Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 15: Cô Bé Tinh Nghịch Trở Về

13 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10729)
Chương 15: Cô Bé Tinh Nghịch Trở Về

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần II:
Những Thay Đổi Trong Các Mối Liên Hệ

Chương 15: Cô Bé Tinh Nghịch Trở Về

Cuối cùng tôi biết làm thế nào để được chấp nhận là một người phụ nữ. Tôi tập chải mái tóc bạch kim dài mượt của mình hằng ngày và đeo kính áp tròng khi muốn làm đẹp. Thỉnh thoảng, tôi còn mặc áo đầm mà không cần phải được mua chuộc. Tôi đã kết hôn, sinh con và nuôi nấng, dạy dỗ chúng nên người. Nhưng trong tôi vẫn có cô gái chín tuổi, luôn nhớ về tất cả các loại cây mà nó đã leo trèo, và các cây có nhánh thẳng thuột để làm cung tên, ở một nơi xa xôi, nơi mà nó đã lớn lên. Lạ lùng là càng cách biệt cô gái qua năm tháng, tôi càng cảm thấy gần gũi cô hơn. Ước chi tôi có thể đền bù cho cô ấy vì những sự bội bạc mà cô ấy phải chịu đựng.

Các con của tôi đã rời xa tổ ấm từ lâu rồi. Tôi không còn phải chuẩn bị bữa điểm tâm cho ai nữa. Sau khi mãn kinh, ở tuổi năm mươi, khi các chức năng trong thân người nữ không còn quấy rầy tôi nữa, tôi đã quay trở lại với cô bé đầy nam tính ngày nào. Tôi tôn vinh tinh thần mạo hiểm của cô, và sự từ chối bị giới hạn bởi các quy ước xã hội đầy dũng cảm của cô. 

Lúc học lớp ba ở trường, tôi là cô gái duy nhất trong băng nhóm của Joel. Để được nhận vào băng nhóm đó, bạn phải đấu vật với tất cả mọi thành viên trong nhóm. Chúng tôi chạy vòng quanh, làm ra bộ dữ tợn, rồi chạy ù vào giữa các cô gái yếu ớt đang chơi nhảy lò cò. Chúng tôi tập vật lộn với nhau, và chơi ném dao vào các bụi cây forsythia, để các thầy cô không thấy được mấy con dao nhíp của chúng tôi.

Khoảng thời gian đó mẹ thường thưởng cho tôi hai mươi lăm xu nếu tôi chịu mặc đầm, trong những lúc cần ăn mặc như thế - thí dụ như khi có bà con thăm viếng. Còn thường thì tôi mặc quần áo bằng vải thô, còn gọi là vải jean – cộng với dây nịch cao bồi.

Với các bạn trai trong khu phố của tôi - như Robert, Skipper, Evan và Sammy - thì chúng tôi đóng vai cảnh sát và bọn cướp, hay các chàng cao bồi và mọi da đỏ: những trò chơi bạo lực, đầy tính kỳ thị, mà nhiều năm sau, tôi coi như mình đúng khi cấm các con chơi trò đó. Chúng tôi trèo cây, chạy xe đạp thả tay. Tôi còn có súng đồ chơi treo trên tường trong phòng ngủ của tôi. Chúng tôi trao đổi thẻ bóng chày, thuộc lòng điểm trung bình của tất cả các cầu thủ đánh banh bằng gậy của đội Braves Boston và chơi bắt bóng hàng giờ. Tôi đọc sách trinh thám, ly kỳ Boys Hardy, và Lou Gehrig, Boy of the Sand Lots. Tôi lập ra Hội Cướp Biển, Hội Walky-Talky và Hội Sưu Tầm Chuyện Vui về Cao Bồi.

Tôi mặc đồ tắm con trai mỗi dịp hè, cho đến khi tôi lên tám hoặc chín tuổi. Tôi không thích mặc đồ tắm con gái, với tất cả các thứ lăng nhít, giả tạo thường đâm vào bộ ngực lép của tôi, cho đến khi một nhỏ bạn khác chế giễu: Mầy tưởng mầy là con trai hả! Mầy tưởng mầy là con trai chắc! Tôi tức đến nỗi tôi nhảy ra khỏi hồ bơi, rồi đem quần áo của nó giấu vào trong tủ. Con nhỏ phải ra về trong bộ đồ tắm ướt nhẹp, còn tôi giả vờ như không biết gì.

Nhưng tại sao tôi lại ở trong băng nhóm của Joel, thay vì chơi nhảy lò cò? Có lẽ đó là cách tôi từ chối bị hàng phục.

Tôi suy nghĩ về ngôn ngữ biểu hiện qua cơ thể của cha mẹ tôi. Mẹ tôi dường như không thoải mái với cơ thể của mình. Bà di chuyển như thể cố gắng để che giấu thân trong cơ thể của chính mình. Tương tự, những người phụ nữ khác cũng di chuyển như cái bóng, lẫn trong đám đông. Nhưng cơ thể cha tôi như có tính đàn hồi, có sự sẵn sàng. Ông thường đi bộ rất nhiều và đi xe đạp. Khi mẹ tôi muốn đi một nơi nào đó, bà đi bằng xe hơi.

Ở đâu tôi cũng thấy, đàn ông nắm vai trò chỉ đạo, còn phụ nữ chỉ là người phụ thuộc: thí dụ ngài tổng thống và phu nhân, ông hiệu trưởng và cô thư ký, ông bác sĩ và cô y tá, chú phi công và cô tiếp viên. Mặc dù lúc đó tôi không diễn đạt được ra bằng lời, nhưng tôi có ý nghĩ là thân người nữ không phải là một chốn quyền lực để nương trú. 

 Riêng tôi, tôi muốn chạy, nhảy, leo trèo qua hàng rào, dù cho quần áo của tôi có bị rách đi nữa. Không phải là tôi cố gắng làm như mình là phái mạnh, tôi chỉ muốn không bị phân biệt giới tính, do đó không bị hạn chế. Chẳng hạn tôi ghét cắt tóc, chỉ muốn để tóc như bụi rậm, giống như một đứa trẻ hoang dã. Tôi không muốn phải trông xinh đẹp, nhưng tôi thích cái dáng của mình khi đội cái nón nỉ cao bồi sang trọng - một cái nón "thứ thiệt" giống như mấy chú cao bồi "thứ thiệt" vẫn đội. Tôi nghĩ là tính cách mạnh mẽ như con trai đó, không phải là cách để tôi chối bỏ giới tính của mình, mà nó đã giúp tôi tập sống trong thân người nữ của mình, và có thể tìm được niềm vui trong đó.

Cha mẹ tôi không bao giờ cấm đoán những chiếc quần tắm nam hay sự mê thích về cao bồi của tôi. Khi tôi yêu cầu, mẹ tôi luôn kiên nhẫn ngồi đố tôi về số liệu thống kê bóng chày. Nhưng họ không thể chấp nhận tôi có quá nhiều nam tính. Tôi tra cứu về từ ngữ tomboy (ND: từ ngữ dùng chỉ những cô gái hành động như con trai, có nhiều nam tính) trong sách Doctor Spock, vì cha mẹ tôi dựa vào những sách đó để dạy dỗ chúng tôi, nhưng không có gì nói về đề tài này. Tôi đoán hẳn là cha mẹ tôi cũng bối rối lắm. Có lẽ họ sợ rằng cả đời tôi sẽ không bao giờ chịu chải tóc, rồi suy diễn ra thêm rằng tôi sẽ không bao giờ trở thành một người vợ và mẹ.

Tôi nghĩ như vậy vì mới năm lên lớp bốn, tôi đã được gửi đến trường múa - để học khiêu vũ! - nhiều năm trước khi các bạn tôi phải trải qua nghi thức huấn nhục này. Tôi được dạy phải ngồi tréo chân cho đến khi một chàng trai, chắc cũng khổ đau không kém, đến mời tôi nhảy. Tôi phải học các "box step"[1], một cái tên rất thích hợp để gọi sự di chuyển vô hồn không can hệ gì đến khiêu vũ. (“Bước-bước-phải-bước-bước-trái”.)

Có một thời gian, vào các buổi chiều chủ nhật, tôi được gửi tới nhà một bà lão tỵ nạn, người Do Thái đến từ Vienna để học may, một việc mà tôi chẳng thích thú gì. 

Vì tôi bị chứng sợ bóng đêm và thường bị nên tôi được đưa đến một bác sĩ tâm lý trẻ em khi tôi khoảng mười tuổi. Ông bác sĩ hỏi tôi những câu hỏi có tính cách xâm phạm như "Có bạn nào trong lớp em bắt đầu có kinh không?" Theo tin đồn thì có cô gái kia đã dính “lời nguyền rủa”, nhưng tôi thấy chuyện đó không liên can gì đến ông bác sĩ, nên lí nhí trả lời, “Tôi không biết”. Dịp lễ Giáng sinh, ông bác sĩ tặng tôi ít thứ để pha chế nước hoa nhưng tôi đã đổ nó xuống bồn cầu vì ghê tởm.

Nhưng ngay trong gia đình tôi cũng có những thông điệp mâu thuẫn nhau. Một mặt, ngoại tôi nói là tôi phải chải tóc một trăm lần mỗi ngày để tóc được bóng. Bà nói với một chút mai mỉa trong giọng nói, “On doit souffrir pour être belle”. Muốn đẹp thì phải chịu khổ. Mặt khác, trong một cuốn album gia đình có một tấm hình tôi và hai em gái diễn hành quanh bãi cỏ ở nhà ông bà, giả bộ làm lính, xấp hàng, với mấy khúc cây trên vai làm súng, đội mũ ba lô làm bằng giấy báo. Ông tôi, xuất thân từ một gia đình quân binh, làm trung sĩ huấn luyện chúng tôi. Rõ ràngchúng tôi vui vẻ lắm, phồng ngực lên trong ảnh.

Tôi luôn ý thức mình không phải là con trai. Một ngày, tôi đi đến một lô đất bỏ trống gần nhà mà đám trẻ chúng tôi gọi là "khu rừng". Tôi mang theo mình cây cung làm bằng tay quý báu của tôi để tìm kiếm thứ gì làm mũi tên. Tôi vừa băng qua một bụi rậm thì kìa là gã côn đồ trong khu phố, đang ngồi trên một gốc cây. Tên này giống như Butch, tên du đảng gộc của băng West Side, trong truyện tranh hài Little Lulu mà tôi thường nghiền ngẫm. "Đưa tao cây cung kia hay mầy muốn tụt quần ra”, hắn ra lệnh. Là con gái, được huấn luyện phải vâng lời, tôi biết mình không có sự lựa chọn nào khác. Tôi đưa cho nó cây cung.

Không lâu sau đó, trẻ em khu phố tụ tập tại sân nhà của Sammy, bạn tôi, để dự một cuộc thi đấu đô vật. Đến lượt, tôi phải đấu với tên du đảng đáng sợ đó. Tôi vật hắn xuống đất, đè cổ hắn để người ta đếm cho tới mười. Tôi đã thắng! Một cách công bằng. Nhưng khi tôi buông hắn ra và đứng lên thì tôi thấy hắn như muốn giết tôi vì đã hạ gục hắn trước đám đông. Sợ hãi, tôi quay lưng chạy, và hắn rượt theo tôi. Tôi nghĩ chính nỗi sợ hãi đã khiến chân tôi dường như có cánh. Tôi chui tọt vào nhà, khóa cửa lại và đổ vật xuống trong sợ hãi. Việc tôi vừa vật ngã hắn xuống đất không mang giá trị gì cả. Ngay sau khi cuộc thi kết thúc, tôi trở lại là một cô gái sợ sệt gã côn đồ. 

Một lần khác, Skipper, Evan và tôi cưỡi xe đạp vòng quanh khu phố và chúng tôi phát hiện ra một kho chứa hàng hóa cũ, ở phía sau một ngôi nhà lớn thiết kế theo thời Victoria. Tự leo lên căn gác không khóa, chúng tôi lục tung các thùng đồ một cách không ngại ngần và tìm được một viên đá quý màu tím khổng lồ, nên chúng tôi đã lấy cắp, đem về chôn ở sân sau nhà Skipper. Chúng tôi đã vẽ một bản đồ kho tàng để đánh dấu điểm chôn giấu - mười bước từ cây thích và mười lăm bước từ góc nhà xe của Skipper - và chúng tôi long trọng thề thốt là sẽ chôn nó ở đó mãi mãi, hay ít nhấtcho đến khi chúng tôi trưởng thành. Sau này, nếu ai trong chúng tôi có khó khăn thì chúng tôi sẽ đào nó lên, bán đi để lấy tiền giúp người đó.

 Nhưng đêm hôm đó, tôi không thể ngủ được vì mặc cảm phạm tội. Cuối cùng không thể chịu đựng thêm, tôi thú thật với mẹ về viên đá đánh cắp. Ngày hôm sau mẹ bắt chúng tôi đào nó lên, mang trả lại và xin lỗi chủ của nó. May mắn thay, người đàn bà sống trong ngôi nhà đó không giận mấy. Bà nói viên đá đó là tay nắm của cửa kính. Bà khuyên chúng tôi không nên đến chơi gần khu nhà kho, rồi cho chúng tôi ít bánh. Dầu được ăn bánh, Skipper và Evan vẫn không hài lòng vì tôi. Tại sao tôi tiết lộ? Vì chỉ có tôi là con gái? Đó có phải là lý do tại sao phụ nữ không được phép gia nhập vào hội, nhóm của các ông?

Rồi khi đến lớp năm, mọi thứ đã bắt đầu thay đổi trong cách đáng lo ngại. Bắt đầu từ năm đó, con gái phải mặc váy hoặc đầm khi đi học. Tuy nhiên cũng không có nội quy cấm mặc dungarees (quần áo vải thô) nên tôi mặc cả hai thứ: áo đầm phía trên, quần jean phía dưới. Sau đó, tôi phải mặc đầm đến trường. (Bây giờ nói thì khó tin, nhưng khi tôi học đại học vào những năm sáu mươi, chúng tôi không được phép mặc quần tây vào lớp trừ khi trời có tuyết).

Đến năm lớp sáu, mọi thứ tiếp tục thay đổi. Tôi có bạn cùng phái, và tôi ngạc nhiên khi khám phá ra, một số bạn, cũng có những điểm giống như tôi. Giờ ra chơi, đôi khi tôi chơi bài thay vì ném banh.

Qua lớp bảy, các bạn cũ trong băng nhóm của Joel không muốn chơi với tôi nữa. Họ bắt đầu hẹn hò với chính các cô gái nhảy lò cò mà chúng tôi phá phách mấy năm trước - mấy đứa con gái hay thầm thì, cười khúc khích trong nhà vệ sinh, mấy đứa con gái, làm tôi lợm giọng với những chiếc váy bó sát người. Hãy thử trèo cây với váy bó xem!

Rồi cũng đến tuổi dậy thì, giống như một bức màn vừa được rủ xuống. Tôi bắt đầu có ngực: phần vật thể mềm mại chưa từng có trước kia, thân mọc trên thân. Chúng đến như những người xa lạ mà tôi phải đón nhận như một phần thân thể của mình, dù mười hai năm nay tôi đã sống không cần có chúng. Ngực trái của tôi phát triển trước, tôi nhớ là điều này đã khiến tôi phải khám trước gương, vì lo là ngực phải sẽ không bao giờ bắt kịp.

Rồi, năm tôi mười ba, một buổi sáng, tôi thức dậy thấy máu khô trên đáy quần ngủ của mình. Lúc đầu tôi không biết đó là gì, vì tôi đã tưởng tượng rằng "lời nguyền" sẽ đến với dòng máu chảy ngập tràn dưới bàn học, trên sàn lớp. Mẹ đưa cho tôi băng vệ sinh, chỉ dẫn tôi cách sử dụng. Có lẽ những người còn có kinh nguyệt, không ai nhớ mấy sợi dây đeo bằng plastic với hai cái móc ở phía trước và phía sau. Mẹ rất vui và hết lòng hỗ trợ tôi; nhưng tôi vẫn cảm thấy xấu hổ - tôi đã bị ‘bộ tộc’ của mình tìm thấy, đóng dấu ấn không thể đổi dời là một công dân hạng thứ. Cuối cùng, tôi cũng thuộc về họ. Những ngày leo trèo, chạy nhảy của tôi đã chấm dứt.

Chắc chắn là tôi không thể đẩy lùi vấn đề sinh học, nhưng tôi chẳng nghĩ ra cho mãi đến sau này là tôi có thể đẩy lùi những định kiến xã hội đi kèm theo đó. Vì thế tôi bắt đầu cư xử cho phù hợp. Tôi cố gắng để làm vừa lòng các thầy cô giáo, để nhìn đẹp hơn, để hành động lịch sự. Tôi để tóc dài, chải tóc đàng hoàng. Ở các lớp khiêu vũ tôi chờ đợi trong nỗi sợ hãi âm thầm rằng mình sẽ không được mời nhảy. Nhưng nếu được mời, tôi khiêu vũ trong sự dằn vặt do nhút nhát, không thể nghĩ ra điều gì để nói. Ở trường, định mệnh trớ trêu, tôi lại được Joel, trong băng nhóm Joel, mời đến dự một buổi khiêu vũ long trọng của trường trung học. Chúng tôi hầu như không liên lạc với nhau từ năm lớp ba. Chúng tôi nhảy điệu foxtrot với nhau mà khổ sở, không nói nên lời, vì không còn có thể tập đô vật với nhau.

Suốt những năm đại học, và trong độ tuổi hai mươi, tôi coi thường việc tham gia thể dục, thể thao, coi đó dường như chỉ dành cho bọn ngốc, nhất là nếu những người tham gia là phái nữ. Hăng say trong các hoạt động thể thao đối với tôi có nghĩa là đối nghịch với thông minh, thời thượng và gợi cảm. Lòng tôn vinh thể lực đã biến mất. Tôi mặc quần áo lót bó sát. Tôi sợ đổ mồ hôi, sợ gió làm rối tóc tôi. Giờ tôi thấy điều này như một hành động bội phản lại với giới tính của mình - sự cam chịu lặng lẽ này, sự ghét bỏ cái thân được gọi là "phái nữ" này.

Giờ tôi thường xuyên đến phòng tập thể dục và tôi tập tạ. Tôi muốn có bắp thịt - những bắp thịt cuồn cuộn. Tôi thích hình dạng chúng. Tôi muốn cảm thấy mạnh mẽ. Tôi thích nằm cử tạ để đẩy thanh sắt nặng nề, cồng kềnh đó lên khỏi ngực. Nếu phải vật lộn với một kẻ lưu manh, có thể tôi không đủ sức đẩy hắn ra, nhưng chắc chắn là tôi phải thử.

Ngày càng lớn tuổi, tôi dường như quay về lại cái thuở trước tuổi dậy thì. Có thể tôi không còn mặc đồ tắm nam nữa, nhưng tôi giục mình tảng lờ đi những gì được coi là phù hợp đối với phụ nữ. Cơ thể tôi không còn đủ mềm mại để trèo cây, nhưng lúc này đúng là lúc phải tập luyện tâm dẻo dai, tâm không ủy mị như đàn bà. 

Tôi đã dành phần lớn cuộc đời cố gắng gìn giữ vẻ đẹp, và ít nhiều gì cũng thành công. Thói quen thật khó bỏ. Nếu được chọn lựa thì tôi thích đẹp hơn là xấu, nhưng ở thời điểm này, những vấn đề về vẻ đẹp bề ngoài chẳng còn quan trọng nữa - cũng giống như lúc tôi mới chín tuổi - và quan niệm như thế phần nào cũng là cách giải thoát.

Bao năm nay, một trong những nét nổi bật của tôi là mái tóc bạch kim dầy cộm. Rồi cũng đến thời gian khi tôi muốn, như thi sĩ Yeats đã viết, được "yêu thương vì chính mình chớ không phải vì mái tóc vàng của mình". Tôi đã cắt tóc thật ngắn và giờ tôi không có bàn chải hay lược nữa. Hành động cắt bỏ này vừa là sự giải phóng vừa là điều đáng sợ.

Vấn đề không chỉ là dáng vẻ tôi như thế nào. Vấn đề quan trọng hơn là cung cách hành xử. Khi còn tinh nghịch như con trai, tôi đã tổ chức đấu gậy. Giờ các hoạch định sáng tạo của tôi ít có tính cách mạnh mẽ như lúc tôi chín tuổi, nhưng tôi cố gắng để tìm lại tinh thần dũng cảm đó, lòng kiên quyết đi theo tiếng nói của trái tim. Lúc chín tuổi, tôi không lãng phí thời gian để tỏ ra lịch sự. Tôi không giặt đồ người khác, hoặc đọc bản thảo của người tôi chưa bao giờ gặp, miễn phí như là một ân huệ. Cái ngã lúc chín tuổi của tôi nghĩ rằng chắc là vui lắm khi học đánh trống hay là đi ẩn tu trong tu viện dòng Benedict ở miền bắc California, nơi tôi có thể ở trong một ngôi nhà được làm bằng thùng rượu vang và đọc về các vị thánh.

Tôi rất hàm ân thời tinh nghịch đó, vì như bà tôi thường nói "tuổi già không dành cho những kẻ yếu đuối". Nếu tôi không leo tất cả các cây bị cấm leo, có lẽ tôi sẽ dễ dàng trợt ngã trong sự cô đơnsợ hãi lúc tuổi già.

Lão bà đang gõ cửa trước nhà tôi không phải ai xa lạ - bà chính là cô gái mặc quần áo vải thô, mái tóc rối bù, đến dẫn đưa tôi trở về với cái ngã dũng cảm nhất của tôi. Bà nói rằng tôi không bao giờ phải chải tóc nữa, trừ khi tôi muốn.

* * *

[1] Bước nhảy hình thoi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21598)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 20325)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22185)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18654)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 26869)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 18570)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 19815)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 37930)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20013)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 28161)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 46119)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 15335)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10, 2010, Đại Lễ Thỉnh “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” đã được cử hành long trọng bằng xe hoa rước Phật và đoàn xe cung nghinh từ Tổ Đình Minh Đăng Quang...
(Xem: 65480)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 13615)
Đại Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Phật Ngọc Tại San Jose
(Xem: 18492)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 15435)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14463)
Chùa Bát Nhã long trọng tổ chức lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc từ 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên chùa.
(Xem: 18604)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 12532)
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ CUNG NGHINH VÀ CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI TỪ THỨ BẢY, NGÀY 6 ĐẾN THỨ HAI NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010
(Xem: 17536)
Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp.
(Xem: 25305)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 38563)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 17566)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 11172)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 18460)
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn gia hộ cho Đạo pháp được trường tồn. Thế giới được hòa bình. Chúng sanh được an lạc.
(Xem: 17314)
Lịch Trình Phật Ngọc 2010 - 2011
(Xem: 13094)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 13240)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17402)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 24193)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
(Xem: 12289)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13725)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 12920)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12805)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14086)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 14515)
Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràngthông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
(Xem: 21032)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 22481)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 29855)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 13758)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 18134)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 16941)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12530)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30626)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 22652)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 14532)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 12929)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12652)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 12442)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 12982)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 16237)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 15085)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 23749)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
(Xem: 16099)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 28871)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 20198)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
(Xem: 15487)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
(Xem: 37095)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 44910)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
(Xem: 36740)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant