Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

C. Giải nghi

30 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 7268)
C. Giải nghi


TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP

Thích Minh Tuệ


PHẦN I: VẤN ĐÁP

C- GIẢI NGHI

1- Hỏi: Pháp niệm Phật cầu vãng sanh quá dễ tu, là con đường thẳng tắt vi diệu, thù thắng, viên đốn, mau chứng đắc như vậy, tại sao lắm người không tin, là thế nào, thưa Thầy?

Đáp: Trong Kinh A-di-đà, Đức Thế Tôn dạy: “Đây là pháp khó tin” (Nan tín chi pháp). Vì giáo lý quá cao sâu, Đẳng giác Bồ-tát cũng chỉ hiểu được một phần, chỉ chư Phật với chư Phật mới hiểu rõ hết. Do vì không hiểu sự thù thắng của pháp môn, lại thấy sao tu quá dễ, mau chứng mau đắc quá, các vị đâm ra nghi ngờ, không tin. Các vị cao đức thường bảo: Những vị không tin vào sự thù thắng của pháp môn Tịnh Độ là do rơi vào một trong những trường hợp sau:

1. Thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên.

2. Không có chủng tử Tịnh Độ, hoặc chủng tử còn quá yếu.

3. Chủng tử khác, đã đến lúc chín mùi.

4. Cố chấp, Bảo thủ (Kiến thủ kiến).

5. Tự ái, cống cao, ngã mạn.

6. Căn tánh hạ liệt.

+Pháp sư Tịnh Không nói: “A-xà-thế vương tử và năm trăm vị trưởng giả trong thời quá khứ đã từng cúng dường bốn trăm ức Như Lai. Thiện căn lớn như vậy, thế mà sau khi được nghe đức Thế Tôn thuyết Kinh A-di-đà, quí vị này chỉ phát tâm sau này thành Phật giống như A-di-đà Phật mà thôi”.

+ Kinh đã nói rằng hành giả Tịnh Độ là những người đã từng cúng dường, phụng sự ngàn ức Như Lai, nhân thiện căn chín mùi mới được như vậy.

+Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư cũng đã nói: “Người niệm Phật, tức là người quý, người diệu hảo, người bậc thượng thượng, người hiếm có, người tối thắng trong loài người”.

+Pháp sư Tịnh Không đã từng nói: “Cư sĩ mà được vãng sanh, còn quí hơn Hòa thượng, phương trượng mà không được vãng sanh”.

Hiểu như vậy, quí vị phải trân quí thiện căn quí báu của mình, không thể bỏ luống qua đời này một cách oan uổng, mà phải chí tâm lão thật niệm Phật, quyết đời này vãng sanh Cực Lạc thành Phật, độ chúng sanh.

2- Hỏi: Kinh A-di-đà đã nói rõ: “Chẳng khá thế nào lấy chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh sang bên nước kia đâu!”. Do đó, cư sĩ tại gia chúng con niệm Phật vài chục năm, có đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên để vãng sanh, hay phải mấy chục năm khổ hạnh như quý Thầy mới có kỳ vọng? Kính xin Thầy giải thích.  

Đáp: Không phải như vậy. Vì các lẽ sau:

1. Nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên.

Kinh A-di-đà có nói: “Chẳng khá thế nào lấy chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh sang bên nước kia đâu!, nhưng rồi Phật còn nói câu kế tiếp như sau: “Xá lợi phất này! Nếu có thiện nam hay thiện nữ mà được nghe nói Phật A-di-đà, rồi nhớ ngay lấy danh hiệu của Ngài, niệm trong một ngày, hay là hai ngày, hay là ba ngày, hay là bốn ngày, hay là năm ngày, hay sáu ngày, hay bảy ngày, niệm kỳ cho thành nhất tâm không còn loạn tưởng, thì người ấy khi nào lâm chung, Phật A-di-đà và chư Thánh chúng hiện ra trước mặt. Người ấy lúc chết, tâm không điên đảo, tức là được sinh sang nước Cực Lạc của Phật A-di-đà”.

Đoạn văn trước chỉ để mở đầu cho đoạn văn sau với nội dung quan trọng là niệm Phật cho đếnNhất tâm không loạn”. Đây mới là điều kiện được vãng sanh.

Hơn nữa trong A-di-đà Kinh yếu giải, Ngẫu Ích đại sư đã nói: “Người tu có đủ tín, nguyện, hạnh thì mỗi tiếng niệm Phật là cái nhân nhiều thiện căn, và là cái duyên nhiều phước đức”. Quán Kinh nói: “Vì niệm danh hiệu Phật, mà trong mỗi một niệm, diệt trừ tám mươi ức kiếp trọng tội sinh tử”. Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư cũng nói: “Niệm một câu A-di-đà Phật, thì hưởng được tám mươi ức kiếp công đức vi diệu”, chính là ý nghĩa này. Nếu niệm Phậtthiện cănphước đức không lớn, nhiều, thì làm gì diệt được nhiều tội và hưởng được nhiều phước đức như thế?

Trong Kinh A-di-đà và Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật nói: Trước giờ phút lâm chung, người nào niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà, thì được Ngài tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc. Vậy thì hành giả hằng ngày niệm danh hiệu Phật A-di-đà, mỗi câu là một nhân duyên để vãng sanh Cực Lạc rồi.

Niệm một câu thôi mà thiện căn, phước đức, nhân duyên nhiều như thế. Hành giả mỗi ngày niệm vài ngàn câu, sáu vạn đến mười hai vạn câu (người đạt Bất niệm tự niệm) mà suốt đời niệm như vậy thì thiện căn, phước đức, nhân duyên nhiều biết bao nhiêu, không sao kể xiết.

2. Thế nào là thiện nam hay thiện nữ? Trong A-di-đà Kinh yếu giải, Ngẫu Ích đại sư nói: “Bất luận là hạng người nào, người xuất gia, người tại gia, người sang, người hèn, người trẻ, người trong sáu ngã: thiên, nhân, A-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, người trong bốn loại chúng sanh: noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh… bất luận là hạng người nào, miễn là người ấy được nghe danh hiệu Phật A-di-đà, tức là cái quả “thiện căn” của người ấy trồng từ nhiều kiếp trước, nay đã thành, đã chín. Những người ấy dù có phạm tội ngũ nghịch, thập ác cũng đều được gọi là thiện”. Chứ không bắt buộc phải tu khổ hạnh, hoặc phải tu lâu ngày, hay tu gì khác cả!

3. Về điều kiện vãng sanh, các Kinh ấn định như sau:

- Kinh A-di-đà: “Niệm Phật đến nhất tâm không loạn”.

- Kinh Vô Lượng Thọ: “Niệm Phật mười niệm”.

- Kinh Quán Vô Lượng Thọ: “Niệm Phật một niệm”.

- Kinh Pháp Cổ: “Chỉ cần khởi ý muốn vãng sanh là được Phật A-di-đà tiếp dẫn vãng sanh”.

Rõ ràng không có Kinh sách nào nói hành giả phải tu nhiều năm, hoặc phải tu khổ hạnh mới được vãng sanh Cực Lạc như vậy đâu! (Xin đọc sách Niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, phần III- Điều kiện vãng sanh).

Xin chớ có nghi ngờ mà gây chướng ngại vãng sanh. Hãy dõng mãnh, tinh tấn, Lão thật niệm Phật, hầu sớm thành tựu Tịnh nghiệp theo đúng sở nguyện.

Quyết Định Đời Này Vãng Sanh Cực Lạc, Thành Phật, Ðộ Chúng Sanh

“Muốn, thì Được”

3- Hỏi: Pháp niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm, có phải là ngoài pháp môn Tịnh Độ không, thưa Thầy?

Đáp: Niệm Phật được niệm lực tương tục (Bất niệm tự niệm) bảo đảm vãng sanh, là chủ trương của chư Tổ và cao Tăng Tịnh Độ, thì làm sao ngoài pháp môn Tịnh Độ được? Tôi xin chứng minh:

1-Bất niệm tự niệm.

a. Tổ thứ hai Tịnh Độ tông Thiện Đạo đại sư và Tổ thứ tám Tịnh Độ tông Liên Trì đại sư nói trong quyển “Đường về Cực Lạc” của Hòa thượng Thích Trí Tịnh (trang 136-137).

b. Hòa thượng Thích Trí Tịnh nói trong “Kệ niệm Phật” (trang 15 và trang 25).

c. Hòa thượng Thích Thiền Tâm nói trong “Niệm Phật Thập Yếu” (trang 254)

d. Hòa thượng Quảng Khâm nói trong “Cẩm nang tu đạo” (trang 75) và trong “Lắng nghe tiếng hát sông Hằng” (trang 87).

e. Đại sư Diệu Không nói trong “Bốn mươi tám pháp niệm Phật” (Niệm Phật chỉ nam trang 115-116).

g. Đại sư Hám Sơn nói trong “Mộng Du Tập” (Niệm Phật chỉ nam trang 63).

h. Ngài Tịnh Sĩ nói trong “Con đường Tây Phương” (trang 32-33).

2- Vô niệm mà niệm. (Bước sau cùng của Bất niệm tự niệm)

Tổ thứ mười ba Ấn Quang đại sư nói trong “Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục” (trang 177-178).

Tôi vững tin lời dạy của chư Tổ, cao Tăng thạc đức Tịnh Độ không bao giờ sai cả.

4- Hỏi: Bất niệm tự niệm, nó niệm hoài, mình muốn ngưng, nó không ngưng. Mình là chủ, điều khiển không được nó, nó là tớ mà tự tung tự tác như vậy, nó quậy mãi, sẽ làm hư mình, phải vậy không, thưa Thầy?

Đáp:

1- Tịnh Độ tông không có dùng từ “chủ, tớ”, chỉ có Thiền tông dùng từ “chủ, khách”. Chủ là bản lai diện mục, khách (tớ) là lục trần (ở đây là lục căn). Bản lai diện mụcThiền tông nói, chính là Phật tánh (tự tánh) của Tịnh Độ tông. Bất niệm tự niệm là tự tánh tự niệm, nói theo Thiền tông là chủ niệm, chứ không phải là tớ niệm! (Nội dung câu hỏi đã có sự lộn lạo rồi). “Mình muốn nó ngưng”, “mình” ở đây là gì? Là ý thức phải không? Ý thức là căn, sao gọi là chủ được? (Đây là sự nhầm lẫn thứ hai). Cả hai ý này đều hai lần lộn lạo, cho nên lập luận trong câu hỏi trên hoàn toàn không đúng.

2- “Nó quậy mãi, sẽ làm hư mình”.

Không phải vậy. Trái lại, “Nó” giúp ta mau thành Phật. Tôi xin chứng minh

- Hòa thượng Tuyên Hóa, Tổ sư Thiền có nói:

“Bạn niệm một tiếng Phật thì trong tâm bạn có một vị Phật, bạn niệm mười tiếng Phật thì có mười vị Phật, niệm trăm tiếng, ngàn tiếng, vạn tiếng, niệm càng nhiều càng nhanh thành Phật.

Niệm Phật chính là trở về với Phật, trở về với tâm của chính mình. Niệm Phật chính là hòa Phật và mình làm một. Bạn niệm Phật thì Phật niệm lại bạn, kết quả ngay lúc đó bạn là Phật rồi”.

- Trong A-di-đà Kinh Yếu Giải, Liên tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư nói: “A-di-đà Phật là một danh hiệu lớn lao, gồm có vạn công đức. Niệm danh hiệu ấy để dời công đức đến với mình, thì công đức nào cũng phải đến hết”.

Tổ còn nói: “Mỗi tiếng niệm Phật của mình, tiếng nào mình cũng đã là Phật rồi”.

Đối với những liên hữu đã đạt Bất niệm tự niệm, tự cảm nhận được an lạc, thanh thoát, hiểu rõ sự vi diệu của pháp tu, thì mới nhận thứccông đức bất khả tư nghì của Thánh hiệu A-di-đà.

Ngưỡng mong quí vị dõng mãnh, tinh tấn tiến tu để sớm đạt thành sở nguyện.

Nam-mô A-di-đà Phật.  

 

5- Hỏi: Niệm Phật phải niệm ra tiếng, niệm thầm là tà niệm, có phải vậy không, thưa Thầy?

Đáp: Pháp niệm Phật, niệm thầm không ra tiếng đã được chư Tổ Tịnh độ đề xướng. Đến thời hiện đại, cách niệm này lại được chư đại sư thạc đức Tịnh Độ đồng khuyến khích hành giả. Việc này được minh chứng qua các sách như sau:

- Lời khế cơ (Pháp sư Tịnh Không).

- Cẩm Nang Tu Đạo (Hòa thượng Quảng Khâm).

- Niệm Phật Thập Yếu (Hòa thuợng Thích Thiền Tâm).

- Pháp Môn Dễ Tu, Dễ Chứng, Hợp Thời Cơ (Hòa thượng Thích Trường Lạc).

- Pháp môn Tịnh Độ Thù thắng (Hòa thượng Thích Hân Hiền).

- Bốn mươi tám pháp niệm Phật (Hòa thượng Thích Tịnh Lạc).

- Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập (Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam).

- Con đườngTây Phương (Tịnh Sĩ)

…v...v...

Chư Tổ, chư đại sư thạc đức Tịnh Độ đồng dạy niệm thầm, thì không thể nói niệm thầm là tà niệm được.

Vả lại nên biết rằng người xưa nói: “Chánh nhân nói tà pháp, tà pháp thành chánh pháp. Tà nhân nói chánh pháp, chánh pháp thành tà pháp”. Vậy thì chánh, tà không ở nơi pháp mà là do con người. Các pháp luôn luôn bình đẳng, như như bất động, là vậy (như thị), không chánh không tà. Chánh tà là do vọng tâm phân biệt của chúng sanh điên đảo mà ra.

Tóm lại, nếu chúng ta chân chánh hành trì, thì niệm thầm hay niệm cách nào khác cũng đều là chánh niệm cả.

6- Hỏi: Xe không người lái mà xe tự chạy là xe bất bình thường. Người không niệm mà nó tự niệm là người điên, phải vậy không, thưa Thầy?

Đáp:

1- Xe không người lái mà xe tự chạy là xe bất bình thường.

Không phải vậy! Tôi xin đưa ra những thí dụ sau:

a. Thuở xưa, cụ Phan Thanh Giản công du Pháp quốc về, tâu lên vua Tự Đức rằng ở Pháp đèn không dầu mà cháy, xe không ngựa kéo mà chạy.

b. Ngày nay có phải:

- Máy bay không người lái mà bay thám thính ở các nước xa xôi?

- Tàu ngầm (xe lửa chạy dưới mặt đất như métro) không người lái mà vẫn đưa rước hành khách từ trạm này đến trạm khác?

- Bom không người hướng dẫn mà tự động lao vào mục tiêu?

- Máy truyền hình và máy thu thanh không người mở máy mà tự hát, tự tắt?

- Cửa chợ, cửa tiệm ăn không có người mở, đóng, nhưng khi mình đến nó tự mở ra, mình qua khỏi, nó tự đóng lại?

- Vòi nước mình không mở mà nó chảy cho mình rửa tay, rửa mặt, xong mình không tắt mà nó tự ngưng chảy?

- Đèn xanh, đèn đỏ ở các ngã tư đường không ai mở, tắt thế mà nó có thể tự mở, tắt (mở đèn xanh, tắt đèn đỏ) điều hành lưu thông một cách nhịp nhàng?.

Vân vân và vân vân… (kể sao cho xiết những chuyện như vậy!).

Những việc kể trên đều là sự thật mà vua Tự Đức, các đại thần trong triều đình cùng bần cố nông ở vùng biên địa vẫn không tin, đó là ý riêng của họ.

Thật tình mà nói, những chữ “không” nói trên, chẳng phải là không ngơ, mà là có một cách tinh vi, nhưng vì ta thiếu sự nhạy bén nên không biết đó thôi!

2-Người không niệm mà nó tự niệm là người điên.

Không phải vậy, tôi xin chứng minh:

Bất niệm tự niệm hay vô niệm mà niệm là kết quả công phu đắc lực của hành giả Tịnh nghiệp, trường kỳ hành trì đúng sự chỉ dạy của Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư, Bát Tổ Liên Trì đại sư, Thập tam Tổ Ấn Quang đại sư, Quảng Khâm đại sư, Hám Sơn đại sư, Diệu Không đại sư, Đại lão Hòa thượng Trí Tịnh, Hòa thượng Thiền Tâm… Như vậy, sao nói là người điên được chứ? (Xin đọc câu đáp 3C ghi trên).

Bản thân tôi đạt Bất niệm tự niệm hơn sáu năm qua, và hằng trăm vị khác nhập Bất niệm tự niệm trước và sau tôi, đến giờ này chúng tôi cảm nhận mình ngày càng an lạc, thanh thoát, sáng suốt hơn. Vậy thì, không có thể nói là điên được!

Tóm lại, không phải vậy, quan niệm hỏi trên hoàn toàn không đúng.

7- Hỏi: Những người đạt Bất niệm tự niệm, niệm đó là ma nhập, ma dựa, ma niệm chứ không phải mình niệm. Điều này có phải không, thưa Thầy?

Đáp: Người hỏi câu này là người chưa đạt đến Bất niệm tự niệm. Nếu đã đạt thì tự biết rồi, còn hỏi làm chi? Hoặc người này hỏi thay người chưa đạt Bất niệm tự niệm để mong làm sáng tỏ vấn đề chăng?

Thông thường người bị ma dựa, ma nhập, tinh thần bất bình thường, vui buồn lẫn lộn không chừng, nóng nảy, cộc cằn, thô lỗ, u mê, đôi khi mất cả nhân tính.

Riêng tôi từ khi đạt đến bước Bất niệm tự niệm tới giờ, tôi cảm nhận được là thân tâm tôi an lạc, thanh thoát, sáng suốt hơn bao giờ hết. Nếu nói rõ hơn, hóa ra tôi lại khoe khoang, thì không tốt, xin chỉ vắn tắt vậy thôi! Thế nên tôi cả quyết với quí vị là tôi không bị ma dựa, ma nhập. Những vị đã đạt Bất niệm tự niệm chắc chắn đồng có cảm nhận và suy nghĩ như tôi.

Kính xin quí vị hãy an tâm, tinh tấn dõng mãnh huân trưởng mức Nhập tâm, mức Bất niệm tự niệm sâu, để tiến đến Nhất tâm bất loạn.

8- Hỏi: Mình không niệm mà nó niệm suốt ngày đêm, vậy là tẩu hỏa nhập ma rồi. Như vậy có đúng không, thưa Thầy?

Đáp: Người tu Thiền có thể bị “tẩu hỏa nhập ma”. Tôi chưa từng thấy, chưa từng nghe người tu niệm Phật nào bị tẩu hỏa nhập ma cả. Trên lý thì tuyệt đối không, vì những lẽ sau:

1- Người xưa nói: “Trong nhà có tiểu nhân, ngoài cửa tiểu nhân đến. Trong nhà có quân tử, ngoài cửa quân tử đến (ý nói chiêu cảm)”.

2- Hòa thượng Tuyên Hóa khai thị:

“Trong tâm có ma, người sợ ma. Trong tâm không có ma, thì ma sợ người”.

Hòa thượng còn nói: “Bạn niệm một tiếng Phật thì trong tâm bạn có một vị Phật, bạn niệm mười tiếng Phật thì có mười vị Phật, niệm trăm tiếng, ngàn tiếng, vạn tiếng, niệm càng nhiều, càng nhanh thành Phật.

Niệm Phật chính là trở về với Phật, trở về với tâm của chính mình. Niệm Phật chính là hòa Phật và mình làm một. Bạn niệm Phật thì Phật niệm lại bạn, kết quả ngay lúc đó bạn là Phật rồi”.

3- Trong A-di-đà Kinh yếu giải, Liên tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư nói: “Mỗi tiếng niệm Phật của mình, tiếng nào mình cũng đã là Phật rồi”.

4- Kinh nói: Khi ta phát ra tiếng niệm Phật, hào quang Phật chiếu ra xa bốn mươi dặm, ma phải tránh xa.

5- Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư, khi niệm một câu Phật hiệu, từ miệng phóng ra một luồng hào quang.

6- Ngũ Tổ Thiếu Khang đại sư, khi niệm một câu Phật hiệu, từ miệng Ngài phóng ra một hóa Phật.

7- Kinh Thập Vãng Sanh A-di-đà Phật Quốc nói: “Nếu có người niệm A- di-đà Phật, thì Phật A-di-đà sai hai mươi lăm vị Bồ- tát trong đó có Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền Bồ-tát… ủng hộ hành giả, dù đi, đứng, nằm hay ngồi, dù ngày hay đêm, trong hết thảy thời, hết thảy nơi chẳng cho ác quỷ, ác thần được thừa dịp làm hại”.

8- Kinh Xưng Tán Tịnh độ Phật Nhiếp Thọ nói: “Người niệm Phật được vô số chư Phật trong mười phương hộ niệm”.

9- Bát-chu Tam-muội Kinh nói: “Người niệm Phật một ngày một vạn (10.000) câu trở lên, được Đức Phật A-di-đà và chư Thánh chúng Cực Lạc thường đến hộ niệm”.

Dựa trên chín điều minh chứng nêu trên, thì làm gì có chuyện người niệm Phật bị ma dựa, ma nhập hay tẩu hỏa nhập ma?

9- Hỏi: Bạch thầy, Pháp Bất niệm tự niệm bảo đảm vãng sanh, ý trì là một pháp tu mới mẻ, do vài thầy mới đặt ra mấy năm nay thôi. Có phải vậy không?

Đáp: Từ “mấy năm” này, quá tối nghĩa, ý của bạn có phải là năm, ba năm không? Dù sao tôi cũng xin góp ý để làm sáng tỏ vấn đề:

1- Nhóm từ “Niệm lực tương tục” là do Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư (613-682) và Bát Tổ Vân Thê (Liên Trì) đại sư (1535-1618) đề cập đến (Đường Về Cực Lạc, trang 136-137- Hòa thượng Thích Trí Tịnh, xuất bản năm 1995).

2- Nhóm từ “Bất niệm tự niệm” được Hòa thượng Thích Trí Tịnh giảng tại chùa Vạn Đức năm 1956 (Kệ niệm Phật, trang 15-25); Hòa thượng Thích Thiền Tâm viết trong Niệm Phật thập yếu, trang 254, xuất bản năm 1991; Liên Tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư (1599-1655) đề cập đến (Đường Về Cực Lạc, trang 190- Hòa thượng Thích Trí Tịnh, xuất bản năm 1995).

3- Pháp ý trì được lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam viết trong quyển “Tuyết Hư lão nhân Tịnh-độ tuyển tập” trang 71, xuất bản năm 2004.

Tóm lại:

- Nhóm từ “Niệm lực tương tục” đã có từ thế kỷ thứ VII (7) đến nay được mười bốn (14) thế kỷ qua, tức 1400 năm rồi.

- Nhóm từ “Bất niệm tự niệm” có từ năm 1956 đến nay được năm mươi lăm (55) năm rồi.

- Pháp ý trì được biết từ năm 2004, tính ra trên bảy năm rồi (đây là căn cứ vào ngày sách được xuất bản, chứ thực ra, không rõ nó có tự bao giờ).

Sở dĩ tôi trình bày rõ ràng như trên, để chứng minh rằng pháp ý trì đạt Bất niệm tự niệm, bảo đảm vãng sanh mà tôi đang hành trì. Đồng thời góp ý để quí vị đồng tu đã và đang hạ thủ công phu có kết quả tốt, không phải do tôi mới sáng tạo, mà chỉ là thực hành lời chỉ dạy (y giáo phụng hành) từ xưa của chư Tổ, chư cao Tăng, thạc đức Tịnh Độ mà thôi.

Nam-mô A-di-đà Phật.  

 

10- Hỏi: Kính bạch Thầy, con niệm Phật lâu rồi, sao vẫn chưa thấy Phật quang?

Đáp: Nhân nào quả nấy, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Trồng dưa mà muốn được đậu, hay ngược lại trồng đậu mà muốn được dưa, làm gì có việc trái ngược như vậy, phải không?

Cũng vậy, người tu quán, kết quả sẽ thấy hình tướng hay hào quang của Phật. Người tu xưng danh, thì sẽ nghe danh hiệu Phật, mới hợp lý nhân quả phải không? Liên hữu trì danh hiệu Phật, đạt Bất niệm tự niệm rồi, suốt ngày nghe danh hiệu Phật là quá quí rồi, còn mong muốn thấy Phật quang để làm gì? Không có việc trái ngược như vậy!

11- Hỏi: Con đạt Bất niệm tự niệm từ lâu rồi, sao không thấy Đức Phật ấn chứng cho con?

Đáp: Không hẳn vậy, tôi xin góp ý như sau:

Trong pháp của Thiền tông, sư phụấn chứng cho đệ tử. Còn Tịnh Độ tông, tôi chưa hề nghe Phật hay Tổ ấn chứng cho một hành giả tu Tịnh nghiệp nào cả. Có chăng là các vị Tổ thấy Phật và chư Bồ-tát hiện tướng mách bảo ngày giờ vãng sanh. Đặc biệt Sơ Tổ Huệ Viễn trong mười năm, đã ba lần thấy Phật và Thánh chúng, song trầm hậu Ngài không nói ra.

Chúng ta bắt đầu niệm Phật, liền có một bông sen mọc ở ao thất bảo, đây là một hiện tượng ấn chứng rồi đó!

Một lần niệm A Di Đà Phậtmột lần:

- Cầu cứu Phật A-di-đà tiếp dẫn chúng ta.

- Gieo trồng, nuôi lớn hạt giống Phật nơi tạng thức.

- Đánh thức ông Phật nơi Tự tánh (Phật tánh).

Nhờ kiên trì công phu đắc lực lâu ngày, chúng ta đạt Bất niệm tự niệm là tự tánh tự niệm Phật cho chúng ta nghe, mỗi ngày từ sáu mươi ngàn đến một trăm hai mươi ngàn lần. Đây là sự ấn chứng mạnh mẽ, hùng hồn, lớn lao nhất, sao liên hữu không chịu cảm nhận mà còn mong chờ viễn vông chứ?

Hơn nữa, nếu liên hữu đừng hướng ngoại vọng cầu, mà quay vào nội tâm, lắng lòng nghe tiếng niệm Phật của Tự tánh, quí liên hữu sẽ cảm nhận được âm thanh thanh lương, vi diệu không tài nào diễn tả được. Chính “nó” đã chuyển hóa thân tâm liên hữu dần dần thanh tịnh liên hữu nào có hay biết (Kinh Niệm Phật Ba La Mật). Như vậy còn hơn ấn chứng suông nữa, phải không?

Xin liên hữu hãy định tâm kiểm nghiệm lại, sẽ nhận rõ sự thật hy hữu này.

 

12- Hỏi: Con ngồi tịnh tọa lắng lòng nghe tiếng niệm Phật từ Tự tánh phát ra khoảng bốn mươi lăm phút, cố gắng ngồi lâu lắm là sáu mươi phút, tê chân quá chịu không nổi. Như vậy làm sao nhập định để đạt Nhất tâm bất loạn, thưa Thầy?

Đáp: Liên hữu nên kiểm lại xem tư thế ngồi có đúng chưa? Cố gắng chịu đau một chút, dần dần sẽ quen.

Nên hiểu, trong không loạn động, ngoài không nhiễm ô, là định. Không do ngồi lâu mà đạt định, con cóc ngồi không nằm, có đạt định đâu?

Hành giả Tịnh Độ không đặt nặng việc nhập định mà quan trọng ở chỗ nhất tâm.

Đành rằng định và nhất tâmliên quan mật thiết với nhau, nhưng đối với hành giả Tịnh Độ thì cứ một mực hành trì miên mật, niệm Phật thật nhiều, không xen tạp, không gián đoạn, thời gian sẽ đạt niệm Phật thành một khối (Bất niệm tự niệm sâu), rồi đến Nhất tâm bất loạn, lúc này đương nhiên đắc định.

13- Hỏi: Y cứ vào đâu mà Thầy nói người niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm bảo đảm vãng sanh?

Đáp: Kính xin trình bày như sau:

1. Y cứ vào các Kinh Phật đã thuyết: Vì người đạt Bất niệm tự niệm, Tự tánh tự niệm Phật suốt thời gian (24/24) bất luận tình huống nào, đáp ứng được điều kiện vãng sanh. Điều này được ấn định trong Kinh A-di-đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô lượng Thọ, và Kinh Pháp Cổ, nên nói là bảo đảm được vãng sanh.

2. Căn cứ vào lời dạy của chư Tổ và các cao Tăng thạc đức Tịnh Độ như sau:

a. Tổ thứ hai Tịnh Độ tông Thiện Đạo đại sư và Tổ thứ tám Tịnh Độ tông Liên Trì đại sư nói trong quyển “Đường về Cực Lạc”của Hòa thượng Thích Trí Tịnh (trang 136-137).

b. Hòa thượng Thích Trí Tịnh nói trong “Kệ niệm Phật” (trang 15 và trang 25).

c. Tổ thứ chín Ngẫu Ích đại sư nói trong “Ngẫu Ích Đại Sư Pháp Ngữ” (trang 24).

d. Tổ thứ hai Tịnh Độ tông Thiện Đạo đại sư nói trong “Quán Niệm môn” (Tuyển trạch bổn nguyện niệm Phật Tập, trang 59).

3. Căn cứ vào sự kiện thực tế (cận tử nghiệp) như sau:

- Kinh sách nói: con người tái sanh về đâu là do một niệm cuối cùng (cận tử nghiệp) quyết định, qua ba câu chuyện sau:

+Một phụ nữ khi qua sông, lỡ tay đánh rơi con xuống sông. Bà mải miết lặn hụp tìm cứu con, nên bị nước cuốn chết chìm. Do một niệm thiện cuối cùng, bà được sanh về cõi Trời.

+ Một vị Tăng, giờ phút cuối cùng khởi một niệm bất thiện, nên bị sanh vào đường ác.

+ Một Tỳ kheo hỏi Đức Thế Tôn: “Bạch Đức Thế Tôn, có phải người tu thập thiện được sanh về cõi trời không?”.

Đức Thế Tôn dạy: “Không hẳn vậy, do niệm cuối cùng quyết định” nghĩa là do cận tử nghiệp quyết định.

- Cận tử nghiệp. Cận tử nghiệp từ đâu mà có? Do sự tích lũy chủng tử nghiệp nhiều đời, nhiều kiếp. Khi chủng tử nghiệp thiện hay ác chín mùi (mạnh nhất) nó tự khởi hiện hành đưa ta đi tái sanh. Người xưa thường nói: “Chủ nợ nào mạnh sẽ kéo ta đi trước”. Hành giả vãng sanh Tịnh độ cũng không ngoài định luật này.

+ Niệm Phật có rất nhiều lợi ích, trên khía cạnh cận tử nghiệp thì:

- Công đức một câu danh hiệu dẹp trừ muôn vọng niệm (bất thiện). Trường hợp chủng tử hữu lậu còn ít và yếu, sẽ không đủ khả năng khởi hiện hành trước giờ lâm chung.

- Trong lúc đó chủng tử Phật hiệu được huân trưởng ngày càng nhiều, lớn mạnh hơn, đè bẹp chủng tử hữu lậu, mà tự do khởi hiện hành (niệm Phật) để được Phật A-di-đà tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc. Đây là trường hợp hành giả chưa đạt Bất niệm tự niệm.

Tóm lại, hành giả niệm Phật đã đạt Bất niệm tự niệm, bất luận tình huống nào, Tự tánh tự niệm suốt thời gian (24/24), nên sát na cuối cùng trước giờ phút lâm chung chắc chắn hành giảniệm Phật. Do vậy bảo đảm được vãng sanh. Vì đáp ứng điều kiện vãng sanh ấn định trong các Kinh, lời dạy của chư Tổ, cao Tăng thạc đức Tịnh Độ, và cận tử nghiệp như đã minh chứng trên.

14- Hỏi: Kinh nói từ Thập tín trở lên phải tu hai đại A tăng kỳ kiếp (vô số kiếp) mới đạt giai vị Bát địa Bồ-tát (Bất động địa Bồ-tát) đắc Tam bất thoái (Vị bất thoái, Hạnh bất thoáiNiệm bất thoái). Kinh A-di-đà lại nói: “Này Xá lợi phất! Những chúng sanh sanh về Cực Lạc là hàng A-bệ-bạt-trí”. A-bệ-bạ-trí là Bất thoái chuyển. Vậy hai Kinh đó có trái ngược nhau không?

Đáp: Không trái ngược nhau. Kinh trước nói bất thoái về địa vị tu hành. Kinh A-di-đà nói bất thoái về nơi chốn (xứ bất thoái). Người sanh về Tây phương Tịnh Độ, nơi đây không có năm thoái duyên nên không bị lùi sụt.

Năm thoái duyên đó là:

1) Yểu mệnh và lắm bệnh.

2) Có người nữ và sáu trần gây ô nhiễm.

3) Giao du với người làm ác, tức là gặp ác trí thức.

4) Có tâm bất thiện (tâm ác).

5) Thường không gặp Phật.

Cực Lạc không có năm thoái duyên này, cho nên chúng sanh ở đây đều được bất thoái.

15- Hỏi: Quán Kinh dạy hành giả tu tam phước. Quý Thầy cũng khuyến khích Phật tử tu tam phước. Vậy tu tam phướcbảo đảm vãng sanh không?

Đáp: Theo Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ: Tam phướctán thiện, tu mười ba (13) phép quán mới là định thiện. Quán Kinh Sớ quyển bốn nói rằng công hạnh có hai: Chánh và tạp. Tam phước thuộc tạp hạnh, mà Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư nói: “Người tu tạp hạnh, ngàn người tu chỉ có năm ba người vãng sanh”.

“Tam phước” do đức Thế Tôn dạy trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, nhưng cuối Kinh, Ngài lại phó chúc niệm Phật A-di-đà, đâu có phó chúc tu quán hay tu tam phước đâu? Vậy thì cái nào chánh yếu? Có phải là niệm Phật A-di-đà mới là chánh yếu không?

Trên đây chỉ là phân tách rõ hai hạnh chánh và phụ mà thôi, không có nghĩa là bài bác gì cả. Nếu đủ điều kiện, tu được lục độ vạn hạnh thì càng tốt. Bằng như có những liên hữu sức khỏe kém (đang đau ốm, bệnh hoạn) và những vị cao niên (lớn tuổi), trễ quá rồi, thời gian không cho phép đi lòng vòng nữa, hãy dõng mãnh, nỗ lực Lão thật niệm Phật hầu vãng sanh Cực Lạc, thành Phật độ chúng sanh.

16- Hỏi: Thầy nói tam phước là nghiệp phụ, nhưng con nghĩ trong tam phước, phước đầu tiên là “hiếu dưỡng phụ mẫu” đây là hạnh tối ư quan trọng. Cổ đức dạy: “Bách hạnh hiếu vi tiên”, “cha mẹ là thế gian phước điền bậc nhất”. Do vậy con nghĩ, là con người, tu bất kỳ tông phái nào vẫn phải hành hạnh hiếu làm đầu. Bất hiếu tửngang hàng cầm thú rồi, đâu xứng đáng là con người bình thường nữa, chớ nói chi đến người tu. Hiểu vậy, nhưng con vẫn chưa rõ làm thế nào cho hoàn hảo hạnh hiếu. Kính xin Thầy từ bi khai thị cho con!

Đáp: Kính cám ơn liên hữu có câu hỏi rất hay, tôi xin góp ý:

1- Đứng trên cương vị người chuyên tu Chánh hạnh, chánh định nghiệp mà nói, thì tam phước là nghiệp phụ. Ở đây, là vạch lối, chỉ đường tắt cho những hành giả tuổi già, sức yếu, chỉ cần Lão thật niệm Phật, (không phải hành hạnh gì khác), đốt giai đoạn, vượt thời gian, hành trì ít mà hiệu quả nhiều, hầu đạt sở nguyện vãng sanh Cực Lạc.

2- Đối với hành giả khác, nếu nhận thấy mình có điều kiện, hành được những trợ hạnh khác (lục độ, vạn hạnh, trong đó có hạnh hiếu) càng nhiều càng tốt.

3- Hiểu biết cùng lập luận trên của liên hữu rất đúng, qua đây tôi biết liên hữu là đệ nhất hiếu tử rồi, hỏi là hỏi thay cho những người khác mà thôi. Vậy thì, tôi cũng vì những người ấy mà góp ý:

Ca dao có những câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Hoặc:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gian khổ cuộc đời không gánh nặng nào bằng cha.

Hoặc:

Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Cổ đức dạy:

“Nhân sanh bách hạnh, hiếu vi tiên” nghĩa là trăm hạnh của con người hiếu đứng đầu. “Hiếu vi công đức mẫu” nghĩa là Hiếu là mẹ của mọi công đức.

Đức Phật dạy:

“Hiếu tâm tức thị Phật tâm, hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật, tiên tu hiếu dưỡng nhị thân”, tạm dịch tâm hiếu chính là tâm Phật. Hạnh hiếu há chẳng phải là hạnh Phật sao? Nếu muốn theo con đường của đức Phật, trước tiên phải hiếu thảo với cha mẹ.

Hiếu hạnh có hai thứ: thế gianxuất thế gian

a- Hiếu hạnh thế gian về vật chấttinh thần:

Về vật chất: Cung cấp đầy đủ: cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, thuốc men… Gọi là “đắp lạnh quạt nồng” v.v…

Trường hợp song thân hoàn toàn tự lực sinh sống, thì phụng dưỡng tinh thần là quan trọng nhất.

Về tinh thần:

- “Sớm thăm, tối viếng” khuyên lơn an ủi khi cần, lời lẽ ôn hòa, kính mến, thương yêu

- Bản thân:

Trong gia đình, Phật tử là con của Phật, con của Phật là phải học và hành hạnh của Phật, là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Nghĩa là phải vì người chớ vì mình, mở rộng cõi lòng, cứu khổ ban vui cho mọi loài, khoan dung, độ lượng, tha thứ lỗi người để kính trên nhường dưới, anh chị em thật sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau tinh tiến về đời lẫn đạo, hầu làm đẹp lòng song thângương tốt cho đời.

Ngoài xã hội, sống nếp sống thanh cao, đạo đức, gương mẫu mọi mặt, hầu gây tiếng tốt cho dòng họ và dân tộc.

- Luôn chìu lòng, thuận ý chánh đáng của cha mẹ, làm cho cha mẹ vui.

- Chấp nhận hy sinh một chút, tuyệt đối không gây phiền não cho song thân (nhứt là thái độngôn ngữ).

b- Hiếu hạnh xuất thế gian, cũng gọi là đại hiếu.

- Khuyến nhủ cha mẹ niệm Phật, cầu vãng sanh Cực Lạc.

- Nếu song thân đã tu Tịnh nghiệp thì bằng mọi cách, sách tấn, tận tình giúp đở người sớm thành tựu đạo nghiệp.

Nên nhớ: Vãng sanh Cực Lạc là liễu sinh thoát tử (không còn đau khổ trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi). Một đời thành Phật. Người giúp song thân làm được việc này gọi là đại hiếu tử.

4- Là hiếu tử, nên tránh những khiếm khuyết điển hình mà những người con ở thế giới văn minh vật chất này thường vấp phải:

a- Đem gởi cha mẹ già yếu, bệnh tật vào nhà dưỡng lão, ngụy biện rằng ở đó hằng ngày có người chăm sóc, ở nhà mình thì vợ chồng bận đi làm, không ai chăm sóc ổng bả.

b- Mình ở nhà cao cửa rộng, có người hầu hạ, mướn nhà nhỏ để cha mẹ ở riêng một mình, với lý do để ổng bả được tự do hơn, kỳ thật là để khỏi mắc cỡ với bạn bè về sự “ngu dốt, vụng về, lẩm cẩm” của mẹ già. Sao không tự hỏi, sự cao sang quyền quí ngày hôm nay của ta, từ đâu mà có? Có phải xuất phát từ bà già “ngu dốt, lẩm cẩm” kia không?

c- Tâm lý người già rất sợ cô đơn, luôn mong muốn sống chung với con cháu thương yêu của mình, để ngày đêm có thể thường chuyện trò (hủ hỉ) cho qua đi những ngày tháng suy tàn. Thế mà, bị cách ly như nói trên, năm này tháng nọ chưa hề gặp mặt, thậm chí điện thoại cũng không, viện đủ lý do là quá bận rộn việc sở làm, gia đình, chồng, vợ, con, cháu, bạn bè, tiệc tùng đám cưới, đám hỏi, hop mặt, tiễn đưa, sinh nhật vợ, chồng, con cháu, bạn bè, v.v… và v.v…

Theo thống kê nước Mỹ có cả triệu người già bị con lãng quên, nên âm thầm cô đơn chết ở nhà dưỡng lão. Thương thay số phận người già ở xứ quá văn minh vật chất này!

Thời buổi văn minh vật chất này, đạo đức suy tàn, nên mới có cảnh cạn tình, bất nghĩa với bậc sanh thành dưỡng dục mình như thế. Tại sao?

Vì ngu dốt, già cả, bệnh tật, không làm ra tiền, phải sống nhờ vào con, phải không? Thật là tủi nhục cho một kiếp nhân sinh!!!

Người xưa nói không sai: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”.

Đức Phật dạy: “Phụ mẫu hiện tiền, như Phật tại thế”, “Bách hạnh hiếu vi tiên”, phước đầu tiên phải làm là “Hiếu dưỡng phụ mẫu”. Thế mà người đời, dù cha mẹ sờ sờ trước mắt vẫn làm ngơ, như không có. Đến khi cha mẹ mất, khóc lóc kể lể thảm thiết, cử hành đám táng rềnh rang, xây mồ to, mả rộng, hằng năm cúng giỗ linh đình, thiết đãi bạn bè đầy nhà, thật có ích gì đâu? Có chăng là phô trương, khoác lác, tỏ ra ta là hiếu tử? Thật ra là, dối mình, dối người, dối đời, dối luôn Bồ Tát và Phật. Hàng ngày đi chùa lễ Phật, làm công quả mà không hành hạnh hiếu như Phật đã dạy, thì thử hỏi, có xứng đáng là con người bình thường không? Chứ nói chi là Phật tử?

d- Cô nọ ở Mỹ, hàng tháng gởi hai trăm đô về nuôi mẹ ở Việt Nam, (nghĩa cử cao đẹp, hiếm có). Bà mẹ yêu cầu cô về Việt Nam để được gặp mặt cho đỡ nhớ thương. Nhưng cô ta, nhiều lần viện đủ lý do không về ngay được và hẹn rồi lại hẹn. Bà mẹ ngày đêm trông chờ, mỗi khi nghe tiếng xe xích lô máy, hoặc Honda ôm nổ (đậu) ở trước cửa nhà, bà đều chạy ra với ước mong là được gặp lại con của mình, càng lâu càng nhớ thương nhiều, mà hy vọng càng nhiều, thì thất vọng càng to… Ngày nọ, bà lâm trọng bịnh, rồi chết. Cô ấy bay về Việt Nam làm lễ an táng cho thân mẫu, cô chẳng rơi một giọt nước mắt, có lẽ cô tự nghĩ mình đã làm tròn bổn phận, phụng dưỡng mẹ già quá đầy đủ rồi. An táng mẹ xong, cô dọn dẹp giường ngủ của mẹ, bỗng cô gặp một hộp niêm kín, kỹ lưỡng để ở đầu giường, cô tức tốc mở ra xem, cô thấy tiền giấy một trăm đô xếp rất ngay ngắn, đầy cả hộp, trên cùng là tờ giấy trắng có ghi dòng chữ của mẹ: “Con hãy cất tiền này, dành khi đau ốm, ký tên "Mẹ‟”. Cô ấy ôm cái hộp mà khóc nức nở.

Lâu rồi, khi đọc bài này trên mạng, đọc đến đây tôi không ngăn được dòng nước mắt, hôm nay thuật lại đến đây, tôi cũng bị rơi lệ. Không biết quí vị có phải khóc như tôi và cô ấy không? Dòng lệ của mỗi người, ở mỗi suy tư trên mỗi khía cạnh khác nhau, nên có ý nghĩa khác nhau. Kính xin quí vị tự nghiệm, tự hiểu.

Đành rằng “Có tiền mua tiên cũng được” nhưng câu chuyện trên chứng minh rằng “Đồng tiền không mua (trao đổi, thỏa mãn) được tình thương, nỗi nhớ của cha mẹ” mà phải đáp lại bằng “tình thương chân thật”.

Bởi vậy, đôi khi chỉ cần một thái độ, một lời nói ôn hòa, nhã nhặn, tôn kính, thương yêu lại là hạnh hiếu tuyệt vời, bằng không thì trái lại.

5 -Hỡi những ai đã có con:

- Đã từng tận tình lo lắng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ con khi đau ốm, hoạn nạn.

- Đã từng giây, phút đem hết tâm huyết của mình để nuôi nấng dạy dỗ con từ thuở bé đến khi trưởng thành.

- Đã từng quên mình, suốt đời tận tụy hy sinh vì tương lai, vì hạnh phúc của con.

Thì hiểu rõ tình phụ mẫu rộng lớn, cao thượng dường nào! Hãy nên tự xét lại và cư xử với cha mẹ mình sao cho đúng đạo lý. Bằng không, sau này sẽ ân hận suốt đời!

Nên nhớ! Đức Phật dạy:“Tội lớn nhứt của đời người là bất hiếu”. Nhân nào quả nấy. Trồng dưa thì được dưa ngon ngọt. Trồng ớt, khổ qua thì sẽ được ớt cay, khổ qua đắng, đây là luật thiên nhiên (luật nhân quả).

Nam-mô A-di-đà Phật

17- Hỏi: “Tâm vốn lìa niệm, pháp vốn không sanh”. Nay dạy người niệm Phật cầu sanh là tại sao?

Đáp: “Cho niệm là niệm, cho sanh là sanh” là sự sai lầm của chấp thường. “Cho vô niệmvô niệm, cho vô sanh là vô sanh” là mê lầm của tà kiến. Phải hiểu “Niệm mà vô niệm, sanh mà không sanh” là chân lý đệ nhất nghĩa. Thế nên, chỗ lý chân thật, chẳng nhận mảy trần, thì không có chư Phật để niệm, không có Tịnh Độ để sanh.

Trong cửa Phật, chỗ sự không bỏ một pháp, thì đều thâu nhiếp được các căn. Nên có phương pháp chánh yếu để “trở về nguồn” đó là mở ra môn niệm Phật tam-muội cầu sanh Tịnh Độ.

Vì thế, trọn ngày niệm Phật mà không trái với vô niệm, rõ ràng vãng sanh mà chẳng trái ngược vô sanh. Tuy nói phàm thánh đều ở nơi vị trí của mình, nhưng đạo cảm ứng qua lại, đông tây không đến đi, mà thần thức vượt lên cõi Tịnh. Điều này không thể không hiểu.

18- Hỏi: Chư Phật, Bồ-tát lấy tâm đại bi làm sự nghiệp, đáng lẽ phải ở cõi xấu ác để cứu khổ chúng sanh. Tại sao lại nguyện sanh về Tịnh Độ, chỉ vì lợi ích của riêng mình?

Đáp: Chúng ta nguyện sanh về Tịnh Độ đâu chỉ vì lợi ích cho riêng mình, bởi lẽ không sanh về đó thì khó mà cứu khổ chúng sanh. Kinh nói: “Bồ-tát đã được Vô sanh pháp nhẫn (thấu rõ lý không sanh không diệt) mới được cho phép vào cõi thế tục hóa độ chúng sanh. Nếu không được vậy phải thường không rời Phật”. Bởi vì tập khí mê lầm chưa dứt, nhẫn lực chưa đầy đủ, nếu gặp duyên ác, chắc chắn bị trở ngại việc tiến tu, tự cứu mình còn khó khăn huống gì cứu giúp kẻ khác?

Nếu ở cõi xấu ác này, lại muốn cứu độ người khác, cũng giống như chiếc thuyền không toàn vẹn, không chắc chắn mà muốn đưa nhiều người qua biển cả, thì mình và người đều sẽ bị chìm đắm oan uổng. Thế nên luận Trí độ nói: “Kẻ phàm phu đủ mọi sự ràng buộc mà có lòng đại bi nguyện sanh về thế giới xấu ác cứu độ chúng sanh, thật không có điều đó”.

Luận Vãng Sanh nói: “Người muốn dạo chơi nơi địa ngục, phải vãng sanh Cực Lạc, chứng vô sanh pháp nhẫn, rồi mới trở lại trong sanh tử để giáo hóa chúng sanh đang chịu khổ nơi địa ngục”.

19- Hỏi: Chúng con tin sâu lời chư Tổ và Thầy dạy: “Niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm bảo đảm vãng sanh, nhưng con không biết: “Hàng cư sĩ chúng con có được sanh về bậc Thượng phẩm không, thưa Thầy”?

Đáp: Hàng cư sĩ tại gia vẫn được vãng sanh Thượng phẩm, đó là y cứ vào:

1- Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy tu mười sáu (16) phép quán. Phép quán thứ mười bốn (14) Đức Thế Tôn dạy Ngài A Nan và quốc mẫu Vi-đề-hi Hoàng thái hậu: “Quán sanh về Thượng phẩm (Thượng phẩm thượng sanh)”. Không đề cập đến người tu cần phải xuất gia hay không xuất gia. Điều này có nghĩa là cả hai đều có thể được sanh về Thượng phẩm thượng sanh.

2- Trong Quán niệm môn, Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư dạy: “Hành giả Tịnh Độ mỗi ngày niệm Phật từ ba vạn (30.000) câu trở lên là hành nghiệp của bậc Thượng phẩm thượng sanh”, cũng không đề cập đến là người xuất gia hay tại gia, có nghĩa là bất luận là người nào, không phân biệt tại gia hay xuất gia, hễ ai mỗi ngày niệm Phật được từ ba vạn câu trở lên đều được vãng sanh Thượng phẩm thượng sanh.

3- Trong Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ, Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư dạy: “các bậc vãng sanh:

-Ba phẩm Thượng là các phàm phu gặp được Đại thừa.

-Ba phẩm Trung là các phàm phu gặp Tiểu Thừa.

-Ba phẩm Hạ là các phàm phu gặp bạn ác”.

Chứ không đề cập đến phải là người xuất gia hay tại gia.

Vả lại, xuất gia có ba hạng:

-Thân xuất giatâm không xuất gia.

-Thân không xuất gia mà tâm xuất gia.

-Thân tâm đều xuất gia. (dĩ nhiêntốt hơn hai hạng trên).

Nếu liên hữu tuy thân không xuất gia mà tâm xuất gia, vẫn tốt hơn hạng thứ nhất chứ! Vậy thì không nên tự ti.

4- Quốc mẫu Vi-đề-hi Hoàng thái hậu và Việt Quốc phu nhâncư sĩ tại gia (ưu-bà-di) đều đã vãng sanh Thượng phẩm.

Hãy yên tâm, tinh tấn hơn lên hầu sớm đạt thành sở nguyện.

20- Vậy, chúng con nguyện cầu và mong cầu được vãng sanh Thượng phẩm thượng sanh thì có bị quỉ, ma dựa và khuấy phá không Thầy?

Đáp: Chư Tổ dạy nguyện cầu mà không mong cầu, vì mong cầu là vọng tưởng.

Nếu mong cầu thái quá có thể bị quỉ, ma hoặc oan gia trái chủ thừa cơ hội này, dựa vào hay nhập vào để khuấy phá trả thù.

Vậy, tuyệt đối KHÔNG MONG CẦU.

21- Hỏi: Nguyện cầu Thượng phẩm thượng sanh quá cao như vậy, có mắc tội tham hoặc mang tội dối trá (trường hợp mình không đạt được) không?

Đáp:

1-Còn là phàm phu là còn tham, tham có hai loại thiện và ác. Tham thiện được tăng phước. Tham ác có lỗi (chưa phải tội).

Nguyện vãng sanh Thượng phẩm thượng sanh để sớm trở về Ta-bà cứu độ chúng sanh. Ta được trở về Ta-bà sớm một ngày chúng sanh đỡ khổ một ngày. Đó là tham thiện được tăng phước.

Nguyện vãng sanh Thượng phẩm thượng sanh để thỏa mãn lòng cống cao ngã mạn, để hưởng thụ tốt đẹp hơn. Đây là tham ác, có lỗi lớn.

2- “Tội dối trá”. Nếu nguyện suông không cố gắng hành trì, thì mang tội dối trá. Còn như nỗ lực hành trì tối đa mà không được như nguyện, là ngoài ý muốn nên không có tội gì cả.

Nếu liên hữu niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm sâu, mỗi ngày tự niệm từ sáu mươi ngàn (60.000) đến một trăm hai mươi ngàn (120.000) câu là vượt quá xa tiêu chuẩn ba vạn (30.000) nói trên, lo gì không vãng sanhThượng phẩm thượng sanh.

22- Hỏi: Chúng ta đới nghiệp vãng sanh, sau này có phải trả nghiệp không?

Đáp:

1/ Hiện đời.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy: “Niệm một câu Phật hiệu, diệt tám mươi ức kiếp trọng tội sinh tử”. Nhị tổ Thiện Đạo đại sư nói: “Niệm một câu Phật hiệu, hưởng được tám mươi kiếp công đức vi diệu”.

Người niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm mỗi ngày tự tánh tự niệm từ sáu vạn đến mười hai vạn câu. Hành trì suốt đời như vậy thì tội diệt, phước sanh nhiều vô số kể.

2/ Tương lai.

Đới nghiệp vãng sanh nghĩa là chúng ta mang theo một ít nghiệp còn lại mà vãng sanh. Về Cực Lạc, nghiệp ta vẫn còn y nguyên (chủng tử nghiệp vẫn còn tiềm phục trong tạng thức) nhưng nơi đó không còn duyên để chúng khởi hiện hành. Nhờ công đức tu hành chuyển hóa nghiệp nặng thành nhẹ, nghiệp nhẹ tiêu hết. Nếu chúng taCực Lạc tu hành cho đến ngày thành Phật, thì bấy giờ coi như tiêu sạch nghiệp (Nếu còn chăng cũng là rất ít không đáng kể, như Đức Thế Tôn bị chảy máu chân, bị nhức đầu, phải ăn lúa ngựa).

Bằng như khi đắc Vô sanh pháp nhẫn, liền trở về Ta-bà độ sanh. Trong khi hành Bồ-tát hạnh, tùy duyên bình đẳng cứu độ chúng sanh (đối với ân nhânbáo ân, đối với chủ nợ là trả nợ) Bồ-tát làm mà như không làm (không chấp trước việc đã làm). Như vậy trả hay không trả không thành vấn đề nữa.

23- Hỏi: Người tỏ ngộ Tông môn, không trải qua thứ bậc, vượt lên địa vị Phật, cần gì nguyện sanh về Tịnh Độ?

Đáp: Ông bảo rằng người tỏ ngộ thì tập khí mê lầm dứt hẳn, nhanh chóng đồng về với chư Phật sao? Hay là tập khí mê lầm còn, thì vẫn phải nhờ tiệm tu?

Nếu tập khí mê lầm còn, cần phải cầu sanh về Tịnh Độ, nhờ duyên thù thắng ở cõi đó dần dần gạn lọc. Nếu cứ lưu chuyển trong cõi ngũ trược ác thế với sự giải ngộ cạn cợt, qua đời sau liền mờ mịt, như thế làm sao bảo đảm không thoái lui, mất mát?

Như các ngài Thừa Thiên Giản, Chân Như Triết, Hải Ấn Tín… thuở xưa đều là những bậc minh triết trong Tông môn, mà không có chút tự chủ đối với việc sanh tử. Huống gì như đồng tử Thiện Tài là hạng căn cơ viên đốn, Bồ-tát Vĩnh Minh- Tổ thứ 12 Thiền tông, Bồ-tát Long Thọ Tổ thứ 14 Thiền tông còn nguyện vãng sanh Tịnh Độ.

Sự tỏ ngộ của ông có ngang bằng Ngài Thiện Tài, Tổ sư Vĩnh Minh, Tổ sư Long Thọ hay chăng?

Giả sử, bảo rằng có thể ngang bằng với các Ngài thì ngại gì chẳng cùng sanh về Tịnh Độ. Nếu chưa được vậy, đâu thể chậm trễ cầu vãng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.


24- Hỏi: Phân chia, Uế Độ, bỏ uế lấy tịnh, đều thuộc vọng tưởng, đâu đáng gọi là chân tu?

Đáp: Đó chẳng phải sự lấy bỏ trong vọng tưởng của phàm phu, mà chính là phương pháp chung của chư Phật trong mười phương để chuyển phàm thành Thánh.

Nếu chẳng nhàm chán rời bỏ, làm sao chuyển phàm? Nếu chẳng ưa thích chọn lấy, làm sao thành Thánh? Từ phàm phu trở lên, mỗi địa vị đều có sự lấy bỏ, mãi đến bậc Diệu giác mới hết lấy bỏ. Thế nên bậc cao đức thuở xưa nói: “Chỗ tột cùng của lấy bỏ và không lấy bỏ chẳng khác nhau”. Như thế, sao có thể gọi là chẳng phải chân tu?

Vả lại, nên biết chân tục không hai, lặng lẽ, tác dụng vô ngại, thì trọn ngày lấy bỏ mà chẳng thấy có tướng lấy bỏ.

Ngài Tịnh Danh nói: “Tuy biết pháp của chư Phật cùng chúng sanh rỗng không mà thường tu Tịnh Độ, giáo hóa chúng sanh”, đó là nói về ý này.

25- Hỏi: Tâm chính là Phật, thì quán xét ngay nơi tâm mình là được, cần gì niệm Phật nào khác?

Đáp: Tâm mình cùng với chư Phật đồng một thể, thì quán xét tâm mình hay quán xét đức Phật khác chỉ tùy theo tiện lợicăn cơ. Lẽ nào lại chấp tâm mình là Phật, bảo rằng đức Phật khác ở ngoài tâm hay sao? Vả lại, niệm Đức Phật khác, là một phương tiện thù thắng của chư Phật, khiến cho được vãng sanh cõi nước kia, nhờ tha lực mau đến Bồ-đề.

Sự lợi ích ấy rất to lớn!

26- Hỏi: Tịnh độ ở nơi tâm, cần gì cầu sanh Cực Lạc?

Đáp: Ông nói Tịnh Độ ở nơi tâm là đã chấp vào cái tâm nhỏ bé này làm Tịnh độ, mà Cực Lạc thì xa xôi ở ngoài mười muôn ức cõi Phật. Như thế, hoàn toàn không biết ý chỉ của duy tâm.

Bảo rằng, duy tâm nghĩa là tâm bao trùm hư không, lượng khắp pháp giới. Tùy tâm thanh tịnh thì biểu hiện cõi thanh tịnh, tâm uế trược thì biểu hiện uế trược. Thế nên biết, người vãng sanh Cực Lạc chính bởi tâm thanh tịnh, nên biểu hiện thanh tịnh, lẽ nào ở ngoài tâm?

Nếu tâm hạn cuộc nơi nhỏ bé rồi cho đó là Tịnh Độ, thì chẳng những Cực Lạc không ở trong tâm, mà Ta-bà cũng chẳng ở trong tâm; chẳng những Cực Lạc chẳng nên vãng sanh, mà Ta-bà cũng chẳng nên sanh vào.

Nếu như nói rằng có sanh, thì đem cái gì sanh, rồi sau đó mới thành duy tâm?

Nếu nói rằng không sanh, thì đã rơi vào kiến chấp đoạn diệt. Đó là cái thấy của ngoại đạo, lý luận của Ma Ba Tuần.

 

27- Hỏi: Có người bảo rằng: “Ta chỉ tự thanh tịnh tâm mình thì tự nhiên vãng sanh, cần gì niệm Phật cầu vãng sanh?

Đáp: Đã không niệm Phật, không có nhân duyên Tịnh Độ. Chỉ muốn ở nơi uế trược này tự thanh tịnh tâm mình, đây là điều Bồ-tát Long Thọ gọi là “Khó hành đạo”. Bởi vì cõi này cảnh duyên uế trược tạp loạn, nhiều chướng ngại đối với sự tu hành, một người tiến, hai người lùi, xoay vần trong sáu nẻo, trải qua số kiếp nhiều như cát bụi, vẫn còn vướng mắc trong sanh tử.

Cần phải đoạn hết kiến hoặc, tư hoặc mới ra khỏi ba cõi. Chứng đắc Thất trụ (Bất thoái trụ: đạo tâm tăng trưởng không còn lui sụt) mới gọi là bất thoái mà còn chưa có phần vãng sanh Tịnh Độ, sao lại nói là “tâm tịnh thì cõi tịnh?”. Như thế không phải là rất khó khăn hay sao?

28- Hỏi: Kẻ phàm phu chịu đủ mọi ràng buộc, tuy có niệm Phật, nhưng tham sân chưa dừng, tâm thật sự chẳng thanh tịnh, thì làm sao vãng sanh?

Đáp: Đó là nhờ vào lực của Phật A-di-đà tiếp dẫn. Kinh Na Tiên nói: “Ví như có người muốn chuyên chở cả ngàn khối đá lớn qua biển cả, đều nhờ sức mạnh của thuyền, nên đến được bờ bên kia”.

Tội lỗi của chúng ta cũng như tảng đá to lớn, nguyện lực của Phật A-di-đà cũng giống như chiếc thuyền, nên có thể vượt qua được biển sanh tử. Tội vốn phải đọa, nhưng nhờ nương Phật lực mà được vãng sanh.

Hơn nữa, người còn mang nghiệp được vãng sanh, lúc sắp mạng chung cần phải giữ chánh niệm vững chắc. Một niệm từ tâm thanh tịnh này, còn nhanh chóng hiện ra cõi tịnh, huống gì có công phu niệm Phật nhiều ngày!

29- Hỏi: Những người tạo năm tội nghịch, có được vãng sanh, không?

Đáp: Những người tạo năm tội nghịch vẫn được vãng sanh. Vì những lý lẽ sau:

1- Quán Kinh dạy: “Ngũ nghịch, thập ác, lâm chung mười niệm cũng được vãng sanh”.

2- Pháp Nhiên thượng nhơn nói: “Chẳng kể phá giới hay giữ giới, giàu hay nghèo, căn cơ cao hay thấp, hễ xưng niệm danh hiệu của Ngài thì như gạch ngói biến thành vàng ròng, Ngài nhất định lai nghinh tiếp dẫn. Đó là thệ nguyện của đức Phật A-di- đà”. (Câu đáp 36, Niệm Phật Tông Yếu).

3- Tiếp dẫn bình đẳng. Hễ có tâm thanh (xưng danh hiệu Phật) hòa nhập với quang minh Phật là được tiếp dẫn (vô phân biệt). (Xin xem, nghe DVD tiếp dẫn vãng sanh bằng cách nào?).

 

30- Hỏi: Người phạm tội phỉ báng chánh pháp có được vãng sanh không?

Đáp:

1- Trong Quán Kinh sớ nói: “Tuy ngũ nghịch, báng pháp, nhưng lúc lâm chung lại có thể niệm Phật thì chính là sám hối tâm, người như vậy trong ức ức người khó được một, hai người, nên Phật vẫn từ mẫn nhiếp thọ”.

2- Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư giải thích, đức Phật muốn ngăn ngừa điều ác nên phương tiện mà nói tội báng pháp chẳng được vãng sanh, nhưng không phải là Ngài chẳng nhiếp thọ họ.

3- Tiếp dẫn bình đẳng. Hễ có tâm thanh (xưng danh hiệu Phật) hòa nhập với quang minh Phật thì được tiếp dẫn (vô phân biệt). (Xin xem, nghe DVD tiếp dẫn vãng sanh bằng cách nào?).

31- Hỏi: Những người tạo mười nghiệp ác, chỉ niệm mười câu Phật hiệu được vãng sanh, điều này thật khó tin.

Đáp: Nói chung một niệm lúc lâm chung rất quan trọng. Kinh nói: “Có người đàn bà qua sông, lỡ tay làm rơi đứa con xuống nước. Vì lo cứu vớt con, mà bị nước cuốn chết đuối. Do có niệm lành thương con, nên được sanh lên cõi Trời”.

Tỳ kheo Vô Văn lúc lâm chung, vì khởi một niệm ác hủy báng Phật, bèn bị đọa vào địa ngục.

Thiên đàng hay địa ngục chỉ ở trong một niệm, còn có thể chuyển đổi. Thế thì mười niệm được vãng sanh Tịnh Độ, còn nghi ngờ gì nữa? Huống chi trong những lời phát nguyện, đức Phật A-di-đà có nói: “Chúng sanh xưng danh hiệu tôi cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh về cõi nước tôi, tôi không thành Chánh giác”.

Nguyện lực kiên cố, tâm niệm dõng mãnh. Bên này cảm, bên kia ứng, nhanh như hình với bóng, âm thanh với tiếng vang. Như thế còn nghi ngờ gì nữa?

32- Hỏi: “Kinh nói niệm một câu Phật hiệu trừ được tội nặng của sự sanh tử trong tám mươi ức kiếp”. Điều này thật khó tin.

Đáp: Lời này phát xuất từ chương “Hạ phẩm hạ sanh” (Kinh Quán Vô Lượng Thọ), nói về người thành tựu mười niệm lúc lâm chung. Ông nghi ngờ tội nặng của sanh tử trong tám mươi ức kiếp là quan trọng, lại xem thường một niệm lúc lâm chung ư?

Nay y vào ba pháp của tông Thiên Thaisuy xét, thì chưa có thể lấy xa gần, nhiều ít để bàn luận khinh và trọng.

-Một là ở nơi tâm: Nghĩa là tâm tạo tội từ hư vọng điên đảo sinh khởi. Tâm niệm Phật từ việc được nghe bậc thiện tri thức nói về danh hiệucông đức chân thật của Phật A-di-đà mà phát sinh.

Một bên giả dối, một bên chân thật, đâu thể so sánh với nhau được. Ví như căn nhà tối muôn năm, ánh sáng mặt trời vừa soi đến thì tối tăm nhanh chóng tiêu tan. Lẽ nào do tối đã lâu ngày mà không thể tan biến ngay được?

-Hai là nơi duyên: Nghĩa là tâm si mê, hư vọng tạo tội, do duyên theo cảnh giả dối, điên đảo mà phát sinh. Tâm niệm Phật là do nghe danh hiệucông đức chân thật thanh tịnh của Phật, duyên nơi tâm giác ngộ vô thượng mà phát sinh.

 Một bên thật, một bên giả, đâu có thể so sánh với nhau được. Ví như có người bị trúng tên độc, mũi tên cắm sâu, chất độc ngấm vào tổn hại da thịt, nhưng một khi nghe âm thanh của tiếng trống, được thoa thuốc giải độc thì mũi tên bị đẩy ra, chất độc liền được giải trừ.

-Ba là ở nơi sự quyết định: nghĩa là lúc tạo tội, do có tâm gián đoạn và tâm hối hận về sau sẽ không tạo tội nữa. Còn khi niệm Phật không có hai tâm đó, nên lúc xả bỏ sinh mạng do tâm lành mạnh mẽ, liền được vãng sanh. Ví như sợi dây rất to, cả ngàn người bứt không đứt, nhưng đứa bé chỉ cần vung gươm bén mà chém, thì trong khoảnh khắc liền đứt thành hai đoạn.

Ba sự lượng xét trên, hoàn toàn nhìn từ khía cạnh tâm hay niệm mà bàn luận. Có thể thấy rõ ràng tự tâm vốn đã có đầy đủ sức mạnh diệt trừ tội lỗi, chẳng thể nghĩ bàn.

Huống chi danh hiệu được niệm chính là Phật A-di-đà, bậc thành tựu muôn vàn đức hạnh. Do đại nguyện nhiếp trì, công năng ấy đâu thể nghĩ bàn cho được. Ví như có người lấy gân sư tử để làm dây đàn, một khi khảy đàn thì tất cả dây đàn khác đồng thời bị đứt đoạn. Lại như có người lấy các loại sữa trâu, dê, lừa, ngựa để vào thùng rồi cho vào một giọt sữa sư tử, tất cả các loại sữa khác đều trở thành nước.

Nay xưng danh hiệu Phật, lẽ nào tội nặng của sự sanh tử trong tám mươi ức kiếp lại không tiêu diệt?

33- Hỏi: Còn mang nghiệp được vãng sanh, điều đó tôi có thể tin, nhưng vì sao được không thoái chuyển?

Đáp: Điều này có năm nhân duyên khiến người vãng sanh được không thoái chuyển:

1. Do nguyện lực của Phật A-di-đà thường thu nhiếp, giữ gìn.

2. Do quang minh của Phật luôn soi chiếu, tâm Bồ- đề thường tăng trưởng.

3. Nước, chim, cây, gió reo, nhạc tấu, đều thuyết giáo nghĩa Khổ, Không. Người nghe những pháp ấy thường khởi lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

4. Cõi nước Cực Lạc toàn là Bồ-tát làm bạn lành, không có cảnh duyên xấu ác, không có quỷ thần, tà ma, các thứ phiền não tam độc… hoàn toàn không sinh khởi.

5. Do sống lâu mãi mãi, đồng với chư Phật, Bồ-tát.

34- Hỏi: Người đời đều nghi ngờ cõi Cực Lạc ở xa ngoài mười muôn ức cõi nước, lúc lâm chung chỉ trong khoảnh khắc e khó đến được. Làm sao hiểu được điều này? Kính xin Thầy giãng rõ cho chúng con biết.

Đáp: Tâm bao thái hư, lượng trùm khắp pháp giới thì mười muôn ức cõi nước chỉ ở trong tâm ta, nào có xa xôi gì? Khoảnh khắc mạng chung sinh trong tâm ta, nào có khó khăn gì?

Vả lại, gọi mười muôn cõi nước là đối với cái nhìn của phàm phu, tâm lượng trong sanh tử mà nói. Nếu chúng sanh thành tựu Tịnh nghiệp, lúc lâm chung tâm an định, tức là tâm thọ sanh Tịnh Độ, vừa khởi niệm, liền được vãng sanh. Thế nên, Tự Tín Lực nói: “Mười muôn ức cõi nước chỉ trong khoảnh khắc liền đến, vì tự tâm vốn diệu huyền vậy!”.

35- Hỏi: Kinh nói: “Người sanh về trời Đâu-suất, theo Bồ-tát Di Lặc sanh xuống ba hội, tự nhiên được đạo quả”. Vậy cần gì phải bỏ Đâu-suất gần, để cầu Cực Lạc nơi xa xôi?

Đáp: Ông cho rằng Đâu-suất gần, Cực Lạc xa, đó chỉ là dùng nhục nhãntâm lượng phàm phu mà nói thôi.

Cả ba cõi Ta-bà, Đâu-suất, Cực Lạc đều ở trong một tâm. Tâm khôngphân biệt kia đây, sao bảo rằng Đâu-suất gần còn Cực Lạc xa? Vả lại, nếu so sánh giữa Đâu-suất và Cực Lạc thì có mười sự hơn kém khác nhau:

1. Muốn đến Cực Lạc chỉ cần mười niệm liền được vãng sanh. Còn muốn đến Đâu-suất cần phải đắc các Tam muội, vào sâu chánh định, nên người chưa được vậy, khó được sanh. Điển hình Bồ-tát Sư Tử Giác chỉ được sanh ngoại viện mà không được gặp Bồ-tát Di Lặc để nhận sự giáo hóa.

2. Vãng sanh về Cực Lạc do nguyện lực đại bi của Phật A-di-đà tiếp dẫn. Còn về Đâu-suất, thì Bồ-tát Di Lặc không có thệ nguyện tiếp dẫn.

3. Ở Cực Lạc, sức mạnh quang minh rộng lớn của Phật A-di-đà chiếu đến người tu hành trong mười phương, khiến thân tâm từ hòa, được sanh đến cõi ấy. Ở Đâu-Suất không có điều đó.

4. Phật A-di-đà thuyết pháp nhiều gấp mười lần các đức Phật khác, chúng sanh tùy theo chí nguyện đều vui thích, những pháp muốn nghe, tự nhiên được nghe. Ở Đâu-suất, không có điều đó.

5. Cõi Cực Lạc không có người nữ quấy rối chúng sinh. Ở Đâu-suất Thiên nữ vi diệu, chư Thiên đam mê, không thể tự cố gắng tu hành (xem gương Bồ-tát Sư Tử Giác).

6. Người sanh về Cực Lạc đều được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, đầy đủ thần thông. Ở Đâu-suất không có điều đó.

7. Người sanh về Cực Lạc tự nhiên hàng phục, diệt tiêu phiền não, liền lên bậc bất thoái chuyển. Còn ở Đâu-suất, Bồ-tát Di Lặc tuy hằng ngày thuyết pháp bất thoái, giáo hóa chúng sanh, nhưng chưa hẳn được lên ngay bậc bất thoái chuyển.

8. Người cầu sanh về Cực Lạc, chỉ ngay trong đời này tiến thẳng đến đạo tràng, thành tựu đạo Giác ngộ vô thượng. Ở Đâu-suất theo Bồ-tát hạ sanh, chưa hẳn đều chứng quả Thánh, huống gì đạo Giác ngộ vô thượng.

9. Người sanh về Cực Lạc được tuổi thọ vô lượng, ngang bằng với Phật. Ở Đâu-suất, không có điều đó.

10. Người sanh về Cực Lạc nếu muốn cúng dường chư Phật trong mười phương, thì các vật cúng dường tùy ý tự nhiên hiện ra trước mặt. Họ liền đến mười phương cúng dường chư Phật trong khoảng thời gian một bữa ăn, rồi trở về cõi nước của mình. Ở Đâu-suất không có điều đó.

36- Hỏi: Liên tôngThập tam Tổ Ấn Quang đại sư dạy: “Hành giả tu Tịnh nghiệp luôn luôn phải giữ câu Phật hiệu hiện tiền. Nên dù ở đâu, bất cứ lúc nào cũng phải niệm Phật, nhưng nơi phòng vệ sinh, nhà tắm, chỗ này bất tịnh nếu niệm ra tiếng, sẽ mang lỗi bất kính, nên phải niệm thầm”, “Sản phụ, đang lúc sanh sản thập tử nhất sanh này thì phải niệm Phật lớn tiếng để dễ được chư Phật gia bị”. Con xin hỏi, phòng sanh đẻ cũng bất tịnh vậy, sao lại không sợ mang lỗi bất kính như trên. Hai lời dạy này có mâu thuẫn, chống trái nhau không?

Đáp: Không mâu thuẫn, chống trái gì cả.

Lời chư Tổ dạy không bao giờ sai. Tại sao? Vì: Câu đầu, Tổ đứng trên sự tướng mà nói, thì có tịnh và bất tịnh; Câu sau, Tổ đứng trên lý tánh mà nói thì “Vạn pháp nhất như, bất cấu bất tịnh”. Chúng ta phải y giáo phụng hành, để thật sự có nhiều lợi ích.

37- Hỏi: Niệm Phật lai rai, Như Lai cũng độ. Niệm Phật tà tà Di Đà cũng rước. Có đúng vậy không, thưa thầy?

Đáp: Quan niệm này hết sức tiêu cực. Nên nhớ nhân nào quả nấy, nhân chắc quả mới thật, hình thẳng, bóng mới ngay. Hình cong, vạy mà muốn bóng ngay thẳng, thật vô lý, không bao giờ có.

Kiếp (đời) sau của con người, do một niệm sau cùng trước giờ lâm chung quyết định (cận tử nghiệp). Muốn được vãng sanh Cực Lạc, phải đạt một trong ba điều kiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1-Niệm Phật đạt Nhất tâm bất loạn (Kinh A-di-đà).

2-Niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm (Kệ niệm Phật).

3-Niệm Phật thuần thục (hạt giống lớn mạnh đủ khả năng khởi hiện hành trong sát na cuối cùng của cuộc đời). (Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ).

Còn việc “Niệm Phật tà tà Di-đà cũng rước”, thì không hẳn tuyệt đối là không đúng. Nếu nhân Tịnh nghiệp nhiều đời nhiều kiếp đến lúc chín mùi, hành giả phát khởi được câu Phật hiệu thì vẫn được vãng sanh. Tuy nhiên trong trường hợp này, muôn ức ức người chưa có một, chớ có ảo tưởng phiêu lưu!

Bằng như không đạt được một trong ba điều kiện trên, ngay sát na cuối cùngchủng tử ác nghiệp phát khởi, liền theo nghiệp về cảnh giới tương ứng như sân (địa ngục), tham (ngạ quỷ), si (súc sanh). Hết sức hiểm nguy!

38- Hỏi: Chúng sanh có thể niệm danh hiệu của các đức Phật khác, có thể cầu sanh về các cõi Tịnh độ khác. Cần gì riêng niệm đức Phật A-di-đà cầu sanh về Cực Lạc?

Đáp: Ở đây có bảy nghĩa:

- Một là, vì tâm chúng sanh phần nhiều vẩn đục tán loạn, niệm khắp cả chư Phật khó thành tựu tam muội, nên chỉ chuyên niệm một đức Phật cầu sanh một cõi nước, khiến cho tâm ý buộc vào một cảnh, dễ thành tựu vãng sanh.

- Hai là, vì đại nguyện từ bi của Phật A-di-đà vô tận, tiếp dẫn những chúng sanh niệm Phật, cho đến mười niệm cũng được vãng sanh. Còn các đức Phật khác không có điều đó.

- Ba là, vì cõi Cực Lạc công đức trang nghiêm đủ mọi thù thắng, khác với những cõi Tịnh Độ khác. Chúng sanh được sanh về đó, dễ tiến đạo hơn.

- Bốn là, vì phàm phu không có trí tuệ, nên y theo lời Phật dạy, cầu sanh về cõi Cực Lạc. Hơn nữa, Tịnh Độ này đã được đức Phật Thích-ca giới thiệu, khẳng định và lặp đi lặp lại khắp trong các Kinh điển. Chư Phật nhiều như cát sông Hằng, thảy đều khen ngợi.

- Năm là, nếu những chúng sanh nào không có duyên với Phật, Phật không thể độ. Còn chúng sanh ở cõi này, chẳng luận già trẻ, sang hèn đều biết có Phật A-di-đà, bất chợt thốt ra, đều niệm một câu A-di-đà Phật. Thế nên biết, chúng sanh ở cõi này nhân duyên lớn với Phật A-di-đà.

- Sáu là, Phật A-di-đà là vua trong chư Phật (Phật trung chi vương - Kinh Vô Lượng Thọ). Niệm danh hiệu các vị Phật khác để cầu vãng sanh về các cõi Tịnh khác, vẫn không bằng niệm Phật A-di-đà cầu vãng sanh Cực Lạc.

Do đó, nên chỉ chuyên niệm A-di-đà Phật, nguyện sanh về Cực Lạc thì sự lợi ích vô cùng to lớn!

Phật A-di-đà là Pháp giới tạng thân, nên niệm A-di-đà Phật là niệm tất cả chư Phật.

- Bảy là, thể tánh của tất cả chư Phật đồng nhau. Một là tất cả, tất cả là một, niệm một đức Phật là niệm tất cả chư Phật.

Niệm Phật Thành Phật.

39- Hỏi: Con niệm Mẹ hiền Quán-Thế-Âm Bồ-tát mấy chục năm rồi, nay bỏ để niệm Phật A-di-đà, vậy con có lỗi với Quan Thế Âm Bồ-tát không?

Đáp: Quán-thế-âm Bồ-tát là Đẳng Giác Bồ-tát, Ngài đâu còn chấp trước, phân biệt! Chẳng phải niệm danh hiệu Ngài, Ngài vui. Bỏ không niệm nữa thì Ngài buồn! Phật A-di-đà là thầy của Ngài, không niệm danh hiệu Ngài để niệm danh hiệu thầy của Ngài, nói theo phàm phu, thì Ngài còn vui hơn. Liên hữu đâu có lỗi với Ngài.

So sánh công đức niệm Bồ-tát với công đức niệm Phật, thì công đức niệm Phật nhiều gấp trăm, ngàn, vạn, ức lần. Xin dẫn chứng như sau:

Kinh Thập Luận nói: “Một trăm kiếp niệm Quán Thế Âm, chẳng bằng khoảng thời gian một bữa ăn niệm danh hiệu Bồ-tát Địa Tạng”.

Quần Nghi Luận nói: “Một đại kiếp niệm danh hiệu Bồ-tát Địa Tạng, chẳng bằng niệm một câu A-di-đà Phật”.

Một lần nữa, tôi thành kính khuyên liên hữu, không chần chờ gì nữa, hãy gấp rút niệm Phật A-di-đà cầu vãng sanh Cực Lạc để thành Phật cứu độ chúng sanh.

Nam-mô A-di-đà Phật.

40- Hỏi: Có người nói hàng Nhị thừa Thanh văn tu đắc quả A-la-hán có khả năng bay qua Tây phương thế giới Cực Lạc. Phải vậy không, thưa Thầy?

Đáp: Không phải như vậy.

Kinh A-di-đà nói: “Tây phương Cực Lạc cách cõi Ta-bà mười muôn ức (100 tỷ) cõi Phật”. Mỗi cõi Phậtít nhất một tam thiên đại thiên thế giới (một tỷ thái dương hệ). Như vậy Cực Lạc cách Ta-bà một trăm tỷ tỷ thái dương hệ.

Khi xưa có lúc Mục-kiền-liên dùng sức thần thông của mình bay tìm cõi Cực Lạc. Tìm mãi không thấy, cuối cùng lạc đến thế giới của Phật Tu-di-tướng.

Phật Tu-di-tướng và dân chúng ở thế giới ấy, thân hình đều to lớn như núi Tu-di.

Khi Mục-kiền-liên đến thế giới này, thấy Phật đang thuyết pháp cho đại chúng nghe, liền đi vòng quanh miệng bát của một vị Tăng. Vị Tăng bạch với Phật rằng: “Có một con trùng nhỏ giống hình người đang bò trên miệng bát này”. Phật Tu-di- tướng bảo: “Không phải đâu, đó chính là vị Thanh-văn, đệ tử thần thông bậc nhất của Phật Thích-ca Mâu-nithế giới Ta-bà, tên là Mục-kiền-liên”. Ngài Mục-kiền-liên nghe nói thế, liền hiện thân lớn bằng núi Tu-di, bạch với Phật nguyên nhân mình đi lạc đến thế giới này, và kính xin Phật dùng thần lực đưa trở lại thế giới Ta-bà.

Theo trong Kinh, đạo nhãnthần thông của các bậc Thanh văn như sau:

-Tu-đà-hoàn thuộc phạm vi một Tiểu thế giới (quả địa cầu).

-Tư-đà-hàm thuộc phạm vi một Tiểu thiên thế giới.

-A-na-hàm thuộc phạm vi một Trung thiên thế giới.

- A-la-hán thuộc phạm vi một Đại thiên thế giới.

Như vậy khoảng cách này vượt khả năng của Mục-kiền-liên một trăm tỷ lần, nên Ngài không đến được thế giới Cực Lạc là việc dĩ nhiên thôi.

41- Hỏi: Bạch Thầy, cùng một pháp môn Tịnh Độ, niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, tại sao mỗi Thầy lại dạy mỗi cách khác nhau, chúng con nghe Thầy nào giảng cũng hay hết. Thầy nào cũng nói pháp của Thầy là số một (hạng nhất). Chúng con nhiều khi điên đầu không biết phải học, hành theo ai. Người xưa nói: “Đa sư hư bệnh” phải không, thưa Thầy?

Đáp: Cám ơn liên hữu đã nêu lên câu hỏi rất hay, tôi xin góp ý:

Phật pháp có tám muôn bốn ngàn (84.000) pháp môn. Tại sao nhiều vậy? vì chúng sanh có tám muôn bốn ngàn bệnh. (Bệnh nào phải uống thuốc nấy). Tám muôn bốn ngàn pháp môn, nhưng chỉ có một mục đích duy nhấtgiác ngộ giải thoát, cũng như trăm suối ngàn sông chảy về biển cả, chỉ có một vị duy nhất là mặn.

Quí Thầy, quí liên hữu, mỗi người có một bệnh khác nhau, vì vậy mỗi người phải tự tìm thuốc cho mình. Thuốc bất luận quí tiện, thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay. Pháp cũng thế, tất cả các pháp đều bình đẳng, đều là pháp của Phật, pháp nào hợp với mình là diệu pháp của mình (là pháp số một, hạng nhất của mình).

Bản thân Minh Tuệ, ban đầu tu thiền, thấy không ổn, chuyển sang Tịnh Độ, mò mẫm, thử nghiệm nhiều cách, cuối cùng chọn được “nhiếp tâm trì danh (ý trì)”. Có rất nhiều liên hữu đã dày công tu tập, nhưng không đạt kết quả như ý là vì chưa chọn đúng pháp thích hợp. Trong “Thất Giác Chi” (Thất Bồ Đề Phần) đầu tiên là “Trạch pháp” (Chọn Pháp). Trên đường tu, chọn pháp thích hợp là quan trọng nhất.

Đức Thế Tôn dạy: “Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay Đạo sư của mình tuyên thuyết”. Kinh Niết Bàn dạy: “Y pháp, bất y nhân”. Khi chọn pháp, xin liên hữu nhớ hai lời dạy trên của đức Thế Tôn. Chọn pháp chứ không phải chọn người (Hòa-thượng, Thượng-tọa, Đại-đức hay cư-sĩ), động não suy gẫm kỹ càng để quyết định.

 Chọn pháp xong, cố gắng quyết chí tử hạ thủ công phu để thử nghiệm. Trong lúc hành trì, cảm thấy an lạc, tiến bộ, là chọn đúng pháp. Bằng không, dứt khoát buông bỏ, tìm chọn pháp khác.

Chọn được pháp thích hợp rồi, thì phải “Thâm nhập nhất môn” “trường kỳ huân tu” nghĩa là học một Thầy, bền bỉ, chuyên tu lâu dài một pháp để thành tựu một môn, bằng không sẽ “Đa sư hư bệnh” (nhiều Thầy bệnh chết) như liên hữu đã nói trên.

Quyết Tâm Lão Thật Niệm Phật, Đạt Bất Niệm Tự Niệm, Vãng Sanh Cực Lạc, Thành Phật Độ Chúng Sanh.

Nam-mô A-di-đà Phật.


42- Hỏi: Bạch Thầy, chư Tổ Tịnh độ ca tụng một câu Nam-mô A-di-đà Phật bao gồm:

1- Ba tạng (Kinh, Luật, Luận), mười hai loại Kinh, những giáo lý cực tắc.

2- Một ngàn bảy trăm (1.700) công án Thiền, đường lối hướng thượng.

3 - Ba ngàn (3.000) oai nghi.

4- Tám muôn (80.000) tế hạnh.

5- Năm tông Thiền (Vân Môn, Pháp Nhãn, Tào Ðộng, Quy Ngưỡng, Lâm Tế).

6- Tám giáo (Tạng giáo, Biệt giáo, Thông giáo, Viên giáo, Đốn giáo, Tiệm giáo, Mật giáo, Bất định giáo).

7- Một câu Nam-mô A-di-đà Phật là cốt tủy tinh hoa bốn mươi chín (49) năm thuyết pháp của Đức Thế Tôn.

Ca tụng như vậy có quá đáng không? xin Thầy từ bi giải thích cho!

Đáp: Những điều Liên hữu nói trên đúng lời chư Tổ Tịnh Độ dạy. Quý Ngài nói mà quí Ngài không giải thích lý do.

Trong Kinh A-di-đà nói: “Pháp môn Tịnh Độ là pháp khó tin (nan tín chi pháp)”. Pháp này đơn giản, nghĩa lý lại thâm sâu vi diệu, Đẳng Giác Bồ- tát cũng chưa hiểu rõ, chỉ có chư Phật mới hiểu hết. Ngài Lý Bỉnh Nam (Thầy của Pháp sư Tịnh Không) sau ba mươi năm hoằng dương Tịnh độ, Ngài nói trong sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật, Ngài mới hiểu ba chữ thôi. Vậy thì Minh Tuệ một chữ A còn chưa hiểu, làm sao dám giải thích.

Liên hữu thương tình nghĩ đến, Minh Tuệ xin góp ý:

-Câu Nam-mô A-di-đà Phật gồm cả bảy thứ ghi trên, không có nghĩa là câu danh hiệu Phật này cao hơn những thứ ấy, mà chỉ có nghĩa là những thứ ấy (tất cả Phật pháp) đều nằm trong câu Nam-mô A-di-đà Phật, (vì chỉ cần niệm một câu Nam-mô A-di-đà Phật mà cuối cùng có đầy đủ bảy thứ ấy), như Ngẫu Ích đại sư đã nói:

- “Tất cả Phật pháp lưu xuất từ Chân Tâm. Niệm Phật cuối cùng trở về với Chân Tâm. Bấy giờ một là tất cả, tất cả là một. (Ở trong đó).

- Tất cả Phật pháp (trong đó có Tịnh Độ) đều đưa đến mục đích cuối cùngGiác ngộ giải thoát, thành Phật”.

Nhưng Tịnh Độ tông có những lợi điểm hơn, như sau:

a. Tông phái khác chỉ phù hợp riêng với những chúng sanh căn tánh bậc thượng (như Thiền tông). Còn Tịnh Độ tông phù hợp với tất cả chúng sanh (căn tánh bậc thượng, trung, hạ).

b. Pháp môn niệm Phật dễ tu (bất luận ai cũng tu được), dễ chứng (bảo đảm một đời thành Phật).

Như vậy, đối với Minh Tuệ, lời ca tụng trên không phải là quá đáng mà là quá đúng, quá hay.

43- Hỏi: Trong đĩa DVD Vãng sanh bằng cách nào? Thầy nói là quang minh của Phật A-di-đà chiếu khắp mười phương để tiếp dẫn người niệm Phật vãng sanh Cực Lạc. Tại sao chúng con không thấy?

Đáp: Quang minh của Phật A Di Đà tốt lành, làm lợi ích cho chúng sanh, là tôn quý nhất trong các quang minh (Quang trung cực tôn), là vua trong các chư Phật (Phật trung chi vương). Ngài còn có mười hai danh hiệu khác như là Vô Lượng Quang Phật, Vô Biên Quang Phật, Thường Chiếu Quang Phật…

Gọi là thường chiếu, vì trong hết thảy thời, quang minh luôn chiếu khắp mọi nơi chẳng dứt. Quí liên hữu không thấy vì bị vọng tưởng phân biệt, chấp trước (vô minh) ngăn che. Thí dụ như:

-Mặt trời luôn chiếu sáng, nhưng bị mây đen ngăn che nên mờ mịt, hoặc bị phân nửa trái đất che khuất nên tối đen (ban đêm), hoặc người mù lòa nên không thấy.

-Luồng điện luôn có, mà bóng đèn bị đứt nên không sáng đó thôi.

Tuy rằng quí liên hữu không thấy, không cảm nhận được, nhưng vẫn có lợi ích. Pháp sư Tịnh Không nói: “Nếu chúng ta không được Phật lực gia trì, thì không tài nào niệm Phật được”. Hưởng thụ lợi ích nhiều hay ít là tùy ở nơi mình. Như Kinh nói: “Đồng một cơn mưa mà sự hút nước nhiều hay ít tùy mỗi loại cây”.

 

44- Hỏi: Căn cứ vào sách, hai vị Tổ Tịnh Độ là: Pháp Nhiên thượng nhơn (Sơ Tổ Tịnh Độ tông Nhật Bản), và Ấn Quang đại sư, Tổ thứ mười ba của Tịnh độ tông Trung Hoa đều là Đại-thế-chí Bồ-tát hóa thân. Hai Ngài đều hoằng dương Tịnh Độ, nhưng tại sao hai lối giáo hóa của hai Ngài không giống nhau?

Đáp: Hoằng dương Phật pháp phải khế lý và khế cơ. Khế lý nghĩa là phải phù hợp với chân lý, hợp với lời Đức Thế Tôn truyền dạy. Khế cơ nghĩa là phải phù hợp với trình độ hiểu biết (căn cơ, căn tánh) của đối tượng chúng sanh. Tôi xin chứng minh:

1- Theo Thiên Thai tông, công cuộc giáo hóa suốt một đời của Đức Phật Thích-ca được chia làm năm thời kỳ như sau:

a/ Thời kỳ Hoa nghiêm, 21 ngày sau khi thành Đạo.

b/ Thời kỳ A hàm (Lộc uyển), 12 năm kế tiếp.

c/ Thời kỳ Phương đẳng, 8 năm kế tiếp.

d/ Thời kỳ Bát nhã, 22 năm kế tiếp.

e/ Thời kỳ Pháp hoa, Niết bàn, 8 năm kế tiếp.

Đức Thế Tôn sanh một thời, ở một nơi mà còn thuyết pháp chia làm năm thời kỳ như vậy. Dùng tám vạn bốn ngàn pháp môn để đối trị tám vạn bốn ngàn bệnh của chúng sanh.

2- Nhị vị Tổ sư, giáng sanh nhằm hai thời đại và hai nơi khác nhau như sau:

-Tổ sư Pháp Nhiên giáng sinhNhật Bản năm 1133, vãng sanh năm 1212.

-Tổ sư Ấn Quang giáng sinh ở Trung Hoa năm 1860, vãng sanh năm 1940.

Do đó quý Ngài phải xiểng dương Tịnh Độ khác nhau cho hợp với căn cơ chúng sanh lúc bấy giờ. Điều này thật là hợp lý phải không?

45- Hỏi: Kinh A-di-đà nói: “Người sanh về Cực Lạc nghe tiếng chim kêu, nước chảy, gió reo đều vui mừng phát lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, muốn nghe Kinh gì thì được nghe Kinh nấy, không muốn nghe thì không nghe (dù là có tiếng). Những điều này sao lạ vậy, thưa Thầy?

Đáp: Kính xin giải đáp từng ý.

1- “Người sanh về Cực Lạc nghe tiếng chim kêu, nước chảy, gió reo đều vui mừng phát lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng”.

Kinh Vô Lượng Thọ, phẩm Bồ Đề Đạo Tràng nói: “Nếu có chúng sanh thấy cây Bồ-đề, nghe tiếng, ngửi mùi, nếm vị trái cây, chạm phải ánh sáng, hình bóng nó, nghĩ đến công đức của cây, thì được sáu căn thanh triệt, không còn có các não loạn”. Cụ thể là:

- Mắt thấy cây.

- Tai nghe tiếng từ cây phát ra.

- Mũi ngửi được mùi hương.

- Miệng nếm vị trái cây.

- Thân chạm phải ánh sáng, bóng cây.

- Ý nghĩ nhớ đến công đức của cây.

Như vậy thì sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý đều được thanh tịnh, thoát mọi khổ não.

-Kinh Vô Lượng Thọ Phẩm công đức ao nói: “Nếu những chúng sanh cõi kia (Cực Lạc) đến tắm trong nước ấy (nước tám công đức) thì nước làm cho khai hiển thần thức, thân thể vui sướng”. “Khai hiển thần thức” nghĩa là khai hiển thần trí sẵn có trong thức tánh, tức là minh tâm kiến tánh vậy.

Nước tám công đức gột rửa cấu nhiễm của thân tâm, khiến tinh thần sảng khoái, thân thể an vui gọi là “thân thể vui sướng”.

Nhờ minh tâm kiến tánh, thân tâm thường thanh tịnh, an lạc, luôn nghĩ đến Tam Bảo. Nên dù nghe tiếng gì như chim kêu, nước chảy, gió reo… đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng là vậy.

2- “Muốn nghe Kinh gì, thì được nghe Kinh nấy”.

-Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhất thiết duy tâm tạo”.

-Kinh Pháp Cú dạy: “Tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác các pháp…”.

-Người đời nói: “Tâm tưởng sự thành”.

-Pháp môn niệm Phật có nhiều cách khác nhau. Có cách gọi là “Tất cả niệm Phật” hoặc “Toàn thân niệm Phật” như sau:

Trước tiên dùng nhĩ căn niệm Phật, nghĩa là dù nghe bất cứ tiếng gì đều giả tá là tiếng niệm Phật. Ví dụ: Khi nghe tiếng mõ: „cốc, cốc, cốc, cốc”, ta cứ nghĩ là “A-di-đà Phật”, liên tục như vậy chừng năm, mười phút sau, ta không còn nghe “cốc, cốc, cốc, cốc” nữa mà là nghe “A-di-đà Phật”. Bản thân tôi và một số liên hữu chùa Tịnh Luật áp dụng kết quả như ý (100%). Ta-bà đầy ưu bi, khổ não, phàm phu sát đất, nhĩ căn ô nhiễm nặng nề, nhưng chúng ta vẫn giả tá tiếng mõ thành tiếng niệm Phật được, huống hồ gì về Cực Lạc, sáu căn thanh tịnh rồi, thì nghe mọi âm thanh đều có thể khởi tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng quá dễ dàng thôi.

-Hòa thượng Quảng Khâm nói: “Ngày đêm sáu thời, tất cả tạp âm như chim kêu, xe chạy Ngài đều nghe là tiếng niệm Phật” (sách Lắng Nghe Tiếng Hát Sông Hằng - Pháp sư Đạo Chứng).

Vậy thì, người ở Cực Lạc thân tâm thanh tịnh, minh tâm kiến tánh rồi, dù là tiếng gì, muốn nghe Kinh, thì được nghe Kinh đâu có chi là lạ!

3- “Nghe Kinh gì theo ý muốn”.

-Đức Bổn sư Thích-ca không học Phật pháp nơi vị thầy nào cả, mà trong bốn mươi chín năm ròng rã giảng pháp không ngăn ngại. Những thánh giáo ấy hoàn toàn lưu xuất từ chân tâm của Ngài. Bởi vậy, trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng nói: “Nào ngờ tự tánh vốn đầy đủ các pháp”.

Liên Tông cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư cũng đã nói:“Tất cả Phật pháp lưu xuất từ Chơn Tâm”.

-Kinh Hoa nghiêm dạy: “Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng Như Lai, nhưng vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước ngăn che, nên Phật tánh không thể hiện bày”.

-Kinh cũng dạy: “Tâm, Phật, chúng sanh, cả ba không sai khác (tam vô sai biệt)”.

Những lý lẽ trên chứng minh rằng tất cả Phật pháp là cái vốn sẵn có trong tâm của chúng sanh. Khi chúng sanh dẹp sạch vô minh (vọng tưởng, phân biệt, chấp trước), đủ duyên, chúng (Phật pháp) sẽ hiện bày như ý.

Hiểu vậy, người ở Cực Lạc thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, muốn nghe Kinh gì thì được nghe Kinh nấy (từ tâm lưu xuất) là việc đương nhiên không gì kỳ lạ cả.

4- Không muốn nghe thì không nghe (dù có tiếng).

- Người đời, khi thinh trần (âm thanh) tác dụng vào nhĩ căn (lỗ tai) nếu có tác ý thì sẽ nghe biết và phân biệt là tiếng gì. Bằng như không tác ý thì có nghe nhưng không biết, không phân biệt được là tiếng gì, gọi là “thính bất văn” (nghe mà không nghe, vì nghe mà không biết, thì coi như không nghe).

- Bản thân tôi và một ít liên hữu chùa Tịnh Luật đã áp dụng cách nói trên, gọi là “lấy động tu tịnh” để huân trưởng mức nhập tâm, thành quả như ý. (Xin đọc sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh -Phần V-Nhập tâm).

- Hành giả Tịnh nghiệp, đạt Sự nhất tâm bất loạn, khi nhiếp tâm thì ngoài âm thanh danh hiệu Phật, không còn nghe bất cứ âm thanh nào khác.

- Người nhập Diệt thọ tưởng định, không còn nghe hay biết gì cả.

- Cư sĩ Bàng Long Uẩn, vợ và con (4 người) cùng hai vị thiền sư là Quang Huệ và Giới Diễn khi không còn muốn sống, liền thâu thần nhập diệt. Người ở Ta-bà này mà muốn chết là chết liền còn được thay!

Qua những sự việc trên, chúng ta thấy rằng, người ở Cực Lạc, thân tâm đã thanh tịnh, làm chủ được mình, dù có tiếng, nhưng không muốn nghe thì không nghe, là việc hết sức bình thường, không có gì kỳ lạ cả.

 

46- Hỏi: Con theo đạo Chúa, tình cờ con được đọc sách của Thầy, con muốn niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Không biết Phật có rước con không, và con có cần qui y Tam Bảo không, thưa Thầy?

Đáp: Chư Phật đại từ đại bi thương chúng sanh còn hơn cha mẹ thương con một. Do đó:

- Phật A-di-đà đã tu vô lượng kiếp để tạo dựng cõi Cực Lạc. Cực Lạcvui sướng, hạnh phúc (an lạc) cùng cực, (từ “khổ” còn không có, nói chi đến cảnh khổ). Ăn, mặc, ở, tùy theo ý muốnhiện hữu (tùy tâm sở hiện). Phương cách tu hành, thì hàng ngày chúng sanh nơi đây được hai vị Bồ-tát Quán-thế-âm, Đại-thế-chí và Phật A-di-đà trực tiếp chỉ dạy. Người nơi này sống vô lượng kiếp với những điều thuận lợi tối thắng, hầu tiến tu mãi (không thoái chuyển) cho đến ngày thành Phật.

- Phật Thích-ca ân cần chỉ dạy, nhắc nhở chúng sanh niệm Phật A-di-đà, phát nguyện vãng sanh để sớm thành Phật, cứu độ chúng sanh.

-Người tu Tịnh Độ phải có đủ ba món tư lương là Tín, Nguyện, Hạnh, phải đáp ứng đúng điều kiện vãng sanh mà các Kinh A-di-đà, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ đã nói rõ (Xin đọc sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh) thì chắc chắn được đức Phật A-di-đà tiếp dẫn. Đức Phật A-di-đà từ bi, bình đẳng tiếp dẫn không bỏ sót một chúng sanh nào hành theo đúng bổn nguyện của Ngài. Chúng sanh đây là không phân biệt Phật tử hay không phải Phật tử, không hạn cuộc ở con ngườibao gồm muôn loài có sự sống. Điển hình chim két niệm Phật vẫn được vãng sanh. (Xin xem, hoặc nghe DVD Tiếp dẫn vãng sanh bằng cách nào?).

Như vậy nếu quý vị niệm Phật cầu vãng sanh, mà giữ câu Phật hiệu đến giờ phút cuối cùng cuộc đời, thì chắc chắn được Phật A-di-đà tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc quốc.

Còn việc thọ tam qui, không bắt buộc, tuy nhiên nếu đủ duyên thì nên thọ, sẽ được nhiều lợi ích hơn (Xin đọc câu đáp 74A).

47- Hỏi: Chúng con vừa lần chuỗi niệm Phật vừa nghe quý Thầy giảng pháp, có được không, thưa Thầy?

Đáp: Đây cũng là một kiểu bệnh của Phật tử. Tôi xin góp ý, có những trường hợp sau đây:

1- Nếu liên hữu vừa nghe pháp, mà tay lần chuỗi lia lịa để biểu diễn, hoặc để nói lên rằng ta niệm Phật không gián đoạn. Đó là tự dối mình, dối bạn, dối Thầy, dối Tổ, dối luôn Bồ-tát và chư Phật. Việc này lại còn là nuôi lớn cái ta, sanh cống cao ngã mạn, tự nó thiêu hủy hết công đức tu hành của mình. Đây là điều tối kỵ!

2- Nếu liên hữu thật tình muốn vừa niệm Phật vừa nghe giảng pháp, kết quả sẽ không tốt do tâm vô nhị dụng, cụ thể như sau:

a. Về niệm Phật: Tay lần chuỗi, miệng niệm Phậttâm không có Phật, vì tâm đang nghe pháp. Đó là “hữu khẩu vô tâm”. Tổ Đức Nhuận nói: “Niệm Phật như vậy (hữu khẩu vô tâm) thì thét cho bể cuống họng cũng vô ích”.

b. Về nghe pháp: Lỗ tai nghe Thầy giảng pháp mà không tác ý, (vì ý mắc bận chỉ đạo tay lần chuỗi), thì cái nghe này không biết, không hiểu gì cả, gọi là “thính bất văn” nghe lỗ tai bên này lọt qua lỗ tai bên kia, thật vô ích.

Trường hợp vừa lần chuỗi vừa nghe pháp đúng với câu mà người xưa nói: “bắt cá hai tay, thì hỏng cả hai” là vậy!

3-Vậy thì phải làm sao?

Liên hữu nên chọn một trong hai như sau:

- Nếu liên hữu thấy cần chuyên tu để được nhập tâm, hay huân trưởng mức nhập tâm, hoặc bất niệm tự niệm, thì nên ngồi nhà hạ thủ công phu là thượng sách.

- Nếu liên hữu nhận thấy cần bồi dưỡng kiến thứckinh nghiệm hành trì Tịnh Độ, thì nên đi nghe giảng pháp (xin đọc 2 câu đáp 23B và 41B).

Tại sao vậy? Vì:

a. Về niệm Phật. Tiếng niệm Phật phải rành rẽ, rõ ràng, chắc thiệt. Chắc thiệt nghĩa là tâm và tiếng hiệp khắn nhau, tâm phải duyên theo tiếng, tiếng phải ở trong tâm, tâm tiếng là một, hoặc nói cách khác, tiếng ở đâu tâm ở đó. Nói rộng là “thân, khẩu, ý” đều niệm Phật. Được vậy, mới mong nhập tâm, thành tựu Tịnh nghiệp, vãng sanh Cực Lạc, thành Phật độ chúng sanh. (Xin đọc sách niệm Phật đạt bất niệm tự niệm, phần IV-Thực hành).

b. Về việc nghe giảng pháp. Tam huệ học là văn, tư, tu. Nghe giảng phápvăn huệ học. Người nghe cần có kỹ thuật thực hiện, cụ thể là khi nghe giảng pháp cần phải:

- Xả bỏ tâm chấp trước (không chấp người giảng là Hòa thượng, Thượng Tọa, Đại đức, Tăng, Ni, cư sĩ, không cần là người phải nói lưu loát, bóng bẩy, văn chương, vui tánh, dễ thương,…). Nên nhớ! Ta đến để học pháp (không phải xem kịch, hay nghe đại nhạc hội, mà cần chọn lựa danh ca, tài tử…), chỉ cần người giảng pháp thế nào khiến ta có thể lãnh hộithực hành cho có hiệu quả tốt nhất. Kinh Niết bàn dạy: “Y pháp bất y nhân”.

- Buông bỏ mọi kiến giải, giữ cái tâm không (trống rỗng) không suy nghĩ, so đo, tính toán, phân biệt đúng sai, hay dở. Chỉ một mực lắng nghe kỹ, ghi nhận đầy đủ vào tâm những lời pháp, Thí dụ: Như cái ly phải trống không, khi đổ nước mới vào được. Bằng như ly đã đầy nước rồi (kiến giải), nếu đổ thêm, nước sẽ tràn ra hết (không lãnh hội được). Như con bò, nó cạp (gặm) cỏ, cạp (gặm) được bao nhiêu liền nuốt vô bụng hết cho no, (không nhai nhấp gì cả).

- Đến khi liên hữu về nhà, liên hữu mới nhớ lại những lời pháp đã học, nghiền ngẫm suy tư, tìm hiểu nghĩa lý sâu xa, thấy cách thực hành tuyệt diệu. Khi mình chấp nhận được rồi, thì đương nhiên pháp đó thật sự biến thành pháp của mình (trước kia nó là pháp của pháp sư). Đây gọi là tư huệ. Văn huệ chỉ là giai đoạn đầu để tiến tới tư huệ. Sau đó ta đem ra ứng dụng tu hành. Đây gọi là tu huệ. Giai đoạn sau cùng này (tu huệ) mới thật sự hữu ích. Như con bò ban ngày cạp cỏ, nuốt đầy bụng để rồi tối về chuồng ói ra, nghiền nhai nát cỏ (nhai lại), để biến thành chất dinh dưỡng nuôi thân vậy.

Tóm lại, “vì tâm vô nhị dụng” tâm không thể làm hai việc cùng một lúc, nên cần chọn một trong hai, hoặc niệm Phật hoặc nghe pháp.

48- Hỏi: Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “Người vãng sanh Hạ phẩm hạ sanh phải mười hai đại kiếp hoa sen mới nở”. Một đại kiếp là một triệu ba trăm bốn mươi bốn ngàn (1. 344.000) năm, mà mười hai (12) lần như vậy, là mười sáu tỷ một trăm hai mươi tám triệu (16.128.000. 000) năm. Thời gian quá ư là dài, đó là cách tính ở Cực Lạc hay ở Ta-bà?

Đáp: Quả địa cầu ta ở, hình tròn, nó tự quay tròn và quay xung quanh mặt trời. Khi nó đang quay, phân nửa hướng về mặt trời, nhận ánh sáng rực rỡ, ta gọi là ban ngày. Phân nửa còn lại bị khuất bóng, nên tối ta gọi là ban đêm. Nước Mỹ nằm ở phần phân nửa bên này của trái đất, còn nước Việt Nam nằm ở phân nửa phần bên kia, nên ở Mỹ ban ngày thì ở Việt Nam là ban đêm và ngược lại, có ngày đêm là vậy đó. Trái đất tự quay một vòng là một ngày đêm, và quay xung quanh mặt trời một vòng là một năm.

Thế giới Cực Lạc không có mặt trời. Hào quang của Phật A-di-đà sáng gấp trăm ngàn vạn ức lần ánh sáng mặt trời, cộng thêm ánh sáng của chư Bồ-tát, thánh chúng… nên thế giới này luôn luôn sáng, không bao giờ có tối, thì làm gì có ngày, đêm, năm, tháng, kiếp?

Mười hai đại kiếp nói trên là ước tính theo thời gian ở Ta-bà, nói cho dễ hiểu vậy thôi.

Quán Kinh nói: “Sanh Hạ phẩm thượng sanh, bốn mươi chín ngày hoa sen nở, ta gặp hai Bồ-tát Quán Thế ÂmĐại Thế Chí để nghe Pháp”.

Cùng là Hạ phẩmHạ phẩm thượng sanh và Hạ phẩm hạ sanh, nhưng thời gian hoa nở cách biệt quá xa (16.128.000. 000 năm, so với 49 ngày), mười sáu tỷ một trăm hai mươi tám triệu năm so với bốn mươi chín ngày.

Hiểu được vậy, Minh Tuệ tôi tin rằng quý vị sẽ:

- Trân quý thời gian, tranh thủ từng phút, từng giây để niệm Phật, hầu vãng sanh, tối thiểu phải là Hạ phẩm thượng sanh, bốn mươi chín ngày sau hoa sen nở. Còn vãng sanh Hạ phẩm hạ sanh phải chờ mười sáu tỷ một trăm hai mươi tám triệu (16.128.000.000) năm hoa sen mới nở. Như vậy thời gian quá dài!

- Không quá khiêm nhường ở Hạ phẩm thượng sanh mà phải là Thượng phẩm thượng sanh. (Xin đọc sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh).

49- Hỏi: Kinh Quán Vô lượng Thọ nói: “Quang minh của Phật A-di-đà soi khắp các cõi ở mười phương, thâu nhiếp tất cả chúng sanh niệm Phật”. Như vậy người không niệm Phật, quang minh của Phật có thâu nhiếp không?

Đáp: Mặt trời, mặt trăng chiếu soi khắp đại địa, sơn hà, (tất cả đất đai, sông, ngòi) nhưng vì nước đục, mặt trời, mặt trăng không hiện bóng, chớ không phải là chẳng có mặt trời, mặt trăng phải không?

Ban ngày người mù lòa cũng không thấy mặt trời, vậy do ở mặt trời hay ở người mù?

Cũng vậy, Đức Phật A-di-đà bình đẳng, không phân biệt, dùng vô biên đại từ (lòng từ rộng lớn không bờ mé và không điều kiện) phóng quang khắp các cõi ở mười phương để thâu nhiếp tất cả chúng sanh. Nhưng chúng sanh không niệm Phật, thiếu sự cơ cảm, không tiếp nhận quang minh, thì xem như không thâu nhiếp. (Có cũng như không). Vì thế, Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chư Phật từ mẫn niệm chúng sanh như mẹ trông nhớ con. Nếu con cứ bỏ đi, thì mẹ dù nhớ cũng không biết làm sao được!”.

50- Hỏi: Chúng sanh ở các cõi trong mười phương đồng vãng sanh cùng một lúc, nhiều vô số kể, làm sao Phật A-di-đà tiếp dẫn một lúc cho kịp, rồi về Cực Lạc chỗ đâu ở cho đủ?

Đáp: Không những một số chúng sanh, mà giả dụ toàn thể tất cả chúng sanh ở các cõi trong mười phương đồng vãng sanh cùng một lúc, nhiều vô số, vô số kể, Đức Phật A-di-đà vẫn tiếp dẫn kịp một lúc và về Cực Lạc ở vẫn chưa hết chỗ. Tôi xin chứng minh:

1-Kinh Vô Lượng Thọ, phẩm 21 Bảo Liên Phật Quang nói: “Lại nữa, hoa sen báu mọc khắp thế giới. Mỗi đóa sen có trăm ngàn ức cánh. Mỗi một hoa sen tỏa ra ba mươi sáu trăm ngàn ức tia quang (sáng). Trong mỗi tia quang, xuất hiện ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật. Mỗi một vị Phật, lại phóng ra trăm ngàn ánh sáng, chiếu khắp mười phương, nói pháp vi diệu. Các chư Phật ấy, mỗi vị an lập, có vô lượng chúng sanh trụ trong chánh đạo của Phật”. Chúng ta thấy, trong bài kệ Tán Phật, có câu:

Quang trung hóa Phật vô số ức”. Vô số ức Phật như vậy làm sao mà không thể tiếp dẫn hết thảy chúng sanh vãng sanh chứ? (Đây là nói Hóa thân Phật tiếp dẫn).

2- Kinh Quán Vô Lượng Thọ, phẩm 9- Phật Thân Quán, nói: “Vô Lượng Thọ Như Lai có tám muôn bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám muôn bốn ngàn vẻ đẹp tùy hình, mỗi vẻ đẹp lại có tám muôn bốn ngàn tia sáng. Những tia sáng ấy soi khắp các cõi ở mười phương, thâu nhiếp tất cả chúng sanh niệm Phật”. Vô lượng quang minh Phật tiếp dẫn như vậy làm gì có chuyện tiếp dẫn không kịp?

(Đây là nói Quang minh Phật tiếp dẫn)

3-Kinh Vô Lượng Thọ, Phẩm 11- Quốc Giới Nghiêm Tịnh nói: “Cõi Cực Lạc thế giới công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ… vàng ròng làm đất, bằng phẳng, rộng rãi bao la chẳng thể hạn lƣợng, vi diệu, lạ lùng, đẹp đẽ, thanh tịnh trang nghiêm, vượt trội hết thảy các thế giới trong mười phương”.

Tâm tịnh, cõi nước tịnh, tâm bình thì cõi nước bình, do tâm địa bình đẳng nên đại địa bằng phẳng. Vãng sanh luận nói: “Rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé” đây là diễn tả ý rộng rãi bao la chẳng thể hạn lượng nói trên. Sách Luận chú giảng: “Như hư không” là ý nói chúng sanh tuy đông, nhưng vẫn như hư không.

Căn cứ những dẫn chứng trên, ta thấy làm gì có việc không đủ chỗ ở cho chúng sanh khi về Cực Lạc?

Chớ lấy phàm trí đo lường công đức của Phật, không khéo, sự nghi ngờ này gây chướng ngại cho việc vãng sanh!

Tổ sư Pháp Nhiên dạy: “Vãng sanh là việc của Phật làm. Niệm Phật là việc của mình làm”. Phật đã thệ nguyện tiếp dẫn, thì để đó Phật lo. Ta lo chuyện viễn vông chi cho vô ích! Điều đáng lo là, mình niệm Phật sao cho được nhập tâm, đạt Bất niệm tự niệm để được bảo đảm vãng sanh, mới quan trọng hơn cả.

 

Chi phiếu (check) cúng dường ấn tống sách xin đề:

Yen Tran

Và gởi về: Thích Minh Tuệ,

31155 Bunting Road

Waller, TX77484 USA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15481)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 22894)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 13951)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 12898)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 54948)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 9057)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14339)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14081)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 14118)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 13809)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 36150)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19774)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 18095)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 19099)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19039)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 20187)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 17547)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 31379)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15847)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 14893)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 14610)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46043)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35794)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 20949)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 21471)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 23249)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34163)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19403)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18818)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22823)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20081)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18266)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19736)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19453)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33301)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34303)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54353)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37547)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21042)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17794)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63449)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17274)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49475)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 27256)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20167)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 22896)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18809)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16249)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17787)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20847)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17269)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14387)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16782)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16279)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 15922)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17380)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 21855)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15006)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13405)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14301)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15295)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 14906)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12587)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13273)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27308)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12422)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13113)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 14403)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 16128)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 12325)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15310)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12804)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12129)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13112)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21502)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11203)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 22573)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 14939)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14858)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46041)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 22320)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 14370)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12518)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18796)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14629)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43697)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 56806)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13759)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 47342)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13564)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14462)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 28873)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33168)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38247)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 15325)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 31098)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 12418)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40205)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43243)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 46468)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant