn hạnh phúc và tôi, Thân Loan nầy là người ngu si đầu cạo nhẵn, đệ tử của Đức Thích Ca Mâu Ni[94] đã gặp được những Thánh giáo từ Ấn Độ và Gandhara[95] và sự bình luận của những nhà hiền triết từ Trung Hoa và Nhật Bản mà những việc nầy thật là khó để gặp được! Với tôi được cho phép để nghe những gì mà khó nghe được. Tôi tiếp tục giải thích rằng: Tôi tin tưởng kết quả quí giá về giáo lý của Tịnh Độ Chân Tônghoàn toàn tạ ân sâu thẳm với những kết quả ân đức của Đức Bạc Già Phạm cho nên tôi đã vui mừng về việc ấy, những gì tôi đã nghe và tiếp tục loan truyền những gì mà tôi đã nhận được.

2.3.1 Sưu tập những bản văn trình bày về Tịnh Độ Chân Tông

(Được thu thập bởi ngu ngốc Thích Thân Loan)

Sự suy nghĩ sâu xa về Tịnh Độ Chân Tông thì nhận ra có 2 cách hồi hướng những công đức. Một loại là thuộc về bên ngoài và một loại công đức khác hướng về phía bên trong[96]. Giáo, Hạnh, Tín và Chứng cuối cùng hướng về phía bên ngoài.

Chân Tông được mô tả như trong kinh Đại Bản Di Đà. Kinh nầy có nội dung cốt yếu là mở rộng hơn về lời thệ nguyện quí hóa chân thật của Đức A Di Đà, đồng thời với tình thương của Ngài cho những chúng sanh trần tục bé nhỏ tiếp tục trao cho họ kho châu báu của công đứcđạo đức mà Đức Thích Ca Mâu Ni đã xuất hiện trong đời nầy để giúp đỡ cho tất cả chúng sanh cùng để loan tin mừng về giáo lý kia, nhằm cho họ nhận lãnh được ân đức chân thật ấy. Nội dung chính của kinh nầy cũng giải thích về bổn nguyện của bậc Đạo Sư[97]. Thực chất của giáo lý ấy là danh hiệu Phật.

...[98]

“Lòng từ bi vô lượng vĩ đại của Đức Thiện Thệ cho ba cõi dục giới, sắc giớivô sắc giới đã được Ngài biểu lộ qua thế giới nầy để làm cho chúng sanh giác ngộ được giáo lý chân thật ấy, qua đó tất cả chúng sanh có thể gội nhuần được ân đức chân thật kia. Đây chính là một cơ hội, chỉ có thể gặp được một lần trong vô lượng kiếp.”

...

Đây chính là bằng chứng rõ ràng về việc ấy mà kinh nầy là lời dạy chân thật. Hãy hiểu rằng: Nó chứa đựng sự giải thích đứng đắn cũng như sự thị hiện của Đức Thiện Thệ trong thế giới nầy để trao lại tất cả những kinh điển thánh thiện nhiệm mầu, đây cũng là sự giải thích cao cả về chân như, không gồm trong Thừa nào cả[99] lời vàng ấy thành tựu trực tiếp và thâm nhập vào mọi nơi; lời chân thật tán thán ca ngợi ấy tỏa ra trong 10 phương, thật là đáng giá với giáo lý chân thậtchín muồi cho thời đại của chúng ta.

2.3.2 Sưu tập những bản văn trình bày về việc làm chân thật của Tịnh Độ

(Được thu thập bởi ngu ngốc Thích Thân Loan)

Lời thệ nguyện mà tất cả chư Phật đều niệm danh hiệu A Di Đà [100].

Việc làm chân chánh của Tịnh Độ.

Việc làm sau khi tuyển chọn bổn nguyện.

Sự cung kính chiêm ngưỡng của việc hướng đến bên ngoài xảy ra trong việc làm to lớn và niềm tin vĩ đại. Việc làm to lớn chứa đựng việc niệm danh hiệu của Đức Thiện Thệ “Vô Lượng Quang”. Nó chứa đựng tất cả những việc tốt đẹp và tích chứa những công đức. Bởi vì danh hiệu ấy chứa đựng với năng lực đạo đức trực tiếp với tất cả chung quanh cho đến nơi xa xôi nhất; nó là biển công đức quí giá chân thật vĩnh cửuchân như thật tánh của tất cả mọi vật. Cho nên việc thực hành nầy gọi là lớn.

Phù hợp việc ấy với họ cũng chính là từ lời thệ nguyện với tình thương bao la mang lại trên danh nghĩa từ lời thề, sau khi gọi tên tất cả chư Phật cùng tán thưởng. Điều ấy cũng có nghĩa là “tất cả chư Phật đều ngợi khen danh hiệu A Di Đà”. Đây cũng có thể là: “lời thệ nguyện cho công đức phía bên ngoài”; hoặc có thể gọi là “lời thệ nguyện của việc chọn lựa niệm danh hiệu[101]

...[102]

Như vậy, với việc niệm danh hiệu của rất nhiều chúng sanh đang sống nơi tối tăm, hoàn toàn sẽ được bẻ gãy và họ được đáp ứng đầy đủ ước nguyện của họ. Hãy hiểu rằng: Việc niệm danh hiệu cũng là việc làm cao cả nhất, chân thật bất khả tư nghì, đứng đắn. Điều nầy nằm trong sự niệm Phật, gọi tên từng chữ là “Nam Mô A Di Đà Phật”. Nam Mô A Di Đà Phật nghĩa là chân trí tuệ, luôn tưởng nhớ đến Phật. Sau đây là những vần kệ được trích dẫn từ Thiện Đạo.

“Có đến 84.000 con đường khác nhau để cho tất cả vào nơi trí tuệ của chính mình và tiêu hủy sự vô minh cùng kết quả kia, và dẫn đến sự phá vỡ nguyên nhân của nghiệp lực. Kiếm bén có thể chặt đứt được, là danh hiệu A Di Đà. Nếu ai đó niệm tên Ngài một lần thì tất cả tội được tiêu trừ, nghiệp cũ nhiều chất chồng như bụi bặm làm sao tiêu hủy và làm sao sự hiểu biết tăng trưởng, người ta đạt được cảnh giới nhứt như.

Và từ giả sự khổ đau trong vô lượng kiếp của thế giới nầy. Vì thế tất cả chúng sanh đang mang ơn tình thương trí tuệ của Đức Thích Ca Mâu Ni, Người đã từ lâu tư duy về những con đườngphương tiện khác nhau nên tuyển chọn lời thệ nguyện của Đức A Di Đà để đưa đến sự giải thoát trọn vẹn”.

Cho nên chữ Nam Mô là “gọi để đạt đến”. Nghĩa là mệnh lệnh lễ bái, để nương theo tiếng mời gọi của bổn nguyện.

... [103]

Như sự diễn tả đã nói về “sự hướng đến qua việc lập thệ nguyện”, Đức Thiện Thệ sẵn sàng phát lời thệ nguyệnmang đến cho chúng sanh qua sự thực tập (niệm Phật)[104]. Ngay cả việc thực hành nầy cũng được hiểu là tuyển chọn bổn nguyện vậy. Rồi thì “Ngươi sẽ chắc chắn được sanh về Tịnh Độ”. Nghĩa là ở vị trí mà người ta chẳng bị đọa lạc nữa. Trong kinh dạy rằng: “trực vãng”, mà Ngài Long Thọ đã giới thiệu về “sự xác định tối cần thiết”, chữ “trực tiếp” nên hiểu rõ rằng qua sự nghe biết năng lực của bổn nguyện ngay lập tức sẽ được sanh về cảnh giới cao đẹp kia, là cái nhân chân thật. Chữ “cần thiết” nghĩa là: cuối cùng được thành tựu và chữ “chắc chắn” nghĩa là rốt cuộc. Đây là con đường đầy đủ để diễn tả một tâm thức mà tâm ấy cứng không thể lay chuyển nổi cũng như một viên kim cương.

...[105]

Từ những điểm trước đã cho thấy rõ ràng để chấp nhận rằng chẳng phải là việc làm của tự lực để cho một con người bình thường hay một vị Thánh. Điều ấy vì thế cũng để chỉ cho “việc làm không mang đến từ công đức riêng lẽ”. Những bậc Thánh của Đại ThừaTiểu Thừa ngay cả những tội lớn, nhỏ tất cả đều thành Phật, trong ấy họ đều quy mệnh về một nơi qua sự tuyển chọn biển báu rộng lớn kia.[106]

Vì thế chúng ta đọc trong “bình luận những bài luận về Tịnh Độ[107] có nói rằng:

“Tất cả chúng sanh của cõi giới hòa bình và hạnh phúc ấy là sự hóa thân của những hoa tươi đẹp ở cảnh giới giải thoát của Đức Thiện Thệ A Di Đà; bởi vì ở đó chỉ có niệm Phật; ngoài ra không còn con đường nào khác ở Tịnh Độ”.

Cho nên những người ở đó được thực chứng niềm tin, trong tâm của họ đầy đủ hỷ lạc. Tương tự như vậy cấp bậc nầy cũng gọi là “phạm vi của hỷ lạc”[108] và có thể so sánh với “quả vị đầu tiên”[109]. Nơi những vị Thánh ngự trị nơi “quả vị đầu” nầy, chỉ còn ít hơn 29 lần sanh tử nữa, ngay cả khi họ mệt mỏigiải đãi. Còn gì hơn biển cả sanh tử của chúng sanh trong 10 phương và không bị bỏ rơi. Nếu họ chỉ cần quy y với việc làmniềm tin nầy mà thôi thì được Đức Phật Vô Lượng ThọVô Lượng Quang mời gọi. Thành quả ấy là tha lực. Qua tha lực ấy “chúng ta bước vào ngay lập tức chỗ phát nguyện hồi hướng như Ngài Long Thọ đã nói hoặc như Đàm Loan đã diễn tả. “Chúng ta đạt được vô số thành quả đứng đắn”. Tiếp đến chúng ta được dâng hiến sự thành tựu và còn nhiều hơn nữa, cũng sẽ thành tựu sau đó.

Quả thật theo tôi nghĩ rằng không phải là danh từ có tính cách đạo đức như là người cha thương xót cho sự hư hỏng của nguyên nhân tác dụng cho sự tái sanh. Nếu chẳng có ánh sáng như người Mẹ có lòng từ bi chiếu rọi thì thiếu điều kiện tối cần thiết cho sự vãng sanh ấy. Ngay cả nhân và duyên hợp lại, thế nhưng nếu thiếu niềm tin và do kết quả nghiệp lực của những hành động quá khứ thì sẽ không có sự sanh về nơi đầy đủ ánh sáng của quốc độ ấy. Điều nầy chính do những nghiệp ở kiếp trước theo đuổi tâm thức, niềm tin chân thậtđứng đắn là nhân tố bên trong, trong khi ánh sáng và tên của người Cha cũng như người Mẹ là những điều kiện ở bên ngoài. Qua sự gặp gỡ hài hòa đó với nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài và những điều kiện kia sẽ chứng thực được thân thể chân thật ở cõi tốt đẹp kia. Từ đó vị Đại Sư[110] nói rằng: “Qua ánh sáng và danh hiệu sẽ chiếu tỏa khắp 10 phương; chỉ cần một tín tâm đối với họ là đạt thành”. Tiếp đến: “Chân Tông thành tựu qua việc niệm danh hiệu Phật”. Ngoài ra: “Rất là khó khăn để gặp được giáo lý chân thật ấy”! Điều nầy các ngươi nên biết rõ.

Về chánh hạnh là việc thuộc về sự hướng đến bên ngoài: ở đây có cả hành động cũng như cả lòng tin cho từng thể thức của “nhứt niệm[111]. Về hành động nghĩa là “nhứt niệm” ấy qua sự tính đếm rõ ràng về việc trì danh, trong ấy sự thể hiện rốt ráo cho “việc thực hành dễ nầy” như chúng đã được chứa đựng trong sự tuyển chọn bổn nguyện vậy.

Do vậy chúng ta đọc nơi kinh Đại Bản Di Đà rằng:

“Đức Phật bảo Ngài Di Lặc rằng: Nếu có người nào đó nghe được danh hiệu của Phật nầy và với tâm hoan hỷ vô lượng sẽ được chứa đầy; người ấy hướng về một niệm với Ngài thì sẽ được một sự linh thiêng cao quí. Nghĩa là người kia sẽ nhận được công đức bất khả tư nghì”.

Vị Thầy của chùa Quang Minh[112] nói rằng: “Chỉ cần nhứt tâm niệm” hoặc ở chỗ khác lại nói: “một niệm, một sự nhớ nghĩ – ngay trong nháy mắt”.

...[113]

Trong kinh cho biết rằng: “cho đến” trong việc bình luận thì gọi là “chỉ cần đến”. Danh từ có nhiều chỗ khác nhau; nhưng ý nghĩa thì chỉ có một. Chữ “cho đến” được tiếp tục hiểu là trong đó chứa đựng cái nhiều nằm trong một. Chữ “ân đức to lớn” “bất khả tư nghì” (không thể hơn được) hầu như ngược lại với “ân đức nhỏ nhoi” và “kém xa”. Quả thật vậy, theo tôi hiểu là ân đức to lớn không thể hơn được y hệt nhau là cách dùng ân đức đầy đủ của sự chân thật trong một Thừa. Pháp môn lợi lạc hơn 84.000 pháp môn có trước đây. Ý nghĩa là nên chỉ hướng đến một điều duy nhất chứ không có điều thứ hai nữa. Đây là một sự bình luận với chữ “nhứt tâm” đã được diễn tả. Cũng như vậy, khái niệm về chữ “riêng việc nhớ đến” chỉ là một việc làm và chẳng có ý nghĩa là hai sự thực hành. Chữ “nhứt niệm” từ Đức Thích Ca Mâu Ni nói cho Ngài Di Lặc là chỉ cần một lần niệm và ngược lại niệm một lần nghĩa là tượng trưng cho “nhứt niệm”. Nhứt niệm trong nháy mắt nầy là một việc làm. Việc làm nầy là một việc làm chân thật chính đáng. Nhớ nghĩ chân thật là sự niệm Phật, nghĩa là: Nam Mô A Di Đà Phật”.

Cho nên ai được vượt qua chiếc thuyền của lời nguyện với tình thương yêu to lớn ấy thì hãy lên và lướt đi trên ánh sáng của biển cả, để cho gió thổi đi đến năng lực đạo đức cao cả dịu dàng vượt qua những gợn sóng của sự bất hạnh. Bóng tối phủ kín sẽ được xóa tan và chứng ngay đến cảnh giới của Vô Lượng Quang. Người kia sẽ hướng đến Niết Bàn vĩ đại và thực hành những hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Điều nầy các ngươi nên nhớ.

...[114]

Đây là một bằng chứng rõ ràng về việc ấy, những gì mà được nghĩ đến việc làm chân thật. Quả thật, theo tôi nghĩ là sự tuyển chọn bổn nguyện và sự giải thoát là tất cả những việc làm cao đẹp nhất, việc nầy qua khỏi thế giới và đầy ắp phép lạ, bản chất chân thật đứng đắn, tất cả đều thấu triệt và phép nhiệm mầu chân thật, vĩ đại, tuyệt đối và là việc làm không ranh giới. Điều nầy các ngươi nên thấu rõ.

Tha lực chính là lực bổn nguyện của Đức Thiện Thệ. Phần dưới đây được trích dẫn từ “sự bình luận về Tịnh Độ” của Đàm Loan, quyển thứ II, trong ấy đoạn nầy cho biết rõ hơn:

“Sự tái sanh nơi Tịnh Độ và tất cả những việc làm, tất cả đều được chư vị Bồ Tátchư Thiên thực hiện, có cả nguyên nhân năng lực của Bổn nguyện Đức Phật A Di Đà. Vì sao vậy? Bởi vì nếu khôngnăng lực của Phật trong 48 lời nguyện của Ngài khi còn là một vị Bồ Tát thì sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả.

...

Về việc nầy chúng ta có thể kết luận rằng: tha lựcđiều kiện cần kíp cho việc sanh về Tịnh Độ ngoài ra chẳng có gì có thể.

Sự so sánh sau đây sẽ làm rõ nghĩa cho nét đặc biệt của tự lựctha lực:

Một người chìm đắm trong sự lo âu trước sự đọa lạc trong ba cõi qua sự quán tưởng trước đó. Vì vậy hắn ta chuyên chú thực tập thiền định. Qua đó hắn ta thành tựu được nhiều năng lực vi diệu, hắn ta có khả năng di chuyển trong 4 phương trời. Thành tựu nầy là do chính tự lực của hắn ta.

Ngược lại có thể là một người non kém chăn một con lừa, không thể nào cố gắng bằng tự lực chính mình lên trời được. Tuy vậy hắn ta theo con đường chuyển pháp luân[115], như vậy hắn ta có thể được nâng caotự do vui thích không bị chướng ngại trong 4 địa phương. Đây chính là ví dụ về những gì người kia nương vào tha lực”.

Để diễn tả về “chiếc thuyền qua biển cả” thì nói rằng: chiếc thuyền ấy là một chiếc thuyền lớn; có nghĩa là Đại Thừa. Đây chính là Phật Thừa. Đạt đến nhứt thừa nghĩa là đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn đầy đủ, toàn diện. Tối thượng thừa chính là Niết Bàn. Thế giới của Niết Bànthế giới của pháp thân. Ai đạt được việc nầy, kẻ ấy hoàn thành con đường của nhứt thừa. Ở đấy không những chẳng có một vị Thiện Thệ nào khác mà cũng chẳng có pháp thân khác. Bạc Già Phạm là một pháp thân trực tiếp. Ai đã đầy đủ nhứt thừa thì với kẻ ấy không còn ranh giới và sự gián đoạn nữa. Bởi Đại Thừa thì cũng chẳng phải hai hay ba thừa[116]; trong đó chứa đựng tất cả. Một thừa là thừa của một, ý nghĩa nguyên thủy. Đây chính là sự giống nhau với lời thệ nguyện của Phật Thừa.

...[117]

Cho nên cảm tạ tất cả những trí năng giác ngộ đem lại ân đức vĩ đại cho cảnh giới của sự an lạc và sự thanh tịnh cũng như lời thệ nguyện của Đức A Di Đà vô tận viên mãn năng lực đạo đức.

Qua chữ “biển cả” được diễn tả như sự bình đẳng, như việc làm của kẻ trí và con người thế tục trong tất cả mọi nơi mọi thời và từ tất cả mọi thời gian, lẫn lộn giữa tốt và xấu và với biển tội lỗi của tất cả những người lầm lẫn, sai quấy chẳng thể giải thoát được có thể đến với biển báu to lớn kia của công đức chân thật. Những công đức nầy nhiều vô số như cát của sông Hằng. Chúng phát xuất từ trí tuệ qua tình thương vĩ đại của Bổn nguyện. Như vậy là sự chân thật, giống như trong kinh đã nói: “Tảng băng của bản năng và sự khổ đau được tan chảy và trở thành nước của đạo đức”.

Biển thệ nguyện ấy chứa đựng không một tàn tích của cấp giữa hay cấp thấp của sự pha lẫn tốt, như chúng có trong 2 Thừa. Và còn ít hơn bao gồm sự dối trá, thói đạo đức giả hoặc là còn chứa đựng những chất độc hay sự lẫn lộn trong tâm hồn của loài ngườichư Thiên.

Cho nên trong kinh Đại Bản dạy rằng:

“Khi nghe được âm thanh của chư Phật và các vị Bồ Tát thì họ xét đoán được ý nghĩa của sự giác ngộ chưa hoàn toàn đầy đủ. Điều ấy cũng giống như một người khi sinh ra đã bị mù và tìm cách chỉ đường cho người khác. Biển cả trí tuệ của Như Lai cũng rộng và sâu thẳm, không có vực thẳm và đáy biển, biển ấy chẳng có ranh giới. Nó nằm bên ngoài sự nắm bắt của Thanh Văn cũng như Bồ Tát. Chỉ riêng các Đức Phật mới làm chủ và thấu rõ sự giác ngộ nầy.”

...[118]

Những ai mong cầu việc vãng sanh về Tịnh Độ thì tôi bảo rằng với đầy đủ sự kính trọng: Biển cả của lời thệ nguyện như là một chiếc thuyền chở đầy những công đức cao cả, không giới hạn, không biên cương, khắp mọi nơi, đầy bí mật, không thể giải thích được, không thể gọi tên và chẳng thể đo lường được, lý do cho việc nầy là bất khả tư nghì của lời thệ nguyện.

Lời thệ nguyện từ bi như một bầu trời rộng lớn. Bởi vì đạo đức bất tư nghì đó rộng rãi cũng như khôngbiên giới.

Nó giống như một chiếc xe lớn; bởi vì nó có thể chở tất cả người thường và thánh nhơn đi khắp nơi.

Nó như một hoa sen vi diệu; bởi vì tất cả chúng sanh của thế giới nầy không bị vẩn đục có thể trong sạch như kia.

Nó như một cây “tác dụng tốt về hình tướng”, là vua trong các cây chữa bệnh; bởi vì nó lấy đi tất cả những khổ đau, bản năng và sự khổ sở, tiêu diệt.

Nó như một cây kiếm bén, dễ dàng chặt đứt mọi sự lười biếng như một vũ khí tốt.

Nó như là một Thầy Phù Thủy của người cầm đầu can đảm; bởi vì nó có thể cưỡng bức tất cả những đội quân của quỷ thần phải quỳ xuống.

Nó như một chiếc cưa tốt; bởi vì nó có thể cưa tất cả những cây che bóng tối.

Nó như là một chiếc rìu, bởi vì nó có thể chặt hết những cành lá của sự khổ đau.

Nó như một sự hiểu biết tốt; bởi vì nó có thể chấm dứt tất cả những gông cùm của sanh tử.

Nó như là vị Thầy chỉ đúng đường; bởi vì nó giúp cho người thường con đường tốt nhất để ra khỏi cảnh giới khổ đau.

Nó như là nguồn nước xoáy; bởi vì nó để cho nước trí tuệ trôi đi, không còn cạn kiệt được.

Nó như một bông hoa sen; bởi vì không bị tội lỗi làm nhiễm ô.

Nó như là làn gió ban mai; bởi vì nó thổi đi tất cả những chướng ngại như sương mù.

Nó như là những giọt mật ngon ngọt; bởi vì nó có bao gồm sự ngọt ngào của tất cả công đức.

Nó như con đường đi đứng đắn; bởi vì nó dẫn hằng vạn chúng sanh vào thành của trí tuệ.

Nó như là một nam châm; bởi vì nó có thể kéo năng lực thành tựu của bổn nguyện.

Nó như vàng Jambunada[119]; bởi vì ánh sáng của nó vượt khỏi tất cả thế giới của cải.

Nó như một mỏ chứa đồ quí giá; bởi vì nó chứa đựng chân tánh của chư Phật.

Nó như một quả đất to lớn; bởi vì nó đã giúp cho tất cả Như Lai thị hiện trong 10 phương.

Nó như tia nắng ánh sáng mặt trời; bởi vì nó chiếu tan đi bóng tối của khổ đau cho tất cả những sự ngu muội thường tình và để lại sự tin tưởng vui vẻ.

Nó như là một vị Vua; bởi vì nó còn trội hơn những con người ưu tú.

Nó như một người cha nghiêm khắc; bởi vì nó hướng dẫn tất cả, cho người thường cũng như bậc Thánh đến con đường đứng đắn.

Nó như là bà Mẹ đầy tình thương; bởi vì nó làm trưởng thành cái nhân cho sự sanh về của tất cả người thường và bậc Thánh ở Tịnh Độ.

Nó như là một người Vú; bởi vì nó cho ăn và bảo hộ cho tất cả, dẫu cho tốt hay xấu, để được sanh về Tịnh Độ.

Nó như một quả đất to lớn; bởi vì nó gìn giữ chắc chắn cho tất cả sự vãng sanhTịnh Độ.

Nó như thủy triều dâng; bởi vì nó súc sạch những bợn dơ cáu bẩn và kéo đi sự khổ đau.

Nó như ngọn lửa lớn; bởi vì nó đốt cháy tất cả những quan điểm sai quấy như gỗ.

Nó như ngọn gió mạnh; bởi vì nó đến khắp nơi ở thế giới nầy và không bị chướng ngại bởi hàng rào chắn ngang.

Nó kéo chúng ta ra khỏi bức thành của tam giới; trong ấy chúng ta đã bị trói buộc và cánh cửa bị đóng lại trong 25 cõi hữu tình[120], ở lại phía sau chúng ta.

Nó mang chúng ta đến quốc độ đầy đủ sự thật và chỉ cho chúng ta con đường nào đúng và con đường nào sai.

Nó là biển làm khô sự vô minhđau khổ và làm cho chúng ta chảy vào biển cả thệ nguyền kia.

Nó đặt chúng ta vào con tàu vũ trụ hiểu biết, ở trên ấy chúng ta được dẫn qua khỏi biển đời.

Nó là đầy những giá trị quý giá của sự hiểu biếthạnh phúc mang đến cũng như mở ra kho chứa ảnh hưởng phương tiện của giáo lý rộng mở. Vì thế chúng ta nên luôn luôn giữ sự cung kínhđặc biệttạ ơn cho lòng từ của lời nguyện ấy.

Nói chung thì có sự liên hệ giữa lời thệ nguyệnniềm tin chân thật và hành động chân thật cũng như niềm tin và hành động ấy chỉ là phương tiện để đi đến mục đích. Lời thệ nguyện ấy là tất cả chư Phật đều xưng danh hiệu Đức A Di Đà[121], đây là một hành động chân thật. Những gì tin là chắc chắn thì lời nguyện bảo rằng: Với tâm tràn đầy hỷ lạc tin tưởng và niệm A Di Đà[122]. Đây chính là niềm tin và hành động như chúng tương ưng với sự tuyển chọn bổn nguyện vậy. Nó hướng dẫn cho tất cả việc tốt cũng như việc xấu, lớn cũng như những chúng sanh nhỏ bé thường tình. Sự vãng sanh ấy là sự sanh không thể nắm bắt được (bởi vì căn bảnnăng lực của sự thệ nguyện). Quốc độ Phật là quốc độ được chư Phật ca ngợi trong hình tướng ấy, là kết quả của những hành động. Nó là biển cả không đo được, tuyệt đối chân thật nhất như của lời thệ nguyện. Đó là giáo lý đầy đủ của kinh Đại Bản Di Đà và nội dung cốt yếu của chân lý thuộc về tha lực.

Hỏi rằng: làm thế nào để chúng ta nắm bắt được tình thương ấy và có thể chỉ ra để nhận biết chăng? Vị Tổ Sư[123] đã trả lời trong việc bình luận của Ngài rằng: “Vị Bồ Tát đến trước Phật, là đứa con trung thành đến với cha mẹ và như chư hầu đến với lãnh chúa của họ. Họ chẳng hành động riêng vào tay mình, mà hướng dẫn cho họ lối ra, lối vào theo nguyên tắc. Trong sự nhận biết ấy và sự đền ơn cho tình thương kia, chúng ta đầu tiên nên cung kính theo sự hướng dẫn ấy. Và làm sao chúng ta có thể đến được mà không có sự thay đổi qua lời nguyện, không có sự tiếp sức năng lực của bậc Thánh và của Đức Như Lai cho mục tiêu nầy? Để gia thêm vào năng lực của các Thánh, chúng ta phải cung kính Ngài.”

...[124]

2.3.3 Sưu tập những bản văn trình bày về niềm tin chân thật của Tịnh Độ

Lời tựa sự sưu tập của những bản văn giới thiệu về niềm tin chân thật của Tịnh Độ (được thu thập bởi ngu ngốc Thích Thân Loan)

Sự quan sát gần hơn cho thấy rằng sự đạt đến được tín hạnh[125] có nguồn gốc trong sự ước muốn của Đức A Di Đà, bắt nguồn từ lời thệ nguyện của sự tuyển chọn có tính cách vũ trụ. Nhờ những việc làm tốt đẹp tuyệt vời, nhằm cứu thoát với lòng từ bi của bậc Đại Thánh[126], mở tâm ra cho niệm chân thật.

Tuy nhiên những tín đồ cũng như các vị Tăng sĩ và Thầy dạy trong thời mạt pháp nầy trong niềm tin tự chủtâm thức tuyệt đối[127] đã bị lắng xuống, cho nên họ đã phỉ báng thành quả của Tịnh Độ. Họ đã đi đến chỗ sai trái với những tư tưởng trói buộc, mà họ tìm cách giác ngộ qua những việc làm tốt hay thiền định và chẳng rõ biết của chánh tín, niềm tin ấy chẳng dính bụi và hoàn toàn trong sạch như viên kim cương.

Về việc nầy theo tôi, ngu ngốc Thích Thân Loan nầy trong niềm tin tưởng vượt trội với giáo lý chân thật của tất cả các Đức PhậtNhư Lai, vị thầy tác giả của việc nghiên cứu về Tịnh Độ[128]học hỏi sự bình luận căn bản nầy. Tôi hoàn toàn theo đuổi ánh sáng của ba kinh và đặc biệtgiải thích các từ ngữ, điều ấy đã nở rộ từ nhứt tâm. Đầu tiên tôi sẽ đưa ra một vài câu hỏi và qua đó sẽ được trả lời với những bằng chứng rõ ràng. Quả thật, một sự suy nghĩ sâu sắc và có trọng lượng qua bổn phận cảm tạ của tôi đối với Đức Phật thì tôi chẳng hổ thẹn trước sự chế nhạo của con người. Đám đông tín đồ sau khi sanh về Tịnh Độ cũng giống như đa số người ghét gỏng và bêu xấu Tịnh Độ, cầu nguyện cho họ yên ổn trong sự tán thưởng cũng như sự trách cứ của họ qua quyển sách nầy sẽ khác đi, tuy vậy chẳng phải không có những người chuyên môn nói xấu mang thêm vào.

2.3.4 Sưu tập những bản văn trình bày về niềm tin chân thật của Tịnh Độ

Lời thệ nguyện của niềm tin chân thật[129]

– Những ai thuộc về đúng nhiều hơn.

Sự quan sát chu đáo hồi hướng công đức từ bên ngoài đã dẫn tôi đến với niềm tin to lớn nầy. Niềm tin vĩ đại của tâm thứccon đường Thánh thiện đi đến cuộc đời dài lâu bất tử, là phương tiện bất tư nghì để chối từ thế giới nầy và sau khi về Tịnh Độ, tâm thức ấy phát xuất từ sự hồi hướng công đức qua việc tuyển chọn của Đức A Di Đà, niềm hỷ lạc tin tưởng cho tất cả sự thành tựu của tha lực, tâm chân thật, không bị tác hại như viên kim cương; nó là niềm tin trong suốt, rõ biết rằng dễ dàng để đến được Tịnh Độ, nhưng không phải là lực của con người, đó là một tâm, được sanh về với tâm thức sáng sủa của Đức A Di Đà, là phép lạ, là niềm tin tưởng to lớn nổi bật, là con đường ngắn về Tịnh Độ, để đi đến niềm tin cho con người thật khó nhọc, nguyên nhân chân thật cho sự hướng đến Đại Niết Bàn; nó là con đường màu trắng nhanh nhất và đầy đủ nhất để đạt thành và là biển cả của niềm tin của một thực tế và của chân như. Tư cách nầy là do kết quả trực tiếp từ lời thệ nguyện của sự vãng sanh qua việc niệm Phật. Danh hiệu tiếp theo của lời nguyện vĩ đại nầy là: “tuyển chọn bổn nguyện”, “lời thệ nguyện của 3 tính cách thuộc bổn nguyện” và “lời thệ nguyên của niềm tin từ bên ngoài”. Tuy rằng không khó cho những chúng sanh vô minh phải vượt qua luân hồi để đạt được tối thượng ấy, mà rất khó để tìm ra niềm tin chân thật. Tại sao lại như vậy? Bởi vì niềm tin ấy nắm bắt được sự cứu vớt lực của Đức Như Lai, qua năng lực ấy tiếp tục có kết quả, trong sự yên ổn của lòng thương to lớn có sinh khí của trí tuệ. Ai đó một lần trải qua việc đón nhận niềm tin trong sạch kia, thì tâm ấy sẽ rộng mở cho sự lưu thông và thói giả nhân giả nghĩa kia. Như thế những kẻ tội nặng cũng có thể đạt được sự to lớn của niềm hỷ lạctình thương của những vị Thánh nhân và việc đạt được sự cung kính.

Kinh Đại Bản cho thấy ngôn ngữ thệ nguyện một cách chân thật của niềm tin như sau đây: “Giả thử khi ta thành Phật, tất cả chúng sanh trong 10 phương quốc độ với tâm tin tưởng chân thành và muốn sanh về thế giới của ta, cho đến 10 niệm nhứt tâm và khi làm như vậy mà chẳng được sanh về đó, thì ta sẽ không ở ngôi chánh giác; ngoại trừ những người phạm tội ngũ nghịch và những kẻ khinh chê giáo lý chân thật.

...[130]

Trong phần làm đầy bổn nguyện ấy có đoạn: “Mỗi một chúng sanh nghe được danh hiệu nầy và tin tưởng về việc ấy thì hãy vui mừng[131] và niệm cho đến một lần, bởi vì Đức Di Đà đã trao qua tất cả những công đức[132] cho việc thành thật ấy và nếu muốn sanh về thế giới kia thì sẽ trực tiếp được sanh và chẳng bị lần nào rơi lại thế giới nầy nữa; ngoại trừ chỉ có những người phạm vào 5 tội nặng và khinh chê giáo lý chân thật.”

...

Dưới đây là thêm phần trích dẫn từ kinh dịch tiếng Trung Hoa và bình luận, trong nầy Thân Loan thay đổi một phần văn phạm của những bài văn tiếng Trung Hoa về việc dịch thuật, để nội dung tư tưởng của Ngài được giống nhau; một ví dụ chính là một lần trình bày lại một đoạn của Thiện Đạo “Quán Vô Lượng Thọ kinh tứ tập chú” trong ấy đã nói về việc “đạt thành sau khi vãng sanh về Tịnh Độ qua việc trao truyền công đức” rằng:

“…Phần thứ ba là sau khi được vãng sanh qua sự trao truyền công đức của tính cách đạt thành; những chúng sanh qua đó muốn được vãng sanh về, phải chắc chắn và nhứt định trong tâm thức chân thật chứng nghiệm và ước muốn được hướng dẫn, qua lời thệ nguyện của Đức A Di Đà về sự chuyển giao công đức để được chắc chắn sanh về Tịnh Độ[133].

Ngài Thân Loan đã lấy một đoạn trong “Quán Vô Lượng Thọ kinh tứ tập chú” cũng chứa đựng phép ẩn dụ nổi tiếng của hai dòng sông mà Thân Loan thường hay đề cập đến. Cho nên ở đây là một đoạn ngắn được tóm lược lại.

Một người hướng về phía Tây theo hai dòng sông. Một dòng thì lửa cháy phực lên và trôi về hướng Nam, trong khi dòng kia hướng về hướng Bắc. Giữa hai dòng sông là một con đường nhỏ hẹp màu trắng, nối liền với bờ bên kia của phía Đông và phía Tây và luôn luôn bị lửa cháy cũng như nước dâng lên. Kẻ cướp đang rượt một người đang chạy trốn, trong khi hướng Bắc và Nam chỉ có những con thú dữ đang đói khát đợi chờ để tóm lấy hắn ta. Hắn ta biết rằng để được chạy ra khỏi thì hắn ta quyết định điều có thể cuối cùng là tìm đến con đường trắng nhỏ ấy. Có tiếng gọi hắn ta bên kia và con đường nầy chẳng bị nguy hiểm để chạy thoát, trong khi kẻ cướp vẫn gọi hắn ta trở lui. Người kia đã qua bên kia hai dòng sông và chắc chắn đạt qua bờ bên kia; nơi ấy bạn bè đã chờ hắn ta và hưởng được niềm vui to lớn.

Thiện Đạo so sánh bờ phía Đông của dòng sông là thế giới của con người và bờ phía Tây là cảnh giới Cực Lạc của Đức A Di Đà. Kẻ cướp và những thú rừng nằm trong ý nghĩa của những hình thức trói buộc tâm thức và đối tượng. Hai dòng sông ấy tượng trưng cho tham lamsân hận luôn luôn uy hiếp tâm thức của con người để phủ lên hoặc đốt cháy. Con đường trắng ngược lại là sự mong muốn, để sanh về cảnh Tịnh Độ, giọng nói ra lệnh kia cho hắn ta để đi theo con đường ấy là lắng nghe Đức Thích Ca Mâu Ni và Đức A Di Đà. Điều rõ ràng là làm rõ chứng tỏ cần thiếtThiện Đạo ám chỉ cho vị trí của con người. Vì lẽ ấy vị trí nầy với kẻ kia là chỉ có quy y với Đức Di Đà.

Phân khúc của sự trích đoạn nầy kết thúc với một dòng từ “Vãng sanh tập” của Nguyên Tín.

Điều nầy có nghĩa là những việc làm của chúng talòng tin chứa đựng những việc không ngoại lệ về việc hồi hướng những công đức thanh tịnh ấy đến Đức A Di Đà Như Lai với tâm nguyện cứu vớt. Nó xuất phát không phải là chẳng có nguyên nhân; tuy nhiên những lời thệ nguyện ấy không gì khác hơn là lời nguyện của Đức A Di Đà; việc nầy các người nên biết.

Câu hỏi: Với bổn nguyện của Ngài, Đức Như Lai đã sẵn sàng thệ nguyện cho sự chân thật, cho sự hoan hỷ tin theo và cho việc được kêu gọi để sanh về Tịnh Độ. Vậy thì tại sao Ngài Thế Thân lại nói “nhứt tâm”?

Đáp: Việc ấy để cho nhiều người còn ngu muội dễ hiểu, cũng là vậy; nhưng Đức A Di Đà Như Lai đã gọi chúng ta với ba tâm, Vâng! Chỉ còn niềm tin của nguyên nhân chân chánh cho việc đạt đến Niết Bàn mà thôi. Do vậy Ngài Vasubandhu (Thế Thân) tóm 3 tính cách ấy dồn chung lại chỉ còn một.

Nếu tôi quán tưởng về ý nghĩa từng chữ của 3 tâm, như trong cách viết thì chúng cho tôi thấy trực tiếp phải nói là một. Bởi chữ “chân thật tín tâm”, nghĩa chữ “shi” là chân thật, thật tếhoàn toàn; còn “shin” nghĩa là căn nguyên hay là kết quả. “Tín hạnhbao gồm chữ shin để chỉ cho tâm thức, thực tế, hoàn toàn, tổng thể và chứa đầy, hoàn toàn, hoàn hảo, công hiệu, quan trọng, được hỏi, tìm hiểu, báo tin và tin tưởng; còn “gyô” chính là sự đạt được, lòng mong muốn, tình thương, hạnh phúc, niềm vui, sự hoan hỷân đức. “Đạt được sự vãng sanh về Tịnh Độ” (yokushô) trong nầy chung với chữ yoku; có nghĩa là ý muốn, vui vẻ, tỏ ngộ và rõ biết, còn shô nghĩa là sanh ra, cũng như hoàn hảo, kết quả (nghĩa là việc làm, mang đến, hành động, trách nhiệm, bắt đầu, sanh ra), việc làm và sự tăng trưởng. Từ đây đã nhận rõ rằng chân thật tín tâm vì nó là sự chân thật, tổng thể và có kết quả, không lẫn lộn với một chút nghi ngờ nào cả. Cũng như vậy vui tin là bởi vì ở đó chân thậtảnh hưởng, tổng thể và đầy đủ tính chất, tròn đầy, hoàn hảo, có hiệu quả và nặng tính chất, câu hỏi và thử thách, báo hiệu và một tâm thức chân thật, tâm thức của sự đạt thành, ý nguyện, tình yêu thươnghạnh phúc cũng như sự hoan hỷ, vui vẻ do tâm chứa đầy ân đức, với một sự pha trộn không có sự nghi ngờ. Sự đạt thành về cảnh giới Tịnh Độ là một sự ước mong, vui thích, bừng tĩnh với tâm hiểu biết, tâm viên mãn mang đến kết quả và tĩnh thức. Đó là tính cáchtính cách nầy hồi hướng về lòng thương to lớn và từ đó cũng tìm thấy được ở đây một ý chí. Sự quan sát của chữ viết, từ khái niệm của 3 tâm ấy cũng cho thấy rằng tính cách chân thật và kết quả không còn một chút gì cả và trò gạt gẫm ấy cũng như tính cách trực tiếp đứng đắn kia có sự sai quấy nhỏ nhoi hoặc là chứa đựng sự sai trái; như thế để rõ biết về sự chân thật và gọi là vui tin, bởi vì chúng không còn một chút nghi ngờ, một sự chối từ nào còn pha trộn. Niềm tín lạc nầy là một tâm và sự nhứt tâm ấy là sự chân thật, niềm tin có kết quả. Như vậy có thể hiểu rằng Vasubandhu đã mong muốn nói về một tâm nầy.

Câu hỏi tiếp theo: Tuy hiểu được việc ấy là tác gỉa của “giải thích về Tịnh Độ” đã gồm chung 3 tâm trong ý nghĩa của từ vựng; nhưng ngoài ra còn Đức A Di Đà Như Lai đối với đại đa số những tội lỗi không biết hết được và qua lời thệ nguyện đã mang đến cho tư cách của ba việc nầy[134]. Như vậy phải nghĩ như thế nào về việc ấy?

Trả lời: ý nghĩa của Phật thì không thể hiểu thấu. Tuy nhiên chúng ta thử tiêu biểu việc kia với sự khiêm tốn sâu kín cho việc thăm dò nầy, như thế đầu tiên chúng ta sẽ gặp những chúng sanh ở trong biển cả đã bị chìm đắm trong tội lỗi và sự dơ bẩn trong vô lượng quá khứ cho đến ngày nay và qua đến thời kỳ của chúng ta, chẳng có một tâm thức nào trong sạchthanh tịnh cả. Nào là dối trá, gạt gẫm và lừa dối, đã chẳng có một tính chất chân thậthiệu quả nào. Cho nên Đức A Di Đà mới dùng lời từ bi để xoa dịu cả biển chúng sanh đang đau đớn ấy. Từ vô lượng thời gian hằng triệu năm về trước khi Ngài còn là một vị Bồ Tát, Ngài đã thực hiện tất cả 3 hình thức của việc làm ấy[135]. Không gián đoạn, không suy nghĩ nào chẳng trong sạch, chẳng một lần nào tâm của Ngài chệch khỏi sự thật hết. Như vậy qua tín tâm chân thật thanh tịnh của Đức A Di Đà, tất cả đều được thâm nhập, không chướng ngại ngăn cản, không thể đo lường, không thể gọi tên, không thể giải thích về những việc làm đạo đức đã mang đến đầy đủ và nhận được công đức ấy. Và niềm tin chân thật nơi Đức A Di Đà do Ngài đặt ra cho tất cả chúng sanh, vĩnh viễn của bản năng kia, cho nghiệp quả xấu và những việc làm sai quấy của họ, được giao phó. Bởi vì trong sự chân thật và trực tiếp cho việc sử dụng để cho những ý nghĩa khác hướng dẫn của chư Phật đã được biểu lộ ra, cho nên trong đó không có pha lẫn sự nghi ngờ nào cả. Bản thể của tín tâm chân thậtdanh hiệu linh thiêng, là đầy đủ năng lực của đạo đức.

...[136]

Như vậy chúng ta đã hiểu qua về chữ nghĩa đứng đắn của chư vị Thánh Nhơn và qua sự bình luận của chư vị Tổ Sưtính cách nầy chẳng đo lường được, chẳng gọi tên được và chẳng thể giải thích được, biển vũ trụ đong đầy lời thệ nguyện của trí tuệ tuyệt đối, tâm chân thật và hiệu quả, là qua sự giúp đỡ để hướng về công đức khác. Đây chính là ý nghĩa dùng để chỉ cho “tính cách đứng đắn”.

...[137]

Phần kế tiếpniềm tin vui. Đó chính là biển tin tưởng, là sự vượt qua tất cả những điều chẳng ngăn ngại sâu xa của Đức A Di Đà đong đầy bởi lòng từ bi. Do vậy chẳng nghi ngờ có một chút chối bỏ vào và vì thế gọi là “tín nhạo”. Nghĩa là chân thật chánh tín ấy để lợi lạc cho những người khác, là bản thể của niềm hỷ tín. Song le tất cả biển cả của chúng sanh từ thời vô tận trong thế giới nầy đã luôn luôn biến đổi trở lại trong biển tối tăm mà ở trong ấy rất nhiều khu vực khác nhau của chúng sanh bị chìm đắm và bị nối kết bởi những bánh xe của sự khổ đau, họ chẳng hề có niềm tín nhạo, chẳng hề có chân thật tín tâm. Vì vậy với họ rất là khó khăn để gặp được tất cả những công đức cao cả và hầu như chẳng thể nào đạt được niềm tin hoàn toàn trong sạch. Tất cả những chúng sanh đời thường từ muôn thuở những việc tốt đẹp của họ bị bao phủ bởi sự tham lamtrói buộc. Sự giận dữ si mê của họ đã đốt cháy những điều trân quý của sự thật. Việc làm đáng lo cho họ là họ tìm cách vội vả để sửa đổi lại, giống như họ phải chiến đấu với lửa, như lửa đang cháy trên đầu họ. Nhưng tất cả những việc nầy chỉ dẫn đến một điều tốt đẹp, điều ấy lẫn lộn giữa độc tố và tất cả những hành động tốt để làm chứng cho sự trống rỗng, đạo đức giả của những việc làm dối trá kia. Một hành động giống với sự chân thật, chẳng thể gọi là như vậy được. Nó chẳng thể đạt được ý muốn sanh về khi còn dối trá, lẫn lộn giữa độc tố và sự tốt đẹp ở nơi cảnh giới Vô Lượng Quang kia. Khi Đức A Di Đà Như Lai còn làm những việc như vị Bồ Tát, thì trong tất cả ở ba thể loại của hành động kia không một giây phút nào hay là trong một niệm nào pha lẫn của sự nghi ngờ. Bởi vì tính cách của tâm thức nầy là của lòng từ bi to lớn của Đức A Di Đà, cho nên nó cần thiết cho nguyên nhân của sự đứng đắn cho quốc độ của sự tán thưởng ấy. Đức A Di Đà từ lòng thương yêu về sự khổ của chúng sanh, không có giới hạn, rộng mở, trong sạch tin tưởng hướng đến và trao truyền cho biển cả của tất cả chúng sanh. Điều nầy được gọi là hướng về sự lợi lạc cho những người khác, là dấu hiệu của sự chân thậthiệu quả trong tính chất của niềm tin.

...[138]

Phần kế tiếp là sự đạt thành sau khi sanh về Tịnh Độ. Tương ưng với việc niệm danh hiệu Đức A Di Đà của vô lượng chúng sanh trong tất cả mọi nơi có sự hiện hữu của chúng sanh được mời gọi. Ngoài ra chánh tín chân thậtbản thể của sự sanh về Tịnh Độ. Quả thật, chẳng phải được thấy ở sự hướng về phước đức của những niềm tin thường tình hoặc giả của các vị Thánh Đại Thừa hay Tiểu Thừa về bất cứ sự thông thái nào từ tự lực mang đến. Việc ấy cũng là dấu hiệu để cho việc “không hướng về”; bởi vì tất cả chúng sanh nhiều vô số như cát của sông Hằng sẽ được gội rửa đây đó trong biển của bản năng và sự đau khổ. Họ ngụp lặn trong biển sanh tử và không còn tâm chân chánh và trong sạch để quay về. Vì lý do nầy nên Đức A Di Đà với tấm lòng từ bi thương yêu tất cả nỗi khổ trong biển nầy của chúng sanh và Ngài hướng dẫn công việc làm cho các vị Bồ Tát trong mỗi sát na và mỗi sự nhớ nghĩ trong tất cả 3 hình thức của việc chứa đựng đầy đủ lòng từ vô lượng kia và chủ yếu là tính cách quay về. Khi Ngài đạt được và Ngài đã trao qua sự chân thật, kết quả đạt được sau khi sanh về Tịnh Độ để sử dụng cho tất cả những việc khác của tất cả chúng sanh. Việc đạt thành sau khi sanh về là tính cách trực tiếp để trao qua tất cả những công đức[139]. Bởi vì ngược lại với tính cách của tình thương yêu rộng lớn thì người ta cũng chẳng thấy ở đây một sự thối thác lẫn lộn nhỏ nhoi nào cả.

Về việc nầy trong kinh có chỗ nói về việc đong đầy bổn nguyện và việc đạt được sự sanh về Tịnh Độ cho biết rằng:

“Đức A Di Đà đã trao qua cho tất cả những công đức chân thật. Ai cũng được sanh về cảnh giới ấy, sự vãng sanh trực tiếp hiện ra, người ấy đi về đó và chẳng bao giờ bị sanh trở lại thế giới nầy nữa. Nhưng ngoại trừ những kẻ phạm vào tội ngũ nghịch cũng như khinh chê giáo lý”[140].

...

Phần dưới đây tiếp theo là phần trích riêng, mà trong ấy Thân Loan đã đổi lại phần văn phạm cổ điển để cho thích hợp với tư tưởng của Ngài. Thứ tự phần chữ cuối cùng theo sau là của Thiện Đạo.

“…Điều ấy sâu sắc trong tâm được cắm rễ bởi niềm tin như là viên kim cương. Chẳng có khác với việc nhận biết, ý niệm về giáo lý, sự giải thích hay việc thực tập không có gì có thể thay đổi niềm tin ấy. Một người tin chắc vào sự nhứt tâm, khi quyết định về việc gì thì họ chẳng nghe theo người khác. Nếu mà tới lui trong tâm thì từ đó sinh ra sự yếu đuối, cái nhìn viễn vông thay đổi đây, kia, làm cho con người sẽ lầm lạc. Nghĩa là hắn ta sẽ rời xa sự thắng lợi to lớn cho sự vãng sanh”.

Thực tế thì bây giờ chúng ta biết rằng những gì là sự giả tạo của hai dòng sông và được nói rằng: “Con đường trắng”; con đường trắng bởi vì trắng đối nghĩa với đen. Trắng ở đây chỉ cho sự chọn lựa của Pháp Tạng và mủi lòng cho việc làm, việc làm trong sạch của việc hồi hướng công đức cho bên ngoài. Màu đen là những việc làm tội lỗi, xuất phát từ sự tăm tối của bản năng và sự đau khổ. Màu đen tượng trưng cho việc không tốt đẹp mà các vị Thanh Văn, những vị Độc Giác và các vị Trời hoàn thành. “Con đường” ở đây ngược lại với chữ “con hẻm”. Con đường là tên gọi thẳng con đường của sự thành tựu tuyệt đối, dẫn đến bổn nguyện và là con đường cao cả nhất, vĩ đại nhất để đến Niết Bàn viên mãn. “Dấu vết” ấy chính là con đường nhỏ của 10.000 việc tốt mà những tín đồ của hai hay 3 thừa phải bước lên. “đơn vị nhỏ” tương ưng với 4 vật chất căn bản và 5 uẩn[141]. “Sự phát sinh được đạt thành thanh tịnh” ở đây hiểu là sự thành tựu tư cách cứng rắn thật chắc của kim cương. Bởi vì họ đang ở trong biển sâu của lòng tin và được trao qua lực bổn nguyện, nên không thể tiêu hủy. Do vậy được so sánh như kim cương vậy.

[142]

Quả thật, bây giờ chúng ta hiểu được rằng sự chân thật vui tin và đạt được cảnh giới Tịnh Độ ngoài ra như chữ ấy đã quyết định cho ý nghĩa nằm bên trong của mỗi một. Bởi vì trong 3 tính cách nầy tìm thấy được sự lẫn lộn chẳng còn một sự nghi ngờ nào cả, cho nên mới nối liền với nhứt tâm của sự chân thật. Đó được gọi là tâm kim cang chân thật. Trong niềm tin chân thật ấy sẵn sàng cần thiết cho danh hiệu linh thiêng. Danh hiệu linh thiêng mang đến sự tin tưởng không có lỗi lầm về lực thệ nguyện. Từ lý do nầy tác giả đã dùng đến “bài luận” bắt đầu với chữ “tôi, với nhứt tâm” và nói tiếp theo rằng “Bởi vì sự thành tựu nầy đồng với ý nghĩa của danh hiệu Ngài và việc làm ấy tương ưng với chính sự thật kia”.

Tôi cảm thấy rằng khi nghĩ về biển cả của niềm tin nó chẳng phải phân biệt ở chỗ giữa cao và thấp, Tăng sĩ và tín đồ. Ở đây cũng chẳng nói về đàn ông, đàn bà, già hay trẻ, chẳng gạn hỏi về số lượng tội lỗi và chẳng cân đo sự thực tập hướng tới bao lâu. Nó chẳng những là việc làm mà còn tốt nữa, chẳng những đột nhiên mà còn giác ngộ từ bi[143]. Chẳng phải là Tông phái của Thiền định mà còn trong những hành động bên ngoài nữa, chẳng những chân thật mà còn thấy nghe sai quấy. Nó chẳng những với thể thức tham thiền mà còn chẳng nghĩ gì cả[144] để làm, chẳng phải trong thời gian của cuộc đời mà còn trong gang tấc của tử vong và cũng chẳng phải với nhiều loại hoặc là một loại suy tưởng[145]. Nó chỉ là một niềm tin không thể đo lường, không thể giải thích và chẳng thể gọi được. Nó giống như thần dược Agada, chữa được nọc độc chẳng làm hại. Lời thệ nguyện của Đức Như Lai là một thần dược, khử trừ những chất độc của sự hiểu biếtngu si kia.

Với tâm giác ngộ chia ra 2 loại khác nhau, đó là việc đi thẳng và đi ngang. Ở trong sự thẳng đó lại có 2 loại, gọi là vượt thẳng và vượt ra khỏi ngay. Cả hai đều được giải thích trong giáo lý Tiểu Thừa cũng như Đại Thừatính cách lâm thờichân thật cởi mở cũng như bí mật. Họ dạy cho tâm giác ngộ như là A Tăng Kỳ kiếp sẽ đạt được trong vòng quay của thế giới, mà tâm kim cang xuất hiện từ tự lực và tâm của Đại Bồ Tát. Cùng với tâm đi ngang đạt ngộ lại chia ra làm hai loại là vượt lên một bên và ra khỏi một bên. Ra khỏi một bên chỉ cho tâm của sự giác ngộ còn nằm trong tha lực và còn chứa đựng riêng lẽ, trong thể thức của thiền định hay thực hành của Tông phái, của tổng thể đúng hay quay về[146] nơi tin tưởng. Sự vượt qua một bên thì ngược lại, đó là sự tín nhạo như kẻ kia được trao qua lời thệ nguyện. Tâm nầy gọi là tâm hướng về Phật quả. Tâm hướng về Phật quảtâm giác ngộ to lớn đạt được trực tiếp một phía. Đó gọi là kim cang tâm, tâm ấy vượt lên một bên và đạt được sự giác ngộ. Tuy rằng chữ “đạt được trực tiếp hay một bên”, nhưng mỗi tâm giác ngộ lại có ý nghĩa khác nhau; tuy nhiên trong hai trường hợp là mệnh lệnh để đi vào chân như. Tâm thức như thật là gốc rễ và là cội nguồn. Sự sai quấy và hủy hoại mang đến sự lộn xộn làm mất đi và dẫn đến cảm giác thối thác. Tu sĩ cũng như tín đồ khi đạt được Tịnh Độ thì phải hiểu lời vàng về niềm tin thật sự chưa đủ. Họ phải vượt khỏi những giới hạn của Thanh Văn và rộng mở tâm thức sai quấy xa đi.

[147]

Qua sự quan sát về sự chân thật của niềm tin tôi cảm thấy trong đó “một ý niệm”. Điều nầy được gọi là một khỏanh khắc, tín nhạo xuất phát hạnh phúc to lớn chẳng đo lường được.

Cho nên trong kinh Đại Bản nói rằng:

“Cứ mỗi chúng sanh nghe danh hiệu nầy và với tâm tin tưởng về việc ấy và vui mừng cũng như cho đến một niệm thì Đức A Di Đà sẽ hướng đến họ trong tín tâm chân thật của công đức. Qua sự mong ước sẽ được sanh về cõi kia, họ sẽ thành tựu trực tiếp cho sự vãng sanh; khi đến cõi ấy rồi chẳng còn lần nào bị rơi vào thế giới nầy nữa.[148]

[149]

Vị Tăng sĩ chùa Quang Minh[150] nói về “nhứt tâm, việc cốt yếu của tư duy” và tiếp theo là “tư cách cốt yếu và sự tư duy cốt yếu”.

Nếu như trong kinh nói cho “Thanh Văn” nghe và ý nghĩa nầy là tất cả chúng sanh khi nghe được về việc nầy thì làm sao và làm như thế nào để Đức Phật mang được những lời thệ nguyện đến và làm đầy đủ, thông thoáng trong tất cả sự thối thác. Đây nghĩa chữ “người nghe”, có nghĩa là “tâm tin tưởng” qua năng lực bổn nguyện để hướng đến tư cách tin tưởng. “Tự vui” là diễn tả hạnh phúc vô biên, thân thểtâm thức tắm gội trong ấy. “Cho đến” là một chữ mà có nghĩa tóm gọn trong nhiều hay ít hơn. Từ “một niệm” là lời dạy, bởi vì tâm tin tưởng chẳng chứa đựng hai loại tư cách; điều nầy cũng có nghĩa là “một tư cách”. Nó là nguyên nhân chân thật của việc tán dương Tịnh Độ.

Ai đã chứng được tâm kim cang chân thật thì kẻ ấy vượt qua khỏi một bên đường của 5 thế giới đời sống và 8 điều dơ xấu[151]. Trước sau gì kẻ ấy cũng nhận được 10 loại lợi lạc ngay cả trong đời nầy. Mười điều nầy là: Một là bảo hộ cho năng lực vượt trội; hai là sự cung cấp với đạo đức cao vời đầy đủ; ba là năng lực, biến đổi việc xấu trong cái tốt; bốn là trợ giúp cho tất cả tư tưởng của các vị Phật; năm là tán dươngca ngợi tất cả chư Phật; sáu là luôn luôn chiếu rọi ánh sáng của Đức A Di Đà; bảy là làm tràn đầy tâm với sự hoan hỷ lớn; tám là niệm ân cho lời thệ nguyện và như lời ấy đã ban thưởng; chín là luôn luôn hành động trong ý nghĩa tình thương to lớn; mười là vào trong thứ bậc của sự xác quyết đứng đắn.

Những gì vị Thầy đã dạy về “tư duy độc lập” là một sự thực tập. “Tư cách riêng biệt” là “một tâm”. Như vậy ý nghĩamột tư duy” là nằm trong chữ đong đầy lời thệ nguyện của mỗi “tính chất riêng biệt”. Tính chất riêng biệt là tư cách sâu thẳm. Tư cách sâu thẳm là một với niềm tin sâu xa. Niềm tin sâu xa gọi là chắc chắntin tưởng không thay đổi. Niềm tin chắc chắn và không thay đổi là tâm thức quyết định đứng đắn. Tâm thức quyết định đứng đắntư cách cao vời về điều không thể cao hơn được. Tư cách cao vời ấy là tâm của chân như. Tâm trong sự thậttinh thần trở về của Đức Phật A Di Đà không ngừng nghỉ. Tinh thần trở về không ngừng nghỉ với Đức A Di Đàđơn giảntrong sạch. Tinh thần đơn giản trong sạch được đong đầy bởi tư duy cao tột. Sự tư duy nào mà đong đầy với tâm thức là một tâm của sự thành quả chân thật. Một tâm với thành quả chân thậttâm thức lớn lao vui vẻ. Tâm thức lớn lao vui vẻniềm tin chính đángchân thật.

(Dịch xong đoạn trên vào ngày 24 tháng 8 năm 2011 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover – Đức quốc)

Thích Như Điển

 

Niềm tin chân thật là tâm kim cang. Tâm kim cang là một trạng thái hướng về Phật quả. Trạng thái đạt đượcPhật quả là muốn cứu vớt tất cả chúng sanh. Sự mong muốn cứu vớt tất cả chúng sanhtâm thức gồm tất cả chúng sanh đã sanh về Tịnh Độ với niềm vui hòa bình an lạc. Tâm nầy trực tiếp với tâm giác ngộ vĩ đại và là tâm của lòng từ bi to lớn, bởi vì tâm ấy xuất phát từ trí tuệ của Đức Vô Lượng Quang[152].

Biển thệ nguyện ấy là bình đẳng và phẳng lặng. Vì thế niềm tin cũng luôn luôn ngang nhau. Bởi vì niềm tin giống nhau, nên con đường cũng giống nhau. Bởi vì con đường giống nhau nên lòng từ bi to lớn cũng giống nhau. Lòng từ bi vĩ đại cũng là điều kiện chân thật cho Phật đạo.

[153]

Như thế chúng ta hiểu rằng “nhứt tâm” là một việc làm với thành quả tuyệt đối trong sự hòa hợp. Nghĩa là: nó là giáo lý đứng đắn, sự hiểu biết đứng đắn, hiệu quả đứng đắn và sự hiểu biết đứng đắn.

Như vậy tôi đã trả lời câu hỏi về những gì gọi là ba tư cách đứng đắn của một tâm và một tâm ấy chính là tâm kim cang của sự chân thật. Điều nầy các ngươi nên rõ.

[154]

“Vượt qua một bên và cắt đứt 4 dòng[155]”: “Vượt qua khỏi một bên” – chữ “một bên” có nghĩa là vượt thẳng và ngược lại với vượt ra ngoài. “Vượt qua” là ngược lại với đi vòng hoặc là đi quanh. “Vượt thẳng qua”, đây mới chính là giáo lý chân thật của Đại Thừa. “Đi thẳng ra ngoài” tương đương với tạm thời như phương tiện được chọn lựa bởi giáo lý Đại Thừa, như giáo lý của Nhị Thừa hoặc Tam Thừa, là con đường không trực tiếp đi thẳng. “Vượt qua khỏi một bên” là giáo lý chân thậtTông phái đứng đắn của lời thệ nguyện được đong đầy bởi sự viên mãn chân thật tuyệt đối. Bên cạnh cũng còn việc vượt qua khỏi một bên, ba cấp bậc và chín cấp bậc, giáo lý Thiền Địnhthực tập, đầy sự biến đổiquốc độ an nhàn, kết hợp với con đường đi vòng quanh tốt đẹp[156]. Sự ca ngợi của Tịnh Độ, tương đương với lời nguyện rộng lớn, không có cấp bậc, rào cản, thứ lớp và thang cấp. Thoáng chốc của một tư duy cho ta biết được ngay lập tức tất cả điểm cao nhất, con đường đứng đắnchân thật trong một bước nhảy ấy. Và vì thế gọi đây là “vượt ra khỏi một bên”.[157]

[158]

Cắt đứt” nghĩa là niềm tin căn bản mang đến nhất tâm, tương đương với lời thệ nguyện của đức A Di Đà, không còn phải sanh lại tiếp ở thế giới trần tục nữa. Hắn ta không cần phải đi vào thế gian. Nguyên nhân của nghiệp lực, để sanh vào trong sáu cõi và dẫn đến hình thức của bốn thể loại chúng sanh[159], với kia không còn nữa và kết quả được chối từ. Qua đó hắn ta cắt đứt trực tiếp ngay lập tức việc sanh tử trong tam giới. “Với bốn dòng” nghĩa là bốn dòng chảy xiết[160] qua việc sanh, già, bệnh và chết.

[161]

Quả thật ta đã nhận ra rằng: Bởi vì đức Di Lặc đã đạt được tâm kim cang vĩ đại chắc thật đồng đẳng với Đức Phật và Ngài sẽ đạt thành sự giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác[162] ở dưới cây Long Hoa trong đêm của ba lần độ chúng. Và bởi vì tất cả những tín đồ niệm Phật đã đạt được tâm kim cang trong việc “vượt qua khỏi một bên, họ sẽ trải qua một niệm chớp nhoáng trong sự chết, với một bước nhảy đến Niết Bàn rộng lớn. Vì thế gọi đây là chỗ đứng của những tín đồ giống với ngài Di Lặc. Và không phải chỉ có vậy, ai đạt được kim cang tâm, giống như bà Vy Đề Hy và đạt được trực tiếp sự hỷ lạc lâu dài, sự hiểu biếttin tưởng. Việc nầy xảy ra vì Ngài đã thâm nhập tư cách chân thật, mà tư cách ấy phát xuất từ bên ngoài hướng đến đức A Di Đà. Toàn thể điều nầy dựa vào Bổn nguyện không thể đo lường được.

[163]

Quả thật, tôi nhận ra rằng: Tôi là Thân Loan đáng tiếc, là kẻ đầu cạo nhẵn chẳng biết gì, sẽ bị chìm đắm trong biển khổ của tham dục và bơi lội loanh quanh trong núi cao mù mịt cũng như danh lợi và sự sử dụng của thế gian. Tôi chẳng cảm thấy vui về việc tôi bước vào trong vô số quy định đứng đắn, mà tôi cũng chẳng vui về điều ấy, để gần được chân giác ngộ. Xấu hổ biết dường bao! Đau đớn biết dường bao![164]

Đức Phật[165] đã nói về việc ấy trong kinh Niết Bàn mà Ngài đã giải thích trong trường hợp bệnh nặng của chúng sanh rằng: “Nầy Ca Diếp! Trong thế giới nầy có ba loại người bị bịnh nặng có thể chữa được. Loại người đầu tiên thuộc những kẻ dối trá Đại Thừa; loại thứ hai thuộc loại phạm vào ngũ trọng tội và loại thứ ba là icchantika (nhứt xiển đề)[166]. Ba loại bịnh nầy đều là những bịnh nặng nhất của thế giới nầy. Họ không có thể được chữa trị bởi một vị Thanh Văn hay một vị Độc Giác Phật, ngay cả của một vị Bồ Tát nữa… Hãy để cho họ theo chân Phật và các vị Bồ Tát và sau khi chữa trị qua các vị Thanh Văn[167] đạt được rồi, thì sẽ hướng đến đồng đẳng với bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác…

Phần phía dưới là câu chuyện về Ông vua con người Ấn Độ tên A Xà Thế, là con trai của hoàng hậu Vy Đề Hy, ông ta đã bắt giam cha mình và sống một đời sống thiếu đạo đức. Khi ông ta ăn năn hối hận. Những vị cố vấn của ông ta giới thiệu những y sĩ cho ông qua nhiều lời khuyên. Vị bác sĩ Jivaka (Kỳ Bà) đã kể cho A Xà Thế nghe về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người mà lại còn giúp đỡ em họ là Đề Bà Đạt Đa, để phá sự hòa hợp, đã giết chết một Ni Cô và làm Đức Phật bị thương. Giọng nói của Tần Bà Sa La, cha của A Xà Thế từ trên trời vọng xuống khuyên ông ta hãy nghe lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật nói tiếp trong kinh nầy rằng:

“Nầy Thiện nam tử! Như ta đã nói: ta rút lại ý muốn chưa vào Niết BànA Xà Thế. Ý nghĩa ẩn náu trong ngôn từ nầy ta chưa giải thích cho các ngươi. Khi ta dùng chữ “ý muốn” để nói là ta nghĩ đến tất cả những chúng sanh trần thế và với A Xà Thế ta tiếp tục nghĩ rộng cho tất cả về ngũ trọng tội.”

[168]

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng: sau những lời dạy chân thật của bậc Đại Giác về ba loại chúng sanh khó độ và ba loại thuốc chữa bịnh nặng thành tựu qua bốn nguyện rộng lớn và lòng từ bi vô hạn. Nếu những chúng sanh nầy quy y với biển cả của niềm tin và phát sinh từ tha lực thì với lòng thương xót của Đức A Di Đà với các ngươi thì bịnh kia sẽ được chữa. Lời thệ nguyện ấy giống như liều thuốc ngon ngọt nhiệm mầu để chữa lành tất cả các loại bịnh. Hãy biết rằng: Nhiều chúng sanh khác nhau trong thế giới bất tịnh nầy chứa đầy hàng loạt những tội lỗi và sự dơ nhớp, họ nên tìm đến tâm chân thật, không bị hủy hoại như một viên kim cang. Họ nên chụp lấy thuốc uống vi diệu ngọt ngào của bổn nguyện ấy.

Quan niệm về “chúng sanh khó thay đổi” đã được giải thích trong nhiều tác phẩm của Đại Thừa. Như trong kinh Đại Bản nói rằng: “chỉ ngoại trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch và những người chê bai giáo pháp”. Nhưng ở một nơi khác lại nói: “chỉ ngoại trừ những kẻ bị tội trực tiếp rơi vào địa ngục, tội hủy báng giáo pháp và tội với tất cả các vị Thánh”. Ở trong kinh Quán Vô Lượng Thọ tuy rằng có nói việc có thể sự vãng sanh cho mỗi trường hợp một cho những người phạm tội ngũ nghịch, giải thích, nhưng chẳng phải cho người hủy báng giáo pháp. Kinh Niết Bàn đã răn dạy cho những chúng sanh có bịnh khó chữa. Như vậy làm sao hiểu rõ hết được tất cả những chỗ của những tác phẩm nầy?

[169]

Vị thầy của chùa Quang Minh nói rằng:

“Câu hỏi được đưa ra là như thế nầy: Trong bốn mươi tám lời nguyện ấy những người thuộc tội ngũ nghịch và không tin giáo lý của Phật thì ngoại trừ chẳng được tái sanh về Cực Lạc. Trong một đoạn khác của kinh Quán Vô Lượng Thọ thì cho rằng: Những loài sanh ra hạ đẳng nhất và ở cấp độ thấp nhất và ngay cả những kẻ phạm tội vào việc hủy báng giáo lý và kể cả những người phạm tội ngũ nghịch cũng được cứu vớt. Như vậy là có nghĩa gì?

Trả lời: Tất cả những việc nầy là nằm trong mục đích để làm cho chúng sanh sợ hãi, rằng Đức A Di Đà ở trong bốn mươi tám lời nguyện với người hủy báng giáo pháp và chính những người phạm tội ngũ nghịch thì ngoại trừ, đã được thấy, để nhấn mạnh hai hành động nầy thuộc về việc ác nhất. Nếu một chúng sanh bị phạm vào những lỗi ấy thì rơi trực tiếp vào địa ngục A Tỳ, ở trong ấy lâu hằng A Tăng Kỳ kiếp khổ sở, chẳng thể ra khỏi. Đức A Di Đà chỉ có một tình thương với sự cứu thoát khỏi cho mỗi chúng sanh. Cho nên Ngài đã thay đổi nhanh nhẹn và nói rằng: Họ chẳng thể đạt được sự vãng sanh, và họ phải tránh xa những việc làm kia. Tuy vậy chẳng có nghĩa là Ngài không thâu nhận họ qua lời thệ nguyện. Nếu ngược lại trong đoạn nầy nói về những người sanh ra ở nơi thấp kém và hạ tiện; hoặc kẻ phạm vào tội ngũ nghịch cũng được đón nhận, trong khi người không tin chánh pháp thì khai trừ ở lại, như vậy thì bởi vì những kẻ phạm những tội lỗi của việc làm kia đã bị bỏ rơi. Nhưng họ bây giờ chẳng bị bỏ sót, trở lại địa ngục vĩnh viễn. Đức A Di Đà đến với họ với lòng từ bi vô lượng thành tựu, Ngài thâu nhận họ qua lời thệ nguyện và để họ sanh về Tịnh Độ. Tuy vậy tội của sự hủy báng nếu họ chẳng phạm mà còn có thể tránh được. Và vì vậy Ngài nói rằng: Nếu một người hủy hoại giáo pháp sẽ chẳng được sanh về. Điều nầy có thể hiểu rằng việc nầy không liên hệ với việc làm bị đọa kia. Nếu một người nào phạm vào việc làm ấy thì Đức A Di Đà sẽ hướng về người kia, thâu nhận hắn ta và để cho hắn ta sanh về Tịnh Độ. …”

Tiếp theo sau còn một vài bản văn từ việc bình luận của Thiện Đạo để làm rõ ràng ai thuộc về “những bịnh khó chữa” và với Đức A Di Đà thì ở Tịnh Độ kia không có sự phân biệt giữa những chúng sanh đã được thâu nhận về đó. Ở đây chấm dứt phần thứ ba của Giáo, Hạnh, Tín, Chứng (kyôgyôshinshô).

2.3.5 Sưu tập những bản văn trình bày về sự chứng đạo của Tịnh Độ

(Được thu thập bởi ngu ngốc Thích Thân Loan)

Lời thệ nguyện siêu việt[170] chối từ tất cả những sự khổ đau của việc cần thiết đạt được (diệt độ) sự vô sanh bất khả tư nghì

Tôi tìm sự cung kính để diễn tả cho sự chứng đạo chân thật; việc ấy như là vị trí nhân quả vi diệu, ở trong đó ảnh hưởng đến việc sử dụng tha lực cho được viên mãnchứng quả vô thượng Niết Bàn. Sự chứng đạo ấy chứng minh qua lời thệ nguyện siêu việt chối từ tất cả những sự khổ đau của việc tất yếu đạt được, điều nầy cũng là lời thệ nguyện để gọi cho việc chứng quả Niết Bàn. Vì vậy khi con người trần tục họ chứa đầy nơi bản năng của sự đau khổ, bị trôi lăn trong vô lượng sanh tửchìm đắm trong tội lỗi, tâm thứcviệc làm đạt được điều ấy thuộc về sự hồi hướng phước đức từ phía bên ngoài[171], như vậy họ sẽ trực tiếp bước vào Chánh Định Chúng của Đại Thừa. Bởi vì chúng là bóng che của sự đồng thuận đứng đắn để đi tới, đạt được sự siêu việt chối từ tất cả những điều khổ đau cũng rất cần thiết.

Một cách xác thực là tất cả sự khổ đau được chối từđạt đến sự siêu việt, điều nầy nghĩa là niềm vui vô tận. Niềm vui vô tận ấy là hạnh phúc bên ngoài và sự diệt trừ tất cả sự khổ đau. Đây chính là Niết Bàn vô thượng. Niết Bàn vô thượngpháp thân của không. Pháp thân của không là hình tướng của sự chân thật. Hình tướng của sự chân thậtpháp tánh. Pháp tánh là sự bình đẳng chân thật[172]. Sự bình đẳng chân thật chính là một. Đức A Di Đà Như Lai là nhứt như và chỉ cho thấy những hình tướng khác nhau trong báo thân, trong pháp thân và trong hóa thân[173].

[174]

Khi quan sát về Giáo, Hạnh, Tín, Chứng, chúng tương đương với Tịnh Độ Chân Tông, tôi chắc chắn rằng tất cả chúng đều là ân đức được trổi lên từ lòng từ bi vô lượng của Đức A Di Đà, ở trong đó Ngài đã trao qua cho chúng ta hoàn toàn công đức ấy. Dầu cho bây giờ là nguyên nhân hay kết quả, thì cũng chẳng có gì và cũng chẳng chứa đựng một cái gì cả mà Đức A Di Đà Như Lai đã làm đầy đủ với tâm thanh tịnh của lời thệ nguyện để hướng về công đức kia. Bởi vì nguyên nhân trong sạch thì kết quả cũng trong sạch, việc nầy các ngươi nên rõ biết.[175]

Bây giờ bắt đầu với những gì của phần thứ hai về hoàn tướng hồi hướng, ở đây có nghĩa là ân đức mà sự hồi hướng trong thế giới cho sự hướng dẫn và thành quả trợ lực cho việc dùng đến tha lực. Và ngoài ra do kết quả của ân đức nầy tự lời thệ nguyện, ở trong đó Đức A Di Đà đã hứa chắc rằng những người có niềm tin sẽ thực sự đạt thành sự giác ngộ. Điều thệ nguyện ấy cũng có nghĩa là một sự bảo đảm, chỉ còn sanh một lần nữa và lời nguyện tiếp tục được hướng đến việc hoàn tướng hồi hướng cho những công đức[176]. Nó được hướng dẫn soi sáng trong “bình luận về sự thảo luận”. Do vậy tôi không trở lại ở đây nguyên văn của lời nguyện nữa. Nếu ai muốn, có thể đem ra đọc thêm.

Tiếp theo đầu tiên là một trích dẫn ngắn từ Thế Thân. “Sự thảo luận về Tịnh Độ”. Gần như phần còn lại đầy đủ nhất của các chương được khám phá ra sự trích dẫn từ việc bình luận của Đàm Loan cho tác phẩm nầy, vì vậy trong nầy chỉ một ít điều quan trọng ở đây được đưa ra. Trích đoạn trong bài vở của Đàm Loan là từ bài luận của Thế Thân, nếu chẳng nói khác đi.

“Bình luận về sự thảo luận nói rằng:

Hoàn tướng nghĩa là người ấy sau khi sanh về quốc độ kia rồi và đã đầy đủ chánh địnhquán niệm[177] cũng như đạt được năng lực thích hợp, quay lại trong rừng của sự sanh tử để dạy dỗ cho tất cả chúng sanh và mang họ vào Phật đạo. Đi về bên ngoài như hoàn tướng có hai mục đích để làm cho chúng sanh được tự do và để cho họ vượt qua khỏi biển sanh tử. Cho nên gọi đây là bài luận: việc hồi hướng phước đức là việc chánh, bởi vì Đức Phật đã đạt thành đầy đủ trong ấy với lòng từ bi vô lượng”.

Tiếp theo ở đó nói: “Nghĩa là: khi một vị Bồ Tát với tâm thanh tịnh chưa được chứng đắc thì vị ấy trông thấy Đức Phật, vị ấy sẽ đạt được pháp thân bình đẳng[178] cuối cùng; bởi vì vị ấy sẽ giống như một vị Bồ Tát làm chủ tâm thanh tịnhđạt được vị trí cao tột cuối cùng của sự diệt độ[179] của những vị Bồ Tát khác. Pháp thân bình đẳng là của một vị Bồ Tát nằm bên trên cấp bực thứ 8, thân nầy được sanh ra từ pháp tánh. Ở đây chúng sanh đều ở vị trí bình đẳng an lạc. Bởi vì họ đã đạt được trạng thái bình đẳng an lạc rồi, nên được rõ biết với quan niệmpháp thân bình đẳng. Bởi vì đây là sự thành tựu của một vị Bồ Tát, vị ấy có pháp thân bình đẳng, được tượng trưng cho chúng sanh ấy là sự bình đẳng trong an lạc. Một vị Bồ Tát như vậy được thấy từ khi sinh ra thân thể họ ở trong tình trạng sâu thẳm vào thiền định[180]. Qua năng lực của chư thiên Ngài thấu triệt được sự sâu thẩm ấy và một thoáng suy tư về thế giới trong 10 phương và mang đến cho Ngài nhiều hình thức rõ biết về tất cả chư Phật cũng như vô lượng chư Phật sự cúng dường cho vị ấy. Nên Ngài xuất hiện trong nhiều hình tướng khác nhau ở mọi nơi trong vô lượng thế giới; nơi ấy không có Phật và giáo pháp, để dạy cho nhiều loại chúng sanhgiải thoát họ khỏi sự trói buộc. Như vậy Ngài luôn luôn hướng dẫn ở đó như là việc làm của một vị Phật. Đồng thời Ngài cũng đã chẳng tư duy về sự xuất phát của sự đến, đi, hy hiến và giải thoát. Vì vậy mà thân nầy như là pháp thân bình đẳngchúng sanh ấy tượng trưng cho chúng sanhtrạng thái bình đẳng an ổn.

Những vị Bồ Tát mà tâm chưa hoàn toàn thanh tịnh trong sự chứng quả, nhất là những vị Bồ Tát còn nằm ở giai đoạn đầu của địa thứ bảy. Họ có thể biến hóa thành hằng trăm, hằng ngàn, hằng vạn về những chúng sanh ấy hằng trăm triệu hoặc trăm ngàn triệu thân khác nhau và cho mỗi nơi chốn, mà nơi ấy không có Phật để hướng dẫn như là công việc của một vị Phật. Các vị Bồ Tát ấy vào sâu trong thiền định riêng lẽ qua mục đích của họ và chẳng thực hiện dự định không có sự suy tư. Với ý định ấy, các vị nầy được gọi là chưa chứng được với tâm thức thanh tịnh. Những vị Bồ Tát nầy thành tựu sau khi sanh về cảnh giới Tịnh Độ hòa bình và an lạc, để gặp được Đức Phật A Di Đà. Khi gặp được Đức Di Đà chẳng bao lâu thì họ cuối cùng đều đạt đến cấp bậc cao nhất giống nhau về thân thể cũng như thực thể của họ. Đây là lý do duy nhấtchân thật mà những vị Bồ Tát như Ngài Long Thọ và Ngài Thế Thân thể hiện trí tuệ của các Ngài sau khi đạt đạo, và được sanh về đó.

Phần tiếp theo ở trong kinh Đại Bản Di Đà nói về bổn nguyện của Đức A Di Đà Như Lai như dưới đây:

(Khi ta đạt được Phật quả, tất cả các vị Bồ Tát từ những Phật quốc độ khác họ đến quốc độ của ta và được sinh ra tại đó, chỉ trong vòng một đời, tối cần thiết để đạt thành nơi quốc độ Phật cao nhất. Chỉ ngoại trừ những người nào muốn cho vô lượng đời sống làm căn bản cho lời nguyện riêng với sự trang bị đầy đủ lời thệ nguyện rộng lớn. Tích tụ những công đức đã thành tựu để tìm cách giải thoát tất cả chúng sanh, thì đi vòng quanh tất cả quốc độ Phật, để làm việc hướng dẫn cho các vị Bồ Tát hiến dâng cho chư Phật Như Lai trong tất cả 10 phương và sau đó mong muốn cho tất cả chúng sanh, nhiều như cát sông Hằng ấy, mang họ trở về con đường đứng đắn chân thật cao cả nhất. Họ có thể đã vượt ra khỏi đạo đức bình thường, chứng nhập tất cả những cấp bậc của Bồ Tátthực hành đầy đủ những phước đức của Ngài Phổ Hiền. Nếu chẳng phải là vậy, thì ta sẽ chẳng ở ngôi chánh giác).

Người ta nhận thấy ở trong kinh nầy rất rõ ràng như vậy, nghĩa là các vị Bồ Tát không nhất thiết phải đi tiếp trong mỗi quốc độ của mỗi một thang cấp. Lời dạy trong thứ lớp của 10 bậc ấy chỉ có trong quốc độ Jambudvipa[181] (Diêm Phù Đề) để khế hợp với con đường hành đạoĐức Như Lai Thích Ca Mâu Ni đã chọn. Ở phía bên kia của quốc độ ấy bao gồm hoàn toàn không phải với sự cần thiết kia. Dưới năm loại của những việc không nắm bắt được thì giáo lý của Đức Phật cũng chẳng nắm bắt được. Ai nói rằng các vị Bồ Tát phải trong mọi trường hợp bước lên một trong những cấp bậc khác thì điều ấy chẳng phải là phong cách của sự vượt qua, là còn thiếu sót chưa hiểu rõ hết được.

Sự quan sát theo kinh Đại Bản Di Đà được giảng tại thành Vương Xá, dạy rằng: có 3 cấp bậc để sinh về và ngoài ra có sự khác nhau giữa những việc làm cao cả và những việc làm thấp kém, thế nhưng tất cả họ được ngoại lệ trong ý nghĩa thành tựu vô thượng chánh giác. Tâm thức của sự giác ngộ viên mãn ấy là tâm thức đạt được sau khi thành Phật. Tâm thức sau khi đạt được Phật quảtâm thức mong muốn giải thoát tất cả chúng sanh, nghĩa là tâm thức ấy bảo bọc tất cả chúng sanh và để cho họ sanh về một quốc độ; nơi ấy có một Đức Phật. Do vậy muốn mang tất cả những chúng sanh ấy sanh về quốc độ hòa bình an lạc, điều cần yếu là tâm ấy được chứng quả vô thượng bồ đề. Nếu có ai không phát triển tâm vô thượng bồ đề, mà chỉ vì vị ấy nghe rằng ở mỗi quốc độ niềm vui và sự sung túc không bao giờ gián đoạn, để cho hạnh phúc nầy mong muốn được sanh khi sanh về, cho nên trên thực tế vị ấy chẳng thể được sanh về. Do vậy điều ấy cũng có nghĩa là chính vị ấy chứng đạt được sau khi nhận được hạnh phúc, vị ấy chỉ mong rằng, tất cả những chúng sanh đều được giải thoát. “Nhận được hạnh phúc” nghĩa là mỗi quốc độ an bìnhvui vẻ đều nhận được năng lực bổn nguyện của Đức A Di Đà Như Lai và được mang đến, do vậy ở nơi ấy nhận được những niềm vui vô ngại.

Tổng quát về ý nghĩa của chữ hướng về rõ ràng là chính con người truyền đến tiếp tục tất cả những công đức có được cho tất cả chúng sanh và để cho họ hoàn toàn hướng về con đường của Phật.

Về việc đong đầy những việc làm ân đức nghĩa là: “Người ta phải hiểu rằng có 5 cánh cửa và qua từng loại một có thể thực chứng được 5 loại công đức ấy. Năm cánh cửa ấy là gì? Cánh cửa đầu tiên là sự đến gần; cánh cửa thứ hai là sự tập trung đông đảo; cánh cửa thứ ba là đến nhà; cánh cửa thứ tư là đến các phòng và cánh cửa thứ năm là khoét cho trống vào cánh rừng và hành lang. Đây chính là 5 dấu hiệu để tiếp tục bước vào sự đi ra khỏi thế giới. Việc bước vào thuộc về lần đầu tiên đạt được Tịnh Độ. Đây chính là sự đến gần. Được dự vào hàng Thánh Chúng của Đại Thừa, nghĩa là chỗ cao nhất, gần với vô thượng bồ đề. Ai đã sanh về Tịnh Độ rồi thì đến gặp hội ngộ lớn với Đức A Di Đà Như Lai. Khi đến đó vị ấy có khả năng làm được ngôi nhà và vào ở bên trong được yên ổn. Một lần ở trong ấy thì vị kia đi vào mỗi phòng để làm việc và thực hành. Khi đã được đầy đủ rồi, vị ấy sẽ đạt được sự phẳng lì của giáo lý và sự quay về. Sự bằng phẳng ấy là một cánh đồng, mà ở trong ấy các vị Bồ Tát đã làm cho chính họ vui mừng. Cho nên bước nầy được gọi là cánh cửa mở ra được thoát khỏi tự tại trong cánh rừng và hành lang.

Năm cánh cửa ấy toàn vẹn, từ một đến bốn là công đức của lối vào và công đức trọn vẹn của phần đầy đủ là cánh cửa thứ năm: lối ra. Như vậy thì cái gì là công đức của cửa vào và cửa ra? Đó là “sự thảo luận về Tịnh Độ” được giải thích rằng: “Cửa vào đầu tiên chính là cung kính Đức Phật A Di Đà, bởi vì được thể hiện rằng vị ấy đã được Ngài cho sanh về quốc độ kia, như thế người ta có thể đạt được khi sanh về thế giới của sự thanh bìnhan lạc. Đây được gọi là cánh cửa thứ nhất. Cầu nguyện nơi Đức Phật và sau khi đạt được việc sanh nơi quốc độ kia rồi thì đây là công đức của cấp bậc đầu tiên vậy.

Đường vào của cánh cửa thứ hai là tán thán và nương theo ý nghĩa danh hiệu của Đức A Di Đà Như Lai để niệm Phật. Qua những sự thực hànhứng dụng ấy, ánh sáng trí tuệ dẫy đầy của Đức Như Lai sẽ thành lập, kẻ ấy đã bước vào hội tụ với vô số người. Đây được gọi là lối vào của cánh cửa thứ hai. Nương theo ý nghĩa danh hiệu của Đức Thiện Thệ để tán thán cũng là công đức của bậc cấp thứ hai vậy.

Lối vào của cánh cửa thứ ba là tâm thức hoàn toànđơn độc tư duy sự mong mỏi đã được mang đến, sau khi về Tịnh Độ. Qua những sự thực tập tiếp theo về việc chánh định, người ấy thành tựu được việc đi vào cánh cửa của hoa sen quý báu[182]. Đây được gọi là cánh cửa thứ ba của sự bước vào. Qua việc tập luyện cho đến sự an ổn hoàn toàn của tất cả những ước muốn và tư duy với tâm thức trọn vẹn sau khi được thành tựu sanh về ở quốc độ kia, thì đây là công đức của cấp bậc thứ ba.

Lối vào của cánh cửa thứ tư là sự quán sát riêng biệt về sự vi diệu của Đức Thế Tôn. Qua sự thực tập quán sát đứng đắn, người ấy đạt được đến nơi mà niềm hỷ lạc tươi mát ngon ngọt mọi bề của tính cách chân thật. Đây được gọi là cánh cửa đi vào thứ tư. Niềm hỷ lạc, sự ngon ngọt tươi mát ở nhiều khía cạnh của tính cách chân thật được gọi là mỹ vị thanh cao của sự quán tưởng về quốc độ Phật, đây chính là mỹ vị của Đại Thừa thâu nhận tất cả chúng sanh, là sự trao gởi cao thượng của tất cả những sự lừa dối được tự tại vô ngại và mỹ vị của Phật quốc độ nằm trong tất cả mọi vật của sự hiến dâng, việc làm đạo đức và kể cả sự cầu nguyện, đều chứa đựng trong sự quan sát đứng đắn ấy. Bởi vì điều nầy là con đường vô tận của các bậc Thiện Thệ trên Phật đạo của những mỹ vị ấy, bởi thế gọi kia là nhiều mặt. Đây chính là công đức của cấp bậc thứ tư.

Cánh cửa thứ năm là cánh cửa đi ra, là sự thị hiện lòng từ bi vô hạn đối với sự khổ đau của tất cả chúng sanh mà họ mỗi người đều thể hiện và dựa theo sự thay đổi hình tướng, bước vào trở lại trong hành lang của sự sanh tử hay trong rừng rậm của bản năng và sự đau khổ, nơi tự do kia được thay đổi qua năng lực của chư thiên trong tập quán và đạt được sự trở về cũng như cấp bậc của giáo pháp. Điều nầy chính là sự an ổn của sự quay về qua năng lực của bổn nguyện. Đây được gọi là cánh cửa đi ra thứ năm. Việc dựa theo những hình tướng hiện thân của các Ngài để cho chúng sanh thấy tương ưng với sự biểu lộ của Đức Quán Thế Âm, như trong kinh Pháp Hoa đã diễn tả[183]. Điều “thể hiện tự do” có hai ý nghĩa. Một là vị kia bị trói buộc bởi chính riêng mình. Như con sư tử đánh lộn với con sơn dương, chẳng làm hại gì cho nó, không mất sức và cũng giống như các vị Bồ Tát giải thoát những chúng sanh vậy. Ý nghĩa thứ hai là sự “giải thoát không phải một nơi của sự giải thoát”. Trong khi các vị Bồ Tát thấy những chúng sanh, rồi vị Bồ Tát ấy đi vào cuối biên giới và không còn thấy nơi nào nữa cả[184]. Đồng thời người ta có thể nói rằng vị ấy đã cứu vớt vô lượng chúng sanh, nhưng trên thực tế chẳng có cái gì là một thực thể riêng biệt để đạt đến Niết Bàn, chỉ cho sự giải thoát cho tất cả chúng sanh và với Ngài như là một sự tự do tự tại. Với năng lực của bổn nguyện như vậy, các vị Đại Bồ Tát còn lưu lại ở trạng thái Thiền Định thâm sâu trong pháp thân ấy. Nhiều hình tướng của Ngài, nhiều năng lực thánh thiện của các Ngài và nhiều sự giải thích về giáo lý của các Ngài là do tất cả kết quả nơi năng lực của bổn nguyện. Cũng giống như hình ảnh một chiếc đờn của A Tu La, chẳng có người nào đánh vào chúng mà còn tự chính mình làm vang lên những âm thanh nữa. Đây được gọi là cấp bậc thứ năm của giáo lý được hướng đến”. (Xem phần chú thích)[185].

Quả thật như vậy, trải qua những lời dạy chân thật của những bậc Thánh, sự chứng ngộ Niết Bàn được thấy qua sự hướng về năng lực của bổn nguyện. Ý nghĩa lợi lạc của việc sử dụng cho kẻ khác là sự thực chứng việc sử dụng cho việc hoàn tướng. Cho nên Thế Thân không giới hạn cho sự nhứt tâm, mà rộng mở, lớn lao hơn và luôn mở rộng cũng như truyền dạy khắp nơi về số đông của sự trải rộng ra và những sự căn bản lắng sâu vào con đường quy ngưỡng. Đàm Loan đã minh giải việc nầy vượt khỏi cả tâm đại từ bi, đi qua phía bên ngoài và quy hướng trở về. Qua đó Ngài đã truyền thừa ý nghĩa sâu sắc của “sự lợi lạc cho kẻ khác và việc lợi lạc qua người khác”. Chúng ta phải chịu ơn sâu sắc và cung kính cũng như cảm ơn sâu xa đặc biệt về điều nầy.

(Dịch xong phần Giáo, Hạnh, Tín, Chứng nầy vào ngày 29 tháng 8 năm 2011, nhằm ngày mồng 1 tháng 8 năm Tân Mão tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover – Đức quốc)

 

2.3.6 Sưu tập những bản văn trình bày về những Đức Phật chân thật, cõi nước chân thật trong giáo lý Tịnh Độ

(được thu thập bởi ngu ngốc Thích Thân Loan)

Lời thệ nguyện của Đức Phật Vô Lượng Quang

Lời thệ nguyện của Đức Phật Vô Lượng Thọ[186]

Tôi quán chiếu sâu thẳm về cõi Phật chân thật thì: Đức Phật là một vị Như Lai Vô Lượng Quang[187]. Ánh sáng vô tận ấy chiếu rọi trên cõi nước kia. Cho nên tán thán về quốc độ Phật chân thật ấy, bởi vì thành quả cùng sự tán thán qua lời thệ nguyện đại từ bi kia. Khi nói về quốc độ Phật nầy có lời thệ nguyện của Đức Vô Lượng Quang và lời thệ nguyện của Đức Vô Lượng Thọ.

[188]

Như thế chúng ta sẽ khá rõ biết từ sự thuyết giảng chân thật của Đức Như Lai vì từ sự giải thích bình luận của những bậc Đại Sư về cõi giới trong sạch, hòa bình và an ổn cũng như tán thán về quốc độ chân thật kia. Những chúng sanh mê muộitới lui ở trong thế giới nầy có thể chẳng nhận ra được Phật tánh, bởi vì bản năng và sự đau khổ làm cho họ bị che mờ. Cho nên trong kinh[189] nói rằng: “Ta nói cho các ngươi biết rằng các vị Bồ Tát của Thập Địa còn thấy được ít Phật tánh”. Như vậy ta biết rằng người nào mà thành tựu được sự hòa bình và an lạcPhật quốc độ thì chính mỗi trường hợp sẽ thực chứng trực tiếp được Phật tánh ấy. Lý do về việc nầy là sự hồi hướng về năng lực của bổn nguyện. Tiếp theo kinh kia cũng nói rằng: “Những chúng sanh sẽ làm chủ một thân thể trong suốtđạt được sự cao thượng đầy đủ dưới sự nhận chân của Phật tánh.”

[190]

Tôi quan sát về việc tán dương: Qua sự xuất hiện biển thệ của Đức Như Lai như là công đức của cõi giới thành tựu. Cho nên ở đây sẽ nói về việc tán thán kia. Tuy nhiên cũng được trích ra từ biển thệ nguyện ấy cho việc tạm thời và sự chân thật nầy. Do vậy cũng có một quốc độ Phật tạm thời và một quốc độ Phật chân thật. Trong sự liên quan đến nguyên nhân đứng đắn tuyển chọn bổn nguyện, sẽ được xuất hiện như là sự thành tựu của quốc độ Phật chân thật kia.

Trong kinh Đại Bản nói về quốc độ Phật chân thật kia rằng: “ Đức Phật Vô Lượng Quang, đức Phật với ánh sáng không bị giới hạn” và tiếp rằng: “Ngài là một vị vua trong tất cả các Đức Phật, ánh sáng kia được cung kính hơn tất cả“.

Trong sự “thảo luận”[191]cho biết rằng: “Đức Như Lai mà ánh sáng của Ngài chiếu rọi không giới hạn đến khắp nơi trong 10 phương để chúng sanh quy mệnh”.

Trong kinh Đại Bản cũng nói về quốc độ chân thật rằng: “Đất nước của phép lạ của Ngài Vô Lượng Quang” hoặc giả “đất nước của tất cả sự thông thái”. Trong phần “thảo luận” còn gọi là: “Nó xuyên qua tất cả những hàng rào và như trong một căn nhà trống; ánh sáng ấy tỏa rộng to lớn chẳng có một giới hạn nào cả“.

Trong kinh Đại Bản cũng nói về việc vãng sanh rằng: “Tất cả đều nhận ra được chính thân thể của sự trống rỗng và của sự trống không và vô cùng tận”[192].

“Thảo luận” ấy giải thích về việc kia rằng: “hàng loạt hoa thanh tịnh của Đức Như Lai[193]được rải xuống cho những chúng sanh sanh về trong hoa ấy của sự giác ngộ đứng đắn.” Tiếp theo còn bảo rằng: “Bởi vì những chúng sanh ấy tất cả đều niệm Phật đầy đủ, chẳng còn con đường nào khác nhau nữa. Điều nầy cũng là những gì mà tượng trưng cho việc “vãng sanh bất tư nghì ấy”[194].

Nên biết rằng: cõi Phật tạm thời kia là một phân nửa của việc kia. Điều ấy sẵn sàng để được nói rằng sự tạm thời kia giống như cõi Phật chân thật, như là kết quả và sự tán dương được xuất hiện từ lời thệ nguyện như biển của lòng đại từ kia. Do vậy chúng ta phải hiểu rằng: Họ tán dương về quốc độ Phật. Giả thử có hằng ngàn nguyên nhân khác nhau chân thật cho quốc độ Phật tạm thời kia thì cũng có hằng ngàn quốc độ khác nhau. Những nước ấy được gọi là quốc độ phương tiện tái sanh thích hợp (hóa thân); hoặc giả quốc độ của sự biến hóa. Qua sự vô minh về những gì là thật và những gì là tạm thời, xuất hiện việc thiếu niềm tin về lời thệ nguyện từ bi rộng lớn của Đức Thế Tôn. Cho nên bây giờ tôi giới thiệu về Đức Phật chân thật và đất nước chân thật. Đây là ý nghĩa chính của Tịnh Độ Chân Tông. Sự thực của việc giải thích như đã được thấy qua kinh và những bài luận và những bài bình luận cũng như giải thích của các vị Đại Sư về Tịnh Độ đã đầy đủ sâu thẳm cũng như để ýtin tưởng. Các ngươi nên giữ sự cung kính đặc biệt. Điều quan trọng là sự hiểu biết.

2.3.7 Sưu tập của những sự biến đổi thân thể hợp lý[195] (pháp thân) và cõi hóa độ của Tịnh Độ

(Được thu thập bởi ngu ngốc Thích Thân Loan)

Cái nhân chính của kinh Thiền Định (Quán Vô Lượng Thọ) về Đức Phật Vô Lượng Thọ:

Lời thệ nguyện của việc đạt thành sự vãng sanh ngay thật[196](vị trí của nhiều sự quyết định sai quấy – sự vãng sanh về dưới cây Sa La[197]).

Cái nhân chính của kinh A Di Đà:

Lời thệ nguyện về sự nhứt tâm quy hướng về[198]

(vị trí của nhiều việc không quyết địnhbất khả tư nghì về việc vãng sanh[199])

Tôi tìm hiểu một cách cung kính về hóa thân và để diễn tả về sự biển đổi phong phú. Đức Phật tương ưng với: Đức Phật của sự quán chiếu về hình tướng chân thật của Ngài, như Ngài đã được giới thiệu trong kinh Quán Vô Lượng Thọ về Đức Phật Vô Lượng Thọ. Quốc độquốc độ thanh tịnh của kinh Quán Vô Lượng Thọ. Điều ấy cũng tương đương với “quốc độ của sự thấp kém”[200] mà trong “kinh Bồ Tát xuất sinh”[201]và điều nầy lại giống nhau, những gì như trong kinh Đại Bản A Di Đà diễn tả là “thành trì của sự thối thác” và “thai sanh biên địa”.

Ngay cả chúng sanh trong cõi trược nầy, khi tâm thức của họ dơ bẩntội lỗi che đậy, mà lúc bấy giờ họ từ giả 95 con đường sai quấy và đi vào cánh cửa của Tiểu ThừaĐại Thừa để tạm thời và đi đến giáo lý chân thật, ở nơi sự thật thì chân lý vẫn là một sự làm chủ khó khăn và sự thật là một việc tốt[202] hiếm có. Sự dối trá thì ngược lại, thường thường xảy ra một cách đặc biệt cũng như sự rỗng không trưởng thành phong phú khắp mọi nơi. Vì thế Đức Thích Ca Mâu Ni đã chỉ dạy cho những châu báu để tích tụ những công đức và gọi mời đến biển cả chúng sanh cho việc chuyển tiếp và mang đến lời thệ nguyện của Đức A Di Đà để chuyển hóa tất cả nơi chốn trong biển sanh tử. Như thế lời thệ nguyện của Từ Bi, được gọi là “lời thệ nguyện của sự thực tập về đạo đức” cũng gọi là “lời thệ nguyện xuất hiện trong khoảnh khắc của sự chết chóc”. Tên khác được gọi là: “lời thệ nguyện của sự xuất hiệnthành tích của sự vãng sanh”, “lời thệ nguyện của sự nghinh tiếp và thâu nhập” và “lời thệ nguyện của sự đạt thành mang lại sự đứng đắn”.

Nói về lời thệ nguyện như trong kinh Đại Bản cho biết rằng: “Nếu tôi đạt thành quả vị Phật mà chẳng mang đến cho tất cả chúng sanh trong 10 phương tâm giác ngộ; mang đầy đủ những việc làm công đức khác nhau cũng như đạt thành tâm chân thật sau khi sanh về quốc độ tôi mà cuối đời của họ còn xuất hiện vây quanh nơi đoàn tùy tùng to lớn của tôi, thì tôi sẽ không ở ngôi chánh giác.

[203].

Những nơi trong sách đã diễn tả đầy đủ lời thệ nguyện nầy, là những đọan mà diễn tả của 3 loại vãng sanh và kinh Thiền Định (Quán Vô Lượng Thọ) có tạo ra thứ lớp của cửu phẩm và sự thực tập đứng đắn cũng như tản mác.[204]

Người ta cũng quan sát về sự giải thích của Ngài Nguyên Tín thì rõ ràng hơn trong cánh cửa của sự biện minh cho việc niệm Phật và dưới lời thệ nguyện thứ 18 một lần nữa lại nhấn mạnh cho lời nguyện nầy trên tất cả. Trong kinh Thiền Định (Quán Vô Lượng Thọ) đã cho thấy một số trường hợp vãng sanh khác nhau, như những gì mà họ đã thực hành đứng đắn và rải rác đó đây theo lời khuyên niệm Phật A Di Đà một cách thiết tha đối với những tội lỗi nặng nề. Cả Tăng sĩ và tín đồ ở trong thế giới gian dối nầy nên tự lượng[205] về năng lực tự có của mình. Các người nên biết điều nầy.

Câu hỏi: Có thể nêu ra sự khác biệt nhau giữa “ba tâm” trong kinh Đại Bản và “ba tâm” trong kinh Thiền Định chăng?[206]

Trả lời: Người ta theo dõi kinh Thiền Định về Đức Phật Vô Lượng Thọ dựa vào quan điểm của những nhà bình luận[207], cho nên nó bao gồm một ý nghĩa hiển nhiên mở rộng, một cách ngấm ngầm, bí mật dưới ấy. Trước hết là những sự giảng giải về nhiều việc làm tốt đẹp khác nhau mà nó nằm trong sự quyết tâm thực tập, ngay cả như làm những việc tản mát khác và nó được giải thích là ba tâm, để dẫn đến thứ tự của ba loại vãng sanh. Tuy nhiên chẳng phải là hai loại việc tốt mà cũng chẳng phải có cả ba hạnh phúc của nguyên nhân chân thật của quốc độ kia để tán dương nữa[208]. Tam tâm như họ là những người làm chủ cá thểnhận ra được chính ân đức ấy và vì thế mỗi một lại đặc biệt; chúng chẳng tương ưng với một tâm của ân đức cho những người khác[209]. Những phương tiện khác nhau của Đức Như Lai[210] mang đến tất cả những điều căn bản của việc tốt đẹp để con người sanh về Tịnh Độ. Đây là mục đích của kinh kia có ý nghĩa rõ ràng. Những gì còn ẩn ý phía sau là sự giới thiệu về lời nguyện bao la của Đức Thiện Thệ và sự hướng dẫn một tâm đi đến ân đức cho người khác để tất cả được thấu rõ. Qua những việc làm sai trái của Đề Bà Đạt ĐaA Xà Thế mà Đức Thích Ca Mâu Ni đã hiện rõ niềm vui tươi, qua sự mỉm cười của Ngài. Qua sự nhận thức đứng đắn gặp ngay nơi sự chọn lựa đặc biệt của bà Vy Đề Hy, nên một tia sáng được mở ra qua bổn nguyện ấy, bổn nguyện phát khởi từ lòng đại từ bi của Đức A Di Đà[211]. Đây cũng là ý nghĩa ẩn dụ của kinh nầy.

Phần giải thích dưới đây là sự giới thiệu về quan niệm riêng lẽ và những câu nầy từ kinh Thiền Định đã được trích ra từ những bản tổng hợp đã được trình bày để hiểu biết, bởi vì những sự truyền đạt chung chung của mỗi kinh không thể cho độc giả biết trước được. Vì thế ở đây có đoạn bỏ bớt. Sự sử dụng những câu hỏi được đặt ra theo sự khác nhau giữa kinh Đại Bản A Di Đàkinh Quán Vô Lượng Thọ được chấm dứt với những câu được tuyển chọn như sau:

Quả thật như chúng ta đã thấy rằng trong mỗi kinh[212] đều có ý nghĩa rõ ràng và ẩn tàng nơi ấy. Phải suy nghĩ kỹ nhiều để người ta có nên đưa ra một sự phân biệt giữa 3 tâm trong hai kinh nầy không? Kinh Đại Bản và kinh Thiền Địnhý nghĩa khác nhau rất rõ ràng, sau đó ý nghĩa cũng giống nhau. Điều nầy nên hiểu rõ.

[213]

Về việc kia thì trong kinh Đại Bản nói về lời nguyện như thế nầy, lời nguyện ấy chứa đựng sự chân thật, giới đức, như là phương tiện để giúp cho hoàn thiện sự thật, phát triển và đi xa hơn nữa. Tiếp đó thì trong kinh Thiền Định cũng đã để lời thệ nguyện mở ra như là một phương tiện tạm thời và sự thật ấy được ẩn giấu. Trong kinh Tiểu Bản thì ngược lại, chỉ có cánh cửa mở vào sự chân thật[214], trong khi những việc tốt đẹp, phương tiện đơn giản chẳng đề cập đến. Cho nên cả ba kinh về sự chân thật cuối cùng đều có nội dung dạy dỗ về sự tuyển chọn bổn nguyện vậy. Tiếp theo giáo lý đòi hỏi là người ta trồng nhiều loại “nhân tốt” khác nhau qua việc thực tập.

Nếu người ta quan sát về nền tảng căn bản của lời thệ nguyện, như là một phương tiện của sự chân thật thì nó chứa đựng tạm thời cũng như sự thật và nhận lấy tiếp tục từng phần của việc làm và của niềm tin. Lời nguyện là một lời thệ mà sau khi Đức A Di Đà xuất hiện, sau khi những tín đồ sanh về kia trong khoảnh khắc của sự chết. Việc làm là những điều tốt đẹp mà điều ấy chứa đựng từ sự thực hành khác nhau của đạo đức. Niềm tintâm thức đạt được sự chân thật sau khi được sanh về đó. Qua tín tâm và những việc làm như họ đã được nói trong lời nguyện thì một cánh cửa quan trọng của Tịnh Độ sẽ được mở và giáo lý ấy sẽ là phương tiện tạm thời được giới thiệu. Từ cánh cửa quan trọng nầy là 3 loại thực tập, như việc làm đứng đắn, sự trợ hạnh[215] và sự thực hành lẫn lộn được mang đến. Với sự trợ giúp cho những việc làm đứng đắn có sự hướng dẫn riêng biệt và những sự thực tập tản mát. Cũng như vậy có hai loại cá thể, một lần của mỗi loại, chắc chắnđứng đắn và thứ hai là trộn lẫn giữa tốt cũng như xấu. Ngay cả có hai loại của ba tâm và hai loại của sự vãng sanh. Hai loại của ba loại tâm là ba tâm pha trộn và chắc chắn. Tâm chắc chắn và tản mác gọi là tư chất hướng về với mục đích lợi lạc cho cá nhân và vì thế mỗi cái đều khác nhau. Hai loại vãng sanh gồm một loại là vãng sanh trực tiếp và một loại khác là vãng sanh qua trung gian. Vãng sanh qua trung gianvãng sanh nơi thai cung, nơi biên địa, dưới cây Sa La. Sự vãng sanh trực tiếp là sự hóa sanh về cõi nước của hóa độ[216]. Tiếp đến kinh nầy[217] cũng chứa đựng sự thậtthực tế, ở trong ấy cho thấy tâm kim cang của sự chân thật và nắm bắt bao quát và muốn giới thiệu về việc chẳng bỏ mất. Vì vậy Đức Thích Ca Mâu Ni đã hướng dẫn những kẻ không bị đọa lạc[218] trong thế giới lừa dối nầy, tâm thức của lời thệ nguyện đứng đắngiảng thuyết tín tâm nầy; bởi vì nguyên nhân chân thật cho sự sinh ra ở cõi hóa độ là đúng và sự tin tưởng ấy vui vẻ. Kinh Đại Bản A Di Đà nói sự trích dẫn nầy của “hỷ tín[219] và nói “niềm tin”, bởi vì giới đức của Đức Như Lai không một chút nghi ngờ và chẳng trộn lẫn sự sai quấy. Kinh Thiền Định (Quán Vô Lượng Thọ) giải thích về quan niệm của “thâm tâm”[220] khác với tâm hời hợt, mà mỗi chúng sanh đang làm chủ. Kinh Tiểu Bản nói rằng: “một tâm”; gọi một bởi vì chẳng phải là hai, khác nhau với những hành động lẫn lộn. Tuy nhiên cùng với “một tâm” cũng có sâu và cạn. Sâu là tâm thức của ân đức chân thật và sự thực dụng cho những kẻ khác. Tâm thức của sự lợi ích cũng chính là qua những việc làm nhứt định và tản mác ngược lại với sự nông nổi.

Những vị Đại sư[221] cho thấy như sau: “Tất cả mọi việc làm cao cả đều phát xuất từ tâm nầy. Nó mở ra hơn 84.000 cánh cửa. Hoàn toàn giống nhau rằng người nào đó sai bây giờ “đột nhiên” hay là “từ từ” hướng về sự giác ngộ, tất cả đều giống với những lời giáo huấn khác nhau nầy và tùy theo nghiệp lực ấy[222], mà rơi vào chỗ sai lầm. “Cho nên với đây là điều vô minh thường tình kéo dài xuống đáy vực, hầu như chẳng có thể thể hiện một tâm nhứt định chắc chắn. Bởi vì họ phải tập trung làm quen giữ lại việc ấy và tâm thức của họ. Rất khó khăn cho họ để thực hiện công việc kéo tâm thức ra khỏi sự pha trộn kia; bởi vì nếu muốn được như vậy thì họ phải từ bỏ việc xấu và thực hành việc tốt. Cho nên điều ấy tâm kia chẳng có thể vững vàngchắc chắn thành tựu sự quan sát của hình tướng chân thật[223]; nghĩa là dầu cho họ có sống đến 1000 năm đi nữa, thì họ cũng chẳng muốn tự mở con mắt chân thật của mình ra”[224]. Còn bao nhiêu khó khăn nữa để đạt được sự tưởng tượng làm tiêu tan tất cả những gì không có hình tướng ấy. Cho nên Ngài[225] nói rằng: “Đức Phật đã rõ biết những con người tội lỗithời mạt pháp bị che đậy bởi tội lỗi. Ngài biết rằng họ chẳng thể chắc chắn đến được hình tướng chân thật và phải cần bao nhiêu lâu nữa để thay đổi hình tướng của họ để chính họ đạt được những việc nầy, như vậy cũng giống như một người không có thần thông muốn ở trên hư không và xây nhà ở tại đó?” Để diễn tả việc “mở ra cánh cửa” liên hệ về chữ “cửa” và gọi đây là 84.000 cánh cửa tạm thời của giáo lý cũng như những gì mà họ muốn đi xa hơn nữa. Đó chính là biển cả của nhứt thừa về bổn nguyện.

Trong thời kỳ chánh pháp, đây là dấu hiệu của “cánh cửa đi vào con đường Thánh Thiện”[226], nếu kẻ nào bước vào thế giới Thánh Thiệnđạt được kết quả qua việc tự cố gắng. Điều nầy nghĩa là “con đường của sự tôi luyện cực nhọc”. Trong cánh cửa ấy có cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, liền đó hay dần dần chứng ngộ, là nhứt thừa, nhị thừa hay tam thừa, là giáo lý chân thậtthí dụ tạm thời và bí mật, “trực tiếp ra khỏi” hoặc “trực tiếp vượt ra khỏi”. Đây cũng là con đường của cánh cửa phương tiện, như thể hiện phương tiện của sự chân thật trong sự thay đổi biến hóa, như là giáo lý của ân đức cho mọi người tương đương với tự lực. Để đi vào cảnh giới thanh tịnh của Tịnh Độbí mật nơi chốn của Thánh giả và để hưởng được kết quả, gọi khác đi là “cánh cửa của Tịnh Độ” hay “con đường dễ thực hiện”. Ngang qua cánh cửa nầy ngược lại cũng có “thẳng về một bên” và “vượt qua khỏi một bên”, sự thí dụ và sự chân thật, tạm bợ và ngay lập tức, qua sự trợ lực hay chính mình cũng như những việc làm hỗn hợp, sự tản mác và sự thực hành duy nhất. Có 5 loại việc làm đứng đắn[227]. Nơi đây ngoại trừ việc niệm danh hiệu, cũng còn được gọi là “việc làm có trợ lực”. Những việc làm hỗn hợp đồng thời trợ giúp và là tất cả những việc, ngọai trừ sự đứng đắn và sự hổ trợ. Chúng tương đương với giáo lý tiệm tiến bên cạnh sự ra khỏi. Ở đó còn lệ thuộc vào cánh cửa tạm thời của tự lực, trên danh nghĩa của Thiền Định và lễ nhạc, ba sự thực tập hạnh phúc[228], ba bậc của chín phẩm[229]. “Vượt qua khỏi một bên” nghĩa là giữ gìn bổn nguyện trong tâm thứcgiải quyết việc dùng tự lực của tâm thức. Điều ấy là dấu hiệu của “tha lực vượt thẳng qua một bên” (hoành siêu). Riêng lẽ cho sự riêng lẽ, ngay tức thời cho việc tức thời, sự chân thật nhứt trong sự chân thật và một thừa trong tất cả mọi thừa. Đây là chân lý[230]. Tôi đã trình bày những điều nầy trong chương nói về việc thực hành sự chân thật.

Trích liên tục tiếp theo về quan niệmnhững việc làm trộn lẫn” và “sự thực tập chung chạ[231] ở đây cho mỗi việc lại có ý nghĩa khác nhau. Chữ “trộn lẫn” chứa đựng cả hằng vạn việc làm khác nhau. Cứ 5 việc làm đứng đắn lại chứa đựng năm việc làm trộn lẫn ngược lại. Chữ “trộn lẫn” ở đây được dùng, bởi vì khái niệm về việc hiểu biếtviệc làm của con người, chỉ cho chư Thiên và các vị Bồ Tát, họ trộn lẫn cùng nhau. Ở đấy được thực hiện cho việc tốt, xuất phát từ tâm quy hướng trở về, hướng đến Tịnh Độ, tuy vậy nhưng chẳng phải là một nguyên nhân riêng biệt cho việc sanh về Tịnh Độ. Do vậy người ta nói rằng: “Những việc làm trộn lẫn của Tịnh Độ”. Tiếp theo cũng có việc làm pha lẫn với nhau gọi là: “Việc làm duy nhất” và “tâm riêng lẻ[232] cũng như “việc làm trộn lẫn” và “tâm trộn lẫn[233]. Việc làm duy nhất cũng gọi như thế bởi vì ở đây chỉ thực hiện một điều tốt và cũng gọi là sự tương đương với một tâm duy nhất, bởi vì chỉ nghĩ đến việc vãng sanh. Việc làm trộn lẫn và tâm trộn lẫn chứa đựng đặc điểm, bởi vì việc làm trộn lẫn hướng dẫn cho tất cả những loại tốt đẹp và ngay cả tâm thiền định cũng hướng về như lễ nghi. Cũng như những sự thực hiện đứng đắn và qua sự trợ giúp thực tập lại có những sự thực hiện duy nhất và sự thực hiện trộn lẫn. Ở nơi sự thực hiện trộn lẫn ngược lại cũng có tâm duy nhất và trộn lẫn. Bởi sự thực hiện duy nhất cũng có hai loại: loại thứ nhất là niệm danh hiệu Phật và loại kia là thực hành 5 loại duy nhất. Trong việc làm nầy dẫu sao cũng có tâm duy nhất và tâm trộn lẫn. Năm loại thực hành duy nhất gồm: thứ nhứt là cầu nguyện duy nhất, thứ hai là đọc chữ viết duy nhất, thứ ba là thiền định duy nhất, thứ tư là tụng niệm duy nhất và thứ năm là tán thán duy nhất. Đây gọi là 5 việc “thực hành duy nhất”. Với một quan niệm về “sự thực tập duy nhất” được hiểu là có sự khác biệt về ý nghĩa. Nó thực ra có sự liên hệ với sự thực tập lễ nghi duy nhất. Tâm duy nhất cũng như thế, bởi vì từ kia trở ra chỉ còn hướng đến sự thực hiện 5 điều đứng đắn, không có điều ấy thì bên cạnh còn một trong hai mục đích nữa. Đó chính là tâm thiền định duy nhất và tâm nghi lễ duy nhất cũng được gọi là những sự thực tập trộn lẫn, bởi vì có chứa đựng những việc làm pha trộn và sự đứng đắn cũng như sự trợ giúp. Tâm trộn lẫn gọi “trộn lẫn”, bởi vì với kia tâm thiền định và lễ nhạc pha trộn với nhau. Điều nầy người ta nên hiểu.

Nói chung thì Ngài Đạo Xước trong sự trích dẫn của những việc làm khác nhau đã nói và chỉ dẫn nên hướng về Tịnh Độ, là của vạn việc làm và Ngài Thiện Đạo gọi những việc ấy là những việc làm trộn lẫn. Thiền sư Huai – Gan[234] cho thấy những việc kia như là những việc làm khác nhau. Ngài Nguyên Tín đã dựa vào Ngài Huai – Gan và Ngài Nguyên Không (Pháp Nhiên) đã lập theo Ngài Thiện Đạo. Như vậy sự bình luận của những vị Đại Sư đã giúp cho tác giả của các kinh điển[235], trình bày đến cho chúng ta, có những việc làm pha lẫn khác nhau giữa những việc làm trộn lẫn từ tâm pha lẫn và những việc làm lẫn lộn từ tâm duy nhấtviệc làm duy nhất từ tâm lẫn lộn. Tiếp đến cũng còn nằm trong những việc làm chính đáng, sự thực tập duy nhất với tâm duy nhất, sự thực tập duy nhất với tâm trộn lẫn và sự thực tập lẫn lộn với tâm lẫn lộn. Chúng tất cả là nguyên nhân cho sự vãng sanh về biên địa Tịnh Độ, nằm trong thai sanh biên địa, trong phạm vi của những kẻ yếu ớt. Bởi vì người ta qua đó mà được sanh về Tịnh Độ, nhưng chưa nhìn thấy được Tam Bảo. Tâm giác ngộ của Phật nhận lấy những sự sai quấy mà những việc làm trộn lẫn hướng dẫn đến, chẳng phải để chiếu sáng cho kia. Lý do cho việc nầy là sự chân thật của lời thệ nguyện, chứa đựng những giới luật tạm thời[236]. Giáo lý tạm thời và sự giải thích, bắt nguồn từ sự khao khát cho sự thật, nhờ vậy mà được rõ ràng.

Ba tâm của hai kinh có những ý nghĩa khác bên ngoài thì có ý khác; nhưng bên trong chỉ ẩn một ý. Như vậy là câu hỏi về khác và giống của ba tâm đã được trả lời.

Câu hỏi tiếp theo là: phải chăng ba tâm trong kinh Đại Bản và kinh Thiền Định khác nhau với “nhứt tâm” của kinh Tiểu Bản, hay với kia là một?

Câu trả lời là: Với lời thệ nguyện như là cánh cửa phương tiện được dựng lên cho sự chân thật[237] thì có việc làmlòng tin. Tiếp đến lại có sự chân thậtphương tiện, vâng! Hạnh nguyện chính là cội rễ của nhiều cây cối khác nhau thuộc về công đức. Những công việc làm bây giờ lại có hai loại: Thứ nhứt là cội rễ của những việc tốt đẹp và thứ hai là cội rễ của công đức[238]. Niềm tintâm thức hướng đến sự chân thậtđạt được sự vãng sanh. (Đây là lời nguyện thứ 20). Trong sự phân tích về những hành động của từng việc một thì ở đây có Thiền Định và lễ nhạc. Sự vãng sanh là sự vãng sanh khó nắm bắt được[239]. Đức Phật chỉ cho thấy sự biến tướng của hình tướng. Quốc độ là thành trì của sự hoài nghithai sanh biên địa. Cũng giống như chúng ta trải qua trong kinh Thiền Định (Quán Vô Lượng Thọ), ở đây cũng phải[240] cho thấy một ý nghĩa tạm thời và rõ suốt. Sự hiển nhiênĐại Sư của kinh[241] đã xác nhận tối thiểu về những việc làm khác nhau và cái nhỏ tốt đẹp được chứa đựng, để mở ra cánh cửa sự thật của cội rễ của việc tốt và những công đức đồng thời về một tâm của sự lợi ích của chính mình đạt được cũng như phấn chấn cho việc nắm bắt khó khăn về sự vãng sanh kia. Do vậy Ngài đã khuyên trong kinh rằng: “Nhiều cội rễ của việc thiện, nhiều thành quả của đạo đức và nhiều sự liên hệ với nghiệp lực, qua hạnh phúc đạo đức mang lại”. Trong một sự bình luận[242] gọi là “Hãy hướng về tất cả chín phẩm nơi Tịnh Độđạt được chỗ ấy rồi thì quyết chẳng bị đọa lạc”. Nơi khác thì nói rằng: “Sự vãng sanh không thể khác hơn là ở cảnh giới phương tây qua việc niệm Phật từ 3 đến 5 lần cầu nguyện thì Đức Phật sẽ hiện ra nghinh tiếp tín đồ”. Tất cả việc nầy chỉ cho thấy ý nghĩa mặt nổi của kinh nầy. Ở đó chủ ý cho một phương tiện tạm thời nằm trong cánh cửa chân thật ấy. Những gì còn lại phía sau là sự diễn tả về những chúng sanhniềm tin khó đạt được trong sự chân thật. Qua đó kinh soi sáng biển thệ bất khả tư nghì và muốn cho mọi người tạo ra thời cơ để hướng về biển lớn của niềm tin quy mạng ấy. Quả thật, bởi vì những lời khuyên vô số, như những hạt cát của sông Hằngniềm tin cũng vậy đủ loại chẳng thể đếm hết. Cho nên gọi là: niềm tin, thật là khó vô cùng. Trong bình luận[243] nói rằng: “Nếu những người thường hướng đến sự cầu nguyện, họ sẽ đạt được trực tiếp qua sự chí thành với lời nguyện tổng thể của Đức A Di Đà mà họ được sanh về đó”. Vì vậyý nghĩa vay mượn được mở ra. Trong kinh gọi là: “bám víu và giữ kỹ” và tiếp đến “ nhứt tâm”. Chữ “bám víu” diễn tả rằng tâm thức giữ chặt và không thay đổi cũng như chẳng hướng đến nơi khác. Chữ “giữ kỹ” gọi là những gì không được rơi rải tản mát và không được đánh mất đi. “Một” ấy để chỉ cho những gì không phải là hai. “Tâm” ấy là tên gọi cho sự chân thật và những thực tế. Những lời dạy kia đã được nói qua lời dạy ấy ở trong những kinh điển Đại Thừa là không ai hỏi Đức Phật cả mà chính do Ngài mang ra để giải thích. Chỉ vì còn nằm ở kia mà vì vậy sự xuất hiện của Đức Như Lai trong thế giới nầy là lý do để chứng minh cho những ý định chân thật của chư Phật nhiều như cát sông Hằng. Qua kinh nầy 4 vị Bồ Tát đã giải thích, họ xuất hiện trước con người[244] đồng thời những vị Đại Sư từ ba quốc độ[245] qua giáo lý đứng đắn của việc niệm Phật và hướng dẫn chúng ta qua những việc dối gạt của thế giới tội lỗi nầy. Thánh Điển to lớn với ba kinh cũng có nơi mở bày và cũng có nơi còn ý nghĩa vay mượn; nhưng trong việc chính là giới thiệu tâm thức của niềm tin và giúp cho đi vào nơi ấy. Cho nên ban đầu kinh gọi “đúng như vậy”[246]. Ý nghĩa của sự diễn tả nầy, là hình tướng của niềm tin. Nếu bây giờ tôi quan sát về ba kinh thì như thế cho tất cả vào tâm kim cang của sự chân thật cao tột nhất của sự tối cần thiết. Tâm chân thật là tâm tin tưởng to lớn. Tâm to lớn niềm tin là sự hiếm hoi, sự vượt lên trên, là cái nhân màu nhiệm chân thật, thanh tịnhngoài ra bởi vì là biển đại dương của tâm tin tưởng đạt được thật là khó khăn ngoại lệ, vì tâm kia từ năng lực của Phật mang đến. Tuy vậy ở phía ngoài dễ dàng trong việc đi đến sự chân thật của quốc độ hạnh phúc kia, bởi vì qua năng lực của lời thệ nguyện được sinh ra ở nơi ấy. Đây chính là cái nhân của việc tìm cách luận bàn ở đây về sự nhứt như và sự khác biệt của nhứt tâm kia.

Như vậy để trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa của nhứt tâm trong 3 kinh được chấm dứt.

Tăng sĩ cũng như tín đồ từ ba cõi dơ uế ấy vì vậy nên mau mau đi vào cánh cửa chân thật của sự thực hành rộng rãi và vào nơi công đức viên mãn cũng như đạt được sự vãng sanh khó nắm bắt kia.

Trong sự trích dẫn về phương tiện của cánh cửa chân thật ấy có sự khởi nguồn từ việc tốt và sự khởi nguồn của những công đức. Tiếp theo lại có tâm duy nhất của Thiền Định và tâm duy nhất của những lễ nghi khác nhau, cùng với tâm lẫn lộn của Thiền Định cũng như của nghi lễ. Tâm lẫn lộn là tâm ra khỏi từ cái tốt lẫn cái xấu, khỏi thói quen và sự thánh thiện của Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa, trong ấy hòa chung với nhau ở bên trong được sự trợ giúp cũng như sự đứng đắn, qua việc niệm danh hiệu. Tuy nhiên giáo lý chân thậtbỗng nhiên” là cội nguồn ở đây “từ từ” và thuộc về cá thể[247]. Sự thực tập tuy rằng duy nhất nhưng cái tâm trộn lẫn với sự vật. Cho nên gọi đây là tâm trộn lẫn. Tâm duy nhất của Thiền Định và lễ nhạc là sự đạt thành theo năng lực của bổn nguyện, cho nên được cho rằng trong khi nó còn mang theo tội lỗi và những việc gọi là tốt đẹp. Nó cũng còn gọi là tương đương với “tâm duy nhất của tự lực”. Nguyên nhân của những việc tốt đẹp niệm danh hiệu của Đức Thiện Thệ. Tên nầy là đại biểu cho tất cả những việc tốt, nguyên ủy của mỗi chúng sanh tốt đẹp. Và vì thế gọi là khởi nguyên của những việc tốt. Sự khởi nguyên của tất cả công đứccông đức được lan truyền với danh nghĩa của Đức Như Lai. Nếu Ngài nghe được một giọng khi cầu nguyện, thì Ngài sẽ hoàn thành tất cả những công đức và dẫn tất cả chúng sanh về. Bởi vì Ngài là nguyên nhân của đạo đức thành tựu với tên gọi tất cả trong 3 thời và tất cả trong 10 phương. Cho nên Ngài đuợc gọi là sự thành tựu của đạo đức. Từ đó Đức Thích Ca Mâu Ni mở cửa vào kho tàng của những công đức[248] và dắt dẫn thế giới tội lỗi trong 10 phương kia. Đức A Di Đà Như Lai quan sát về nguyên thể của lời nguyện cho sự thành tựu trọn vẹn (với lời nguyện thứ 20) và kéo những kẻ đáng thương trong biển cả chúng sanh từ tất cả các cõi hiện hữu ra khỏi. Đây chính là lời thệ nguyện từ bi đã được tồn tại, gọi đó là lời thệ nguyện của sự chắc chắn được sanh về, sự cầu nguyện sau khi họ đạt thành. Những cách gọi khác cũng có thể là danh hiệulời thệ nguyện cho những người chưa hoàn hảo[249] và “lời thệ nguyện của sự quay về chân thật”.

Đức A Di Đà nói về lời nguyện kia liên quan như trong kinh Đại Bản rằng: “Giả thử khi ta thành Phật, có chúng sanh nào trong 10 phương quốc độ nghe được danh hiệu ta sự suy nghĩ của họ hướng về quốc độ của ta để trồng những căn nguyên khác nhau của phước đức và họ mong muốn mang tâm chân thật về mục đích nầy để được sinh ra nơi ấy, mà kết quả chẳng đạt được, thì ta sẽ chẳng ở ngôi chánh giác.”

[250]

Thực tế tôi biết rằng tâm pha lẫn, chính là khi thực hành niệm Phật duy nhất, và tâm của sự đại hoan hỷ chẳng đạt tới được. Do vậy vị Đại Sư nói rằng[251]: “Theo lời thệ nguyện của Đức Phật chẳng phải đền bù qua sự cầu nguyện. Con người tuy rằng muốn làm những việc lành; nhưng trong tâm xuất hiện sự ngã mạn và sự khinh khi, bởi vì con người sẵn sàng tương ứng với sự thành tựu của thanh danh; bởi vì con người của tôi bị tự kỷ bao phủ và với sự hiểu biết dễ chịu để cho mỗi hành động chẳng có khả năng đến gần hơn; bởi vì tìm được sự hài lòng để cho nghiệp lẫn lộn nối kết lại và việc làm chính đáng để vãng sanh lại chính mình bị trì trệ và dẫn đến sự thiệt hại cho kẻ khác”.

Buồn biết là bao! Rằng sự khổ đau đan chéo nhau với sự vô minh thường tình trong thế giới nầy từ thời vô thỉ, chẳng hề có thể rời bỏ, bởi lẽ những điều ấy mang lại sự đứng đắn và chỉ giúp đỡ cho nhau và trộn lẫn với tâm Thiền Địnhnghi lễ. Như vậy họ chịu ảnh hưởng chính bởi sự trở lại vĩnh cửu và vòng quay ấy, đồng thời chẳng hề nghĩ đến các kiếp số, hoàn toàn chẳng có thể với họ, để quay về với năng lực của lời thệ nguyện và bước vào niềm tin biển cả bao la ấy. Đây thật là điều đáng tiếc để tiếc nuối thêm hơn: tất cả những vị Thánh của Tiểu ThừaĐại Thừa hầu hết là những người thánh thiện, họ có thể chẳng mang lại niềm tin, bởi vì chính họ muốn cấy vào danh hiệu hạnh phúc qua bổn nguyện cho cội nguồn của những việc tốt đẹp. Cho nên họ chẳng trải qua sự giác ngộ trí tuệ của Phật và bởi vì họ chẳng xem xét thế nào là nguyên nhân đã xảy ra và họ chẳng bước vào quốc độ chân thật của báo độ ấy.

Vì thế với tôi, kẻ ngu si đầu nhẳn tên Loan cung kính cho tác giả đã luận bàn[252] và để lại những đề nghị cho người sau của những vị Tổ Sư, đã từ lâu, từ cánh cửa giả hợp của hằng vạn việc làm ấy, đồng thời đã bước vào những hành động tốt đẹp khác nhau và với tôi đã xa rời được sự sinh ra dưới cây Sa La. Tôi đã hướng về cánh cửa chân thật của nguyên nhân những sự tốt đẹphiệu quả của đạo đức, đã vào nơi ấy và tôi dễ dàng có một tấm lòng được mang lại cho việc khó nắm bắt sự vãng sanh kia. Ngày nay tôi đã thật sự, rời bỏ cánh cửa phương tiện, để tôi trở về với tuyển chọn lời thệ nguyện như biển cả ấy và tôi cũng đã đi vào đó. Tôi đã nhanh chóng từ bỏ việc vãng sanh khó khăn và bây giờ mong rằng thành tựu được những sự vãng sanh nan tư nghì ấy. Lý do về việc kia nằm trong lời nguyện tròn đầy thành tựu[253]. Bây giờ sau khi tôi đã từ lâu dừng lại nơi biển thệ nguyện ấy, tôi đã kinh qua sâu thẳm lời thệ nguyện của Đức Phật. Để tạ ơn về thành quả đạo đức đầy đủ kia, tôi truyền bá giáo lý chân thật căn bản cần thiết ấy và luôn luôn kêu gọi sự cầu nguyện với biển cả bất tư nghì công đức kia[254]. Niềm vui của tôi vô tận và tôi gói trọn kỷ vật nầy sâu tận đáy lòng tôi.[255]

Trên thực tế tôi biết rằng những giáo lý khác biệt, thuộc về con đường thánh thiện để làm theo tùy từng thời gian, trong đó Đức Phật đã dừng lại ở quả đất nầy và ngự trị trong ấy với giáo lý chân chánh. Tuy thế cho từng thời đại của sự cân đo và giáo lý ấy đi đến chỗ cuối cùng cũng như cho mỗi thời kỳ mà trong ấy giáo lý kia trải qua, hầu như chẳng thể thích hợp được[256]. Ngay như bây giờ chúng ta đã đánh mất thời gian và đã bỏ rơi chúng sanh riêng lẽ. Giáo lý chân thật của Tịnh Độ thì ngược lại nhận lấy sự hủy bán nhiều về lòng từ bi vô lượng ấy và đồng hóa với những chúng sanh xấu tệ. Bất kể họ từ thời Đức Phật còn tại thế; từ thời tượng phápthời mạt pháp.

Nếu con người phổ biến những lý do căn bản cho sự giúp đỡ cho những kẻ diễn giải kinh điển bằng chữ viết của các Đại Sư và những nhà bình luận và sau khi quyết định để hỏi về giữa sự truyền thừa, thì người ta sẽ đếm tất cả gồm chung với 5 loại lời dạy. Đầu tiên là truyền đạt lời Phật dạy, việc thứ hai là những Thánh Đệ Tử của Ngài, thứ ba là truyền đạt sự thay đổi về sự sống ở cõi trần, thứ tư là Thiên Thần và thứ năm là truyền đạt sự xuất hiện của quỷ thần. Tuy nhiên bốn điều sau cùng trong loại nầy chẳng thể đầy đủ cho niềm tin. Ba kinh ngược lại đã giải thích riêng về những bậc Đại Thánh mà chính Ngài đã mang đến.

Phần trích dưới đây của Long Thọ, trong ấy có một bài ngắn nói về lời dạy của Đức Phật trước khi Ngài nhập diệt. Qua đó Đức Phật đã huấn dạy đệ tử Ngài rằng: “Các con bây giờ hãy (nương theo tứ y) thẳng đến giáo lý và chẳng nên theo con người, hãy xét đến ý nghĩa cho sự quyết định và đừng phải căn cứ nơi sự hiểu biết, mà là trí tuệ của các ngươi và chẳng phải để hiểu cũng như các con nên dừng lại ở giáo lý, ở trong ấy nhận ra rõ ràng chủ ý của Đức Phật và chẳng phải không hiểu điều nầy!” Giáo lý, ý nghĩa, trí tuệ và được gọi chung là những lời giáo huấn và sự gọi chung đây là bốn điều căn bản (tiếng Nhật: shie) và trong ấy được tiếp theo lời dạy như sau:

Bởi vì điều ấy cần thiết mà các vị Tăng sĩ cũng như tín đồ thời mạt pháp thực tập giáo pháp, ở đấy người ta nghiên cứu về bốn điều căn bản ấy một cách chu đáo.

Như vậy trải qua quan điểm đứng đắnchân thật của những kinh điển được giải thích qua sự lưu truyền về đạo đức đã được dựa theo truyền thống, để phân biệt giữa sự chân thật và sự lờ mờ, giữa Tịnh Độcon đường đưa đến Thánh Thiện đã được mở ra và giữa những sự hướng dẫn sai lầm, tà thuyết của những đạo sư được sửa đúng lại. Sau thời gian nghiên cứu tìm hiểu, trong thời gian Đức Phật vào Niết Bàn thì đã hướng đến các thời chánh pháp, tượng phápmạt pháp rất rõ ràng.

[257]

Cho nên đa số chúng sanh ở trong thế giới lừa dối, dơ nhớp và vẩn đục nầy nếu không có sự hướng dẫn để biết được trong thời kỳ mạt pháp của những bậc Tăng Ni thì cả Tăng sĩ và tín đồ ở trong thời kỳ nầy, do vậy phải nghĩ đến quí vị cho tình trạng riêng lẽ nầy!

Để nghiên cứu giáo lý trong ba thời kỳ nầy thì nghiên cứu thời gianĐức Như Lai vào Niết Bàn, chứng minh rằng vào năm thứ 51 dưới năm vị thống trị thứ 5 của vùng chúng ta. Từ đó cho đến năm đầu ngày nay của năm Gennin (đây là thời gian trị vì của Hoàng Đế Go–Horikawa) là 2.183 năm đã trôi qua[258]. Sau khi lời dạy của “Kinh về trí tuệ của A Tăng Kỳ Kiếp”[259], Kinh Nhân Vương[260]kinh Niết Bàn thì thời kỳ mạt pháp đã bắt đầu trước đây 683 năm rồi.

[261]

Với sự quan sát sâu thẳm được rõ ràng thì có nhiều vị Thầy khác nhau thuộc về con đường Thánh Thiện, qua việc thực hànhchứng đạo đã được cho thấy từ lâu, trong khi con đường thực sự chứng đắcTịnh Độ Chân Tông, bây giờ đang được nở rộ. Vì thế những người bình luận từ các chùa khác nhau lại mờ mịt với giáo lý của họ và chẳng nhận ra cánh cửa chân thật cũng như tạm bợ; những người theo Khổng Giáo ở Kinh Đô thì không rõ trong công việc làm của họ và chẳng thể quyết định phân biệt cho con đường đúng hay sai. Như vậy chỉ còn những Tăng sĩ ở chùa Kôfuku – ji dưới sự trị vì của Thiên Hoàng Daiyô (như vậy được hiểu là thời vua chúa tự viện Go–Toba[262], mà tên thật là Takanari) trong khi tính theo lịch người trị vì thời ấy là (Tsuchimikado[263] thuộc nhiếp chính vương tự viện, mà tên thật của ông là Tamehito) trong thượng tuần giữa mùa xuân[264] của năm đầu tiên Jôgen với một sự thưa kiện[265]. Nhiếp chánh vương và những Đại Thần thực hiện việc phá bỏ giáo lýý nghĩa, họ để cho cơn giận dữ bộc phát lên và cuốn theo những sự ghen ghét. Cho nên một số đệ tử đã phê phán bậc Tổ Sư của họ theo Chân Tông và Thầy dạy đạo Nguyên Không (Pháp Nhiên), không thể diễn tả hết được những tội lỗi của những người thừa hành ấy là họ muốn giết hay đánh phá vị trí của Tu sĩ, cho Tăng sĩ tên đời và họ liên đới với những người ở xa. Một trong những người bị hại ấy là tôi. Cho nên tôi chẳng phải là Tăng nhơn mà cũng chẳng phải là tín đồ. Từ lý do nầy cho nên tôi hay dùng chữ toku (ngốc), kẻ trọc đầu, như là tên của mình. Thầy dạy đạo Nguyên Không (Pháp Nhiên) như thế nào thì chúng ta những người học trò, tất cả đều bị lưu đày về các tỉnh xa và ở đó trong vòng 5 năm. Trong thời gian trị vì của Thiên Hoàng (tên nhiếp chính vương tự viện là Sado[266], với tên thật là Morinari) trong năm đầu của Kenryaku (Kiến Lịch) ngày 7 tháng 2 thuộc tiết mùa mưa[267] thì lệnh lưu đày được ân xá và sau đó Ngài trở về lại cố đô, Ngài Nguyên Không (Pháp Nhiên) ở quê nhà tại Ôtani thuộc miền tây dưới chân núi Higashi–Yama ở vùng bắc của Toribe. Đến ngày 5 tháng giêng của triều đại năm thứ 2 vào giờ ngọ Ngài đã vào Niết Bàn[268]. Ở đây chẳng cần thiết để nói về những dấu hiệu bất khả tư nghì vào thời điểm chết của Ngài đã hiện ra. Những điều nầy cũng có thể tìm được trong những bài tường thuật khác.

Như vậy với tôi, kẻ ngu ngốc trọc đầu tên Loan, là đệ tử của Đức Thích Ca Mâu Ni ở trong năm đầu của Kennin[269] đã từ bỏ những việc làm lẫn lộn và đã quy hướng về bổn nguyện. Trong năm thứ 2 của Genkyu[270] tôi nhận được lời thệ nguyện của Pháp Nhiên và tôi được phép sao chép lại Senjaku nầy. Trong cùng năm ấy vào ngày 4 thuộc giữa triều đại của tháng mùa hè đầu tiên, chính Ngài đã viết bản thảo về “Senjaku hongan nembutsu shu” với những lời “việc niệm Phật A Di Đàviệc làm để vãng sanh, tiếp nhận việc niệm Phật” và với đạo hiệu là “Shaku no Shakku”[271]; trong bản sao của tôi. Chính trong ngày ấy tôi đã yêu cầu Ngài vẽ một hình của Ngài và Ngài đã vẽ và trao cho tôi. Vào ngày thứ 9 của hạ tuần tháng 7 vào năm thứ 2 của chính triều đại ấy Ngài đã viết một phương châm của chân dung trao tận tay câu “Nam Mô A Di Đà Phật” và “ nếu khi tôi đạt được Phật quả, thì tất cả trong 10 phương, chỉ cần niệm danh hiệu tôi 10 niệm, mà không sanh về được, thì tôi sẽ chẳng ở ngôi chánh giác”[272]. Vị Phật kia ngay bây giờ đã thành Phậtchúng ta biết rằng lời thệ nguyện căn bản cũng như quan trọng của Ngài, không bao giờ sai. Những chúng sanh đạt được sự vãng sanh qua việc niệm danh hiệu Phật”. Tiếp đến Ngài đã thay đổi căn bản về tên tôi qua sự truyền đạt của giấc mộng, mà cho đến nay vẫn là Shakku, rồi chính Ngài ở trong ngày ấy, tự tay mình viết tên tôi xuống lại[273]Thân Loan. Ngài lúc ấy đúng là năm 73 tuổi.

Những “sự thu thập bài vở về việc niệm Phật, qua việc tuyển chọn của bổn nguyện” đã đến với cơ hội của Phật đạo đã được thay đổi những nhiếp chính vương (Tsukinowadono Kanezane với pháp danh là Emshô)[274]. Điều quan trọng căn bảngiáo lý chân thậtý nghĩa sâu xa của việc niệm Phật đều chứa đựng trong ấy. Nếu người ta thấy được điều ấy thì việc giác ngộ khá dễ dàng. Trên thực tế thì điều ấy quá hiếm hoi, qua những văn tự cao cả vi diệu, điều quý giá của giáo pháp sâu xa khó gặp được. Đồng thời trải qua hằng năm tháng hay cả 10.000 năm của nhơn sinh mà học được sự giáo dưỡng từ những vị thầy thì trên tất cả, người gần hay ở xa, hay chỉ còn một thiểu số, đã được phép xem cũng như chép lại tác phẩm nầy. Tuy vậy tôi cũng đã sẵn sàng chép kỹ lại. Đây chính là một tác dụng hạnh phúc cho mọi người rằng tôi đã hướng đến việc làm đứng đắn cho tôi cũng như thực hành riêng biệt việc niệm Phật ấy và cũng là một dấu hiệu cho tôi thấy rằng việc vãng sanh về Tịnh Độchắc chắn. Cho nên tôi đã ngăn những dòng lệ lại với niềm vui cùng sự buồn rầu cũng như tha thứ cho những cộng nghiệp đã dẫn tôi vào nơi quy định.

Còn niềm vui nào mà tâm thức đã cấy trồng trên mãnh đất của chư Phật với lời đại nguyện và tôi để cho sự suy nghĩ của tôi tuôn chảy vào biển cả của vô lượng chúng sanh. Sâu thẩm hơn, tôi đã cảm nhận với tình thương vô lượng của Đức Như Lai và đã hướng về sự chân thật cung kính của lời thệ nguyện ấy để cho những vị Đại Sư xuất hiện với lời dạy của các Ngài. Tôi ngày càng được những niềm vui hơn và tôi luôn tạ ơn sâu sắc cho thời tuổi trẻ của mình nhiều hơn nữa. Từ lý do nầy tôi đã hoàn thành kết quả quan trọng của Chân Tônglưu truyền giáo lý căn bản cần thiết của Tịnh Độ. Tôi chỉ còn trong ý nghĩa của lời thệ nguyện sâu xa của Đức Phật và tôi cũng đã chẳng xấu hổ vì lẽ bị mắng nhiếc qua một vài người, hầu hết đều giống nhau, hy vọng rằng họ bây giờ đã được thành tựu với đức tin hoặc là tức giận hay chối từ cũng như đứng đó chửi bới, niềm hỷ lạc của sự tin tưởng trong năng lực của lời thệ nguyện đã thấy và kết quả vi diệu trong cảnh giới hòa bình cũng như được thấy xuất hiện sự an toàn ấy.

Trong An Lạc Tập tác giả[275] đã nói rằng: “đón nhận chữ chân thật và tập trung lại nơi sự thực tập, là giúp cho việc vãng sanh. Ngoài ra bởi vì điều nầy cũng được hướng dẫn bởi sự suy tư rằng sự an toàn phía trước sẽ hướng dẫn cho những người đến sau và sự an toàn ở phía sau sẽ hướng về những người đi trước, như vậy một sự tiếp nối không chấm dứt và sự đạt thành của sự vãng sanh chưa lần nào bị gián đoạn. Mục đíchsử dụng mọi cách để được hoàn toàn đầy đủ trong biển cả vô tận của sự sanh tử kia”.

Từ đó các Tăng sĩ và tín đồ của thời mạt pháp có được một niềm tin kính cẩn. Điều nầy người ta nên biết đến.

Cũng như trong những câu kệ của kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Bồ Tát là vị thấy con người trong nhiều loại khác nhau, khi thực hành và hầu như giống nhau dẫu cho họ đang mang đến một điều tốt đẹp hay điều chẳng tốt nơi tâm, thì Bồ Tát đều nhận lấy tất cả.”[276]

Dịch xong tất cả tác phẩm nầy vào ngày 5 tháng 9 năm 2011 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover – Đức quốc.

Thích Như Điển



[1] Bài nầy gốc là một phần tác phẩm chánh của Giáo, Hạnh, Tín, Chứng của Thân Loan. Nó nằm ở cuối phần thứ 2. Phần nầy kể từ hằng trăm năm nay Tịnh Độ Chân Tông đã đọc tụng như là những kinh điển chính thức và nhiều chùa đã đọc tụng hằng ngày. Kinh căn bản của bản dịch nầy do Nihon Shiso Taike xuất bản, quyển thứ 11, bản nầy còn truyền lại từ mẫu chữ viết tay của Thân Loan.

[2] Tức là đức Thích Ca Mâu Ni.

[3] Bảy vị Tổ Tịnh Độ Chân Tông được kể là: Ngài Long Thọ, Ngài Thế Thân, Ngài Đàm Loan, Ngài Đạo Xước, Ngài Thiện Đạo, Ngài Nguyên Tín và Ngài Nguyên Không (Pháp Nhiên).

[4] Tiếng Nhật Inotoki tức là thời kỳ còn đắn đo suy nghĩ là thế nào mà Ngài có thể cứu độ chúng sanh để đưa đến sự giác ngộcuối cùng – sau năm a tăng kỳ kiếp như trong Kinh Đại Bổn Di Đà nói - với 48 lời nguyện của Ngài chính là phương tiện tốt nhất để mang đến mục đích nầy.

[5] Việc phát tâm Bồ Tát thuộc về sự phát nguyện, đầu tiên là nhằm giúp cho tất cả chúng sanh được giác ngộ, trước khi chính mình thành Phật và vào cảnh giới Niết Bàn. Từ đó những lời phát thệ của các vị Bồ Tát chỉ chung cho “sự rộng lớn và quãng đại”.

[6] Hai câu thơ nầy liên hệ lời nguyện thứ 18 của đức A Di Đà trong 48 lời nguyện, trong Kinh Đại Bổn A Di Đà. Trong ấy theo tư tưởng của Thân Loan được dùng đến cho niềm tin đọc tụng về danh hiệu A Di Đà là cái nhân để được vãng sanh về Tịnh Độ.

[7] Tiếng Nhật Togaku (Đẳng Giác) là địa vị thứ 51 trong 52 đẳng cấp của Bồ Tát: vị Bồ Tát đã thực hành đầy đủ tất cả và đang đứng trước sự giác ngộ hoàn toàn, với điều nầy Ngài sẽ ngang hàng với 1 vị Phật.

[8] Điều nầy liên hệ với lời nguyện thứ 11, điều được hứa là những ai được sanh về trong tất cả cảnh Tịnh Độ và chắc chắn vào cảnh giới Niết Bàn.

[9] Tức là Đức Thích Ca Mâu Ni.

[10] Tiếng Phạn Panca-kasaya, tiếng Nhật Gojoku, tức là sự phá hủy, việc nầy là tình trạng của toàn thể thế giới và với khoảng cách của thời gian thì một Đức Phật sẽ xuất hiện. Chú ý là tình trạng hủy hoại của thế giới bên ngoài (tai nạn thiên nhiên, nạn đói v.v…) sự phá hủy ấy là tình trạng của sự nhận thức, đạo đức, hiện tượng vật lý, tinh thần của con người và trong cuộc đời hiện hữuliên hệ với cảm giác cuộc sống.

[11] Tiếng Nhật Nyorai Nyojitsu, Ngorai = tathagata; nghĩa là Đức Như Lai “vị đó Như là”. Đây là một trong mười bảo hiệu của Đức Phật

[12] Tiếng Nhật: ichinen. Nen (niệm) là một dấu hiệu suy nghĩ ngay bây giờ kết nối với tâm, cho nên cũng có nghĩa là sự nối kết với một, thường là giới thiệu một khoảnh khắc.

[13] Ánh sáng của Đức Phật A Di Đà.

[14] Ở đây được hiểu rằng: sự giải thoát chẳng phải thẳng tiến và dần dần từ một cuộc đời riêng lẽ, rồi từ đó thành tựu những nghiệp lành, nhưng đặc biệt với sự giúp đỡ của một lực bên ngoài đến.

[15] Tiếng Nhật: goakushu (ngũ ác thú). Thói quen dùng để nói về 3 đường ác (tiếng Phạn: durgati) như sống trong địa ngục, thú dữ và quỷ đói; tuy vậy Thân Loan còn tính cho cả kiếp người hoặc những chúng sanhcõi Trời vào đó nữa, để đối ngược lại với chúng sanh nơi cõi Tịnh Độ.

[16] Tiếng Phạn: Pundarika: Hoa sen. Biểu hiệu nầy xuất xứ từ kinh Quán Vô Lượng Thọ.

[17] Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

[18] Đức Phật A Di Đà.

[19] Một hòn núi thuộc miền Đông Nam xứ Ấn Độ. Nhiều khi dùng để chỉ cho Adamspeak của Tích Lan là núi Lanka. Trong trường hợp nầy là sự hiện hữu của Đức Thích Ca Mâu Ni tại đó sớm hơn; có tính cách hoang đường hơn là lịch sử.

[20] Ngài Long Thọ.

[21] Danh từ chuyên môn là “nan hạnh” (khó làm); ở đây dùng để chỉ cho tất cả những sự thực tập tín ngưỡng Di Đà và những kẻ ấy chính mình giải thoát đến mục đích; trong khi “dị hạnh” (dễ làm) nghĩa là dùng để chỉ cho niềm tin khi cầu nguyện Đức Di Đà qua lối trì danh tin tưởng qua lực giải thoát kia.

[22] Tiếng Nhật: hitsujô (tất yếu). Vòng (quay) của chúng sanh, chắc chắn sẽ được giác ngộ trong tương lai và không thể còn bị rơi vào những hình thức tồn tại thấp hơn nữa.

[23] Theo Thân Loan sự giải thoát nối kết với lòng từ bi của Đức A Di Đà sẽ thành tựu với chỉ một lần niệm danh hiệu. Việc niệm Nam Mô A Di Đà Phật cũng theo giáo lý của Thân Loan chẳng cần phảinghiệp lành, mà chỉ riêng lẽ việc tạ ơn cho việc cứu giúp qua Đức A Di Đà.

[24] Tiếng Nhật: Ôchô. Tức là con đường giải thoát qua sự nắm bắt tha lực của Đức A Di Đà, với phần đầu của khái niệm nầy diễn tả hình dáng, mà con người chẳng thể tự ra khỏi, tuy nhiên căn bản là sự trợ lực từ bên ngoài để đạt được sự giác ngộ. Chữ “Herausspringen” (vượt qua) nghĩa trong trường hợp nầy là đột nhiên vượt qua mọi chướng ngại so với sự đối ngược lại cho sự tiếp tục thành tựu, như việc tu khổ hạnh.

[25] Trong khi danh từ nầy dùng để chỉ cho những truyền thống Phật Giáo khác về thế giới chân thật, thì trong Phật Giáo A Di Đà đây là cách gọi khác cho cõi Tịnh Độ của Đức Phật nầy.

[26] Điều nầy cho thấy rõ ràng rằng cõi Tịnh Độ của Đức A Di Đà chẳng phải là dừng lại vĩnh viễn, mà chỉ để cho việc chuẩn bị thực hiện sự giác ngộ, vậy thì việc nầy tương ứng với lý tưởng của Bồ Tát tiếp tục trở lại thế giới nầy để giúp đỡ cho những chúng sanh khác.

[27] Vị học giả người miền Bắc xứ Ấn Độ, khoảng đầu thế kỷ thứ 6 đã đến Trung Hoa. Người ta cho rằng Ngài đã giải thích cho Ngài (Đàm Loan) kinh Quán Vô Lượng Thọ.

[28] Tiếng Nhật: sanzô (tam tạng); danh từ chung chỉ cho những sách có giá trị. Ba tạng nầy gồm có kinh, luật và luận.

[29] Nghĩa là con đường chính tự mình giải thoát.

[30] Tiếng Nhật: sanbusanshin. Đây là 3 niềm tin riêng biệt về sự trong sạch; sự thống nhất bên trong và bất biến. Ba loại bất tín chứa đựng ngược lại với những điều trên.

[31] Tiếng Nhật: zômatsuhômetsu. Điều nầy chia ra làm 3 thời kỳ qua sự tuần hoàn trong Phật Giáo từ dấu hiệu thời mạt pháp sau cùng. Thời kỳ mà trong ấy không có sự giác ngộ nữa, thời kỳ mà trong ấy chẳng có người nào, thực tế áp dụng niềm tin và thời cuối cùng là thời mà giáo lý bị biến mất.

[32] Tiếng Nhật: jôsan to gyakuaku “Con người niệm Phật là việc tốt (jôzen) hoặc làm tản mát nhiều việc lành (sanzen), nhưng cũng là con người mà bị phạm vào 5 tội (gojyaku) hoặc là 10 tội (juaku)”.

[33] Vaidehi; tiếng Nhật: Idai, Idaike (Vi Đề Hy) là một bộ mặt chính trong kinh Quán Vô Lượng Thọ. Bà là mẹ của vua A Xà Thế, nghe lời thúc giục của Đề Bà Đạt Đa đã giam cha mình vào ngục thất. Qua lời yêu cầu của Bà, Đức Phật đã giải thích trong kinh nầy về nhiều cách khác nhau của sự quán tưởng về thế giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.

[34] Tiếng Nhật: sanin – an lạc, giác ngộchánh tín.

[35] Sự chuyên niệm danh hiệu Phật hay là những việc thực tập những lễ nghi khác, họ chẳng phải chỉ riêng tập trung vào Đức A Di Đà.

[36] Cõi báo độ (hôdo) là nơi mà pháp thân của Đức A Di Đà trú ngụ, Ngài là kết quả của sự chứng đắc toàn vẹn. Nơi ấy những tín đồ cũng được sanh về, mà hòan tòan tin vào lực của Ngài. Ngược lại theo giáo lý nầy, qua sự cố gắng tin tưởng chính tự thân và công đức riêng mình được sanh về Tịnh Độ và được sanh về Hóa độ (kedo); nơi ấy cũng được ánh sáng Đức Di Đà xuất hiện; nhưng chỉ ngự trị có tính cách lâm thời mà thôi.

[37] Tiếng Nhật: jakujômui no miyako: sự mô tả về Niết Bàn.

[38] Yuishinshô (chỉ có niềm tin tuyệt đối) là một tác phẩm của Tăng sĩ Seikaku (1167 – 1235) bạn thân của Thân Loan và dẫu sao đi nữa cũng thuộc hàng đệ tử của Pháp Nhiên. Thân Loan rất quý trọng về bài viết nầy rất nhiều, vì bài nầy đã được viết và trao tay qua nhiều lần – Tài liệu căn bản để dịch là tài liệu đề xuất của Bukkyô kyôiku hôten (Phật Giáo giáo dục pháp điển). Tài liệu nầy được tồn trữ bản thảo tại chùa Senjuji của Thân Loan vào năm 1257 (Tác giả Sakanoto / Hanajiura / Arata): Phật giáo giáo dục pháp điển quyển 4: Pháp Nhiên, Thân Loan, Nhật Liên, Đông Kinh – Đại học Takagawa xuất bản bộ (1972 trang 205 – 227). Đặc biệt cho nguồn thông tin nầy là từ việc trích ra bản chính và căn cứ vào những ghi chú nơi đó.

[39] Tiếng Nhật: Tariki (tha lực). Tức là lực của Đức Phật A Di Đà, ngược lại với tự lực (jiriki) của tín đồ.

[40] Đây là tư tưởng ngắn gọn của Thân Loan, luôn luôn được giải thích rõ: Sự cứu độ không thành tựu qua tự lực hay qua kết quả của sự tích chứa của những việc làm tốt; tuy nhiên qua tác dụng của Đức A Di Đà đã nói rõ như Ngài đã phát ra 48 lời nguyện trong kinh Vô Lượng Thọ. Thân Loan mong muốn mỗi phần còn lại của sự chủ động được dẹp bỏ cho sự giải thoát. Đối với con người, chỉ có thể đạt được qua sự tin tưởng về lòng từ bi của Đức Phật A Di Đà.

[41] Hai vị Bồ Tát đã được dẫn dụ từ kinh Pháp Hoa và là những vị nhận được sự cung kính to lớn.

[42] Trong phần những chữ in nghiêng chủ ý trích ra từ yuishinshô là do Thân Loan giải thích. Tuy vậy những trích dẫn nầy hầu như chẳng phải là lời của Seikaku. Như vậy chủ ý của những nơi nầy là trích ra từ tác phẩm: “Để tụng niệm đúng cách và niệm Phật Goe”; đây là tác phẩm của Fa Zhao. Việc nầy được tiếp tục phát huy bởi Thiện Đạo trong “Niệm Phật Goe”, là một lễ nhạc khi niệm Phật thì hát nhiều hơn nói.

[43] Tiếng Nhật là riyaku. Quan điểm nầy dùng để chỉ chẳng những cho công đức mà một vị Phật hay vị Tăng sĩ nhận được trong sự tồn tại của họ; hoặc là kết quả ân đức tương đương với công đức nào mà con người được Đức Phật trao cho từ lòng thương.

[44] Bản văn được Thân Loan giới thiệu tiếng Trung Quốc, bản nầy chỉ có chữ viết “đến” và “nghinh tiếp” tiếp theo nhau, để cho cách đọc khác về câu nầy cho nên những ý nghĩa của sách sau, không trái ngược lại với sách cũ.

[45] Trích ra từ lời thệ nguyện thứ 18 trong 48 lời nguyện của Đại Bản A Di Đà, tuyển ra từ lời thệ nguyện của Đức Phật A Di Đà.

[46] Tiếng Phạn: dharma – kâya; tiếng Nhật: hôshin (pháp thân) sự diễn tả cho sự thật bất hoại ở trong giáo lý của Đức Phật. Như những hàng chữ dưới đây cho thấy rằng quan niệm nầy chẳng có ý nghĩa, hiểu như là một trạng thái tượng trưng.

[47] Tiếng Nhật: Fugen bosatsu (Phổ Hiền Bồ Tát). Một vị Bồ Tát đã được nói đến rằng Ngài thông hiểu cả cái đức giống như một vị Phật; ở đây nói về đạo đức của Ngài và Ngài đã trở lại trong thế giới trần tục để giúp đỡ mọi người.

[48] Tiếng Nhật: hôsshô: chân như và pháp của mọi vật.

[49] Tiếng Nhật: Kongôshin (kim cang tâm). Là một trạng thái của tâm thức, trong ấy không có cảm động và chẳng có sự nghi ngờ nữa bị làm xúc động hay cố chấp về sự chẳng trong sạch.

[50] Tiếng Nhật: shôjôju (tối thượng thừa). Nhiều người chắc chắn đạt được sự giác ngộ cao. Theo tư tưởng truyền thống thì sẽ được sanh về Tịnh Độ ở cấp cao nhất cho nhóm nầy. Đối với Thân Loan thì ngược lại, bất cứ ai tin tưởng vào lòng từ của Đức Phật A Di Đà thì chỉ trong một sát na được tái sanh trọn vẹnchắc chắn đạt được tối thượng thừa. Vì vậy Ngài đã thay đổi quan niệm bên trên tất cả để tin tưởng về sự niệm Phậtlòng từ bi của Đức Phật A Di Đà.

[51] Ở đây được hiểu rằng: Tất cả chư Phật chứng minh cho sự thật của lời nguyện Đức A Di Đàtrợ lực cho niềm tin ấy, cùng thực hành việc niệm Phật kia.

[52] Được hiểu là lời nguyện thứ 18.

[53] Sự xuất hiện tước hiệu của Tăng sĩ Thiên Thai Ennin (792 – 862) là một trong những học trò của Tối Trừng; người sáng lập ra Tông Thiên ThaiNhật Bản.

[54] Một sự tái sanh.

[55] Trích ra từ “ngũ hội pháp sự tán” của Fa-Zhao.

[56] Tiếng Phạn: panca – sila; tiếng Nhật: gokai (ngũ giới). Đây là 5 giới căn bản cho tất cả Phật tử gồm: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không dùng chất say.

[57] Tiếng Phạn: síksapâda; tiếng Nhật: hakkai (tám giới) gồm 5 giới trước và thêm vào các giới: thoa đồ thơm, đeo tràng hoa, phấn sáp, nhảy múa, ca hát và tất cả loại tạo ra âm nhạc đều nên tránh; không được nằm giường cao và không được ăn phi thời.

[58] Tiếng Phạn: kusála – karmâpatha; tiếng Nhật: juzenkai (thập thiện giới). Chúng nằm trong phạm vi của “Từ bỏ 10 việc ác” (akusála karmâpatha). Tức là không sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời không thật, nói vu khống, tham, sân và si. Ba hành động thuộc về thân; 4 thuộc về miệng và ba thuộc về ý.

[59] Trong 250 giới nầy chia ra 4 loại của thân như (đi, đứng, nằm, ngồi) trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

[60] Đây là tổng thể của tất cả giới cấm từng loại một trong giới luật.

[61] Có 10 giới trọng và 48 giới nhẹ. Kinh Phạm Võng là kinh căn bản được trích ra để trở thành giới cấm cho Bồ Tát giới.

[62] Tiếng Nhật: isshin (nhứt tâm) một khái niệm về sự trong sạch của tâm, nó được nhận ra là sự vượt khỏi sự chân thật tuyệt đối. Đối với Thân Loan nhờ sự niệm ân cho sự mang đến niềm tin qua Đức A Di Đà mà sự nhứt tâm ấy như tâm của vị Phật nầy cũng là tâm của tín đồ khi hoàn toàn tin tưởng nơi Ngài.

[63] Tiếng Nhật: Jimin hay là Enichi Sanzô (680–748). Chữ sanzô để chỉ cho một người, mà người ấy đã thông thạo tất cả Thánh Điển của Phật Giáo.

[64] Trích ra từ pháp sự tán của Thiện Đạo.

[65] Phân tích về Tịnh Độ (Cực Lạc) xem phần dẫn nhập 2.

[66] Tiếng Nhật: hôben hôshin (phương tiện pháp thân) là ngược lại với “pháp tánh pháp thân”, thích nghi với thế giới trần tụchình thức của pháp thân không vật chất.

[67] Theo giáo lý của Đạo Phật thì công đức được hiểu là nghiệp tốt, vượt qua những việc làm tốt và chuyển đến một mục đích nhất định; trong truyền thống Phật Giáo Di Đà thường thấy là tập trung tất cả những công đức lại để hồi hướng cho việc vãng sanh về Tịnh Độ. Thân Loan từ chối tư tưởng nầy.

[68] Tiếng Nhật: senjaku hongan (tuyển chọn bổn nguyện) là nguyện thứ 18 của Đức A Di Đà, trong ấy người ta chọn ra theo tư tưởng của Thân Loan về việc thực hành niệm Phật, đặc biệt như là con đường để giải thoát vũ trụ.

[69] Thiện Đạo.

[70] Tiếng Nhật: sanshinjin (3 tín tâm) tức là: chí tâm, tín nhạo và dục sanh.

[71] Trích từ “Tịnh Độ Luận”.

[72] Dịch nghĩa là “hoa sen trắng”, một khái niệm về sự trong sạch hoàn toàn để chỉ cho những chúng sanh.

[73] Trích từ Shôsanjôdôkyô, một bản dịch kinh Tiểu Bản Di Đà của Xuan–Zhuang (600 – 664).

[74] Trích từ kinh Quán Vô Lượng Thọ.

[75] Trích từ Vãng Sanh Lễ Tán.

[76] Thân Loan phân biệt giữa một niềm tinbao gồm sự quan trọng của một hành động tự lực và những công đứccuối cùng “ba tâm” được thành lập ở đây và tin hoàn toàn chuyển qua niềm tin Đức A Di Đà. Cái thứ 2 nếu có thì theo Ngài hướng đến quang cảnh trực tiếp cứu độ vãng sanh về Tịnh Độ.

[77] Tiếng Nhật: zôgyôzôsku. Với danh từ dùng hơi thấp kém về “nhiều sự khác nhau” hoặc những thực tập tin tưởng đạo đức của Tôn Giáo ở đây được hiểu là những người thực hành ngoài câu niệm Phật.

[78] Tiếng Nhật: taishôhenji (thai sanh biên địa). Một thể thức hiện hữu thiếu tự chủ để chuẩn bị cho việc sanh về Tịnh Độ, giống như nằm trong thai mẹ để sanh ra ở đời sống trần tục nầy.

[79] Trích ra từ Quán Vô Lượng Thọ kinh tứ tập chú.

[80] Trích từ Ngũ Hội Pháp sự tán của Fa Zhao.

[81] Trích từ lời nguyện thứ 18 trong 48 lời nguyện của Ngài Pháp Tạng.

[82] Đoạn tiếp theo căn cứ một đoạn của “Duy Tín Sao”. Trích ra việc thuê mượn của 10 niệm đa phần diễn tả ở phần 2 dưới đây: Việc ca ngợi của “một niệm” trong Tông Pháp Hoa là chắc thật của giáo điều được thành lập “không có căn cội, không có sự thật”. Lý do nào mà các ngươi gọi là 10 niệm cho việc lặp lại 10 lần danh hiệu trong tâm thức?

[83] Với Tông Pháp Hoa ở đây được hiểu là Thiên Thai. Chữ được trích ra “không có cội gốc, không có sự thật” và giáo lý được nói ra của thực tướng trung đạokết hợp với niệm nầy, chỉ chứa đựng tư tưởng về pháp tánh của sự vật, nằm giữa quan niệm của hiện tượng và sự chân thật.

[84] Trích ra từ kinh Quán Vô Lượng Thọ.

[85] Trích ra từ kinh Quán Vô Lượng Thọ.

[86] Năm 1257.

[87] Từ thời nhà Tống thường thấy in chung những tài liệu và qua sự trích đoạn từ kinh điển cũng như sự bình luận được công nhận về tư tưởng cá nhân. Giáo lý của Đức Phật (tiếng Nhật: kyô) nghĩa là được thực tập (tiếng Nhật: gyô và tiếp tục là những việc làm, hành động hay thực tập) và ngay cả việc thực chứng (tiếng Nhật: shô) của sự giác ngộ chia làm 3 phần chủ yếu của Phật Giáo. Có lẽ Thân Loantôn trọng truyền thống của Phật Giáo về chữ xưa nầy của niềm tin (tiếng Nhật: shin) không sử dụng nữa mà trong đầu đề có chứa đựng chữ hạnh và sự tranh luận nầy thực chất còn tồn tại từng phần của việc làm đã được khám phá nầy (xem Suzuki Daisetz trong giáo, hạnh, tín, chứng, Kyôtô năm 1973 trang 203).

[88] Ở đây được hiểu là “biển sanh tử” (tiếng Nhật: shôjikai = sanh tử hải); tức là gồm chung tất cả thế giới và những hình thức tồn tại, trong ấy vòng luân hồi vẫn còn hiện hữu.

[89] “Tối tăm không có ánh sáng” (tiếng Nhật: mumyô no an) và “ngu si”, thường được hiểu như phép ẩn dụ cho việc vô minh cũng như ít trí tuệ.

[90] Những câu trước đó căn cứ vào những hành động trong khuôn khổ trong kinh Quán Vô Lượng Thọ (xem phần dẫn nhập 2). Đề Bà Đạt Đa, người đệ tử không trung thành của Đức Thích Ca Mâu Ni đã xúi giục Thái Tử A Xà Thế giam cha mình vua Tần Bà Sa La và sau đó là Mẹ mình bà Vi Đề Hy vào ngục thất. Vì vậy qua điều nầy ta thấy Đức Thích Ca Mâu Ni đã xuất hiện cho bà thấy và đã trình bày giáo lý chứa đựng của kinh nầy.

[91] Tước hiệu cung kính Đức Phật.

[92] Tiếng Nhật: gyakuhôsendai. Danh từ chỉ cho 3 loại đã mất đi không thể cứu giúp được; loại đó là một trong ngũ trọng tội (tiếng Nhật: gogyaku) được bao gồm (giết cha, mẹ hoặc một vị thánh, chia rẽ tăng đoàn cũng như cố ý làm cho thân Phật ra máu). Những người mà cố tình làm ngược lại với giáo lý của Phật Giáo (tiếng Nhật: hô) và cuối cùng người chưa một lần mong đợi để được giác ngộ. Mà chỉ làm theo sự thèm muốntham lam theo sau (tiếng Phạn: icchantika; tiếng Nhật: sendai, issendai = ngàn đời).

[93] Tiếng Nhật: toku (Đức). Quan niệm nầy ở đây chỉ chung cho đạo đức hay năng lực của đạo đức và được dịch là công đức. Cho mọi trường hợp nên để ý điều nầy chứa đựng thật mạnh và làm chủ những ảnh hưởng tích cực cũng như chẳng phải trong nghĩa mù mờ chủ quan về sự nhọc nhằn có tính cách đạo đức.

[94] Tiếng Nhật: gutoku shaku no shinru. Chữ Gu nghĩa là ngu, chẳng hiểu, với điều ấy Thân Loan tự phân định mình với người trí tuệ của Phật Giáo và nằm trong hạng bình thường, với con người chưa chứng đạo. Việc nầy tiếp theo với chữ toku (ngốc) điều nầy còn nặng hơn nữa, bởi vì một bằng chứng nhất định cho kẻ đầu cạo nhẵn là dấu hiệu của sự tổn thương (Nên nhớ rằng, thời kỳ đen tối của Thân Loan đang bị sống trong sự giam cầm). Tiếp theo là chữ shaku; đây là chữ Thích được sao chép qua tiếng Nhật từ chữ Thích Ca Mâu Ni, qua đó cho thấy rằng Thân Loanđệ tử của vị Phật lịch sử. Đồng thời cũng cho biết rằng mặc dầu Ngài đang bị tội lưu đày; nhưng được lòng thương của Đức Phật che chở.

[95] Khoảng trong thời gian từ 140 trước cho đến năm 150 sau Tây lịch; một quốc gia tồn tại nơi lãnh thổ của Pakistan, A Phú Hản và Saiyyid ngày nay.

[96] Mang công đức đến (tiếng Nhật: ekô) nghĩa là hồi hướng, có thể nói rằng thuyết vũ trụ cơ giới qua sự thành tựu của Đức A Di Đà là có thể được, nghĩ rằng kết quả nghiệp tích cực có thể sẽ mang đến một mục đích nhất định qua một hành động tốt đẹp. Tư tưởng nầy nói rộng ra điều có thể là, mang công đức để hồi hướng cho người kia. Như vậy có thể hiểu rằng: Đức A Di Đà dùng vô lượng công đức để mang đến cho từng người. Đây là điều hồi hướng đến từ bên ngoài (tiếng Nhật: ôsô ekô) nghĩa là mang trở lại; người tin tưởng đạt được sự giúp đỡ của Đức A Di ĐàTịnh Độ để được sanh về cảnh giới của Bồ Táttrở lại thế giới nầy và bây giờ lại giúp đỡ người khác.

[97] A Di Đà.

[98] Trong đoạn trích dịch nầy rút ra từ những bản dịch chữ Hán của Đại Bản Di Đà và một phần bình luận của vị Tăng sĩ Đại Hàn Kyôgô ( ở hậu bán thế kỷ thứ 7), chính là sự trình bày nầy. Những đoạn quan trọng từ kinh cho thấy trong những trích đoạn tiếp theo (trong dấu ngoặc). Ba điểm… ý nghĩa luôn luôn là sự tỉnh lược của việc dịch. Chỗ mà không đưa ra chủ ý là không cần ghi chú nữa, không phải là cho chính Thân Loan tóm lược lại, mà là trích ra để Ngài giải thích vậy.

[99] Như trong cuộc đời phàm tục trong Phật Giáo thường hay diễn tả với một phép ẩn dụ của biển sanh tử, cho nên gọi giáo lý của Đức Phật như một cổ xe, với cổ xe ấy có thể vượt qua biển nầy. Thích nghi với điều nầy thường hay gọi Đức Phật là người đã qua bên bờ kia.

[100] Đây là lời nguyện thứ 17 trong 48 lời nguyện của Đức A Di Đà. Trong đó Ngài thệ nguyện rằng: tất cả chư Phật trong 10 phương đều ngợi khen danh hiệu của Ngài và điều ấy với tất cả chúng sanh là cơ hội để nghe được tên Ngài.

[101] Ở đây được hiểu rằng: Đức A Di Đà, theo sự hiểu biết của Thân Loanthực hành việc chọn lời thệ nguyện nầy được diễn tả qua sự niệm danh hiệu, qua đó tình thương được thành tựu.

[102] Đoạn kinh dưới được trích ra từ những bản dịch khác nhau của kinh Đại Bản A Di Đà, cốt yếu ở phần nội dung để nghe được danh hiệu A Di Đà trong tất cả thế giới, Ngài kêu gọi lời mong ước trong tất cả chúng sanh để sanh về nước của Ngài và lời nguyện cầu nầy được đáp ứng, tất cả chư Phật đều ngợi khen Đức A Di Đà cùng niệm danh hiệu của Ngài.

Đoạn tiếp trích ra từ Dasábhumika – Vibhâsâ – sâstra (Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận) của Ngài Long Thọ, Thế Thân “giải thích về Tịnh Độ” và bình chú của Đàm Loan, Đạo Xước cũng như Thiện Đạo.

Những luận điểm quan trọng trong phần được trích ra là :

Bởi Long Thọ:

1. Sự quán tưởng của tất cả chư Phật trong hiện tạilòng từ thương tưởng đến chúng sanh là hai nguyên nhân chính của việc đạt được Phật quả.

2. Sự quán tưởng của tất cả chư Phật trong hiện tại bao gồm sự cách biệt của thế giới thường tình và sự đạt thành ấy là cấp bậc đầu tiên của chư vị Bồ Tát.

3. Có 2 con đường của Bồ Tát: Đó là sự kham nhẫn tột cùng, niềm tin đơn giản bằng cách quán tưởngđặc biệt là niệm danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ được chứng thực. Một sự tin tưởng mạnh mẽ về Đức A Di Đà hoặc là các vị Phật khác mong mỏi dẫn dắt đến những cấp bậc nầy và ở nơi ấy con người không còn bị rơi vào con đường tội lỗi nữa để cuối cùng được giác ngộ.

Bởi Đàm Loan:

1. Bồ Tát là vị đi vào con đường tự giải thoát khó khăn chính họ phải tin tuyệt đối vào tự lực và luôn luôn gặp nguy hiểm khó khăn của sự lợi ích riêng tư hoặcsự chướng ngại từ bên ngoài đến.

2. Con đường dễ dàng trong đó gồm việc mong mỏi được sanh về Tịnh Độ của Đức A Di Đà và qua đới nghiệp của tín tâm cũng được vãng sanh. Với điều ấy các vị Bồ Tát tin cậy vào năng lực của Đức A Di Đà để được sanh về cõi Tịnh Độ

3. Điều quan trọng ở đó Ngài nhấn mạnh việc quy y với Đức A Di Đà.

4. Việc sanh về Tịnh Độ nó chẳng phải có ý nghĩa là một sự tái sanh bình thường ở một nơi nào đó được hiểu trong khoảng không gianthời gian.

5. Tất cả những việc làm của những kẻ chưa giác ngộ đều bị chứa đựng sự ô nhiễm; sự thanh tịnh trong ngần và công đức chân thật chỉ có được thực hiện bởi chư Phật và chư vị Bồ Tát.

6. Những vị Bồ Tát mang trao những công đức của việc làm cho tất cả những chúng sanh khổ đau; ở đây được hiểu là “hướng về bên ngoài”.

Bởi Đạo Xước:

1. Sự quán tưởng trực tiếp về sự chân thật cao tột thì những chúng sanh bình thường chẳng thể đạt được. Thay vào đó họ nên thực hiện việc quán tưởng chư Phật.

2. Khác với con đường khổ hạnh nơi mà chỉ dẹp bỏ những khó khăn từng cái một trên con đường đi đến chân lý; nhưng khi quán đến chư Phật thì được dọn dẹp sạch sẽ.

Bởi Thiện Đạo:

1. Con đường quan trọng đứng đắn của việc thiền định về Đức Phật bao gồm việc niệm danh hiệu của Ngài, bởi vì thường rất là khó khăn để tìm đến sự liên hệ với việc quán tưởng.

2. Niệm danh hiệu A Di Đàưu tiên hơn niệm danh hiệu của các vị Phật khác, bởi vì khi chúng sanh thực hành theo lời nguyện căn bản ấy của Ngài chắc chắn sẽ được sanh về Tịnh Độ.

3. Với việc nầy chỉ cần một niệm cũng đủ.

4. Ai niệm danh hiệu Đức A Di Đà thì người đó sẽ được che chở bởi tất cả chư Phật và chư vị Bồ Tát trong đời sống nầy.

[103] Ở đây có bỏ một vài hàng chữ, trong ấy Thân Loan đã viết vào những ngôn từ riêng trong câu cuối với dấu hiệu khác.

[104] Tiếng Nhật: hotsugan ekô (phát nguyện hồi hướng). Câu dưới muốn làm rõ ràng rằng lời thệ nguyện của Đức Di Đà chẳng phải chỉ liên hệ với tương lai mà còn rộng hơn thế nữa để thỏa mãn và Ngài tin Đức Phật vì vậy chắc chắn cứu độ không chậm trễ.

[105] Dưới đây gồm nhiều bản văn có nói về việc danh hiệu A Di Đà, là cái nhân để được vãng sanh về cõi Tịnh Độ, bởi vì Đức Phật A Di Đà qua vô lượng công đức đã mang đến cho con người và những ai niệm đến Ngài. Ở đó Thân Loan không chỉ cho thấy uy quyền của giáo nghĩa Tịnh Độ (như Fa–Zhao), mà các vị thầy của Tông phái khác, hợp thức hóa để chứng minh cho tư tưởng của Ngài.

[106] Với danh từ chuyên môn “làm nhưng chẳng hồi hướng” (tiếng Nhật: fuekô no gyô) Thân Loan chia ranh giới của tư tưởng, qua việc niệm Phật được gọi là công đức tự lực và kẻ ấy cuối cùng cũng được vãng sanh về cõi Tịnh Độ theo như đã thấy. Việc nầy ở câu sau đó thì mạnh hơn câu nầy, trong ấy cho thấy tổng quát rằng chính họ phải là những bậc Thánh quy y với Đức A Di Đà của sự chân thậtcon đường tốt nhất để giác ngộ. Bởi vì chẳng có một người nào nhận được công đức với năng lực của lòng từ bi của Đức A Di Đà mà có thể so sánh được.

[107] Bình luận của Đàm LoanThế Thân lấy làm điểm tựa cho “sự thảo luận về Tịnh Độ” (vãng sanh luận chú hay Tịnh Độ luận chú).

[108] Tiếng Nhật: Kangiji: (Càng Huệ Địa) vị trí bậc cuối thứ 10 của Bồ Tát.

[109] Tiếng Nhật: Shoka: (sơ quả). Tức là quả đầu tiên của 4 quả thánh, trong ấy sự rụt rè trong ảo giác chấm dứt và mở được con mắt cho sự chân thật (Tu Đà Hoàn).

[110] Chủ yếu là sự phán quyết của Thiện Đạo và Fa–Zhao.

[111] Tiếng Nhật: ichinen (nhứt niệm). Chữ niệm dùng để chỉ cho chữ đầu trong niệm Phật.

[112] Nghĩ theo Thiện Đạo là đoạn trích nầy xuất phát từ “Vãng sanh lễ tán” và phần thứ 4 của “giải thích kinh Thiền Định”.

[113] Tiếp theo là những trích đoạn của Thiện Đạo.

[114] Tiếp theo là sự trích đoạn ngắn từ An Lạc tập của Đạo Xước.

[115] Tiếng Phạn: Cakravarti – râja; tiếng Nhật: tenrin – ô (Chuyển Luân Vương). Vị vua của thế giới. Vị nầy theo tục truyền mang thân 32 tướng của Đức Phật và làm chủ trí tuệ vĩ đại. Ngay cả những vị nầy cũng chọn con đường niệm danh hiệu Phật A Di Đà.

[116] Thanh Văn Thừa, Duyên Giác ThừaBồ Tát Thừa.

[117] Đoạn trích ra phía dưới thuộc kinh Đại Bát Niết Bànkinh Hoa Nghiêm như là bản chính cho sự thống nhất của chư Phật và đơn giản của những sự chân thật cao cả nhất.

[118] Dưới đây là phần trích đoạn tiếp theo để giải thíchnhấn mạnh hơn về chiều rộng đã nói. Kế tiếp Thân Loan có một bảng cặp đôi về những sự đối ngược lại, với những điều nầy Ngài đã đề cao giáo lý niệm Phật hơn tất cả những giáo nghĩa khác và Ngài nhấn mạnh sự trội hơn nầy là: Niệm Phật cho là dễ; nhưng ngược lại là khó; lớn ngược lại với nhỏ; chữ “trội hơn” ngược lại với “kém thua” v.v…

[119] Loại vàng có chất lượng tốt nhất.

[120] Tên chỉ chung cho tất cả chúng sanh còn lặn hụp trong vòng sanh tử (gồm: thai sanh, noãn sanh, hóa sanh, thấp sanh, Trời, người, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Trời Tứ Thiên Vương, Dạ Ma, Đẩu Suất, Đao Lợi, hóa lạc, tha hóa tự tại thiên, Trời sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, ngũ tịnh cư. Trời không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứtrời phi tưởng phi phi tưởng xứ).

[121] Lời nguyện thứ 17.

[122] Lời nguyện thứ 18.

[123] Được hiểu là Ngài Đàm Loan.

[124] Về phần trích dẫn nầy của Đàm Loan nối tiếp với “những vần thơ đạo về việc niệm Phật chân chính” (Shôshin nembutsu ge) và với phần nầy chấm dứt của Giáo, Hạnh, Tín, Chứng (kyôgyôshin – shô).

[125] Tiếng Nhật: shingyô (chánh hạnh) là một trong 3 tâm, tâm chắc chắnniềm tin tưởng nơi Đức A Di Đà và ra khỏi hợp lực của cảm giác của sự an nhiênhạnh phúc.

[126] Được hiểu là Đức Thích Ca Mâu Ni.

[127] Tiếng Nhật: jishô yuishin. Quan niệm nầy chỉ cho ở đây việc giải thích mà theo đó Đức Di Đà là Phật tánh mà tất cả chúng sanh đều có và Tịnh Độ là một tấm gương trong sạch của tâm thức riêng lẽ giác ngộ.

[128] Được hiểu là Ngài Long Thọ và Ngài Thế Thân.

[129] Lời nguyện thứ 18.

[130] Sau đây là một trích dẫn khác từ trong Kinh với nội dung tương tự.

[131] Suzuki nhấn mạnh – đồng với tư tưởng Thân Loan – là cái nhân thành tựu của danh hiệu A Di Đà, mà theo giải thích nầy khi nghe gợi lên niềm tin. Điều nhân quả nầy không thấy trong những bài vở của tiếng Trung Hoa, mà những người Nhật có thể đọc tiếng Nhật là “myôgô o kikita shinjin kangi semukoto” dĩ nhiên là không bắt buộc phải đọc) (Xem Suzuki Daisetz: The Kyôgyôshinshô, Kyôto 1973, 89 Nihonshisôtaikei 11 205).

[132] Ở phần nầy Thân Loan đã hướng dẫn cho người đọc về bản kinh tiếng Trung Hoa đã được biến đổi. Nguyên gốc phải đọc là: Mỗi chúng sanh khi nghe được danh hiệu, liền tin tưởng vào đó, vui mừng, cho đến một niệm nhứt tâm và với tâm chân thật thì tất cả những công đức kia được mang đến và nếu sau khi được sanh về Tịnh Độ thì trực tiếp đón nhận sự vãng sanh…” (như vậy thì thay vì shishin ni ekô semu, như Thân Loan đã gọi là: shishin ni ekô seshitamaheri; so sánh với Nihonshisôtaikei 11, 305; nơi bản gốc với việc Thân Loan đã đưa ra và hướng dẫn cho người đọc).

[133] Phần đọc bình thường là “…theo sự mong muốn được thực tập, qua lời thệ nguyện, qua những công đức kia để được chắc chắn sinh về Tịnh Độ.

[134] Đây được hiểu với sự tóm gọn của lời nguyện thứ 18, sau khi một chúng sanh được sanh về Tịnh Độ, nếu nghe được danh hiệu của Đức A Di Đà với (tâm chân thật vui vẻtin tưởng cũng như ước nguyện sanh về được cảnh giới của Đức A Di Đà).

[135] Tiếng Nhật: sangô; tức là sự suy nghĩ, ngôn ngữ và hành động.

[136] Việc trích dẫn phía dưới từ những phần bằng chữ Hán khác nhau trong kinh Đại Bản A Di Đà và từ sự bình chú của Thiện Đạo và phần cuối chứng minh cho những điều Đức Di Đà đã nói.

[137] Tiếp theo 2 phần ngắn được trích ra từ kinh Niết Bàn và từ sự bình luận của Thiện Đạo.

[138] Phần trích dưới đây từ những bản dịch khác nhau của kinh Đại Bản A Di Đà, từ kinh Niết Bàn và từ kinh Hoa Nghiêm, những điều nầy để giúp cho việc đã được nói đến và nhấn mạnh về vai trò của niềm tin. Đoạn cuối của kinh Hoa Nghiêm được trích ra đặc biệt trình bày về niềm tin về lý do quyết định thay đổi của tất cả những việc làm tốt. Phần cuối cùng nối kết với một trích đoạn của Đàm Loan trong “Bình luận về bài luận Tịnh Độ”.

[139] Sự liên hệ nối kết với ý nguyện sau khi vãng sanh về Tịnh Độ và theo Thân Loan thì tính cách hồi hướng phước đức cũng chẳng nằm về công đức tự lực cho mục đích nầy, là điều kiện cho sự vãng sanh. Nó chính là phần chân thật tín tâm để sanh về không những chỉ để cho ý muốn riêng lẽ của họ; tuy nhiên cũng còn cho tất cả, bởi vì họ ở con đường nhanh nhất, khi các vị Bồ Tát cũng có thể giúp đỡ những chúng sanh khác vậy.

[140] Từ kinh Đại Bản A Di Đà. Ở đây Thân Loan cũng thay đổi lần nữa văn phạm của tiếng Hoa và đọc ban đầu là: “Đức A Di Đà hướng đến chân thật” (shishin ekô shitamaheri; hướng về bậc kỳ Đức A Di Đà như là chủ thể hành động). Thay vì: “ai đã hướng về một cách chân thật và (sau khi đạt thành Tịnh Độ)”. (shishin ekô shite kano kuni…)

[141] Tứ đại (tiếng Nhật: shidai) gồm: đất, nước, gió, lửa. Ngũ uẩn (tiếng Phạn: skandha; tiếng Nhật: goon) gồm: sắc (thân thể), thọ, tưởng, hành và thức. Chúng được cấu tạo theo cách phân tích của Phật Giáo thuộc về cá nhân con người (xem Edward Conze, Tư Tưởng Phật Giáo, Frankfurt 1990: 148 và David Kalupahana, lịch sử triết học Phật Giáo, Delhi 1994:96).

[142] Đoạn trích dẫn ngắn phía dưới từ Quán Vô Lượng Thọ kinh tứ tập chú.

[143] Điều nầy và những cặp khái niệm sau đây căn cứ vào giáo nghĩa của nhiều tông phái khác nhau của Phật Giáo về con đường giác ngộ tốt nhất.

[144] Điều nầy chỉ cho kỹ thuật thiền định, căn cứ việc quán tưởng, cũng như điều gì mà qua Thiền Định thì tất cả những tư duytư tưởng đều trống không.

[145] Hai cặp ngược lại cuối cùng chỉ cho tư tưởng khác nhau trong Phật Giáo A Di Đà rằng bây giờ đến liền để hướng dẫn tích cực niệm Phật trong thời gian còn sống hoặc đếm từng giây phút chết trước tất cả suy nghĩ về Đức A Di Đà, hay thường thường niệm Phật đóng giữ một vai trò hoặc giả chỉ một niệm nhứt tâm quay về là đầy đủ.

[146] Sự quy y riêng chỉ Đức A Di Đà hoặc giả đồng thời cũng tôn kính nhiều vị Phật và các vị Bồ Tát khác bên cạnh Ngài.

[147] Trích ra nguồn tài liệu phía dưới như đã được chứng minh qua lời nóiđặc biệt về việc đi đến lời thệ nguyện mà chẳng có phân biệt giữa những chúng sanh khác nhau.

[148] Cách đã được thay đổi qua tư tưởng của Thân Loan.

[149] Hai phần trích đoạn tiếp theo từ kinh Đại Bản A Di Đàkinh Đại Bát Niết Bàn.

[150] Thiện Đạo.

[151] Bởi 5 đời sống trong thế giới, trong ấy những chúng sanh trong vòng luân hồi, chủ ý gồm ở địa ngục, thế giới của quỷ đói, của súc sanh và của loài người cũng như Thiên Thần. Tám điều bất hạnh chỉ cho những ai không thể có được, đó là gặp Phật và nghe giáo lý của Ngài gồm có những điều: sinh ra (1) ở trong địa ngục (2) thế giới của ngạ quỷ hoặc (3) súc sanh; sự sinh ra (4) ở cõi Trời hoặc (5) ở một trong cõi Trường Thọ Thiên; (6) sinh ra bị mù, điếc, câm ngọng; (7) cuộc sống con người có đầy đủ trí tuệ thế gian; (8) sống ngoài thời gian tại thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

[152] Tâm thức, tâm trạng, tư cách v.v… là tất cả những dấu hiệu dịch giải về chữ tâm. Nó có nghĩa là thay đổi cho dễ nghe.

[153] Phần trích tiếp theo của Đàm LoanThiện Đạo cho việc nói ấy mạnh mẽ hơn.

[154] Dưới đây là một đoạn đệm vào giữa, trong đó khái niệm về tâm bồ đề (tâm giác ngộ); tâm nầy là tâm cao nhất – giải thích thêm một lần nữa.

[155] Với câu nầy Shinran dẫn sang đề tài hiệu quả của niềm tin và tiếp đó là sự tin tưởng về lời thệ nguyện của Đức A Di Đà. Ý nghĩa hướng về quan niệm được giải thích qua những tài liệu kế tiếp.

[156] Với câu nầy cho thấy rằng Thân Loan đối với Tông Tịnh Độ ám chỉ cho sự tin tưởng vào lời thệ nguyện của Phật A Di Đà ngoài ra còn có tự lực của tín đồ để cho đủ điều kiện sanh về Tịnh Độ.

[157] Với việc nầy Thân Loan đã đưa ra tất cả những giáo lý của giáo pháp cổ điển; mà giáo lý của Ngài là tối thượng nhất, vì lẽ giáo lý ấy trực tiếp đạt đến Phật quả. Không lệ thuộc điều kiện và khả năng dẫn đến niềm tin.

[158] Phần tiếp theo là một vài chỗ chính (nguyên văn) trích ra từ kinh Đại BảnTiểu Bản A Di Đà.

[159] Tiếng Nhật: Shishô (tứ sanh). Đó là 4 hình thức của các loại được sanh ra: sanh ra từ bụng mẹ; sanh ra từ trứng; sanh ra từ nước, như trứng cá và hóa sanh trong một thế giới cao hơn, như ảo ảnh (đơm đớm) hoặc mộng mị.

[160] Tiếng Nhật: shiboru (tứ bạo lưu). 1.Dòng chảy của tham lam, nghĩa là mưu mô quỉ quyệt của sự khổ đau; 2.Dòng chảy của sự hiện hữu của sự gạt gẫm lâu dài làm căn bản của thực thể riêng biệt; 3.Dòng chảy của quan niệm, bị trói buộc và tự kỷ, giới thiệu cái tôi vào đó; 4.Dòng chảy của vô minh, đóng chặt mắt lại trước trí tuệ của Phật.

[161] Những bài văn khác nhau tiếp theo được trích từ nguồn có uy tínnhấn mạnh rằng: niềm tin với sự vãng sanh về Tịnh Độ là cao nhất trong sự giác ngộchắc chắnPhật quả. Ngay đó tìm thấy một giải thích ngắn của Thân Loan về việc nầy rằng: ai là đệ tử chân chính của Phật và ở cuối phần kết có một vài đoạn trong ấy được so sánh hình ảnh của nhân dân của Tịnh Độ với Bồ Tát Di Lặc, vị Phật của tương lai.

[162] Theo kinh Pháp Hoa thì Bồ Tát Di Lặc, vị Phật tương lai; còn ở trên cung trời Đao Lợi. Từ đó sau 5.670.000.000 (5 tỉ 670 triệu) năm sẽ được sinh ra ở thế giới nầy và ở cõi nầy Ngài đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nghĩa là Ngài sẽ hóa độ dưới cây Long Hoa ba lần cho vô lượng thính chúng. Từ đó có nhấn mạnh về “ba hội”.

[163] Một ít nguồn tài liệu được trích dẫn và giải thích ngắn gọn về chữ giáo lý “lâm thời” và “ sai quấy”, chống lại sự thay đổi của Thân Loan.

[164] Với đoạn nầy Thân Loan hướng dẫn cho câu hỏi để biết rằng ai là đối tượng của sự trợ giúp và được giúp qua Đức A Di Đà.

[165] Đức Thích Ca Mâu Ni.

[166] Chúng sanh với niềm tinthiên bẩm về việc tốt bị thiếu; nhưng họ chẳng hướng về sự giác ngộ mà cũng chẳng thể tự lực được.

[167] Ở đây được hiểu là tên của Đức A Di Đà.

[168] Phần trích dẫn tiếp theo sau, trích ra từ những đoạn bài dịch khác nhau của kinh Niết Bàn.

[169] Vấn đề đối với Thân Loan như sự suy nghĩ về sự giải thoát vũ trụ qua sự giao kết cùng lời thệ nguyện của Đức A Di Đà giải thích trong giới hạn, mà nghĩa kinh điển khác đã đưa ra. Cuối cùng Ngài giải quyết bằng những đoạn văn khác nhau từ bài bình luận trong kinh Quán Vô Lượng Thọ của Ngài Thiện Đạo.

[170] Được hiểu là lời thệ nguyện thứ 11 trong 48 lời nguyện, nguyện ấy như sau: “Nếu ta thành Phật, hàng trời người ở nước ta, tất cả chẳng an trụ nơi định tụ, quyết đến diệt độ, thì ta sẽ chẳng ở nơi chánh giác”. “Danh từ Hán Nhật khái niệm về metsudo (diệt độ) ở đây được cho biết là “siêu việt chối từ tất cả những khổ đau”, đây là sự phiên dịch từ chữ Niết Bàn. Chữ nầy gồm có một sự hòa hợp giữa hai chữ, trong đó chữ đầu là “từ chối, lắng xuống” và chữ thứ hai là “giải thoát, vượt khỏi”. “Vượt qua bên kia bờ” là một hình ảnh chắc chắn cho sự đạt ngộ. Niết BànDiệt Độ ý nghĩa cũng luôn là Vô Thượng Giác, Phật quả.

[171] Nếu họ tin tưởng qua lời thệ nguyện của Đức Di Đà thì Ngài sẽ đến và thể hiện qua việc thực hành niệm Phật.

[172] Những câu trước đã hướng đến khái niệm chỉ cho thấy những danh từ chuyên môn như sau: pháp thân của không: mui hôshiu; hình tướng của sự chân thật: jissô (thật tướng); pháp tánh: hosshô; chân như: shinnyo; nhứt như: ichinyo. Những chữ ấy từ cách dịch sang danh từ chuyên môn tiếng Đức có thể giữ gần với ý nghĩa của chữ theo khái niệm của Hán Nhật. Để so sánh bổ sung vào phần của Suzuki đã tuyển chọn dịch sang tiếng Anh như: mui hôshin – dharmakâya of non – doing; jissô – reality; hosshô – Dharma – nature; shinyo – true suchness; ichinyo – suchness of the One (xem Suzuki, the Kyôgyoshiushô, Kyotô 1973: 175).

[173] Tiếng Nhật: hôshin, ôshin và keshin (báo thân, pháp thânhóa thân) tiếng Phạn: sambhoga – kâya; là thân thể của một vị Phật căn bản thành tựu bởi nghiệp lực có chứa đựng hành động; ôshin và keshin là hình tướng Ngài dùng đến để giúp cũng như soi sáng cho chúng sanh qua trí tuệ phù hợp của các Ngài.

[174] Trích dịch dưới đây từ các kinh và những sự bình luận như là bằng chứng để giải thích.

[175] Sự quy định của Thân Loan muốn những việc trên để nhận xét và như vậy niềm tin Đức Di Đà là con đường đầy đủ tuyệt đối. Kẻ tin việc ấy đạt được qua lực của Đức A Di Đà cho Phật quả, người ấy sẽ thành Phật giống như Phật. Điều nầy chỉ có ở bước đầu của sự “ thực chứng”. Rồi chấm dứt với sự thảo luận được hướng dẫn như dưới đây rằng sau khi đạt được sự viên mãn qua sự thâu nhận về Tịnh Độ của con người như là vị Bồ Tát trở lại thế giới nầy để bây giờ giúp đỡ cho kẻ kia.

[176] Câu nầy cho thấy theo lời nguyện thứ 22 trong 48 lời nguyện. Trong ấy Đức Di Đà đã nói rằng tất cả ai mà tin tưởng lời thệ nguyện của Ngài, thì chỉ còn phải một lần sanh nữa ở cảnh giới kia, trước khi họ đạt thành chánh quả. Trong đó được diễn tả việc được thâu nhận như vị Bồ Tát, vị ấy làm việc giải thoát thế giới qua nhiệm vụ của mình. Điều nầy được Thân Loan cũng giải thích cho những người tin tưởng qua việc sanh về Tịnh Độ của các vị Bồ Tát, bây giờ trở về lại thế giới nầy dùng lực của Đức A Di Đà trao qua, thật tâm hướng về những chúng sanh ấy.

[177] Tiếng Phạn: sámatha, vipasyana. Sámatha nghĩa là chấm dứt tất cả tự ngã và những vật trói buộc tư tưởng và như vậy được chứng nội tâm yên tĩnh. Vipasyana là sự quán sát đứng đắn về sự vật trong sự chân thật của nó, nghĩa là đoạn lìa tất cả những ảo giác.

[178] Tiếng Nhật: byôdôshin (bình đẳng thân) là pháp thân (dharmakâya) của một vị Bồ Tát, vị ấy đạt được thang cấp cao nhất và giống với Đức Phật.

[179] Tiếng Nhật: Jakumetsubyôdô là yên tĩnh trong sự sống và sự chết và giống với Phật cũng như các vị Bồ Tát. Đây là cách diễn tả khác về Niết Bàn.

[180] Nghĩa là vị Bồ Tát ấy chẳng phải mong muốn vào sự vắng lặng (samâdhi) nữa, tuy nhiên được thấy như là kết quả của cộng nghiệp từ kiếp trước của thiên nhiên từ hoàn toàn thực tướng ở kia.

[181] Pháp ẩn dụ từ vũ trụ luận của Ấn Độ về thế giới của loài người. Theo bản đồ thế giớiẤn Độ thì quả đất bằng phẳng, ở trung tâm điểm là núi Tu Di. Chung quanh được bao bọc bởi 8 ngọn núi và được ngăn cách bởi 8 biển lớn. Mỗi bên được bao bọc bởi 4 phương hướng và có 4 lục địa mà con người sống nơi ấy. Diêm Phù Đề là lục địa nằm ở phía Nam, những người ở lục địa ấy đời sống của con người phát sinh ít tiện nghi. Nơi ấy chỉ khi nào có Phật xuất hiện thì giáo lý mới được biết đến. Vì Diêm Phù Đề lần đầu được định vị với người Ấn Độ; nhưng đối với người Trung Quốc, Nhật Bản thì nó nằm ở phía Bắc, phải vượt khỏi biên giới nguyên thủy cho sự quy định nầy; như vậy tên gọi Diêm Phù Đề ở đây là chỉ chung cho thế giới của loài người.

[182] Việc diễn tả nầy từ kinh Pháp Hoa nói về thế giới của Vô Thượng Bồ Đề, đã được mang qua phía Phật Giáo A Di Đà dùng cho Tịnh độ A Di Đà.

[183] Trong kinh Pháp Hoa có phẩm nói về Bồ Tát Quan Thế Âm (tiếng Nhật: kanzeon; Quán Thế Âm; vị Bồ Tát nghe tiếng kêu cầu mà đến thế giới nầy). Ngài tượng trưng cho vị Bồ Tát của lòng từ bi bao la. Có một đoạn tường thuật về việc kia rằng: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ hiện thân tương ưng theo sự kêu cứutùy theo tình trạng của chúng sanhthị hiện.

[184] Nghĩa là Ngài tìm tiếng kêu cầu của chúng sanh để đi đến; nhưng chính Ngài không phải được nhận diện sự hiện hữu ở mỗi nơi ấy.

[185] Như vậy sự tuần tự trích ra của Đàm Loan về vãng sanh luận chú được chấm dứt ở đây. Câu cuối lại thấy được là do chính Ngài Thân Loan viết.

[186] Lời nguyện thứ 12 và thứ 13 trong 48 lời nguyện của Đức A Di Đà là một lời hứa với sự đạt thành giác ngộ của ánh sáng kia; nghĩa là hào quang của trí tuệ kia sẽ có mặt khắp nơi; ngoài ra đời sống thọ mạng ấy kéo dài vô tận, do vậy tất cả chúng sanh có được cơ hội để tiếp đón Ngài.

[187] Chữ nầy được dịch từ chữ tiếng Phạn với tên Amitabha; nên để ý một lần nữa cho sự hiểu biết nầy là chữ “Ánh sáng” ấy cũng luôn có nghĩa là “trí tuệ”.

[188] Phần trích dẫn phía dưới từ những bản dịch khác nhau của kinh Đại Bản và những kinh khác cũng như từ sự bình luận của Thế Thân, Đàm Loan, Đạo Xước, Thiện ĐạoCảnh Hưng như là bằng chứng trích ra từ sách và để giải thích rõ hơn cho việc đã trình bày.

[189] Ở đây được hiểu là kinh Niết Bàn.

[190] Phần tiếp theo là một trích dịch ngắn từ kinh Mahâyânasraddhotpâdasástra (Đại Thừa Khởi Tín Luận) (tiếng Hoa: Da sheng qi xin lun; tiếng Nhật Daijôkishinron) nghĩa là: sự thảo luận về niềm tin được khởi lên. Đây là một tác phẩm căn bản để giải thích về hệ thống tư tưởng chính yếu của Đại Thừa. Theo truyền thống thì được Asvaghosa tạo ra (Vô Trước – thế kỷ thứ 1 và thứ 2 sau Tây lịch) có lẽ là vậy, nhưng cũng có thể trễ hơn, có thể xuất hiện ở Trung Hoa.

[191] Thế Thân “thảo luận về Tịnh Độ”.

[192] Nghĩa là họ đã được Vô thượng giác và chính họ trở thành Phật.

[193] Đây được hiểu rằng người ấy được sanh về Tịnh Độ của Đức A Di Đà.

[194] Tiếng Nhật: nanjigi ôjô (vãng sanh nan tư nghì).

[195] Tiếng Nhật: hôben (phương tiện) thường trong những trường hợp như sau được dịch và dùng như là danh từ “sự lanh tay”, “phương tiện hợp lý” v.v… Điều nầy được nghĩ rằng: Đức Phật chắc chắn đã dạy cho giáo lý tạm thời (tiếng Nhật: ke – hóa); ngoài ra nội dung kia không cho thấy lối vào trực tiếp của sự chân thật kia, tuy nhiên lời nói ấy qua một giáo lý làm cho họ dễ hiểu trên đường mang đến cho họ. Tư tưởng nầy là giúp cho giáo lý Đại Thừa về sau nầy, công khai phản lại giữa giáo lý cao siêu riêng lẽ và những từ ngữ khác của Phật để thanh minh (xem Paul, Gregor, Triết học Nhật Bản, từ thời đầu đến thời kỳ Bình An (Heian), München 1993 : 98, 100 – 102, phê bình với bản nháp của “phương tiện”.

[196] Được nghĩ là lời nguyện thứ 19 của Đức A Di Đà mà trong ấy Ngài đã hứa rằng: tất cả đều được sanh về Tịnh Độ, làm tròn đầy những việc tốt và những công đức thành tựu để hướng đến việc tái sanh về cảnh giới A Di Đà, việc sanh nầy cũng đạt thành nếu họ theo Ngài Thân Loan, cũng chẳng phải là gián tiếp đi đến Phật quốc độ chân thật.

[197] Diễn tả về nhiều sự quyết định sai quấy chứng minh rằng theo Ngài Thân Loan có người dùng tự lực để chính mình qua việc thực hành tốt, muốn sanh về Tịnh Độ, nhưng chẳng đạt đượcquốc độ Phật chân thật, tuy nhiên chỉ là “về bên cạnh của quốc độ”. Sự sanh nầy được gọi là “sanh dưới cây Sa La” để diễn tả ví dụ câu chuyện quá vãng của Đức Thích Ca Mâu Ni, mà Ngài với thân thể của con người (báo thân) đã kết thúc cuộc đời dưới những cây Sa La.

[198] Theo lời nguyện thứ 20 của Đức Di Đà được hiểu rằng: Theo tư tưởng của Ngài Thân Loan dựa theo lời hứa của Ngài thì tất cả những ai khi niệm danh hiệu chân thật thì sẽ đạt được sự sanh về và như thế nhận được công đức riêng lẽ để hướng đến mục đích nầy, trong ấy sẽ được sanh về “quốc độ biến đổi”.

[199] “Nhiều việc không quyết định được gọi như vậy vì lẽ người nầy ngoài sự thực tập chân chính như thực hành niệm danh hiệu Đức A Di Đà, theo Thân Loan, kẻ ấy có cái nhìn sai, là qua công đức tự có để thành tựu và như vậy được vãng sanh. Với trường hợp như vậy chỉ được sanh về “hóa độ”. Tuy rằng họ vẫn bám vào về việc thực tập đứng đắn. Một sự vãng sanh như vậy được gọi theo trong kinh Tiểu Phẩm A Di Đà là “sự vãng sanh bất tư nghì”.

[200] Vùng nầy được gọi là biên địa Tịnh Độ, ở đây theo tư tưởngtính cách truyền thống là sự thâu nhận những người nào mà do tự lực họ quá yếu và chẳng thể có khả năng được sanh về quốc độ của Đức A Di Đà. Shinran giải thích việc nầy khác hẳn rằng: ngay như người nào qua hoàn toàn của tự lực mà muốn sanh về, xao lãng lời thệ nguyện của Đức A Di Đà và vì thế chỉ có thể đạt được “biên địa”.

[201] Tiếng Nhật: Bosatsu shôtaikyô, Taishô cuốn 12 số 384.

[202] Điều nầy và đoạn dưới đây chỉ cho lời nguyện thứ 19, mà nguyên văn Thân Loan ở trong phần cuối đã trình bày (xem bên dưới). Theo Thân Loan thì đa phần con người không có khả năng về việc ấy khó mà nắm bắt được lời nguyện vĩ đại của Đức A Di Đà và để họ tin tưởng, như lời thệ nguyện thứ 18 đã đòi hỏi. Họ bám vào tư tưởng tự giải thoát. Tuy vậy một sự bám víu vào tự lực theo Thân Loan thì không tương ưng với lời thệ nguyện của Đức A Di Đà, ngay trong lời nguyện thứ 19 của Đức A Di Đà cũng tạo điều kiện có thể cho những người thành tựuquốc độ kia; tuy nhiên chỉ là ở vùng thấp hơn. Cho nên Thân Loan đã giải thích lời nguyện nầy như vậy và để nghĩ đến một số người, mà họ chẳng thể nắm bắt được giáo lý chân thật bổn nguyện nầy và gìn giữ về sự suy nghĩ cho việc làm tự lựccông đức ấy.

[203] Phần trích tiếp theo nội dung rút ra từ một kinh khác.

[204] Trong cả hai trường hợp về việc những cấp bậc khác nhau cho sự sanh về Tịnh Độ thì những người nhận được những công đức trong cuộc sống nầy thì đạt được. Tuy vậy Thân Loan ở phần thứ tư của Giáo, Hạnh, Tín, Chứng thì Ngài đã chối từ và đã diễn tả qua cách nhìn khác, mà chỉ thành tựu qua năng lực thệ nguyện thứ 18 để được sanh về Tịnh Độ, từng sự xếp theo cấp bậc có thể đưa ra, Ngài đã thứ tự lại vị trí của bài và nói về nhiều loại khác nhau của việc sanh về Tịnh Độ, bây giờ theo lời nguyện thứ 19 – và với sự vãng sanh qua tự lực.

[205] Nghĩa là theo Thân Loan mong muốn về việc kia thật rõ ràng rằng chính họ năng lực tự mình để vãng sanh còn thiếu sót, bởi vì họ đang sống trong đời mạt pháp, ở trong ấy chẳng có thể để chính tự lực của mình đạt được sự giác ngộ.

[206] Trong lời thệ nguyện thứ 18 có nói về việc nầy rằng Đức A Di Đà có thể làm cho tất cả chúng sanh có thể sanh về Tịnh Độ, chỉ cần niềm tin đứng đắnchân thật và sau khi đạt được sự sanh ra ở quốc độ kia rồi lại dần đầy đủ. Đây là 3 việc làm của tâm thức, ngay cả để chỉ cho ba tâm (tiếng Nhật: sanshin), như mỗi người đạt được theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, đòi hỏi những ai nếu muốn đạt được sự vãng sanh thì phải chân thật và tin sâu để đạt được sự sanh về, qua đó tất cả những công đức được hướng đến mục đích nầy.

[207] Thiện Đạo.

[208] Sự phân biệt giữa sự nhất định và những việc làm tản mát bắt nguồn từ Thiện Đạo “nhất định là chỉ cho người kia, người mà liên hệ với lời thệ nguyện của Đức A Di Đà, trong khi cung kính những vị Phật và các vị Bồ Tát khác cũng như những hành động tổng hợp về việc ấy cùng với sự thất lợi, được dùng với chữ “tản mác”. “Hai loại tốt đẹp” (tiếng Nhật: sanpuku) tiếp tục khác biệt trong sự trích ra từ chữ “thực hành tản mác” với nghiệp quả lành, mà việc ấy từ việc gìn giữ đứng đắn trong thế giới như việc giữ giới của chư Tăngbao gồm sự hướng dẫn thực tập đặc biệt.

[209] Tiếng Nhật: rita no isshin. Với sự diễn tả nầy là ý nói đến tâm từ bi của Đức A Di Đà, ở trong ấy Ngài đã lập lời thệ nguyện nầy. Thân Loan nhận dạng với nhứt tâm, tuy rằng là niềm tin tưởng nơi Đức A Di Đà, bởi vì Ngài đã dâng hiến tư tưởng của Ngài cho Đức Phật nầy và có thể nói rằng “tâm trong tâm kia”.

[210] Đức Thích Ca Mâu Ni.

[211] Đoạn nầy được trích ra từ câu chuyện kể trong kinh Quán Vô Lượng Thọ: Sau khi Đề Bà Đạt Đa giúp cho A Xà Thế giam cha mình vào ngục thất, ông ta nhốt cả Hoàng Hậu Vy Đề Hy đến để gặp gỡ giúp đỡ cho chồng bà. Đức Phật hiện ra nơi phòng giam và hỏi bà rằng: bà có ý muốn đặc biệt để nghe về Đức Phật nào chăng? Thì bà yêu cầu Ngài rằng: Đức A Di Đà và sau đó Ngài kể về cõi Tịnh Độ kia. Thân Loan giải thích rằng niềm vui của Đức Thích Ca Mâu Ni hiện lên nơi nét mặt để báo hiệu cho việc thuyết giảng kia và chỉ cho biết rằng Đức A Di Đà chính Ngài sẽ mở ra con đường giải thoát cho những người bị tội như Đề Bà Đạt ĐaA Xà Thế.

[212] Ý nói kinh Quán Vô Lượng Thọ.

[213] Trong trích đoạn nầy Thân Loan đã hướng dẫn chỗ nầy với sự liên kết và được trình bày rõ ràng từng chi tiết một lần nữa rằng sự khác nhau giữa những việc tốt chân chánh như là việc hiện thân của Đức Di Đà và thường thường cuối cùng còn gắn liền với việc tốt nữa, mà việc ấy ảnh hưởng cho con người. Việc nầy cuối cùng là sự “lẫn lộn” với việc tốt và luôn luôn chỉ riêng cho phương tiện đến con đường chân thật.

[214] Điều nầy cho thấy rằng kinh Tiểu Bản Di Đà đã sẵn tuyên dương việc niệm danh hiệu Đức A Di Đà, tuy vậy vẫn còn nằm trong ý nghĩa của một công đức riêng biệt mang vào thực tập.

[215] Tiếng Nhật: jogyô. Theo Thân Loan thì 4 trong 5 loại việc làm đứng đắn gọi là: giảng giải chữ nghĩa, thiền định, cầu nguyện, tán tụng; những việc nầy vì thế là những việc làm miên mật, là vai trò nổi bật của việc niệm danh hiệu cho đặc tính kia.

[216] Tư tưởng căn bản mà Ngài Thân Loan muốn giải thích trong đoạn nầy như sau: cho đến khi nào mà muốn được sanh về Tịnh Độ với tự lực, thì việc nầy chỉ có thể xảy ra trực tiếp, nếu mà niềm tin đầy đủ và chẳng hề cũng như không có tất cả những sự làm chệch hướng của việc thực hành đứng đắn của việc niệm Phật hồi hướng. Tất cả mọi sự thực tập, không tương ưng với kia, điều ấy dù rằng những sự thực tập được hướng đến Đức A Di Đà, thế nhưng, theo Thân Loan cách duy nhất không phải là cách duy nhất chân thật, bởi vì những suy nghĩ khác trong ấy pha lẫn với nhau và được diễn tả theo tiếng Nhật là zô – “trộn lẫn, pha trộn, tản mác”. Việc diễn tả nầy liên hệ thực tế với sự cung kính những vị Phật và những vị Bồ Tát khác cũng như là một sự kết thúc của tâm thức bởi sự thực tập, chẳng thanh tịnh mà còn với bản năng ích kỷ nữa cũng như trộn lẫn với sự khổ đau. “Sự pha trộn” trong việc thực tập tuy rằng không phải hòan tòan vô ích; nhưng chỉ sanh về nơi biên địa của Tịnh Độ.

[217] Ý nói kinh Quán Vô Lượng Thọ.

[218] Tiếng Nhật: zenzei; tiếng Phạn: sugata (Thiện Thệ) là một trong 10 bảo hiệu của Đức Phật lịch sử, ý nghĩa ấy là việc nầy chưa bao giờ bị rơi vào lại thế giới trần tục nầy nữa.

[219] Tiếng Nhật: shingyô.

[220] Tiếng Nhật: jinshin.

[221] Ở đây được hiểu là Thiện Đạo. Trích đoạn sau xuất phát từ bình luận nầy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ.

[222] Nghĩa là tất cả đều dựa theo hoàn cảnh đời sống đã có mà có thể tìm cách sửa đổi tốt hơn trong sự có thể thuộc về nghiệp lực của họ qua những việc làm tốt đẹp; Thân Loan tin rằng sự cố gắng như vậy chỉ đưa đến cho con người thiếu khả năng được đầy đủ tốt đẹp, không còn sự đau khổ trong thế giới nầy và được nắm giữ lại quá khứ.

[223] Tiếng Nhật: rissôjushin; tên gọi của một phương thức thiền định, tâm thức dừng lại với sự quan sát không gián đoạn của hình tướng thuộc Tịnh Độ.

[224] Nghĩa là họ chẳng có năng lực để nhìn thực tế cao nhất.

[225] Ngài Thiện Đạo.

[226] Tiếng Nhật: shôdômon (Thánh Đạo môn).

[227] Gọi là giảng giải những chữ viết, quan sát, cầu nguyện, niệm danh hiệután thán Đức Phật A Di Đà.

[228] Tiếng Nhật: sanpuku. Nói chung là những tác dụng về đạo đức trong đời sống xã hội, giữ giới, làm những công việc của một vị Bồ Tát; đặc biệt trong Phật Giáo Di Đà thì: cung kính cha mẹ, quy y Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng và cầu mong được sự vãng sanh.

[229] Tiếng Nhật: sanpai, kyuhon (ba cấp, chín phẩm); sự chia ra các cấp bậc khác nhau của sự vãng sanh gồm có 3 cấp chính và 9 tầng. Tầng thượng phẩm dành cho chư Tăng là những người đã từ bỏ thế tục và hầu như là những người thực hiện lý tưởng của Bồ Tát. Tầng trung phẩm dành cho người mà chẳng thể hoàn toàn làm nhiệm vụ tôn giáo đầy đủ; nhưng cố gắng thực hiện những việc làm nhân đứcđồng thời đạt được liền theo lời nguyện của Đức Phật A Di Đà; nơi tầng hạ phẩm ở cuối cho những người nào muốn giác ngộ qua lời thệ nguyện của Đức Di Đà; nhưng chẳng thể tự việc làm của chính mình thực hiện được.

[230] Tiếng Nhật: shinshu (Chân Tông).

[231] Tiếng Nhật: zôgyô, zôshu.

[232] Tiếng Nhật: sengyô, senshin.

[233] Tiếng Nhật: zôshin.

[234] Đệ tử của Ngài Thiện Đạo.

[235] Ở đây được hiểu là Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni từ chính kim khẩu của Ngài đã xuất phát những lời dạy của kinh điển.

[236] Ở đây được hiểu là lời nguyện thứ 19.

[237] Tiếng Nhật: hôben shinmon no seigan. Điều nầy liên hệ với lời nguyện thứ 20 mà theo Thân Loan thì chứa đựng sự thật, bởi vì qua sự giải thích của Ngài đã chứng minh về việc trì danh niệm Phật; tuy nhiên luôn còn giữ tự lực của niềm tin. Nguyên văn của lời nguyện nầy Thân Loan bây giờ nối kết với sự luận giải trở lại theo sau đó (xem phía dưới).

[238] Sự phân biệt làm sáng tỏ cho kết quả qua phương diện của nguyên nhân và kết quả: việc tốt có giá trị như là nguyên nhân, công đức – nghĩa là kết quả thánh thiện – là kết quả. Cả hai theo Thân Loan giống nhau với danh hiệu Đức Di Đà, mà danh hiệu ấy thật là một sự tốt đẹp chân thật, cũng giống như sự chân thật thánh thiện.

[239] Tiếng Nhật: nanji ôjô (sự vãng sanh khó nghĩ bàn). Ý nghĩa của chữ quyết định cho việc nầy chẳng phải cốt yếu của việc “vãng sanh khó nghĩ bàn”. Tuy rằng đây là sự chia ra cho rõ ràngtính cách thuộc về thuật ngữ chuyên môn của Thân Loan. Nan tư vãng sanhvãng sanh theo lời nguyện thứ 20; nghĩa là trung gian giữa sự niệm danh hiệu A Di Đà nhận được công đức. Nan tư nghì vãng sanhvãng sanh theo lời nguyện thứ 18, nghĩa là không có công đức riêng lẻ mà chính là từ năng lực của Đức A Di Đà.

[240] Trong kinh Tiểu Bản Di Đà.

[241] Đức Thích Ca Mâu Ni.

[242] Trong pháp sự tán của Thiện Đạo.

[243] Pháp sự tán của Thiện Đạo.

[244] Như vậy ý nói những ai truyền bá giáo lý Tịnh Độ cho tất cả những người thường hay ngay cả những bậc thông thái, thánh thiện và các vị Bồ Tát ở bậc cao nhất.

[245] Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.

[246] Kinh bắt đầu với chữ nyoze (như thị) hoặc kaku no gotoshi; nghĩa chữ là “như thế nầy đây” (như vầy tôi nghe). Sự diễn tả nầy sâu sắc mạnh mẽ tính đích xác và không có sự nghi ngờ về giáo lý sau đó.

[247] Năng lực của lời thệ nguyện thành tựu theo Thân Loan là trực tiếp và tất cả đều giống nhau; nếu mỗi một sự tụng niệm trong sự cố gắng thì sẽ thành tựu công đức riêng, như thế chỉ còn theo tình trạng cá biệt mà khác nhau và từ từ tiếp tục đạt đến giác ngộ.

[248] Theo sự cắt nghĩa chung chung thường là (và như tài liệu đính kèm sau) được nghĩ là lời nguyện thứ 20.

[249] Được hiểu là Đức Di Đà đã hứa qua lời thệ nguyện, tất cả mọi người chẳng đầy đủ tự lực để giác ngộ mà qua năng lực của Ngài, để mang họ về Tịnh Độ, là mục đích của họ.

[250] Dưới đây còn vài đoạn, trước hết là những bài dịch của kinh Đại Bản và từ sự bình luận của Thiện Đạo, để chứng nhậngiải thích gần hơn.

[251] Thiện Đạo trong vãng sanh lễ tán.

[252] Được nghĩ là Ngài Long ThọThế Thân.

[253] Được hiểu là lời nguyện thứ 20.

[254] Đức A Di Đà.

[255] Với đoạn nầy Thân Loan một lần nữa theo tư tưởng về sự tương quan tổng quát với giáo lý của những phái Phật Giáo khác và dẫn những giáo lý về lại với nhau cho kinh nghiệm tôn giáo riêng của mình. Con đường đầu tiên dẫn đến sự cung kính những Đức Phật khác và những vị Bồ Tát ngay cả những cấp thấp nhất của việc quay về duy nhất với Đức A Di Đà. Việc thứ hai là tìm cách dựa theo lời nguyện thứ 19 qua sự tập hợp của nghiệp tốt riêng lẽ để đạt được trong Tịnh Độ A Di Đà; nó giúp cho Thân Loan chỉ cho sự chuẩn bị cho một quan điểm về năng lực duy nhất của Đức A Di Đà cho con người để mong được sự cứu vớt đưa về. Đầu tiên với suy nghĩ nầy là “sự thật” được đạt đến, tuy nhiên cũng còn một cấp bậc thấp hơn, tìm ra cho tín đồ qua sự niệm Phật và nói chung là tiếp nhận những công đức của Đức A Di Đà. Ngay cả ở cấp bậc nầy, trong ấy tương đương với lời thệ nguyện thứ 20 và theo Thân Loan thì được tạo ra bởi sự duy nhất của Đức A Di Đà với mục đích cho sự quay về của con người. Chỉ có chừng nào qua sự quy hướng về ở sự niệm Phật được tẩy rửa tâm thức của con người qua suy tư và công đức riêng lẽ và Ngài cũng đã dựa theo lời nguyện thứ 18 về sự chờ đợi giải thoát duy nhất của lời nguyện Đức A Di Đà, thì như vậy người ấy mới đạt cấp bậc cao nhất của sự thật. Con đường của lời thệ nguyện thứ 19 qua 20 và lời nguyện thứ 18 bằng tiếng Nhật là sangan tennryu (trở về và bước vào qua 3 lời thệ nguyện). Ngài đã nối kết đặc điểm trí tuệ cổ điển qua giáo lý riêng biệt của Thân Loan trong cái nhìn truyền thống với lịch sử trở về của cá nhân ông.

[256] Thân Loan cho thấy ở đây về tư tưởng của các thời đại tiếp nối khác nhau, ở trong ấy thế giới sau khi sự giả từ của một Đức Phật để đi vào Niết Bàn thì giáo lý của vị ấy tiếp tục bị rời xa. Thời kỳ đầu là thời kỳ chánh pháp (tiếng Nhật: shôbôjidai) giáo lý tồn tại, sự thực hành và sự chứng đạothế giới nầy. Sau 500 năm như thế bắt đầu thời kỳ thứ hai gọi là “tượng pháp” (zôbôjidai) ở trong ấy giáo lý và sự thực tập còn; nhưng con người chẳng thể đạt được giác ngộ trong cuộc đời nầy. Thời gian nầy là 1.000 năm và sau đó là thời kỳ “mạt pháp” (mappôjidai) ở trong sự mờ mịt, ít ỏi với giáo pháp của Phật, tuy vậy một sự thực hành tương ứng chẳng thể xảy ra. Sau 10.000 năm như thế bắt đầu thời kỳ của “pháp diệt” (hometsu), trong ấy chẳng còn vị Phật nào và giáo lý của Người cũng chẳng tồn tại nữa.

[257] Sau đây là phần trích của Đạo Xước cho sự giải thích kế tiếp.

[258] Chủ ý của năm được đưa ra là năm 1224. Trong kinh sách thì có nhiều tư tưởng khác nhau về việc nầy, tại sao Thân Loan lại dùng thời điểm của ngày nầy, vì lẽ ngày nay người ta biết chắc rằng điều nầy chẳng phải là năm hoàn thành tác phẩm Giáo, Hạnh, Tín, Chứng; việc sau cũng cho thấy rõ ràng rằng Thân Loan dùng tên của Go-Horikawa với sự bổ khuyết cho sự lầm lẫn để làm bằng chứng cho một nhiếp chính vương, mà vị nầy đã sẵn sàng nhường ngôi.

[259] Tiếng Nhật: Kengôkuô, Đại Chánh 14, quyển 8; kengô. Tiếng Phạn: bhadra – kalpa là dấu hiệu của thời gian trong thời hiện tại đã có hằng ngàn Đức Phật thị hiện ra nơi thế giới nầy.

[260] Tiếng Nhật: Nin Ôkyô, (Nhân Vương kinh), Đại Chánh 8, 246, quyển 2. Đầu đề của kinh nầy theo tiếng Nhật và Việt là: Nhơn Vương hộ quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh.

[261] Phía dưới là sự trích đoạn đầy đủ với ngày tháng, chiều dài, tính cách của thời đại mạt pháp.

[262] Go–Toba (1180–1239) đã làm quan dưới thời Thiên Hoàng từ năm 1183–1198, sau khi từ chức, ông hoạt động lại và kết hợp với bổn phận thay mặt tiếp tục như là nhiếp chính vương cho Thiên Hoàng mới, cho người con 3 tuổi của Tsuchimikado. Hình thức nầy là sự sử dụng về quyền lực sau khi đã chính thức từ chức, điều ấy ngày xưa Nhật Bản gọi là insei (Triều đình từ tu viện), việc nầy thường xảy ra kể từ năm 1086.

[263] Tsuchimikado (1195–1231) và làm Thiên Hoàng từ năm 1198–1210.

[264] Bên cạnh sự dẫn nhập của năm tháng âm lịch thì ngược lại có 3 thời gian cho 10 ngày được chia ra trong tháng gồm: thượng tuần, trung tuầnhạ tuần. Tại Nhật Bản cũng có những thời kỳ được tính theo bốn mùa và cứ mỗi mùa như vậy là 6 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian là 15 ngày. Mùa xuân bắt đầu và năm mới đến thường nằm trong một ngày giữa tháng giêng và tháng hai, còn ở đây có thể hiểu là vào khoảng thời gian của tháng 3 năm 1207.

[265] Năm được đưa ra ở đây là năm 1207 là năm mà các đệ tử của Pháp Nhiên bị kết án tử hình và lưu đày, cả Pháp NhiênThân Loan nữa. Những vị Tu sĩ thù địch đã khán cáo để bỏ tù và cấm việc niệm Phật đã được trình lên triều đình vào mùa thu năm 1205 và giải tán đệ tử của Pháp Nhiênmục đích chính. Đơn giản hóa sự việc và vì vậy mà không đúng lắm với sự thật.

[266] Ở đây được hiểu là Thiên Hoàng Juntoku (1197–1242) cũng như một người con của Go–Toba, ông ta làm quan từ 1210 đến 1221. Vào năm 1221 Juntoku sau khi tìm cách thoáng đạt bởi Shôgunata và bị đày ra đảo Sado ở Tây Bắc Nhật Bản; từ đó bên trong bài cũng được đề cập đến tên.

[267] Chủ ý là ngày 17 tháng 11, cũng thuộc đầu tháng 12 của năm 1211.

[268] Nghĩa là ngày 25 tháng giêng (giữa và cuối tháng 2) của năm 1212 nhằm buổi trưa từ 11 đến 13 giờ.

[269] Năm 1201.

[270] Năm 1205.

[271] Shakku là tên mà lần đầu tiên được Pháp Nhiên đặt cho. Ngài đã ráp 2 chữ của Đạo XướcNguyên Không mà thành.

[272] Những câu nầy có thể được xem rằng rút ngắn lại từ lời thệ nguyện thứ 18 của Đức A Di Đà.

[273] Một giấc mơ được chấp nhận là việc ở đây liên quan đến sự giác ngộ, mà vào cuối đời, lúc Thân Loan còn là Tăng sĩ của Thiên Thai Tông (vào khoảng năm 1201) thấy trong lúc cầu nguyện lễ bái trong 100 ngày. Trong giấc mộng nầy Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã hiện ra hình tướng của Thánh Đức Thái Tử cho Ngài thấy rồi mang đến cho Pháp Nhiên hay việc của người đệ tử nầy. Chính thức thì Thân Loan đã báo cho Pháp Nhiên ảo ảnh nầy lần đầu tiên một vài năm sau đó, từ đó Ngài đã đặt cho tên mới là Thiện Tín (ý nghĩa chung lại có nghĩa là tốt và niềm tin).

[274] Ở đây được hiểu là nhiếp chính vương (kampaku) Fujiwara no Kanezane (1147–1207) cũng được biết với tên Kujô no Kanezane.

[275] Đạo Xước.

[276] Với sự trích đoạn nầy chấm dứt phần Giáo, Hạnh, Tín, Chứng ở đây.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1191)
Vũ trụ chúng ta sinh ra đã được gần 14 tỷ năm. Đó là quá trình tiến hóa, từ vật chất không có sự sống đến vật chất có sự sống, lên đến
(Xem: 1921)
Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giớiHòa thượng Thích Quảng ĐứcBác sĩ Yersin.
(Xem: 4809)
Daisetsu Teitaro Suzuki sinh ngày 11 tháng 11 năm 1870 và mất ngày 12 tháng 7 năm 1966 tại thành phố Kamakura, Nhật Bản
(Xem: 4213)
Mùa Phật Thành Đạo năm nay Phật lịch 2564 - Dương lịch 2021, chúng ta đồng nhất tâm cầu nguyện...
(Xem: 11953)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 6477)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4170)
Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh.
(Xem: 4615)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(Xem: 5883)
Giới đàn là một nghi lễ để truyền trao giới pháp cho các giới tử là những người xuất gia theo đạo Phật. Để thành tựu được một giới đàn, phải có đủ 3 yếu tố: Tam sư, thất chứng và giới tử.
(Xem: 12396)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc...
(Xem: 4994)
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử mà đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ.
(Xem: 5888)
Pháp thiền này không cửa để vào, nhưng vẫn lấy tam học (giới, định, huệ) để lìa tam độc (tham, sân, si).
(Xem: 7942)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(Xem: 5193)
Quá trình hóa giải sự hoang mang bối rối dựa trên việc làm cho tâm chúng ta ổn định và thêm sức mạnh cho tâm. Chúng ta thực hiện việc này bằng cách thực hành thiền.
(Xem: 5491)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệtừ bichúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi.
(Xem: 3534)
Hôm nay đây, nhân mùa Phật đản, chúng ta lại thấy dường như hình ảnh Đức Phật đang thấp thoáng trong những lời cầu nguyện
(Xem: 4925)
“Chánh niệm là tỉnh giác, tu tập bằng cách đặc biệt duy trì chú tâm: mục đích tập trung vào hiện tiền và không phán đoán.”
(Xem: 7559)
Đức Phật hay Đạo Phật, mặc nhiên đã đóng góp sự lành mạnh, và hiện hóa vào trong mọi tầng lớp xã hội loài người, và muôn loài ...
(Xem: 7257)
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, Vesak là tên gọi của một tháng theo lịch xưa của nước Ấn Độ trong thời Đức Phật
(Xem: 5887)
Thông Điệp Chúc Mừng Vesak 2643 (2019) Của Thủ Tướng Úc Đại Lợi, Ông Scott Morrison; TT Thích Nguyên Tạng dịch Việt
(Xem: 4906)
Đạo Phật xuất hiệnthế gian, khởi đầu từ vườn Lâm-tỳ-ni, xứ Nepal, Ấn Độ cổ (nay là Brumindai vùng Terai), và bừng sáng tại Bồ đề Đạo tràng, nước Magadhi (Ma-kiệtđà),
(Xem: 4719)
Thực tập thiền địnhchánh niệm không những giúp ích cho sức khoẻ chung trong cuộc sống cá nhân mà còn giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong việc chữa trị bệnh được hiệu quả hơn.
(Xem: 5619)
... Tôi hân hoan đón mừng ngày Phật Đản, ngày ra đời của một con người trí tuệ, bậc Thầy của muôn loài chúng sinh.
(Xem: 12297)
Tào-Khê tịnh thất, sớm mai thăm vườn kiểng bên hiên, nhìn chậu mai đơm nụ, bỗng nhớ rừng mai năm nào …
(Xem: 11536)
Con đường tâm linh đưa con người vượt khỏi thế giới hiện tượng vô thường (hoa tàn hoa nở) để đến thực tại vô tận, bất sanh bất diệt (xuân vô tận).
(Xem: 12659)
Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc cũng như truyền thống Á Đông, cây tùng cúc, trúc, mai tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm;
(Xem: 8318)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 8239)
Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật.
(Xem: 6733)
Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019!
(Xem: 8403)
Khi nhìn bức tượng Đức Phật đang ngồi thiền, hình ảnh đó làm tôi cảm thấy rất bình an.
(Xem: 6150)
Bài viết này đã đăng trên Đặc San Kỷ niệm lể Vu Lan 1989, năm Kỷ Tỵ, của chùa Hoa Nghiêm ở Toronto, Canada.
(Xem: 6886)
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hận cha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình.
(Xem: 5415)
Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng
(Xem: 9114)
Mặc dù Đức Phật đã xuất hiện trên hành tinh trái đất màchúng ta đang có mặt cách nay 2.642 năm về trước, và hiện nay đang bước sang thập niên thứ 2 ...
(Xem: 9366)
Có nhiều câu hỏi về tái sanh thường được nêu ra đối với các Phật tử. Có tái sanh không? Nếu có, có thể nhớ chuyện kiếp trước không? Cái gì tái sanh? Có thân trung ấm hay không?
(Xem: 6068)
Nhân ngày lễ vía Xuất gia của Đức Phật, nhằm vào ngày mồng Tám tháng Hai mỗi năm, tôi xin tóm lược lại một vài sự kiện mà trong Kinh Phật Bản Hạnh đã ghi lại để làm quà cho tất cả quý Phật Tử xa gần.
(Xem: 8620)
Năm nay trời thiếu mưa, và sương mù cũng không nhiều như những năm mới đến cư ngụ tại thủ phủ Sacramento, bang California.
(Xem: 6339)
Chó vẫy đuôi mừng, vầng trăng thiện hạnh trùm khắp, từ bi toàn thân hỷ lạc.
(Xem: 6484)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.
(Xem: 8140)
Lòng từ bi nhân ái, tiếng Tây Tạng là Tse wa (rtse ba) là một thuật ngữ nói lên tình mẫu tử và nỗi âu lo vô biên của chư Phật đối với mỗi chúng sinh.
(Xem: 10446)
Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay.
(Xem: 9169)
Đây là một quyển sách khác thường của Đức Đạt-lai Lạt-ma phân tích bản chất của thiền định thật chi tiết và sâu sắc.
(Xem: 7973)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(Xem: 6070)
Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa. Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan
(Xem: 8736)
Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cựccải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.
(Xem: 6908)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ
(Xem: 6507)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(Xem: 9811)
Sống trong thời đại văn minh, con người cần phải học hỏi để theo kịp trào lưu tiến bộ trong nhiều lãnh vực như Y học, Não học, Tâm lý học, Địa chấn học, Thiên văn học, Vũ trụ học v.v
(Xem: 8869)
Trong số các phương pháp thực hành tâm linh, thiền chánh niệm (còn gọi thiền tỉnh thức, thiền minh sát) là một lựa chọn của số đông người.
(Xem: 8357)
Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét.
(Xem: 8931)
Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo.
(Xem: 7316)
Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia).
(Xem: 7002)
Lời Thầy thường dạy, lại bàng bạc không gian “Ta là tiếp nối của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. Các Ngài ở trong ta và ta ở trong các Ngài...
(Xem: 6366)
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ.
(Xem: 5940)
Mỗi người con của Phật xin hãy tinh tấn tu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục; nổ lực góp phần vào xây dựng cộng đồng nhơn loại...
(Xem: 7897)
Khởi đầu, thiền định là một phương pháp tu luyện tâm thức (bhāvanā), bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây vài ngàn năm, phát triển chủ yếu trong...
(Xem: 7816)
Chỉ vài phút tập tỉnh thức trong các việc nhỏ đời thường, sau này sẽ trở thành những hành trang Phật giáo cực kỳ quý giá cho các em vào đối mặt cuộc đời.
(Xem: 11015)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(Xem: 11475)
Nơi biển khơi ngàn con sóng bạc đầu, hay trên cánh đồng xanh lúa chín rì rào đâu đâu cũng thấy hiện thân nỗi binh an khắp tất cả.
(Xem: 7693)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai...
(Xem: 10091)
Một hiện thể độc nhất, này các Tỷ-kheo, một nhân thể phi thường trác việt khi xuất hiệnthế gian, sự xuất hiện ấy đem lại hạnh phúc cho...
(Xem: 7960)
Không dễ tìm được một chúng sinh nào chưa từng một lần trong quá khứ là mẹ của ngươi…
(Xem: 8128)
Ngày 4-5 vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã gởi đi Thông điệp nhân Ngày Vesak 2641 (2017)
(Xem: 7476)
Bài này chỉ giới thiệu sơ sài đôi nét độc đáo của bản dịch Việt thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông...
(Xem: 8146)
Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống...
(Xem: 7090)
Khi một hiện hữu làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó, cả ba ngàn đại thiên thế giới đều rung động.
(Xem: 8165)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về.
(Xem: 10105)
Tinh thần tu chứng, cũng như phụng sự tha nhân xây dựng quê hương đất nước, Phật Giáo Việt Nam đã khẳng định sự hiện hữu của mình hơn 2000 năm trên suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt...
(Xem: 11615)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung.
(Xem: 9671)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại.
(Xem: 10209)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về.
(Xem: 9127)
Năm cũ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11390)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 8208)
Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm...
(Xem: 10157)
Vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đứcdi huấn của tổ tiên...
(Xem: 10529)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêm tại đảo quốc xinh đẹp này.
(Xem: 10294)
Đức Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận biết rằng: sự vật không trường tồn.
(Xem: 11468)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 9255)
hật giáo truyền nhập Tây tạng được xem như chính thức từ vua Srong-btsan sGam-po (569–649?/605–649 Tl?); nhưng phải đợi hơn một thế kỷ sau, dưới triều vua...
(Xem: 22651)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(Xem: 10337)
Thiền Vipassana là một phương pháp để giúp chúng ta có được một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc.
(Xem: 9902)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có...
(Xem: 10132)
Có nhiều phương pháp giúp chúng ta giảm bớt đau khổ tạm thời. Khi các bạn gặp đau khổ, các bạn đổi hướng chú ý của ...
(Xem: 10253)
Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua...
(Xem: 10179)
Tôi nhớ mãi một buổi chiều, Mẹ ngồi bên thềm sân, Cúi xuống, thoang thoáng một nét buồn.
(Xem: 10647)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy...
(Xem: 12988)
Ngày Lễ Phật Đản Visak là ngày quan trọng nhất đối với tất cả Phật tử trên toàn thế giới. Đây là ngày...
(Xem: 14540)
Cách đây hơn 2.600 năm, vào ngày trăng tròn tháng Tư, tại vườn ngự uyển Lumbini, thành Kapilavastu...
(Xem: 13225)
Theo truyền thống Phật Giáo, nói về các thời điểm nhất định, thí dụ như Sự Ra Đời Và Sự Giác Ngộ Của Đức Phật, có một nguồn ánh sáng...
(Xem: 12560)
Vẫn như mọi năm, tháng Tư âm lịch ngày trăng tròn là ngày kỉ niệm Đức Phật đản sanh. Theo truyền thống Phật giáo thì ...
(Xem: 9569)
Xin chia buồn cùng tang quyến và cầu nguyện hương linh Đạo hữu Thiện Mẫn Nguyễn Minh Cần vãng sanh Cực Lạc Quốc
(Xem: 11059)
Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là ...
(Xem: 10633)
Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp.
(Xem: 14401)
Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu kính gởi đến Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử
(Xem: 12287)
Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất, tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới ...
(Xem: 11580)
Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
(Xem: 11546)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(Xem: 23203)
Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2560 do Giáo Hội PGVNTN Hoa Kỳ và các chùa tại địa phương tổ chức vào ngày 01.05.2016 tại Mile Square Park, 16801 Euclid Street, Fountain Valley 92708
(Xem: 11192)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(Xem: 10365)
Chánh niệm không phải chỉ là một ý tưởng tốt, một triết lý hoặc một tôn giáo theo nghĩa đen, mà là áp dụng một cách sống.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant