Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tọa Đàm 13 - 24

03 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 6666)
Tọa Đàm 13 - 24


48 TỌA ĐÀM KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tác Giả: Cư Sĩ Diệu Âm (Úc Châu)


KHẾ KÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 13

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Trong mấy ngày hôm nay, chúng ta phải đưa ra chương trình Cố Gắng Niệm Phật, vì tiêu chuẩn niệm Phật của chúng ta so ra vẫn còn yếu. Trong ngày hôm nay thì tôi có vào website của chùa Thanh-Hà ngoài Đà-Nẵng, người ta báo cáo là ban hộ niệm của họ đã hộ niệm cho được 101 người vãng sanh, và người ta đưa chi tiết từng người một lên trang web đó. Mấy tháng trước người ta báo cáo 77 người, thì bây giờ lên đến 101 người…

Mình thấy rõ rệt là niệm Phật vãng sanh Tây Phương thật sự có thật, nhưng nếu chúng ta tu yếu quá thì sau cùng có thể bị ách nạn. Như hổm nay chúng ta có nói qua là nghiệp chướng của chính những người chúng ta cũng thuộc về phần hạ căn, phước mỏng, đức bạc nên còn nặng nề lắm, khó thoát lắm chứ chẳng phải dễ đâu.

Ban hộ niệm của chùa Thanh-Hà đặt ra tiêu chuẩn những người tham gia vào ban hộ niệm, trung bình mỗi người phải niệm một ngày hai chục ngàn câu A-Di-Đà Phật. Những người mới vào thì tiêu chuẩn niệm mười ngàn câu A-Di-Đà Phật. Sau mấy tháng thì tăng lên mười lăm ngàn câu và khi đạt được hai chục ngàn câu A-Di-Đà Phật thì người ta mới chịu.

Đây cũng là điều hay để nhắc nhở cho chúng ta thấy rằng, ngay tại đạo tràng của chúng ta đang có chương trình gọi là công cứ. Công cứ chúng ta đưa ra đầu tiên mới có năm ngàn mà nhiều người đã dội! Nhưng xin thưa rằng, năm ngàn quá ít! Nếu như chúng ta cứ giữ năm ngàn một ngày, thì sau cùng vượt không được ách nạn đâu. Vì chắc chắn nếu niệm chỉ có năm ngàn câu, thì một ngày hai mươi bốn giờ, ít ra ta cũng có tới hai chục giờ nói chuyện Ta-bà, hai chục giờ đi theo con đường sanh tử, còn những giờ khác thì cơm nước gì đó... Rốt lại, tu hành chẳng có bao nhiêu hết. Cho nên nếu thật sự chúng ta thấy rằng cái huệ mạng của chúng ta đang ở trong cơn nguy hiểm vô cùng thì chính chúng ta phải lo, chúng ta phải cứu chúng ta, chứ không ai cứu ta được. Pháp môn niệm Phật rất dễ thành tựu, nhưng cũng không dễ đến nỗi mà chúng ta không muốn về cũng về được đâu. Không phải vậy!

Hôm qua, chúng tôi có nhắc đến vấn đề Mười niệm tất sanh, xin quý vị đồng tu đừng nghĩ rằng, mười câu A-Di-Đà Phật trước phút lâm chungđơn giản. Không có như vậy đâu! Anh Minh Trí bịnh một ngày, anh muốn niệm Phật, mà niệm không được. Anh niệm không được! Đó là lúc bệnh sơ sơ. Còn lúc sắp chết nếu mình đi vô bệnh viện, bác sĩ chích cho mình vài mũi thuốc morphine để cho mình nằm thiêm thiếp rồi đi luôn. Nếu cho rằng đó là sự an toàn ra đi thì thôi những lời này không còn giá trị gì nữa. Nhưng nếu thật sự mình biết rằng trong khi mê man bất tỉnh đó, nó sẽ dẫn mình tới vô lượng kiếp về sau trong cảnh khổ đau bất tận thì phải lo, lo lắm, nếu không lo, thì không ai lo cho mình được.

Trong năm 2011 này, chúng tôi dự định rằng sẽ cố gắng tiến thêm nữa để tu. Hẳn nhiên sự tu hành không ai bắt buộc hết. Có người có thể theo được, có người có thể không theo được, hoàn toàn tùy duyên. Những ai cố gắng theo được thì cứ theo. Còn 365 ngày tu hành thì chúng ta vẫn cứ giữ. Ví dụ như có người thì có ngày đi có ngày không, có người thì ngày nào cũng đi, chúng ta phải có người trên người dưới kéo nhau. Nhưng riêng vấn đề tu tinh tấn chúng ta vẫn còn yếu quá! Thật sự yếu quá! Chúng ta phải tiến đến hai ngày kiết nhật niệm Phật, mà hai ngày nghiêm chỉnh chứ không phải là một ngày còn có nửa ngày như bây giờ... Không phải. Tiến đến làm sao một ngày phải đúng 24 tiếng đồng hồ không nói chuyện, hai ngày phải đúng 48 tiếng đồng hồ, đó là những người muốn ghi danh tu toàn thời. Còn những vị tu bán thời, thì có thể tham gia thời nào thì tới, nhưng khi bước vào trong cánh cổng Niệm Phật Đường thì không được nói chuyện, và khi bước ra khỏi cổng Niệm Phật Đường thì lúc đó không còn có giới hạn trong cái quy luật nữa. Có như vậy chúng ta mới có khả năng thật sự yên lặng thanh tịnh, để khi cuối đời trước những giờ phút ra đi, tâm chúng ta luôn luôn giữ được câu A-Di-Đà Phật để vãng sanh.

Mình cứ tưởng tượng, khi mình nói chuyện như thế này nếu tắt cái máy lạnh đi, máy lạnh tắt nhưng không khí này cũng cỡ chừng 21°C hay 22°C, vậy mà có nhiều người chịu không nổi. Ấy thế, khi rơi xuống địa ngục, mình biết địa ngục gọi là cái hầm lửa, nó sẽ thiêu đốt ngày này qua ngày khác, đời này qua đời khác, kiếp này qua kiếp nọ... “Thiết Sàng, Đồng Trụ hiển hiện! Mình thấy rằng với không khí không phải là tệ lắm như ở tại đây mà chúng ta đã chịu không nổi rồi, trời nắng một chút chúng ta chịu không nổi rồi, chẳng lẽ chúng ta lại coi thường những sự thiêu đốt, lửa cháy bừng bừng đời này qua đời nọ, kiếp nọ qua kiếp kia, gọi là “Lũy kiếp nan xuất ở dưới đó sao? Chẳng lẽ dễ dàng? Chẳng lẽ chúng ta thấy đơn giản để xuống đó xem coi cho biết sao? Mong chư vị, vì cái huệ mạng rất ư nguy hiểm của mình có thể bị nạn lâu dài tới vô lượng kiếp mà mình phải ráng lên, tự mình ráng lên.

Cho nên trong những khóa tu đó, đang kêu gọi chư vị phát tâm ghi tên. Hẳn nhiên hoàn toàn không ép một người nào hết, nhưng mà tự mình phải ráng.

Ngài Tĩnh-Am Đại Sư có dạy như thế này: “Đường tu hành quý ở chỗ Phát Tâm. Đạo nghiệp của mình quý ở chỗ Lập Hạnh”.

Hai chữ “Phát Tâm” và “Lập Hạnhvô cùng quan trọng đối với những người thật sự tu hành, đối với những người thật sự trong đời này muốn thoát vòng sanh tử, đối với những người thật sự muốn niệm Phật vãng sanh. Chứ còn như niệm Phật mà không muốn vãng sanh thì thôi không nên nêu ra vấn đề này.

Phát Tâm! Đường tu vạn nẻo, chúng ta phát tâm niệm Phật thì chúng ta phải thẳng một đường. Sự phát tâm này cần phải chuyên nhất mới tốt... Hòa Thượng Tịnh-Không luôn luôn nhắc nhở chúng ta cần phải chuyên nhất. Nếu không chuyên nhất thì nhất định sẽ bị trở ngại! Đang đi con đường niệm Phật mà kèm thêm một đường nào khác là một cái ngã rẽ. Tụng hai bộ kinh thành ra ngã rẽ. Ta niệm một câu A-Di-Đà Phật, lại niệm thêm một cái gì nữa là thành ra ngã rẽ. Chính vì cái ngã rẽ này...

- Nó sẽ chia cái tâm của chúng ta!

- Nó chia cái trí nhớ chúng ta!

- Nó chia cái niềm tin!

- Nó chia cái đường đi!

Để đến lúc mà nằm xuống rồi ta sẽ phân vân vô cùng không biết con đường nào chọn lựa. Bên cạnh đó, nên nhớ cái nghiệp của mình, oan gia trái chủ của mình ở sát bên cạnh chứ không đâu xa hết... Họ tìm mọi cách ngăn cản, không cho mình vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Họ chỉ cần làm cho mình rớt lại trong lục đạo, là không biết bao nhiêu cơ hội để họ trả thù. Dễ sợ vô cùng! Chính vì vậy, Hòa Thượng Tịnh-Không luôn luôn nhắc nhở là phải chuyên nhất. Không chuyên nhất thì nhất định sẽ bị trở ngại!

Lập Hạnh. Ví dụ đơn giản như chúng ta niệm Phật một ngày không biết là niệm bao nhiêu? Hình như hai trăm, ba trăm hay bốn trăm câu... Ít quá! Chúng ta phải phát một tâm nguyện ra, niệm năm ngàn, bảy ngàn... Như ở ban hộ niệm Hoa Sen tiêu chuẩn của người ta là hai chục ngàn câu, ai chịu nổi vào tu, ai không chịu nổi thì rớt đài. Tại vì họ tuyển chọn như vậy, nên mới qua có mấy tháng trời mà bây giờ cái số lượng vãng sanh lên đến 101 người. Ngày hôm nay tôi mới mở web ra xem thấy lên đến 101 người. Có những ban hộ niệm đã lên đến một trăm mấy chục người. Ở Việt Nam có đến mấy trăm ban hộ niệm như vậy, quý vị tưởng tượng đi, biết bao nhiêu người vãng sanh?

Ấy thế mà chúng ta ở đây chưa có lập hạnh. Chúng ta còn nghĩ rằng sự vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc có vẻ rẻ rúng quá, giống như đi ra ngoài shop mua vài bó rau lang, lựa lên lựa xuống, trả lên trả xuống!... Không phải như vậy đâu! Vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc quý giá vô ngần, làm cho mình trong vô lượng kiếp không còn đau khổ nữa. Từ trong vô lượng kiếp qua mình bị đọa lạc! Từ giờ phút này trở đi chúng ta an vui cực lạc, tiến thẳng về Tây Phương để thành đạo. Cái giá này không cách nào có thể so sánh với bất cứ cái gì được!

Xin thưa với chư vị đồng tu, hãy cố gắng lên, vững vàng phát cái nguyện dũng mãnh lên, lập hạnh vững vàng lên.

- Cầm tờ báo lên đọc để làm chi? Mất đi năm, mười phút. Năm mười phút đó ta niệm được một ngàn câu A-Di-Đà Phật.

- Nói vài câu chuyện với hàng xóm làm chi? Một tiếng đồng hồ ta niệm được cả năm, sáu ngàn câu A-Di-Đà Phật.

- Kình cãi với hàng xóm làm gì? Chúng ta niệm Phật!

Cho nên, cái công cứ nó hay vô cùng. Ngày hôm qua có bốn người phát tâm làm công cứ. Hay vô cùng! Tôi mừng vô cùng!... Nó buộc mình bỏ đi Ti-Vi, nó buộc mình bỏ đi cái phim chưởng, nó buộc mình bỏ đi không nghĩ tới những chuyện trong lục đạo luân hồi nữa. Bà kia xấu, kệ bả! Ông nọ tốt, kệ ổng! Mình cứ lo niệm Phật. Lúc nằm xuống mình phải lo niệm Phật. Bịnh lên mình niệm Phật. Bịnh xuống mình niệm Phật. Gặp bất cứ một điều trở ngại nào trong đời mình đều trả lời bằng câu A-Di-Đà Phật... thì lúc ngộp ngộp mình sẽ niệm câu A-Di-Đà Phật. Oan gia trái chủ, những người mà mình đã lỡ sát hại họ, họ nhìn thấy rõ rệt mình đang quyết lòng đi về Tây Phương để cứu họ... thì họ sẽ cảm thông... sẽ tha thứ cho mình. Chư Thiên-Long Hộ-Pháp sẽ gia trì cho mình, A-Di-Đà Phật cũng sẽ gia trì cho mình, mình mới có thể vượt qua cái ách nạn này. Nếu không thì vô phương! Không dễ gì đâu!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 14

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Ngài Tĩnh-Am Đại Sư khuyên tất cả chúng ta, việc tu hành nên phát tâm, nếu không phát tâm thì chúng ta sẽ lơ mơ lờ mờ trong sáu nẻo luân hồi, không biết đường nào đi.

Chúng ta đã niệm Phật, quyết lòng chuyên tu câu A-Di-Đà Phật để vãng sanh, tức là ta đã phát tâm. Khi phát tâm rồi, nếu chúng ta không có cái nấc thang để đi, thì nhiều khi đoạn đường sanh tử trong một phần đoạn này, một đời này đi không tới. Ngài nói,Đạo nghiệp cần ở chỗ Lập Hạnh”. Mình nói cho dễ hiểu hơn, “Phát Tâm” là có hướng đi, “Lập Hạnh” là tốc độ đi. Phải có cái tốc độ đi phù hợp thì chúng ta mới tới đích. Ta biết hướng đi, nhưng con đường dài quá mà ta đi tà tà, dù cũng đi theo hướng đó nhưng ta sẽ ngã quỵ ở giữa đoạn đường! Nghĩa là chúng ta cũng không được thành tựu, không đạt được tới mục đích. Trong cái ý hướng để quyết lòng bước đi, vừa vững mà vừa đủ thời gian tới đích, có nghĩa là khi tới giờ phút lâm chung ta vững vàng niệm câu A-Di-Đà Phật, theo A-Di-Đà Phật, Quán-Âm, Thế-Chí về Tây Phương Cực Lạc. Ta nói đến chuyện “Lập Hạnh”.

Có nhiều người khi đã phát tâm rồi, nhưng không chịu lập hạnh, nói cho rõ ra tức là tu tà tà, thì đến lúc lâm chung chướng nạn đến họ chịu không nổi. Chính vì thế rất nhiều người đã mất phần vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, dù rằng họ đã niệm Phật.

Trong ngày hôm nay có một vị tới thăm, nói rằng, “Nếu mà tu tinh tấn hai ngày thì tôi không có giờ, làm sao tham gia?”.

Thì tôi cười và nói... Không sao đâu! Việc tu hành không ai ép buộc cả. Hồi giờ mình tu được như vậy thì cũng đã đáng khen rồi. Hai tuần chúng ta kết nhau lại từ sáng cho đến tối để niệm Phật cũng đáng khen rồi!... Nhưng mà riêng Diệu Âm này tự xét mình thì thấy nghiệp chướng còn nặng quá! Căn cơ còn yếu quá! Tu hành mười mấy năm qua nhưng tâm này chưa có mở chút xíu nào hết trơn! Tức là cái nghiệp của mình còn dày quá! Trí huệ của mình còn mỏng quá! Chính vì sợ rằng trước những giờ phút ra đi niệm câu A-Di-Đà Phật không được! Nên mới âm thầm, thật sự ra, hổm nay âm thầm vạch ra chương trình để quyết lòng tu. Khi lập chương trình tu như vậy thì muốn hô hào cho các vị đồng tu tham gia. Nhưng tham gia được hay không chẳng sao cả. Những người nào bận đi làm việc thì cứ việc đi làm. Tu theo không được cũng không sao, cứ tu đều đều như vậy. Chỉ có những người nội trú trong Niệm Phật Đường, thì bắt buộc phải tham gia toàn thời trong những ngày tu tinh tấn đó. Còn các vị ở ngoài thì có thể sáng Chủ Nhật tới tu tinh tấn, tu xong rồi tối về như thường lệ. Ngày tiếp theo, tức là ngày thứ hai không tham gia cũng không sao, cứ tối lại chúng ta vào tu, tu rồi ra về.

Chúng tôi cũng đã dự định rằng, hễ có nhiều người thì tu nhiều người, không có người nào tham gia, những ngày tinh tấn đó giả sử như chỉ có một mình Diệu Âm, thì Diệu Âm cũng quyết lòng vẫn tu như vậy. Tức là, ngày đó là ngày tịnh khẩu, chỉ cần chư vị vào đây tịnh khẩu niệm Phật để hỗ trợ cho nhau là được. Nếu chúng ta không lập hạnh vững vàng thì sợ rằng chúng ta sẽ không qua được ách nạn!...

Tôi nhớ cách đây cỡ chừng mười năm hay mười một năm, tôi có xem một cuộn DVD quay lại một vị Pháp Sư ở bên Trung Quốc. Ngài lặng lẽ rời ngôi chùa, rời tất cả đại chúng, không báo cho một ai biết hết. Một túi gạo, một con dao, một hộp quẹt, một bình nước và một số lương khô... rồi lặng lẽ rời chùa đi thẳng vào núi, tức là cứ hướng tới ngọn núi đó mà đi thẳng thẳng vào, đi suốt suốt suốt vào trong ngọn núi, một mình như vậy mà đi. Ngài đã âm thầm tu trong núi sâu suốt mười năm trường, quyết lòng không liên lạc với đại chúng. Mười năm sau, có một vị đại úy người bắc Hàn, được một vị Thần tới báo mộng, nói: Ông hãy dẫn đại đội của ông đi về phía nam, cứ vào trong núi đó để mà cứu một người”...

Ông đại úy đó không chịu đi. Ngày hôm sau vị Thần đó lại đến báo mộng cho ông ta lần nữa, “Anh phải dẫn đại đội của anh đi thẳng vào hướng nam, tới vùng núi đó để cứu một người”.

Ông ta cũng không đi. Ngày thứ ba thì vị Thần đó kêu ông ta dậy, cũng trong mộng, “Ngày hôm nay nhất định ông phải đi, đem đại đội đi vào trong núi đó cứu một người”.

Ba ngày liên tục như vậy. Thì sáng sớm hôm sau, ông đại úy đó mới dẫn một đại đội đi thẳng vào núi. Đi từ sáng, ban đầu thì đi bằng xe, vào núi, xe chạy không được nên để xe lại... Đi sâu vào trong núi. Đi đến chiều luôn cũng không thấy. Đi ngày thứ hai cũng không thấy. Đi đến ba ngày, thì ngày cuối cùng họ đã gặp một người với đầu tóc râu ria giống như một người ở thời thượng cổ. Họ bắt về. Người này nói tiếng Hoa được. Khi bắt về xong rồi thì mới biết ông này gốc là một nhà Sư. Lúc Thầy bỏ chùa đi chỉ có ba mươi tuổi mà thôi. Khi bị bắt, thì Thầy đã 40 tuổi.

Bắt về xong, họ thấy ông này dơ dáy, bẩn thỉu!... Thôi! Cho tắm rửa, cạo râu, cạo tóc… rồi kêu bên Trung Quốc trả lại. Khi bên Trung Quốc nhận người đó về rồi thì tin đó được tung ra. Lạ thật! Cái nơi mà nhà Sư đó ở tự nhiên phát triển lên. Thực ra, có lẽ tại vì nghe tin lạ quá, khắp nơi người ta ùa tới... nào là xe bus, nào là xe đò, nào là quán xá... nổi lên một cách nhộn nhịp. Cuộc sống tại nơi đó tự nhiên phát triển nhanh lên. Sau đó, bên Bắc Hàn muốn đòi người đó lại, vì nói rằng người này là người được họ bắt về. Thế nhưng bên Trung Quốc không chịu trả lại. Vô tình nhà Sư đó đã làm cho cả tỉnh đó được phồn thịnh lên. Đây là một sự thực. Mắc cười quá!

Quý vị thấy không? Lập Hạnh!... Thường tại vì ta sợ rằng làm không được, cho nên ta làm không được! Chứ nếu mà ta lập hạnh chuyên chí tu hành, quyết lòng niệm Phật. Xin thưa với chư vị, trong kinh có nói: Quang trung hóa Phật vô số ức. Hóa Bồ-Tát chúng diệc vô biên”. Trong kinh Thập-Vãng- Sanh, Phật có nói, người nào phát tâm niệm Phật, có 25 vị Bồ-Tát kèm sát bên cạnh người đó, để hộ trì cho người đó.

Chính vì ta không đủ lòng tin, nên sợ rằng ta tu như vậy thì mệt quá, ta xỉu đi. Quý vị không biết đâu, 25 vị Bồ-Tát!... Trong một lần ngài Tịnh-Không nói:

- Quý vị tu... mà quý vị bị chết đói, chẳng lẽ các vị Bồ-Tát đó mất chức sao? Ngài nói như vậy.

Cho nên chúng ta phải biết tin, niềm tin phải vững vàng. Nếu thật sự đi về Tây Phương thì phải phát tâm nguyện mạnh mẽ lên... Phải tu hành!

Mấy ngày hôm nay chúng ta đưa ra chương trình công cứ. Cái mức công cứ đầu tiên đưa ra chỉ có năm ngàn một ngày. Nếu so với những chỗ khác thì mức này còn quá tệ! Ấy thế mà có người khi nghe tới năm ngàn thì dội! Tôi nói:

- Nếu nghe năm ngàn mà dội, thì con đường vãng sanh của chúng ta thật sự vẫn còn quá xa vời! Xa vời!...

Ngài Tịnh-Không nói rằng, quý vị niệm Phật, niệm một ngày tới mười vạn tiếng, là một trăm ngàn câu, liệu rằng chưa chắc tu suốt đời mà cái nghiệp của mình đã giải được. Ấy thế mà chúng ta mới đặt ra có năm ngàn câu Phật hiệu một ngày, mà có nhiều người làm không tới! Thì hôm nay Diệu Âm xin thưa thực với chư vị, hãy cố gắng quyết lòng bằng cái khởi điểm là năm ngàn đi. Năm ngàn, một thời gian rất ngắn thôi, rồi tăng lên đi... Mười ngàn. Nếu không lo cái huệ mạng của mình, nhất định vạn kiếp bị trầm luân, chắc chắn chúng ta không cách nào đổ thừa cho ai được hết.

Hôm qua mình có nói mà, tắt máy lạnh một chút mình nhức đầu chịu không nổi. Đi xuống địa ngục, lửa cháy bừng bừng thiêu đốt cả ngàn vạn kiếp như vậy!... Dưới địa ngục có “Thiết Sàng”. Thiết sàng là cái giường đốt nóng lên, rồi bắt tội nhân để trên đó cho cháy tan ra. Tại sao người ta đốt mình như vậy? Có phải là mình bắt con cá rô, mình bắt con cá lóc... để lên trên cái vỉ sắt mà nướng nó không? Ở dưới địa ngục có những loài quỷ họ bắt mình liệng trong chảo nước sôi, liệng vào trong chảo dầu sôi, sự thực có phải mình đã từng bắt con cua liệng trong chảo dầu không? Đúng như vậy mà!... Nhân-Duyên Quả-Báo tơ hào không sai!”...

Ta đã làm cái chuyện này, ta phải trả cái nợ này. Ta mà sơ ý xuống địa ngục... nhất định ta phải trả, trả từng chút từng chút, gọi là Tơ hào không sai”. Trong cái duyên, khi chúng ta còn làm kiếp người, chưa gặp quả báo địa ngục, thì cái duyên này, cái cơ hội này nhất định ta phải trân quý, phải tranh thủ từng thời gian, đừng để phải xuống địa ngục. Nếu không, nhất định những nghiệp báo này ta phải trả hết, đó gọi là Nhân-Duyên Quả-Báo. Xuống địa ngục thì cái duyên này hợp với những quả ác, nhất định tất cả những cái nhân ác sẽ nở thành quả ác... Nhất định chúng ta sẽ phải trả từng cái, từng cái, từng cái… Trả cho đến khi nào hết mới thôi, gọi là “Lũy kiếp nan xuất”, không thể nào ra được!...

Biết được đạo lý này, xin thưa với chư vị, hãy phát tâm tu hành vững vàng. Một câu A-Di-Đà Phật thành tâm mà niệm sẽ phá tan cho ta 80 ức kiếp nghiệp chướng sanh tử trọng tội. Nếu ta không thành tâm niệm, hôm nay niệm, ngày mai không, đấy chỉ là niệm giả thôi, không phải niệm thật! Bữa nay nguyện vãng sanh, về nhà chúng ta cạnh tranh ganh tỵ... toàn là nguyện giả mà thôi! Chắc chắnchúng ta không muốn vãng sanh! Không muốn vãng sanh thì oan gia trái chủ cũng biết rằng mình vẫn còn cái tâm ác trong đó, nếu anh còn ở đây, thì một ngày nào đó anh cũng sẽ giết chúng sanh để ăn thịt. Chắc chắn họ sẽ chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để đòi lại cho được cái nợ gọi là nợ xương máu đối với họ. Nhất định!...

Chính vì vậy, chư Tổ thường khuyên chúng ta phải cố gắng Lập Hạnh để mà đi. Chúng ta Lập Hạnh đi, thì 25 vị Bồ-Tát sẽ ở sát bên ta giúp đỡ cho ta, chúng ta vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, một đời thành đạo.

Xin chư vị cố gắng đi thành đạo, đừng đi xuống địa ngục. Xuống địa ngục thì không có ai cứu ta được nữa đâu!

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 15

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Tu là tu thật, chứ không phải là tu thử”. Có nhiều người hay nói tu thử! Tu thử thì có tu hành nhiều tới đâu cũng vô ích!...

Chúng ta ở đây kết nhóm với nhau niệm Phậtchúng ta tu thật. Xin chư vị đừng nên tới đây tu thử. Tại vì tu thử tức là trong tâm của ta không có định hướng, thấy người ta tu vui vui, mình tới tìm vui chứ không phải là tu. Ngài Tĩnh-Am dặn chúng sanh tu phải có phát tâm. Chúng ta ở đây phát tâm niệm Phật là hướng đi đã được xác định. Phát tâm rồi nhưng mà không lập hạnh thì phát tâm này cũng là phát tâm thử! Chính vì phát tâm thử, nên rất nhiều người tu hành sau cùng không có thành tựu.

Chúng ta biết rằng, khi mình chết đi nhất định không phải là hết. Nếu mà hiểu đạo thì rõ rệt, nói thẳng thắn ra, là cái thân xác này chúng ta bỏ, chứ còn “Chính Ta” không bỏ đi đâu hết. Ở trước cửa kia có chiếc xe của anh Phước, cái xe bị hư anh Phước bỏ chiếc xe, chứ anh Phước vẫn còn, chị Nhung vẫn còn. Ta tu là để khi ta liệng cái xác này, ta được giải thoát. Nếu không xác định được rõ rệt như vậy, thì chúng ta tu cũng chỉ là tu thử! Thật sự, có thể nói rằng hơn 90% người tu hành trong thời này thường là tu thử!...

Nhiều người khi nghe có lễ lộc thì đi tới chùa thử coi. Khi tới thì nhìn vô thử coi! Nhìn vô thử coi xong rồi... À! Như vậy là ta tu rồi đó! Tu rồi thì ra phía sau nhập vào bàn cờ tướng, nhập vào tờ báo, nhập vào nhóm ca nhạc... Tất cả những thứ đó nhất định sẽ lôi kéo chúng ta lại. Có nghĩa là, trong cuộc đời này dù cho có tới chùa nhiều như thế nào đi nữa, dù cho hình thức tu hành hay như thế nào đi nữa, đọa lạc vẫn bị đọa lạc như thường!...

Chính vì vậy, Niệm Phật Đường này lập ra là để dành cho những người tu thật. Xin thành tâm kêu gọi tất cả mọi người, chúng ta hãy thực tâm tu hành, vì cái huệ mạng ngàn đời ngàn kiếp mà đến đây niệm Phật. Từ đây cho đến tương lai, nhất định đạo tràng này không làm lễ, không tụ hội, không cờ xí, không quảng cáo... Chỉ âm thầm lặng lẽ niệm Phật. Nhất định tu thật.

Trong kinh Đại-Tập, Phật nói: “Đời mạt pháp vạn ức người tu, khó tìm ra một người chứng đắc. Chỉ có những người nào phát tâm niệm Phật mới vượt thoát ra khỏi cảnh luân hồi”.

Nghe theo lời Phật, nên chúng ta đóng cửa tu hành. Đóng cửa tu hành trong thời mạt pháp này có nghĩa là cố gắng xa lìa những nơi đông đảo, hội náo. Đó là lời Phật dạy trong kinh Bửu-Tích. Thời mạt pháp này, nếu không biết lặng lẽ tìm nơi an tịnh để niệm Phật, thì nhất định chúng ta sẽ thất bại!

Ngày hôm qua chúng ta đưa ra hình ảnh một vị pháp sư trốn tất cả thế gian, đi thẳng vào trong rừng sâu, lặng lẽ tu một mình mười năm trường. Những ngày đầu tiên Ngài gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhất quyết không lui. Khi lương thực hết, thì tự nhiên có những loài khỉ, những loài chim chúng lại đem thức ăn tới cho Ngài. Khi bị bắt ra rồi, Ngài mới có 40 tuổi. Ngài đứng lên nói lại những chuyện đó.

Chúng ta không dám làm chuyện đó đâu, vì thật sự đây là những người đặc biệt mới làm nổi. Chúng ta chỉ kêu gọi tất cả mọi người cố gắng, quyết lòng, đã tu thì nhất định tìm một cách tu nào vững vàng để thành tựu cho được. Còn không, thì xin thưa, nạn sanh tử luân hồi vẫn còn nguyên vẹn, không cách nào thoát ly! Ở đây chúng ta đang hô hào tăng thêm thời gian tinh tấn niệm Phật, đây là một sự tập sự để đến khi mãn báo thân này, nhất định khi nằm xuống, trước những giờ phút lâm chung ta niệm được câu A-Di-Đà Phật.

Chúng ta nên nhớ, nghiệp chướng của chúng ta quá nặng! Đừng nghĩ rằng một người nào đó đưa vào bệnh viện bị mê man bất tỉnh, còn mình thì không đến nỗi như vậy. Không phải! Nó chưa đến đó thôi. Khi đến rồi, nhiều khi chính mình còn bị nặng hơn nữa! Muốn giải quyết chuyện này thì phải làm sao? Trong kinh Phật có dạy rằng, vãng sanhÝ Niệm Vãng Sanh”. Ý Niệm Vãng Sanh là như thế nào? Là người đó khi lâm chung bị nghiệp chướng đánh họ, bị chướng nạn làm cho họ mê man bất tỉnh, nhưng mà trong tâm của họ âm thầm niệm Phật trong đó mà mình không hay. Nếu làm được chuyện này thì người đó được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, theo cái diện “Ý Niệm Vãng Sanh”.

Ta niệm Phật như thế này?... Chưa chắc! Xin thưa thật với chư vị, chưa chắc gì ta sẽ giải hết tất cả những ách nạn. Mà ta có thể bị mê man bất tỉnh! Muốn trong khi mê man bất tỉnh đó mà ta niệm câu A-Di-Đà Phật, thì không có gì khác hơn là ngay từ bây giờ phải mau mau tỉnh ngộ đường tu, quyết lòng trì giữ câu A-Di-Đà Phật.

- Những chuyện thị phi, ganh tỵ, câu chấp... của thế gian nhất định phải buông ra.

- Những cái lo lắng, sầu bi, khổ sở... nhất định phải buông ra.

- Những cái này phải buông ra, buông ra, buông ra... Mỗi ngày mỗi buông, mỗi ngày mỗi buông. Tập buông... Phải buông liền để cho những cái đó không dính vào tâm của mình, thì khi nằm xuống mới niệm Phật được.

Trong tất cả những ngày trước khi lâm chung, mình huân tập câu A-Di-Đà Phật, huân tập cho đến nhập vào tâm luôn. Nếu không nhập vào tâm được, thì ít ra cũng phải thành một thói quen, gặp bất cứ chuyện gì cũng trả lời bằng câu A-Di-Đà Phật. Thì khi ta gặp đại nạn đến, ta gặp oan gia trái chủ đến, ta gặp những chướng nạn của cận tử nghiệp... tâm ta vẫn giữ được câu A-Di-Đà Phật. Cố gắng niệm Phật, thành tâm niệm Phật. Cứ câu A-Di-Đà Phật mà niệm, chư Thiên-Long Hộ-Pháp, chư Bồ-Tát gia trì cho chúng ta trong lúc đó.

- Nhân Quả của chúng ta... thân chúng ta trả. Đường về Tây Phương… tâm chúng ta đi.

Cho nên nhân quả cứ trả trên cái thân này, còn cái tâm này vẫn giữ câu A-Di-Đà Phật để niệm.

Ngài Tĩnh-Am khuyên chúng sanh phải “Lập Hạnh”. “Lập Hạnh” là như thế nào? Ví dụ, chúng ta đưa ra chương trìnhCông Cứ Niệm Phật”. Lập công cứ niệm Phật chính là “Lập Hạnh”. Tại vì, nếu chúng ta không niệm Phật, thì đừng nghĩ rằng có mười người, hai mươi người ở Niệm Phật Đường A-Di-Đà này đến chung quanh cái xác của ta, họ hộ niệm cho ta thì ta được vãng sanh. Hoàn toàn không phải! Nếu quý vị đã nghe qua những lời Diệu Âm nói trước đây, hoàn toàn không phải như vậy! Mà bắt buộc người nằm đó, người bệnh đó phải niệm câu A-Di-Đà Phật, phải nguyện vãng sanh, phải quyết lòng đi về Tây Phương dù với bất cứ hoàn cảnh nào, nếu được người hộ niệm tới hỗ trợ tích cực nữa, thì ta mới dễ được vãng sanh. Nếu lúc đó ta chìm đắm trong một cảnh giới nào đó, dẫu cho một ngàn người đến hộ niệm đi nữa, nhất định cũng không thể vãng sanh!

Quý vị nên nhớ rằng, ngài Lương Võ Đế là một đại Hoàng Đế, Ngài triệu tập được cả hàng ngàn vị Tăng, đại Tăng, tới hộ niệm cầu siêu cho người vợ thứ của Ngài, thì kết quả nhiều lắm cũng chỉ lên một cảnh trời trong Dục-Giới là cùng, trong khi phước đức của Ngài bỏ ra hộ pháp cho Phật pháp có thể nói là bao trùm cả thế giới. Cái phước đức lớn như vậy, cộng thêm một ngàn vị đại Tăng như vậy, mà cứu chỉ được lên một cảnh Trời mà thôi. Trong khi đó, nếu chỉ cần năm người, mười người đồng tu đứng chung quanh chúng ta niệm Phật, hộ niệm, nếu mình niệm Phật được thì mình về tới Tây Phương Cực Lạc để thành đạo Vô-Thượng. Cái giá trị này lớn đến cỡ nào?...

Xin thưa với chư vị, tu phải biết đường rõ rệt, tu phải hiểu đạo rõ rệt. Phải nắm vững những nguyên tắc này: Muốn được A-Di-Đà Phật đến cứu độ mình, nhất định “Tự Lực” mình phải lo trước. Tự lực là gì? Đối với pháp môn niệm Phật, xin thưa là: Tín-Hạnh-Nguyện, không có gì khác. Nếu Diệu Âm nói rằng: “Quý vị lập công cứ niệm Phật một tuần thì phải “Nhất tâm bất loạn, nói như vậy, quý vị có thể đánh giá rằng Diệu Âm đã sai lầm! Sai lầm vì không ứng hợp căn cơ. Nhất tâm bất loạnhợp Lý, bắt người ta phải Nhất tâm bất loạn là không hợp Cơ! Vì chính Diệu Âm này cũng không có khả năng niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, thì làm sao dám nói với chư vị niệm Phật nhất tâm bất loạn?!...

Nhưng mà Diệu Âm nói rằng, chư vị ơi! Ráng niệm Phật lập công phu. Trong công cứ chỉ khuyến tấn rằng, khởi đầu một ngày hãy niệm năm ngàn câu A-Di-Đà Phật. Số lượng năm ngàn câu A-Di-Đà Phật thật sự quá ít! Ta chỉ cần bỏ ra một tiếng đồng hồ là có thể niệm được. Thế mà chúng ta không chịu niệm! Không chịu niệm thì ban hộ niệm cũng đành bó tay! Tại sao chúng ta không niệm năm ngàn câu được? Tại vì không chịu Lập-Hạnh!

Cách đây mấy ngày, có một người tới đây xin chúng tôi hộ niệm. Tôi nói, Cụ về sáng ra nguyện: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin Phật cho con được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc”, rồi niệm Phật ghi vào bảng công cứ, cố gắng một ngày Cụ niệm năm ngàn câu A-Di-Đà Phật. Cụ đó nói: “Niệm nhiều quá như vậy, tôi niệm không được!”. Tôi trả lời thẳng thắn rằng: “Cụ niệm không được, thì chúng tôi cũng không thể hộ niệm cho Cụ vãng sanh về Tây phương Cực Lạc” được.

A-Di-Đà Phật muốn cứu tất cả chúng sanh, không bỏ một người nào hết. Nhưng tự mình không chịu đi, đường đi không vững, lập hạnh không vững, niệm Phật chơi chơi!... Ở đây thì niệm Phật, về nhà xin chư vị tự xét mình thử coi, trong lúc rảnh rỗi mình có niệm Phật hay không? Hay là trong lúc rảnh rỗi mình coi Ti-Vi, mình coi phim chưởng, mình kình cãi, mình nói chuyện này chuyện nọ?... Nếu vậy, thì rõ ràng, tâm của mình là tâm luân hồi lục đạo, thì A-Di-Đà Phật cũng đành buông tay không có cách nào có thể cứu mình được.

Chỉ cần phát tâm niệm Phật, quyết lòng niệm Phật, quyết đi về tới Tây Phương Cực Lạc. Xin thưa thực, có ban hộ niệm ở tại Việt Nam người ta trợ duyên được một trăm mấy chục người vãng sanh chỉ trong vòng mấy năm trường. Tại sao được vậy? Tiêu chuẩn của họ đưa ra cho những người trong ban hộ niệm là các thành viên phải niệm mười ngàn câu A-Di-Đà Phật, phải niệm mười lăm câu A-Di-Đà Phật, hai chục ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày. Có nhiều người niệm trong một tháng, hai tháng thì người ta đã đạt được tiêu chuẩn đó rồi. Khuôn mặt của họ tự nhiên càng ngày càng sáng sủa ra. Pháp hỷ sung mãn rõ rệt.

Thật sự người niệm Phật có chư Thiên-Long bảo vệ, có các vị Bồ-Tát gia trì, A-Di-Đà Phật phóng quang gia trì cho những người niệm Phật. Thế mà chúng ta lại bỏ sự gia trì đó để đi theo con đường lục đạo, làm sao mà được thoát nạn?!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 16

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Từ lúc chúng ta biết được phương pháp hộ niệm mới thấy được người vãng sanh, và khi thấy người vãng sanh rồi mới giật mình tỉnh ngộ rằng con người chúng ta sống trên đời này, khi chết đi bị đoạ lạc nhiều quá mà chúng ta không hay. Phải nói là khi biết được chuyện này rồi, nhiều lúc suy nghĩ lại mình sợ mà rịn mồ hôi trán ra!

Sở dĩ con người bị đoạ lạc nhiều quá là tại vì nghiệp chướng sâu nặng quá rồi, không còn cách nào có thể vượt thoát cái ách nạn trong thời mạt pháp này. Con người cứ nhìn thấy những gì hiển hiện trước mắt thì cho đó là đúng, không biết chuyện đọa lạc, nên chúng sanh cứ tiếp tục rơi vào những cảnh khổ vô cùng vô tận, hãi hùng vô cùng mà không hay!

Sở dĩ như vậy, là tại vì đã là nghiệp chướng sâu nặng mà không biết tu. Rất nhiều người không tu. Đời mạt pháp này không tu thì chắc chắn phải bị nạn! Trong khi đó thì có người cũng tu mà thường lại tu thử. Đây cũng là điều thực tế, cứ đi dạm hỏi thì biết. Nhiều người tu thử lắm! Có nghĩa là, thấy người ta tu mình tới để coi thử? Cứ đứng xa xa để nhìn thử?

Cũng có những người tu thực chứ không phải tu thử, họ quyết tâm tu nhưng lại không có hướng tu rõ rệt, gọi là tu mà không biết đường đi, thành ra suốt cuộc đời tu hành của họ cũng không thành tựu được gì cả. Những dạng người này cứ thấy người này tu như thế này, mình chạy theo. Rồi thấy người khác tu cách khác, mình cũng chạy theo. Thấy người này đưa ra phương pháp này, mình chạy theo. Thấy người khác đưa ra phương pháp khác, cũng chạy theo...

Hòa Thượng Tịnh-Không nói, “Theo một thầy thì có một đường, theo hai thầy thì có hai đường, theo ba thầy thì có ba đường, theo bốn thầy thì có bốn đường”... Ấy thế mà có nhiều người theo cả hàng chục thầy, thì như đứng giữa ngã ba đường, cuối cùng phân vân không biết đường nào mà đi? Bên cạnh đó, oan gia trái chủ cài bẫy giăng giăng khắp nơi, nhất định không để cho mình lựa chọn con đường thoát ly sanh tử luân hồi.

Hay hơn nữa là người tu hành có đường đi, có hướng rõ rệt. Nhưng lại không chịu Lập Hạnh. Tức là biết đường đi, biết điểm về nhưng mà không chịu đi, hoặc đi chập chững, gọi là không chịu lập hạnh. Không chịu lập hạnh thì việc tu hành cũng giống như người tu mà không có hướng. Tức là đến sau cùng họ có thể hưởng được một chút ít phước báu nào đó trong đời sau mà thôi.

Khi hiểu được chút ít đạo rồi thì mình mới thấy có điều này. Tức là trong đời này mình tu hành tốt, nhưng nếu không được thành tựu, không được giải thoát tam giới, thì những công đức, phước báu mà mình tu được trong đời này nó chỉ cộng thêm vào những phước báu mình đã có trong vô lượng kiếp.

A-lại-da thức của ta nó giống như một cái thùng, cái thùng chứa vô đáy... Cái khổ là ở chỗ này! Chứ nếu mà ta tu tốt như vậy mà đời sau ta hưởng ngay được cái phước này, thì có thể ta được sung sướng. Nhưng khổ một nỗi, là khi lâm chung cái tâm của mình đã bị mê rồi, những cái chướng nạn của mình nó ngăn cản rồi, phước mình tu trong đời này nó trộn lộn xộn trong cái thùng chứa đó, rồi nó khởi lên nhân nào mình đi theo cái nhân đó...

Cho nên, nhiều khi người tu tốt, có tạo phước, nhưng sau cùng lại hưởng cái quả xấu là sở dĩ do cái điểm này. Nghĩa là, cuối cùng mình không hưởng được cái phước mình đã tu. Cái phước mình tu được đó có thể trở thành cái nhân trong vô lượng kiếp về sau, trong khi đời này cái nhân ác lại hiện ra. Một khi nhân ác hiện ra, thì nó đưa ta vào trong tam ác đạo làm ta bị lãnh những cái quả xấu ác, những cảnh đau khổ!... Còn cái phước mình tu trong đời này sẽ chờ cái duyên, hoặc cho đến khi nào ta vượt qua tam ác đạo rồi mới hưởng. Nó khổ là khổ chỗ này!

Trở về với chuyện tu hành của chúng ta, xin thưa thực với chư vị, niệm Phật vãng sanh về Tây Phương là lời của đức Thích-Ca-Mâu-Ni Phật dạy cho chúng sanh trong thời mạt pháp. Ngài nói rõ rệt, thời mạt pháp chỉ còn có niệm Phật mới thành tựu. Không niệm Phật không thể thành tựu.

Vì sao vậy?

- Vì nghiệp chướng của chúng sanh trong thời mạt pháp nặng vô cùng.

- Vì căn cơ của chúng sanh trong thời mạt pháp hạ liệt vô cùng.

- Vì đức độ của người trong thời mạt pháp mỏng vô cùng.

Chính vì nghiệp chướng sâu nặng, căn cơ hạ liệt, đức độ mỏng manh, nên bắt buộc chúng sanh phải nương theo đại lực của A-Di-Đà Phật mới có hy vọng thoát vòng sanh tử.

Mà nương như thế nào? Xin nhắc lại, không tu thì bị đọa lạc, tu thử cũng chẳng qua gieo được chút duyên nào đó trong vô lượng kiếp về sau, trong thời gian vô lượng kiếp mình vẫn có thể bị đọa lạc. Tu đúng đường nhưng mà đi không tới, thì rốt cuộc nhiều lắm, gọi là nhiều lắm chứ không phải chắc chắn, là hưởng được một ít chút phước báu nào đó trong cảnh nhân thiên là cùng, vẫn có thể bị đọa lạc...

Nếu thực sự muốn được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì cố gắng Lập Hạnh.

Những lời nói này chẳng qua là khai triển ba cái tư lương của pháp môn niệm Phật chứ không có gì khác: TÍN-NGUYỆN-HẠNH”. Tín thì chúng ta nói nhiều rồi, những người chưa tin phải tin, phải tin đi, tin mau mau đi. Nếu chần chờ, không tin mau mau, tức là cứ để chừng nào thấy rõ ràng rồi mới tin, thấy người ta vãng sanh rồi mới tin, đòi có được chứng minh rồi mới tin... thì nhiều khi suốt cuộc đời mình không bao giờ gặp được một sự chứng minh đâu! Vì sao vậy? Vì niềm tin bạc nhược! Niềm tin bạc nhược thì không khởi được thiện căn phước đức. Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn”. Niềm tin của mình không mạnh, thì trưởng dưỡng thiện của mình không được, mà thiện căn của mình không trưởng dưỡng được, thì không có cái duyên để gặp được hiện tượng vãng sanh đâu!...

Cho nên, khi Phật nói mình phải tin, nhất định phải tin. Khi niềm tin mình vững vàng rồi thì tự trong tâm mình khởi ra trí huệ, tự trong tâm mình khởi ra công đức, khởi ra thiện căn... tự nhiên mình có cơ hội để gặp. Xin thưa thực với chư vị, một lần điện thoại về Việt Nammột lần tự nhiên tôi thấy hứng khởi lên và muốn đem cái lòng hứng khởi này nói cho chư vị biết là thực sự người ta vãng sanh nhiều lắm. Không phải là ít đâu! Từ trước tới giờ chúng ta chưa thấy được hiện tượng này đâu à, mà bây giờ hiện tượng người ta vãng sanh bất khả tư nghì. Họ vãng sanh bất khả tư nghì, nên ta nhất định phải tin tưởng. Chỉ có tin tưởng được vậy thì bao nhiêu sự nghi ngờ xóa tan hết.

Đối với pháp môn niệm Phật, thì “Tin Tưởngví như có chiếc thuyền. Muốn qua cái bể khổ ta phải có chiếc thuyền. “Phát Nguyệnlà có cái bánh lái. Ta phải phát nguyện cho vững vàng. Đừng có phát nguyện hết bệnh, đừng có phát nguyện được trí huệ gì cả. Hãy phát nguyện vãng sanh về Tây Phương nhất định ta phải đi về cho tới Tây Phương, tức là cái bánh lái của ta phải lái thẳng về Tây Phương. Đừng có lái con đường nào khác... Hãy lái thẳng tới Tây Phương Cực Lạc, đó gọi là “Nguyện”.

Con thuyền đã có, bánh lái đã có. Còn “Hạnh” thì sao? Hạnh chính là Lập Hạnh! Ngài Tĩnh-Am nói dễ hiểu vô cùng. Hạnh Lập hạnh. Lập hạnh là hãy ráng sức mà chèo, chèo một ngày hai chục tiếng đồng hồ, ráng sức mà chèo. Vợ con, bạn bè... cùng nhau trên thuyền mà chèo, chèo cho nhanh lên. Chèo nhanh để ta vượt qua cho được cái biển khổ mênh mông này. Nếu mà chèo chậm chạp thì con thuyền chúng ta qua đoạn đường này không nổi. Nếu có thuyền rồi, có bánh lái rồi, mà không chèo thì con thuyền chúng ta cũng cứ dập dềnh, dập dềnh tại bể khổ này, sau cùng nó cũng sẽ chìm xuống bể khổ này mà thôi! Chúng ta về Tây Phương không được.

Đối với “Lập Hạnh”, Diệu Âm thấy rằng chúng ta nên cố gắng. Đã tu thực thì ráng mà đi về Tây Phương chư vị ơi! Tôi biết rằng có người có thể một năm, hai năm, có người có thể mười năm, có nhiều người mới nói vậy mà tháng sau đã đi rồi... Trong một tháng đã đi rồi mà cái “Hạnhchúng ta chưa tốt, câu A-Di-Đà chưa nhập tâm, chúng ta còn lơ là... Thôi chịu thua rồi! Lúc đó chịu thua! Oan gia trái chủ đã chận hết rồi. Cho nên, đừng bao giờ nói để tháng sau tôi mới niệm Phật... Không đâu ạ! Đây là lời nói của oan gia trái chủ đó! Họ khiến mình nói như vậy đó! Tại vì họ biết rằng mười hai ngày nữa là mình phải chết rồi đó chư vị! Vì thế, họ nói là mình chưa chết, mà hãy chần chừ... chần chừ cái đã!...

Cho nên trong vấn đề lập hạnh niệm Phật này, giả sử những vị mắc bận đi làm, thì một ngày có thể dành một tiếng, một tiếng rưỡi, dành trọn thời gian đó để niệm Phật. Trong một tiếng rưỡi niệm Phật như vậy, chúng ta có thể niệm được năm ngàn câu A-Di-Đà Phật rồi! Còn nếu người già rồi, đã bệnh rồi, đã “pension” rồi không còn đi làm nữa rồi…Trời ơi! Thời gian này là thời gian thích đáng để chúng ta niệm Phật. Đừng có chần chừ nữa. Tôi nói thật, tôi sắp xếp tất cả những thời gian, tại vì xin thưa, chư vị mà thấy tôi làm việc, tôi làm việc suốt ngày, nhiều khi trưa ngủ một chút mà cũng chập chờn... Tại vì nhiều chuyện quá đi, tôi muốn cắt mà cắt không được. Đúng là cái số của tôi là số bất phước!...

Phải lập công cứ. Khi mà công chuyện đã ổn ổn rồi, tôi sẽ quyết lòng đóng cửa lập công cứ để tu. Tại vì tôi biết rằng chắc chắn cái huệ mạng này của tôi không ai có thể cứu được. Nếu tôi không niệm Phật, nếu không có lập hạnh ra để niệm Phật ngày đêm, tôi sợ rằng chưa chắc gì đã vượt qua ách nạn của cái nghiệp khổ mà tôi đã tạo ra trong vô lượng kiếp! Chính cá nhân của Diệu Âm này, trước khi biết tu đã tạo nhiều điều sai lầm vô cùng! Giết hại sinh vật quá nhiều, bắn chim quá nhiều, suốt cá quá nhiều, làm những chuyện vô cùng tai hại. Nhân duyên quả báo tơ hào không sai”. Nghĩ đến chuyện đó mình không cách nào tu lơ là mà có thể vượt qua ách nạn.

Thế nên xin thưa với chư vị, hổm nay chúng ta hô hào chuyện lập hạnh, thực ra là để tự mình cứu mình mà cố gắng đi. Nếu không thương mình, thời gian nhiều quá mà không chịu niệm Phật. Ở đây chính phủ nuôi mình ăn, mình không làm cũng không chết đói mà không chịu niệm Phật!... Ở nhà mình nếu có người bệnh, thì mình ráng mà niệm Phật với người nhà của mình để cứu người nhà của mình! Năm ngàn hãy niệm thêm năm ngàn nữa đi, thành mười ngàn. Rồi mình cũng niệm mười ngàn nữa đi để kéo người nhà theo. Nhờ như vậy mà tất cả chúng ta đều đi về Tây Phương hết.

Xin thưa thực, với cách tu như thế này, đối với những pháp môn khác thì không bao giờ có một chút hy vọng nào vượt qua tam giới đâu à! Nhưng mà với cách tu như thế này, niệm Phật, ăn ở hiền lành thôi... A-Di-Đà Phật quyết thề sẽ đưa ta về tới Tây Phương để ta thành đạo Vô-Thượng. Quý vị ơi! Quý vô cùng.

Nguyện cho chư vị hiểu được những chỗ này mau mau phát tâm niệm Phật, tự mình phát tâm đừng đợi ai mời, đừng chờ ai nhắc nữa hết. Vì chính mình lo trước cho mình, đừng để mất phần vãng sanh.

Đã tới đây rồi mà để mất phần vãng sanh thì oan uổng lắm chư vị ơi!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

KHẾ LÝ - KHẾ

Tọa Đàm 17

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Trước khi vào tu thì sư huynh Tiên nói rằng, Diệu Âm có cái phước nói pháp. Bây giờ ngồi trước chư vị, xin đính chính lại, là Diệu âm này không có biết nói pháp, mà đây chỉ là những cuộc tọa đàm giải thích vài điều căn bản cho nhau. Theo phương pháp niệm Phật của Tịnh-Độ-Tông, chư Tổ đều khuyên rằng, một buổi cộng tu cần có một thời gian ngắn mười, mười lăm phút, một vị đại diện có những lời hướng dẫn cụ thể để sau một thời gian tu tập tất cả mọi người cộng tu đều có hướng đi rõ rệt và khỏi bị lạc đường. Vì phương pháp tu tập đưa ra như vậy, chúng ta phải cố gắng làm theo, chứ không phải Diệu Âm nói pháp đâu.

Trở lại đề mục chúng ta đang triển khai, đó là tu hành cần phải Khế Lý - Khế Cơ”.

Khế Lý là hợp với Lý Đạo”. “Khế Cơ là hợp với Sự Đạo. Trong đó niệm câu A-Di-Đà Phật, phát tâm niệm Phật, là hợp với “Lý Đạo”. Trong kinh điển, đức Thế-Tôn luôn luôn dạy chúng sanh trong thời mạt pháp này phải niệm Phật. Ngài Quán-Thế-Âm cũng dạy phải niệm Phật. Ngài Đại-Thế-Chí cũng dạy phải niệm Phật. Tất cả chư Bồ-Tát đều dạy chúng sanh trong thời mạt pháp phải niệm Phật! Như vậy, niệm Phật là “Khế Lý”, hợp với lý đạo. Niệm Phật là niệm ngay chơn tâm tự tánh chúng ta, vì đúng theo lý đạo thì chính cái chơn tâm chúng ta là Phật. Chúng ta niệm A-Di-Đà Phật là để cho chơn tâm tự tánh chúng ta khởi dậy, hiện ra, cũng giống như là một viên ngọc ở trong bùn, bây giờ chúng ta tìm cách bươi lên để cho nó phát quang ra. Cho nên, niệm Phật là hợp với Lý Đạo.

Còn mình triển khai phương pháp hộ niệm triệt để, thật kỹ càng là Khế Cơ, hợp với căn cơ. Tại vì chơn tâm tự tánh chúng ta là Phật, nhưng ta vẫn là phàm phu không thành Phật được! Sở dĩ như vậy, là vì nghiệp chướng đã quá nặng, căn cơ của chúng ta quá yếu, tự mình niệm Phật để cho chơn tâm tự tánh hiển lộ không nổi! Nếu chúng ta sơ ý cho rằng, chơn tâm tự tánh chúng ta là Phật thì niệm Phật sẽ dễ dàng hiển lộ, dễ dàng chứng đắc, sẽ nhất tâm bất loạn... thì chẳng khác gì mình đang chờ mong nhìn thấy Hoa đốm giữa hư không. Danh từ “Hoa đốm giữa hư không đức Thế-Tôn đã nói trong kinh Viên-Giác. Chính vì vậy, ta phải áp dụng phương pháp hộ niệm.

Tại sao phải áp dụng phương pháp hộ niệm? Vì ta niệm Phật không có khả năng được Nhất Tâm Bất Loạn! Muốn được nhất tâm bất loạn trong thời này, thì nói thẳng rằng, phải là hàng thượng căn, thượng trí, đại Bồ-Tát mới làm nổi. Ta không phải là đại Bồ-Tát, cũng không phải là tiểu Bồ-Tát, mà lại là phàm phu chính hiệu nữa, thì chờ đến ngày được nhất tâm bất loạn, chẳng khác gì chờ thấy hoa đốm giữa hư không! Trên hư không làm gì có hoa trên đó? Chẳng qua là những đám mây lúc tan lúc hợp đổi thay vô thường!...

Ấy thế, mà ngài Tịnh-Không nói, chúng ta không phải Bồ-Tát. Chúng ta chỉ là Bồ-Tát giả, nhưng biết thành tâm quyết lòng niệm Phật, thì Bồ-Tát giả này được A-Di-Đà Phật tiếp độ về Tây Phương, Bồ-Tát giả này thành Bồ-Tát thật. Mà Bồ-Tát thật ở trên cõi Tây Phương thì khi nhìn lên bầu trời trên cõi Tây Phương có những lộng hoa đẹp lắm! Hằng ngày có những lộng hoa rất to, rất đẹp, lơ lửng lơ lửng trên không. Mà lạ thay, lộng hoa đó cuống thì ở trên còn mặt hoa thì ở dưới, nhờ thế ở dưới mình nhìn lên mới thấy hoa. Rồi hoa đó cứ từng đốm, từng đốm, từng đốm rơi... rơi... rơi xuống dưới đất. Khi Mình đi khi đạp lên thì nó lún xuống, khi mình giở chân lên thì tự nhiên cái hoa nó trở lại như cũ. Nó có sự đàn hồi. Đẹp vô cùng!...

Cho nên, ở đây mà nói hoa đốm giữa hư không thì phiêu phỏng hão huyền! Về trên Tây Phương mình thấy rõ rệt có hoa đốm giữa hư không, được chư Bồ-Tát cúng dường, A-Di-Đà Phật dùng thần lực của Ngài hóa hiện để cúng dường cho tất cả chúng sanh ở trên đó. Đẹp vô cùng.

Chính vì vậy, vấn đề khế cơ, tức là hợp với căn cơ rất quan trọng. Trong đó pháp hộ niệm là đại hợp căn cơ cho người tu học trong thời mạt pháp này. Vì sao vậy? Vì những người hạ căn hạ cơ như chúng ta, nếu không nhờ phương pháp hộ niệm này, nhất định một ngàn người tu, một vạn người tu, tìm không ra một người chứng đắc! Đây là lời Phật dạy.

Chính vì thế, xin chư vị khi bắt đầu niệm Phật, hãy khởi cái tâm ra, hãy phát cái tâm thật vững vàng, quyết định một đời này về tới Tây Phương Cực Lạc. Nhất định đừng nghĩ rằng:

- Mình tu, để kiếm chút phước. Nhất định những câu nói này sai lầm!

- Đi tu, để tìm chút vui vẻ. Nhất định những câu nói này sai lầm!

- Đi tu, tới chùa người ta tu sao mình tu vậy. Nhất định những câu nói này sai lầm!

toàn bộ những lời nói này không ứng hợp lý đạo, không ứng hợp căn cơ. Lý đạo không hợp, vì đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật dạy chúng ta niệm Phật để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu ta phát tâm vững mạnh nhất định đời này ta phải đi về Tây Phương Cực Lạc thì ta ứng hợp lý đạo, đúng theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật. Ta quyết lòng đi về Tây Phương Cực Lạc là hợp với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật, ta mới về được Tây Phương Cực Lạc để thành đạo Vô-Thượng.

Nếu hàng vạn người bên ngoài nói rằng, tu cho vui, mình cũng tu cho vui, thì nhất định không hợp lý đạo. Người ta nói bữa nay tu cái này cho lạ một chút, ngày mai tu cái kia cho lạ một chút, thì nhất định đã sai với căn cơ. Tại vì, đi không có đường, về không có hướng! Nhất định sau cùng khi nằm xuống, tức là lúc trước khi chết, sẽ phân vân vô cùng, mơ hồ vô cùng! Không biết đường nào đi? Chắc chắn ta phải tùng nghiệp thọ báo. Oan gia trái chủ nhất định sẽ cản ngăn tất cả những con đường giải thoát, bắt buộc ta phải chịu nạn! Xin chư vị chú ý điểm này.

- Hợp Lý là Khế Lý.

- Hợp Cơ là Khế Cơ.

Có nhiều người vì không để ý chuyện này, thường chỉ nêu lên vấn đềKhế Lý”, đem những lý đạo cao siêu giảng cho hàng chúng sanh mê muội như chúng ta. Ngài Ấn-Quang nói:

- Giảng kinh thuyết đạo mà không hợp với căn cơ, không những không đem ích lợi gì cho chúng sanh, mà còn làm cho họ vọng tưởng.

Vì khi giảng về lý đạo thì nghe hay lắm! Vì hay quá nên dễ đam mê! Mê vào trong đó mà thực sự thì làm không được! Làm không được thì cũng giống như ở cõi Ta-Bà này cứ cố hướng mắt nhìn lên trên mây để tìm hoa đốm. Trên đó hoa đốm đâu có mà tìm? Chỉ thấy những đám mây kết lại, thành những hình ảnh vô thực hão huyền, lúc tan lúc hợp, huyễn mộng vô thường! Không thể nào thành tựu được!

Trở lại vấn đề khế cơhộ niệm. Xin chư vị cố gắng nghiên cứu thật nhiều về pháp hộ niệm. Xin nói thật, không có nơi nào nói về hộ niệm nhiều, đầy đủ, mà còn chi tiết như ở Niệm Phật Đường A-Di-Đà này.

Tại sao cần hộ niệm? Tại vì trong suốt thời gian niệm Phật này, nghiệp chướng của mình phá không được, cái tâm của mình cũng chưa vững, sự tham chấp của mình vẫn chưa rời ra! Nên khi mình nằm xuống những thứ đó nó quyện lấy mình, không cách nào tự mình có thể giải tỏa được. Chính vì vậy nhờ người hộ niệm ở bên cạnh, người ta nhắc nhở mình:

- Chị ơi! Hồi giờ chị thương đứa cháu lắm phải không? Nhất định, nếu bây giờ chị còn thương đứa cháu, thì vì đứa cháu mà chị bị đọa lạc. Mau mau xả liền. Nếu không xả thì vô tình vì đứa cháu mà chị đọa lạc. Đứa cháu đó gián tiếp làm cho chị đọa lạc, nên nó cũng liên quan chịu nạn luôn. Như vậy thương đứa cháu, nhưng mà thương như thế nào cho đúng? Phải niệm Phật để về Tây Phương. Về Tây Phương thì khi đứa cháu mình lâm chung, mình trở về đây tìm cách hộ niệm cho nó, cứu nó về lại Tây Phương. Cứu nó tức là mình thương đứa cháu đó.

Mình tham tiền bạc? Lúc đó, người hộ niệm nói:

- Chị ơi! Bây giờ tiền bạc không cứu được chị nữa rồi. Phải buông ra. Nếu mình đang cho ai vay 20.000 đô-la, hãy mạnh dạn liệng đi. Nếu không muốn liệng, thì hãy thông báo cho con cái biết đi, để chúng nó tìm người đòi lại cho chị. Nếu nó đòi không được thì mình cũng phải liệng đi nhé, mình tha cho người ta đi, mình cho người ta đi. Cho tiền thì khỏi bị tai nạn, gọi là “Tản tài tiêu tai”. Tiêu tai là mình khỏi bị chướng nạn. Nhờ cái phước đó mà mình được về Tây Phương. Hãy mạnh dạn buông ra.

Pháp hộ niệm là phương pháp dạy chúng ta tập tính buông xả chuyện thế gian ra. Buông cho càng nhiều ra, ráng mà buông ra.

Hôm trước gặp bác Hội, Bác đang lập cái Niệm Phật Đường. Tôi hỏi, sao rồi Bác? Bác nói:

- Trời ơi! Phước báo tôi không có, bây giờ lập lên nó khổ muốn chết luôn! Khổ muốn điên cái đầu luôn!.

Rõ ràng, lập lên một cái Niệm Phật Đường khó dữ lắm chư vị ơi! Không phải là đơn giản đâu à! Mình tới tu thì không sao, mà người lập đó thì gặp nhiều khó khăn lắm! Khó như vậy thì bây giờ làm sao? Khi nằm xuống, cái Niệm Phật Đường cũng phải buông luôn. Được như vậy thì mới về Tây Phương được. Chính vì vậy, chư Tổ nói, “Đến lúc nằm xuống thì vạn duyên cũng phải buông”. Chúng ta muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì bây giờ vạn duyên phải buông, buông cho nhiều đi, để sau cùng thì còn những gì sơ suất, ban hộ niệm sẽ giúp cho mình...

- Mình thương cái gì, người ta gỡ ra.

- Mình ghét cái gì, người ta gỡ ra.

- Mình còn bận tâm cái gì, người ta năn nỉ mình... người ta vỗ về mình... rồi người ta niệm Phật bên cạnh mình.

Lúc đó mình mới mạnh dạn, kiên cường, không sợ đau, quyết lòng niệm câu A-Di-Đà Phật. Nhất định, xin thưa thực, chỉ cần niệm mười câu Phật hiệu thôi chúng ta đi về Tây Phương.

Đây là con đường chúng ta thành đạo! Xin chư vị hiểu được những điều này, quyết lòng tới đây thực tâm niệm Phật để vãng sanh về Tây Phương. Con đường tu thẳng tắp như vậy, đừng nên chao đảo, đừng nên lơ là...

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 18

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Tu là quyết tu cho thành tựu. Chúng ta ở đây niệm Phậtquyết lòng trong báo thân này được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Về được Tây Phương Cực Lạc là thành tựu!

Trong những ngày qua, chúng ta hô hào, động viên tất cả chư vị quyết lòng tu thực, không nên tu thử. Vì trong nhân gian bây giờ hiện tượng tu thử rất nhiều. Chín mươi phần trăm, có thể hơn nữa, thường là tu thử. Tại sao gọi là tu thử? Vì họ không mong ngày thành tựu. Những người gọi là tu đó, họ không cần thành tựu gì hết. Thấy người ta tu mình cũng tu. Thấy người ta làm gì mình bắt chước làm theo. Một tháng, một năm, một tuần tu một bữa hai bữa, vậy gọi là tu!?...

Đạo tràng ở đây chúng ta quyết lòng phải tu cho thành tựu. Có nghĩa là tu thực chứ không phải tu thử. Mong chư vị xác định lập trường cho kỹ, đã đến đạo tràng này tu thì quyết lòng phải đi cho tới nơi. Nếu không, chắc chắn trong suốt cuộc đời niệm Phật sau cùng rồi cũng không hưởng được gì cả. Muốn biết rằng mình tu thử hay tu thực thì mình lấy ngay Tín-Hạnh-Nguyện của pháp môn niệm Phật ra soi thì biết liền...

Trong mấy ngày hôm nay, chúng ta nói nhiều, rất nhiều về vấn đề Lập Hạnh”. Nếu mình lập hạnh được thì chứng tỏ mình tu thực. Nếu mình không lập hạnh tức là tu chơi chơi! Tu tà tà! Tu lấy lệ!... thì những ngày giờ đến đạo tràng này sẽ trở nên vô ích!

Nhất định tu là tu cho chính mình, đừng nên tu cho đạo tràng. Nhất định tu là vì cái huệ mạng ngàn đời ngàn kiếp trong tương lai của chúng ta, chứ không được tu vì vị nể một người nào hết.

Lập Hạnh” nghĩa là sao? Bắt buộc phải xây dựng nấc thang mình đi cụ thể. Ví dụ như trong những ngày qua mình đưa ra cái công cứcông cứ khởi điểm đầu tiên là năm ngàn câu A-Di-Đà Phật trong một ngày. Nếu mình thấy rằng năm ngàn câu niệm Phật nhiều quá, nhất định cuối đời này vấn đề vãng sanh Tây Phương Cực Lạc không ai dám bảo đảm cho mình được hết! Tại vì năm ngàn câu A-Di-Đà Phật chỉ cần bỏ ra một tiếng đồng hồ là chúng ta niệm xong. Trong khi bệnh hoạn đến nơi rồi! Chúng ta hầu hết trên 60 tuổi rồi, gần 70 tuổi rồi mà năm ngàn câu A-Di-Đà Phật niệm không tới! Hai năm nữa, ba tháng nữa, bảy tháng nữa... chúng ta chết, ai bảo đảm cho chúng ta tránh được sự đọa lạc trong ba đường ác đây? Nghiệp chướng quá nặng rồi! Trong nhiều đời nhiều kiếp chúng ta làm nhiều tội lỗi quá chừng rồi! Trong khi đang tu hành như thế này nhưng chúng ta vẫn tiếp tục, hình như vẫn tiếp tục tô bồi cái núi tội chướng ngày càng lớn trong đó!!!...

Vì sao vậy?... Phân biệt, Chấp trước, Thị Phi, Ganh Tỵ, Tức giận, Buồn rầu, Lo sợ... Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi... đầy đẫy, ta phá không được. Trong khi ở đây mỗi ngày đều có niệm Phật, nhiều người hằng ngày đến đây niệm Phật, dù có niệm hằng ngày như vậy vẫn chưa phá hết được nghiệp chướng, huống chi là người một tuần lễ một ngày, nhiều khi hai tuần lễ một ngày, nhiều khi nửa đi nửa ở và thường thường tới đây niệm Phật cũng không có nhiếp tâm, thì làm sao mà có thể phá được?...

Nghiệp chướng trùng trùng này là cái nhân của chúng ta bắt buộc ta phải trả quả báo. Việc này A-Di-Đà Phật cứu ta không được.

Trong mấy ngày qua chúng tôi nói rất nhiều về chuyện lập hạnh, đưa ra công cứ và tha thiết kêu gọi mọi người tham gia. Quý vị biết không? Ngài Tĩnh-Am Đại Sư khi kêu gọi Phật tử niệm Phật, Ngài quỳ xuống chắp tay lại… Quý vị chưa thấy sự tha thiết của các vị Tổ đâu. Ngài quỳ xuống, Ngài chắp tay lại, Ngài thưa với đại chúng rằng:

- vấn đề sanh tử của chúng ta, nó quá nguy hiểm rồi!...

Vì quá thương chúng sanh nên Ngài chắp tay lại, rơi nước mắt ra mà nói:

- Chư vị ơi! Xin lập hạnh, xin niệm Phật liền! Nếu mà chư vị không lập hạnh, không niệm Phật thì không ai có thể cứu được. Dù rằng A-Di-Đà Phật phát một lời thề niệm mười niệm trước giờ phút lâm chung Ngài tiếp độ về Tây Phương. Nhưng quý vị có biết không? Nghiệp chướng như núi Tu-Di rồi, khi nằm xuống mê man bất tỉnh trong bệnh viện rồi... Một câu A-Di-Đà Phật niệm không được!

Ngài nói mà Ngài rơi nước mắt ra... Bữa nào tôi đưa những bài đó cho quý vị xem. Tại sao Ngài phải như vậy? Vì Ngài thương chúng sanh quá! Chúng sanh không chịu niệm Phật, Ngài cứu không được. A-Di-Đà Phật phát một lời thề rất là đơn giản:

Chúng sanh ráng niệm danh hiệu của ta, mười câu A-Di-Đà Phật mà nguyện vãng sanh Tây Phương trước giờ phút ra đi, nếu Ta không đem về Tây Phương để chư vị thành đạo Vô-Thượng, Ta thề không thành Phật!”...

Nhưng mà hầu hết, chín trăm chín mươi chín phần ngàn chúng sanh không niệm được câu A-Di-Đà Phật! Chắc chắn. Chư vị cứ đi thăm dò thử coi! Hãy vào bệnh viện một ngày thử coi? Hỏi bác sĩ thử coi? Những người nào trước giờ phút ra đi mà được tỉnh táo, nói chuyện được? Có phải trong một vạn người mê man may ra mới có một người nói chuyện được không? Rồi một người nói được đó, hỏi thử người ta có niệm câu A-Di-Đà Phật hay không?...

Xin thưa, không đâu ạ! Chính vì vậytrùng trùng lớp lớp chúng sanh khi chết đi bị đọa lạc. Con người khi chết đi bị đọa lạc quá nhiều mà không hay! Trong khi ở đây, chúng ta lập Niệm Phật Đường quyết tâm đóng cửa âm thầm quanh năm niệm Phật, trong tương lai chúng ta còn tiến mạnh hơn nữa để quyết lòng đi cho tới Tây Phương Cực Lạc. Tức là càng ngày việc tu hành tinh tấn của chúng ta càng tăng. Những người nào tham gia được cứ việc tham gia, những người nào không tham gia được thì tự họ phải chạy theo, chạy không được thì đuối hơi ráng chịu, chứ không cách nào có thể quay lại chờ nhau được.

Trong cuốn Khuyên Người Niệm Phật tôi khuyên bạn bè rằng, nhất định giữ Tín-Nguyện-Hạnh mà đi, giống như một con thuyền cắt sóng xẻ nước mà đi. Sau đó, theo những đường sóng rẽ, những con thuyền khác, những người khác muốn đi thì cứ theo đó mà đi, nhất định ta không được quyền quay trở lại chờ nhau, vì quay trở lại chờ nhau, chúng ta không còn kịp thời gian để đi tới đích.

Trong mấy ngày qua, tôi khuyên rằng, chúng ta phải khởi đầu ngay lập tức đi. Ngày hôm nay khởi đầu liền. Những người bệnh thì chắc chắn phải lo khởi đầu liền, vì đã bệnh xuống rồi tức là không biết ngày nào mình ra đi? Bệnh tim, thì ngày hôm nay mình nói oang oang, nhưng ngày mai có thể bị ngất xỉu rồi, bị đột quỵ rồi... Thôi chịu thua! Không ai cứu được nữa!...

Cho nên phải lo cho chính mình, năm ngàn mà niệm không được? Chịu thua!... Một tháng sau tăng lên bảy ngàn đi, hai tháng sau phải tăng lên tám ngàn đi, mau tăng lên tới đơn vị là mười ngàn câu A-Di-Đà Phật. Mười ngàn câu A-Di-Đà Phật thực ra chỉ niệm hai tiếng đồng hồ là xong. Trong ba tháng sau hãy tăng lên mười lăm ngàn đi...

Tự mình tăng lên. huệ mạng của mình mà tăng. Chứ không phải vì cái Niệm Phật Đường này mà tăng. Chứ không phải vì cái lời xúi giục này mà tăng.

Nếu chư vị không quyết lòng đi như vậy thì chịu thua! Nhất định, thay vì ta được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, ta không có cách nào thoát vòng sanh tử được. Vì oan gia trái chủ của chúng ta đang chờ từng giây từng phút để hãm hại cái huệ mạng của ta, chư vị có hay không? Tại sao có nhiều người tu ba, bốn chục năm mà sau cùng bị mê man bất tỉnh trên giường, không vãng sanh được? Là vì không chịu lập hạnh. Một tuần ở đây chỉ có một ngày tinh tấn, một ngày đó mà còn nói chuyện, mà âu sầu, mà lo lắng... thì làm sao có công đức để phủ lấp một tuần lễ ở nhà cạnh tranh, ganh tỵ, tạo nghiệp?...

Chính vì vậy mà mỗi ngày mỗi ngày cái núi nghiệp chướng của chúng ta càng lớn ra, trong khi cái công đức chúng ta gửi về Tây Phương thực ra mỏng manh, quá ít, thì làm sao mà có thể vãng sanh về Tây Phương được? Ở đây chúng ta nói về hộ niệm, là để tận sức cứu độ từng người đồng tu, từng người có duyên vãng sanh về Tây Phương. Nhưng nên nhớ, bắt buộc người đó làm sao trước giờ phút lâm chung phải niệm được câu A-Di-Đà Phật, làm sao trước giờ phút lâm chung nghe được lời hướng dẫn, nghe được những người hộ niệm tới khai thị. Nếu mà bị mê man bất tỉnh trong bệnh viện, thì Niệm Phật Đường A-Di-Đà này chịu thua rồi! Xin thưa, đức A-Di-Đà Phật cũng chịu thua luôn rồi! Chư Thánh Chúng trên cõi Tây Phương cũng chịu thua rồi!

Làm sao để khỏi bị mê man bất tỉnh? Phải lập công cứ lên, xin quyết lòng niệm Phật. Nhất định từ đây mở tờ báo ra để làm gì? Đọc tờ báo ba chục phút thì ta niệm được ba ngàn câu A-Di-Đà Phật, tại sao không niệm? Vì huệ mạng ngàn đời ngàn kiếp mà chúng ta cứ thả cái huệ mạng theo những thứ trần lao, vô thường... Uổng vô cùng!

Thà rằng chúng ta không biết con đường về Tây Phương thì thôi khỏi cần bàn thêm! Giống như hàng vạn người tu thử... Nghĩa là, tới chùa giả đò lạy lạy mấy cái rồi ra nhập vào bàn cờ tướng, lạy lạy mấy cái rồi ra nhập cuộc karaoke, lạy lạy mấy cái rồi ra nhập vào bốn, năm người trò chuyện... Nếu tu như vậy thà rằng ở nhà. Chứ tu như vậy để làm chi? Sau cùng cũng bị đọa lạc, ích lợi gì đâu? Cho nên ngài Tịnh-Không, quý vị biết không? Khi mà Ngài ra một thông báo Ngài nói thế này: “Tịnh-Không tôi quỳ xuống lạy chư vị...”. Ngài nói như vậy đó! Tại sao vậy? Ngài nói mà muốn khóc luôn!... Vì chúng sanh không chịu nghe, không chịu đi. Trùng trùng điệp điệp con người chết đi, đi vào đọa lạc Ngài cứu không được. Là tại vì người ta không chịu tu, người ta không chịu niệm Phật.

Chư vị ơi! Con đường đọa lạc nằm ngay trước mũi bàn chân. Nếu chúng ta không tu thì sẽ lún xuống dưới hầm lửa. Nếu chúng ta chịu tu, chỉ cần bắt đầu từ đây hạ thủ công phu liền. Người bệnh hạ thủ công phu theo người bệnh, quyết lòng tranh từng hơi thở để niệm Phật. Người khỏe cũng tranh từng hơi thở để niệm Phật. Mình có công đức thì mới cứu được người bệnh. Người bệnh đó phải quyết lòng niệm Phật để cảm thông với chư Phật, cảm thông với oan gia trái chủ thì mới thoát nạn được. Chúng ta cùng nhau phải làm như vậy, thì chúng ta mới cứu nhau được. Cứu chính mình và cứu người khác. Con đường đi về Tây Phương ở ngay trước mắt.

Còn nếu chúng ta ỷ y, cứ tưởng rằng tu là tới đây một vài lần như vậy thì đủ! Xin thưa nhất định chúng ta bị nạn!...

Vì muốn cứu tất cả mọi người, nên trong những ngày này tôi tha thiết nói chỗ này và trong tương lai chuẩn bị bắt đầu tu hành. Chúng tôi sẽ tăng thêm thời gian tu hành, tăng thêm tinh tấn niệm Phật. Và đề nghị rằng, ngày chủ nhật tuần tới sẽ bắt đầu liền. Bắt đầu như thế nào? Cũng vẫn tu y hệt như vậy, nhưng mà những người nội trú trong Niệm Phật Đường bắt đầu từ 0 giờ tối tịnh khẩu, tịnh khẩu suốt cho tới 0 giờ, tức là 12 giờ đêm hôm sau. Chư vị đồng tu ở ngoài tới tu một ngày, một ngày tu xong 9 giờ tối. 9 giờ không phải ra ngoài nói chuyện, mà vẫn tiếp tục im lặng cho tới khi ra khỏi Niệm Phật Đường xong thì coi như chấm dứt. Còn những người ở lại đây, nhất định phải tịnh khẩu. Tức là chúng ta bước vào trong khuôn viên Niệm Phật Đường trong ngày đó thì phải tịnh khẩu, chứ không phải đợi tới 9 giờ lên hành lễ rồi mới tịnh khẩu. Chúng ta tập sự lần, chuẩn bị tương lai tới hai ngày đúng 48 tiếng đồng hồ tịnh khẩu. Có lập hạnh như vậy chúng ta mới giải được ách nghiệp. Còn nếu không, cứ đem so sánh với người ở ngoài kia, tại sao người ta ca hát được còn mình thì không?... Người ta ca hát được thì một vạn người đó không có một người nào giải thoát đâu! Ta ở đây không ca hát, im lặng như tờ, để một người tới đây tu là một người có hy vọng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Ta đang theo tiêu chuẩn của ngài Ấn Quang Đại Sư, “Một đạo tràng thành tựu là một đạo tràng có người vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải là một nơi có hàng vạn người lui tới mà suốt cuộc đời của họ không có một người nào được thoát vòng sanh tử luân hồi”.

Vì cái huệ mạng của chúng ta, vì cứu cái huệ mạng của mình, xin chư vị tha thiết, rơi nước mắt mà tha thiết... Phải tu như vậy, đáp ứng như vậy để chúng ta quyết lòng thành tựu!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật. 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 19

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Để mình thật sự tinh tấn trong tương lai, thì Chủ Nhật tuần này mình phải thực hiện liền.

Tức là thay vì tịnh khẩu từ 9:00 giờ, trước khi hành lễ cho đến 9:00 giờ tối, thì đề nghị là chúng ta bắt đầu tịnh khẩu từ lúc 12:00 giờ đêm suốt cho đến 12:00 giờ đêm hôm sau luôn. 24 tiếng đồng hồ này chỉ dành cho những vị nội trú trong Niệm Phật Đường thôi, còn chư vị ở ngoài vào thì không có vậy. Quy định được yêu cầu là khi bước vào cổng thì chúng ta không nói chuyện cho đến khi bước ra khỏi cổng. Nếu chư vị nào muốn tham gia một ngày đúng 24 tiếng đồng hồ có thể tới đây trước 9:00 giờ tối ngày hôm trước, ở lại đây tu, rồi ngủ lại đây luôn. Tu xong chúng ta về phòng nghỉ, trong suốt khoảng thời gian đó có thể niệm Phật hoặc im lặng, không được nói chuyện. Nếu ngủ không được thì có thể chúng ta niệm Phật suốt đêm. Nếu đêm đó chúng ta muốn vào trong Niệm Phật Đường này để niệm Phật thì rất là hoan nghênh, nghĩa là chúng ta có thể niệm Phật suốt đêm. Một đêm không sao hết, chắc chắn ngày hôm sau sẽ pháp hỷ rất là sung mãn.

Trong những ngày này chúng ta hô hào chuyện phát tâm lập nguyện. Vì thực sự nhìn cho rõ ra thì cái huệ mạng của mình quá nguy hiểm rồi, không phải đơn giản đâu! Nếu mình tu mà không có lập nguyện, thì nhiều khi mình bị liệt vào cái hạng người tu thử, tu tà tà, tu lai rai, tu chơi chứ không phải tu thực! Nếu bị liệt vào cái hạng người đó, thì thường thườngnghiệp chướng của mình nặng lắm rồi! Đến lúc lâm chung xuống sợ rằng ta cự với nó không được, mà ngược lại nó hành hạ ta cho đến mê man bất tỉnh, cho đến tâm trí quay cuồng, lúc đó có hộ niệm cũng đành chịu thua!

Cho nên trước tiên mong muốn chư vị cố gắng lập công cứ. Ở đây chúng tôi có cái công cứ gọi là “Cửu Phẩm Liên Đài Vãng Sanh Tịnh Độ, chúng ta có thể phát tâm nhận về làm. Đây giống như cái nấc thang cho mình đi vậy.

- Mình không dám nói chuyện với người ta tại vì mình trân quý từng chút thời giờ.

- Mình không dám ngồi trước bàn cờ tướng vì mình trân quý câu A-Di-Đà Phật.

- Mình không dám nghĩ này nghĩ nọ thì cái tâm sẽ nhiếp vào trong câu A-Di-Đà Phật.

Tập sự được như vậy thì trước những giờ phút ra đi mình có hy vọng được “Tâm bất điên đảo”, tâm không bị khủng bố, không bị não loạn, vì trong tâm của mình luôn luôn xuất hiện câu A-Di-Đà Phật. Và mình niệm liên tục, niệm cho đến cái giây cuối cùng trước khi mình tắt hơi ra đi vẫn còn tiếng Phật hiệu. Sau đó cái tâm thức của mình vẫn tiếp tục niệm Phật.

A-Di-Đà Phật phát cái đại thệ rằng, Người nào trước lúc lâm chung niệm danh hiệu của Ngài cầu vãng sanh về Tây Phương, dẫu cho mười niệm mà không được vãng sanh về Tây Phương thành vị Bồ-Tát bất thối chuyển ở đó, Ngài thề không thành Phật.

Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư nói rằng, Một người nào mà thành tâm niệm Phật, một ngày niệm được 30.000 câu A-Di-Đà Phật, cứ giữ cái mức này mà niệm, đến cuối đời mà không được vãng sanh thì chư Phật trên mười phương nói lời vọng ngữ. Ngài nói như vậy!

Ngài Thiện-Đạo cũng nói như vậy. Ngài đưa ra cái tiêu chuẩn 30.000 ngàn câu. Người nào thành tâm niệm 30.000 câu Phật hiệu một ngày, mà đến lúc lâm chung không được vãng sanh chẳng lẽ chư Phật mười phương chịu tội vọng ngữ sao?.

Các Ngài khẳng định cho ta niệm Phật tới mức độ đó, nói chung từ sáng đến chiều, từ chiều đến sáng chúng ta hoan hỷ cái tâm của mình, vui tươi cái tâm của mình trong tiếng Phật hiệu, tự nhiên khuôn mặt càng ngày càng sáng ra, nghiệp chướng càng ngày càng tiêu đi, tự nhiên bao nhiêu những ách nạn, những khó khăn gì của mình trong đời nó biến đi hồi nào không hay! Rồi khi đối trước cơn hấp hối, cái bệnh khổ hình như nó không còn hiện hình nữa. Lúc đó mình mới thấy rõ rệt là một câu A-Di-Đà Phật mà chí thành niệm đã phá tan 80 ức kiếp nghiệp chướng sinh tử trọng tội. Một câu chí thành mà niệm được trong lúc lâm chung thì một người tội đọa xuống địa ngục A-Tỳ được đi thẳng về Tây Phương thành đạo luôn.

Cái năng lực này không có cái gì có thể sánh bằng được. Có nhiều người khi bệnh xuống thì sợ bệnh, lo chạy đọc kinh này đọc kinh nọ, đọc chú này đọc chú nọ để giải nghiệp. Tốt hay xấu? Tốt! Chứ không xấu. Nhưng thực sự chư Tổ đã nói: “Đọc kinh không bằng niệm chú, niệm chú không bằng niệm Phật”. Đọc chú nhiều lắm là xóa cho mình cái nghiệp đó, còn vạn cái nghiệp khác ai xóa đây? Còn niệm Phật xóa được nghiệp thì tốt. Không xóa được cũng không sao, vẫn có thể vượt về tới Tây Phương Cực Lạc. Nên nhớ rằng, dù phá được nghiệp nhưng ta vẫn còn trong sanh tử luân hồi, vì cái nghiệp của mình đã “Năng địch Tu-Di” rồi! Mà phá làm chi? Hãy gói lại là được rồi. Lấy câu A-Di-Đà Phật gói lại. Cái năng lực của câu A-Di-Đà Phật đưa một người phàm phu, đưa một chúng sanh tội lỗi từ địa ngục A-Tỳ lên tới Tây Phương Cực Lạc. Ấy thế có nhiều người niệm Phật mấy chục năm rồi mà chưa chịu hiểu đến chỗ này!... Chính vì vậy, khi tu hành cần phải hiểu cho liễu nghĩa, hiểu cho rõ lý đạo để chúng ta áp dụng đúng đắn thì mới được vãng sanh về Tây Phương.

Chủ yếu cái chương trình chúng ta nói về Khế Lý - Khế Cơlà như vậy! Hiểu lý của Phật nhưng chúng ta áp dụng không đúng, nhiều khi vẫn bị trở ngại. Với hạng phàm phu tục tử như chúng ta, nếu chúng ta chú tâm diệt nghiệp thì không cách nào diệt được. Vì sao vậy? Vì trong lúc muốn diệt nghiệp tức là sợ nghiệp, sợ nghiệp chính là duyên với nhiều nghiệp khác. Cố tình diệt cái nghiệp này thì cái nghiệp khác nó tràn ra, Duyên khởi trùng trùng”. Chúng ta diệt không nổi! Nếu chúng ta không sợ nghiệp, chúng ta sẵn sàng đón nhận tất cả những nghiệp đến, nó đến nhiều ta chịu nhiều, nó đến ít ta chịu ít, an nhiên tự tại đi. Trong lúc đó là lúc tâm ta an nhiên niệm câu A-Di-Đà Phật. Câu A-Di-Đà Phật đi trên cái nghiệp đó, bao cái nghiệp lại. Thành ra, là một người phàm phu tục tử, nhưng nhờ đại lực của A-Di-Đà Phật, đại nguyện của A-Di-Đà Phật đưa ta về Tây Phương. Tuyệt vời vô cùng.

Chính vì vậyphát nguyện, lập nguyện hay vô cùng, tốt vô cùng. Nếu không lập nguyện coi chừng tưởng là tu giỏi, nhưng mà không đâu ạ! Oan gia trái chủ sẵn sàng tới sát bên mình, âm thầm, lặng lẽ chờ đến lúc lâm chung mới ra tay. Một sáng một chiều thì chịu thua, không còn cách nào có thể cứu vãn được nữa!

Liên quan tới chuyện lập nguyện, Diệu Âm nhớ ra một câu chuyện như thế này, có thực. Diệu Âm kể chư vị nghe thử để coi cái nguyện của mình như thế nào?...

Đó là khoảng năm 2003-2004 gì đó, thì ngày đó là cái ngày tiễn đưa anh Bốn (Anh Phước) đi về Mỹ, nên mới để cái đồng hồ báo thức reng lên lúc hai giờ rưỡi, mà quên đi không lấy lại. Đêm đó ngủ, hai giờ rưỡi nó reng lên. Thông thường thì bốn giờ rưỡi mới reng, vì bốn giờ rưỡi reng thì tôi thức dậy rửa mặt, vệ sinh, xong đi đi vào trong Tịnh-Tông-Học-Hội lạy Phật, rồi năm giờ rưỡi ra tụng kinh với người ta.

Đêm đó là một đêm trăng sáng vằng vặc. Hai giờ rưỡi đồng hồ reng lên, tôi thức dậy rửa mặt đánh răng, rồi lủi thủi mở cửa, âm thầm đi ra ngoài đường, cầm xâu chuỗi trên tay cứ niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật” đi vô trong Tịnh Tông, chứ không coi giờ. Đường thì vắng teo, ánh trăng sáng vằng vặc, lại có mưa phùn phùn nữa… Khi tới cổng của Tịnh Tông thì cửa còn đóng.

Tôi lấy làm lạ! Ủa tại sao kỳ vậy? Từ trước đến nay, tới giờ này thì cửa đã mở rồi, tại sao bây giờ người mở cửa lại quên đi? Cái cổng đó rộng lắm, nên tôi lách qua được, vì tôi nhỏ con mà. Lách một cái, chen vô để vào bên trong. Khi tôi vừa vô bên trong rồi, thì có một chuyện xảy ra làm tôi ngỡ ngàng, giật mình!...

Có một ông Cụ trên 70 tuổi, ông trải cái khăn tắm(?) ra giữa đám cỏ trước căn liêu phòng số 18, ở giữa trời gần mấy cái gốc cây bự mà lạy Phật… Cứ niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”... Vừa niệm vừa lạy.

Lúc đó, tôi vô đúng là ba giờ. Vì thường khi tắm rửa xong, tôi vô đó là đúng năm giờ. Hôm nay thức dậy hai giờ rưỡi thì tôi vô tới đó chắc chắn là đúng ba giờ. Tôi thấy ông ta cứ niệm: “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”... và lạy. Ông cứ tiếp tục lạy... Tôi không biết là do trời mưa hay vì mồ hôi của ông ta ra mà cả cái khăn và người ông ta đều ướt. Tôi đi ngang qua, ông vẫn làm thinh coi như không có gì xảy ra. Ông cứ tiếp tục lạy, cứ lạy xuống niệm “A-Di-Đà Phật”... Cứ lạy như vậy, lạy giữa không trung. Tôi giật mình! Sửng sốt! Một ông Cụ hơn 70 mấy tuổi lạy Phật giữa trời qua đêm! Không biết ông đã bắt đầu lạy từ hồi nào?...

Nếu giả sử như đêm đó tôi không tới, thì chắc chắn không bao giờ phát hiện ra chuyện này!... Mà vì vô tình thức sai giờ, tôi tới đó trong lúc quá sớm, mới phát hiện lúc ba giờ sáng có một ông Cụ đã thức dậy từ hồi nào, trải cái khăn giữa bãi cỏ lạy Phật qua đêm...

Quý vị nghĩ đi? Cái tâm hạnh người ta lớn như vậy, người ta quyết lòng đi về Tây Phương như vậy, mới có thể vượt qua những ách nạn để đi về Tây Phương! Còn ở đây, mình nghĩ rằng có làm được như vậy không?

Xin thưa, cái Niệm Phật Đường ở đây trang bị không phải là cao sang gì, nhưng cũng vừa đủ tiện nghi để niệm Phật, phương tiện đầy đủ. Nếu người đi làm bận bịu thì không nói gì, có những người không đi làm mà khi đến giờ niệm Phật nhiều khi cũng trằn lên trụt xuống, không chịu niệm Phật. Như vậy thì...

- Làm sao dám gọi mình là người tu thực?

- Làm sao dám gọi mình là người muốn về Tây Phương?

- Làm sao mà oan gia trái chủ thông cảm cho mình?...

Rõ rệt mà! Cho nên, hãy trực nghĩ lại, hãy thương lấy thân phận của mình, mà quyết tâm hạ thủ công phu niệm Phật. Ở đây có ai dám từ chỗ này cứ một bước một lạy, lạy ra tới cổng kia không? Mười thước thôi đó. Có ai dám không? Tôi sợ rằng không ai dám đâu à! Ấy thế mà đã có lần, cũng một lần khác đi vào hớ như vậy, tôi đã gặp một vị Sư Cô lạy chung quanh cái Niệm Phật Đường đó, lạy từ hồi nào không biết mà hai đầu gối của Cô đã rướm máu ra rồi! Cứ ba bước một lạy… Ba bước một lạy… Ngài làm như vậy đó!...

Quý vị thấy cái nguyện của người ta không? Quý vị thấy cái quyết tâm đi về Tây Phương không? Trong khi đó thì chúng ta ở đây một ngày niệm Phật đều đều như vậy, đó là cái căn bản thôi, cái tập sự thôi! Cố gắng lên chư vị. Phát tâm lên chư vị. Vì cái huệ mạng ngàn đời ngàn kiếp của mình, mình phải cố gắng cứu mình, không tự cứu mình thì không ai cứu mình được.

Cố gắng quyết lòng phát tâm, quyết lòng lập nguyện để chúng ta cùng nhau đi về Tây Phương thành đạo, cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 20

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Ngày hôm qua, chúng ta nói vấn đề tinh tấn niệm Phật, Chủ Nhật tuần này chúng ta bắt đầu áp dụng tinh tấn luôn.

Có nghĩa là thời gian thực sự tịnh khẩu bắt đầu từ 0:00 giờ sáng ngày Chủ Nhật cho đến 0:00 giờ sáng ngày thứ hai, suốt 24 tiếng đồng hồ không nói một lời nào hết trong toàn thể khuôn viên Niệm Phật Đường. Với các vị nội trú trong Niệm Phật Đường, xin chư vị chú ý thực hiện đầy đủ. Các vị ở ngoài vào thì khi bước vào cổng Niệm Phật Đường bắt đầu tịnh khẩu. Xin chư vị cố gắng giữ trang nghiêm, để cho Niệm Phật Đường chúng ta càng ngày càng trang nghiêm thanh tịnh.

Đây chẳng qua là cái bước tập sự, để trong tương lai gần đây ta sẽ tiến lên là 48 giờ tịnh khẩu niệm Phật, rồi 72 giờ tịnh khẩu niệm Phật. Quyết tâm tịnh khẩu, đúng giờ, không có sự ưu tiên cho một người nào hết.

Xin thưa rằng, nghiệp chướng của chính chúng ta quá lớn, ta tu như thế này thực sự so với cái nghiệp báochúng ta sẽ thọ hưởng trong lúc xả bỏ báo thân thì chưa thấm thía vào đâu hết. Chính vì vậy, nếu mà chư vị thấy sợ con đường đọa lạc, cúi xin chư vị hãy hạ quyết tâm.

Ngài Tĩnh-Am mỗi khi kêu gọi Phật tử hạ quyết tâm, Ngài quỳ xuống!.. Một vị Hòa Thượng mà Ngài quỳ xuống, chắp tay lại... Trước khi Ngài nói những lời gì đó mà dòng nước mắt của Ngài rơi xuống!...

Ở đây chúng ta toàn là phàm phu tục tử, mà không hạ quyết tâm thì chắc chắn con đường vãng sanh bị nhiều trở ngại. Ngài Ấn-Quang Đại Sư là một đại Tôn Sư của thời cận đại mà Ngài âm thầm, lặng lẽ niệm Phật. Ngài không dám nhận một chức trụ trì chùa nào hết, vì Ngài nói rằng cái nghiệp của Ngài nặng quá, Ngài không đủ khả năng!?... Mà thực tế, đức độ của Ngài rất là cao, nên khi Ngài tới một đạo tràng nào thì Phật tử lại ùa tới rất đông. Khi đông người quá thì Ngài lại lẳng lặng tìm một cái miếu hoang tới đó tu. Ngài cần phải tăng thêm thời gian tu hành! Nhưng vì đức độ của Ngài cao, nên đi tới chỗ nào thì Phật tử cũng ùa theo tới đó. Sau cùng Ngài mới trốn trong Tàng Kinh Các để quyết lòng tu… Chúng ta thấy, những vị đại Tôn Sư như vậy mà các Ngài còn phải hạ quyết tâm!

Ngài nói, Vì sợ địa ngục cho nên phải tu ngày tu đêm... Trong căn phòng niệm Phật của Ngài, Ngài để một tấm hình A-Di-Đà, một quyển kinh A-Di-Đà và sau tượng Phật đó Ngài để một chữ “Tử” rất lớn. Ngài khuyên chúng sanh hãy viết chữ “Tử”, tức chữ “Chết” dán lên cái đầu này, dán lên cái trán này để ngày ngày nhắc nhở chúng ta là sẽ chết bất cứ lúc nào... Mà khi chết chúng ta bị đoạ lạc! Sợ địa ngục cho nên phải tu. Sợ địa ngục cho nên phải tăng cường thời gian tu.

Niệm Phật đường chúng ta nhất định quyết lòng tu thực, quyết lòng tu cho đến nơi đến chốn, ta niệm Phật quyết định về Tây Phương Cực Lạc cho được!...

Chính vì vậy, những người đã bệnh, xin chư vị hãy hạ quyết tâm liền đi, đừng để đến ngày mai. Nhiều khi chỉ qua một đêm, sáng ra chúng ta:

- Đã bị đột quỵ rồi!

- Đã bị tai biến mạch máu não rồi!

- Đã bị mê man bất tỉnh rồi!...

Có lẽ năm ngoái chúng ta có nghe một vị mới 54 tuổi, đang rất là khỏe. Từ nhà lái xe đi làm, vừa đậu chiếc xe bước vô trong tiệm thì tự nhiên té xỉu, đem vô bệnh viện một ngày sau thì chết. Thật không thể đơn giản!

Cho nên người đã bị bệnh, đây là một bài pháp vô thường nhắc nhở cho chúng ta. Xin chư vị mau mau hạ quyết tâm, không thể nào ỷ y vào ban hộ niệm của Niệm Phật Đường được. Năm ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày quá ít! Phải tăng lên liền. Nếu chúng ta niệm không đủ mười ngàn câu A-Di-Đà Phật thì phải tăng nhanh lên, không tăng sức niệm nhanh thì phải tăng thời gian lên. Quyết lòngniệm Phật. Nằm trên giường trong lúc chóng mặt niệm câu A-Di-Đà Phật, sau cơn ho phải niệm câu A-Di-Đà Phật, sau khi đi vệ sinh xong thì niệm câu A-Di-Đà Phật...

Ngài Ấn-Quang Đại Sư dạy niệm như thế này, đi vào trong nhà vệ sinh cũng phải thầm niệm Phật, chứ không phải ngồi trong nhà vệ sinh mà không niệm Phật. Lúc đó phải niệm thầm, đừng niệm lên tiếng.

Ngài Đại-Thế-Chí nói rằng, phải đóng lục căn lại. Tức là không coi báo, không coi Ti-Vi, không coi phim chưởng, không nói chuyện thị phi, không kêu bạn bè tới bàn ra tán vô, không bày cuộc trà ra nói chuyện... Nhất định đóng hết lại!

Tịnh niệm tương kế”. Thanh tịnh niệm câu A-Di-Đà Phật liên tục, không ngừng. Không cần gì khác cả, nhất định tâm chúng ta sẽ khai mở, nhất định khi đó sẽ pháp hỷ sung mãn.

Chính vì vậy, những cuộc tinh tấn này mà chúng ta thấy vui vẻ thoải mái tham gia, nếu như tuần qua ta còn tu thử, thì tuần này nhứt định bắt đầu ta tu thực. Ngược lại, nếu ta thấy rằng những cuộc tinh tấn này làm cho mình mệt mỏi quá, thì có lẽ ta đúng là những người tu thử! Tu thử tức là tu giả. Tu giả tức là hàng ngày chúng ta tới đây giả đò niệm Phật! Quỳ trước bàn thờ Phật chúng ta nguyện cái gì đó, là nguyện láo! Hòa Thượng nói: “Tu thử, nguyện láo là gạt Phật!”... Sáng gạt một lần, chiều gạt một lần, nhất định ách nạn không có thể nào trốn thoát được! Tất cả đều do chính cái tâm của chúng ta thể hiện lấy.

Một người thích “Casino”, nhìn tới cái chùa, nhìn tới Niệm Phật Đường thấy người ta tu hành sao chán quá! Đây chính vì cái tâm của người ta là tâm lục đạo. Một người vào trong Niệm Phật Đường niệm Phật say mê, niệm câu A-Di-Đà Phật thấy vui vô cùng. Đi xi-nê họ chán vô cùng, còn tới Niệm Phật Đường thì vui vẻ... Đây là người thực tu, cái tâm người ta là tâm tu hành, cái tâm này là tâm giải thoát! Con đường giải thoát làm cho họ vui vẻ, còn nếu tâm lục đạo luân hồi thì nhất định những cuộc tinh tấn niệm Phật, những buổi niệm Phật giống như một sự ép buộc, nó dài lê thê!... Họ chịu không nổi!

Xin thưa, vì Sanh tử sự đại, vì sự giải thoát của chính mình, mong chư vị hạ quyết tâm. Và dù thế nào đi nữa, nhất định Niệm Phật Đường của chúng ta cũng sẽ tiến tới, phải tu càng ngày càng tinh tấn hơn. Những người nào không đi làm, thời gian rảnh rỗi, tuổi đã lớn thì cơ hội này giúp cho chư vị thực hiện sự thành tựu... Nhất định. A-Di-Đà Phật phát thệ, trước giờ phút lâm chung niệm danh hiệu của Ngài mười niệm, mà Ngài không tiếp dẫn về Tây Phương Ngài thề không thành Phật. Đây là cái đầu mối gần nhất, dễ nhất cho chúng ta thành đạo Vô-Thượng trong một đời này.

Tuy nhiên, mình niệm tà tà như thế này, một ngày hai tiếng rưỡi đồng hồ niệm tại Niệm Phật Đường không thể nào được nhất tâm bất loạn đâu! Ta có nhị tâm, tam tâm, có hàng vạn tâm trong đó. Khi bước ra khỏi Niệm Phật Đường thì chúng ta lười biếng niệm Phật, chứng tỏ rằng cái tâm chúng ta theo lục đạo luân hồi nhiều hơn theo A-Di-Đà Phật về Tây Phương. Chính vì vậy mà sau cùng chúng ta vẫn có thể bị ách nạn...

Nhắc đi nhắc lại câu này... Đừng bao giờ ỷ y vấn đề hộ niệm!

- Người ta hộ niệm cho mình được là khi mình niệm câu A-Di-Đà Phật được. Nhớ cho kỹ cái điều này.

- Người ta hộ niệm cho mình được là khi mình phát nguyện vãng sanh được.

- Người ta hộ niệm cho mình được là khi niềm tin của mình vững vàng, nhất định hạ quyết tâm.

Cho nên hổm nay chúng ta nói lập nguyện, những người nào hạ quyết tâm niệm Phật là những người quyết lòng đi về Tây Phương. Những người không hạ quyết tâm niệm Phật thì nguyện vãng sanh là nguyện láo, niệm Phật là niệm chơi, tu là tu thử, không phải tu thực. Chính vì vậy mà vạn ức người tu hành không tìm ra một người đắc đạo chính là cái chỗ này. Cứ nghĩ rằng đã có ban hộ niệm, họ tới hộ niệm thì mình vãng sanh. Hồi giờ đi hướng dẫn hộ niệm khắp nơi, chưa bao giờ Diệu Âm nói câu này. Mà phải nói rằng, người nằm đó phải niệm câu A-Di-Đà Phật cho được. Hôm trước hộ niệm cho một người đã mê man bất tỉnh trong bệnh viện. Vì quá nể nang nên phải tới. Nhưng chúng tôi không dám hứa gì cả... Vì sao? Vì họ đã mê man bất tỉnh rồi!

Cho nên, chư vị muốn được vãng sanh thì phải coi chừng, đừng mê man bất tỉnh. Nếu bị mê man bất tỉnh rồi, thì một trăm người nhiều khi chỉ có vài ba người thoát được mà thôi! Nghĩa là lúc người ta nằm xuống đó, một cơ may nào đó đã làm cho thần thức họ tỉnh lại, oan gia trái chủ buông ra mới được. Chứ thường thì mình chỉ nói chuyện với cục thịt, còn cái thần thức của họ đã chìm trong hàng vạn cảnh khổ đau, hàng vạn cảnh đọa lạcoan gia trùng trùng đã bao vây hết trơn rồi!...

Muốn giải quyết chuyện này không có cách nào khác hơn là phải phát cái tâm vững mạnh mà niệm Phật ngày đêm. Xin những người đã bệnh phải lo niệm Phật ngày đêm, nhất định không thể chờ được. Nếu một ngày niệm được năm ngàn quá ít!... Hãy phát thệ lên, niệm mười ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày. Mười ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày thực ra cũng quá ít! Phải tăng lên mười lăm ngàn liền, phải tăng lên hai chục ngàn liền. Ngẫu-Ích Đại Sư đã đưa ra chỉ tiêu là ba chục ngàn câu A-Di-Đà Phật, thành tâm mà niệm một ngày. Ngài Ấn-Quang Đại Sư đưa ra tiêu chuẩn năm chục ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày. Chư vị đừng có nghĩ rằng đã là Đại Sư rồi, các Ngài tu ít. Người nào muốn được vãng sanh phải niệm như vậy. Thành tâm mà niệm.

Bây giờ chúng ta niệm không tới, thì lấy sự chí thành chí thiết. Quyết lòng phải buông xả cạnh tranh, ganh tỵ. Quyết lòng phải buông xả buồn rầu, lo lắng... Phải tập buông xả liền lập tức. Nếu không, xin thưa, đến đây kêu chúng tôi hộ niệm làm chi? Mà khi hỏi tới:

- Bác niệm được một ngày năm ngàn câu Phật hiệu không?

- Mệt quá! Tôi niệm không nổi”...

Niệm không nổi, thì chúng tôi cũng không có cách nào cứu được chư vị!...

Chính chúng ta phải cứu chúng ta! Mình quyết lòng niệm Phật như vậy mới có sự cảm thông, mới có sự gia trì. Rồi lúc đó người hộ niệm tới khai thị. Họ khai thị mà mình nghe được thì mới có tác dụng, mình nghe không được thì thôi chịu thua! Nghe rồi mình phải làm liền lập tức, chứ nghe rồi mà nói: “Trời ơi, tôi đau quá làm sao tôi niệm cho được?”... Họ cứ nghĩ đến cơn đau, không chịu nghĩ đến câu A-Di-Đà Phật! Họ không chịu tin! Đây thực sự là những người không chịu tin, không chịu phát nguyện, không muốn đi vãng sanh. Phật đã nói rằng, cứ tin cho vững vàng đi, phát nguyện cho thật là tha thiết đi, thì bao nhiêu cơn đau chập chùng đổ tới tự nhiên tan biến...

Tôi đã từng đưa ra những ví dụ, như chính ông Cụ thân nhà tôi, là một người mà hai vị bác sĩ đứng nhìn không biết cách nào giải thích được. Ông Cụ bí tiểu mười một ngày, bàng quang căng cứng lên. Tôi hỏi ông Cụ:

- Đi bác sĩ không?

- Không!

- Đi bệnh viện không?

- Không! Không đi! Không cần!

- Chứ làm Sao?

- Niệm Phật!...

Ông Cụ chỉ có niệm A-Di-Đà Phật…

Hai vị bác sĩ nói, trường hợp này thì người bệnh phải bị mê man bất tỉnh! Nhưng ông Cụ tỉnh táo cho đến giây phút cuối cùng. Tại sao vậy? Tại vì ông ta đã được xúi giục phải vững vàng tin, phải mạnh dạn buông xả, nên tự nhiên ngày giờ ông ra đi được tỉnh táo.

Nếu ông ta nói, Trời ơi! Bắt cha tu thế này thì:

- Làm sao cha đánh được cuộc cờ tướng?

- Làm sao cha đi thăm bạn bè?

- Làm sao hưởng được các thú vui? Người ta hưởng mà mình không có....

Thì ông Cụ sẽ lăn lộn từ trên giường đến dưới giường để mà chết trong cảnh khổ đau!

Nhưng mà ông quyết lòng niệm Phật... Nhất định sẽ được sự gia trì.

Mong cho chư vị quyết lòng, vì cái huệ mạng ngàn đời ngàn kiếp quá ư là nguy hiểm, thật sự là nguy hiểm. Mong chư vị hạ quyết tâm.

Vui vẻ trong câu A-Di-Đà Phật. Lánh xa những chỗ ồn náo. Quyết định không chạy theo người thế gian. Một lòng giữ tâm mình trong câu A-Di-Đà Phật. Ngày ngày đều phát thệ nguyện vãng sanh về Tây Phương. Đối với bệnh trạng, đối với những gì khổ đau của thế gian hãy coi như là KHÔNG có đi, thì tự nhiên...

Vạn Pháp do tâm tạo. Chúng ta đi về Tây Phương thực sự bằng cái tâm niệm “A-Di-Đà Phật”, chứ không có gì khác hết!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 21

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Trong chương trình nói về “Khế Lý - Khế Cơ” là để nhắc nhở cho chúng ta trong thời mạt pháp này phải biết trạch pháp để tu hành.

Lý đạo thì thâm sâu cao rộng quá, chúng ta niệm câu A-Di-Đà Phật thì chắc chắn không thể nào sai Lý được. Vậy thì, điều này chúng ta hãy an tâm. Còn việc Khế Cơ là thật ra để ứng hợp với căn cơ hạ liệt của chúng ta, phải áp dụng cái phương cách nào an toàn thì mới được thiện lợi. Chính vì vậy mà trong những ngày qua ở đây hoàn toàn không có chủ trương lập nên một chương trình nào để niệm Phật “Nhất Tâm Bất Loạn”, “Niệm Vô Niệm”. Đây thật sự là một lý tưởng tốt, nhưng căn cơ của những người hạ liệt như chúng ta không làm nổi! Không làm nổi mà cố gắng làm, thì như chư Tổ thường hay nói, cái lực của mình không đáp ứng đúng cái tâm nguyện của mình, gọi là “Lực bất tòng tâm!”. Từ đó có thể đưa tới chỗ trở ngại!

Có nhiều người không để ý đến sự ứng hợp căn cơ, tu hành mới đầu thì thấy hay, nhưng sau cùng thì kết quả thường thường bị trở ngại rất nhiều. Chính vì thế, trong chương trình công cứ niệm Phật đưa ra chỉ để cho chúng ta tập tu hành cần cù, kiên nhẫn, chân thành... bám lấy câu A-Di-Đà Phật. Hãy niệm cho thành thục, niệm thành một thói quen để mong cầu trước những giây phút lâm chung, ta được nhiều điều thiện lợi.

Bắt đầu từ khi vận động chương trình lập công cứ, đến nay đã có một số vị, cũng khá đông rồi, đều nhận công cứ về để niệm Phật. Có những vị đã niệm được trên mười ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày. Công phu này được, có triển vọng. Trên mười ngàn câu, mười lăm ngàn câu, thì công cứ này bắt đầu đã có hiệu lực tốt. Có một ít người niệm được hai chục ngàn câu niệm Phật một ngày. Đây là điều tốt. Hạ quyết tâm như vậy tốt. Có những vị đã niệm được hai mươi lăm ngàn câu A-Di-Đà Phật trong một ngày. Điều này rất là đáng khen. Tiêu chuẩn này đáng khích lệ, đáng khen! Và cũng có người nhận cái công cứ về và đã khẳng định niệm trên năm chục ngàn câu A-Di-Đà Phật trong một ngày. Đây là công phu rất được tán thán. Muốn làm được như vậy phải hạ quyết tâm lớn lắm. Ngoài ra thì cũng có những vị niệm được năm ngàn câu, bảy ngàn câu một ngày. Số này thì nhiều hơn một chút. Được! Khích lệ! Nên cố gắng tăng thêm.

Cái nghiệp chướng của chúng ta lớn lắm! Nếu mà lơ là, phí thời gian vào những chuyện vô ích, thì sau cùng ta vẫn có thể bị trở ngại. Vận mạng của mình, cái thân này thì vô thường, cái huệ mạng ngàn đời ngàn kiếp thì quá nguy hiểm, mà đến nay cũng có người hình như chưa phát tâm lập công cứ niệm Phật. Thì đây cũng là tùy duyên mà thôi!...

Trong con đường đấu tranh với sanh tử luân hồi, đấu tranh với tam ác đạo để vượt qua những cảnh khổ vạn kiếp, mỗi người chúng ta phải tự lo lấy. Người nào tu người đó đắc. Vợ tu vợ đắc, chồng tu chồng đắc. Bạn bè đồng tu với nhau tới Niệm Phật Đường này, người nào hạ quyết tâm niệm Phật sẽ được vãng sanh. Người không hạ quyết tâm niệm Phật, thì sau cùng không được vãng sanh, tức là bị lọt vào trong những cảnh khổ đau. Nếu có tình cảm với nhau thì nhiều lắm là góp chút ít tiền, mỗi người vài chục đô-la, mua một vòng hoa tới phúng điếu là cùng! Chứ không còn cách nào khác hơn được nữa!...

Vì thế, kính thưa với chư vị, phải cố gắng lên. Nhất định niệm Phật đừng bao giờ đợi tới lúc yếu rồi mới niệm nhé!... Không phải! Trước kia chúng ta không biết, bây giờ lỡ yếu rồi thì cố gắng tranh thủ mà niệm. Nếu yếu quá niệm không được, nên số lượng câu A-Di-Đà Phật niệm không nhiều, thì chúng ta hãy lấy cái tâm chân thành tha thiết muốn vãng sanh để niệm, ráng niệm được câu nào hay câu đó. Nhờ vậy mà giải bớt ách nạn, để sau cùng rồi ta được phước phần cảm thông của chư đại Bồ-Tát, của chư Thiên-Long Hộ-Pháp, với những vị oan gia trái chủ, rồi nhờ các bạn đồng tu tới hộ niệm, ta vẫn có thể được may mắn.

Nhưng dù thế nào đi nữa cũng phải cố gắng. Cố gắng tối đa! Bên cạnh đó phải nhớ rằng, khi mình thành tâm cố gắng như vậy thì A-Di-Đà Phật sẽ phóng quang gia trì, quang minh của Ngài chủ chiếu đến ta, nhiều khi nghiệp chướng của ta tiêu đi rất nhiều mà không hay. Chứ nếu thấy mệt mình buông xuôi, thì sau cùng mình niệm câu A-Di-Đà Phật không được. Những người còn khỏe chưa bịnh thì phải lo đi! Đừng nên đợi tới lúc yếu mới tính. Vì xin thưa, lúc khỏe như thế này mà không niệm Phật, chỉ chờ tới Niệm Phật Đường vài tiếng đồng hồ, niệm vài câu rồi về, rồi đi chơi, rồi tán gẫu... thì sự niệm PhậtNiệm Phật Đường này cũng chỉ là niệm thử, niệm chơi!... Đến lúc nghiệp báo trổ ra rồi, nó đến rồi, xin thưa, khi đó cái lưỡi của chúng ta đã bị đớ rồi, không nói được nữa, nhiều khi tiếng “Phật” mà thành ra tiếng “OẠS!…”, tiếng “OÀH!…”. Nói không được đâu!...

Trong kinh, Phật có nói đến điều này. Một trong những hạng người không được vãng sanh, thì có hạng người bị trúng gió, á khẩu… niệm Phật không được. Chúng ta đừng nghĩ rằng cái miệng tôi không niệm được, nhưng tâm tôi niệm. Không phải đâu à! Không có chuyện dễ như vậy đâu à! Nếu nói rằng cái miệng tôi niệm không được, nhưng tâm tôi niệm được, thì đây là những người tâm họ rất thành, lòng họ rất kính. Họ đã hạ quyết tâm nhiều lắm rồi. Cái nghị lực của họ đã được nuôi sẵn rồi, nên lúc đó người ta mới niệm được. Những người có nghị lực sẵn như vậy, thì nhứt định trong lúc khỏe này:

- Người ta buông bỏ hết tất cả những niệm thế gian ra, tranh thủ để niệm Phật, ngày đêm niệm Phật, âm thầm niệm Phật, lặng lẽ niệm Phật...

- Không bao giờ thấy người đó đi ra ngoài shop đâu à!  

- Không bao giờ thấy họ tụm hai tụm ba người mà nói chuyện đâu à!

Họ âm thầm lặng lẽ niệm Phật.

- Đó mới là những người có nghị lực.

- Đó mới là những người có tâm thành.

- Đó mới là những người đã hạ quyết tâm niệm Phật.

Có như vậy thì câu A-Di-Đà Phật mới nhập vào tâm của họ, và cái nghị lực đó nó truyền từ bây giờ, nó nuôi từ bây giờ cho đến khi nằm xuống họ vẫn còn câu A-Di-Đà Phật trong tâm, dù rằng thân của họ có thể bị bại liệt. Chớ bây giờ còn đi rao rảo thế này, nói “O-O” thế này, mà nhứt định không chịu niệm Phật thì đến lúc đó không còn cách nào có thể niệm được câu Phật hiệu đâu!

Chính vì vậy, chúng ta cần phải sợ. Phật nói, những người á khẩu niệm Phật không được, tại vì những người hạ căn thấp kém nhứt như thế này trước những giờ phút lâm chung phải cất lên câu A-Di-Đà Phật, phải niệm Phật thành tiếng. Tại sao phải niệm Phật thành tiếng? Quý vị coi trong kinh đi, niệm ra tiếng có lực bố ma. Oan gia trái chủ của chúng ta mạnh hơn chúng ta gấp ngàn lần, trong khi đó thì thể lực của chúng ta lại yếu hơn lúc bình thường một ngàn lần. Cái tâm chúng ta thì mê man bất tỉnh rồi, quay cuồng, không còn một thể lực nào nữa, thì làm sao mà chúng ta có thể cất lên một tiếng Phật hiệu? Hiểu được những điều này xin chư vị hãy cố gắng tận sức mà niệm Phật. Nếu không, thì không còn cách nào trở tay cho kịp! Nên nhớ, một cơn đột quỵ nó đến không bao giờ báo trước. Một cơn ngất xỉu vì chứng suy tim mạch nó đến bất ngờ, một tiếng đồng hồ sau là tiêu liền.

Xin phải chuẩn bị ngay từ bây giờ.

- Niệm Phật thật là chân thành.

- Niệm Phật thật là thành tâm.

- Niệm Phật thật là nhiều.

Để chi? Nghiệp của chúng ta nhiều, ta không thể phá nghiệp được. Nhưng chúng ta có thể dùng câu A-Di-Đà Phật này làm tăng cái phước của mình lên. Giống như mình bị nợ tiền người ta, đã nợ tiền người người ta thì dù có sợ cái nợ cũng vô ích! Hãy lo làm việc đi, tích cực làm việc để kiếm tiền. Có tiền thì tự nhiên món nợ sẽ giảm xuống. Không có tiền thì bây giờ mình nghĩ tới món nợ đó, nghĩ cho đến ngàn đời, ngàn kiếp người ta vẫn nạo đầu mình như thường. Bây giờ đối với nghiệp chướng cũng vậy. Trong vô lượng kiếp mình đã tạo ra quá nhiều nghiệp chướng rồi. Bây giờ đừng sợ nghiệp nữa, mà hãy dùng đến câu Vạn Đức Hồng Danh đi. Niệm một câu Phật hiệu lên có “Vạn Đức, Vạn Phước”. Cứ niệm cho thật nhiều lên, niệm cho thật chân thành lên thì phước đức của mình càng ngày càng tăng lên. Hễ phước đức của mình càng ngày càng tăng lên, thì tự nhiên nghiệp chướng của mình càng ngày càng giảm xuống.

Giống như mình nợ người ta, thì đừng sợ cái nợ! Hãy nói, “Bà chủ ơi! Đừng có lo! Tôi đang làm việc đây. Tôi đang làm “Overtime” đây. Đang làm ngày làm đêm đây"... Làm việc “Overtime” thì tiền mình có, thì món nợ đó sẽ giảm xuống, giảm xuống, giảm xuống... Đó là luật bù trừ. Chính vì vậy, xin tất cả chư vị hãy ráng cố gắng, đừng nên lơ là. Đừng nên để tới phút cuối rồi thì chúng ta không còn cách nào trở tay kịp đâu!

Mong cho những lời nói này làm chư vị giựt mình! Quyết lòng quyết dạ niệm A-Di-Đà Phật để chúng ta cùng về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 22

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Người ta hay nóihộ niệm lúc lâm chung, chứ thực ra thì hộ niệm có thỉ có chung, mà tại vì người ta vô ý quên cái “Thỉ” tức là khởi đầu, mà cứ nhớ cái “Chung” tức là lâm chung. Thực ra thì phương pháp hộ niệm là một pháp tu nó có từ A tới Z. Nó là một quá trình toàn bộ.

Từ A, ví dụ cụ thể như chúng ta đi chùa bắt đầu niệm Phật là từ A. Rồi từ B là khởi tâm ăn chay, làm việc thiện lành. Rồi từ C là chúng ta bỏ cống cao ngã mạn, bỏ thị phi ganh tỵ... Nói chung, đây là một pháp tu hướng dẫn chúng ta từ khởi thỉ, cho đến lúc lâm chung cuối cùng. Tới Z tức là cái bước cuối cùng để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nhiều người không hiểu, nên cứ nói khi lâm chung thì kêu ban hộ niệm tới, cho đó là phận sự hộ niệm. Cho nên người ta cứ để cho đến mê man bất tỉnh trong bệnh viện, cái lúc mà sắp hấp hối, sắp lìa khỏi cái báo thân này mới kêu ban hộ niệm. Thực là lầm lẫn quá lớn! Ngay tại Niệm Phật Đường của chúng ta có trương một tờ thông cáo thật lớn, màu vàng, dán trên bảng trắng. Nếu người nào mới tới thì chúng ta nên hướng dẫn họ đọc cái thông báo đó. Thông báo đó nói rằng, hộ niệm là một phương pháp giúp cho mọi người có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Thực hiện đầy đủ những thứ đó để vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải là cứ đợi cho đến lúc bệnh sắp chết, sắp lâm chung hay đang hấp hối mới kêu ban hộ niệm tới. Nếu mà đợi tới lúc đó thì xin thưa thực, đã quá muộn màng!

Ở đây chúng ta thường xuyên nói về hộ niệm, thì chúng ta cũng phải hiểu một cách liễu nghĩa, rõ ràng. Hòa Thượng Tịnh-Không nói ba điều:

- Một là tỉnh táo.

- Hai là gặp thiện tri thức khai thị.

- Ba là người đó phải mau mau thực hiện liền những lời của người thiện tri thức đó hướng dẫn.

Như bây giờ chúng ta đang ở đây, chưa bệnh, chưa mê man bất tỉnh, tức là chúng ta đang “Tỉnh táo”. Điều kiện thứ nhất chúng ta có. Chúng ta đang nghe Hòa Thượng thuyết pháp, khai thị, hướng dẫn niệm Phật vãng sanh, là ta Gặp thiện tri thức khai thị. Cái điều thứ ba là ta có chịu mau mauY giáo phụng hành, ứng dụng lời dạy của Ngài để thực hiện liền hay không? Nếu chúng ta làm được ba điều đó tức là chúng ta thực hiện phương pháp hộ niệm vãng sanh, sau cùng ta được vãng sanh.

Ta bây giờ đang tỉnh táo, hàng ngày chúng ta đang nói chuyện hộ niệm với nhau, dẫn dắt rất là kỹ, từng chút từng chút, tức là chúng ta đã có điều kiện có người hướng dẫn vãng sanh, thì gọi là gặp thiện tri thức khai thị. Ta có chịu áp dụng lời khuyên này để thực hiện liền, thì với ba điều kiện này đúng, sau cùng chúng ta vãng sanh.

Nếu ta đang tỉnh táo như thế này, đã gặp được người hướng dẫn pháp vãng sanh, nhưng ta không chịu làm. Ta cứ chờ cho đến lúc lâm chung rồi mới kêu ban hộ niệm tới, tức là hoàn toàn ta đã sai! Tức là tỉnh táo, nhưng thực ra thì ta bị lầm lẫn ở chỗ nào đó, không tỉnh táo đúng mức!

Ta nghe thiện tri thức nói chuyện về hộ niệm, mà ta không áp dụng, tại vì ta nghe lướt qua, rồi bỏ qua. Ta cho chuyện này là quá tầm thường, nên ta tiếp tục nằm ở đó để chờ chết! Sắp chết rồi mới kêu ban hộ niệm tới, thì tất cả ba điểm: tỉnh táo, gặp thiện tri thứcáp dụng ta đã bị thiếu sót quá nhiều.

Đây chính vì từ cái niềm tin không vững. Tất cả những cái đó đều là “Duyên” hết. Ví dụ như tôi từng đi các nơi, tôi gặp những người đã nghe pháp của Hòa Thượng Tịnh-Không, không phải họ ngồi để mà nghe đâu à, mà người ta sắp hàng với nhau rồi quỳ xuống, chắp tay lại để nghe suốt đoạn khai thị. Mà nhiều ngày người ta cũng làm như vậy nghen, không phải là một ngày đâu à. Người ta có những cái bồ đoàn thế này, tất cả họ quỳ dọc dọc như vậy, quỳ xuống chắp tay để mà nghe lời pháp của Hòa Thượng.

Chính vì họ có cái tâm chân thành như vậy, nên nơi đó vãng sanh rất nhiều. Ta ở đây thì trực tiếp nghe, lại gặp qua Hòa Thượng, ta nghe chính Ngài khai thị. Nhưng mà nhiều khi cái tâm chúng ta không có để ý, ta chỉ nghe cho vui! Có nhiều người mỗi khi nghe Hòa Thượng về thì tìm đến gặp Hòa Thượng cho vui. Thật ra, đâu cần cái vui này!

Việt Nam người ta có gặp trực tiếp Ngài đâu à? Người ta chỉ nhìn thấy trên màn ảnh thôi. Người ta để Ti-Vi đó, rồi sắp hàng dài quỳ xuống như vậy. Một phần thành tâm, một phần lợi ích, hai phần thành tâm hai phần lợi ích; mười phần thành tâm mười phần lợi ích. Tại đây chúng ta không có đủ thành tâm, nên nhiều khi đến gặp Ngài mà ta còn lười biếng. Mà thực ra gặp Ngài để làm chi? Gặp Ngài chính là gì? Chính là nghe những lời giảng pháp của Ngài, rồi thực hiện theo cho đúng.

Pháp hộ niệm là một pháp tu có từ A tới Z. Trong đợt nói chuyện trước, ta đã nói đến đề tài này. Tại sao ở nơi đó người ta thành tựu? Thành Tâm!... Còn trong khi chúng ta ở đây trực tiếp nói chuyện với nhau, ngày ngày nói chuyện thẳng luôn hầu củng cố phương pháp hộ niệm được vững vàng, nghĩa là đường vãng sanh chúng ta không bị sơ suất. Nhưng mà coi chừng! Hễ chúng ta để ý thì chúng ta sẽ vãng sanh, còn nếu không để ý thì chúng ta mất phần vãng sanh, trong khi đó người ở xa mà lại được vãng sanh. Lạ vậy đó chư vị.

Cũng như Hòa Thượng ở tại đây, nhiều người ngày nào cũng gặp Hòa Thượng. Mỗi lần Hòa Thượng đến là tổ chức đi đón. Nhưng mà coi chừng, chưa chắc những người này sẽ được vãng sanh. Còn những người ở xa, người ta chỉ thấy trên màn ảnh thôi. Dù chỉ thấy trên màn ảnh nhưng người ta quỳ xuống lạy. Nghe pháp trên màn ảnh, mà người ta chắp tay lại, quỳ xuống, suốt một tiếng đồng hồ để lắng nghe lời pháp của Ngài. Chính cái lòng chân thành này, chính cái lòng thành kính này, khiến cho từng lời từng lời của Ngài lọt vào tâm của họ và họ đi rất vững. Họ đi liền. Họ không chần chờ. Họ được vãng sanh.

Rồi ở mỗi nơi như vậy họ sao chép giảng pháp ra, phổ biến tiếp... Họ ráng cố gắng theo dõi để ứng dụng. Thế mà, thực sự ở chỗ đó lại có người vãng sanh. Ở Việt Nam, có một ban hộ niệm đến nay hộ niệm được một trăm lẻ một người, có ban hộ niệm khác hộ niệm một trăm ba mươi mấy người... Hiện tại ban hộ niệmViệt Nam, bây giờ tổng kết lại, không đếm được. Có thể trên mấy trăm ban hộ niệm.

Tại sao người ta được vãng sanh? Là tại vì người ta thấy cuộc đời này khổ quá! Là tại vì khi gặp được pháp hộ niệm này làm cho người ta ngỡ ngàng! Trong suốt cuộc đời của họ, người ta không ngờ có chuyện này đâu à! Trong bao nhiêu năm tu hành, người ta không ngờ có chuyện được vãng sanh đâu à! Nhưng bây giờ gặp được rồi, người ta mừng quá. Quá vui mừng thành ra người ta mới nghiên cứu từng chút, từng chút, từng chút như vậy, rồi ứng dụng liền.

- Chính vì cái lòng Thành Tâm.

- Chính vì cái lòng Kính Cẩn.

- Chính vì cái lòng Tin Tưởng… mà họ vãng sanh.

Cho nên muốn được vãng sanh không có gì khác hơn là chúng ta phải bắt đầu đi từ A, rồi tới B, tới C, tới D... để sau cùng chúng ta tới Z. Z là lúc lâm chung. Tức là cố gắng tu hành, cố gắng buông xả, cố gắng lập nguyện. Nhiều khi mình còn phải đi làm, thì khi về nhà dành ba mươi phút… Ba mươi phút có thể niệm được hai ngàn tiếng Phật hiệu, ba ngàn tiếng Phật hiệu rồi. Chiều lại mình niệm thêm ba mươi phút nữa, ba mươi phút có thể niệm ba ngàn nữa. Sáu ngàn câu A-Di-Đà Phật. Phải làm như vậy. Để chi? Để cho đến lúc Z, tức là khi chúng ta lâm chung, chúng ta sẽ có một cái số vốn niệm Phật.

Những người không đi làm, thì khi đến Niệm Phật Đường niệm Phật, rồi về thay vì chúng ta đánh cờ tướng để làm chi? Thay vì bàn luận lý lẽ làm chi? Hãy cố gắng cầm xâu chuỗi mà niệm Phật. Ta niệm ba mươi phút rồi ta đếm thử coi? À! Ta niệm được mấy chục chuỗi. Rõ ràng ba mươi phút ta có thể niệm hai ngàn, ba ngàn câu A-Di-Đà Phật. Có người niệm nhanh, trong ba mươi phút có thể niệm tới năm ngàn câu A-Di-Đà Phật. Người ta niệm nhanh như vậy.

Niệm Phật...

- Để cho cái tâm mình hòa nhập với câu A-Di-Đà Phật.

- Để cái miệng mình mở ra là A-Di-Đà Phật.

Khi miệng mình mở là niệm A-Di-Đà Phật, rồi thì...

- Nhất định những chuyện thị phi.

- Nhất định những chuyện nói người này tốt, người kia xấu... sẽ xa lần, xa lần, xa lần...

Câu A-Di-Đà Phật thâm nhập vào trong tâm mình, nó đuổi những cái đó ra. Nghiệp chướng của mình cũng theo cái dòng đó mà trôi ra ngoài. Thay vì mình bệnh, mê man bất tỉnh thì mình không còn bệnh nữa. Thay vì mình bị chướng ngại thì mình không còn chướng ngại nữa. Nghiên cứu mười điều lợi của sự niệm Phật quý vị sẽ thấy, chư Thiên mà còn phải đảnh lễ người niệm Phật nữa.

Cho nên, khi vô trong Niệm Phật Đường này, xin thưa quý vị chú ý, khi chúng ta đã là người niệm Phật rồi thì đừng nên sơ ý. Đừng nên nói chuyện trong Niệm Phật Đường. Đừng thấy rằng trong Niệm Phật Đường chỉ còn có một mình mình thôi, thì muốn làm gì làm. Không phải như vậy đâu à. Đừng bao giờ bước ngang qua khoảng giữa này, mà chúng ta phải đi vòng. Nên nhớ, “Tuy vô tân khách chí, diệc hữu Thánh Nhân hành”, chính là chỗ này. Những chỗ tu hành tinh tấn, thường có chư vị Thánh Nhân, Thiên-Long, Hộ-Pháp tới lui, các Ngài kinh hành, các Ngài niệm Phật với mình...

Nếu mà mình làm đúng như vậy thì chư vị đó sẽ hỗ trợ cho mình, phước đức của mình tăng lên, nghiệp chướng của mình giảm đi, và chúng ta sau cùng được an nhiên tự tại vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 23

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Chúng ta nói chuyện hộ niệm mà sao nói hoài không bao giờ hết! Ấy thế mới biết là muốn cứu một người vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc khó lắm, không có dễ đâu. Ta phải cố gắng tối đa, dùng đủ mọi cách để cho người có duyên phát được tâm nguyện đi vãng sanh về Tây Phương và người ta thực hiện đúng phương cách vãng sanh.

Nói cho rõ ra là Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ. Tất cả đều nằm trong ba điểm này chứ không có gì khác. Đến ngày nay vẫn có nhiều người khinh thường phương pháp hộ niệm, người ta cho đó là chuyện nhỏ! Trong khi ở đây chúng ta rất đề cao cái phương pháp hộ niệm này.

Tu hành là điều quan trọng. Công phu là điều cần phải chú ý thực hiện. Nhưng nếu sơ suất không nghĩ đến vấn đề hộ niệm thì coi chừng... Dã tràng se cát biển đông!

Vì xin thưa với chư vị, tất cả cái gì cũng phải có NhânDuyên kết hợp lại mới thành cái Quả được. Mình quyết tâm công phu niệm Phật là mình có cái Nhân, nhưng coi chừng khi cuối đời cái Duyên chẳng lành đến với mình thì cái Nhân này cũng không thể nào kết thành Quả được. Ví dụ như khi mình nằm xuống, những người bên cạnh không biết hộ niệm, người ta khóc than, đụng chạm, ồn ào... trước cái thân xác mệt mỏi, tan rã, đau đớn của mình, khiến mình chịu không nổi! Đó là những người có Nhân niệm Phật, nhưng không có cái duyên lành thuận lợi, họ vẫn không được vãng sanh.

Nếu bây giờ chúng ta chỉ lo về hộ niệm mà không lo niệm Phật, thì chúng ta chỉ chú trọng tới cái Duyên. Khi nằm xuống, người ta tới hộ niệm thì...

- Nghiệp chướng của mình ào ào!...

- Oan gia của mình chập chùng!...

- Bệnh khổ của mình quá nặng!...

Mình cũng không đủ sức bình tĩnh để niệm theo với người hộ niệm. Như vậy mình có cái Duyên được hộ niệm, nhưng cái Nhân niệm Phật mình không tạo, mình cũng không được vãng sanh.

Cho nên mấy ngày qua chúng ta hô hào chuyện lập nguyện niệm Phật bằng hình thứclập công cứ, thực ra là để nhắc nhở chúng ta cố gắng tăng thêm thời giờ niệm Phật, để cho quen tạo được cái Nhân, để sau này dễ kết hợp với cái Duyên mà thành ra cái Quả vãng sanh về Tây Phương.

Nhiều người sợ về lập công cứ niệm Phật. Ví dụ như hồi trưa, chị Tư có nói:

- Tôi hôm nay niệm mười ngàn, ngày mai tôi niệm xuống còn có năm ngàn, như vậy tôi bị lỗi sao?

Ở đây ai bắt lỗi mình? Mình phát tâm được thì ai cũng thương, Phật cũng thương, Bồ-Tát cũng thương, chúng sanh cũng thương... Làm gì mà bắt lỗi?

Sở dĩ mình niệm Phật cần đến công cứ, là vì khi cầm cái công cứ lên thì ta phải niệm. Thay vì nghĩ tới cuộc cờ tướng, thì bây giờ nên ở nhà niệm Phật, niệm được câu A-Di-Đà Phật nào hay câu đó. Ngày nay mình niệm được mười ngàn, ngày mai chỉ còn hai ngàn... À! Tại sao hôm nay mình lại giải đãi như vậy?... Thôi! Phải tăng lên! Đó là sự tự nguyện của mình, tự mình trói mình trong câu A-Di-Đà Phật, để cho cái Nhân của mình được tròn đầy. Chứ có ai bắt tội mình? Có người nghĩ, nếu ngày mai niệm ít hơn hôm nay, thì bị phạt? Bao giờ lại có chuyện đó. Chẳng qua là sự khuyến tấn.

Muốn Lập Hạnh chúng ta phải phát tâm, phải đi liền. Hễ đi được, cái bước khởi đầu thì phải chậm, nhưng mà đi được rồi thì tự nhiên nó có cái trớn để tiếp tục mình đi nhanh lên. Còn mình ngập ngừng, e ngại... thì mình cứ giậm chân tại chỗ hoài, không bao giờ đi được.

Lập Hạnh!... Hạnh này chính là một trong ba chữ Tín-Hạnh- Nguyện.

Hổm nay mình nói Hạnh” nhiều rồi, thì hôm nay mình nói qua chữ Tín một chút. Chữ Tín nó khởi đầu cho tất cả. Ví dụ như việc lập hạnh niệm Phật mà mình sợ lên sợ xuống… Đây cũng do Tín Tâm của mình yếu quá! Mình tin rằng hôm nay nhận công cứ về mình niệm được mười ngàn một ngày, mai mình niệm xuống còn chỉ có năm ngàn, vậy là mình bị lỗi, bị tội. Tin vậy là sai! Tại vì, ví dụ như là người kia không có lập công cứ chẳng lẽ người ta khỏi bị tội sao? Đúng không? Mình lập công cứ thì mình hơn những người không công cứ chứ? Dù mình niệm chỉ có hai ngàn đi nữa, thì cũng hơn những người không niệm chứ, cớ gì lại có tội? Đây chẳng qua là cái nấc thang để mình đi thôi. Như vậy thìcông đức chứ không bao giờ là có tội được. Ít hay nhiều. Như vậy thấy người ta niệm nhiều thì mình cũng ráng mình niệm nhiều lên. Để cho cái nhân của mình nó ngon hơn người không niệm. Đúng không? Chứ có mắc mớ gì đâu...

Không nên vì một niềm tin sai lệch mà không dám nhận công cứ. Thực ra nó chỉ là cái tờ giấy mình in ra, mình copy ra chứ có gì khác đâu? Nó có lực gì đâu?

Đã tin A-Di-Đà Phật thì tin cho mạnh, tin cho vững. Thường thường những người tin vững rồi, thì người ta không còn chao đảo nữa. Ví dụ như khi mình nghe Hòa Thượng Tịnh-Không giảng, quý vị để ý coi, Ngài giảng kinh nào Ngài cũng nói cái kinh này là “Number One” hết. Giảng kinh Địa-Tạng, Ngài nói kinh Địa-Tạng là kinh số một, là một kinh nhất định chúng ta không thể nào bỏ qua được. Ngài giảng tới kinh Hoa-Nghiêm, Ngài nói kinh này cũng là kinh số một luôn, đây là chánh mạch của Phật. Rồi giảng kinh Vô-Lượng-Thọ, Ngài nói kinh Vô-Lượng-Thọ là quan trọng nhất. Rồi giảng tới kinh Thập-Thiện-Nghiệp-Đạo, Thập-Thiện-Nghiệp-Đạo cũng là số một luôn... Quý vị để ý coi. Có nhiều người nghe nói kinh này là kinh số một, nên quyết tâm tụng cho được kinh này. Vô tình Ngài giảng kinh Vô-Lượng-Thọ thì mình cũng tìm kinh Vô-Lượng-Thọ tụng. Ngài giảng kinh Địa-Tạng, thì mình cũng tìm kinh Địa-Tạng tụng. Giảng tới kinh Hoa-Nghiêm, mình cũng tìm kinh Hoa-Nghiêm tụng. Rồi giảng tới kinh Thập-Thiện-Nghiệp-Đạo, mình cũng tìm kinh Thập-Thiện-Nghiệp-Đạo tụng... Vô tình mình đi tới chỗ tạp tu rồi!...

Chính vì vậy, khi nghe pháp không kỹ, thường hay bị vướng lắm! Vì sao vậy? Xin thưa thật, là tất cả kinh Phật đều do đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật từ trong chơn tâm Ngài nói ra. Mà từ trong chơn tâm của Ngài nói ra thì kinh nào, pháp nào cũng là vi diệu cả. Nhưng chúng ta quên ở chỗ đối trị của nó. Nói cho rõ ra là như vậy, chứ không có gì khác.

Giống như lên một ngọn núi, cái đỉnh là nơi mình muốn tới… 

- Người ở phía nam thì Ngài giảng kinh ở phía nam, thì cái kinh ở phía nam là nhất cho người ở phía nam rồi… Bảo đảm không có cách nào khác hơn.

- Một người ở phía đông, Ngài giảng kinh đông, thì kinh đông, con đường đông là đúng nhất cho người ở phía đông rồi.

Đơn giản như vậy. “Đồng quy” là đi về một chỗ, “Thù đồ” là đường đi khác nhau. Kinh nào cũng nhất, đường nào cũng nhất. Mình đang ở phía bắc, Ngài giảng kinh phía bắc thì kinh phía bắc là nhất của mình. Nghe Ngài giảng kinh phía nam, mình thấy đường phía nam là nhất, vội chạy qua phía nam. Qua phía nam chưa đi được đường phía nam, thì lại nghe cái đường phía đông là nhất, thế là chạy qua đường phía đông... Vô tình ta cứ chạy vòng vòng. Chạy vòng vòng, vòng vòng thì không bao giờ lên được tới đỉnh núi!

Hòa Thượng nói: Nhất kinh thông, nhất thiết kinh thông. Đây là câu mình nên nghe cho kỹ. Là một bộ kinhthông suốt thì tất cả các kinh đều sẽ thông suốt cả. Nghĩa là sao? Nếu mình đang ở phía bắc cứ theo con đường bắc mà đi, nhất định đi cho được, đi cho nhanh. Đi một đường gọi là Chuyên Tu. Đi một đường sẽ tới đỉnh. Tới đỉnh rồi thì tất cả các kinh, tất cả các đường, ở từ trên ta nhìn xuống đều thấy chúng chạy về tới đỉnh đó hết. Vậy thì, đâu có gì mà khác?

Cho nên chúng ta đừng nên nghĩ rằng kinh nào cũng là kinh Phật, thì mình phải đọc hết. Không cần. Làm sao mình đọc cho hết đây? Cuộc đời này sống bao nhiêu năm? Đã bảy, tám chục tuổi rồi! Hãy đọc đi... Hai bộ kinh nữa là nhiều! Ba bộ kinh nữa là nhiều! Đọc đi. Không bao giờ được nhập tâm đâu à! Không bao giờ được thanh tịnh đâu à!... Nhưng mà:

- Thời gian đã hết rồi!

- Huệ mạng đã cạn rồi!

- Thọ mạng đã mãn rồi!...

Không còn cách nào tìm ra một đường để thành tựu hết!...

Cho nên, biết được chỗ này chúng ta phải định cái tâm lại:

- Một kinh A-Di-Đà niệm tới cùng,

- Một câu A-Di-Đà Phật niệm tới cùng...

Để nhất định trong thời gian năm năm, ba năm... khi mình chết, thời gian này đủ sức cho mình đi về Tây Phương. Hễ lên tới đỉnh rồi thì từ trên đó nhìn xuống... À! Đường này cũng đi về đây. À! Đường kia cũng đi về đây... Nhất định như vậy.

Hòa Thượng nói, những người niềm tin yếu quá thì hãy cố gắng đọc kinh cho nhiều, nghe giảng ký cho nhiều để tăng trưởng niềm tin. Có người mới nghe như vậy, lại cố gắng nghe pháp. Nghe hoài, nghe hoài... bỏ mất rất nhiều thời giờ niệm Phật. Đây cũng là điều nghĩ sai nữa rồi! Ngài nói những người mà niềm tin yếu thì nghe pháp cho nhiều để mà hiểu, hiểu để mà tin. Còn ta đã quyết lòng tin tưởng, ngày nào cũng nói về niềm tin, nhắc nhở Tín-Hạnh-Nguyện, Tín-Hạnh-Nguyện, nói mãi cho đến dẻo miệng luôn, để chúng ta khởi một niềm tin vững vàng. Khi khởi niềm tin vững vàng rồi, thì Ngài nói sao? Những người nào mà niềm tin vững vàng rồi thì khỏi cần nghe kinh nữa. Một câu A-Đi-Đà Phật đi tới cùng.

Có những bà già không biết đọc kinh, không biết chữ nghĩa nào hết trơn, chỉ niệm một câu A-Di-Đà Phật mà đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Rõ ràng! 

Có người nghe lời pháp của Ngài, mà nghe không kỹ! Chính vì vậy, hễ mà bệnh xuống là sợ. Sợ gì? Nghiệp của con nặng quá! Sợ lăn vào trong tam ác đạo! Cho nên khi nghe Hòa Thượng giảng tụng kinh Địa-Tạng thì khỏi vào tam ác đạo... Thế là lo trì tụng kinh Địa-Tạng...

Đâu có biết rằng, khỏi vào tam ác đạo có nghĩa là, nhiều lắm thì trở lại làm người. Trở lại cõi thiện trong tam giới, chứ có qua khỏi tam giới đâu? Trong khi một câu A-Di-Đà Phật là lên tới đỉnh thượng luôn. Ngài nói, khi chúng ta tu hành mà gặp được câu A-Di-Đà Phật, trì được câu A-Di-Đà Phật là lên tới đỉnh thượng rồi, tại sao lại có người cứ muốn leo xuống dưới này để tìm cách khác mà đi? Thành ra sẽ không bao giờ thành đạt!

Chính vì vậyniềm tin chúng ta cần phải vững vàng. Tôi hướng dẫn cho ông Già tôi chỉ một câu A-Di-Đà Phật. Ông tu từ một đạo khác chuyển qua niệm Phật. Khi niệm Phật rồi thì ông biết kinh nào để mà tụng. Chỉ niệm một kinh A-Di-Đà, mà niệm cũng đâu có thuộc. Sau cùng rồi cũng chỉ còn bốn chữ “A-Di-Đà Phật” Ông ta niệm tới cùng để vãng sanh.

Nếu lúc đó tôi nói:

- Cha ơi! Hãy tụng kinh Vô-Lượng-Thọ đi. Cha ơi! Hãy tụng kinh Địa-Tạng đi. Cha ơi! Hãy tụng kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ đi...

Thì làm sao còn giờ đâu nữa để ông niệm Phật vãng sanh? Bây giờ bà Già tôi cũng vậy. Má ơi! Một câu A-Di-Đà Phật... bà Già cứ vậy mà đi. Mỗi sáng bà Già lên trước chánh điện ngồi, ngồi khom khom như vầy, bà khấn nguyện...

Con xưa vốn tạo bao ác nghiệp.

Đều do vô thỉ tham sân si.

Từ thân miệng ý phát sinh ra.

.. Con xin sám hối?...

Cái câu thứ tư Bà quên mất!... Bà nói, “Con xin sám hối, xin Phật cho con về Tây Phương”. Nói y hệt như vậy rồi, thì niệm “A-Di-Đà Phật... A-Di-Đà Phật...”. Tôi không dám lên chánh điện, vì khi bà Già thấy tôi tới thì Bà đứng lên. Bà ngại, Bà né ra... nên tôi không dám lên. Tôi nằm dưới này, tôi để cho bà Già an tịnh công phu như vậy. Bà cứ: “Con xưa vốn tạo bao ác nghiệp. Đều do vô thỉ tham sân si. Từ thân miệng ý phát sinh ra. Con xin sám hối...”.

Câu thứ tư là, “Con xin sám hối, Nam Mô A-Di-Đà Phật cho con về Tây Phương”, rồi Bà niệm A-Di-Đà Phật. Bà cứ thế mà đi, đủ rồi! Nhất định không còn gì nữa cả, hi vọng bà Cụ sẽ vãng sanh. Chứ bây giờ còn ép: Má ơi! Tụng kinh Địa-Tạng đi để giải cái nghiệp tam đồ ra, để khỏi xuống dưới tam ác đạo... Thì cuối cùng Bà lo tụng kinh Địa-Tạng. Nhưng làm sao tụng cho vô? Một bà Già tám mươi mấy tuổi rồi, làm sao mà tụng cho vô? Nếu mà giới thiệu kinh này hay quá, kinh kia hay quá, thì ông Già làm sao tụng cho vô?

Chính vì vậy, càng nói chúng ta càng củng cố Niềm Tin vững vàng. Hòa Thượng nói, nếu người nào niềm tin đã vững vàng thì được... Xin hỏi:

- Vững chưa?...

- Vững!

- Thì sao?

- Thì một câu A-Di-Đà Phật được vãng sanh.

Mình tin chắc chắn mình được vãng sanh. Ngài nói, chỉ một câu A-Di-Đà Phật đi tới cùng...

Còn nghe pháp? Thì nghe pháp có giờ. Giờ nào nghe pháp thì nghe pháp. Hết nghe pháp rồi thì phải niệm câu A-Di-Đà Phật. Để trước giờ phút lâm chung ta niệm được câu A-Di-Đà Phật. Không được trước giờ phút lâm chung ta đọc một bài kinh. Nhớ cho kỹ, vì đây là lời Phật dạy. “Mười niệm tất sanh” chính là mười câu A-Di-Đà Phật.

Hôm nay chúng ta chuyển qua Niềm Tin. Xin chư vị càng ngày càng Tin vững vàng, để chúng ta đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc...

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

Tọa Đàm 24

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Tín-Nguyện-Hạnh là ba tư lương của người niệm Phật vãng sanh. Pháp hộ niệm nói lên nói xuống cũng quy tụ vào ba điểm này.

Ngày hôm qua chúng ta nói về chữ Tín”. Chữ “Tín này được thể hiện ở những người niệm Phật. Ví dụ khi bệnh người ta an nhiên niệm Phật thì người đó có “Tín”. Lúc trở ngại gì cũng an nhiên tự tại để niệm Phật thì đó là “Tín”. Con đường tu hành chuyên nhất không còn lao chao phân đo giữa pháp này pháp nọ nữa, như vậy là “Tín Lực của họ mạnh vô cùng, họ đã định rồi. Nhờ lòng tin này mà phát khởi thiện căn. Những người thiện căn cao thì tín tâm càng cao. Những người thiện căn yếu thì thường hay phân vân, do dự. Cho nên “Tín Tâm liên quan mật thiết với “Thiện Căn”.

Thiện Căn là gì? Nói cho đơn giản, khỏi cần triết lý làm chi, là những người hiền lành. Trong quá khứ người ta có cúng dường chư Phật, có tu hành, đó là những người hiền lành. Trên cõi Tây Phương toàn là chư Thượng-Thiện-Nhân hết. Chính vì vậy, khi xét thấy rằng niềm tin của mình còn yếu, thì biết là thiện căn trong nhiều đời kiếp mình tu yếu. Như vậy thì bây giờ làm sao? Hãy hạ quyết tâm tin tưởng vào câu A-Di-Đà Phật. Khi bắt đầu tin tưởng vào câu A-Di-Đà Phật, mình vùng lên, mình nguyện tha thiết, mình lập công cứ vững vàng. Thì cái niềm tin này nó làm tăng thiện căn lên, rồi nhờ cái thiện căn đó nó mới giúp cho niềm tin của mình vững vàng. Hai cái nó giống như nấc thang, cái này hỗ trợ cho cái kia, cái kia hỗ trợ cái nọ...

Khi tâm mình chao đảo, phân vân, lo lắng điều gì đó, không nghĩ rằng pháp niệm Phật này vi diệu như vậy, thì chứng tỏ niềm tin của mình yếu! Bây giờ đừng nên phân đo nữa. Phật nói như vậy thì mình cứ quyết lòng tin đi, hạ quyết tâm niệm Phật thì tự nhiên thiện căn của mình từ đó mà tăng trưởng lên.

Hôm nay chúng ta nói qua cái Nguyện một chút. Hễ người mà có tín tâm mạnh thì sự phát nguyện sẽ tha thiết. Người không có tín tâm mạnh thì phát nguyện không tha thiết. Như vậy, sự phát nguyện không tha thiết nó bắt nguồn từ niềm tin yếu. Bây giờ, nếu mình đã thấy một bà Cụ kia niệm Phật được vãng sanh, cái hình tượng đó động viên cho mình tin, dù mình không hiểu lý do tại sao? Mình thấy bà Cụ đó không biết chữ nghĩa gì, không biết kinh điển gì, nhưng Cụ cứ thành tâm chắp tay “Nam Mô A-Di-Đà Phật cho con được vãng sanh Tây Phương”. Chính Bà cũng không biết Tây Phương là chỗ nào cả, chỉ nghe Phật nói vậy thì tha thiết vô cùng, ngày đêm niệm, ngày đêm nguyện, thế mà bà đó vãng sanh! Chính chỗ này đáng làm cho mình phải giựt mình, tỉnh ngộ. À! Nhất định phải có một điều gì nhiệm mầu trong này? Phát khởi niềm tin lên.

Đối với người căn cơ hạ liệt như chúng ta thì nên nhớ điều này:

- “Nguyện” là tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải là nguyện hết bịnh.

- “Nguyện” là tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải là nguyện cho con giải quyết xong hết tất cả nợ đời rồi con mới tu.

- “Nguyện” là quyết lòng nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ đừng có nguyện tôi làm cho xong công chuyện gia đình, tôi giúp vợ, giúp chồng, giúp con, giúp cái, giúp dâu, giúp rể... cho xong, rồi tôi mới an tâm niệm Phật.

- “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, cho con thân thể tráng kiện, khai mở trí huệ để con niệm Phật”.

Quý vị phải nhớ cho thiệt kỹ điểm này. Diệu Âm nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần. Có nhiều người tu cũng rất lâu nhưng sau cùng lại có những lời nguyện sai lầm! Mình là hàng phàm phu tục tử thì bệnh khổ, nghiệp chướng, nợ đời... nó cứ đeo mình, nó đeo cho đến khi mình tắt hơi rồi nó vẫn còn đeo, đến nỗi mình phải mở mắt ra để cố làm cái gì đó (?) chứ nhắm mắt không được đâu!

Đừng bao giờ nghĩ rằng:

- Tôi làm cho xong cái nợ đời rồi tôi mới tu.

Không bao giờ có đâu. Không bao giờ:

- À! tôi phải lo cho đứa con gái, tôi phải lo cho đứa con trai, tôi lo cho đứa cháu nội, tôi lo cho đứa cháu ngoại... Nếu tôi không lo thì không còn ai lo!...

Không phải đâu! Dép dưới giường lên giường vội biệt. Sống ngày nay há biết ngày mai?. Không bao giờ có chuyện như vậy đâu!

Đừng bao giờ để cho những đứa cháu, đừng bao giờ để cho những đứa con, đừng bao giờ để cho những người thân nhân của mình chịu tội. Vì chính họ là nguyên nhân làm mình đọa lạc.

Hôm trước mình đã nói chuyện này. Nếu biết thương con cháu thì phải biết lo tu hành. Để chi? Để làm sao khi nó chết mình là người thuộc chư Thượng-Thiện-Nhân trên cõi Tây Phương xuống đây cứu nó. Đây là người biết điều. Chứ còn không, thì cha dắt con xuống địa ngục, rồi con dắt cháu xuống địa ngục... Trên cũng địa ngục, dưới cũng địa ngục. Cùng nhau đi vào con đường đó, nhất định không ai cứu ai được cả! Hiểu đạo là hiểu thấu chỗ này.

Mình là người phàm phu tục tử thì:

- “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con được “Nhất tâm bất loạn”.

- “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con niệm Phật cho đến “Vô Niệm”.

- “Nguyện” là con được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, sớm ngày nào con mừng ngày đó, chứ không phải nguyện cho con niệm Phật cho được “An khang”.

- “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô A-Di-Đà Phật, con quyết lòng đi về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con niệm Phật được chứng đắc, “Niệm Phật Tam Muội”.

Vì nên nhớ, “Niệm Phật Tam Muội”, “Nhất Tâm Bất Loạn”... đều là trong kinh phật nói, nhưng mà Ngài dành cho những người thượng thiện căn, đại thượng thiện căn, là những vị đại Bồ-Tát. Các Ngài đó muốn nguyện sao cũng được. Còn đối với mình thì Phật dạy, phàm phu tục tử là phải nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Còn chuyện “Nhất tâm bất loạn” ra sao, kệ nó! Chuyện “Niệm bất niệm” ra sao, kệ nó! Đừng để trong tâm. 

Chư Tổ nói, niệm Phật không cầu nhất tâm bất loạn thì mới có thể nhất tâm bất loạn. Người cầu nhất tâm bất loạn, thì nhất định vọng tâm nó sẽ nổi lên, không bao giờ nhất tâm bất loạn được!

- “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con hết vọng tưởng để con niệm Phật được nhất tâm, để vọng tưởng đừng xảy ra.

Vọng tưởng nó đến sao đến kệ nó, mình niệm cứ niệm, chứ không phải khi vọng tưởng nổi lên thì đối trước bàn Phật: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin cho con hết vọng tưởng”.

Như vậy, Diệu Âm đã nhắc lên nhắc xuống không biết bao nhiêu lần câu: Nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc”. Tất cả mọi vấn đề khác xin buông hết.

Vọng tưởng đến? Vọng tưởng càng đến càng biết rằng mình là hạng phàm phu tục tử. Đã biết rằng mình là phàm phu tục tử thì bắt buộc phải có vọng tưởng. Có vọng tưởng rồi thì nhất định hãy nhờ cái vọng tưởng này mà nhắc nhở để làm tăng thượng duyên cho mình niệm Phật. Còn những người cứ cố gắng đối trị với vọng tưởng, tức là cứ làm sao diệt cho hết vọng tưởng, thì vô tình càng niệm Phật càng bị nhức đầu!...

Cho nên ngài Hạ-Liên-Cư mới nói: Niệm Phật không cầu hết vọng tưởng. Niệm Phật không cầu cho nhất tâm bất loạn. Niệm Phật chỉ để cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Vì mình biết mình là hàng phàm phu tục tử, cho nên càng niệm càng loạn. Càng loạn thì càng biết mìnhphàm phu. Biết là phàm phu rồi thì lo mà mua cái máy bấm. Cái máy bấm tức là cái máy công cứ. Bây giờ đây chùa nào cũng có cái máy bấm hết. Bấm, bấm, bấm... Thay vì mình đếm thì nó bấm giùm cho mình. Cứ niệm, cái tay cứ bấm, bấm, bấm, bấm... Đó là máy công cứ.

Những người nào khởi phát tâm lập công cứ, thì bắt đầu chúng ta đi. Những người nào chưa khởi phát tâm lập công cứ thì đi quá chậm, hoặc là ngồi một chỗ. Nhiều khi người kia niệm một ngày hai mươi lăm ngàn, còn ta niệm mới có hai ngàn! Hai ngàn ta cũng phải niệm. Vì chỉ có hai ngàn như vậy, ta mới bắt đầu suy nghĩ... À! Tại sao mình yếu vậy? Mình phải tiến lên ba ngàn, tiến lên bốn ngàn... Nghĩa là cái máy của mình khởi phát chậm, nhưng khi bắt đầu mình đi... đi... đi... Sau khi nó đã có trớn thì nó sẽ đi được. Cho nên khi mà người có tín tâm thì tự nhiên cái nguyện của họ tha thiết vô cùng và cái hạnh của họ được lập một cách tự nhiên. Phát được tín tâm, người chưa lập hạnh sẽ phát tâm lập hạnh liền.

Tôi xin kể ra đây một câu chuyện, câu chuyện này có thật. Có nhiều người thường nói, để từ từ rồi tôi mới lập hạnh?!... Có một ông Cụ đó 77 tuổi, đúng rồi, 77 tuổi. Cụ đã tu và ăn chay trường ba mươi mấy năm. Cụ từng tu qua hình như là mười lăm, mười sáu chùa. Trong vùng Sài Gòn ít có chùa nào mà cụ không đến. Tất cả những khóa thọ Bát Quan Trai, Cụ tham dự đầy đủ, những khóa Phật Thất cũng đều dự đầy đủ. Nhưng về nhà, khi có những người biết được phương pháp hộ niệm, đến khuyên Cụ niệm Phật thì Cụ không niệm. Cụ nói:

- Ta tu như vậy đã tốt quá rồi, đâu cần phải niệm sớm như vậy. Ta chưa chết mà, để từ từ sẽ tính...

Cỡ chừng sáu tháng sau, có một lúc Cụ đang đứng trước cửa nhà thì Cụ thấy có một cái bao gạo đổ ra, rồi có một đàn gà tới ăn cái bao gạo đó. Cụ ở trong nhà chạy ra đuổi mấy con gà, thì Cụ vấp phải cái ngạch cửa và té xuống, rồi bị chấn thương mê man bất tỉnh. Khi Cụ tỉnh lại, Cụ mới nói tại sao gà ở đâu mà tới nhà mình nhiều dữ vậy? Nhưng thật ra hoàn toàn không có gạo gì hết, cũng không có gà gì hết! Cụ vô nằm trong bệnh viện khoảng một tháng gì đó... có lúc tỉnh lúc mê. Bệnh viện chịu thua mới đem về nhà, và chính tôi là người có đi tới hộ niệm cho ông Cụ đó. Tôi không phải là người chính thức hộ niệm. Chương trình của tôi không có ở nơi đó lâu được. Ông Cụ mê man bất tỉnh, cứ tỉnh tỉnh mê mê, tỉnh tỉnh mê mê như vậy cho đến lúc chết không được vãng sanh.

Khi tôi tới hộ niệm cho ông Cụ, tôi hộ niệm cũng được hơn một tuần, tận sức để khai thị mà ông Cụ không tỉnh lại. Tôi mới kêu gia đình ra hỏi, hỏi cặn kẽ từ đầu tới đuôi, thì mới phát hiện được ra những chuyện này. Là trước những ngày mà ông ta mất, ông thường đứng trước cửa nhà cầm cái tay lái xe Honda nói chuyện rầm rì rẩm rỉ, rầm rì rẩm rỉ gì đó? Sau cùng thì ông ta thấy một đàn gà... Nhưng mà thật ra không có đàn gà đó?...

Quý vị coi, hôm trước mình nói rằng là người hạ căn phàm phu tục tử thì oan gia trái chủ đi kèm sát bên mình. Cho nên khi muốn phát tâm mình phải phát tâm liền, mình phải làm liền. Mình niệm năm ngàn không được thì niệm hai ngàn. Hai ngàn không được thì lúc “Cờ tướng” hay “Nói chuyện”... bắt đầu niệm Phật. Nếu mà có cái máy bấm, lúc mình đang đứng giữa ba, bốn người, họ đang nói chuyện, mình không biết trốn đâu, thì hãy đút tay trong túi, cứ để tay vô túi mà bấm bấm trong đó: “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”. Thật ra mình giả đò cười cười với họ, nhưng mà cái tâm của mình là chìm trong câu A-Di-Đà Phật. Nhờ cái máy bấm đó nó giúp cho mình niệm. Đó gọi là công cứ. Cái máy bấm đó gọi là máy công cứ chứ không có gì khác. Nhờ như vậy mà chiều lại ta có chút công đức. Đem công đức này hồi hướng liền cho oan gia trái chủ. Xin đừng chờ!...

Hôm trước, có vị nào đó nói rằng, để tôi làm ăn cho ngon lành, sắp sửa chuẩn bị cho ngon lành xong rồi tôi mới niệm Phật? Không được. Đã phát tâm thì nên phát tâm liền. Người ta phát tâm lớn thì có khả năng lớn. Mình không có khả năng thì phát tâm nhỏ. Để chi? Để tạo công đức liền lập tức, để hồi hướng cho oan gia trái chủ liền đi. Tại vì nếu không, thì họ sẽ xúi mình hãy chờ sáu tháng nữa, ba tháng nữa mới làm công cứ... Nhưng thực ra, họ đã biết cái vận mạng của mình sẽ tới lúc nào rồi!... Quý vị ơi! Có những cái thế nó cài lạ lùng lắm!

Cho nên, khi biết được như vậy rồi, đã tu thì phải phát tâm tu liền đi chư vị ạ. Vì huệ mạng của mình mà tu, chứ không phải vì một người nào khác. Không phải vì một đứa con, vì một đứa cháu, một người vợ hay một cái đạo tràng, mà chính vì mình. Mình không biết ngày nào ra đi. Hơi thở, thở ra không hít vào là xong liền. Chính vì vậyhộ niệm là nhắc nhở cho chúng ta phải lo tu hành liền, để rồi khi mình nằm xuống, thì tất cả những kiến thức này mình biết hết, biết hết thì hộ niệm dễ lắm. Chỉ ngồi bên cạnh: À bác Sáu ơi! Niệm Phật đi nha. Ừa!... Có gì nói với tôi nghen. Ừa!... Biết hết trơn rồi. Lúc đó tất cả mọi người ngồi chung quanh niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”. Ta nằm đó ta cũng niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”. Nhất định sẽ cảm ứng, nhất định sẽ tương ưng với đại nguyện A-Di-Đà Phật. Ta về Tây Phương dễ dàng!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21597)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 20324)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22182)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18652)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 26868)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 18569)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 19812)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 37930)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20010)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 28159)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 46117)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 15334)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10, 2010, Đại Lễ Thỉnh “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” đã được cử hành long trọng bằng xe hoa rước Phật và đoàn xe cung nghinh từ Tổ Đình Minh Đăng Quang...
(Xem: 65480)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 13615)
Đại Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Phật Ngọc Tại San Jose
(Xem: 18489)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 15433)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14463)
Chùa Bát Nhã long trọng tổ chức lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc từ 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên chùa.
(Xem: 18602)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 12525)
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ CUNG NGHINH VÀ CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI TỪ THỨ BẢY, NGÀY 6 ĐẾN THỨ HAI NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010
(Xem: 17536)
Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp.
(Xem: 25301)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 38560)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 17565)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 11172)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 18460)
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn gia hộ cho Đạo pháp được trường tồn. Thế giới được hòa bình. Chúng sanh được an lạc.
(Xem: 17312)
Lịch Trình Phật Ngọc 2010 - 2011
(Xem: 13093)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 13240)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17402)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 24193)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
(Xem: 12286)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13724)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 12919)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12805)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14085)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 14515)
Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràngthông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
(Xem: 21030)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 22479)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 29855)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 13758)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 18130)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 16939)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12530)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30625)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 22651)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 14529)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 12928)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12652)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 12442)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 12980)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 16237)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 15085)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 23749)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
(Xem: 16098)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 28869)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 20196)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
(Xem: 15485)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
(Xem: 37092)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 44906)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
(Xem: 36739)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant